BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 927/KH-BYT
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 7 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
BẢO
VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN NĂM 2025
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7
năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 -
2025;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11
năm 2022 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm
2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ
2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm
2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm
2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2025;
Căn cứ Công văn số 4487/BKHĐT-TH ngày 11 tháng 6
năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đánh giá thực hiện Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 788/QĐ-BYT ngày 13 tháng 02
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân đến năm 2025;
Bộ Y tế đánh giá tình hình thực hiện công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024, xây dựng Kế hoạch Bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025 với các nội dung như sau:
PHẦN
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2024
I. BỐI CẢNH THỰC HIỆN NĂM 2024
- Tình hình thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức, rủi ro. Tình trạng bất ổn an ninh, chính trị tiếp tục leo
tháng tại một số quốc gia, khu vực, nhất là tại Nga - Ucraina, dải Gaza, Biển Đỏ...
Lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, chính sách tiền tệ tại nhiều nền kinh tế lớn tiếp
tục được điều hành thận trọng theo hướng thắt chặt; giá cả hàng hóa, nguyên vật
liệu thế giới biến động mạnh. Kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều; nhiều tổ
chức quốc tế điều chỉnh, dự báo tăng trưởng năm 2024 ở mức thấp. Các thách thức
an ninh phi truyền thống, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, dịch
bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan... diễn biến bất thường.
- Trong nước, tình hình kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định,
lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế, sản
xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi. Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao về
kết quả đạt được và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm 2024. Ngành y tế có
nhiều cố gắng, nỗ lực để tháo gỡ các điểm nghẽn, phục hồi hệ thống y tế đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng nhanh sau đại dịch COVID-19.
II. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC
HIỆN NĂM 2024
1. Tình hình thực hiện và dự
báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024
1.1. Trong các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2024 theo Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày
09/11/2023 của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ,
ngành y tế được giao 03 chỉ tiêu chủ yếu là:
- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 13,5 bác sĩ: ước thực
hiện năm 2024 là 14 bác sĩ, vượt chỉ tiêu được giao.
- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 32,5 giường bệnh:
ước thực hiện năm 2024 là 34 giường bệnh, vượt chỉ tiêu được giao.
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 94,1% dân
số: ước thực hiện năm 2024 đạt chỉ tiêu được giao là 94,1%.
1.2. Chỉ tiêu cụ thể cho ngành, lĩnh vực năm 2024
được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ:
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Chỉ tiêu 2024
|
Ước thực hiện
năm 2024
|
Đánh giá
|
1
|
Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe
|
%
|
Trên 90
|
Trên 90
|
Đạt
|
2
|
Tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh)
|
Tuổi
|
73,8
|
74,5
|
Vượt
|
3
|
Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế
|
%
|
Trên 80
|
Trên 80
|
Đạt
|
4
|
Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh
|
Số bé trai/100 bé
gái
|
111,2
|
112,3
|
Không đạt
|
5
|
Số dược sỹ đại học trên 10.000 dân
|
Người
|
3,08
|
3,2
|
Vượt
|
6
|
Số điều dưỡng trên 10.000 dân
|
Người
|
18,0
|
18,0
|
Đạt
|
7
|
Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi
|
Số ca/1.000 trẻ đẻ
sống
|
11,9
|
11,5
|
Vượt
|
8
|
Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi
|
Số ca/1.000 trẻ đẻ
sống
|
18,3
|
18,1
|
Vượt
|
9
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp
còi (chiều cao/tuổi)
|
%
|
18,5
|
18,0
|
Đạt
|
2. Công tác quản lý nhà nước và
chỉ đạo điều hành
2.1. Xây dựng chính sách,
văn bản quy phạm pháp luật
- Tham mưu trình Chính phủ xem xét, quyết định
trình Quốc hội cho ý kiến đối với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
xem xét, thông qua 02 hồ sơ đề nghị xây dựng luật gồm: Luật sửa đổi bổ sung một
số điều Luật Bảo hiểm y tế; Luật Phòng bệnh.
- Từ đầu năm 2024, Bộ Y tế đã tham mưu ban hành 02
Nghị định của Chính phủ, 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có các
chính sách, định hướng phát triển dài hạn ngành y tế:
+ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 23/01/2024 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
+ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 27/02/2024 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050;
+ Quyết định 281/QĐ-TTg ngày 05/4/2024 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày
25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng
hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới;
+ Quyết định số 440/QĐ-TTg ngày 22/5/2024 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế.
+ Quyết định số 527/QĐ-TTg ngày 18/6/2024 của Thủ
tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và phát triển;
+ Nghị định số 13/2024/NĐ-CP ngày 05/02/2024 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP quy định
về hoạt động tiêm chủng;
+ Nghị định số 25/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của
Chính phủ: Quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân",
"Thầy thuốc ưu tú".
- Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền 12 Thông tư trên
33 văn bản trong kế hoạch năm 2024, đạt tỷ lệ 36,4%, ước đạt 100% kế hoạch năm
2024.
- Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm
pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế kỳ 2019-2023 theo Quyết định
số 456/QĐ-BYT ngày 28/2/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tự kiểm tra 71 văn bản hành
chính và văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền của Bộ Y tế do các bộ, cơ
quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương ban hành; đã xử lý sau kiểm tra 04 văn bản.
- Ban hành Thông tư số 08/2024/TT-BYT ngày
24/5/2024 bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành theo yêu cầu của Đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện
công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư
pháp chủ trì tại Kết luận số 6537/KL-ĐKTLN ngày 29/12/2023.
- Ban hành Kế hoạch số 526/KH-BYT ngày 02/5/2024
triển khai thực hiện Quyết định số 143/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao
chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển” của Bộ Y tế. Phối hợp với
Bộ, ngành thực hiện pháp điển đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế
chủ trì soạn thảo vào các đề mục pháp điển do Bộ, ngành chủ trì thực hiện như Đề
mục phòng, chống tham nhũng, Đề mục về tổ chức Chính phủ.
- Xây dựng báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất đối
với các nội dung trong Kế hoạch của Chính phủ, các bộ, ngành yêu cầu. Tổ chức
phổ biến, đào tạo, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực y
tế. Thực hiện hoạt động đối thoại doanh nghiệp, hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp
thông qua việc hướng dẫn, giải đáp các câu hỏi, vướng mắc của doanh nghiệp bằng
hình thức công văn hoặc tại các buổi họp, hội thảo.
2.2. Tổ chức bộ máy
- Bộ Y tế ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BYT ngày
01/3/2024 quy định về danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối
với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Y tế
và thuộc phạm vi quản lý trong lĩnh vực y tế tại địa phương; Thông tư số
06/2024/TT-BYT ngày 16/05/2024 quy định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế;
Thông tư số 11/2024/TT-BYT ngày 12/7/2024 quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số;
Quyết định số 1289/QĐ-BYT ngày 16/5/2024 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và
quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức đối
với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế.
- Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các
đơn vị trong ngành Y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Trình Chính phủ
Đề án sắp xếp các Bệnh viện trực thuộc Bộ[1]. Xây
dựng Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế; Đề án thành lập
Hội đồng Y khoa Quốc gia; Đề án thành lập Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Trung
ương, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định vào tháng 12/2024.
Hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế xây dựng Quy chế tổ chức và
hoạt động của đơn vị[2].
- Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số
117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ quy định về y tế xã, phường, thị
trấn; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của
Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị
trấn; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 07/05/2021 của
Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm y tế
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Triển khai xây dựng dự thảo Nghị định về phụ cấp
ưu đãi theo nghề thay thế Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính
phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công
tác tại các cơ sở y tế công lập; dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một
số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong
các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch; dự thảo Quyết định sửa đổi,
bổ sung Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Chính phủ về việc quy định
chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
- Phê duyệt đề án vị trí việc làm của các đơn vị
thuộc Bộ Y tế. Hướng dẫn các tổ chức hành chính xây dựng phương án kiện toàn, sắp
xếp lại các tổ chức cấu thành bảo đảm các tiêu chí theo quy định của pháp luật.
Xây dựng và thẩm định đề án Trung tâm Bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền thuộc
Cục Quản lý Y, dược cổ truyền; Trung tâm hỗ trợ, phát triển công trình và thiết
bị y tế thuộc Cục cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế.
2.3. Cải cách hành chính,
thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Rà soát, đánh giá, xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu
quả công tác cải cách hành chính của Bộ Y tế. Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ khẩn
trương thực hiện rà soát, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính (TTHC), dịch
vụ công cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết
TTHC cấp bộ, bảo đảm mục tiêu cắt giảm ít nhất 20% thông tin phải khai báo; thực
hiện nghiêm các quy định về kiểm soát TTHC trong quá trình xây dựng, sửa đổi
văn bản quy phạm pháp luật.
- Triển khai thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa
75/163 TTHC theo kế hoạch năm 2024 (đạt 46,6%). Hoàn thành thực thi được 26/69
TTHC (đạt 38%) phương án phân cấp trong giải quyết TTHC theo Quyết định số
1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện đơn giản hóa giấy
tờ công dân đối với 54 TTHC và đang triển khai thực hiện đơn giản hóa đối với
18 TTHC còn lại theo Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 06/7/2017 của Chính phủ. Bộ Y
tế công khai trên cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC và đang áp dụng là 413 TTHC
(giảm 99 TTHC so với cùng kỳ năm 2023).
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm
việc thực hiện các quy định pháp luật, văn bản chỉ đạo về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực. Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực và tập huấn, hướng dẫn công tác kê khai, công khai tài sản.
Triển khai Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực và 03 Tổ xác
minh tài sản, thu nhập theo Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2023 tại
các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế. Đồng thời, tiếp tục kiện toàn công tác thể
chế, quy định về thanh tra trong lĩnh vực y tế[3].
Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan cảnh sát điều tra, các đơn vị, địa phương trong
giải quyết các vụ việc theo yêu cầu.
- Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thanh tra Bộ tiến
hành 06/22 cuộc thanh tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2024; xử phạt các tổ chức,
cá nhân có vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 620 triệu đồng. Bộ Y tế triển
khai tiếp 114 lượt công dân theo quy định; tiếp nhận 324 đơn thư (đã xử lý 100%
đơn thư; trong đó, thuộc thẩm quyền xử lý 01 đơn, chuyển cơ quan có thẩm quyền
295 đơn và hướng dẫn 28 đơn thư).
2.4. Hợp tác quốc tế
- Bộ Y tế tiếp tục tích cực tham gia các hợp tác
song phương và đa phương, cùng nỗ lực để đưa ra các giải pháp góp phần phục hồi
và phát triển nền kinh tế sau dịch bệnh COVID-19 cũng như các biện pháp tiếp cận
tài chính y tế bền vững để ứng phó tốt hơn với các dịch bệnh mới nổi, chú trọng
ứng dụng công nghệ số trong y học, tạo môi trường thuận lợi để phát triển ngành
công nghiệp về y tế như sản phẩm vắc xin, thiết bị y tế, thúc đẩy các chính
sách và chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Y tế có 01 đoàn ra[4] và tiếp 01 đoàn vào cấp Bộ[5], tham gia 02 đoàn ra cấp Chính phủ[6];
Bộ Y tế đã đồng ý về chủ trương cho phép các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh
nghiệp trực thuộc và thuộc phạm vi quản lý tổ chức 865 hội nghị, hội thảo quốc
tế (so với 820 hội nghị, hội thảo quốc tế trong 06 tháng đầu năm 2023).
3. Cung ứng các dịch vụ y tế
3.1. Y tế dự phòng, chăm
sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe
- Trong 6 tháng đầu năm 2024, các dịch bệnh truyền
nhiễm cơ bản được kiểm soát, không xuất hiện các chùm ca bệnh, ổ dịch lớn trong
cộng đồng[7]. Tuy nhiên, một số bệnh có số mắc
nhiều hơn so với cùng kỳ năm 2023 (tay chân miệng, sốt phát ban nghi sởi, sốt
rét); phát hiện một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó đã có trường hợp
tử vong. Bộ Y tế đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành các Công điện[8] chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo
dõi chặt chẽ, bám sát các diễn biến tình hình dịch bệnh; thường xuyên đánh giá,
phân tích, dự báo tình hình; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các
tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.
- Ngày 14/5/2024, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) tổ chức khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại
dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung
ương. Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc
tăng cường khuyến cáo cộng đồng các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của
ô nhiễm không khí.
- Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Y tế đã hoàn thành các thủ tục mua sắm, đặt hàng vắc xin trong
Chương trình tiêm chủng mở rộng và tổ chức phân bổ ngay đến các tỉnh, thành phố
theo số lượng đã đăng ký nhu cầu, chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai tổ
chức tiêm chủng, tiêm bù mũi cho những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ trong thời
gian gián đoạn vắc xin nhằm nâng cao miễn dịch cộng đồng.
3.2. Công tác quản lý môi
trường y tế
- Xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý hóa
chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
các Thông tư về quản lý môi trường y tế theo kế hoạch năm 2025[9]; QCVN về dự trữ quốc gia, 70 QCQG về yếu tố hóa học, 82 QCQG về
vệ sinh lao động; Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn 2050 của Bộ Y tế; Đề án Phát triển y tế học đường
đến năm 2030; Bộ chỉ số đánh giá chất lượng môi trường bệnh viện.
- Triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức
khỏe nhân dân[10]; nông thôn mới; ứng phó với biến
đổi khí hậu trong ngành Y tế[11]. Tuyên truyền về
sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh; xử lý nước và vệ sinh môi trường trong
mùa bão lụt tại các địa phương.
- Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện
công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; triển
khai thực hiện có hiệu quả công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học
sinh; tăng cường phối hợp với ngành Giáo dục trong việc thực hiện Chương trình
sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025 và chương trình y tế trường học trong
các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025.
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về an toàn vệ sinh lao
động năm 2024.
- Kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế
về nội dung liên quan đến quản lý chất thải y tế và an toàn vệ sinh lao động[12], năng lực quan trắc môi trường lao động; phòng
khám, điều trị bệnh nghề nghiệp; cơ sở sản xuất kinh doanh nước sạch dùng cho mục
đích sinh hoạt; cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng và
diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế, chất lượng nước sạch sử dụng cho mục
đích sinh hoạt.
3.3. Phòng chống HIV/AIDS
- Trong 06 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận
4.648 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính, 84% là nam giới, độ tuổi chủ yếu
là từ 15 - 29 (42,8%) và 30-39 (29,7%), đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục
không an toàn (74,2%), nam quan hệ tình dục đồng giới (42,3%); cao nhất là
thành phố Hồ Chí Minh (41,5%) và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (26,4%)[13].
- Thường xuyên triển khai các hoạt động thông tin
giáo dục truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trên phương tiện thông tin đại
chúng và trên mạng xã hội; tiếp tục đa dạng hóa dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước có khoảng 48.430 người sử dụng ma túy được
tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm; có 9.802 người bán dâm và 32.305 nam
quan hệ tình dục đồng giới được tiếp cận với chương trình bao cao su.
- Công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc thay thế Methadone tiếp tục duy trì và đảm bảo chất lượng cho 48.062
tại 343 cơ sở điều trị và 302 cơ sở cấp phát thuốc trên 63 tỉnh/thành phố (đạt
95,2% so với kế hoạch năm), trong đó có 4.568 người bệnh được nhận thuốc
methadone nhiều ngày tại 6 tỉnh, thành phố đang triển khai Đề án. Công tác xác
định tình trạng nghiện ma tuý được triển khai đồng bộ tại 63 tỉnh, thành phố,
7.725 cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy đã tăng 2,2 lần
so với năm 2022, trong đó có 166 cơ sở tuyến tỉnh, 814 cơ sở tuyến huyện và
6.742 cơ sở tuyến xã. Số lượng bác sỹ, y sĩ tham gia vào công tác xác định tình
trạng nghiện tại các tuyến là hơn 13.000 người.
- Năm 2023, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu châu Á -
Thái Bình Dương về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP). Tính đến
tháng 6/2024 cả nước có 41.126 người được điều trị PrEP ít nhất một lần trong
năm (đạt 57,9% chỉ tiêu so với kế hoạch).
- Tính đến tháng 6/2024, toàn quốc có 534 cơ sở y tế
điều trị HIV tại 63 tỉnh, thành phố. Số người nhiễm HIV đang quản lý điều trị
thuốc ARV là 180.099 người (kế hoạch năm 2024 là 186.000), trong đó 74% số người
đang điều trị ARV có thẻ BHYT (kế hoạch năm 2024 là 94%). Chương trình phối hợp
HIV/lao tiếp tục được triển khai, tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV hoàn thành điều
trị Lao tiềm ẩn đạt 93%; đồng thời tiếp tục mở rộng điều trị viêm gan C cho người
nhiễm HIV và bệnh nhân đang điều trị Methadone. Từ năm 2023, công tác sàng lọc,
quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV đang từng bước được
mở rộng.
- Kết quả thực hiện mục tiêu Chiến lược 95-95-95
tính đến tháng 6/2024: (i) 91% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm; (ii ) 80%
người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị ARV; (iii) 93%
người nhiễm HIV được điều trị ARV và có kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút dưới
ngưỡng ức chế (dưới 1000 bản sao/mL máu).
3.4. Công tác đảm bảo an
toàn thực phẩm
- Tổng kết 10 năm thực hiện Luật An toàn thực phẩm,
lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm sửa đổi. Xây dựng Nghị định sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP , dự kiến trình Chính phủ
trong năm 2024. Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20-1:2024/BYT
đối với giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe; tính đến nay
Bộ Y tế đã ban hành 66 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về lĩnh vực an toàn
thực phẩm; đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện 03 quy chuẩn kỹ thuật và quy định
về an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
- Hoạt động tuyên truyền giáo dục về an toàn thực
phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng đã được các bộ, ngành và địa
phương đẩy mạnh. Trong 5 tháng đầu năm 2024, trên 12 đầu báo viết và một số đầu
báo điện tử đăng tải thông tin thường xuyên trên 500 tin bài về thực phẩm,
trong đó khoảng hơn 250 tin, bài về quản lý an toàn thực phẩm. Tăng cường quản
lý quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: đăng 25 cảnh báo trên Cổng thông tin điện
tử của Bộ Y tế về các đường link quảng cáo vi phạm; chuyển Bộ Thông tin và Truyền
thông 10 đường link quảng cáo vi phạm; chuyển Cục Thương mại điện tử và kinh tế
số 10 đường link quảng cáo vi phạm.
- Tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa
phương, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Trong 6 tháng năm 2024, ngành Y tế đã kiểm
tra 232.702 cơ sở, phát hiện 15.046 cơ sở vi phạm về ATTP (chiếm 6,46%), giảm
so với cùng kỳ năm 2023 (40.403 cơ sở); đã xử lý 3.341 cơ sở (chiếm 22,2% số cơ
sở vi phạm), trong đó phạt tiền 2.285 cơ sở với số tiền phạt: 19,86 tỷ đồng.
Ngoài các hình thức xử phạt chính, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện
pháp khắc phục hậu quả[14]. Thực hiện kiểm nghiệm
5.602 mẫu thực phẩm trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại labo về các chỉ
tiêu hóa lý, vi sinh, trong đó có 154 mẫu không đạt (chiếm 2,75%), giảm 38,1%
so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến ngày 15/5/2024, kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
11.927 lô hàng với 100% kết quả đạt.
- Đến nay, ngành Y tế đã có 06 Labo thuộc các Viện
Trung ương và 63 phòng kiểm nghiệm thực phẩm cấp tỉnh được chuẩn hóa theo tiêu
chuẩn ISO/IEC 17025.
- Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận
ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm làm 2.138 người mắc và 06 trường hợp tử vong.
So với cùng kỳ năm 2023, số vụ giảm 04 vụ (10%), số mắc tăng 1.432 người
(202,8%), số tử vong giảm 5 người (45,5%); số vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng
giảm ở khu vực miền núi phía Bắc nhưng tăng ở khu vực duyên hải miền Trung và
khu vực Đông Nam Bộ. Ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn, gia đình, đám cưới/giỗ/liên
hoan giảm cả về số vụ, số mắc nhưng có xu hướng gia tăng tại quán ăn, nhà
hàng/khách sạn, nhất là do thức ăn đường phố (ví dụ ở tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Đồng
Nai, tỉnh Sóc Trăng). Thời gian vừa qua đã ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm
xảy ra tại bếp ăn tập thể đông người tại các công ty (tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Đồng
Nai); bếp ăn trường học, và cả căn tin, các cơ sở kinh doanh thực phẩm xung
quanh khu vực trường học (tỉnh Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh). Nguyên nhân
gây NĐTP chính do vi sinh vật và do độc tố tự nhiên. Nguyên nhân gây tử vong do
NĐTP chủ yếu là do ngộ độc rượu và độc tố tự nhiên. Các sản phẩm thực phẩm ô
nhiễm vi sinh vật chủ yếu là các sản phẩm thịt lợn qua chế biến, các món ăn có
chứa thịt gà. Bộ Y tế tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 44/CĐ-TTg
ngày 03/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm chỉ đạo các bộ,
ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn,
khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
3.5. Khám chữa bệnh
- Tập trung hoàn thiện các văn bản pháp luật hướng
dẫn thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15. Xây dựng các Đề án:
Tăng cường năng lực Hệ thống chăm sóc sức khoẻ tâm thần giai đoạn 2024-2030;
Xây dựng Trung tâm xạ trị proton; Tăng cường năng lực hệ thống giám định pháp
y, giám định pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh giai đoạn 2023-2030; Nâng
cao chất lượng chăm sóc người bệnh toàn diện trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Tăng cường năng lực hệ thống giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần và bắt
buộc chữa bệnh giai đoạn 2023- 2030; Phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện và
củng cố năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực.
- Tiếp tục hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, định
mức kinh tế - kỹ thuật, danh mục kỹ thuật các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Tiếp
tục xây dựng, hoàn thiện các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị: bệnh Mpox (Đậu
mùa khỉ); bệnh tay chân miệng; triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành
tính tuyến tiền liệt; bệnh Hemophilia; bệnh võng mạc trẻ đẻ non. Hướng dẫn quy
trình kỹ thuật, chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng. Đến nay, Bộ
Y tế đã ban hành trên 1.300 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các lĩnh vực tim mạch,
hô hấp, nội tiết, cơ xương khớp, ung thư, tâm thần..., các hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị bệnh dịch mới nổi, tái nổi.
- Triển khai các đề án, dự án về phục hồi chức
năng: Đề án trợ giúp người khuyết tật, Chương trình phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng người khuyết tật, Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng
cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng
năm 2024. Đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định của pháp luật hoạt động
giám định pháp y, pháp y tâm thần. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ để
sớm chấm dứt bệnh lao. Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện
25/CĐ-TTg ngày 15/3/2024 tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao Công điện
47/CĐ-TTg ngày 13/05/2024 tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung
nóng.
- Tiếp tục phát triển về số lượng và quy mô các cơ
sở y tế tư nhân, có 372 bệnh viện tư nhân chiếm 23,84% tổng số bệnh viện; tuy
nhiên số lượng giường bệnh tư nhân mới chỉ chiếm 5,67%; đồng thời các bệnh viện
tư nhân đều tập trung định hướng các chuyên khoa như mắt, răng hàm mặt, phẫu
thuật thẩm mỹ... với số lượng dưới 50 giường, số bệnh viện đa khoa có quy mô trên
100 giường còn rất ít.
- Tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao chất
lượng công tác quản lý bệnh viện. Đẩy mạnh phát triển mạng lưới bệnh viện vệ
tinh, hệ thống phòng khám y học gia đình; đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nâng
cao năng lực chuyên môn y tế xã, phường giai đoạn 2019 - 2025. Triển khai công
tác kiểm tra, giám sát việc kê đơn, sử dụng nguồn quỹ Bảo hiểm y tế tại một số
cơ sở y tế.
3.6. Công tác dân số
- Hoàn thành Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị
quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về
công tác dân số trong tình hình mới. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương
trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của
Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
21-NQ/TW.
- Tiếp tục hoàn thiện các chính sách trong hồ sơ đề
nghị xây dựng Luật Dân số; hoàn thiện Đề cương dự thảo Luật, báo cáo đánh giá
tác động chính sách và các văn bản trong hồ sơ để trình Chính phủ tháng
12/2024, đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội
khóa XV.
- Sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt
Nam đến năm 2030 gắn với xây dựng, ban hành khung chính sách quốc gia thích ứng,
giải quyết vấn đề già hóa dân số. Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số
496/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nghiên cứu,
xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm
công tác dân số và phát triển các cấp.
- Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện các danh mục định mức
kinh tế - kỹ thuật đã được Bộ Y tế phân công thực hiện. Chỉ đạo triển khai các
nhiệm vụ được giao của Ban chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển; triển khai
các nhiệm vụ chuyên môn về truyền thông thay đổi hành vi; cung cấp dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình và bảo đảm hậu cần phương tiện tránh thai[15]; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; mô hình, giải pháp nâng
cao chất lượng dân số, cơ cấu dân số; bảo đảm các mục tiêu, chỉ tiêu đã được
giao năm 2024.
3.7. Chăm sóc sức khỏe bà
mẹ, trẻ em
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình Chính phủ ban
hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ
quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo. Xây dựng, bổ sung, cập nhật các hướng dẫn, quy
trình chuyên môn; kiểm tra việc tuân thủ các quy định chuyên môn và pháp lý
trong lĩnh vực sức khỏe bà mẹ- trẻ em, sức khỏe sinh sản.
- Các chỉ số về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước,
trong và sau sinh vẫn duy trì ở mức cao trên bình diện toàn quốc, số liệu ước
tính 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy gần 88% số phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất
4 lần trong 3 thời kỳ thai nghén; 96% cuộc đẻ có cán bộ y tế có kỹ năng đỡ; tỷ
lệ chăm sóc sau sinh trong tuần đầu duy trì ở mức trên 70%. Số trường hợp phá
thai đã giảm khá nhiều mạnh qua các năm từ 15 ca phá thai trên 100 trẻ đẻ sống
năm 2015 xuống ≈10 ca năm 2020 và duy trì cho đến nay.
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia
tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con giai
đoạn 2018-2030: chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch của địa
phương và triển khai đồng bộ can thiệp dự phòng tại các tuyến; chỉnh sửa, cập
nhật hướng dẫn triển khai dự phòng lây truyền 3 bệnh; xây dựng các tài liệu
truyền thông mẫu gửi địa phương, tiếp tục tập huấn giảng viên tuyến tỉnh; đưa
hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV, viêm gan B và giang mai cho phụ nữ mang thai tại
trạm y tế xã vào Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và vùng miền núi giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục thực hiện Chương trình Can thiệp giảm tử
vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030, Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức
khoẻ sinh sản. Đào tạo, giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực về chăm sóc sức
khỏe bà mẹ, trẻ em và trẻ sơ sinh cho các tỉnh/thành phố.
- Các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ,
trẻ em được triển khai lồng ghép trong Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000
ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người
Việt Nam”; các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Hướng dẫn
các tỉnh/thành phố triển khai thực hiện các hoạt động nhằm giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng thể thấp còi.
- Tổ chức đào tạo nhiều lớp tập huấn giảng viên tuyến
tỉnh về sàng lọc ung thư cổ tử cung ở tuyến cơ sở. Số lượt phụ nữ được sàng lọc
ung thư cổ tử cung có xu hướng tăng từ khoảng 730.000 lượt (năm 2020) lên khoảng
2.000.000 lượt (năm 2023) và 6 tháng đầu năm 2024 đã đạt khoảng 950.000 ca. Cả
nước đã có 62 cơ sở y tế được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm, trong đó có 7 cơ sở đủ điều kiện thực hiện mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo. Theo thống kê chưa đầy đủ, tới cuối năm 2023, cả nước
đã có khoảng 150.000 trẻ ra đời từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và khoảng
hơn 400 trẻ ra đời từ kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
3.8. Y học cổ truyền
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai các chương trình, đề
án được Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về đẩy mạnh phát triển
hệ thống y, dược cổ truyền trên toàn quốc. Trong đó, tập trung phối hợp với Ủy
ban dân tộc và các địa phương triển khai nhiệm vụ tại Chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2030. Đến nay việc quy hoạch và phát triển dược liệu đã được chú trọng
(25 tỉnh có quy hoạch vùng trồng cây thuốc); cơ bản hình thành được một số vùng
trồng dược liệu lớn; công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn cây thuốc
đã đạt được những kết quả nhất định; công tác kiểm soát chất lượng dược liệu được
tăng cường, Bộ Y tế đã ban hành hoặc tham mưu ban hành nhiều văn bản liên quan
đến quản lý chất lượng dược liệu.
- Chỉ đạo đẩy mạnh cấp phép, gia hạn đăng ký lưu
hành các thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền và dược liệu, nhất là đối với các
hồ sơ đang tồn đọng; triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong mua sắm dược
liệu, thuốc cổ truyền của các bệnh viện y học cổ truyền. Thực hiện Nghị quyết số
80/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội, tính đến ngày 22/4/2024, Bộ Y tế (Cục
Quản lý Y, Dược cổ truyền) đã rà soát và công bố 7 đợt cho 532 thuốc cổ truyền.
- Chỉ đạo tổ chức các chương trình, sự kiện nhằm đẩy
mạnh phát triển hệ thống y, dược cổ truyền thời gian tới như Hội nghị Ban thường
trực lần thứ 21 của diễn đàn hòa hợp về chất lượng và tiêu chuẩn hóa thuốc từ
dược liệu khu vực Tây Thái Bình Dương (FHH); Ngày truyền thống y dược học cổ
truyền; phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Hưng Yên và các địa
phương, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác...
4. Thông tin y tế
- Xây dựng dự thảo Nghị định quy định quản lý dữ liệu
y tế, dự kiến gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ trong Quý 3 năm 2024; Đề
án “Tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển
đổi số đến năm 2030”; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày
28/12/2018 của Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử; Thông tư thay thế Thông
tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành Bộ Tiêu chí ứng dụng
công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,
chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Trong 06 tháng đầu năm 2024, Bộ Y tế đã ban
hành: 06 Quyết định[16] và nhiều văn bản đôn đốc,
hướng dẫn các đơn vị triển khai xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ
số. Bộ Y tế tích cực, quyết liệt chỉ đạo, quán triệt các đơn vị về đẩy nhanh tiến
độ triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực
điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm
2030 (Đề án 06).
- Tổ chức cập nhật kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y
tế phiên bản 3.0. Đang triển khai trên toàn quốc 4 nền tảng dùng chung gồm: Nền
tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử, Nền tảng Quản lý tiêm chủng, Nền tảng Hỗ trợ tư vấn
khám, chữa bệnh từ xa, Nền tảng Trạm y tế xã. Bộ Y tế đã có 6/6 hệ thống dịch vụ
có dữ liệu trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia[17].
- Xây dựng Kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân
trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Y tế. Đến tháng
6/2024, Bộ Y tế có 112/259 dịch vụ công trực tuyến được tích hợp trên Cổng dịch
vụ công Quốc gia; đã kết nối 55 dịch vụ công trực tuyến với Cổng thông tin một
cửa quốc gia đối với các thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh hàng hóa thuộc lĩnh vực y tế. Hoàn thiện phiên bản di động của Cổng dịch
vụ công trực tuyến Bộ Y tế (gồm bản chạy trên hệ điều hành Android và iOS) để
người dân, doanh nghiệp có thể theo dõi việc xử lý, nộp bổ sung hồ sơ trên các
thiết bị di động.
5. Dược, cơ sở hạ tầng, công
nghệ y tế
5.1. Quản lý dược
- Ban hành Kế hoạch của Bộ Y tế triển khai Chiến lược
quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2045 tại Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ;
Thông tư số 03/2024/TT-BYT ngày 16/04/2024 về Danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng
trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn
EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ
Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp.
- Chỉ đạo đẩy mạnh cấp phép, gia hạn, giải quyết khẩn
trương các hồ sơ tồn đọng xin cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc để bảo đảm nguồn
cung ứng thuốc. Trong 5 tháng đầu năm 2024, Bộ Y tế đã giải quyết 666 hồ sơ cấp
giấy phép nhập khẩu thuốc, 3.641 hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu, bao
bì, vỏ nang; Công bố 14 đợt gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành 13.202 thuốc,
nguyên liệu làm thuốc[18]; qua đó duy trì trên
22.000 thuốc có giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực với khoảng 800 hoạt chất các
loại.
- Thực thực hiện đánh giá GSP (Thực hành tốt bảo quản
thuốc) đối với 35 cơ sở; cấp mới, cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược cho 40 cơ sở với phạm vi xuất nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo
quản thuốc. Tiến hành 24 đợt đánh giá GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc). Hiện
có 238 nhà máy sản xuất của 205 đơn vị đạt tiêu chuẩn GMP, trong đó có 162 nhà
máy tân dược, 7 nhà máy sản xuất vắc xin, 15 nhà máy sản xuất sinh phẩm, 8 nhà
máy sản xuất nguyên liệu tân dược, 92 nhà máy đông dược, 55 nhà máy sản xuất
nguyên liệu đông dược.
- Chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm công tác
mua sắm vắc xin, Vitamin A; hướng dẫn các địa phương, đơn vị xử lý vắc xin
phòng COVID-19 hết hạn theo quy định; xây dựng Danh mục và cơ chế dự trữ, mua sắm
thuốc có nguy cơ thiếu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5.2. Cơ sở hạ tầng, thiết
bị y tế
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự thảo Luật Thiết bị
y tế; Thông tư hướng dẫn thiết kế CDC tuyến tỉnh; Thông tư về kê khai giá; quy
định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp y tế.
- Rà soát, tham mưu về phương án giải quyết, kiến
nghị đề xuất và thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc xử lý các vướng
mắc đối với dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Đẩy mạnh cấp phép, gia hạn trang thiết bị y tế;
giải quyết hồ sơ tồn đọng xin cấp phép về trang thiết bị y tế. Tính đến ngày
30/5/2024, Bộ Y tế đã tiếp nhận 13.925 hồ sơ đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại
C, D; trong đó đã thẩm định và xử lý 11.686 hồ sơ, đạt 83,92% (3.416 hồ sơ đã cấp
phép, 2.153 hồ sơ đã thu hồi, hủy hoặc từ chối, 6.117 hồ sơ đã có văn bản đề
nghị doanh nghiệp bổ sung); 1.701 hồ sơ đang thẩm định và chưa có văn bản gửi
Doanh nghiệp, chiếm 14,22%; 537 hồ sơ Doanh nghiệp chưa nộp lại, chiếm 3,67%.
5.3. Khoa học công nghệ y
tế
- Tích cực, chủ động xây dựng một số văn bản pháp
luật, văn bản hướng dẫn để thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ lĩnh vực y
tế phục vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân[19].
- Xây dựng Kế hoạch hành động của Ban cán sự đảng Bộ
Y tế triển khai Kết luận số 69-KL/TW ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục
thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế; xây dựng Kế hoạch hành động của Bộ Y tế triển khai thực hiện
Nghị quyết 189/NQ-CP ngày 16/11/2023 của Chính phủ ban hành Chương hành động thực
hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng
dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
- Tiếp tục triển khai xây dựng Đề án phát triển
công nghiệp sinh học lĩnh vực y tế. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển
khai Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu và Chiến lược Quốc gia
phát triển ngành Dược. Đẩy nhanh tiến độ triển khai 5 Chương trình KHCN cấp Bộ
Y tế giai đoạn 2021-2025; tổ chức tuyển chọn 24 nhiệm vụ KHCN thuộc Chương
trình nghiên cứu phát triển, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và
điều trị, 5 nhiệm vụ KHCN thuộc Chương trình nghiên cứu phát triển, ứng dụng
các kỹ thuật tiên tiến trong dự phòng bệnh tật. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng,
phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực y tế, tiếp cận trình độ của các nước
trong khu vực và trên thế giới; làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn
đoán và điều trị bệnh, tật ở người như ghép tạng, trị liệu tế bào gốc, mổ nội
soi, kỹ thuật sinh học phân tử, y học hạt nhân; làm chủ được các công nghệ và kỹ
thuật tiên tiến trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm, các bệnh mới
phát sinh. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu và sản
xuất thuốc từ dược liệu trong nước và thuốc y học cổ truyền.
- Triển khai công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng,
sở hữu trí tuệ và duy trì thực hiện hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương
mại (TBT) thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Tập trung xây dựng các
TCVN, QCVN phục vụ quản lý chất lượng thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm, sức khỏe
nghề nghiệp và môi trường y tế. Năm 2024, đã tổ chức thẩm tra 82 QCVN lĩnh vực
môi trường y tế.
- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm mới song
song với việc đảm bảo chất lượng, an toàn và đạo đức nghiên cứu. Năm 2024 đã tổ
chức thẩm định và phê duyệt/nghiệm thu 50 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc,
vắc xin, kỹ thuật mới/phương pháp mới (phê duyệt 40, nghiệm thu 10).
6. Nhân lực y tế
- Mạng lưới các cơ sở đào tạo nhân lực y tế tiếp tục
phát triển cả công lập và ngoài công lập, mở rộng các chuyên ngành đào tạo. Cả
nước có 214 cơ sở đào tạo nhân lực y tế, trong đó 66 cơ sở giáo dục đại học,
139 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 9 Viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ; trong đó
theo phân cấp quản lý, Bộ Y tế quản lý 22 trường và Viện. Số bác sĩ tốt nghiệp
năm 2023 là 11.297; số dược sĩ tốt nghiệp năm 2023 là 8.470; số điều dưỡng tốt
nghiệp năm 2023 là 18.178.
- Tiếp tục xây dựng các quy định liên quan đến đặc
thù đào tạo nhân lực y tế để hoàn thiện thể chế nhằm tạo môi trường pháp lý triển
khai đổi mới đào tạo nhân lực y tế. Bộ Y tế phê duyệt Đề án phát triển nguồn
nhân lực y tế giai đoạn 2023-2030, định hướng 2050. Triển khai xây dựng Đề án
tăng cường đào tạo dược sĩ lâm sàng, đẩy nhanh tiến độ thẩm định, hoàn thành
nghiệm thu 11/11 dự thảo chuẩn chương trình đào tạo các ngành trình độ đại học
lĩnh vực sức khỏe và cập nhật các chuẩn năng lực nghề nghiệp trình độ đại học.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo
chất lượng đào tạo nhân lực y tế, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo công tác đào tạo,
đào tạo liên tục cán bộ y tế nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế.
Công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào
tạo khối ngành sức khoẻ theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP. Tổ chức
thẩm định năng lực đào tạo và giao nhiệm vụ đào tạo chuyên khoa cấp I, chuyên
khoa cấp II, bác sĩ nội trú các chuyên ngành cho các cơ sở đào tạo nhân lực y tế.
- Từng bước tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng
nhân lực y tế tuyến dưới, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn thông qua đào tạo,
đưa bác sỹ trẻ về vùng khó khăn. Triển khai Dự án “Thí điểm đưa Bác sỹ trẻ tình
nguyện về công tác tại vùng khó khăn” giai đoạn 2021-2030. Đến nay Dự án đã tiếp
nhận 345 bác sỹ tại 142 huyện thuộc 37 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, miền
Trung, Tây nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nam Bộ; đã tổ chức khai giảng
10 lớp đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I.
- Nghiên cứu đề xuất phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với
công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập, phụ cấp đối với nhân
viên y tế thôn, bản trong tổng thể cải cách tiền lương sẽ áp dụng từ ngày
01/7/2024: Nghị định thay thế Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của
Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức
công tác tại các cơ sở y tế công lập; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số
75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối
với nhân viên y tế thôn, bản.
7. Tài chính y tế
- Tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ[20] để hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Bảo hiểm y tế, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội khóa
XV vào tháng 10 năm 2024. Triển khai thi hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày
19/10/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện
pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
- Xây dựng Thông tư về thanh toán trực tiếp cho bệnh
nhân trong trường hợp cơ sở y tế thiếu thuốc thuộc danh mục BHYT, bệnh nhân phải
mua ngoài; các Thông tư quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo Luật
khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15, Luật giá số 16/2023/QH15.
- Đôn đốc đẩy nhanh giải ngân và kiểm tra, giám sát
việc triển khai vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã
hội trong lĩnh vực y tế; xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2026 -
2030. Làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán nhà nước. Bảo
hiểm Xã hội Việt Nam để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện
công tác tài chính y tế, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
- Tiếp tục tăng cường giao quyền tự chủ cho các đơn
vị sự nghiệp y tế công lập. Tính đến năm 2023, cả nước có 1.656 đơn vị sự nghiệp
y tế công lập được phân loại tự chủ tài chính, trong đó: Đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là 23 đơn vị (1,4%); Đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm chi thường xuyên là 450 đơn vị (27,2%); Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần
chi thường xuyên là 983 đơn vị là 59,4%[21].
Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, tính đến năm 2024 Bộ Y tế
đã có 92 đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại tự chủ tài chính, trong đó:
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là 02 đơn vị (2,2%);
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên là 46 đơn vị (50%); Đơn vị sự nghiệp
tự bảo đảm một phần chi thường xuyên là 40 đơn vị (43,5%)[22]; Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm chi thường xuyên là 04 đơn
vị (4,3%).
- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý tài sản công của
Bộ Y tế; trong đó dự thảo Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn về việc xác định
tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế; xây dựng
phương án sắp xếp trụ sở làm việc của một số đơn vị thuộc Bộ.
- Tiếp tục huy động và tranh thủ nguồn viện trợ của
các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ cho phát triển y tế. Thẩm định và trình
các cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án, khoản viện trợ cho các
đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thuộc thẩm quyền theo quy định.
- Ban hành các Thông tư hướng dẫn về lựa chọn nhà
thầu cung cấp thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế theo thẩm quyền quy định
tại Luật đấu thầu và Nghị định số 24/2024/NĐ-CP[23];
phân cấp, phân quyền triệt để thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa,
dịch vụ phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ,
NGUYÊN NHÂN
1. Hạn chế, khó khăn
1.1. Quản trị hệ thống y tế
- Hệ thống văn bản pháp luật được hoàn thiện từng
bước nhưng còn vướng mắc, chưa đầy đủ, đồng bộ, một số quy định chậm được sửa đổi,
bổ sung. Một số đề án, hoạt động thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và của Bộ Y tế chưa bảo đảm tiến độ đề ra.
- Về cải cách hành chính, mặc dù điểm tuyệt đối có
tăng, nhưng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của Bộ Y tế vẫn còn
thuộc nhóm cuối trong nhiều năm.
- Công tác thanh, kiểm tra, quản lý y tế tư nhân
còn hạn chế, đội ngũ cán bộ thanh tra y tế còn quá mỏng về số lượng, chất lượng
chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Theo Luật thanh tra từ 01/7/2023 Chi cục trưởng
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trưởng ban Quản lý ATTP các tỉnh/thành phố,
Giám đốc Sở/Chánh Thanh tra Sở ATTP các tỉnh/thành phố không có thẩm quyền xử
phạt, phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền để xử phạt, có nơi không đủ
nhân lực thực hiện dẫn đến không kịp thời xử lý vi phạm tại các địa phương.
1.2. Cung ứng dịch vụ y tế
- Sự khác biệt về chỉ số sức khỏe cơ bản như tuổi
thọ trung bình, tử vong trẻ em, suy dinh dưỡng trẻ em giữa các vùng miền, nhóm
dân tộc chưa được cải thiện.
- Một số dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành vẫn có
nguy cơ cao (số ca mắc bệnh tay chân miệng, sốt phát ban nghi sởi, sốt rét 6
tháng đầu năm 2024 nhiều hơn so với cùng kỳ năm 2023). Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng
3 năm gần đây không đạt mục tiêu trên 90%.
- Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang đứng
trước rất nhiều các thách thức, đặc biệt trong nhóm thanh niên trẻ, nam quan hệ
tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ (chiếm tới xấp xỉ 60%) và có xu hướng
tiếp tục tăng nhanh.
- Các bệnh không lây nhiễm có xu hướng tăng, chưa
có cơ chế, nguồn lực để thực hiện được việc khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật;
quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng còn thấp.
- Các yếu tố nguy cơ về môi trường gia tăng (ô nhiễm
nặng bởi các chất thải sinh hoạt, sản xuất, ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu);
việc tiếp cận với nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh còn khó khăn tại các khu vực
miền núi, vùng sâu, vùng xa và các khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu; ý
thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế.
- Tình hình ngộ độc thực phẩm đang có diễn biến phức
tạp, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể của các công ty, doanh nghiệp, trường học
và do thức ăn đường phố. Tình trạng doanh nghiệp không tồn tại tại địa điểm
kinh doanh đã đăng ký và không thông báo cho cơ quan quản lý gây khó khăn cho
công tác hậu kiểm.
- Chất lượng dịch vụ y tế giữa các tuyến, các vùng
miền còn chênh lệch, việc vượt tuyến khám bệnh, chữa bệnh xảy ra khá phổ biến;
có tình trạng chỉ định dịch vụ quá mức cần thiết[24].
Quản lý y tế tư nhân còn chưa chặt chẽ do nhân lực thanh tra, kiểm tra mỏng.
- Việc kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện
đại trong một số cơ sở còn hình thức, hiệu quả chưa cao; tỷ lệ khám, chữa bệnh
bằng y học cổ truyền vẫn còn thấp; phát triển dược liệu vẫn còn nhỏ lẻ manh
mún, tự phát.
- Tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh đã được
khống chế tuy nhiên chưa ổn định và vẫn cao so với mức cân bằng tự nhiên. Mức
sinh còn chênh lệch đáng kể giữa các vùng.
1.3. Nhân lực y tế
- Quản lý chất lượng đào tạo nhân lực y tế chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tế và hội nhập khu vực và quốc tế, chưa tăng cường, bổ
sung chính sách đặc thù trong đào tạo nhân lực y tế[25].
Số lượng sinh viên, học viên sau đại học y tăng lên nhiều lần, tuy nhiên số lượng
bệnh viện thực hành hầu như không tăng, cơ hội cho sinh viên, học viên tiếp xúc
với bệnh nhân giảm đi rõ rệt.
- Phân bổ nhân lực y tế chưa hợp lý giữa các vùng,
các tuyến; chất lượng nguồn nhân lực ở tuyến y tế cơ sở chưa bảo đảm. Nguồn
nhân lực y tế, đặc biệt điều dưỡng còn thiếu, khó thu hút nhân lực làm việc
trong lĩnh vực y tế dự phòng, lao, phong, tâm thần, pháp y.
- Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với thời gian đào
tạo và đặc thù nghề nghiệp của cán bộ y tế.
1.4. Dược, cơ sở hạ tầng,
công nghệ y tế
- Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế vẫn
diễn ra cục bộ tại một số địa phương, cơ sở y tế. Số lượng hồ sơ đăng ký thuốc,
thiết bị y tế lũy kế qua nhiều năm còn lớn, chưa được giải quyết dứt điểm.
- Nhiều doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước còn
gặp khó khăn, sản xuất sụt giảm. Công nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế trong
nước còn hạn chế. Kiểm định, kiểm chuẩn trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện tuyến
huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh do được đầu tư xây dựng từ lâu nên đã quá
tải, xuống cấp.
- Đầu tư phát triển khoa học công nghệ còn hạn chế,
các nghiên cứu còn nhỏ lẻ, còn ít nghiên cứu tạo ra các sản phẩm có giá trị
kinh tế, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.5. Tài chính y tế
- Ngân sách nhà nước cho y tế và BHYT có tăng nhưng
tổng chi chăm sóc sức khỏe bình quân theo đầu người vẫn thấp. Nguồn vốn đầu tư
công cho lĩnh vực y tế còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu nâng cấp và mở rộng
quy mô khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập.
- Cơ chế tài chính y tế, phương thức chi trả dịch vụ
y tế còn chậm đổi mới. Phân bổ tài chính y tế chưa khuyến khích hiệu quả hoạt động.
Việc thực hiện các quy định về cơ chế giá thị trường; thực hiện cơ chế tự chủ của
một số bệnh viện gặp nhiều khó khăn
- Đầu tư cho y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa bảo đảm,
gói dịch vụ y tế cơ bản chưa được toàn diện; nguồn tài chính bền vững, cơ chế
chi trả cho tuyến cơ sở chưa được xác định rõ.
1.6. Thông tin y tế
- Hạ tầng kỹ thuật về thiết bị máy chủ, lưu trữ, mạng
kết nối và bảo đảm an toàn thông tin mạng chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai
các giải pháp kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số y tế.
- Nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu, chất lượng
chưa cao, nhất là nhân lực về an toàn thông tin, an ninh mạng.
- Chưa có sự liên thông giữa các hệ thống thông tin
y tế, một số lĩnh vực thống kê báo cáo chưa thống nhất phần mềm trong toàn bộ hệ
thống nên khó khăn trong việc kết nối, thống nhất các số liệu báo cáo giữa các
đơn vị.
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân của kết
quả đạt được
- Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã thực sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách về công tác bảo vệ
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, công tác dân số để ra các mục tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp rõ ràng, phù hợp, kịp thời được điều chỉnh đáp ứng tình hình thực
tiễn.
- Nỗ lực của Chính phủ, chính quyền các cấp, cơ
quan, tổ chức có liên quan, đội ngũ cán bộ y tế, sự đóng góp của nhân dân và cộng
đồng quốc tế trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Nhận thức của mỗi người dân về vai trò của sức khỏe
và ý nghĩa thiết thực của các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
đã được nâng lên; vì vậy, sự tham gia của người dân vào các hoạt động bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe đã ngày một tốt hơn.
2.2. Nguyên nhân của khó
khăn, hạn chế
- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân đang thay
đổi nhanh chóng trong bối cảnh kinh tế-xã hội phát triển hơn, đòi hỏi chuẩn mực
chăm sóc sức khỏe cao hơn cả về số lượng, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Bên cạnh đó, mô hình bệnh tật đã thay đổi theo xu hướng tỷ lệ các bệnh không
lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao, sự xuất hiện của các bệnh mới, các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe trong môi trường ngày càng gia tăng do biến đổi
khí hậu, thiên tai, thời tiết cực đoan, phát triển công nghiệp, chuyển dịch chuỗi
cung ứng, đô thị hóa, sự thay đổi về nhân khẩu học với tỷ lệ người cao tuổi
tăng cao… Trong khi đó, nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và tiến
trình hội nhập khu vực và quốc tế.
- Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác bảo vệ,
chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân ở một số nơi còn chưa đầy đủ, sâu sắc,
chưa coi công tác này là một trụ cột trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội
bền vững. Vẫn còn tư duy bao cấp, ỷ lại vào nhà nước, thiếu cơ chế đồng bộ để
thu hút mạnh mẽ nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư phát triển y tế.
- Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở các đơn vị sự
nghiệp công lập còn chậm, nhiều lúng túng, chưa được tập trung chỉ đạo như đối
với đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước. Các cơ chế, chính sách về BHYT,
giá dịch vụ, tổ chức, biên chế... còn thiếu đồng bộ khiến các cơ sở y tế công lập
thiếu động lực nâng cao chất lượng và chuyên môn, không chủ động được nguồn lực
tài chính để tái đầu tư phát triển.
- Chưa có cơ chế tài chính hữu hiệu để tạo động lực
cho y tế dự phòng, y tế cơ sở phát triển, đảm bảo ngân sách cho các can thiệp sớm,
ưu tiên giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh /trẻ em, sàng lọc và phát hiện sớm
các bệnh ung thư đường sinh sản, các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con, các dị
tật và bệnh bẩm sinh có thể phòng /điều trị được.
- Tư duy chỉ đạo, điều hành về công tác dân số đã
có sự chuyển hướng phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, trong nhận thức và
hành động còn nặng về kế hoạch hóa gia đình, chưa chú trọng các mặt cơ cấu,
phân bổ, chất lượng dân số và các yếu tố dân số phát triển.
- Chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế còn chưa phù hợp,
tương xứng với thời gian học tập, công sức lao động và môi trường, điều kiện
làm việc, nhất là ở miền núi, nông thôn, y tế cơ sở.
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM
1. Đánh giá tổng quát
Được sự quan tâm, lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp, chia sẻ của các bộ, ngành, địa
phương, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự nỗ lực của toàn
ngành y tế, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024 đã
đạt được những kết quả quan trọng:
- Ngành y tế tiếp tục tập trung đẩy mạnh xây dựng,
hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, trong 6
tháng đầu năm 2024 ngành y tế đã tham mưu nhiều văn bản, chính sách của Đảng,
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ, khơi thông những điểm
nghẽn trước mắt như mua sắm đấu thầu thuốc, vật tư, thiết bị y tế ... Bên cạnh
đó, các chủ trương, định hướng cho phát triển ngành y tế trong trung và dài hạn
cũng được ban hành như chiến lược, quy hoạch ngành y tế đến năm 2030, Kế hoạch
triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp
tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình
hình mới ...
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị
trong ngành Y tế, xây dựng Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ
Y tế, Đề án thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia; Đề án thành lập Trung tâm Kiểm
soát dịch bệnh Trung ương, Đề án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc
Bộ Y tế.
- Tiếp tục nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ
sở; theo dõi chặt chẽ, bám sát các diễn biến tình hình dịch bệnh; thường xuyên
đánh giá, phân tích, dự báo tình hình; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó
với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; đẩy mạnh công tác giám sát phát
hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch. Hoàn thành các thủ tục mua sắm,
đặt hàng vắc xin sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng và tổ chức phân
bổ ngay đến các tỉnh, thành phố; chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai
tiêm bù mũi cho những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ trong thời gian gián đoạn
vắc xin nhằm nâng cao miễn dịch cộng đồng. Tăng cường quản lý, điều trị bệnh
HIV/AIDS, các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, nâng
cao sức khỏe người dân; quản lý môi trường y tế.
- Thực hiện nghiêm việc kiểm soát an toàn thực phẩm,
tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
Thời gian vừa qua ghi nhận một số vụ ngộ độc liên quan đến các cơ sở, cá nhân
kinh doanh thực phẩm trong khu vực gần trường học, đặc biệt là tại tỉnh Khánh
Hòa làm nhiều học sinh mắc và nhập viện điều trị; khu công nghiệp (Vĩnh Phúc, Đồng
Nai). Bộ Y tế đã có các công văn chỉ đạo và thực hiện các biện pháp tăng cường
công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Công tác khám bệnh, chữa bệnh được phục hồi sau đại
dịch COVID-19, chất lượng dịch vụ y tế không ngừng được nâng cao, làm chủ được
nhiều kỹ thuật cao. Tập trung mở rộng hoạt động khám chữa bệnh từ xa, tăng cường
chỉ đạo, chuyển giao kỹ thuật, kịp thời hỗ trợ cho tuyến dưới, các địa phương
trong trường hợp vượt quá khả năng điều trị tại chỗ. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển
y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại.
- Công tác dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em,
người cao tuổi, người dân tộc thiểu số tiếp tục được chú trọng. duy trì bền vững
mức sinh thay thế từ năm 2006, kiểm soát tốc độ tăng mất cân bằng giới tính khi
sinh, hạn chế tai biến sản khoa, giảm tử vong bà mẹ và trẻ em.
- Thực hiện bước đầu đổi mới đào tạo nguồn nhân lực
y tế. Xây dựng và thực hiện các chuẩn năng lực đào tạo, quy định về đào tạo
chuyên khoa đặc thù, thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia. Nghiên cứu và ứng dụng
thành công nhiều kỹ thuật tiên tiến, có hiệu quả trong dự phòng, phát hiện, chẩn
đoán, điều trị bệnh.
- Cơ chế hoạt động, tài chính, giá dịch vụ của các
đơn vị sự nghiệp y tế công lập được đổi mới, nhiều bệnh viện công lập đã tự chủ
được tài chính. Cơ bản đáp ứng nhu cầu thuốc, thiết bị, vật tư y tế cho dự
phòng, khám chữa bệnh. Công khai minh bạch giá thuốc, bước đầu công khai giá
trang thiết bị, vật tư y tế.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số y tế
được đẩy mạnh, hoàn thành kết nối dữ liệu y tế với một số thủ tục hành chính
như dữ liệu giấy khám sức khỏe phục vụ cấp đổi giấy phép lái xe, cấp giấy chứng
sinh, báo tử...; hoàn thành hạ tầng kỹ thuật của các nền tảng số: nền tảng hồ
sơ sức khỏe điện tử; nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa ...
- Các hoạt động phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế,
truyền thông, giáo dục sức khỏe được tăng cường nhằm tạo sự đồng thuận của toàn
xã hội, sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính cho công tác chăm sóc sức khỏe Nhân
dân.
Bên cạnh những kết quả rất tích cực nêu trên, ngành
y tế vẫn còn có những vấn đề tồn tại, hạn chế, yếu kém đòi hỏi chúng ta phải
suy nghĩ, trăn trở và hành động quyết liệt:
- Thể chế, pháp luật về y tế vẫn còn bất cập, cơ chế
chính sách về quản trị, tự chủ đơn vị sự nghiệp công, xã hội hóa, giá dịch vụ
trong lĩnh vực y tế chưa bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật,
quá trình hội nhập và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và đa dạng của
người dân.
- Năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng 3 năm gần đây không đạt mục
tiêu trên 90%. Tình trạng chênh lệch các chỉ số sức khỏe cơ bản như tuổi thọ
trung bình, suy dinh dưỡng, tử vong trẻ em giữa các vùng chưa được cải thiện
nhiều. Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh giữa các tuyến, các vùng miền còn
chênh lệch, vẫn còn tình trạng quá tải dịch vụ y tế tuyến trên.
- Phân bổ nhân lực y tế chưa hợp lý giữa các vùng,
các tuyến, bác sĩ giỏi chủ yếu dồn ở tuyến trên, các thành phố lớn, thiếu điều
dưỡng, khó thu hút nhân lực làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng, phong, tâm
thần, pháp y.
- Cấp phép, gia hạn số đăng ký lưu hành, mua sắm, đấu
thầu thuốc, vật tư, thiết bị y tế còn vướng mắc, tình trạng thiếu thuốc, vật
tư, thiết bị y tế vẫn diễn ra cục bộ tại một số địa phương, cơ sở y tế. Công
nghiệp dược trong nước tiếp tục có những bước phát triển đáng ghi nhận, tuy
nhiên vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Công
nghiệp sản xuất thiết bị y tế còn yếu.
- Điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
còn hạn chế trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số nhanh. Tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh còn cao; tiếp tục duy trì mức sinh thay thế nhưng chưa thật
sự vững chắc.
2. Bài học kinh nghiệm
- Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước; kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung
ương, Quốc hội, Chính phủ thành các chương trình, kế hoạch hành động có tính
phù hợp, khả thi đối với Ngành, cơ quan, tổ chức; Tăng cường phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương.
- Tổ chức thực hiện cần bám sát tình hình và yêu cầu
thực tiễn, thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng để quyết định chính sách kịp thời, linh
hoạt, hiệu quả. Những biện pháp, giải pháp chưa có tiền lệ cần thực hiện thận
trọng, liên tục cập nhật bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện,
- Tập trung công tác xây dựng văn bản pháp luật,
hoàn thiện thể chế để tháo gỡ khó khăn, tạo hành lang pháp lý an toàn, vững chắc,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi. Chủ động, liên tục rà soát để kịp thời sửa
đổi, bổ sung đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
các cấp, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước và
chuyên môn; tăng cường phân cấp trong quản lý; phát huy hơn nữa tinh thần trách
nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi
ích chung; không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm và tăng cường hiệu quả xử lý, giải
quyết công việc chung.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan, đơn vị; coi trọng sơ kết, đánh giá thực tiễn, kịp thời rút kinh
nghiệm gắn với nâng cao năng lực phân tích, đánh giá, dự báo, cảnh báo, nắm chắc
tình hình, kịp thời ứng phó, xử lý hiệu quả những vấn đề phát sinh.
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo
Kế hoạch, đặt ra thời hạn hoàn thành để đôn đốc, theo dõi thực hiện nhằm đảm bảo
tiến độ công việc, hạn chế tập trung nhiều công việc vào cùng một thời điểm.
- Đẩy mạnh thông tin, truyền thông chính sách; huy
động hiệu quả mọi nguồn lực trong nước, ngoài nước; tăng cường hợp tác quốc tế,
tham khảo, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt ở các nước có cùng điều kiện
kinh tế - xã hội và các nước phát triển trên thế giới.
PHẦN
THỨ II
KẾ HOẠCH BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN
NĂM 2025
I. BỐI CẢNH NĂM 2025
1. Bối cảnh quốc tế
- Tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp,
khó lường, yếu tố rủi ro, bất định gia tăng.
- Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên
thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát
triển được nhiều quốc gia lựa chọn.
- Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và
đa chiều trên phạm vi toàn cầu.
- Những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng
đa dạng, phức tạp, tác động mạnh mẽ; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gia
tăng, ô nhiễm không khí, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới, nhất là nguồn nước
sông Mê Kông, đặt ra nhiều thách thức lớn chưa từng có cho phát triển bền vững.
- Hệ thống, mạng lưới phòng chống dịch bệnh được kết
nối ở quy mô toàn cầu giúp các quốc gia đang phát triển nâng cao năng lực phát
hiện, kiểm soát bệnh dịch. Các công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, thiết bị
tối tân trong chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị, can thiệp tại chỗ, từ xa được phổ
biến rộng.
2. Tình hình trong nước
- Tình hình chính trị, xã hội ổn định, các lĩnh vực
văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại được quan tâm và có
sự chuyển biến tích cực; tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh; tiếp tục tận dụng
cơ hội cơ cấu dân số vàng.
- Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện, tạo
hành lang pháp lý cho phát triển ngành y tế. Mạng lưới giao thông, phương tiện
thông tin phát triển nhanh tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế
thuận lợi hơn rất nhiều.
- Cùng với xu thế đi lên của nền kinh tế, người dân
ngày càng quan tâm và sẵn sàng chi cho sức khỏe. Truyền thông, thông tin phát
triển mạnh mẽ giúp người dân được phổ biến, nâng cao kiến thức và khả năng tự bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe.
- Chênh lệch giàu - nghèo còn lớn; đời sống của một
bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
bị thiên tai; khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền còn khá lớn.
- Quá trình đô thị hóa tạo sức ép lớn về nhu cầu
phát triển hạ tầng và xử lý ô nhiễm môi trường. Các thách thức an ninh phi truyền
thống, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu... diễn biến ngày càng nhanh, khó
lường.
- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng
tăng do mô hình bệnh tật kép, già hóa dân số nhanh, tác động của toàn cầu hóa,
đô thị hóa và biến đổi khí hậu, hành vi lối sống có hại cho sức khỏe như hút
thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất gây nghiện, dinh dưỡng không hợp lý còn phổ biến.
Kinh tế phát triển cũng dẫn đến yên cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày
càng cao và đa dạng. Người có thu nhập cao ra nước ngoài chữa bệnh ngày càng
nhiều. Nguy cơ nguồn nhân lực y tế chất lượng cao ra nước ngoài tìm việc bắt đầu
xuất hiện.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
2. Chỉ tiêu
Bộ Y tế đề xuất Chính phủ giao chỉ tiêu năm 2025
như sau:
(1) Quốc hội, Chính phủ giao 03 chỉ tiêu chủ yếu
trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 gồm có:
- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%;
- Số bác sỹ trên 10.000 dân đạt 15 bác sĩ;
- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 34,5.
(2) Chính phủ giao chỉ tiêu cụ thể ngành, lĩnh vực
trong Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 như sau:
STT
|
Chỉ số
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu 2025
|
1
|
Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe
|
%
|
90
|
2
|
Tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh)
|
Tuổi
|
74,6
|
3
|
Tỷ số giới tính khi sinh
|
Số bé trai/100 bé
gái
|
111
|
4
|
Số dược sỹ đại học trên 10.000 dân
|
Người
|
3,4
|
5
|
Số điều dưỡng trên 10.000 dân
|
Người
|
25
|
6
|
Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi
|
Số ca/ 1.000 trẻ đẻ
sống
|
11,3
|
7
|
Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi (trên
1.000 trẻ đẻ sống)
|
Số ca/ 1.000 trẻ đẻ
sống
|
18
|
8
|
Tỷ số tử vong mẹ
|
Số ca/ 100.000 trẻ
đẻ sống
|
42
|
9
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (chiều
cao/tuổi)
|
%
|
17
|
10
|
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn
2021-2030
|
%
|
70
|
11
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ
các loại vắc xin
|
%
|
>90
|
12
|
Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ làm
việc
|
%
|
>93
|
13
|
Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế
|
%
|
80
|
14
|
Tỷ lệ người lao động có nguy cơ được quản lý và
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
|
%
|
40
|
15
|
Tỷ lệ chất thải y tế của bệnh viện được xử lý đạt
quy chuẩn
|
%
|
98
|
III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU
1. Công tác quản lý nhà nước
và chỉ đạo điều hành
1.1. Hoàn thiện thể chế,
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng chính sách và
văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành
pháp luật; hoàn thành xây dựng, hoàn thiện các dự án luật, các đề án, văn bản
trong Chương trình công tác của Chính phủ, Bộ Y tế năm 2025 và thực hiện nhiệm
vụ được giao tại các văn kiện của Đảng liên quan đến lĩnh vực y tế.
- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xác định
các vướng mắc, bất cập, chồng chéo để kịp thời sửa đổi, bổ sung, giải quyết hiệu
quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Tiếp tục hệ thống hóa, hợp nhất văn bản
quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật của Bộ Y tế trong
năm 2025.
- Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật ngành y tế và tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh. Tiếp tục thực
hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương
ban hành liên quan đến lĩnh vực y tế.
- Xây dựng, ban hành hướng dẫn về quy trình xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ người làm công
tác pháp chế; tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong chỉ đạo, điều
hành công tác pháp chế.
1.2. Tổ chức bộ máy ngành
y tế
- Triển khai thực hiện Đề án thành lập Trung tâm Kiểm
soát dịch bệnh Trung ương sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy định
quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức mới, sắp xếp các cơ sở y tế dự phòng
trực thuộc Bộ theo Đề án thành lập Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Trung ương.
- Xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chuyển các Bệnh viện trực thuộc Bộ về địa phương quản lý theo Đề án tổng thể sắp
xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế giai đoạn 2023-2030; Đề án sắp
xếp lại các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm định để hình thành hệ thống
cơ quan kiểm soát dược phẩm và thực phẩm, thiết bị y tế phù hợp, hội nhập quốc
tế. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Đề án thành lập Hội đồng Y khoa
Quốc gia.
- Tiếp tục rà soát, tinh gọn cơ cấu tổ chức của các
tổ chức hành chính thuộc Bộ. Hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ thực
hiện sắp xếp các tổ chức thuộc và trực thuộc đơn vị theo đúng tiêu chí quy định
tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Rà soát, tổ chức xếp hạng các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ.
- Tiếp tục tổ chức triển khai, xây dựng chính sách
đối với y tế cơ sở, y tế dự phòng: dự thảo Nghị định về phụ cấp ưu đãi theo nghề
thay thế Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ
phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y
tế công lập; dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg
ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp
đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công
lập và chế độ phụ cấp chống dịch; dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp
đối với nhân viên y tế thôn, bản.
- Rà soát, cập nhật Đề án vị trí việc làm và cơ cấu
chức danh nghề nghiệp viên chức của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, Đề án vị
trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của các tổ chức hành chính thuộc Bộ theo
hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
- Hoàn thiện các quy trình công tác cán bộ theo hướng
công khai, minh bạch, hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ tổ chức thực
hiện theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Y tế. Xây dựng, tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp,
bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với công chức, viên chức.
- Triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh, Quy chế dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử, đổi mới phong
cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, cơ sở y tế “Xanh-Sạch-Đẹp”.
1.3. Cải cách hành chính,
thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch Cải
cách hành chính năm 2025 của Bộ Y tế. Tiếp tục thực hiện Quyết định 1661/QĐ-TTg
ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản
hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý
của Bộ Y tế.
- Đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền, đi đôi
với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực cán bộ thực thi và tăng cường thanh tra,
kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thực hiện đồng
bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết
kịp thời và công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân,
doanh nghiệp.
- Tập trung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, rõ
ràng, bám sát chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền thanh tra và sự chỉ đạo của cấp
trên; các lĩnh vực y tế mà dư luận xã hội đang quan tâm, lĩnh vực nhạy cảm, dễ
phát sinh tham nhũng, tiêu cực như đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu thiết bị y
tế, hóa chất, vật tư y tế; việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của người đứng đầu,
cán bộ, công chức, viên chức; việc kiểm soát việc thực hiện kê khai tài sản thu
nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
1.4. Hợp tác quốc tế
- Tiếp tục thực hiện nghiêm Quy chế Quản lý thống
nhất hoạt động đối ngoại theo Kết luận 33-KL/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị
và Hướng dẫn 05-HD/BĐNTW ngày 26/3/2019 của Ban Đối ngoại Trung ương; triển
khai các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực y tế theo đường lối đối ngoại trong
các văn kiện được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Chú trọng công tác đối ngoại song phương, duy trì
quan hệ với các đối tác truyền thống đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác với các
đối tác mới để làm sâu sắc, tăng cường quan hệ với các đối tác quốc tế trong
lĩnh vực y tế, đồng thời nâng tầm đối ngoại đa phương thông qua việc thể hiện
trách nhiệm, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương về
y tế như ASEAN, WHO, Liên hợp quốc, APEC...
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động đoàn ra, đoàn
vào, đặc biệt là tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế trong các lĩnh vực về y
tế trên phạm vi toàn cầu và khu vực. Tổ chức các cuộc họp với các đối tác quốc
tế thông qua Diễn đàn Nhóm Đối tác Y tế để vận động hỗ trợ cho các nhiệm vụ trọng
tâm của ngành y tế trong thời gian tới.
2. Cung ứng dịch vụ y tế
2.1. Y tế dự phòng, chăm
sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe
- Xây dựng Đề cương chi tiết Luật phòng bệnh sau
khi được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh và triển khai
xây dựng Luật phòng bệnh theo lộ trình được phê duyệt.
- Nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo, giám sát
và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các
sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng.
- Triển khai thực hiện lộ trình tăng số lượng vắc
xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030 theo nội dung Nghị
quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ. Xây dựng và triển khai thực hiện
tốt Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2025.
- Triển khai Đề án thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật Trung ương (CDC Trung ương). Ban hành Bộ tiêu chí về chuyên môn, kỹ thuật
cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh và hướng dẫn triển khai thực hiện.
- Triển khai thực hiện Thông tư Quy định danh mục,
nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện phục
vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe Nhân dân do ngân
sách nhà nước chi trả; Thông tư hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập và Thông tư quy định
danh mục, định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế và y tế dự phòng tại
cơ sở y tế công lập.
- Giám sát việc triển khai Chiến lược dinh dưỡng
giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 và xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến
lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2030.
- Phòng, chống yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm:
triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030;
xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch phòng, chống tác hại của rượu,
bia và chương trình, kế hoạch tăng cường hoạt động thể lực cho người dân.
- Dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị, chăm sóc
người mắc bệnh không lây nhiễm: tiếp tục triển khai Chương trình sức khỏe Việt
Nam; xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm
giai đoạn 2026-2035 và các chương trình, kế hoạch liên quan để tăng cường
phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở và tại cộng đồng.
2.2. An toàn thực phẩm
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế quản lý
an toàn thực phẩm, rà soát xây dựng dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi); Nghị
định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số
17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn
thực phẩm trong tình hình mới; Hướng dẫn số 82-HD/BTGTW ngày 02/12/2022 của Ban
Tuyên giáo Trung ương thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW và Quyết định số 426/QĐ-TTg
ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Chỉ thị số 17-CT/TW.
- Tiếp tục tăng cường công tác phòng chống ngộ độc
thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, trường học, ngộ
độc thực phẩm do thức ăn đường phố.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử
lý nghiêm các vi phạm. Tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa
phương theo Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhất là cấp cơ sở; đề
cao trách nhiệm của doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xử lý
nghiêm các vi phạm.
2.3. Phòng chống HIV/AIDS
- Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông,
can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV. Tăng cường phối hợp liên ngành
trong phòng, chống HIV/AIDS và huy động cộng đồng.
- Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét
nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tăng tỷ lệ
người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình.
- Giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch
HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Thiết lập hệ thống giám sát ca bệnh
từ khi xác định nhiễm HIV, trong suốt quá trình tham gia điều trị, đến khi người
nhiễm HIV tử vong.
- Nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tăng tỷ lệ
người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi
rút HIV; tăng tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi
rút dưới ngưỡng ức chế. Mở rộng cung cấp thuốc ARV và xét nghiệm tải lượng HIV
qua BHYT, điều phối thuốc ARV các nguồn đảm bảo bệnh nhân được nhận thuốc điều
trị liên tục và không bị gián đoạn điều trị. Đẩy mạnh các hoạt động phát hiện
tích cực bệnh lao và điều trị lao tiềm ẩn cho người nhiễm HIV.
- Ban hành Khung theo dõi và đánh giá chiến lược quốc
gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Thiết lập hệ thống giám sát ca bệnh từ
khi xác định nhiễm HIV cho đến tham gia điều trị, chuyển đổi cơ sở điều trị, chất
lượng điều trị, tuân thủ điều trị cho đến tận khi người nhiễm HIV tử vong. Tiếp
tục duy trì hoạt động giám sát trọng điểm HIV, STI và giám sát hành vi lây nhiễm
HIV phù hợp. Áp dụng kỹ thuật chẩn đoán mới nhiễm trong giám sát trọng điểm để
đánh giá và ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm có hành vi nguy cơ
cao, đặc biệt là nhóm MSM.
2.4. Dân số
- Tiếp tục thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến
năm 2030; Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (Đề án 468); Chương
trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 (Chương
trình 588); Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ
KHHGĐ đến năm 2030 (Chương trình 1848); Chương trình Tầm soát, chẩn đoán, điều
trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 (Chương trình 1999); Đề
án Tiếp tục đẩy mạnh mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng
hóa và dịch vụ KHHGĐ, sức khỏe sinh sản đến năm 2030 (Đề án 818); Chương trình
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 (Chương trình 1579); Chương trình
Truyền thông dân số đến năm 2030 (Chương trình 537); Chương trình Củng cố, phát
triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 (Chương trình 2259);
Đề án Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số
các cấp giai đoạn 2021-2030 (Chương trình 520).
- Tiếp tục củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình theo hướng bảo đảm các cơ sở y tế tuyến huyện cung cấp được tất cả
các loại dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, các cơ sở y tế tuyến xã cung cấp các dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình cơ bản; Đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình theo hướng mở rộng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng nhóm đối tượng;
Mở rộng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức
khỏe tình dục thân thiện với thanh niên; Tăng cường quản lý nhà nước đối với việc
cung cấp các dịch vụ phá thai, loại trừ phá thai không an toàn.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo
hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả... Đẩy nhanh triển khai thực hiện đăng
ký dân số và cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thống nhất dùng chung đáp ứng yêu cầu
quản lý xã hội; cung cấp số liệu đầy đủ, tin cậy và dự báo dân số chính xác phục
vụ việc lồng ghép các yếu tố dân số trong xây dựng và thực hiện các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
2.5. Chăm sóc sức khỏe bà
mẹ trẻ em
- Duy trì, củng cố thành quả về giảm tử vong mẹ, giảm
tử vong trẻ em và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân. Rà soát, sửa đổi,
hoàn thiện Hướng dẫn quốc gia; quy trình thực hiện kỹ thuật chuyên môn; các tài
liệu hướng dẫn chuyên môn; bộ công cụ giám sát hỗ trợ lĩnh vực CSSK bà mẹ - trẻ
em, sức khỏe sinh sản.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động can thiệp
chuyên môn và nâng cao chất lượng dịch vụ CSSK bà mẹ - trẻ em/sức khỏe sinh sản:
Chăm sóc trước, trong và sau khi sinh; Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Dự
phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con; Phòng chống ung
thư đường sinh sản; Cung ứng dịch vụ KHHGĐ/Phá thai an toàn; Phát triển mạng lưới
hộ sinh/cô đỡ thôn bản; Hỗ trợ sinh sản; CSSK sinh sản cho nam giới, vị thành
niên, thanh niên.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình Can
thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030, Chương trình chăm sóc dinh
dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời và Kế hoạch hành động phòng chống suy dinh dưỡng
thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021-2025; Triển khai các can thiệp về chăm sóc sơ sinh, chăm sóc
sức khỏe cho trẻ em trong khuôn khổ các Chương trình MTQG, các Dự án hợp tác quốc
tế và trong nước.
- Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về
dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung; Đề án thí điểm sàng lọc và phát hiện
sớm ung thư cổ tử cung và xử trí tại một số tỉnh giai đoạn 2019-2025; Đề án
CSSK sinh sản/sức khỏe tình dục cho vị thành niên và thanh niên giai đoạn 2021-2025.
- Triển khai mở rộng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và
trẻ em phiên bản điện tử, phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ
nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 đến 60 tháng tuổi. Thực hiện tích cực
các hoạt động truyền thông, công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ, chỉ đạo tuyến.
2.6. Khám, chữa bệnh
- Đẩy mạnh các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh ở tất cả các tuyến. Ban hành danh mục kỹ thuật trong
khám bệnh, chữa bệnh; xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá
dịch vụ y tế; các tiêu chuẩn, tiêu chí quản lý, đánh giá, đo lường chất lượng
khám bệnh, chữa bệnh.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tăng cường năng
lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016 -2025. Tập
trung đẩy nhanh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin từ quản lý bệnh
viện, giám định bảo hiểm y tế (BHYT), bệnh án điện tử. Tăng cường các giải pháp
nhằm bảo đảm an ninh, an toàn tại các cơ sở y tế.
- Tập trung mở rộng hoạt động khám chữa bệnh từ xa,
tăng cường chỉ đạo, chuyển giao kỹ thuật, kịp thời hỗ trợ cho tuyến dưới, các địa
phương trong trường hợp vượt quá khả năng điều trị tại chỗ. Tăng cường chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện quản lý sức khỏe điện tử, sổ khám chữa bệnh điện tử, ứng dụng
khám chữa bệnh từ xa đến từng người dân.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc
gia Phòng, chống kháng thuốc, Kế hoạch hành động quốc gia tăng cường công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn, Đề án tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm
thần, Đề án tăng cường chất lượng chăm sóc người bệnh toàn diện trong cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường quản lý công tác giám định pháp y tâm thần và
bắt buộc chữa bệnh.
- Xây dựng và triển khai Đề án tăng cường năng lực
hệ thống cấp cứu, Hướng dẫn hoạt động Phục hồi chức năng và phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng. Quản lý, duy trì Hệ thống thông tin chăm sóc sức khỏe, phục
hồi chức năng người khuyết tật năm 2025. Nghiên cứu, xây dựng chính sách chi trả
bảo hiểm y tế đối với kỹ thuật phục hồi chức năng, người khuyết tật sử dụng thiết
bị, dụng cụ, vật liệu phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp; xây dựng mô hình
thí điểm về phòng ngừa khuyết tật, sàng lọc, chẩn đoán điều trị trước sinh và
sơ sinh, mô hình phục hồi chức năng ban ngày đối với người bệnh Alzeimer và Sa
sút trí tuệ; nghiên cứu, đánh giá xây dựng tiêu chí xác định mức độ khuyết tật.
2.7. Y dược cổ truyền
- Nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách phát
triển y dược cổ truyền nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ và mang tính đặc thù,
phát huy tiềm năng và thế mạnh của lĩnh vực y, dược cổ truyền. Tiếp tục xây dựng,
củng cố và phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền từ tuyến
Trung ương đến tuyến cơ sở. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực y dược cổ truyền.
- Tăng tỷ lệ dược liệu nuôi trồng trong nước, khuyến
khích dược liệu nuôi trồng đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược
liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới; giảm dần tỷ lệ nhập khẩu dược
liệu, thuốc cổ truyền. Phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc
cổ truyền có giá trị kinh tế cao phục vụ người bệnh và phát triển kinh tế xã hội.
- Xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh
theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; quy trình kỹ
thuật khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; phác đồ
điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại phục vụ công tác kết hợp y
học cổ truyền với y học hiện đại trong khám và chữa bệnh. Chuẩn hóa tiêu chuẩn,
quy chuẩn quốc gia về dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phục công tác
phát triển dược liệu và thuốc cổ truyền đảm bảo chất lượng.
2.8. Quản lý môi trường y
tế
- Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án Phát triển y tế học đường đến năm 2030; Kế hoạch hoạt động giai đoạn
2026-2030 thực hiện Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh
môi trường, cải thiện nước sạch nông thôn, Đề án ứng phó với biến đổi khí hậu
ngành y tế, Kế hoạch phòng chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp triển khai
công tác y tế trường học, phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân
dân, tăng cường truyền thông hướng dẫn bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động
của thiên tai và thời tiết cực đoan, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Tiếp
tục tổ chức hội thảo, hội nghị nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về các lĩnh vực
biến đổi khí hậu, giám sát chất lượng nước, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình.
- Tiếp tục triển khai và tổ chức đánh giá sơ kết 5
năm thực hiện Chương trình bảo vệ nâng cao sức khỏe người lao động phòng chống
bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 được phê duyệt tại Quyết định số
659/QĐ-TTg ngày 20/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức các hội thảo nâng
cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế lao động các tuyến, đáp ứng nhu cầu quản
lý vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc, tại các cơ
sở sản xuất kinh doanh; đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ y tế tại cơ
sở y tế; kiện toàn mạng lưới cán bộ y tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Xây
dựng và triển khai Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích ngành y tế năm
2025.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
quy định của pháp luật về quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;
giám sát thực hiện cơ sở y tế xanh sạch đẹp. Khảo sát, xây dựng Tiêu chí cơ sở
y tế xanh, bền vững có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và sự cố môi
trường. Tổ chức sơ kết giữa kỳ việc thực hiện tăng trưởng xanh của Bộ Y tế.
- Tiếp tục triển khai, thực hiện Chương trình Sức
khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình Y tế trường học trong các cơ
sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 - 2025. Tăng
cường công tác quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong
lĩnh vực gia dụng và y tế.
3. Dược, cơ sở hạ tầng và
công nghệ y tế
- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, trang thiết bị
y tế có chất lượng, an toàn, hiệu quả, giá hợp lý cho công tác công tác chăm
sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, phòng chống thiên tai, thảm họa và các
tình huống khẩn cấp.
- Tập trung quản lý, cấp phép, gia hạn thuốc, trang
thiết bị y tế; giải quyết triệt để các hồ sơ tồn đọng. Tăng cường kiểm tra, kiểm
soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, bảo đảm chất lượng thuốc, dược liệu, trang
thiết bị y tế.
- Tăng cường quản lý giá thuốc, đảm bảo thị trường
dược phẩm được duy trì bình ổn. Thực hiện hiệu quả đấu thầu tập trung, đàm phán
giá góp phần giảm chi phí thuốc. Xây dựng cơ chế tổ chức cung ứng, dự trữ, mua
sắm đặc thù đối với các loại thuốc hiểm, thuốc điều trị bệnh hiểm.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược, dược liệu,
trang thiết bị y tế. Nâng cao năng lực hệ thống kiểm nghiệm, kiểm định thuốc, vắc
xin, sinh phẩm y tế. Tiếp tục triển khai quy hoạch hệ thống kiểm nghiệm trên cả
nước.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm,
hoàn thành và đưa vào sử dụng để tăng thêm số cơ sở y tế, giường bệnh. Đôn đốc
các đơn vị, địa phương hoàn thiện thủ tục đầu tư và triển khai các dự án đầu tư
hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng sử dụng nguồn vốn từ Chương trình phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả
hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành y tế. Đẩy mạnh xây dựng
TCVN, QCVN phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng, sản phẩm hàng hóa đối với
các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của
Bộ Y tế. Xây dựng các TCVN cho các sản phẩm hàng hóa, các đối tượng tiêu chuẩn
phục vụ công tác kiểm nghiệm, khảo nghiệm và kiểm định, đánh giá: Thiết bị Y tế;
Dược; Thực phẩm chức năng và hóa chất, sinh phẩm.
- Ưu tiên tăng cường năng lực nghiên cứu cho các tổ
chức nghiên cứu có thế mạnh như phòng chống dịch bệnh, ung thư, công nghệ sinh
học, công nghiệp dược, vắc xin... Đầu tư nâng cấp, nâng cao năng lực nghiên cứu
và đổi mới sáng tạo một số tổ chức khoa học và công nghệ mũi nhọn. Tập trung
triển khai Dự án bảo tồn, lưu giữ quỹ gen giai đoạn 2021-2025.
4. Nhân lực y tế
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên
quan đến đặc thù đào tạo nhân lực y tế nhằm tạo môi trường pháp lý triển khai đổi
mới đào tạo nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng nhân lực
y tế, tiến tới hội nhập quốc tế. Tập trung hoàn thiện các quy định liên quan đến
đào tạo chuyên sâu đặc thù nhân lực y tế; chuẩn hóa mô hình đào tạo phù hợp với
Khung trình độ Quốc gia và hội nhập quốc tế.
- Tiếp tục xây dựng và ban hành các chuẩn năng lực
nghề nghiệp, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo khối ngành sức khỏe
theo Kế hoạch thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các ngành
trình độ đại học khối ngành sức khỏe giai đoạn 2020-2025. Triển khai thực hiện
Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2023-2030, định hướng 2050. Phối
hợp với Hội đồng Y khoa Quốc gia chuẩn bị triển khai tổ chức kiểm tra đánh giá
năng lực hành nghề để đảm bảo công bằng, chất lượng trong chăm sóc sức khỏe
nhân dân.
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về việc tổ
chức thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe; giám sát, kiểm tra các điều
kiện bảo đảm chất lượng đào tạo liên tục cán bộ y tế; tăng cường quản lý chất
lượng đào tạo thông qua các hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm định chất lượng.
- Xây dựng và phát triển một số đường đại học đào tạo
lĩnh vực sức khỏe trọng điểm ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân lực y tế làm cơ sở phân tích, dự báo nhu cầu
nhân lực y tế để đào tạo và phát triển nâng cao trình độ nhân lực y tế; gắn đào
tạo với sử dụng nhân lực y tế đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu, phân bổ
hợp lý theo lĩnh vực, vùng miền đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
hội nhập quốc tế.
- Tiếp tục triển khai đào tạo nhân lực y tế cho
vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa thông qua Dự án 585 và Dự án 7 thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
Xây dựng cơ chế hỗ trợ cán bộ y tế vùng khó khăn tham gia cập nhật kiến thức y
khoa liên tục; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; tiếp tục thực hiện
cơ chế đào tạo cử tuyển, đào tạo theo đặt hàng, đào tạo liên thông đối với một
số ngành trình độ cao đẳng, đại học để đảm bảo đủ số lượng nhân lực y tế và tạo
nguồn đào tạo sau đại học các chuyên ngành khó thu hút (lao, phong, tâm thần,
truyền nhiễm, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu, y học dự phòng...).
5. Tài chính y tế
- Phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước
năm 2025, kế hoạch đầu tư công năm 2025 theo đúng thời gian quy định; tổ chức
điều hành hiệu quả dự toán ngân sách năm 2025. Đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải
ngân vốn đầu tư công; nhiệm vụ, dự án thuộc thuộc Chương trình phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài
chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Thực hiện giá dịch vụ y tế theo lộ
trình tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định,
đảm bảo vừa điều chỉnh được giá nhưng vẫn thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy lộ trình BHYT toàn dân. Xây dựng giá dịch vụ y
tế dự phòng, các gói chăm sóc sức khỏe làm cơ sở để phân bổ ngân sách, thực hiện
cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc thu của các đối tượng có nhu cầu.
- Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản tháo gỡ các vướng mắc trong mua
sắm, đấu thầu, xã hội hóa, tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công
lập. Rà soát, hoàn thiện thể chế, thúc đẩy sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà
nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện.
- Nghiên cứu, xây dựng lộ trình điều chỉnh mức đóng
BHYT phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế, nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của nhân dân và điều kiện kinh tế - xã hội. Hoàn thiện phương thức chi trả theo
định suất, trọn gói theo trường hợp bệnh một cách phù hợp. Tiếp tục nghiên cứu,
sửa đổi, bổ sung quy định về phạm vi quyền lợi BHYT về thuốc, hóa chất, vật tư
y tế, dịch vụ kỹ thuật đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, yêu cầu
chuyên môn trong khám chữa bệnh tại các tuyến, chú trọng tuyên y tế cơ sở, phù
hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, giải
quyết vướng mắc, bất cập phát sinh trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.
6. Hệ thống thông tin y tế
- Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc
phát triển ứng dụng công nghệ thông tin y tế; rà soát, sửa đổi các quy định
pháp lý về kết nối, khai thác dữ liệu, về bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật
trong hoạt động y tế trên nền tảng số...
- Tập trung đẩy mạnh triển khai Đề án 06/CP, chuyển
đổi số, ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y
tế, hình thành nền y tế thông minh với ba nội dung chính là phòng bệnh thông
minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ
công trực tuyến. Triển khai định danh và xác thực người dân và doanh nghiệp sử
dụng dịch vụ trực tuyến được thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống trực
tuyến của Bộ Y tế. Triển khai trợ lý ảo phục vụ hoạt động của cán bộ, công chức,
viên chức và duy trì trợ lý ảo phục vụ người dân.
- Tiếp tục tổ chức thẩm định, phê duyệt cấp độ an
toàn hệ thống thông tin của Bộ Y tế và triển khai các giải pháp đáp ứng yêu cầu
bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Phối hợp với các đơn vị liên
quan, tổ chức đánh giá an toàn thông tin, dán nhãn tín nhiệm mạng cho Cổng
Thông tin điện tử của Bộ Y tế và các trang thông tin điện tử của Bộ Y tế, các
đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế.
PHẦN
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
I. Đối với Quốc hội
1. Đề nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm tăng chi ngân
sách hằng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc
độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước, tập trung ngân sách nhà nước
cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo,
các lĩnh vực phong, lao, tâm thần... theo Nghị quyết 18/2008/QH12 của Quốc hội,
Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương.
2. Quốc hội tiếp tục quan tâm, tăng cường giám sát
việc thi hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến lĩnh vực y
tế. Xem xét thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; dự
án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trong năm 2024; tiếp
tục xem xét, đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh các năm tiếp theo
khi đủ điều kiện đối với Luật phòng bệnh, Luật về thiết bị y tế, Luật an toàn
thực phẩm, Luật dân số, Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy
xác.
II. Đối với Chính phủ, các Bộ
ngành
1. Chính phủ chỉ đạo chỉ đạo các bộ ngành tập trung
công tác xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, thể chế kịp thời, đầy đủ các
quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác y tế; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo,
phối hợp liên ngành và kiểm tra giám sát của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và chính quyền các cấp để đôn đốc và có các giải pháp khắc phục
những tồn tại, bất cập trong lĩnh vực y tế.
2. Chính phủ quan tâm chỉ đạo, ban hành các chế độ,
chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực ngành Y tế. Chỉ đạo các cơ quan liên quan
nghiên cứu, phê duyệt một số chính sách đãi ngộ, thu hút tương đương với ngành
Sư phạm như[26]: Sinh viên y, dược được nhà nước
hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo nơi theo học; hỗ
trợ chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
3. Các Bộ: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Công Thương, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ được giao tích cực
phối hợp với Bộ Y tế sửa đổi nhanh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, bất cập
trong chính sách y tế, trước mắt là các vấn đề về cơ chế tự chủ, quản trị đơn vị
sự nghiệp y tế công lập; giá dịch vụ y tế, phương thức chi trả, thanh toán chi
phí bảo hiểm y tế.
4. Các Bộ ủng hộ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế
theo lộ trình phù hợp với ngân sách nhà nước, khả năng chi trả của Nhân dân, tạo
điều kiện để từng bước mở rộng danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, tính chi
phí quản lý, khấu hao, chi phí nhân lực phục vụ chăm sóc toàn diện vào giá dịch
vụ y tế.
5. Đề nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ sớm ban hành
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP , Nghị định
của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
thay thế Nghị định số 29/2018/NĐ-CP , Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý
tài sản công thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP , Nghị định sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ Quy định cơ
chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Bộ Ngoại giao sớm có nghiên cứu, đánh giá và tham
mưu báo cáo cấp có thẩm quyền và các đơn vị liên quan sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hội nghị,
hội thảo quốc tế tại Việt Nam theo hướng tinh giản quy trình và hồ sơ thẩm định,
cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế để phù hợp với thực tiễn và tăng cường
hội nhập quốc tế.
7. Thanh tra Chính phủ tăng cường các lớp tập huấn
về công tác thanh tra, xử lý sau thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính; công
tác tổng hợp báo cáo theo Thông tư số 01/2024/TT-TTCP ngày 20/01/2024 của Thanh
tra Chính phủ; hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác minh tài sản, thu nhập và
công khai kết luận xác minh theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của
Chính phủ và Luật Phòng chống tham nhũng.
8. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội phổ biến, vận động hội viên, đoàn
viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào rèn luyện, nâng
cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.
III. Đối với Ủy ban nhân dân,
Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố
1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, coi đây là một trong những nhiệm vụ
chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương.
Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về sức khỏe, y tế và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương bố trí đủ nguồn lực từ ngân sách địa phương thực hiện toàn diện, đồng bộ
công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân đã được phân cấp theo
quy định. Ban hành theo thẩm quyền cơ chế đầu tư, chính sách ưu đãi, khuyến
khích các cơ quan, đơn vị, tư nhân thực hiện, cung cấp các dịch vụ y tế phù hợp
với quy định của pháp luật và tình hình thực tế ở địa phương.
3. Tiếp tục chỉ đạo, bố trí ngân sách cho các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh công lập không bảo đảm bù đắp chi phí từ nguồn thu qua giá
dịch vụ khám chữa bệnh BHYT. Chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế giao
phương án tự chủ cho các cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với khả năng của cơ sở và
lộ trình kết cấu chi phí vào giá dịch vụ khám chữa bệnh.
4. Bố trí đủ dự toán và bảo đảm kinh phí để thực hiện
các nhiệm vụ chi của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số khi chuyển thành nhiệm
vụ chi thường xuyên của ngành y tế. Bố trí vốn đối ứng để thực hiện các dự án
ODA do Bộ Y tế làm chủ dự án và giao cho địa phương thực hiện. Bảo đảm ngân
sách và chủ động mua sắm trang thiết bị, vật tư, hóa chất cho công tác phòng,
chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh.
5. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và
giải ngân các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đảm
bảo bố trí đủ nguồn vốn của địa phương (nếu có) để hoàn thành dự án theo đúng
tiến độ như đã cam kết.
6. Có cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ
để thu hút các bác sỹ có trình độ, tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật,
luân phiên cán bộ y tế.
Bộ Y tế trân trọng báo cáo./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Ủy ban của QH: XH, KT, TCNS;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Các đ/c Thứ trưởng;
- SYT các tỉnh, TP;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, KHTC.
|
BỘ TRƯỞNG
Đào Hồng Lan
|
[1] Dự kiến sắp xếp
giảm 04 Bệnh viện chuyển giao về các Bộ, ngành địa phương quản lý (Bệnh viện 74
Trung ương chuyển giao nguyên trạng về Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh viện
71 Trung ương và Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương tổ chức lại
thành hai bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Quảng Nam tổ chức lại thành cơ sở 3 của Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế). Hiện đang hoàn thiện tại đề án theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 19/4/2024.
[2] Trong 6 tháng
đầu năm 2024, Bộ Y tế đã phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Bạch
Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi Trung ương, Trung tâm Truyền thông và Giáo dục
sức khỏe Trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây Nam Bộ, Trung tâm
pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Miền núi
Phía Bắc, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện C
Đà Nẵng, Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quỳnh Lập.
[3] Xây dựng Thông
tư quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế. Ban hành Quyết
định số 298/QĐ-BYT ngày 06/02/2024 vệ quy trình định giá tài sản theo vụ việc
trong tố tụng hình sự của Bộ Y tế; Quyết định số 299/QĐ-BYT ngày 06/02/2024 về
quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong tố tụng hình sự của Bộ Y tế.
[4] Đoàn đại biểu
của Bộ Y tế do PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng, làm Trưởng đoàn đã
tham dự Kỳ họp lần thứ 77 Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA-77) tại Geneva, Thụy
Sỹ từ ngày 27/5/2024 - 01/6/2024. Đoàn công tác bao gồm 06 thành viên theo kế
hoạch đoàn ra đã được Thủ tướng phê duyệt và đảm bảo đúng quy định về số lượng
đoàn ra do cấp Thứ trưởng làm trưởng đoàn.
[5] Bộ Y tế đã tiếp
Đoàn công tác của TS. Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
khu vực Tây Thái Bình Dương sang thăm, làm việc tại Bộ Y tế Việt Nam.
[6] (i) Bộ trưởng
Đào Hồng Lan tham gia đoàn tháp tùng Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân tham dự Hội
nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEANAustralia và thăm chính thức
Australia, New Zealand từ ngày 04-12/3/2024; (ii) PGS. TS. Nguyễn Thị Liên
Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, tham gia Đoàn công tác do Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính làm Trưởng đoàn thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 18/1 -
23/1/2024.
[7] Cúm A (H5):
ghi nhận 01 trường hợp mắc và 01 trường hợp tử vong tại Khánh Hòa; Cúm A(H9N2):
ghi nhận 01 trường hợp mắc tại Tiền Giang; COVID-19: ghi nhận 3.548 trường hợp
mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong; Tả: không ghi nhận trường hợp mắc; sốt
xuất huyết: ghi nhận 24.843 trường hợp mắc, 03 ca tử vong. So với cùng kỳ năm
2023 (34.878/11) số ca mắc giảm 1,4 lần. Số ca tử vong giảm 08 ca; Tay chân miệng:
ghi nhận 28.588 trường hợp mắc, không ghi nhận tử vong. So với cùng kỳ năm 2023
(12.644/7), số ca mắc tăng 2,3 lần, số ca tử vong giảm 07 ca; Sốt phát ban nghi
sởi: ghi nhận 450 trường hợp mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong. So với
cùng kỳ năm 2023 (119/0), số ca mắc tăng 3,8 lần, không có trường hợp tử vong,
sốt rét: ghi nhận 201 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong. So với cùng
kỳ năm 2023 (105/0), số ca mắc tăng 1,9 lần, không có ca tử vong; Viêm não vi
rút: ghi nhận 208 trường hợp mắc, 06 ca tử vong; Viêm màng não do não mô cầu:
ghi nhận 11 trường hợp mắc; Dại: ghi nhận 44 ca tử vong; tăng 1,3 lần so với cùng
kỳ 2023 (33 ca); Đậu mùa khỉ: ghi nhận 62 trường hợp mắc (02 ca tử vong).
[8] Công điện
22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh
Dại; Công điện 25/CĐ-TTg ngày 25/3/2024 tăng cường công tác phòng, chống bệnh
Lao; Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 về việc tăng cường công tác phòng,
chống bệnh bạch hầu
[9] Thông tư sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 41/2018/TT-BYT của 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng
cho mục đích sinh hoạt; Rà soát, sửa đổi Thông tư 09/2018/TT-BYT ngày
27/04/2018 về Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong
gia dụng và y tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế được xác định mã số
hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Sửa đổi Thông tư
09/2015/TT-BYT ngày 25/05/2015 Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế; Sửa đổi
Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/05/2016 của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề
nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của
Bộ Y tế hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp; Sửa đổi, bổ sung Thông tư số
19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và
sức khỏe lao động.
[10] Ban hành
Công văn số 3611/BYT-MT ngày 28/6/2024 gửi UBND các tỉnh/TP và các Bộ ngành TW
về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng
cao sức khỏe nhân dân năm 2024; Đang phối hợp với UBND tỉnh Đắc Nông và Báo Sức
khỏe và Đời sống tổ chức mít tinh hưởng ứng Phong trào vệ sinh yêu nước nâng
cao sức khỏe nhân dân dự kiến trong tháng 7/2024.
[11] Bộ Y tế ban
hành các văn bản gửi đơn vị, địa phương về việc tăng cường khuyến cáo cộng đồng
các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí; dự phòng,
bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trước tác động của nắng nóng, hạn
hán, xâm nhập mặn; triển khai Bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng
lực thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành y tế.
[12] Kiểm tra tại
Sở Y tế Bến Tre, Sở Y tế Hà Tĩnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và Bệnh
viện Mắt Trung ương.
[13] Khu vực Đông
Nam Bộ là 10,4%, khu vực miền Núi phía Bắc chiếm 6,5%, đồng bằng sông Hồng chiếm
6,9%, khu vực Bắc Trung Bộ chiếm 2,5%, Nam Trung Bộ chiếm 4% và khu vực Tây
Nguyên thấp nhất (1,7%).
[14] Đình chỉ hoạt
động 16 cơ sở; số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm: 745 cơ sở; tiêu hủy 326 loại thực
phẩm do không đảm bảo chất lượng ATTP (thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết
hạn sử dụng...), chuyển cơ quan điều tra 01 vụ việc liên quan đến sản xuất,
buôn bán sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm; 01 trường hợp
liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe là hàng giả.
[15] Tính đến
27/05/2024, có 41 tỉnh/TP ban hành kế hoạch hoặc hướng dẫn tổ chức triển khai
thực hiện Chiến dịch cung cấp dịch vụ KHHGĐ, trong đó có 28 tỉnh có mức sinh
cao, 04 tỉnh/TP có mức sinh thay thế và 09 tỉnh/TP có mức sinh thấp.
[16] Quyết định số
610/QĐ-BYT ngày 14/3/2024 về việc Ban hành Biểu mẫu nộp tiền Khám, chữa bệnh
trên Cổng dịch vụ công quốc gia; Quyết định số 611/QĐ-BYT ngày 14/3/2024 Ban
hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30/10/2023 của Chính phủ
phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia của Bộ Y tế năm 2024; Quyết định số
643/QĐ-BYT ngày 18/3/2024 Kế hoạch triển khai Đề án 06/CP năm 2024 của Bộ Y tế;
Quyết định số 1181/QĐ-BYT ngày 08/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành Kế hoạch
nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế giai đoạn 2024-2025;
Quyết định số 1332/QĐ-BYT ngày 21/5/2024 về việc ban hành Sổ sức khỏe điện tử
phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID thay thế Quyết định số 4026/QĐ-BYT ; Quyết
định số 1556/QĐ-BYT ngày 06/6/2024 về việc công bố danh mục TTHC thuộc phạm vi
quản lý của Bộ Y tế đủ điều kiện thực hiện DVCTT toàn trình.
[17] (1) Xác thực
công dân, đồng bộ dữ liệu tiêm chủng COVID-19; (2) Xác thực dân cư và đồng bộ dữ
liệu mũi tiêm mới, (3) Xác thực, tra cứu thông tin người tham gia bảo hiểm; (4)
Đăng ký, kiểm tra trạng thái tiếp nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết
TTHC qua dịch vụ BCCI; (5) Tra cứu thông tin doanh nghiệp; (6) Phần mềm thống
kê y tế.
[18] 10.301 thuốc
trong nước, 2.656 thuốc nước ngoài, 245 vắc xin, sinh phẩm
[19] Bộ Y tế đã
tham gia góp ý Luật sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Phối hợp với Bộ Khoa học và
Công nghệ xây dựng dự thảo Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ
giữa Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2024-2030.
[20] Bộ Y tế đã
có Tờ trình số 506/TTr-BYT ngày 25/4/2024 gửi Chính phủ về đề nghị xây dựng Luật
BHYT sửa đổi bổ sung một số điều Luật BHYT. Ngày 09/5/2024, Thường trực Chính
phủ đã họp và cho ý kiến; đồng thời, Văn phòng Chính phủ đã có Phiếu xin ý kiến
Thành viên Chính phủ về Hồ sơ Luật này.
[21] Trong đó:
225 đơn vị mức tự bảo đảm trên 70%, 463 đơn vị mức tự bảo đảm từ 30-70%, 295
đơn vị mức tự bảo đảm < 30%.
[22] Trong đó: 12
đơn vị mức tự bảo đảm trên 70%, 09 đơn vị mức tự bảo đảm từ 30-70%, 19 đơn vị mức
tự bảo đảm < 30%
[23] Thông tư
04/2024/TT-BYT ngày 20/04/2024 quy định về danh mục mua sắm tập trung cấp quốc
gia đối với thuốc; Thông tư 05/2024/TT-BYT ngày 14/05/2024 quy định về danh mục
thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và
quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm
phán giá; Thông tư 07/2024/TT-BYT ngày 17/05/2024 quy định việc đấu thầu thuốc
tại các cơ sở y tế công lập.
[24] Nguyên nhân
chủ yếu do: (i) không tuân thủ các quy trình chuyên môn và hướng dẫn điều trị;
(ii) cung ứng dịch vụ quá mức cần thiết để tăng nguồn thu do tác động của chính
sách tự chủ bệnh viện, trong khi hiện tại phương thức thanh toán bảo hiểm y tế
là chi trả theo từng dịch vụ được sử dụng nên đồng nghĩa với việc càng cung ứng
nhiều dịch vụ càng thu được nhiều tiền.
[25] Dự thảo Nghị
định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe đã trình
Chính phủ từ năm 2019, tuy nhiên đến nay vẫn đang tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi
chưa được ban hành.
[26] Nghị định số
116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học
phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm