BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 15/2016/TT-BYT
|
Hà Nội,
ngày 15 tháng 5 năm 2016
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ Bộ
luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật
bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật
an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính
phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc:
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản
lý môi trường y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy
định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định Danh mục bệnh
nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh
nghề nghiệp.
Điều 2. Giải thích từ
ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu là mức tiếp
xúc thấp nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây nên bệnh
nghề nghiệp.
2. Thời gian tiếp xúc tối thiểu là thời gian
tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh
nghề nghiệp.
3. Thời gian bảo đảm là khoảng thời
gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với yếu tố có hại đến thời điểm vẫn
còn khả năng phát bệnh do yếu tố có hại đó.
Điều 3. Danh mục bệnh
nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và
hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông
tư này.
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp và
hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông
tư này.
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp và
hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông
tư này.
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp và
hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông
tư này.
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp và
hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông
tư này.
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề
nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm
theo Thông tư này.
7. Bệnh hen nghề nghiệp và hướng dẫn
chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp và
hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông
tư này.
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do
benzen và đồng đẳng và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 9
ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông
tư này.
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông
tư này.
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề
nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm
theo Thông tư này.
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp và
hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông
tư này.
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực
vật nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 14 ban
hành kèm theo Thông tư này.
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông
tư này.
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề
nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm
theo Thông tư này.
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông
tư này.
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông
tư này.
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp và hướng
dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông
tư này.
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ và
hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông
tư này.
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp và hướng
dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông
tư này.
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp và hướng
dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này.
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp và hướng dẫn
chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này.
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp
do crôm và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 26 ban hành kèm
theo Thông tư này.
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc
môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại
Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với
cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định
tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư này.
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp và hướng
dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 29 ban hành kèm theo Thông tư này.
30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp
và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông
tư này.
31. Bệnh lao nghề nghiệp và hướng dẫn
chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 31 ban hành kèm theo Thông tư này.
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề
nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 32 ban hành kèm
theo Thông tư này.
33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 33 ban hành kèm theo Thông
tư này.
34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề
nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 34 ban hành kèm
theo Thông tư này.
Điều 3.
Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề
nghiệp
1. Người lao động sau khi được chẩn
đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được:
a) Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây
bệnh nghề nghiệp đó;
b) Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;
c) Điều dưỡng, phục hồi chức năng và
giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
2. Một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc
nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân,
nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung
thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn
định cần chuyển khám giám định ngay.
3. Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm
độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải
có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.
Điều 4. Tổ chức thực
hiện
1. Cục Quản lý môi trường y tế:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này
trên phạm vi toàn quốc;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn tổ chức triển khai
thực hiện các văn bản quy định về:
- Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo
hiểm.
- Hướng dẫn chẩn đoán bệnh nghề nghiệp
(bao gồm: định nghĩa bệnh, yếu tố gây bệnh, nghề hoặc công việc có tiếp xúc, giới
hạn tiếp xúc tối thiểu, thời gian tiếp xúc tối thiểu, thời gian bảo đảm, lâm
sàng, cận lâm sàng và các nội dung liên quan khác).
- Hướng dẫn giám định mức suy giảm khả
năng lao động của bệnh nghề nghiệp (hay còn gọi là tỷ lệ tổn thương cơ thể).
c) Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành
vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh chủ
trì, phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế trong việc xây dựng mới hoặc sửa
đổi, bổ sung phác đồ điều trị các bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề
nghiệp được bảo hiểm.
3. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn
vị, cơ sở lao động trong phạm vi quản lý trong việc tổ chức triển khai Thông tư
này;
b) Căn cứ vào các tiêu chí quy định tại
Khoản 4 Điều này, đề xuất các bệnh mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế
xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm;
c) Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành
vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Các Viện thuộc hệ y tế dự phòng,
các trường đại học Y, Dược:
Chủ động nghiên cứu, đề xuất các bệnh
mới, đặc thù thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường
y tế) xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm trên cơ sở
các tiêu chí sau:
a) Xác định được mối liên hệ giữa việc
tiếp xúc với yếu tố có hại trong quá trình lao động với một bệnh cụ thể. Một số
bệnh có thể xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc lần đầu với yếu tố có hại trong
quá trình lao động, người lao động có thể đã nghỉ hưu hoặc chuyển sang công việc
khác.
b) Bệnh xảy ra trong nhóm người lao động
tiếp xúc với yếu tố có hại thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm người
lao động không tiếp xúc.
c) Một số bệnh xảy ra ở người lao động
do tiếp xúc với yếu tố có hại trong quá trình lao động nhưng chưa có điều kiện nghiên
cứu mà đã được quốc tế công nhận là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm có thể bổ
sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam.
5. Y tế các Bộ, ngành:
a) Căn cứ vào các tiêu chí quy định tại
Khoản 4 Điều này để đề xuất các bệnh mới, đặc thù thuộc các lĩnh vực, ngành nghề
để Bộ Y tế xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm;
b) Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh trong ngành thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật về khám sức
khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp; thường xuyên kiểm tra và kiên quyết xử lý
nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bệnh nghề nghiệp.
6. Căn cứ vào các tiêu chí quy định tại
Khoản 4 Điều này, các cơ sở lao động, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp, công đoàn
các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo đề xuất bổ sung
các bệnh mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường
y tế) xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm;
Điều 5. Điều khoản
tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu
trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản
thay thế hoặc sửa đổi bổ sung.
Điều 6. Hiệu lực thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày
01 tháng 7 năm 2016.
2. Các văn bản: Thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 19 tháng 5 năm 1976 của Bộ Y tế -
Bộ Thương binh và Xã hội, Tổng Công đoàn Việt Nam quy định một số bệnh nghề
nghiệp và chế độ đãi ngộ công nhân viên chức nhà nước mắc bệnh nghề nghiệp; Thông
tư liên bộ số 29/TT-LB ngày 25 tháng 10 năm
1991 của Bộ Y tế - Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam bổ sung một số bệnh nghề nghiệp; Quyết định số 167/BYT-QĐ ngày 04 tháng 02 năm 1997 của Bộ Y tế
ban hành bổ sung 5 bệnh nghề nghiệp vào danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được
bảo hiểm; Quyết định số 27/QĐ-BYT ngày 21
tháng 9 năm 2006 của Bộ Y tế ban hành bổ sung 04 bệnh nghề nghiệp vào danh mục bệnh
nghề nghiệp được bảo hiểm; Thông tư số 42/2011/TT-BYT
ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế bổ sung bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp,
bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp vào
danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán, giám
định; Thông tư số 36/2014/TT-BYT ngày 14
tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế bổ sung bệnh Bụi phổi Than nghề nghiệp vào danh mục
bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định; Bảng 3 tỷ lệ
tổn thương cơ thể do bệnh nghề nghiệp tại Thông tư 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH
ngày 27 tháng 9 năm 2013 của liên Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh tật và bệnh nghề nghiệp; Mục V và Mục VII Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
ngày 20 tháng 4 năm 1998 của liên Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp, hết hiệu lực kể từ ngày Thông
tư này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc, các đơn vị, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục
Quản lý môi trường y tế) để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Phòng Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW:
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Sở Y tế, Sở LĐTBXH, Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc TW;
- Trung tâm YTDP, Trung tâm BVSKLĐ-MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW:
- Y tế các Bộ, Ngành;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, MT(05b).
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|
PHỤ
LỤC 1
HƯỚNG
DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG DO BỆNH BỤI PHỔI SILIC NGHỀ
NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1. Định nghĩa
Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là bệnh
xơ hóa phổi tiến triển do hít phải bụi chứa silic tự do trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bụi chứa silic tự do (SiO2)
trong không khí môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn
tiếp xúc
- Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa
silic tự do.
- Tán, nghiền, sàng và thao tác khô
các quặng hoặc đá có chứa silic tự do.
- Công việc luyện kim, đúc có tiếp xúc
với bụi cát (khuôn mẫu, làm sạch vật đúc,...).
- Đẽo và mài đá có chứa silic tự do.
- Sản xuất và sử dụng các loại đá mài,
bột đánh bóng và các sản phẩm khác có chứa silic tự do.
- Chế biến chất carborundum, chế tạo
thủy tinh, đồ sành sứ các đồ gốm khác, gạch chịu lửa.
- Các công việc mài, đánh bóng, rũa
khô bằng đá mài có chứa silic tự do.
- Làm sạch hoặc làm nhẵn bằng tia cát.
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với
bụi silic tự do.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
4.1. Bệnh bụi phổi
silic cấp tính:
Nồng độ bụi silic trong môi trường lao
động vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện
hành.
4.2. Bệnh bụi phổi silic
mạn tính:
Nồng độ bụi silic trong môi trường lao
động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn
hiện hành.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
- Cấp tính: 3 tháng;
- Mạn tính: 5 năm.
6. Thời gian bảo đảm
- Cấp tính: 1 năm;
- Mạn tính: 35 năm.
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
Có thể có các triệu chứng sau đây:
- Khó thở khi gắng sức, sau đó là khó
thở thường xuyên;
- Đau tức ngực, ho, khạc đờm;
- Có thể có ran nổ, ran ẩm (thể cấp).
7.2. Cận lâm sàng
- Hình ảnh tổn thương trên phim chụp
X-quang phổi thẳng (phim chụp thường và phim kỹ thuật số):
+ Có nốt mờ nhỏ tròn đều ký hiệu p, q,
r hoặc đám mờ lớn ký hiệu A, B, C (theo bộ phim mẫu của Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011).
+ Có thể thấy hình ảnh khí phế thũng,
hoại tử khoang, vôi hóa dạng vỏ trứng.
- Rối loạn chức năng hô hấp (nếu có):
Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn hoặc hỗn hợp;
- Chụp CT scanner phổi khi cần thiết.
8. Tiến triển, biến chứng
- Bệnh không hồi phục, tiến triển một
chiều tiếp tục xơ hóa;
- Viêm phế quản cấp hoặc mạn tính;
- Xơ hóa phổi khối tiến triển;
- Hoại tử khoang;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
- Tâm phế mạn (Suy tim do bệnh phổi mạn
tính);
- Tràn khí màng phổi tự phát;
- Ung thư phổi, phế quản.
9. Bệnh kết hợp
Bệnh lao phổi
10. Chẩn đoán phân biệt
- Các bệnh bụi phổi khác;
- Bệnh hệ thống tạo keo (Collagen);
- Ung thư phổi thứ phát;
- Bệnh phổi nhiễm nấm (Histoplasma);
- Bệnh lao phổi đơn thuần;
- Bệnh Sarcoidosis;
- Bệnh nội sinh siderosis (phổi nhiễm
sắt);
- Bệnh viêm phế nang xơ hóa;
- Một số bệnh phổi kẽ khác.
11. Hướng dẫn giám định
Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh bụi
phổi silic nghề nghiệp
TT
|
Tổn thương
cơ thể
|
Tỷ lệ (%)
|
1.
|
Tổn thương trên phim Xquang phổi
thẳng (*)
|
|
1.1.
|
Hình ảnh nốt mờ nhỏ (tương đương với
thể p, q, r trên phim mẫu ILO 1980 hoặc ILO 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số
ILO 2011)
|
|
1.1.1.
|
Thể 0/1p; 0/1q; 0/1r
|
11
|
1.1.2.
|
Thể 1/0p; 1/0q
|
31
|
1.1.3.
|
Thể 1/0r; 1/1p; 1/1q
|
41
|
1.1.4.
|
Thể 1/1r; 1/2p; 1/2q
|
45
|
1.1.5.
|
Thể 1/2r; 2/2p; 2/2q
|
51
|
1.1.6.
|
Thể 2/2r; 2/3p; 2/3q
|
55
|
1.1.7.
|
Thể 2/3r; 3/3p; 3/3q
|
61
|
1.1.8.
|
Thể 3/3r; 3/+p và 3/+q
|
65
|
|
Lưu ý: Các thể từ
1/0 trở lên nếu có rối loạn thông khí tùy theo mức độ thì tỷ lệ được cộng lùi
với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi ở Mục 3 của tiêu chuẩn này
|
|
1.2.
|
Hình ảnh đám mờ lớn - Xơ hóa khối
|
|
1.2.1.
|
Thể A
|
65
|
1.2.2.
|
Thể B
|
71
|
1.2.3.
|
Thể C
|
81
|
2.
|
Tràn khí màng phổi
|
|
2.1.
|
Điều trị tốt không để lại di chứng
|
0
|
2.2.
|
Tràn khí màng phổi tái phát phải
điều trị không để lại di chứng
|
6 - 10
|
2.3.
|
Tràn khí màng phổi để lại di chứng
dày dính màng phổi, không rối loạn thông khí phổi
|
|
2.3.1.
|
Diện tích dưới một nửa phế trường
|
21 - 25
|
2.3.2.
|
Diện tích từ một nửa phế trường trở
lên ở 1 bên
|
26 - 30
|
2.3.3.
|
Diện tích dưới một nửa phế trường ở
2 bên
|
31 - 35
|
2.3.4.
|
Diện tích từ một nửa phế trường trở
lên ở 2 bên
|
36 - 40
|
2.4.
|
Tràn khí màng phổi để lại di chứng
dày dính màng phổi, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ ở Mục 2.3 cộng
lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi tương ứng ở Mục 3. Tỷ lệ này đã bao gồm
cả suy nhược cơ thể
|
|
3.
|
Rối loạn thông khí phổi
|
|
3.1.
|
Mức độ nhẹ
|
11 - 15
|
3.2.
|
Mức độ trung bình
|
16 - 20
|
3.3.
|
Mức độ nặng và rất nặng
|
31 - 35
|
4.
|
Tâm phế mạn
|
|
4.1.
|
Mức độ 1
|
16 - 20
|
4.2.
|
Mức độ 2
|
31 - 35
|
4.3.
|
Mức độ 3
|
51 - 55
|
4.4.
|
Mức độ 4
|
81
|
5.
|
Bệnh kết hợp (lao phổi)
|
|
5.1.
|
Đáp ứng điều trị
|
|
5.1.1.
|
Không tái phát, không di chứng
|
11 - 15
|
5.1.2.
|
Điều trị có kết quả tốt, có di chứng
tương tự như giãn phế quản, xơ phổi (có hoặc không kèm theo vôi
hóa)
|
36 - 40
|
5.1.3.
|
Có tái phát, không để lại di chứng
|
46 - 50
|
5.2.
|
Điều trị không có kết quả (thất bại
điều trị hoặc tái phát). Tỷ lệ này đã bao gồm cả tỷ lệ suy nhược
cơ thể
|
61 - 65
|
5.3.
|
Bệnh tật như Mục 5.1; 5.2 và có di
chứng, biến chứng khác tương tự như rối loạn thông khí hoặc tâm phế mạn hoặc
xẹp phổi thì được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ thể ở các cơ quan, bộ phận
tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH
|
|
5.4.
|
Lao phổi phải mổ cắt thùy phổi: Cộng
lùi lệ Mục 5.1; Mục 5.2; Mục 5.3 với tỷ lệ mổ cắt phổi được quy định tại Mục
5.5
|
|
5.5.
|
Mổ cắt phổi
|
|
5.5.1.
|
Mổ cắt phổi không điển hình (dưới
một thùy phổi)
|
21 - 25
|
5.5.2.
|
Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên
|
31 - 35
|
5.5.3.
|
Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi
|
56 - 60
|
5.6.
|
Bệnh tật như Mục 5.1; 5.2; 5.3; 5.4
và có di chứng, biến chứng do dùng thuốc chống lao thì được cộng lùi với tỷ
lệ tổn thương cơ thể ở các cơ quan, bộ phận tương ứng quy định tại Bảng 2 của
Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu
chưa được quy định khác tại thông tư này
|
|
6.
|
Ung thư phổi, phế quản
|
|
6.1.
|
Chưa phẫu thuật
|
|
6.1.1.
|
Chưa di căn, không rối loạn thông
khí phổi
|
61 - 65
|
6.1.2.
|
Chưa di căn, có rối loạn thông khí
phổi
|
71 - 75
|
6.1.3.
|
Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác,
không rối loạn thông khí phổi hoặc tâm phế mạn
|
81 - 85
|
6.1.4.
|
Đã di căn đến cơ quan, bộ phận
khác, có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 6.1.3 cộng lùi tỷ lệ tổn thương các cơ
quan, bộ phận di căn hoặc biến chứng được quy định tại Bảng 2 Thông tư số
28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH
|
|
6.2.
|
Điều trị phẫu thuật:
|
|
6.2.1.
|
Kết quả tốt (cắt bỏ được toàn bộ
khối u, đường cắt qua tổ chức lành, không có biến chứng)
|
61 - 65
|
6.2.2.
|
Kết quả không tốt
|
81 - 85
|
7.
|
Với đối tượng dưới 25 tuổi có thể
bệnh từ 1/0 trở lên được cộng lùi 5% - 10% vào tỷ lệ chung của tổn thương cơ
thể
|
|
(*) Yêu cầu kỹ thuật chụp phim X quang
phổi thẳng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc
tế.
PHỤ
LỤC 2
HƯỚNG
DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG DO BỆNH BỤI PHỔI AMIĂNG NGHỀ
NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1. Định nghĩa
Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp là bệnh
xơ hóa phổi tiến triển có hoặc không kết hợp với xơ hóa màng phổi, do hít phải
bụi amiăng trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bụi amiăng trong không khí môi trường
lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn
tiếp xúc
- Khoan, đập phá, khai thác quặng hay
đá có amiăng;
- Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với
quặng hoặc đá có amiăng;
- Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng;
- Làm cách nhiệt bằng amiăng;
- Áp dụng amiăng vào súng bắn nhiệt;
- Sản xuất, sửa chữa, xử lý tấm lợp
amiăng - ximăng, các gioăng bằng amiăng và cao su; má phanh bằng amiăng; bìa
các-tông và giấy có amiăng;
- Sản xuất phân lân, thợ sửa chữa ô
tô, xe máy;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với
amiăng.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
Nồng độ bụi amiăng trong môi trường
lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu
chuẩn hiện hành.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
- Cấp tính: 3 tháng;
- Tiến triển nhanh: 2 năm;
- Mạn tính: 5 năm.
6. Thời gian bảo đảm
Không có thời hạn.
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
Có thể có các triệu chứng sau đây:
- Khó thở khi gắng sức, sau đó là khó
thở thường xuyên;
- Đau ngực, cử động lồng ngực giới hạn;
- Nghe phổi: Ran nổ.
7.2. Cận lâm sàng
- Hình ảnh tổn thương trên phim chụp
X-quang phổi thẳng tư thế sau trước
+ Có hình ảnh tổn thương nốt mờ nhỏ
không tròn đều ký hiệu s, t, u hoặc đám mờ lớn ký hiệu A, B, C (theo bộ phim mẫu
của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011);
+ Có thể có: Hình ảnh mảng màng phổi
có hoặc không có vôi hóa; Dày màng phổi; Xẹp phổi tròn (ít gặp); tràn khí màng
phổi (ít gặp);
- Rối loạn chức năng hô hấp (nếu có):
Rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn hoặc hạn chế hoặc hỗn hợp;
- Chụp CT scanner phổi khi cần thiết.
8. Tiến triển, biến chứng:
- Viêm phế quản cấp hoặc mạn tính;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
- Tâm phế mạn (Suy tim do bệnh phổi mạn
tính);
- Tràn khí màng phổi tự phát;
- Ung thư phổi, phế quản;
- Ung thư trung biểu mô
(mesothelioma).
9. Bệnh kết hợp
Bệnh lao phổi.
10. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh Sarcoidosis;
- Bệnh hệ thống tạo keo;
- Ung thư phổi thứ phát;
- Bệnh phổi nhiễm nấm (Histoplasma);
- Viêm phổi quá mẫn;
- Các bệnh phổi kẽ khác.
11. Hướng dẫn giám định
Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh bụi
phổi amiăng nghề nghiệp
TT
|
Tổn thương
cơ thể
|
Tỷ lệ (%)
|
1.
|
Tổn thương trên phim Xquang phổi
thẳng (*)
|
|
1.1.
|
Hình ảnh nốt mờ nhỏ (tương đương với
thể s, t, u trên phim mẫu ILO 1980 hoặc ILO 2000 hoặc phim mẫu
kỹ thuật số ILO 2011)
|
|
1.1.1.
|
Thể 0/1s; 0/1t; 0/1u
|
15
|
1.1.2.
|
Thể 1/0s; 1/0t
|
31
|
1.1.3.
|
Thể 1/0u; 1/1s; 1/1t
|
41
|
1.1.4.
|
Thể 1/1u; 1/2s; 1/2t
|
45
|
1.1.5.
|
Thể 1/2u; 2/2s; 2/2t
|
51
|
1.1.6.
|
Thể 2/2u; 2/3s; 2/3t
|
55
|
1.1.7.
|
Thể 2/3u; 3/3s; 3/3t
|
61
|
1.1.8.
|
Thể 3/3u; 3/+s; 3/+t
|
65
|
1.2.
|
Hình ảnh đám mờ lớn - Xơ hóa khối
|
|
1.2.1.
|
Thể A
|
65
|
1.2.2.
|
Thể B
|
71
|
1.2.3.
|
Thể C
|
81
|
2.
|
Tổn thương màng phổi (Hình ảnh trên
phim X-quang phổi thẳng - có so sánh phim mẫu ILO 1980 hoặc ILO 2000 hoặc
phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011) (*)
|
|
2.1.
|
Dầy màng phổi khu trú/mảng màng phổi
có hoặc không có can xi hóa màng phổi
|
|
2.1.1.
|
Độ dày dưới 5mm (Ký hiệu = a trên
phim mẫu ILO - 2000)
|
25
|
2.1.2.
|
Độ dày từ 5 mm đến 10 mm (Ký hiệu =
b trên phim mẫu ILO - 2000)
|
31
|
2.1.3.
|
Độ dày trên 10 mm (Ký hiệu = c trên
phim mẫu ILO - 2000)
|
51
|
2.2.
|
Bất thường hoặc tù góc sườn hoành
một bên
|
25
|
2.3.
|
Dày màng phổi lan tỏa - có hoặc
không có can xi hóa màng phổi
|
|
2.3.1.
|
Tổng đường kính dưới 2cm
|
25
|
2.3.2.
|
Tổng đường kính từ 2cm đến 10cm
|
35
|
2.3.3.
|
Tổng đường kính trên 10cm
|
45
|
|
Lưu ý: Các tổn thương tại Mục 1 (Chỉ
tính khi có tổn thương nhu mô phổi từ thể 1/0 trở lên) hoặc Mục 2 nếu có rối
loạn thông khí thì tỷ lệ tổn thương được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông
khí phổi tương ứng quy định tại Mục 4
|
|
3.
|
Tràn khí màng phổi
|
|
3.1.
|
Điều trị tốt không để lại di chứng
|
0
|
3.2.
|
Tràn khí màng phổi tái phát phải
điều trị không để lại di chứng
|
6 - 10
|
3.3.
|
Tràn khí màng phổi để lại di chứng
dày dính màng phổi, không rối loạn thông khí phổi
|
|
3.3.1.
|
Diện tích dưới một nửa phế trường
|
21 - 25
|
3.3.2.
|
Diện tích từ một nửa phế trường trở
lên ở 1 bên
|
26 - 30
|
3.3.3.
|
Diện tích dưới một nửa phế trường ở
2 bên
|
31 - 35
|
3.3.4.
|
Diện tích từ một nửa phế trường trở
lên ở 2 bên
|
36 - 40
|
3.4.
|
Tràn khí màng phổi để lại di chứng
dày dính màng phổi, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ ở Mục 3.3 cộng
lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi tương ứng ở Mục 4. Tỷ lệ này đã bao gồm
cả suy nhược cơ thể
|
|
4.
|
Rối loạn thông khí phổi
|
|
4.1.
|
Mức độ nhẹ
|
11 - 15
|
4.2.
|
Mức độ trung bình
|
16 - 20
|
4.3.
|
Mức độ nặng và rất nặng
|
31 - 35
|
5.
|
Tâm phế mạn
|
|
5.1.
|
Mức độ 1
|
16 - 20
|
5.2.
|
Mức độ 2
|
31 - 35
|
5.3.
|
Mức độ 3
|
51 - 55
|
5.4.
|
Mức độ 4
|
81
|
6.
|
Bệnh kết hợp (lao phổi)
|
|
6.1.
|
Đáp ứng điều trị
|
|
6.1.1.
|
Không tái phát, không di chứng
|
11 - 15
|
6.1.2.
|
Điều trị có kết quả tốt, nhưng để
lại di chứng tương tự như giãn phế quản, xơ phổi (có hoặc
không kèm theo vôi hóa)
|
36 - 40
|
6.1.3.
|
Có tái phát, không để lại di chứng
|
46 - 50
|
6.2.
|
Điều trị không có kết quả (thất bại
điều trị hoặc tái phát). Tỷ lệ này đã bao
gồm cả tỷ lệ suy nhược cơ thể
|
61 - 65
|
6.3.
|
Bệnh tật như Mục 6.1; 6.2 và có biến
chứng, di chứng khác tương tự như rối loạn thông khí hoặc tâm phế mạn hoặc
xẹp phổi thì được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ thể ở các cơ quan, bộ phận
tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH
|
|
6.4.
|
Lao phổi phải mổ cắt thùy phổi: Cộng
lùi tỷ lệ Mục 6.1; Mục 6.2; Mục 6.3 với tỷ lệ mổ cắt phổi được quy định tại
Mục 6.5
|
|
6.5.
|
Mổ cắt phổi
|
|
6.5.1.
|
Mổ cắt phổi không điển hình (dưới
một thùy phổi)
|
21 - 25
|
6.5.2.
|
Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên
|
31 - 35
|
6.5.3.
|
Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi
|
56 - 60
|
6.6.
|
Bệnh tật như Mục 6.1; 6.2; 6.3; 6.4
và có di chứng, biến chứng do dùng thuốc chống lao thì được cộng lùi với tỷ
lệ tổn thương cơ thể ở các cơ quan, bộ phận tương ứng quy định tại Bảng 2 của
Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu
chưa được quy định khác tại thông tư này
|
|
7.
|
Ung thư phổi, phế quản
|
|
7.1.
|
Chưa phẫu thuật
|
|
7.1.1.
|
Chưa di căn, không rối loạn thông
khí phổi
|
61 - 65
|
7.1.2.
|
Chưa di căn, có rối loạn thông khí
phổi
|
71 - 75
|
7.1.3.
|
Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác,
không rối loạn thông khí phổi hoặc tâm phế mạn
|
81 - 85
|
7.1.4.
|
Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác,
có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.1.3 cộng lùi tỷ lệ tổn thương các cơ quan,
bộ phận di căn hoặc biến chứng được quy định tại Bảng 2 Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH
|
|
7.2.
|
Điều trị phẫu thuật:
|
|
7.2.1.
|
Kết quả tốt (cắt bỏ được toàn bộ
khối u, đường cắt qua tổ chức lành, không có biến chứng)
|
61 - 65
|
7.2.2.
|
Kết quả không tốt
|
81 - 85
|
8.
|
Ung thư trung biểu mô: Áp dụng tỷ lệ
tổn thương cơ thể được quy định tại Phụ lục 34 của thông tư này
|
|
9.
|
Với đối tượng dưới 25 tuổi (có thể
bệnh từ 1/0 trở lên hoặc có độ dày màng phổi từ 5mm trở lên) được cộng lùi 5%
- 10% vào tỷ lệ chung của suy giảm khả năng lao động
|
|
(*) Yêu cầu kỹ thuật chụp phim X-quang
phổi thẳng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế ILO.
PHỤ LỤC 3
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG DO
BỆNH BỤI PHỔI BÔNG NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1. Định nghĩa
Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp là bệnh
phổi đặc trưng bởi co thắt phế quản do tiếp xúc với bụi bông, đay, gai và lanh
trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bụi bông, đay, lanh, gai trong không
khí môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn
tiếp xúc
- Trồng, thu hoạch và chế biến bông,
đay, lanh, gai;
- Sản xuất sợi, chỉ, dệt vải, may mặc
(kể cả bông nhân tạo);
- Nghề, công việc tiếp xúc với bụi
bông, đay, lanh, gai.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
4.1. Bệnh bụi phổi
bông cấp tính
Nồng độ bụi bông trong môi trường lao
động vượt quá 0,2 mg/m3 không khí.
4.2. Bệnh bụi phổi
bông mạn tính
Nồng độ bụi bông trong môi trường lao
động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn
hiện hành.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
- 2 giờ đối với trường hợp cấp tính;
- 5 năm đối với trường hợp mạn tính.
6. Thời gian bảo đảm
- Cấp tính: 48 giờ
- Mạn tính: 5 năm.
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
Triệu chứng đau tức ngực và khó thở
vào xuất hiện vào ngày đầu tiên trong tuần làm việc và có thể ở các ngày tiếp
theo trong tuần; và có thể có:
- Thở khò khè;
- Ho.
7.2. Cận lâm sàng
- Chức năng hô hấp:
+ Thể cấp tính: FEV1 sau ca
làm việc giảm ≥ 5% so với trước ca;
+ Thể mạn tính: FEV1 <
80% giá trị lý thuyết.
- Thử nghiệm lẩy da: dương tính với bụi
bông;
- Làm nghiệm pháp (Test) phục hồi phế
quản.
8. Phân loại bệnh bụi phổi bông
Phân loại
|
Triệu chứng
|
Mức 0
|
Không có triệu chứng.
|
Bệnh bụi phổi bông
|
|
- Mức B1
|
Đau tức ngực, hoặc khó thở trong phần lớn thời
gian của ngày
làm
việc đầu tiên trong tuần.
|
- Mức B2
|
Đau tức ngực hoặc khó thở trong phần
lớn thời gian của ngày làm việc đầu tiên trong tuần và những ngày tiếp theo
trong tuần.
|
Kích ứng đường hô hấp
|
|
- Kích ứng mức 1
|
Ho khi tiếp xúc với bụi bông
|
- Kích ứng mức 2
|
Thường xuyên khạc đờm (hầu hết trong
các ngày trong 3 tháng của năm) thường xuất hiện và tăng lên khi tiếp xúc với
bụi bông
|
- Kích ứng mức 3
|
Thường xuyên khạc đờm hoặc tình trạng
xấu đi khi tiếp xúc với bụi bông cùng với các triệu chứng tức ngực hoặc tồn tại
ít nhất 2 năm
|
Chức năng hô hấp
|
|
- Biến đổi cấp tính
trong ca làm việc
|
|
+ Không có biến đổi
|
Biến đổi FEV1
dưới 5% trong ca làm việc
|
+ Biến đổi ít
|
Giảm FEV1 ở mức
5-10% trong ca làm việc
|
+ Biến đổi trung
bình
|
Giảm FEV1 ở mức
10-20% trong ca làm việc
|
+ Biến đổi nhiều
|
Giảm FEV1 ở mức
trên 20% trong ca làm việc
|
- Biến đổi mạn tính
|
|
+ Không có biến đổi
|
FEV1 ≥
80% giá trị lý thuyết
|
+ Biến đổi ít và trung bình
|
FEV1 từ 60-79%
giá trị lý thuyết
|
+ Biến đổi nhiều
|
FEV1 < 60% giá trị lý thuyết
|
9. Tiến triển, biến chứng
- Viêm phế quản cấp hoặc mạn tính;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(COPD);
- Tâm phế mạn (suy tim do bệnh phổi mạn tính).
10. Chẩn đoán phân biệt
- Hen phế quản;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính (COPD) do nguyên nhân khác;
- Viêm phế quản do nguyên nhân khác.
11. Hướng dẫn, tiêu chuẩn giám định
Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh bụi phổi
bông nghề nghiệp
TT
|
Tổn thương cơ thể
|
Tỷ lệ (%)
|
1.
|
Bệnh bụi bông nghề nghiệp
|
|
1.1.
|
Hồi phục hoàn toàn sau Test phục hồi
phế quản
|
11 - 15
|
1.2.
|
Hồi phục không hoàn toàn sau Test phục
hồi phế quản
|
21 - 25
|
1.3.
|
Không hồi phục sau Test phục hồi phế
quản
|
31 - 35
|
1.4.
|
Bệnh ở Mục 1.1; Mục 1.2; Mục 1.3, có
rối loạn thông khí tùy theo mức
độ tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi được quy định ở Mục
2
|
|
2.
|
Rối loạn thông khí phổi (*)
|
|
2.1.
|
Mức độ nhẹ
|
11 - 15
|
2.2.
|
Mức độ trung bình
|
16 - 20
|
2.3.
|
Mức độ nặng và rất nặng
|
31 - 35
|
3.
|
Tâm phế mạn
|
|
3.1.
|
Mức độ 1
|
16 - 20
|
3.2.
|
Mức độ 2
|
31 - 35
|
3.3.
|
Mức độ 3
|
51 - 55
|
3.4.
|
Mức độ 4
|
81
|
(*) Áp dụng mức độ rối loạn thông khí
phổi của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính
(COPD).
PHỤ
LỤC 4
HƯỚNG
DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG DO BỆNH BỤI PHỔI TALC NGHỀ
NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1. Định nghĩa
Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp là bệnh
xơ hóa phổi do hít phải bụi talc trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bụi talc trong không khí môi trường
lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn
tiếp xúc
- Gốm sứ;
- Giấy;
- Chất dẻo (plastic);
- Sơn;
- Cao su;
- Mỹ phẩm;
- Dược phẩm;
- Các nghề, công việc khác có tiếp xúc
với bụi talc.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
4.1. Bệnh bụi phổi talc cấp tính
Nồng độ bụi talc trong môi trường lao
động vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép và nồng độ dioxyt silic (SiO2)
hoặc amiăng trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
4.2. Bệnh bụi phổi talc mạn tính
Nồng độ bụi talc trong môi trường lao
động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép và nồng độ dioxyt silic
(SiO2) hoặc amiăng trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn
hiện hành.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
10 năm.
6. Thời gian bảo đảm
35 năm.
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
Có thể có những triệu chứng sau:
- Mệt mỏi, suy nhược;
- Ho khạc đờm thường xuyên;
- Tức ngực, khó thở.
7.2. Cận lâm sàng
- Hình ảnh tổn thương trên phim chụp
X-quang phổi thẳng (theo bộ phim mẫu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) 2000 hoặc
phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011): Các nốt mờ tròn đều (p, q, r) hoặc không tròn đều
(s, t, u), tập trung thành từng đám rải rác ở vùng trên và giữa phổi hoặc đám mờ
lớn ký hiệu A, B, C.
- Ngoài ra có thể có các hình ảnh khác
như:
+ Khí phế thũng;
+ Dày màng phổi;
+ Bất thường góc sườn hoành.
- Chức năng hô hấp: Có thể có rối loạn
thông khí phổi thể hạn chế hoặc tắc nghẽn hoặc hỗn hợp.
- Cận lâm sàng khác (nếu cần)
+ Chụp phim cắt lớp vi tính phổi.
+ Xét nghiệm đờm: Tìm tinh thể talc
trong đờm.
8. Tiến triển, biến chứng
- Tâm phế mạn;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
- Tràn khí tự phát.
9. Bệnh kết hợp
Lao phổi.
10. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh lao phổi đơn thuần;
- Bệnh bụi phổi silic đơn thuần;
- Bệnh bụi phổi amiăng đơn thuần;
- Bệnh Sarcoidosis;
- Bệnh hệ thống tạo keo;
- Bệnh phổi nhiễm nấm (Histoplasma);
- Viêm phổi quá mẫn;
- Các bệnh phổi kẽ khác.
11. Hướng dẫn giám định
Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh bụi
phổi talc nghề nghiệp
TT
|
Tổn thương
cơ thể
|
Tỷ lệ (%)
|
1.
|
Hình ảnh tổn thương phổi trên phim
X-quang phổi thẳng (*)
|
|
1.1.
|
Hình ảnh nốt mờ nhỏ (tương đương với
thể p, q, r, s, t, u trên phim mẫu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) 1980
hoặc ILO 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011)
|
|
1.1.1.
|
Thể 0/1 p(s); 0/1q(t); 0/1r(u)
|
11
|
1.1.2.
|
Thể 1/0 p(s);1/0 q(t)
|
31
|
1.1.3.
|
Thể 1/0 r(u); 1/1 p(s); 1/1 q(t)
|
41
|
1.1.4.
|
Thể 1/1 r(u); 1/2 p(s); 1/2 q(t)
|
45
|
1.1.5.
|
Thể 1/2 r(u); 2/2 p(s); 2/2 q(t)
|
51
|
1.1.6.
|
Thể 2/2 r(u); 2/3 p(s); 2/3 q(t)
|
55
|
1.1.7.
|
Thể 2/3 r(u); 3/3 p(s); 3/3 q(t)
|
61
|
1.1.8.
|
Thể 3/3 r(u); 3/+ p(s) và 3/+ q(t)
|
65
|
1.2.
|
Hình ảnh đám mờ lớn - Xơ hóa khối
|
|
1.2.1.
|
Thể A
|
65
|
1.2.2.
|
Thể B
|
71
|
1.2.3.
|
Thể C
|
81
|
2.
|
Hình ảnh tổn thương màng phổi (*)
(Hình ảnh trên phim X-quang phổi thẳng - có so sánh phim mẫu của Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) 1980 hoặc ILO 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011)
|
|
2.1.
|
Dày màng phổi khu trú/mảng màng phổi
- có hoặc không có can xi hóa màng phổi
|
|
2.1.1.
|
Độ dày dưới 5mm (Ký hiệu = a trên
phim mẫu)
|
25
|
2.1.2.
|
Độ dày từ 5mm đến 10mm (Ký hiệu = b
trên phim mẫu)
|
31
|
2.1.3.
|
Độ dày trên 10 mm (Ký hiệu = c trên
phim mẫu)
|
51
|
2.2.
|
Bất thường/tù góc sườn hoành một bên
|
25
|
2.3.
|
Dày màng phổi lan tỏa - có hoặc
không có can xi hóa màng phổi
|
|
2.3.1.
|
Tổng đường kính dưới 2cm
|
25
|
2.3.2.
|
Tổng đường kính từ 2cm đến 10cm
|
35
|
2.3.3.
|
Tổng đường kính trên 10cm
|
45
|
|
Lưu ý: Các tổn
thương tại Mục 1 (chỉ tính từ thể 1/0 trở lên) hoặc Mục 2 nếu có rối loạn
thông khí phổi thì tỷ lệ tổn thương được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông
khí phổi tương ứng ở Mục 4 của tiêu chuẩn này
|
|
3.
|
Tràn khí màng phổi
|
|
3.1.
|
Điều trị tốt không để lại di chứng
|
0
|
3.2.
|
Tràn khí màng phổi tái phát phải
điều trị không để lại di chứng
|
6 - 10
|
3.3.
|
Tràn khí màng phổi để lại di chứng
dày dính màng phổi, không rối loạn thông khí phổi
|
|
3.3.1.
|
Diện tích dưới một nửa phế trường
|
21 - 25
|
3.3.2.
|
Diện tích từ một nửa phế trường trở
lên ở 1 bên
|
26 - 30
|
3.3.3.
|
Diện tích dưới một nửa phế trường ở 2
bên
|
31 - 35
|
3.3.4.
|
Diện tích từ một nửa phế trường trở
lên ở 2 bên
|
36 - 40
|
3.4.
|
Tràn khí màng phổi để lại di chứng
dày dính màng phổi, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ ở Mục 3.3 cộng
lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi tương ứng ở Mục 4. Tỷ lệ này đã bao gồm
cả suy nhược cơ thể
|
|
4.
|
Rối loạn thông khí phổi
|
|
4.1.
|
Mức nhẹ
|
11 - 15
|
4.2.
|
Mức trung bình
|
16 - 20
|
4.3.
|
Mức nặng và rất nặng
|
31 - 35
|
5.
|
Tâm phế mạn
|
|
5.1.
|
Mức độ 1
|
16 - 20
|
5.2.
|
Mức độ 2
|
31 - 35
|
5.3.
|
Mức độ 3
|
51 - 55
|
5.4.
|
Mức độ 4
|
81
|
6.
|
Bệnh kết hợp (lao phổi)
|
|
6.1.
|
Đáp ứng điều trị
|
|
6.1.1.
|
Không tái phát, không di chứng
|
11 - 15
|
6.1.2.
|
Điều trị có kết quả tốt, nhưng để
lại di chứng tương tự như giãn phế quản, xơ phổi (có hoặc không kèm theo vôi
hóa)
|
36 - 40
|
6.1.3.
|
Có tái phát, không để lại di chứng
|
46 - 50
|
6.2.
|
Điều trị không có kết quả (thất bại
điều trị hoặc tái phát). Tỷ lệ này đã bao gồm cả tỷ lệ suy nhược cơ thể
|
61 - 65
|
6.3.
|
Bệnh tật như Mục 6.1; 6.2 và có di
chứng, biến chứng do dùng thuốc chống lao hoặc biến chứng, di chứng khác
tương tự như rối loạn thông khí hoặc tâm phế mạn hoặc xẹp phổi thì được cộng
lùi với tỷ lệ tổn thương cơ thể ở các cơ quan, bộ phận tương ứng quy định tại
Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH
|
|
6.4.
|
Lao phổi phải mổ cắt thùy phổi: Cộng
lùi tỷ lệ Mục 6.1; Mục 6.2; Mục 6.3 với tỷ lệ mổ cắt phổi được quy định tại
Mục 6.5
|
|
6.5
|
Mổ cắt phổi
|
|
6.5.1
|
Mổ cắt phổi không điển hình (dưới
một thùy phổi)
|
21 - 25
|
6.5.2
|
Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên
|
31 - 35
|
6.5.3
|
Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi
|
56 - 60
|
6.6.
|
Bệnh tật như Mục 6.1; 6.2; 6.3; 6.4
và có di chứng, biến chứng do dùng thuốc chống lao thì được cộng lùi với tỷ
lệ tổn thương cơ thể ở các cơ quan, bộ phận tương ứng quy định tại Bảng 2 của
Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu
chưa được quy định khác tại thông tư này
|
|
7.
|
Với đối tượng dưới 25 tuổi (có thể
bệnh từ 1/0 trở lên hoặc có độ dày màng phổi từ 5mm trở lên) được cộng lùi 5%
- 10% vào tỷ lệ chung của suy giảm khả năng lao động
|
|
(*) Yêu cầu kỹ thuật chụp phim X-quang
phổi thẳng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
PHỤ
LỤC 5
HƯỚNG
DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG DO BỆNH BỤI PHỔI THAN NGHỀ
NGHIỆP
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1. Định nghĩa
Bệnh bụi phổi than nghề
nghiệp là bệnh xơ hóa phổi do hít phải bụi than trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bụi than trong không khí môi trường
lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn
tiếp xúc
- Khai thác mỏ than;
- Chế biến, nghiền, sàng tuyển, vận
chuyển than;
- Khai thác graphit, sản xuất điện cực
than;
- Sử dụng than trong các lò nung, lò
luyện, lò hơi;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với
bụi than.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
Nồng độ bụi than trong không khí môi
trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép và nồng độ
dioxyt silic (SiO2) trong giới
hạn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
5 năm.
6. Thời gian bảo đảm
35 năm
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
Có thể có những triệu chứng
sau:
- Ho;
- Khạc đờm nhiều và kéo dài;
- Đờm mầu đen;
- Tức ngực;
- Khó thở, bắt đầu bằng khó thở khi gắng sức.
7.2. Cận lâm sàng
- Hình ảnh tổn thương trên phim chụp
X-quang phổi (theo bộ phim mẫu ILO 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011).
+ Hình ảnh tổn thương nốt mờ nhỏ tròn
đều có ký hiệu p, q, r;
+ Có thể gặp tổn thương nốt mờ nhỏ
không tròn đều ký hiệu s, t, u;
+ Có thể có đám mờ lớn A, B, C;
+ Hoặc kèm theo hình ảnh khí phế thũng: vùng
sáng trong phổi, thường ở
đáy phổi hay xung quanh đám mờ lớn.
- Biến đổi chức năng hô hấp (có thể
có): rối loạn thông khí tắc nghẽn hoặc hạn chế
hoặc hỗn hợp.
- Cận lâm sàng khác (nếu cần):
+ Chụp phim cắt lớp vi tính phổi trong
các trường hợp cần khẳng định rõ các tổn thương phổi;
+ Xét nghiệm đờm tìm tinh thể than trong đờm.
8. Tiến triển, biến chứng
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
- Tâm phế mạn (suy tim do bệnh
phổi mạn tính);
- Tràn khí màng phổi tự phát.
9. Bệnh kết hợp
Lao phổi
10. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh bụi phổi silic;
- Bệnh bụi phổi amiăng;
- Bệnh Sarcoidosis;
- Bệnh Collagen (hệ thống tạo keo);
- Bệnh phổi nhiễm nấm (Histoplasma);
- Viêm phổi quá mẫn;
- Bệnh lao phổi đơn thuần;
- Ung thư phổi thứ phát;
- Bệnh viêm phế nang xơ hóa.
- Các bệnh phổi kẽ khác.
11. Hướng dẫn giám định
Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh bụi
phổi than nghề nghiệp.
TT
|
Tổn thương
cơ thể
|
Tỷ lệ (%)
|
1.
|
Tổn thương trên phim X-quang phổi thẳng (*)
|
|
1.1.
|
Hình ảnh nốt mờ nhỏ (tương đương với
thế p, q, r, s, t, u trên phim mẫu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) 1980 hoặc
ILO 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật
số ILO 2011)
|
|
1.1.1.
|
Thể 0/1 p(s); 0/1q(t);
0/1r(u)
|
11
|
1.1.2.
|
Thể 1/0 p(s); 1/0q(t)
|
31
|
1.1.3
|
Thể 1/0 r(u); 1/1p(s);
1/1q(t)
|
41
|
1.1.4.
|
Thể 1/1 r(u); 1/2p(s); 1/2q(t)
|
45
|
1.1.5.
|
Thể 1/2 r(u); 2/2p(s):
2/2q(t)
|
51
|
1.1.6.
|
Thể 2/2 r(u); 2/3p(s);
2/3q(t)
|
55
|
1.1.7.
|
Thể 2/3 r(u); 3/3p(s);
3/3q(t)
|
61
|
1.1.8.
|
Thể 3/3 r(u); 3/+ p(s)
và 3/+ q(t)
|
65
|
1.2.
|
Hình ảnh đám mờ lớn - Xơ hóa
|
|
1.2.1.
|
Thể A
|
65
|
1.2.2.
|
Thể B
|
71
|
1.2.3.
|
Thể C
|
81
|
1.3.
|
Các thể từ 1/0 trở lên tại
Mục 1 nếu có rối loạn
chức năng hô hấp thì tỷ lệ
tổn thương được
cộng lùi với tỷ lệ rối loạn chức
năng hô hấp ở Mục 3 của tiêu chuẩn này.
|
|
2.
|
Tràn khí màng phổi
|
|
2.1.
|
Điều trị tốt không để lại di chứng
|
0
|
2.2.
|
Tràn khí màng phổi tái phát
phải điều trị không để lại di chứng
|
6 - 10
|
2.3.
|
Tràn khí màng phổi để lại di chứng
dày dính màng phổi, không rối loạn thông khí phổi
|
|
2.3.1.
|
Diện tích dưới một nửa phế trường
|
21 - 25
|
2.3.2.
|
Diện tích từ một nửa phế trường trở
lên ở 1 bên
|
26 - 30
|
2.3.3.
|
Diện tích dưới một nửa phế trường ở 2 bên
|
31 - 35
|
2.3.4.
|
Diện tích từ một nửa phế trường trở
lên ở 2 bên
|
36 - 40
|
2.4.
|
Tràn khí màng phổi để lại di chứng
dày dính màng phổi, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ ở Mục 2.3 cộng
lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi tương ứng ở Mục 3. Tỷ lệ này đã bao gồm
cả suy nhược cơ thể
|
|
3.
|
Rối loạn chức năng hô hấp
|
|
3.1.
|
Mức độ nhẹ
|
11 - 15
|
3.2.
|
Mức độ trung bình
|
16 - 20
|
3.3.
|
Mức độ nặng và rất nặng
|
31 - 35
|
4.
|
Tâm phế mạn
|
|
4.1.
|
Mức độ 1
|
16 - 20
|
4.2.
|
Mức độ 2
|
31 - 35
|
4.3.
|
Mức độ 3
|
51 - 55
|
4.4.
|
Mức độ 4
|
81
|
5.
|
Bệnh kết hợp (lao phổi)
|
|
5.1
|
Đáp ứng điều trị
|
|
5.1.1.
|
Không tái phát, không di chứng
|
11 - 15
|
5.1.2.
|
Điều trị có kết quả tốt, nhưng để lại
di chứng tương tự như giãn phế quản, xơ phổi (có hoặc không kèm theo vôi hóa)
|
36 - 40
|
5.1.3.
|
Có tái phát, không để lại di chứng
|
46 - 50
|
5.2.
|
Điều trị không có kết quả (thất bại
điều trị hoặc tái phát). Tỷ lệ này đã bao gồm cả tỷ lệ suy nhược cơ thể
|
61 - 65
|
5.3.
|
Bệnh tật như Mục 5.1; 5.2 và có biến
chứng, di chứng khác tương tự như rối loạn thông khí hoặc tâm phế mạn hoặc xẹp
phổi thì được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ thể ở các cơ quan, bộ phận
tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH
|
|
5.4.
|
Lao phổi phải mổ cắt thùy phổi: Cộng
lùi lệ Mục 5.1; Mục 5.2; Mục 5.3 với tỷ lệ mổ cắt phổi được quy định tại Mục
5.5
|
|
5.5.
|
Mổ cắt phổi
|
|
5.5.1.
|
Mổ cắt phổi không điển hình (dưới một
thùy phổi)
|
21 - 25
|
5.5.2.
|
Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên
|
31 - 35
|
5.5.3.
|
Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi
|
56 - 60
|
5.6.
|
Bệnh tật như Mục 5.1; 5.2; 5.3; 5.4
và có di chứng, biến chứng do dùng thuốc chống lao thì được cộng lùi với tỷ lệ
tổn thương cơ thể ở các cơ quan, bộ phận tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông
tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu chưa
được quy định khác tại thông tư này
|
|
6.
|
Với đối tượng dưới 25 tuổi có thể bệnh
từ 1/0 trở lên được cộng lùi từ 5% - 10% vào tỷ lệ chung của tổn thương cơ thể
|
|
(*) Yêu cầu kỹ thuật chụp phim X quang
phổi thẳng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế ILO.
PHỤ
LỤC 6
HƯỚNG
DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG DO BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN MẠN
TÍNH NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1. Định nghĩa
Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên
tục, tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần) ít nhất là 2 tháng trong 1 năm và liên tục
trên 2 năm do tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bụi vô cơ, hữu cơ, nấm mốc hoặc các
hơi khí độc trong môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn
tiếp xúc
Mọi công việc phải tiếp xúc với bụi vô
cơ, hữu cơ, nấm mốc hoặc các hơi khí độc
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
Có một trong các yếu tố gây bệnh vượt
quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành
hoặc được ghi nhận tại phần đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp trong báo cáo
kết quả quan trắc môi trường lao động.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
3 năm.
6. Thời gian bảo đảm
12 tháng.
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
Ho và khạc đờm tái phát từng đợt (khoảng
3 tuần) ít nhất là 2 tháng trong 1 năm và liên tục trên 2 năm.
7.2. Cận lâm sàng
- Chức năng hô hấp: FEV1 giảm.
- Chụp X-quang lồng ngực thẳng: Có thể
có hình ảnh hai rốn phổi đậm, có những đường mờ chạy xuống phía cơ hoành hoặc
lan tỏa ra các vùng của phế trường.
8. Tiến triển, biến chứng
- Bội nhiễm phổi;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
- Khí phế thũng;
- Tâm phế mạn.
9. Chẩn đoán phân biệt
- Hen;
- Giãn phế quản;
- Ung thư phế quản;
- Viêm phế quản mạn tính không do yếu
tố nghề nghiệp;
- Các bệnh phổi khác.
10. Hướng dẫn giám định
Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh
viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
TT
|
Tổn thương
cơ thể
|
Tỷ lệ (%)
|
1.
|
Viêm phế quản mạn tính
|
|
1.1.
|
Chưa có rối loạn thông khí phổi
|
15
|
1.2.
|
Có biến chứng: Tỷ lệ được tính như
Mục 1.1 cộng lùi với tỷ lệ quy định tại Mục 2; Mục 3
|
|
2.
|
Rối loạn thông khí phổi
|
|
2.1.
|
Mức độ nhẹ
|
11 - 15
|
2.2.
|
Mức độ trung bình
|
16 - 20
|
2.3.
|
Mức độ nặng và rất nặng
|
31 - 35
|
3.
|
Tâm phế mạn
|
|
3.1.
|
Mức độ 1
|
16 - 20
|
3.2.
|
Mức độ 2
|
31 - 35
|
3.3.
|
Mức độ 3
|
51 - 55
|
3.4.
|
Mức độ 4
|
81
|
PHỤ
LỤC 7
HƯỚNG
DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG DO BỆNH HEN NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1. Định nghĩa
Hen nghề nghiệp là bệnh hen do các yếu
tố gây bệnh trong môi trường lao động gây nên.
2. Yếu tố gây bệnh
- Yếu tố gây mẫn cảm trong môi trường
lao động chủ yếu:
+ Nguồn gốc thực vật như các hạt, bột
mì, cà phê, chè, thuốc lá;
+ Nguồn gốc động vật như len, bụi từ
súc vật thực nghiệm, từ bọ mạt, côn trùng;
+ Các kim loại đặc biệt muối kim loại
như bạch kim, crôm, nickel;
+ Các hợp chất hữu cơ như formaldehyd,
phenylen diamin, isocyanat, đặc biệt là toluen, diisocyanat, phthalic anhydrid,
eppoxyresin;
+ Các loại kháng sinh, các enzym như
chất tẩy rửa
- Yếu tố gây kích thích trong môi trường
lao động: Chất kiềm và axit mạnh, những chất oxy hóa mạnh như amoniac, clo,
clorit hydro, phosgen, oxyd nitơ hay SO2.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn
tiếp xúc
- Sản xuất và chế biến mủ cao su;
- Thu gom và xử lý lông động vật;
- Chế biến thực phẩm;
- Đóng gói thịt;
- Làm bánh mỳ;
- Làm chất giặt tẩy;
- Sơn ô tô;
- Sản xuất Vani;
- Chế biến gỗ;
- Mài kim loại;
- Sản xuất dược phẩm và bao bì;
- Nhân viên y tế;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với
các tác nhân gây mẫn cảm hoặc kích thích.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
Yếu tố gây bệnh được ghi nhận trong phần
đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp của Báo cáo kết quả quan trắc môi trường
lao động.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
2 tuần.
6. Thời gian bảo đảm
7 ngày.
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
- Triệu chứng của cơn hen phế quản điển
hình;
- Cơn hen tái phát khi tiếp xúc lại với
dị nguyên trong môi trường lao động;
- Thực thể (nghe phổi): Có ran rít,
ran ngáy;
- Thể bệnh: Gồm hen phế quản thể mẫn cảm
và thể dị ứng.
7.2. Cận lâm sàng
a) Chức năng hô hấp: FEV1
sau ca làm việc giảm ≥ 15% so với trước ca;
b) Test dị nguyên dương tính đối với
hen phế quản thể dị ứng (khi cơ sở y tế có đủ điều kiện trang thiết bị và hồi sức
cấp cứu).
8. Tiến triển, biến chứng
- Rối loạn thông khí phổi;
- Tâm phế mạn;
- Hội chứng chồng lấp hen và bệnh tắc
nghẽn phổi mạn tính (COPD).
9. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
- Các bệnh nhiễm khuẩn phổi;
- Bệnh hen không do nghề nghiệp.
10. Hướng dẫn giám định
TT
|
Tổn thương
cơ thể
|
Tỷ lệ (%)
|
1.
|
Hen
|
|
1.1.
|
Mức độ 1: Có 1 - 2 cơn hen một tuần,
nhỏ hơn hoặc bằng 2 cơn vào ban đêm một tháng
|
11 - 15
|
1.2.
|
Mức độ 2: Có trên 2 cơn hen một tuần
nhưng dưới 1 cơn một ngày. Cơn vào ban đêm trên 2 cơn một tháng
|
21
|
1.3.
|
Mức độ 3: Cơn hen ngày xuất hiện
thường xuyên, cơn hen đêm lớn hơn 1 cơn một tuần
|
31
|
1.4.
|
Mức độ 4: Cơn hen ngày xuất hiện
liên tục, cơn hen đêm xuất hiện thường xuyên
|
41
|
2.
|
Rối loạn thông khí phổi
|
|
2.1.
|
Mức độ nhẹ
|
11 - 15
|
2.2.
|
Mức độ trung bình
|
16 - 20
|
2.3.
|
Mức độ nặng và rất nặng
|
31 - 35
|
3.
|
Tâm phế mạn
|
|
3.1.
|
Mức độ 1
|
16 - 20
|
3.2.
|
Mức độ 2
|
31 - 35
|
3.3.
|
Mức độ 3
|
51 - 55
|
3.4.
|
Mức độ 4
|
81
|
PHỤ
LỤC 8
HƯỚNG
DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG DO BỆNH NHIỄM ĐỘC CHÌ NGHỀ
NGHIỆP
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT
ngày
15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1. Định nghĩa
Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp là bệnh
nhiễm độc do tiếp xúc với chì và hợp chất chì trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Chì và hợp chất chì trong môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường
gặp và nguồn tiếp xúc
- Khai thác, chế biến quặng chì;
- Thu hồi chì từ phế liệu;
- Luyện, lọc, đúc, dát mỏng chì và các
hợp kim chì;
- Hàn, mạ bằng hợp kim
chì;
- Chế tạo, xén, cắt, đánh bóng các vật
liệu bằng chì và hợp
kim chì;
- Chế tạo và sửa chữa ắc
quy, pin chì;
- Tôi luyện và kéo các sợi dây thép có
chì;
- Điều chế và sử dụng các oxyt
chì và muối chì;
- Pha chế và sử dụng sơn, vét-ni, mực
in, mát tít, phẩm màu có chì;
- Chế tạo và sử dụng các loại men, thủy
tinh có chì;
- Cạo, đột, cắt các vật liệu có phủ lớp
sơn chì;
- Pha chế và sử dụng tetraethyl chì,
các nhiên liệu có chứa chì; cọ rửa cá thùng chứa các nhiên
liệu này;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với
chì và hợp chất chì.
4. Giới hạn tiếp
xúc tối thiểu
4.1. Nhiễm độc cấp tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định
bằng một trong
các tiêu chí sau:
- Nồng độ chì trong môi trường lao động
vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh
nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.
4.2. Nhiễm độc mạn tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng
hai trong ba tiêu chí sau:
- Tiếp xúc với chì trong môi trường
lao động;
- Nồng độ chì trong môi trường lao động
vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép
theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;
- Có nồng độ chì trong máu trên 10 µg/dL.
5. Thời gian tiếp xúc tối
thiểu
- Đối với thể cấp tính: 2 giờ;
- Đối với thể mạn tính: 2 tháng.
6. Thời gian bảo đảm
6.1. Đối với nhiễm độc chì
vô cơ
- Đau bụng chì: 30 ngày;
- Thiếu máu: 3 tháng;
- Viêm ống thận: 1 năm;
- Viêm cầu thận: 10 năm;
- Các tổn thương khác: 1 năm.
6.2. Đối với nhiễm độc chì
hữu cơ
- Cấp tính: 10 ngày
- Mạn tính: 2 năm
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
7.1.1. Nhiễm độc chì vô cơ
a) Nhiễm độc cấp tính
Có thể có các triệu chứng sau:
- Rối loạn thần kinh trung ương, đau đầu,
giảm trí nhớ, giảm tình dục, mất ngủ. Nếu nặng hơn thì có biểu hiện bệnh lý não (co giật, hôn mê, sảng, rối loạn vận động,
phù gai thị, tăng áp lực nội sọ);
- Thần kinh ngoại biên: giảm dẫn truyền
thần kinh, liệt ngoại biên;
- Rối loạn tiêu hóa: đau bụng chì,
nôn, táo bón;
- Viêm thận, suy thận cấp;
- Thiếu máu;
b) Nhiễm độc mạn tính
Có thể có các triệu chứng, hội chứng sau:
- Rối loạn thần kinh trung ương: suy nhược thần
kinh;
- Thần kinh ngoại vi: giảm dẫn truyền
thần kinh vận động;
- Hệ thống tạo máu: có thể thiếu máu;
- Thận: viêm cầu thận protein niệu
tăng, viêm ống thận;
- Hệ thống sinh sản: rối loạn kinh
nguyệt, giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, giảm hứng thú tình dục;
- Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa tương tự
như nhiễm độc cấp tính nhưng nhẹ hơn và có đường viền Burton.
7.1.2. Nhiễm độc chì hữu cơ
a) Nhiễm độc cấp tính
Có thể có các triệu chứng sau:
- Trạng thái ức chế hoặc kích thích,
co giật, sảng, múa giật, hôn mê;
- Kích ứng niêm mạc, hắt hơi sổ mũi, sạm
da, mắt, ngứa, nóng, đỏ;
- Tiêu hóa: đau bụng, buồn
nôn, nôn, ỉa lỏng.
b) Nhiễm độc mạn tính
Triệu chứng tương tự như cấp tính
nhưng có thể có những triệu chứng
cụ thể sau:
- Thần kinh: Dễ cáu kính, mất ngủ, ác
mộng, ảo giác, loạn thần, run, rối loạn thăng bằng (thất điều);
- Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn.
7.2.
Cận lâm sàng
7.2.1. Cấp
tính
- Nhiễm
độc chì vô cơ: Chì huyết > 80 µg/dL;
- Nhiễm
độc chì hữu cơ: chì niệu > 150 µg/dL (lấy nước tiểu 24 giờ).
7.2.2. Mạn
tính
- Nhiễm
độc chì vô cơ: Chì huyết > 40 µg/dL; Delta-ALA niệu > 10 mg/L (lấy
nước tiểu 24 giờ);
- Nhiễm
độc chì hữu cơ: chì niệu > 150 µg/dL (lấy nước tiểu 24 giờ);
- Có thể
chỉ định thêm các xét nghiệm: chì niệu (lấy nước tiểu 24 giờ),
công thức máu, hồng cầu hạt ưa kiềm và một số xét nghiệm chẩn
đoán khác.
8. Chẩn
đoán phân biệt
Chẩn
đoán phân biệt với nhiễm độc chì không phải do nguyên nhân nghề
nghiệp.
9. Hướng
dẫn giám định
9.1. Bệnh nhiễm độc
chì vô cơ nghề nghiệp
TT
|
Tổn
thương cơ thể
|
Tỷ
lệ(%)
|
1.
|
Hội chứng đau bụng
chì
|
11
- 15
|
2.
|
Thiếu
máu
|
|
2.1.
|
Mức độ 1 (nhẹ)
|
11
- 15
|
2.2.
|
Mức độ 2 (vừa)
|
26
- 30
|
2.3.
|
Mức độ 3 (nặng)
|
41
- 45
|
2.4.
|
Mức độ 4 (rất
nặng)
|
61
- 65
|
2.5.
|
Thiếu máu có biến
chứng: tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ biến chứng ở các cơ quan bộ phận tương ứng
được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH
|
|
3.
|
Các bệnh cầu thận,
bệnh kẽ ống thận mạn tính áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể căn cứ theo các mức
độ của bệnh thận mạn tính quy định ở Mục 4.
|
|
4.
|
Bệnh
thận
mạn tính (*)
|
|
4.1.
|
Giai đoạn 1: tổn
thương mức lọc cầu thận bình thường hoặc tăng (>90ml/1 phút)
|
21
- 25
|
4.2.
|
Giai đoạn 2: tổn
thương mức lọc cầu thận giảm nhẹ (60-89ml/1 phút)
|
31
- 35
|
4.3.
|
Giai đoạn 3: tổn
thương mức lọc cầu thận giảm mức độ trung bình (30- 59ml/1 phút)
|
41
- 45
|
4.4.
|
Giai đoạn 4: tổn
thương mức lọc cầu thận giảm mức độ nghiêm trọng (15-29ml/1 phút)
|
61
- 65
|
4.5.
|
Giai đoạn 5: Ure
máu cao mạn tính, bệnh thận giai đoạn cuối
|
|
4.5.1.
|
Không lọc máu
|
71
- 75
|
4.5.2.
|
Có lọc máu
|
91
|
5.
|
Tâm căn suy nhược
|
|
5.1.
|
Điều
trị khỏi
|
0
|
5.2.
|
Điều trị ổn
định
|
6
- 10
|
5.3.
|
Điều trị không ổn định
|
21
- 25
|
6.
|
Tổn thương dây thần
kinh (chi phối cơ duỗi)
|
|
6.1.
|
Tổn
thương thần kinh quay
|
|
6.1.1.
|
Tổn
thương nhánh
|
11
- 15
|
6.1.2.
|
Tổn
thương bán phần
|
26
- 30
|
6.1.3.
|
Tổn
thương hoàn toàn
|
41
- 45
|
6.2.
|
Tổn thương liệt một
bàn tay
|
|
6.2.1.
|
Mức độ nhẹ
|
16 - 20
|
6.2.2.
|
Mức độ vừa
|
26 - 30
|
6.2.3.
|
Mức độ nặng
|
36 - 40
|
6.2.4.
|
Mất chức năng hoàn toàn
|
41 - 45
|
6.3.
|
Tổn thương thần kinh hông khoeo
ngoài
|
|
6.3.1.
|
Tổn thương nhánh
|
6 - 10
|
6.3.2.
|
Tổn thương bán phần
|
16 - 20
|
6.3.3.
|
Tổn thương hoàn toàn
|
26 - 30
|
7.
|
Tổn thương não: Tùy theo loại tổn
thương áp dụng tỷ lệ tổn thương được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.
|
|
8.
|
Các biến chứng (di chứng) khác do
nhiễm độc chì vô cơ ở các cơ quan, bộ phận áp dụng tỷ lệ tổn thương được quy
định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.
|
|
9.2. Bệnh nhiễm độc chì hữu cơ nghề
nghiệp
TT
|
Tổn thương cơ thể
|
Tỷ lệ (%)
|
1.
|
Hội chứng ngoại tháp
|
|
1.1.
|
Mức độ nhẹ
|
26 - 30
|
1.2.
|
Mức độ vừa
|
61 - 65
|
1.3.
|
Mức độ nặng
|
81 - 85
|
1.4.
|
Mức độ rất nặng
|
91 - 95
|
2.
|
Rối loạn tâm thần (hoang tưởng, phân
liệt)
|
|
2.1.
|
Điều trị khỏi
|
0
|
2.2.
|
Điều trị ổn định
|
31 - 35
|
2.3.
|
Điều trị không ổn định
|
51 - 55
|
2.4.
|
Điều trị không kết quả
|
61 - 65
|
3.
|
Rối loạn loạn thần dạng ảo giác
|
|
3.1.
|
Ảo giác điều trị khỏi
|
0
|
3.2.
|
Ảo giác điều trị ổn định
|
21 - 25
|
3.3.
|
Ảo giác điều trị không ổn định
|
31 - 35
|
3.4.
|
Ảo giác điều trị không kết quả
|
41 - 45
|
4.
|
Rối loạn giấc ngủ
|
|
4.1.
|
Điều trị khỏi
|
0
|
4.2.
|
Điều trị ổn định
|
1 - 5
|
4.3.
|
Điều trị không ổn định
|
11 - 15
|
4.4.
|
Điều trị không kết quả
|
21 - 25
|
5.
|
Biến chứng (di chứng) khác ở các cơ
quan, bộ phận do nhiễm độc chì hữu cơ được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng
quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH
|
|
PHỤ LỤC 9
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG DO BỆNH
NHIỄM ĐỘC NGHỀ NGHIỆP DO BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1. Định nghĩa
Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen
và đồng đẳng là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với benzen hoặc đồng đẳng của benzen
(toluen, xylen) trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Benzen hoặc toluen hoặc xylen trong
môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn
tiếp xúc
- Khai thác, chế biến dầu mỏ;
- Khai thác, chế biến, tinh luyện các
chất benzen và đồng đẳng của benzen;
- Sử dụng benzen và các đồng đẳng của
benzen để điều chế dẫn xuất;
- Sản xuất văn phòng phẩm, giày dép, đồ
nhựa, đồ gia dụng;
- Sử dụng benzen làm dung môi hòa tan
chất béo, tẩy mỡ ở xương, da, sợi, vải len, dạ, kim loại và các dụng cụ có bám
bẩn chất mỡ;
- Điều chế cao su và sử dụng các dung
môi có chứa benzen và đồng đẳng để hòa tan cao su, nhựa thiên nhiên và tổng hợp;
- Pha chế và sử dụng véc-ni, sơn, men,
mát-tít, mực in, chất bảo quản có benzen và đồng đẳng; chế tạo da mềm (da
simili);
- Hồ sợi bằng sản phẩm chứa benzen và
đồng đẳng;
- Sử dụng benzen để hút nước trong rượu
cồn, trong các chất lỏng và chất đặc khác;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với
benzen và đồng đẳng của benzen.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
4.1. Nhiễm độc cấp tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng
một trong các tiêu chí sau:
- Nồng độ benzen hoặc đồng đẳng của
benzen (toluen, xylen) vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn,
tiêu chuẩn hiện hành;
- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố
có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.
4.2. Nhiễm độc mạn tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng
hai trong ba tiêu chí sau:
- Tiếp xúc với benzen hoặc toluen hoặc
xylen trong quá trình lao động;
- Nồng độ benzen hoặc đồng đẳng benzen
(toluen, xylen) vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn,
tiêu chuẩn hiện hành:
Trong trường hợp tiếp xúc với hỗn hợp
các chất này thì hệ số tiếp xúc (T) phải lớn hơn 1, tính theo công thức sau:
Trong đó:
+ T là hệ số tiếp xúc với
hỗn hợp benzen,
toluen và xylen trong không khí môi trường lao động.
+ T1, T2, T3
là kết quả nồng độ của benzen, toluen, xylen (được đánh số thứ tự 1, 2, 3) đo
được trong không khí môi trường lao động tính theo ca làm việc (mg/m3).
+ L1, L2, L3
là các giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc của benzen, toluen, xylen (được
đánh số thứ tự 1, 2, 3) theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
- Benzen máu trên 5 µg/L hoặc toluen
máu trên 20 µg/L hoặc metyl hyppuric niệu trên 1,5 g/g creatinin đối với xylen.
5. Thời gian tiếp xúc tối
thiểu
Không quy định.
6. Thời gian bảo đảm
6.1. Nhiễm độc cấp tính: 24 giờ
6.2. Nhiễm độc mạn tính:
- Tăng sản tế bào máu không ác tính: 1
tháng;
- Giảm sản tế bào máu không ác tính: 1
năm;
- Suy tủy, bệnh bạch cầu cấp: 15 năm.
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
7.1.1. Nhiễm độc benzen
a) Cấp tính
- Kích ứng da, mắt và đường hô hấp
- Diễn biến thay đổi theo nồng độ
benzen trong môi trường lao động và thời gian tiếp xúc:
Nồng độ (ppm)
|
Nồng độ (mg/m3)
|
Thời gian
(giờ)
|
Triệu chứng
|
25
|
80
|
8
|
Không có triệu chứng lâm sàng
|
50-150
|
160- 479
|
5
|
Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
|
500
|
1595
|
1
|
Chóng mặt, buồn nôn, nôn
|
7500
|
23925
|
1/2
|
Nguy cơ tử vong
|
b) Nhiễm độc mạn tính
Có thể có các triệu chứng sau:
- Rối loạn cơ quan tạo máu không ác
tính: Tăng hoặc giảm sản tế bào máu và các triệu chứng lâm sàng kèm theo;
- Bệnh bạch cầu cấp;
- Bệnh u lympho không Hodgkin;
- Ảnh hưởng lên hệ sinh sản: gây đột
biến ở tế bào mầm.
7.1.2. Nhiễm độc toluen, xylen
Có thể có các triệu chứng sau:
a) Cấp tính:
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, lẫn
lộn, mất ý thức, hôn mê, mất trí nhớ;
- Giảm sức nghe;
- Viêm phổi;
- Bỏng, viêm kết mạc, giác mạc, mù
màu;
- Viêm gan nhiễm độc;
- Viêm cầu thận (do toluen);
- Tổn thương tim mạch: Gây loạn nhịp
tim như ngoại tâm thu, các loạn nhịp nhanh như nhanh trên thất, rung nhĩ, nhanh
thất.
- Các triệu chứng khác tùy theo nồng độ
và thời gian tiếp xúc.
+ Đối với Toluen
Nồng độ (ppm)
|
Nồng độ
(mg/m3)
|
Thời gian (giờ)
|
Triệu chứng
|
2,5
|
9,4
|
|
Ngửi thấy mùi thơm
|
100
|
376
|
8
|
Có thể có đau đầu nhẹ
|
200
|
752
|
8
|
Kích ứng nhẹ
|
400
|
1504
|
8
|
Kích ứng và mất phối hợp vận động
|
800
|
3008
|
3
|
Nôn nhiều
|
4000
|
15040
|
1
|
Hôn mê
|
+ Đối với Xylen
Nồng độ (ppm)
|
Nồng độ (mg/m3)
|
Thời gian
(giờ)
|
Triệu chứng
|
1
|
4,34
|
|
Ngửi thấy mùi thơm
|
100
|
434
|
4
|
Có thể kéo dài thời gian phản xạ
|
200
|
868
|
4
|
Kích ứng, thời gian phản xạ kéo dài,
giảm thị lực, giảm thính lực, rối loạn tiền đình
|
300
|
1302
|
2
|
Suy giảm chức năng tâm thần, trí nhớ
và phản xạ
|
700
|
3038
|
1
|
Choáng váng
|
b) Mạn tính
Có thể có các triệu chứng sau:
- Bệnh lý não mạn tính (do nhiễm độc
dung môi hữu cơ trong đó bao gồm cả toluen và xylen):
+ Mức độ nhẹ (hồi phục khi ngừng tiếp
xúc): Hội chứng rối loạn cảm xúc do tiếp xúc với dung môi hữu cơ: trầm cảm, dễ
cáu giận, giảm sự tập trung chú ý;
+ Mức độ trung bình: Mệt mỏi, tâm trạng
bất an, giảm trí nhớ, giảm tập trung, suy giảm chức năng tâm thần vận động (tốc
độ xử lý thông tin, khéo léo);
+ Mức độ nặng (không hồi phục): Mất
năng lực trí tuệ nghiêm trọng ảnh hưởng tới hoạt động xã hội hoặc kỹ năng công
việc;
- Gan to;
- Tổn thương ống thận (do toluen);
- Tổn thương tim mạch.
7.2. Cận lâm sàng
7.2.1. Nhiễm độc benzen
Axit t,t-muconic niệu > 0,5 g/g
creatinin, hoặc axit S-phenylmercapturic niệu > 25 mcg/g creatinin.
7.2.2. Nhiễm độc toluen, xylen
- Với toluen: Toluene máu trước ca làm
việc cuối cùng của tuần làm việc >0,02 mg/L hoặc toluene niệu cuối ca làm việc
> 0,03 mg/L hoặc O-crezon niệu > 0,3 mg/g creatinin.
- Với xylen: axit metyl hyppuric niệu
> 1,5 g/g creatinin.
8. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt với nhiễm độc
benzen và đồng đẳng (loluen, xylen) không phải do nguyên nhân nghề nghiệp.
9. Hướng dẫn giám định
Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng
cho cả nhiễm độc benzen và các chất đồng đẳng của benzen.
Tùy theo chẩn đoán xác định nhiễm độc
benzen hay toluen hoặc xylen sẽ gây ra các tổn thương tương ứng.
TT
|
Tổn thương cơ thể
|
Tỷ lệ (%)
|
1.
|
Giảm Bạch cầu
|
|
1.1.
|
Mức độ 1 (nhẹ)
|
11 - 15
|
1.2.
|
Mức độ 2 (vừa)
|
21 - 25
|
1.3.
|
Mức độ 3 (nặng)
|
31 - 35
|
1.4.
|
Mức độ 4 (rất nặng)
|
51 - 55
|
2
|
Giảm dòng hồng cầu (thiếu máu)
|
|
2.1.
|
Mức độ 1 (nhẹ)
|
11 - 15
|
2.2.
|
Mức độ 2 (vừa)
|
26 - 30
|
2.3.
|
Mức độ 3 (nặng)
|
41 - 45
|
2.4.
|
Mức độ 4 (rất nặng)
|
61 - 65
|
2.5.
|
Bệnh có biến chứng: tỷ lệ được cộng
lùi với tỷ lệ biến chứng ở các cơ quan bộ phận tương ứng được quy định tại Bảng
2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH
|
|
3.
|
Giảm Tiểu cầu
|
|
3.1.
|
Mức độ 1 (nhẹ)
|
11 - 15
|
3.2.
|
Mức độ 2 (vừa)
|
21 - 25
|
3.3.
|
Mức độ 3 (nặng)
|
31 - 35
|
3.4.
|
Mức độ 4 (rất nặng)
|
41 - 45
|
4.
|
Suy tủy
|
|
4.1.
|
Giảm một dòng tế bào máu: Áp dụng tỷ
lệ tổn thương tương ứng tại các Mục 1, 2, 3.
|
|
4.2.
|
Giảm từ hai dòng trở lên: Tỷ lệ được
tính bằng tổng tỷ lệ các tổn thương tương ứng tại các Mục 1, 2, 3 (cộng lùi).
|
|
5.
|
Bệnh tăng sản tế bào máu không ác
tính
|
|
5.1.
|
Chưa có biến chứng
|
10 - 15
|
5.2.
|
Có biến chứng khác tương tự như tắc
mạch, sỏi thận, gút, loét dạ dày hành tá tràng: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.1 và cộng
lùi với tỷ lệ biến chứng ở các cơ quan bộ phận liên quan được quy định tại bảng
2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu
chưa được quy định khác tại Thông tư này.
|
|
6.
|
Bệnh bạch cầu cấp (Leucemie)
|
|
6.1.
|
Điều trị đạt lui bệnh hoàn toàn
|
61
|
6.2.
|
Điều trị không đạt lui bệnh hoàn
toàn hoặc tái phát
|
71 - 75
|
6.3.
|
Không đáp ứng điều trị
|
91
|
7.
|
U lympho không Hogkin
|
|
7.1.
|
Giai đoạn I
|
61 - 65
|
7.2.
|
Giai đoạn II
|
71 - 75
|
7.3.
|
Giai đoạn III
|
81 - 85
|
7.4.
|
Giai đoạn IV (IVA hoặc IVB)
|
91
|
|
Bệnh U lympho không Hogkin gây biến
chứng tại cơ quan, bộ phận khác thì áp dụng tỷ lệ giai đoạn tương ứng của bệnh
và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng được quy định tại bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.
|
|
8.
|
Viêm gan mạn do nhiễm độc
|
|
8.1.
|
Viêm gan mạn ổn định
|
26 - 30
|
8.2.
|
Viêm gan mạn tiến triển
|
41 - 45
|
9.
|
Xơ gan
|
|
9.1.
|
Giai đoạn 0
|
31 - 35
|
9.2.
|
Giai đoạn 1 (có giãn tĩnh mạch thực
quản độ I)
|
41 - 45
|
9.3.
|
Giai đoạn 2 (có giãn tĩnh mạch thực
quản độ II)
|
61 - 65
|
9.4.
|
Giai đoạn 3 (có giãn tĩnh mạch thực
quản độ III)
|
71 - 75
|
10.
|
Suy chức năng gan
|
|
10.1.
|
Suy chức năng gan nhẹ (chưa có triệu
chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả sinh hóa tương đương Child-PughA)
|
21 - 25
|
10.2.
|
Suy chức năng gan vừa (có triệu chứng
lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả sinh hóa tương đương Child-PughB)
|
41 - 45
|
10.3.
|
Suy chức năng gan nặng (có triệu chứng
lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả sinh hóa tương đương Child-PughC)
|
61 - 65
|
11.
|
Các bệnh cầu thận, bệnh kẽ ống thận
mạn tính tỷ lệ tổn thương cơ thể căn cứ theo các mức độ của bệnh thận mạn
tính được quy định ở Mục 12
|
|
12.
|
Bệnh thận mạn tính
|
|
12.1.
|
Giai đoạn 1: tổn thương mức lọc cầu
thận bình thường hoặc tăng (>90ml/1 phút)
|
21 - 25
|
12.2.
|
Giai đoạn 2: tổn
thương mức lọc cầu thận giảm nhẹ ( 60-89ml/1 phút)
|
31
- 35
|
12.3.
|
Giai đoạn 3: tổn
thương mức lọc cầu thận giảm mức độ trung bình (30- 59ml/1 phút)
|
41
- 45
|
12.4.
|
Giai đoạn 4: tổn
thương mức lọc cầu thận giảm mức độ nghiêm trọng (15-29ml/1 phút)
|
61
- 65
|
12.5.
|
Giai đoạn 5: Ure máu cao mạn tính, bệnh
thận giai đoạn cuối
|
|
12.5.1.
|
Không lọc máu
|
71 - 75
|
12.5.2.
|
Có lọc máu
|
91
|
13.
|
Bệnh não mạn tính do tiếp xúc với
dung môi hữu cơ
|
|
13.1.
|
Điều trị ổn định
|
6 - 10
|
13.2.
|
Mức độ nhẹ
|
11 - 15
|
13.3.
|
Mức độ trung bình
|
21 - 25
|
13.4.
|
Mức độ nặng
|
31 - 35
|
14.
|
Hội chứng tiền đình
|
|
14.1.
|
Hội chứng tiền đình (dạng cơn) điều
trị ổn định
|
6 - 10
|
14.2.
|
Hội chứng tiền đình điều trị không ổn
định
|
|
14.2.1.
|
Mức độ nhẹ
|
21 - 25
|
14.2.2.
|
Mức độ vừa
|
41 - 45
|
14.2.3.
|
Mức độ nặng
|
61 - 65
|
14.2.4.
|
Mức độ rất nặng
|
81 - 85
|
15.
|
Nghe kém hai tai do nhiễm độc
|
|
15.1.
|
Nghe kém nhẹ hai tai
|
6 - 10
|
15.2.
|
Nghe kém nhẹ một tai, trung bình một
tai
|
16 - 20
|
15.3.
|
Nghe kém nhẹ một tai, nặng một tai
|
21 - 25
|
15.4.
|
Nghe kém nhẹ một tai, quá nặng một
tai
|
26 - 30
|
15.5.
|
Nghe kém trung bình hai tai
|
|
15.5.1.
|
Mức độ I
|
21 - 25
|
15.5.2.
|
Mức độ II
|
26 - 30
|
15.6.
|
Nghe kém trung bình một tai, nghe
kém nặng một tai
|
31 - 35
|
15.7.
|
Nghe kém trung bình một tai, nghe
kém rất nặng 1 tai
|
36 - 40
|
15.8.
|
Nghe kém nặng hai tai
|
|
15.8.1.
|
Mức độ I
|
41 - 45
|
15.8.2.
|
Mức độ II
|
46 - 50
|
15.9.
|
Nghe kém nặng một tai, nghe quá nặng
một tai
|
51 - 55
|
15.10.
|
Nghe kém quá nặng hai tai
|
|
15.10.1.
|
Mức độ I
|
61 - 65
|
15.10.2.
|
Mức độ II
|
71
|
16.
|
Rối loạn nhịp tim
|
|
16.1.
|
Loạn nhịp ngoại tâm thu
|
|
16.1.1.
|
Độ I - II
|
11 - 15
|
16.1.2.
|
Độ III trở lên
|
|
16.1.2.1.
|
Điều trị nội khoa kết quả tương đối
tốt (tái phát dưới bốn lần/năm)
|
21 - 25
|
16.1.2.2.
|
Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hoặc
không kết quả, phải can thiệp điều trị hỗ trợ (cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, đốt
bằng năng lượng tần số radio,...)
|
46 - 50
|
16.2.
|
Nhịp nhanh xoang không rõ căn
nguyên, tái phát thường xuyên, ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt
|
6 - 10
|
16.3.
|
Cơn nhịp nhanh kịch phát
|
|
16.3.1.
|
Điều trị kết quả tốt
|
11 - 15
|
16.3.2.
|
Tái phát nhiều lần, hết cơn không
khó chịu, chưa có biến chứng (suy tim, tắc mạch,...)
|
31 - 35
|
16.4.
|
Rối loạn nhịp tim: rung nhĩ, cuồng động
nhĩ, xoắn đính, nhịp nhanh thất...
|
|
16.4.1.
|
Điều trị kết quả tốt (bằng sốc điện,
thuốc,....) hết các rối loạn (trên điện tim)
|
51 - 55
|
16.4.2.
|
Điều trị không kết quả: không hết
các rối loạn nhịp trên điện tim
|
61 - 65
|
16.4.3.
|
Điều trị không kết quả, gây biến chứng
(tắc mạch máu gây tổn thương một hoặc nhiều cơ quan do cục máu đông): Áp dụng
tỷ lệ Mục 8.6.2 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng cơ quan bị tổn thương
|
|
17.
|
Tổn thương mắt
|
|
17.1.
|
Rối loạn sắc giác do nhiễm độc
|
16 - 20
|
17.2.
|
Sẹo giác mạc áp dụng tỷ lệ tổn
thương cơ thể do giảm thị lực được quy định tại Bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH sau khi loại trừ tối
đa giảm thị lực do các nguyên nhân khác và cộng lùi 10%.
|
|
18.
|
Các biến chứng (di chứng) khác do
nhiễm Benzen và các chất đồng đẳng ở các cơ quan, bộ phận áp dụng tỷ lệ tổn
thương được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.
|
|
PHỤ
LỤC 10
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG
DO BỆNH NHIỄM ĐỘC THỦY NGÂN NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1. Định nghĩa
Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với thủy ngân và hợp chất thủy ngân trong quá
trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Thủy ngân và hợp chất thủy ngân trong
môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn
tiếp xúc
- Công nghiệp dệt, thuộc da, hóa chất
và dược phẩm có sử dụng thủy ngân;
- Sản xuất, sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật;
- Xử lý quặng, vàng, bạc,
- Thai khác, tách chiết thủy ngân,
- Chế tạo, bảo dưỡng và tiêu hủy các dụng
cụ, thiết bị, vật liệu có chứa thủy ngân như: amangan, ắc quy, chấn lưu khí áp
kế, nhiệt kế, phổ kế, bóng X-quang, đèn hơi thủy ngân, đèn điện tử nung sáng,
gương, phích;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với
thủy ngân và hợp chất thủy ngân.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
4.1. Nhiễm độc cấp tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng
một trong các tiêu chí sau:
- Nồng độ thủy ngân vượt quá giới hạn
tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;
- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố
có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành;
- Thủy ngân niệu >500 µg/g creatinin
hoặc thủy ngân máu >18µg/dl.
4.2. Nhiễm độc mạn tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng
hai trong ba tiêu chí sau:
- Tiếp xúc với thủy ngân trong quá
trình lao động;
- Nồng độ thủy ngân vượt quá giới hạn
tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;
- Thủy ngân niệu > 50 µg/g
creatinin hoặc thủy ngân máu > 15 µg/L.
5. Thời gian tiếp xúc tối
thiểu
- Nhiễm độc cấp tính: 2 giờ;
- Nhiễm độc mạn tính: 2 tháng.
6. Thời gian bảo đảm
6.1. Nhiễm độc cấp tính: 7 ngày;
6.2. Nhiễm độc mạn tính:
- Tổn thương da: 15 ngày;
- Tổn thương tiêu hóa, răng, miệng,
viêm mũi: 1 tháng;
- Tổn thương thần kinh, thận: 1 năm.
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
7.1.1. Nhiễm độc cấp tính
Có thể có những triệu chứng sau:
- Hô hấp: Ho, khó thở, đau ngực, viêm
phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, phù phổi do hóa chất;
- Tiêu hóa: Có vị kim loại, tăng tiết nước
bọt, viêm miệng và lợi, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy;
- Da: Ban, dát, viêm da;
- Viêm kết mạc;
- Thần kinh và tâm thần: Đau đầu, run
rẩy, giật cơ và rung cơ cục bộ, ảo giác, trạng thái kích thích, rối loạn cảm
xúc, hành vi bạo lực và xu hướng tự sát;
- Thận: Tổn thương ống thận, hoại tử ống
thận, suy thận.
7.1.2. Nhiễm độc mạn tính
Có thể có các triệu chứng sau:
- Tiêu hóa: Có vị kim loại, tăng tiết nước
bọt, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy, viền thủy ngân đen dọc theo bờ nướu
lợi, răng lung lay hoặc rụng, hoại tử túi lợi, viêm dạ dày mạn tính, viêm dạ
dày ruột;
- Tổn thương niêm mạc mũi: Ngứa, hắt
hơi, xổ mùi, chảy máu cam, rối loạn khứu giác;
- Tâm thần kinh:
+ Run: mi mắt, da mặt, ngón tay, bàn
tay khi nghỉ;
+ Rối loạn thăng bằng tiểu não;
+ Cảm xúc dễ thay đổi, sợ sệt, trạng
thái kích thích, hưng phấn tâm thần và dễ cáu giận, lo âu, suy sụp tinh thần;
+ Suy giảm nhận thức: khó tập trung, giảm
trí nhớ, tâm thần vận động chậm chạp và thiếu chính xác;
+ Thần kinh ngoại biên: Giảm hoặc mất
cảm giác, giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác trên điện cơ;
+ Mất ngủ, mệt mỏi và đau đầu.
- Thận: Viêm cầu thận, ống thận, hội
chứng thận hư, bệnh lý thận do kháng thể kháng màng đáy cầu thận;
- Da: Ban, dát, viêm da;
- Trong nhiễm độc alkyl-thủy ngân ảnh
hưởng tới mắt (gây giảm thị lực, thay đổi màu mắt, thu hẹp thị trường kiểu đồng
tâm), tai (giảm thính lực).
- Thai sản: mẹ mang thai tiếp xúc với
thủy ngân, đặc biệt với thủy ngân hữu cơ trong 3 tháng; đầu thì trẻ sinh ra có
thể bị chậm phát triển về trí tuệ và vận động.
7.2. Cận lâm sàng
- Nhiễm độc cấp tính: Thủy ngân trong
máu > 18µg/dL hoặc thủy ngân niệu > 500 µg/g creatinine;
- Nhiễm độc mạn tính: Thủy ngân niệu
> 35 µg/g creatinine.
8. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt với nhiễm độc thủy
ngân không phải do nguyên nhân nghề nghiệp.
9. Hướng dẫn giám định
TT
|
Tổn thương cơ thể
|
Tỷ lệ (%)
|
1.
|
Viêm lợi mạn tính
|
|
1.1.
|
Viêm lợi mạn tính toàn bộ một hàm hoặc
có từ 12 răng trở xuống bị viêm lợi mạn tính ở cả hai hàm
|
3 - 5
|
1.2.
|
Viêm lợi mạn tính toàn bộ hai hàm hoặc
có trên 12 răng bị viêm lợi mạn tính ở cả hai hàm
|
6 - 10
|
2.
|
Viêm dạ dày - tá tràng
|
21 - 25
|
3.
|
Hội chứng ngoại tháp (thất điều tiểu
não)
|
|
3.1.
|
Mức độ nhẹ
|
26 - 30
|
3.2.
|
Mức độ vừa
|
61 - 65
|
3.3.
|
Mức độ nặng
|
81 - 85
|
3.4.
|
Mức độ rất nặng
|
91 - 95
|
4.
|
Rối loạn tâm thần: Tùy theo tổn
thương áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng được quy định tại Bảng 2 của Thông
tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.
|
|
5.
|
Các bệnh cầu thận, bệnh kẽ, ống thận
mạn tính tỷ lệ tổn thương cơ thể căn cứ theo các mức độ của bệnh thận mạn
tính quy định ở Mục 6.
|
|
6.
|
Bệnh thận mạn tính
|
|
6.1.
|
Giai đoạn 1: tổn thương mức lọc cầu
thận bình thường hoặc tăng (>90ml/1 phút)
|
21 - 25
|
6.2.
|
Giai đoạn 2: tổn thương mức lọc cầu
thận giảm nhẹ ( 60-89ml/1 phút)
|
31 - 35
|
6.3.
|
Giai đoạn 3: tổn thương mức lọc cầu
thận giảm mức độ trung bình (30- 59ml/1 phút)
|
41 - 45
|
6.4.
|
Giai đoạn 4: tổn thương mức lọc cầu
thận giảm mức độ nghiêm trọng (15 29ml/1 phút)
|
61 - 65
|
6.5.
|
Giai đoạn 5: Ure máu cao mạn tính, bệnh
thận giai đoạn cuối
|
|
6.5.1.
|
Không lọc máu
|
71 - 75
|
6.5.2.
|
Có lọc máu
|
91
|
7.
|
Hội chứng thận hư
|
|
7.1
|
Điều trị nội khoa ổn định
|
21 - 25
|
7.2
|
Tái phát từ hai lần trong một năm trở
lên chưa có biến chứng
|
31 - 35
|
7.3
|
Có biến chứng: Tỷ lệ Mục 7.1; Mục
7.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng tổn thương các cơ quan, bộ phận tương ứng được
quy định tại bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH,
nếu không quy định khác tại thông tư này.
|
|
8.
|
Viêm mũi mạn tính
|
|
8.1.
|
Viêm mũi chưa có thoái hóa hoặc quá
phát cuốn
|
1 - 3
|
8.2.
|
Viêm mũi có quá phát cuốn hoặc thoái
hóa cuốn
|
|
8.2.1.
|
Còn đáp ứng với thuốc co mạch
|
6 - 10
|
8.2.2.
|
Lấp đường thở, đáp ứng kém với thuốc
co mạch tại chỗ
|
11 - 15
|
8.2.3.
|
Lấp đường thở, không đáp ứng với thuốc
co mạch tại chỗ
|
16 - 20
|
9.
|
Rối loạn khứu giác (giảm khứu giác)
|
|
9.1.
|
Rối loạn khứu giác 1 bên
|
6 - 10
|
9.2.
|
Rối loạn khứu giác 2 bên
|
16 - 20
|
10.
|
Mất khứu giác
|
|
10.1.
|
Mất khứu giác 1 bên
|
11 - 15
|
10.2.
|
Mất khứu giác 2 bên
|
21 - 25
|
11.
|
Tổn thương da để lại di chứng ảnh hưởng
đến chức năng da và thẩm mỹ
|
|
11.1
|
Tổn thương dạng dát thay đổi mầu sắc
da hoặc rối loạn sắc tố
|
|
11.1.1
|
Vùng mặt, cổ
|
|
11.1.1.1.
|
Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể
|
1 - 2
|
11.1.1.2.
|
Diện tích từ 0,5% đến dưới 1% diện
tích cơ thể
|
3 - 4
|
11.1.1.3.
|
Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới
1,5% diện tích cơ thể
|
5 - 9
|
11.1.1.4.
|
Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện
tích cơ thể
|
11 - 15
|
11.1.1.5.
|
Diện tích tổn thương từ trên 3% diện
tích cơ thể
|
16 - 20
|
11.1.2.
|
Vùng lưng - ngực - bụng
|
|
11.1.2.1.
|
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện
tích cơ thể
|
1 - 2
|
11.1.2.2.
|
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới
1% diện tích cơ thể
|
3 - 4
|
11.1.2.3.
|
Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện
tích cơ thể
|
5 - 9
|
11.1.2.4.
|
Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện
tích cơ thể
|
11 - 15
|
11.1.2.5.
|
Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện
tích cơ thể
|
16 - 20
|
11.1.2.6.
|
Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện
tích cơ thể
|
21 - 25
|
11.1.2.7
|
Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện
tích cơ thể
|
26 - 30
|
11.1.3.
|
Chi trên hoặc chi dưới một bên
|
|
11.1.3.1.
|
Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể
|
1 - 2
|
11.1.3.2.
|
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới
1% diện tích cơ thể
|
3 - 4
|
11.1.3.3.
|
Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện
tích cơ thể
|
5 - 9
|
11.1.3.4.
|
Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện
tích cơ thể
|
11 - 15
|
11.1.3.5.
|
Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện
tích cơ thể
|
16 - 20
|
11.2.
|
Tổn thương da dạng bong vảy (khô hoặc
mỡ), mụn nước, da dày lichen hóa
|
|
11.2.1.
|
Vùng mặt, cổ
|
|
11.2.1.1.
|
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện
tích cơ thể
|
1 - 3
|
11.2.1.2.
|
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới
1% diện tích cơ thể
|
5 - 9
|
11.2.1.3.
|
Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới
1,5% diện tích cơ thể
|
11 - 15
|
11.2.1.4.
|
Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện
tích cơ thể
|
16 - 20
|
11.2.1.5.
|
Diện tích tổn thương từ trên 3% diện
tích cơ thể
|
21 - 25
|
11.2.2.
|
Vùng lưng, ngực, bụng
|
|
11.2.2.1.
|
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện
tích cơ thể
|
1 - 2
|
11.2.2.2.
|
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới
1% diện tích cơ thể
|
3 - 4
|
11.2.2.3.
|
Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4 % diện
tích cơ thể
|
11 - 15
|
11.2.2.4.
|
Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện
tích cơ thể
|
16 - 20
|
11.2.2.5.
|
Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện
tích cơ thể
|
21 - 25
|
11.2.2.6.
|
Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện
tích cơ thể
|
26 - 30
|
11.2.2.7.
|
Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện
tích cơ thể
|
31 - 35
|
11.2.3.
|
Chi trên hoặc chi dưới một bên
|
|
11.2.3.1.
|
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện
tích cơ thể
|
1 - 3
|
11.2.3.2.
|
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới
1% diện tích cơ thể
|
5 - 9
|
11.2.3.3.
|
Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện
tích cơ thể
|
11 - 15
|
11.2.3.4.
|
Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện
tích cơ thể
|
16 - 20
|
11.2.3.5.
|
Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện
tích cơ thể
|
21 - 25
|
11.3.
|
Tổn thương da dạng dày sừng, teo da,
sân, nút, củ, cục, sùi
|
|
11.3.1.
|
Vùng mặt, cổ
|
|
11.3.1.1.
|
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện
tích cơ thể
|
5 - 9
|
11.3.1.2.
|
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới
1 % diện tích cơ thể
|
11 - 15
|
11.3.1.3.
|
Diện tích tổn thương từ 1 % đến dưới
1,5% diện tích cơ thể
|
16 - 20
|
11.3.1.4.
|
Diện tích tổn thương từ 1,5% đến dưới
3% diện tích cơ thể
|
21 - 25
|
11.3.1.5.
|
Diện tích tổn thương từ 3% diện tích
cơ thể trở lên
|
26 - 30
|
11.3.2.
|
Vùng lưng, ngực, bụng
|
|
11.3.2.1.
|
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện
tích cơ thể
|
1 - 3
|
11.3.2.2.
|
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới
1% diện tích cơ thể
|
5 - 9
|
11.3.2.3.
|
Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4 % diện
tích cơ thể
|
16 - 20
|
11.3.2.4.
|
Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện
tích cơ thể
|
21 - 25
|
11.3.2.5.
|
Diện tích tổn thương chiếm từ 9% đến
17% diện tích cơ thể
|
26 - 30
|
11.3.2.6.
|
Diện tích tổn thương chiếm từ 18% đến
36% diện tích cơ thể
|
31 - 35
|
11.3.3.
|
Chi trên hoặc chi dưới một bên
|
|
11.3.3.1
|
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện
tích cơ thể
|
5 - 9
|
11.3.3.2.
|
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới
1% diện tích cơ thể
|
11 - 15
|
11.3.3.3.
|
Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện
tích cơ thể
|
16 - 20
|
11.3.3.4.
|
Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện
tích cơ thể
|
21 - 25
|
11.3.3.5.
|
Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện
tích cơ thể
|
26 - 30
|
|
- Nếu diện tích da bị tổn thương chiếm
từ 20 % diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết được cộng thêm (cộng
lùi) 10%.
- Nếu nhiều loại tổn thương da
(trong Mục 11.1; 11.2; 11.3. nêu trên) trên cùng một vị trí thì áp dụng tỷ lệ
của loại tổn thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể cao nhất.
|
|
12.
|
Mắt
|
|
12.1.
|
Tổn thương thủy tinh thể: Áp dụng tỷ
lệ tổn thương quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này
|
|
12.2.
|
Thị trường mắt thu hẹp
|
|
12.2.1.
|
Thị trường còn khoảng 30° xung quanh
điểm cố định
|
|
12.2.1.1.
|
Một bên mắt
|
6 - 10
|
12.2.1.2.
|
Hai bên mắt
|
21 - 25
|
12.2.2.
|
Thị trường còn khoảng 10° xung quanh
điểm cố định
|
|
12.2.2.1.
|
Một bên mắt
|
21 - 25
|
12.2.2.2.
|
Hai bên mắt
|
61 - 65
|
13.
|
Nghe kém hai tai do nhiễm độc
|
|
13.1.
|
Nghe kém nhẹ hai tai
|
6 - 10
|
13.2.
|
Nghe kém nhẹ một tai, trung bình một
tai
|
16 - 20
|
13.3.
|
Nghe kém nhẹ một tai, nặng một tai
|
21 - 25
|
13.4.
|
Nghe kém nhẹ một tai, quá nặng một
tai
|
26 - 30
|
13.5.
|
Nghe kém trung bình
hai tai
|
|
13.5.1.
|
Mức độ I
|
21 - 25
|
13.5.2.
|
Mức độ II
|
26 - 30
|
13.6.
|
Nghe kém trung bình một tai, nghe
kém nặng một tai
|
31 - 35
|
13.7.
|
Nghe kém trung bình một tai, nghe
kém rất nặng 1 tai
|
36 - 40
|
13.8.
|
Nghe kém nặng hai tai
|
|
13.8.1.
|
Mức độ I
|
41 - 45
|
13.8.2.
|
Mức độ II
|
46 - 50
|
13.9.
|
Nghe kém nặng một tai, nghe quá nặng
một tai
|
51 - 55
|
13.10.
|
Nghe kém quá nặng hai tai
|
|
13.10.1.
|
Mức độ I
|
61 - 65
|
13.10.2.
|
Mức độ II
|
71
|
14.
|
Tâm căn suy nhược
|
|
14.1.
|
Điều trị khỏi
|
0
|
14.2.
|
Điều trị ổn định
|
6 - 10
|
14.3.
|
Điều trị không ổn định
|
21 - 25
|
15.
|
Tổn thương thần kinh ngoại biên do
nhiễm độc thủy ngân áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng được quy định tại Bảng
2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.
|
|
16.
|
Các biến chứng (di chứng) khác do
nhiễm độc thủy ngân ở các cơ quan, bộ phận áp dụng tỷ lệ tổn thương được quy
định tại Bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.
|
|
PHỤ
LỤC 11
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG
DO BỆNH NHIỄM ĐỘC MANGAN NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1. Định nghĩa
Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp là bệnh
nhiễm độc do tiếp xúc với mangan và hợp chất mangan trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Mangan và hợp chất mangan trong môi
trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn
tiếp xúc
- Khai thác quặng, tán, nghiền, sàng,
đóng bao và trộn khô bioxyt mangan (MnO2)
- Sản xuất, sử dụng ắc quy khô, que
hàn;
- Sản xuất dược phẩm, chế biến thức ăn
chăn nuôi, phân bón
- Công nghiệp hóa học;
- Chế tạo thủy tinh, thuốc màu;
- Luyện thép;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với
mangan và hợp chất mangan.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
4.1. Nhiễm độc cấp tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng
một trong các tiêu chí sau:
- Nồng độ mangan vượt quá giới hạn tiếp
xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố
có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.
4.2. Nhiễm độc mạn tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng
hai trong ba tiêu chí sau:
- Tiếp xúc với mangan trong quá trình
lao động;
- Nồng độ mangan vượt quá giới hạn tiếp
xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;
- Mangan niệu > 8 µg/L.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
- Nhiễm độc cấp tính: 2 phút;
- Nhiễm độc mạn tính: 2 tháng.
6. Thời gian bảo đảm
- Nhiễm độc cấp tính: 48 giờ
- Nhiễm độc mạn tính: 20 năm.
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
7.1.1. Nhiễm độc cấp tính
Có thể có các triệu chứng sau:
- Kích thích niêm mạc, mắt, da khi tiếp
xúc ở nồng độ cao;
- Kích thích, gây viêm đường hô hấp:
ho, viêm phế quản, viêm phổi và giảm chức năng hô hấp.
7.1.2. Nhiễm độc mạn tính
Có thể có các triệu chứng sau:
- Thần kinh trung ương: Bệnh lý não là
hội chứng Parkinson do nhiễm độc mangan với các biểu hiện tâm thần kinh. Triệu
chứng sớm và kín đáo chủ yếu về vận động hoặc đôi khi giảm nhận thức;
Nhiễm độc mangan tiến triển qua các
giai đoạn:
+ Giai đoạn I: khó chịu, suy nhược,
chán ăn, nhức đầu, cảm xúc để thay đổi, vô cảm, giảm ham muốn tình dục, yếu cơ,
ngủ lịm;
+ Giai đoạn II: Suy giảm trí nhớ, giảm
khả năng phân tích, lo lắng, đôi khi có biểu hiện loạn thần như ảo giác;
+ Giai đoạn III: Giảm vận động dần dần,
rối loạn cận ngôn (nói lắp), rối loạn trương lực cơ tứ chi đối xứng, dáng đi vụng
về, ngượng ngập, tư thế không ổn định, liệt, cứng cơ, nét mặt kiểu mặt tượng,
run tăng khi tập trung, rối loạn phối hợp vận động.
- Hô hấp: Tương tự như nhiễm độc cấp
tính.
7.2. Cận lâm sàng
- Mangan máu > 36µg/L;
- Thử nghiệm trí nhớ ngắn hạn: giảm;
- Thử nghiệm run tay: tăng;
- Thử nghiệm thời gian phản xạ đơn giản
thị vận động: kéo dài.
8. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh Parkinson;
- Nhiễm độc mangan không phải do
nguyên nhân nghề nghiệp.
9. Hướng dẫn giám định
TT
|
Tổn thương cơ
thể
|
Tỷ lệ (%)
|
1.
|
Bệnh Parkinson
|
|
1.1.
|
Mức độ nhẹ
|
26 - 30
|
1.2.
|
Mức độ vừa
|
61 - 65
|
1.3.
|
Mức độ nặng
|
81 - 85
|
1.4.
|
Mức độ rất nặng
|
91 - 95
|
2.
|
Bệnh viêm phế quản, viêm phổi mạn tính,
chưa có rối loạn chức năng hô hấp
|
15
|
|
Ghi chú: Tổn thương tại Mục 2 nếu có
biến chứng thì thì tỷ lệ tổn thương được cộng lùi với tỷ lệ tương ứng quy định
ở Mục 3; Mục 4.
|
|
3.
|
Rối loạn thông khí phổi
|
|
3.1.
|
Mức độ nhẹ
|
11 - 15
|
3.2.
|
Mức độ trung bình
|
16 - 20
|
3.3.
|
Mức độ nặng
|
31 - 35
|
4.
|
Tâm phế mạn
|
|
4.1.
|
Mức độ 1
|
16 - 20
|
4.2.
|
Mức độ 2
|
31 - 35
|
4.3.
|
Mức độ 3
|
51 - 55
|
4.4.
|
Mức độ 4
|
81
|
5.
|
Các biến chứng (di chứng) khác do
nhiễm độc mangan ở các cơ quan, bộ phận áp dụng tỷ lệ tổn thương được quy định
tại Bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH,
nếu chưa được quy định khác tại thông tư này. Các bệnh cầu thận, bệnh kẽ ống
thận mạn, bệnh thận mạn tính (nếu có) áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể quy định
tại Mục 9, Phụ lục 9 của Thông tư này
|
|
PHỤ
LỤC 12
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG
DO BỆNH NHIỄM ĐỘC TRINITROTOLUEN NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1. Định nghĩa
Bệnh nhiễm độc trinitrotoluene (TNT)
nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với trinitrotoluen trong quá trình
lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
TNT trong môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn
tiếp xúc
- Sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng
và tái thu hồi thuốc nổ TNT;
- Sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng,
sửa chữa, thu hồi và tiêu hủy các loại vật liệu nổ có thành phần TNT;
- Phòng thí nghiệm có sử dụng TNT;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với
TNT.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
4.1. Nhiễm độc cấp tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng
một trong các tiêu chí sau:
- Nồng độ TNT trong môi trường lao động
vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;
- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố
có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.
4.2. Nhiễm độc mạn tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng
hai trong ba tiêu chí sau:
- Tiếp xúc với TNT trong môi trường
lao động, đặc biệt tiếp xúc qua da;
- Nồng độ TNT trong môi trường lao động
vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện
hành;
- Sản phẩm chuyển hóa của TNT trong nước
tiểu hoặc TNT trong máu.
5. Thời gian tiếp xúc tối
thiểu
- Nhiễm độc cấp tính: 2 phút;
- Nhiễm độc mạn tính: 2 tháng.
6. Thời gian bảo đảm
- Nhiễm độc cấp tính: 7 ngày;
- Nhiễm độc mạn tính: 6 tháng
7. Chẩn đoán
7.1. Nhiễm độc cấp tính
Có thể có các triệu chứng sau:
- Tăng MetHb:
MetHb máu
(%)
|
Biểu hiện lâm
sàng
|
15-<30
|
Xanh tím, máu có màu cà phê
|
30-<50
|
Khó thở; đau đầu; chóng mặt; mệt mỏi;
ngất xỉu
|
50-70
|
Thở nhanh nông; rối loạn nhịp tim;
co giật; ức chế thần kinh trung ương; nhiễm toan chuyển hóa; hôn mê
|
> 70
|
Tử vong
|
- Viêm gan nhiễm độc cấp tính;
- Tan máu cấp tính;
- Kích ứng niêm mạc mắt, mũi và họng.
7.2. Nhiễm độc mạn tính
Có thể có các triệu chứng sau:
- Viêm da tiếp xúc: ban sần, nề, tróc
vảy, da có thể có màu vàng (tay, chân);
- Tổn thương gan: Viêm gan mạn tính,
suy tế bào gan, xơ gan;
- Tổn thương máu và cơ quan tạo máu:
Thiếu máu, suy tủy (một dòng, hai dòng hoặc cả ba dòng tế bào máu);
- Tổn thương thị giác: Đục thủy tinh
thể chu biên (từ vỏ vào trung tâm, dạng hình cung không đồng đều);
- Tổn thương cơ quan sinh dục: Giảm chức
năng sinh dục nam;
- MetHb máu: Từ trên 1,5 % đến dưới
15%.
8. Chẩn đoán phân biệt
Nhiễm độc TNT không phải do nguyên
nhân nghề nghiệp.
9. Hướng dẫn giám định
TT
|
Tổn thương
cơ thể
|
Tỷ lệ (%)
|
1.
|
Thiếu máu
|
|
1.1.
|
Mức độ 1 (nhẹ)
|
11 - 15
|
1.2.
|
Mức độ 2 (vừa)
|
26 - 30
|
1.3.
|
Mức độ 3 (nặng)
|
41 - 45
|
1.4.
|
Mức độ 4 (rất nặng)
|
61 - 65
|
1.5.
|
Bệnh có biến chứng: tỷ lệ được cộng
lùi với tỷ lệ biến chứng ở các cơ quan bộ phận tương ứng được quy định tại Bảng
2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH
|
|
2.
|
Suy tủy
|
|
2.1.
|
Giảm Hồng cầu: Tỷ lệ được tính như tỷ
lệ của mức độ thiếu máu được quy định tại Mục 1.
|
|
2.2.
|
Giảm Bạch cầu
|
|
2.2.1.
|
Mức độ 1 (nhẹ)
|
11 - 15
|
2.2.2.
|
Mức độ 2 (vừa)
|
21 - 25
|
2.2.3.
|
Mức độ 3 (nặng)
|
31 - 35
|
2.2.4.
|
Mức độ 4 (rất nặng)
|
51 - 55
|
2.3.
|
Giảm Tiểu cầu
|
|
2.3.1.
|
Mức độ 1 (nhẹ)
|
11 - 15
|
2.3.2.
|
Mức độ 2 (vừa)
|
21 - 25
|
2.3.3.
|
Mức độ 3 (nặng)
|
31 - 35
|
2.3.4.
|
Mức độ 4 (rất nặng)
|
41 - 45
|
2.4.
|
Suy tủy
|
|
|
- Giảm từ 1 dòng: tỷ lệ được tính bằng
tỷ lệ mục tổn thương một dòng Mục 2.1; Mục 2.2; Mục 2.3
- Giảm từ 2 dòng trở lên: tỷ lộ được
tính bảng tỷ lệ mục tổn thương một dòng cộng lùi với tỷ lệ giảm các dòng khác
tương ứng.
|
|
3.
|
Viêm gan mạn
|
|
3.1.
|
Viêm gan mạn ổn định
|
26 - 30
|
3.2.
|
Viêm gan mạn tiến triển
|
41 - 45
|
4.
|
Suy chức năng gan
|
|
4.1.
|
Suy chức năng gan nhẹ (chưa có triệu
chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child-Pugh
A)
|
21 - 25
|
4.2.
|
Suy chức năng gan vừa (có triệu chứng
làm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child-Pugh B)
|
41 - 45
|
4.3
|
Suy chức năng gan nặng (có triệu chứng
lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child-PughC)
|
61 - 65
|
5
|
Xơ gan
|
|
5.1.
|
Giai đoạn 0
|
31 - 35
|
5.2.
|
Giai đoạn 1 (có giãn tĩnh mạch thực
quản độ I)
|
41 - 45
|
5.3.
|
Giai đoạn 2 (có giãn tĩnh mạch thực
quản độ II)
|
61 - 65
|
5.4.
|
Giai đoạn 3 (có giãn tĩnh mạch thực
quản độ III)
|
71 - 75
|
6.
|
Tổn thương thủy tinh thể: Áp dụng tỷ
lệ quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này
|
|
7.
|
Suy giảm chức năng sinh dục
nam
|
|
7.1.
|
Liệt dương không hoàn toàn
|
21 - 25
|
7.2.
|
Liệt dương hoàn toàn
|
31 - 35
|
8
|
Tổn thương da để lại di chứng ảnh hưởng
đến chức năng da và thẩm mỹ
|
|
8.1.
|
Tổn thương dạng dát thay đổi mầu sắc
da hoặc rối loạn sắc tố
|
|
8.1.1.
|
Vùng mặt, cổ
|
|
8.1.1.1
|
Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể
|
1 - 2
|
8.1.1.2.
|
Diện tích từ 0,5% đến dưới 1 % diện
tích cơ thể
|
3 - 4
|
8.1.1.3.
|
Diện tích tổn thương từ 1 % đến dưới
1,5% diện tích cơ thể
|
5 - 9
|
8.1.1.4.
|
Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện
tích cơ thể
|
11 - 15
|
8.1.1.5.
|
Diện tích tổn thương từ trên 3% diện
tích cơ thể
|
16 - 20
|
8.1.2.
|
Vùng lưng - ngực - bụng
|
|
|