QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN
TẢI TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
Căn
cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
Căn cứ Quyết định số
1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Phát triển
giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển ngành giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Vĩnh
Phúc;
Căn cứ văn bản số
8046/BGTVT-KHĐT ngày 15/11/2010 của Bộ Giao thông Vận tải về việc góp ý Quy hoạch
phát triển giao thông vận tải Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Giao
thông Vận tải tại văn bản số 1201/SGTVT-KH-QLGT ngày 07/12/2010 và tờ trình số
1217/TTr-SGTVT ngày 10/12/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận
tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung chủ
yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM
VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm chủ đạo
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh
Vĩnh Phúc phải phù hợp với chiến lược phát triển GTVT Việt Nam và các quy hoạch
chuyên ngành về GTVT.
Quy
hoạch phát triển GTVT tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của các ngành kinh tế - xã hội
của tỉnh trong tương lai; đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng GTVT phải đi trước một
bước tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phải nhằm mục đích khai
thác tốt và hợp lý mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh cho phát triển kinh tế.
Phát triển GTVT Vĩnh Phúc nhằm
phục vụ ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Kết cấu hạ tầng giao
thông
- Quy hoạch, đề xuất xây dựng quy
mô quốc lộ, đường tỉnh phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4054 - 2005 và nhu
cầu giao thông, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030.
- Quy hoạch, đề xuất xây dựng
quy mô các loại cơ sở hạ tầng giao thông khác phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Tính toán nhu cầu vốn đầu tư
xây dựng và phát triển giao thông giai đoạn 2009 - 2020.
2.2. Về vận tải
- Phát huy lợi thế của vận tải
đường bộ, khai thác điểm mạnh của vận tải đường thủy để đáp ứng nhu cầu vận
chuyển hàng hóa, hành khách góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nâng cao chất lượng vận tải với
giá cước hợp lý, đảm bảo an toàn về người và hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
- Khuyến khích phát triển và củng
cố hệ thống vận tải xe buýt trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
II. QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT
Trên cơ sở
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến
2030; dự báo nhu cầu vận tải, mật độ phương tiện tham gia giao thông trên các
tuyến đường; Từ đó nghiên cứu đề xuất Quy hoạch Phát triển GTVT Vĩnh Phúc đến
năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
1. Quy
hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
1.1.
Quy hoạch
phát triển mạng lưới giao thông đường bộ đến năm 2020
Mạng lưới đường bộ của Vĩnh Phúc là một phần của mạng lưới đường toàn quốc,
do đó sự phát triển của mạng lưới phải phù hợp trong sự phát triển của hệ thống
đường bộ cả nước và hệ thống giao thông Vùng thủ đô Hà Nội đã quy hoạch.
Mục tiêu đến
năm 2020 như sau:
- Quốc lộ (QL) 2: Xây dựng đạt tiêu chuẩn tối
thiểu cấp III, 2 làn xe; khu vực có lưu lượng lớn đạt tiêu chuẩn cấp I - II, 4
- 6 làn xe.
- QL.2C: Xây dựng cầu Vĩnh Thịnh và đoạn Km 10 -
Km 49+750 (riêng đoạn Km1 - Km10 sẽ cải tuyến phù hợp với cầu Vĩnh Thịnh đang lập
dự án để triển khai thi công trong giai đoạn tới).
- QL.2B: Nâng cấp, cải tạo Km10 - Km13 đạt tiêu chuẩn đường cấp III - đồng bằng.
- Đường tỉnh (ĐT):
Nâng cấp xong các tuyến đường tỉnh nối với các khu kinh tế trọng điểm và các
khu công nghiệp lớn của tỉnh, như ĐT: 303, 304, 305, 305C, 307, 307B, 309 đạt từ
cấp III và cấp IV đồng bằng; ĐT: 302, 302B, 306, 310 nâng cấp từng đoạn theo
nhu cầu phát triển; nâng cấp một số đường đô thị đạt cấp theo quy hoạch của đô
thị đã được duyệt. Xây dựng từng bước các đường vành đai 1, 2.
Vào cấp kỹ thuật các
đường tỉnh còn lại, kết hợp xây dựng hoàn thành các đường vành đai thành phố
Vĩnh Yên.
- Chuyển một số đường
huyện lên thành đường tỉnh.
- Đường đô thị: Nâng cấp
hoàn chỉnh, mở mới đường thị trấn, thị tứ.
a) Quy hoạch
không gian mạng lưới giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
Mạng lưới giao thông
Vĩnh Phúc được quy hoạch theo hệ thống liên hoàn giữa vùng lưu thông đối ngoại,
đối nội và kết nối tròn theo các đường vành đai làm chủ đạo.
- Hệ thống giao thông
đối ngoại: Lượng hàng hoá, hành khách được luân chuyển từ nội tỉnh ra ngoại tỉnh
và ngược lại chủ yếu thông qua hệ thống giao thông này, bao gồm đường bộ (đường
cao tốc Hà Nội - Lào Cai; các quốc lộ chạy qua địa bàn, đường vành đai 5 vùng
Hà Nội, các ĐT: 301, 306, 307 và 307B); đường sắt Hà Nội - Lào Cai đang cải tạo
nâng cấp hoàn thành năm 2010, quy hoạch sau năm 2015 sẽ xây dựng tuyến đường sắt
khổ đường 1435mm, đường đôi, điện khí hoá, tốc độ 200 km/giờ; đường sông trên
sông Hồng và sông Lô với các cảng sông cấp quốc gia Vĩnh Thịnh, Đức Bác, Như Thụy
lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường sông chủ yếu là vật liệu cát, đá, sỏi,
than và một số nông lâm sản.
- Hệ thống giao thông
đối nội hình nan quạt lấy thành phố Vĩnh Yên làm trung tâm: Hệ thống đường này
xuất phát từ thành phố Vĩnh Yên và mạng giao thông đường bộ là QL.2B và hệ thống
đường tỉnh. Đây là hệ thống đường toả ra khắp các vùng miền của toàn tỉnh, phục
vụ đắc lực cho nhu cầu lưu thông vận chuyển hàng hoá, hành khách cho sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Hệ thống đường vành
đai 1, 2 và bán vành đai 3 là hệ thống liên kết vòng tròn giữa hệ thống giao
thông đối ngoại và hệ thống giao thông hình nan quạt. Đây là hệ thống giao
thông chủ yếu để nối liền các khu công nghiệp, các cụm du lịch và dịch vụ của tỉnh,
tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn kết nối và phục vụ đắc lực cho hệ thống
giao thông đối ngoại.
Cả 3 hệ thống không
gian quy hoạch giao thông Vĩnh Phúc là để tận dụng được ưu điểm mà mạng lưới đường
quốc gia đang đem lại cho tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó đường cao tốc Hà Nội - Lào
Cai, trục hành lang kinh tế Côn Minh ra cảng biển vùng Đông Bắc Việt Nam là một
lợi thế lớn. Bên cạnh đó còn có tuyến đường sắt đôi tốc độ cao Hà Nội - Lào
Cai sắp được xây dựng, tuyến đường sông dọc theo sông Hồng, sông Lô. Hệ thống kết
cấu hạ tầng giao thông này hoàn toàn đáp ứng tiến trình phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh đã đề ra, sẽ tạo thuận lợi lớn cho việc giao lưu hàng hoá của cả
nước và các tỉnh lân cận với tỉnh Vĩnh Phúc. Lượng hàng hoá nội địa chủ yếu là
sản phẩm sản xuất từ các khu công nghiệp, dịch vụ thương mại, các vùng phát triển
mạnh về du lịch và hệ thống đào tạo dạy nghề, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ sẽ là
thế mạnh để Vĩnh Phúc xây dựng thành công thành phố Vĩnh Phúc trong tương lai.
b) Quy hoạch chi
tiết hệ thống quốc lộ
Từ lưu lượng xe dự báo
(xe đã quy chuẩn) trên các tuyến đường trục hiện có của Vĩnh Phúc đến năm 2015
và đến năm 2020 để làm số liệu tính toán số làn xe cho từng tuyến đường cụ thể
và căn cứ vào tầm quan trọng và chức năng, ý nghĩa phục vụ của từng đoạn tuyến
để xác định cấp hạng kỹ thuật, cụ thể như sau:
-
Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai: Đang xây dựng, đoạn qua Vĩnh Phúc dài 40km, có tiêu chuẩn kỹ thuật như
sau: đường cao tốc, tốc độ 120km/giờ, bề rộng nền đường 25,5m, 4 làn xe. Đường
được thiết kế giao nhau khác mức. Mức vốn đầu tư khoảng 4.530 tỷ (chưa kể kinh
phí bồi thường giải phóng mặt bằng), khi tuyến đường này hoàn thành sẽ là thu
hút lượng hàng hoá lưu thông giảm bớt lưu lượng thông qua QL.2.
- QL.2: Dài 39km, xây dựng đạt tiêu chuẩn tối thiểu
cấp III, 2 làn xe; khu vực có lưu lượng lớn đạt tiêu chuẩn cấp I - II, 4 - 6
làn xe.
- QL.2B: Dài 25km, đã được đầu tư nâng cấp 10km đạt tiêu chuẩn đường
phố chính cấp I mặt cắt ngang rộng 36,5m ÷ 42m, đoạn Km 10 - Km 13 xây dựng đạt
tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
- QL.2C: Dài 47,75km, tuyến này vận chuyển hàng hoá từ các tỉnh
Thái Nguyên, Tuyên Quang và du khách về thăm Tân Trào. Tuyến đi qua cầu Vĩnh Thịnh,
kết nối với thị xã Sơn Tây - nơi tập trung nhiều khu công nghệ cao, du lịch, cụm
công nghiệp và dân cư… tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế, xã
hội. Cầu Vĩnh Thịnh kết nối 2 trục hướng tâm (QL.32 và QL.2) nhằm điều tiết
giao thông từ xa và cầu này nằm trên đường vành đai 5 vùng Hà Nội.
Những đoạn qua đô thị
đã được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị là: Km 21+450 - Km 23 và đoạn Km
28 - Km 31, nền rộng 16,5m. Từ nay đến năm 2015 sẽ triển khai dự án cải tạo
nâng cấp các đoạn còn lại thành đường cấp III. Riêng đoạn Km 31 - Km 49+750 được
đầu tư xây dựng là đường cấp IV đồng bằng. Còn đoạn Km1-Km10 sẽ được đầu tư cải
tạo có mặt cắt ngang rộng 16,5m.
c) Quy hoạch chi
tiết hệ thống đường tỉnh
-
ĐT.301 (Phúc Thắng - Đèo Nhe): Dài 27km, chia làm 2 đoạn để đầu tư:
Đoạn Km 0 - Km 14+500:
Đang được triển khai đầu tư nâng cấp lên đường cấp III đến năm 2015 phục vụ nhu
cầu vận tải du lịch hồ Đại Lải và nằm trong quy hoạch vùng Hà Nội.
Đoạn từ Km 14+500 - Km
27: Giai đoạn sau năm 2015 đầu tư nâng cấp theo cấp của đường vành đai 5 vùng
Hà Nội.
Triển khai xây dựng
11km đường quanh hồ Đại Lải với mặt cắt ngang rộng 9m, hoàn thành trước năm
2015.
-
ĐT.302 (Hương Canh - cầu Chang): Dài 35,6km, chia làm 3 đoạn đầu tư:
Đoạn Km 0 - Km 16+600:
nối QL.2 với QL.2B qua các khu công nghiệp lớn, khối lượng vận chuyển nhiều,
nâng cấp đường cấp III từ nay đến năm 2015.
Đoạn Km 16+600 - Km
25+600 đã được xây dựng với tiêu chuẩn đường cấp III, nền đường rộng 12m.
Đoạn Km 25+600 - Km
35+600: Đây là đoạn đường vành đai khu chân núi Tam Đảo phục vụ du lịch, dự kiến
nâng cấp đường đô thị chính nền đường rộng từ 24m - 36,5m theo quy hoạch vùng
du lịch Tam Đảo.
- ĐT.302B (Hương
Canh - Trung Mỹ): Dài 12,5km, đường này chủ
yếu nối các khu công nghiệp lớn Bình Xuyên, Bình xuyên II, Sơn Lôi, Bá Thiện,
Bá Thiện II thông ra QL.2.
Đầu tư nâng cấp đoạn
8km đầu tuyến thành đường cấp III trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 (có 3km
trùng với ĐT.310B đã xây dựng).
Đoạn còn lại sẽ đầu tư
nâng cấp thành đường cấp III sau năm 2015.
- ĐT.302C (Hương
Sơn - Nông trường Tam Đảo): Dài 5,8km nâng
cấp IV sau năm 2015.
- ĐT.303 (Hương
Canh - Tề Lỗ): Dài 16km, dự kiến nâng cấp III sau năm 2015.
-
ĐT.304 (Tân Tiến - thị trấn Yên Lạc): Dài 17km nối liền các
khu công nghiệp Yên Lạc và Vĩnh Tường thông ra QL.2C, đầu tư nâng cấp III trong
giai đoạn từ nay đến năm 2015.
Triển khai xây dựng
hoàn thành trước năm 2015 đoạn đường Vĩnh Tường - Thổ Tang có mặt cắt ngang rộng
24m để nối QL.2C với QL.2.
- ĐT.305 (Yên
Phương - thị trấn Lập Thạch): Dài 33km,
chia làm 2 đoạn để đầu tư từ nay đến năm 2015:
Đoạn Km 0 - Km 29 nâng
cấp là đường cấp III..
Đoạn Km 29 - Km 33
nâng cấp là đường đô thị có mặt cắt ngang rộng 36,5m thông đến ĐT.305C nối với
nút giao đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai.
- ĐT.305B (Đồng
Cương - thị trấn Hương Canh): Dài 10,65km,
giữ nguyên cấp IV, chỉ nâng cấp mặt sau năm 2015.
- ĐT.305C (Xuân Lôi
- Việt Xuân): Dài 11km.
Đoạn từ Km 0 - Km 5
nâng cấp là đường đô thị, có mặt cắt ngang rộng 36,5m sẽ nối với nút giao đường
cao tốc Hà Nội - Lào Cai.
Đoạn Km 5 - Km 11 nâng
cấp là đường cấp III.
- ĐT.306 (Vân Hội -
Đức Bác): Dài 29km, dự kiến nâng cấp như
sau:
Đoạn Km 0 - Km 10 nâng
cấp thành đường cấp IV.
Đoạn Km 10 - Km 19 đã
được duyệt là đường đô thị có mặt cắt ngang 24m.
Đoạn còn lại nâng
thành đường cấp III.
- ĐT.307 (Thái Hoà
- Quang Yên): Dài 30,5km, chia 3 đoạn để đầu
tư:
Đoạn Km 0 - Km 10 nâng
cấp thành đường cấp III.
Đoạn Km 10 - Km 16+400
(Ngã 3 Nhạo Sơn) nâng cấp đường có mặt cắt ngang rộng 36m.
Đoạn từ Km 16+400 - Km
30+500 nâng cấp III miền núi.
-
ĐT.307B (Nhạo Sơn - Bến Then): Chia làm 2 đoạn để đầu tư:
Đoạn
Km 0 (Ngã 3 Nhạo Sơn) - Km 2+500 (Ngã 3 Tam Sơn) nâng cấp đường có mặt cắt ngang rộng 36m.
Đoạn
Km 2+500 - Km 4+500 (cảng sông Như Thuỵ đã được quy hoạch) nâng lên đường cấp
III từ nay đến năm 2015.
- ĐT.307C (Xuân Hoà
- Quang Sơn): Dài 11km được chuyển từ đường
huyện lên và được xây dựng sau năm 2015, cấp IV miền núi.
- ĐT.308 (Phúc Yên
- Mê Linh): Dài 2,5km sẽ được nâng cấp là
đường có mặt cắt ngang rộng 24m từ nay đến năm 2015.
- ĐT.309 (Đại Đồng
- Tam Quan): Dài 21km, trong đó có 1km mở
mới nối thông ra gặp đường chạy ven chân núi Tam Đảo.
Toàn tuyến (trừ khoảng
4km cuối tuyến) trùng với đường vành đai 2 với đường cấp III được đầu tư xây dựng
từ nay đến năm 2015.
- ĐT.309B (Hướng Đạo
- Kim Long): Dài 7km dự kiến nâng cấp III
miền núi sau năm 2015.
- ĐT.309C (Hoàng
Hoa - Đồng Tĩnh): Dài 7km dự kiến nâng cấp
III miền núi sau năm 2015.
- ĐT.310 (Đại Lải -
Đạo Tú): Dài 18,7km được chia 3 đoạn để đầu
tư:
Đoạn Km 0 - Km 4 đã
nâng cấp là đường đô thị chính, nền rộng 36,5m.
Đoạn Km 4 - Km 11+600
nâng là đường đô thị chính nền rộng 36,5m kết nối với đường Hợp Châu - Đồng
Tĩnh từ nay đến năm 2015.
Đoạn Km 12+100 - Km
18+700 đã xây dựng xong nền rộng 12m, chỉ đầu tư xây dựng mặt đường từ nay đến
năm 2015.
- ĐT.310B (Km 21+700
QL.2 - Khu công nghiệp Bá Thiện): Dài 10km, đây là đường nối khu công nghiệp, cấp đường đô thị
chính đã xây dựng xong, có mặt cắt ngang rộng 36,5m, giữ nguyên hiện trạng.
d) Hệ thống đường
chính các khu công nghiệp và đường vành đai
- Đường Nguyễn Tất Thành: Dài 23,7 km được mở mới với 3 đoạn:
Đoạn Km 0 - Km 7+300:
Đường phố chính, có mặt cắt ngang rộng 24m.
Đoạn Km 7+300 - Km
17+700: Đường phố chính, có mặt cắt ngang rộng 36,5m.
Đoạn Km17+700 -
Km23+700: Đường phố chính, có mặt cắt ngang rộng 45m.
- Đường Hợp Thịnh -
Đạo Tú: Dài 8,2km, có mặt cắt ngang rộng
36,5m.
- Đường Hợp
Châu - Đồng Tĩnh: Dài 10,9km, có mặt
cắt ngang rộng 36,5m
- Đường chạy ven chân núi Tam Đảo: Dài 33,4km, có mặt cắt ngang rộng 26m
- 36,5m, đường này chủ yếu phục vụ du lịch đã được phê duyệt quy hoạch.
- Đường từ Vĩnh Yên
- Vân Hội: Chạy song song với tuyến đường
sắt Hà Nội - Lào Cai.
- Đường khu
công nghiệp Bình Xuyên - Yên Lạc - Vĩnh Tường (Vinalines): Dài 14,9km, có mặt cắt ngang rộng 50m.
- Hệ thống đường đê: Đê tả Hồng dài 30km, có mặt cắt ngang rộng 24m; Đê tả Lô dài 34km, có
mặt cắt ngang rộng 12m. Xây dựng cầu Phú Hậu qua sông Phó Đáy sau năm 2015.
- Xây dựng trục đường nối từ nút
giao giữa đường cao tốc với ĐT.305C về trung tâm huyện Sông Lô dài khoảng 9km,
có mặt cắt ngang rộng 36,5m.
- Xây dựng mới đường từ Cầu Bì La
đến thị trấn Lập Thạch dài khoảng 7km có mặt cắt ngang rộng 24m.
e) Hệ thống
đường vành đai và bán vành đai
- Đường vành đai 1
(dài 40km): Từ Quất Lưu, Bình Xuyên (Km
27+100 QL.2) theo QL.2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên đến Km 40+250 QL.2 đi theo
đường từ Hợp Thịnh đến Đạo Tú (đoạn này chưa xây dựng) đến Đạo Tú (Km 26+500
QL.2C) đi theo ĐT.310 (Km 18+700 - Km 7+700) đến Quang Hà đi theo ĐT.302 (Km
7+700 - Km 0) ra thị trấn Hương Canh (Km 8+200 ĐT.305B) về Quất Lưu (Km 27+100
QL.2)
- Đường vành đai 2
(dài 70km): Từ đảo tròn khu công nghiệp
Bình Xuyên (Km 21+700 QL.2) theo đường vào khu công nghiệp Bình Xuyên, Yên Lạc,
Vĩnh Tường (Vinalines) đến xã Bình Dương (khoảng Km 11 QL.2C) theo đường huyện
Vân Xuân - Thổ Tang, gặp đường vòng tránh Thổ Tang đi theo đường này ra QL.2
(Km 43+300 - Km 44+050) theo ĐT.309 (Km 0 - Km 17) gặp và đi theo đường Hợp
Châu - Đồng Tĩnh nối với ĐT.310 (Km 12+300 - Km 2) đi theo ĐT.310B (Km 10 - Km
0) về đảo tròn Khu công nghiệp Bình Xuyên.
- Đường bán vành
đai 3 (dài 90km): Từ đường vành đai 2 -
Phú Xuân (Khu công nghiệp Nam Bình Xuyên) theo đê tả Hồng đi Việt Xuân (Vĩnh Tường)
kết nối với đê tả Lô theo ĐT.307B đi trung tâm huyện Sông Lô về thị trấn Lập Thạch
- ĐT.307 (Km 11+500 - Km 7) chạy thẳng ra Km 42 QL.2C (cầu Chang) nối với
ĐT.302 và theo đường chạy ven chân núi Tam Đảo (đã có quy hoạch) hoà vào đường
vành đai 2.
f) Kết nối với hệ thống đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội
- Đường vành đai 4,5: Từ cầu Trung
Hà theo đường Tâm Linh xanh kết nối với đường
Vinalines - ĐT.310B - ĐT.310 đi hồ Đại Lải theo ĐT.301 đến Đèo Nhe sang
Thái Nguyên nối với QL.3.
- Đường vành đai 5 vùng Hà Nội: Từ
QL.32 qua cầu Vĩnh Thịnh đi theo QL.2C theo đường Hợp Thịnh - Đạo Tú - ĐT.310 -
QL.2B qua hầm Tam Đảo sang Thái Nguyên.
1.2. Định hướng đến
năm 2030
a) Hệ thống quốc
lộ
- Xây dựng hoàn chỉnh
đường vành đai 5 vùng Hà Nội từ cầu Vĩnh Thịnh - QL.2C - theo đường Vinalines về
khu công nghiệp Bình Xuyên - ĐT.310B - hồ Đại Lải - ĐT.301 qua Đèo Nhe sang
Thái Nguyên.
- Xây dựng đường hầm từ
QL.2B qua Tam Đảo sang tỉnh Thái Nguyên, hầm dài khoảng 3km và đường nối dài
5km.
b) Hệ thống đường
tỉnh
- Xây dựng hoàn thành đường
Tâm Linh xanh với dải cây xanh rộng lớn chạy theo trục Bắc - Nam từ bờ sông Hồng
dọc theo đường Yên Lạc - trung tâm Thành phố Vĩnh Yên - dọc theo QL.2B đến Thiền
viện Trúc Lâm Tây Thiên; mặt cắt ngang đường rộng từ 50 - 100m; xây dựng cầu
qua sông Hồng nối với QL.32.
- Xây dựng đường từ
Xuân Hoà (Phúc Yên) - Sân bay Quốc tế Nội Bài.
- Mở các tuyến đường để
phát triển du lịch sinh thái Tam Đảo và các vùng lân cận.
- Xây dựng hoàn chỉnh các
đường vành đai 1, 2 và bán vành đai 3 đạt tiêu chuẩn mặt cắt ngang theo quy hoạch
mà giai đoạn trước năm 2020 chưa thực hiện.
- Xây dựng cầu Đức Bác
qua sông Lô sang tỉnh Phú Thọ.
- Xây dựng hoàn chỉnh
các cầu vượt trong đô thị như nút giao với các đường qua đô thị, đường sắt đô
thị Vĩnh Phúc đang được quy hoạch xây dựng.
- Xây dựng hoàn chỉnh
đường đô thị Thành phố Vĩnh Phúc và Tam Đảo kết hợp xây dựng cầu vượt khác mức
với hệ thống an toàn giao thông hoàn chỉnh.
2. Hệ thống bến xe, bãi
đỗ
- Nâng cấp 10 bến xe, đồng thời hoàn thiện các
trạm đỗ xe, các điểm đỗ xe tĩnh ở các trung tâm huyện, thành, thị, đặc biệt là
đô thị Vĩnh Yên và Phúc Yên.
- Bến xe Đại Đình (khu vực đền Hạ Tây Thiên) đạt
tiêu chuẩn cấp I, bến xe thị trấn Thổ Tang đạt tiêu chuẩn cấp III và các bến xe
Hồ Sơn (huyện Tam Đảo), thị trấn Tam Sơn (huyện Sông Lô) giữ nguyên tiêu chuẩn
cấp III.
3. Quy hoạch phát triển đường
sắt
- Nâng cấp đường sắt Hà Nội -
Lào Cai khổ đường 1000mm hiện có, đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I, tốc
độ 120 km/giờ; xây dựng cảng ICD tại Km 45+410 (ga Hương Canh mới) có công suất
5,5 triệu tấn/năm.
- Xây dựng mới tuyến đường sắt
tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội, khổ đường 1435mm, tốc độ thiết kế 200 km/giờ,
đường đôi, sử dụng sức kéo điện, đưa vào khai thác từ năm 2015 - 2020.
4. Quy hoạch phát triển vận
tải
1.1. Về vận tải hàng hoá
Đến 2020 vận tải đường bộ chiếm tỷ
lệ 87,31%, vận tải đường sông chiếm tỷ lệ 12,69%; mặt hàng vận chuyển chủ yếu
là khoáng sản, vật liệu xây dựng, hàng nhu yếu phẩm, nông lâm sản...
4.2. Về vận tải hành khách
- Đến năm 2015 triển khai chạy tất
cả các tuyến xe buýt trên toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.
- Đến năm 2020 vận tải hành khách
bằng đường bộ là chính.
4.3. Quy hoạch phát triển
phương tiện vận tải
- Quy hoạch phát triển phương tiện
vận tải đường bộ:
+ Đến năm 2020, nhu cầu vận tải
hàng hoá là: 31.804 tấn/phương tiện, nhu cầu xe là 5000 xe.
+ Nhu cầu phương tiện xe khách
là 53.326 ghế, nhu cầu xe là 2.186 xe.
- Quy hoạch phát triển phương
tiện vận tải đường thuỷ:
Đến năm 2020, nhu cầu vận tải
hàng hoá bằng đường thuỷ là: 175.957 tấn/phương tiện, nhu cầu phương tiện là
1.805 chiếc.
- Phương hướng phát triển vận tải
đến năm 2020:
+ Khuyến khích mọi thành phần
kinh tế tham gia phát triển vận tải.
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận
tải (cả về phương tiện và quản lý vận tải) đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu vận tải.
+ Đảm bảo an toàn về người và
hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
5. Định hướng phát triển
công nghiệp cơ khí giao thông
Giai đoạn đến năm 2020 dự kiến
cần 4 cơ sở sửa chữa phương tiện với công suất mỗi cơ sở là 2.500 xe/năm, tổng
vốn đầu tư khoảng 9 tỷ đồng, tổng diện tích đất sử dụng 7540m2.
6.
Nhu cầu quỹ đất cho phát triển GTVT đến năm 2020
Nhu
cầu quỹ đất dành cho phát triển GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 là 2.364,47ha.
Trong đó, quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ là 2.118,14ha; cho đường sắt
tốc độ cao là 245,58ha; công nghiệp cơ khí giao thông là 0,75ha.
7. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển GTVT đến năm 2020
Nhu cầu
vốn đầu tư phát triển GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 khoảng 14.840 tỷ đồng.
Trong đó, vốn cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khoảng 8.760 tỷ đồng
(chưa tính tiền bồi thường giải phóng mặt bằng) ; phương tiện vận tải khoảng
6.073 tỷ đồng; công nghiệp cơ khí giao thông khoảng 9 tỷ đồng. Giai đoạn đến
2020 vốn cho mạng lưới đường nêu trên chỉ tính cho quốc lộ và đường tỉnh.
III. CƠ CHẾ,
CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN GTVT
1. Cơ chế huy động vốn
1.1. Giải pháp chủ yếu huy động
vốn
Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ từ ngân
sách Nhà nước, đa dạng hoá các hình thức đóng góp của dân, các thành phần kinh
tế khác trên địa bàn, huy động vốn từ các tổ chức quốc tế (ODA, viện trợ không
hoàn lại...), khuyến khích hình thức đầu tư BOT, BT.
1.2. Cơ chế huy động vốn
- Đối với mạng lưới giao thông đường
bộ bao gồm: Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh; đầu
tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO, PPP; huy động vốn tư nhân ...
- Đối với hệ thống bến xe,
phương tiện vận tải, công nghiệp cơ khí giao thông khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư.
2. Các chính sách chủ yếu
phát triển GTVT
Bao gồm các chính sách: đào tạo
nguồn nhân lực, đổi mới cơ chế quản lý, phát triển khoa học công nghệ, đầu
tư và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT, thuế đối với việc phát triển giao thông, tạo
lập môi trường GTVT và biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của môi trường.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Giao thông vận tải công
bố quy hoạch; đồng thời chủ trì, phối hợp và hướng dẫn các sở, ngành liên quan,
UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch.
2. Quy hoạch này là cơ sở để tổ chức
lập các dự án đầu tư nhằm phát triển hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, thay thế
Quyết định số 1686/2004/QĐ-UB ngày 31/5/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt
quy hoạch điều chỉnh phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2003 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng
các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng
các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.