ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
707/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Phúc,
ngày 24 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông
đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Thông báo số
163-TB/TU ngày 04/3/2021 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thông báo ý kiến của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về chủ trương thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Sở
Giao thông vận tải tại Tờ trình số 563/TTr-SGTVT ngày 15/3/2021.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025”.
Điều 2. Giao
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở ngành UBND các huyện, thành
phố và các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án nâng cao chất
lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2021-2025.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng
các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ
quan, tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khước
|
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 24/3/2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
CƠ SỞ XÂY
DỰNG ĐỀ ÁN
I. Sự cần thiết xây
dựng Đề án
Phát
triển vận tải hành khách công cộng là một nội dung quan trọng trong phát triển
giao thông đô thị bền vững, bởi giao thông đô thị bền vững chính là một hệ
thống giao thông đồng bộ, có cơ cấu sử dụng phương tiện hợp lý, trong đó tập
trung phát triển giao thông công cộng, hiện đại, văn minh, có khả năng đáp ứng
nhu cầu đi lại của mọi người dân một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn với
giá cước vận tải hợp lý và trên cơ sở bảo vệ môi trường, hạn chế số lượng các
phương tiện cá nhân tham gia giao thông, giảm áp lực lên hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông. Để đạt được điều này, cần phải có một định hướng phát triển
vận tải hành khách công cộng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
Trong
thời gian vừa qua, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã có những quan tâm, hỗ trợ hoạt động
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, thông qua các cơ chế chính sách cụ
thể như: Hội đồng nhân dân đã ban hành Nghị quyết 12/2007/NQ-HĐND ngày
04/7/2007 về đầu tư hạ tầng mạng lưới xe buýt và cơ chế hỗ trợ cho vận chuyển
khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh với các chính sách hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng, bù lỗ cho các tuyến xe buýt nội tỉnh bằng ngân sách tỉnh; Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 21/8/2018 ban hành
quy định về cơ chế hỗ trợ cho phát triển hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc với các chính sách hỗ trợ lãi suất vay đầu tư hệ thống kết
cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt và mua sắm mới phương tiện, hỗ trợ kinh
phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, miễn, giảm giá vé đối với các đối
tượng ưu tiên sử dụng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt,… Nghị quyết số
04-NQ/TU ngày 20/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV với mục
tiêu xây dựng Vĩnh Phúc sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị
Vĩnh Phúc cơ bản đạt tiêu chí của đô thị loại I. Trong đó, tỷ lệ vận tải hành
khách công cộng theo quy định tối thiểu đạt 15% (Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành về
phân loại đô thị). Do đó, để đảm bảo được mục tiêu đề ra, vai trò của
VTHKCC bằng xe buýt là hết sức quan trọng.
Tuy
nhiên, hiện nay hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều tồn tại như: thị phần đảm nhận thấp (chỉ đáp
ứng dưới 1% nhu cầu đi lại của người dân); sản lượng liên tục sụt giảm giai
đoạn năm 2014-2019; chất lượng dịch vụ còn hạn chế: thời gian giãn cách cao,
thiếu tính tiện nghi; thái độ, kỹ năng phục vụ của nhân viên lái phụ xe còn
nhiều bất cập, hạ tầng xe buýt xuống cấp (biển báo được đầu tư đã cũ phải
sửa chữa thường xuyên), chủ yếu dựa vào lề đường, vỉa hè sẵn có; chưa phát
huy được vai trò xe buýt đối với vận tải hành khách phục vụ các đối tượng như
công nhân các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên.
Bên
cạnh đó, thực hiện Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/01/2020 quy
định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô;
Công văn số 2232/BGTVT-VT của Bộ Giao thông vận tải ngày 13/3/2020 về việc
triển khai thực hiện Nghị định số 10/2020/NĐ-CP yêu cầu các tỉnh, thành phố xây
dựng kế hoạch phát triển và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải, UBND tỉnh
Vĩnh Phúc đã ban hành Chương trình công tác số 9738/CTr-UBND ngày 06/12/19 và
Chương trình công tác số 01/Ctr-UBND ngày 01/4/2020 về chương trình công tác
của UBND tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020 giao Sở Giao thông vận tải xây dựng Đề án nâng
cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
Vì vậy, việc xây dựng Đề
án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025 là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn đặt ra.
II. Căn cứ pháp lý
Căn cứ
Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH 12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ
Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều
kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ
Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt;
Căn cứ
Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm
2030;
Căn cứ Thông tư số
133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý, sử
dụng phí quản lý đường bộ theo đầu phương tiện;
Căn cứ
Thông tư số 02/2016/TT-BTC ngày 06/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ
lãi suất đối với tổ chức, cá nhân vay vốn tại tổ chức tín dụng để thực hiện các
dự án đầu tư phương tiện, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt theo Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ
tướng Chính phủ;
Căn cứ
Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/05/2020 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định
về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải
đường bộ;
Căn cứ Quyết định số
744/QĐ-BGTVT ngày 21/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Đề án
tái cơ cấu vận tải đường bộ giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số
04-NQ/TU ngày 20/10/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về đầu tư tập
trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số
12-NQ/TU ngày 12/3/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về nâng cao thu
nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
3779/QĐ-CT ngày 16/10/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
1208/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt định mức
kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Căn cứ Quyết định số
18/2018/QĐ-UBND ngày 21/8/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quy định về cơ
chế hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc;
Căn cứ Quyết định số
2246/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt dự toán
chi phí cho 08 tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở để tổ chức
đấu thầu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt;
Căn cứ Kế hoạch số
96/KH-UBND ngày 08/6/2020 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày
12/3/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về nâng cao thu nhập và phúc
lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Văn bản số
9738/CTr-UBND ngày 06/12/2019, số 01/CTr-UBND ngày 01/4/2020 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc Chương trình công tác năm 2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc;
- Và
các văn bản khác có liên quan.
III. Mục tiêu, đối
tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Rà soát, đánh giá
hiện trạng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Kết cấu hạ tầng giao
thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Hiện trạng hoạt động
vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Hoạt động VTHKCC bằng
xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Các cơ chế chính sách
có liên quan.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên
cứu: địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, có xét đến kết nối với các tỉnh, thành phố khác.
- Về thời gian nghiên
cứu: giai đoạn 2021-2025
I.1.1. Hiện trạng và định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh
Phúc hội tụ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, liền kề
sân bay quốc tế Nội Bài; nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội
- Quảng Ninh, vành đai phát triển công nghiệp phía Bắc.
I.1.1.1. Đường bộ
Mạng lưới giao thông
đường bộ của Vĩnh Phúc phát triển theo mô hình hướng tâm kết hợp vành đai. Hệ
thống đường bộ được phân cấp kỹ thuật và cấp quản lý dựa trên chức năng của
từng tuyến. Mạng lưới giao thông đường bộ phân bố tương đối đều trong tỉnh, đặc
biệt tại khu vực xung quanh thành phố Vĩnh Yên, gồm các tuyến quốc lộ hướng
tâm, tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai đảm bảo được tính kết nối cơ bản của tỉnh
với các khu vực. Đến thời điểm hiện nay, nhiều dự án xây dựng, nâng cấp cải tạo
đường bộ đã được thực hiện đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa phương
trên địa bàn tỉnh và có những đóng góp đáng kể đến sự phát triển kinh tế của
tỉnh. Tuy nhiên, quá trình triển khai đầu tư xây dựng các dự án giao thông theo
quy hoạch còn hạn chế, năng lực đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu vận tải, sự
hỗ trợ từ các loại hình vận tải khác chưa cao.
a) Cao tốc, quốc lộ
Mạng lưới giao thông
đối ngoại chính của tỉnh bao gồm 01 tuyến cao tốc (Hà Nội - Lào Cai), 04 tuyến
quốc lộ (QL.2, 2B, 2C, tuyến tránh TP. Vĩnh Yên). Đây là những tuyến đường có
tầm quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng, kết nối Vĩnh Phúc với các trung tâm
kinh tế lớn phía Bắc, cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế. Ngoài ra,
các tuyến đường này còn góp phần kết nối các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của
tỉnh.
Bảng 1.1-1: Hiện trạng
cao tốc, quốc lộ qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
TT
|
Tên
đường
|
Km
thuộc tỉnh
|
Cấp
đường
|
Bề
rộng mặt (m)
|
1
|
Cao tốc Hà Nội - Lào
Cai
|
40,40
|
Cao
tốc
|
25,5
|
2
|
Quốc Lộ 2
|
37,7
|
II,
III
|
11÷22,5
|
3
|
Quốc Lộ 2 - Tuyến
tránh
|
10,50
|
II
|
21
|
4
|
Quốc Lộ 2B
|
24,2
|
II,IV,V
|
3,5÷22,5
|
5
|
Quốc Lộ 2C
|
39,74
|
III
|
8÷16,5
|
Tổng
|
159,63
|
|
|
Nguồn: Sở GTVT Vĩnh
Phúc, 2020
b) Đường vành đai
Hệ thống đường vành đai
chủ yếu để nối liền các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các cụm du
lịch và dịch vụ của tỉnh. Tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn kết nối và
phục vụ đắc lực cho hệ thống giao thông đối ngoại.
Theo quy hoạch GTVT
được duyệt tại Quyết định số 3779/QĐ-CT ngày 16/12/2010, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có
03 hệ thống đường vành đai. Tuy nhiên, theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh
Phúc duyệt năm 2012, toàn tỉnh Vĩnh Phúc sẽ hình thành 05 tuyến vành đai, trên
cơ sở cơ cấu lại các đường vành đai số 1, số 2, số 3 trong Quy hoạch chung xây
dựng đô thị Vĩnh Phúc, bổ sung 02 đường vành đai số 4 và số 5 (tương đương vành
đai 2 và 3 trong quy hoạch GTVT 2010) để kết nối các trung tâm thu hút ngoài đô
thị Vĩnh Phúc.
Ngoài ra, theo quy
hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc duyệt năm 2012, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 09
trục hướng tâm, gồm QL.2, QL.2B, QL.2C, ĐT.305, ĐT.301, đường Tôn Đức Thắng và
đường Nguyễn Tất Thành (Bình Xuyên), trục Bắc - Nam. Trong đó trục Bắc Nam
mới xây dựng một phần trong phạm vi Vành đai 1.
Hình
1.1-1: Hiện trạng hệ thống đường vành đai và hướng tâm
c) Đường tỉnh và các
tuyến đồng cấp tương đương
Đường tỉnh có 18 tuyến
và 05 tuyến mở mới đồng cấp tương đương với tổng chiều dài 360 km đã được cải
tạo, nâng cấp cứng hóa đạt 100% bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng: mặt
đường loại tốt và khá 160,25 km chiếm 52,2%, mặt đường loại trung bình 114,9 km
chiếm 40%, còn có 22,4 km mặt đường loại xấu.
d) Đường đô thị
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc có tổng số 308,9 km đường đô thị, tập trung chủ yếu ở 02 đô thị là thành
phố Vĩnh Yên và thành phố Phúc Yên.
Thành phố Vĩnh Yên: 273 tuyến đường, dài
163,25 km (chiếm 52,85%). Trong đó tỉnh quản lý 21 tuyến, thành phố quản lý 252
tuyến. Ngoài ra có 138,3 km đường ngõ, ngách các phường quản lý.
Các tuyến đường được
phân cấp đường trục chính đô thị (04 tuyến, 16 km), đường trục chính khu vực
(45 tuyến, 29,9 km) và đường nội bộ (160 tuyến, 53 km).
Thành phố Phúc Yên: 129 tuyến, dài 92,25
km (chiếm 29,86%). Các tuyến đường đều được cứng hóa 100%, trong đó có 34,83 km
bê tông xi măng và 57,42 km bê tông nhựa.
Các đô thị khác: 53,4 km, chiếm 17,29%.
Hình
1.1-2: Tỷ lệ đường đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
e) Đường huyện
- Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 116 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 492,54 km. Trong
đó:
+ 02 tuyến đạt cấp I,
II, tổng chiều dài 5,32 km, chiếm 1,08%.
+ 03 tuyến đạt cấp III,
tổng chiều dài 23,5 km, chiếm 4,77%.
+ 45 tuyến đạt cấp IV,
tổng chiều dài 172,14 km, chiếm 34,95%.
+ 18 tuyến đạt cấp V,
tổng chiều dài 107,7 km, chiếm 21,87%.
+ 48 tuyến đạt cấp VI,
tổng chiều dài 183,9 km, chiếm 37,34%.
- Các tuyến đường huyện
được cứng hóa 100%:
+ 88 tuyến, dài 379,44
km bê tông xi măng, chiếm 77,04%.
+ 28 tuyến, dài 113,10
km, chiếm 22,96%.
- Có 17 tuyến có chiều
dài < 1,5 km với tổng chiều dài 17 tuyến là 17,3 km, chiếm 3,51%.
f) Đường giao thông
nông thôn
Hệ thống đường giao
thông nông thôn tính từ các đường dưới cấp đường huyện trở xuống có 4.373,89
km, tỷ lệ cứng hóa từ 74,30% ÷ 92%, cụ thể như sau:
TT
|
Loại
đường
|
Chiều
dài (km)
|
Tỷ
lệ cứng hóa
|
1
|
Đường xã
|
1.258,17
|
92%
|
2
|
Đường trục thôn xóm
|
2.094,75
|
83,62%
|
3
|
Đường giao thông nội
đồng
|
1.020,97
|
74,30%
|
|
Tổng
|
4373,89
|
|
g) Bến xe khách
Hiện có 09 bến xe
khách, ngoại trừ huyện Bình Xuyên, các huyện, thành phố khác đều có ít nhất 01
bến xe khách.
Về phân loại, ngoại từ
bến xe Tam Đảo đạt loại 1 và bến xe Vĩnh Yên đạt loại 2, các bến xe khách còn
lại đều đạt loại 3, 4, đặc biệt bến xe Yên Lạc hiện chỉ đạt loại 6. Tuy nhiên,
các bến xe chỉ đảm bảo tiêu chuẩn về mặt diện tích, còn về các công trình phục
vụ trong bến hầu hết không đảm bảo theo QCVN45. Cụ thể như sau:
TT
|
Thành
phố/ huyện
|
Tên
bến xe
|
Loại
bến
|
Diện
tích (m2)
|
1
|
Vĩnh Yên
|
BXK Vĩnh Yên
|
Loại
2
|
9.950
|
2
|
Tam Đảo
|
BXK Tam Đảo
|
Loại
1
|
15.000
|
3
|
Lập Thạch
|
BXK Lập Thạch
|
Loại
4
|
4.042
|
4
|
Yên Lạc
|
BXK Yên Lạc
|
Loại
6
|
1.178
|
5
|
Vĩnh Tường
|
BXK Vĩnh Tường
|
Loại
4
|
4.163
|
6
|
BXK TT Vĩnh Tường
|
Loại
4
|
2.550
|
7
|
Phúc Yên
|
BXK Phúc Yên
|
Loại
4
|
4.583
|
8
|
Tam Dương
|
BXK Tam Dương
|
Loại
3
|
5.181
|
9
|
Sông Lô
|
BXK Sông Lô
|
Loại
3
|
4.042
|
I.1.1.2. Đường sắt
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc có 01 tuyến đường sắt cấp Quốc gia đi qua dài 35 km là tuyến Hà Nội - Lào
Cai. Đoạn qua địa bàn tỉnh đi qua 05 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Phúc Yên,
huyện Bình Xuyên, Thành phố Vĩnh Yên, huyện Tam Dương và huyện Vĩnh Tường.
Trên tuyến có 05 nhà ga
hiện đang khai thác, gồm: ga Phúc Yên, ga Hương Canh, ga Vĩnh Yên, ga Hướng
Lại, ga Bạch Hạc. Trong đó 02 ga chính là ga Phúc Yên và ga Vĩnh Yên. Đa phần
các ga có quy mô nhỏ (chủ yếu là hạng 4), số đường ray trung bình/ga chỉ khoảng
3÷4 đường. Cơ sở vật chất của các ga cũ kỹ, phần lớn sử dụng thiết bị của Trung
Quốc, chất lượng phục vụ bốc xếp hàng hoá và hành khách không cao.
I.1.1.3. Đường thủy nội địa
Vĩnh Phúc có hệ thống
sông, kênh phong phú, tổng chiều dài các tuyến sông trên địa bàn tỉnh dài 123
km. Bao gồm 04 sông chính: Sông Hồng, Sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Tuy
nhiên chỉ có Sông Hồng và Sông Lô là 2 tuyến sông chính phục vụ vận tải, sông
Cà Lồ và sông Phó Đáy chỉ thông thuyền được trong mùa mưa và cũng chỉ đáp ứng
được phương tiện tải trọng dưới 50 tấn. Còn lại các sông, kênh khác chỉ phục vụ
mục đích nông nghiệp. Có 02 tuyến vận tải thủy nội địa quốc gia do Trung ương
quản lý đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là tuyến Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai (qua
Sông Hồng) có cấp sông II và tuyến Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang (đi qua
Sông Lô) có cấp sông III.
Trên địa bàn tỉnh có 03
cảng sông, 39 bến hàng hóa, 02 bến phà và 05 bến khách ngang sông phân bố trên
Sông Hồng và Sông Lô. Các cảng sông đều là các cảng tạm, bốc xếp thủ công, công
suất hạn chế, hiện tại có 03 cảng chính: Như Thụy, Đức Bác, Vĩnh Thịnh, trong
đó cảng Như Thụy, Vĩnh Thịnh tiếp nhận được cỡ tàu 400 tấn, công suất 120÷190
nghìn tấn/năm, cảng Đức Bác có thể tiếp nhận tải trọng tối đa 200 tấn, công
suất 70.000 tấn/năm.
Về hệ
thống bến thủy nội địa, có 02 bến phà: phà Then và phà Đức Bác; 05 bến đò ngang
sông: Đôn Nhân 1, Đôn Nhân 2, Đức Bác, Phú Hậu, Vĩnh Ninh. Bến phà và bến
đò hiện có đều là tự phát không quản lý, chất lượng kém và đã sử dụng
lâu năm cần cải tạo và nâng cấp đưa vào quản lý.
Bảng
1.1-2: Hiện trạng kết cấu hạ tầng hệ thống ga đường sắt
TT
|
Tên Ga
|
Loại
ga
|
Số
đường trong ga
|
Lý
trình (km)
|
Diện
tích (m2)
|
1
|
Ga Phúc Yên
|
Ga
hành khách, hàng hóa
|
|
38+990
|
10.190
|
2
|
Ga Hương Canh
|
|
4
|
47+500
|
37.476
|
3
|
Ga Vĩnh Yên
|
Ga
hành khách, hàng hóa
|
|
53+500
|
|
4
|
Ga Hướng Lại
|
|
|
62+870
|
3.313
|
5
|
Ga Bạch Hạc
|
|
3
|
68+670
|
|
I.1.1.4. Đánh giá chung kết
cấu hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc
Mạng lưới đường bộ phù
hợp với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt khi các tuyến kết nối đến trung tâm hành
chính các huyện, khu tập trung dân cư, khu công nghiệp (các tuyến đường huyện
trở lên, đường đô thị),... có bề rộng mặt đường hầu hết đảm bảo hoạt động đối
với VTHKCC bằng xe buýt (trên 7,5 m).
I.1.2. Hiện
trạng phương tiện giao thông
Tính đến tháng 12/2019,
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 634.066 xe máy, 43.186 ô tô. Tỷ lệ phương tiện
giao thông trên dân số đạt 550 xe máy/1.000 dân, 45 ô tô/1.000 dân (26 ô tô
con/1.000 dân).
Bảng
1.1-3: Thống kê phương tiện giao thông trên địa bàn tình Vĩnh Phúc giai đoạn
2012-2019
TT
|
Phương
tiện
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
1
|
Ô
tô
|
16.385
|
18.196
|
20.633
|
24.848
|
31.339
|
37.551
|
43.186
|
52.299
|
-
|
Xe
con
|
6.677
|
7.856
|
9.412
|
11.820
|
15.388
|
19.010
|
24.960
|
30.509
|
-
|
Xe
khách
|
662
|
762
|
752
|
794
|
907
|
1.001
|
1.114
|
1.142
|
-
|
Xe
tải
|
8.759
|
9.292
|
10.130
|
11.616
|
14.254
|
16.597
|
18.125
|
19.461
|
-
|
Xe
khác
|
287
|
286
|
339
|
618
|
790
|
943
|
987
|
1.187
|
2
|
Xe
máy
|
450.155
|
478.980
|
514.225
|
513.787
|
516.984
|
609.049
|
621.564
|
634.066
|
|
Tổng
|
466.540
|
497.176
|
534.858
|
538.635
|
548.323
|
646.600
|
666.750
|
686.365
|
Nguồn: Cục Đăng kiểm
Việt Nam, Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc, 2020
Tăng trưởng phương tiện
giao thông giai đoạn 2012-2019 đạt 5,80%/năm, trong đó xe máy: 5,17%/năm, ô tô
con tăng trưởng rất cao, đạt 24,33%/năm.
Việc phát triển xe máy,
ô tô con, kèm theo đó là tính tiện lợi, phù hợp với cấu trúc đô thị và tập quán
sinh sống của người dân của phương tiện cá nhân dẫn đến tỷ lệ sử dụng phương
tiện giao thông cơ giới cá nhân lớn. Do đó, để thu hút người dân sử dụng VTHKCC
cần xây dựng dịch vụ đảm bảo chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu đi lại
của người dân.
Hiện nay, hệ thống vận
tải hành khách chính trên địa bàn tỉnh bao gồm các loại hình: xe buýt, xe taxi,
xe hợp đồng, du lịch và xe tuyến cố định.
Năm 2019, sản lượng
VTHKCC đạt 20,44 triệu lượt hành khách, đáp ứng khoảng 2,57% nhu cầu đi lại của
người dân, trong đó:
1. Xe buýt: 3,49 triệu
lượt HK, đáp ứng 0,44% nhu cầu đi lại;
2. Xe taxi: với 4.372
phương tiện thuộc 30 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động VTHK bằng taxi,
sản lượng năm 2019 đạt 14,5 triệu lượt HK, đáp ứng 1,83% nhu cầu đi lại;
3. Xe hợp đồng, xe du
lịch: với 515 phương tiện đăng ký kinh doanh, sản lượng đạt 1,23 triệu lượt HK,
đáp ứng 0,15% nhu cầu đi lại;
4. Xe khách tuyến cố
định liên tỉnh: với 129 phương tiện, sản lượng đạt 1,22 triệu lượt HK, đáp ứng
0,15% nhu cầu đi lại;
Hình
1.2-1: Cơ cấu thị phần đảm nhận các phương thức vận tải hành khách trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019
Tương tự như các tỉnh,
thành phố khác, vận tải cá nhân vẫn chiếm phần lớn trong nhu cầu giao thông đô
thị với thị phần lên đến 97,43%. Hệ thống vận tải hành khách đô thị mới chỉ đạt
2,57%.
I.3.1. Mạng lưới tuyến
Hiện
nay, trên địa bàn tỉnh có 08 tuyến buýt đang hoạt động1, hình
thành một mạng lưới hình nan quạt hướng tâm về thành phố Vĩnh Yên với tổng
chiều dài là 314,5 km, cụ thể như sau:
TT
|
Tên tuyến
|
Số hiệu
|
Cự ly (km)
|
Lộ trình
|
1
|
Bồ Sao - KCN Quang Minh
|
VP-01
|
46,0
|
Bồ
Sao - QL.2 - Thành phố Vĩnh Yên - ĐT. 305B - Thị trấn Hương Canh - QL.2 -
Thành phố Phúc Yên - Đường Bắc Thăng Long, Nội Bài - Khu công nghiệp Quang
Minh.
|
2
|
Bến xe Vĩnh Yên - Bến xe Sông Lô
|
VP-03
|
35,5
|
Bến
xe Vĩnh Yên - Đường Nguyễn Tất Thành - Đường Tôn Đức Thắng - Siêu thị
CoopMart - Đường Mê Linh - Đường Kim Ngọc - Bưu điện tỉnh - Ngã tư T50 - Ngã
ba Tam Dương - Ngã tư Quán Tiên - ĐT.305 - Chợ Vàng - Đồng Ích - Tiên Lữ -
Xuân Lôi - TT Lập Thạch - ĐT.307 - Tân Lập - ĐT.307B - Nhạo Sơn - Thị trấn
Tam Sơn - Bến xe Sông Lô.
|
3
|
Bến xe Vĩnh Yên - Cao Đại
|
VP-04
|
30,5
|
Bến
xe Vĩnh Yên - Đường Nguyễn Tất Thành - Đường Tôn Đức Thắng - Siêu thị
CoopMart - Đường Mê Linh - Đường Kim Ngọc - Bưu điện tỉnh - Ngã tư T50 - Ngã
ba Tam Dương - Ngã tư Quán Tiên - Hợp Thịnh - Tề Lỗ - QL.2C - Ngã tư Văn Xuân
- Thị trấn Vĩnh Tường - Thị trấn Thổ Tang - Thượng Trưng - Cao Đại.
|
4
|
Bến xe Vĩnh Yên-Vĩnh Thịnh
|
VP-05
|
42,5
|
Bến
xe Vĩnh Yên - Đường Nguyễn Tất Thành - Đường Tôn Đức Thắng - Siêu thị
CoopMart - Đường Mê Linh - Đường Kim Ngọc - Bưu điện tỉnh - Ngã tư T50 - Ngã
ba Tam Dương - Ngã tư Quán Tiên - ĐT.305 - Đồng Cương - Bình Định - Thị trấn
Yên Lạc - Tam Hồng - Yên Phương - Liên Châu - Đại Tự - Ngũ Kiên - Tứ Trưng -
Thị trấn Vĩnh Tường - Tam Phúc - Vĩnh Thịnh.
|
5
|
Bến xe Vĩnh Yên-Quang Sơn
|
VP-06
|
35,5
|
Bến
xe Vĩnh Yên - Đường Nguyễn Tất Thành - Đường Tôn Đức Thắng - Siêu thị
CoopMart - Đường Mê Linh - Đường Kim Ngọc - Bưu điện tỉnh - Ngã tư T50 - Ngã
ba Tam Dương - Đạo Tú - QL.2C - Thị trấn Hợp Hòa - Thái Hòa - Bắc Bình - Hợp
Lý - Quang Sơn.
|
6
|
Bến xe Vĩnh Yên-Bồ Lý
|
VP-07
|
35,5
|
Bến
xe Vĩnh Yên - Đường Nguyễn Tất Thành - Đường Tôn Đức Thắng - Siêu thị
CoopMart - Đường Mê Linh - QL.2B - Dốc Láp - Chùa Hà - Kim Long - Hợp Châu -
ĐT.302 - Hồ Sơn -Tam Quan - Đại Đình - Đạo Trù - Bồ Lý.
|
7
|
Phúc Yên-Bến xe TT Vĩnh Tường
|
VP-08
|
46,0
|
QL.23
- Ngã tư Phúc Yên - đường nội thị Phúc Yên - ĐT.301 - Xuân Hòa - Trường ĐHSP
Hà Nội 2 - Nhà máy xe đạp Xuân Hòa - ĐT.301 - ĐT.310 - Khu công nghiệp Bá
Thiện - Khu công nghiệp Bình Xuyên - QL.2 - Đầm Cả - ĐT.303 - Nguyệt Đức -
Thị trấn Yên Lạc - Tam Hồng - ĐT.304 - Yên Đồng - Tứ Trưng - Bến xe Trung tâm
thị trấn Vĩnh Tường.
|
8
|
Phúc Yên - Kim Xá
|
VP-09
|
43,0
|
QL.23
- Ngã tư Phúc Yên - QL.2 - Thị trấn Hương Canh - ĐT.302 - Tam Hợp - Hương Sơn
- Quang Hà - Kim Long - QL.2B - Hướng Đạo - ĐT.309B - ĐT.309 - Thị trấn Hợp
Hòa - An Hòa - Hoàng Đan - Đê sông Phó Đáy - Kim Xá.
|
|
Tổng
|
|
314,5
|
|
Nguồn: Sở GTVT tỉnh
Vĩnh Phúc, 2020
Hình
1.3-1: Mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc
Mạng lưới tuyến buýt cơ
bản đã hình thành, kết nối thành phố Vĩnh Yên với thành phố Phúc Yên và các
huyện trên địa bàn tỉnh, đáp ứng cơ bản yêu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên
chiều dài bình quân các tuyến tương đối dài (39,3 km), tuyến ngắn nhất có chiều
dài 30,5 km và tuyến dài nhất là 46 km. Nếu so sánh với một số địa phương khác,
chiều dài bình quân tuyến của mạng lưới buýt Vĩnh Phúc gấp 1,5-2 lần (chiều dài
bình quân tuyến buýt Hà Nội là 22,5 km, Hải Phòng là 26 km, Đồng Nai là 28 km).
Ngoài ra, hiện nay mạng lưới tuyến chưa được hình thành rõ rệt, hầu như mới chỉ
có các tuyến buýt trục chính kết nối trực tiếp trung tâm hành chính các thành
phố, huyện.
*) Mức độ bao phủ mạng
lưới tuyến
- Mức độ bao phủ các
đơn vị hành chính: Mạng lưới xe buýt hiện đã bao phủ khắp 09 đơn vị hành chính
gồm 02 thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và 07 huyện tương ứng với 75/136 xã,
phường, thị trấn (đạt 55,14%).
- Mức độ bao phủ về
diện tích và dân số: Theo phân tích thông qua mô hình GIS, mạng lưới buýt hiện
nay đã bao phủ khoảng 12% diện tích trong bán kính 500 m và 19% diện tích trong
bán kính 1 km. Mạng lưới buýt hiện nay đã kết nối tới các trung tâm hành chính,
kinh tế, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ người dân tiếp cận hệ thống VTHKCC
bằng xe buýt trong bán kính 500 m và 1 km lần lượt khoảng 42% và 61%.
*) Mật độ mạng lưới
Mật độ
mạng lưới xe buýt đạt 0,254 km/km2, chủ yếu tập trung ở khu vực phía
Đông Nam của tỉnh, do ở khu vực này tập trung chủ yếu khu dân cư và các cụm,
khu công nghiệp lớn.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, mật độ trung bình vào khoảng 2÷2,5 km/km2
là phù hợp đối với hệ thống VTHKCC bằng xe buýt.
*) Đánh giá chung
- Ưu điểm:
+ Mạng lưới tuyến đáp
ứng cơ bản yêu cầu đi lại của người dân, kết nối thành phố Vĩnh Yên với thành
phố Phúc Yên và các huyện trên địa bàn tỉnh.
+ Kết nối với các tỉnh
thành lân cận khá tốt (03 tuyến kết nối với thành phố Hà Nội, 01 tuyến kết nối
với tỉnh Tuyên Quang và 01 tuyến kết nối với tỉnh Phú Thọ).
+ Kết nối tốt các khu
dân cư, KCN phía Đông Nam (KCN Bá Thiện, Bình Xuyên, Thăng Long - Vĩnh Phúc).
- Tồn tại, hạn chế:
+ Mạng lưới chưa hình
thành rõ ràng: mới chỉ có tuyến trục chính kết nối trực tiếp, thiếu các tuyến
nhánh và các tuyến gom.
+ Thiếu kết nối trực
tiếp giữa trung tâm hành chính các huyện.
+ Thiếu chú trọng đến
đối tượng công nhân tại các KCN/CCN, Một số KCN/ CCN chưa được kết nối (KCN Tam
Dương II, CCN Sông Lô II, Thái Hòa - Liễn Sơn - Liên Hòa): Tính đến nay, trên
địa bàn tỉnh có 18 KCN với quy mô 5.228 ha, có 09 KCN được thành lập và cấp
giấy chứng nhận đầu tư/ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐT/GCNĐKĐT) trong
đó: 08 KCN đi vào hoạt động; 01 KCN đang thực hiện công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng) Theo thống kê có khoảng trên 90 nghìn công nhân đang làm việc
tại các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh. Đây là lực lượng lao động rất lớn cần
nghiên cứu bố trí các tuyến buýt phù hợp phục vụ nhu cầu đi lại của công nhân
các KCN, CCN. Tuy nhiên, hiện nay mạng lưới tuyến thiếu chú trọng đến phục vụ
nhóm đối tượng này (mạng lưới tuyến thiếu tiếp cận đến các KCN/CCN; biểu đồ
chạy xe chưa hợp lý, không phù hợp với thời gian làm việc của công nhân tại các
KCN; chiều dài tuyến dài, mạng lưới bao phủ chưa hợp lý dẫn đến thời gian di
chuyển dài,…).
I.3.2. Kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt
Theo thống kê của Sở
GTVT, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 296 điểm dừng trong đó có 103 điểm dừng có
bố trí nhà chờ và 12 điểm đầu cuối.
I.3.2.1. Điểm đầu cuối
Hiện
trên địa bàn tỉnh có 12 bến bãi được bố trí làm điểm đầu cuối cho các tuyến xe
buýt (trong đó: 06 điểm đầu cuối là bến xe khách còn lại 06 điểm đầu cuối phải
đi thuê nhà dân hoặc UBND xã). Ngoài các điểm đầu cuối nằm trong bến xe khách
đảm bảo chất lượng tốt (có khu vệ sinh, nhà chờ cho hành khách, nhà điều
hành…), các điểm đầu cuối còn lại đều thiếu trang thiết bị, hạ tầng không đảm
bảo yêu cầu. Cụ thể:
- Tuyến VP-01: Điểm đầu
tuyến sử dụng bến của Công ty CP vận tải ô tô được XD mới chất lượng tốt. Điểm
cuối tuyến nằm trong sân bãi của Siêu thị Mê Linh PLAZA, Hà Nội.
- Tuyến VP-03: Điểm đầu
tại bến xe khách Vĩnh Yên (hiện bến đang ở thuê). Điểm cuối tuyến thuê nhà dân,
bãi đỗ xe chật hẹp, nhà điều hành xập xệ, xuống cấp.
- Tuyến VP-04: Điểm đầu
tại bến xe khách Vĩnh Yên (hiện bến đang ở thuê). Điểm cuối tuyến thuê bãi đỗ
và nhà điều hành tại UBND xã Cao Đại, Vĩnh Tường.
- Tuyến VP-05: Điểm đầu
tại bến xe khách Vĩnh Yên (hiện bến đang ở thuê). Điểm cuối tuyến thuê bãi đỗ
và nhà điều hành tại UBND xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường.
- Tuyến VP-06: Điểm đầu
tuyến tại bến xe khách Vĩnh Yên (hiện bến đang ở thuê). Điểm cuối tuyến thuê
nhà dân tại xã Hợp Lý (Bãi đỗ xe chật hẹp, nhà điều hành nhỏ.
- Tuyến VP-07: Điểm đầu
tuyến tại bến xe khách Vĩnh Yên (hiện bến đang ở thuê). Điểm cuối tuyến thuê
nhà dân, bãi đỗ xe chật, hẹp.
- Tuyến VP-08: Điểm đầu
tuyến thuê nhà dân, chật hẹp. Điểm cuối tuyến tại Bến xe khách Trung tâm thị
trấn Vĩnh Tường.
- Tuyến VP-09: Điểm đầu
tuyến thuê nhà dân chật hẹp. Điểm cuối tuyến thuê đất và trụ sở tại UBND xã Kim
Xá, Vĩnh Tường.
I.3.2.2. Điểm dừng, nhà chờ
Toàn mạng lưới xe buýt
hiện nay có 296 điểm dừng đón trả khách và mới chỉ có 103 điểm dừng có bố trí
nhà chờ xe buýt phục vụ hành khách (chiếm 34,8% tổng số điểm dừng).
Hầu hết các điểm dừng
đã xuống cấp, han gỉ, cong vênh, mờ sơn. Các điểm dừng xe buýt ngoài khu vực đô
thị chủ yếu lợi dụng bờ tự nhiên. Theo kết quả khảo sát có khoảng 20% nhà chờ
đang xuống cấp, cần phải sửa chữa.
Việc cung cấp thông tin
tại các điểm dừng, nhà chờ còn rất hạn chế, thiếu các thông tin yêu cầu niêm
yết theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT như số hiệu tuyến, tên
tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến,
số điện thoại cơ quan quản lý tuyến, bản đồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến dẫn đến khó khăn đối với hành khách khi sử
dụng dịch vụ, đặc biệt những hành khách không đi xe buýt thường xuyên.
Hình
1.3-2: Hình ảnh điểm dừng, nhà chờ xe buýt Vĩnh Phúc
Khoảng cách giữa các
điểm dừng xe buýt trên toàn mạng lưới bình quân 1.100 m, trong đó khu vực nội
thành, nội thị thị là 400-600 m, ngoại thành, ngoại thị là 1.200 m - 1.500 m.
Khoảng cách giữa các điểm dừng đã đảm bảo theo các quy định, tuy nhiên một số
khu vực tập trung đông dân cư (các khu dân cư, trường học, bệnh viện,...) cần
nghiên cứu bố trí thêm các điểm dừng xe buýt đảm bảo thuận tiện cho hành khách
tiếp cận sử dụng dịch vụ.
I.3.2.3. Đường riêng, làn
riêng cho xe buýt
Hiện nay chưa có làn
đường dành riêng cho xe buýt, xe buýt vẫn lưu thông chung với các loại phương
tiện giao thông khác (ô tô con, xe máy, xe đạp,...) trên những tuyến đường hỗn
hợp, ảnh hưởng đến hoạt động của xe buýt, gây mất trật tự an toàn giao thông
khi xe ra vào các điểm đón trả khách.
I.3.3. Phương tiện xe buýt
Hiện
nay có 66 phương tiện đăng ký hoạt động kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt do 02
doanh nghiệp quản lý. Năm 2019, toàn bộ đoàn phương tiện đã được đầu tư mới,
các phương tiện cỡ trung bình, từ 50-60 chỗ, phù hợp với điều kiện kết cấu hạ
tầng giao thông trên tuyến (có bề rộng mặt đường trên 10 m).
Toàn
bộ 100% xe buýt đảm bảo tiêu chuẩn khí thải EURO IV theo điều kiện an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường được quy định. Trang thiết bị bố trí trên phương
tiện đảm bảo theo các quy định hiện hành đối với phương tiện VTHKCC bằng xe
buýt:
- Bên
ngoài xe: bảng thông tin điện tử sử dụng đèn Led số hiệu tuyến, điểm đầu - điểm
cuối; thông tin về giá vé, số điện thoại đường dây nóng.
- Bên
trong xe: niêm yết biển số xe, số hiệu tuyến, sơ đồ, vị trí điểm đầu cuối và các
điểm dừng dọc tuyến, niêm yết giá vé và số điện thoại đường dây nóng của doanh
nghiệp và Sở GTVT, nội quy hoạt động trên tuyến, biển báo ghế ưu tiên, loa
thông báo thông tin điểm dừng cho hành khách.
-
Ngoài ra trang thiết bị trên xe bao gồm các dụng cụ như búa thoát hiểm, bình
chữa cháy, thiết bị giám sát hành trình, hộp y tế.
Về cơ
bản, phương tiện xe buýt được đầu tư mới, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt, đáp
ứng được nhu cầu của hành khách. Tuy nhiên, đối với phương tiện buýt hiện nay
còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Về
chủng loại phương tiện: hiện nay toàn bộ phương tiện là loại cỡ trung bình, từ
50-60 chỗ lượng hành khách bình quân/ chuyến chỉ đạt 40-50% sức chứa, cá biệt
một số tuyến như tuyến VP-08 và VP-05 bình quân khoảng 10 người/ chuyến (15-20%
sức chứa), việc sử dụng phương tiện từ 55-60 chỗ là chưa phù hợp, dư thừa năng
lực. Do đó cần nghiên cứu bố trí các loại phương tiện cỡ nhỏ (dưới 40 chỗ),
hoạt động vào giờ thấp điểm, khi lượng hành khách sử dụng không nhiều nhằm giảm
chi phí hoạt động.
- Trên
phương tiện chưa lắp đặt camera giám sát để theo dõi, giám sát an ninh, trật tự
trên xe buýt và các hành vi của nhân viên, hành khách.
- Về
nhận diện phương tiện: hình ảnh phương tiện chưa được chú trọng, chưa mang tính
đặc trưng, chưa phân biệt màu sắc theo loại tuyến (các tuyến kế cận, nội tỉnh,
trục chính, buýt gom, các tuyến buýt phục vụ đối tượng đặc thù như công nhân
(đi qua các khu công nghiệp), học sinh (qua các trường học),…).
I.3.4. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt
Hiện nay, trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc có 02 đơn vị kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt, trong đó:
- Công ty Cổ phần vận
tải ô tô Vĩnh Phúc: hoạt động trên 06 tuyến VP-01, VP-03, VP-04, VP-05, VP-06
và VP-08.
- Công ty TNHH MTV vận
tải ô tô Vĩnh Phúc: hoạt động trên 02 tuyến VP-07, VP-09.
Mạng lưới VTHKCC bằng
xe buýt được khai thác tập trung bởi số lượng ít các doanh nghiệp có năng lực,
đảm bảo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành và nâng cao chất
lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.
I.3.5. Sản lượng VTHKCC bằng xe buýt
Năm 2019, sản lượng
VTHKCC bằng xe buýt đạt 3,49 triệu lượt hành khách, đáp ứng 0,44% nhu cầu đi
lại. So với năm 2010, sản lượng VTHKCC bằng xe buýt đã giảm 2,43 lần và liên
tục suy giảm trong giai đoạn 2014-2019, bình quân giảm 15,26%/năm.
Hình
1.3-3: Sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2010-2019
Một số tuyến sụt giảm
sản lượng mạnh như:
- Tuyến VP-08 giảm 3,4
lần so với năm 2010, giảm bình quân 22,56%/năm giai đoạn 2014-2019;
- Tuyến VP-01 giảm 4
lần so với năm 2010, giảm bình quân 18,78%/năm giai đoạn 2014-2019;
- Tuyến VP-06 giảm 2,08
lần so với năm 2010, giảm bình quân 18,45%/năm giai đoạn 2011-2019.
Bảng
1.3-1: Sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2010-2019
Tuyến
|
2010
|
2014
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
VP-01
|
2.920.930
|
2.112.018
|
1.828.180
|
1.293.273
|
997.289
|
919.871
|
730.975
|
VP-03
|
1.329.014
|
1.323.462
|
1.173.249
|
899.830
|
746.064
|
800.814
|
614.099
|
VP-04
|
700.906
|
685.310
|
538.377
|
441.630
|
345.600
|
352.459
|
347.346
|
VP-05
|
758.245
|
531.595
|
496.479
|
453.652
|
345.600
|
245.605
|
256.116
|
VP-06
|
475.972
|
835.224
|
785.679
|
746.436
|
716.437
|
267.870
|
228.535
|
VP-07
|
840.227
|
907.256
|
857.450
|
739.383
|
655.389
|
605.150
|
656.030
|
VP-08
|
695.710
|
759.764
|
701.794
|
612.880
|
446.091
|
298.923
|
202.383
|
VP-09
|
787.450
|
871.106
|
781.655
|
632.678
|
508.740
|
453.577
|
456.452
|
Tổng
|
8.510.464
|
8.027.749
|
7.164.878
|
5.821.778
|
4.763.227
|
3.946.287
|
3.493.955
|
Nguồn: Sở GTVT tỉnh
Vĩnh Phúc, 2020
Mặc dù hệ thống VTHKCC
bằng xe buýt đã được quan tâm: đầu tư đổi mới phương tiện, trợ giá hoạt động
VTHKCC bằng xe buýt,... tuy nhiên sản lượng liên tục suy giảm do một số nguyên
nhân chính như luồng tuyến chưa hợp lý, chưa kết nối được các khu vực phát sinh
thu hút như các khu đô thị mới, khu công nghiệp (phía Tây Bắc); thói quen đi
lại bằng phương tiện giao thông cá nhân của người dân (đặc biệt là xe máy do
khả năng lưu thông thuận tiện), điều kiện thời tiết, điều kiện tiếp cận hệ
thống VTHKCC bằng xe buýt còn bất cập,...
I.3.6. Vé, công tác trợ giá và các cơ chế chính sách hỗ trợ phát
triển hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Hiện nay, VTHKCC bằng
xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được hỗ trợ phát triển thông qua các hình
thức: hỗ trợ lãi suất vay đầu tư hệ thống KCHT phục vụ VTHKCC bằng xe buýt và
mua sắm mới phương tiện; cơ chế hỗ trợ chi phí cho hoạt động VTHKCC bằng xe
buýt (trợ giá) theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 21/8/2018 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc.
I.3.6.1. Các loại vé và giá vé
Hiện nay có 02 loại vé
trên tất cả các tuyến buýt:
- Vé lượt với mức giá
vé 7.000 đồng, 8.000 đồng và 10.000 đồng.
- Vé tháng: mới chỉ có
vé tháng một tuyến, với mức giá 150.000 đồng với đối tượng không ưu tiên và
120.000 đồng với đối tượng ưu tiên (người có công với cách mạng, người cao
tuổi, học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam).
Bảng
1.3-2: So sánh loại vé, mức giá vé, đối tượng ưu tiên tại một số tỉnh, thành
phố trên địa bàn cả nước
TT
|
Mức
giá vé
|
Vĩnh
Phúc
|
Hải
Phòng
|
Đà
Nẵng
|
Hà
Nội
|
Tp.
HCM
|
I
|
Vé lượt
|
|
|
|
|
|
1
|
Dưới 15 km
(đồng/vé/lượt)
|
7.000-10.000
đồng, không quy định theo khoảng cách
|
8.000
|
6.000
|
7.000
|
5.000
|
2
|
Từ 15 km đến dưới 25
km (đồng/vé/lượt)
|
12.000
|
6.000
|
7.000
|
6.000
|
3
|
Từ 25 km đến 30 km
(đồng/vé/lượt)
|
13.000
|
6.000
|
8.000
|
7.000
|
4
|
Từ 30 km đến 35 km
(đồng/vé/lượt)
|
13.000
|
6.000
|
9.000
|
7.000
|
5
|
Trên 35 km
(đồng/vé/lượt)
|
15.000
|
6.000
|
9.000
|
7.000
|
II
|
Vé tháng
|
|
|
|
|
Sử
dụng hình thức vé tập
|
1
|
Vé tháng 1 tuyến
|
Có
|
Có
|
Có
|
Có
|
-
|
Đối tượng không ưu
tiên
|
150.000
|
200.000-300.000
|
90.000
|
100.000
|
-
|
Đối tượng ưu tiên
|
120.000
|
Giảm
25%
|
45.000
|
50.000
|
2
|
Vé tháng liên tuyến
|
Không
|
Không
|
Có
|
Có
|
-
|
Đối tượng không ưu
tiên
|
-
|
-
|
90.000
|
200.000
|
-
|
Đối tượng ưu tiên
|
-
|
-
|
45.000
|
100.000
|
III
|
Đối tượng ưu tiên
|
|
|
|
|
|
1
|
Người khuyết tật nặng
và đặc biệt nặng
|
Miễn
phí
|
Miễn
phí
|
Miễn
phí
|
Miễn
phí
|
Miễn
phí
|
2
|
Trẻ em dưới 6 tuổi
|
Miễn
phí
|
Miễn
phí
|
Miễn
phí
|
Miễn
phí
|
Miễn
phí
|
3
|
Người có công với
cách mạng
|
Giảm
20%
|
Giảm
25%
|
Miễn
phí
|
Miễn
phí
|
Miễn
phí
|
4
|
Người cao tuổi
|
Giảm
20%
|
Giảm
25%
|
Giảm
50%
|
Miễn
phí
|
Miễn
phí
|
5
|
Học sinh, sinh viên
|
Giảm
20%
|
Giảm
25%
|
Giảm
50%
|
Giảm
50%
|
Giảm
40-60%
|
6
|
Hộ nghèo
|
Không
|
Không
|
Giảm
50%
|
Miễn
phí
|
Không
|
6
|
Công nhân các KCN
|
Không
|
Không
|
Giảm
50%
|
Giảm
50%
|
Không
|
7
|
Cán bộ, nhân viên mua
vé tháng theo hình thức tập thể
|
Không
|
Không
|
Không
|
Giảm
30%
|
Không
|
- Hải Phòng: theo
Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 20/8/2018.
- TP. Hà Nội: theo
Quyết định số 18/2014/QĐ-UBND , Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND .
- TP. Hồ Chí Minh:
theo Quyết định 20/2014 ngày 30/5/2014 và các văn bản điều chỉnh mức giá vé
của UBND thành phố.
- Đà Nẵng: theo Quyết
định số 4428/QĐ-UBND ngày 17/6/2015
|
Nguồn: Sở GTVT tỉnh
Vĩnh Phúc, thống kê Tư vấn, 2020
Theo bảng so sánh có
thể thấy, mức giá vé xe buýt Vĩnh Phúc còn tương đối cao so với mặt bằng chung
tại một số tỉnh, thành phố. Ngoài ra, việc không phân loại giá vé theo khoảng
cách cũng không phù hợp đối với hành khách (do hành khách đi xe buýt thường
xuyên có cự ly di chuyển thường dưới 10 km, tuy nhiên phải chi trả mức giá cao
so với quãng đường di chuyển).
Đối với vé tháng, hiện
nay chưa có loại vé tháng liên tuyến, mới chỉ có loại vé tháng 1 tuyến dẫn đến
chỉ thu hút được số lượng ít hành khách đi lại thường xuyên trên tuyến đó,
không hấp dẫn người dân sử dụng thường xuyên trên toàn mạng lưới do khi sử dụng
VTHKCC bằng xe buýt, đặc biệt đối với mạng lưới xe buýt như Vĩnh Phúc hiện nay,
hành khách thường phải chuyển từ 2 tuyến trở lên, khi đó chi phí sử dụng VTHKCC
bằng xe buýt tương đối cao so với các địa phương khác và cao hơn so với chi phí
sử dụng xe máy (tối thiểu 300.000 đồng đối với đối tượng không ưu tiên và
240.000 đồng đối với đối tượng ưu tiên). Bên cạnh đó, mức hỗ trợ đối với các
đối tượng ưu tiên còn khá thấp: mới chỉ giảm 20% cho học sinh, sinh viên, người
cao tuổi, người có công với cách mạng, so với một số địa phương khác có hệ
thống VTHKCC bằng xe buýt phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Đà
Nẵng, mức hỗ trợ và đối tượng ưu tiên còn rất hạn chế.
I.3.6.2. Công tác trợ giá và
cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc
Hoạt động VTHKCC bằng
xe buýt được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và phối hợp
chặt chẽ của các sở ngành, địa phương và đặc biệt là sự ủng hộ của người dân
trong tỉnh.
Giai đoạn 2010-2019:
Thực hiện theo Nghị quyết 12/2007/NQ-HĐND ngày 04/7/2007 của Hội đồng Nhân dân
tỉnh Vĩnh Phúc về việc đầu tư hạ tầng mạng lưới xe buýt và cơ chế hỗ trợ cho
vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh. Quyết định số
256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quy chế đấu
thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích. Quyết toán kinh phí hoạt động xe buýt theo thực tế, phần lỗ được bù
giá, hỗ trợ kinh phí.
Giai đoạn giữa năm 2019
đến nay các doanh nghiệp xe buýt đang hoạt động theo hình thức đấu thầu cung
cấp dịch vụ (giai đoạn 2019-2024) được hỗ trợ kinh phí hàng năm theo Quyết định
số 2246/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việt phê duyệt dự
toán chi phí cho 08 tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở để tổ
chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt. Hàng năm các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe buýt căn cứ hợp
đồng giao thầu được ký kết với Sở GTVT tổng hợp chi phí trình Sở GTVT quyết
toán kinh phí hoạt động. Sở GTVT có trách nhiệm trình UBND tỉnh phê duyệt quyết
toán kinh phí hoạt động xe buýt của năm. Giai đoạn này thực hiện dựa trên các
Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 21/8/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về ban
hành quy định về cơ chế hỗ trợ phát triển hoạt động vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 1208/QĐ-CT ngày
31/3/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật
áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc (theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ GTVT; Quyết định
số 3141/QĐ-UBND ngày 11/12/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt dự án
đầu tư phương tiện phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc).
Bảng
1.3-3: Kết quả đấu thầu và lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ VTHKCC bằng xe
buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong 05 năm
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT
|
Tên tuyến
|
Tổng chi phí
|
Doanh thu
|
Trợ giá
|
I
|
Đơn
vị trúng thầu: Công ty Cổ phần vận tải ô tô Vĩnh Phúc
|
1
|
VP-01:
Bồ Sao - KCN Quang Minh
|
106.571.754
|
71.157.707
|
35.414.047
|
2
|
VP-03:
Vĩnh Yên - Tam Sơn
|
54.959.844
|
25.147.710
|
29.812.134
|
3
|
VP-04:
Vĩnh Yên - Cao Đại
|
33.628.782
|
13.146.660
|
20.482.122
|
4
|
VP-05:
Vĩnh Yên - Vĩnh Thịnh
|
39.497.059
|
13.203.513
|
26.293.546
|
5
|
VP-06:
Vĩnh Yên - Quang Sơn
|
38.863.259
|
18.001.334
|
20.861.925
|
6
|
VP-08:
Phúc Yên - BX Vĩnh Tường
|
49.092.119
|
19.944.558
|
29.147.561
|
II
|
Đơn
vị trúng thầu: Công ty TNHH MTV Vận tải ô tô Vĩnh Phúc
|
1
|
VP-07:
Vĩnh Yên - Bồ Lý
|
45.978.677
|
18.643.815
|
27.334.862
|
2
|
VP-09:
Phúc Yên - Kim Xá
|
52.444.084
|
16.618.520
|
35.825.564
|
|
TỔNG CỘNG
|
421.035.578
|
195.863.817
|
225.171.761
|
Nguồn: Sở GTVT tỉnh
Vĩnh Phúc, 2020
Việc trợ giá đối với
hoạt động xe buýt là yếu tố hết sức quan trọng, góp phần giảm giá vé và nâng
cao chất lượng dịch vụ, thu hút người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.
Tuy nhiên, nếu so sánh với một số địa phương khác, mức trợ giá của buýt Vĩnh
Phúc vẫn còn tương đối thấp: bình quân khoảng 45 tỷ/năm/8 tuyến, so với thành
phố Đà Nẵng trợ giá 80 tỷ/năm/12 tuyến, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khoảng
1.300 tỷ/năm/100 tuyến.
Bên cạnh đó, theo Quyết
định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 21/8/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quy
định về cơ chế hỗ trợ phát triển hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ VTHKCC bằng
xe buýt được hỗ trợ lãi suất vay đầu tư hệ thống KCHT phục vụ VTHKCC bằng xe
buýt và mua sắm mới phương tiện VTHKCC bằng xe buýt với mức hỗ trợ bằng 80% lãi
suất vay trong hạn tại các tổ chức tín dụng.
Với cơ chế chính sách
trên, năm 2019, toàn bộ doanh nghiệp đã đầu tư mới 100% đoàn phương tiện đảm bảo
chất lượng phục vụ tốt.
I.3.7. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động VTHKCC bằng xe buýt
Hệ thống VTHKCC bằng xe
buýt hiện nay được quản lý bởi các Sở, ban ngành và doanh nghiệp kinh doanh vận
tải với các chức năng như sau:
- Sở GTVT: tổ chức kiểm
tra, giám sát quá trình hoạt động của các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách
bằng xe buýt theo nội dung được đấu thầu, đặt hàng; Tổ chức nghiệm thu kết quả
hoạt động trên tuyến để làm cơ sở tạm ứng và thanh toán cho các doanh nghiệp;
Quyết toán kinh phí của các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
trình Sở tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán. Hiện nay,
VTHKCC bằng xe buýt được quản lý trực tiếp bởi Phòng Quản lý vận tải trực thuộc
Sở GTVT, là đơn vị quản lý kiêm nhiệm, chưa có đơn vị chuyên trách như trung
tâm quản lý hoạt động VTHKCC, do đó việc giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ
xe buýt còn hạn chế.
Hình
1.3-4: Mô hình quản lý hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Vĩnh Phúc
Tại các địa phương có
hệ thống VTHKCC phát triển như TP. Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh (có trên 100
tuyến buýt), hay các thành phố có mạng lưới vừa và nhỏ như Hải Phòng (08
tuyến), Đà Nẵng (20 tuyến) đều thành lập trung tâm quản lý giao thông công cộng
trực thuộc Sở GTVT quản lý chuyên trách đối với hệ thống GTCC nói chung, trong
đó có VTHKCC bằng xe buýt.
*) Tại Hà Nội:
UBND thành phố Hà Nội
là cấp quyết định: Mô hình tổ chức, quản lý hoạt động VTHKCC; Quyết định hình
thức, giá vé xe buýt nội đô.
Sở GTVT Hà Nội và các
Sở, Ngành khác có liên quan là cơ quan tham mưu cho Thành phố về quản lý, hoạt
động VTHKCC; thẩm định các đề xuất liên quan đến cơ chế, chính sách liên quan
trước khi thành phố phê duyệt.
Trung tâm Quản lý và
Điều hành Giao thông đô thị là cơ quan trực thuộc Sở GTVT có chức năng quản lý
các hoạt động liên quan đến vận tải trong thành phố; trực tiếp chịu trách nhiệm
toàn bộ các khâu in ấn, phát hành các loại thẻ, vé xe buýt trên địa bàn Thành
phố; cấp phát cho các đơn vị vận tải; Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên
quan thực hiện công tác quyết toán chi phí VTHKCC.
Các Doanh nghiệp vận
tải (Tổng Công ty vận tải Hà Nội Transerco): Trực tiếp thực hiện việc phát hành
thẻ, bán tem vé tháng, vé lượt cho khách hàng theo Hợp đồng đặt hàng với Thành
phố (qua đại diện là TRAMOC).
Hình
1.3-5: Mô hình quản lý điều hành VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội
*) Tại Tp. Hồ Chí Minh
Trung tâm Quản lý giao
thông công cộng thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở GTVT theo Quyết định số
79/QĐ-UBND ngày 09/01/2018 của UBND Thành phố có chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Chức năng:
+ Quản lý hoạt động
VTHKCC trên địa bàn Thành phố (gồm các loại hình xe buýt, xe taxi, đường sắt đô
thị, xe điện, buýt đường thủy, xe đưa rước học sinh, sinh viên, công nhân...);
đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn do Giám đốc Sở GTVT giao hoặc
theo sự ủy quyền.
+ Tổ chức điều hành các
hoạt động VTHKCC theo đúng quy định; tuyên truyền, thông tin về hoạt động
VTHKCC; quản lý, điều phối, hướng dẫn và kiểm tra giám sát hoạt động khai thác,
chất lượng phục vụ VTHKCC. Quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống KCHT phục vụ
hoạt động VTHKCC (không bao gồm hệ thống KCHT đường sắt đô thị, buýt đường
thủy).
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng các đề án,
đề tài, kế hoạch phát triển VTHKCC hàng năm, 5 năm và dài hạn trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh và VTHKCC đến các tỉnh liền kề.
+ Xây dựng, tham mưu
chính sách về vốn, giá vé, cơ cấu vé, mức trợ giá, chi phí, cơ sở phân bổ
giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng. Tổ chức, quản lý hệ thống vé
VTHKCC đa phương thức trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
+ Chủ trì thực hiện trong
việc quản lý, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu thuộc hệ thống giao
thông công cộng thành phố bao gồm: dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe
buýt, xe buýt nhanh BRT, buýt đường thủy, đường sắt đô thị, taxi, xe khách
tuyến cố định, và các dữ liệu khác thuộc hệ thống giao thông công cộng; Phối
hợp với các cơ quan khác trong việc khai thác dữ liệu từ hệ thống đèn tín
hiệu giao thông, camera giám sát giao thông, dữ liệu thuộc hệ thống thẻ, vé
liên thông; dữ liệu từ các thiết bị ngoại vi khác liên quan tới hệ thống giao
thông thông minh (ITS) trên địa bàn Thành phố.
+ Tổ chức đấu thầu, đặt
hàng ký kết các hợp đồng với các đơn vị cung ứng dịch vụ trong hoạt động vận
tải hành khách công cộng và quản lý chất lượng dịch vụ theo các quy định của pháp
luật.
+ Làm đầu mối tiếp
nhận, kiểm tra và thanh quyết toán tiền trợ giá cho các doanh nghiệp vận
tải hoặc các đầu mối theo quy định. Xác nhận, tái xác nhận kết quả vận chuyển
các hoạt động vận chuyển, làm cơ sở cho báo cáo thống kê, thanh quyết toán trợ
giá. Đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải báo cáo quyết toán trợ giá
theo đúng thời gian quy định.
+ Quản lý, khai thác,
tổ chức duy tu bảo trì và sử dụng có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ
hoạt động vận tải hành khách công cộng, quản lý khai thác các bãi đậu xe theo
phân cấp của Sở Giao thông vận tải (không bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng
đường sắt đô thị và buýt đường thủy).
+ Tổ chức kiểm
tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng và xử lý vi phạm hợp đồng được ký kết
giữa Trung tâm và các doanh nghiệp vận tải theo quy định.
+ Làm chủ đầu tư
các dự án đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông công cộng (gồm các dự án
xây dựng mới; công tác duy tu, sửa chữa, cải tạo), các dự án đầu tư phương tiện
vận tải hành khách công cộng đường bộ, hệ thống công nghệ thông tin, trang
thiết bị cho hoạt động vận tải hành khách công cộng của Thành phố và các
dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý và phát triển
hệ thống giao thông công cộng.
+ Tiếp nhận, xử lý
hồ sơ cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải hành
khách đường bộ và một số loại giấy phép của hoạt động vận tải hành khách theo
phân cấp của Sở Giao thông vận tải.
+ Tổ chức khai
thác các nguồn thu từ hoạt động quản lý điều hành công cộng theo quy định gồm:
Nguồn thu từ hoạt động khai thác dịch vụ sự nghiệp; Nguồn thu từ hoạt động do
nhà nước đặt hàng đối với dịch vụ công; Nguồn thu phí và lệ phí được để
lại theo quy định; Nguồn thu từ các hoạt động khác (nếu có).
+ Quản lý tài chính và
tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của
pháp luật, tổ chức thu các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Quản
lý cán bộ, viên chức của đơn vị theo quy định hiện hành và phân cấp quản lý cán
bộ của Nhà nước, của Thành phố.
Như vậy có thể thấy, để
quản lý tốt chất lượng dịch vụ và đảm bảo sự phát triển VTHKCC bằng xe buýt đáp
ứng được các mục tiêu, yêu cầu đặt ra cần thiết thành lập trung tâm quản lý
VTHKCC chuyên trách hoạt động VTHKCC nói chung trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hoạt
động VTHKCC bằng xe buýt.
I.3.8. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Tiêu chuẩn đánh giá
nhân sự yêu cầu đối với việc tham gia hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể như sau:
a) Đối với nhân sự điều
hành và giám sát hoạt động trên tuyến
- Trình độ chuyên môn:
chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên
đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác.
- Kinh nghiệm: Tối
thiểu 01 năm kinh nghiệm liên tục tham gia công tác điều hành, giám sát trên
tuyến tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
b) Bộ phận quản lý,
theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
- Trình độ chuyên môn:
chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên
đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác.
- Kinh nghiệm: Tối
thiểu 01 năm kinh nghiệm liên tục tham gia công tác an ninh trật tự, an toàn
giao thông và xử lý sự cố tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô.
c) Lái xe
Lái xe phải đảm bảo có
sức khỏe (được cấp giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế), trình độ lái xe
(đáp ứng có bằng E còn hạn), được tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp
luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải (có
chứng chỉ, giấy chứng nhận).
d) Nhân viên phục vụ
trên xe
Nhân viên phục vụ trên
xe phải đảm bảo có sức khỏe (được cấp giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y
tế), tốt nghiệp THPT trở lên, được tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp
luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải (có
chứng chỉ, giấy chứng nhận).
Yêu cầu trong việc
tuyển dụng lao động trực tiếp phục vụ VTHKCC bằng xe buýt hiện nay khá đơn giản
do tính chất công việc. Trong quá trình làm việc, các lao động được doanh
nghiệp vận tải tiếp tục đào tạo các khóa căn bản, trong đó chú trọng các nội
dung gồm:
- Kiến thức về Luật
giao thông đường bộ.
- Cung cấp kiến thức về
xe buýt, mạng lưới tuyến, lộ trình tuyến, điểm đầu, cuối, dừng đỗ, trung
chuyển,… là những kiến thức chung về hoạt động vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt.
- Kỹ năng lái xe: Khái
quát về kỹ năng vận hành các loại xe buýt; cách sử dụng các phương tiện, thiết
bị điều hành và thông tin hành khách,…
- Những tác nghiệp cho
nhân viên phục vụ trên xe: Quy trình hoạt động của phương tiện hàng ngày; quy
trình bán vé, chốt đầu cuối cho nhân viên…
- Những yêu cầu công
việc và lỗi thường gặp khi tác nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay còn
thiếu chú trọng đến đào tạo nội dung chăm sóc hành khách, các hành vi và xử lý
tình huống phát sinh, cách lắng nghe và thái độ đối với hành khách, xử lý khi
phục vụ hành khách là người khuyết tật,... và việc giám sát những hành vi của
nhân viên phục vụ (camera trên phương tiện, tại các điểm dừng nhà chờ,..) còn
hạn chế, thiếu chế tài đủ mạnh để xử lý những trường hợp vi phạm quy chế phục
vụ hành khách dẫn đến trong thời gian qua đã có những trường hợp nhân viên phục
vụ có tác phong, thái độ phục vụ không đúng mực, ảnh hưởng đến hình ảnh xe buýt
Vĩnh Phúc.
Do đó, cần thiết phải
xây dựng một bộ hướng dẫn xử lý tình huống cho nhân viên lái xe, nhân viên bán
vé khi gặp các trường hợp phát sinh và các hướng dẫn này phải được hướng tới
với mục tiêu chăm sóc hành khách, coi hành khách là đối tượng trung tâm. Nội
dung đào tạo này cần được đưa vào ngay từ bước đào tạo cơ bản sau khi tuyển
dụng.
I.3.9. Điều tra xã hội học nhu cầu sử dụng vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt
Để phục vụ Đề án, Sở
GTVT, Viện Chiến lược và phát triển GTVT đã tiến hành khảo sát phỏng vấn người
dân về nhu cầu sử cũng như đánh giá chất lượng dịch vụ dụng VTHKCC bằng xe
buýt, thời gian từ tháng 5/2020 - tháng 6/2020
Nội dung khảo sát gồm:
- Khảo sát hành khách
trên phương tiện xe buýt: nhằm đánh giá số lượng hành khách trên các tuyến, đối
tượng thường sử dụng xe buýt (Mẫu phiếu khảo sát tại Phụ lục 4)
- Điều tra xã hội học
nhu cầu sử dụng và chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt nhằm đánh giá chất
lượng dịch vụ VTHKCC hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với quy mô 250 phiếu.
(Mẫu phiếu khảo sát tại Phụ lục 4)
Kết quả khảo sát như
sau:
- Đối tượng sử dụng
dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt
Theo kết quả khảo sát
trên 08 tuyến, đối tượng sử dụng xe buýt hiện nay chủ yếu là học sinh, sinh
viên với tỷ lệ 51,7%. Các đối tượng tiềm năng khác như công nhân, nhân viên văn
phòng chiếm tỷ lệ còn thấp, lần lượt đạt 11,6% và 9,8%. Cụ thể như sau:
- Mục đích chuyến đi:
Kết quả khảo sát hành
khách sử dụng xe buýt cho thấy, mục đích đi học, đi làm là những mục đích
chính, tập trung vào nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng xe buýt như học sinh,
công nhân. Cụ thể:
- Nhu cầu sử dụng xe
buýt đối với từng nhóm đối tượng:
Nhóm nghiên cứu đã tiến
hành khảo sát với số lượng 250 phiếu, trong đó tỷ lệ từng nhóm đối tượng và nhu
cầu sử dụng VTHKCC bằng xe buýt như sau:
TT
|
Đối
tượng
|
Tỷ
lệ
|
Nhu
cầu sử dụng
|
1
|
Học sinh, sinh viên
|
36,8%
|
78,3%
|
2
|
Nhân viên văn phòng,
cán bộ công nhân viên
|
12,8%
|
43,8%
|
3
|
Kinh doanh, buôn bán
|
8,4%
|
33,3%
|
4
|
Công nhân
|
25,2%
|
84,1%
|
5
|
Lao động tự do
|
10,0%
|
24,0%
|
6
|
Khác
|
6,8%
|
23,5%
|
Kết quả khảo sát cho
thấy, nhu cầu sử dụng xe buýt đối với học sinh, sinh viên và công nhân là rất
cao, do đó cần chú trọng đến nhóm đối tượng này khi thực hiện các giải pháp
nâng cao chất lượng VTHKCC bằng xe buýt.
- Đánh giá chất lượng
dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tỉnh Vĩnh Phúc:
Được thực hiện đánh giá
với 250 phiếu, theo 08 tiêu chí gồm: thông tin xe buýt, tần suất chạy xe, thái
độ nhân viên phục vụ, chất lượng phương tiện, tiện nghi tại nhà chờ, tiếp cận
điểm dừng nhà chờ, tính hợp lý của mạng lưới tuyến và an ninh, an toàn theo
thang điểm 10 tương ứng với các mức: Rất kém (<3 điểm), kém (3-5 điểm),
trung bình (5-7 điểm), khá (7-9 điểm) và tốt (>9 điểm). Kết quả đánh giá
chất lượng theo các tiêu chí như sau:
Kết quả khảo sát cho
thấy, chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt nói chung đạt mức trung bình với
5,7/10 điểm; trong đó chỉ có chất lượng phương tiện xe buýt đạt được loại khá
với bình quân điểm số 7,3/10 điểm. Các tiêu chí khác mới chỉ ở mức trung bình,
đặc biệt tiêu chí về thái độ nhân viên và thông tin xe buýt ở mức kém (4,8/10
điểm). Thống kê đánh giá chung về chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tỉnh
Vĩnh Phúc như sau:
- Những vấn đề cần cải
thiện đối với hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tỉnh Vĩnh Phúc:
Khảo sát ý kiến người
dân đối với vấn đề của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy
những vấn đề chính cần cải thiện đó là thái độ nhân viên phục vụ và tăng cường
cung cấp thông tin cho người dân về dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt (thông qua các
phần mềm di động, trên trang web, truyền thông,..). Kết quả cụ thể như sau:
TT
|
Vấn
đề cần cải thiện
|
Tỷ
lệ đồng ý
|
-
|
Cải thiện giá vé phù
hợp
|
76,8%
|
-
|
Cải thiện thái độ
nhân viên phục vụ
|
94,8%
|
-
|
Cải thiện chất lượng
phương tiện
|
59,2%
|
-
|
Bố trí điểm dừng, nhà
chờ hợp lý, bổ sung điểm dừng, nhà chờ tại các khu công nghiệp, khu dân cư
|
88%
|
-
|
Tăng cường cung cấp
thông tin thông qua các phần mềm trên thiết bị di động, trên trang web
|
92,8%
|
-
|
Tăng tần suất phục vụ
|
74,4%
|
-
|
Điều chỉnh mạng lưới
tuyến
|
67,2%
|
Tổng hợp kết quả khảo sát:
Từ kết quả khảo sát cho
thấy những vấn đề chính sau đây:
- Đối tượng có nhu cầu
sử dụng dịch vụ xe buýt nhiều nhất và thường xuyên tập trung chủ yếu vào nhóm
đối tượng là học sinh, sinh viên và công nhân tại các khu công nghiệp, do đó
cần nghiên cứu mạng lưới tuyến phù hợp, các giải pháp, cơ chế chính sách ưu đãi
để thu hút hơn nữa những nhóm đối tượng này.
- Chất lượng dịch vụ
VTHKCC bằng xe buýt Vĩnh Phúc còn tồn tại nhiều hạn chế, mới chỉ ở mức trung
bình, trong đó cần cải thiện các vấn đề liên quan đến bố trí mạng lưới, cải thiện
tiếp cận của người dân, nâng cao chất lượng KCHT, thái độ nhân viên phục vụ và
cung cấp thông tin cho người sử dụng. Kinh nghiệm thế giới nâng cao chất lượng
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
I.3.10. Kinh nghiệm một số thành phố trên thế giới
Các quốc gia có hệ
thống giao thông công cộng phát triển như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Quốc... đều đã ban hành những tiêu chuẩn riêng cho VTHKCC. Để nâng cao chất
lượng VTHKCC, trong đó có VTHKCC bằng xe buýt, nhiều quốc gia trên thế giới có
các giải pháp nâng cao chất lượng VTHKCC bằng việc ban hành tiêu chuẩn, tăng
tính kết nối của mạng lưới xe buýt, nâng cao chất lượng quản lý giao thông và
cung cấp thông tin,... cụ thể:
a) Giải pháp tăng cường
tính kết nối mạng lưới tuyến
- Tại Pháp: xây
dựng hệ thống xe buýt phối hợp với mạng lưới tàu điện ngầm liên kết nhanh chóng
giữa các trung tâm với nhau và giữa các trung tâm với vùng ngoại ô. Phát triển
và cải thiện GTCC liên kết với các khu vực vệ tinh. Phát triển mạng lưới đường
vòng, liên kết các nhà ga với các trung tâm thương mại lớn.
- Tại Seoul - Hàn
Quốc: phát triển mạng lưới tuyến theo cơ cấu trục - nhánh với sự phân chia
chức năng rõ ràng, được nhận dạng thông qua màu sắc của xe buýt hoạt động trên
đó. Nhiều trạm trung chuyển được thiết lập để giảm số lượng xe buýt đi vào
trung tâm gây tắc nghẽn. Các điểm dừng xe buýt được bố trí gần các trạm Subway
để giảm thời gian chuyển phương tiện cho hành khách. Đường dành riêng cho xe
buýt được thiết lập ở giữa làm tốc độ trung bình xe buýt tăng. Mạng lưới xe
buýt được chia thành 4 loại cụ thể:
+ Trunk lines - Xe buýt
màu xanh dương: có lộ trình đi từ vùng ngoại thành vào nội thành, qua các đường
phố chính.
+ Inter-regional Lines -
Xe buýt màu đỏ: là xe buýt đặc biệt, có lộ trình đi từ trung tâm TP. Seoul đến
các vùng lân cận.
+ Feeder lines - Xe
buýt màu xanh lá: có lộ trình đi từ những điểm gần nhà đến tàu điện ngầm hoặc
bến xe.
+ Circular Lines - Xe
buýt màu vàng: Có lộ trình vòng quanh Seoul và dừng lại tại các trung tâm mua
sắm, địa điểm du lịch, ga tàu điện ngầm, mỗi tuyến chỉ hoạt động trong phạm vi
một quận nhất định.
- Tại Bắc Kinh -
Trung Quốc: Bắc Kinh xây dựng mô hình phân bố các tuyến VTHKCC từ vành đai
1 đến vành đai 4 bao quanh trung tâm thành phố cùng với những tuyến nhánh nối
tâm, xuyên tâm và các tuyến chính hướng tâm nối giữa các khu vực phụ cận với
khu vực trung tâm. Các tuyến buýt được thiết kế và phân bố hợp lý với sự phân
vùng hoạt động được nhận dạng thông qua số hiệu tuyến.
- Tại New York - Mỹ:
Bố trí triển khai các bãi giữ xe trong ngày Park and Ride - người từ ngoài
thành phố có thể gửi xe tại các bãi này, lên phương tiện vận tải công cộng vào
thành phố.
b) Giải pháp nâng cao
quản lý giao thông và cung cấp thông tin
- Tại Seoul - Hàn
Quốc: Quản lý hoạt động xe buýt được thực hiện bởi Trung tâm dịch vụ thông
tin và điều hành vận tải Seoul (TOPIS) thu thập thông tin nhờ 2 hệ thống: hệ
thống vận chuyển thông minh và hệ thống định vị toàn cầu. Các kỹ thuật này sẽ
xác định vị trí xe, điều khiển lịch trình, cung cấp thông tin về xe cho hành
khách thông qua hệ thống internet, di động và PDA. TOPIS xác định lưu lượng
giao thông, các tuyến đường bị tắc nghẽn và thông tin thời gian thực cho hành
khách, lái xe và công ty vận hành buýt giúp tăng hiệu quả tối đa cho việc vận
hành đúng lịch trình cũng như cung cấp các thông tin nhằm xây dựng các chính
sách thích hợp.
- Tại Bắc Kinh - Trung
Quốc: Bắc Kinh đã ban hành tiêu chuẩn ITS - ứng dụng hệ thống giao thông thông
minh vào trong hoạt động quản lý GTVT của thành phố. ITS đã giúp phân luồng
giao thông hợp lý, giảm thiểu cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông, đồng thời
cung cấp số liệu cần thiết cho việc hoạch định chiến lược phát triển dài hạn
GTCC đảm bảo tính hiệu quả, thuận tiện và an toàn, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
c) Giải pháp nâng cao
chất lượng phương tiện xe buýt
- Tại Pháp:
khuyến khích các loại xe sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.
- Tại Seoul - Hàn
Quốc: lắp các bộ lọc Diesel ở hầu hết các xe, đưa vào sử dụng buýt sàn
thấp, buýt khớp nối, buýt CNG và buýt điện nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng
cho hành khách và giảm ô nhiễm môi trường.
d) Giải pháp nâng cao
chất lượng kết cấu hạ tầng
- Tại Nhật Bản:
trạm nghỉ, điểm đầu cuối, điểm trung chuyển bố trí tại các địa điểm thuận lợi,
đóng vai trò trung chuyển, nằm gần trục đường quốc lộ, có bãi đỗ xe, điện thoại
24/24. Tại đây, hành khách có thể nghỉ ngơi, mua sắm, tra cứu các thông tin du
lịch, giao thông...
e) Các giải pháp khác
- Các giải pháp nâng
cao chất lượng hệ thống vé: Tại Seoul - Hàn Quốc, hệ thống vé phải tích hợp hệ thống
cả dịch vụ buýt và đường sắt. Hành khách có thể lựa chọn trả bằng Card thông
minh hoặc tiền mặt. Vé tính theo khoảng cách với vé cơ sở đến 10 km, cho phép
chuyển phương tiện miễn phí 5 lần trong vòng 30 phút (60 phút trong khoảng thời
gian từ 21h đến 7h sáng hôm sau). Chính nhờ yếu tố này mà số lượng hành khách
đi xe buýt tăng lên đáng kể.
- Giải pháp về nâng cao
an toàn, an ninh: Tại
Paris - Pháp, nâng cao an toàn an ninh công cộng và giảm tội phạm trên hệ thống
vận tải công cộng bằng cách sử dụng video giám sát. Còn tại New York - Mỹ, lực
lượng cảnh sát riêng trực thuộc MTA - cơ quan quản lý giao thông thành phố đảm
bảo an ninh cho các hệ thống giao thông công cộng.
I.3.11. Bài học kinh nghiệm
Từ những tiêu chí đánh
giá và các giải pháp nâng cao chất lượng VTHKCC bằng xe buýt tại một số thành
phố trên thế giới có thể rút ra một số bài học phù hợp với tỉnh Vĩnh Phúc như
sau:
- Hợp lý hóa quy hoạch
phát triển không gian đô thị và hệ thống giao thông công cộng. Xây dựng hợp lý
mạng lưới, đảm bảo tính kết nối giữa các khu vực; kết nối giữa các tuyến VTHKCC
bằng xe buýt hiện tại và giữa các mạng lưới VTHKCC bằng các phương thức khác
nhau trong tương lai.
- Thiết lập mạng lưới
tuyến VTHKCC với sự phân cấp chức năng hoạt động rõ ràng đối với từng phương
thức VTHKCC. Xác định rõ vai trò, chức năng của VTHKCC bằng xe buýt trong hệ
thống.
- Xây dựng cơ quan tổ
chức quản lý và điều hành hoạt động VTHKCC đối với nguồn nhân lực chất lượng,
cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng vai trò và chức năng của mình.
- Ứng dụng hệ thống
thông minh, công nghệ tiên tiến trong khai thác, quản lý và điều hành hoạt động
VTHKCC. Ứng dụng khoa học công nghệ trong cung cấp thông tin cho hành khách.
- Phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đô thị đồng bộ và tương thích. Bố trí triển khai các bãi giữ xe
tại các điểm đầu cuối và trạm trung chuyển để đảm bảo tiện lợi cho việc trung
chuyển từ phương tiện cá nhân sang xe buýt.
- Ứng dụng vé thông
minh trong VTHKCC bằng xe buýt. Vé thông minh có thể tích hợp chi trả các dịch
vụ khác nhau không chỉ với xe buýt mà còn với các hình thức VTHKCC khác hoặc
trong thanh toán khi mua sắm...
- Lắp camera an ninh
tại các điểm trung chuyển, điểm đầu cuối, những điểm nóng xảy ra tình trạng mất
trật tự về an ninh, trên xe buýt, xây dựng lực lượng bảo vệ thường trực tại các
điểm nóng.
I.4.1. Phương pháp dự báo
Quy trình phương pháp
dự báo “4 bước”, cụ thể:
B1: Phát sinh và thu
hút chuyến đi (Trip generation): xác định số lượng các chuyến đi phát sinh
và thu hút theo từng khu vực phân tích;
B2: Phân bổ chuyến đi
(Trip distribution): xác định số lượng chuyến đi thực hiện giữa các khu
vực phân tích;
B3: Phân chia phương
thức (Model split): xác định số lượng chuyến đi thực hiện bằng các
phương thức vận tải khác nhau giữa các khu vực;
B4: Phân bổ mạng lưới
(Traffic assignment): xác định tuyến đường được sử dụng với mỗi phương thức vận
tải.
Hình
1.4-1: Sơ đồ mô hình 4 bước
a. Mô hình phát sinh
thu hút chuyến đi
Dự báo số lượng chuyến
đi phát sinh từ các ô giao thông trong vùng quy hoạch tại một thời điểm trong
tương lai. Dựa trên các số liệu khảo sát theo dãy số thời gian, người ta xây
dựng mô hình hồi quy tuyến tính để tính toán xác định hàm xu thế phát triển của
đối tượng trong quá khứ và hiện tại để ngoại suy cho tương lai. Mô hình hồi quy
tuyến tính được khai triển như sau:
Phát sinh:
|
|
Thu hút:
|
|
Trong đó:
Xki : Biến số giải thích
của vùng i
Xki : Dân số/ Số lượng
người lao động/Học sinh, sinh viên,...
ak , bk : Là tham số
C,D: Là hằng số
b. Mô hình phân bổ
chuyến đi
Dự báo số lượng chuyến
đi Qij giữa 2 khu vực I và J, trong đó I là khu vực phát sinh, J là khu vực thu
hút. Mô hình phân bố chuyến đi có 2 loại là nội vùng và liên vùng.
Mô hình chuyến đi nội
vùng:
Tii
= lii . Gi . Ai
Trong đó: Tii:
Số lượng chuyến đi nội vùng của khu vực i.
lii:
Tỷ lệ chuyến đi nội vùng của khu vực i.
Mô hình chuyến đi liên
vùng:
Áp dụng mô hình lực hấp
dẫn để tính số lượng chuyến đi liên vùng:
(i ≠ j)
Trong đó: Tij:
Số lượng chuyến đi liên vùng giữa khu vực i và j.
dij:
Tác nhân cản trở giữa khu vực i và j.
K,α,β,γ:
Tham số.
c. Mô hình phân chia
phương thức
Dự báo tỷ lệ đảm nhận
phương thức vận tải trong quan hệ giao thông giữa ô i và ô j của khu vực quy
hoạch. Dùng mô hình hàm thỏa dụng để dự báo. Các phương thức vận tải chia thành
6 nhóm: đi bộ, xe đạp, xe mô tô và xe gắn máy 2-3 bánh, xe con, xe bus và xe
tải. Số lượng chuyến đi bộ được ước tính bằng hàm bậc thang theo cự ly liên vùng.
Sau đó 5 phương thức còn lại áp dụng hàm số Logit theo chi phí đi lại giữa các
khu vực.
Trong đó:
: Xác suất lựa chọn phương thức m
giữa khu vực i và j.
: Chi phí tổng quát của phương thức
m giữa khu vực i và j.
: Thời gian đi lại bằng phương thức
m giữa khu vực I và j.
VT m: Giá
trị thời gian của người sử dụng phương thức m.
VCm: Chi phí
vận hành phương thức m (đối với xe bus là giá vé).
PCm: Chi phí
đậu xe của phương thức m.
OPm: Hệ số
chuyên chở trung bình của phương thức m.
α,β: Tham số.
d. Mô hình phân bổ giao
thông:
Dự báo số lượng chuyến
đi thực hiện trên từng tuyến giao thông trong mạng lưới giao thông.
I.4.2. Cơ sở dữ liệu dự báo
a) Cơ sở dự báo
Các chiến lược, quy
hoạch có liên quan đến phát triển giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc gồm:
- Điều chỉnh Chiến lược
phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013;
- Chiến lược phát triển
giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015;
- Chiến lược phát triển
giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 8/7/2011;
- Điều chỉnh Quy hoạch
phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 356/QĐ-TTg ngày
25/2/2013;
- Quy hoạch phát triển
mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016;
- Điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015;
- Điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030 được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số
1071/QĐ-TTg ngày 24/4/2013.
- Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
198/QĐ-TTg ngày 25/01/2014;
- Điều chỉnh Quy hoạch
phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
2053/QĐ-TTg ngày 23/11/2015;
- Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/1/2012;
- Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được
UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 3779/QĐ-CT ngày 16/12/2010;
- Quy hoạch xây dựng
vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh Vĩnh
Phúc phê duyệt tại Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 20/9/2011;
- Quy hoạch chung xây
dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày
26/10/2011;
- Quy hoạch xây dựng
vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số
2284/QĐ-UBND ngày 22/8/2014;
- Quy hoạch xây dựng
vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số
2285/QĐ-UBND ngày 22/8/2014;
- Quy hoạch xây dựng
vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số
2286/QĐ-UBND ngày 22/8/2014;
- Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được UBND tỉnh
Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 1335/QĐ-UBND ngày 6/6/2011;
- Điều chỉnh Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) tỉnh
Vĩnh Phúc được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc thông qua tại Nghị quyết số
33/NQ-HĐND ngày 21/7/2016;
- Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được UBND tỉnh
Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 1335/QĐ-UBND ngày 6/6/2011;
- Đề án phát triển GTNT
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017 - 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND ngày 12/10/2016;
- Quy hoạch phát triển
nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại
Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 18/1/2012;
- Điều chỉnh Quy hoạch
chung xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016;
- Đề án phát triển kinh
tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 theo hướng phát triển bền vững
nâng cao chất lượng tăng trưởng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
1448/QĐ-UBND ngày 18/6/2020;
- Các chiến lược, quy
hoạch khác có liên quan.
b. Dữ liệu dự báo
- Theo Quyết định số
1448/QĐ-UBND ngày 18/6/2020 của UBND tỉnh phê duyệt đề án phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 theo hướng phát triển bền vững nâng cao
chất lượng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn
2021-2025 phấn đấu đạt 9,5-10%
- Dự báo dân số tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2025 đạt 1,15 triệu người.
- Chuỗi số liệu tăng
trưởng dân số giai đoạn 2010-2019.
- Chuỗi số liệu tăng
trưởng GRDP giai đoạn 2010-2019.
- Chuỗi số liệu tăng
trưởng ô tô, xe máy giai đoạn 2010-2019.
- Kết quả dữ liệu khảo
sát nhu cầu đi lại của người dân phục vụ Dự án “Quy hoạch phát triển hệ thống
GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
I.4.3. Kết quả dự báo
I.4.3.1. Đánh giá nhu cầu đi
lại
Nhu cầu đi lại của
người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tập trung lớn tại Thành phố Vĩnh Yên,
Phúc Yên và khu vực trung tâm các huyện trên địa bàn tỉnh, nơi có mật độ dân cư
cao, tập trung các đơn vị hành chính, khu cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất.
Theo kết quả điều tra khảo sát mẫu kết hợp tham khảo các nghiên cứu trước đây
về nhu cầu đi lại của người dân tỉnh Vĩnh Phúc, đánh giá năm 2019, hệ số đi lại
bình quân của người dân đạt 1,96 chuyến đi/người/ngày đêm.
Năm 2019, tổng nhu cầu
đi lại của người dân khoảng 2,17 triệu chuyến đi/ngày đêm. Trong đó, vận tải cá
nhân (xe máy, ô tô con,…) vẫn là các loại hình chủ đạo, đảm nhận 97,43%.
I.4.3.2. Dự báo nhu cầu đi lại
Dân số tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2019 là 1,11 triệu người, trong những năm qua phát triển khá nhanh với tỉ
lệ tăng cơ học cao. Số liệu dự báo có tính đến tác động lớn của tăng trưởng cơ
học được thể hiện trong “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050” và “Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. Kết quả dự báo dân số tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2025 như sau:
Bảng
1.4-1:
Dự báo dân số tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025
Năm
|
Dân
số (Nghìn người)
|
Tăng
trưởng bình quân
|
2017
|
1,07
|
-
|
2019
|
1,11
|
1,05%
|
2025
|
1,15
|
0,73%
|
Bảng
1.4-2: Dự báo nhu cầu đi lại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Khu
vực
|
2019
|
2025
|
Dân số (triệu người)
|
1,11
|
1,15
|
Hệ số đi lại bình
quân (chuyến đi/người/ngày đêm)
|
1,96
|
2,20
|
Tổng
chuyến đi (triệu chuyến/ngày đêm)
|
2,17
|
2,53
|
Đến năm 2025, dân số
tỉnh Vĩnh Phúc đạt 1,15 triệu người, hệ số đi lại bình quân của người dân
khoảng 2,20 chuyến đi/người/ngày đêm, tổng số chuyến đi đạt 2,53 triệu chuyến
đi/ngày đêm, tương ứng với 923,45 triệu chuyến đi vào năm 2025.
I.4.3.3. Dự báo chỉ tiêu đảm
nhận của các phương thức vận tải hành khách năm 2030
Hiện nay, VTHKCC chiếm
thị phần khá thấp trong cơ cấu đi lại của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc, mới chỉ chiếm 2,57% nhu cầu đi lại, trong đó xe buýt chỉ chiếm 0,44%. Do
đó, kịch bản khả thi hiện nay đối với việc phát triển VTHKCC, với các giải pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút người dân sử dụng và phát triển mạng lưới
tuyến đến năm 2025, đề xuất kịch bản phát triển như sau:
Bảng 1.4-3: Kịch bản phát
triển vận tải hành khách công cộng đến năm 2025
TT
|
Phương
thức
|
2019
|
2025
|
Chuyến
đi/ ngày đêm
|
Thị
phần
|
Chuyến
đi/ ngày đêm
|
Thị
phần
|
I
|
VTHKCC
|
56.000
|
2,57%
|
98.598
|
3,90%
|
1
|
Xe buýt
|
9.562
|
0,44%
|
28.940
|
1,14%
|
2
|
Taxi
|
39.726
|
1,83%
|
59.589
|
2,36%
|
3
|
Xe hợp đồng
|
3.370
|
0,15%
|
5.055
|
0,20%
|
4
|
Xe liên tỉnh theo
tuyến cố định
|
3.342
|
0,15%
|
5.014
|
0,20%
|
II
|
Vận tải cá nhân
|
2.114.000
|
97,43%
|
2.383.849
|
96,10%
|
|
Tổng cộng
|
2.170.000
|
100%
|
2.530.000
|
100%
|
Theo đó, đến năm 2025,
hệ thống VTHKCC đạt 98.598 lượt HK/ngày đêm, tương ứng với 35,98 triệu lượt
HK/năm (gấp 1,76 lần so với năm 2019), đáp ứng được 3,90% nhu cầu đi lại. Trong
đó VTHKCC bằng xe buýt đạt 10,56 triệu lượt HK/năm (gấp 3,02 lần năm 2019), đáp
ứng được 1,14% nhu cầu đi lại.
II.1.1. Quan điểm
- Tăng thị phần đảm
nhận của VTHKCC bằng xe buýt, góp phần giải quyết nhu cầu đi lại của người dân.
- Tăng
độ bao phủ mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt đảm bảo bao phủ các khu vực có nhu
cầu.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý, điều hành và nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.
- Tăng
cường hiệu quả khai thác phương tiện xe buýt trên toàn mạng lưới nhằm giảm chi
phí hoạt động.
- Phát
huy vài trò của VTHKCC bằng xe buýt trong việc giải quyết nhu cầu đi lại của
người dân, học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp và các đối tượng
khác, làm cơ sở hạn chế xe hợp đồng tự phát.
- Nâng
cao chất lượng VTHKCC bằng xe buýt thông qua việc tăng cường trợ giá cho hoạt
động VTHKCC bằng xe buýt và mở rộng đối tượng được ưu tiên, điều chỉnh thời
gian hoạt động, tăng tần suất phù hợp với đặc điểm từng nhóm đối tượng phục vụ
trên tuyến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ.
- Tăng
cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho hành khách và phương tiện
xe buýt.
II.1.2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao chất lượng
vận tải hành khách công cộng tạo thói quen sử dụng phương tiện vận tải công
cộng để đi lại của người tham gia giao thông, góp phần giảm lưu lượng xe cá
nhân lưu thông trên đường bộ, giảm nguy cơ ùn tắc giao thông trong đô thị, góp
phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Xây dựng và duy trì
mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng đồng bộ, tương thích, kết nối hài
hòa với các loại hình vận tải khác; phủ kín các khu vực quan trọng bảo đảm cho
tiếp cận tới mọi đối tượng tham gia giao thông: khu vực đô thị, khu kinh tế,
khu du lịch, nhà ga, bến xe, bến cảng, sân bay và các thị trấn, thị tứ trên địa
bàn tỉnh.
- Phát triển phương
tiện bảo đảm tiêu chuẩn, chủng loại, có sức chuyên chở phù hợp, hoạt động an
toàn, thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển hệ thống
giao thông vận tải đô thị bền vững, phù hợp với tầm nhìn phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn mới.
b) Mục tiêu cụ thể
*) Đến năm 2025:
- Đảm bảo mật độ bao
phủ mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt đạt tiêu chí tối thiểu 50% người dân trên
toàn tỉnh và 70% người dân trong khu vực đô thị trung tâm tiếp dưới 500 m2.
- Thị phần đảm nhận
VTHKCC toàn tỉnh đạt khoảng 4% nhu cầu đi lại, trong khu vực đô thị trung tâm
đạt khoảng 8-10% nhu cầu đi lại.
*) Định hướng sau năm
2025
- Tỷ lệ vận tải hành
khách công cộng tối thiểu đạt 15%, góp phần đưa đô thị Vĩnh Phúc đạt tiêu chí
đô thị loại I.
- Đảm bảo mạng lưới
tuyến kết nối đến 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn, tối thiểu 70% người
dân trên toàn tỉnh và 80% người dân trong khu vực đô thị trung tâm tiếp cận hệ
thống VTHKCC bằng xe buýt dưới 500 m.
- Đảm bảo kết nối tốt
với các loại hình giao thông công cộng khác và giao thông cá nhân.
- Phát triển đoàn
phương tiện hiện đại, trong đó phát triển phương tiện xe buýt sử dụng năng
lượng sạch (nhiên liệu CNG, LPG, năng lượng điện,...) chiếm 10-20% đoàn phương
tiện.
II.2.1. Nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng và mạng lưới
tuyến
1. Mở rộng và phát
triển mạng lưới tuyến lên 16 tuyến đảm bảo phát triển đồng bộ các tuyến xe buýt
xuyên tâm, xe buýt vành đai, thực hiện chức năng gom khách vào các khu công
nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh như: KCN Bá Thiện 1, Bá Thiện 2, KCN Bình
Xuyên, KCN Thăng Long 3,…, xe buýt chuyên chở học sinh, sinh viên,...
Nhu cầu sử dụng VTHKCC
bằng xe buýt đối với học sinh, sinh viên và công nhân các khu công nghiệp rất
lớn 3.
Do đó cần nghiên cứu bổ sung, bố trí mạng lưới tuyến tăng cường tiếp cận tới
các KCN, trường học trên địa bàn tỉnh.
Đề xuất mở mới 08 tuyến
buýt với lộ trình đến năm 2025 như sau:
*)Mở mới 05 tuyến buýt
kế cận kết nối các tỉnh, thành phố lân cận
- Mở mới 02 tuyến kết
nối với thành phố Hà Nội
+ Kết nối với TX. Sơn
Tây: Tuyến Vĩnh Yên - Sơn Tây (VP-15), dài: 30 km; Lộ trình: Bến xe Vĩnh Yên -
Hợp Thịnh - QL.2C - TT. Vĩnh Tường - Cầu Vĩnh Thịnh - TX. Sơn Tây.
+ Kết nối với Sóc Sơn:
Tuyến Tây Thiên - Sóc Sơn (VP-16), dài khoảng 40 km; Lộ trình: KDL Tây Thiên
(theo tuyến đường quy hoạch ven chân núi Tam Đảo) - ĐT.301 - KDL Đại Lải -
đường Quy hoạch kết nối CHKQT Nội Bài đến Đại Lải - Sóc Sơn. Nghiên cứu kéo dài
tuyến đến huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).
- Mở mới 01 tuyến kết
nối với tỉnh Phú Thọ (Việt Trì): Tuyến Vĩnh Yên - Việt Trì (VP-13) dài 35 km;
Lộ trình: Bến xe Vĩnh Yên - QL.2 - TP. Việt Trì.
- Mở mới 01 tuyến kết
nối với tỉnh Tuyên Quang (Sơn Dương): Tuyến BX. Vĩnh Tường - Sơn Dương (VP-11):
BX. Vĩnh Tường - QL.2 - ĐT.306 - ĐT.307 - ven Sông Lô - Sơn Dương.
- Mở mới 01 tuyến kết
nối với tỉnh Thái Nguyên (TP. Sông Công): Tuyến BX. Vĩnh Yên - TP. Sông Công
(VP-17), dài 45 km: BX. Vĩnh Yên - siêu thị Big C - QL.2 - ĐT.305B - ĐT.302 -
ĐT.302B - nút giao KCN Bá Thiện - ĐT.310 - ĐT. 301 - Ngọc Thanh - xã Thành Công
- xã Minh Đức (H. Phổ Yên) - Vinh Sơn - TP. Sông Công (Thái Nguyên).
*) Mở mới 03 tuyến buýt
nội tỉnh
- Tuyến Lập Thạch -
Phúc Yên (Nam Viêm) (VP-10); Cự ly: 50 km; Hành trình: BX. Lập Thạch - ĐT.307 -
thị trấn Hoa Sơn - QL.2C - cầu Liễn Sơn - đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh - giao Hợp
Châu Đồng Tĩnh với QL.2B - ĐT.310 - KCN Bá Thiện 2 - ĐT.310B - KCN Thăng Long -
KCN Bình Xuyên - ngã 5 giao Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Tất Thành (qua Bình Xuyên
- Phúc Yên) - BX. Phúc Yên (Nam Viêm).
- Tuyến Vĩnh Yên - Đức
Bác (VP-12); Cự ly: 40 km; Hành trình: BX. Vĩnh Yên - đường Nguyễn Tất Thành -
QL.2B - ĐT.310 - QL.2C - cầu Bì La - TT. Lập Thạch - ĐT.306 - xã Đức Bác.
- Tuyến Vĩnh Thịnh -
Phúc Yên (VP-14); Cự ly: 40 km; Hành trình: Cầu Vĩnh Thịnh - Đê Bối - Đại Tự -
Liên châu - Hồng Châu - Trung Kiên - Yên Phương - Nguyệt Đức - Văn Tiến - Phú
Xuân - Đạo Đức - QL.2 - ĐT.310B - Nguyễn Tất Thành - BX. Phúc Yên.
Lộ trình mở các tuyến
xe buýt mới:
TT
|
Số
hiệu
|
Tuyến
xe buýt
|
Dự
kiến thời gian mở tuyến
|
1
|
VP-10
|
BX Lập Thạch - Phúc
Yên (Nam Viêm)
|
2021
|
2
|
VP
-11
|
BX Vĩnh Tường - Sơn
Dương
|
2021
|
3
|
VP
-12
|
Vĩnh Yên - Đức Bác
|
2021
|
4
|
VP
-13
|
Vĩnh Thịnh - Phúc Yên
|
2022
|
5
|
VP
-14
|
Vĩnh Yên - Việt Trì
|
2022-2025
|
6
|
VP
-15
|
Vĩnh Yên - Sơn Tây
|
2022-2025
|
7
|
VP
-16
|
Tuyến Tây Thiên - Sóc
Sơn
|
2025
(sau khi hoàn thành các tuyến đường theo quy hoạch)
|
8
|
VP
-17
|
Tuyến BX Vĩnh Yên -
TP. Sông Công
|
2025
|
Tổng số tuyến sau điều
chỉnh và bổ sung mới, quy hoạch mạng lưới gồm 17 tuyến, trong đó 11 tuyến nội
tỉnh và 06 tuyến liên tỉnh như sau:
TT
|
Số
hiệu
|
Tên
tuyến
|
Cự
ly
(Km)
|
Lộ
trình
|
Ghi
chú
|
I
|
11 tuyến nội tỉnh
|
1
|
VP-03
|
Vĩnh
Yên - Tam Sơn
|
35,5
|
Bến xe Vĩnh Yên -
Đường Nguyễn Tất Thành - Đường Tôn Đức Thắng - Siêu thị CoopMart - Đường Mê
Linh - Đường Kim Ngọc - Bưu điện tỉnh - Ngã tư T50 - Ngã ba Tam Dương - Ngã
tư Quán Tiên - ĐT.305 - Chợ Vàng - Đồng Ích - Tiên Lữ - Xuân Lôi - TT. Lập
Thạch - ĐT.307 - Tân Lập - ĐT.307B - Nhạo Sơn - Thị trấn Tam Sơn - Bến xe
Sông Lô.
|
Đang hoạt động, giữ
nguyên
|
2
|
VP-04
|
Vĩnh
Yên - Cao Đại
|
30,5
|
Bến xe Vĩnh Yên -
Đường Nguyễn Tất Thành - Đường Tôn Đức Thắng - Siêu thị CoopMart - Đường Mê
Linh - Đường Kim Ngọc - Bưu điện tỉnh - Ngã tư T50 - Ngã ba Tam Dương - Ngã
tư Quán Tiên - Hợp Thịnh - Tề Lỗ - QL.2C - Ngã tư Văn Xuân - Thị trấn Vĩnh
Tường - Thị trấn Thổ Tang - Thượng Trưng - Cao Đại.
|
Đang hoạt động, giữ
nguyên
|
3
|
VP-05
|
Vĩnh
Yên - Vĩnh Thịnh
|
42,5
|
Bến xe Vĩnh Yên -
Đường Nguyễn Tất Thành - Đường Tôn Đức Thắng - Siêu thị CoopMart - Đường Mê
Linh - Đường Kim Ngọc - Bưu điện tỉnh - Ngã tư T50 - Ngã ba Tam Dương - Ngã
tư Quán Tiên - ĐT.305 - Đồng Cương - Bình Định - Thị trấn Yên Lạc - Tam Hồng
- Yên Phương - Liên Châu - Đại Tự - Ngũ Kiên - Tứ Trưng - Thị trấn Vĩnh Tường
- Tam Phúc - Vĩnh Thịnh.
|
Đang hoạt động, giữ
nguyên
|
4
|
VP-06
|
Vĩnh
Yên - Quang Sơn
|
35,5
|
Bến xe Vĩnh Yên -
Đường Nguyễn Tất Thành - Đường Tôn Đức Thắng - Siêu thị CoopMart - Đường Mê
Linh - Đường Kim Ngọc - Bưu điện tỉnh - Ngã tư T50 - Ngã ba Tam Dương - Đạo
Tú - QL.2C - Thị trấn Hợp Hòa - Thái Hòa - Bắc Bình - Hợp Lý - Quang Sơn.
|
Đang hoạt động, giữ
nguyên
|
5
|
VP-07
|
Vĩnh
Yên - Bồ Lý
|
35,5
|
Bến xe Vĩnh Yên -
Đường Nguyễn Tất Thành - Đường Tôn Đức Thắng - Siêu thị CoopMart - Đường Mê
Linh - QL.2B - Dốc Láp - Chùa Hà - Kim Long - Hợp Châu - ĐT.302 - Hồ Sơn -Tam
Quan - Đại Đình - Đạo Trù - Bồ Lý.
|
Đang hoạt động, giữ
nguyên
|
6
|
VP-08
|
Vĩnh
Tường - Phúc Yên
|
46
|
QL.23 - Ngã tư Phúc
Yên - đường nội thị Phúc Yên - ĐT.301 - Xuân Hòa - Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Nhà
máy xe đạp Xuân Hòa - ĐT.301 - ĐT.310 - Khu công nghiệp Bá Thiện - Khu công
nghiệp Bình Xuyên - QL.2 - Đầm Cả - ĐT.303 - Nguyệt Đức - Thị trấn Yên Lạc -
Tam Hồng - ĐT.304 - Yên Đồng - Tứ Trưng - Bến xe Trung tâm thị trấn Vĩnh
Tường.
|
Đang hoạt động, giữ
nguyên
|
7
|
VP-09
|
Kim
Xá - Phúc Yên
|
43
|
QL.23 - Ngã tư Phúc
Yên - QL2 - Thị trấn Hương Canh - ĐT.302 - Tam Hợp - Hương Sơn - Quang Hà -
Kim Long - QL.2B - Hướng Đạo - ĐT.309B - ĐT.309 - Thị trấn Hợp Hòa - An Hòa -
Hoàng Đan - Đê sông Phó Đáy - Kim Xá.
|
Đang hoạt động, điều
chỉnh hành trình
|
8
|
VP-10
|
Lập
Thạch - Phúc Yên
|
50
|
BX. Lập Thạch -
ĐT.307 - thị trấn Hoa Sơn - QL.2C - cầu Liễn Sơn - đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh
- giao Hợp Châu Đồng tĩnh với QL.2B - ĐT.310 - KCN Bá Thiện 2 - ĐT.310B - KCN
Thăng Long - KCN Bình Xuyên - ngã 5 giao Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Tất Thành
(qua Bình Xuyên - Phúc Yên) - BX. Phúc Yên (Nam Viêm)
|
Tuyến mới bổ sung năm
2021
|
9
|
VP-12
|
BX
Vĩnh Yên - Đức Bác
|
40
|
BX. Vĩnh Yên - đường
Nguyễn Tất Thành - QL.2B - ĐT.310 - QL.2C - cầu Bì La - TT. Lập Thạch -
ĐT.306 - xã Đức Bác
|
Tuyến mới bổ sung năm
2021
|
10
|
VP-14
|
Vĩnh
Thịnh - Phúc Yên
|
40
|
Cầu Vĩnh Thịnh - Đê
Bối - Đại Tự - Liên châu - Hồng Châu - Trung Kiên - Yên Phương - Nguyệt Đức -
Văn Tiến - Phú Xuân - Đạo Đức - QL2 - ĐT.310B - Nguyễn Tất Thành - BX. Phúc
Yên
|
Tuyến mới bổ sung năm
2022
|
11
|
VP-17
|
Vĩnh
Yên - Sông Công
|
45
|
BX. Vĩnh Yên - siêu
thị Big C - QL2 - ĐT.305B - ĐT.302 - ĐT.302B - nút giao KCN Bá Thiện - ĐT.310
- ĐT.301 - Ngọc Thanh - xã Thành Công - xã Minh Đức (H. Phổ Yên) - Vinh Sơn -
TP. Sông Công (Thái Nguyên)
|
Tuyến mới bổ sung năm
2025
|
B
|
06 tuyến liên tỉnh
|
11
|
VP-01
|
Bồ
Sao - Bắc T.Long N.Bài
|
46
|
Bồ Sao - QL2 - Thành
phố Vĩnh Yên - ĐT.305B - Thị trấn Hương Canh - QL2 - Thành phố Phúc Yên -
Đường Bắc Thăng Long, Nội Bài - Khu công nghiệp Quang Minh.
|
Đang hoạt động, điều
chỉnh hành trình (đến bến xe Mỹ Đình hoặc KCN Nam Thăng Long)
|
12
|
VP-02
|
Xuân
Hòa (Phúc Yên) - Mê Linh Plaza
|
32
|
Đường Nguyễn Văn Linh
- Nguyễn Tất Thành - Quang Minh - Mê Linh Plaza
|
Hiện đang tạm dừng
hoạt động
|
13
|
VP-11
|
BX
Vĩnh Tường - Sơn Dương
|
50
|
BX Vĩnh Tường - QL2 -
ĐT.306 - ĐT.307 ven sông Lô - Sơn Dương
|
Tuyến mới bổ sung năm
2021
|
14
|
VP-13
|
Vĩnh Yên - Việt Trì
|
35
|
Bến xe Vĩnh Yên - QL2
- Thành phố Việt Trì
|
Tuyến mới bổ sung
giai đoạn 2022-2025
|
15
|
VP-15
|
Vĩnh Yên - Sơn Tây
|
30
|
Bến xe Vĩnh Yên - Hợp
Thịnh - QL.2C - Thị trấn Vĩnh Tường - Cầu Vĩnh Thịnh - Thị xã Sơn Tây
|
Tuyến mới bổ sung
giai đoạn 2022-2025
|
16
|
VP-16
|
Tây
Thiên -Sóc Sơn
|
40
|
KDL Tây Thiên (theo
tuyến đường quy hoạch ven chân núi Tam Đảo) - ĐT.301 - KDL Đại Lải - đường
Quy hoạch kết nối CHKQT Nội Bài đến Đại Lải - Sóc Sơn
|
Đưa vào khai thác khi
hoàn thành các tuyến đường theo quy hoạch
|
Mạng
lưới tuyến buýt đến năm 2025 như sau:
2. Điều chỉnh lộ trình
một số tuyến buýt hiện hữu nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, mở rộng phạm vi
phục vụ của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt
- Đề xuất Sở GTVT thành
phố Hà Nội kéo dài tuyến VP-01 (Bồ Sao - KCN Quang Minh) kéo dài đến KCN Nam
Thăng Long.
- Kéo dài tuyến VP-03 Bến
xe Vĩnh Yên - Bến xe Sông Lô đến xã Quảng Yên theo TL.307 nhằm phục vụ nhu cầu
đi lại của nhân dân các xã phía Bắc, H.Sông Lô.
- Nghiên cứu, điều
chỉnh một số đoạn tuyến: Tuyến 03, 06 từ BX. Vĩnh Yên theo đường Tôn Đức Thắng
- Lý Thái Tổ - đường song song với đường sắt Hà Nội - Lào Cai - QL.2C,…; Tuyến
07 Vĩnh Yên - Bồ Lý theo đường Nguyễn Tất Thành - Ngã 5 gốc Vừng - QL.2B,…;
3. Nghiên cứu các tuyến
buýt đặc thù phục vụ công nhân các khu công nghiệp với lộ trình tuyến, biểu đồ
chạy xe phù hợp với thời gian làm việc của công nhân.
Sở GTVT phối hợp với
Ban quản lý KCN tỉnh Vĩnh Phúc điều tra rà soát nhu cầu sử dụng VTHKCC bằng xe
buýt của công nhân để bố trí các tuyến buýt với lộ trình, thời gian biểu phù
hợp với thời gian đi làm, tan ca của công nhân.
Trong giai đoạn trước
mắt xem xét điều chỉnh một số tuyến buýt hiện hữu và các tuyến buýt mở mới qua
các KCN gồm các tuyến VP-08 Phúc Yên - BX. Vĩnh Tường, tuyến VP-10 BX. Lập
Thạch - Phúc Yên, theo hướng kéo dài thời gian đóng mở bến từ 5h00’-20h00’,
tăng tần suất hoạt động vào các khung giờ cao điểm từ 10-15 phút/chuyến, giảm
số điểm dừng đỗ để giảm thời gian vận hành trên tuyến.
4. Đầu
tư xây dựng mới 150 nhà chờ trong giai đoạn 2021-2025, đảm bảo tối thiểu tối
thiểu 50% số điểm dừng đón, trả khách có bố trí nhà chờ.
Hiện tại trên địa bàn
tỉnh hiện nay đã xây dựng được 103 nhà chờ xe buýt. Trong quá trình hoạt
động tiếp theo của 08 tuyến hiện có và 06 tuyến xe buýt được bổ sung
giai đoạn 2021-2025, số lượng nhà chờ phải đầu tư xây dựng bổ sung là
150 nhà chờ.
5. Tận dụng các bến xe
Vĩnh Yên, Phúc Yên, Vĩnh Tường, Lập Thạch,… nhằm hình thành các đầu mối trung
chuyển xe buýt, tạo các điểm thu hút; nghiên cứu hình thành các điểm trung
chuyển tại các khu du lịch (chân núi Tam Đảo), KCN/CCN trên địa bàn tỉnh.
6. Rà
soát toàn bộ điểm dừng, nhà chờ, điểm đầu cuối xe buýt, đảm bảo 100% các điểm
dừng, nhà chờ cung cấp đủ thông tin gồm số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình,
tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến,…; Lắp đặt bảng thông
tin điện tử tại 100% các điểm đầu cuối và tối thiểu 50% nhà chờ xe buýt.
7. Điều chỉnh, bổ sung
một số điểm dừng, nhà chờ trong khu vực đô thị trung tâm tập trung đông dân cư,
đảm bảo bình quân từ 300 m đến 700 m trong đô thị có một vị trí dừng đón trả
khách xe buýt.
8.
Nghiên cứu xây dựng mô hình kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt tiên
tiến, hiện đại (các điểm đầu cuối, các điểm trung chuyển, các làn đường dành
riêng, hệ thống nhà chờ và giao thông tiếp cận, bãi đỗ xe trung chuyển).
9. Rà
soát toàn bộ điểm dừng, nhà chờ trên địa bàn tỉnh, cải tạo chỉnh trang đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật theo quy định và an toàn giao thông khi vận hành, khai
thác (danh mục các nhà chờ cần điều chỉnh tại Phụ lục 5).
10.
Nâng cao khả năng tiếp cận của mọi đối tượng hành khách (bao gồm cả người
khuyết tật) tại khu vực các điểm dừng, nhà chờ, điểm trung chuyển, điểm đầu
cuối xe buýt thông qua hệ thống giao thông ưu tiên như đèn tín hiệu ưu tiên,
biển báo, cầu bộ hành, bến, bãi trông giữ phương tiện cá nhân.
11. Tăng cường bố trí
vạch dừng, vịnh xe buýt đảm bảo được tách làn giao thông khi dừng đón, trả
khách trên các tuyến đường Nguyễn Tất Thành, Lý Thái Tổ, Hùng Vương,...
II.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đoàn phương tiện xe buýt
1. Đầu
tư mới các phương tiện VTHKCC bằng xe buýt để bổ sung cho các tuyến, đáp ứng
nhu cầu vận chuyển, giảm thời gian giãn cách xuống còn từ 15÷20 phút/chuyến. Đề
xuất đến năm 2025, đoàn phương tiện đạt 165 phương tiện. Bố trí phương tiện xe
buýt dự phòng đủ số lượng theo quy định.
2.
Từng bước thay thế và đổi mới phương tiện đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải; đồng
thời hướng tới hình thành đoàn phương tiện đạt tiêu chuẩn buýt đô thị thân
thiện môi trường (EURO IV), và xe buýt có thiết bị hỗ trợ người khuyết tật.
3.
Phấn đấu 100% số lượng phương tiện vận chuyển hành khách công cộng trên địa bàn
tỉnh được trang bị thiết bị camera giám sát bên trong xe, internet không dây
(Wifi), hệ thống thông báo điểm dừng bằng âm thanh, bảng thông tin điện tử và
có máy lạnh phục vụ.
4.
Nghiên cứu màu sơn đặc trưng trên phương tiện xe buýt mang bản sắc tỉnh Vĩnh
Phúc, hỗ trợ phát triển tiềm năng du lịch của Tỉnh.
II.2.3. Nhóm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý,
điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
1. Xây
dựng phần mềm cung cấp thông tin mạng lưới tuyến, hoạt động VTHKCC bằng xe buýt
thông qua các ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng,… để
mọi người dân tiếp cận các dịch vụ vận tải hành khách công cộng một cách dễ
dàng, thuận tiện.
2.
Nghiên cứu ứng dụng, thí điểm sử dụng thẻ thông minh (Smart card) trên vé
tháng, vé lượt; từng bước đưa vào sử dụng thẻ thông minh thay thế vé giấy
truyền thống trên các tuyến xe buýt, tiến tới kết nối các hệ thống vé điện tử
chung các tuyến xe buýt trên toàn mạng lưới.
II.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với
hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
1. Bố trí các điểm
dừng, đón trả khách cho công nhân tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dần
thay thế các xe hợp đồng tự phát.
2. Điều chỉnh thời gian
hoạt động, tần suất chạy xe phù hợp với giờ làm việc của công nhân, học sinh,
sinh viên và các đối tượng khác.
3. Từng bước nâng cao
công tác quản lý, theo dõi chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt thông qua hệ thống giám sát ứng dụng công nghệ hiện đại (camera, thiết
bị giám sát hành trình), kết hợp tăng cường tiếp nhận phản ảnh của khách hàng
để kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm.
4. Quy định bố trí xây
dựng hạ tầng cho xe buýt từ khi lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đầu tư
xây dựng các khu dân cư, trung tâm thương mại,… trên phạm vi toàn tỉnh.
5. Tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát trên tuyến nhằm kiểm soát chất lượng phục vụ hành khách của
xe buýt như: Lộ trình, dừng đón trả khách đúng quy định, thời gian, chi phí,
thái độ phục vụ... đồng thời xử lý nghiêm đối với lái xe, nhân viên phục vụ
trên xe buýt vi phạm các nội quy, quy định của ngành.
6. Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Tổ chức tập huấn, hội
thảo trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực phục
vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
-
Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho lái xe, nhân viên bán vé, những
người tiếp xúc trực tiếp với hành khách về kỹ năng, xử lý tình huống, văn hóa
ứng xử, bảo quản phương tiện và thực hiện tiết kiệm nhiên liệu.
- Định
kỳ 06 tháng tổ chức các lớp tập huấn cho lái xe, nhân viên phục vụ, đội ngũ
quản lý về các kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh như: tai nạn, sự cố kỹ
thuật, phòng chống khủng bố,...
7.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục
- Tổ
chức tuyên truyền giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp người lái xe để tăng
cường trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật, trật tự an toàn giao thông trong
quá trình làm việc.
-
Tuyên truyền đến người dân về lợi ích của việc đi xe buýt, các thông tin về
chất lượng dịch vụ xe buýt, các chính sách đối với người đi xe buýt như: miễn
vé, giá vé ưu đãi cho hành khách thường xuyên, hành khách là công nhân, học
sinh, sinh viên, người cao tuổi. Tuyên truyền vận động cán bộ công chức, viên
chức, công nhân, học sinh, sinh viên và nhân dân hạn chế sử dụng xe cá nhân,
chuyển sang đi lại bằng xe buýt.
-
Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải xây dựng chương trình nhận diện
thương hiệu xe buýt (màu sơn phương tiện, logo, đồng phục,...).
-
Tuyên truyền đến người dân ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác
phòng ngừa phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên xe buýt như: trộm cắp
tài sản, xâm hại, lạm dụng tình dục,..
II.2.5. Nhóm giải pháp cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt
1. Rà soát, sửa đổi, bổ
sung Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 21/8/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban
hành Quy định về cơ chế hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc điều chỉnh mức giá vé, bổ sung đối tượng ưu
tiên và tăng mức ưu tiên.
- Bổ sung loại vé tháng
liên tuyến.
- Bổ sung đối tượng
người cao tuổi (trên 60 tuổi) được miễn 100% giá vé sử dụng sử dụng dịch vụ
VTHKCC bằng xe buýt (hiện được giảm 20% giá vé tháng).
- Giảm 25÷50% giá vé
tháng đối với người có công với cách mạng, học sinh, sinh viên (hiện nay đang
được giảm 20% giá vé tháng).
- Giảm 25÷50% giá vé
tháng đối với nhân khẩu thuộc hộ nghèo, công nhân các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh (hiện nay không thuộc nhóm đối tượng ưu tiên).
2. Tiếp tục trợ giá đối
với 100% tuyến buýt mở mới, đồng thời xây dựng và ban hành quy chế trợ giá theo
hình thức đấu thầu đối với VTHKCC bằng xe buýt theo hướng giảm mức trợ giá đối
với những tuyến có tiềm năng, sản lượng khách tăng trưởng ổn định, có hiệu quả
để bố trí kinh phí dư hỗ trợ các tuyến buýt mở mới.
3. Ban hành quy chế xã
hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt; khuyến khích cho
thuê quảng cáo tại các nhà chờ với nội dung quảng cáo phù hợp văn hóa xã hội,
chính sách phát triển GTVT nhằm tạo nguồn thu đầu tư xây dựng hệ thống VTHKCC
bằng xe buýt.
4. Ban hành quy chế
quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong đó quy định:
- Thông tin tại điểm
dừng, nhà chờ, điểm đầu cuối
- Quản lý đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động VTHKCC bằng xe buýt (nguồn vốn, quỹ định
kỹ thuật tại điểm dừng, nhà chờ, vạch sơn,…)
- Phương tiện xe buýt:
yêu cầu kỹ thuật, chủng loại phương tiện, thông tin bên ngoài và bên trong
phương tiện, màu sơn đặc trưng theo loại tuyến,…
- Lái xe và nhân viên
phục vụ trên xe: tiêu chuẩn về sức khỏe, học vấn, trình độ chuyên môn, thái độ
phục vụ, đồng phục, bảng tên, quy trình phục vụ hành khách,…
5. Xây dựng và ban hành
bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc làm cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ hàng năm đối với từng tuyến và
trên toàn bộ hệ thống.
Nhu cầu vốn đầu tư giai
đoạn 2021-2025 là 632,5 tỷ đồng, trong đó: vốn NSNN là 413 tỷ đồng
(65,3%), XHH là 219,5 tỷ đồng (34,7%). Cụ thể:
TT
|
Nội
dung chi
|
Kinh
phí (tỷ đồng)
|
|
|
|
|
|
Nguồn
vốn
|
Ghi
chú
|
|
|
Tổng
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
|
|
1
|
Chi phí điều tra,
khảo sát, thu thập số liệu, dữ liệu hoạt động vận tải hành khách công cộng
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
|
0,5
|
0,5
|
|
|
|
|
NSNN
|
|
2
|
Công tác tập huấn,
tuyên truyền
|
1
|
0,2
|
0,2
|
0,2
|
0,2
|
0,2
|
NSNN
|
Hàng năm
|
3
|
Xây dựng hệ thống nhà
chờ xe buýt
|
9
|
1,8
|
1,8
|
1,8
|
2,1
|
1,5
|
NSNN
+ XHH
|
Tổng cộng: 150 nhà
chờ; mỗi năm xây dựng 30 nhà chờ; kinh phí dự kiến bình quân 60 triệu đồng/
01 nhà chờ
|
4
|
Kinh phí hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước cho các tuyến đang hoạt động (08 tuyến)
|
229
|
45,8
|
45,8
|
45,8
|
45,8
|
45,8
|
NSNN
|
Theo Quyết định số
18/2018/QĐ-UBND ngày 21/8/2018 và Quyết định số 2246/QĐ-UBND ngày 28/9/2018
|
5
|
Kinh phí hỗ trợ các
tuyến buýt mở mới (08 tuyến):
|
149
|
17
|
23
|
34
|
34
|
46
|
NSNN
|
6
|
Kinh phí đầu tư xây
dựng trung tâm điều hành, trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe liên hợp kết
hợp điểm đầu, cuối tuyến xe buýt; 6 vị trí (xã Quang Sơn, xã Cao Đại, xã Bồ
Lý, xã Vĩnh Thịnh, thành phố Phúc Yên và thị trấn Tam Sơn)
|
30
|
30
|
-
|
-
|
-
|
-
|
XHH
|
Dự kiến bình quân 05
tỷ đồng/ vị trí, mỗi vị trí có diện tích khoảng 0,1÷0,2ha
|
7
|
Đầu tư phần mềm,
trang thiết bị CNTT phục vụ quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt.
|
5
|
05
|
-
|
-
|
-
|
-
|
NSNN
|
Khái toán kinh phí
theo Phụ lục 3
|
8
|
Đầu tư 100 xe buýt
|
200
|
100
|
20
|
40
|
|
400
|
XHH
|
Dự kiến kinh phí bình
quân 2 tỷ đồng/ xe (tham khảo Dự án đầu tư phương tiện phục vụ VTHKCC bằng xe
buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 3141/QĐ-UBND ngày
11/12/2019)
|
9
|
Xây dựng 03 quy chế:
(1) Quy chế trợ giá theo hình thức đấu thầu đối với VTHKCC bằng xe buýt; (2)
Quy chế XHH đầu tư KCHT phục vụ hoạt động VTHKCC bằng xe buýt; (3) Quy chế
quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
|
3
|
3
|
|
|
|
|
NSNN
|
|
10
|
Xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá chất lượng VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh
|
1
|
1
|
|
|
|
|
NSNN
|
|
|
TỔNG CỘNG
|
632,5
|
204,3
|
90,8
|
121,8
|
82,1
|
133,5
|
|
|
1. Sở Giao thông vận
tải
- Chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện những nội dung, giải pháp phát
triển, nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai
2021-2025 theo Đề án được phê duyệt. Áp dụng, triển khai thực hiện hệ thống chỉ
tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng trên địa
bàn tỉnh.
- Thực hiện công bố mở
tuyến, xây dựng biểu đồ chạy xe, điều chỉnh điểm dừng, tần suất, biểu đồ chạy
xe phù hợp với tình hình hoạt động vận tải và nhu cầu đi lại của hành khách;
quản lý hạ tầng, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn
tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với
Ban Quản lý các khu công nghiệp bố trí các điểm dừng đón trả khách xe buýt tại
các khu công nghiệp, tạo thuận lợi cho công nhân sử dụng xe buýt.
- Chủ trì phối
hợp với các sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ
trợ lãi suất vay vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phương tiện
vận tải và hỗ trợ giá vé khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng;
phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu
tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp các
cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn
thể nhân dân về hoạt động vận tải hành khách công cộng. Kiểm soát chặt chẽ chất
lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác
kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt vi
phạm các nội qui, qui định của ngành. Bổ sung, điều chỉnh nội dung hợp đồng
khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho phù hợp với tình hình
thực tế và Đề án được phê duyệt.
- Tiếp
nhận thẩm tra hồ sơ hỗ trợ lãi suất vay đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và mua sắm mới phương tiện vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Lập
kế hoạch vốn hỗ trợ cho từng đối tượng, tổng hợp nhu cầu vốn hỗ trợ hàng năm
trong quá trình xây dựng dự toán để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện thanh quyết toán
các hỗ trợ của UBND tỉnh theo Đề án.
- Nghiên cứu, xây dựng
ban hành theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh ban hành quy định, tiêu chí kiểm
tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
trên địa bàn tỉnh làm cơ sở nghiệm thu, thanh quyết toán cho Đơn vị vận tải.
- Chủ trì phối hợp với
các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục rà soát Đề án để đề xuất điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch mạng lưới tuyến (bổ sung một số tuyến theo đường quy hoạch
đang đầu tư hoặc chuẩn bị đầu tư, tuyến phục vụ công nhân, khu du lịch,…), bổ
sung nhà chờ văn minh, hiện đại,… trong quá trình tổ chức thực hiện theo chỉ
đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 163-TB/TU ngày 04/3/2021, kịp
thời báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh cho phù hợp.
- Xây dựng Kế hoạch
hàng năm để tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện làm cơ sở triển
khai kế hoạch năm tiếp theo, đảm bảo thực hiện Đề án trong cả giai đoạn
2021-2025 đạt mục tiêu đề ra.
2. Sở
Tài chính
- Căn
cứ vào dự toán do Sở Giao thông vận tải tổng hợp và khả năng cân đối ngân sách
tỉnh hàng năm, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo thẩm
quyền. Định kỳ hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Sở Giao thông vận tải thẩm định
dự toán kinh phí hỗ trợ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt,
tham mưu để xuất với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
- Thẩm
định quyết toán kinh phí hỗ trợ lãi suất vay đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng và
mua sắm mới phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt báo cáo,
trình UBND tỉnh.
- Chủ
trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải nghiên cứu điều chỉnh mức giá vé, đối
tượng ưu tiên và mức trợ giá đối với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
3. Sở
Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ
trì, phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu đề xuất với UBND tỉnh bố trí
kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt; Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất ngân sách tỉnh trợ giá cho hoạt
động xe buýt.
- Phối
hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính trong việc ban hành quy định đấu
thầu các tuyến xe buýt được trợ giá từ ngân sách nhà nước trong hoạt động vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Phối
hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính kiểm tra, giám sát tình hình sử
dụng vốn của chủ dự án sau khi được hỗ trợ lãi suất và trợ giá.
4. Sở
Nội vụ: Phối hợp với Sở Giao thông vận tải nghiên cứu bổ sung chức
năng, nhiệm vụ về lĩnh vực quản lý và điều hành VTHKCC cho đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Sở Giao thông vận tải theo quy định.
5. Sở
Xây dựng
- Kiểm
tra, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan bố trí các
bãi đỗ xe, điểm đầu, điểm cuối tuyến xe buýt vào các đồ án quy hoạch đô thị,
quy hoạch xây dựng trước khi phê duyệt phù hợp với Đề án phát triển, nâng cao
chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2021-2025. Trước
khi trình phê duyệt xây dựng khu đô thị, trung tâm thương mại phải yêu cầu chủ
đầu tư bố trí xây dựng hạ tầng cho xe buýt.
- Phối
hợp với UBND các huyện, thành phố lập thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đô
thị, quy hoạch xây dựng các bãi đỗ xe công cộng, điểm đầu, điểm cuối các tuyến
xe buýt phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
6. Sở
Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Hướng dẫn, kiểm tra và quản
lý việc tổ chức quảng cáo tại các khu vực bến xe, nhà chờ, điểm dừng xe buýt
theo quy định; thường xuyên kiểm tra, quản lý việc quảng cáo trên phương tiện
vận tải hành khách công cộng và tại các bến xe, nhà chờ, điểm dừng xe buýt theo
quy định.
7. Sở
Tài nguyên và Môi trường
- Tham
mưu UBND tỉnh bố trí quỹ đất hợp lý dành cho phát triển vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
-
Hướng dẫn các nhà đầu tư, cơ quan quản lý thực hiện các thủ tục thu hồi đất,
cho thuê đất hoặc giao đất.
- Tham
mưu UBND tỉnh hướng dẫn thực hiện việc miễn tiền thuê đất cho các dự án xây
dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe buýt cho doanh nghiệp vận tải theo
Quyết định số 55/2012/QĐ-TTg ngày 19/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
8.
Công an Tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng Công an
các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự, an toàn
giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại bằng phương tiện vận tải hành
khách công cộng, nhất là tại các điểm dừng, nhà chờ xe buýt.
9. Sở
Khoa học và Công nghệ
- Phối
hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh quản lý thực hiện
các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào hoạt động vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công
tác quản lý và điều hành hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
-
Nghiên cứu, từng bước sử dụng thẻ thông minh (smart card) trên vé tháng, vé
lượt để thay thế dần vé giấy truyền thống trên các tuyến xe buýt để kiểm soát
lượng hành khách tham gia trên tuyến phục vụ công tác thanh quyết toán cho các
đơn vị kinh doanh vận tải được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và các tiện ích khác
cho người sử dung vận tải hành khách công cộng.
10. Sở
Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Giao thông
vận tải xây dựng các phần mềm ứng dụng như: ứng dụng tìm xe buýt, ứng dụng trên
thiết bị di động... nhằm cung cấp thông tin cho người dân có thể tra cứu các
thông tin về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
11. Sở
Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh trong công tác
thông tin, truyền thông để khuyến khích học sinh, sinh viên sử dung dịch vụ vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
12.
Cục Thuế tỉnh: Hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt lập thủ tục và thực hiện việc miễn, giảm thuế đối với hoạt động
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo quy định của Nhà nước.
13.
Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc: Phối
hợp với các Sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền,
vận động cán bộ công chức, viên chức, công nhân, học sinh, sinh viên và người
dân hạn chế sử dụng xe gắn máy cá nhân, chuyển sang đi lại bằng xe buýt.
14.
Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc: Phối
hợp với Sở Giao thông vận tải bố trí các điểm dừng đón trả khách tại các khu
công nghiệp.
15.
UBND các huyện, thành phố
- Căn
cứ quy hoạch các điểm đỗ, bãi đỗ xe, nhà chờ được phê duyệt phối hợp với Sở
Giao thông vận tải bổ sung quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
- Phối
hợp với Sở Giao thông vận tải quản lý, giám sát hoạt động vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trong hoạt
động vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh.
-
Tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn sử dụng phương tiện vận tải hành
khách công cộng nhằm giảm lưu lượng xe cá nhân tham gia giao thông trên đường,
góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
16.
Các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe buýt
- Đơn
vị, doanh nghiệp trúng thầu, được hợp đồng tổ chức hoạt động vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm bố trí vốn, huy động
nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện vận tải, kết cấu hạ tầng phục
vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đúng tiến độ, lộ trình được duyệt;
đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải,
đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Đăng
ký khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt theo quy định để nâng cao
chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
- Xây
dựng kế hoạch, phương án thay thế phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt theo lộ trình đăng ký với Sở Giao thông vận tải.
- Thực
hiện thu vé điện tử trên phương tiện vận tải hành khách công cộng đảm bảo tính
công khai, minh bạch trong công tác quản lý hành khách đi xe buýt.
- Nâng
cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng hiện đại,
tiện nghi, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân
thiện với môi trường.