Bỏ cấp Tổng cục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
23/12/2022 10:48 AM

Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay có thay đổi gì không? – Hoàng Minh (Trà Vinh)

Bỏ cấp Tổng cục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bỏ cấp Tổng cục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ internet)

Chính phủ Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1. Bỏ cấp Tổng cục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo Nghị định 105/2022/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:

1. Vụ Kế hoạch.

2. Vụ Tài chính.

3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

4. Vụ Hợp tác quốc tế.

5. Vụ Pháp chế.

6. Vụ Tổ chức cán bộ.

7. Văn phòng Bộ.

8. Thanh tra Bộ.

9. Cục Trồng trọt.

10. Cục Bảo vệ thực vật.

11. Cục Chăn nuôi.

12. Cục Thú y.

13. Cục Quản lý xây dựng công trình.

14. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

15. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.

16. Cục Thủy lợi.

17. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.

18. Cục Lâm nghiệp.

19. Cục Kiểm lâm.

20. Cục Thủy sản.

21. Cục Kiểm ngư.

22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

23. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

24. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.

25. Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.

26. Trung tâm Khuyến nông quốc gia.

27. Báo Nông nghiệp Việt Nam.

28. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các tổ chức quy định từ 1 đến khoản 21 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ 22 đến khoản 28 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.

Như vậy, từ ngày 15/01/2023, bỏ cấp Tổng cục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm 04 tổng cục:

- Tổng cục Lâm nghiệp.

- Tổng cục Thủy sản.

- Tổng cục Thủy lợi.

- Tổng cục Phòng, chống thiên tai.

2. Vị trí và chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định 123/2016/NĐ-CP, Nghị định 101/2020/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn đơn cử như:

- Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, đề án, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.

- Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.

- Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; rà soát và đánh giá thực hiện quy hoạch theo thẩm quyền trên phạm vi toàn quốc.

- Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

Nghị định 105/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2023.

 

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,562

Bài viết về

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn