Danh sách người đứng đầu 04 cơ quan ngang Bộ (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Danh sách người đứng đầu 04 cơ quan ngang bộ cụ thể như sau:
STT |
Cơ quan ngang Bộ |
Người đứng đầu |
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức |
1 |
Ủy ban Dân tộc |
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Ông Hầu A Lềnh |
Xem tại Nghị định 66/2022/NĐ-CP |
2 |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Bà Nguyễn Thị Hồng |
Xem tại Nghị định 102/2022/NĐ-CP |
3 |
Thanh tra Chính phủ |
Tổng Thanh tra Chính phủ: Ông Đoàn Hồng Phong |
Xem tại Nghị định 50/2018/NĐ-CP |
4 |
Văn phòng Chính phủ |
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Ông Trần Văn Sơn |
Xem tại Nghị định 79/2022/NĐ-CP |
Xem thêm: Danh sách 18 Bộ trưởng tại Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc bao gồm:
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Tổng hợp.
- Vụ Chính sách dân tộc.
- Vụ Tuyên truyền.
- Vụ Dân tộc thiểu số.
- Vụ Công tác dân tộc địa phương.
- Thanh tra.
- Văn phòng.
- Học viện Dân tộc.
- Trung tâm Chuyển đổi số.
- Báo Dân tộc và Phát triển.
- Tạp chí Dân tộc.
- Nhà khách Dân tộc.
(Điều 3 Nghị định 66/2022/NĐ-CP)
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm:
- Vụ Chính sách tiền tệ.
- Vụ Quản lý ngoại hối.
- Vụ Thanh toán.
- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
- Vụ Dự báo, thống kê.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
- Vụ Kiểm toán nội bộ.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Tài chính - Kế toán.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Truyền thông.
- Văn phòng.
- Cục Công nghệ thông tin.
- Cục Phát hành và kho quỹ.
- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Cục Quản trị.
- Sở Giao dịch.
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Viện Chiến lược ngân hàng.
- Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
- Thời báo Ngân hàng.
- Tạp chí Ngân hàng.
- Học viện Ngân hàng.
(Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP)
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ bao gồm:
- Vụ Pháp chế
- Vụ Tổ chức cán bộ
- Vụ Hợp tác quốc tế
- Vụ Kế hoạch - Tổng hợp
- Văn phòng
- Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I)
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II)
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III)
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I)
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II)
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III)
- Cục Phòng, Chống tham nhũng (Cục IV)
- Ban Tiếp công dân trung ương
- Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
- Báo Thanh tra
- Tạp chí Thanh tra
- Trường Cán bộ Thanh tra
- Trung tâm Thông tin.
(Điều 3 Nghị định 50/2018/NĐ-CP)
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ bao gồm:
- Vụ Tổng hợp.
- Vụ Pháp luật.
- Vụ Kinh tế tổng hợp.
- Vụ Công nghiệp.
- Vụ Nông nghiệp.
- Vụ Khoa giáo - Văn xã.
- Vụ Đổi mới doanh nghiệp.
- Vụ Quan hệ quốc tế.
- Vụ Nội chính.
- Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.
- Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).
- Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.
- Vụ Thư ký - Biên tập.
- Vụ Hành chính.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Kế hoạch tài chính.
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
- Cục Quản trị.
- Cục Hành chính - Quản trị II.
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
(Điều 3 Nghị định 79/2022/NĐ-CP)