Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 318/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 04/03/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hoàn tất nâng cấp Quốc lộ 1A đến năm 2020

Đây là mục tiêu phát triển phương tiện đường bộ theo hướng ưu tiên phương tiện vận tải công cộng theo Quyết định 318/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, sẽ  đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thông như nâng cấp Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh,  xây dựng mới các tuyến đường cao tốc và vành đai ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, khẩn trương hoàn thành sân bay quốc tế Long Thành, nâng cấp cảng hàng không Chu Lai và đưa vào khai thác sử dụng giai đoạn 1 khu bến Lạch Huyện thuộc cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.

Trước năm 2015, phải đi vào vận hành được  tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.

Đến năm 2020, sẽ phát triển các tuyến đường bộ thuộc hai hành lang một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; hành lang Đông - Tây sang Lào, Campuchia.

Quyết định có hiệu lực từ 04/03/2014.

 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 318/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam);

Căn cứ Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

- Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam, Chiến lược phát triển giao thông vận tải và quy hoạch phát triển của các ngành có liên quan.

- Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về dịch vụ vận tải nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, thúc đẩy sự phát triển các đơn vị kinh doanh vận tải, hình thành thị trường vận tải có tính xã hội hóa, tính cạnh tranh cao, bình đẳng và lành mạnh; khuyến khích đầu tư phát triển vận tải trong nước, vận tải quốc tế và có cơ chế hỗ trợ, ưu đãi đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực vận tải.

- Phát triển hài hoà, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận ti phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế.

- Phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách theo hướng hiện đại; thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ, giảm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh phát triển vận tải đa phương thức; chủ động hội nhập, hợp tác phát triển năng lực vận tải quốc tế, tham gia vào chui cung ứng toàn cu; đy nhanh tiến độ phát triển vận tải hành khách công cộng trong đô thị và trên các hành lang vận tải chính.

- Phát trin hợp lý về số lượng và chủng loại phương tiện vận tải theo hướng hiện đại, tiện nghi, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

- Phát triển các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, hiệu quả kinh doanh cao, có sức cạnh tranh, làm chủ thị trường vận tải trong nước, chiếm vai trò quan trọng trong vận tải xuất, nhập khẩu hàng hóa, từng bước vươn ra đầu tư kinh doanh có hiệu quả trên thị trường vận tải quốc tế.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, làm chủ và phát triển các công nghệ mới trong quản trị và cung ứng dịch vụ vận tải; lấy nhân lực và công nghệ làm cơ sở chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các ngành vận tải.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bo vệ môi trường, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách và tăng khnăng cạnh tranh của nền kinh tế, đưa Việt Nam từng bước trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa và hành khách của khu vực, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quc phòng, an ninh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn đến năm 2020

Đến năm 2020, tổng sản lượng vận tải toàn ngành khoảng 1.300 tỷ tn.km (tương đương 2,2 tỷ tấn hàng hoá), 340 tỷ hành khách.km (tương đương 6,3 tỷ lượt khách) với tc độ tăng trưởng bình quân hàng năm sản lượng vận tải hàng hóa giai đoạn 2013 - 2020 là 9,1%, hành khách là 10,7% (chi tiết tại Phụ lục).

Tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính; thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 khoảng 54,4%; đường sắt 4,3%; đường thủy nội địa 32,4%. Thị phn vận tải hành khách liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 khoảng 93,2%; đường sắt 3,4% (chi tiết tại Phụ lục).

Đến năm 2020, tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng của Hà Nội đáp ứng khoảng 25% nhu cầu đi lại, trong đó đường sắt đô thị chiếm 2-3%; của thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đi lại, trong đó đường sắt đô thị 4 - 5%.

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách với chi phí phù hợp, góp phần giảm chi phí logistics của nền kinh tế xuống còn khoảng 15% GDP; hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xe buýt nhanh trong các đô thị từ loại 1 trở lên, đưa vào vận hành từ 01 đến 02 tuyến đường sắt đô thị tại Thđô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển phương tiện vận tải công cộng sức chứa nhỏ và xe taxi đảm bảo gom khách cho dịch vụ xe buýt và đường sắt đô thị.

Tăng cường an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải, phấn đấu giảm 5 - 10% bình quân hàng năm về số người chết do tai nạn giao thông có nguyên nhân từ phương tiện kinh doanh vận tải, hạn chế tối đa sự cố an toàn hàng không.

Nâng cao tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải, hiệu quả sử dụng năng lượng; kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường trong hoạt động vận tải.

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh thương mại, tạo môi trường kinh doanh bình đng, công khai, minh bạch.

Tái cơ cấu lực lượng vận tải, đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư kinh doanh vận tải, đặc biệt là trong ngành đường sắt; hoàn thành cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực vận tải.

b) Định hướng đến năm 2030

Đến năm 2030, tổng sản lượng vận tải khoảng 2.500 tỷ tấn.km (tương đương 4,3 tỷ tấn hàng hoá), 667 tỷ hành khách.km (tương đương 14 tỷ lượt khách), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng vận tải hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 là 6,7%, hành khách là 8,2% (chi tiết tại Phụ lục),

Tiếp tục tái cơ cấu vận tải, đến năm 2030, thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh bằng đường bộ khoảng 51,2%; đường sắt 7,9%; đường thủy nội địa 30,9%, thị phần vận tải hành khách liên tỉnh đường bộ khoảng 92,0%; đường sắt 4,7% (chi tiết tại Phụ lục).

Đến năm 2030, tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng tại thành phố Hà Nội đáp ứng khoảng 40% nhu cầu đi lại trong đó đường sắt đô thị khoảng 17%; tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng khoảng 35% nhu cầu đi lại trong đó đường sắt đô thị khoảng 18%.

Năng suất, chất lượng và hiệu quả dịch vụ vận tải hành khách đạt mức tiên tiến trong khu vực, góp phần giảm chi phí logistics của Việt Nam xuống dưới 15% GDP; hoàn thiện hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức với mạng lưới đường sắt đô thị làm chủ đạo trên các trục giao thông chính trong các đô thị loại 1 trở lên; hoàn thiện mạng lưới xe buýt tại các đô thị từ loại 2 trở lên trên cả nước; phương tiện vận tải công cộng sức chứa nhỏ và xe taxi đảm bảo gom khách cho dịch vụ xe buýt và đường sắt đô thị.

An toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải được bảo đảm ngày càng cao, phấn đấu giảm tỷ lệ số người tử vong do tai nạn giao thông trên 10.000 phương tiện kinh doanh vận tải về mức bằng hoặc thấp hơn so với tỷ lệ chung của phương tiện vận tải trên cả nước; hạn chế tối đa sự cố an toàn hàng không.

Xây dựng hệ thống dịch vụ vận tải thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, kiểm soát được các thành phần gây ô nhiễm môi trường trong các hoạt động vận tải.

Có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh về quản lý vận tải, đảm bảo năng lực thực thi pháp luật hiệu quả, nghiêm minh.

Phát triển đội ngũ các doanh nghiệp vận tải có quy mô phong phú, mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến, trình độ nhân lực và mức độ ứng dụng công nghệ trong quản trị doanh nghiệp cao; từng bước mở rộng đầu tư kinh doanh vận tải ra các nước trong khu vực và trên thế giới.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

1. Phát triển thị trường vận tải

a) Vận tải đường bộ

- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải thu gom hàng từ các trung tâm phân phối theo khu vực đến các điểm bán lẻ, vận tải cự ly ngắn, khối lượng vận tải nhỏ đến trung bình; tham gia vào chuỗi vận tải đa phương thức kết nối giữa các đầu mối của phương thức vận tải khối lượng lớn (đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường biển, đường hàng không) đến các trung tâm phân phối quy mô vừa và nhỏ.

- Tăng cường phát triển vận tải hành khách liên tỉnh có cự ly ngắn và trung bình (dưới 500 km); vận tải nội tỉnh và vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; vận chuyển gom khách cho các tuyến vận tải công cộng.

- Tăng cường phát triển vận tải đường bộ kết nối các vùng nông thôn và đô thị nhằm kết nối các vùng sản xuất nông nghiệp đến thị trường tiêu thụ; ưu tiên đặc biệt đối với dịch vụ vận tải đường bộ đến các cụm dân cư biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với đảm bảo an ninh, quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường hợp tác, kết nối tạo thuận lợi cho vận tải qua biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng Lào, Campuchia, Trung Quốc và các nước trong khu vực.

b) Vận tải đường sắt

- Ưu tiên phát triển dịch vụ vận tải đường sắt để đảm nhận vận tải hàng hóa khối lượng lớn, cự ly trung bình trở lên (từ 300 km trở lên); đẩy mạnh dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh trên các hành lang chính, vận tải hành khách công cộng tại các thành phố lớn.

- Hoàn chỉnh kết nối vận tải đường sắt vi các cảng biển lớn, cảng đường thuỷ nội địa chính yếu; ưu tiên về cơ chế khuyến khích đầu tư và khai thác hệ thống cảng cạn (ICD) có quy mô lớn tại các vùng kinh tế trọng điểm và dọc theo các hành lang có đường sắt, bảo đảm kết nối ICD với đường sắt và các tuyến quốc lộ trọng điểm, các tuyến đường bộ cao tốc.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về vận tải đường sắt với các nước trong Tổ chức hợp tác đường sắt (OSZD), hợp tác phát triển đường sắt xuyên Á; ưu tiên nâng cao năng lực vận tải hàng hoá trên tuyên Hải Phòng - Lào Cai.

- Nhanh chóng phát triển dịch vụ vận tải đường sắt hiện đại, kết nối đa phương thức thuận tiện, thực hiện quy hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt trên hành lang Đông - Tây, kết nối với Campuchia, khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

c) Vận tải đường thủy nội địa

- Ưu tiên, khuyến khích phát triển vận tải đường thủy nội địa chủ yếu đảm nhận vận chuyển hàng ri khối lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng kết nối tới các cảng biển lớn, các trung tâm sản xuất công nghiệp, dịch vụ theo các tuyến đường thuỷ nội địa chính yếu, đặc biệt là theo mạng lưới đường thủy nội địa quốc gia tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, các tuyến sông pha biển, các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và trên các lòng hồ lớn.

- Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các cảng đường thuỷ nội địa lớn, đặc biệt là năng lực xếp dỡ và dịch vụ hậu cần vận tải container bằng đường thuỷ nội địa.

- Tăng cường hợp tác tạo thuận lợi cho vận chuyển qua biên giới bằng đường thủy nội địa Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc.

d) Vận tải đường biển

- Tập trung phát triển năng lực vận tải hàng hoá xuất, nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa quc tế, vận tải tuyến ven biển Bắc - Nam, vận chuyển hàng hoá và hành khách từ đất liền ra các đảo xa bờ.

- Tiếp tục duy trì vị thế chủ đạo trên thị trường vận tải biển nội địa, tăng năng lực và thị phần vận tải giữa Việt Nam với các quốc gia và vận tải quốc tế trong khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á; từng bước mở rộng khai thác thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, Nam Á; tham gia cung ứng dịch vụ trên các tuyến vận tải viễn dương và trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Ưu tiên phát triển năng lực vận tải kết nối giữa các cảng biển trọng điểm tại khu vực Cái Mép - Thị Vải với thị trường Campuchia; các cảng khu vực Hải Phòng với Tây Nam Trung Quốc; các cảng khu vực miền Trung với Lào, Thái Lan và Myanmar.

- Đẩy mạnh phát triển chuỗi sản phẩm vận tải và du lịch đường biển, nâng cao năng lực tiếp nhận tàu chở khách du lịch đồng thi tăng cường khả năng kết nối thuận tiện đến các điểm du lịch trên đất liền; từng bước phát triển đội tàu khách du lịch cỡ lớn kết nối Việt Nam với các điểm du lịch quan trọng trên thế giới.

đ) Vận tải đường hàng không

- Tiếp tục đẩy mạnh năng lực vận tải hàng không song phương và đa phương đối với các thị trường truyền thống khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Trung Quốc, châu Đại Dương, thúc đẩy kết nối vận tải hàng không đến khu vực Nam Á, các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ).

- Khẩn trương mở đường bay và tăng cường năng lực vận tải hành khách và hàng hoá trên các đường bay tầm xa đến châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ La Tinh và châu Phi; khuyến khích các nhà đầu tư phát triển cảng hàng không trung chuyn khu vực (regional hub) đồng thời có chính sách thu hút các hãng hàng không mở đường bay tầm xa đến các cảng trung chuyển.

- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải hàng hoá và hình thành mạng đường bay chở hàng riêng, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển cảng hàng không trung chuyển hàng hoá của khu vực tại Chu Lai và có cơ chế ưu đãi để thu hút các hãng hàng không mở tuyến bay chở hàng đến cảng này.

e) Vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics

- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế và kết nối đa phương thức trong vận tải nội địa; nhanh chóng hoàn thành quy hoạch mạng lưới trung tâm phân phối nhiều cấp (cảng cạn, kho, bãi hàng hoá) và các tuyến vận tải thu, gom hàng hoá trong các đô thị lớn và các vùng kinh tế trọng điểm.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển dịch vụ logistics quốc tế, cung cấp dịch vụ trọn gói 3 bên (3PL), 4 bên (4PL), đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử và mô hình quản trị chuỗi cung ứng hiện đại.

Nghiên cứu thành lập Cơ quan phối hợp liên ngành để phối hợp chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, ngành, địa phương trong đầu tư, phát triển dịch vụ logistics.

g) Vận tải hành khách công cộng trong đô thị

- Phát triển hợp lý vận tải hành khách công cộng tại các đô thị lớn, nhanh chóng hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xe buýt nhanh (BRT) tại các đô thị từ loại II trở lên.

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư cung ứng dịch vụ vận tải hành khách khối lượng lớn như đường sắt đô thị, xe buýt nhanh trên các trục giao thông chính và vành đai giao thông trung tâm của các đô thị đặc biệt.

- Phát triển hp lý dịch vụ vận tải gom khách tại các khu vực xe buýt không thể tiếp cận đồng thời nâng cao chất lượng và an toàn giao thông ca dịch vụ vận tải taxi nhằm mở rộng tối đa vùng và đối tượng phục vụ của vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là người cao tui, khách du lịch và người sở hữu xe ô tô cá nhân.

2. Chiến lược phát triển phương tiện vận tải

Phát triển phương tiện vận tải có quy mô đáp ứng nhu cầu vận tải, có cơ cấu, chủng loại phù hợp với kết cu hạ tầng giao thông, loại hàng hóa và đối tượng hành khách, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

a) Phương tiện vận tải đường bộ

- Phát triển phương tiện đường bộ theo hướng ưu tiên phương tiện vận tải công cộng, kiềm chế gia tăng phương tiện cơ giới cá nhân; đến năm 2020, cả nước có khoảng 45 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong đó có khoảng 3,2 - 3,5 triệu xe ô tô (với tỷ lệ xe ô tô con chiếm khoảng 57%, xe khách 14%, xe tải 29%); đến năm 2030, cả nước có dưới 55 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong đó có khoảng 5-6 triệu xe ô tô (với tỷ lệ xe ô tô con ở mức 55%, xe khách 18%, xe tải 27%).

- Phát triển phương tiện vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường; đến năm 2017 ô tô nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp đáp ứng mức Euro 4 và đến năm 2022 đạt mức Euro 5; đến năm 2030 tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật môi trường đạt mức tiên tiến trong khu vực; tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch trong giao thông đô thị, đến năm 2020 có 5 - 20% số xe buýt và taxi chuyển sang sử dụng nhiên liệu LPG, CNG và năng lượng mặt trời.'

- Tăng cường quản lý, kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông.

b) Phương tiện vận tải đường sắt

- Đến năm 2020, phát triển phương tiện đường sắt theo hướng hiện đại, công sut hợp lý, tiết kiệm nhiên liệu:

+ Tập trung phát triển đầu máy theo hướng hiện đại, công suất hợp lý, tiết kiệm nhiên liệu; loại bỏ dần các loại đầu máy quá cũ, lạc hậu, đu tư đầu máy hiện đại có công suất lớn từ 2.000 CV trở lên; tổng số đu máy kéo tàu hàng 212 - 239 chiếc (tổng công suất 424 - 478 nghìn CV), tng số đầu máy kéo tàu khách 63 - 70 chiếc (tổng công suất 126 - 140 nghìn CV); phân bổ sử dụng đầu máy hợp lý theo đặc điểm kết cấu hạ tầng của tuyến và quy mô đoàn tàu;

+ Mua sắm, đóng mới toa xe hàng và khách có tự trọng toa xe thấp, thiết kế hiện đại, tiện nghi, loại dn các toa xe cũ, lạc hậu, tự trọng lớn; tăng cường stoa xe chuyên chở hàng container; toàn bộ toa xe khách vận hành phải có bộ phận thu gom chất thải; đến năm 2020 tổng số toa xe hàng ước tính 9.200 - 10.400 chiếc, toa xe khách 816 - 899 chiếc.

- Đến năm 2030, phát triển phương tiện đường sắt đạt mức tiên tiến trong khu vực, có hiệu quả sử dụng năng lượng cao, công suất lớn:

+ Đảm bảo 100% các đầu máy kéo tàu khách và tàu hàng có công suất tối thiểu là 2.000 CV; tăng dần số lượng đầu máy điện theo lộ trình đầu tư phát triển đường sắt tc độ cao, đường sắt đô th; tổng số đầu máy kéo tàu hàng ước tính 680 - 799 chiếc (tổng công suất 1.500.000 - 1.800.000 CV), đầu máy kéo tàu khách ước tính 195 - 225 chiếc (tổng công suất 448.000 - 517.000 CV);

+ Toàn bộ toa xe khách, toa xe hàng là toa xe có tự trọng thấp, đạt tiêu chuẩn tiện nghi, tiên tiến trong khu vực; tổng số toa xe hàng ước tính 28,3 - 33,3 nghìn chiếc trong đó tỷ lệ toa xe chở container đạt 15 - 20%; toa xe khách 2.344 - 2.703 chiếc.

c) Phương tiện vận tải đường thủy nội địa

- Đến năm 2020, tổng trọng tải phương tiện thủy nội địa chở hàng khoảng 26 - 30 triệu tấn; tổng số ghế phương tiện thủy nội địa chở khách khoảng 750.000 ghế.

- Đến năm 2030, tổng trọng tải phương tiện thủy nội địa ước khoảng 35 - 42 triệu tấn. Tổng số ghế phương tiện thủy nội địa khoảng 890.000 ghế.

- Đối với vận tải liên tỉnh:

+ Khu vực miền Bắc, đoàn kéo đẩy 1.200 - 1.600 tấn; tàu tự hành đến 800 tấn; tàu tự hành chuyên dùng chở container trọng tải 24 - 36 TEU; tàu sông pha biển đến 3.000 tấn;

+ Khu vực miền Nam đoàn kéo đẩy 1.200 - 1.600 tấn; tàu tự hành đến 1600 tấn; tàu tự hành chuyên dùng chở container 36 - 48 TEU và trên 48 TEU; tàu sông pha biển đến 5.000 tấn; tàu khách thường đến 120 ghế, tàu khách nhanh đến 90 ghế.

- Đối với vận tải nội tnh:

+ Khu vực miền Bắc tàu tự hành trọng tải đến 200 tấn; tàu khách 90 - 120 ghế, tàu ra đảo đến 250 ghế;

+ Khu vực miền Nam tàu tự hành trọng tải đến 300 - 500 tấn, tàu khách loại phổ biến 50 - 120 ghế;

- Tăng cường quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện kinh doanh vận tải thuỷ nội địa, nghiên cứu ban hành quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện thuỷ nội địa; từ năm 2020 trở đi, 100% phương tiện thủy nội địa kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách phải được đăng ký, đăng kiểm và tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông, niên hạn sử dụng; có bộ phận thu gom xử lý chất thải.

d) Đội tàu vận tải biển

- Đến năm 2020, tổng trọng tải đội tàu biển Việt Nam 6,8 - 7,5 triệu DWT, trong đó tàu chở hàng khô 4,72 - 5,21 triệu DWT, tàu chở hàng lỏng 1,44 - 1,58 triệu DWT, tàu chở container 0,68 - 0,72 triệu DWT.

- Đến năm 2030, tng trọng tải đội tàu biển Việt Nam 12,61 - 14,42 triệu DWT, trong đó tàu chở hàng khô 9,08 - 10,38 triệu DWT, tàu chở hàng lỏng 2,19 - 2,7 triệu DWT, tàu chở container 1,48 - 1,63 triệu DWT.

- Loại cỡ tàu:

+ Tuyến quốc tế: Tàu hàng rời 30.000 - 200.000 DWT; tàu hàng bách hóa 5.000 - 50.000 DWT; tàu hàng lỏng 10.000 - 400.000 DWT, tàu container từ 500 - 12.000 TEU;

+ Tuyến nội địa: Tàu hàng rời, bách hóa 1.000 - 10.000 DWT, tàu container 200 - 1.000 TEU, tàu hàng lỏng 1.000 - 150.000 DWT.

- Tăng cường quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của đội tàu biển Việt Nam theo đúng quy định của các điều ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam là thành viên; từ sau năm 2020 toàn bộ đội tàu biển Việt Nam đang hoạt động phải có độ tuổi trong niên hạn sử dụng và mức độ tiêu hao nhiên liệu theo quy định.

đ) Đội tàu bay

- Đến năm 2020, tổng số tàu bay dự kiến 190-210 chiếc, trong đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam có 140 - 150 chiếc (sở hữu 70 - 80 chiếc), các hãng hàng không khác dự kiến có thêm 50 - 60 chiếc; tàu bay tầm ngắn khoảng 60 - 70 chiếc (sở hữu 30 - 35 chiếc), tàu bay tm trung 30 - 35 chiếc (sở hữu 17-20 chiếc), tàu bay tầm xa 20 - 24 chiếc (sở hữu 10-12 chiếc), tàu bay chở hàng khoảng 8-10 chiếc (sở hữu 3-5 chiếc).

- Đến năm 2030, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam có khoảng 230 - 250 chiếc (sở hữu trên 50%), trong đó tàu bay tầm xa khoảng 25 - 30 chiếc, tàu bay chở hàng khoảng 15 đến 20 chiếc.

3. Chiến lược phát triển lực lượng kinh doanh vận tải

- Hoàn thành tái cơ cấu doanh nghiệp vận tải nhà nước theo hướng đẩy mạnh cổ phần hoá, giảm thiu slượng và tỷ lệ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp vận tải, trừ trường hợp tại các đơn vị kinh doanh vận tải đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.

- Tách biệt kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt với kinh doanh vận tải thành các doanh nghiệp độc lập, khẩn trương cphần hoá các doanh nghiệp vận tải và cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt.

- Ti ưu hoá quy mô đơn vị kinh doanh vận tải nhm kéo giảm tỷ lệ chi phí cố định trên 01 đơn vị sản lượng (01 tấn.km hoặc 01 hành khách.km), đặc biệt là cần tăng quy mô đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa để có thể bảo đảm các điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định.

- Hình thành một số doanh nghiệp vận tải hàng hoá đa phương thức có quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải hoàn chỉnh đường bộ - đường sắt - đường biển hoặc đường bộ - đường thuỷ - đường biển, đường bộ - đường hàng không; tăng cường kết nối dịch vụ vận tải giữa các phương thức thông qua việc kết nối hoạt động phân phối dịch vụ, đặc biệt ưu tiên phát triển mô hình bán vé liên thông giữa các phương thức vận tải hành khách.

- Nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh của đơn vị vận tải theo hướng đổi mới mô hình tchức, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chủ động liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để có cơ hội tiếp nhận chuyển giao, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải Việt Nam giữ vững vai trò chủ đạo trong thị trường vận tải hành khách đi và đến Việt Nam; bảo đảm khả năng cung ứng chuỗi dịch vụ vận tải hàng hoá nội địa - quốc tế với giá thành hợp lý, chất lượng cao; đẩy mạnh đầu tư phát triển dịch vụ vận tải, hỗ trợ vận tải nước ngoài.

IV. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thể chế về vận tải

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động vận tải nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước, phân định rõ giữa vai trò quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp; hoàn thiện, cụ thể hóa các quy định về kinh doanh vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Hoàn chỉnh hệ thống quy hoạch về vận tải hành khách và hàng hoá đa phương thức và của từng phương thức vận tải ở cấp quốc gia.

- Hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế - kỹ thuật cung ứng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn giao thông và chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.

2. Tái cơ cấu và điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông

a) Gia tăng và tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông

- Ưu tiên huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đạt tỷ lệ 7 - 8% tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP),trong đó vốn xã hội hoá chiếm 40 - 50%;

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các phương thức vận ti, các trung tâm kinh tế lớn, các cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng;

- Đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư, ưu tiên đầu tư cho các phương thức vận tải khối lượng lớn như đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường thuỷ nội địa nhằm giảm áp lực cho đường bộ;

- Ưu tiên vốn ngân sách nhà nước để đầu tư các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội cũng như các công trình có hiệu quả kinh doanh thấp nhưng có vai trò bảo đảm tính đồng bộ và kết nối thông suốt trong mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông; huy động tối đa nguồn lực xã hội hoá để đầu tư xây dựng các công trình có hiệu quả kinh doanh cao.

Đường bộ: Đến năm 2016, cơ bản hoàn thành nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Tây Nguyên).

Tập trung đầu tư xây dựng trước một sđoạn cao tốc trên tuyến Bắc Nam, các tuyến cao tốc hướng tâm và vành đai vùng thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến đường kết nối các Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

Khẩn trương hoàn thành các tuyến đường bộ có năng lực lớn kết nối với khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, các cảng biển khu vực Hải Phòng, các cảng thuỷ nội địa lớn tại khu vực đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long; các tuyến đường bộ kết nối giữa các ICD với ga hàng hoá đường sắt, cảng sông, cảng biển.

Đến năm 2020, phát triển các tuyến đường bộ thuộc hai hành lang một vành đai hp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; hành lang Đông - Tây sang Lào, Campuchia.

Đường biển: Đầu tư hệ thống cảng biển có quy mô đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam, ưu tiên đầu tư các cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Đến năm 2020, hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng giai đoạn 1 khu bến Lạch Huyện thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; tổ chức khai thác sử dụng có hiệu quả cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải.

Đường hàng không: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng quản lý bay, đường lăn, sân đ, nhà ga nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các cảng hàng không hiện có, trong đó ưu tiên việc mở rộng, nâng cấp các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nng, Cam Ranh, đồng thời nhanh chóng xây dựng giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành. Nhanh chóng có phương án đầu tư nâng cấp cảng hàng không Chu Lai thành trung tâm trung chuyển hàng hoá bằng đường hàng không cho khu vực Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc.

Đường sắt: Khẩn trương thực hiện xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân để sớm đưa vào khai thác trước năm 2015; đầu tư các đoạn tuyến đường sắt kết nối đường sắt quốc gia tới cảng Đình Vũ, Cái Mép - Thị Vải, các ICD ln trên các hành lang vận tải chủ yếu, các cửa khẩu quốc tế lớn; các dự án bảo đảm an toàn giao thông đường sắt.

Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường sắt trên các hành lang vận tải chủ yếu, trong đó ưu tiên nâng cấp, hiện đại hoá tuyến đường sắt Bắc Nam; xây dựng và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu đề xuất lộ trình thích hợp để đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Tập trung nguồn lực đầu tư kịp thời các tuyến đường sắt kết nối giữa đường sắt quốc gia với cảng cửa ngõ Lạch Huyện.

Đường thuỷ nội địa quốc gia: Cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng các tuyến đường thủy nội địa quốc gia tại khu vực đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long; tuyến vận tải ven biển Bắc - Nam và các tuyến vận tải từ bờ ra các đảo; các tuyến vận tải qua biên giới với Trung Quốc và Campuchia; các cửa sông để khai thác vận tải sông pha biển.

b) Tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng cho dịch vụ hỗ trợ vận tải

Khẩn trương thực hiện các quy hoạch mạng lưới ICD, ưu tiên thực hiện đầu tư các ICD có khả năng kết nối trực tiếp với đường sắt và sẵn có kết nối đường bộ thuận lợi với cảng biển, cảng sông chính; hoàn thành đầu tư xây dựng mạng lưới các trạm dừng nghỉ cho hành khách trên đường bộ, trước tiên là trên quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và các tuyến quốc lộ trọng điểm đi Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

- Đầu tư, nâng cấp các nhà ga hành khách của đường sắt, các bến xe khách từ loại 2 trở lên đảm bảo phân tách hoàn toàn khu vực cách ly dành cho khách đi - đến với khu vực công cộng, tách luồng hành khách đi với hành khách đến; kết ni dữ liệu giám sát hành trình xe với tất cả các phương tiện đăng ký khai thác tại bến; xây dựng phn mềm, đầu tư hệ thống camera giám sát hoạt động của phương tiện và theo dõi an ninh trật tự tại khu vực phòng chờ, cổng ra, vào khu vực xe ô tô đón, trả khách.

- Tổ chức giao thông kết nối thuận tiện, bố trí điểm đón; trả khách cho xe buýt, taxi, bãi trông giữ xe cá nhân cho hành khách trong khuôn viên khu vực công cộng của nhà ga, bến xe; bảo đảm các công trình, trang thiết bị phục vụ giao thông tiếp cận thuận tiện cho các đối tượng người khuyết tật, người cao tuổi, tại các nhà ga hành khách đường sắt, bến xe khách, cảng hàng không, cảng bến thuỷ nội địa; đầu tư nâng cấp hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.

- Đầu tư mở rộng hệ thống kho, bãi hàng hoá, khu vực tác nghiệp hàng hoá container (CFS), hệ thống xử lý nước thải, rác thải và tiếng ồn tại các nhà ga hàng hoá đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông chính.

3. Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ vận tải

- Hoàn thiện cơ chế khuyến khích, ưu đãi cho hoạt động đầu tư phát triển vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách công cộng, vận tải hàng hoá khối lượng lớn trên các hành lang chủ yếu, hệ thống logistics, hệ thống phân phối dịch vụ vận tải đa phương thức, đặc biệt là đầu tư đi mới phương tiện vận tải, công nghệ quản trị kinh doanh, trang thiết bị xếp dỡ, hệ thống kho bãi, nhà bến, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách để đầu tư phát triển vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách công cộng trong các đô thị lớn; dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá trên các hành lang chính, các tuyến vận tải đến khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các đảo và quần đảo trên Biển Đông.

- Có cơ chế ưu đãi trong việc đầu tư xây dựng các khu vực tập kết phương tiện, nhà xưởng bảo dưỡng sửa chữa, trạm điều hành vận tải cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, đường sắt trong đô thị và vận tải hành khách hàng hoá bằng đường sắt, đường thuỷ nội địa trên các hành lang vận tải chủ yếu; các đơn vị đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các đảo và quần đảo trên Biển Đông.

4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý vận tải.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát, thống kê, tổng hợp toàn bộ thông tin htrợ ra quyết định trong quản lý nhà nước trong từng ngành vận tải.

- Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải ứng dụng các công nghệ mới nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường trong kinh doanh vận tải.

- Rà soát, sắp xếp tổ chức trong quản lý, điều hành giao thông vận tải.

- Tăng cường phân công, phân cấp cho các địa phương trong thực thi chức năng quản lý nhà nước như các thủ tục hành chính, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các hoạt động vận tải trên địa bàn, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ vận tải đường bộ và đường thủy nội địa.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt, theo hướng tách chức năng quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp.

- Nâng cao vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp vận tải trong công tác quản lý chất lượng và an toàn giao thông của hoạt động vận tải; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực vận tải.

5. Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý và kinh doanh vận tải

- Chú trọng phát triển nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về lĩnh vực vận tải, đặc biệt là các chương trình nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức trong cơ quan quản lý nhà nhà nước; đội ngũ cán bộ quản lý trung cấp, cao cấp, các vị trí phụ trách điều hành, điều độ vận tải trong đơn vị kinh doanh vận tải; đội ngũ lao động chuyên ngành đặc thù như phi công, sĩ quan, thuyền viên, lực lượng an ninh chuyên ngành vận tải, kỹ thuật viên không lưu, hoa tiêu hàng hải.

- Tăng cường công tác phi hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị kinh doanh vận tải với các cơ sở đào tạo thuộc hệ thng giáo dục quc dân ngoài ngành giao thông vận tải trong công tác đi mi chương trình, phương pháp đào tạo, thực hành, thực tập, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ đào tạo các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực vận tải.

- Có chính sách thu hút nhân sự có trình độ cao về làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước; có cơ chế trọng dụng đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước trong công tác nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển vận tải.

6. Tăng cường quản lý điều kiện bảo đảm an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải

- Hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh cho các đơn vị kinh doanh vận tải; bổ sung các loại hình dịch vụ vận tải vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện; bổ sung quy định về trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước trong thực thi quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải.

- Hoàn thiện các quy định, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị kinh doanh vận tải về bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện kinh doanh vận tải, trang thiết bị, máy móc làm dịch vụ hỗ trợ vận tải.

- Hoàn thiện các quy định về điều kiện hành nghề của người điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải, trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải, cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện các điều kiện hành nghề của người lao động trong lĩnh vực đường bộ, đường thuỷ nội địa.

- Nghiên cứu, bổ sung các loại phương tiện cần lắp đặt và duy trì thiết bị giám sát hành trình, đặc biệt là trong vận tải đường bộ và đường thuỷ nội địa; quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị kinh doanh vận tải trong việc duy trì, quản lý và khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình để bảo đảm an toàn giao thông.

- Nghiên cứu, bổ sung các quy định và trách nhiệm về bảo đảm điều kiện, thời gian làm việc, chế độ đãi ngộ của người lao động trong các đơn vị kinh doanh vận tải.

- Đẩy mạnh việc thể chế hoá và triển khai thực hiện các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn giao thông vận tải trong các công ước, thỏa thuận quốc tế, các hiệp định liên vận quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý và kinh doanh vận tải

- Chủ động, tích cực tham gia hoạt động để đóng góp cho sự phát triển của các tổ chức quốc tế về vận tải của Liên hiệp quốc như Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).

- Hoàn thiện và thực hiện nghiêm các cam kết về vận tải trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ASEAN, APEC cũng như trong các hiệp định thương mại đa phương và song phương khác.

- Xây dựng và ký thoả thuận quan hệ đối tác chiến lược về giao thông vận tải giữa Việt Nam với các quốc gia có vai trò, vị trí quan trọng trong hoạt động vận tải quốc tế; chủ động đàm phán ký kết, triển khai các hiệp định song phương, đa phương nhằm mở cửa thị trường và tạo thuận lợi cho vận tải liên vận qua biên giới và vận tải quốc tế.

- Có chính sách khuyến khích các hãng vận tải lớn trên thế giới đầu tư thành lập doanh nghiệp, chi nhánh và thiết lập các đầu mối vận tải trung chuyển quốc tế tại Việt Nam; có cơ chế ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cung ứng dịch vụ vận tải và thiết lập mạng lưới phân phối hàng hoá ở nước ngoài.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Giao thông vận tải: Chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược; trong quá trình thực hiện cần cập nhập, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã Hội và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam; tổ chức lập, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch, các đề án trong lĩnh vực vận tải phù hợp với Chiến lược này; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển vận tải của ngành.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ logistics; quản lý việc sản xuất, đóng mới, nhập khẩu phương tiện vận tải theo đúng quy định.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp vận tải.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển nhân lực trong lĩnh vực vận tải.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ mới, vật liệu mới, nhiên liệu sinh học sử dụng trong lĩnh vực vận tải; tiếp tục ban hành tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đối với phương tiện vận tải.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Chiến lược này xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển vận tải của địa phương mình và xây dựng kế hoạch triển khai.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
-
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban ATGT Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b). XH 240

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA TỪNG LOẠI HÌNH VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

KHỐI LƯỢNG VẬN TẢI HÀNG HÓA NĂM 2020

Đơn vị: Nghìn tấn/năm

Phương thc vận tải

Tng

Thphần(%)

Vận tải quốc tế

Vận tải nội địa

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013 - 2020

Khối lượng

Thphần (%)

Vận tải liên tỉnh

Thị phần (%)

Vận tải nội tnh

Thphần (%)

Tng khối lượng vận tải hàng hóa

Khối lượng vận tải hàng hóa quốc tế

Khối lượng vận tải hàng hóa liên tỉnh

Khối lượng vận tải hàng hóa ni tỉnh

Đường bộ

1.297.171

58,36

16.475

4,13

599.039

54,39

681.657

94,33

7,60%

7,87%

8,61%

6,77%

Đường sắt

58.249

2,62

5.071

1,27

47.766

4,34

5.412

0,75

30,59%

33,65%

30,30%

30,61%

Đường thủy nội địa

393.894

17,72

1.692

0,43

356.623

32,38

35.579

4,92

11,20%

12,17%

11,20%

11,15%

Hàng hải

472.412

21,25

374.905

94,03

97.507

8,85

 

 

10,69%

10,09%

13,30%

 

Hàng không

1.049

0,05

560

0,14

489

0,04

 

 

13,46%

9,86%

19,45%

 

Tổng

2.222.774

100,00

398.702

100,00

1.101.424

100,00

722.648

100,00

9,10%

10,14%

10,27%

7,03%

Khối lượng luân chuyển (Tỷ tấn.km)

1.297,24

 

KHỐI LƯỢNG VẬN TẢI HÀNG HÓA NĂM 2030

Đơn vị: Nghìn tấn/năm

Phương thc vận tải

Tng

Thphần(%)

Vận tải quốc tế

Vận tải nội địa

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2030

Khối lượng

Thphần (%)

Vận tải liên tỉnh

Thị phần (%)

Vận tải nội tnh

Thphần (%)

Tng khối lượng vận tải hàng hóa

Khối lượng vận tải hàng hóa quốc tế

Khối lượng vận tải hàng hóa liên tỉnh

Khối lượng vận tải hàng hóa ni tỉnh

Đường bộ

2.449.526

57,80

25.978

3,28

1.003.027

51,20

1.420.521

95,56

6,6%

4,7%

5,3%

7,6%

Đường sắt

189.368

4,47

16.491

2,08

155.284

7,93

17.594

1,19

12,5%

12,5%

12,5%

12,5%

Đường thủy ni đa

655.887

15,48

2.868

0,36

604.647

30,87

48.372

3,25

5,2%

5,4%

5,4%

3,1%

Hàng hải

939.606

22,17

744.867

93,99

194.739

9,94

 

 

7,1%

7,1%

7,2%

 

Hàng không

3.249

0,08

2.314

0,29

935

0,06

 

 

12,0%

15,2%

6,7%

 

Tổng

4.237.636

100,00

792.518

100,00

1.958.631

100,00

1.486.486

100,00

6,7%

7,1%

5,9%

7,5%

Khối lượng luân chuyển (Tỷ tấn.km)

2.459,19

 

KHỐI LƯỢNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH NĂM 2020

Đơn vị: Nghìn người/năm

Phương thc vận tải

Tng

Thphần(%)

Vận tải quốc tế

Vận tải nội địa

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013-2020

Khối lượng

Thphần (%)

Vận tải liên tỉnh

Thị phần (%)

Vận tải nội tnh

Thphần (%)

Tng khối lượng vận tải hành khách

Khối lượng vận tải hành khách quốc tế

Khối lượng vận tải hành khách liên tỉnh

Khối lượng vận tải hành khách ni tỉnh

Đường bộ

5.875.359

93,71

32.314

52,47

1.105.231

93,22

4.737.813

94,33

10,70%

11,79%

9,19%

11,07%

Đường sắt

42.701

0,68

114

0,18

40.021

3,38

2.567

0,05

16,93%

14,18%

16,94%

17,01%

Đường thủy nội địa

280.800

4,48

418

0,68

2.007

0,17

278.375

5,55

8,90%

6,37%

7,95%

8,91%

Hàng hải

4.249

0,07

500

0,81

 

 

3.749

0,07

12,45%

2,37%

 

14,74%

Hàng không

66.630

1,06

28.241

45,86

38.389

3,23

 

 

13,21%

10,21%

15,99%

 

Tổng

6.269.739

100,0

61.587

100,00

1.185.648

100,00

5.022.504

100,00

10,67%

10,89%

9,55%

10,95%

Khối lượng luân chuyển (Tỷ khách.km)

338,79

 

 

KHỐI LƯỢNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH NĂM 2030

Đơn vị: Nghìn người/năm

KHÁCH

Tng

Thphần(%)

Vận tải quốc tế

Vận tải nội địa

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013-2020

Khối lượng

Thphần (%)

Vận tải liên tỉnh

Thị phần (%)

Vận tải nội tnh

Thphần (%)

Tng khối lượng vận tải hành khách

Khối lượng vận tải hành khách quốc tế

Khối lượng vận tải hành khách liên tỉnh

Khối lượng vận tải hành khách ni tỉnh

Đường bộ

13.178.716

95,36

72.483

48,27

2.274.927

92,04

10.831.305

96,74

8,41%

8,41%

7,5%

8,6%

Đường sắt thường

64.856

0,47

330

0,23

60.637

4,69

3.889

0,03

10,90%

11,23%

11,2%

4,2%

Đường sắt tốc độ cao

55.328

0,40

 

 

55.328

 

 

 

Đường thủy nội địa

355.200

2,57

529

0,35

2.539

0,11

352.132

3,14

2,38%

2,38%

2,4%

2,4%

Hàng hải

10.474

0,08

750

0,50

 

 

9.724

0,09

9,44%

4,14%

 

10,00%

Hàng không

154.271

1,12

76.063

50,65

78.208

3,16

 

 

8,76%

10,42%

7,4%

 

Tổng

13.818.844

100,00

150.154

100,00

2.471.639

100,00

11.197.051

100,00

8,22%

9,32%

7,62%

8,35%

Khối lượng luân chuyển (Tỷ khách.km)

666,50

 

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

-------------

No. 318/QD-TTg

Hanoi, March 4, 2014

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF TRANSPORTATION SERVICES THROUGH 2020, AND ORIENTATIONS TOWARD 2030 (*)

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Strategy for Vietnam’s socio-economic development during 2011-2020 (the Documents of the XIth National Congress of the Communist Party of Vietnam);

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 175/QD-TTg of January 27, approving the overall strategy on development of Vietnam s service sector through 2020;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 808/QD-TTg of June 29, 2012, promulgating the action program for implementing the overall strategy on development of Vietnam s service sector through 2020;

Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 355/QD-TTg of February 25,2013, approving the adjusted strategy for transport development through 2020, with a vision toward 2030;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DECIDES:

Article 1. To approve the Strategy for development of transportation services through 2020, and orientations toward 2030 (below referred to as the Strategy), with the following principal contents:

I. VIEWPOINTS

- The Strategy must conform to the socio-economic development strategy, the overall strategy on development of Vietnam’s service sector, the transport development strategy and relevant sectoral development master plans.

- To improve institutions and policies on state management of transportation services with a view to establishing a favorable and transparent business environment to promote the development of transportation businesses forming a socialized, competitive, fair and sound transportation market; to encourage investment to develop domestic and international transportation and adopt support and incentive mechanisms for Vietnamese businesses that make offshore investment in the field of transportation.

- To develop transportation in a harmonious and sustainable manner on the basis of bringing into the fullest play the advantages of each mode of transportation with a view to meeting transportation demands to serve national socio-economic development and ensure security, national defense and international integration.

- To develop modern cargo and passenger transportation services; to apply synchronous solutions to raising service capacity and quality, reducing transportation costs and raising economic competitiveness; to step up the development of multimodal transportation; to take the initiative in integration and cooperation for developing international transportation capacity and joining the global supply chain; to accelerate the development of mass transit in urban centers and along key transportation corridors.

- To rationally develop modem and comfortable means of transportation in terms of quantity and type, meeting technical standards on safety, energy conservation and environmental friendliness.

- To develop Vietnamese transportation businesses that apply an advanced governance model, achieve high business effectiveness and competitiveness, dominate the domestic transportation market, playing an important role in the transportation of imports and exports, and step by step operate effectively in the international transportation market.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. OBJECTIVES

1. Overall objectives

To improve the quality of transportation services, reduce transportation costs, ensure traffic order and safety and environmental protection, timely and fully satisfy cargo and passenger transportation demands and raise economic competitiveness for gradually turning Vietnam into a cargo and passenger transshipment center of the region, making great contributions to successfully implementing the socio-economic development strategy and ensuring national defense and security.

2. Specific targets

a/ By 2020

The total freight traffic will reach around 1.3 trillion tons.km (equivalent to 2.2 billion tons of cargo) and the total passenger traffic will reach 340 billion passengers.km (equivalent to 6.3 billion passengers), with an annual average growth rate of 9.1%, for cargo, and 10.7%, for passengers, during 2013-2020 (see details in the attached Appendix, not translated).

To restructure the domestic transportation market by reducing the market share of road transportation and increasing the market shares of railway and inland waterway transportation, especially on major transportation corridors. The market shares of inter-provincial cargo transportation by road, railway and inland waterway will be 54.4%, 4.3% and 32.4%, respectively.

The market shares of inter-provincial passenger transportation by road and railway will be around 93.2% and 3.4%, respectively (see details in the attached Appendix, translated).

Mass transit in Hanoi will meet around 25% of demand, of which urban railways will account for 2-3%; these figures for Ho Chi Minh City will be 20% and 4-5%, respectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To increase traffic safety in transportation business activities, striving to annually reduce 5-10% the number of deaths due to commercial vehicle accidents, and minimize aviation incidents.

To raise technical safety and environmental protection standards of means of transport as well as energy efficiency; to control, prevent and limit the increase of environmental pollution in transportation activities.

To enhance the role of state management and step by step improve the legal system on transportation services; to clearly define and separate the functions of state management and trading in order to create an equal, open and transparent business environment.

To restructure the transportation force and step up the socialization of transportation business investment, especially in the railway sub-sector; to complete the equitization of all state enterprises in the transport sector.

b/ Orientations toward 2030

The total freight traffic will reach around 2.5 trillion tons.km (equivalent to 4.3 billion tons of cargo) and the total passenger traffic will reach 667 billion passengers.km (equivalent to 14 billion passengers), with an annual average growth rate of 6.7 %, for cargo, and 8.2%, for passengers, during 2021-2030 (see details in the attached Appendix, not translated).

To further restructure transportation so that the market shares of inter-provincial cargo transportation by road, railway and inland waterway will be 51.2%, 7.9% and 30.9%, respectively. The market shares of inter-provincial passenger transportation by road and railway will be around 92% and 4.7%, respectively (see details in the attached Appendix, not translated).

Mass transit in Hanoi will meet around 40% of demand, of which urban railways will account for around 17%; these figures for Ho Chi Minh City will be 35% and around 18%, respectively.

To raise the productivity, quality and efficiency of passenger transportation services to the regional advanced level, contributing to reducing Vietnam’s logistics costs to below 15% of GDP; to improve the multimodal mass transit system with urban railway networks as the key in major routes within urban centers of grade 1 or higher grade; to improve the bus networks in urban centers of grade 2 or higher grade nationwide; to develop mass transit vehicles of small capacity and taxis for collecting passengers for urban bus and railway services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To develop environment-friendly and energy-efficient transportation services and control environmental polluting constituents in transportation activities.

To put into place a complete legal system on transportation management, and ensure capacity for effective and strict law enforcement.

To develop transportation businesses of various sizes that apply an advanced governance model, possess qualified human resources and high level of technology application in corporate governance, and step by step expand transportation business investment in countries in the region and the world.

III. STRATEGIC ORIENTATIONS

1. Development of the transportation market

a/ Road transportation

- To step up the development of transportation services for collecting cargo from region- based distribution centers to retail points; short-distance transportation with small to medium volume; to join multimodal transportation chains linking hubs of different large-volume transportation modes (railway, inland waterway, seaway and airway) and medium and small distribution centers.

- To further develop short- and medium-distance (under 500 km) inter-provincial passenger transportation; intra-provincial transportation and mass transit by bus; and collection of passengers for public transportation routes.

- To further develop road transportation between rural and urban areas for linking agricultural production areas with outlets; to pay special attention to road transportation services in border, deep-lying, remote and extremely disadvantaged areas; to promote socio-economic development in combination with security and defense assurance, contributing to successfully implementing the national target program on building a new countryside.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Railway transportation

- To prioritize the development of railway transportation services for transporting large- volume cargo in medium-plus distance (300 km or longer); to step up inter-provincial passenger transportation services on major transportation corridors and mass transit in major cities.

- To completely link railways with major seaports and key inland waterway ports; to give incentives for the investment in and operation of large inland container depots (ICD) in key economic regions and along railway corridors ensuring the connection of ICDs with railways and key national highways and expressways.

- To intensify international cooperation on railway transportation with member countries of the Organization for Cooperation between Railways (OSZD) and cooperation in developing the trans-Asian railway; to prioritize the raising of cargo transportation capacity on the Hai Phong-Lao Cai railway.

- To rapidly develop modem railway transportation services, ensuring-convenient multimodal transportation connection; to implement the master plan on investment in railway infrastructure on the East-West corridor, linking with Cambodia, the Central Highlands and the Mekong delta region.

c/ Inland waterway transportation

- To prioritize and promote the development of inland waterway transportation mainly for transporting bulk, super-length and super-weight cargo to large seaports and industrial and service centers along key inland waterway routes, especially in the national inland waterway networks in the Mekong and Red river delta regions, river-sea waterways and waterways to islands and on large lakes.

- To raise the capacity to provide transportation support services at large inland waterway ports, especially loading/unloading capacity and inland waterway container transportation logistics services.

- To enhance cooperation to facilitate cross-border inland waterway transportation between Vietnam and Cambodia and between Vietnam and China.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To focus on developing exports and imports transportation capacity, international cargo transportation, transportation along the north-south coastal route, and cargo and passenger transportation from the mainland to offshore islands.

- To continue maintaining the dominating position in the domestic sea transportation market and increase the transportation capacity and market share of Vietnam compared to other countries and develop international transportation in Southeast Asia and Northeast Asia; to step by step expand the exploitation of European, American, African and South Asian markets; to participate in the provision of services along ocean shipping routes and in the global supply chain.

- To prioritize the development of the transportation capacity for linking key seaports in the Cai Mep-Thi Vai area with the Cambodian market; ports in the Hai Phong area with the southwestern region of China; and ports in the central region with Laos, Thailand and Myanmar.

- To step up the development of sea transportation and marine tourist products ; to increase the capacity to accommodate tourist ships and increase convenient links with tourist sites in the mainland; to step by step develop large cruise ships to link Vietnam with important tourist sites around the world.

dd/ Air transportation

- To further raise bilateral and multilateral air transportation capacity for the traditional markets in Southeast Asia, Northeast Asia, China and Oceania; to promote air transportation links with South Asia and Eastern European and former Soviet Union countries.

- To expeditiously open long-distance air routes to Europe, North America, Latin American and Africa and increase their passenger and cargo transportation capacity; to encourage investors to develop regional transshipment air terminals (regional hubs) and adopt policies to attract airlines to open long-distance air routes to these hubs.

- To step up the development of cargo transportation services and form a separate network of cargo transportation routes; to encourage investors to develop a regional cargo hub in Chu Lai and adopt incentive mechanisms to encourage airlines to launch cargo flights to this hub.

e/ Multimodal transportation and logistics services

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To improve mechanisms and policies to encourage and create favorable conditions for investors to develop international logistics services and provide third-party logistics (3PL) or fourth-party logistics (4PL) services; to step up the application of e-commerce and modem supply chain governance.

- To study the establishment of an interdisciplinary agency for coordinating the functions and tasks of ministries, sectors and localities in logistics service investment and development.

g/ Urban mass transit

- To rationally develop mass transit in major urban centers and expeditiously complete bus transit and bus rapid transit (BRT) networks in urban centers of grade II or higher grade.

- To accelerate investment in the provision of mass passenger transportation services such as urban railways and rapid bus along main transport axes and central belt roads of special urban centers.

- To rationally develop transportation services for collecting passengers in areas inaccessible to buses and concurrently raise the quality and traffic safety of taxi services with a view to increasing to the utmost the service coverage of mass transit, especially for the elderly, tourists and personal car owners.

2. Strategy on development of means of transport

To develop means of transport that can meet transportation needs with structures and types suitable to transport infrastructure, types of cargo and categories of passenger and satisfy technical standards on safety, environmental protection and energy conservation.

a/ Road transport vehicles

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To develop modem and environment-friendly road transport vehicles; imported, manufactured and assembled cars will satisfy Euro 4 standards by 2017 and Euro 5 standards by 2020. By 2030, environmental technical safety standards will reach the regional advanced level; to increase the use of clean fuels in urban transport so that by 2020, 5-20% of buses and taxis will shift to be powered by LPG, CNG or polar energy.

- To intensify management and control of technical safety and environmental protection conditions of motor vehicles running on the road.

b/ Railway vehicles

- By 2020, to develop modem and fuel-efficient and rational-capacity railway vehicles:

+ To focus on developing modem, fuel-efficient and rational-capacity locomotives; to gradually stop using old and backward locomotives and invest in modem locomotives of 2,000 HP or more; the total number of cargo train locomotives will be 212-239 (with a total capacity of 424,000 - 478,000 HP); the total number of passenger train locomotives will be 63-70 (with a total capacity of 126,000 - 140,000 HP); to rationally distribute the use of locomotives depending on rail infrastructure conditions and sizes of trains;

+ To procure and build new cargo and passenger lightweight carriages with modem and comfort designs; to gradually stop using old and backward heavyweight carriages; to increase the number of container cargo carriages. All passenger carriages must have waste collection systems; by 2020, the total numbers of cargo carriages and passenger carriages will be 9,200- 10,400 and 816-899, respectively.

- By 2030, to develop railway vehicles to reach the regional advanced level with high energy use efficiency and high capacity:

+ To ensure that all passenger and cargo train locomotives will have a capacity of at least 2,000 HP; to gradually increase the number of electric locomotives according to the roadmap for development of high-speed railway transport and urban railways; the total number of cargo train locomotives will be 680-799 (with a total capacity of 1.5 - 1.8 million HP), and that of passenger train locomotives, 195-225 (with a total capacity of 448,000 - 517,000 HP);

+ All passenger and cargo carriages will be lightweight and comfortable and advanced according to regional standards; the total number of cargo carriages will be 28,300-33,300, of which the number of container carriages will account for 15-20%; and the number of passenger carriages will be 2,344-2,703.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- By 2020, the total tonnage of inland waterway cargo transportation vessels will be 26-30 million tons; the total number of inland waterway vessel passenger seats will be around 750,000.

- By 2030, the total tonnage of inland waterway cargo transportation vessels will be 35-42 million tons; the total number of inland waterway vessel passenger seats will be around 890,000.

- Inter-provincial transportation:

+ In the northern region: Tugboats of 1,200-1,600 tons; self-propelled ships of up to 800 tons; self-propelled ships exclusively used for containers of 24-36 TEU; and river-sea ships of up to 3,000 tons;

+ In the southern region: Tugboats of 1,200-1,600 tons; self-propelled ships of up to 1,600 tons; self-propelled ships exclusively used for containers of 36-48 TEU and over 48 TEU; river-sea ships of up to 5,000 tons; ordinary passenger ships of up to 120 seats; and high-speed passenger ships of up to 90 seats.

- Intra-provincial transportation:

+ In the northern region: Self-propelled ships of up to 200 tons; passenger ships of 90- 120 seats; and ships to islands: up to 250 seats;

+ In the southern region: Self-propelled ships of up to 300-500 tons; and ordinary passenger ships of 50-120 seats.

- To enhance the management of technical safety and environmental protection of inland waterway vessels for commercial transportation; to study and promulgate regulations on the useful life of inland waterway vessels; from 2020 on, all inland waterway vessels for commercial cargo and passenger transportation must be registered and comply with regulations on traffic safety and useful life and have waste collection and treatment systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- By 2020, the total tonnage of the Vietnamese fleet will be 6.8-7.5 million DWT, of which the tonnage of dry cargo ships will be 4.72-5.21 million DWT, that of liquid cargo ships, 1.44-1.58 million DWT, and that of container ships, 0.68-0.72 million DWT.

- By 2030, the total tonnage of the Vietnamese fleet will be 12.61-14.42 million DWT, of which the tonnage of dry cargo ships will be 9.08-10.38 million DWT, that of liquid cargo ships, 2.19-2.7 million DWT, and that of container ships, 1.48-1.63 million DWT.

- Ship sizes:

+ International routes: Bulk ships: 30,000-200,000 DWT; general cargo ships: 5,000-50,000 DWT; liquid cargo ships: 10,000-400,000 DWT; and container ships: 500-12,000 TEU;

+ Domestic routes: Bulk and general cargo ships: 1,000-10,000 DWT; container ships: 200-1,000 TEU; and liquid cargo ships: 1,000-150,000 DWT.

- To increase the management of technical safety and environmental protection of the Vietnamese fleet in accordance with maritime treaties to which Vietnam is a contracting party; from 2020 and beyond, all operating Vietnamese ships must have the age within the useful life and fuel consumption level as prescribed.

dd/ Aircraft fleet

- By 2020, the total number of aircraft will be 190-210, of which the Vietnam Airlines Corporation will have 140-150 aircraft (with 70-80 aircraft owned) and other airlines are expected to have more 50-60 aircraft; the number of short-distance aircraft will be 60-70 (with 30-35 owned), medium-distance aircraft, 30-35 (with 17-20 owned), long-distance aircraft, 20-24 (with 10-12 owned), and cargo aircraft, 8-10 (with 3-5 owned).

- By 2030, Vietnamese airlines will have 230-250 aircraft (with over 50% owned), of which the number of long-distance aircraft will be 25-30 and that of cargo aircraft, 15-20.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To complete the restructuring of state-owned transportation businesses through stepping up equitization of and minimizing the number and state holding rate in transportation businesses, except transportation businesses for national defense and security and social security purposes.

- To separate railway infrastructure businesses from transportation businesses into independent businesses and expeditiously equitize transportation businesses and railway transportation support service providers.

- To optimize the sizes of transportation businesses for reducing fixed costs per unit of product (1 ton.km or 1 passenger.km), especially to increase the sizes of road transportation businesses and inland waterway businesses to satisfy transportation business conditions as prescribed.

- To form a number of large multimodal cargo transportation businesses which are capable of conducting complete road-railway-seaway chains, road-waterway-seaway chains or road-airway chains; to increase inter-modal links of transportation services through linking service distribution activities, paying special attention to developing the model of one-stop shop ticket sale for multiple modes of passenger transportation.

- To raise the business administration efficiency of transportation units through renewing their organizational model and intensifying the application of science and technology, especially information technology; to enhance training and retraining of human resources; to take the initiative in cooperating with foreign partners to learn experience and acquire advanced technologies.

- To raise the competitiveness of Vietnamese transportation businesses to maintain the key role in the inbound and outbound passenger transportation market; to ensure the provision capacity of domestic and international cargo transportation service chains with reasonable prices and high quality; to step up investment to develop transportation services and transportation support services overseas.

IV. IMPLEMENTATION SOLUTIONS AND POLICIES

1. Improving legal documents and institutions on transportation

- To improve legal documents on transportation activities for enhancing the state management role, clearly defining the state management role and transportation business activities of businesses; to improve and concretize regulations on multimodal transportation business and logistics services in conformity with international practices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To improve economic-technical norms on provision of transportation services and transportation support services; as well as processes, regulations and standards on assurance of traffic safety and quality of transportation services and transportation support services.

2. Restructuring and adjusting the order of priority in transport infrastructure investment

a/ Increasing and restructuring sources of capital invested in transport infrastructure

- To prioritize the mobilization of resources for transport infrastructure investment reaching 7-8% of GDP, of which socialized resources will account for 40-50%;

- To focus investment capital on works with spillover effects, ensuring connection of different transportation modes, large economic centers and important transport gateways and hubs;

- To step up investment restructuring, giving priority to investment in large-volume transportation modes such as national railways, urban railways and inland waterways in order to reduce pressure on road transportation;

- To prioritize state budget funds for investment in works for national defense and security and social security purposes and in works which are lowly effective but play the role of ensuring synchrony and connection within the transport infrastructure network; to mobilize to the utmost socialized resources for building works with high business efficiency.

Roads: By 2016, to basically complete the upgrading and expansion of national highway 1A and Ho Chi Minh road (the section running through the Central Highlands).

To concentrate investment on building first a number of expressway sections on the north-south route, radial and belt expressway routes in the Hanoi capital region and Ho Chi Minh City, and routes linking with Noi Bai and Tan Son Nhat international airports.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

By 2020, to develop roads belonging to two corridors and one belt for economic cooperation between Vietnam and China and the East-West corridor to Laos and Cambodia.

Seaways: To invest in building synchronous and modem seaports under the master plan on Vietnam’s seaport system, giving priority to international gateway ports in key economic regions.

By 2020, to complete the construction of, and put to first-phase operation, the Lach Huyen wharf zone of Hai Phong international gateway port; to organize the effective operation of Cai Mep-Thi Vai international gateway port.

Airways: To further invest in and upgrade infrastructure systems for flight management, runways, airfields and terminals in order to raise the operation efficiency of existing airports, giving priority to the expansion and upgrading of the international airports of Tan Son Nhat, Noi Bai, Cat Bi, Phu Bai, Da Nang and Cam Ranh; to early build Long Thanh international airport, the first phase. To quickly plan and upgrade Chu Lai airport into a cargo transshipment hub for Southeast Asia and the southern region of China.

Railways: To expeditiously build the Yen Vien-Pha Lai-Ha Long-Cai Lan railway route and put it into operation before 2015. To invest in railway sections linking the national railway with Dinh Vu and Cai Mep-Thi Vai ports, large ICDs on major transportation corridors, and large international border gates; and railway transportation safety assurance projects.

To upgrade and build railway routes on major transportation corridors, with priority given to upgrading and modernizing the north-south railway; to build and put to operation urban railways in Hanoi and Ho Chi Minh City; to study and propose an appropriate roadmap for building the north-south express railway.

To concentrate resources on investment in promptly building railway routes linking the national railway with Lach Huyen gateway port.

National inland waterways: To renovate and upgrade infrastructure facilities of national inland waterways in the Red river and Mekong delta regions; the north-south coastal route and transportation routes from the coast to islands; cross-border transportation routes linking with China and Cambodia; and estuaries for river-sea transportation.

b/ Concentrating investment on raising capacity and quality of infrastructure facilities for transportation support services

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To invest in and upgrade passenger railway stations and car stations of grade 2 or higher grade to completely separate the isolated areas for passengers on departure and arrival from the public areas, and separate the flow of passengers on departure and the flow of passengers on arrival; to link the vehicle tracking database with all vehicles registered to operate at stations; to develop software and invest in installing camera systems for vehicle tracking and security and order surveillance in lounges and at gates to passenger embarkation and disembarkation areas.

- To organize convenient transportation connection and arrange points for buses and taxis to embark and disembark passengers, and parking lots for personal cars of passengers within the public areas of railway stations and car stations; to ensure that transportation facilities and equipment are easily accessible to disabled and elderly people at railway passenger stations, passenger car stations, airports and inland waterway wharves; to upgrade wastewater and garbage collection and treatment systems under regulations on environmental protection.

- To expand goods warehouses and yards, container-freight stations (CFS), wastewater, garbage and noise treatment systems at railway cargo stations and major airports, seaports and river ports.

3. Formulating mechanisms to encourage investment in transportation service development

- To improve mechanisms to encourage investment in the development of transportation services, mass transit support services and mass cargo transportation on major transportation corridors, logistics systems, and multimodal transportation service distribution systems, especially investment in renewing means of transportation, business administration technologies, loading and unloading equipment, warehouses and yards, and stations, and in training human resources.

- To prioritize state budget funds for developing transportation services and mass transit support services in major urban centers; passenger and cargo transportation services on major transportation corridors, and routes to the northwestern region, the Central Highlands region, the southwestern region, and islands and archipelagoes in the East Sea.

- To adopt preferential mechanisms for businesses engaged in passenger transportation by bus and urban railway in urban areas and in passenger and cargo transportation by railway and inland waterway on major transportation corridors to build areas for vehicle parking, maintenance and repair workshops and transportation control stations; and for passenger and cargo transportation service providers in the provinces of the northwestern region, the Central Highlands region, the southwestern region, and on islands and archipelagoes in the East Sea.

4. Raising the effectiveness of state management of transportation business

- To intensify training and retraining to raise professional and managerial qualifications and improve foreign language and information technology skills for transportation managers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To encourage transportation businesses to apply new technologies to save energy and reduce environmental pollution in transportation business.

- To review and reorganize transport management and control.

- To assign and delegate more power to localities in performing the state management function, such as carrying out administrative procedures, conducting examination and supervision of, and handling violations in, transportation activities in localities, especially in road and inland waterway transportation services.

- To improve state management mechanisms for transportation business and provision of railway transportation support services through separating the state management function from the business administration function.

- To raise the role of transportation associations in managing the quality and traffic safety of transportation activities; to increase coordination between state management agencies and professional associations in the transportation field.

5. Developing human resources in transportation management and business

- To attach importance to building capacity of transportation training institutions, especially developing professional programs for cadres and civil servants in state management agencies; middle- and high-level managers and transportation controllers and managers in transportation businesses; and pilots, officers, crew members, transportation security forces, air traffic control technicians and maritime pilots.

- To enhance coordination among state management agencies, transportation businesses and training institutions belonging to the national education system outside the transport sector in renovating training curricula and methods, practice, apprenticeship, research and application of science and technology to serve the training of transportation-related occupations and professions.

- To adopt policies to attract highly qualified persons to work in state management agencies; and mechanisms to employ leading scientists and experts at home and abroad in research and formulation of transportation development policies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To improve regulations on business conditions and grant of business licenses to transportation businesses; to add transportation services to the group of conditional business lines; to supplement regulations on the responsibilities and powers of state management agencies in implementing the regulations on transportation business conditions.

- To improve regulations, processes and technical regulations and define responsibilities of state management agencies and transportation businesses in ensuring technical safety and environmental protection for commercial means of transport, and equipment and machinery for transportation support services.

- To improve regulations on practice conditions of operators of commercial means of transport, responsibilities of transportation businesses and state management agencies in enforcing the practice conditions of workers in road and inland waterway transportation.

- To study and add means of transport on which vehicle tracking devices need to be installed and maintained, especially in road and inland waterway transportation; to define responsibilities of state management agencies and transportation businesses in maintaining, managing and exploiting information from tracking devices to ensure traffic safety.

- To study and add regulations and responsibilities on assurance of conditions, working time and preferential treatment for workers of transportation businesses.

- To step up the institutionalization and organize the implementation of conditions on assurance of security and traffic safety in conventions, international agreements and international transportation agreements to which Vietnam is a contracting party.

7. Enhancing international cooperation in transportation management and business

- To proactively and actively participate in different activities contributing to the development of international transportation organizations of the United Nations such as the International Civil Aviation Organization (ICAO) and the International Maritime Organization (IMO).

- To improve and strictly implement transportation commitments to the World Trade Organization (WTO), ASEAN, APEC and other multilateral and bilateral trade agreements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To adopt policies to encourage world large transportation firms to invest in the establishment of businesses, branches and international transshipment hubs in Vietnam; to adopt incentive mechanisms to encourage Vietnamese businesses to invest in providing transportation services and establishing overseas cargo distribution networks.

Article 2. Organization of implementation

1. The Ministry of Transport shall manage and direct the implementation of this Strategy; update information and supplement the Strategy during implementation to make it suitable to socio-economic and transport infrastructure development conditions of Vietnam; elaborate and approve or submit to competent authorities for approval transportation master plans and plans to comply with this Strategy; formulate, and organize the implementation of, transportation development programs, plans and projects.

2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, improving the legal framework on logistics services; and manage the manufacture, building and import of means of transport under regulations.

3. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall allocate state budget funds for investment in transport infrastructure development; and study and promulgate incentive mechanisms and policies for transportation businesses.

4. The Ministry of Education and Training shall coordinate with the Ministry of Transport in renewing training curricula to meet human resource development needs of the transport sector.

5. The Ministry of Science and Technology shall coordinate with the Ministry of Transport in researching and experimenting new technologies, new materials and bio-fuel for use in the transportation field; and promulgate more standards on energy conservation for means of transport.

6. Provincial-level People’s Committees shall base themselves on this Strategy to formulate their local transportation development strategies and master plans and implementation plans.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

(*) Công Báo Nos 339-340 (20/3/2014)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 04/03/2014 phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.597

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.86.160
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!