BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
4026/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TUYẾN TRONG
LĨNH VỰC KHÁM, CHỮA BỆNH
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Chỉ thị số 09/2004/CT-BYT ngày 29/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng
cường công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh;
Căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt điều lệ tổ chức
và hoạt động của các bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân công công
tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, các
quy định trước đây trái với các quy định trong Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3.
Các ông/bà Chánh Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; Vụ trưởng
các vụ, Cục trưởng các cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường
bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung
ương và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Website Bộ Y tế;
- Website Cục QLKCB;
- Lưu: VT, KCB.
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Quốc Triệu
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TUYẾN TRONG LĨNH VỰC KHÁM, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4026 /QĐ-BYT ngày 20 tháng 10 năm 2010 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định nhiệm vụ,
mối quan hệ trong công tác chỉ đạo tuyến giữa các đơn vị khám, chữa bệnh tuyến
trên và tuyến dưới của ngành Y tế.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng
Quy định được áp dụng cho các
đơn vị có chức năng chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh theo các quy định
của cấp có thẩm quyền, bao gồm: các bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh
trực thuộc Bộ Y tế và một số các bệnh viện hạng 1 của các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Điều 3.
Mục đích
1. Đảm bảo và nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo tuyến góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho tuyến
dưới.
2. Xác định rõ trách nhiệm, phạm
vi chỉ đạo tuyến của các bệnh viện trong công tác chỉ đạo tuyến cho tuyến dưới.
Điều 4.
Nguyên tắc phân công
1. Chỉ đạo tuyến theo các chuyên
khoa, chuyên ngành.
2. Kết hợp giữa chuyên khoa và
đa khoa.
3. Lựa chọn một đơn vị làm đầu
ngành để chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tổng hợp, thống kê, báo cáo cho từng
chuyên khoa, chuyên ngành trên toàn quốc.
4. Căn cứ vào điều kiện thực tế
và năng lực của các chuyên khoa, chuyên ngành và nhu cầu của các đơn vị để phân
công phạm vi chỉ đạo tuyến phù hợp.
5. Phân công theo vị trí địa lý,
miền, vùng, tỉnh/ thành phố tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị tham
gia công tác chỉ đạo tuyến.
6. Đảm bảo sự thống nhất giữa
các vụ, cục thuộc Bộ Y tế và các đơn vị được phân công công tác chỉ đạo tuyến.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ
ĐƯỢC PHÂN CÔNG CHỈ ĐẠO TUYẾN VÀ ĐƯỢC PHÂN CÔNG LÀM ĐẦU NGÀNH CHỈ ĐẠO TUYẾN
Điều 5.
Nhiệm vụ của đơn vị được phân công chỉ đạo tuyến
1. Chỉ đạo tuyến công tác khám,
chữa bệnh:
a) Khảo sát đánh giá năng lực
chuyên môn và nhu cầu đào tạo của tuyến dưới.
b) Hướng dẫn và tạo điều kiện
cho tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kỹ
thuật; thông báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kỹ thuật.
c) Kiểm tra việc thực hiện quy
chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật của đơn vị tuyến dưới.
d) Hỗ trợ kỹ thuật tuyến dưới
khi có yêu cầu.
đ) Định kỳ sinh hoạt và lắng
nghe ý kiến đóng góp của tuyến dưới.
e) Xây dựng phương án chuyển tuyến
trong phạm vi được phân công.
g) Tổ chức thực hiện công tác
đào tạo lại, đào tạo liên tục cho cán bộ của các đơn vị tuyến dưới về chuyên
môn kỹ thuật tại bệnh viện hoặc tại cơ sở.
h) Tiếp nhận cán bộ chuyên môn của
tuyến dưới về học tập thực hành, nâng cao tay nghề.
2. Tổ chức thực hiện công tác
nghiên cứu khoa học- công nghệ:
a) Thực hiện nghiên cứu khoa học
về chỉ đạo tuyến.
b) Hướng dẫn và phối hợp với tuyến
dưới nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển tuyến.
3. Triển khai công tác hướng về
cộng đồng:
a) Cùng với tuyến dưới hướng về
cộng đồng thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giữ gìn vệ sinh môi trường, tham
gia phòng chống dịch bệnh.
b) Sẵn sàng ứng cứu hỗ trợ tuyến
dưới khi trong địa bàn xảy ra thảm họa, thiên tai và dịch bệnh.
4. Tham gia phối hợp với đơn vị
làm đầu ngành chỉ đạo tuyến trong việc thực hiện các nội dung tại các Khoản 1,
2, 3, 4 của Điều 6.
5. Hàng năm các đơn vị tổ chức tổng
kết việc thực hiện công tác chỉ đạo tuyến theo kế hoạch và báo cáo kết quả với
đơn vị làm đầu ngành cho từng chuyên khoa, chuyên ngành.
Điều 6.
Nhiệm vụ của đơn vị tuyến trên được phân công làm đầu
ngành chỉ đạo tuyến công tác khám, chữa bệnh
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo
chuyên môn, nghiệp vụ, quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới chuyên ngành,
chuyên khoa trên phạm vi toàn quốc, đồng thời chủ trì phối hợp với một số bệnh
viện được phân công chỉ đạo tuyến.
2. Lập kế hoạch đào tạo và tổ chức
thực hiện giúp tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên khoa, chuyên ngành để nâng
cao chất lượng cấp cứu, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh.
3. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo
các cơ sở y tế tuyến dưới triển khai thực hiện các chương trình, dự án quốc
gia, quốc tế.
4. Theo dõi, kiểm tra, giám sát
và đánh giá hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tuyến dưới.
5. Hàng năm tổ chức tổng kết và
tổng hợp, báo cáo kết quả công tác chỉ đạo tuyến trên toàn quốc với Bộ Y tế (Cục
Quản lý khám, chữa bệnh) theo định kỳ, đột xuất.
Điều 7.
Nhiệm vụ của đơn vị chỉ đạo tuyến tuyến dưới
1. Tiếp nhận sự chỉ đạo và giám
sát của đơn vị tuyến trên về chuyên môn nghiệp vụ trong các hoạt động chỉ đạo
tuyến công tác khám, chữa bệnh.
2. Xây dựng kế hoạch đề nghị đơn
vị chỉ đạo tuyến tuyến trên hỗ trợ đào tạo cán bộ, đăng ký nhu cầu chuyển giao
các quy trình kỹ thuật.
3. Chuẩn bị đầy đủ về nhân sự,
trang thiết bị, vật tư cần thiết khi tiếp nhận chuyển giao quy trình kỹ thuật từ
đơn vị chỉ đạo tuyến tuyến trên.
4. Hợp tác với đơn vị chỉ đạo
tuyến tuyến trên khi tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên
môn, quy trình kỹ thuật tại đơn vị mình.
5. Phối hợp cùng đơn vị chỉ đạo
tuyến tuyến trên xây dựng mô hình chuyển tuyến.
6. Thông báo kịp thời và đề nghị
đơn vị tuyến trên hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ khi có trường hợp vượt quá khả
năng hoặc khi trên địa bàn có thảm họa, thiên tai, dịch bệnh.
7. Báo cáo định kỳ, đột xuất với
đơn vị chỉ đạo tuyến tuyến trên.
Điều 8.
Một số quy định khác
1. Các bệnh viện đa khoa trực
thuộc Bộ Y tế: Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh
viện E, Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí, phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai
thực hiện công tác chỉ đạo tuyến; Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới,
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện C Đà Nẵng phối hợp cùng Bệnh
viện Đa khoa Trung ương Huế thực hiện công tác chỉ đạo tuyến; Bệnh viện Thống
Nhất, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy thực
hiện công tác chỉ đạo tuyến.
2. Đối với các chuyên khoa,
chuyên ngành chưa có trong danh sách phân công chỉ đạo tuyến, các đơn vị khám,
chữa bệnh tuyến trên có trách nhiệm hỗ trợ theo đề nghị của các đơn vị tuyến dưới.
3. Các đơn vị chưa có tên trong
Quyết định này thực hiện chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo tuyến theo các văn bản quy
định của cấp có thẩm quyền ban hành.
Chương III
PHÂN CÔNG ĐẦU NGÀNH VÀ
PHẠM VI CHỈ ĐẠO TUYẾN ĐỐI VỚI CÁC CHUYÊN KHOA TRONG LĨNH VỰC KHÁM, CHỮA BỆNH
Điều 9.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa ngoại
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Hữu
nghị Việt - Đức
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức
phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc và các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh;
b) Bệnh viện Bạch Mai: Tham gia
chỉ đạo tuyến về Ngoại khoa cùng Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức;
c) Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế phụ trách các tỉnh/thành phố thuộc Duyên Hải Miền Trung và các tỉnh: Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;
d) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
Các tỉnh/ thành phố: Miền Nam, Tây Nguyên;
đ) Bệnh viện Bình Dân: Tham gia
chỉ đạo tuyến Ngoại Tiết niệu, Lồng ngực và Tiêu hóa cùng Bệnh viện Chợ Rẫy;
e) Bệnh viện Chấn thương chỉnh
hình thành phố Hồ Chí Minh: Tham gia chỉ đạo tuyến ngoại Chấn thương Chỉnh hình
cùng Bệnh viện Chợ Rẫy;
g) Viện Tim Mạch thành phố Hồ
Chí Minh: Tham gia chỉ đạo tuyến về Ngoại Tim mạch cùng Bệnh viện Chợ Rẫy.
(Chú thích: Các tỉnh/ thành phố
thuộc Miền Bắc, Miền Nam, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung theo Phụ lục 1)
Điều 10.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Sản
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Phụ
- Sản Trung ương.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Phụ - Sản Trung
ương phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc và Bắc Trung Bộ (theo phụ lục 1);
b) Bệnh viện Từ Dũ phụ trách các
tỉnh/ thành phố: Miền Nam, Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung.
Điều 11.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Nhi
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện
Nhi Trung ương.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến
chuyên khoa Nhi:
a) Bệnh viện Nhi Trung ương phụ
trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh;
b) Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế phụ trách các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;
c) Bệnh viện Nhi đồng 2 phụ
trách các tỉnh/ thành phố: Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung, Đông Nam Bộ (theo
Phụ lục 1);
d) Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ
trách các tỉnh/ thành phố: Đồng bằng sông Cửu Long (theo Phụ lục 1).
Điều 12.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Mắt
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Mắt
Trung ương.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến
chuyên khoa mắt:
a) Bệnh viện Mắt Trung ương phụ
trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc và Bắc Trung Bộ;
b) Bệnh viện Mắt Hà Nội phụ
trách các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu, Bắc Giang và Bắc Ninh;
c) Bệnh viện Mắt Đà Nẵng phụ
trách các tỉnh/ thành phố thuộc: Tây Nguyên và Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định;
d) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh;
c) Bệnh viện Mắt thành phố Hồ
Chí Minh phụ trách các tỉnh/ thành phố: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/ thành phố thuộc Đồng bằng Sông Cửu
Long.
Điều 13.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện
Răng - Hàm - Mặt Trung ương Hà Nội
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt
Trung ương Hà Nội phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc và Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;
b) Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt
Trung ương thành phố Hồ Chí Minh phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Nam, Tây
Nguyên và Duyên Hải Miền Trung.
Điều 14.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Tai - Mũi - Họng
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện
Tai - Mũi - Họng Trung ương.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Tai - Mũi - Họng
Trung ương phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Miền Trung;
b) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ;
c) Bệnh viện Tai Mũi Họng thành
phố Hồ Chí Minh phụ trách các tỉnh/ thành phố: Đồng bằng Sông Cửu Long.
Điều 15.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Lao và Bệnh Phổi
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện
Phổi Trung ương.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Phổi Trung ương phụ
trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc và chỉ đạo tuyến bệnh Phổi Miền Trung, Tây
Nguyên (trừ các tỉnh giao cho BV 74 Trung ương và Bệnh viện 71 Thanh Hoá chỉ đạo
tuyến về Lao);
b) Bệnh viện Bạch Mai: Chỉ đạo
tuyến về Bệnh Phổi cùng Bệnh viện Phổi Trung ương;
c) Bệnh viện 74 Trung ương: Chỉ
đạo tuyến về Lao các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà
Bình;
d) Bệnh viện 71 Trung ương: Chỉ
đạo tuyến về Lao các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên;
đ) Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch phụ
trách các tỉnh/ thành phố: Miền Nam.
Điều 16.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Tâm thần
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện
Tâm thần Trung ương I.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Tâm thần Trung ương
I phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Bắc Trung Bộ;
b) Bệnh viện Bạch Mai: Tham gia
chỉ đạo tuyến về Tâm thần cùng Bệnh viện Tâm thần Trung ương I;
c) BV Tâm thần Trung ương II phụ
trách các tỉnh/ thành phố: Miền Nam, Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên.
Điều 17.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Ung bướu
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện K.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện K phụ trách các tỉnh/
thành phố: Miền Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh;
b) Bệnh viện Bạch Mai :
Tham gia chỉ đạo tuyến về Ung bướu cùng Bệnh viện K;
c) Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Trung (trừ 3 tỉnh đã phân công cho Bệnh
viện K);
d) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (trừ thành phố Hồ Chí Minh);
đ) Bệnh viện Ung Bướu thành phố
Hồ Chí Minh phụ trách các tỉnh/ thành phố: Đồng bằng Sông Cửu Long, thành phố Hồ
Chí Minh.
Điều 18.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Da Liễu
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện
Da Liễu Trung ương.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Da liễu Trung ương:
Miền Bắc;
b) Bệnh viện Phong - Da liễu
Trung ương Quỳnh Lập phụ trách các tỉnh thuộc: Bắc Trung Bộ;
c) Bệnh viện Phong - Da liễu
Trung ương Quy hòa phụ trách các tỉnh/ thành phố: Duyên Hải Miền Trung và Tây
Nguyên (trừ Ninh Thuận và Bình Thuận);
d) Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ
Chí Minh phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Nam và Ninh Thuận, Bình Thuận.
Điều 19.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Y học cổ truyền
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Y
học cổ truyền Trung ương.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Y học Cổ truyền
Trung uơng phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Miền Trung;
b) Bệnh viện Châm cứu Trung
ương: Chỉ đạo tuyến toàn Quốc về Châm cứu;
c) Viện Y Dược học dân tộc phụ
trách các tỉnh/ thành phố: Miền Nam và Tây Nguyên.
Điều 20.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Huyết học - Truyền máu
1. Đơn vị đầu ngành: Viện Huyết
học - Truyền máu Trung ương.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Viện Huyết học - Truyền máu
Trung ương phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
và các Trung tâm Huyết học truyền máu trên toàn Quốc;
b) Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Trung (trừ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Bình Định, Khánh Hòa);
c) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (trừ thành phố Hồ Chí Minh và ĐắkLắk);
d) Bệnh viện Truyền máu và Huyết
học thành phố Hồ Chí Minh phụ trách các tỉnh/ thành phố: Các bệnh viện trực thuộc
Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (trừ Kiên Giang, Cần
Thơ)
Điều 21.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Nội tiết
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Nội
tiết Trung ương.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Nội tiết Trung ương
phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Miền Trung (trừ Thừa Thiên Huế);
b) Bệnh viện Bạch Mai: Tham gia
chỉ đạo tuyến về Nội tiết cùng Bệnh viện Nội tiết Trung ương;
c) Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế phụ trách các tỉnh thuộc Tây Nguyên và tỉnh Thừa Thiên Huế;
d) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Nam.
Điều 22.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Nội
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Bạch
Mai.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Bạch Mai phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh;
b) Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Trung (trừ 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An,
Hà Tĩnh);
c) Bệnh viện Chợ Rẫy và một số bệnh
viện thuộc thành phố Hồ Chí Minh phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Nam và Tây
Nguyên.
Điều 23.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Truyền nhiễm
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung uơng.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Trung ương phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên;
b) Bệnh viện Bạch Mai: Tham gia
chỉ đạo tuyến Truyền nhiễm cùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương;
c) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
thành phố Hồ Chí Minh phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Nam.
Điều 24.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Bỏng
1. Đơn vị đầu ngành: Viện Bỏng
Quốc gia Lê Hữu Trác.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu
Trác: Phụ trách các tỉnh/thành toàn Quốc;
b) Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh
viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện cấp cứu Hùng Vương: Tham gia chỉ
đạo tuyến cùng Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Điều 25.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Phục hồi chức năng
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Bạch
Mai.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Bạch Mai phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh;
b) Bệnh viện Điều dưỡng và Phục
hồi chức năng Trung ương phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Trung (trừ Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh);
c) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (trừ thành phố Hồ Chí Minh);
d) Bệnh viện Điều dưỡng và Phục
hồi chức năng Điều trị bệnh Nghề nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phụ trách các tỉnh/
thành phố: Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 26.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Hồi sức cấp cứu và Chống độc
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Bạch
Mai
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Bạch Mai phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh;
b) Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Trung (trừ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh);
c) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Nam và Tây Nguyên;
d) Bệnh viện Cấp cứu Hùng Vương:
Tham gia chỉ đạo tuyến Hồi sức cấp cứu và chống độc cùng Bệnh viện Chợ Rẫy.
Điều 27.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Hữu
nghị Việt - Đức.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức
phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh;
b) Bệnh viện Bạch Mai: Tham gia
chỉ đạo tuyến về Chẩn đoán hình ảnh cùng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức;
c) Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Trung (trừ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh);
d) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Nam và Tây Nguyên.
Điều 28.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Gây mê Hồi sức
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Hữu
nghị Việt - Đức
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức
phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh;
b) Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Trung (trừ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh);
c) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành: Miền Nam, Tây Nguyên.
Điều 29.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Giải phẫu bệnh và Tế bào học
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Bạch
Mai.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Bạch Mai phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh;
b) Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Trung (trừ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)
và Tây Nguyên;
c) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Nam.
Điều 30.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Thăm dò chức năng
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Bạch
Mai.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Bạch Mai phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc và Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh;
b) Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Trung (trừ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh);
c) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Nam, Tây Nguyên.
Điều 31.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Hóa Sinh
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Bạch
Mai.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Bạch Mai phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc và Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh;
b) Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Trung (trừ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh);
c) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Nam, Tây Nguyên.
Điều 32.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Vi sinh và Ký sinh trùng
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Bạch
Mai.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Bạch Mai phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc và Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh;
b) Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế
phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Trung (trừ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh);
c) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Nam, Tây Nguyên.
Điều 33.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Y học hạt nhân
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Bạch
Mai.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
a) Bệnh viện Bạch Mai phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc, Miền Trung;
b) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách
các tỉnh/ thành phố: Miền Nam, Tây Nguyên.
Điều 34.
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Lão khoa
1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện
Lão khoa Trung ương.
2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến:
Phụ trách các tỉnh/thành phố trên toàn Quốc.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 35.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế có trách nhiệm
phối hợp cùng các vụ, cục liên quan của Bộ Y tế để chỉ đạo, hướng dẫn, điều phối,
đôn đốc, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Quyết định này, tổng hợp báo cáo kết
quả thực hiện công tác chỉ đạo tuyến với Lãnh đạo Bộ Y tế theo định kỳ, đột xuất.
Điều 36.
Thủ trưởng các đơn vị được phân công làm đầu ngành
chỉ đạo tuyến có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị đuợc phân công chỉ đạo
tuyến và các đơn vị tuyến dưới thực hiện các quy định về công tác chỉ đạo tuyến
trên toàn quốc theo quy định tại Điều 6.
Điều 37.
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/ thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc có
chức năng chỉ đạo tuyến thực hiện Quyết định này, có trách nhiệm tổng hợp và
báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh).
Điều 38.
Giám đốc các đơn vị có chức năng chỉ đạo tuyến có
trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến của đơn vị mình và báo cáo
kết quả cho đơn vị làm đầu ngành.
Điều 39.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm hàng năm xây
dựng kế hoạch phân bổ kinh phí chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện, viện nghiên cứu
có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế. Các đơn vị có chức năng chỉ đạo tuyến còn lại,
trong kế hoạch công tác hàng năm phải xây dựng kế hoạch kinh phí cho công tác
chỉ đạo tuyến và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
PHỤ LỤC 1
BẢNG PHÂN CHIA CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ THEO CÁC VÙNG, MIỀN SỬ
DỤNG CHO PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TUYẾN TRONG LĨNH VỰC KHÁM, CHỮA BỆNH
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 4026/QĐ - BYT ngày 20 tháng 10 năm 2010 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT
|
Vùng
miền
|
Vùng
sinh thái
|
Các
tỉnh, thành phố
|
Ghi
chú
|
1
|
Miền Bắc
|
Đồng Bằng Sông Hồng
|
Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Hải
Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh
Phúc
|
10 tỉnh và 01 thành phố
|
Đông Bắc
|
Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà
Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh
|
08 tỉnh
|
Tây Bắc
|
Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên,
Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai,
|
06 tỉnh
|
2
|
Miền Trung
|
Bắc Trung Bộ
|
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
|
06 tỉnh
|
Duyên Hải Miền Trung
|
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
|
07 tỉnh và 01 thành phố
|
3
|
Tây Nguyên
|
Tây Nguyên
|
Gia Lai, Kon Tum, ĐắkLắk, Đắk
Nông, Lâm Đồng
|
05 tỉnh
|
4
|
Miền Nam
|
Đông Nam Bộ
|
Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương,
Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Tp Hồ Chí Minh.
|
05 tỉnh và 01 thành phố
|
Đồng Bằng Sông Cửu Long
|
An Giang, Bến tre, Trà Vinh,
Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần
Thơ, Kiên Giang, Long An
|
12 tỉnh và 01 thành phố
|
|
|
|
Tổng cộng
|
63 tỉnh, thành
|