Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 218/2013/TT-BTC quản lý tài chính hỗ trợ phát triển chính thức ODA vay ưu đãi nước ngoài

Số hiệu: 218/2013/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Trí Trung
Ngày ban hành: 31/12/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 218/2013/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ VAY ƯU ĐÃI NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ.

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ quy định tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

2. Đối với các chương trình, dự án có đặc thù riêng sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, tùy theo yêu cầu quản lý, Bộ Tài chính hoặc liên Bộ Tài chính, Bộ chủ quản sẽ ban hành hướng dẫn chế độ quản lý tài chính cho từng chương trình, dự án cụ thể.

3. Các khoản ODA viện trợ không hoàn lại được giải ngân riêng cho các dự án/dự án thành phần độc lập thuộc một chương trình, dự án sử dụng vốn ODA vay và vốn vay ưu đãi, được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư trên, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

4. Các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, được điều chỉnh theo các quy định tại Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn Nghị định này, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

5. Trong trường hợp các quy định về quản lý tài chính tại Thông tư này có sự khác biệt với các Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi thì áp dụng theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.

6. Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu thống nhất với Điều 3, Điều 4 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ.

Chương 2.

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

Điều 3. Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài

1. Nguyên tắc xác định cơ chế tài chính (cấp phát, cho vay lại)

a) Cấp phát từ ngân sách nhà nước từ nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài cho chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

b) Cho vay lại toàn bộ hoặc một phần từ nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài đối với:

- Các chương trình, dự án đầu tư có khả năng thu hồi toàn bộ hoặc một phần vốn ODA và vay ưu đãi, bao gồm cả dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Các chương trình, dự án không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước;

- Các chương trình, dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thuộc đối tượng phải vay lại vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ.

c) Đối với các chương trình, dự án có cơ chế giải ngân và thu hồi vốn đặc biệt, đòi hỏi phải áp dụng cơ chế tài chính đặc thù (dự án giải ngân dựa trên kết quả, giải ngân theo mốc tiến độ dự án, dự án PPP, dự án hỗn hợp nhiều nguồn vốn tài trợ khác nhau), Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chủ quản và chủ dự án nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định cơ chế tài chính riêng áp dụng cho từng chương trình, dự án.

d) Trường hợp trong dự thảo Điều ước quốc tế về vốn ODA và vốn vay ưu đãi với các nhà tài trợ có các quy định khác về cơ chế tài chính áp dụng đối với chương trình, dự án, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan chủ trì đàm phán báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.

2. Tính chất sử dụng vốn của dự án được xác định theo các loại hình dự án sau:

a) Dự án xây dựng cơ bản (sau đây viết tắt là "XDCB"): là dự án đầu tư liên quan đến việc xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích duy tu, phát triển, nâng cao chất lượng công trình;

b) Dự án hành chính sự nghiệp (sau đây viết tắt là "HCSN"): là dự án đầu tư cho các nội dung chỉ có tính chất HCSN, không thuộc nội dung của dự án đầu tư quy định tại tiết a) khoản này;

c) Dự án cho vay lại: là dự án đầu tư từ nguồn vốn vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

d) Dự án hỗn hợp: là dự án kết hợp ít nhất hai trong ba nội dung chi có tính chất XDCB, HCSN hay dự án cho vay lại (gồm cả cho vay lại theo các chương trình, hạn mức tín dụng).

Đối với dự án hỗn hợp, chủ dự án cần xác định rõ các thành phần hay nội dung chi của dự án thuộc nguồn vốn XDCB và thuộc nguồn vốn HCSN. Trường hợp đặc biệt, nếu nội dung chi của dự án có tính hỗn hợp nhưng chủ dự án đề xuất được áp dụng theo cùng một tính chất chi sử dụng vốn là XDCB hoặc HCSN, chủ dự án phải giải trình rõ đề xuất của mình với cơ quan chủ quản trong quá trình chuẩn bị và trình duyệt dự án để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Quy trình xác định cơ chế tài chính trong nước

a) Cơ quan chủ quản và chủ dự án phối hợp với nhà tài trợ xây dựng Đề cương chương trình, dự án, theo mẫu Đề cương chương trình, dự án quy định tại Điều 16 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi.

- Đề cương chương trình, dự án phải bao gồm nội dung về tổng mức vốn ODA, vay ưu đãi và vốn đối ứng đối với chương trình dự án, kèm theo đề xuất cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi, nêu rõ khả năng và phương án trả nợ (đối với các chương trình, dự án vay lại), được xác định theo các nguyên tắc quy định ở khoản 1 Điều này.

- Bộ Tài chính có ý kiến về nguyên tắc đối với kiến nghị về cơ chế tài chính trong nước nêu tại Đề cương của chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục tài trợ (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ).

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về nguyên tắc cơ chế tài chính trong nước nêu tại Đề cương của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại. Cơ quan chủ quản xem xét quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản).

b) Trường hợp trong giai đoạn xây dựng và phê duyệt Danh mục tài trợ nêu tại điểm a) trên, nêu chưa có đủ cơ sở và thông tin chi tiết để đề xuất cơ chế tài chính cụ thể đối với dự án, cơ quan chủ quản và chủ dự án phải tiếp tục nghiên cứu và đề xuất cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với dự án gửi Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tham gia ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Văn kiện chương trình, dự án/Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư.

c) Trường hợp trong quá trình đàm phán Hiệp định vay/Thỏa thuận tài trợ phát sinh các nội dung mới chưa được xác định cơ chế tài chính trong giai đoạn phê duyệt Văn kiện chương trình, dự án/Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư, hoặc phát sinh các yếu tố khách quan khác đòi hỏi phải bổ sung, sửa đổi cơ chế tài chính trong Văn kiện chương trình, dự án/Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư được duyệt, cơ quan chủ quản và chủ dự án có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính để xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính trong nước áp dụng chính thức đối với chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, trước khi Hiệp định vay/Thỏa thuận tài trợ được ký kết.

4. Xác định điều khoản và điều kiện cho vay lại cụ thể đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài:

a) Căn cứ vào kết quả thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án cho vay lại và kết quả thẩm định về năng lực tài chính của chủ dự án của Cơ quan cho vay lại, Bộ Tài chính áp dụng các điều khoản và điều kiện cho vay lại quy định tại Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ đối với các chương trình, dự án cho vay lại và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

Thời gian thẩm định và thông báo điều kiện cho vay lại thực hiện theo quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ.

b) Trong các trường hợp đặc biệt, kể cả trường hợp bên cho vay nước ngoài yêu cầu áp dụng các điều khoản và điều kiện cho vay lại khác với quy định của Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, xin ý kiến của các cơ quan liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể.

5. Bộ Tài chính hoặc Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền ký kết các Thỏa thuận cho vay lại/Hiệp định vay phụ với Người vay lại, căn cứ vào các điều khoản và điều kiện cho vay lại cụ thể được xác định theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều này để làm căn cứ quản lý việc sử dụng và thu hồi vốn vay lại.

Điều 4. Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án của các địa phương

1. Cấp phát nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài cho các địa phương

Ngân sách Trung ương cấp phát theo hình thức hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các dự án thuộc lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Cho vay lại toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn ODA của Chính phủ đối với:

a) Dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương đã hoàn thành thủ tục đầu tư và ngân sách địa phương bảo đảm trả được nợ.

b) Các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh, thành phố, thuộc các chương trình dự án ô do các Bộ là cơ quan chủ quản và chủ chương trình dự án, có khả năng thu hồi vốn và do các chủ dự án thành phần thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

3. Căn cứ vào mục đích sử dụng của từng khoản vay, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế cho vay lại cụ thể đối với từng dự án.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được vay lại vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Được cấp có thẩm quyền cho phép vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

b) Có dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan;

c) Ngân sách địa phương được đánh giá là có khả năng trả được nợ.

5. Bộ Tài chính thẩm định khả năng trả nợ của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ và các quy định pháp luật có liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế tài chính trong nước áp dụng cho từng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của địa phương.

Điều 5. Điều kiện cho vay lại áp dụng đối với các tổ chức tài chính, tín dụng vay lại theo chương trình, hạn mức tín dụng

1. Điều kiện được vay lại đối với các tổ chức tài chính, tín dụng:

a) Có chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay và được bên cho vay nước ngoài chấp thuận;

b) Bảo đảm khả năng trả nợ theo phương án tài chính được thẩm định theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện cho vay lại từ Bộ Tài chính đến các tổ chức tài chính, tín dụng tham gia chương trình, hạn mức tín dụng:

a) Lãi suất cho vay lại thực hiện theo quy định tại Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ.

b) Thời hạn vay, ân hạn áp dụng đối với tổ chức tài chính, tín dụng tối đa không quá thời hạn vay, ân hạn khoản vay gốc của nước ngoài.

c) Trong các trường hợp đặc biệt, kể cả trường hợp bên cho vay nước ngoài yêu cầu áp dụng các điều kiện cho vay lại khác với quy định của Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, xin ý kiến của các cơ quan liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể.

3. Thẩm định và lựa chọn tổ chức tài chính, tín dụng tham gia chương trình, hạn mức tín dụng

a) Trường hợp cho vay lại vốn vay ODA: Bộ Tài chính trực tiếp thẩm định phương án sử dụng vốn vay và trả nợ của các tổ chức tài chính, tín dụng tham gia chương trình trước khi ký kết Thỏa thuận cho vay lại/Hiệp định vay phụ.

b) Trường hợp cho vay lại vốn vay ưu đãi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định năng lực tài chính và phương án sử dụng vốn vay và trả nợ của tổ chức tài chính, tín dụng tham gia chương trình, hạn mức tín dụng và thông báo cho Bộ Tài chính kết quả thẩm định trước khi ký kết Thỏa thuận cho vay lại/Hiệp định vay phụ.

c) Tổ chức tài chính, tín dụng cho vay đến người sử dụng vốn cuối cùng chịu trách nhiệm thẩm định dự án và chọn người vay lại cuối cùng phù hợp với chương trình tín dụng đã thỏa thuận với nhà tài trợ, đồng thời chịu mọi rủi ro phát sinh từ việc cho vay lại.

Điều 6. Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với khu vực tư nhân khi tiếp cận nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài

1. Khu vực tư nhân được tiếp cận vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài thông qua cơ chế cho vay lại, cụ thể như sau:

a) Được vay lại vốn ODA và vốn vay ưu đãi khi tham gia thực hiện các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ theo cơ chế tài chính trong nước quy định tại Điều 3 Thông tư này.

b) Được vay lại vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước thông qua các chương trình, hạn mức tín dụng và được áp dụng cơ chế tài chính trong nước quy định tại Điều 5 Thông tư này.

c) Được vay lại vốn vay ưu đãi của Chính phủ theo đúng các điều kiện Chính phủ vay của nước ngoài, khi tham gia thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

d) Tham gia thực hiện các chương trình, dự án có mục tiêu hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân của cơ quan chủ quản chương trình: Cơ quan chủ quản chương trình có trách nhiệm thẩm định các dự án của khu vực kinh tế tư nhân tham gia chương trình, dự án trên cơ sở cơ chế tài chính chung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp chưa có cơ chế tài chính chung của chương trình, dự án được duyệt, cơ quan chủ quản đề xuất cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với từng chương trình, dự án gửi Bộ Tài chính để xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Điều kiện được xem xét để tiếp cận vốn ODA, vay ưu đãi và yêu cầu thẩm định đối với chủ dự án:

a) Điều kiện được xem xét để tiếp cận vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chủ dự án là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân

- Trường hợp thực hiện các dự án đầu tư phải bảo đảm tối thiểu 20% tổng mức vốn đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt là vốn chủ sở hữu (sau khi trừ đi phần vốn chủ sở hữu thực hiện dự án đầu tư khác - nếu có dự án khác đang triển khai). Chủ dự án phải báo cáo cho cơ quan, tổ chức thẩm định danh mục dự án đang đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn đầu tư, tiến độ đầu tư, phương án sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn huy động để thực hiện các dự án đó, làm cơ sở xem xét điều kiện tiếp cận vốn ODA, vốn vay ưu đãi và chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo.

- Tình hình tài chính lành mạnh, không bị lỗ trong 3 năm liền kề gần nhất với năm đề xuất tiếp cận vốn ODA và vốn vay ưu đãi, không có lỗ lũy kế và đảm bảo ngưỡng an toàn về hệ số nợ, hệ số thanh toán; tại thời điểm đề xuất tiếp nhận vốn ODA và vốn vay ưu đãi không có nợ quá hạn với các tổ chức tài chính, tín dụng; không có nợ quá hạn liên quan đến khoản được Chính phủ bảo lãnh, các khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và ngân sách nhà nước. Nếu doanh nghiệp chưa đủ 3 năm hoạt động liên tục thì phải có văn bản của chủ sở hữu hoặc của công ty mẹ về cam kết trả nợ thay cho doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ vay lại của Chính phủ. Trường hợp không có công ty mẹ hay chủ sở hữu, doanh nghiệp phải có bảo lãnh trách nhiệm trả nợ của một ngân hàng thương mại hoặc một hình thức bảo đảm khác được Bộ Tài chính chấp thuận.

- Doanh nghiệp vay lại phải sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật để đảm bảo bù đắp rủi ro tín dụng và các rủi ro khác có thể xảy ra. Tài sản đảm bảo bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay của Chính phủ và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

b) Thẩm định và lựa chọn các chủ dự án là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân:

- Đối với các chương trình, hạn mức tín dụng: tổ chức tài chính - tín dụng thẩm định và lựa chọn theo quy định tại điểm c) khoản 3 Điều 5 trên.

- Đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ nêu tại điểm c) khoản 1 Điều này. Sau khi dự án đầu tư đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và được cấp có thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư, Bộ Tài chính có thể ủy quyền cho cơ quan cho vay lại hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để thẩm định về năng lực tài chính và phương án trả nợ của chủ dự án. Tổ chức thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định. Chủ dự án chịu trách nhiệm thanh toán chi phí thẩm định và được tính vào tổng vốn đầu tư của dự án (trường hợp được tiếp nhận vốn ODA và vốn vay ưu đãi) hoặc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ dự án.

c) Điều kiện tiếp nhận vốn ODA và vốn vay ưu đãi đối với khu vực kinh tế tư nhân trong các chương trình, hạn mức tín dụng, trong trường hợp chủ dự án là thể nhân như các hộ kinh doanh, cá nhân, sẽ do tổ chức tài chính tín dụng thẩm định và quy định cho từng trường hợp cụ thể.

Chương 3.

KẾ HOẠCH VỐN HÀNG NĂM

Điều 7. Xây dựng kế hoạch vốn hàng năm

1. Kế hoạch vốn hàng năm của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi là kế hoạch giải ngân ODA, vốn vay ưu đãi và kế hoạch vốn đối ứng nêu tại các Điều 61 và 62 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ. Mẫu biểu kế hoạch giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi và kế hoạch vốn đối ứng được thực hiện thống nhất theo Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ.

2. Căn cứ vào kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án được cơ quan chủ quản phê duyệt, quy định tại Điều 37 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ, chủ dự án lập kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hàng năm để làm cơ sở phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn hàng năm của cơ quan chủ quản, quy định tại Điều 38 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ, bao gồm:

a) Kế hoạch giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi hàng năm được lập theo từng nhà tài trợ và được phân bổ theo tính chất sử dụng vốn (xây dựng cơ bản, hành chính sự nghiệp, cho vay lại, hỗ trợ ngân sách).

b) Kế hoạch giải ngân vốn đối ứng hàng năm được lập theo từng cơ quan chủ quản và được phân bổ theo nguồn bố trí vốn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn chủ dự án và nguồn vốn khác)

Các nội dung kế hoạch vốn đối ứng để chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, được quy định cụ thể tại Điều 43 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ. Các cơ quan chủ quản phải ưu tiên bố trí vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hàng năm nhằm thực hiện các cam kết tại các điều ước quốc tế về ODA và vay ưu đãi và phù hợp với khả năng giải ngân thực tế hàng năm của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi.

3. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm tổng hợp và phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn hàng năm của chương trình, dự án, theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ, gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khác (cơ quan kiểm soát chi, cơ quan cho vay lại, ngân hàng phục vụ).

4. Đối với các dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập và tổng hợp kế hoạch giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm, quy định tại Điều 61 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm.

5. Đối với các dự án vay lại vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ và vốn đối ứng do chủ dự án tự bố trí, chủ dự án tự chịu trách nhiệm về lập và phê duyệt kế hoạch vốn hàng năm.

Điều 8. Quy trình lập kế hoạch vốn hàng năm

1. Đối với các dự án thuộc diện ngân sách cấp phát:

a) Hàng năm, vào thời điểm lập, trình và xét duyệt dự toán ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, chủ dự án căn cứ tiến độ thực hiện dự án lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án hay kế hoạch vốn sự nghiệp gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.

b) Quy trình phê duyệt, phân bổ và thông báo kế hoạch vốn tuân thủ đúng các quy định hiện hành về lập và chấp hành ngân sách nhà nước. Quyết định phê duyệt của cơ quan chủ quản về kế hoạch phân bổ hàng năm phải được gửi đến cơ quan tài chính đồng cấp và cơ quan kiểm soát chi.

c) Trường hợp điều ước quốc tế về dự án đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực, hoặc đã có hiệu lực nhưng dự án chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước, trong thời hạn lập dự toán ngân sách hàng năm, cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về nhu cầu vốn đối ứng, vốn ứng trước của dự án để kịp thời bố trí hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định (trong trường hợp ngân sách trung ương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng); hoặc chủ dự án có trách nhiệm báo cáo cơ quan chủ quản dự án ở địa phương về nhu cầu vốn đối ứng, vốn ứng trước của dự án trình cấp có thẩm quyền để kịp thời bố trí hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định (trong trường hợp ngân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng).

d) Đối với các dự án phát sinh sau thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm, cơ quan chủ quản dự án lập kế hoạch tài chính bổ sung hoặc ứng trước dự toán ngân sách năm sau gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư xử lý theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

2. Đối với các dự án cho vay lại

Hàng năm, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, chủ dự án lập kế hoạch vốn hàng năm của dự án, trong đó nêu rõ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng, gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chủ dự án có trách nhiệm tự cân đối đủ vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện dự án.

3. Đối với các dự án hỗn hợp vừa cấp phát, vừa cho vay lại

Tùy theo cơ chế tài chính áp dụng đối với từng hợp phần dự án là cấp phát hay cho vay lại, chủ dự án áp dụng quy trình lập và trình duyệt kế hoạch phân bổ vốn của dự án tương ứng với từng hợp phần, theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Chương 4.

NGÂN HÀNG PHỤC VỤ

Điều 9. Lựa chọn ngân hàng phục vụ

1. "Ngân hàng phục vụ" là một ngân hàng thương mại được lựa chọn trong danh sách các ngân hàng thương mại đủ tiêu chuẩn thực hiện việc giao dịch đối ngoại, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho dự án nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Danh sách các ngân hàng thương mại đủ tiêu chuẩn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố.

2. Tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng phục vụ cho chương trình, dự án cụ thể:

a) Đáp ứng đầy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ lệ đảm bảo an toàn tài chính áp dụng đối với các tổ chức tín dụng;

b) Có địa bàn hoạt động phù hợp với địa bàn của chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi;

c) Tuân thủ hoặc cam kết tuân thủ các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính và quy định của nhà tài trợ về quản lý nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Điều 10. Tài khoản tại ngân hàng phục vụ

1. Trừ trường hợp các dự án thực hiện theo phương thức hỗ trợ ngân sách phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thuận tiện trong công tác kiểm soát chi, rút vốn cho dự án và hạch toán ngân sách nhà nước, Chủ dự án hoặc Bộ Tài chính được mở tài khoản giao dịch (tài khoản tạm ứng/tài khoản đặc biệt) tại ngân hàng phục vụ phù hợp với yêu cầu thanh toán của dự án, quy định trong Hiệp định vay/Thỏa thuận tài trợ.

Các dự án có nhiều nguồn tài trợ khác nhau phải mở các tài khoản riêng để theo dõi từng nguồn vốn rút về.

Trường hợp dự án có nhiều cấp quản lý thực hiện và theo thỏa thuận với nhà tài trợ có thiết kế tài khoản tạm ứng cấp 2, chủ dự án mở tài khoản tạm ứng cấp 2 tại chi nhánh Ngân hàng phục vụ.

2. Lãi phát sinh trên các tài khoản tạm ứng/tài khoản đặc biệt do chủ dự án là chủ tài khoản phải được hạch toán theo dõi riêng và trong quá trình thực hiện dự án chỉ được sử dụng để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng của ngân hàng phục vụ.

Trước ngày 15/02 hàng năm, chủ dự án có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính tình hình sử dụng lãi phát sinh trên số dư tài khoản tạm ứng/tài khoản đặc biệt của năm trước.

3. Xử lý số dư lãi tài khoản tạm ứng/tài khoản đặc biệt:

a) Đối với các dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát: sau khi dự án kết thúc, nếu vẫn còn số dư lãi tiền gửi, chủ dự án nộp toàn bộ số dư vào ngân sách nhà nước.

b) Đối với các dự án cho vay lại mà chủ dự án nhận nợ từ khi rút vốn về tài khoản tạm ứng/tài khoản đặc biệt, lãi phát sinh trên tài khoản tạm ứng/tài khoản đặc biệt tại ngân hàng phục vụ là nguồn thu của chủ dự án hoặc của các tổ chức tài chính tín dụng vay lại vốn vay của Chính phủ.

c) Lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng phục vụ đối với các hạn mức tín dụng/hợp phần tín dụng do các tổ chức tài chính, tín dụng vay lại vốn vay của Chính phủ và chịu rủi ro tín dụng là nguồn thu của tổ chức tài chính, tín dụng và được xử lý theo Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan.

Chương 5.

THỦ TỤC RÚT VỐN VÀ QUẢN LÝ RÚT VỐN

Điều 11. Các hình thức rút vốn

Các hình thức rút vốn vay ODA, vay ưu đãi được quy định cụ thể trong các hiệp định và thỏa thuận tài trợ, bao gồm:

1. Đối với phương thức hỗ trợ ngân sách:

a) Rút vốn một lần về ngân sách nhà nước: được thực hiện đối với các chương trình hỗ trợ ngân sách trực tiếp hoặc các chương trình, dự án hợp tác khu vực, toàn cầu do Chính phủ trực tiếp thực hiện.

b) Rút vốn nhiều lần về ngân sách nhà nước: được thực hiện đối với các chương trình kèm theo khung chính sách; các chương trình hạn mức tín dụng; các chương trình, dự án ô; hoặc theo phương thức tài trợ dựa trên kết quả của Ngân hàng Thế giới (WB).

2. Đối với phương thức tài trợ theo chương trình, dự án: được thực hiện theo một hoặc một số các hình thức rút vốn sau đây:

a) Thanh toán trực tiếp/thanh toán chuyển tiền:

- Thanh toán trực tiếp: là hình thức mà theo đề nghị của Bên vay, nhà tài trợ đồng ý chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho nhà thầu/nhà cung cấp của dự án.

- Thanh toán chuyển tiền: là hình thức thanh toán trực tiếp và/hoặc thanh toán hoàn vốn nêu ở điểm c) dưới đây bằng Đồng Việt Nam.

b) Thanh toán theo thư cam kết: là hình thức thanh toán mà theo đề nghị của Bên vay, nhà tài trợ phát hành một thư cam kết sẽ trả lại tiền cho ngân hàng thương mại đối với khoản thanh toán đã thực hiện cho nhà thầu/nhà cung cấp theo phương thức thanh toán Thư tín dụng (L/C) qua hệ thống ngân hàng thương mại (ngân hàng cho vay, ngân hàng phục vụ).

c) Hoàn vốn: là hình thức mà nhà tài trợ thanh toán tiền từ tài khoản vốn vay vào tài khoản do Bên vay chỉ định, để hoàn lại các khoản chi hợp lệ do Bên vay/Chủ dự án đã chi cho dự án vay. Các khoản chi hợp lệ có thể phát sinh trước hoặc sau khi ký thỏa thuận vay nước ngoài và phải tuân thủ các quy định cụ thể trong thỏa thuận vay nước ngoài.

d) Tài khoản tạm ứng/Tài khoản đặc biệt:

Hình thức Tài khoản tạm ứng là hình thức nhà tài trợ tạm ứng trước một khoản tiền theo đề nghị của Bên vay, vào một tài khoản đặc biệt mở riêng cho dự án tại một ngân hàng phục vụ Bên vay, để Bên vay chủ động trong việc thanh toán cho các khoản chi tiêu thường xuyên và hợp lệ của dự án, giảm bớt số lần rút vốn vay, nhưng nhà tài trợ vẫn kiểm soát chặt chẽ việc thanh toán từ tài khoản đặc biệt này cho các hoạt động của dự án.

Điều 12. Trình tự và thủ tục rút vốn đối với các khoản ODA và vốn vay ưu đãi theo phương thức hỗ trợ ngân sách

1. Đối với chương trình kèm theo khung chính sách, Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tài chính/Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan để thực hiện các cam kết về phần mình theo thỏa thuận với nhà tài trợ, để thỏa mãn điều kiện tiên quyết về rút vốn nêu trong các thỏa thuận vay.

2. Đối với các dự án/chương trình hỗ trợ ngân sách theo phương thức giải ngân dựa trên kết quả đầu ra, Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các chỉ số giải ngân về phần mình theo thỏa thuận với nhà tài trợ để làm cơ sở rút vốn. Chủ dự án được tiếp nhận vốn tạm ứng theo quy định của nhà tài trợ để thực hiện các công việc đã thỏa thuận nhằm đạt được cam kết gắn với chỉ số giải ngân.

3. Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan lập báo cáo, tài liệu hoặc cung cấp chứng từ cụ thể chứng minh việc hoàn thành các cam kết khung về chính sách, các tiêu chí giải ngân quy định tại văn kiện dự án hoặc thỏa thuận tài trợ, để gửi nhà tài trợ và Bộ Tài chính phục vụ yêu cầu rút vốn.

4. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp các hồ sơ và đơn rút vốn gửi nhà tài trợ, đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng phục vụ và chủ dự án trong việc chuyển các khoản rút vốn về ngân sách nhà nước để sử dụng theo thỏa thuận với nhà tài trợ.

5. Đối với các khoản hỗ trợ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ ngân sách theo ngành:

a) Cơ quan chủ quản chương trình, dự án có trách nhiệm thống nhất với Bộ Tài chính về thời điểm rút vốn, số tiền rút và tài khoản nhận vốn ODA và vốn vay ưu đãi, đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính trong việc lập kế hoạch phân bổ và chuyển vốn cho các tiểu dự án thành phần thực hiện chương trình.

b) Vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã rút về ngân sách để chi tiêu cho các mục tiêu, các nội dung của chương trình được thực hiện theo đúng quy trình về kiểm soát chi, cấp phát thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành áp dụng cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ ngân sách theo ngành có liên quan.

6. Hồ sơ rút vốn: tuân thủ theo đúng các quy định, thỏa thuận với nhà tài trợ.

Điều 13. Trình tự và thủ tục rút vốn đối với các khoản ODA, vay ưu đãi theo phương thức tài trợ dự án

1. Sau khi nhà tài trợ thông báo các điều kiện tiên quyết để rút vốn theo quy định tại các hiệp định vay/ thỏa thuận tài trợ đã hoàn thành, chủ dự án hoặc ban quản lý dự án lập bộ hồ sơ đề nghị rút vốn gửi Bộ Tài chính.

2. Bộ hồ sơ đề nghị rút vốn được lập căn cứ vào quy định cụ thể theo mẫu của nhà tài trợ và hướng dẫn cụ thể theo từng loại hình rút vốn nêu tại Điều 14 và Điều 15 Thông tư này, bao gồm các loại sau đây:

a) Hồ sơ pháp lý gửi một lần.

b) Hồ sơ gửi từng lần rút vốn.

3. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ bộ hồ sơ rút vốn hợp lệ, Bộ Tài chính ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.

4. Trong trường hợp nhà tài trợ yêu cầu các tài liệu bổ sung, hoặc chỉ chấp thuận một phần đơn rút vốn, Bộ Tài chính sẽ thông báo cho chủ dự án để phối hợp xử lý kịp thời các yêu cầu hợp lý của nhà tài trợ.

Điều 14. Hồ sơ pháp lý gửi một lần

1. Chủ dự án gửi bộ hồ sơ Hồ sơ pháp lý gửi một lần cho Bộ Tài chính, đồng gửi cho Cơ quan kiểm soát chi để làm căn cứ pháp lý quản lý việc rút vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho mỗi chương trình, dự án. Hồ sơ này bao gồm các tài liệu cơ bản sau đây:

a) Thỏa thuận tài trợ được ký giữa Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ (bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ dự án và chỉ gửi cho cơ quan kiểm soát chi);

b) Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) và/hoặc Văn kiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm Quyết định đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền (bản sao); Quyết định phê duyệt tổng dự toán (nếu có);

c) Hợp đồng giữa chủ dự án và nhà thầu và các tài liệu đi kèm hợp đồng liên quan đến điều kiện thanh toán, trừ các bản vẽ, các tài liệu về thiết kế, kỹ thuật (bản sao); đối với hợp đồng chỉ ký bằng tiếng nước ngoài thì gửi kèm bản dịch sang tiếng Việt phần các quy định về thanh toán của hợp đồng, có chữ ký và đóng dấu của chủ dự án;

d) Các thỏa thuận, thư hoặc văn bản "ý kiến không phản đối" (no objection) của nhà tài trợ; thỏa thuận với nhà thầu về thực hiện dự án (danh mục chi phí hợp lệ, hợp đồng; bảo lãnh thực hiện hợp đồng); dự toán được duyệt đối với từng hạng mục, gói thầu, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu và các công việc thực hiện không qua hợp đồng) và tài liệu dự án liên quan khác (nếu có);

đ) Kế hoạch vốn hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

e) Thỏa thuận cho vay lại ký giữa chủ dự án và Cơ quan cho vay lại (nếu có).

2. Chủ dự án chỉ gửi Bộ Tài chính một lần bản sao các tài liệu trên khi lập Bộ hồ sơ đề nghị rút vốn lần đầu tiên. Chủ dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các bản sao cung cấp cho Bộ Tài chính. Riêng bản kế hoạch tài chính dự án hàng năm phải gửi bản gốc cho Bộ Tài chính và Cơ quan kiểm soát chi.

Điều 15. Hồ sơ gửi từng lần rút vốn

Ngoài bộ hồ sơ pháp lý được gửi một lần theo hướng dẫn tại Điều 14 trên, đối với mỗi khoản/đợt rút vốn, Chủ dự án lập và gửi cho Bộ Tài chính bộ hồ sơ rút vốn, được quy định cụ thể phù hợp với từng hình thức rút vốn như sau:

1. Thanh toán trực tiếp/thanh toán chuyển tiền (JICA)

a) Công văn đề nghị rút vốn kèm theo Đơn rút vốn, các sao kê theo mẫu và các chứng từ cần thiết theo quy định của nhà tài trợ;

b) Hóa đơn/Đề nghị thanh toán của Nhà thầu/Nhà cung cấp;

c) Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận (bản gốc) của Cơ quan kiểm soát chi;

d) Trường hợp thực hiện kiểm soát chi sau, Chủ dự án cần lưu ý xử lý việc rút vốn theo từng giai đoạn thanh toán như sau:

- Trong giai đoạn thanh toán giữa kỳ, nếu trị giá Giấy xác nhận thanh toán của Cơ quan kiểm soát chi có chênh lệch với số chi thực tế đã thanh toán ở kỳ trước, Chủ dự án chịu trách nhiệm điều chỉnh số chênh lệch này vào trị giá thanh toán của kỳ kế tiếp.

- Thanh toán kỳ cuối: Chủ dự án gửi Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi đối với kỳ thanh toán trước đó và của kỳ thanh toán cuối cùng để đảm bảo toàn bộ khối lượng thanh toán của Hợp đồng dự án đã được kiểm soát thanh toán toàn bộ.

2. Thủ tục Thư cam kết/Cam kết đặc biệt

a) Chủ dự án gửi Bộ Tài chính bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:

- Công văn đề nghị nhà tài trợ phát hành thư cam kết;

- Bộ hồ sơ phát hành thư cam kết theo mẫu của nhà tài trợ và bản sao L/C đã mở.

b) Thủ tục thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết: Nếu hợp đồng thương mại có điều khoản thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết, Chủ dự án gửi Bộ Tài chính công văn đề nghị mở L/C kèm theo bản sao hợp đồng thương mại và hồ sơ liên quan để xem xét có ý kiến về việc mở L/C gửi Ban quản lý dự án và ngân hàng phục vụ, đồng thời gửi Thư thông báo ủy quyền thanh toán không hủy ngang cho ngân hàng được ủy quyền của nhà tài trợ để thanh toán theo L/C.

Đối với việc rút vốn nguồn JICA áp dụng chế độ kiểm soát chi sau, sau mỗi lần ký chấp thuận thanh toán cho nhà thầu/tư vấn, Chủ dự án gửi bộ hồ sơ thanh toán cho Cơ quan kiểm soát chi để thực hiện kiểm soát chi. Khi có kết quả kiểm soát chi, Chủ dự án gửi Bộ Tài chính 1 bản Yêu cầu thanh toán (Claims for Payment) và 1 bản Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận (bản gốc) của Cơ quan kiểm soát chi để phục vụ công tác theo dõi, đối chiếu số liệu rút vốn với JICA.

3. Thủ tục Hoàn vốn/Hồi tố

a) Chủ dự án gửi Bộ Tài chính bộ hồ sơ rút vốn gồm các tài liệu sau:

- Công văn đề nghị rút vốn, Đơn rút vốn và sao kê theo mẫu;

Đơn rút vốn phải ghi rõ tên và số tài khoản của từng đơn vị đã ứng vốn. Đối với các khoản do Ngân sách nhà nước ứng trước (vốn chuẩn bị dự án, vốn ứng trước để thực hiện dự án), phải nêu rõ tên và số tài khoản của cấp ngân sách nơi ứng vốn.

- Chứng từ chuyển tiền chứng minh khoản thanh toán đã được thực hiện cho nhà thầu/người hưởng lợi và/hoặc Bảng kê xác nhận đã nhận được vốn thanh toán của Nhà thầu/Người hưởng lợi;

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư có xác nhận (bản gốc) của Cơ quan kiểm soát chi.

Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của nhà tài trợ, Bộ Tài chính có thể yêu cầu các tài liệu bổ sung.

b) Trong trường hợp rút vốn nguồn JICA: Chủ dự án gửi Bộ Tài chính bộ hồ sơ rút vốn gồm các tài liệu sau:

- Hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các văn bản phê duyệt hợp đồng của phía Việt Nam và JICA, kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và đóng dấu của chủ dự án;

- Công văn đề nghị rút vốn và các chứng từ cần thiết theo quy định của nhà tài trợ;

- Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận (bản gốc) của Cơ quan kiểm soát chi.

4. Tài khoản tạm ứng/Tài khoản đặc biệt

a) Rút vốn lần đầu về Tài khoản tạm ứng (TKTƯ)

Việc rút vốn lần đầu về TKTƯ được thực hiện căn cứ trên hạn mức (hoặc mức trần) của TKTƯ quy định trong Thỏa thuận vay/Hiệp định tài trợ. Hạn mức TKTƯ có thể được quy định cho 2 cấp (đối với dự án có cấp Trung ương và cấp địa phương cùng tham gia thực hiện), nhưng số vốn rút phải chuyển qua TKTƯ cấp 1.

Sau khi Thỏa thuận vay/Hiệp định tài trợ đã có hiệu lực rút vốn, Chủ dự án gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau: (i) Công văn đề nghị rút vốn, (ii) Đơn rút vốn và các sao kê đi kèm theo mẫu của Nhà tài trợ và (iii) Kế hoạch chi tiêu theo quy định nhà tài trợ, chi tiết cho giai đoạn 3 tháng tới, để xem xét và ký Đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.

b) Chi tiêu từ TKTƯ: thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

Riêng đối với nguồn vốn vay JICA, chủ dự án gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau:

- Công văn đề nghị thanh toán vốn của chủ chương trình, dự án;

- Đề nghị thanh toán của nhà thầu/nhà cung cấp/người thụ hưởng;

- Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận (bản gốc) của Cơ quan kiểm soát chi đối với mỗi đợt thanh toán (hình thức kiểm soát chi trước). Trường hợp thanh toán tạm ứng cần cung cấp các chứng từ bảo lãnh ngân hàng đối với khoản tạm ứng theo quy định.

c) Bổ sung TKTƯ:

Để rút vốn bổ sung TKTƯ (TKTƯ cấp 1), Chủ dự án gửi các tài liệu sau cho Bộ Tài chính:

- Công văn đề nghị rút vốn bổ sung TKTƯ;

- Kế hoạch chi tiêu từ TKTƯ chi tiết cho giai đoạn 3 tháng tới;

- Đơn rút vốn và các sao kê theo mẫu của nhà tài trợ;

- Sao kê do Chủ dự án lập, thể hiện rõ từng khoản chi từ TKTƯ, chi tiết theo: ngày thanh toán, số tiền nguyên tệ, số tiền quy đổi ra VNĐ, tỷ giá đồng ngoại tệ/VNĐ, nội dung thanh toán, đối tượng thụ hưởng;

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư có xác nhận (bản gốc) của Cơ quan kiểm soát chi;

- Sao kê TKTƯ của ngân hàng phục vụ (nếu có TKTƯ cấp 2 thì gửi kèm sao kê). Đối với vốn vay JICA cần cung cấp chứng từ chứng minh việc ngân hàng phục vụ đã chuyển tiền thanh toán cho người thụ hưởng.

Bộ Tài chính xem xét ký/đồng ký Đơn rút vốn gửi Nhà tài trợ để chuyển tiền bổ sung vào TKTƯ.

Điều 16. Quản lý rút vốn và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

1. Mục đích kiểm soát chi

Để bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ, việc rút vốn, chi tiêu và thanh toán của các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ được kiểm tra, giám sát như chi tiêu và sử dụng ngân sách nhà nước ở các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách, thông qua việc thực hiện kiểm soát chi tiêu và thanh toán (sau đây gọi tắt là kiểm soát chi) từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của dự án. Kiểm soát chi nhằm đảm bảo chi tiêu của dự án phù hợp với Hiệp định/Văn kiện dự án/Hợp đồng sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết và tuân thủ các quy định về quản lý tài chính trong nước hiện hành.

2. Nguyên tắc kiểm soát chi

a) Kiểm soát chi áp dụng đối với mọi hoạt động chi tiêu của dự án.

b) Kiểm soát chi các hồ sơ đề nghị thanh toán để rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải căn cứ vào kế hoạch giải ngân vốn nước ngoài hàng năm được duyệt. Trong trường hợp số rút vốn thực tế trong năm vượt kế hoạch giải ngân vốn nước ngoài năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt (kể cả trong trường hợp do chênh lệch tỷ giá), chậm nhất đến ngày 30/12 chủ dự án có trách nhiệm lập và trình cơ quan chủ quản phê duyệt kế hoạch điều chỉnh nhằm bổ sung số vốn tăng thêm trong năm, trên nguyên tắc tổng giá trị giải ngân và thanh toán lũy kế không vượt quá hạn mức vốn nước ngoài của toàn dự án. Đối với vốn đối ứng, cơ quan kiểm soát chi có trách nhiệm kiểm soát, xác nhận trong phạm vi kế hoạch vốn đối ứng được giao.

c) Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ dự án, Cơ quan kiểm soát chi căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán), hoặc dự toán vốn đối với trường hợp thanh toán không theo hợp đồng và giá trị từng lần thanh toán, để thực hiện kiểm soát chi và thanh toán cho chủ dự án. Chủ dự án tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình; Cơ quan kiểm soát chi không chịu trách nhiệm về các vấn đề này.

d) Cơ quan kiểm soát chi có trách nhiệm kiểm soát chi hoặc từ chối xác nhận kiểm soát chi trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ.

3. Cơ quan kiểm soát chi:

a) Kho bạc nhà nước các cấp thực hiện việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của dự án/hợp phần dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát.

b) Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc Cơ quan cho vay lại khác được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại thực hiện việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của dự án/hợp phần dự án thuộc diện cho vay lại.

c) Chương trình hạn mức tín dụng/hợp phần tín dụng:

- Tổ chức tài chính, tín dụng được Bộ Tài chính ủy quyền là Cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng thực hiện việc kiểm soát chi đối với đề nghị rút vốn và thanh toán của người vay lại.

- Tổ chức tài chính, tín dụng vay lại theo các chương trình, hạn mức tín dụng và chịu rủi ro tín dụng có trách nhiệm kiểm soát chi khi cho vay lại đối với người vay vốn cuối cùng.

d) Bộ Tài chính xác định cơ quan kiểm soát chi thích hợp đối với các loại chương trình, dự án khác chưa được xác định theo các điểm a), b) và c) nêu trên, đảm bảo nguyên tắc không có hai cơ quan kiểm soát chi cùng kiểm soát một hoạt động chi tiêu của dự án.

4. Hình thức kiểm soát chi

a) "Kiểm soát chi trước" là việc Cơ quan kiểm soát chi kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ của khoản chi trước khi Chủ dự án rút vốn thanh toán cho nhà thầu/người thụ hưởng.

b) "Kiểm soát chi sau" là việc Cơ quan kiểm soát chi kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ của khoản chi sau khi Chủ dự án đã rút vốn thanh toán cho nhà thầu/người thụ hưởng.

Kiểm soát chi sau được áp dụng cho mọi đề nghị thanh toán, trừ các trường hợp dưới đây phải thực hiện kiểm soát chi trước:

- Thanh toán trực tiếp cho nhà thầu/nhà cung cấp đối với các dự án hoặc dự án thành phần thuộc diện được cấp phát, trừ các dự án vốn vay JICA.

- Thanh toán trực tiếp cho nhà thầu/nhà cung cấp đối với các hợp đồng thanh toán một lần hoặc đợt thanh toán lần cuối của hợp đồng đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần.

- Thanh toán từ tài khoản cấp hai đối với dự án có hai cấp TKTƯ.

5. Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi

a) Đối với dự án/dự án thành phần đầu tư xây dựng thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát

- Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có), nhưng không ràng buộc bởi thời hạn phê duyệt quyết định đầu tư dự án trước ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch.

- Hồ sơ, tài liệu xác nhận vốn tạm ứng: ngoài các hồ sơ, tài liệu pháp lý gửi lần đầu, chủ dự án gửi cơ quan kiểm soát chi các tài liệu sau:

+ Bảo lãnh tạm ứng có giá trị bằng giá trị đề nghị tạm ứng, có thời hạn đảm bảo thu hồi hết tạm ứng theo quy định của hợp đồng;

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy rút vốn đầu tư (trường hợp tạm ứng vốn trong nước).

- Hồ sơ gửi từng lần rút vốn: Đối với tiền bảo hành công trình đã được cơ quan kiểm soát chi xác nhận từng lần thanh toán nên khi chuyển tiền bảo hành không cần xác nhận lại. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về số tiền bảo hành thanh toán trả nhà thầu.

b) Đối với dự án hoặc các hoạt động vốn hành chính sự nghiệp thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát: thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát chi hướng dẫn tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung và các quy định của Thông tư, căn cứ vào bộ hồ sơ rút vốn ODA và vốn vay ưu đãi quy định tại Thông tư này. Trường hợp Hiệp định vay/Thỏa thuận tài trợ hoặc nhà tài trợ có quy định riêng thì thực hiện theo Hiệp định vay/Thỏa thuận tài trợ hay quy định đó.

c) Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi dự án cho vay lại:

- Đối với hạn mức tín dụng:

Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi đối với các dự án/hợp phần cho vay lại theo hạn mức tín dụng thực hiện theo quy định của các tổ chức tín dụng sử dụng vốn ODA vay lại và phù hợp với quy định của hiệp định tài trợ và dự án. Tổ chức tín dụng vay lại vốn ODA chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn và hợp lệ của các khoản cho vay tín dụng và các khoản chi tiêu phi tín dụng trong sao kê chi tiêu gửi Bộ Tài chính, khi lập và gửi bộ hồ sơ rút vốn ngoài nước.

- Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi dự án/hợp phần cho vay lại khác: thực hiện tương tự như đối với các dự án/dự án thành phần đầu tư xây dựng thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát.

Chương 6.

HẠCH TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 17. Mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc nhà nước

1. Tài khoản nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi:

Căn cứ vào quy định về việc mở tài khoản của chương trình/dự án theo khoản 1 Điều 10 Thông tư này, đồng thời theo yêu cầu tổ chức thực hiện của chương trình/dự án và thỏa thuận bằng văn bản với nhà tài trợ, chủ dự án mở tài khoản nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của dự án tại hệ thống Kho bạc nhà nước để tiếp nhận nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi tạm ứng và thực hiện thanh toán cho dự án sau khi có kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước.

2. Tài khoản vốn đối ứng: chủ dự án mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán đối với chi tiêu của dự án, đồng thời theo dõi cấp phát vốn đối ứng cho dự án.

Điều 18. Nguyên tắc hạch toán ngân sách nhà nước

1. Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài phải được hạch toán đầy đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước. Việc hạch toán ngân sách nhà nước do cơ quan tài chính các cấp thực hiện.

2. Hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở giá trị các khoản vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài đã giải ngân và chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng, quy ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố hàng tháng (trong trường hợp Bộ Tài chính chuyển cho dự án bằng ngoại tệ), hoặc theo trị giá giải ngân bằng Đồng Việt Nam cho dự án (trong trường hợp giải ngân bằng Đồng Việt Nam). Việc hạch toán ngân sách nhà nước đối với các khoản cho vay lại thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 78/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

3. Số liệu ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước là một trong các căn cứ để các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phép sử dụng hoặc vay lại vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ thực hiện hạch toán và quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

Điều 19. Quy trình hạch toán ngân sách nhà nước

Sau khi nhận được thông báo rút vốn vay của nhà tài trợ hoặc chứng từ thanh toán từ TKTƯ/TKĐB của ngân hàng phục vụ, Bộ Tài chính lập lệnh ghi thu, ghi chi gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán ngân sách nhà nước. Tùy theo mục đích và đối tượng sử dụng/thụ hưởng, trình tự và thủ tục hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước được quy định cụ thể như sau:

1. Đối với các khoản vay bằng tiền theo hình thức hỗ trợ ngân sách chung: căn cứ vào chứng từ nhận tiền/báo có của ngân hàng phục vụ, Kho bạc nhà nước hạch toán thu ngân sách nhà nước vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định (trường hợp chuyển ngoại tệ vào Quỹ ngoại tệ tập trung được hạch toán theo quy định đối với các khoản thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ).

2. Đối với các khoản vay bằng tiền theo hình thức hỗ trợ ngân sách theo ngành, lĩnh vực: căn cứ vào hiệp định, thỏa thuận tài trợ đã ký và dự toán giao cho các đơn vị sử dụng/thụ hưởng, Kho bạc nhà nước thực hiện thanh toán, chi trả, kiểm soát chi và hạch toán chi ngân sách nhà nước vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định như đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước.

3. Đối với các khoản vay nước ngoài cấp phát cho các dự án đầu tư xây dựng, hành chính sự nghiệp của các Bộ, cơ quan trung ương: căn cứ thông báo giải ngân của nhà tài trợ hoặc chứng từ thanh toán từ TKTƯ/TKĐB của ngân hàng phục vụ, Bộ Tài chính thực hiện ghi thu ngân sách nhà nước vốn ODA, vốn vay ưu đãi, ghi chi cấp phát vốn đầu tư xây dựng, vốn hành chính sự nghiệp cho các Bộ, cơ quan Trung ương theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

4. Đối với các khoản vay nước ngoài cấp phát cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: căn cứ thông báo giải ngân của nhà tài trợ, Bộ Tài chính thực hiện ghi thu ngân sách nhà nước vốn ODA, vốn vay ưu đãi, ghi chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thông qua Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ chứng từ hồ sơ Bộ Tài chính gửi, Sở Tài chính lập lệnh chi tiền cho các đơn vị sử dụng vốn tại địa phương gửi Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện cấp phát ngân sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

5. Đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ thực hiện theo cơ chế Bộ Tài chính trực tiếp cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, khu vực tư nhân: căn cứ thông báo giải ngân của nhà tài trợ, Bộ Tài chính thực hiện ghi thu ngân sách nhà nước vốn ODA, vốn vay ưu đãi, ghi chi cho vay lại đối với Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền.

6. Đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ theo cơ chế Bộ Tài chính ủy quyền cho một tổ chức tài chính, tín dụng là Cơ quan cho vay lại để cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư: căn cứ Thông báo giải ngân của nhà tài trợ, Bộ Tài chính thực hiện ghi thu ngân sách nhà nước vốn ODA, vốn vay ưu đãi, ghi chi cho vay lại đối với Cơ quan cho vay lại. Không phụ thuộc vào thời điểm ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước, Cơ quan cho vay lại và chủ dự án vay lại có trách nhiệm làm thủ tục nhận nợ ngay khi nhận được bản sao thông báo giải ngân của nhà tài trợ do Bộ Tài chính gửi.

Điều 20. Điều chỉnh số liệu hạch toán ngân sách nhà nước

1. Điều chỉnh số liệu hạch toán ngân sách nhằm xử lý chênh lệch giữa số liệu ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước với quyết toán thực tế số liệu rút vốn và sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài, có thể phát sinh trong những trường hợp sau:

a) Vốn đã rút nhưng không sử dụng hết hoặc chi sai mục đích phải trả lại nhà tài trợ theo quy định tại hiệp định, thỏa thuận tài trợ;

b) Chuyển đổi chủ dự án theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

c) Thay đổi về cơ chế tài chính trong nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền (ví dụ chuyển từ cơ chế cho vay lại sang cấp phát từ ngân sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ vốn ODA và vay ưu đãi của dự án);

d) Điều chỉnh các sai sót hoặc nhầm lẫn khác trong quá trình hạch toán ngân sách nhà nước, căn cứ vào đối chiếu số liệu giữa kho bạc nhà nước các cấp với các chủ đầu tư dự án.

2. Quy trình và thủ tục điều chỉnh:

a) Căn cứ vào đề nghị điều chỉnh của cơ quan chủ quản và chủ dự án, kèm theo các tài liệu, biên bản, chứng từ cụ thể chứng minh, Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) tiến hành rà soát, đối chiếu với số liệu đã hạch toán ngân sách nhà nước và lập Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách gửi Kho bạc nhà nước.

b) Căn cứ vào Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách, Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán điều chỉnh số liệu hạch toán ngân sách và gửi các liên Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách cho cơ quan chủ quản, chủ dự án để điều chỉnh các số liệu hạch toán tương ứng trên các báo cáo kế toán và quyết toán vốn nước ngoài.

Chương 7.

BỐ TRÍ VỐN ĐỐI ỨNG VÀ CƠ CHẾ ỨNG TRƯỚC VỐN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 21. Trách nhiệm bố trí vốn đối ứng

1. Ngân sách Trung ương bố trí vốn đối ứng cho các dự án/ dự án thành phần thuộc diện cấp phát từ ngân sách trung ương theo Luật Ngân sách nhà nước và do cơ quan trung ương là chủ dự án/dự án thành phần quản lý và thực hiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng theo từng nguồn vốn ngân sách nhà nước (xây dựng cơ bản, hành chính sự nghiệp) trong kế hoạch vốn hàng năm, theo phân công cụ thể tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ.

2. Ngân sách địa phương bố trí vốn đối ứng cho:

a) Các dự án/dự án thành phần thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo Luật Ngân sách nhà nước và do cơ quan địa phương là chủ dự án/dự án thành phần quản lý và thực hiện.

b) Các dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ.

3. Tổ chức tài chính tín dụng, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng cho:

a) Các dự án/dự án thành phần do tổ chức tài chính tín dụng, doanh nghiệp là chủ dự án/dự án thành phần quản lý và thực hiện.

b) Các dự án/dự án thành phần do tổ chức tài chính tín dụng, doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ.

4. Người hưởng lợi có trách nhiệm đóng góp phần vốn đối ứng (bằng tiền, hiện vật hoặc công lao động) theo thiết kế của từng chương trình, dự án.

Điều 22. Cơ chế ứng trước vốn

Ứng trước từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) vốn ứng trước để thực hiện một số hạng mục của chương trình, dự án thuộc diện cấp phát từ ngân sách nhà nước, trong trường hợp nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã được cam kết tài trợ và được ghi vào dự toán ngân sách nhà nước trong năm được Quốc hội quyết định mà chưa rút được vốn, theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ:

Trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, quyết định ứng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình, dự án. Phần vốn ứng trước này phải được thu hồi hoàn trả lại ngân sách nhà nước ngay khi giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ.

Chương 8.

TỔ CHỨC CHO VAY LẠI

Điều 23. Quy trình, thủ tục cho vay lại

1. Ký kết Hợp đồng/Thỏa thuận cho vay lại:

a) Bộ Tài chính trực tiếp cho vay lại đối với các tổ chức tài chính, tín dụng (trường hợp cho vay lại hạn mức tín dụng/hợp phần tín dụng và tổ chức tài chính, tín dụng chịu rủi ro tín dụng) hoặc đối với các chủ dự án, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (trường hợp cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư cụ thể, trừ trường hợp cho vay đối với hộ sản xuất, cá nhân), thông qua việc ký kết Thỏa thuận cho vay lại hoặc Hiệp định vay phụ giữa Bộ Tài chính và các tổ chức, đơn vị này.

b) Bộ Tài chính trực tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại, thông qua việc ký kết Biên bản thỏa thuận cho vay lại hoặc Hiệp định vay phụ giữa Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Biên bản thỏa thuận cho vay lại hoặc Hiệp định vay phụ nêu tại điểm a) và b) trên được lập cho từng chương trình, dự án cho vay lại cụ thể và theo mẫu thống nhất với nhà tài trợ (nếu có).

c) Bộ Tài chính ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng làm Cơ quan cho vay lại để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cụ thể (trường hợp tổ chức tài chính, tín dụng không chịu rủi ro tín dụng), thông qua việc ký kết Hợp đồng ủy quyền cho vay lại giữa Bộ Tài chính và Cơ quan cho vay lại.

Hợp đồng ủy quyền cho vay lại được lập theo Mẫu Hợp đồng ủy quyền cho vay lại, quy định tại Phụ lục 2 Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ.

2. Lập kế hoạch thu hồi nợ cho vay lại:

a) Đối với các khoản Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp: Bộ Tài chính xác định kế hoạch thu hồi nợ, kế hoạch thu phí cho vay lại hàng quý và cả năm, căn cứ vào các quy định tại các thỏa thuận cho vay lại hoặc hiệp định vay phụ đã ký kết.

b) Đối với các khoản Bộ Tài chính ủy quyền cho Cơ quan cho vay lại thu: Cơ quan cho vay lại có trách nhiệm lập kế hoạch thu hồi vốn cho vay lại, kế hoạch thu phí cho vay lại hàng quý và cả năm, căn cứ vào các quy định tại các hợp đồng ủy quyền cho vay lại đã ký kết, gửi cho Bộ Tài chính để tổng hợp.

3. Tổ chức công tác thu hồi nợ:

a) Tài khoản thu hồi nợ: Các khoản thu hồi nợ cho vay lại (gốc, lãi, phí cho vay lại) được hoàn trả trực tiếp vào tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ và Đồng Việt Nam của Quỹ tích lũy trả nợ mở tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước.

b) Tháng 6 và tháng 12 hàng năm, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Người vay lại trực tiếp vốn vay nước ngoài của Chính phủ chịu trách nhiệm báo cáo và đối chiếu số liệu hoàn trả nợ của các chương trình, dự án cho vay lại với Bộ Tài chính (Quỹ tích lũy trả nợ).

c) Cơ quan cho vay lại có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu hồi vốn cho vay lại, kế hoạch thu phí cho vay lại định kỳ hàng quý và cả năm và tình hình hoàn trả Quỹ tích lũy trả nợ theo từng chương trình, dự án vay lại gửi Bộ Tài chính (Quỹ tích lũy trả nợ). Thời hạn báo cáo là ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo đối với báo cáo quý và trước ngày 31/01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm. Báo cáo năm về tình hình thu hồi vốn gốc, lãi cho vay lại và thu phí cho vay lại, do Cơ quan cho vay lại lập và tổng hợp theo từng chương trình, dự án cho vay lại, là căn cứ để Bộ Tài chính (Quỹ tích lũy trả nợ) đối chiếu và xác nhận số liệu về các khoản thu hồi cho vay lại hàng năm với Cơ quan cho vay lại.

Điều 24. Xử lý rủi ro cho vay lại

Trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý rủi ro cho vay lại được quy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ.

Cơ quan chủ quản phối hợp với Bộ Tài chính, Cơ quan cho vay lại trong việc đánh giá, xếp hạng và phân loại nợ bị rủi ro theo quy định tại Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công ban hành kèm theo Quyết định số 56/2012/QĐ-TTg ngày 21/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Chương 9.

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, BÁO CÁO, KIỂM TRA

Điều 25. Kế toán dự án ODA, vốn vay ưu đãi

1. Nguyên tắc kế toán:

Các đơn vị sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải đảm bảo:

a) Tuân thủ các quy định của Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam;

b) Tuân thủ các quy định về kế toán của nhà tài trợ được quy định trong hiệp định vay, thỏa thuận tài trợ hoặc trong văn kiện dự án (nếu có);

2. Tổ chức bộ máy kế toán

Tùy thuộc quy mô của dự án, hình thức quản lý dự án để tổ chức bộ máy kế toán phù hợp.

a) Trường hợp dự án không thành lập Ban Quản lý dự án, hoặc có thành lập Ban quản lý dự án nhưng không tổ chức bộ máy kế toán riêng: chủ dự án được sử dụng bộ máy kế toán và hạch toán chung trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị, kế toán đơn vị đồng thời là kế toán dự án để thực hiện các công việc kế toán của dự án, nhưng phải hạch toán tách bạch tài khoản, nguồn vốn và các khoản thu, chi của dự án.

b) Trường hợp dự án có quy mô lớn, có thành lập ban quản lý dự án (có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng): ban quản lý dự án quyết định thành lập Phòng hoặc Bộ phận kế toán riêng và thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng (hoặc thuê kế toán trưởng) hoặc phụ trách kế toán theo quy định hiện hành.

3. Chế độ kế toán áp dụng

a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a), khoản 2 Điều này: áp dụng chế độ kế toán mà đơn vị thực hiện dự án đang áp dụng (chế độ kế toán doanh nghiệp, chế độ kế toán HCSN hoặc chế độ kế toán khác phù hợp).

b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b), khoản 2 Điều này: căn cứ vào tính chất sử dụng vốn, hình thức quản lý dự án, loại hình đơn vị sử dụng vốn để áp dụng chế độ kế toán phù hợp.

Điều 26. Kiểm toán báo cáo tài chính

1. Kiểm toán báo cáo tài chính năm của dự án ODA, vốn vay ưu đãi nhằm kiểm tra và xác nhận tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính dự án trong một năm tài chính.

2. Báo cáo tài chính hàng năm của dự án tài trợ bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi phải được kiểm toán bởi Kiểm toán nhà nước hoặc Kiểm toán độc lập theo thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp dự án tài trợ bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi đã có trong thông báo kế hoạch kiểm toán hàng năm của cơ quan Kiểm toán nhà nước và được nhà tài trợ chấp thuận thì báo cáo tài chính năm đó không bắt buộc phải kiểm toán độc lập.

3. Việc kiểm toán báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành trừ trường hợp các thỏa thuận giữa Chính phủ với nhà tài trợ có quy định khác.

4. Các doanh nghiệp kiểm toán được lựa chọn thực hiện kiểm toán dự án là các doanh nghiệp kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

5. Trường hợp nhà tài trợ có quy định, có thể yêu cầu thuê kiểm toán báo cáo tài chính đối với từng hạng mục công trình, công trình, công việc đã hoàn thành.

6. Chủ dự án có trách nhiệm gửi Báo cáo kiểm toán do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện đối với báo cáo tài chính hàng năm của dự án cho Kiểm toán Nhà nước.

Điều 27. Quyết toán

1. Quyết toán năm:

a) Các dự án vốn sự nghiệp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện quyết toán hàng năm theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 2/1/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp, và các văn bản bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế Thông tư này.

b) Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện quyết toán hàng năm theo quy định tại Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính quy định về việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm và các văn bản bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế Thông tư này.

2. Quyết toán kết thúc dự án:

a) Các dự án đầu tư có sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi khi hoàn thành phải thực hiện quyết toán dự án theo Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này.

b) Đối với các dự án chấm dứt hoạt động hoặc có quyết định giải thể, sát nhập trong năm ngân sách, giám đốc dự án và người phụ trách kế toán phải chịu trách nhiệm quyết toán dự án hoàn thành đến thời điểm chấm dứt hoạt động, giải thể, sát nhập, mới được điều chuyển đi công tác khác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm (nếu có) trong thời gian thực hiện nhiệm vụ trên.

c) Đối với chương trình/dự án ô gồm nhiều dự án thành phần độc lập, chủ dự án làm thủ tục trình duyệt quyết toán dự án thành phần theo quy định và gửi kết quả cho cơ quan chủ quản chương trình/dự án ô để tổng hợp báo cáo quyết toán của toàn chương trình.

Điều 28. Báo cáo tình hình giải ngân

1. Chủ dự án lập và gửi Bộ Tài chính Báo cáo sao kê rút vốn vay nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này khi làm thủ tục rút vốn vay nước ngoài theo các hình thức quy định tại Điều 15 Thông tư này để làm cơ sở ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước.

2. Chủ dự án gửi Báo cáo kết thúc giải ngân đối với chương trình/dự án cho Bộ Tài chính trong vòng 30 ngày kể từ khi đóng khoản vay, khoản tài trợ, chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này để làm cơ sở quyết toán dự án.

3. Chủ dự án lập và gửi các báo cáo tài chính cho nhà tài trợ theo quy định tại văn kiện dự án, hiệp định vay/thỏa thuận tài trợ đã ký kết, đồng gửi cho cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính đồng cấp để theo dõi và chỉ đạo kịp thời công tác quản lý tài chính đối với dự án.

4. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm lập, tổng hợp và cung cấp cho Bộ Tài chính các báo cáo về nợ công 6 tháng và cả năm, theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 53/2011/TT-BTC ngày 27/4/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu biểu báo cáo và công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.

Điều 29. Kiểm tra

Cơ quan tài chính các cấp, cơ quan chủ quản dự án có thể độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các dự án có sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài về việc chấp hành các quy định quản lý tài chính được quy định tại Thông tư này.

Chương 10.

CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 30. Quản lý tài sản

Việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản đầu tư, trang bị từ các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc quản lý, sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước hiện hành.

Điều 31. Chính sách thuế

1. Chính sách thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

2. Chính sách thuế áp dụng đối với chương trình, dự án của khu vực kinh tế tư nhân sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ: Cơ quan chủ quản chương trình, dự án có mục tiêu hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, tổ chức tài chính, tín dụng cho vay lại chương trình, hạn mức tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân, hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ có trách nhiệm thông báo hoặc xác nhận hình thức cung cấp vốn ODA và vốn vay ưu đãi đối với từng chương trình, dự án cụ thể cho cơ quan thuế để áp dụng các chính sách thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ của khu vực kinh tế tư nhân.

Điều 32. Sổ tay Quản lý tài chính

Ngoài các quy định tại Thông tư này, Bộ Tài chính phối hợp với các nhà tài trợ (nếu có yêu cầu) xuất bản Sổ tay quản lý tài chính. Các Sổ tay này là tài liệu tham khảo về nghiệp vụ chuyên môn và nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi.

Chương 11.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 33. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2013 và thay thế các Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với các chương trình, dự án ODA; Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 và Thông tư số 107/2011/TT-BTC ngày 20/7/2011 sửa đổi Điều 1 Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì sẽ áp dụng theo các văn bản mới đó.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc chưa được hướng dẫn tại Thông tư này, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để hướng dẫn, phối hợp giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- VPTW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Chủ tịch nước;
- VP Quốc hội;
- VPCP;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cơ quan TW các tổ chức, đoàn thể;
- TAND tối cao;
- VKSND tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Sở Tài chính, KBNN tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- VP Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLN. (310)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Chí Trung

Phụ lục 1

(kèm theo Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO SAO KÊ RÚT VỐN VAY NƯỚC NGOÀI

Đơn rút vốn

Ngày rút vốn

Số tiền thực rút

Quy đổi VND

Cơ quan KSC

Ghi chú

XDCB

HCSN

CVL

XDCB

HCSN

CVL

Tổng số


Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

……., ngày… tháng… năm…
CHỦ DỰ ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Phụ lục 2

(kèm theo Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO KẾT THÚC GIẢI NGÂN VỐN ODA VÀ VAY ƯU ĐÃI

Đơn rút vốn

Năm …

Số tiền thực rút

Quy đổi VND

Cơ quan KSC

Ghi chú

XDCB

HCSN

CVL

XDCB

HCSN

CVL

201…

Tổng

201…

Tổng

Tổng cả dự án


Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

……., ngày… tháng… năm…
CHỦ DỰ ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 218/2013/TT-BTC

Hanoi, December 31, 2013

 

CIRCULAR

FINANCIAL MANAGEMENT OF PROGRAMS AND PROJECTS FUNDED BY ODA AND CONCESSIONAL LOANS GRANTED BY FOREIGN DONORS

Pursuant to the Law on State budget No. 01/2002/QH11 dated December 16, 2002;

Pursuant to the Law on Public debt management No. 29/2009/QH12 dated June 17, 2009;

Pursuant to the Government's Decree No. 60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 providing guidelines for implementation of the Law on State budget;

Pursuant to the Government's Decree No. 78/2010/ND-CP dated June 14, 2007 on on-lending foreign loans of the government;

Pursuant to the Government's Decree No. 79/2010/ND-CP dated July 14, 2013 on public debt management;

Pursuant to the Government's Decree No. 38/2013/ND-CP dated April 23, 2013 on management and use ODA and concessional loans granted by donors;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the request of the Director of Department of Debt Management and External Finance;

The Minister of Finance promulgates a Circular on financial management of programs and projects funded by ODA and concessional loans granted by foreign donors.

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular provides guidance on financial management of the programs and projects funded by Official Development Assistance (ODA) and concessional loans granted by foreign donors prescribed in the Decree No. 38/2013/ND-CP.

2. The Ministry of Finance and relevant Ministries shall provide separate instructions on the special programs and projects funded by ODA and concessional loans.

3. This Circular does not regulate the ODA grants that is separately disbursed on the projects/subprojects that are part of a program/project funded by ODA or concessional loans, which are specified in the Circular No. 225/2010/TT-BTC dated December 31, 2010 of the Ministry of Finance on financial management of foreign grant aid classified as government budget revenue and the amendments to this Circular.

4. This Circular does not apply to the foreign loans guaranteed by the government, which are specified in the Government's Decree No. 15/2011/ND-CP on government guarantee management and its guiding documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The terms in this Circular are defied in Article 3 and Article 4 of the Government's Decree No. 38/2013/ND-CP.

Article 2. Subjects of application

This Circular is applied to the organizations and individuals assigned to or involved in the management and use of ODA and concessional loans granted by foreign donors.

Chapter 2.

DOMESTIC FINANCIAL MECHANISM

Article 3. Domestic financial mechanism applied to programs and projects funded by ODA and concessional loans

1. Rules for establishing a financial mechanism (allocation, on-lending)

a) ODA and foreign concessional loans shall be allocated to programs and projects for investment in infrastructure, social welfare, and other fields where the investment cannot be recovered and are not funded by government budget according to the Law on State budget.

b) Part or the whole ODA or foreign concessional loan shall be on-lent to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The programs and projects that are not funded by government budget;

- The programs and projects under the management of the People’s Committees of provinces that are funded by on-lent ODA and government concessional loans.

c) The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Vietnam Public Procurement Review Journal, regulatory bodies, and project owners in considering and requesting the Prime Minister to consider a separate financial mechanism for each of the programs and projects to which a special disbursement and recovery mechanism is applied, thus require special financial mechanisms (disbursement according to the project progress, PPP projects, projects funded by multiple sources).

d) In case a draft of an international agreement on ODA and concessional loans with a donor prescribes the financial mechanism for such program/project differently, the Ministry of Finance shall cooperate with the Ministry of Planning and Investment and the governing body in conducting the negotiation, then request the Prime Minister to make a decision.

2. The natures of capital use of a project are classified as follows:

a) Infrastructure project: a project of investment in construction, expansion, or upgrade of building works to maintain, develop, or improve their quality;

b) Administration project: a project of investment in administrative tasks that are not part of the project mentioned in Point a of this Clause;

c) On-lending project: a project of investment funded by on-lent foreign loans of the government.

b) Mixed project: a project that combines at least two of the three aforementioned projects (including on-lending according to credit limits).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Procedures establishing domestic financial mechanism

a) The governing body and the project owner shall cooperate with the donor in formulating an outline of the program/project using the form in Article 16 of the Decree No. 38/2013/ND-CP.

- The outline must specify the total amount of ODA, the concessional loan, and the counterpart capital, be enclosed with a proposal of domestic financial mechanism for ODA and concessional loans, specifying the possibilities and repayment plan (for on-lent programs and projects) in accordance with the rules in Clause 1 of this Article.

- The Ministry of Finance shall provide for the principles when making proposals of domestic financial mechanism in the outlines of programs and projects funded by ODA and concessional loans. The Ministry of Planning and Investment shall compile and submit a funding list to the Prime Minister for approval (if the list is within the competence of the Prime Minister).

- The Ministry of Planning and Investment shall provide for the principles for domestic financial mechanism in the outlines of programs and projects funded by ODA grants. The governing body shall consider approving the funding list if the list is within its competence.

b) During the process of formulating and considering the funding list mentioned above, if information and grounds for proposing a financial mechanism for the project are not ample, the governing body and project owner shall keep studying and proposing domestic financial mechanism for the project, send it to the Ministry of Finance and relevant bodies for opinions before submitting the profile and feasibility study of the project of investment to a competent body for approval.

c) In case new issues arise during the negotiation of a loan/aid agreement, which are not mentioned in the financial mechanism established in the profile or feasibility study of the project, or other objective elements require amendments to the  financial mechanism in the profile or feasibility study that has been approved, the governing body and project owner must request the Ministry of Finance to consider them; the Ministry of Finance shall then request the Prime Minister to the official domestic financial mechanism applied to the program/project funded by ODA and concessional loans before the loan/aid agreement is concluded.

4. Determination of specific terms and conditions for on-lending applied to programs and projects funded by ODA and foreign concessional loans:

a) According to the assessment of the financial plan of the on-lending project and assessment of financial capacity of the project owner carried out by the on-lending intermediary, the Ministry of Finance shall apply the terms and conditions for on-lending in the Government's Decree No. 78/2010/ND-CP dated July 14, 2010 and the regulations in this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) In special cases, including the cases in which the foreign lender requires the application of terms and conditions for on-lending other than those in the Decree No. 78/2010/ND-GOVERNMENT, the Ministry of Finance shall consider the case, collect opinions from relevant bodies, send a report to the Prime Minister for consideration and decision on a case-by-case basis.

5. The Ministry of Finance or the on-lending intermediary authorized by the Ministry of Finance to conclude on-lending agreements/subsidiary loan agreements with the subsidiary borrowers shall manage the use and recovery of on-lent capital in accordance with Clause 3 and Clause 4 of this Article.

Article 4. Domestic financial mechanism for local programs and projects

1. Allocation of ODA and foreign concessional loan to administrative divisions:

ODA and foreign concessional loans shall be allocated to local budgets in the form of targeted aid to execute project of investment in infrastructure, social welfare, and other fields where investment cannot be recovered and are funded by government budget according to the Law on State budget.

2. Part or the whole ODA of the government shall be on-lent to:

a) Projects of investment in socio-economic development that are funded by local budgets, on condition that the investment procedures are completed and the local budget can repay the debts.

b) The subprojects that belong to the master projects managed and owned by Ministries, capable of recovering investment, and executed by owners of subprojects of to the People’s Committees of provinces.

3. Depending on the purpose of each loan, the Ministry of Finance shall request the Prime Minister to decide the mechanism for on-lending of each project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The on-lending of foreign loans of the government is permitted by competent authorities;

b) There is a project of investment in socio-economic development funded by local budgets that have undergone the investment procedures in accordance with investment laws and relevant laws;

c) The local budget is assessed as sufficient for debt repayment.

5. The Ministry of Finance shall assess the ability to repay debts of local budgets in accordance with the Government's Decree No. 78/2010/ND-CP and relevant laws, request the Prime Minister to decide the domestic financial mechanism applied to each ODA and concessional loan granted to the administrative division.

Article 5. Conditions for on-lending applied to financial institutions and credit institutions that on-lend loans according to credit limit programs

1. Conditions for on-lending applied to financial institutions and credit institutions:

a) Having a program/project for which the use of loan is approved by a competent authority and the foreign lender;

b) Being capable of repaying the debt according to an assessed financial plan.

2. Conditions for on-lending from the Ministry of Finance to financial and credit institutions that participate in credit limit programs:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The time limit and grace period does not exceed the original time limit and grace period of the foreign loan.

c) In special cases, including the cases in which the foreign lender requires the application of terms and conditions for on-lending other than those in the Decree No. 78/2010/ND-GOVERNMENT, the Ministry of Finance shall consider the case, collect opinions from relevant bodies, send a report to the Prime Minister for consideration and decision on a case-by-case basis.

3. Assessment and selection of financial institutions and credit institutions for credit limit programs:

a) When on-lending ODA loans: the Ministry of Finance shall assess the plans for using loans and repaying debts of the financial institutions and credit institutions that participate in the program before signing the on-lending agreement/ subsidiary loan agreement.

b) When on-lending concessional loans: the State bank of Vietnam shall assess the financial capacity, the plans for using loans and repaying debts of the financial institutions and credit institutions that participate in the credit limit program, then send the assessment result to the Ministry of Finance  before signing the on-lending agreement/subsidiary loan agreement.

c) The financial institution or credit institution that grant the loan to the end borrowers must assess the projects, select end borrowers that are suitable for the credit programs agreed by the donors, and take all risks posed by on-lending.

Article 6. Domestic financial mechanism applied to the private sector in terms of access to ODA loans and foreign concessional loans

1. Entities in the private sector may access ODA loans and foreign concessional loans by on-lending, in particular:

a) Entities in the private sector shall receive on-lent ODA loans and concessional loans when executing projects of investment that are given priority according to the domestic financial mechanism specified in Article 3 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Entities in the private sector shall receive on-lent concessional loans of the government under the foreign loan conditions when executing PPP projects.

d) Entities in the private sector may participate in the programs and projects where the private sector is supported by the governing bodies: the governing bodies must assess the projects participated by the private sector according to the overall financial mechanism approved by competent authorities.

If no financial mechanism for the approved programs and projects is available, the governing body shall send a proposal of domestic financial mechanism for each program/project to the Ministry of Finance and the Prime Minister.

2. Conditions for access to ODA loans and concessional loans; assessment by project owners:

a) Conditions for accessing ODA loans and concessional loans applied to project owners that are companies in the private sector:

- At least 20% of total investment in the projects, which is approved by a competent authority, must be equity capital (excluding the part of equity capital in any other project of investments). The project owner must send a list of projects under investment to the governing body, specifying the investment, investment progress, the plan for using equity capital and raised capital to execute such projects. It is the basis for considering the access to ODA, concessional loans. The project owner is responsible for the accuracy of the report.

- The financial status is sound without incurring any loss over the previous three years preceding the year in which the application for ODA and concessional loans is filed; no loss is accrued, the debt ratio, repayment ratio is safe; not overdue debts are owed to financial institutions and credit institutions; no overdue debts related to the loans guaranteed by the government, on-lent foreign loans of the government, and the loans granted by government budget. If the company has not operated for 03 consecutive years, it is required to have a commitment by the owner or parent company to repay debts on behalf of the company if the company fails to repay the debt to the government. If no parent company or owner is available, the company must have the debt guaranteed by a commercial bank accepted by the Ministry of Finance.

- The subsidiary borrower must take measures for secure the loan in accordance with law to reduce credit risk and other possible risks. Collateral includes the assets derived from the loan granted by the government and other assets defined by law.

b) Assessment and selection of project owners being companies in the private sector:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For the projects of investment in the fields where the use ODA and concessional loans of the government are encouraged according to Point c Clause 1 of this Article. After the investment procedures are completed and the decision on investment is approved by a competent authority, the Ministry of Finance may authorize an on-lending intermediary or an independent advisory organization to assess the financial capacity and the repayment plan of the project owner. The assessing organization is responsible for the assessment result. The project owner must pay the assessment cost, which may be included in the total cost of the project (in case the ODA or concessional loan is directly received) or included in the operating cost of the project owner’s company.

The conditions for receiving ODA and concessional loans applied to the project owners being business households and individuals in the private sector that participate in credit limit programs shall be considered and decided by the financial/credit institution on a case-by-case basis.

Chapter 3.

ANNUAL CAPITAL PLAN

Article 7. Formulation of annual capital plan

1. Annual capital plans of the programs and projects funded by ODA/concessional loans are the plans for disbursement of ODA/concessional loans, and the plans for counterpart capital prescribed in Article 61 and Article 62 of the Government's Decree No. 38/2013/ND-CP. The forms for the ODA/concessional loans disbursement plan and the counterpart capital plan are provided in the Circulars of the Ministry of Planning and Investment on guidelines for the Government's Decree No. 38/2013/ND-CP.

2. According to the overall plan approved by the governing body according to Article 37 of the Government's Decree No. 38/2013/ND-CP, the project owner shall make annual plans for execution of the program/project as a basis for annual disbursement of capital by the governing body according to Article 38 of the Government's Decree No. 38/2013/ND-CP, including:

a) The plans for annual disbursement of ODA and concessional loan sorted by donors and purpose (infrastructure development, administration, on-lending, budget support).

b) The plans for annual disbursement of counterpart capital sorted by governing body and capital source (central budget, local budget, project owner’s capital, and other sources).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Governing bodies must collect and approve annual plans for allocating capital to programs and projects in accordance with to Article 37 of the Government's Decree No. 38/2013/ND-CP, send them to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, and relevant bodies (expenditure control body, on-lending intermediary, serving banks).

4. The Ministry of Planning and Investment shall make plans for disbursing ODA and concessional loans on the projects funded by government budget and annual counterpart capital plans in accordance with Article 61 of the Government's Decree No. 38/2013/ND-CP, then send them to the Ministry of Finance for aggregation with the annual government budget plan.

5. Project owners shall make and approve annual capital plans for the projects funded by on-lent ODA, concessional loans of the government, and counterpart capital of the project owners themselves.

Article 8. Procedures for making annual capital plan

1. For the projects funded by government budget:

a) Every year when the state budget estimate is submitted, the project owners shall make an investment capital plan or administration capital plan according to the progress of the project and send it to the governing body. The governing body shall aggregate the investment plans, send them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for submission to the Prime Minister and the National Assembly.

b) Capital plans must be submitted and announced in accordance with current regulations on government budget. The governing body’s decisions on approving annual allocation plans must be sent to a finance authority at the same level and an expenditure control body.

c) By the deadline for making the annual budget estimate before the concluded treaty on the project takes effect or before the procedures for domestic investment is completed, the governing body must send a report to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance on the demand for counterpart capital and advanced capital of the project if counterpart capital is provided by central budget; if counterpart capital is provided by local budget, the project owner must send a report to the local governing body on the demand for counterpart capital and advanced capital of the project.

d) For the projects set up after the annual budget estimate is made, the governing body shall make additional financial plans or plans for advanced capital from the next year’s budget estimate, then send them to a finance authority and investment authority for consideration in accordance with the Law on State budget and its guiding documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Every year while the government budget estimate is being made, the project owner shall make an annual capital plan for the project, specifying the sources of ODA, concessional loans, and counterpart capital, then send it to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment. The project owner is responsible for balancing the counterpart capital according to the progress of the project.

3. For the projects funded by both allocated and on-lent capital:

Depending on the financial mechanism applied to each project component (allocation or on-lending), the project owners shall make and submit a capital allocation plan for each component in accordance with Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Chapter 4.

SERVING BANK

Article 9. Selection of serving banks

1. “Serving bank" means a commercial bank selected among a list of commercial banks qualified for international transactions and provision of banking services for projects funded by ODA and concessional loans. The list of qualified commercial banks shall be compiled and announced by the State bank of Vietnam.

2. The serving banks selected must:

a) Satisfy all requirements of the State bank in terms of financial safety ratios applied to credit institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Adhere to the regulations of the government, the Ministry of Finance, and the donors on management of ODA and concessional loans.

Article 10. Accounts at serving banks

1. The project owners or the Ministry of Finance may open transaction accounts (advance accounts, special accounts) at serving banks in accordance with the payment terms in the loan/aid agreement, except for the budget support projects that require that accounts be opened at local State Treasuries to facilitate the expenditure control, capital disbursement, and government budget accounting.

If a project is funded by multiple sources, separate accounts must be opened to monitor each of them.

If a project is under the management of multiple levels of authorities and a secondary advance account is required, the project owner shall open the secondary advance account at a branch of the serving bank.

2. The interest generated by advance accounts/special accounts shall be accounted for and monitored separately during the execution of the project, and may only be used for paying banking service fees charged by the serving bank.

By February 15 every year, the project owner must report the use of the interest generated by such accounts in the previous year.

3. Settlement of interest generated by advance accounts/special accounts:

a) For the projects funded by government budget: after the project is completed, if the interest is not used up, the project owner must transfer it to government budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The interest generated by deposit accounts at the serving bank of the financial institutions and credit institutions that borrow on-lent government loans and take credit risk is considered income of such financial institutions and credit institutions, and shall be handled in accordance with the Law on credit institutions and relevant laws.

Chapter 5.

PROCEDURES FOR CAPITAL DISBURSEMENT AND CAPITAL MANAGEMENT

Article 11. Capital disbursement modalities

The modalities of disbursement of ODA and concessional loans are specified in the aid agreements, including:

1. Budget support:

a) Capital for the programs directly funded by government budget or the regional, global budget support programs/projects directly executed by the government shall be disbursed and transferred in a lump sum to government budget.

b) Capital for the programs attached to a policy framework, credit limit programs, master projects, and the projects sponsored according to result of World Bank shall be disbursed and transferred by instalments to government budget.

2. For project-type aid, capital shall be transferred by one of the following modalities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Direct payment is the method by which the donor agrees to give payment directly to the contractors/suppliers of the project as requested by the borrower.

- Wiring is the method of direct payment and/or capital reimbursement in VND currency as mentioned in Point c below.

b) Payment as committed is the method by which the donor makes a commitment to return the amount paid to the contractors/suppliers by Letter of Credit (L/C) via the banking system (lending bank, serving bank) to the commercial bank as requested by the borrower.

c) Capital reimbursement is the method by which the donor transfers money to an account provided by the borrower to reimburse the borrower for the legitimate expenditures on the project incurred by the borrower/project owner. Legitimate expenditures may be incurred before of after the loan agreement is signed and must be conformable with such loan agreement.

d) Advance accounts/special accounts:

Advance account is the account opened at the serving bank of the borrower to which advance payment is transferred by the donor as requested by the borrower for the borrower to proactively pay for legitimate regular costs of the project, reduce the number of transfer, and still enable the donor to control the payment for activities of the project from such account.

Article 12. Procedures for receiving capital from ODA and concessional loans that are budget support

1. If the program is attached to a policy framework, the project owner and governing body must cooperate with the Ministry of Finance/the State bank and relevant bodies in realizing their commitments to the donor to meet the prerequisites for capital disbursement in the loan agreement.

2. For the budget support programs/projects where capital is disbursed according to the outcomes, project owners and governing bodies must take charge and cooperate with relevant bodies in determining the proportions of capital they receive in accordance with the agreement with the donor. The project owner may receive advance capital in accordance with the donor's regulations to perform their tasks as agreed in order to realize the commitments related to the disbursement ratio.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Ministry of Finance shall send the applications for capital disbursement to the donors, cooperate with the State bank, serving banks, and project owners in transferring capital to government budget as agreed with the donors.

5. Budget support for execution of national programs and sector budget support programs:

a) Governing body of the programs and projects must reach an agreement with the Ministry of Finance on the time for capital disbursement, the amount of disbursement, and the accounts to which ODA and concessional loans are transferred; cooperate with the Ministry of Finance in planning the distribution and allocation of subprojects.

b) ODA and concessional loans that have been transferred to government budget must be used for the national programs and sector budget support programs in accordance with the procedures for expenditure control, disbursement of capital from government budget.

6. The application for capital disbursement must comply with the agreements with the donor.

Article 13. Procedures for disbursement of ODA and concessional loans in the form of aid for projects

1. After the donor announces the prerequisites for capital disbursement according to the loan/aid agreement, the project owner or project management board shall make and send an application for capital disbursement to the Ministry of Finance.

2. The application for capital disbursement must be made in accordance with the form provided by the donor, the regulations in Article 14 and Article 15 of this Circular, including the following types:

a) Single application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Within 5 working days from receipt of the satisfactory application, the Ministry of Finance shall sign the application and send it to the donor.

4. When the donor requires additional documents or only accept part of the application, the Ministry of Finance shall notify the project owner of the legitimate requirements of the donor.

Article 14. Single application

1. The project owner shall send the single application to the Ministry of Finance and the expenditure control body as the basis for monitoring the disbursement of ODA and concessional loans on each program/project. The application consists of:

a) An aid agreement between Vietnamese government and the donor (Vietnamese translation bearing the signature and seal of the project owner, which is sent to the expenditure control body);

b) The project of investment (feasibility study report) and/or the project outline approved by a competent authority, enclosed with a copy of the decision on investment in project made by a competent authority and a decision on estimate approval (if any);

c) The contract between the project owner and the contractor, the documents related to the payment requirements, except for the drawings, designs, and technical documents (copies); if the contract is concluded in a foreign language, a Vietnamese translation of the payment terms, which bear the signature and seal of the project owner, must be enclosed with the contract;

d) The agreements, letters, and “no objection" statements of the donor; agreements with the contractors on project execution (list of legitimate expenditures, contracts; contract execution guarantee); approve budget for each item, contract, and project approved by competent authorities (applied to limited bidding and the works done without contracts), and relevant documents about the project;

dd) The annual capital plan approved by a competent authority;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The project owner shall only send the Ministry of Finance the copies of the aforementioned documents once when making the first application for capital disbursement. The project owner is responsible for the accuracy of the copies submitted to the Ministry of Finance. The original copy of the annual financial plan for the project must be sent to the Ministry of Finance and the expenditure control body.

Article 15. On-demand application

Apart from the single application mentioned in Article 14, the project owner shall send an application for capital disbursement every time capital is drawn depending on the modalities of capital disbursement, in particular:

1. Direct payment/wiring (via JICA)

a) A written request for capital disbursement enclosed with the application form, the statements and necessary documents required by the donor;

b) Invoices/claims for payment of the contractor/supplier;

c) A claim for payment (original copy) certified by the expenditure control body;

d) If inspection is carried out after disbursement, the project owner must notice the settlement of capital disbursement by each stage of payment, in particular:

- While making a midterm instalment, if the value on the certification of payment issued by the expenditure control body is different from the actual expenditure in the previous period, the project owner must offset this difference against the payment value in the next period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Procedures for preparing letter of commitment/special commitment

a) The project owner shall send the Ministry of Finance a dossier that consists the following documents:

- A written request for issuance of a letter of commitment by the donor;

- A documents about the issuance of the issuance of a letter of commitment using the forms provided by the donor and copies of opened L/C.

b) Procedures for payment with L/C without a letter of commitment: if the commercial contract allows payment by L/C without a letter of commitment, the project owner shall send the Ministry of Finance a written request for opening the L/C, which is enclosed with a copy of the commercial contract and relevant documents. After examining the documents, the Ministry of Finance shall offer opinions on the opening of the L/C to the project management board and the serving bank, and concurrently send a Notice of authorization of irrevocable payment to a bank authorized by the donor to make payment according to the L/C.

If capital disbursed by JICA is eligible for inspection after disbursement, after each time the payment to the investor/counselor is approved, the project owner must send the payment receipts to the expenditure control body for inspection. When the expenditure inspection result is given, the project owner shall send a claim for payment (original copy) certified by the expenditure control body to compare the information about capital disbursement with JICA.

3. Procedures for capital reimbursement

a) The project owner shall send the Ministry of Finance a dossier of application for capital disbursement, which consists the following documents:

- A written request for capital disbursement, an application form for capital disbursement, and a statement according to the set form;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The receipt proving that the payment has been given to the contractor/beneficiary and/or a manifest that certifies that the contractor/beneficiary has received the reimbursed capital ;

- c) A claim for capital reimbursement (original copy) certified by the expenditure control body.

In special cases at the request of the donor, the Ministry of Finance may request additional documents.

b) If capital is drawn from JICA: The project owner shall send the Ministry of Finance a dossier of application for capital disbursement, which consists the following documents:

- The contract between the investor and contractor, the written approval of the contract between Vietnam and JICA, which is enclosed with a Vietnamese translation that bear the project owner’s signature and seal;

- A written request for capital disbursement and necessary documents required by the donor;

- A claim for payment (original copy) certified by the expenditure control body;

4. Advance accounts/special accounts:

a) First disbursement of capital to advance account:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

After capital can be disbursed according to the loan/aid agreement, the project owner shall send the Ministry of Finance the following documents: (i) A written request for capital disbursement, (ii) an application form for capital disbursement and the statements using the form provided by the donor, and (iii) the expenditure plan for the next three months in accordance with the donor’s regulations. The Ministry of Finance shall consider signing the application and send it to the donor.

b) Expenditure from advance account: follow regulations in Article 16 of this Circular.

For the loan granted by JICA, the project owner shall send the Ministry of Finance the following documents:

- A written request for capital reimbursement of the project owner;

- A claim for payment of the contractor/supplier/beneficiary;

- A claim for payment (original copy) certified by the expenditure control body whenever a payment is made (inspection before disbursement); When advance payment is made, it is necessary to provide documents about bank’s guarantee of the advance payment.

c) Additional payment to advance account:

In order to receive additional capital disbursement to the level-1 advance account, the project owner shall send the following documents to the Ministry of Finance:

- A written request for additional capital disbursement to the advance account;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- An application for capital disbursement and the statements using the donor’s form;

- The statements are made by the project owner, must specify the expenditures from the advance account including the dates, payments, amounts in foreign currencies, amounts in Vietnamese currency, exchange rates, payment contents, and beneficiaries;

- c) A claim for capital reimbursement (original copy) certified by the expenditure control body.

- History statement of the advance account provided by the serving bank (together with that of the secondary advance account, if any). If the loan is granted by JICA, it is required to provide documents proving that the serving bank has transferred the payment to the beneficiary.

The Ministry of Finance shall consider signing/approving the application for capital disbursement and sending it to the donor for additional transfer of money to the advance account.

Article 16. Management of disbursement and use of ODA, concessional loans

1. Purposes of expenditure control

In order to ensure the proper and efficient use of ODA and concessional loans of the government, the disbursement and use of ODA and concessional loans of the government must be inspected and supervised as if they are government budget by controlling expenditures and payments (hereinafter referred to as expenditure control) from ODA and concessional loans of projects. Expenditure control is meant to ensure that the expenditures on the projects are conformable with the concluded Agreements/project outlines/ODA and concessional loans contracts and domestic regulations on financial management.

2. Rules for expenditure control

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The expenditures stated in the claims for payment serving disbursement of ODA and concessional loans must be inspected according to the approved plan for annual disbursement of foreign capital. If the amount of capital disbursed in the year exceeds the approved plan for annual disbursement of foreign capital (even if exchange difference is the cause), the project owner must make and submit a plan for increase of capital by December 30, provided the total disbursed capital and accrued payment do not exceed the limit of foreign capital of the whole project. The expenditure control body must monitor and certify the counterpart capital within the given counterpart capital plan.

c) Pursuant to the payment orders of the project owner, the payment terms in the contract (number of instalments, payment stages, payment time, and payment conditions), or the capital estimate if payment is not made according to the contract, and value of each payment, the expenditure control body shall inspect the expenditures and pay the project owner. The project owner is responsible for the accuracy and legitimacy of the works done, the limits, unit prices, and construction quality; the expenditure control body is not responsible for these issues.

d) The expenditure control body shall inspect the expenditures or refuse to certify the expenditure inspection within 05 working days from the receipt of sufficient and valid documents.

3. Expenditure control body:

a) State Treasuries shall inspect the payment receipts of the projects/project components funded by government budget.

b) The Vietnam Development Bank or another on-lending intermediary authorized by the Ministry of Finance shall inspect the payment receipts of the projects/project components funded by on-lent loans.

c) Credit limit programs/credit components:

- The financial institutions and credit institutions appointed by the Ministry of Finance as on-lending intermediary without taking any credit risk shall inspect the expenditures when the subsidiary borrower requests capital disbursement and payment.

- The financial institutions and credit institutions that take on-lent loans according to credit limit programs and take credit risk shall inspect the expenditures when on-lending loans to end borrowers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Modalities of expenditure control

a) “Inspection before disbursement” means the inspection and certification of the legitimacy of the expenditures by the expenditure control body before capital is disbursed for the project owner to pay the contractors/beneficiaries.

b) “Inspection after disbursement” means the inspection and certification of the legitimacy of the expenditures after capital is disbursed for the project owner to pay the contractors/beneficiaries.

 Inspection after disbursement is applied to every payment order, except for the following cases in which inspection before disbursement is required:

- The contractors/suppliers are paid directly for the projects/subprojects funded by government budget, except for the projects funded by loans from JICA.

- The contractors/suppliers are paid directly when making the lump sum payment or the last instalment.

- Payment is made from the level-2 account if the project has two levels of advance accounts.

5. Documentation and procedures for expenditure control:

a) For the construction projects/subprojects funded by government budget:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Documents serving certification of advance capital: apart from the initial documents, the project owner shall send the following documents to the expenditure control body:

+ A guarantee for advance payment specifying the advance payment value and the deadline for reimbursement for the advance payment according to the contract;

+ A written request for capital reimbursement; a written request for capital disbursement (if counterpart capital is advanced).

- On-demand application: The warranty payment has been certified by the expenditure control body whenever a payment is made, thus the transfer of warranty payment is exempt from recertification. The investor is responsible for the warranty payments to the contractors.

b) For the administrative projects or activities funded by government budget: follow the expenditure control principles in the Circular No. 161/2012/TT-BTC dated October 02, 2012 of the Ministry of Finance on the control and payment of expenditures from government budget via State Treasury, amendments to this Circular, according to the application for disbursement of ODA and concessional loans prescribed in this Circular. If otherwise prescribed by the loan/aid agreement or the donor’s regulations, such agreement or regulations shall prevail.

c) Documentation and procedures for controlling expenditures on on-lending projects:

- Credit limit:

Documentation and procedure for controlling expenditures on the projects/project components funded by on-lent loans according to credit limit must comply with regulations of credit institutions using on-lent ODA, regulations of the aid agreement and the project. The credit institutions that borrow on-lent ODA are responsible for the legitimacy of the credit loans and expenditures in the statements sent to the Ministry of Finance when making and submitting the application for disbursement of foreign capital.

- The documentation and procedures for controlling expenditures on other projects/subprojects are similar to those applied to the construction projects/subprojects funded by government budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GOVERNMENT BUDGET ACCOUNTING

Article 17. Opening accounts at State Treasuries

1. Accounts for ODA and concessional loans:

Pursuant to the regulations on opening accounts of programs and projects in Clause 1 Article 10 of this Circular, the requirements for execution of the programs and projects, and written agreements with the donors, project owners shall open accounts at State Treasuries to receive advanced ODA and concessional loans, and pay for the project after expenditure control is carried out by State Treasuries.

2. Counterpart capital account: project owners shall open accounts at State Treasuries in order for State Treasury to control the payment for expenditures on the projects and monitor the allocation of counterpart capital on the projects.

Article 18. Government budget accounting principles

1. ODA and foreign concessional loans must be accounted for in government budget adequately and promptly. Finance authorities are in charge of government budget accounting.

2. New revenues and expenditures of government budget must be recorded according to the ODA and concessional loans that have been disbursed and transferred to users. The currency must be VND (if capital is disbursed in VND) or converted into VND at an exchange rate announced by the Ministry of Finance every month (if foreign currencies are transferred to the projects). On-lent loans shall be accounted for in accordance with Article 4 of the Government's Decree No. 78/2010/ND-CP.

3. The recorded government budget revenues and expenditures are the basis for the organizations and units that use or borrow on-lent ODA and foreign concessional loans to do government budget accounting.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

After receiving the donor’s notice of capital disbursement or a payment receipt from an advance account/special account at a serving bank, the Ministry of Finance shall send a revenue and expenditure record to the State Treasury for government budget accounting. Depending on the purposes and users/beneficiaries, government budget revenues and expenditures shall be recorded as follows:

1. For the cash loans in the form of general budget support: according to the credit notes of the serving bank, State Treasuries shall record the ODA and concessional loans as government budget revenues (the amount in foreign currencies transferred to a Foreign currency fund shall be recorded as State budget revenues in foreign currencies).

2. For the cash loans in the form of sector budget support: according to the concluded aid agreement and the budget allocated to the users/beneficiaries according to estimates, State Treasuries shall make payments, control expenditures, and record the ODA and concessional loans as government budget expenditures as if they are capital provided by government budget.

3. For the foreign loans allocated to construction projects and administration projects of ministries and central agencies: according to the donors’ notices of disbursement and receipts of payments from advance accounts/special accounts at services banks, the Ministry of Finance shall record ODA and concessional loans as government budget revenues, record capital for construction and administration allocated to Ministries and central agencies as government budget expenditures.

4. For the foreign loans allocated to provinces: according to the donors’ notices of disbursement, the Ministry of Finance shall record ODA and concessional loans as government budget revenues, record local budget revenues from central budget via provincial Services of Finance. According to the documents sent by the Ministry of Finance, Services of Finance shall make orders for payment to local capital users; send them to the provincial State Treasuries for allocation of budget in accordance with the Law on State budget.

5. For the foreign loans on-lent by the Ministry of Finance to the People’s Committees of provinces and the private sectors: according to the donors’ notices of disbursement, the Ministry of Finance shall record ODA and concessional loans as government budget revenues, record the loans on-lent by the  on-lending intermediaries authorized by the Ministry of Finance as expenditures.

6. For the foreign loans on-lent by financial institutions and credit institutions that are appointed as on-lending intermediaries by the Ministry of Finance: according to the donors’ notices of disbursement, the Ministry of Finance shall record ODA and concessional loans as government budget revenues, record the on-lent loans as expenditures. The on-lending intermediaries and project owners must follow the procedures for taking loans upon receipt of the donors' notice of disbursement sent by the Ministry of Finance regardless of the time of recording government budget revenues and expenditures.

Article 20. Adjustment to government budget accounting data

1. Accounting data shall be adjusted to resolve the difference between the information about revenues and expenditures and the actual amount of capital disbursed and used in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The project owner is replaced under a decision by a competent authority;

c) There is a change in the domestic financial mechanism under a decision by a competent authority (e.g. converted from on-lending to allocation of part or all ODA and concessional loans)

d) Adjustment to some error during the government budget accounting must be made according to the comparison between information between State Treasuries and project owners.

2. Procedures for adjustment:

a) Pursuant to the request for adjustment made by the governing body and project owner, which is enclosed with supporting documents, the Ministry of Finance (Department of Debt Management and External Finance) shall compare the government budget accounting data, make a Budget Adjustment Note, and send to the State Treasury.

b) According to the Budget Adjustment Note, State Treasury shall record the adjustments to the accounting data and send copies of the Budget Adjustment Note the governing body and project owner for them to make corresponding adjustments to the accounting reports and financial statements.

Chapter 7.

PROVISION OF COUNTERPART CAPITAL AND MECHANISM FOR ADVANCING CAPITAL FROM GOVERNMENT BUDGET

Article 21. Responsibility to provide counterpart capital

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Local budgets shall provide counterpart capital for:

a)  The projects/subprojects that are funded by local budgets according to the Law on State budget, owned and managed by local authorities.

b) The projects funded by on-lent ODA and concessional loans of the government that are borrowed by the People’s Committees of provinces.

3. Financial institutions, credit institutions, and companies in all economic sectors are responsible for providing counterpart capital for:

a) The projects/subprojects they own and manage.

b) The projects/subprojects funded by on-lent ODA and concessional loans of the government that are borrowed by such financial institutions, credit institutions, and companies.

4. Beneficiaries must contribute an amount of counterpart capital (in cash, in kind, or labor) according to the design of each program/project.

Article 22. Mechanism for advancing capital

If a commitment to provide ODA and concessional loans has been made, such loans has been recorded in the State budget estimate, which is decided by the National Assembly but have not been disbursed, capital shall be advanced by government budget (central budget) to execute some parts of the program/project funded by government budget according to Article 44 of the Government's Decree No. 38/2013/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 8.

ON-LENDING

Article 23. Procedures for on-lending

1. Conclusion of on-lending contract/agreement:

a) The Ministry of Finance shall directly on-lend the loans to financial institutions and credit institutions (if credit risk is taken by such financial institutions and credit institutions) or project owners and companies in all economic sectors (for specific program/project of investment, except for manufacturing households and individuals) by signing on-lending agreements or subsidiary loan agreements between the Ministry of Finance and such organizations.

b) The Ministry of Finance shall directly on-lend the loans to the People’s Committees of provinces by signing on-lending agreements or subsidiary loan agreements between the Ministry of Finance and the People’s Committees of provinces.

Records on the conclusion of the on-lending agreements or subsidiary loan agreements mentioned in Point a and Point b above shall be made for each particular on-lending project using the forms provided by the donors (if any).

c) the Ministry of Finance shall authorize financial institutions and credit institutions as on-lending intermediaries to on-lend loans to programs and projects (if they do not take credit risk) by signing authorization contracts between the Ministry of Finance and the on-lending intermediaries.

The form of the authorization contract is provided in Appendix 2 to the Government's Decree No. 78/2010/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) For the loans directly on-lent by the Ministry of Finance: the Ministry of Finance shall plan the collection of debt and on-lending fee for every quarter and the whole year according to the concluded on-lending agreements or subsidiary loan agreements.

b) For the amounts the Ministry of Finance authorize on-lending intermediaries to collect: on-lending intermediaries shall plan the collection of debt and on-lending fee for every quarter and the whole year according to the concluded on-lending agreements or secondary loan agreements, then send the plans to the Ministry of Finance.

3. Organization of debt collection:

a) Accounts for debt collection: the collected debts (principal, interest, on-lending fee) shall be transferred to the accounts using foreign currencies and Vietnamese currency of the Debt Repayment Fund opened at State Treasuries.

b) In every June and December, organizations, companies, and the People’s Committees of the provinces that borrow the foreign loans on-lent by the government must report information about repayment of debts of on-lending projects to the Ministry of Finance (Debt Repayment Fund).

c) On-lending intermediaries must send reports on the implementation of the plan for collection of on-lent loans and on-lending fees in every quarter and in the whole year, the repayment of on-lent loans of each program/project to Debt Repayment Fund to the Ministry of Finance. The reports must be submitted within the first 15 days of the next quarter (applied to quarterly reports) and by January 31 of the next year (applied to annual reports). Annual reports on the collection of principal, interest, and fee of on-lent loans shall be made by on-lending intermediaries according to each on-lending project, and are the basis for the Ministry of Finance (Debt Repayment Fund) to compare and certify the repayment of on-lent loans with on-lending intermediaries.

Article 24. Handling on-lending risk

Procedures and entitlements to handle on-lending risk are specified in Article 23 of the Government's Decree No. 78/2010/ND-CP.

Governing bodies shall cooperate with the Ministry of Finance and on-lending intermediaries in assessing, ranking, and classifying risky debts according to the Regulation on Management and Handling of risk to public debts enclosed with the Decision No. 56/2012/QD-TTg dated December 21, 2012 of the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ACCOUNTING, AUDIT, REPORTING, AND INSPECTION

Article 25. Accounting of projects funded by ODA and concessional loans

1. Bookkeeping principles:

The units that use ODA and concessional loans must:

a) Comply with current regulations of the Law on Accounting, Vietnam’s Accounting Standards, and current accounting practice of Vietnam;

b) Comply with the donors’ regulations on accounting in the loan/aid agreements or in the project outlines (if any);

2. Accounting apparatus

The accounting apparatus varies according to the scale of the project and the project management method.

a) If a project management board is not established or a project management board is established without a separate accounting apparatus: the project owner may use the general accounting apparatus in the same accounting book system of the unit. The accounts, capital sources, receipts and expenditures of the project must be separated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Accounting practice

a) In the cases mentioned in Point a Clause 2 of this Article: the current accounting practice shall apply (company accounting practice, administration accounting practice, or another practice that is most suitable)

b) In the cases mentioned in Point b Clause 2 of this Article: the accounting practice depends on the use of capital, project management method, and the structure of the capital user.

Article 26. Financial audit

1. Audit of the annual financial statement of the projects funded by ODA and concessional loans is meant to inspect and verify the legitimacy of the financial statement in the tax year.

2. Annual financial statements of the projects funded by ODA and concessional loans must be audited by State Audit Agency or independent audit organizations as agreed with the donors. If the project funded by ODA and concessional loans is already in the annual audit plan of State Audit Agency and approved by the donor, such financial statement is exempt from independent audit.

3. Financial statements must be audited in accordance with current regulations of law, unless otherwise agreed between the government and donors.

4. The selected audit firms are independent audit firm that operate within Vietnam’s Law, and issued with Certificate of eligibility to provide audit services.

5. Financial statements of separate works that are done may be audited if required by the donor.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 27. Financial statement

1. Annual financial statements:

a) Financial statements of administration projects funded by ODA concessional loans must be made annually in accordance with the Circular No. 01/2007/TT-BTC dated January 02, 2007 of the Ministry of Finance, the amendments to this Circular, or the documents that replace this Circular.

b) Financial statements of construction projects funded by ODA concessional loans must be made annually in accordance with the Circular No. 210/2010/TT-BTC dated December 20, 2010 of the Ministry of Finance, the amendments to this Circular, or the documents that replace this Circular.

2. Financial statement upon project completion:

a) Financial statements finance of projects of investment funded by ODA and concessional loans must be made in accordance with the Circular No. 19/2011/TT-BTC dated February 14, 2011 of the Ministry of Finance, the amendments to this Circular, or the replacement of this Circular.

b) If a project is shut down, dissolved, or merged in the tax year, the Director of the project and the accountants complete the financial statement of the project up to the point when it is shut down, dissolved, or merged before they can do another job, and are responsible for any errors in such statement.

c) The owner of a master project that consists of multiple subprojects shall follow the procedures for submitting financial statements of subprojects and send the result to the governing body of the master project. Such reports shall be aggregated in the financial statement of the whole project.

Article 28. Disbursement reporting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The project owner must send a report on disbursement completion to the Ministry of Finance within 30 days from the day on which the loan/aid is closed using the form in Appendix 2 to this Circular as the basis for making the financial statement of the project.

3. The project owner shall make and send financial statements to the donor in accordance with the project outline or the concluded loan/aid agreement, and send them to a finance authority at the same level for monitoring and instructions.

4. The governing body shall aggregate and send biannual and annual reports on public debt to the Ministry of Finance using the form in the Circular No. 53/2011/TT-BTC dated April 27, 2011 on reporting and disclosure of information about public debts and national foreign debts.

Article 29. Inspection

Finance authorities and governing bodies of projects may carry out periodic inspections and surprise inspections of adherence to the regulations on financial management in this Circular of the projects funded by ODA and foreign concessional loans, or cooperate with relevant bodies in doing so.

Chapter 10.

MISCELLANEOUS PROVISIONS

Article 30. Asset management

The management and use of assets invested or provided from the projects funded by ODA and concessional loans must comply with current regulations of the Prime Minister and instructions of the Ministry of Finance on management and use of assets of projects funded by state capital.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Tax policies on the programs and projects funded by ODA and concessional loans of donors must comply with separate instructions of the Ministry of Finance.

2. The tax polices on programs and projects of the private sector that are funded by ODA and foreign concessional loans: the governing bodies that plan support for the private sector, financial institutions and credit institutions that on-lend loans to the private sector according to credit limit programs, or competent authorities that allow the private sector to access ODA and foreign concessional loans of the government must notify or certify the modality of providing ODA and concessional loans for each particular program/project in order for tax authorities to apply appropriate tax policies to the programs and projects of the private sector that are funded by ODA and concessional loans.

Article 32. Financial management handbooks

Apart from the regulations in this Circular, the Ministry of Finance shall cooperate with the donors (if required) in publishing financial management handbooks. Such handbooks are reference documents that assist other entities in participating in the management and execution of the programs and projects funded by ODA and concessional loans.

Chapter 11.

IMPLEMENTATION

Article 33. Effect

1. This Circular takes effect on February 15, 2013 and supersedes the Circular No. 108/2007/TT-BTC dated September 07, 2007 of the Ministry of Finance on financial management of ODA programs and ODA projects; the Circular No. 40/2011/TT-BTC dated March 22, 2011 on amendments to the Circular No. 108/2007/TT-BTC, and the Circular No. 107/2011/TT-BTC dated July 20, 2011 on amendments to Article 1 of the Circular No. 40/2011/TT-BTC dated March 22, 2011.

2. During the implementation of this Circular, if the legislative documents cited in this Circular are amended or replaced, the newer ones shall apply.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Truong Chi Trung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định về quản lý tài chính đối với chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của nhà tài trợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


36.844

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.85.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!