BỘ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 636/QĐ-BNV
|
Hà Nội, ngày 20
tháng 6 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ BỊ BÃI BỎ
LĨNH VỰC VIỆC LÀM; AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA
BỘ NỘI VỤ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số
25/2025/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định
số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Việc làm và Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành và bị bãi bỏ
lĩnh vực việc làm; an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý của
Bộ Nội vụ (có phụ lục kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 và bãi bỏ một
số thủ tục hành chính được nêu tại Quyết định số 315/QĐ- BNV ngày 04/04/2025 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung
lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ theo Phụ lục
kèm theo.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Việc làm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng
các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- UBND, SNV các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Trung tâm CNTT (đăng tải website);
- Lưu: VT, Cục Việc làm, VP (VTLT&KSTTHC).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Chiến Thắng
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC VIỆC
LÀM, AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ
NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-BNV ngày 20 tháng 6 năm 2025 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. Danh mục thủ tục hành
chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
I. Thủ tục hành chính cấp
tỉnh
|
1
|
Báo cáo giải trình nhu cầu,
thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh)
|
Việc làm
|
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
|
2
|
Xác nhận người lao động nước ngoài
không thuộc diện cấp giấy phép lao động (thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh)
|
Việc làm
|
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
|
3
|
Cấp giấy phép lao động cho
người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh)
|
Việc làm
|
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
|
4
|
Cấp lại giấy phép lao động
cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh)
|
Việc làm
|
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
|
5
|
Gia hạn giấy phép lao động
cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh)
|
Việc làm
|
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
|
6
|
Kiểm tra nhà nước về chất lượng
sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu
|
An toàn, vệ sinh lao động
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
II. Thủ tục hành chính cấp
xã
|
1
|
Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm,
duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động
|
Việc làm
|
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Ngân hàng Chính sách xã hội
|
2
|
Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm,
duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh
|
Việc làm
|
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Ngân hàng Chính sách xã hội
|
B. Danh mục thủ tục hành
chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ
STT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên thủ tục hành chính
|
Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
I. Thủ tục hành chính cấp
trung ương
|
1
|
1.000124
|
Báo cáo giải trình nhu cầu,
thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
|
Nghị định số 128/2025/NĐ-CP
ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý
nhà nước lĩnh vực nội vụ
|
Việc làm
|
Bộ Nội vụ
|
2
|
1.000121
|
Xác nhận người lao động nước
ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
|
3
|
2.000233
|
Cấp giấy phép lao động cho
người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
|
4
|
2.000227
|
Cấp lại giấy phép lao động
cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
|
5
|
1.009810
|
Gia hạn giấy phép lao động
cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
|
II. Thủ tục hành chính cấp
huyện
|
1
|
1.011548
|
Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm,
duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động.
|
Nghị định số 129/2025/NĐ- CP
ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền
địa phương 02 cấp trong quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ
|
Việc làm
|
Ngân hàng Chính sách xã hội,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
|
2
|
1.011550
|
Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm,
duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh.
|
Nghị định số 129/2025/NĐ- CP
ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền
địa phương 02 cấp trong quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ
|
Việc làm
|
Ngân hàng Chính sách xã hội,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA
BỘ NỘI VỤ
A. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Báo
cáo giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước
ngoài (thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh)
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Kể từ ngày 01 tháng 07
năm 2025, việc thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự
kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện
tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian ít nhất 15 ngày, kể từ ngày dự
kiến báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động
nước ngoài dự kiến làm việc.
Nội dung thông báo tuyển dụng
bao gồm: Vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về
trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc. Sau khi không
tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị ví tuyển dụng người lao động nước
ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao
động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định số
152/2020/NĐ-CP
Bước 2: Trước ít nhất 15 ngày,
kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động
(trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước
ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được
và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động
nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I của Nghị định số
152/2020/NĐ-CP.
Trong quá trình thực hiện, nếu
thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc,
hình thức làm việc, số lượng, địađiểm thì người sử dụng lao động phải báo cáo
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I của Nghị định số
152/2020/NĐ-CP trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động
nước ngoài
Trường hợp người lao động nước
ngoài quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động và
các khoản 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 7 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người
lao động nước ngoài;
Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người
lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc theo Mẫu số 03/PLI Phụ lục I
của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người
lao động nước ngoài.
b. Cách thức thực hiện: Qua
dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến (nếu có) hoặc trực tiếp tới Trung
tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, thành phố nơi người lao động nước ngoài dự
kiến làm việc.
c. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
- Thành phần hồ sơ: Báo
cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 01/PLI Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP hoặc báo cáo giải trình thay
đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP và các giấy tờ có liên quan.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết: 10
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Tổ chức quốc tế, văn phòng của
dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Văn phòng đại diện, chi nhánh
của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập;
- Cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập;
- Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo
dục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ cho phép thành lập;
- Làm việc cho một người sử dụng
lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Một số trường hợp người lao động
nước ngoài không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động
nước ngoài hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước
ngoài:
+ Là Trưởng văn phòng đại diện,
dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
+ Vào Việt Nam với thời hạn dưới
03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
+ Vào Việt Nam với thời hạn dưới
03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh
làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên
gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;
+ Là luật sư nước ngoài đã được
cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư;
+ Người nước ngoài kết hôn với
người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Là chủ sở hữu hoặc thành viên
góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở
lên;
+ Là Chủ tịch Hội đồng quản trị
hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ
đồng trở lên;
+ Vào Việt Nam để cung cấp dịch
vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ
cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực
hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo
quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
+ Được Bộ Ngoại giao cấp giấy
phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
+ Tình nguyện viên;
+ Vào Việt Nam làm việc tại vị
trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời
gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
+ Vào Việt Nam thực hiện thỏa
thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của
pháp luật;
+ Học sinh, sinh viên đang học
tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu
biển Việt Nam.
+ Thân nhân thành viên cơ quan
đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
+ Có hộ chiếu công vụ vào làm việc
cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
+ Người chịu trách nhiệm thành
lập hiện diện thương mại;
+ Được Bộ Giáo dục và Đào tạo
xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các công việc sau:
Giảng dạy, nghiên cứu;
Làm nhà quản lý, giám đốc điều
hành, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại
giao nước ngoài hoặc tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam.
f. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
g. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận vị trí công việc sử dụng
người lao động nước ngoài của người sử dụng lao động.
h. Phí, lệ phí: Không
có.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Báo cáo giải trình về
nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP).
- Báo cáo giải trình thay đổi
nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP).
k. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động xác định được nhu cầu sử dụng
người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt
Nam chưa đáp ứng được.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Bộ luật Lao động 2019;
- Nghị quyết số 190/2025/QH15
ngày 19/02/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp
xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
- Nghị định số 25/2025/NĐ-CP
ngày 21 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- Nghị định số 45/2025/NĐ-CP
ngày 28/02/2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Nghị định số 70/2023/NĐ-CP
ngày 18 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt
Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định số 128/2025/NĐ-CP
ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà
nước lĩnh vực nội vụ.
Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP
TÊN DOANH NGHIỆP/
TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …..
V/v giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
|
…, ngày … tháng …
năm …
|
Kính
gửi: ……………..(1)……………..
Thông tin về doanh nghiệp/tổ chức:
tên, mã số doanh nghiệp/số giấy phép thành lập hoặc đăng ký, cơ quan/tổ chức
thành lập, loại hình doanh nghiệp/tổ chức (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài/doanh nghiệp trong nước/cơ quan, tổ chức/nhà thầu), tổng số lao động
đang làm việc tại doanh nghiệp/tổ chức, trong đó số lao động nước ngoài đang
làm việc, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website, thời hạn của giấy phép kinh
doanh/hoạt động, lĩnh vực kinh doanh/hoạt động có nhu cầu sử dụng lao động nước
ngoài, người nộp hồ sơ của doanh nghiệp/tổ chức để liên hệ khi cần thiết (số điện
thoại, email).
Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng
người lao động nước ngoài như sau:
1. Vị trí công việc 1: (Lựa
chọn 1 trong 4 vị trí công việc: nhà quản lý/giám đốc điều hành/chuyên
gia/lao động kỹ thuật).
(i) Chức danh công việc (do
doanh nghiệp/tổ chức tự kê khai, ví dụ: kế toán, giám sát công trình...):
(ii) Số lượng (người):
(iii) Thời hạn làm việc (từ
ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm):
(iv) Hình thức làm việc (2):
(v) Địa điểm làm việc (liệt
kê cụ thể các địa điểm (nếu có) và ghi rõ từng địa điểm theo thứ tự: số nhà, đường
phố, xóm, làng; xã/phường/thị trấn; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương):
(vi) Lý do sử dụng người lao động
nước ngoài:
- Tình hình sử dụng người lao động
nước ngoài tại vị trí công việc 1 (nếu có) (3):
- Mô tả vị trí công việc, chức
danh công việc:
- Yêu cầu về trình độ:
- Yêu cầu về kinh nghiệm:
- Yêu cầu khác (nếu có):
- Lý do không tuyển được người Việt
Nam vào vị trí dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài (4)
2. Vị trí công việc 2: (nếu
có) (liệt kê giống mục 1 nêu trên)
3. Vị trí công việc 3:...
(nếu có) (liệt kê giống mục 1 nêu trên)
(Doanh nghiệp/tổ chức)
xin cam đoan những thông tin nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai, (doanh nghiệp/tổ
chức) xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị .... (5) xem xét và chấp
thuận. Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ………..
|
ĐẠI DIỆN DOANH
NGHIỆP/TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
- (1), (5) Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh/Sở Nội vụ tỉnh, thành phố…
- (2) Nêu rõ hình thức làm việc
tại theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
- (3) Nêu rõ số lượng lao động
nước ngoài, vị trí và chức danh công việc, giấy phép lao động hoặc xác nhận
không thuộc diện cấp giấy phép lao động, thời hạn làm việc.
- (4) Nêu rõ quá trình thông
báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động
nước ngoài. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2025, việc thông báo tuyển dụng người
lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài
được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cổng
thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định thành lập trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến
báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước
ngoài dự kiến làm việc; quá trình tuyển dụng, kết quả xét tuyển người lao động
Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động nước ngoài.
Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP
TÊN DOANH NGHIỆP/
TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …...…
V/v giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
|
…, ngày…. tháng….
năm ….
|
Kính
gửi: …………… (1) ……………….
Thông tin về doanh nghiệp/tổ chức:
tên, mã số doanh nghiệp/số giấy phép thành lập hoặc đăng ký, cơ quan/tổ chức
thành lập, loại hình doanh nghiệp/tổ chức (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài/doanh nghiệp trong nước/cơ quan, tổ chức/nhà thầu), tổng số lao động
đang làm việc tại doanh nghiệp/tổ chức, trong đó số lao động nước ngoài đang
làm việc, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website, thời hạn của giấy phép kinh
doanh/hoạt động, lĩnh vực kinh doanh/hoạt động có nhu cầu sử dụng lao động nước
ngoài, người nộp hồ sơ của doanh nghiệp/tổ chức để liên hệ khi cần thiết (số điện
thoại, email).
Báo cáo giải trình thay đổi nhu
cầu sử dụng người lao động nước ngoài như sau:
1. Vị trí công việc đã được
chấp thuận và sử dụng (2)
STT
|
Vị trí công việc
|
Số lượng vị trí đã được chấp thuận
|
Số lượng vị trí đã sử dụng
|
Số lượng vị trí công việc được chấp thuận nhưng không sử dụng (nếu
có)
|
Lý do chưa sử dụng (nếu có)
|
I. Theo văn bản số….
(ngày/tháng/năm) về việc chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động
nước ngoài (chỉ liệt kê các vị trí công việc đã được chấp thuận, còn thời
hạn)
|
1
|
Nhà quản lý
|
|
|
|
|
2
|
Giám đốc điều hành
|
|
|
|
|
3
|
Chuyên gia
|
|
|
|
|
4
|
Lao động kỹ thuật
|
|
|
|
|
II. Theo văn bản số….
(ngày/tháng/năm) về việc chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động
nước ngoài chỉ liệt kê các vị trí công việc đã được chấp thuận, còn thời hạn)
|
......
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
2. Vị trí công việc có nhu cầu
thay đổi
2.1 Vị trí công việc 1: (Lựa
chọn 1 trong 4 vị trí công việc: nhà quản lý/giám đốc điều hành/chuyên
gia/lao động kỹ thuật).
(i) Chức danh công việc (do doanh
nghiệp/tổ chức tự kê khai, ví dụ: kế toán, giám sát công trình...):
(ii) Số lượng (người):
(iii) Thời hạn làm việc (từ
ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm):
(iv) Hình thức làm việc (3):
(v) Địa điểm làm việc (liệt
kê cụ thể các địa điểm (nếu có) và ghi rõ từng địa điểm theo thứ tự: số nhà, đường
phố, xóm, làng; xã/phường/thị trấn; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương):
(vi) Lý do sử dụng người lao động
nước ngoài:
- Tình hình sử dụng người lao động
nước ngoài tại vị trí công việc 1 (nếu có) (4):
- Mô tả vị trí công việc, chức
danh công việc:
- Yêu cầu về trình độ:
- Yêu cầu về kinh nghiệm:
- Yêu cầu khác (nếu có):
- Lý do không tuyển được người
Việt Nam vào vị trí dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài (5)
2.2 Vị trí công việc 2: (nếu có)
(liệt kê giống mục 1 nêu trên)
2.3 Vị trí công việc... (nếu
có) (liệt kê giống mục 1 nêu trên)
(Doanh nghiệp/tổ chức) xin
cam đoan những thông tin nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai, (doanh nghiệp/tổ
chức) xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị …. (6) xem xét và chấp
thuận. Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ……….
|
ĐẠI DIỆN DOANH
NGHIỆP/TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
- (1), (6) Uỷ ban nhân dân tỉnh
- (2) Nêu rõ các vị trí công việc
đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/Sở Nội vụ chấp thuận.
- (3) Nêu rõ hình thức làm việc
tại theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
- (4) Nêu rõ số lượng lao động
nước ngoài, vị trí và chức danh công việc, giấy phép lao động hoặc xác nhận
không thuộc diện cấp giấy phép lao động, thời hạn làm việc.
- (5) Nêu rõ quá trình thông
báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động
nước ngoài. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2025, việc thông báo tuyển dụng người
lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài
được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cổng
thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định thành lập trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến
báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước
ngoài dự kiến làm việc; quá trình tuyển dụng, kết quả xét tuyển người lao động
Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động nước ngoài.
2. Xác nhận
người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh)
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người sử dụng lao động
đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến
làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao
động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy
phép lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản xác nhận không thuộc
diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 10/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định số 152/2020/NĐ-CP. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu
rõ lý do.
b. Cách thức thực hiện: Qua
dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến (nếu có) hoặc trực tiếp tới Trung
tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, thành phố nơi người lao động nước ngoài dự
kiến làm việc.
c. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
c.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị xác nhận người
lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI
Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc
giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định số
152/2020/NĐ-CP;
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử
dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu
sử dụng người lao động nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu
hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo
quy định của pháp luật;
- Các giấy tờ để chứng minh người
lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc
giấy khám sức khỏe; văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước
ngoài; các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp
giấy phép lao động nêu trên là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của
nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc
chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành
viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật;
c.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
d. Thời hạn giải quyết: 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Tổ chức quốc tế, văn phòng của
dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Văn phòng đại diện, chi nhánh
của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập;
- Cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập;
- Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo
dục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ cho phép thành lập;
- Làm việc cho một người sử dụng
lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
f. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
g. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp
giấy phép lao động.
h. Phí, lệ phí: Không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy
phép lao động theo Mẫu số 09/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số
152/2020/NĐ-CP.
k. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường
hợp sau:
- Là Trưởng văn phòng đại diện,
dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới
3 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh
hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt
Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
- Người nước ngoài kết hôn với
người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Trường hợp theo quy định của
điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Di chuyển trong nội bộ doanh
nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với
Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh; thông tin; xây dựng; phân phối;
giáo dục; môi trường; tài chính; y tế; du lịch; văn hóa giải trí và vận tải.
- Vào Việt Nam để cung cấp dịch
vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho
công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện
chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định
hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam và nước ngoài.
- Được Bộ Ngoại giao cấp giấy
phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Được cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy hoặc làm nhà quản lý, giám đốc
điều hành tại cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức
liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam; các cơ sở, tổ chức được thành lập
theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
- Tình nguyện viên.
- Vào Việt Nam thực hiện thỏa
thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của
pháp luật.
- Học sinh, sinh viên đang học
tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu
biển Việt Nam.
- Có hộ chiếu công vụ vào làm
việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Người chịu trách nhiệm thành
lập hiện diện thương mại.
- Được Bộ Giáo dục và Đào tạo
xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các công việc sau:
+ Giảng dạy, nghiên cứu;
+ Làm nhà quản lý, giám đốc điều
hành, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại
giao nước ngoài hoặc tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam.
Trường hợp không phải làm thủ tục
xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
nhưng phải báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước
ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên
người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước
ít nhất 3 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu
làm việc tại Việt Nam, bao gồm:
+ Vào Việt Nam với thời hạn dưới
03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
+ Luật sư nước ngoài đã được cấp
Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư;
+ Là chủ sở hữu hoặc thành viên
góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở
lên;
+ Là Chủ tịch Hội đồng quản trị
hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ
đồng trở lên;
+ Vào Việt Nam làm việc tại vị
trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời
gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
+ Thân nhân thành viên cơ quan
đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định
tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Bộ luật Lao động 2019;
- Nghị quyết số 190/2025/QH15
ngày 19/02/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp
xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
- Nghị định số 25/2025/NĐ-CP
ngày 21 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Nghị định số 70/2023/NĐ-CP
ngày 18 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt
Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định số 45/2025/NĐ-CP
ngày 28/02/2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Nghị định số 128/2025/NĐ-CP
ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà
nước lĩnh vực nội vụ.
Mẫu số 09/PLI Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
TÊN DOANH NGHIỆP/
TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……………
V/v xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
|
..………, ngày ….
tháng …. năm ……
|
Kính
gửi: ……………..(1)…………..
1. Tên doanh nghiệp/tổ chức:
………………………………………………
2. Loại hình doanh nghiệp/tổ chức
(doanh nghiệp nhà nước/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/doanh nghiệp ngoài
nhà nước/tổ chức ………………
3. Tổng số người lao động đang
làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức: ……..người
Trong đó số người lao động nước
ngoài đang làm việc là: …………người
4. Địa chỉ:
………………………………………………………………….
5. Điện thoại:
…………………………………………6. Email (nếu có) …
7. Giấy phép kinh doanh (hoạt động)
số: …………………………………..
Cơ quan cấp: ....………………………………
Có giá trị đến ngày: ………
Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động):
…………………………………………
8. Người nộp hồ sơ của doanh
nghiệp/tổ chức để liên hệ khi cần thiết (số điện thoại, email):
………………………………………………………………
Căn cứ văn bản số....(ngày ...
tháng ... năm...) của… về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài,
(tên doanh nghiệp/tổ chức) đề nghị ……… (2) xác nhận những người lao động nước
ngoài sau đây không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
9. Họ và tên:
………………………………………………………………..
10. Ngày, tháng, năm sinh:
……………………… 11. Giới tính (Nam/Nữ):
12. Quốc tịch: …………………………… 13.
Số hộ chiếu: ………………
14. Cơ quan cấp: ……………………………
15. Có giá trị đến ngày: ……
16. Vị trí công việc:
………………………………………………………...
17. Chức danh công việc:
…………………………………………………..
18. Hình thức làm việc:
…………………………………………………….
19. Trình độ chuyên môn (tay
nghề) (nếu có): …………………………….
20. Làm việc tại doanh nghiệp/tổ
chức: ……………………………………
21. Địa điểm làm việc:
……………………………………………………..
22. Thời hạn làm việc: Từ
(ngày... tháng ... năm...)…đến (ngày... tháng ... năm...)…..
23. Trường hợp lao động nước
ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (nêu rõ thuộc đối tượng nào quy định
tại Điều Nghị định số……………):...
24. Các giấy tờ chứng minh kèm
theo (liệt kê tên các giấy tờ): ……………
(Doanh nghiệp/tổ chức)
xin cam đoan những thông tin nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai, (doanh nghiệp/tổ
chức) xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.1
Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ……….
|
ĐẠI DIỆN DOANH
NGHIỆP/TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: (1), (2)
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/Sở Nội vụ tỉnh, thành phố...
3. Cấp giấy
phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh)
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trước ít nhất 15 ngày,
kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người
nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc được quy định như sau:
Người sử dụng lao động đối với
trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm
a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người
lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và d khoản
1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
Người lao động nước ngoài vào
Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương
mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 của Nghị định số
152/2020/NĐ-CP.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thực hiện
cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục
I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì
có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Giấy phép lao động có kích thước
khổ A4 (21 cm x 29,7 cm), gồm 2 trang: Trang 1 có màu xanh; trang 2 có nền màu
trắng, hoa văn màu xanh, ở giữa có hình ngôi sao. Giấy phép lao động được mã số
như sau: Mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Mẫu số 16/PLI Phụ lục
I của Nghị định số 152/2020/NĐ- CP; 02 chữ số cuối của năm cấp giấy phép; loại
giấy phép (cấp mới ký hiệu 1; gia hạn ký hiệu 2; cấp lại ký hiệu 3); số thứ tự
(từ 000.001).
Trường hợp giấy phép lao động
là bản điện tử thì phải phù hợp với quy định của pháp luật liên quan và đáp ứng
nội dung theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
Đối với người lao động nước
ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP,
sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng
lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản
theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho
người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi
hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy
phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
b. Cách thức thực hiện: Qua
dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến (nếu có) hoặc trực tiếp tới Trung
tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, thành phố nơi người lao động nước ngoài dự
kiến làm việc.
c. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
c.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép
lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I của Nghị định
số 152/2020/NĐ-CP. Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho 01 người sử
dụng lao động tại nhiều địa điểm thì trong văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động
phải liệt kê đầy đủ các địa điểm làm việc.
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc
giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của
Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe
đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Y tế.
- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc
văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời
gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị
truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch
tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người
đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang
trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể
từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản, giấy tờ chứng minh
là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề,
công việc được quy định như sau:
Giấy tờ chứng minh là nhà quản
lý, giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 3 của Nghị định số
152/2020/NĐ-CP bao gồm 03 loại giấy tờ sau: Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động
của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc
giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị
pháp lý tương đương; Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp;
Giấy tờ chứng minh chuyên gia,
lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 của Nghị định số
152/2020/NĐ-CP bao gồm 02 loại giấy tờ sau: Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy
chứng nhận; văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài
về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động
đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp;
Văn bản chứng minh kinh nghiệm
của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC)
cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên
đoàn Bóng đá Việt Nam;
Giấy phép lái tàu bay do cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công
nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Xây
dựng cấp cho tiếp viên hàng không;
Giấy chứng nhận trình độ chuyên
môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng
tàu bay;
Giấy chứng nhận khả năng chuyên
môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;
Giấy chứng nhận thành tích cao
trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với
huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: Bằng B
huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện
viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của
AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc
bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;
Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền
cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo
dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung
tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x
6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp
không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử
dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu
sử dụng người lao động nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu
hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo
quy định của pháp luật;
- Các giấy tờ liên quan đến người
lao động nước ngoài trừ trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP:
Đối với người lao động nước
ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện
thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng
minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng
trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
Đối với người lao động nước
ngoài theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước
ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam;
Đối với người lao động nước
ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước
ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh
nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02
năm;
Đối với người lao động nước
ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt
Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
Đối với người lao động nước
ngoài theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc
cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP và giấy phép
hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật;
Đối với người lao động nước
ngoài làm việc theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Nghị định số
152/2020/NĐ-CP thì phải có văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước
ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị
trí công việc dự kiến làm việc hoặc giấy tờ chứng minh là nhà quản lý theo quy
định tại khoản 4 Điều 3 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
lao động đối với một số trường hợp đặc biệt:
Đối với người lao động nước
ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc
cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công
việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới
gồm: Giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động
hiện đang làm việc, các giấy tờ quy định tại khoản 1, 5, 6, 7, 8 Điều 9 của Nghị
định số 152/2020/NĐ-CP và bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;
Đối với người lao động nước
ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí
công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép
lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động
thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản
1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 9 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP và giấy phép lao động
hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.
Đối với người lao động nước
ngoài là chuyên gia, lao động kỹ thuật đã được cấp giấy phép lao động và đã được
gia hạn một lần mà có nhu cầu tiếp tục làm việc với cùng vị trí công việc và chức
danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao
động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5, 6, 7, 8 Điều 9 của Nghị định
số 152/2020/NĐ-CP và bản sao giấy phép lao động đã được cấp;
- Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng
thực các giấy tờ: Các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6 và 8 Điều 9 của
Nghị định số 152/2020/NĐ-CP là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của
nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp
pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại
hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng
thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
d. Thời hạn giải quyết: 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Tổ chức quốc tế, văn phòng của
dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Văn phòng đại diện, chi nhánh
của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập;
- Cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập;
- Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo
dục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ cho phép thành lập;
- Làm việc cho một người sử dụng
lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
f. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
g. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy phép lao động.
h. Phí, lệ phí: Theo quy
định tại Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 106/2021/TT-BTC
ngày 26/11/2021.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đề nghị cấp giấy phép lao động (Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP).
k. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, kỹ
thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Y tế;
- Không phải là người đang
trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xoá án tích hoặc đang trong
thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước
ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
- Có văn bản chấp thuận nhu cầu
sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu
cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Bộ luật Lao động 2019;
- Nghị quyết số 190/2025/QH15
ngày 19/02/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp
xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
- Nghị định số 25/2025/NĐ-CP
ngày 21 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Nghị định số 70/2023/NĐ-CP
ngày 18 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt
Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định số 45/2025/NĐ-CP
ngày 28/02/2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Nghị định số 128/2025/NĐ-CP
ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà
nước lĩnh vực nội vụ.
Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
TÊN DOANH NGHIỆP/
TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………….
V/v cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
|
..………, ngày ….
tháng …. năm …….
|
Kính
gửi: ……………(1)……………..
1. Tên doanh nghiệp/tổ chức:
………………………………………………
2. Loại hình doanh nghiệp/tổ chức
(doanh nghiệp nhà nước/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/doanh nghiệp ngoài
nhà nước/tổ chức)………………
3. Tổng số người lao động dang
làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức: người
Trong đó số người lao động nước
ngoài đang làm việc là: …………người
4. Địa chỉ:
…………………………………………………………………..
5. Điện thoại: ………………………………… 6.
Email (nếu có) ………...
7. Giấy phép kinh doanh (hoạt động)
số: ………………………………….. Cơ quan cấp: …………………………… Có giá trị đến ngày: ……………
Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động):
………………………………………….
8. Người nộp hồ sơ của doanh
nghiệp/tổ chức để liên hệ khi cần thiết (số điện thoại, email):
………………………………………………………………..
Căn cứ văn bản thông báo chấp
thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài số …… (ngày ... tháng
... năm...) của ………, (tên doanh nghiệp/tổ chức) đề nghị cấp/cấp lại/gia hạn giấy
phép lao động cho người lao động nước ngoài, cụ thể như sau:
9. Họ và tên (chữ in hoa):
…………………………………………………..
10. Ngày, tháng, năm sinh:
……………… 11. Giới tính (Nam/Nữ) ………
12. Quốc tịch:
………………………………………………………………
13. Hộ chiếu/giấy tờ có giá trị
đi lại quốc tế số: ……………………………
Cơ quan cấp: ……………… Có giá trị
đến ngày: …………………………
14. Trình độ chuyên môn (tay
nghề) (nếu có): ……………………………..
15. Làm việc tại doanh nghiệp/tổ
chức: ……………………………………
16. Địa điểm làm việc:
……………………………………………………..
17. Vị trí công việc:
………………………………………………………..
18. Chức danh công việc:
………………………………………………….
19. Hình thức làm việc:
……………………………………………………
20. Lương bình
quân/tháng:…..triệu đồng2.
21. Thời hạn làm việc từ (ngày…
tháng ... năm...) đến (ngày ... tháng ... năm...):
……..……………………………………………………………………
22. Nơi đăng ký nhận giấy phép
lao động: …………………………………
23. Lý do đề nghị (chỉ áp dụng đối
với trường hợp cấp lại giấy phép lao động): ………………..…………………………………………………………
I.
QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO (2)
………………………………………………………………………………
II.
QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC (3)
24. Nơi làm việc
- Nơi làm việc lần 1:
+ Địa điểm làm việc:
……………………………………………………
+ Vị trí công việc:
………………………………………………………
+ Chức danh công việc:
…………………………………………………
+ Thời hạn làm việc từ (ngày...
tháng... năm...) đến (ngày... tháng... năm…..)
- Nơi làm việc lần 2:
………………………………………………………
+ Địa điểm làm việc:
……………………………………………………...
+ Vị trí công việc:
…………………………………………………………
+ Chức danh công việc:
……………………………………………………
+ Thời hạn làm việc từ (ngày
... tháng ... năm...) đến (ngày ... tháng ... năm...)…………..
- Nơi làm việc cuối cùng hoặc
hiện tại: ……………………………………
+ Địa điểm làm việc:
………………………………………………………
+ Vị trí công việc:
…………………………………………………………
+ Chức danh công việc:
……………………………………………………
+ Thời hạn làm việc từ (ngày
... tháng ... năm...) đến (ngày ... tháng ... năm...)…………..
(Doanh nghiệp/tổ chức) xin cam
đoan những thông tin nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai, (Doanh nghiệp/tổ chức)
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ………..
|
ĐẠI DIỆN DOANH
NGHIỆP/TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/
Sở Nội vụ tỉnh, thành phố …..
(2), (3) Không áp dụng đối
với trường hợp cấp lại/gia hạn giấy phép lao động
4. Cấp lại
giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh)
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người nộp hồ sơ đề nghị
cấp lại giấy phép lao động gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao
động nước ngoài dự kiến làm việc.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc cấp lại
giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản
trả lời và nêu rõ lý do.
b. Cách thức thực hiện: Qua
dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến (nếu có) hoặc trực tiếp tới Trung
tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, thành phố nơi người lao động nước ngoài dự
kiến làm việc.
c. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
c.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy
phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I của Nghị
định số 152/2020/NĐ-CP;
- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x
6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp
không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy phép lao động còn thời hạn
đã được cấp: Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn bị mất thì phải có xác
nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật; trường hợp thay đổi nội dung
ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh. Giấy phép lao động
còn thời hạn đã được cấp là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp
là giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp
hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực trừ trường
hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc
có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.
c.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
d. Thời hạn giải quyết: 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Tổ chức quốc tế, văn phòng của
dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Văn phòng đại diện, chi nhánh
của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập;
- Cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập;
- Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo
dục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ cho phép thành lập;
- Làm việc cho một người sử dụng
lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
f. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
g. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
h. Phí, lệ phí: Theo quy
định tại Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 106/2021/TT-BTC
ngày 26/11/2021.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đề nghị cấp lại giấy phép lao động (Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP).
k. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép
lao động đáp ứng một trong các điều kiện sau:
1. Giấy phép lao động còn thời
hạn bị mất.
2. Giấy phép lao động còn thời
hạn bị hỏng.
3. Thay đổi một trong các nội
dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh
nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời
hạn.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Bộ luật Lao động 2019;
- Nghị quyết số 190/2025/QH15
ngày 19/02/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp
xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
- Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Nghị định số 70/2023/NĐ-CP
ngày 18 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt
Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định số 45/2025/NĐ-CP
ngày 28/02/2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Nghị định số 128/2025/NĐ-CP
ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà
nước lĩnh vực nội vụ.
Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
TÊN DOANH NGHIỆP/
TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………….
V/v cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
|
..………, ngày ….
tháng …. năm …….
|
Kính
gửi: ……………(1)……………..
1. Tên doanh nghiệp/tổ chức:
………………………………………………
2. Loại hình doanh nghiệp/tổ chức
(doanh nghiệp nhà nước/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/doanh nghiệp ngoài
nhà nước/tổ chức)………………
3. Tổng số người lao động dang
làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức: người
Trong đó số người lao động nước
ngoài đang làm việc là: …………người
4. Địa chỉ:
…………………………………………………………………..
5. Điện thoại: ………………………………… 6.
Email (nếu có) ………...
7. Giấy phép kinh doanh (hoạt động)
số: …………………………………..
Cơ quan cấp: …………………………… Có giá
trị đến ngày: ……………
Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động):
………………………………………….
8. Người nộp hồ sơ của doanh
nghiệp/tổ chức để liên hệ khi cần thiết (số điện thoại, email):
………………………………………………………………..
Căn cứ văn bản thông báo chấp
thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài số …… (ngày ... tháng
... năm...) của ………, (tên doanh nghiệp/tổ chức) đề nghị cấp/cấp lại/gia hạn giấy
phép lao động cho người lao động nước ngoài, cụ thể như sau:
9. Họ và tên (chữ in hoa):
…………………………………………………..
10. Ngày, tháng, năm sinh:
……………… 11. Giới tính (Nam/Nữ) ………
12. Quốc tịch:
………………………………………………………………
13. Hộ chiếu/giấy tờ có giá trị
đi lại quốc tế số: ……………………………
Cơ quan cấp: ……………… Có giá trị
đến ngày: …………………………
14. Trình độ chuyên môn (tay
nghề) (nếu có): ……………………………..
15. Làm việc tại doanh nghiệp/tổ
chức: ……………………………………
16. Địa điểm làm việc:
……………………………………………………..
17. Vị trí công việc:
………………………………………………………..
18. Chức danh công việc:
………………………………………………….
19. Hình thức làm việc:
……………………………………………………
20. Lương bình
quân/tháng:…..triệu đồng3.
21. Thời hạn làm việc từ (ngày…
tháng ... năm...) đến (ngày ... tháng ... năm...):
……..……………………………………………………………………
22. Nơi đăng ký nhận giấy phép
lao động: …………………………………
23. Lý do đề nghị (chỉ áp dụng
đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động): ………………..…………………………………………………………
I.
QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO (2)
………………………………………………………………………………
II.
QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC (3)
24. Nơi làm việc
- Nơi làm việc lần 1:
+ Địa điểm làm việc:
……………………………………………………
+ Vị trí công việc:
………………………………………………………
+ Chức danh công việc: …………………………………………………
+ Thời hạn làm việc từ (ngày...
tháng... năm...) đến (ngày... tháng... năm…..)
- Nơi làm việc lần 2:
………………………………………………………
+ Địa điểm làm việc:
……………………………………………………...
+ Vị trí công việc:
…………………………………………………………
+ Chức danh công việc: ……………………………………………………
+ Thời hạn làm việc từ (ngày
... tháng ... năm...) đến (ngày ... tháng ... năm...)…………..
- Nơi làm việc cuối cùng hoặc
hiện tại: ……………………………………
+ Địa điểm làm việc:
………………………………………………………
+ Vị trí công việc:
…………………………………………………………
+ Chức danh công việc:
……………………………………………………
+ Thời hạn làm việc từ (ngày
... tháng ... năm...) đến (ngày ... tháng ... năm...)…………..
(Doanh nghiệp/tổ chức) xin cam
đoan những thông tin nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai, (Doanh nghiệp/tổ chức)
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ………
|
ĐẠI DIỆN DOANH
NGHIỆP/TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/Sở
Nội vụ tỉnh, thành phố …..
(2), (3) Không áp dụng đối
với trường hợp cấp lại/gia hạn giấy phép lao động
5. Gia hạn
giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh)
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trước ít nhất 05 ngày
nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng
lao động phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn
giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối với người lao động nước
ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP,
sau khi người lao động nước ngoài được gia hạn giấy phép lao động thì người sử
dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng
văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục
làm việc cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi
hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã gia hạn
giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
b. Cách thức thực hiện: Qua
dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến (nếu có) hoặc trực tiếp tới Trung
tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, thành phố nơi người lao động nước ngoài dự
kiến làm việc.
c. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
c.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị gia hạn giấy
phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I của Nghị
định số 152/2020/NĐ-CP;
- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x
6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp
không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy phép lao động còn thời hạn
đã được cấp;
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử
dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu
sử dụng người lao động nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu
hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo
quy định của pháp luật;
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc
giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định số
152/2020/NĐ-CP;
- Một trong các giấy tờ quy định
tại khoản 8 Điều 9 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP chứng minh người lao động nước
ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao
động đã được cấp trừ trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;
- Giấy phép lao động còn thời hạn
đã được cấp; văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; giấy
chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe và một trong các giấy tờ quy định tại
khoản 8 Điều 9 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP nêu trên là 01 bản gốc hoặc bản
sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch
ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa
lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước
ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo
quy định của pháp luật;
c.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
d. Thời hạn giải quyết: 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Doanh nghiệp hoạt động theo
Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Doanh nghiệp hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố nhưng có
văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác;
- Nhà thầu tham dự thầu, thực
hiện hợp đồng.
- Văn phòng đại diện, chi nhánh
của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
- Văn phòng điều hành của nhà đầu
tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được
đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức hành nghề luật sư tại
Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
- Hộ kinh doanh, cá nhân được
phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ
quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
- Làm việc cho người sử dụng
lao động tại nhiều địa điểm trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương
- Tổ chức phi chính phủ nước
ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
- Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo
dục do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
thành lập.
- Chào bán dịch vụ.
- Người chịu trách nhiệm thành
lập hiện diện thương mại.
f. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp tỉnh
g. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
h. Phí, lệ phí: Theo quy
định tại Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 106/2021/TT-BTC
ngày 26/11/2021.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đề nghị gia hạn giấy phép lao động (Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP).
k. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép
lao động đáp ứng một trong các điều kiện sau:
1. Giấy phép lao động đã được cấp
còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
2. Được cơ quan có thẩm quyền
chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc
Điều 5 Nghị định số 152/2020/NĐ- CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số
70/2023/NĐ-CP).
3. Giấy tờ chứng minh người lao
động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy
phép lao động đã được cấp.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Bộ luật Lao động 2019;
- Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày
19/02/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ
chức bộ máy nhà nước.
- Nghị định số 25/2025/NĐ-CP
ngày 21 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày
18 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam
làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định số 45/2025/NĐ-CP
ngày 28/02/2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Nghị định số 128/2025/NĐ-CP
ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà
nước lĩnh vực nội vụ.
Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
TÊN DOANH NGHIỆP/
TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………….
V/v cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
|
..………, ngày ….
tháng …. năm …
|
Kính
gửi: ……………(1)……………..
1. Tên doanh nghiệp/tổ chức:
………………………………………………
2. Loại hình doanh nghiệp/tổ chức
(doanh nghiệp nhà nước/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/doanh nghiệp ngoài
nhà nước/tổ chức)………………
3. Tổng số người lao động dang làm
việc tại doanh nghiệp, tổ chức: người
Trong đó số người lao động nước
ngoài đang làm việc là: …………người
4. Địa chỉ:
…………………………………………………………………..
5. Điện thoại: ………………………………… 6.
Email (nếu có) ………...
7. Giấy phép kinh doanh (hoạt động)
số: …………………………………..
Cơ quan cấp: …………………………… Có giá
trị đến ngày: ……………
Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động):
………………………………………….
8. Người nộp hồ sơ của doanh
nghiệp/tổ chức để liên hệ khi cần thiết (số điện thoại, email):
………………………………………………………………..
Căn cứ văn bản thông báo chấp thuận
vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài số …… (ngày ... tháng ...
năm...) của ………, (tên doanh nghiệp/tổ chức) đề nghị cấp/cấp lại/gia hạn giấy
phép lao động cho người lao động nước ngoài, cụ thể như sau:
9. Họ và tên (chữ in hoa):
…………………………………………………..
10. Ngày, tháng, năm sinh:
……………… 11. Giới tính (Nam/Nữ) ………
12. Quốc tịch:
………………………………………………………………
13. Hộ chiếu/giấy tờ có giá trị
đi lại quốc tế số: ……………………………
Cơ quan cấp: ……………… Có giá trị
đến ngày: …………………………
14. Trình độ chuyên môn (tay
nghề) (nếu có): ……………………………..
15. Làm việc tại doanh nghiệp/tổ
chức: ……………………………………
16. Địa điểm làm việc:
……………………………………………………..
17. Vị trí công việc:
………………………………………………………..
18. Chức danh công việc:
………………………………………………….
19. Hình thức làm việc:
……………………………………………………
20. Lương bình
quân/tháng:…..triệu đồng4.
21. Thời hạn làm việc từ (ngày…
tháng ... năm...) đến (ngày ... tháng ... năm...):
……..……………………………………………………………………
22. Nơi đăng ký nhận giấy phép
lao động: …………………………………
23. Lý do đề nghị (chỉ áp dụng
đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động): ………………..…………………………………………………………
I.
QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO (2)
………………………………………………………………………………
II.
QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC (3)
24. Nơi làm việc
- Nơi làm việc lần 1:
+ Địa điểm làm việc: ……………………………………………………
+ Vị trí công việc:
………………………………………………………
+ Chức danh công việc:
…………………………………………………
+ Thời hạn làm việc từ (ngày...
tháng... năm...) đến (ngày... tháng... năm…..)
- Nơi làm việc lần 2:
………………………………………………………
+ Địa điểm làm việc: ……………………………………………………...
+ Vị trí công việc:
…………………………………………………………
+ Chức danh công việc:
……………………………………………………
+ Thời hạn làm việc từ (ngày
... tháng ... năm...) đến (ngày ... tháng ... năm...)…………..
- Nơi làm việc cuối cùng hoặc
hiện tại: ……………………………………
+ Địa điểm làm việc:
………………………………………………………
+ Vị trí công việc:
…………………………………………………………
+ Chức danh công việc:
……………………………………………………
+ Thời hạn làm việc từ (ngày
... tháng ... năm...) đến (ngày ... tháng ... năm...)…………..
(Doanh nghiệp/tổ chức) xin cam
đoan những thông tin nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai, (Doanh nghiệp/tổ chức)
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ………..
|
ĐẠI DIỆN DOANH
NGHIỆP/TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Uỷ ban nhân cấp tỉnh/
Sở Nội vụ tỉnh, thành phố …..
(2), (3) Không áp dụng đối
với trường hợp cấp lại/gia hạn giấy phép lao động
6. Kiểm tra
nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng
ký kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đến:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối
với sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo Danh mục tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Thông tư số 09/2025/TT-BNV ngày 18/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ quy định về phân định thẩm quyền và phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước trong lĩnh vực nội vụ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2025/TT-BNV).
- Sở Nội vụ đối với các sản phẩm,
hàng hóa có khả năng gây mất an toàn có số thứ tự 10 đến 13 ban hành kèm theo
Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 6 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Danh mục sản phẩm,
hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ
sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc,
cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng
hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản
đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép
thông quan hàng hóa;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc
kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra bản
sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng
(Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận hoặc Chứng
thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức giám định).
Trường hợp, hàng hóa đã được tổ
chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể
từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và
đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ
quan kiểm tra. Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng
hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa
không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu
phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi
hàng hóa này theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở
Cơ quan kiểm tra hoặc theo đường bưu điện hoặc trên Cổng thông tin một cửa quốc
gia theo quy định.
b. Cách thức thực hiện:
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp
hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện
đến cơ quan kiểm tra hoặc trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định.
c. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
c.1. Thành phần hồ sơ:
- Đăng ký kiểm tra nhà nước về
chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục
III ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP tại cơ quan kiểm tra chất lượng
sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra) và kèm theo các tài
liệu sau:
- Bản sao Hợp đồng, Danh mục
hàng hóa (nếu có);
- Bản sao (có xác nhận của người
nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có);
- Chứng chỉ chất lượng của nước
xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có);
- Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu
có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn
hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định) (nếu có);
- Chứng nhận lưu hành tự do CFS
(nếu có).
Người nhập khẩu hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu.5
c.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
Xác nhận người nhập khẩu đã
đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu: Trong thời hạn 01 ngày làm việc
kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu
hàng hóa.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
g. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Xác nhận người nhập khẩu đã
đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập
khẩu.
h. Lệ phí kiểm tra: Không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất
lượng hàng hoá nhập khẩu (Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số
154/2018/NĐ-CP).
k. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa ngày 21/11/2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP
ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP
ngày 15/5/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số
132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
ngày 9/11/2018 về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu
tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một
số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
- Thông tư số 09/2025/TT-BNV
ngày 18/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về phân định thẩm quyền và phân
cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ.
Danh
mục sản phẩm, hàng hóa
Ban
hành kèm theo Thông tư số 09/2025/TT-BNV
TT
|
TÊN SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
|
MÃ HS
|
QUY CHUẨN/ TIÊU CHUẨN ĐIỀU CHỈNH
|
1
|
Phương tiện bảo vệ đầu cho
người lao động: Mũ an toàn công nghiệp
|
6506.10.20
6506.10.30
6506.10.90
|
- QCVN 06: 2012/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 04/2012/TT- BLĐTBXH ngày
16/02/2012
- TCVN 2603:1987
|
2
|
Phương tiện bảo vệ mắt, mặt
cho người lao động: Kính hàn, mặt nạ hàn, chống vật văng bắn, tia cực tím
|
3926.90.42
9004.90.50
|
- QCVN 27: 2016/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 49/2016/TT- BLĐTBXH ngày
28/12/2016
- QCVN 28: 2016/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 50/2016/TT- BLĐTBXH ngày
28/12/2016
- TCVN 5082:1990
- TCVN 5039:1990
|
3
|
Phương tiện bảo vệ cơ quan hô
hấp cho người lao động: Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi; Khẩu trang,
mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc (trừ khẩu trang y tế)
|
9020.00.00
8421.39.90
6307.90.90
|
- QCVN 08: 2012/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 07/2012/TT- BLĐTBXH ngày
16/4/2012
- QCVN 10: 2012/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 25/2012/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2012
- TCVN 7312: 2003
- TCVN 7313:2003
- EN 149:2001
- TCVN 12325:2018
|
4
|
Phương tiện bảo vệ tay cho
người lao động: Găng tay bảo hộ lao động chống cắt, đâm thủng, cứa rách, cách
điện (trừ mặt hàng găng tay y tế, găng khám bệnh)
|
3926.20.60
3926.20.90
3926.90.39
4015.19.00
4203.29.10
6116.10.90
6116.99.00
6216.00.10
6216.00.99
|
- QCVN 24: 2014/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 37/2014/TT- BLĐTBXH ngày
30/12/2014
- TCVN 8838-1,2,3:2011
- TCVN 12326-1:2018 (EN
ISO 374-1:2016)
|
5
|
Phương tiện bảo vệ chân cho
người lao động: Giầy chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất; Ủng cách điện
|
6401.10.00
6401.92.00
6401.99.90
6402.91.91
6402.91.99
6402.99.10
6402.99.90
6403.40.00
6403.51.00
6403.59.90
6403.91.10
6403.99.10
6404.11.10
6404.19.00
6404.20.00
6405.10.00
6405.20.00
6405.90.00
|
- QCVN 15: 2013/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 39/2013/TT- BLĐTBXH ngày
30/12/2013
- QCVN 36: 2019/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 14/2019/TT-BLĐTBXH ngày
16/9/2019
- TCVN 7653:2007
- TCVN 7654:2007
- TCVN 8197:2009
- TCVN 7544:2005
- TCVN 7545:2005
|
6
|
Dây đai an toàn và Hệ thống
chống rơi ngã cá nhân cho người lao động
|
4205.00.20
6307.90.61
6307.90.69
8479.89.40
|
QCVN 23: 2014/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 36/2014/TT- BLĐTBXH ngày
30/12/2014
|
7
|
Quần áo chống nhiệt và lửa
cho người lao động
|
6113.00.30
6114.30.20
6210.30.20
6210.20.20
|
QCVN 37: 2019/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 13/2019/TT- BLĐTBXH ngày
16/9/2019
|
8
|
Thang máy; các bộ phận an
toàn thang máy như sau:
- Thiết bị khóa cửa tầng và
khóa cửa cabin;
- Bộ hãm an toàn;
- Hệ thống phanh của máy dẫn
động;
- Bộ khống chế vượt tốc;
- Bộ giảm chấn;
- Van ngắt/van một chiều của
thang máy thủy lực
|
8428.10.31
8428.10.39
8431.31.10
8431.31.20
|
- QCVN: 02/2019/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 42/2019/TT- BLĐTBXH ngày
30/12/2019
- QCVN 18: 2013/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 42/2013/TT-BLĐTBXH ngày
30/12/2013
- QCVN 26: 2016/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 48/2016/TT- BLĐTBXH ngày
28/12/2016
- QCVN 32: 2018/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 15/2018/TT- BLĐTBXH ngày
12/10/2018
|
9
|
Thang cuốn và băng tải chở
người; các bộ phận an toàn của thang cuốn bao gồm:
- Hệ thống phanh điều khiển,
dừng thang hoặc băng;
- Hệ thống hãm an toàn;
- Máy kéo (động cơ, hộp số)
|
8428.40.00
8431.31.10
8431.31.20
|
QCVN 11: 2012/BLĐTBXH được
ban hành tại Thông tư số 32/2012/TT- BLĐTBXH ngày
19/12/2012
|
Mẫu
số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐĂNG
KÝ KIỂM TRA
NHÀ
NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Kính gửi :
....................... (Tên Cơ quan kiểm tra)...................................................
Người nhập khẩu:
...................................................................................................
Địa chỉ:
....................................................................................................................
Điện thoại:..............................................................
Fax:..........................................
Đăng ký kiểm tra chất lượng
hàng hóa sau:
Số TT
|
Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại
|
Đặc tính kỹ thuật
|
Xuất xứ, Nhà sản xuất
|
Khối lượng/ số lượng
|
Cửa khẩu nhập
|
Thời gian nhập khẩu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Địa chỉ tập kết hàng hóa: Hồ sơ
nhập khẩu gồm:
Hợp đồng (Contract) số :
.......................................................................................................
- Danh mục hàng hóa (Packing
list):
....................................................................................
- Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy
chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng
lô hàng hóa nhập khẩu:………. do Tổ chức …….cấp ngày: ……/….. / …….tại:
………………………………………………
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản
lý (nếu có) số : ..............................................................
do Tổ chức chứng nhận :…………………. cấp ngày:……… /…… / ……..tại: ………..
- Hóa đơn (Invoice) số:
..................................................................................................
- Vận đơn (Bill of Lading)
số: .........................................................................................
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số
:
................................................................................
- Giấy chứng nhận xuất xứ C/O
(nếu có) số: .................................................................
- Giấy Chứng nhận lưu hành tự
do CFS (nếu có):............................................................
- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa,
mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).
Chúng tôi xin cam đoan và chịu
trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của các nội dung đã khai báo nêu trên về hồ
sơ của lô hàng hóa nhập khẩu, đồng thời cam kết chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật ……………………….. và tiêu chuẩn công bố áp dụng………................................................................................................
(TÊN CƠ QUAN KIỂM
TRA)
Vào sổ đăng ký: số …/(Tên viết tắt của CQKT)
Ngày……….tháng……năm 20….
(Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên đóng dấu)
|
…….ngày…..tháng……..năm
20...
(NGƯỜI NHẬP KHẨU)
(ký tên, đóng dấu)
|
II. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1. Vay vốn
hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc
làm đối với người lao động
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người lao động có nhu
cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương
nơi thực hiện dự án;
- Bước 2: Trong thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội
địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện
dự án phê duyệt;
- Bước 3: Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt
thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa
phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
b). Cách thức thực hiện: Người
lao động nộp hồ sơ trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực
hiện dự án.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ
c.1. Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị vay vốn có xác
nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành
kèm theo Nghị định số 104/2022/NĐ-CP;
+ Bản sao của một trong các loại
giấy tờ: Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân
và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp
Ngân hàng Chính sách xã hội không thể khai thác được thông tin cư trú của công
dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
c.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 15
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
e) Đối tượng thực hiện: cá
nhân (người lao động).
f) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
- Ngân hàng Chính sách xã hội địa
phương (Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Phòng Giao dịch Ngân hàng
Chính sách xã hội);
- Uỷ ban nhân dân cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định phê duyệt Hồ sơ vay vốn hoặc thông báo bằng văn bản
đối với trường hợp không đủ điều kiện vay vốn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm
(Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 104/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Yêu cầu: dự án
thuộc nguồn vốn do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
- Điều kiện: cá
nhân có nhu cầu vay vốn đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ;
+ Có nhu cầu vay vốn để tự tạo
việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền nơi thực hiện dự án;
+ Cư trú hợp pháp tại địa
phương nơi thực hiện dự án.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
- Luật Việc làm số 38/2013/QH13
ngày 16 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội;
- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày
09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và
Quỹ quốc gia về việc làm;
- Nghị định số 74/2019/NĐ-CP
ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính
sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực
hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
- Nghị định số 129/2025/NĐ-CP
ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa
phương 02 cấp trong quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
Mẫu
số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 104/2022/NĐ-CP
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY
ĐỀ NGHỊ VAY VỐN HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM
Kính
gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội ……
Họ và tên: .......................................................
Ngày, tháng, năm sinh:…./…/…..
Dân tộc:
......................................... Giới tính:
........................................................
Số CCCD/CMND:
..................................................................................................
Ngày cấp:
....................................... Nơi cấp:
........................................................
Nơi thường trú hoặc nơi tạm
trú(1): .........................................................................
Điện thoại:
..............................................................................................................
Thuộc đối tượng ưu tiên (nếu
có):
□ Người khuyết tật theo Giấy
xác nhận khuyết tật số………………… do Ủy ban nhân dân xã ……….. cấp ngày …………..
□ Người dân tộc thiểu số …………
đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Tôi có nhu cầu vay vốn từ Quỹ
quốc gia về việc làm để thực hiện dự án:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Nơi thực hiện dự án:
...............................................................................................
.................................................................................................................................
Số người lao động được tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm: ... người, trong đó:
- Lao động nữ (nếu có):
.................................................................................người
- Lao động là người khuyết tật
(nếu có): ...................................................... người
- Lao động là người dân tộc thiểu
số (nếu có): .............................................người
Vốn thực hiện dự án:
..................................................................... đồng,
trong đó:
- Vốn tự có: ....................................................................................................
đồng
Đề nghị ngân hàng cho vay số tiền:
............................................................... đồng
(Bằng chữ:.............................................................................................................
)
để dùng vào việc:
.................................................................. , cụ thể như
sau:
STT
|
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY
|
SỐ LƯỢNG
|
THÀNH TIỀN (đồng)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thời hạn vay:
......................... tháng Trả gốc: ................... Trả lãi:
.......................
Tôi cam kết sử dụng vốn vay
đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG,THỊ TRẤN ……………….
Ông/bà: ……………………………
Có dự án được thực hiện
tại địa phương.
..., ngày...
tháng... năm ...
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
…., ngày ...
tháng... năm ...
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ VAY VỐN
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
2. Vay vốn
hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc
làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
a. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh
doanh có nhu cầu vay vốn lập hồ sơ vay vốn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội địa
phương nơi thực hiện dự án;
- Bước 2: Trong thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội
địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện
dự án phê duyệt;
- Bước 3: Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt
thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa
phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
b. Cách thức thực hiện: Cơ
sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội địa
phương nơi thực hiện dự án.
c. Thành phần, số lượng hồ
sơ
c.1. Thành phần hồ sơ:
(1) Dự án vay vốn có xác nhận
của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 2 ban hành kèm
theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP;
(2) Bản sao một trong các
giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp
tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
(3) Giấy tờ chứng minh cơ
sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc
thiểu số, bao gồm:
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật: Bản sao Quyết
định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động
trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số:
+ Danh sách lao động là người
dân tộc thiểu số;
+ Bản sao hợp đồng lao động hoặc
quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;
+ Bản sao Chứng minh nhân dân
hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh
doanh nộp bản sao thẻ căn cước công dân của người lao động là người dân tộc thiểu
số nhưng Ngân hàng Chính sách xã hội không thể khai thác được thông tin cư trú
của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu cơ sở sản xuất
kinh doanh nộp bản sao một trong các loại giấy tờ sau của những người lao động
là người dân tộc thiểu số: Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số
định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân
tộc thiểu số:
+ Danh sách lao động là người
khuyết tật và người dân tộc thiểu số,
+ Bản sao giấy xác nhận khuyết
tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp;
+ Bản sao hợp đồng lao động hoặc
quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;
+ Bản sao Chứng minh nhân dân
hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh của những người lao động là người
dân tộc thiểu số. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh nộp bản sao thẻ căn cước
công dân của người lao động là người dân tộc thiểu số nhưng Ngân hàng Chính
sách xã hội không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu cơ sở sản xuất kinh doanh nộp bản sao một
trong các loại giấy tờ sau của những người lao động là người dân tộc thiểu số:
Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông
tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
c.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 15
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ sở sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác
xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh).
f) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
- Ngân hàng Chính sách xã hội địa
phương (Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Phòng Giao dịch Ngân hàng
Chính sách xã hội);
- Uỷ ban nhân dân cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định phê duyệt Hồ sơ vay vốn hoặc thông báo bằng văn bản
đối với trường hợp không đủ điều kiện vay vốn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Mẫu số
2 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP.
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục
- Yêu cầu: dự án
thuộc nguồn vốn do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
- Điều kiện:
+ Có dự án vay vốn khả thi tại
địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động
vào làm việc ổn định;
+ Dự án vay vốn có xác nhận của
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
+ Có bảo đảm tiền vay: Đối với
mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo
đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
- Luật Việc làm số 38/2013/QH13
ngày 16 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội;
- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc
làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
- Nghị định số 74/2019/NĐ-CP
ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính
sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực
hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Nghị định số 129/2025/NĐ-CP
ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa
phương 02 cấp trong quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
Mẫu
số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
DỰ
ÁN VAY VỐN
HỖ
TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM
Kính
gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội……
I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT,
KINH DOANH
1. Tên Doanh nghiệp/Hợp tác
xã/Tổ hợp tác/Hộ kinh doanh: ...................
.....................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:
...............................................................................
3. Điện thoại:
................................... Fax:
.................................................
4. Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh số:
Ngày cấp:
............................ Cơ quan cấp: .................................................
Hoặc hợp đồng hợp tác số:
.........................................................................
5. Họ và tên người đại diện:
.............................. Chức vụ: ........................
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ
căn cước công dân số: ....................
Ngày cấp:
..................................... Nơi cấp:
...............................................
Quyết định bổ nhiệm số: ......
Ngày: ................ Do: ............... quyết định
Hoặc giấy ủy quyền số: .........
Ngày: ................ Do: ................. ủy quyền
6. Mã số thuế:
.............................................................................................
7. Vốn điều lệ/Vốn góp/Vốn tự có:
................................................... đồng
II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1. Kết quả sản xuất kinh doanh
của 02 năm trước thời điểm vay vốn (nếu có)
Năm ……:
- Tổng doanh thu: ……
................................... ……………………... đồng
- Tổng chi phí:
................................... ……………….. ……………. đồng
- Thuế: ……….
................................... .…………………………….. đồng
- Lợi nhuận: …
................................... ……………………………… đồng
Năm ……:
- Tổng doanh thu: …
................................... ………………………... đồng
- Tổng chi phí: ………
................................... ……….. ……………. đồng
- Thuế: ………..……
................................... ……………………….. đồng
- Lợi nhuận: …………
................................... ……………………… đồng
2. Tình hình sử dụng lao động
Tổng số lao động hiện có:
...................................... ......... người, trong đó:
- Lao động nữ (nếu có):
.................................................................. .. người
- Lao động là người khuyết tật
(nếu có): ....................................... . người
- Lao động là người dân tộc thiểu
số (nếu có): .............................. .. người
III. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN VÀ
NHU CẦU VAY VỐN
1. Tên dự án:
...............................................................................................
Nơi thực hiện dự án:
...................................................................................
2. Nội dung dự án a) Hiện trạng
- Văn phòng/chi nhánh/cửa hàng
kinh doanh (địa chỉ, diện tích): .............
.....................................................................................................................
- Nhà xưởng, kho bãi (số lượng,
diện tích, tình trạng hoạt động, địa chỉ):
.....................................................................................................................
- Trang thiết bị, máy móc (số
lượng, giá trị, tình trạng hoạt động): ...........
.....................................................................................................................
b) Dự án phát triển sản xuất,
kinh doanh
- Mở rộng, cải tạo nhà xưởng,
kho bãi:
+ Diện tích mở rộng, cải tạo:
.....................................................................
+ Chi phí mở rộng, cải tạo:
........................................................................
- Đầu tư trang thiết bị:
+ Máy móc, thiết bị (chủng loại,
số lượng, giá trị): ...................................
+ Phương tiện (chủng loại, số
lượng, giá trị): ............................................
- Đầu tư vốn lưu động: Vật tư,
nguyên, nhiên liệu, hàng hóa, dịch vụ
(chủng loại, số lượng, giá trị):
............................................................................
c) Phương án sử dụng lao động.
Tổng số lao động:
.............................................................. người, trong đó:
- Số người lao động được tạo việc
làm (nếu có): ............. người, trong đó:
+ Lao động nữ (nếu có):
................................................................ .. người
+ Lao động là người khuyết tật
(nếu có): ...................................... .. người
+ Lao động là người dân tộc thiểu
số (nếu có): ............................. . người.
- Số người lao động được duy
trì và mở rộng việc làm: … người, trong đó:
+ Lao động nữ (nếu có):
................................................................ .. người
+ Lao động là người khuyết tật
(nếu có): ...................................... .. người
+ Lao động là người dân tộc thiểu
số (nếu có): ............................. .. người
d) Hiệu quả kinh tế của dự án
vay vốn
- Tổng doanh thu:
.......................... đồng
- Tổng chi phí:
............................... đồng
- Lợi nhuận:
................................... đồng
đ) Thời điểm bắt đầu thực hiện
dự án: tháng ... năm ............
3. Tổng nguồn vốn thực hiện dự
án: ................................. đồng, trong đó:
- Vốn tự có:
....................................................................................
.. đồng
Đề nghị Ngân hàng cho vay số tiền:
.................................................. đồng
(Bằng chữ:
.................................................................................................
)
để dùng vào việc: ................................................................................................
4. Thời hạn vay: .. tháng
5. Nguồn tiền trả nợ ngân hàng
- Khấu hao tài sản từ vốn vay:
................................. ............. ........... đồng
- Khấu hao tài sản từ nguồn vốn
tự có: .................... ............. .......... đồng
- Lợi nhuận từ dự án và các nguồn
khác: ................. ............. .......... đồng
- Dự kiến tổng số tiền trả nợ một
năm là: ................ ............. .......... đồng
6. Trả gốc: ……………………… Trả lãi
theo: .........................................
7. Tài sản bảo đảm tiền vay (nếu
có)
STT
|
TÊN TÀI SẢN
|
SỐ LƯỢNG
|
GIÁ TRỊ ƯỚC TÍNH
(đồng)
|
GIẤY TỜ VỀ
TÀI SẢN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam kết sử dụng vốn vay
đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm
trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ..........................................
Cơ sở sản xuất, kinh
doanh:..........................
.........................................................................
Có dự án được thực hiện tại địa
phương./.
…, ngày … tháng
… năm …
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
…, ngày … tháng
… năm …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
1 Bổ
sung cụm từ “(Doanh nghiệp/tổ chức) xin cam đoan những thông tin nêu trên là đúng
sự thật. Nếu sai, (doanh nghiệp/tổ chức) xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật” theo quy định tại điểm n khoản 13 Điều 1 của Nghị định số
70/2023/NĐ-CP.
2 Cụm từ
“20. Mức lương:…..VNĐ” được thay thế bằng cụm từ “20. Lương bình
quân/tháng:…..triệu đồng” theo quy định tại điểm h khoản 13 Điều 1 của Nghị định
số 70/2023/NĐ-CP.
3 Cụm từ
“20. Mức lương:…..VNĐ” được thay thế bằng cụm từ “20. Lương bình
quân/tháng:…..triệu đồng” theo quy định tại điểm h khoản 13 Điều 1 của Nghị định
số 70/2023/NĐ-CP.
4 Cụm từ
“20. Mức lương:…..VNĐ” được thay thế bằng cụm từ “20. Lương bình
quân/tháng:…..triệu đồng” theo quy định tại điểm h khoản 13 Điều 1 của Nghị định
số 70/2023/NĐ-CP.
5 Theo
quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP