ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1244/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 11
tháng 7 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC KẠN NĂM 2022
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa, đổi bổ sung một số điều
của của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính
thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn năm 2022 (chi tiết theo phụ lục đính kèm).
Điều 2.
Giao Sở, ban, ngành:
1. Dự thảo văn bản thực thi
phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh (các thủ tục hành chính có nội dung đơn giản hóa về thời hạn
giải quyết).
2. Dự thảo văn bản thực thi
phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi
được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Điều 3.
Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc
các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở,
Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- Như Điều 5 (t/h);
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, ngành Trung ương (để biết);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NCPC (Vân).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|
PHỤ LỤC
NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA TTHC NĂM 2022
I. TTHC THUỘC
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
1. Các thủ
tục:
- Đăng ký hoạt động cơ sở
in;
- Thay đổi thông tin đăng ký
hoạt động cơ sở in.
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thẩm quyền giải quyết:
Phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện.
Lý do: Đây là TTHC đơn
giản, UBND cấp huyện có thể thực hiện được. Đồng thời nâng cao vai trò quản lý
nhà nước về các cơ sở in trên địa bàn của UBND cấp huyện.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm a, khoản 7, Điều 1
Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về
hoạt động in như sau:
“7. Sửa đổi, bổ sung các khoản
1,2, 4 và 5 Điều 14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1,
khoản 2 như sau:
“1. Cơ sở in thực hiện chế bản,
in, gia công sau in sản phẩm in không thuộc quy định tại các điểm a, c, và đ
khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước
về hoạt động in.
2. Trước khi hoạt động 15
ngày, cơ sở in phải gửi 02 tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in theo mẫu quy định
đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định sau đây:
a) Cơ sở in thuộc các bộ, cơ
quan, tổ chức trung ương gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch
vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền
thông;
b) Cơ sở in khác gửi hồ sơ
qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp
hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện”.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi
đơn giản hóa: 12.082.400 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 11.533.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 549.200 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,5
%.
2. Thủ tục:
Cấp lại giấy phép hoạt động in
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị
bỏ thành phần hồ sơ “Giấy phép hoạt động in (đối với trường hợp giấy phép bị hư
hỏng)”.
Lý do: Trong thành phần
hồ sơ yêu cầu nộp “Giấy phép hoạt động in (đối với trường hợp giấy phép bị hư hỏng)”
là không cần thiết do Giấy phép khi ban hành đã được lưu 01 bản tại cơ quan cấp
phép, khi có đề nghị cấp lại, cơ quan cấp phép chỉ cần đối chiếu nội dung với bản
đã lưu để cấp đổi lại bằng số giấy phép mới, đồng thời nếu mức độ hư hỏng của
giấy phép cũ đã quá lớn thì việc nộp lại cho cơ quan cấp phép cũng không cần
thiết. Do vậy việc yêu cầu nộp bản chính giấy phép là không cần thiết và chưa
phù hợp để đáp ứng dịch vụ công mức độ 3, 4.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 1, Điều
13 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động
in như sau:
“b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy
phép gồm có: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu quy định; các giấy tờ chứng
minh sự thay đổi trong các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;”.
2.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 25.263.200 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 24.851.300 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 411.900 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,6%.
3. Thủ tục:
Đăng ký sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thẩm quyền giải quyết:
Phân cấp cho UBND cấp huyện
Lý do: Đây là thủ TTHC
đơn giản, có thể phân cấp cho UBND cấp huyện giải quyết.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm a, khoản 17, Điều
1 Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động
in như sau:
“17. Sửa đổi khoản 2, khoản
3 và bổ sung khoản 5, khoản 6 vào sau khoản 4 Điều 30 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2,
khoản 3 như sau:
“2. Đối với máy photocopy
màu, máy in có chức năng photocopy màu phải đăng ký trước khi sử dụng, như sau:
a) Tổ chức, cá nhân phải gửi
hồ sơ đăng ký máy qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính,
chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ;
b) Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải xác nhận
đăng ký bằng văn bản; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ
lý do.
3. Hồ sơ đăng ký sử dụng máy
photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu bao gồm:
a) Đơn đăng ký sử dụng máy
theo mẫu quy định;
b) Bản sao có bản chính để đối
chiếu hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi bằng đường bưu chính, chuyển phát giấy
phép nhập khẩu máy; hợp đồng và hóa đơn mua máy hoặc chứng từ thuê mua máy;
c) Đơn đề nghị chuyển nhượng
(đối với máy đã đăng ký sử dụng) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi
đã xác nhận đăng ký máy.”
3.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 7.469.120 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 7.249.440 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 219.680 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2,9
%.
4. Thủ tục:
Chuyển nhượng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thẩm quyền giải quyết:
Phân cấp cho UBND cấp huyện.
Lý do: Đây là thủ TTHC
đơn giản, có thể phân cấp cho UBND cấp huyện giải quyết.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 17, Điều
1 Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động
in như sau:
“b) Bổ sung khoản 5, khoản 6
vào sau khoản 4 như sau:
“5. Chuyển nhượng máy
photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu: Tổ chức, cá nhân sử dụng máy
đã đăng ký khi sau khi chuyển nhượng máy cần thông báo cho Ủy ban nhân
dân cấp huyện nơi đã xác nhận đăng ký máy đó. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng
máy theo mẫu quy định 02 bản;
b) Bản sao có bản chính để đối
chiếu hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi bằng đường bưu chính, chuyển phát giấy
tờ đảm bảo tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức được chuyển nhượng máy;
d) Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị chuyển nhượng máy, Ủy ban nhân dân cấp
huyện nơi đã xác nhận đăng ký máy xác nhận vào đơn chuyển nhượng, trả lại 01 bản
cho cơ quan, tổ chức đề nghị chuyển nhượng máy, 01 bản lưu hồ sơ và cập nhật
thay đổi đăng ký máy trong dữ liệu quản lý, trường hợp không xác nhận phải có
văn bản trả lời nêu rõ lý do.”
4.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 7.469.120 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 7.249.440 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 219.680 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2,9
%.
II. TTHC THUỘC
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP
1. Thủ tục:
Đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05
ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
1.2 Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 1, Điều 8 Nghị định
số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa
phát lại như sau:
“Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho
người tập sự và Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về việc đăng ký tập sự; trường
hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do”.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 14.259.360 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 10.305.120 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.954.240
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
27,7%.
2. Thủ tục:
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 24 Nghị định
số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa
phát lại như sau:
“Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động
cho Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có
nêu rõ lý do”.
2.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 18.847.720 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 13.575.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.272.320
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30%.
3. Thủ tục:
Cấp lại Thẻ Thừa phát lại
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày
làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 2, Điều 15 Nghị định
số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thừa
phát lại như sau:
“Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho Thừa phát lại;
trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do”.
3.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 47.256.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 34.075.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 13.180.800
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
27,9%.
4. Thủ tục:
Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05
ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 3, Điều
26 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 như sau:
“Trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động
cho doanh nghiệp đấu giá tài sản; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng
văn bản”.
4.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 26.128.300 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 19.537.900 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
25,2%.
5. Thủ tục:
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05
ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời gian
giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá
nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ
tục.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 2, Điều 7, Thông
tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008
của Chính phủ về Tư vấn pháp luật như sau:
“Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thực hiện việc ghi nội dung
thay đổi nêu trên vào Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm, Chi nhánh và
giao lại bản chính Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm, Chi nhánh sau
khi đã hoàn tất thủ tục”.
5.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 33.175.730 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 23.949.170 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 9.226.560
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
27,8%.
6. Thủ tục:
Thu hồi thẻ tư vấn viên pháp luật
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05
ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
6.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 2, Điều 15, Thông
tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008
của Chính phủ về Tư vấn pháp luật như sau:
“Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định
thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật”.
6.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 28.271.580 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 20.363.100 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 7.908.480
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28%.
7. Thủ tục:
Đăng ký hoạt động sau khi chuyển đổi loại hình hoạt động Văn phòng Thừa
phát lại
7.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05
ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
7.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 26 Nghị định
số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thừa
phát lại như sau:
“Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động
cho Văn phòng Thừa phát lại chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng
văn bản có nêu rõ lý do”.
7.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 9.561.160 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 6.925.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.636.160
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
27,6%.
8.
Đề nghị giảm mức lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch
từ 8.000 đồng/01 bản xuống 6.000 đồng/01 bản quy định tại Mục 4 (Phí khai thác,
sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch), Điều 4 Thông tư số 281/2016/TT-
BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí
xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc
tịch.
Lý do: Hiện nay, không
còn quy định về việc cấp lại bản chính giấy tờ hộ tịch, do đó nhu cầu sử dụng bản
sao trích lục hộ tịch của người dân đang ngày một tăng lên. Bên cạnh đó, Cơ sở
dữ liệu hộ tịch điện tử đang dần được xây dựng hoàn thiện nên việc cấp bản sao
trích lục hộ tịch được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác, chi phí để
thực hiện thủ tục này không lớn. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, việc
giảm mức phí cấp bản sao trích lục hộ tịch trong thời gian tới là cần thiết.
9.
Đề nghị Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể đối với nội dung
xác định trường hợp miễn phí khi yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp là “Người
cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy
định của pháp luật” được quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số
244/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
Lý do: Theo quy định thì
người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn phí phải xuất
trình các giấy tờ để chứng minh. Trên thực tế giấy tờ để chứng minh đối tượng
là“Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở
các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu theo quy định của pháp luật” sẽ căn cứ trên sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
hoặc xác nhận của UBND cấp xã. Tuy nhiên, ngày 23/6/2021, Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 1050/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung
trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
Theo đó, người dân khi đi làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp không cần mang
theo bản sao sổ hộ khẩu/sổ tạm trú. Mặt khác, theo quy định của Luật cư trú năm
2020 thì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như
giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022.
Vì vậy, cần có hướng dẫn thống
nhất, cụ thể, đồng bộ về việc xác định đối tượng miễn phí trong trường hợp này
để đảm bảo quyền lợi của công dân khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
10.
Đề nghị Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể về giấy tờ để
xác định công dân “Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên” quy định
tại Điều 19 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn
pháp luật.
Lý do: Trong thực tiễn
việc cá nhân khai báo là đã làm việc tại bộ phận pháp chế của doanh nghiệp ở một
địa phương khác và xác nhận của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, điều đó chưa đảm bảo
đủ chắc chắn và rất khó để Sở Tư pháp thực hiện xác minh trong thời gian theo
quy định để cấp thẻ tư vấn viên pháp luật.
11. Thủ tục:
Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
11.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết thủ tục từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
11.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 22 Nghị định
số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật hộ tịch như sau:
“3. Trong thời hạn 02 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm
tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ
điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp
luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục
đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân”.
11.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 1.495.584 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 1.274.016 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 221.568 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,64
%.
12. Thủ tục:
Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
12.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thẩm quyền giải quyết:
Phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục cho UBND cấp xã thực hiện.
Lý do: Việc lưu trữ hồ sơ
và lưu trữ sổ hộ tịch do UBND cấp xã thực hiện do đó UBND cấp huyện thực hiện
việc xác định cơ sở để thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
sẽ mất nhiều thời gian hơn khi phân cấp cho UBND cấp xã thực hiện.
12.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 46 Luật Hộ
tịch số 60/2014/QH13 ngày 20/11/2014 như sau:
“3. Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải
quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở
lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc”.
13. Thủ tục:
Công nhận hòa giải viên
13.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết thủ tục từ 05 ngày làm việc xuống còn 04 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
13.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm đ, khoản 3, Điều
12 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP- UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính
phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn phối hợp thực
hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở như sau:
“d) Trường hợp tổ hòa giải
đã được thành lập đủ số lượng hòa giải viên theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã, nhưng chưa có hòa giải viên nữ hoặc hòa giải viên là người dân
tộc thiểu số theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật hòa giải ở cơ sở,
thì Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của
Trưởng ban công tác Mặt trận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định
việc bầu bổ sung hòa giải viên nữ hoặc hòa giải viên là người dân tộc thiểu số”.
13.3. Lợi ích của việc đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 8.238.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 6.919.920 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.318.080
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16 %.
14. Thủ tục:
Công nhận tổ trưởng tổ hòa giải
14.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết thủ tục từ 05 ngày làm việc xuống còn 04 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
14.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm a, khoản 3, Điều
13 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP- UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính
phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn phối hợp thực
hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở như sau:
a) Người được đề nghị công
nhận là tổ trưởng tổ hòa giải phải đạt trên 50% số hòa giải viên của tổ hòa giải
đồng ý và là người có số phiếu bầu cao nhất.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ
ngày tổ chức cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận
làm văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này) kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên
bản về kết quả biểu quyết về việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải, gửi Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã xem xét, quyết định;
14.3. Lợi ích của việc đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 6.865.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 5.766.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.098.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16 %.
15. Thủ tục:
Đăng ký lại kết hôn
15.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết thủ tục từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
15.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi khoản 2, Điều
27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch như sau:
“2. Trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác
minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định
pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như
trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại kết hôn
thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước
đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản
đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc
lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết
hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn
lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch”.
15.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ trước khi
đơn giản hóa TTHC: 118.078.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ sau khi đơn
giản hóa TTHC: 74.142.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 43.936.000
đồng/năm.
- Chi phí cắt giảm chi phí:
38,4 %.
III. TTHC
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN
1. Thủ tục:
Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời hạn giải quyết của thủ tục từ 21 ngày làm việc xuống còn 19 ngày làm việc
(Cụ thể: Giảm thời gian giải quyết ở bước thẩm định hồ sơ trong thời hạn 03
ngày làm việc xuống còn 01 ngày làm việc).
Lý do: Để tạo điều kiện
thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và nâng cao trách nhiệm cá nhân công chức được
giao tham mưu giải quyết hồ sơ, đồng thời việc giảm thời gian vẫn đảm bảo thực
hiện thủ tục theo quy định.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm a, khoản 3, Điều
35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật như sau:
“3. Thẩm định điều kiện và cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
a) Chi cục Bảo vệ thực vật
hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố thẩm định trong thời
hạn 0 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ”.
1.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 5.525.660 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 5.086.300 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 439.360 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,95
%
2. Thủ tục:
Cấp Quyết định, phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng,
cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm nhân giống bằng phương pháp vô tính
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thẩm quyền giải quyết: Phân
cấp cho Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng thực hiện.
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 25 ngày làm việc xuống còn 24,5 ngày làm việc
(đối với cấp Quyết định); Giảm 05 ngày làm việc xuống còn 4,5 ngày làm việc (đối
với phục hồi Quyết định).
Lý do: Việc phân cấp thủ
tục hành chính và giảm thời gian giải quyết của TTHC góp phần tiết kiệm thời
gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian
cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi điểm a, b, c khoản 2,
Điều 9 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/019 của Chính phủ về quy định chi
tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác như sau:
“a) Tổ chức, cá nhân đăng ký
công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng gửi hồ sơ tới Chi cục Trồng trọt, Bảo
vệ thực vật và Quản lý chất lượng nơi có cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đề nghị
công nhận”.
“b) Trong thời hạn 15 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực
vật và Quản lý chất lượng ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cây
đầu dòng, vườn cây đầu dòng. Hội đồng tối thiểu 05 thành viên là đại diện các
nhà khoa học, cơ quan quản lý và cơ quan chuyên môn liên quan. Trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập, Hội đồng có trách nhiệm thẩm định hồ
sơ, kiểm tra cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng tại địa điểm có cây đầu dòng, vườn
cây đầu dòng”.
“c) Trường hợp cây đầu dòng,
vườn cây đầu dòng đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 4 ,5 ngày làm việc, kể từ
ngày kết thúc thẩm định, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản
lý chất lượng cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn
cây đầu dòng theo Mẫu số 04.CĐD, Mẫu số 05.CĐD Phụ lục VI ban hành kèm
theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do”.
- Sửa đổi điểm a, b khoản 4, Điều
9 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/019 của Chính phủ về quy định chi tiết
một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác như sau:
“a) Khi cây đầu dòng, vườn
cây đầu dòng khôi phục được chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn
cơ sở, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ
thực vật và Quản lý chất lượng phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết
định công nhận vườn cây đầu dòng”
“b) Trong thời hạn 4,5 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực
vật và Quản lý chất lượng tổ chức thẩm định. Trường hợp cây đầu dòng, vườn cây
đầu dòng đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở, Chi cục Trồng trọt,
Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng ban hành Quyết định phục hồi Quyết định
công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng. Trường hợp
không phục hồi Quyết định phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”
- Sửa đổi khoản 5, Điều 9 Nghị
định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số
điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác như sau:
“5. Trong thời hạn tối đa 01
năm, kể từ thời điểm ban hành Quyết định đình chỉ, tổ chức, cá nhân không phục
hồi được chất lượng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc
tiêu chuẩn cơ sở, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý
chất lượng ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn
cây đầu dòng đã cấp.”
2.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí thực hiện TTHC hiện tại:
5.631.840 đồng/năm.
- Chi phí thực hiện sau đơn giản
hóa: 5.522.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 109.840 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2 %.
3. Thủ tục:
Bố trí ổn định dân cư ngoài tỉnh
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống còn 9,5 ngày làm việc.
Lý do: Tạo thuận lợi cho
cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC, giúp cá nhân, tổ chức tiết kiệm được thời
gian. Đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ
tục.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm a, khoản 4, Điều 7
Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn như sau:
“Trong thời hạn 9 ,5 ngày
làm việc kể từ khi nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổng hợp và
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định di dân đến vùng dự án,
phương án bố trí, ổn định dân cư; đồng thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có văn bản (kèm theo Quyết định di dân đến vùng dự án, phương án bố trí, ổn định
dân cư) đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đến ban hành Quyết định tiếp nhận
bố trí, ổn định dân cư đến vùng dự án, phương án”.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa:
- Chi phí thực hiện TTHC hiện tại:
2.336.640 đồng/năm.
- Chi phí thực hiện sau đơn giản
hóa: 2.226.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 109.840 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 5%.
4. Thủ tục:
Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục
đích khác
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
từ 35 ngày làm việc xuống còn 34 ngày làm việc (giảm thời gian tại bước thẩm định
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Lý do: Để tạo điều kiện
thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và nâng cao trách nhiệm cá nhân công chức được
giao tham mưu giải quyết hồ sơ, đồng thời việc giảm thời gian vẫn đảm bảo thực
hiện thủ tục theo quy định.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm a, khoản 5, Điều 3
Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng
rừng sang mục đích khác như sau:
“Trong thời hạn 19 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Chủ dự án, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hoàn thành thẩm định. Trường hợp cần xác minh thực địa về hiện
trạng diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, địa điểm
dự kiến trồng rừng thay thế, thời gian hoàn thành thẩm định phương án trồng rừng
thay thế được kéo dài thêm, nhưng không quá 15 ngày làm việc”.
4.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 7.828.640 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 7.608.960 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 219.680 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3 %.
5. Thủ tục:
Phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi trên địa bàn UBND tỉnh quản lý
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thẩm quyền giải quyết:
Phân cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển có thẩm quyền ra quyết định.
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết từ 30 ngày làm việc xuống còn 21 ngày làm việc (Cụ thể:
Cắt giảm thời gian giải quyết tại bước ra quyết định của UBND tỉnh).
Lý do: Việc phân cấp thủ
tục hành chính và giảm thời gian giải quyết của TTHC góp phần tiết kiệm thời
gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian
cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 3, Điều
22 của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi như
sau:
“b) Trong thời hạn 21 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên
quan. Nếu đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương
án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; trường hợp không đủ điều
kiện thì thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân biết ”.
5.2. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 6.702.780 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 4.725.660 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.977.120
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29,50
%.
6. Thủ tục:
Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành
hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thẩm quyền giải quyết:
Phân cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển có thẩm quyền ra quyết định.
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời hạn giải quyết của thủ tục từ 30 ngày làm việc xuống còn 17 ngày làm việc.
Lý do: Việc phân cấp thủ
tục hành chính và giảm thời gian giải quyết của TTHC góp phần tiết kiệm thời
gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian
cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
6.2. Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi điểm b, khoản 6, Điều
12 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn
đập, hồ chứa nước như sau:
“b) Trong thời hạn 17 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định
và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê
duyệt, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để
bổ sung, hoàn thiện hồ sơ”.
- Sửa đổi điểm c, khoản 7, Điều
12 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ như sau:
“c) Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn phê duyệt, công bố công khai hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp
huyện phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi trên địa
bàn, trừ hồ chứa được quy định tại điểm a khoản này và khoản 8 Điều này; phê
duyệt, công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, trừ hồ chứa được
quy định tại điểm b khoản này và khoản 8 Điều này”.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 5.604.380 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 3.846.940 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.757.440
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31.83
%.
IV. TTHC THUỘC
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. Thủ tục:
Giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia
sang giúp Lào, Căm - pu - chia
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 25 ngày xuống 24 ngày (giảm thời gian tại
bước thẩm định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội từ 05 ngày làm việc xuống
04 ngày làm việc).
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm c, khoản 4, Điều 4
Thông tư liên tịch số 17/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện
trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và
Căm-pu-chia theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng
Chính phủ như sau:
“c) Thẩm định hồ sơ người hưởng
trợ cấp; tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc
giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang
giúp Lào, Căm-pu-chi-a theo mẫu số 04 kèm theo Danh sách người hưởng trợ
cấp theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này trong thời hạn 04
ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận danh sách và hồ sơ người hưởng trợ cấp của Ủy
ban nhân dân cấp huyện”.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 28.845.700 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 27.747.300 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.098.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,8%.
2. Thủ tục:
Giải quyết trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến đã
được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng hoặc Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 22 ngày xuống 21 ngày (giảm 01 ngày phần
thời gian thực hiện tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm d, khoản 2, Điều 2
Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp
một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng bằng khen của
thủ tướng chính phủ, bằng khen của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ
trưởng cơ quan thuộc chính phủ, bằng khen của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh
như sau:
“d) Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội trong thời gian 09 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm
kiểm tra và ra quyết định trợ cấp một lần”.
2.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 50.826.400 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 48.629.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.196.800
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
4,32%.
3. Thủ tục:
Công nhận giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 20 ngày làm việc xuống 19 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm c, khoản 2, Điều
10 Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp
như sau:
“c) Trong thời hạn 19 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị công nhận giám đốc trung tâm
giáo dục nghề nghiệp tư thục của tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập
trung tâm hoặc là cá nhân sở hữu trung tâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ra quyết định công nhận giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa
bàn”.
3.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 23.353.700 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 22.255.300 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.098.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,7%.
4. Thủ tục:
Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 15 ngày làm việc xuống 14 ngày làm việc (giảm
01 ngày phần thời gian thực hiện tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 1, Điều 30
Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/20217 của Chính phủ về quy định về thành
lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
“Trong thời hạn 04 ngày làm
việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có
trách nhiệm cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động”.
4.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 17.861.700 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 16.763.300 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.098.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
3,94%.
5. Thủ tục:
Xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết hồ sơ:
Giảm thời hạn giải quyết từ 20 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ tại bước xác định, xác định lại mức độ khuyết tật.
Lý do: Việc cắt giảm thời
hạn giải quyết TTHC vẫn đảm bảo thời gian giải quyết cho cơ quan có thẩm quyền
thực hiện và rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cho cá nhân. Tạo thuận lợi cho
tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 2 Điều 5 Thông tư
số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức
độ khuyết tật thực hiện như sau:
“2. Trong thời hạn 15 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có
trách nhiệm:....“
5.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 5.032.930 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 3.934.530 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.098.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,8
%.
V. TTHC THUỘC
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
1. Thủ tục:
Đăng ký hoạt động khuyến mại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi
thực hiện trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành
phần hồ sơ của thủ tục “Bản sao không cần chứng thực giấy tờ về chất lượng của
hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật”.
- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bổ
sung nội dung yêu cầu thương nhân thực hiện khuyến mại cam kết bảo đảm về chất
lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại
vào mẫu đăng ký thực hiện khuyến mại và điều lệ Chương trình khuyến mại của
thương nhân.
Lý do: Tạo thuận lợi cho
tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giúp tổ chức, cá nhân tiết kiệm thời gian
trong hoạt động kinh doanh thực hiện khuyến mại. Việc bỏ thành phần hồ sơ “01 Bản
sao không cần chứng thực giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy
định của pháp luật” vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý, vì đã được quy định trong
nguyên tắc thực hiện khuyến mại (tại Điều 3, Nghị định số 81/2018/CP-TTg ngày
21/5/2018 của Chính phủ). Mặt khác, thương nhân khi thực hiện khuyến mại bắt buộc
phải bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến và chứng minh chất lượng
hàng hóa khi được kiểm tra, thanh tra hoặc khi có thắc mắc của khách hàng.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Bỏ điểm d, khoản 4, Điều 19
Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
- Bổ sung nội dung yêu cầu thương
nhân thực hiện khuyến mại cam kết bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vào mẫu đăng ký thực hiện
khuyến mại và điều lệ Chương trình khuyến mại của thương nhân.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 189.728.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 182.863.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.865.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,6%.
2. Các thủ
tục:
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện trạm nạp LPG vào chai;
- Cấp lại Giấy chứng nhận đủ
điều kiện trạm nạp LPG vào chai;
- Cấp điều chỉnh Giấy chứng
nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai.
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thẩm quyền giải quyết:
Phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện.
Lý do: Nhằm cải cách
TTHC và giảm bớt thời gian thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi thẩm quyền cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện tại khoản 2, 3 Điều 44 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày
15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện quy định tại khoản 2, 3, 6, 7, 8 Điều 36 của Nghị
định này”.
2.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
* Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 56.199.400 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 54.924.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.274.600
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2,3%.
* Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng
nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 29.563.200 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 28.288.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.274.600
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,3%.
* Thủ tục: Cấp điều chỉnh Giấy
chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 26.563.200 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 25.288.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.274.600
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,8%.
3. Thủ tục:
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 15 ngày làm việc xuống 12 ngày làm việc.
Lý do: Tạo thuận lợi cho
tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian
trong kinh doanh, mua bán LNG.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 43 Nghị định
số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí như sau:
“3. Trong thời hạn 12 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho
thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lý do”.
3.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 55.199.400 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 45.313.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 9.885.600
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
17,9%.
4. Các thủ
tục:
- Cấp Giấy phép hoạt động tư
vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền cấp của địa phương;
- Cấp Giấy phép hoạt động
phát điện đối với nhà máy điện có quy mô dưới 03MW đặt tại địa phương;
- Cấp giấy phép hoạt động bán
lẻ điện đến cấp điện áp 0,4kV tại địa phương;
- Cấp giấy phép hoạt động
phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương.
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 15 ngày làm việc xuống 12 ngày làm việc.
Lý do: Tạo thuận lợi cho
tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giúp tổ chức, cá nhân tiết kiệm thời gian,
chi phí trong thực hiện TTHC.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm c, khoản 5, Điều
11 Thông tư số 21/2020/TT-BCT ngày 09/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực như sau:
“c) Trong thời hạn 12 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện
lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực, trừ trường
hợp quy định tại điểm d Khoản này;”
4.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
* Thủ tục: Cấp Giấy phép hoạt
động tư vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền cấp của địa phương
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi
đơn giản hoá: 223.699.200 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 184.156.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 39.542.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
17,7%.
* Thủ tục: Cấp Giấy phép hoạt
động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô dưới 03MW đặt tại địa phương
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 124.849.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 105.078.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.771.200
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
15,8%.
* Thủ tục: Cấp giấy phép hoạt
động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4kV tại địa phương
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 110.849.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 91.078.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.771.200
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
17,8%.
* Thủ tục: Cấp giấy phép hoạt
động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 111.849.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 92.078.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.771.200
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
17,7%.
3. Thủ tục:
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết thủ tục từ 15 ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 43 Nghị định
số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí như sau:
“3. Trong thời hạn 12 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho
thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lý do”.
3.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 55.093.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 44.274.880 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 10.818.720
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
19,64%.
VI. TTHC THUỘC
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
1. Thủ tục:
Chấp thuận nhà đầu tư của UBND cấp tỉnh
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 32 ngày làm việc xuống còn 31 ngày làm việc
(cụ thể: Giảm thời hạn lập báo cáo thẩm định, trình UBND cấp tỉnh của cơ
quan đăng ký đầu tư từ 25 ngày xuống còn 24 ngày làm việc).
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức,
các nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
TTHC.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Trường hợp 1: Nhà đầu tư duy
nhất đã đăng ký tham gia đấu giá hoặc nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư
sau khi tổ chức đấu giá ít nhất 02 lần nhưng không thành theo quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP:
Sửa đổi điểm d, khoản 1, Điều
30 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau:
“d) Trong thời hạn 24 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan đăng
ký đầu tư lập báo cáo gồm các nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 4
Điều 33 Luật Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”
- Trường hợp 2: Nhà đầu tư đáp ứng
các điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP:
Sửa đổi điểm d, khoản 2, Điều
30 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau:
“d) Trong thời hạn 24 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan đăng
ký đầu tư lập báo cáo gồm các nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 4
Điều 33 Luật Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 7.208.250 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 6.988.570 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 219.680 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3 %.
2. Thủ tục:
Điều chỉnh văn bản chấp thuận nhà đầu tư của UBND cấp tỉnh
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 32 ngày làm việc xuống còn 31 ngày làm việc
(cụ thể: Giảm thời hạn lập báo cáo thẩm định, trình UBND cấp tỉnh của cơ
quan đăng ký đầu tư từ 25 ngày xuống còn 24 ngày làm việc).
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức,
các nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
TTHC.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm d, khoản 8, Điều
48 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26-03-2021 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau:
“d) Trong thời hạn 24 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm
nội dung theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 của Luật Đầu tư,
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.
2.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 7.235.710 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 7.016.030 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 219.680 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3 %.
3. Các thủ
tục:
- Điều chỉnh dự án đầu tư
thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh;
- Điều chỉnh dự án đầu tư
trong trường hợp chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền
chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh.
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 32 ngày làm việc xuống còn 31 ngày làm việc
(cụ thể: Giảm thời hạn lập báo cáo thẩm định, trình UBND cấp tỉnh của cơ
quan đăng ký đầu tư từ 25 ngày xuống còn 24 ngày làm việc).
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức,
các nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
TTHC.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm c, khoản 2, Điều
45 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau:
“c) Trong thời hạn 24 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định
các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.
3.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 7.180.790 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 6.961.110 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 219.680 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,1%.
4. Thủ tục:
Thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 15 ngày làm việc xuống còn 14 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức,
các nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
TTHC.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 2, Điều 11 Nghị định
số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo như sau:
“2. Cơ quan đăng ký kinh
doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của thông báo và các tài liệu kèm theo
trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo”.
4.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 3.501.150 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 3.281.470 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 219.680 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,3
%.
VII. TTHC
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Các thủ
tục:
- Cấp lại Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;
- Cấp lại Giấy chứng nhận
cho văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.
1.1. Nội dung đơn giản hoá:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 10 ngày làm việc xuống 05 ngày làm việc.
- Về số lượng hồ sơ: Giảm số lượng
hồ sơ tổ chức, cá nhân cần nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.
- Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành
phần hồ sơ "Giấy chứng nhận đã được cấp" đối với trường hợp bị
rách, nát.
Lý do:
- Việc rút ngắn thời gian theo
đề nghị như trên giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân trong thực
hiện TTHC, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian giải quyết TTHC của cơ quan có thẩm
quyền.
- Chỉ cần 01 bộ hồ sơ bản gốc
hoặc bản sao chứng thực để giảm bớt hồ sơ cần chuẩn bị cho tổ chức, cá nhân có
nhu cầu.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động khoa học và công nghệ được lưu 01 bản tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận. Khi có hồ sơ phát sinh đề nghị cấp lại, cơ quan có thẩm quyền chỉ cần
đối chiếu hồ sơ với bản đã lưu để cấp lại mà không cần yêu cầu tổ chức, cá nhân
nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đã bị rách,
nát. Việc quy định thành phần hồ sơ này là không cần thiết và chưa phù hợp để
thực hiện nộp hồ sơ qua dịch vụ công mức độ 3, 4 (yêu cầu nộp lại thành phần hồ
sơ đã có sẵn dữ liệu).
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi khoản 3, Điều 10 Nghị
định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ như sau:
"3. Hồ sơ đề nghị thay
đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ
được lập thành 01 (một ) bộ và gửi đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động
khoa học và công nghệ quy định tại Điều 8 Nghị định này bằng đường bưu điện hoặc
gửi trực tiếp.
Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này,
cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động khoa học và công nghệ. Trong trường hợp không chấp thuận, cơ quan có thẩm
quyền đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ gửi thông báo bằng văn bản
cho tổ chức, cá nhân trong đó
nêu rõ lý do".
- Bỏ thành phần hồ sơ "Giấy
chứng nhận đã được cấp" tại điểm b, khoản 2, Điều 7 Thông tư số
03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn
điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn
phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 4.276.702 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 2.803.522 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.473.180
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
34,4%.
2. Thủ tục:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân
sách nhà nước
2.1. Nội dung đơn giản hoá:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 45 ngày làm việc xuống còn 35 ngày làm việc
(Đối với trường hợp không phải là đặc cách cấp Giấy xác nhận kết quả thực hiện
nhiệm vụ).
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian theo đề nghị như trên giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi của tổ chức, cá
nhân trong thực hiện TTHC, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian giải quyết TTHC của
cơ quan có thẩm quyền.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 9 Thông
tư số 02/2015/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc
đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử
dụng ngân sách nhà nước như sau:
"4. Việc đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ được thực hiện trong thời hạn 35 ngày làm việc
kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp kết quả thực hiện
nhiệm vụ cần được đo kiểm thì thời gian đo kiểm không được tính vào thời gian
thực hiện đánh giá"
2.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 9.739.460 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 8.641.060 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.098.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
11,3%.
3. Thủ tục:
Xét tiếp nhận vào viên chức và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức
danh công nghệ đối với cá nhân có thành tích vượt trội trong hoạt động khoa học
và công nghệ (Đối với trường hợp xét tiếp nhận vào viên chức và bổ nhiệm vào chức
danh trợ lý nghiên cứu, kỹ thuật viên (hạng IV), nghiên cứu viên, kỹ sư (hạng
III))
3.1. Nội dung đơn giản hoá:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 45 ngày xuống còn 40 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian theo đề nghị như trên giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi của tổ chức, cá
nhân trong thực hiện TTHC, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian giải quyết TTHC của
cơ quan có thẩm quyền.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 2, Điều 1 Nghị định
số 27/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử
dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và Nghị định số
87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt
động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước
ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam như sau:
"2. Bổ sung Điều 5a như
sau:
…
4. Việc xét tiếp nhận vào
viên chức và bổ nhiệm vào chức danh trợ lý nghiên cứu, kỹ thuật viên (chức danh
hạng IV), nghiên cứu viên, kỹ sư (chức danh hạng III) thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký xét tiếp nhận vào viên chức, Thủ trưởng đơn vị
sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ (hoặc cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền tiếp nhận vào viên chức) thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để
xét chọn ứng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn được tiếp nhận vào viên chức và bổ
nhiệm vào chức danh hạng IV, chức danh hạng III;
b) Căn cứ kết quả xét chọn của
Hội đồng kiểm tra, sát hạch, trong thời hạn 10 ngày, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp
công lập có hoạt động khoa học và công nghệ (hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền tuyển dụng) xem xét, quyết định công nhận kết quả xét tiếp nhận vào
viên chức. Kết quả xét tiếp nhận vào viên chức được đăng tải trên Cổng thông
tin điện tử của cơ quan, đơn vị và được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc
của cơ quan, đơn vị;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày có quyết định công nhận kết quả xét tiếp nhận vào viên chức, Thủ trưởng
đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ (hoặc Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức) ra quyết định tiếp
nhận vào viên chức và bổ nhiệm vào hạng chức danh…”
3.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 11.071.700 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 10.003.300 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.068.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9,6%.
4. Thủ tục:
Xét đặc cách bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không
qua thi thăng hạng, không phụ thuộc năm công tác (Đối với trường hợp bổ nhiệm đặc
cách đối với việc xét đặc cách bổ nhiệm chức danh nghiên cứu viên, kỹ sư (chức
danh hạng III))
4.1. Nội dung đơn giản hoá:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 30 ngày xuống còn 25 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian theo đề nghị như trên giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi của tổ chức, cá
nhân trong thực hiện TTHC, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian giải quyết TTHC của
cơ quan có thẩm quyền.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 1 Nghị định
số 27/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử
dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và Nghị định số
87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động
khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài
tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam như sau:
"4. Bổ sung Điều 6a như
sau:
…
3. Đối với việc xét đặc cách
bổ nhiệm chức danh nghiên cứu viên, kỹ sư (chức danh hạng III) không qua
thi thăng hạng, không phụ thuộc năm công tác:
…
b) Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được đề nghị và hồ sơ xét bổ nhiệm đặc cách, người đứng đầu cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm đặc cách chức danh nghiên cứu khoa học, chức
danh công nghệ thành lập Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách để xem xét, thẩm định hồ
sơ;
c) Trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày có kết quả xét bổ nhiệm đặc cách của Hội đồng, cơ quan có thẩm
quyền bổ nhiệm đặc cách thông báo kết quả xét và quyết định bổ nhiệm đặc
cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ không qua thi
thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác.”
4.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 7.776.500 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 6.678.100 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.098.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
14,12%.
VIII. TTHC
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Thủ tục:
Thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, thuê đất không
thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, điều kiện cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức
nước ngoài có chức năng ngoại giao
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Rút
ngắn thời hạn giải quyết từ 15 ngày xuống còn 14 ngày.
Lý do: Việc rút
ngắn thời hạn giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí thực
hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo được thời gian giải quyết thủ
tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 20, Điều 1 Nghị định
số 148/2020/NĐ-CP ngày 12/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị
định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai như sau:
“Trong thời hạn không quá 14
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường có văn bản
thẩm định gửi đến chủ đầu tư để lập hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất”.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 362.446.800 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 338.501.680 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 23.945.120
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,6%.
2. Thủ tục:
Phê duyệt trữ lượng khoáng sản
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời giải quyết giải quyết:
Rút ngắn thời hạn giải quyết từ 150 ngày xuống còn 135 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời
hạn giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí thực hiện cho
tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo được thời gian giải quyết thủ tục
hành chính.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm a, b, c, khoản 2
và điểm c, khoản 3 Điều 66 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản, cụ thể như sau:
“2. Việc kiểm tra báo cáo trữ
lượng khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời gian không quá
20 ngày, kể từ ngày có phiếu tiếp nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm
kiểm tra toàn bộ hồ sơ tài liệu báo cáo; kiểm tra thực địa khu vực thăm dò
khoáng sản, mẫu lõi khoan, hào, giếng trong trường hợp xét thấy cần thiết;
b) Trong thời gian không quá
40 ngày, kể từ ngày kết thúc công việc nêu tại điểm a khoản này, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ gửi báo cáo kết quả thăm dò đến các chuyên gia thuộc các lĩnh vực
chuyên sâu để lấy ý kiến góp ý về các nội dung có liên quan trong báo cáo thăm
dò khoáng sản. Thời gian trả lời của chuyên gia không quá 20 ngày, kể từ ngày
nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
c) Trong thời gian không quá
15 ngày, kể từ ngày kết thúc công việc quy định tại điểm b khoản này cơ quan tiếp
nhận hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và chuẩn bị hồ sơ,
tài liệu để trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia hoặc trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
….
3….
c) Trong thời gian không quá
10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thăm dò đã bổ sung, hoàn chỉnh của
tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật khoáng
sản”.
2.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 164.910.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 148.434.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 16.476.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm: 10%.
3. Thủ tục:
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa
và nhỏ
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Rút
ngắn thời hạn giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống còn 8 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
hạn giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí thực hiện cho
tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo được thời gian giải quyết thủ tục
hành chính.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 14 Thông
tư 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về
quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, cụ thể như sau:
3. “Trình tự tiếp nhận, thẩm
định hồ sơ, quyết định gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép và hình thức trả
giấy phép thực hiện theo quy định tại các Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 13 của
Thông tư 40/2014/TT-BTNMT ; riêng thời hạn thẩm định hồ sơ và trình cấp phép
không quá tám (08) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Giấy phép gia
hạn, điều chỉnh thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này”.
3.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 6.680.400 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 5.362.320 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.318.080
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm: 19,7%.
4. Thủ tục:
Cấp Giấy chứng nhận Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Rút
ngắn thời hạn giải quyết từ 60 ngày xuống còn 45 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời
hạn giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí thực hiện cho
tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo được thời gian giải quyết TTHC.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 17 Nghị định
số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Đa dạng sinh học, cụ thể như sau:
“Trong thời hạn 45 ngày, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét để cấp
giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học….”.
4.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 10.634.640 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 9.316.560 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.318.080
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm: 25%.
5. Thủ tục:
Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Rút
ngắn thời hạn giải quyết từ 05 ngày xuống còn 04 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
hạn giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí thực hiện cho
tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo được thời gian giải quyết thủ tục
hành chính.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 1, Điều
18 Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14/6/2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý,
khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường, như sau:
“Trong thời hạn 04 ngày làm
việc, cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu tài tiếp nhận kiểm tra văn bản, phiếu
yêu cầu, thông báo nghĩa vụ tài chính (Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài
chính) cho tổ chức, cá nhân…”.
5.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 259.532.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 209.005.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 50.526.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm: 19,5%.
IX. TTHC THUỘC
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1. Thủ tục:
Cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục từ 7 ngày làm việc xuống 6 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 10 Thông
tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn
nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn
của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,
tư vấn và tập huấn phòng chống bạo lực gia đình như sau:
“Trong thời hạn 6 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
có trách nhiệm cấp thẻ cho nhân viên tư vấn theo mẫu số M1a1, thẻ nhân viên
chăm sóc theo mẫu số M1b1 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp,
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 3.267.740 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 2.828.380 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 439.360 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
13,4%.
2. Thủ tục:
Cấp lại Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục từ 7 ngày làm việc xuống 6 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 10 Thông
tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn
nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn
của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,
tư vấn và tập huấn phòng chống bạo lực gia đình như sau:
Trường hợp thẻ bị mất, bị
rách hoặc hư hỏng, thì nhân viên chăm sóc, tư vấn được cấp lại thẻ nhân viên tư
vấn theo mẫu số M1a2; nhân viên chăm sóc theo mẫu số M1b2 ban hành kèm theo của
Thông tư này. Thời hạn cấp lại thẻ là 6 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ. Hồ sơ cấp lại thẻ bao gồm…”.
2.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 3.295.200 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 2.855.840 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 439.360 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
13,3%.
3. Thủ tục:
Cấp Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục từ 7 ngày làm việc xuống 6 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 10 Thông tư
số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân
bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của
nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn
và tập huấn phòng chống bạo lực gia đình như sau:
“Trong thời hạn 6 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
có trách nhiệm cấp thẻ cho nhân viên tư vấn theo mẫu số M1a1, thẻ nhân viên
chăm sóc theo mẫu số M1b1 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp,
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
3.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 3.267.740 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 2.828.380 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 439.360 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
13,4%.
4. Thủ tục:
Cấp lại Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục từ 7 ngày làm việc xuống 6 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 10 Thông
tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn
nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn
của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,
tư vấn và tập huấn phòng chống bạo lực gia đình như sau:
Trường hợp thẻ bị mất, bị
rách hoặc hư hỏng, thì nhân viên chăm sóc, tư vấn được cấp lại thẻ nhân viên tư
vấn theo mẫu số M1a2; nhân viên chăm sóc theo mẫu số M1b2 ban hành kèm theo của
Thông tư này. Thời hạn cấp lại thẻ là 6 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ. Hồ sơ cấp lại thẻ bao gồm…”.
4.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 3.295.200 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 2.855.840 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 439.360 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
13,3%.
5. Các thủ
tục:
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Taekwondo;
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Karate;
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Judo;
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với Quyền anh;
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với Vovinam;
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với Khiêu vũ;
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với Thể dục thẩm mỹ.
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục từ 7 ngày làm việc xuống 5 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 24, Điều 1 Luật số
26/2018/QH14 ngày 14/6/2018 của Quốc Hội sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Thể dục thể thao (sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều 55) như sau:
“Trong thời hạn năm ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động
thể thao của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này và cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường hợp từ chối phải thông
báo bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
5.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 3.971.630 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 2.320.370 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.651.260
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
41,58%.
6. Thủ tục:
Xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục từ 15 ngày làm việc xuống 13 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
6.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm đ, khoản 3, Điều 2
Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ về sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:
“3. Trong thời hạn mười ba
(13) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xác nhận
điều kiện thành lập và được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng. Trường hợp từ chối
phải nêu rõ lý do bằng văn bản.”
6.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 6.755.160 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 5.903.900 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 851.260 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
12,6%.
7. Thủ tục:
Cấp lại chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích
7.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục từ 5 ngày làm việc xuống 4 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời gian
giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá
nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ
tục.
7.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều 12
Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh
doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh như sau:
“b) Đối với trường hợp cấp lại
Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 04 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề,
đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ
chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
7.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 2.361.560 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 1.922.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 439.360 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
18,6%.
8. Thủ tục:
Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
8.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục từ 7 ngày làm việc xuống 6 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
8.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 11 Nghị định
số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại
về Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như
sau:
“Trừ trường hợp quy định tại
Khoản 4 Điều này, trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn
phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có
văn bản nêu rõ lý do”.
8.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 4.667.450 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 4.447.770 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 219.600 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,7%.
9. Các thủ
tục:
- Công nhận cơ sở kinh doanh
dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
- Công nhận cơ sở kinh doanh
dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
- Công nhận cơ sở kinh doanh
dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
- Công nhận cơ sở kinh doanh
dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
- Công nhận cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
9.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục từ 20 ngày xuống 18 ngày.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
9.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Điểm b, Khoản 3, Điều
56, Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội như sau:
Trong thời hạn 18 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định
và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ
lý do
9.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 5.513.140 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 5.073.780 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 439.360 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8.0%.
10. Thủ
tục: Công nhận lần đầu “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “đơn vị đạt chuẩn văn hóa”,
“Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”
10.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời hạn giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống còn 9 ngày làm việc.
10.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 6 Thông
tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch về quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ
quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa:, “Doanh nghiệp đạt chuẩn
văn hóa” như sau:
“4. Cơ quan quản lý nhà nước
về Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với cơ quan thi đua, khen thưởng cùng
cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh ra quyết định công nhận,
công nhận lại và cấp Giấy công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn
hóa.
Thời hạn giải quyết là chín
(09) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ”.
10.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 258.014.160 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 234.288.720 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 23.725.440
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9,2%.
X. TTHC THUỘC
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI CHÍNH
1. Thủ tục:
Quyết định thu hồi tài sản công trong trường hợp thu hồi tài sản công theo quy
định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục tại bước ra quyết định thu hồi tài sản từ 30
ngày xuống còn 29 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian theo đề nghị như trên vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời
gian giải quyết, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời
gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm c, khoản 2, Điều
18 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ về hướng dẫn
Luật quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
“c) Trong thời hạn 29 ngày,
kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, xác minh, cơ quan, người có thẩm quyền quy
định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Nghị định này ra quyết định thu hồi
tài sản nếu tài sản thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định. Nội dung chủ yếu
của Quyết định thu hồi tài sản công thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều này….”.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 202.509.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 199.214.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.295.200
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,6%.
2. Thủ tục:
Quyết định xử lý tài sản bị hư hỏng, không sử được hoặc không còn nhu cầu
sử dụng trong quá trình thực hiện dự án
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian thực hiện từ 30 ngày xuống còn 29 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian theo đề nghị như trên vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời
gian giải quyết, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời
gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm d, khoản 1, Điều
93 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ về hướng dẫn Luật
quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
“Trong thời hạn 29 ngày, kể
từ ngày nhận báo cáo của cơ quan chủ quản dự án, cơ quan được giao thực hiện
nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử
dụng tài sản công (đối với dự án thuộc trung ương quản lý), Sở Tài chính (đối với
dự án thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản theo
hình thức quy định tại Điều 91 Nghị định này, …”.
2.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 103.653.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 100.358.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.295.200
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,2%.
3. Thủ tục:
Thanh toán chi phí liên quan đến bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng
đất
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian thực hiện từ 45 ngày xuống còn 40 ngày (cụ thể: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục tại bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
nhận được văn bản đề nghị thanh toán, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp
tiền cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản bán để thực hiện chi
trả các khoản chi phí có liên quan đến bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền
sử dụng đất).
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian theo đề nghị như trên vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời
gian giải quyết, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời
gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm d, khoản 2, Điều
18 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về quy định việc sắp
xếp lại, xử lý tài sản công như sau: “Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận
được văn bản đề nghị thanh toán theo quy định tại điểm c khoản này, chủ
tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp tiền cho cơ quan, tổ chức, đơn vị
có tài sản bán để thực hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến bán tài
sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
3.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 143.196.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 136.605.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,6%.
4. Thủ tục:
Thanh toán chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản công
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian thực hiện từ 30 ngày xuống còn 20 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian theo đề nghị như trên vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời
gian giải quyết, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời
gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 7, Điều 36 Nghị định
số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng
tài sản công như sau:
“Trong thời hạn 20 ngày, kể
từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp
tiền cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản để thực
hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản công”.
4.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 77.292.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 70.701.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,5%.
5. Thủ tục:
Đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian thực hiện từ 03 ngày làm việc xuống còn 01 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian theo đề nghị như trên vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời
gian giải quyết, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời
gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 1, khoản 2, Điều
10 Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng
dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách như sau:
“1. Thời hạn Cơ quan Tài
chính cấp mã số ĐVQHNS và gửi thông báo cấp Giấy chứng nhận mã số ĐVQHNS
điện tử cho đơn vị là 01 (một ) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ,
hợp lệ.
2. Thời gian cấp lại Giấy chứng
nhận mã số ĐVQHNS điện tử: Khi các chỉ tiêu thông tin đăng ký mã số ĐVQHNS thay
đổi làm thay đổi các chỉ tiêu trong Giấy chứng nhận mã số ĐVQHNS điện tử đã được
cấp, đơn vị phải thực hiện các thủ tục theo hướng dẫn tại Điều 11 của Thông tư
này để Cơ quan Tài chính cấp lại Giấy chứng nhận mã số ĐVQHNS điện tử. Thời
gian xem xét, giải quyết cấp lại Giấy chứng nhận mã số ĐVQHNS điện tử là 0 1 (mộ
t ) ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan Tài chính nhận được hồ sơ đăng ký mã số đầy
đủ, hợp lệ”.
5.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 14.683.200 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 8.092.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
44,9%.
XI. TTHC
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ
1. Thủ tục:
Thông báo hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thẩm quyền giải quyết:
Phân cấp cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện.
Lý do: Đây là TTHC đơn
giản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có thể thực hiện được. Đồng thời nâng cao vai
trò quản lý nhà nước trong hoạt động thông báo hoạt động đối với tổ chức tư vấn
về phòng, chống HIV/AIDS của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 1, Điều 4 Thông
tư số 06/2012/TT-BYT ngày 20/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện
thành lập và nội dung hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS
như sau:
“1. Trước khi chính thức hoạt
động ít nhất là 10 ngày làm việc, tổ chức tư vấn phải gửi hồ sơ thông báo hoạt
động theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh ,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) nơi tổ chức tư vấn đặt
trụ sở chính.”
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 36.409.900 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 34.762.300 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.647.600
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
4,53%.
2. Thủ tục:
Công bố lại đối với cơ sở công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc
phiện bằng phương thức điện tử khi hồ sơ công bố bị hư hỏng hoặc bị mất
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thẩm quyền giải quyết:
Phân cấp cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện.
Lý do: Đây là TTHC đơn
giản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có thể thực hiện được. Đồng thời nâng cao
vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động công bố lại đối với cơ sở công bố đủ
điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 1, khoản 2, khoản
3, Điều 17 Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cụ thể như sau:
“1. Trong thời hạn 24 giờ kể
từ khi phát hiện hồ sơ công bố bị mất hoặc bị hư hỏng, cơ sở điều trị có trách
nhiệm thông báo bằng văn bản (theo định dạng PDF) về hòm thư điện tử của Trung
tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở điều trị
đặt trụ sở.
2. Cơ sở điều trị có trách
nhiệm hoàn chỉnh lại hồ sơ công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định
này và gửi hồ sơ công bố (theo định dạng PDF) về hòm thư điện tử của Trung tâm
kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở điều trị đặt
trụ sở trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo cho Trung tâm kiểm
soát bệnh tật tỉnh.
3. Thủ tục công bố lại đối với
cơ sở điều trị có hồ sơ công bố bị hư hỏng hoặc bị mất đủ điều kiện điều trị
nghiện chất dạng thuốc phiện thực hiện theo quy định tại các điểm b và c khoản
2 Điều 15 Nghị định này.”
2.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 14.853.800 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 13.206.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.647.600
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 11,09
%.
3. Các
thủ tục:
- Cho phép Đoàn khám bệnh,
chữa bệnh nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế;
- Cho phép Đội khám bệnh, chữa
bệnh chữ thập đỏ lưu động tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế;
- Cho phép Đoàn khám bệnh,
chữa bệnh trong nước tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế;
- Cho phép cá nhân trong nước,
nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
trực thuộc Sở Y tế.
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thẩm quyền giải quyết:
Phân cấp thực hiện thủ tục hành chính cho Chủ tịch UBND cấp huyện.
Lý do: Đây là TTHC đơn
giản, UBND huyện có thể thực hiện được. Đồng thời nâng cao vai trò quản lý nhà
nước về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm c, khoản 2, Điều 8
Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về
khám chữa bệnh nhân đạo như sau:
“c) Chủ tịch UBND cấp huyện
cho phép cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài, đội
khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý trừ trường hợp quy định tại Điểm
a Khoản 2 Điều này”.
3.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 26.661.600 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 25.014.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.647.600
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,18
%.
4. Thủ tục:
Thông báo hoạt động bán lẻ thuốc lưu động
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thẩm quyền giải quyết:
Phân cấp thực hiện thủ tục hành chính cho UBND cấp huyện.
Lý do: TTHC đơn giản,
không phức tạp, dễ dàng tra cứu thông tin trên cơ sở dữ liệu chung của ngành vì
vậy đề xuất phân cấp để tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC,
giúp người dân tiết kiệm thời gian trong hoạt động Thông báo hoạt động bán lẻ
thuốc lưu động. Theo quy định của Khoản 14 Điều 5 của Nghị định 155/2018/NĐ-CP
quy định “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của
cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, Sở Y tế có trách nhiệm công bố thông tin
cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và
thông báo cho UBND cấp huyện để giám sát, kiểm tra.” Vì vậy, để giảm các bước thực
hiện TTHC đề xuất phân cấp thủ tục này cho UBND cấp huyện/thành phố thực hiện.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 1, Điều 40 Nghị định
số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật dược, như sau:
“Điều 40. Thủ tục thông báo
hoạt động bán lẻ thuốc lưu động
1. Trước khi tổ chức bán lẻ
thuốc lưu động, cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động có trách nhiệm phải thông
báo bằng văn bản theo Mẫu số 23 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến
UBND cấp huyện nơi dự kiến có hoạt động bán lẻ thuốc lưu động.”
4.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 13.755.400 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 12.107.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.647.600
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 11,98
%.
5. Thủ tục:
Cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện thuộc Sở Y tế và áp dụng đối với trường
hợp khi thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục từ 60 ngày xuống 50 ngày.
Lý do: Tạo thuận lợi cho
tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giúp công dân, tổ chức tiết kiệm thời gian
trong hoạt động xin Cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện thuộc Sở Y tế và
áp dụng đối với trường hợp khi thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất,
sáp nhập.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều
44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng
chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, như sau:
“b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ,
cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt
động trong thời hạn 50 ngày đối với bệnh viện; ……, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp
nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì
phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”.
5.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 239.716.700 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 217.448.700 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 22.268.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
9,29%.
6. Các thủ
tục:
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với Phòng khám đa khoa thuộc thẩm quyền của Sở Y tế;
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với Nhà hộ sinh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế.
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục hành chính từ 45 ngày xuống 40 ngày.
Lý do: Tạo thuận lợi cho
tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giúp công dân, tổ chức tiết kiệm thời gian
trong hoạt động xin Cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám đa khoa thuộc thẩm
quyền của Sở Y tế.
6.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều
44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng
chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, như sau:
“b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ,
cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt
động trong thời hạn …….; 40 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa
bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp, cấp
lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý
do.”
6.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 158.352.800 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 147.736.880 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 10.615.920
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,7%.
7. Các thủ
tục:
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với Phòng khám chuyên khoa thuộc thẩm quyền của Sở Y tế;
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với phòng xét nghiệm thuộc thẩm quyền của Sở Y tế;
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng thuộc thẩm quyền của Sở Y tế;
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc thẩm quyền của Sở Y tế;
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp;
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà;
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh;
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với cơ sở dịch vụ kính thuốc;
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-quang thuộc thẩm quyền của Sở
Y tế.
7.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục hành chính từ 45 ngày xuống 40 ngày.
Lý do: Tạo thuận lợi cho
tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giúp công dân, tổ chức tiết kiệm thời gian
trong hoạt động xin Cấp giấy phép hoạt động đối với một số thủ tục thuộc thẩm
quyền của Sở Y tế.
7.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều
44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng
chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, như sau:
“b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ,
cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt
động trong thời hạn ..…….; 40 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa
bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp, cấp
lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý
do.”
7.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 144.352.800 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 133.368.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 10.984.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
7,61%.
8. Các thủ
tục:
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với Phòng chẩn trị y học cổ truyền thuộc thẩm quyền của Sở Y tế;
- Cấp giấy phép hoạt động đối
với trạm xá, trạm y tế xã.
8.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian thực hiện thủ tục hành chính từ 45 ngày xuống 40 ngày.
Lý do: Tạo thuận lợi cho
tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giúp công dân, tổ chức tiết kiệm thời gian
trong hoạt động xin Cấp giấy phép hoạt động đối với một số thủ tục thuộc thẩm
quyền của Sở Y tế.
8.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều
44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng
chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, như sau:
“b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ,
cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt
động trong thời hạn ..…….; 40 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa
bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp, cấp
lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý
do.”
8.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 132.352.800 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản
hóa: 121.368.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 10.984.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,3%.
XII. TTHC
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ
1. Các
thủ tục:
- Tặng Cờ thi đua cấp bộ,
ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đợt hoặc
chuyên đề;
- Tặng thưởng Bằng khen cấp bộ,
ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho gia đình.
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 25 ngày làm việc xuống còn 23
ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
1.2 Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều
48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017, Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật thi đua, khen thưởng như sau:
“b) Thời gian thẩm định hồ sơ
khen thưởng tại bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương: Hình thức khen thưởng
thuộc thẩm quyền quyết định của bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, cơ
quan thẩm định hồ sơ khen thưởng và trình cấp có thẩm quyền trong thời hạn 23
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 12.549.750 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 9.087.750 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.462.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
27,5%.
2. Thủ tục:
Thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức với tổ
chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34
Luật tín ngưỡng, tôn giáo
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 20 ngày xuống 19 ngày.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung tại khoản 5,
Điều 34 Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội về tín ngưỡng, tôn
giáo như sau:
“5. Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản trong thời hạn 19 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ
chối đăng ký phải nêu rõ lý do”.
2.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 200.796.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 145.404.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 55.392.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,6%.
3. Thủ tục:
- Đề nghị tổ chức cuộc lễ
ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở nhiều
huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh;
- Đề nghị giảng đạo ngoài địa
bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở
nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh.
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 30 ngày xuống 29 ngày.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung tại điểm b,
khoản 3, Điều 46 Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội về tín ngưỡng,
tôn giáo như sau:
“b) Cơ quan chuyên môn về
tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách
nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức
ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh trong thời hạn 29 ngày kể từ
ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ
lý do”.
3.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 200.796.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 145.404.000 đồng/ năm.
- Chi phí tiết kiệm: 55.392.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
3,625%.
4. Thủ tục:
Đề nghị cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức có địa bàn hoạt động
ở một tỉnh
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Kiến
nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 60 ngày xuống 59 ngày.
Lý do: Đây là thủ tục có
nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung tại điểm a,
khoản 3, Điều 19 Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội về tín ngưỡng,
tôn giáo như sau:
“a) Cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
(sau đây gọi là cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh) cấp chứng
nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh
trong thời hạn 59 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp
chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do”.
4.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 200.796.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 145.404.000 đồng/ năm.
- Chi phí tiết kiệm: 55.392.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
3,625%.
5. Thủ tục:
Công nhận ban vận động thành lập Hội
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Đề
nghị rút ngắn thời gian giải quyết từ 30 ngày xuống 23 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải
quyết đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời gian thực
hiện thủ tục hành chính cho người dân.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm d, khoản 5, Điều 6
Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt
động và quản lý Hội như sau:
“Trong thời hạn 23 ngày, kể
từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại
các điểm a, b và c khoản 5 Điều này có trách nhiệm xem xét, quyết định
công nhận ban vận động thành lập Hội; trường hợp không đồng ý phải có
văn bản trả lời và nêu rõ lý do”.
5.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 6.590.400 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 5.052.640 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.537.760
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
23.33%.
6. Thủ tục:
Tặng giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã cho gia đình
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết thủ tục từ 20 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
6.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm a, khoản 2, Điều
48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng như sau:
“a) Thời gian thẩm định hồ
sơ khen thưởng ở cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương:
Hình thức khen thưởng theo
công trạng và thành tích đạt được thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã, cấp
huyện và cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương: Cơ
quan thi đua, khen thưởng thẩm định hồ sơ khen thưởng và trình cấp có thẩm quyền
trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”.
6.3. Lợi ích của việc đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 56.018.400 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 42.837.600 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 13.180.800
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí 24%.
XIII. TTHC
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG
1. Thủ tục:
Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời gian giải quyết: Giảm
từ 15 ngày xuống còn 13 ngày.
Lý do: Tạo thuận lợi cho
cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC, giúp cá nhân, tổ chức tiết kiệm được thời gian.
Đồng thời giảm thời gian vẫn đảm bảo được việc Cung cấp thông tin về quy hoạch
xây dựng.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 16, Điều 28 Luật
số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của
37 Luật có liên quan đến quy hoạch như sau”
“...Đối với trường hợp cung
cấp thông tin bằng văn bản, trong thời hạn 13 ngày kể từ ngày có yêu cầu, cơ
quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có yêu cầu”.
1.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 3.325.200 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 2.885.840 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 439.360 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 13,21
%.
2. Thủ tục:
Cấp giấy phép di dời đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (công trình
Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh
hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho
công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết TTHC:
Giảm từ 20 ngày xuống còn 18 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức,
các nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
TTHC.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi điểm b, khoản 36, Điều
1 của Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Xây dựng
“b) Sửa đổi, bổ sung điểm e
khoản 1 như sau:
“e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp
giấy phép trong thời gian 18 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng
công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều
chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường
hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy
phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời
báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng
không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. Thời
gian cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện
theo quy định của pháp luật về quảng cáo”.
2.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 4.393.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 3.954.240 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 439.360 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10,00
%.
3. Thủ tục:
Bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
từ 45 ngày xuống còn 42 ngày.
Lý do: Tạo thuận lợi cho
cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC, giúp cá nhân, tổ chức tiết kiệm được thời
gian. Đồng thời giảm thời gian vẫn đảm bảo được việc thực hiện bán nhà ở cũ thuộc
sở hữu nhà nước theo quy định.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm d, khoản 2, Điều
69 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Nhà ở như sau:
“đ) Thời gian thực hiện bán
nhà ở cũ là không quá 42 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủ
hồ sơ hợp lệ đến khi ký hợp đồng mua bán. Thời gian này không tính vào thời
gian nộp nghĩa vụ tài chính và thời gian cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy
chứng nhận cho người mua nhà ở…”.
3.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 9.888.140 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 9.229.100 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 659.040 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
6.66%.
4. Thủ tục:
Cấp chứng chỉ năng lực lần đầu hoạt động xây dựng hạng II, hạng III
4.1. Nội dung kiến nghị:
- Về hiệu lực của chứng chỉ
năng lực khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng
chỉ: Giảm từ 10 năm xuống 5 năm.
Lý do: Theo quy định tại
Khoản 5, Điều 83, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về
quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì hiệu lực
của chứng chỉ năng lực khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc
gia hạn chứng chỉ là 10 năm là quá dài. Cán bộ của các tổ chức được cấp chứng
chỉ năng lực thường xuyên thay đổi nên cơ quan quản lý nhà nước không thể kiểm
soát được năng lực của đơn vị trong 10 năm. Để thực hiện công tác quản lý năng
lực hoạt động của các tổ chức được tốt hơn và tránh việc thực hiện nhiều cuộc
thanh tra, kiểm tra thì giảm hiệu lực từ 10 năm xuống 5 năm là hợp lý.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 5, Điều 83, Nghị
định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
“5. Chứng chỉ năng lực có hiệu
lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng
chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng
chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin
thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó”.
5. Thủ tục:
Cấp giấy phép chặt hạ, di chuyển cây xanh
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết từ 15 ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc.
Lý do: Thời hạn giải quyết
của TTHC này 15 ngày là nhiều so với thực tế trong quá trình giải quyết hồ sơ.
Bên cạnh đó nhằm trả kết quả giải quyết sớm hơn để tạo điều kiện cho cá nhân thực
hiện TTHC và thực hiện các bước tiếp theo.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 5, Điều
14 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về quản lý cây xanh đô thị như
sau:
“b) Thời gian giải quyết cho
việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa không quá 12 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
5.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 10.386.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 8.308.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.077.200
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.
XIV. TTHC
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Thủ tục:
Cấp giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng lần đầu
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời hạn giải quyết của thủ tục từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân trong việc
thực hiện TTHC đồng thời vẫn đảm bảo thời gian để cơ quan có thẩm quyền giải
quyết TTHC.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 6 Thông
tư số 22/2019/TT-BGTVT ngày 12/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về
quy định đăng ký xe máy chuyên dùng, cụ thể như sau:
“4. Trong thời hạn 02 ngày
làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra hoặc nhận được kết quả kiểm tra đối với
trường hợp xe máy chuyên dùng đang hoạt động, tập kết ngoài địa phương cấp đăng
ký: trường hợp kết quả kiểm tra các hạng mục trong Biên bản đạt yêu cầu, Sở
Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số cho chủ sở hữu xe máy
chuyên dùng và vào sổ quản lý đăng ký xe máy chuyên dùng; trường hợp kết quả kiểm
tra không đạt yêu cầu thì thông báo cho chủ phương tiện và nêu rõ lý do”.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 57.123.00 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 50.199.3000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.924.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
12,12%.
XV. TTHC
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Các
thủ tục:
- Xét, duyệt chính sách hỗ
trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số;
- Xét, duyệt chính sách hỗ
trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh.
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thẩm quyền giải quyết:
Phân cấp cho Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đối với các cơ sở giáo dục trực
thuộc. Phân cấp cho Phòng Giáo dục và đào tạo thực hiện đối với các cơ sở giáo
dục do UBND huyện quản lý.
- Về thời gian gian giải quyết:
Giảm thời gian thực hiện của thủ tục từ 05 ngày làm việc còn 03 ngày làm việc.
Lý do: Tiết kiệm thời
gian, chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức và cá nhân có liên quan, đồng thời vẫn
đảm bảo chính sách được thực hiện theo quy định.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi điểm a, khoản 2, Điều
7 Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách
hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn như sau:
“a) Trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, Phòng
Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, phê duyệt; Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, phê
duyệt;”
- Bãi bỏ điểm b, khoản 2, Điều
7 Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách
hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
* Thủ tục: Xét, duyệt chính
sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số
+ Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 626.731.142 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 501.578.078 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm:
125.153.064 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 19,97%.
* Thủ tục: Xét, duyệt chính
sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh
+ Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 1.546.087 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 1.238.045 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm:
308.042 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 19,92%.
XVI. TTHC
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1. Thủ tục:
Điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài đối với dự
án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư (Khoản 3 Điều 54 Nghị định số
31/2021/NĐ-CP)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 07 ngày xuống 06 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 3, Điều
54 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau:
“b) Trong thời hạn 06 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu
tư căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, trọng tài trình
cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư để điều chỉnh Quyết định
chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan chấp
thuận chủ trương đầu tư điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư”.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 4.124.080 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 3.684.720 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.932.360
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 5%.
2. Thủ tục:
Điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài đối với dự
án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp
thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng
không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư (Khoản 4 Điều
54 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm
thời gian giải quyết của thủ tục từ 05 ngày làm việc xuống 04 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 4 Điều 54
Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau:
“b) Trong thời hạn 04 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan đăng ký đầu tư căn cứ bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật của tòa án, trọng tài thực hiện thủ tục điều chỉnh
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh được
gửi cho tòa án, trọng tài đã ra bản án, quyết định, cơ quan thi hành án và nhà
đầu tư”.
2.3. Lợi ích của phương án:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 2.696.162 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 2.256.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 439.762 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2 %.
XVII. TTHC
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA THANH TRA TỈNH
1. Thủ tục:
Tiếp nhận yêu cầu giải trình
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Đối
với thời hạn ra thông báo tiếp nhận hoặc từ chối giải trình: Đề nghị rút ngắn
thời hạn ra thông báo từ 05 ngày làm việc xuống 03 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời
gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và
cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thủ tục.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 11 Nghị định
số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau:
“4. Trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu, người giải trình phải thông báo bằng
văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết
và nêu rõ lý do”.
1.3. Lợi ích của phương án
đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hoá: 11.284.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hoá: 9.089.200 đồng/năm
+ Chi phí tiết kiệm: 2.196.800
đồng
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2%.