Cơ cấu tổ chức mới của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Như Mai
29/12/2022 15:50 PM

Từ ngày 01/01/2023, cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam được điều chỉnh thế nào? - Thu Lâm (Ninh Bình)

Cơ cấu tổ chức mới của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Cơ cấu tổ chức mới của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)

Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 28/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 108/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 

Điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam từ ngày 01/01/2023

Cụ thể, Điều 3 Nghị định 108/2022/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như sau:

1. Ban Tổ chức - Cán bộ.

2. Ban Kế hoạch - Tài chính.

3. Ban Quản lý Khoa học.

4. Ban Hợp tác quốc tế.

5. Văn phòng.

6. Viện Triết học.

7. Viện Nhà nước và Pháp luật.

8. Viện Kinh tế Việt Nam.

9. Viện Xã hội học.

10. Viện Nghiên cứu Văn hóa.

11. Viện Nghiên cứu Con người.

12. Viện Tâm lý học.

13. Viện Sử học.

14. Viện Văn học.

15. Viện Ngôn ngữ học.

16. Viện Nghiên cứu Hán - Nôm.

17. Viện Dân tộc học.

18. Viện Khảo cổ học.

19. Viện Nghiên cứu Tôn giáo.

20. Viện Địa lý nhân văn.

21. Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới.

22. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.

23. Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ.

24. Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.

25. Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.

26. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.

27. Viện Nghiên cứu Trung Quốc.

28. Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

29. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

30. Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi.

31. Viện Nghiên cứu Châu Âu.

32. Viện Nghiên cứu Châu Mỹ.

33. Viện Thông tin Khoa học xã hội.

34. Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin.

35. Học viện Khoa học xã hội.

36. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

37. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.

38. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 5 là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Văn phòng được tổ chức 10 phòng.

Các đơn vị quy định từ khoản 6 đến khoản 34 là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

Các đơn vị quy định từ khoản 35 đến khoản 38 là các đơn vị sự nghiệp công lập khác.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc.

Như vậy, theo cơ cấu tổ chức mới của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, không còn quy định về Viện Nghiên cứu Kinh thành; Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam; Trung tâm Phân tích và Dự báo.

Đồng thời, sáp nhập Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á và Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông thành Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi.

Quy định về lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Điều 4 Nghị định 108/2022/NĐ-CP quy định về lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như sau:

- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch.

- Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Các Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; có trách nhiệm giúp Chủ tịch Viện chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Viện, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Điều khoản chuyển tiếp về cơ cấu tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các Đề án kiện toàn, sắp xếp các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm bảo đảm theo đúng quy định, cụ thể như sau:

- Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Kinh tế Việt Nam hoạt động đến hết năm 2023, sau đó thực hiện sáp nhập Trung tâm Phân tích và Dự báo vào Viện Kinh tế Việt Nam theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 108/2022/NĐ-CP.

- Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông hoạt động đến hết năm 2023, sau đó thực hiện hợp nhất thành Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi theo quy định tại khoản 30 Điều 3 Nghị định 108/2022/NĐ-CP.

- Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Khảo cổ học hoạt động đến hết năm 2024, sau đó thực hiện sáp nhập Viện Nghiên cứu Kinh thành vào Viện Khảo cổ học theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Nghị định 108/2022/NĐ-CP.

- Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học hoạt động đến hết năm 2024, sau đó thực hiện sáp nhập Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam vào Viện Ngôn ngữ học theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 108/2022/NĐ-CP

(Căn cứ Điều 5 Nghị định 108/2022/NĐ-CP)

Nghị định 108/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và thay thế Nghị định 99/2017/NĐ-CP.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,185

Bài viết về

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]