Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá-Thông tin Người ký: Trần Chiến Thắng, Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 17/10/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2003

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Căn cứ Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/10/1995;
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001;
Căn cứ Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự (dưới đây viết tắt là Nghị định số 76/CP);
Căn cứ Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (dưới đây viết tắt là Nghị định số 60/CP);
Căn cứ Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan (dưới đây viết tắt là Nghị định số 101/2001/NĐ-CP .
Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có liên quan đến quyền tác giả như sau:

I. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Một số từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. "Tác giả" là những người được quy định tại Điều 745 Bộ luật Dân sự.

2. "Chủ sở hữu tác phẩm" là những cá nhân, tổ chức được quy định tại Điều 746 Bộ luật Dân sự.

3. "Tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam" gồm các loại hình tác phẩm được bảo hộ quy định tại Điều 747 Bộ luật Dân sự, Điều 4 Nghị định số 76/CP; không có nội dung như quy định tại khoản 1 Điều 749 Bộ luật Dân sự và là một trong các tác phẩm sau:

3.1. Tác phẩm của tác giả là công dân Việt Nam;

3.2. Tác phẩm thuộc sở hữu của công dân, pháp nhân, tổ chức Việt Nam

3.3. Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;

3.4. Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam;

3.5. Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;

Các tác phẩm được bảo hộ phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện, chất lượng tác phẩm, đã công bố hoặc chưa công bố, đã được cấp hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả.

4. "Công bố, phổ biến tác phẩm" là thể hiện tác phẩm trước công chúng dưới dạng thuyết trình, trưng bầy, xuất bản, biểu diễn, phát thanh, truyền hình và các hình thức vật chất khác.

5. "Tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam" là tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài chưa được công bố, phổ biến ở bất kỳ nước nào trước khi được công bố, phổ biến tại Việt Nam.

Tác phẩm được coi là tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam khi tác phẩm đó được công bố, phổ biến ở Việt Nam trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày tác phẩm đó được công bố, phổ biến lần đầu tiên ở bất kỳ nước nào.

6. "Tạm dừng làm thủ tục hải quan" là việc cơ quan hải quan tạm thời chưa làm thủ tục hải quan đối với lô hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi có nghi ngờ vi phạm quyền tác giả.

7. "Thông quan" là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu.

8. "Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả" là những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, gồm những hàng hóa dưới đây:

8.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là các bản sao tác phẩm mà việc sản xuất và/hoặc lưu thông các bản sao tác phẩm không được sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

8.2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là các bản sao tác phẩm có nội dung vi phạm quyền tác giả.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC QUYỀN YÊU CẦU VÀ PHẠM VI YÊU CẦU BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN

1. Đối tượng được quyền yêu cầu bảo hội quyền tác giả tại cơ quan hải quan:

Các đối tượng sau đây được yêu cầu cơ quan hải quan bảo hộ quyền tác giả:

1.1 Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam;

1.2. Cá nhân, tổ chức được cấp phép sử dụng các tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam;

1.3. Cá nhân, tổ chức có chức năng dịch vụ quyền tác giả được các đối tượng nêu tại điểm 1.1. và 1.2. Mục II Thông tư này ủy quyền;

1.4. Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả có liên quan.

2. Phạm vi bảo hộ quyền tác giả của cơ quan hải quan:

Thông tư này được áp dụng đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có liên quan đến quyền tác giả được bảo hộ, trừ các trường hợp sau:

2.1. Hàng hóa viện trợ nhân đạo;

2.2. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất có thời hạn phục vụ cho công tác, sinh hoạt của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong thời gian ở Việt Nam;

2.3. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập có thời hạn để trưng bày, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để giúp người tiêu dùng phân biệt, nhận biết hàng vi phạm quyền tác giả;

2.4. Hàng hóa quá cảnh;

2.5. Hàng hóa là quà biếu, quá tặng trong tiêu chuẩn được miễn thuế; Hành lý cá nhân theo quy định tại luật hải quan.

III. THỦ TỤC THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN

1. Nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan (dưới đây gọi tắt là "Đơn yêu cầu bảo hộ"):

Để được bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan, các đối tượng nêu tại điểm 1 mục II Thông tư này (dưới đây gọi tắt là "người yêu cầu") có thể nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo quy định tại điểm 1.1 hoặc 1.2 mục III Thông tư này:

1.1. Nộp đơn yêu cầu bảo hộ dài hạn: Trường hợp chưa có thông tin về một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể vi phạm quyền tác giả, người yêu cầu có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ dài hạn Đơn yếu cầu bảo hộ kèm theo các giấy tờ sau:

1.1.1. Đơn yếu cầu bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan (Theo mẫu tại phụ lục 1 kèm theo Thông tư này).

1.1.2. Giấy ủy quyền (trường hợp người nộp đơn là các đối tượng quy định tại điểm 1.3 và 1.4 Mục II Thông tư này).

1.1.3. Tài liệu chứng minh quyền yêu cầu:

1.1.3.1. Giấy chứng nhận bản quyền tác giả (nếu có). Nếu yêu cầu bảo hộ trong trường hợp không có Giấy chứng nhận quyền bản tác giả thì trong Đơn yêu cầu bảo hộ, người yêu cầu phải chứng minh và cam đoan quyền tác giả của mình đối với tác phẩm yêu cầu được bảo hộ.

1.1.3.2. Hợp đồng sử dụng tác phẩm (trường hợp người nộp đơn là các đối tượng quy định tại điểm 1.2. Mục II Thông tư này);

1.1.3.3. Giấy tờ chứng minh quyền tác giả được chuyển giao, thừa kế (trường hợp là các đối tượng được chuyển giao, thừa kế);

1.1.3.4. Các giấy tờ khác chứng minh quyền yêu cầu của mình theo pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia (trường hợp tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm quy định tại điểm 3.3., 3.4. và 3.5. Mục I Thông tư này);

1.1.4. Bản mô tả tác phẩm và mẫu hoặc ảnh chụp tác phẩm trong đó cần làm rõ các dấu hiệu để nhận biết, phân biệt giữa hàng vi phạm với hàng không vi phạm.

1.1.5. Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để đảm bảo thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh do việc cơ quan hải quan đã tạm dừng làm thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của người yêu cầu trong trường hợp hàng tạm dừng được xác định là không vi phạm quyền tác giả. Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh trong trường hợp này được quy định như sau:

1.1.5.1. Tiền tạm ứng là một khoản tiền cụ thể, tối thiểu là: 20 triệu đồng; hoặc

1.1.5.2. Chứng từ bảo lãnh cho một khoản tiền cụ thể, tối thiểu là: 50 triệu đồng; hoặc

1.1.5.3. Chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cam kết thanh toán mọi chi phí và thiệt hại phát sinh do việc cơ quan hải quan đã tạm dừng làm thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của người yêu cầu trong trường hợp hàng tạm dừng được xác định là không vi phạm quyền tác giả.

Trường hợp người yêu cầu đã nộp Đơn yêu cầu bảo hộ tại cơ quan hải quan theo hình thức quy định tại điểm 1.1 Mục III Thông tư này nhưng lại có thông tin về một lô hàng cụ thể vi phạm quyền tác giả của mình thì cũng có thể gửi Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc tới cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục cho lô hàng mà mình nghi ngờ vi phạm quyền tác giả quy định tại điểm 1.2 Mục III Thông tư này. Trong trường hợp này người nộp đơn được miễn các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm 1.2.4. Mục III Thông tư này.

1.2. Nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc: Trường hợp có nghi ngờ về lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể vi phạm quyền tác giả, người yêu cầu nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc để yêu cầu cơ quan hải quan thực hiện tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể nêu trong Đơn yêu cầu bảo hộ. Đơn yêu cầu bảo hộ kèm theo các giấy tờ sau:

1.2.1. Đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này), trong đó nêu các thông tin về lô hàng cụ thể đang yêu cầu tạm dừng, đủ để cơ quan hải quan xác định được lô hàng đó, như: Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; nước xuất khẩu, nhập khẩu; nước xuất xứ lô hàng; phương thức vận tải, chi tiết về phương tiện vận tải, hãng vận tải, số vận đơn; cảng xuất khẩu, nhập khẩu dự kiến; đơn vị hải quan làm thủ tục dự kiến; mô tả chi tiết về hàng nghi ngờ hoặc mẫu hoặc ảnh chụp hàng nghi ngờ; tên người sản xuất, người phân phối hàng nghi ngờ vi phạm.

1.2.2. Chứng cứ ban đầu về việc nghi ngờ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả, như:

1.2.2.1. Nguồn gốc xuất xứ của lô hàng không thuộc nước, khu vực; cá nhân, tổ chức được phép sản xuất bản sao hợp pháp của tác phẩm;

1.2.2.2. Mẫu hoặc ảnh chụp bản sao vi phạm (nếu có).

1.2.3. Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để đảm bảo thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh do việc cơ quan hải quan đã tạm dừng làm thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của người yêu cầu trong trường hợp hàng tạm dừng được xác định là không vi phạm quyền tác giả. Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh trong trường hợp này được quy định như sau:

1.2.3.1. Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh bằng 20% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng nộp vào tải khoản tạm gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước; hoặc

1.2.3.2. Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng với mức cụ thể, tối thiểu là 20 triệu đồng (trường hợp chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ vi phạm); hoặc

1.2.3.3. Chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cam kết thanh toán mọi chi phí và thiệt hại phát sinh do việc cơ quan hải quan đã tạm dừng làm thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của người yêu cầu trong trường hợp hàng tạm dừng được xác định là không vi phạm quyền tác giả.

1.2.4. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm 1.1.2, 1.1.3, 1.1.4 Mục III Thông tư này.

1.3. Người yêu cầu phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Tiếp nhận và xử lý Đơn yêu cầu bảo hộ

2.1. Cơ quan tiếp nhận và xử lý Đơn yêu cầu bảo hộ:

2.1.1. Tổng Cục Hải quan tiếp nhận đơn trong trường hợp đơn nộp theo hình thức quy định tại điểm 1.1. Mục III Thông tư này nếu phạm vi yêu cầu cơ quan hải quan thực thi bảo hộ thuộc địa bàn quản lý của 2 Cục Hải quan tỉnh, thành phố trở lên.

2.1.2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận đơn đối với các hình thức nộp đơn quy định tại điểm 1.1; 1.2 Mục III Thông tư này nếu phạm vi yêu cầu cơ quan hải quan thực thi bảo hộ thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

2.1.3. Chi Cục Hải quan tiếp nhận đơn đối với các hình thức nộp đơn quy định tại điểm 1.1;1.2 Mục III Thông tư này nếu phạm vi yêu cầu cơ quan hải quan thực thi bảo hộ chỉ thuộc địa bàn quản lý của Chi Cục Hải quan đó.

2.2. Tiếp nhận và xử lý Đơn yêu cầu bảo hộ:

Sau khi tiếp nhận Đơn yêu cầu bảo hộ, cơ quan hải quan phải kiểm tra đơn này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo để quyết định có chấp nhận Đơn yêu cầu bảo hộ đó hay không.

2.2.1. Điều kiện để chấp nhận Đơn yêu cầu bảo hộ:

2.2.1.1. Người yêu cầu là người có quyền nộp Đơn yêu cầu bảo hộ quy định tại điểm 1 Mục II Thông tư này;

2.2.1.2. Nội dung yêu cầu bảo hộ nằm trong phạm vi quyền của người yêu cầu bảo hộ;

2.2.1.3. Thời hạn và thời điểm yêu cầu bảo hộ nằm trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 766 Bộ luật Dân sự, Điều 14 Nghị định số 76/CP, các Hiệp định song phương và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;

2.2.1.4. Tác phẩm yêu cầu bảo hộ phải là tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam;

2.2.1.5. Đơn yêu cầu bảo hộ và hồ sơ kèm theo có đủ thông tin để hải quan có cơ sở tiến hành các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Thông tư này.

2.2.1.6. Người yêu cầu nộp tiền bảo đảm hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định tại điểm 1.1.5 hoặc 1.2.3 Mục III Thông tư này.

2.2.2. Thời hạn chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ;

2.2.2.1. Đối với Đơn yêu cầu bảo hộ được nộp theo điểm 1.1. Mục III Thông tư này, việc chấp nhận đơn hay không đều phải được thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết trong thời hạn 10 ngày. Đối với trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do không chấp nhận.

2.2.2.2. Đối với Đơn yêu cầu bảo hộ được nộp theo điểm 1.2 Mục III Thông tư này, nếu không chấp nhận đơn phải thông báo ngay trong ngày cho người yêu cầu biết và nêu rõ lý do không chấp nhận. Việc thông báo trong trường hợp này được thực hiện bằng fax hoặc điện thoại, đồng thời phải được gửi bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

3. Kiểm tra, phát hiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ vi phạm quyền tác giả:

Sau khi chấp nhận Đơn yêu cầu bảo hộ, cơ quan hải quan thực hiện như sau:

3.1. Triển khai thông tin yêu cầu bảo hộ đến các đơn vị hải quan để thực hiện.

3.2. Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ vi phạm quyền tác giả:

Căn cứ vào các thông tin cung cấp trong đơn và hồ sơ yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, cơ quan hải quan nơi được cung cấp thông tin có trách nhiệm theo dõi để kiểm tra, phát hiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ vi phạm quyền tác giả.

3.3. Ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan:

3.3.1. Chi cục trưởng Chi Cục Hải quan nơi phát hiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ vi phạm quyền tác giả ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này).

3.3.1.1. Trường hợp thực hiện theo Đơn yêu cầu bảo hộ dài hạn thì khi xác định có vi phạm, cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng mà không cần người yêu cầu phải có thêm đơn.

3.3.1.2. Trường hợp thực hiện theo Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc thì khi có thông tin về một lô hàng cụ thể, cơ quan hải quan quyết định tạm dừng theo Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc này.

3.3.2. Việc ra quyết định tạm dừng được thực hiện khi chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đến làm thủ tục hải quan.

3.3.3. Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan phải được gửi cho người yêu cầu và chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

3.3.4. Việc quyết định thời hạn tạm dừng và kéo dài thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP của Chính phủ (Quyết định kéo dài thời hạn tạm dừng theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này).

4. Kiểm tra xác định tình trạng pháp lý về quyền tác giả và xử lý đối với hàng hoá bị tạm dừng:

Việc xác minh tình trạng pháp lý về quyền tác giả đối với hàng hoá tạm dừng là việc kiểm tra thực tế hàng hoá, hồ sơ, các chứng cứ đi kèm và xác định xem lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có vi phạm quyền tác giả hay không.

4.1. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc kiểm tra, xác định tình trạng pháp lý về quyền tác giả đối với hàng hoá tạm dừng:

4.1.1. Quyền và trách nhiệm của người yêu cầu tạm dừng:

4.1.1.1. Yêu cầu cơ quan hải quan cho lấy mẫu từ lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng để xác định lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có vi phạm quyền tác giả hay không.

4.1.1.2. Trình bày và cung cấp trung thực các thông tin, bằng chứng cho cơ quan hải quan đủ để chứng minh lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã vi phạm quyền tác giả của mình.

4.1.1.3. Xuất trình bằng chứng hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) để chứng minh lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả trước cơ quan hải quan.

4.1.2. Quyền và trách nhiệm của chủ hàng;

4.1.2.1. Yêu cầu cơ quan Hải quan cho lấy mẫu từ lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng để chứng minh lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu không vi phạm quyền tác giả.

4.1.2.2. Trình bày và cung cấp trung thực các thông tin, bằng chứng trước cơ quan hải quan để chứng minh lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu không vi phạm quyền tác giả.

4.1.2.3. Xuất trình bằng chứng hay kết luận của cơ quan có thẩm quyền để chứng minh lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không vi phạm quyền tác giả trước cơ quan hải quan.

4.1.3. Quyền và trách nhiệm của cơ quan hải quan;

4.1.3.1. Căn cứ thực tế hàng hoá, bằng chứng, thông tin có được để xác định lô hàng có vi phạm quyền tác giả hay không.

4.1.3.2. Trường hợp không khẳng định được lô hàng có vi phạm quyền tác giả hay không thì yêu cầu người yêu cầu tạm dừng chứng minh.

4.1.3.3. Trường hợp có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về tình trạng pháp lý về quyền tác giả của lô hàng thì cơ quan hải quan xử lý căn cứ vào kết luận đó.

4.1.4. Quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước về văn hoá - thông tin:

Khi được cơ quan hải quan trưng cầu ý kiền. Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật, Sở Văn hoá - Thông tin các tỉnh, thành phố, Cơ quan Thanh tra chuyên ngành văn hoá - thông tin có trách nhiệm:

4.1.4.1. Tham gia xem xét, nghiên cứu hồ sơ, mẫu hàng hoá;

4.1.4.2. Nếu cần thiết thì thành lập tổ giám định. Thành viên tổ giám định sẽ được tham khảo ý kiến của người yêu cầu và chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

4.1.4.3. Đưa ra kết luận và kiến nghị biệp pháp xử lý lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

4.2. Căn cứ xác định tình trạng pháp lý về quyền tác giả của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng:

4.2.1. Căn cứ xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng vi phạm quyền tác giả:

4.2.1.1. Ý kiến kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ ra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng vi phạm quyền tác giả (nếu có); hoặc

4.2.1.2. Bằng chứng do các bên cung cấp cho phép cơ quan hải quan xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng vi phạm quyền tác giả.

4.2.2. Căn cứ xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng không vi phạm quyền tác giả:

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng được xem là không vi phạm quyền tác giả trong các trường hợp sau đây;

4.2.2.1. Người yêu cầu đơn phương rút Đơn yêu cầu bảo hộ hoặc đề nghị chấm dứt quyết định tạm dừng (nếu có); hoặc

4.2.2.2. Ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền chỉ ra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng không vi phạm quyền tác giả (nếu có); hoặc

4.2.2.3. Kết thúc thời hạn theo quyết định tạm dừng mà người yêu cầu không đưa ra được bằng chứng minh bạch trước cơ quan hải quan hoặc không đưa ra kết luận hay quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng vi phạm quyền tác giả.

5. Xử lý sau khi xác định tình trạng pháp lý về quyền tác giả của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng:

5.1. Trường hợp xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng có vi phạm quyền tác giả;

5.1.1. Căn cứ xử lý:

5.1.1.1. Cơ quan hải quan ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá vi phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin.

5.1.1.2. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định xử lý hành vi xuất, nhập khẩu hàng hoá vi phạm quyền tác giả thì cơ quan hải quan thực hiện theo quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5.1.2. Xử lý:

Khi xử lý, cơ quan hải quan thực hiện như sau:

5.1.2.1. Ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả hoặc thực hiện quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

5.1.2.2. Buộc người vi phạm thanh toán các chi phí phát sinh từ việc tạm dừng làm thủ tục hải quan và bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu theo quy định của pháp luật.

5.1.2.3. Hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng khoản tiền bảo đảm đã nộp trong trường hợp người yêu cầu bảo hộ quyền tác giả nộp đơn theo quy định tại điểm 1.2 Mục III Thông tư này.

5.2 Trường hợp xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tạm dừng không vi phạm quyền tác giả;

Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan quyết định:

5.2.1. Tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng;

5.2.2. Sử dụng khoản tiền tạm ứng để thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh do việc tạm dừng lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gây ra. Nếu số tiền tạm ứng không đủ để thanh toán các khoản này thì yêu cầu người yêu cầu nộp bổ sung.

5.2.3. Đối với người yêu cầu nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo quy định tại điểm 1.2 Mục III Thông tư này; Hoàn trả cho người yêu cầu bảo hộ khoản tiền tạm ứng còn lại sau khi đã thanh toán hết các chi phí và bồi thường thiệt hại cho chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

5.2.4. Đối với người yêu cầu nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo quy định tại điểm 1.1 Mục III Thông tư này: Yêu cầu người yêu cầu bảo hộ tiếp tục nộp bổ sung tiền tạm ứng để đáp ứng quy định về nộp tiền tạm ứng hoặc bảo lãnh tại điểm 1.1.5 Mục III Thông tư này.

6. Xử lý một số trường hợp phát sinh khác:

6.1. Trong trường hợp Toà án có văn bản yêu cầu cơ quan hải quan bàn giao hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang tạm dừng thì cơ quan hải quan bàn giao hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cho Toà án để xử lý theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

6.2. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng rút đơn do người yêu cầu tạm dừng và chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã có thoả thuận giải quyết lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì cơ quan hải quan yêu cầu các bên có liên quan xuất trình thoả thuận và chấp nhận thực hiện theo thoả thuận. Sau khi đã thanh toán các chi phí, thiệt hại phát sinh liên quan đến việc tạm dừng, cơ quan hải quan hoàn trả tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho người yêu cầu tạm dừng và tiếp tục hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.

IV. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Trường hợp chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chủ sở hữu quyền tác giả liên quan không đồng tình với kết luận xử lý vi phạm thì có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Thủ tục, thời hiệu khiếu nại; thời hạn, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

V. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN

1. Tăng cường hợp tác của chủ sở hữu quyền tác giả đối với cơ quan hải quan:

1.1. Chủ sở hữu quyền tác giả phải chủ động trong việc cung cấp thông tin liên quan tới quyền tác giả đề nghị được bảo hộ tại hải quan.

1.2. Phối hợp với cơ quan hải quan triển khai các lớp tập huấn, đào tạo công chức hải quan trong việc nhận biết hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả.

1.3. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể hỗ trợ kinh phí cho cơ quan hải quan khi xử lý tiêu huỷ các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả.

2. Bồi dưỡng kiến thức về quyền tác giả cho công chức hải quan:

Bộ Văn hoá - Thông tin, các Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được bảo hộ có trách nhiệm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quyền tác giả cho công chức hải quan.

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về bảo hộ quyền tác giả:

Cục Bản quyền Tác giả Văn học - Nghệ thuật (Bộ Văn hoá - Thông tin) và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Cục Bản quyền Tác giả Văn học - Nghệ thuật, Thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin (Bộ Văn hoá - Thông tin) chịu trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành Thông tư này.

2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các quy định, hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có vướng mắc hoặc có nội dung chưa rõ thì các cá nhân, tổ chức liên quan báo cáo kịp thời về Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Tài chính để được hướng dẫn.


Trần Chiến Thắng

(Đã ký)

Trương Chí Trung

(Đã ký)

PHỤ LỤC 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN

Kính gửi: .........................................1

Tôi/Chúng tôi là:................................................................... 2

Cơ sở pháp lý của đơn yêu cầu:.............................................3

Đề nghị cơ quan hải quan thực hiện các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 17/10/2003 của Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu dành cho quyền tác giả nêu tại Đơn này trong thời hạn:.................... và trong phạm vi:..........................4

Trình bày cơ sở xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả:

.....................................................................................5

Giải trình khả năng thiệt hại thực tế do việc nhập khẩu bản sao bất hợp pháp của tác phẩm gây ra:..........................................................................6


1 Cơ quan tiếp nhận đơn quy định tại Điểm 2.1 Mục III Thông tư này.

2 Tên, địa chỉ, số ĐT, số Fax, email, trụ sở kinh doanh của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc Tên, địa chỉ, số ĐT, số Fax, email, trụ sở kinh doanh của người đại diện cho chủ sở hữu quyền tác giả làm việc với cơ quan hải quan (nếu có)

3 Các thông tin về:

- Mô tả tác phẩm yêu cầu bảo hộ: loại tác phẩm, tên chủ sở hữu quyền tác giả nguyên thuỷ của tác phẩm, tác giả của tác phẩm;

- Số, ngày được cấp Giấy đăng ký quyền tác giả (nếu có)

- Phạm vi quyền tác giả được bảo hộ;

- Thời hạn bảo hộ;

- Nếu tác phẩm thuộc diện được hưởng sự bảo hộ tại Việt Nam theo các hiệp định hay điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, giải trình khả năng áp dụng hiệp định/điều ước Quốc tế đối với việc bảo hộ tác phẩm đó tại Việt Nam;

- Các thông tin về việc sử dụng tác phẩm:

+ Nước, người sản xuất hoặc liên quan đến việc sản xuất bản sao hợp pháp tác phẩm trên cơ sở hợp đồng liên doanh, liên kết....

+ Nước, người sản xuất được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép hoặc đồng ý cho sản xuất các bản sao hợp pháp, tên của tác phẩm.

+ Nước, người sản xuất được sản xuất bản sao hợp pháp tác phẩm theo sự cho phép hoặc đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả nguyên thuỷ mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả hiện thời.

+ Phạm vi sử dụng tác phẩm nêu trong các thoả thuận hay cho phép này (VD: quyền sản xuất, quyền phát hành, quyền sử dụng vào sản phẩm công nghiệp, số lượng bản sao được phép, nơi tiêu thụ, thời hạn...).

4 Trình bày nội dung yêu cầu, thời hạn yêu cầu bảo hộ và địa điểm yêu cầu bảo hộ (toàn quốc hoặc địa phương cụ thể). Nếu đơn yêu cầu được nộp theo quy định tại điểm 1.2 Mục III Thông tư này thì không cần điền thời hạn

5 Nêu các thông tin về:

- Các điểm phân biệt giữa hàng vi phạm và hàng hợp pháp;

- Thông tin về nước sản xuất, người sản xuất, nước tiêu thụ, người tiêu thụ các bản sao bất hợp pháp (nếu có);

- Thông tin về lô hàng nghi ngờ vi phạm cụ thể (nếu có) (người xuất khẩu, người nhập khẩu, tên phương tiện chuyên chở, cảng đi, cảng đến, tuyến đường vận chuyển, hình thức xâm phạm quyền, mô tả hàng hoá nghi ngờ, số lượng, trọng lượng, trị giá lô hàng...).

- Thông tin hỗ trợ khác (nếu có)

PHỤ LỤC 2

Tổng cục Hải quan

Cục Hải quan...........

Chi cục Hải quan.....

Số:........................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày.... tháng.... năm 200...

QUYẾT ĐỊNH

V/v tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá
có yêu cầu bảo hộ quyền tác giả

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 17/10/2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hộ quyền tác giả tại Cơ quan Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

- Căn cứ đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả số...... ngày...... của chủ sở hữu quyền tác giả (ông/bà/Đơn vị/tổ chức.........) đã được chấp nhận theo Công văn số...... ngày..... của........,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng xuất khẩu/nhập khẩu của đơn vị/cá nhân....... (Tên, địa chỉ) thuộc vận đơn số...... ngày....... vận chuyển trên tàu.......... (đối với hàng nhập khẩu)/thuộc tờ khai xuất khẩu số..... ngày.... đăng ký tại Chi cục Hải quan....... (đối với hàng xuất khẩu) vì bị nghi ngờ vi phạm quyền tác giả của (Nêu tên, địa chỉ, ĐT, Fax của chủ quyền) (do..... làm đại diện (nêu tên, địa chỉ, điện thoại, fax của người đại diện) với nội dung vi phạm như sau: (nêu hành vi bị nghi ngờ vi phạm).

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực trong 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: (Tên các đơn vị, cá nhân liên quan), các cán bộ trực thuộc Chi cục Hải quan.............. có trách nhiệm thi hành quyết định này.

CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC HẢI QUAN.....

Nơi nhận:

- Như Điều 3

- TCHQ (để B/c)

- Cục Hải quan...(để B/c)

- Lưu

PHỤ LỤC 3

Tổng cục Hải quan

Cục Hải quan...........

Chi cục Hải quan.....

Số:........................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày.... tháng.... năm 200...

QUYẾT ĐỊNH

V/v kéo dài thời hạn tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá
có yêu cầu bảo hộ quyền tác giả.

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 17/10/2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hộ quyền tác giả tại Cơ quan Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

- Căn cứ Quyết định số.... ngày..... về việc tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá có yêu cầu bảo hộ quyền tác giả;

- Căn cứ đơn của (ông/bà/đơn vị/tổ chức...) về việc yêu cầu kéo dài thời hạn tạm dừng làm thủ tục Hải quan theo Quyết định số....... ngày....... nói trên;

Sau khi xem xét đơn đã áp dụng đủ điều kiện được phép kéo dài thời hạn tạm dừng làm thủ tục Hải quan,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Kéo dài thêm 10 ngày tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá có yêu cầu bảo vệ quyền tác giả kể từ ngày...........10

Điều 2: (Tên các đơn vị, cá nhân liên quan), các cán bộ trực thuộc Chi cục Hải quan... có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC HẢI QUAN......

Nơi nhận:

- Như Điều 2

- TCHQ (để B/c)

- Cục Hải quan...(để B/c)

- Lưu

10 Ngày hết hiệu lực của quyết định trước

MINISTRY OF CULTURE AND INFORMATION AND
MINISTRY OF FINANCE

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC

Hanoi, 17 October 2003

 

JOINT CIRCULAR

PROVIDING GUIDELINES ON COPYRIGHT PROTECTION AT CUSTOMS OFFICES WITH RESPECT TO IMPORTED AND EXPORTED GOODS

Pursuant to the Civil Code of the Socialist Republic of Vietnam dated 28 October 1995;  Pursuant to the Law on Customs 29-2001-QH10 dated 29 June 2001;  Pursuant to Decree 76-CP of the Government dated 29 November 1996 providing guidelines for implementation of a number of the provisions of the Civil Code with respect to copyright (hereinafter referred to as Decree 76-CP);  Pursuant to Decree 60-CP of the Government dated 6 June 1997 providing guidelines for implementation of provisions of the Civil Code with respect to civil relations involving foreign elements (hereinafter referred to as Decree 60-CP);  Pursuant to Decree 101-2001-ND-CP of the Government dated 31 December 2001 making detailed provisions for implementation of a number of articles of the Law on Customs on customs procedures, customs inspection and control (hereinafter referred to as Decree 101-2001-ND-CP);  The Ministry of Culture and Information and the Ministry of Finance hereby provide the following guidelines on copyright protection at customs offices with respect to imported and exported goods involving copyright:  

I. INTERPRETATION OF TERMS  

In this Circular, a number of terms shall be construed as follows:  

1.  Authors are persons provided for in article 745 of the Civil Code.  

2. Owners of works are individuals and organizations provided for in article 746 of the Civil Code.

3. Works which are protected in Vietnam consist of types of works which are protected as provided for in article 747 of the Civil Code and article 4 of Decree 76-CP; which do not have any contents provided for in clause 1 of article 749 of the Civil Code, and are one of the following works:  3.1 A work the author of which is a Vietnamese citizen;  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3 A work of a foreign individual or foreign legal entity which is created and expressed in a definite material form in Vietnam;  

3.4 A work of a foreign individual or foreign legal entity which is first published or disseminated in Vietnam;

3.5 A work of a foreign individual or foreign legal entity which is protected in Vietnam in accordance with international treaties to which Vietnam is a signatory or participant.  

Works which are protected must be expressed in a definite material form, irrespective of the form and language used and the quality of the work, of whether or not it is published, or of whether or not it has been issued with a copyright certificate.

4. Publication or dissemination of a work is the expression of the work to the public by way of presentation, exhibition, publication, performance, radio or television broadcasting, and other material forms.

5. Work which is first published or disseminated in Vietnam is the work of a foreign individual or foreign legal entity which has not yet been published or disseminated in any country prior to publication or dissemination in Vietnam.  A work shall be considered as a work which is first published or disseminated in Vietnam when such work is published or disseminated in Vietnam within thirty (30) days from the date on which the work is first published or disseminated in any country.

6. Temporary suspension of performance of customs procedures means the temporary suspension by a customs office of the performance of customs procedures for a consignment of imported or exported goods which is suspected to be in breach of copyright.

7. Customs clearance means the decision-making by a customs office for goods to be imported or exported.

8. Imported or exported goods in breach of copyright are imported or exported goods which are in breach of the personal rights and property rights of an author or owner of a work, comprising the following goods:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8.2 Imported or exported goods which are copies of a work the contents of which are in breach of copyright.  

II. SUBJECTS ENTITLED TO REQUEST AND SCOPE OF REQUESTS FOR COPYRIGHT PROTECTION AT CUSTOMS OFFICES  

1. Subjects entitled to request copyright protection at customs offices:  

The following subjects shall be entitled to request the customs office to provide copyright protection:  1.1 An author or owner of a work which is protected in Vietnam;  

1.2 An individual or organization issued with a licence to use works which are protected in Vietnam;  

1.3 An individual or organization providing copyright services and authorized by the subjects referred to in clauses 1.1 and 1.2 of Section II of this Circular;

1.4 A relevant organization in charge of collective management of copyright.

2. Scope of copyright protection by customs offices:  

This Circular shall be applicable to all imported or exported goods involving protected copyright, except for the following cases:  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2 Goods temporarily imported for a definite period serving the work and daily living of foreign organizations and individuals during their stay in Vietnam and then re-exported;  

2.3 Goods temporarily imported or exported for a definite period for shows, exhibitions and introduction of products or for helping consumers in distinguishing or recognizing goods in breach of copyright, which are re-exported or re-imported;

 2.4 Goods in transit;  

2.5 Goods being gifts and donations in a quantity entitled to duty exemption; personal baggage as stipulated in the Law on Customs.

III. PROCEDURES FOR COPYRIGHT PROTECTION AT CUSTOMS OFFICES

1. Submission of applications for copyright protection to the customs office (hereinafter referred to as application for protection):

For copyright protection at the customs office, the subjects referred to clause 1 of Section II of this Circular (hereinafter referred to as applicant) may submit an application for protection in accordance with the provisions of clause 1.1 or 1.2 of Section III of this Circular.

1.1 Submission of an application for long-term protection:  Where there is no information on a specific consignment of imported or exported goods in breach of copyright, the applicant may submit an application for long-term protection.  The application for protection shall be accompanied by the following documents:  

1.1.1 Application for copyright protection at the customs office (in the form of Appendix 1 attached to this Circular);  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1.3 Documents evidencing the right to request:  

1.1.3.1 Copyright certificate (if any).  Where a request for protection is made without a copyright certificate, the applicant must, in the application for protection, prove and guarantee its copyright with respect to the work for which protection is requested;  

1.1.3.2 Contract for use of a work (in the case where the applicant is a subject provided for in clause 1.2 of Section II of this Circular);  

1.1.3.3 Documents evidencing transfer or inheritance of copyright (in the case of subjects receiving a transfer or inheritance);  

1.1.3.4 Other documents evidencing the right to request in accordance with the law of Vietnam or international treaties to which Vietnam is a signatory or participant (in the case of the author or owner of a work provided for in clauses 3.3, 3.4 and 3.5 of Section I of this Circular);  

1.1.4 Description of the work and sample or photograph of the work, specifying signs for recognition or distinction between goods in breach and goods not in breach;  

1.1.5 A deposit1 or letter of guarantee of a credit institution in order to guarantee the payment of expenses and damages caused by the temporary suspension by a customs office of the performance of customs procedures for a consignment of imported or exported goods at the request of an applicant in the case where the temporarily suspended goods are found not to be in breach of copyright.  In this case, the deposit or letter of guarantee shall be provided for as follows:  

1.1.5.1 The deposit shall be a specific amount of at least twenty (20) million Vietnamese dong; or  

1.1.5.2 The letter of guarantee shall provide a guarantee for a specific amount of at least fifty (50) million Vietnamese dong; or  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where an applicant has submitted an application for protection to the customs office in accordance with the provisions of clause 1.1 of Section III of this Circular, and subsequently obtains information on the specific consignment of goods in breach of its copyright, it may submit an application for protection on a case-by-case basis to the customs office for temporary suspension of the performance of customs procedures for the consignment which is suspected to be in breach of copyright as provided for in clause 1.2 of Section III of this Circular.  In this case, the applicant shall be exempted with respect to the papers and documents stipulated in clause 1.2.4 of Section III of this Circular.

1.2 Submission of an application for protection on a case-by-case basis:  Where there is suspicion that a specific consignment of imported or exported goods is in breach of copyright, an applicant may submit an application for protection on a case-by-case basis to the customs office for temporary suspension of the performance of customs procedures for the consignment of imported or exported goods specified in the application for protection.  The application for protection shall be accompanied by the following documents:  

1  Phillips Fox Note: The literal translation is "advance".

1.2.1 Application for copyright protection at the customs office (in the form of Appendix 1 attached to this Circular), providing sufficient information on the specific consignment of goods which is requested to be temporarily suspended in order for the customs office to identify such consignment of goods, such as: name and address of importer, exporter; importing, exporting country; country of origin of consignment of goods; method of transportation, details of means of transportation, carrier, number of bill of lading; proposed port of import, export; proposed customs office to perform procedures; detailed description of suspected goods or sample or photograph of suspected goods; name of manufacturer or distributor of goods suspected to be in breach;  

1.2.2 Initial evidence of the suspicion that the imported or exported goods are in breach of copyright, such as:  

1.2.2.1 The origin of the consignment of goods being not from countries, regions, individuals or organizations authorized to produce legal copies of the work;  

1.2.2.2 A sample or photograph of the copies in breach (if any);  

1.2.3 A deposit or letter of guarantee of a credit institution in order to guarantee the payment of expenses and damages caused by the temporary suspension by a customs office of the performance of customs procedures for a consignment of imported or exported goods at the request of an applicant in the case where the temporarily suspended goods are found not to be in breach of copyright.  In this case, the deposit or letter of guarantee shall be provided for as follows:  

1.2.3.1 The deposit or letter of guarantee shall be equal to twenty (20) per cent of the value of the consignment of goods at the price stipulated in the contract and shall be paid into an escrow account of the customs office opened at the State Treasury; or  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2.3.3 The letter of guarantee of a credit institution shall guarantee payment of all expenses and damages caused by the temporary suspension by the customs office of the performance of customs procedures for the consignment of imported or exported goods at the request of the applicant in the case where the temporarily suspended goods are found not to be in breach of copyright;  

1.2.4 Papers and documents stipulated in clauses 1.1.2, 1.1.3 and 1.1.4 of Section III of this Circular.  

1.3 The applicant must pay a fee in accordance with the regulations of the Ministry of Finance.  

2. Receipt and processing of applications for protection:  

2.1 Bodies receiving and processing applications for protection:  

2.1.1 The General Department of Customs shall receive applications which are submitted in accordance with the provisions of clause 1.1 of Section III of this Circular if the scope of the request for protection by customs offices falls within the localities under the control of two or more provincial or municipal Customs Departments.  

2.1.2 A provincial or municipal Customs Department shall receive applications which are submitted in accordance with the provisions of clause 1.1 or 1.2 of Section III of this Circular if the scope of the request for protection by customs offices falls within the locality under the control of such provincial or municipal Customs Department.  

2.1.3 A customs office shall receive applications which are submitted in accordance with the provisions of clause 1.1 or 1.2 of Section III of this Circular if the scope of the request for protection by customs offices falls only within the locality under the control of such customs office.  

2.2 Receipt and processing of applications for protection:  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.1 Conditions for acceptance of an application for protection:  

2.2.1.1 The applicant is a person entitled to submit an application for protection as provided for in clause 1 of Section II of this Circular;  

2.2.1.2 The contents of the application for protection fall within the scope of rights of the applicant;  

2.2.1.3 The duration and point of time of application for protection falls within the duration of copyright protection as provided for in article 766 of the Civil Code, article 14 of Decree 76-CP or bilateral agreements and international treaties to which Vietnam is a signatory or participant;  

2.2.1.4 The work for which protection is requested must be a work protected in Vietnam;  

2.2.1.5 The application for protection and enclosed documents contain sufficient information for the customs office to use as the basis for taking copyright protection measures in accordance with this Circular;  

2.2.1.6 The applicant pays a deposit or provides a letter of guarantee of a credit institution as provided for in clause 1.1.5 or 1.2.3 of Section III of this Circular.  

2.2.2 Time-limit for acceptance of an application for protection:  

2.2.2.1 With respect to applications for protection submitted in accordance with clause 1.1 of Section III of this Circular, the applicant must be notified in writing within ten (10) days whether its application is accepted or not.  Where an application is not accepted, the reason therefor must be specified.  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Inspection and identification of imported or exported goods which are suspected to be in breach of copyright:  

 After accepting an application for protection, a customs office shall:  

3.1 Forward information relating to the application for protection to all units under the customs office for implementation.  

3.2 Inspect the imported or exported goods which are suspected to be in breach of copyright:  

The customs office receiving information shall, on the basis of the information provided in the application and file for copyright protection, be responsible for monitoring, inspecting and identifying imported or exported goods which are suspected to be in breach of copyright.  

3.3 Make a decision on temporary suspension of performance of the customs procedures:  

3.3.1 The head of the customs office which identifies imported or exported goods which are suspected to be in breach of copyright shall make a decision on temporary suspension of the performance of customs procedures (in the form of Appendix 2 to this Circular):  

3.3.1.1 In the case of an application for long-term protection, upon identifying a breach, the customs office shall make a decision on temporary suspension without requiring additional application from the applicant;

3.3.1.2 In the case of an application for protection on a case-by-case basis, upon obtaining information on a specific consignment, the customs office shall make a decision on temporary suspension based on such application for protection on a case-by-case basis.  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3.3 The decision on temporary suspension of performance of customs procedures must be sent to the applicant and the owner of imported or exported goods.  

3.3.4 The duration of temporary suspension and the extension of the duration of temporary suspension of performance of customs procedures shall be determined in accordance with the provisions of article 14 of Decree 101-2001-ND-CP of the Government (the decision on extension of the duration of temporary suspension shall be in the form of Appendix 3 to this Circular).  

4. Inspection to determine the legal status of the copyright and to deal with goods which are subject to temporary suspension:  Verification of the legal status of copyright with respect to temporarily suspended goods is the physical inspection of goods, enclosed documents and evidence in order to determine whether such consignment of imported or exported goods is in breach of copyright.  

4.1 Rights and responsibilities of organizations and individuals concerned in the inspection and determination of the legal status of copyright with respect to temporarily suspended goods:  

4.1.1 Rights and obligations of applicants for temporary suspension:  

4.1.1.1 To request the customs office to take samples from the temporarily suspended consignment of imported or exported goods in order to determine whether such consignment of imported or exported goods is in breach of copyright;  

4.1.1.2 To present and provide sufficient truthful information and evidence to the customs office to prove that the consignment of imported or exported goods has been in breach of their copyright;  

4.1.1.3 To produce evidence or conclusions of a competent body (if any) to prove to the customs office that the consignment of imported or exported goods is in breach of copyright.

4.1.2 Rights and obligations of owners of goods:  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1.2.2 To present and provide truthful information and evidence to the customs office to prove that the consignment of imported or exported goods is not in breach of copyright;  

4.1.1.3 To produce evidence or conclusions of a competent body to prove to the customs office that the consignment of imported or exported goods is not in breach of copyright.

4.1.3 Rights and responsibilities of customs offices:  

4.1.3.1 To determine, based on the actual available goods, evidence and information, whether the consignment of goods is in breach of copyright;  

4.1.3.2 To request the applicant for temporary suspension to prove where it is impossible to determine whether a consignment is in breach of copyright;  

4.1.3.3 Where there is a conclusion of an authorized State body on the legal status of the copyright of a consignment, the customs office shall deal on the basis of such conclusion.

4.1.4 Rights and obligations of State bodies in charge of culture and information:

When consulted by customs offices, the Department of Literary and Art Copyright, Departments of Culture and Information of provinces and cities, and specialized culture and information inspection bodies shall be responsible:  

4.1.4.1 To participate in consideration and study of files and samples of goods;  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1.4.3 To reach a conclusion and to propose measures to deal with the consignment of imported or exported goods.

4.2 Bases for determination of legal status of copyright of temporarily suspended imported or exported goods:  

4.2.1 Bases for determination that temporarily suspended imported or exported goods are in breach of copyright:  

4.2.1.1 Conclusion of an authorized State body (if any) indicating that the temporarily suspended imported or exported goods are in breach of copyright; or  

4.2.1.2 Evidence provided by the parties which enables the customs office to determine that the temporarily suspended imported or exported goods are in breach of copyright; or  

4.2.2 Bases for determination that temporarily suspended imported or exported goods are not in breach of copyright:  

 Temporarily suspended imported or exported goods shall be deemed not to be in breach of copyright in the following cases:  

4.2.2.1 The applicant unilaterally withdraws its application for protection or requests termination of the decision on temporary suspension (if any); or   

4.2.2.2 The conclusion of an authorized State body (if any) indicates that the temporarily suspended imported or exported goods are not in breach of copyright; or  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Resolution after determination of the legal status of the copyright of temporarily suspended imported or exported goods:

 5.1 Where it is determined that the temporarily suspended imported or exported goods are in breach of copyright:  

5.1.1 Bases for resolution:  

5.1.1.1 The customs office shall issue a decision on penalty for an administrative breach with respect to the conduct of import or export of goods in breach of copyright in accordance with the laws on penalties for administrative offences in the culture and information sector.  

5.1.1.2 Where an authorized State body has made a decision on penalty for the conduct of import or export of goods in breach of copyright, the customs office shall execute the decision on penalty of the authorized State body.  

5.1.2 Resolution:  

 Upon resolution, the customs office shall:  

5.1.2.1 Issue a decision on penalty for an administrative breach with respect to the consignment of imported or exported goods in breach of copyright or execute the decision on penalty of the authorized State body (if any);  

5.1.2.2 Compel the offender to pay expenses incurred from the temporary suspension of the performance of customs procedures and to compensate for any damages to the applicant in accordance with law;  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.2 Where it is determined that the temporarily suspended imported or exported goods are not in breach of copyright:  

The head of the customs office shall decide:  

5.2.1 To continue the performance of customs procedures for the consignment of goods;  

5.2.2 To use the deposit for payment of expenses and damages caused by the temporary suspension of the consignment of imported or exported goods.  To request the applicant to make additional payment where the deposit is not sufficient for payment of such items;  

5.2.3 With respect to an applicant submitting an application for protection in accordance with the provisions of clause 1.2 of Section III of this Circular: to return the remaining deposit to the applicant upon payment of all expenses and compensation for damages to the owner of imported or exported goods;  

5.2.4 With respect to an applicant submitting an application in accordance with the provisions of clause 1.1 of Section III of this Circular: to request the applicant to pay an additional deposit in order to satisfy the provisions on payment of deposits or guarantees of clause 1.1.5 of Section III of this Circular.

6. Resolution of certain cases:

6.1 Where the court requests in writing that the customs office hand over the temporarily suspended imported or exported goods, the customs office shall hand over the imported or exported goods to the court for resolution in accordance with civil or criminal legal proceedings as provided for in applicable laws.  

6.2 Where an applicant requesting temporary suspension withdraws its application because the applicant and the owner of imported or exported goods have reached an agreement for settlement of the consignment of imported or exported goods, the customs office shall request the parties concerned to produce the agreement and undertake to perform in accordance with the agreement.  Upon payment of expenses and damages relating to the temporary suspension, the customs office shall return the deposit or the letter of guarantee of the credit institution to the applicant requesting temporary suspension and shall continue to perform the customs procedures for the consignment of imported or exported goods as stipulated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where an owner of imported or exported goods or a copyright owner concerned disagrees with the conclusion on resolution of the breach, it shall be entitled to lodge a complaint with the body authorized to resolve complaints.

The procedures and limitation period for complaints; the time-limit, procedures and powers to resolve complaints shall be in accordance with the laws on complaints and other relevant laws.

V. MEASURES TO SUPPORT AND IMPROVE CAPACITY TO PERFORM COPYRIGHT PROTECTION OF CUSTOMS OFFICES

1. Strengthening the co-operation between copyright owners and customs offices:

1.1 Copyright owners shall provide on their own initiative information relating to their copyright for which protection at the customs office is requested;  

1.2 Copyright owners shall co-ordinate with customs offices to carry out training courses for customs officers to recognize legal imported or exported goods and imported or exported goods in breach of copyright;  

1.3 Copyright owners may provide financial support to customs offices for disposal by way of destruction of consignments of imported or exported goods in breach of copyright.

2. Improvement of knowledge of copyright of customs officers:

The Ministry of Culture and Information and organizations in charge of collective management of copyright, authors and owners of protected works shall be responsible for improving and updating knowledge of copyright of customs officers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Department of Literary and Art Copyright (Ministry of Culture and Information) and the General Department of Customs (Ministry of Finance) shall co-ordinate to establish a database serving the work of copyright protection at customs offices.

VI.  ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The General Department of Customs (Ministry of Finance), the Department of Literary and Art Copyright and specialized culture and information inspection bodies (Ministry of Culture and Information) shall be responsible for providing guidelines to organizations and individuals for implementation of this Circular.

2. Organizations and individuals concerned shall be responsible for implementation of the provisions and guidelines provided in this Circular.

3. This Circular shall be of full force and effect after fifteen (15) day from the date of its publication in the Official Gazette.

4. During the implementation of this Circular, individuals and organizations concerned shall report timely any problems or unclear issues to the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Finance for guidance.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE




Truong Chi Trung

FOR THE MINISTER OF CULTURE AN INFORMATION
DEPUTY MINISTER DEPUTY MINISTER




Tran Chien Thang

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 ANNEX 1

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom- Happiness

---------ooOoo--------

APPLICATION FOR REQUESTING COPYRIGHT PROTECTION AT CUSTOMS AUTHORITIES

To: ………………………………………………..(1)

I/We: …………………………………………………………….(2)

Legal basis of application: ………………………………………(3)

It is hereby requested that the customs authorities take measures to protect the copyright that is stated in this Application, pursuant to the provisions in the Joint Circular No 58 of

the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Finance on guidance to the implementation of copyright protection at customs authorities in respect of export or import goods, for the period: ………………… and to the extent:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Presentation of grounds for finding that the export or import goods infringe copyright:

………………………………………………………....(5)

Exposition of potential damages caused by the importation of unlawful copies of the work …………………………………………………………...(6)

Information the persons requesting protection at customs authorities request to be kept secret or considered as privilege: …………………………(7)

I undertake to pay all expenses and damages that arise in case the suspension of customs procedures for export or import goods has been decided on the basis of the request made in this application but the suspended goods are found not to infringe the copyright whose protection is requested in this application.

 

 

Done at ….date….month…..year 200
Name of the applicant(8)

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Endnotes:

(1) Authority receiving application stipulated in point 2.1. Section III of this Circular

(2) Name, address, telephone number, facsimile number, e-mail, business headquarters of the owner of copyright or name, address, telephone number, facsimile number, e-mail, business headquarters of the representative of the owner of copyright before customs authorities (if any)

(3) Provision of information on:

- Description of the work requested to be protected, type of work, name of the initial owner of copyright in the work, name of the author of the work

- Number, date of issue of the Copyright Certificate (if any);

- Scope of copyright protection;

- Duration of protection;

- In case the work is eligible for protection in Vietnam under international treaties signed or acceded to by Vietnam, explanation of their applicability to the protection of the work in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Name of the country, producer or persons concerned in the production of lawful copies of the work on the basis of contract, joint venture, co-operation....

+ Name of the country, producer licensed or consented by the owner of the work to make lawful copies of the work, title of the work

+ Name of the country, producer licensed or consented by the initial owner of the work to make lawful copies of the work without the authorization of the actual owner of the work

+ Extent of the use of the work specified in such contracts for use of work  or authorizations (e.g. right to production, right to distribution, right to use in industrial productions, number of authorized copies, place of market sale, duration...)

(4) Statement of the content and duration of the request for protection, territory in which protection is requested (nation-wide, particular localities). In the case of applications filed pursuant to the provisions in point 1.2. of this Circular, the statement of the duration is not required

(5) Provision of information on:

- Distinct aspects of infringing goods and lawful goods

- Country of production, producer, country of market sale, buyer of unlawful copies (if any)

- Specified lots of goods suspected to infringe (if any) (exporter, importer, name of carrier, port of departure, port of destination, itinerary, form of infringement of rights, description of suspected goods, quantity of goods, weight of goods, value of the lots of goods...)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(6) Description of circumstances in which the importation or intended importation of copies of the protected work caused or is going to cause damages.

(7) Coverage of information.

(8) If being legal person: signature, seal; if being individual: certified signature.

(9) Accompanying documents, evidences

ANNEX 2

General Department of Customs
Customs Department…………..
Sub-Customs Department………
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Number: ……………………….

……… date…. month…. year 200

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



DECISION

ON THE SUSPENSION OF CUSTOMS PROCEDURES IN RESPECT OF GOODS FOR WHICH THE PROTECTION OF COPYRIGHT IS REQUESTED

- Based on the Joint Circular No 58 of the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Finance on guidance to the implementation of copyright protection at customs authorities in respect of export or import goods;

- Based on the application for requesting copyright protection No: ………. date:….filed by the owner of copyright (Mr., Mrs., Unit, Organization………), which has been accepted according to the letter dated……..issued by ……………………

IT IS DECIDED

Article1: To suspend the customs procedures in respect of the lot of export/import goods of unit/individual …………… (Name, address), number of bill of lading ………date……freighter………(in case of import goods), number of customs declaration………….. date ……….. registered with Sub-Department of Customs

……….. (in case of export goods) for the reasons that the goods are suspected of infringing the copyright of (name, address, telephone number, facsimile number of the owner of rights) represented by..…….(name, address, telephone number, facsimile number of the representative) to the extent (statement of suspected infringements).

Article 2: This Decision shall be effective in a period of 10 days counted from its signature.

Article 3: (Name of units, individuals concerned), officers of Sub-Department of Customs……. shall be responsible for the execution of this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

To:
- As listed in Article 3
- General Department of Customs (as report)
- Department of Customs ………. (as report)
- Deposit

Head of Sub-Department of Customs

 

ANNEX 3

General Department of Customs
Customs Department…………..
Sub-Customs Department………
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Number: ……………………….

……… date…. month…. year 200

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



DECISION

ON THE PROLONGATION OF SUSPENSION OF CUSTOMS PROCEDURES IN RESPECT OF GOODS FOR WHICH THE PROTECTION OF COPYRIGHT IS REQUESTED

- Based on the Joint Circular No 58 of the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Finance on guidance to the implementation of copyright protection at customs authorities in respect of export or import goods;
- Based on the Decision number ….. date ….. on the suspension of customs procedures in respect of goods for which the protection of copyright is requested
- Based on the application for requesting the prolongation of suspension period for customs procedures pursuant to the above-mentioned Decision number ….. date …..
- After having considered the application, it is found that all conditions for prolonging suspension period of customs procedures are met,

 

IT IS DECIDED

Article1: To prolong by 10 days counted from ………….1 the suspension period of customs procedures in respect of goods, for which the protection of copyright is requested,

Article 2: (Name of units, individuals concerned), officers of Sub-Department of Customs…. shall be responsible for the execution of this Decision.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Head of Sub-Department of Customs

1 Date of the expiration of previous Decision.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 17/10/2003 hướng dẫn bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Văn hóa, thông tin - Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.084

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.28.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!