CHÍNH PHỦ
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số:
92/2006/NĐ-CP
|
Hà Nội,
ngày 07 tháng 9 năm 2006
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ LẬP, PHÊ DUYỆT VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ văn bản số 484/UBTVQH11 ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về trách nhiệm
và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội cả nước; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các
vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
(sau đây gọi là cấp huyện); quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực (trừ quy
hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất).
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị định này
bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn
và trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội là bản đồ thể hiện phương án tổ chức không gian các hoạt động
kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định cho thời kỳ quy hoạch. Hệ thống bản
đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: bản đồ hành chính; bản
đồ quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu; bản đồ hiện trạng và quy hoạch
phân bố các điểm dân cư và đô thị; bản đồ quy hoạch các khu công nghiệp và các
công trình chủ yếu; bản đồ quy hoạch tổ chức không gian lãnh thổ; bản đồ quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước là luận chứng phát triển
kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý
trên lãnh thổ quốc gia trong một thời gian xác định.
3. Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ là luận chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không
gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý trên lãnh thổ nhất định trong
một thời gian xác định.
4. Quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực là luận chứng, lựa chọn phương án phát triển
và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nước và
trên các vùng, lãnh thổ.
5.
Sản phẩm chủ yếu là những sản phẩm có ý nghĩa quyết định lớn đến tăng trưởng
và phát triển kinh tế.
6. Vùng kinh tế - xã hội
là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự
phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định
chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã
hội trên mỗi vùng của đất nước.
7. Vùng kinh tế trọng điểm
là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển
thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự
phát triển chung của cả nước.
Điều 4. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội bao gồm:
1. Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
2. Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng, Vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện.
3. Quy hoạch phát triển
các ngành, lĩnh vực cấp quốc gia; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực cấp
tỉnh; quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu cấp quốc gia; quy hoạch phát
triển các sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh.
Điều 5. Thời kỳ lập quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lập cho thời kỳ
10 năm, có tầm nhìn từ 15 - 20 năm và thể hiện cho từng thời kỳ 5 năm. Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp
với tình hình kinh tế - xã hội.
Điều 6. Nguyên tắc chung trong việc lập
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
1. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa chiến
lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy
hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai; cụ thể hóa mục tiêu và nhiệm vụ chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội trong không gian lãnh thổ cả nước, vùng, làm
cơ sở cho công tác lập kế hoạch. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy
hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch đất đai; đồng thời, quy hoạch xây dựng, đô
thị và quy hoạch đất đai giai đoạn trước làm căn cứ cho lập quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn sau.
2. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, phù hợp giữa quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Quy hoạch cả nước phải
đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch vùng và các quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực, đồng thời các quy hoạch vùng và ngành, lĩnh vực giai đoạn trước
làm căn cứ để lập quy hoạch cả nước cho giai đoạn sau. Quy hoạch phát triển
ngành phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch vùng và quy hoạch cấp
tỉnh, đồng thời quy hoạch cấp tỉnh giai đoạn trước làm căn cứ cho lập quy hoạch
phát triển ngành giai đoạn sau. Quy hoạch phát triển các lãnh thổ lớn phải đi
trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch của lãnh thổ nhỏ hơn; đồng thời,
quy hoạch của lãnh thổ nhỏ hơn giai đoạn trước làm căn cứ cho lập quy hoạch
lãnh thổ lớn hơn của giai đoạn sau.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài; gắn hiệu
quả bộ phận với hiệu quả tổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
4. Bảo đảm tính khoa học, tính tiên tiến, liên tục và kế thừa;
dựa trên các kết quả điều tra cơ bản, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu
chí, chỉ tiêu có liên quan để xây dựng quy hoạch.
5. Phù hợp với nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Điều 7. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội
1. Thời hạn xem xét điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ 5 năm một lần. Việc rà soát,
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo
tính kế thừa, chỉ điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với tình hình thực
tế và bổ sung quy hoạch cho 5 năm tiếp theo.
2. Hàng
năm, trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch, nếu cần thay đổi, điều chỉnh, bổ
sung cục bộ hoặc trong trường hợp xuất hiện những yếu tố mới làm thay đổi từng
phần nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy hoạch đó phải được nghiên cứu điều
chỉnh cục bộ kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.
3. Nội dung điều chỉnh là một bộ phận cấu
thành của nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
4. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm lập,
trình duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nào thì có trách nhiệm
lập và trình duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội đó.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nào thì có thẩm quyền phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đó.
Điều 8. Kinh phí
lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí từ ngân
sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồn vốn khác cho công tác quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Kinh phí cho công tác quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội được cân đối trong kế hoạch hàng năm.
2. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí hàng năm cho công tác lập
quy hoạch; đồng thời, hướng dẫn các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức thực hiện.
3. Kinh phí cho công tác quy hoạch phải được sử dụng
đúng mục đích và tiết kiệm.
Điều 9. Định mức đơn giá
chi phí cho lập, thẩm định dự án quy hoạch
Định mức
đơn giá chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành.
Điều 10. Trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch
1. Phân cấp lập và trình phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
a)
Chính phủ trình Quốc hội thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
cả nước; Chủ tịch Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội của cấp mình và trình Thủ trưởng cấp trên phê duyệt.
b) Bộ
Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng
điểm.
c)
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực chịu
trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu
thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
d) Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh.
đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm lập và
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội cấp huyện.
e) Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền cho các Sở quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm lập và
trình phê duyệt quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh thuộc
ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
2. Trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước không đủ điều
kiện năng lực thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch thì mời chuyên gia, thuê tư vấn
để thực hiện một số công việc nhất định trong công tác lập quy hoạch, nhưng cơ
quan quản lý nhà nước có trách nhiệm lập quy hoạch phải chịu trách nhiệm về việc
lập và trình duyệt quy hoạch.
Các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thuê các cơ quan, tổ chức tư vấn trong nước
(kể cả hội nghề nghiệp, hội ngành nghề) và các tổ chức tư vấn quốc tế có chức năng
và năng lực đáp ứng yêu cầu lập các dự án quy hoạch.
Các
tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ dự án về nội dung, chất
lượng và tiến độ thực hiện dự án.
Điều 11. Quản lý quy hoạch
1. Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ và thực hiện sự
phân công của Chính phủ về công tác này. Chính phủ phân công, phân cấp quản
lý và trách nhiệm về thực hiện công tác quy hoạch cho các Bộ, ngành và Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn nội dung và phương pháp lập quy hoạch
vùng, quy hoạch ngành phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý
ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ đối với lĩnh vực mình phụ trách. Các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành chủ trì, phối hợp với Bộ
Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nội dung và phương pháp lập quy hoạch phát triển
ngành theo chức năng.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách
nhiệm quản lý nhà nước về công tác quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố do
mình quản lý.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách
nhiệm quản lý nhà nước về công tác quy hoạch trên địa bàn cấp huyện.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả lập,
thẩm định, phê duyệt sau khi quy hoạch được thông qua và quyết định phê chuẩn
có hiệu lực thi hành; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch về
Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân
cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả lập, thẩm định, phê duyệt sau khi
quy hoạch được thông qua và quyết định phê chuẩn có hiệu lực thi hành; định kỳ
hàng năm báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng
hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7.
Sau khi quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Thủ trưởng cơ quan quản
lý nhà nước trình quy hoạch có trách nhiệm tổ chức công bố công khai, thông báo
quy hoạch (trừ quy hoạch có nội dung bí mật quốc gia) cụ thể như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư chịu trách nhiệm công bố, thông báo bằng văn bản quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội cả nước, các vùng; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý ngành chịu
trách nhiệm công bố, thông báo bằng văn bản quy hoạch ngành thuộc lĩnh vực mình
quản lý cho các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ,
ngành liên quan; đồng thời, công khai bằng các hình thức để mọi công dân, doanh
nghiệp, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận nghiên cứu và khai thác.
b)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố, thông báo bằng văn bản
các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, các quy hoạch cụ
thể trên địa bàn tỉnh tới các huyện và các ngành; đồng thời, có cơ chế để mọi
công dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận nghiên cứu và
khai thác.
8. Tất
cả các khâu của công tác quy hoạch từ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, công
bố quy hoạch, thực hiện quy hoạch đều phải được kiểm tra, giám sát theo các quy
định của pháp luật hiện hành.
9. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi, nhiệm vụ của mình có chức
năng quản lý nhà nước về quy hoạch có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra về công
tác quy hoạch.
10.
Cơ quan trình quy hoạch chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung của quy hoạch
trình duyệt.
11.
Cơ quan thẩm định phải chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về
kết quả thẩm định.
Chương 2:
NỘI DUNG VÀ
TRÌNH TỰ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Mục 1:
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẢ NƯỚC
Điều 12. Nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội cả nước
Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội cả nước bao gồm:
1. Xác định các nội dung nghiên cứu,
phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai
thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích,
đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng khai thác lãnh thổ
quốc gia; phân tích, đánh giá những lợi thế so sánh quốc gia về các yếu tố và
điều kiện phát triển có tính tới mối quan hệ khu vực và quốc tế.
a) Phân tích, đánh giá và dự báo khả
năng huy động các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của
cả nước.
Vị trí, điều kiện khách quan và chủ quan của cả nước trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ chúng.
Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân
cư gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ
phát triển.
Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu
hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn.
Phân tích, đánh giá quá trình phát
triển và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ.
b) Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các
yếu tố trong nước và quốc tế.
c) Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn
chế và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển đất nước trong thời kỳ quy
hoạch.
2. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và
phương hướng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước.
Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng
quát và mục tiêu cụ thể).
- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP,
giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của các vùng đối với cả nước, GDP/người,
thu ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
- Đối với mục tiêu xã hội:
mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về giáo dục,
tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.
- Đối với mục tiêu môi
trường: bảo đảm các yêu cầu về môi trường trong sạch và giảm mức độ ô nhiễm môi
trường.
- Đối với mục tiêu quốc
phòng, an ninh: ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn
với bảo đảm an ninh, quốc phòng.
3. Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt mục
tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Luận chứng phát triển
cơ cấu kinh tế, luận chứng các phương án phát triển; xác định hướng phát triển
ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm chủ yếu, trong đó xác định chức năng, nhiệm
vụ và vai trò đối với cả nước của các vùng.
Lựa chọn phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng và lựa chọn
phương án phát triển; phương hướng phát triển và phân bố các ngành, các sản phẩm
chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư
trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).
Căn cứ để phát triển nguồn nhân lực và
các giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.
4. Luận chứng phương án tổng hợp về tổ
chức kinh tế - xã hội trên lãnh thổ cả nước (lựa chọn phương án tổng thể khai
thác lãnh thổ).
Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị và khu
công nghiệp.
Định hướng tổ chức lãnh thổ khu vực
nông thôn.
Xác định phương hướng phát triển các
vùng kinh tế - xã hội và những lãnh thổ đang kém phát triển, những vùng lãnh thổ
có vai trò động lực.
Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch
về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và
nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư.
5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội trên
lãnh thổ cả nước và các vùng.
a) Lựa chọn phương án phát triển mạng
lưới giao thông.
b)
Lựa chọn phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông.
c) Lựa chọn phương án phát triển nguồn
và mạng lưới chuyển tải điện.
d) Lựa chọn phương án phát triển các
công trình thủy lợi, cấp nước.
đ) Lựa chọn phương án phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng.
6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự
báo các phương án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực).
7. Luận chứng danh mục dự án ưu tiên đầu
tư.
8. Luận chứng bảo vệ
môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ
nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng
các lãnh thổ này.
9. Xác định các giải pháp về cơ chế,
chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu
tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng
các bước thực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch.
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư.
b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
c) Giải pháp về khoa học công nghệ,
môi trường.
d) Giải pháp về cơ chế, chính sách.
đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện.
10. Thể hiện phương án quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/1.000.000
và 1/500.000 đối với các khu vực trọng điểm.
Điều 13. Căn cứ
lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước
1. Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước.
2.
Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng,
Quốc hội và Chính phủ.
3.
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp quốc gia) giai đoạn trước.
4. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
các vùng giai đoạn trước.
5.
Các quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch đất đai giai đoạn trước đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Hệ
thống số liệu thống kê và các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số
liệu, tài liệu liên quan.
Điều
14. Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước
Trình tự lập quy hoạch
tổng phát triển kinh tế - xã hội cả nước thực hiện theo các bước sau:
1. Xử lý các kết quả điều tra cơ
bản đã có và tổ chức điều tra bổ sung; khảo sát thực tế; thu thập tư liệu, số
liệu về vùng và cả nước. Nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài. Đánh giá
và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển, các yếu tố tiến bộ khoa học công
nghệ của thế giới và các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội khác tác động đến
quy hoạch của cả nước trong tương lai. Xác định vị trí, vai trò chủ yếu của các
ngành và của từng vùng đối với phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
2.
Nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu vĩ mô được xác định trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; cung cấp các thông tin đó cho các Bộ,
ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm cơ sở phục vụ xây dựng
các quy hoạch phát triển và phân bố ngành trên các vùng và quy hoạch tổng thể
kinh tế - xã hội các vùng kinh tế - xã hội; đồng thời, thu thập thông tin phản
hồi để điều chỉnh, bổ sung.
3.
Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch. Xác định quan điểm và mục tiêu
phát triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức
không gian; các giải pháp thực hiện làm cơ sở để tiến hành quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng.
4. Lập báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội cả nước trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thông qua.
5. Thông báo quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong vòng 30 ngày sau khi được Quốc hội
thông qua cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các Bộ,
ngành và địa phương căn cứ vào đó hiệu chỉnh quy hoạch phát triển ngành và quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Mục 2: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
Điều 15. Các
vùng sau đây phải lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
1. Các vùng kinh tế - xã hội.
a) Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm
14 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang,
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái.
b) Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 12 tỉnh,
thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái
Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.
c) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
d) Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum,
Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
đ) Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh,
thành phố: Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -
Vũng Tàu.
e) Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh,
thành phố: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
2. Các vùng kinh tế trọng
điểm:
a) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm 8 tỉnh,
thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải
Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
b) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm
5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
c) Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 8 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.
Điều 16. Nội dung của quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng
Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng bao gồm:
1. Xác định các nội dung nghiên cứu,
phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai
thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so sánh của vùng: phân tích, đánh giá
thực trạng khai thác lãnh thổ; phân tích, đánh giá những lợi thế so sánh về các
yếu tố và điều kiện phát triển của lãnh thổ trong tổng thể vùng lớn hơn và cả
nước, có tính tới mối quan hệ khu vực và quốc tế. Phân tích, đánh giá thực trạng
phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng khai thác lãnh thổ vùng; đánh giá tiềm
năng đóng góp vào ngân sách của vùng.
a) Phân tích, đánh giá và dự báo khả
năng huy động các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của
vùng.
Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ
và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển.
Vị trí của vùng trong chiến lược phát triển của quốc gia.
Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ chúng.
Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân
cư gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ
phát triển.
Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu
hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn.
Phân tích, đánh giá quá trình phát
triển và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và các tiểu vùng
lãnh thổ.
b) Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các
yếu tố trong nước và quốc tế đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
c) Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn
chế và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch.
2. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và
phương hướng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Xác định vị trí, vai trò và chức năng của vùng đối với nền
kinh tế quốc dân cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển
vùng.
Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng
quát và mục tiêu cụ thể).
- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP,
giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của vùng đối với cả nước, GDP/người,
đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
- Đối với mục tiêu xã hội:
mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về giáo dục,
tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.
- Đối với mục tiêu môi
trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và mức bảo đảm các yêu cầu về môi trường
trong sạch.
- Đối với mục tiêu quốc
phòng, an ninh: ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn
với bảo đảm an ninh, quốc phòng.
3. Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các
mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Luận chứng phát
triển cơ cấu kinh tế, luận chứng các phương án phát triển; xác định hướng phát
triển ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm chủ lực, trong đó xác định chức
năng, nhiệm vụ và vai trò đối với vùng của các trung tâm đô thị và tiểu vùng trọng
điểm.
Lựa chọn phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng và lựa chọn
phương án phát triển; phương hướng phát triển và phân bố các ngành, các sản phẩm
chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư
trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).
Căn cứ để phát triển nguồn nhân lực và
các giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.
4. Luận chứng phương án tổng hợp về tổ
chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ vùng (lựa chọn phương án tổng thể khai thác
lãnh thổ).
Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị, khu
công nghiệp và khu kinh tế.
Định hướng tổ chức lãnh thổ khu vực
nông thôn; các vùng sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tập trung.
Xác định phương hướng phát triển cho
những lãnh thổ đang kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực.
Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch
về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông
thôn, giữa các tầng lớp dân cư.
5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
bảo đảm yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội của vùng
và gắn với vùng khác trong cả nước.
a) Lựa chọn phương án phát triển mạng
lưới giao thông.
b)
Lựa chọn phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông.
c) Lựa chọn phương án phát triển nguồn
và mạng lưới chuyển tải điện.
d) Lựa chọn phương án phát triển các
công trình thủy lợi, cấp nước.
đ) Lựa chọn phương án phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng.
6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự
báo các phương án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực).
7. Luận chứng Danh mục dự án ưu tiên đầu
tư.
8. Luận chứng bảo vệ
môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ
nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng
các lãnh thổ này.
9. Xác định các giải pháp về cơ chế,
chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu
tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng
các bước thực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch.
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư.
b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
c) Giải pháp về khoa học công nghệ,
môi trường.
d) Giải pháp về cơ chế, chính sách.
đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện.
10. Thể hiện phương án quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500.000 và
1/250.000 đối với các khu vực kinh tế trọng điểm.
Điều 17. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội vùng
1.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
3.
Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng,
Quốc hội và Chính phủ có liên quan đến vùng.
4.
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp quốc gia).
5.
Các quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
6. Hệ
thống số liệu thống kê; các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu,
tài liệu có liên quan.
Điều 18. Trình tự lập quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng
Trình
tự lập quy hoạch tổng phát triển kinh tế - xã hội vùng thực hiện theo các bước
sau:
1. Xử lý các kết quả điều tra cơ
bản đã có và tổ chức điều tra bổ sung; khảo sát thực tế; thu thập tư liệu, số
liệu về vùng và cả nước. Nghiên cứu các tác động của các yếu tố bên ngoài; tác
động (hay chi phối) của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đối
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đánh giá và dự báo
các yếu tố và nguồn lực phát triển, các yếu tố tiến bộ khoa học - công nghệ của
thế giới và các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội khác tác động đến quy hoạch
của vùng trong tương lai. Xác định vị trí, vai trò chủ yếu của các ngành và của
từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với kinh tế - xã hội của vùng.
2.
Xác định vai trò của vùng quy hoạch đối với cả nước và đối với lãnh thổ lớn hơn
mà nó nằm trong đó; nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về
phát triển kinh tế - xã hội của vùng; cung cấp các thông tin đó cho các Bộ,
ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm cơ sở phục vụ xây dựng
các quy hoạch phát triển và phân bố ngành trên vùng và quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, đồng thời thu nhận thông tin phản hồi để điều
chỉnh, bổ sung.
3.
Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch. Xác định quan điểm và mục tiêu
phát triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức
không gian; các giải pháp thực hiện.
4. Lập báo cáo quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội các vùng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5.
Thông báo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các vùng trong
vòng 30 ngày sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Các ngành, các địa phương căn cứ vào đó để hiệu chỉnh quy hoạch phát triển
ngành và tỉnh, thành phố.
Mục 3: QUY
HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG
ƯƠNG
Điều 19. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội cấp tỉnh
Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh bao gồm:
1. Xác định các nội dung nghiên cứu,
phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai
thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so sánh của tỉnh trong vùng và so
sánh với các tỉnh lân cận: phân tích, đánh giá thực trạng khai thác lãnh thổ;
phân tích, đánh giá những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát triển
của lãnh thổ trong tổng thể vùng lớn hơn và cả nước, có tính tới mối quan hệ
khu vực và quốc tế. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
và thực trạng khai thác lãnh thổ tỉnh; đánh giá tiềm năng đóng góp vào ngân
sách của tỉnh.
a) Phân tích, đánh giá và dự báo khả
năng huy động các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của
tỉnh trong vùng và cả nước.
Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu
tố này cho quy hoạch phát triển.
Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ chúng.
Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân
cư gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ
phát triển.
Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu
hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn.
Phân
tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh.
Khi phân tích và dự báo các yếu tố và
điều kiện phát triển cần chú trọng yếu tố thị trường và xác định các lợi thế so
sánh so với các tỉnh khác và có tính tới cạnh tranh quốc tế.
b) Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các
yếu tố trong nước và quốc tế đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tác động
của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng đến
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
c) Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn
chế và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy
hoạch.
2. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và
phương hướng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng.
Xác định vị trí, vai trò của tỉnh đối với nền kinh tế của
vùng và cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển của tỉnh.
Tác động của chiến lược và quy hoạch cả nước, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành đối
với tỉnh trong thời kỳ quy hoạch. Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục
tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể).
- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP,
giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của tỉnh đối với vùng và cả nước, đóng
góp vào ngân sách, GDP/người, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh có so
sánh với bình quân chung của vùng và cả nước.
- Đối với mục tiêu xã hội:
mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về học vấn,
tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.
- Đối với mục tiêu môi trường:
giảm mức độ ô nhiễm môi trường và mức đảm bảo các yêu cầu về môi trường trong sạch
theo tiêu chuẩn môi trường (tiêu chuẩn Việt Nam).
- Đối với mục tiêu quốc
phòng, an ninh: ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn
với bảo đảm an ninh, quốc phòng.
3. Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các
mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng các phương án phát triển; xác
định hướng phát triển ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm chủ lực, trong đó
xác định chức năng, nhiệm vụ và vai trò đối với tỉnh và vùng của các trung tâm
đô thị và tiểu vùng trọng điểm.
Lựa chọn phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng và lựa chọn
phương án phát triển; phương hướng phát triển và phân bố các ngành, các sản phẩm
chủ yếu và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư
trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).
Luận chứng phát triển nguồn nhân lực
và các giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.
4. Luận
chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ tỉnh (lựa chọn
phương án tổng thể khai thác lãnh thổ).
Tổ chức
lãnh thổ hệ thống đô thị và khu công nghiệp; phát triển hệ thống khu, cụm công
nghiệp; khu kinh tế thương mại, các khu kinh tế đặc thù khác.
Tổ chức
lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hoá;
phát triển làng nghề.
Xác định
phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát triển và những lãnh thổ
có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá
đói, giảm nghèo.
Xác định
biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa
các khu vực, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư.
5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội của tỉnh
và gắn với các tỉnh khác trong vùng và cả nước.
a) Lựa chọn phương án phát triển mạng
lưới giao thông của tỉnh trong tổng thể mạng lưới giao thông của cả vùng.
b)
Lựa chọn phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông.
c) Lựa chọn phương án phát triển mạng
lưới chuyển tải điện gắn với mạng lưới chuyển tải điện của cả vùng.
d) Lựa chọn phương án phát triển các
công trình thủy lợi, cấp nước.
đ) Lựa chọn phương án phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng.
Phát triển mạng lưới giáo dục - đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống y tế - chăm
sóc sức khỏe và các cơ sở văn hoá - xã hội.
6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự
báo các phương án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực).
7. Luận chứng danh mục dự án ưu tiên đầu
tư.
8. Luận chứng bảo vệ
môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ
nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng
các lãnh thổ này.
9. Xác định các giải pháp về cơ chế,
chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu
tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng
các bước thực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch.
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư.
b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
c) Giải pháp về khoa học công nghệ,
môi trường.
d) Giải pháp về cơ chế, chính sách.
đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện.
10. Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/250.000 và 1/100.000 đối với các khu
vực kinh tế trọng điểm.
Điều 20. Căn cứ lập quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
1.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
3.
Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng,
Quốc hội và Chính phủ.
4. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và các chủ trương
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ tỉnh.
5.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
6.
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp quốc gia).
7.
Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia liên quan đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8.
Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn trước đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống
số liệu, tài liệu liên quan.
Điều 21. Trình tự lập quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh
Trình tự lập quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh thực hiện theo các bước sau:
1. Xử lý các kết quả điều tra cơ
bản đã có và tổ chức điều tra bổ sung; khảo sát thực tế; thu thập tư liệu, số
liệu về tỉnh và vùng. Nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài; tác động
(hay chi phối) của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước đối
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh. Xác định vị trí,
vai trò của các ngành và của từng huyện đối với nền kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.
Xác định vai trò của tỉnh đối với vùng và cả nước; nghiên cứu các quan điểm chỉ
đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cung cấp
các thông tin đó cho các Sở, ngành và các huyện làm cơ sở phục vụ xây dựng các
quy hoạch chuyên ngành trên lãnh thổ tỉnh và quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội huyện.
3.
Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch. Xác định quan điểm và mục tiêu phát
triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức không
gian; các giải pháp thực hiện.
4. Lập báo cáo quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.
Thông báo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong
vòng 30 ngày sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho các Bộ, ngành,
các huyện, các Sở, ngành làm căn cứ hiệu chỉnh quy hoạch phát triển ngành, huyện
và triển khai lập các quy hoạch cụ thể.
Mục 4: QUY
HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP HUYỆN
Điều 22. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội cấp huyện
Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội huyện bao gồm:
1. Xác định các nội dung nghiên cứu,
phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai
thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so sánh của huyện trong tỉnh và so
sánh với các huyện lân cận: phân tích, đánh
giá những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát triển của huyện trong
tổng thể tỉnh và vùng. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
và thực trạng khai thác lãnh thổ huyện; đánh giá tiềm năng đóng góp vào ngân
sách của huyện.
a) Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng
huy động các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của huyện
trong tỉnh và vùng.
Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu
tố này cho quy hoạch phát triển của huyện.
Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ chúng.
Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân
cư gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ
phát triển.
Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu
hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn.
Phân
tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế - xã
hội của huyện.
Khi phân tích và dự báo các yếu tố và
điều kiện phát triển cần chú trọng yếu tố thị trường và xác định các lợi thế so
sánh so với các huyện khác và có tính tới cạnh tranh quốc tế.
b) Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các
yếu tố trong nước và quốc tế đến phát triển
kinh tế - xã hội của huyện; tác động của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, của vùng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
c) Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn
chế và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển huyện trong thời kỳ quy hoạch.
2. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và
phương hướng phát triển kinh tế, xã hội phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng.
Xác định vị trí, vai trò của huyện đối với nền kinh tế của
tỉnh và vùng, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển của huyện. Tác
động của quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành đối với huyện trong thời kỳ quy hoạch.
Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể).
- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng kinh tế (tính
theo giá trị sản xuất), giá trị xuất khẩu, một số sản phẩm chủ yếu và tỷ trọng
đóng góp của huyện đối với tỉnh, đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và
khả năng cạnh tranh có so sánh với bình quân chung của tỉnh.
- Đối với mục tiêu xã hội:
mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về học vấn,
tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.
- Đối với mục tiêu môi
trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và bảo đảm các yêu cầu về môi trường
trong sạch theo tiêu chuẩn môi trường (tiêu chuẩn Việt Nam).
3. Xác định nhiệm vụ để đạt mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, định hướng
phát triển và phân bố các ngành và lĩnh vực then chốt và các sản phẩm quan trọng
và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng
điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).
Luận chứng phát triển nguồn nhân lực
và các giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.
4. Luận
chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ huyện (lựa chọn
phương án tổng thể khai thác lãnh thổ).
Tổ chức
lãnh thổ hệ thống đô thị, điểm dân cư tập trung và khu, cụm, điểm công nghiệp,
tiểu, thủ công nghiệp, làng nghề; phát triển hệ thống khu, cụm, điểm công nghiệp,
làng nghề; khu thương mại, hệ thống chợ gắn với các điểm dân cư.
Tổ chức
lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hoá.
Xác định
phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát triển và những lãnh thổ
có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá
đói, giảm nghèo.
Xác định
biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa
các khu vực, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư.
5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội của huyện
và gắn với huyện khác trong tỉnh.
a) Lựa chọn phương án phát triển mạng
lưới giao thông của huyện trong tổng thể mạng lưới giao thông của cả tỉnh.
b)
Lựa chọn phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông.
c) Lựa chọn phương án phát triển mạng
lưới chuyển tải điện gắn với mạng lưới chuyển tải điện của cả tỉnh.
d) Lựa chọn phương án phát triển các
công trình thủy lợi, cấp nước.
đ) Lựa chọn phương án phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng.
Phát triển mạng lưới giáo dục - đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống y tế - chăm
sóc sức khỏe và các cơ sở văn hoá - xã hội.
6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự
báo các phương án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực).
7. Luận chứng danh mục dự án đầu tư ưu
tiên.
8. Luận chứng bảo vệ
môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ
nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng
các lãnh thổ này.
9. Xác định các giải pháp về cơ chế,
chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu
tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng
các bước thực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch.
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư.
b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
c) Giải pháp về khoa học công nghệ,
môi trường.
d) Giải pháp về cơ chế, chính sách.
đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện.
10. Thể hiện phương án quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội huyện trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/100.000 và
1/50.000 đối với các khu vực kinh tế trọng điểm.
Điều 23. Căn cứ lập quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
1.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện và các chủ
trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện.
3.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4.
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp tỉnh).
5.
Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh liên quan đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
6.
Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn trước đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
7. Hệ
thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài liệu
liên quan và dự báo trong tỉnh, huyện và các huyện lân cận.
Điều 24. Trình tự lập quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Trình
tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện thực hiện theo các
bước sau:
1. Xử lý các kết quả điều tra cơ
bản đã có và tổ chức điều tra bổ sung; khảo sát thực tế; thu thập tư liệu, số
liệu về huyện và tỉnh (để so sánh). Nghiên cứu tác động của các yếu tố đến phát
triển kinh tế - xã hội của huyện; tác động của quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng đối với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện. Xác định vị trí, vai trò
của các ngành và của từng xã đối với nền kinh tế - xã hội của huyện.
2.
Xác định vai trò của huyện đối với tỉnh và vùng; nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo
và một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện; cung cấp các thông
tin đó cho các Sở, ngành làm cơ sở phục vụ xây dựng các quy hoạch chuyên ngành
trên địa bàn huyện.
3.
Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch. Xác định quan điểm và mục tiêu
phát triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức
không gian; các giải pháp thực hiện.
4. Lập báo cáo quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
5.
Thông báo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong
vòng 30 ngày sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cho các Sở,
ngành, các xã, các doanh nghiệp làm căn cứ hiệu chỉnh quy hoạch chuyên ngành và
triển khai lập các quy hoạch cụ thể.
Chương 3:
NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ LẬP
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC
Điều 25.
Các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu sau đây phải lập quy hoạch phát triển
1. Các ngành kinh tế - kỹ thuật phải lập
quy hoạch gồm: nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; công nghiệp khai thác mỏ;
công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp dệt, da, may; công nghiệp hoá
chất; công nghiệp cơ khí và gia công kim loại; thương mại;
tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; du lịch; giao thông vận tải; bưu chính, viễn
thông; thủy lợi và sử dụng tổng hợp nước; năng lượng; hệ thống giáo dục - đào tạo;
hệ thống cơ sở y tế và chăm sóc sức khoẻ; thể dục thể thao; khoa học và công
nghệ; bảo vệ môi trường.
2. Các sản phẩm chủ yếu phải lập quy
hoạch bao gồm: mạng lưới giao thông đường bộ; đường sắt; đường hàng không và hệ
thống sân bay; hệ thống cảng biển; hệ thống các khu công nghiệp và đô thị gắn với
các khu công nghiệp; hệ thống các trường đại học, các trung tâm dạy nghề; sản
xuất xi măng và vật liệu xây dựng cao cấp; luyện kim; điện, điện tử và tin học;
ô tô, xe máy; đóng và sửa chữa tàu thuyền; phát triển nuôi trồng, khai thác và
chế biến thủy, hải sản; quy hoạch phát triển một số cây công nghiệp dài ngày,
cây ăn quả; quy hoạch rừng nguyên liệu.
Điều
26. Nội dung chủ yếu của dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
1. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các
ngành sản xuất kinh doanh.
Quy hoạch
phát triển các ngành sản xuất kinh doanh được gọi là quy hoạch “mềm” có tính chất
định hướng và phải phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường.
Nội dung chủ
yếu của quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh bao gồm:
a) Phân
tích, dự báo các yếu tố phát triển ngành, trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ
yếu tố thị trường và yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.
b) Phân
tích, đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ.
Phân tích cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu, đầu tư, công nghệ, lao động, tổ chức
sản xuất.
c) Xác định
vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân và các mục tiêu phát triển
của ngành. Phân tích cung cầu trên thế giới và khu vực; phân tích tình hình cạnh
tranh trên thế giới và trong nước.
d) Luận chứng
các phương án phát triển cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu và các điều kiện chủ yếu
đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện (đầu tư, công nghệ, lao động).
đ) Luận chứng
phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, nhất là đối với các công trình
then chốt và phương án bảo vệ môi trường.
e) Xác định
các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện.
g) Xây dựng
danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để
bảo đảm thực hiện, trong đó có chia ra bước đi cho 5 năm đầu tiên; tổ chức thực
hiện quy hoạch.
h) Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển
ngành trên bản đồ quy hoạch.
2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các
ngành thuộc kết cấu hạ tầng.
Quy
hoạch phát triển các ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng (gồm cả kết cấu hạ tầng
kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội) được gọi là quy hoạch “cứng” có thời gian định
hướng quy hoạch là 20 năm hoặc xa hơn và có tính ổn định lâu dài, tính ràng buộc
cao.
Nội dung chủ
yếu của quy hoạch phát triển các ngành thuộc kết cấu hạ tầng gồm:
a) Xác định
nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.
b) Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kết
cấu hạ tầng của khu vực tác động tới phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước
trong thời kỳ quy hoạch.
c) Luận chứng
các phương án phát triển kết cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh
thổ.
d) Luận chứng các giải pháp, công trình ưu tiên đầu
tư và tổ chức thực hiện.
3. Nội dung
chủ yếu của quy hoạch sản phẩm chủ yếu bao gồm:
a) Xác định
vai trò, nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng thị trường nước ngoài của sản phẩm.
b) Phân
tích hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm.
c) Dự báo
khả năng công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm.
d) Luận chứng
các phương án phát triển và khuyến nghị phương án phân bố sản xuất trên các
vùng và các tỉnh.
đ) Xác định các giải pháp, cơ chế, chính sách,
phương hướng hợp tác quốc tế.
e) Thể hiện
các phương án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên bản đồ quy hoạch.
Điều 27. Căn cứ lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
1.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
3.
Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng,
Quốc hội và Chính phủ có liên quan.
4. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của vùng giai đoạn trước.
5.
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp quốc gia) có liên quan.
6.
Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất liên quan đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
7. Hệ
thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu,
tài liệu liên quan. Các kết quả dự báo về thị trường và tiến bộ khoa học công
nghệ trong nước và quốc tế.
Điều 28. Trình tự lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu
liên quan đến việc lập quy hoạch ngành; trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh
giá các yếu tố và điều kiện phát triển và dự báo tác động của chúng đến quy hoạch
ngành. Thu thập tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường liên quan, nếu
thiếu cần có kế hoạch điều tra bổ sung.
2.
Nghiên cứu các tác động của các yếu tố đến quá trình phát triển của ngành. Đánh
giá và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển, các yếu tố tiến bộ khoa học kỹ
thuật của thế giới và các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội khác tác động đến
quy hoạch phát triển của ngành trong tương lai.
3.
Xác định vị trí, vai trò của các ngành đối với nền kinh tế của cả nước và các
vùng; nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển
ngành; cung cấp các thông tin đó cho các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương làm cơ sở phục vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội cấp tỉnh, đồng thời thu nhận thông tin phản hồi để điều chỉnh,
bổ sung.
4.
Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch ngành. Dựa vào các mục tiêu đặt ra
của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, yếu tố thị trường trong và
ngoài nước, khả năng các nguồn lực để luận chứng quan điểm, mục tiêu phát triển
ngành cho các năm mốc của thời kỳ quy hoạch. Luận chứng các giải pháp chủ yếu
và điều kiện đảm bảo thực hiện quy hoạch ngành. Định hướng tổ chức không gian
phân bố ngành. Các giải pháp thực hiện.
5. Lập báo cáo quy hoạch ngành
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6.
Thông báo quy hoạch ngành trong vòng 30 ngày sau khi đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt cho các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các doanh nghiệp. Các ngành, các địa phương căn cứ vào đó hiệu chỉnh
quy hoạch ngành, tỉnh và triển khai các quy hoạch cụ thể.
Chương
4:
a) Tờ trình cấp có thẩm quyền đề nghị phê duyệt quy hoạch.
b) Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lập
theo nội dung quy định.
c) Các báo cáo chuyên đề, các phụ lục kèm theo.
d) Hệ thống bản đồ bao gồm: bản đồ hành chính; bản đồ vị trí
và mối quan hệ liên vùng; bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng
chủ yếu, hệ thống đô thị và các điểm dân cư; bản đồ tổ chức lãnh thổ các hoạt động
kinh tế - xã hội chủ yếu; bản đồ hiện trạng và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước với
các bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 và 1/500.000; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội các vùng với các bản đồ tỷ lệ 1/500.000 và 1/250.000; quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh với các bản đồ tỷ lệ 1/250.000 và
1/100.000; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện với các bản đồ
tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000.
đ) Các văn bản pháp lý có liên quan.
e) Báo cáo thẩm định của cấp cơ sở.
2. Hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
và các sản phẩm chủ yếu gồm:
a) Tờ trình cấp có thẩm quyền đề nghị phê duyệt quy hoạch.
b) Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực lập
theo nội dung quy định.
c) Các báo cáo chuyên đề, các phụ lục kèm theo.
d) Hệ thống bản đồ bao gồm: bản đồ hiện trạng và quy hoạch
phân bố các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu của ngành; bản đồ tổng hợp về hiện
trạng và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ yếu. Quy hoạch
phát triển ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ yếu cấp quốc gia, bản đồ tỷ lệ
1/1.000.000; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh,
bản đồ tỷ lệ 1/250.000 và 1/100.000.
đ) Các văn bản pháp lý có liên quan.
e) Báo cáo thẩm định của cấp cơ sở.
Điều 30. Nội dung thẩm định các dự
án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
1. Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông
tin, số liệu, tư liệu sử dụng để lập quy hoạch và nội dung quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội.
2. Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội.
3. Các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch và phương án bố
trí hợp lý các nguồn lực.
4. Tính thống nhất của các quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội cả nước, vùng, lãnh thổ, quy hoạch ngành và các quy hoạch khác liên
quan.
5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch
và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch.
Điều 31.
Thẩm quyền thẩm định các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
1. Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước do
Thủ tướng Chính phủ thành lập với sự tham gia của các Bộ, ngành thẩm định quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng, quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thẩm định các quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch
phát triển ngành, sản phẩm chủ lực thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng
Chính phủ.
3. Các quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội có liên quan đến quốc phòng, an ninh phải có sự tham gia thẩm
định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý
ngành chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thẩm
định các quy hoạch sản phẩm thuộc chức năng quản lý của ngành không thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa
phương liên quan tổ chức thẩm định các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội huyện và các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Các cơ quan chức năng
của Nhà nước tổ chức thẩm định lấy ý kiến các Bộ, ngành, các địa phương liên
quan và có thể thuê các tổ chức tư vấn, cá nhân có năng lực thích hợp tham gia
thẩm định các dự án quy hoạch trong trường hợp
thật cần thiết. Sau khi có kết quả thẩm định, cơ quan có chức năng thẩm định lập
báo cáo thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
Điều 32. Về hồ sơ
trình phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Hội đồng thẩm định, các tổ chức thực
hiện chức năng thẩm định cùng cơ quan chức
năng của Nhà nước chịu trách nhiệm trình hồ sơ đề nghị phê duyệt lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội.
Hồ sơ trình phê duyệt, gồm:
1. Tờ trình của cơ quan có thẩm quyền
đề nghị phê duyệt quy hoạch.
2. Báo cáo quy hoạch theo nội dung quy định gồm: báo cáo tổng hợp quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lập theo nội dung quy định; các báo
cáo chuyên đề, các phụ lục kèm theo; hệ thống bản đồ quy hoạch.
3. Báo cáo tóm tắt quy hoạch trình duyệt.
4. Các văn bản pháp lý liên quan.
Hồ sơ cơ quan thẩm định trình, gồm:
1. Báo cáo thẩm định.
2. Các văn bản (bản sao) về ý kiến của
các Bộ, ngành, các địa phương liên quan, của các nhà khoa học và các
chuyên gia phản biện.
3. Dự thảo quyết định phê duyệt.
Điều 33. Nội dung phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội
Nội dung phê duyệt đối với các
dự án quy hoạch gồm:
1. Quan điểm và các mục tiêu,
chỉ tiêu phát triển chủ yếu của quy hoạch.
2. Phương hướng và các phương án phát triển chủ yếu.
3. Các biện pháp chủ yếu để đạt
mục tiêu quy hoạch như giải pháp về cơ cấu, phương hướng phát triển các ngành,
lĩnh vực then chốt, các sản phẩm chủ yếu; cơ chế, chính sách.
4. Phương án tổ chức lãnh thổ
các hoạt động kinh tế, xã hội.
5. Tổ chức thực hiện.
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội
1. Chính phủ
trình Quốc hội xem xét thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
cả nước; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông
qua quy hoạch cấp mình trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua quy hoạch cấp
mình trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế - xã hội, các vùng
kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh;
quy hoạch các ngành kết cấu hạ tầng, các ngành kinh tế - kỹ thuật, các sản phẩm
quan trọng, quy hoạch sử dụng tài nguyên (khoáng sản, nước, rừng, danh lam thắng
cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên).
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực, phê duyệt quy hoạch phát triển
các phân ngành, lĩnh vực và các sản phẩm của ngành không thuộc phạm vi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến tham
gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ,
ngành, địa phương liên quan và quy hoạch cụ thể của các ngành.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và các quy hoạch
phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu của tỉnh.
Điều 35. Xử lý vi phạm
1. Tổ
chức, cá nhân nào có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và của các
quy định khác của pháp luật có liên quan, thực hiện không đúng theo các quy hoạch
đã được phê duyệt thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm
hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
2.
Các cơ quan chức năng nhà nước, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước
về quy hoạch, lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội, quy hoạch phát triển ngành mà không làm đầy đủ nhiệm vụ được giao hoặc
tự đặt ra các thủ tục, yêu cầu ngoài quy định, trì hoãn việc thẩm định, trình
phê duyệt khi đã có đủ các điều kiện quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, bị xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm
hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương
5:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 36. Tổ
chức thực hiện
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc
thi hành Nghị định này, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi
bỏ.
Điều 37. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b)
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|