Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 79/2010/NĐ-CP nghiệp vụ quản lý nợ công

Số hiệu: 79/2010/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 14/07/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 79/2010/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2010

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NỢ CÔNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định về các công cụ quản lý nợ công; quản lý huy động, sử dụng, trả nợ và quản lý rủi ro, cơ cấu lại nợ; hạch toán kế toán, thống kê nợ và kiểm toán; tổ chức thông tin, báo cáo và công khai về nợ công.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ được sử dụng trong Nghị định này được hiểu như sau:

1. Chiến lược dài hạn về nợ công là văn kiện đưa ra Mục tiêu, định hướng, các giải pháp, chính sách đối với quản lý nợ công được xây dựng trong khuôn khổ chiến lược tài chính quốc gia, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của đất nước.

2. Chương trình quản lý nợ trung hạn là văn kiện cụ thể hóa nội dung chiến lược dài hạn về nợ công cho giai đoạn 3 năm liền kề phù hợp với khuôn khổ chính sách kinh tế, tài chính và kế hoạch ngân sách trung hạn của Chính phủ.

3. Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ là văn kiện được xây dựng hàng năm bao gồm kế hoạch rút vốn vay và trả nợ chi tiết của Chính phủ.

4. Cơ sở dữ liệu về nợ công là tập hợp các số liệu, báo cáo về tình hình thực hiện, đánh giá, phân tích về nợ công của quốc gia được lưu trữ một cách có hệ thống, có tổ chức dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc văn bản báo cáo.

5. Công khai thông tin về nợ công là việc cung cấp rộng rãi ra công chúng các thông tin, dữ liệu về nợ công theo quy định của pháp luật.

6. Vay thương mại nước ngoài của Chính phủ là các Khoản vay có các Điều kiện tương tự như vay tài chính, vay tín dụng xuất khẩu từ các ngân hàng thương mại nước ngoài hoặc vay thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ.

7. Rủi ro danh Mục nợ là tất cả các rủi ro có thể xảy ra khi có những biến động về thị trường, tín dụng, thanh Khoản, hối đoái, lãi suất và rủi ro trong quá trình huy động, sử dụng và trả nợ của Chính phủ.

8. Thu nhập tài chính do việc cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ được xác định lại bằng chênh lệch giữa nghĩa vụ trả nợ trước và sau khi tiến hành cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ bao gồm cả tiền gốc, lãi và các chi phí liên quan đến thực hiện việc cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ.

9. Cơ quan chủ quản là cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chương 2.

CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NỢ CÔNG

Điều 3. Các loại công cụ quản lý nợ công

1. Chính phủ thống nhất quản lý toàn diện nợ công thông qua các công cụ sau:

a) Chiến lược dài hạn về nợ công;

b) Chương trình quản lý nợ trung hạn;

c) Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ;

d) Các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công.

2. Căn cứ vào các công cụ quản lý nợ, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ, quyết định Mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn 5 năm; quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Quản lý nợ công.

Điều 4. Chiến lược dài hạn về nợ công

1. Chiến lược dài hạn về nợ công bao gồm các nội dung sau:

a) Đánh giá thực trạng nợ công và công tác quản lý nợ công trong giai đoạn thực hiện Chiến lược trước đó;

b) Mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công;

c) Các giải pháp, chính sách quản lý đảm bảo huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả và an ninh tài chính;

d) Tổ chức thực hiện chiến lược.

2. Căn cứ để xây dựng chiến lược dài hạn về nợ công:

a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;

b) Các nghị quyết, quyết định về chủ trương huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ của Đảng, Quốc hội và Chính phủ;

c) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và 10 năm, các kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ;

d) Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong từng thời kỳ;

đ) Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả Điều tra, khảo sát và tài liệu tham khảo có liên quan.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ chiến lược dài hạn về nợ công trong khuôn khổ chiến lược tài chính quốc gia và tổ chức thực hiện sau khi được Chính phủ phê duyệt.

Điều 5. Chương trình quản lý nợ trung hạn

1. Chương trình quản lý nợ trung hạn bao gồm các Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý nợ trong giai đoạn 3 năm liền kề để thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ đã được Quốc hội xác định trong Mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công.

2. Căn cứ chủ yếu để xây dựng chương trình quản lý nợ trung hạn

a) Chiến lược dài hạn về nợ công;

b) Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ;

c) Thực trạng nợ hiện tại và các chỉ tiêu an toàn về nợ trong thời kỳ.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng chương trình quản lý nợ trung hạn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện chương trình sau khi được phê duyệt.

Điều 6. Kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ

1. Nội dung kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ, bao gồm:

a) Kế hoạch vay trong nước: bao gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nước và kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển;

b) Kế hoạch vay nước ngoài: được thực hiện thông qua các hình thức huy động, gồm vay ODA, vay ưu đãi, vay thương mại và được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài;

c) Kế hoạch trả nợ: được chi tiết theo chủ nợ, có phân định trả nợ gốc và trả nợ lãi; trả nợ trong nước và trả nợ nước ngoài.

2. Căn cứ xây dựng kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ:

a) Mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ Chính phủ đã được Quốc hội quyết định;

b) Chiến lược nợ dài hạn về nợ công và chương trình quản lý nợ trung hạn;

c) Yêu cầu nhiệm vụ huy động vốn để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển năm kế hoạch;

d) Dự kiến rút vốn theo các thỏa thuận vay và phát hành mới trái phiếu chính phủ trong năm kế hoạch;

đ) Nghĩa vụ trả nợ đến hạn trong năm kế hoạch của Chính phủ (bao gồm cả dự báo nghĩa vụ nợ dự phòng phát sinh do bảo lãnh chính phủ phải thực hiện);

e) Dự kiến lãi suất, tỷ giá bình quân trong năm kế hoạch và nhu cầu thực hiện các nghiệp vụ cơ cấu lại các Khoản nợ Chính phủ.

3. Quy trình lập và phê duyệt kế hoạch vay được quy định như sau:

a) Hàng năm, phù hợp với thời gian lập dự toán Ngân sách nhà nước, Cơ quan chủ quản chỉ đạo các chủ dự án trực thuộc báo cáo tình hình thực hiện và lập kế hoạch vay theo các chương trình, dự án phù hợp với tiến độ thực hiện gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp;

b) Cơ quan chủ quản tổng hợp kế hoạch sử dụng vốn vay của Chính phủ gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung;

c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ vào dự toán ngân sách nhà nước báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn;

d) Căn cứ vào tổng mức vay, trả nợ của Chính phủ đã được Quốc hội phê chuẩn cùng với dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính tiến hành xây dựng kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ chi tiết theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này đồng thời với việc xây dựng hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ đã được phê duyệt.

Điều 7. Hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia

1. Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm:

a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP);

b) Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP;

c) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu;

d) Nợ chính phủ so với GDP;

đ) Nợ chính phủ so với thu ngân sách nhà nước;

e) Nghĩa vụ nợ chính phủ so với thu ngân sách nhà nước;

g) Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách nhà nước;

h) Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ.

2. Các căn cứ chủ yếu để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia:

a) Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm;

b) Tình hình thực hiện các chỉ tiêu giám sát và an toàn về nợ giai đoạn 5 năm trước;

c) Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm nội bộ của nền kinh tế;

d) Các cân đối giữa vay và khả năng trả nợ; cân đối ngoại tệ; nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư cho toàn xã hội, khả năng huy động vốn vay trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển; cân đối ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô khác của nền kinh tế;

đ) Tình hình và khả năng tăng trưởng xuất khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá trong từng giai đoạn;

e) Kinh nghiệm và thông lệ quốc tế về ngưỡng an toàn đối với các chỉ tiêu về nợ.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định phương pháp tính toán và xây dựng các chỉ tiêu giám sát nợ quy định tại Khoản 1 Điều này. Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt các chỉ tiêu an toàn về nợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý nợ công. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các chỉ tiêu an toàn về nợ được Chính phủ phê duyệt này trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm trình Chính phủ phê duyệt, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Đối với các chỉ tiêu giám sát nợ còn lại, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cùng với kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ.

Điều 8. Tổ chức giám sát về nợ công

1. Nội dung công tác giám sát thường xuyên tình trạng nợ công:

a) Theo dõi và tính toán các chỉ tiêu nợ hiện tại và tương lai theo diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước nhằm nhận diện mức độ rủi ro về nợ để có biện pháp xử lý phù hợp;

b) Thực hiện giám sát các chỉ tiêu về nợ công trong mối tương quan với các chỉ số kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo các ngưỡng an toàn về nợ;

c) Dự báo, cảnh báo mức độ rủi ro đối với danh Mục nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hoặc đột xuất;

d) Giám sát việc thực hiện hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ.

2. Nội dung phân tích, đánh giá nợ bền vững bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá định lượng: phân tích, đánh giá định lượng nhằm tính toán các chỉ tiêu về nợ công quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này;

b) Phân tích, đánh giá định tính:

- Phân tích, đánh giá về môi trường trong nước và quốc tế liên quan đến diễn biến tình hình nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia;

- Phân tích, đánh giá định tính về chính sách liên quan đến việc quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ, bao gồm: chính sách ngân sách, phân tích thị trường, chính sách tỷ giá, chính sách thương mại và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế quốc gia;

- Các vấn đề về khuôn khổ thể chế và pháp lý.

3. Phương pháp giám sát thường xuyên tình trạng nợ công và phân tích, đánh giá nợ bền vững định kỳ

a) Việc giám sát thường xuyên tình trạng nợ công được thực hiện gắn với quá trình huy động, sử dụng và trả nợ làm căn cứ cho việc đánh giá, cảnh báo về tình trạng nợ.

b) Việc phân tích, đánh giá nợ bền vững được thực hiện định kỳ hàng năm gắn với chương trình quản lý nợ trung hạn nhằm xem xét toàn diện, có hệ thống và khách quan về sự phù hợp, chi phí vay, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng trả nợ, các loại rủi ro, mức độ rủi ro, các tác động và tính bền vững của danh Mục nợ trong hiện tại và tương lai.

4. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc giám sát tình trạng nợ công

a) Bộ Tài chính: là cơ quan chủ trì thực hiện việc giám sát tình trạng nợ công, chịu trách nhiệm hướng dẫn phương pháp tính toán hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ; chủ trì tiến hành phân tích đánh giá bền vững nợ; Điều hành hạn mức nợ công, hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ; phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành, kiểm tra và giám sát tình hình vay và trả nợ công.

b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ và Điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ; hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin để thực hiện việc đánh giá, giám sát nợ theo quy định tại Nghị định này.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ; chủ trì đánh giá thực trạng và hiệu quả vay ODA theo quy định của Chính phủ.

Chương 3.

QUẢN LÝ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG, TRẢ NỢ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO, CƠ CẤU LẠI NỢ

Điều 9. Quản lý huy động qua phát hành các công cụ nợ và thỏa thuận vay:

1. Việc phát hành các công cụ nợ và thỏa thuận vay được quản lý chặt chẽ theo trình tự thủ tục quy định tại Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật có liên quan, đảm bảo trong giới hạn nợ cho phép, trong kế hoạch vay và trả nợ hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

2. Việc phát hành trái phiếu chính phủ trong nước và trái phiếu quốc tế của Chính phủ bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về phát hành chứng khoán và Nghị định về phát hành trái phiếu chính phủ.

3. Việc vay trả nợ nước ngoài thông qua thỏa thuận vay đảm bảo tuân thủ quy định về vay và trả nợ nước ngoài, quy định về quản lý ngoại hối. Trình tự thủ tục đàm phán, ký kết và phê duyệt thỏa thuận vay cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

4. Các Khoản vay từ các nguồn tài chính hợp pháp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên cơ sở thỏa thuận hoặc hợp đồng vay cụ thể, đảm bảo rõ ràng, minh bạch về các Điều kiện vay, như: mức tiền vay, thời hạn, lãi suất và Điều kiện thanh toán trả nợ.

Điều 10. Trình tự, thủ tục ký kết và phê duyệt thỏa thuận vay nước ngoài

1. Đối với các thỏa thuận khung về vay ODA, thỏa thuận vay cụ thể nhân danh Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế.

2. Đối với các thỏa thuận vay cụ thể khác thực hiện theo quy định sau:

a) Cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì đàm phán chủ động thảo luận và thống nhất với bên cho vay nước ngoài về dự thảo thỏa thuận vay;

b) Sau khi thống nhất với bên cho vay nước ngoài, cơ quan chủ trì đàm phán tổng hợp kết quả đàm phán để gửi các cơ quan liên quan xin ý kiến, trong đó có xin ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Các cơ quan được xin ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến;

c) Trên cơ sở tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan, cơ quan chủ trì đàm phán trao đổi lại với bên cho vay nước ngoài để hoàn chỉnh dự thảo thỏa thuận vay và trình Thủ tướng Chính phủ việc ký kết;

d) Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép ký kết, Thủ trưởng cơ quan chủ trì đàm phán tiến hành ký kết hoặc ủy quyền ký kết thỏa thuận vay cụ thể với bên cho vay nước ngoài;

đ) Trường hợp nội dung dự thảo thỏa thuận vay cụ thể tương tự thỏa thuận vay mẫu hoặc thỏa thuận vay khung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan chủ trì đàm phán trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết sau khi đã đàm phán và thống nhất với bên cho vay nước ngoài. Đối với các nội dung khác với thỏa thuận vay mẫu hoặc thỏa thuận vay khung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Điều kiện tài chính cụ thể, cơ chế tài chính chưa được nêu trong thỏa thuận vay mẫu hoặc thỏa thuận vay khung, cơ quan chủ trì đàm phán phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi ký kết.

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung thỏa thuận vay nước ngoài cụ thể:

1. Đối với các sửa đổi, bổ sung thỏa thuận vay nước ngoài cụ thể làm tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ so với trước đó (như lãi suất, thời hạn vay, mức tiền vay, các Khoản phí), cơ quan chủ trì đàm phán trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Đối với các sửa đổi, bổ sung thỏa thuận vay nước ngoài cụ thể không thuộc Khoản 1 Điều này: Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cơ quan chủ trì đàm phán thống nhất và ký kết với bên cho vay nước ngoài.

Điều 12. Sử dụng vốn vay trong nước của Chính phủ

1. Vốn vay trong nước dùng để cấp phát cho chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và chương trình dự án thuộc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê chuẩn hàng năm.

2. Vốn vay trong nước dùng để cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước và được sử dụng theo kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ, các đề án cơ cấu lại nợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 13. Cơ chế tài chính sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ

1. Đối với vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi gắn với chương trình, dự án:

a) Áp dụng cơ chế cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các dự án thuộc lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và là đối tượng chi của ngân sách nhà nước, bao gồm cả trường hợp ngân sách địa phương được vay lại vốn vay nước ngoài từ ngân sách trung ương để cấp phát cho chương trình, dự án;

b) Áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ hoặc cho vay lại một phần và cấp phát một phần từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển có khả năng thu hồi vốn toàn bộ hoặc một phần, tùy theo khả năng hoàn vốn.

2. Đối với vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ:

a) Áp dụng cơ chế cho vay lại đối với chương trình, dự án đầu tư phát triển trọng Điểm của Nhà nước có nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ, có khả năng hoàn vốn trực tiếp và trả được nợ vay;

b) Sử dụng cho Mục đích cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ nước ngoài của Chính phủ theo kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ hoặc theo đề án cơ cấu lại nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Căn cứ vào kết quả thẩm định dự án đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền, kết quả thẩm định của các cơ quan cho vay lại, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định cơ chế tài chính áp dụng cho chương trình, dự án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Đối với Khoản vay bằng ngoại tệ hoặc vay bằng hàng hóa không trực tiếp gắn với chương trình, dự án:

a) Vay nước ngoài bằng ngoại tệ:

- Các Khoản vay hỗ trợ ngân sách, vay hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế (thuộc phạm vi nợ Chính phủ) được cân đối vào ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Việc sử dụng ngoại tệ vay nước ngoài được thực hiện theo quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với các cam kết trong các thỏa thuận vay.

b) Vay nước ngoài bằng hàng hóa:

- Trường hợp thỏa thuận vay có xác định đối tượng trong nước sử dụng hàng hóa bằng hiện vật: Bộ Tài chính quy đổi giá trị Khoản vay ra đồng Việt Nam để cân đối vào ngân sách nhà nước và thực hiện cấp phát hoặc cho vay lại đối với đối tượng sử dụng hàng hóa. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ áp dụng tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố vào thời Điểm quy đổi;

- Trường hợp thỏa thuận vay có xác định đối tượng trong nước sử dụng tiền thu được từ bán hàng: Bộ Tài chính chủ trì tổ chức việc nhập hàng, bán đấu giá và nộp tiền vào ngân sách nhà nước để sử dụng theo quy định của thỏa thuận vay và theo cơ chế tài chính được Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Trường hợp thỏa thuận vay không xác định đối tượng sử dụng tiền thu được từ bán hàng: Bộ Tài chính chủ trì tổ chức việc nhập hàng, bán đấu giá và nộp tiền vào ngân sách nhà nước để sử dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 14. Vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ

1. Các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ đều phải lập kế hoạch tài chính hàng năm. Nội dung của kế hoạch tài chính bao gồm kế hoạch vốn vay nước ngoài (phân theo từng nước hoặc tổ chức tài trợ) và kế hoạch vốn đối ứng trong nước (vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn tín dụng trong nước, vốn tự có của chủ đầu tư, các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật).

2. Đối với chương trình, dự án vay nước ngoài được áp dụng cơ chế cấp phát toàn bộ từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ:

a) Ngân sách trung ương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng cho các dự án hoặc hợp phần dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và do cơ quan trung ương là chủ dự án trực tiếp quản lý và thực hiện;

b) Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng cho các dự án hoặc hợp phần dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương và do các cơ quan địa phương là chủ dự án trực tiếp quản lý và thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước;

c) Các chủ đầu tư, cơ quan chủ quản phải tính toán đầy đủ nhu cầu về vối đối ứng, lập kế hoạch tài chính hàng năm gửi cơ quan kế hoạch và cơ quan tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

3. Đối với chương trình, dự án được áp dụng cơ chế vay lại (toàn bộ hoặc một phần) vốn vay nước ngoài của Chính phủ: người vay lại phải tự thu xếp nguồn vốn đối ứng.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc lập kế hoạch tài chính đối với từng loại dự án sử dụng vốn vay Chính phủ (dự án cấp phát, dự án vay lại, dự án tín dụng, dự án hỗn hợp vừa cấp phát vừa cho vay lại) để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Điều 15. Quỹ tích lũy trả nợ

1. Thành lập Quỹ tích lũy trả nợ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các Khoản vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại hoặc nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước phát sinh từ các Khoản bảo lãnh của Chính phủ.

2. Nội dung các nguồn thu, Khoản chi Quỹ tích lũy trả nợ thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 29 Luật Quản lý nợ công. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết nội dung thu, chi Quỹ tích lũy trả nợ.

3. Việc quản lý quỹ được thực hiện đảm bảo nguyên tắc:

a) Tập trung đầy đủ, kịp thời các nguồn thu của Quỹ;

b) Sử dụng nguồn vốn của Quỹ đúng Mục đích theo quy định của pháp luật;

c) Bảo toàn và phát triển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ.

4. Giao cho Bộ Tài chính thực hiện quản lý Quỹ tích lũy trả nợ. Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ; ban hành theo thẩm quyền chế độ kế toán Quỹ tích lũy trả nợ và quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Quỹ.

Điều 16. Quản lý danh Mục nợ và rủi ro danh Mục nợ của Chính phủ

1. Bộ Tài chính chủ trì quản lý danh Mục nợ của Chính phủ, tổ chức phân tích nợ bền vững, đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án xử lý rủi ro danh Mục nợ.

2. Yêu cầu và nguyên tắc quản lý danh Mục nợ và rủi ro danh Mục nợ:

a) Danh Mục nợ Chính phủ phải được đánh giá, phân loại để xác định mức độ rủi ro và chủ động xử lý để đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia;

b) Các giải pháp về xử lý rủi ro danh Mục nợ phải được thực hiện một cách hiệu quả, linh hoạt dựa trên tình hình biến động thị trường vốn trong nước và quốc tế;

c) Việc xử lý rủi ro danh Mục nợ, tái cơ cấu nợ của Chính phủ không được làm tăng nghĩa vụ nợ của Chính phủ hiện hành.

3. Quy trình xử lý rủi ro danh Mục nợ được quy định như sau:

a) Nhận dạng rủi ro đối với danh Mục nợ;

b) Xây dựng đề án xử lý rủi ro danh Mục nợ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả;

d) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những biến động liên quan đến rủi ro danh Mục nợ trong quản lý nợ công và khuyến nghị các giải pháp thích hợp.

4. Các công cụ chủ yếu để xử lý rủi ro danh Mục nợ: Bộ Tài chính được sử dụng các công cụ tài chính trên thị trường đảm bảo tính an toàn và hiệu quả như hoàn đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ; giao dịch quyền chọn; gia hạn nợ, hoãn nợ, giảm nợ, xóa nợ, mua bán nợ, hoán đổi nợ và tái tài trợ.

Điều 17. Cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ của Chính phủ

1. Căn cứ chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thực hiện các giải pháp cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ của Chính phủ.

2. Đối với các giải pháp cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ của Chính phủ chưa được dự kiến trong kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với Khoản nợ, danh Mục nợ trước khi dự kiến tiến hành cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ;

b) Phân tích sự cần thiết tiến hành cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ;

c) Các nghiệp vụ dự kiến thực hiện để cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ, cơ sở lựa chọn các nghiệp vụ này và nguồn vốn thực hiện;

d) Dự kiến kết quả đạt được sau khi tiến hành các nghiệp vụ cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ theo hai tiêu chí cơ bản là nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và mức độ rủi ro; thu nhập tài chính do các nghiệp vụ cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ đem lại.

Chương 4.

QUẢN LÝ VAY, TRẢ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 18. Xây dựng hạn mức vay của chính quyền địa phương

1. Căn cứ vào quy định pháp luật về quản lý ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng hạn mức vay của ngân sách địa phương báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Các Khoản vay, phát hành trái phiếu của Chính quyền địa phương phải đảm bảo trong hạn mức vay được duyệt. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhu cầu vượt hạn mức, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đề án cụ thể gửi Bộ Tài chính thẩm định để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 19. Kế hoạch vay, trả nợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Căn cứ hạn mức vay theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, khả năng cân đối ngân sách cấp tỉnh để trả nợ, tiến độ thực hiện và nhu cầu vốn của các dự án sử dụng vốn vay, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

2. Kế hoạch vay nợ chi tiết hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được xây dựng chi tiết theo nguồn vay gồm nguồn phát hành trái phiếu, nguồn tài chính hợp pháp khác, nguồn vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ; theo Mục đích sử dụng gồm vay để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh, và vay để đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương.

3. Kế hoạch trả nợ chi tiết hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được xây dựng chi tiết theo số trả nợ từ nguồn ngân sách cấp tỉnh và số trả nợ từ nguồn thu hồi từ các dự án.

4. Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kế hoạch vay và trả nợ chi tiết cho Bộ Tài chính để tổng hợp.

Điều 20. Thực hiện vay, trả nợ của Chính quyền địa phương

1. Đối với phát hành trái phiếu:

a) Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng đề án phát hành trái phiếu gửi Bộ Tài chính thẩm định và chỉ được phát hành trái phiếu sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính bằng văn bản;

b) Đề án phát hành trái phiếu nêu rõ khối lượng trái phiếu phát hành, kỳ hạn trả nợ, Mục đích sử dụng, dự kiến lãi suất và khả năng thu hồi vốn đầu tư;

c) Trình tự thủ tục phát hành trái phiếu được thực hiện theo quy định pháp luật về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

2. Đối với Khoản vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động phối hợp với các Bộ, ngành chức năng xây dựng chương trình, dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ. Đồng thời tranh thủ, khai thác khả năng tài trợ của bên nước ngoài;

b) Việc đàm phán ký kết Hiệp định vay nước ngoài do chính quyền địa phương vay lại do các Bộ, ngành chức năng thực hiện theo Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham gia ý kiến với các Bộ, ngành trong quá trình đàm phán;

c) Việc cho vay lại đối với chính quyền địa phương thực hiện theo quy định pháp luật về cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Điều 21. Quản lý, giám sát nợ chính quyền địa phương

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện vay, trả nợ chính quyền địa phương theo hạn mức vay, kế hoạch vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Tài chính thực hiện giám sát việc vay, trả nợ của chính quyền địa phương.

2. Việc bố trí nguồn vốn trả nợ thực hiện theo nguyên tắc:

a) Nguồn thu vay nợ được đưa vào cân đối ngân sách thì ngân sách cấp tỉnh phải bố trí nguồn vốn trả nợ đến hạn;

b) Nguồn thu vay nợ được sử dụng cho các chương trình, dự án thì sử dụng nguồn thu chương trình, dự án để trả nợ. Trường hợp nguồn thu từ chương trình, dự án không đủ nguồn, ngân sách cấp tỉnh phải bố trí nguồn để trả nợ.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban ngành chức năng ở địa phương quản lý giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của các chương trình, dự án. Định kỳ hàng quý chủ chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tình hình thực hiện dự án, tình hình rút vốn, giải ngân, thanh toán trả nợ của chương trình, dự án.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chế độ báo cáo tình hình vay, trả nợ của chính quyền địa phương theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 24 Nghị định này. Cơ sở dữ liệu vay, trả nợ của chính quyền địa phương được tổng hợp về Bộ Tài chính để tổng hợp đánh giá, giám sát nợ công theo quy định của Bộ Tài chính.

Chương 5.

HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Điều 22. Tổ chức hạch toán kế toán và kiểm toán về nợ công

1. Các Khoản nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương được phản ánh vào sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. Bộ Tài chính quy định cụ thể về việc hạch toán kế toán các Khoản nợ của Chính phủ, nợ chính quyền địa phương.

2. Việc kiểm toán các Khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, nợ chính quyền địa phương do Kiểm toán nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về kiểm toán.

3. Đối với các Khoản bảo lãnh chính phủ phải được thống kê, theo dõi nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ. Bộ Tài chính quy định cụ thể về việc mở sổ sách thống kê theo dõi bảo lãnh chính phủ.

Điều 23. Kiểm toán chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ và của chính quyền địa phương

1. Chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ, chính quyền địa phương phải được kiểm toán bởi Kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập.

2. Việc kiểm toán được thực hiện theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài của Chính phủ (nếu có), kế hoạch kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước hoặc theo hợp đồng kiểm toán do chủ trương trình, dự án ký với doanh nghiệp kiểm toán độc lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về kiểm toán.

3. Hàng năm, chủ trương trình, dự án có trách nhiệm ký hợp đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm và kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (khi kết thúc chương trình, dự án) theo quy định của pháp luật về kiểm toán. Trường hợp trong năm chương trình, dự án nằm trong kế hoạch kiểm toán bắt buộc của Kiểm toán nhà nước thì chủ chương trình, dự án sử dụng kết quả của Kiểm toán nhà nước và không phải sử dụng kiểm toán độc lập.

4. Chi phí cho công tác kiểm toán chương trình, dự án được tính vào chi phí đầu tư của chương trình, dự án (trừ trường hợp được bên cho vay nước ngoài tài trợ từ nguồn viện trợ không hoàn lại không gắn với chương trình, dự án).

Chủ chương trình, dự án gửi bản sao báo cáo kiểm toán chương trình, dự án hàng năm cho Bộ Tài chính (nếu sử dụng vốn vay của Chính phủ) hoặc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương) trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày báo cáo kiểm toán được ký hoặc công bố bởi Kiểm toán nhà nước hoặc doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Báo cáo kiểm toán hàng năm là một căn cứ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay.

Chương 6.

TỔ CHỨC THÔNG TIN, BÁO CÁO VÀ CÔNG KHAI VỀ NỢ CÔNG

Điều 24. Tổ chức thông tin về nợ công

1. Tổ chức thông tin về nợ công bao gồm:

a) Thu thập, tổng hợp, báo cáo về tình hình ký kết vay, rút vốn, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, cho vay lại và thu hồi vốn cho vay lại của Chính phủ;

b) Thu thập, tổng hợp, báo cáo về tình hình vay, trả nợ trong nước của Chính phủ; vay, trả nợ của chính quyền địa phương; vay, trả nợ của các tổ chức vay trong nước được Chính phủ bảo lãnh;

c) Chia sẻ các số liệu, tài liệu về nợ công giữa các cơ quan có liên quan;

d) Công bố các báo cáo về nợ công.

2. Thông tin về nợ công được thu thập, báo cáo, chia sẻ và công bố theo các tiêu chí phân loại chủ yếu sau đây:

a) Phân theo nguồn vay bao gồm: vay nước ngoài; vay trong nước;

b) Phân theo chủ thể đi vay bao gồm Chính phủ; chính quyền địa phương; doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh;

c) Phân theo loại hình vay bao gồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA); vay ưu đãi; vay thương mại;

d) Phân theo thời hạn vay bao gồm: vay ngắn hạn; vay trung – dài hạn;

đ) Phân theo loại lãi suất bao gồm: lãi suất cố định; lãi suất thả nổi;

e) Phân theo chủ nợ và nhóm chủ nợ: chủ nợ chính thức (bao gồm chủ nợ song phương là các Chính phủ hoặc cơ quan đại diện cho Chính phủ và các chủ nợ đa phương là các tổ chức tài chính quốc tế đa phương); chủ nợ tư nhân (bao gồm các ngân hàng thương mại; người sở hữu trái phiếu; các chủ nợ tư nhân khác không thuộc chính phủ hoặc không đại diện cho chính phủ);

g) Phân theo công cụ nợ bao gồm: thỏa thuận vay; tín phiếu; trái phiếu; công trái và các công cụ nợ khác.

3. Nguyên tắc thu thập, dữ liệu, lập báo cáo về nợ công:

a) Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời;

b) Đối với những thông tin không thuộc danh Mục bảo vệ bí mật Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có thể cung cấp cho Bộ Tài chính bằng văn bản, fax hoặc dữ liệu điện tử trên vật mang tin truyền qua mạng máy tính;

c) Đối với những thông tin thuộc danh Mục bảo vệ bí mật Nhà nước, các tổ chức cung cấp cho Bộ Tài chính theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

4. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thu thập và lập báo cáo về nợ công:

a) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức việc thu thập số liệu về các Khoản vay, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước của Chính phủ, các Khoản vay của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh, các Khoản vay, phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương để lập báo cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 của Luật Quản lý nợ công trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội;

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lập các báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tại Điều 11 của Luật Quản lý nợ công và cung cấp cho Bộ Tài chính, bao gồm: báo cáo tình hình thực hiện Đề án định hướng thu hút đầu tư và sử dụng nguồn vốn ODA theo từng thời kỳ, danh Mục yêu cầu tài trợ chính thức hàng năm, báo cáo quy hoạch thu hút và danh Mục yêu cầu tài trợ bằng buồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hàng năm; báo cáo tình hình huy động và sử dụng vốn ODA hàng năm theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; cung cấp định kỳ 6 tháng và hàng năm cho Bộ Tài chính các số liệu liên quan đến Tài Khoản quốc gia, bao gồm:

- GDP tính theo giá thực tế, giá so sánh;

- Chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI);

- Trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ;

c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức việc đăng ký, thu thập số liệu và báo cáo về các Khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp để lập và cung cấp cho Bộ Tài chính các báo cáo bao gồm: báo cáo tổng hợp về tình hình vay, trả nợ nước ngoài và hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng; báo cáo về cán cân thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại hối phục vụ cho hoạt động giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia;

d) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm lập các báo cáo tổng hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 của Luật Quản lý nợ công, bao gồm: báo cáo tổng hợp 6 tháng và hàng năm tình hình vay, sử dụng vốn vay và trả nợ của các đơn vị trực thuộc; báo cáo về dự toán ngân sách của Bộ hàng năm, trong đó nêu rõ dự kiến các Khoản rút vốn vay nước ngoài, bố trí vốn đối ứng cho các chương trình, dự án theo đúng tiến độ chung về lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Chính phủ;

đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập các báo cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật Quản lý nợ công, bao gồm: báo cáo kế hoạch năm và báo cáo 6 tháng, hàng năm về tình hình thực hiện vay, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ nguồn tài chính hợp pháp khác và trả nợ chi tiết hàng năm của địa phương mình sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt; báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án có sử dụng vốn vay, các dự án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

e) Các cơ quan cho vay lại có trách nhiệm thu thập tình hình, số liệu về các Khoản vay về cho vay lại để lập và gửi các báo cáo định kỳ cho các cơ quan liên quan theo đúng quy định tại các thỏa thuận (hợp đồng) ủy quyền cho vay lại;

g) Các chủ chương trình, dự án ODA có trách nhiệm thực hiện thu thập và lập báo cáo về tình hình vay và trả nợ nước ngoài theo quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA;

h) Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có trách nhiệm báo cáo về tình hình vay, trả nợ của các Khoản vay trong và ngoài nước được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.

5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết các mẫu biểu báo cáo và hướng dẫn thực hiện Điều này.

Điều 25. Chế độ báo cáo về nợ công

1. Đối với các báo cáo kế hoạch năm: các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo cho Bộ Tài chính chậm nhất là ngày 20 tháng 7 hàng năm (phù hợp với quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm).

2. Đối với các báo cáo tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo cho Bộ Tài chính chậm nhất là ngày 31 tháng 7 hàng năm. Sau khi tổng hợp báo cáo, Bộ Tài chính gửi cho các cơ quan có liên quan chậm nhất là ngày 31 tháng 8 hàng năm.

3. Đối với các báo cáo tình hình thực hiện hàng năm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo cho Bộ Tài chính chậm nhất là ngày 15 tháng 02 của năm sau.

4. Đối với các báo cáo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này, Bộ Tài chính có trách nhiệm báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đồng thời gửi cho các cơ quan có liên quan trước ngày 31 tháng 3 của năm sau.

Điều 26. Công khai thông tin về nợ công

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính công khai, cung cấp thông tin về tình hình vay, trả nợ trong nước và nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh; vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật thông qua hình thức phát hành Bản tin về nợ công.

2. Bản tin về nợ công được Bộ Tài chính phát hành 6 tháng một lần bằng tiếng Việt và được dịch ra tiếng Anh dưới dạng ấn phẩm và dữ liệu trên Trang điện tử của Bộ Tài chính. Kinh phí cho việc thực hiện in ấn, phát hành và công khai Bản tin về nợ công bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của Bộ Tài chính.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết mẫu biểu sử dụng để phát hành Bản tin về nợ công.

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2010.

2. Những quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trái với nội dung Nghị định này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 28. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 79/2010/ND-CP

Hanoi, July 14, 2010

 

DECREE

ON PUBLIC DEBT MANAGEMENT OPERATIONS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 16, 2002 Law on the State Budget;
Pursuant to the June 17, 2009 Law on Public Debt Management;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Interpretation of terms

The terms below used this Decree are construed as follows:

1. Long-term strategy on public debts means a document setting objectives, orientations, solutions and policies for public debt management, which is formulated within the framework of the national financial strategy and in line with the national five-year socio-economic development plan and ten-year socio-economic development strategy.

2. Medium-term loan management program means a document materializing the long-term strategy on public debts for 3 subsequent years in line with the Government's medium-term economic and financial policies and budget plan.

3. Annual detailed plan on the Government's borrowing and debt payment means a document which is formulated annually to plan in detail the Government's loan withdrawal and repayment.

4. Public debt database means a collection of statistics and reports on the implementation, assessment and analysis of national public debts, which are systematically and organizationally stored as electronic data or written reports.

5. Publicity of public debt information means the provision of public debt information and data to the public under law.

6. The Government's foreign commercial loans means loans borrowed from foreign commercial banks under lending conditions similar to financial or export credit loans or borrowed through the issue of international government bonds.

7. Debt portfolio risks means all possible risks upon market, credit, liquidation, foreign exchange and interest rate fluctuations and risks in the Government's loan raising and use and debt payment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Managing agency means a ministry, a ministerial-level agency or a provincial-level People's Committee.

Chapter II

PUBLIC DEBT MANAGEMENT INSTRUMENTS

Article 3. Types of public debt management instruments

1. The Government shall perform the unified and comprehensive management of public debts with the following instruments:

a/ Long-term strategy on public debts;

b/ Medium-term loan management program;

c/ Annual detailed plan on the Government's borrowing and debt payment;

d/ Public debt safety and control norms.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Long-term strategy on public debts

1. A long-term strategy on public debts covers:

a/ Assessment of the status and management of public debts in the previous strategy implementation period;

b/ Objectives and orientations for loan raising and use and public debt management;

c/ Administration solutions and policies to guarantee efficient loan raising and use and financial security;

d/ Organization of the strategy implementation.

2. Bases for the formulation of a long-term strategy on public debts:

a/ Socio-economic development strategy for each period;

b/ Resolutions and decisions on loan raising and use and debt management of the Party, National Assembly and Government;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Scheme on orientations for attraction and use of official development assistance (ODA) funds for each period;

e/ Relevant statistics, survey findings and reference documents.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the State Bank of Vietnam and concerned ministries and branches in, formulating and submitting to the Government a long-term strategy on public debts within the national financial strategy and organizing its implementation after it is approved by the Government.

Article 5. Medium-term loan management programs

1. A medium-term loan management program covers objectives, tasks and solutions for loan raising and use and debt payment and mechanisms and policies on and organization of debt management for 3 subsequent years to achieve debt safety norms determined by the National Assembly in the objectives and orientations for loan raising and use and public debt management.

2. Major bases for the formulation of a medium-term loan management program

a/ Long-term strategy on public debts;

b/ Macro-economic targets, fiscal and monetary policies;

c/ Current debts and debt safety norms in the period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Annual detailed plans on the Government's borrowing and debt payment

1. An annual detailed plan on the Government's borrowing and debt payment covers:

a/ Domestic borrowing planning, including planning on fund raising for the state budget and for development investment;

b/ Foreign borrowing planning, covering raising of ODA, concessional and commercial loans, to be detailed by foreign creditors;

c/ Debt payment planning: To be detailed by creditor with separation of principal and interest payment; and domestic and foreign debt payment.

2. Bases for the formulation of an annual detailed plan on the Government's borrowing and debt payment:

a/ Objectives and orientations for loan raising and use and management of government debts as decided by the National Assembly;

b/ Long-term strategy on public debts and medium-term loan management program;

c/ Requirements for fund raising to offset state budget overspending and for development investment in the planning year;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ The Government's liability for payment of due debts in the planning year (including also projected debt liability arising from its guarantee);

f/ Projected interest and average exchange rate in the planning year and needs for government debt restructuring operations.

3. The process of formulating and approving borrowing plans is provided as follows:

a/Annually at a time appropriate with the state budget estimation time, managing agencies shall direct owners of projects under their management to report on project implementation, formulate borrowing plans under programs and projects in accordance with their implementation schedules and submit them to managing agencies for summarization;

b/ Managing agencies shall summarize plans on use of the Government's loans and submit them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for summarization;

c/ The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the State Bank of Vietnam in, incorporating the annual detailed plan on the Government's borrowing and debt payment into the state budget estimate and reporting it to the Government for submission to the National Assembly for ratification;

d/ Based on the Government's total loan and debt payment levels ratified by the National Assembly together with the state budget estimate, the Ministry of Finance shall formulate a detailed plan on the Government's borrowing and debt payment, based on the contents specified in Clause 2 of this Article and concurrently set limits for commercial borrowing and government-guaranteed foreign loans, and submit them to the Prime Minister for approval.

4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, implementing the approved annual detailed plan on the Government's borrowing and debt payment.

Article 7. Norms to oversee national public and foreign debts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Public debts against the gross domestic product (GDP);

b/ National foreign debts against GDP;

c/ The nation's liability for foreign debt payment against the total import-export value;

d/ Government debts against GDP;

e/ Government debts against state budget revenues;

f/ Government debt liability against state budget revenues;

g/ Provision debt liability against stale budget revenues;

h/ Limits of foreign commercial borrowing and government-guaranteed foreign borrowing.

2. Major bases for elaborating norms to control national public and foreign debts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Implementation of debt oversight and safety norms in the last 5 years;

c/ Economic growth and domestic saving ratio of the economy;

d/ Balances between borrowing and debt payment capacity; foreign currency balance; needs for and structure of investment funds for the entire society, capacity to raise domestic and foreign loans for development investment; state budget balance and other macro-economic balances;

e/ Export situation and export growth possibility, international payment balance, foreign exchange management policies and exchange rates in each period;

f/ International experience and practices regarding debt safety thresholds.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the State Bank of Vietnam in, determining methods of calculating and elaborating debt oversight norms under Clause 1 of this Article. The Ministry of Finance shall propose the Government to approve debt safety norms under Clause 1. Article 7 of the Law on Public Debt Management. The Ministry of Planning and Investment shall incorporate government-approved debt safety norms into the five-year socio-economic development plan and submit it to the Government for approval and reporting to the National Assembly for consideration and decision. The Ministry of Finance shall propose the Prime Minister to decide on other debt oversight norms together with the annual detailed plan on the Government's borrowing and debt payment.

Article 8. Public debt oversight

1. Regular oversight over public debts:

a/ To monitor and calculate current and future debt norms based on domestic and overseas macro-economic, financial and monetary developments in order to identify debt risks in order to adopt appropriate measures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To anticipate and warn risks for the national portfolios of public and foreign debts and propose timely solutions, to regularly or irregularly report to the Prime Minister;

d/ To supervise the observance of limits of foreign commercial borrowing and government-guaranteed foreign borrowing.

2. Analysis and assessment of sustainable debts cover:

a/ Quantitative analysis and assessment: Aiming to calculate public debt norms under Clause 2, Article 7 of this Decree;

b/ Qualitative analysis and assessment:

- Analysis and assessment of domestic and international environments related to national public and foreign debts;

- Qualitative analysis and assessment of policies related to decision making for debt safety norms, including budget policies, market analysis, exchange rate policies, trade policies and national economic growth targets;

- Institutional and legal issues.

3. Methods to regularly oversee public debts and periodically analyze and assess sustainable debts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Sustainable debts shall be analyzed and assessed annually in association with the medium-term loan management program in order to comprehensively, systematically and objectively consider their appropriateness, borrowing expenses, loan use efficiency, debt payment capacity, types of risks and risk levels, impacts and sustainability of portfolios of current and future debts.

4. Public debt oversight responsibilities

a/ The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for overseeing public debts, guide methods to calculate debt oversight norms; assume the prime responsibility for analyzing and assessing debt sustainability; administer public debt limits, limits of foreign commercial borrowing and government-guaranteed foreign borrowing; and coordinate with concerned agencies in borrowing loans and paying public debts and inspecting and supervising borrowing and public debt payment.

b/ The State Bank of Vietnam shall coordinate with the Ministry of Finance in elaborating debt oversight norms and administering limits of foreign commercial borrowing and government-guaranteed foreign borrowing; and guide its attached units, credit institutions and enterprises in implementing reporting regulations and providing information for debt assessment and oversight under this Decree.

c/ The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Finance in elaborating debt oversight norms and assume the prime responsibility for assessing the status and efficiency of ODA borrowing under the Government's regulations.

Chapter III

MANAGEMENT OF LOAN RAISING AND USE AND DEBT PAYMENT, RISK MANAGEMENT AND DEBT RESTRUCTURING

Article 9. Management of fund raising through issue of debt instruments and loan agreements

1. The issue of debt instruments and loan agreements shall be strictly managed according to the order and procedures provided in the Law on Public Debt Management and relevant legal documents, ensuring that debts are within limits and under approved annual plans on borrowing and debt payment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Borrowing and payment of foreign loans under loan agreements must comply with regulations on foreign borrowing and debt payment and on foreign exchange management. The order and procedures for negotiation, signing and approval of specific loan agreements comply with Article 10 of this Decree.

4. Loans taken from lawful financial sources comply with the State Budget Law based on specific loan agreements or contracts, ensuring explicitness and transparency of loan conditions such as loan amount, term and interest and debt payment conditions.

Article 10. Order and procedures for signing and approving foreign loan agreements

1. Framework ODA loan agreements and specific loan agreements in the name of the State comply with the Law on Conclusion, Accession to and Implementation of Treaties.

2. Other specific loan agreements comply with the following provisions:

a/ The Prime Minister-assigned negotiating agency shall proactively discuss and agree with the foreign lender on the draft loan agreement;

b/ After reaching agreement with the foreign lender, the negotiating agency shall summarize negotiation results and send them to concerned agencies for consultation, including the Ministry of Foreign Affairs' examination and the Ministry of Justice's appraisal. Consulting agencies shall issue a written reply within 7 working days after receiving a written request;

c/ Based on summarized comments of consulting agencies, the negotiating agency shall discuss again with the foreign lender to finalize the draft loan agreement and propose the Prime Minister to decide on its signing;

d/ After the Prime Minister's decision to permit the agreement signing is issued, the head of the negotiating agency shall sign or authorize a person to sign a specific loan agreement with the foreign lender;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Modification of specific foreign loan agreements

1. The negotiating agency shall propose the Prime Minister to decide on amendments and supplements to a specific foreign loan agreement which increase the Government's liability for foreign debt payment as compared with previously (such as interest, loan term, loan amount, charges).

2. The Prime Minister may authorize the negotiating agency to reach agreement and sign with the foreign lender on amendments and supplements to a specific foreign loan agreement other than those provided in Clause 1 of this Article.

Article 12. Use of the Government's domestic loans

1. Domestic loans shall be allocated to infrastructure and social welfare investment programs and projects and those in domains incapable of directly recovering capital which fall under National Assembly-approved annual state budget spending tasks.

2. Domestic loans shall be used to restructure debts and debt portfolios which are not included in the state budget under annual detailed plans on the Government's borrowing and debt payment and debt restructuring plans approved by the Prime Minister.

Article 13. Financial mechanisms for use of the Government's foreign loans

1. For ODA and concessional loans associated with programs and projects:

a/ To apply the state budget allocation mechanism to infrastructure and social welfare investment programs and projects and those in domains incapable of directly recovering capital and entitled to state budget funding, including also cases in which localities borrow foreign loans from the central budget for allocation to programs and projects;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For the Government's foreign commercial loans:

a/ To apply the on-lending mechanism to the State's key development investment programs and projects which need to import equipment and technology and are capable of directly recovering capital and paying debts;

b/ To be used to restructure the Government's foreign debts and debt portfolios under annual detailed plans on the Government's borrowing and debt payment or under debt restructuring plans approved by the Prime Minister.

3. Based on investment project appraisal of competent agencies and on-lending agencies, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, identifying financial mechanisms applicable to programs and projects and submit them to the Prime Minister for decision.

4. For loans in foreign currencies or in kind not directly associated with programs and projects:

a/ Foreign loans in foreign currencies:

- Loans to support the state budget and international payment balance (within government debts) shall be included in the state budget under approved state budget estimates;

- Foreign loans in foreign currencies shall be used under the Prime Minister's specific decisions and in accordance with loan agreements.

b/ Foreign loans in kind:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- When a loan agreement identifies domestic users of goods sales, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for importing and auctioning the goods and remitting revenues to the state budget for use under the loan agreement and the financial mechanism decided by the Prime Minister;

- When a loan agreement does not identify users of goods sales, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for importing and auctioning the goods and remitting revenues to the state budget for use under the Prime Minister's decision.

Article 14. Domestic funds for programs and projects funded by the Government's foreign loans

1. Programs and projects funded by the Government's foreign loans must elaborate annual financial plans. An annual financial plan covers foreign borrowing planning (classified by country or donor) and domestic fund planning (central budget, local budget and domestic credit funds, investors' funds and other lawful funds under law),

2. For foreign-loaned programs and projects entitled to full allocation of the Government's foreign loans:

a/ Domestic funds for projects or component projects to be funded by the central budget shall be allocated from the central budget and managed by central agencies being project owners;

b/ Domestic funds for projects or component projects to be funded by local budgets shall be allocated from local budgets and managed by local agencies being project owners under the law on state budget management;

c/ Investors and managing agencies shall fully calculate needs for domestic funds and elaborate annual financial plans and submit them to planning and finance agencies for inclusion into annual state budget estimates.

3. For programs and projects entitled to (whole or partial) on-lending of the Government's foreign loans, sub-borrowers shall arrange domestic funds by themselves.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 15. Accumulation fund for debt payment

1. To form an accumulation fund for debt payment in order to guarantee the fulfillment of the Government's debt liability for its foreign loans for domestic on-lending or the state budget's provision debt liability arising from government-guaranteed loans.

2. Revenues and expenditures of the accumulation fund for debt payment comply with Clauses 2 and 3, Article 29 of the Law on Public Debt Management. The Prime Minister shall provide in detail revenues and expenditures of the fund.

3. The accumulation fund for debt payment shall be managed on the following principles:

a/ To fully and promptly collect revenues of the fund;

b/ To use capital of the fund for proper purposes under law;

c/ To preserve and develop temporarily idle capital of the fund.

4. To assign the Ministry of Finance to manage the accumulation fund for debt payment. The Ministry of Finance shall elaborate and propose the Prime Minister to promulgate the Regulation on formation, use and management of the accumulation fund for debt payment; promulgate according to its competence the accounting regime applicable to the accumulation fund for debt payment and specifically provide the organization and operation of the fund.

Article 16. Management of the Government's debt portfolios and debt portfolio risks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Requirements and principles for management of debt portfolios and debt portfolio risks:

a/ Government debt portfolios must be assessed and classified to determine their levels of risk and proactively handle these risks to ensure national debt safety and financial security;

b/ Solutions to handling debt portfolio risks must be carried out effectively and flexibly based on domestic and world capital market fluctuations;

c/ Handling of government debt portfolio risks and debt restructuring must not increase the Government's current debt liability.

3. The process of handling debt portfolio risks is as follows:

a/ To identify risks of debt portfolios;

b/To elaborate a plan to handle debt portfolio risks and submit it to the Prime Minister for approval;

c/ To organize implementation and monitor, supervise and evaluate implementation results;

d/ To report to the Prime Minister on developments related to debt portfolio risks in public debt management and propose appropriate solutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Restructuring of the Government's debts and debt portfolios

1. Based on the medium-term loan management program and annual detailed plan on the Government's borrowing and debt payment approved by the Prime Minister, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for carrying out solutions to restructuring the Government's debts and debt portfolios.

2. For solutions to restructuring the Government's debts and debt portfolios which are not included in the annual detailed plan on borrowing and debt payment, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for elaborating a plan to restructure these debts and debt portfolios and submitting it to the Prime Minister for approval. Such plan covers the following:

a/ The Government's debt payment liability for debts and debt portfolios before planning the restructuring of these debts and debt portfolios;

b/ Analysis of the necessity to restructure debts and debt portfolios;

c/ Expected professional operations to restructure debts and debt portfolios, bases for selecting these operations and funding sources for implementation;

d/. Expected results after restructuring debts and debt portfolios based on two basic criteria, namely the Government's debt payment liability and level of risk; revenues from professional operations of debt and debt portfolio restructuring.

Chapter IV

MANAGEMENT OF LOCAL ADMINISTRATIONS' BORROWING AND DEBT PAYMENT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Based on the law on budget management, provincial-level People's Committees shall set borrowing limits for local budgets for reporting to provincial-level People's Councils and submission to the Prime Minister for approval.

2. Loans of and bonds issued by local administrations must be within the approved borrowing limits. A provincial-level People's Committee which needs loans in excess of its borrowing limit shall elaborate a specific plan and submit it to the Ministry of Finance for appraisal and reporting to the Prime Minister for decision.

Article 19. Plans on borrowing and debt payment of provincial-level People's Committees

1. Based on borrowing limits under the State Budget Law, the capacity to balance provincial-level budgets for debt payment, implementation schedule and needs for funds of loaned projects, provincial-level People's Committees shall elaborate annual detailed plans on borrowing and debt payment and submit them to provincial-level People's Councils for approval.

2. The annual detailed plan on borrowing of a provincial-level People's Committee shall be elaborated based on funding sources, including bond issue, other lawful financial sources and borrowing of the Government's foreign loans; and based on use purposes, including borrowing for socio-economic development investment to be funded by the provincial-level budget and for investment in local projects capable of recovering capital.

3. The annual detailed plan on debt payment of a provincial-level People's Committee shall be elaborated based on debt payments from the provincial-level budget and from capital recovery of projects.

4. After the annual detailed plan on borrowing and debt payment is approved by the provincial-level People's Council, the provincial-level People's Committee shall send it to the Ministry of Finance for summarization.

Article 20. Borrowing and debt payment of local administrations

1. For bond issue:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The bond issue plan must specify the quantity of bonds to be issued, bond term, use purpose, projected interest rate and investment capital recovery capacity;

c/ The order and procedures for bond issue comply with the law on issue of government bonds, bonds of local administrations and government-guaranteed bonds.

2. For loans borrowed from the Government's foreign loans:

a/ The provincial-level People's Committee shall proactively coordinate with ministries and functional sectors in formulating programs and projects loaned by the Government's foreign loans while making use of and tapping foreign parties' funding capacity;

b/ Ministries and functional sectors shall negotiate and sign agreements on foreign loans to be lent to local administrations under the Law on Public Debt Management and relevant guiding documents. The provincial-level People's Committee shall give its comments to ministries and sectors in the process of negotiation;

c/ On-lending to local administrations complies with the law on on-lending of the Government's foreign loans.

Article 21. Management and oversight of debts of local administrations

1. Provincial-level People's Committees shall borrow loans and pay debts of local administrations according to approved borrowing limits and plans. The Ministry of Finance shall supervise local administrations in borrowing and debt payment.

2. Allocation of funds for debt payment must adhere to the following principles:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ For loans used for programs and projects, revenues from those programs and projects shall be used to pay debts. When such revenues are insufficient for debt payment, provincial-level budget funds shall be allocated to pay debts.

3. Provincial-level People's Committees shall direct provincial-level departments and functional sectors to closely monitor the use of loans of programs and projects. Quarterly, owners of loaned programs and projects shall report to provincial-level People's Committees on the implementation, fund withdrawal, disbursement and debt payment of programs and projects.

4. Provincial-level People's Committees shall report on local administrations' borrowing and debt payment under Point e. Clause 4. Article 24 of this Decree. Data on local administrations' borrowing and debt payment shall be sent to the Ministry of Finance for summarization, assessment and oversight of public debts under the Ministry of Finance's regulations.

Chapter V

ACCOUNTING AND AUDIT

Article 22. Public debt accounting and audit

1. Debts of the Government and local administrations shall be recorded in accounting books under the accounting law. The Ministry of Finance shall specify the accounting of debts of the Government and local administrations.

2. Loans and debt payment of the Government and local administrations shall be audited by the State Audit of Vietnam under the audit law.

3. Statistics on government-guaranteed loans shall be collected and the Government's provision debt liability shall be monitored. The Ministry of Finance shall specify the statistical recording of government-guaranteed loans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Programs and projects funded by loans of the Government or local administrations shall be audited by the State Audit of Vietnam or independent audit institutions.

2. Audit shall be conducted under the Government's foreign loan agreements (if any), the State Audit of Vietnam's annual audit plans or audit contracts signed between owners of programs and projects and independent audit firms established and operating under the audit law.

3. Annually, owners of programs and projects shall sign audit contracts with independent audit firms to audit annual financial statements and statements of investment capital settlement of completed projects (upon completion of programs and projects) under the audit law. When a program or project is subject to compulsory audit by the State Audit of Vietnam under the latter's annual plan, the owner of such program or project may use audit results of the State Audit of Vietnam and is not required to use an independent audit firm.

4. Expenses for audit of programs and projects shall be accounted as investment expenses of programs and projects (unless these expenses are funded by the foreign lender from non-refundable aid not associated with programs and projects).

Owners of programs and projects shall send copies of annual reports on audit of programs and projects to the Ministry of Finance (for those funded by the Government's loans) or provincial-level People's Committees (for those funded by loans of local administrations) within thirty (30) working days after these reports are signed or announced by the State Audit of Vietnam or independent audit firms. Annual audit reports serve as a basis for evaluating the efficiency of loan use.

Chapter VI

INFORMATION ORGANIZATION, REPORTING AND PUBLICITY OF PUBLIC DEBTS

Article 24. Organization of information on public debts

1. Organization of information on public debts covers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Information collection and summarization of and reporting on the Government's domestic loans and debt payment;- borrowing and debt payment of local administrations, borrowing and debt payment by domestic borrowers of government-guaranteed loans;

c/ Sharing of statistics and documents on public debts among involved agencies;

d/ Disclosure of public debt reports.

2. Public debt information shall be collected, reported, shared and disclosed according to the following major classification criteria:

a/ Source-based loans, including foreign and domestic loans;

b/ Borrower-based loans, including loans borrowed by the Government; local administrations; enterprises and financial and credit institutions guaranteed by the Government;

c/ Type-based loans, including official development assistance (ODA); concessional; and commercial loans;

d/ Term-based loans, including short-, medium-, and long-term loans;

e/ Interest-based loans, including loans with fixed and floating interest rates;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g/ Debt instrument-based loans, including loan agreements; treasury bills, bonds; public bonds and other debt instruments.

3. Principles for public debt data collection and reporting:

a/ To guarantee honesty, objectivity, accuracy, adequacy and promptness;

b/ Organizations and individuals may provide information other than those on the list of state secret protection for the Ministry of Finance in documents, via fax or in electronic data on information-transmitting devices;

c/ Organizations shall provide information on the list of state secret protection for the Ministry of Finance under the law on state secret protection.

4. Responsibilities for public debt information collection and reporting:

a/ The Ministry of Finance shall organize the collection of data on loans and domestic and overseas bond issue of the Government, loans of enterprises and financial and credit institutions guaranteed by the Government, and loans and bond issue of local administrations for reporting under Clause 1, Article 44 of the Law on Public Debt Management and submission to the Government for reporting to the National Assembly;

b/ The Ministry of Planning and Investment shall make reports according to its assigned functions and tasks under Article 11 of the Law on Public Debt Management and provide them for the Ministry of Finance, including a report on implementation of the Scheme on orientations for attraction and use of ODA funds in each period, an annual list of official funding needs, an annual report on planning on ODA attraction and annual list of ODA funding needs; and an annual report on ODA loan raising and use under current regulations on management and use of ODA funds; and biannually and annually provide the Ministry of Finance with data concerning the national account, including:

- GDP calculated by actual and comparative prices;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Goods and service export value; goods and service export growth;

c/ The State Bank of Vietnam shall guide and organize the registration and collection of data and reporting on foreign loans of enterprises for reporting to the Ministry of Finance, including a general report on foreign loans and debt payment and commercial borrowing limits for enterprises and financial and credit institutions and a report on international payment balance and foreign exchange reserves for overseeing the state of national foreign borrowing;

d/ Ministries and ministerial-level agencies shall make general reports under Clause 3, Article 13 of the Law on Public Debt Management, including biannual and annual reports on borrowing, loan use and debt payment by their attached units; a report on the ministry's annual budget estimates, projecting capital withdrawal of foreign loans, allocation of domestic funds for programs and projects according to the Government's common schedule for annual state budget estimation;

e/ Provincial-level People's Committees shall make reports under Clause 2, Article 44 of the Law on Public Debt Management, including an annual planning report and biannual and annual reports on borrowing and bond issue of local administrations, loans from other lawful financial sources and annual detailed debt payment of their localities after they are approved by provincial-level People's Councils; and a report on implementation of foreign-loaned programs and projects and projects borrowing the Government's foreign loans under the Government's decree on on-lending of the Government's foreign loans;

f/ On-lending agencies shall collect data on loans for on-lending for making and sending regular reports to involved agencies under on-lending authorization agreements (contracts);

g/ Owners of ODA programs and projects shall collect data and make reports on foreign borrowing and debt payment under the Government's current regulations on management and use of ODA funds;

h/ Enterprises and credit institutions shall report on borrowing and debt payment of domestic and foreign loans guaranteed by the Government under the Government's decree on grant and management of government guarantee.

5. The Minister of Finance shall provide in detail forms of reports and guide this Article.

Article 25. Public debt reporting regulations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees shall submit reports on first-six-month implementation to the Ministry of Finance on July 31 every year at the latest. After summarizing these reports, the Ministry of Finance shall send sum-up reports to concerned agencies on August 31 at the latest.

3. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees shall submit annual implementation reports to the Ministry of Finance on February 15 of the subsequent year at the latest.

4. The Ministry of Finance shall submit the reports specified at Point a, Clause 4, Article 24 of this Decree to the Government for submission to the National Assembly and the National Assembly's agencies and concurrently send them to involved agencies before March 31 of the subsequent year.

Article 26. Publicity of public debts

1. The Minister of Finance shall publicize and provide information on the Government's domestic and foreign borrowing and debt payment and government-guaranteed debts; foreign borrowing and debt payment of the nation and local administrations under law by publishing public debt bulletins.

2. Public debt bulletins shall be published by the Ministry of Finance biannually in Vietnamese and translated into English in publications and data on the Ministry of Finance's website. Funds for the printing, distribution and publicity of these bulletins shall be included in the Ministry of Finance's annual estimated operational funds.

3. The Ministry of Finance shall provide in detail forms for distribution of public debt bulletins.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Decree takes effect on August 30, 2010.

2. Previous regulations of the Government, ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies which are contrary to this Decree cease to be effective on the effective date of this Decree.

Article 28. Implementation responsibilities

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and concerned enterprises, organizations and individuals shall implement this Decree.-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 79/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010 về nghiệp vụ quản lý nợ công

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.395

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.134.77
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!