Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1966/QĐ-TCHQ 2015 thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Số hiệu: 1966/QĐ-TCHQ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành: 10/07/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1966/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm:

1. Quy trình kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ tại cửa khẩu.

2. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Quy trình quản lý đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất.

4. Các quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.

5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan; phương tiện vận tải neo đậu, dừng đỗ trong địa bàn hoạt động hải quan.

6. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

7. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, ra kho ngoại quan, kho CFS.

8. Quy trình thủ tục hải quan đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.

9. Quy trình kiểm tra, xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế; kiểm tra, xác định trị giá hải quan; kiểm tra thuế, ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

10. Quy trình miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

11. Phụ lục 1: Quy định một số mẫu dấu, bảng biểu thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

12. Phụ lục 2: Quy định một số mẫu dấu, bảng biểu khi thực hiện khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2015, thay thế các quyết định sau:

1. Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

2. Quyết định số 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

3. Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

4. Quyết định số 2575/QĐ-TCHQ ngày 29/8/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu cảng biển.

5. Quyết định số 2441/QĐ-TCHQ ngày 15/8/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại khu vực ga hàng hóa quốc tế thuộc cửa khẩu cảng hàng không, sân bay quốc tế áp dụng Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS.

6. Các quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan; phương tiện vận tải neo đậu, dừng đỗ trong địa bàn hoạt động hải quan ban hành kèm các Quyết định:

a) Quyết định số 149/QĐ-TCHQ ngày 28/01/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với tàu liên vận quốc tế nhập cảnh, xuất cảnh bằng đường sắt; đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; giám sát hải quan tại ga liên vận biên giới và ga liên vận nội địa;

b) Quyết định số 2344/QĐ-TCHQ ngày 07/8/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu biên giới đường bộ và biên giới đường sông.

7. Quyết định số 103/2011/QĐ-TCHQ ngày 24/01/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan.

8. Quyết định số 1323/QĐ-TCHQ ngày 22/02/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình kiểm tra việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khi làm thủ tục hải quan.

9. Mục II Quyết định số 2424/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng tại Chi cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

10. Quyết định số 2422/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế, ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khi làm thủ tục hải quan.

Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh thì kịp thời báo cáo đề xuất để Tổng cục xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính:
+ Lãnh đạo Bộ (để b/c);
+ Vụ CST, Vụ PC (để phối hợp);
- Lãnh đạo TCHQ (để chỉ đạo);
- Lưu: VT, GSQL.GQ1 (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

QUY TRÌNH

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Phần I

QUY TRÌNH KIỂM TRA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG QUÁ TRÌNH XẾP, DỠ, VẬN CHUYỂN, LƯU GIỮ TẠI CỬA KHẨU

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu giữ tại kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (sau đây gọi là Nghị định số 08/2015/NĐ-CP) và Điều 9 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tư số 38/2015/TT-BTC).

2. Việc kiểm tra quy định tại Phần này thực hiện tại các khu vực cảng, cửa khẩu, kho, bãi có trang bị máy soi hàng hóa (áp dụng cả đối với máy soi hàng hóa được trang bị tại các địa điểm kiểm tra tập trung trực thuộc Cục Hải quan quản lý khu vực cảng, cửa khẩu, kho, bãi).

Điều 2. Lựa chọn hàng hóa kiểm tra

1. Việc lựa chọn container, kiện hàng phải kiểm tra được chỉ dẫn trên Hệ thống e-Customs đảm bảo không được vượt quá năng lực soi chiếu của máy soi.

2. Trường hợp số lượng container, kiện hàng phải kiểm tra vượt quá năng lực soi chiếu của máy soi hoặc hàng hóa không thể thực hiện kiểm tra qua máy soi, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý kho, bãi, cảng, cửa khẩu quyết định việc kiểm tra phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 3. Kiểm tra hàng hóa

1. Hình thức kiểm tra:

Việc kiểm tra hàng hóa do Chi cục Hải quan nơi quản lý kho, bãi, cảng, cửa khẩu thực hiện bằng máy soi và các thiết bị kỹ thuật khác.

2. Quy trình kiểm tra:

a) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

a.1) Căn cứ Danh sách container, kiện hàng cần soi chiếu do Hệ thống đưa ra, công chức được phân công thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng biết số hiệu container, kiện hàng phải kiểm tra bằng văn bản theo mẫu số 02/TBSCT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này hoặc thông qua Hệ thống điện tử.

Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ đưa ra Danh sách container, kiện hàng cần soi chiếu, công chức hải quan của Chi cục Hải quan nơi quản lý kho, bãi, cảng, cửa khẩu căn cứ vào nguồn tin hiện có tại thời điểm đánh giá, lập Danh sách container, kiện hàng cần soi chiếu đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt để thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng theo hướng dẫn tại điểm a.1 khoản này;

a.2) Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng đưa các container, kiện hàng cần kiểm tra qua khu vực máy soi để kiểm tra trong quá trình dỡ hàng xuống phương tiện vận tải;

a.3) Căn cứ hình ảnh soi chiếu, đối chiếu với thông tin hàng hóa trên bản khai hàng hóa nhập khẩu (manifest), các chứng từ có liên quan và các nguồn thông tin khác (nếu có) để xác định lô hàng có dấu hiệu vi phạm hoặc không có dấu hiệu vi phạm;

a.4) Cập nhật kết quả kiểm tra (ghi rõ kết quả kiểm tra theo quy định tại điểm a.3 khoản này, số container, số vận đơn) và đính kèm hình ảnh soi chiếu vào Hệ thống.

Trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ chức năng cập nhật kết quả soi chiếu trên Hệ thống, công chức kiểm tra thực hiện ghi nhận kết quả trên Hệ thống máy soi. Đối với trường hợp xác định lô hàng có dấu hiệu vi phạm, ngoài việc ghi nhận kết quả kiểm tra trên Hệ thống máy soi, thực hiện in hình ảnh đã đánh dấu dấu hiệu vi phạm từ Hệ thống máy soi và ghi rõ nội dung nghi ngờ trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra qua máy soi (theo mẫu số 03/KQSCT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này) để chuyển cho bộ phận giám sát địa điểm sẽ lưu giữ hàng hóa nhập khẩu;

a.5) Trường hợp kiểm tra hàng hóa qua máy soi phát hiện lô hàng có dấu hiệu vi phạm, cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa bởi công chức hải quan thì căn cứ tình hình thực tế, có thể thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để phối hợp bố trí khu vực lưu giữ riêng hoặc sử dụng Hệ thống điện tử quản lý cảng để xác định vị trí hàng hóa cần kiểm tra thực tế trong quá trình làm thủ tục hải quan;

a.6) Thanh toán các chi phí phát sinh liên quan đến việc nâng, hạ, vận chuyển hàng hóa đến khu vực kiểm tra máy soi, khu vực lưu giữ hàng hóa.

b) Đối với hàng hóa xuất khẩu:

b.1) Căn cứ Danh sách container, kiện hàng cần soi chiếu do Hệ thống đưa ra, công chức được phân công thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng biết số hiệu container, kiện hàng phải kiểm tra trước khi đưa hàng lên phương tiện vận tải bằng văn bản theo mẫu số 02/TBSCT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này hoặc thông qua Hệ thống điện tử.

Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ đưa ra Danh sách container, kiện hàng cần soi chiếu, công chức hải quan của Chi cục Hải quan nơi quản lý kho, bãi, cảng, cửa khẩu căn cứ thông tin số hiệu container, số hiệu kiện trên tờ khai xuất khẩu, lập Danh sách container, kiện hàng cần soi chiếu đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt để thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng theo hướng dẫn tại điểm b.1 khoản này;

b.2) Phối hợp với người vận chuyển, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng đưa các container, kiện hàng cần kiểm tra qua khu vực máy soi để kiểm tra trong quá trình đưa hàng lên phương tiện vận tải;

b.3) Căn cứ hình ảnh soi chiếu, đối chiếu với thông tin hàng hóa trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, các chứng từ có liên quan và các nguồn thông tin khác (nếu có) để xác định lô hàng có dấu hiệu vi phạm hoặc không có dấu hiệu vi phạm;

b.4) Cập nhật kết quả kiểm tra (ghi rõ kết quả kiểm tra theo quy định tại điểm b.3 khoản này, số container) và đính kèm hình ảnh soi chiếu vào Hệ thống.

Trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ chức năng cập nhật kết quả soi chiếu trên Hệ thống, công chức kiểm tra thực hiện ghi nhận kết quả trên Hệ thống máy soi. Trường hợp xác định lô hàng có dấu hiệu vi phạm, ngoài việc ghi nhận kết quả kiểm tra trên Hệ thống máy soi, thực hiện in hình ảnh đã đánh dấu dấu hiệu vi phạm từ Hệ thống máy soi và ghi rõ nội dung nghi ngờ trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra qua máy soi (theo mẫu số 03/KQSCT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này);

b.5) Trường hợp kiểm tra hàng hóa qua máy soi phát hiện lô hàng có dấu hiệu vi phạm, cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa bởi công chức hải quan thì thực hiện việc kiểm tra thực tế vắng mặt người khai hải quan theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 Luật Hải quan với sự chứng kiến của đại diện cơ quan Cảng vụ tại cảng biển, cảng hàng không quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký xác phận của các bên liên quan;

b.6) Thanh toán các chi phí phát sinh liên quan đến việc nâng, hạ, vận chuyển hàng hóa đến khu vực kiểm tra máy soi, khu vực lưu giữ hàng hóa.

Điều 4. Xử lý kết quả kiểm tra khi người khai hải quan thực hiện đăng ký tờ khai

1. Đối với các container, kiện hàng khi soi chiếu không có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ kết quả soi chiếu ghi nhận trên Hệ thống để tiến hành thực hiện các thủ tục tiếp theo.

2. Đối với các container, kiện hàng khi soi chiếu có dấu hiệu vi phạm:

a) Đối với hàng hóa nhập khẩu

a.1) Đối với các container, kiện hàng khi soi chiếu có dấu hiệu vi phạm được ghi nhận tại thông tin tờ khai trên Hệ thống:

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra để thông quan hàng hóa hoặc xử lý vi phạm (nếu có).

Việc kiểm tra có thể thực hiện tại địa điểm kiểm tra hàng hóa trong khu vực cảng, cửa khẩu hoặc địa điểm kiểm tra tập trung ngoài khu vực cửa khẩu trực thuộc Cục Hải quan quản lý Chi cục Hải quan cửa khẩu.

a.2) Đối với các container, kiện hàng khi soi chiếu có dấu hiệu vi phạm không ghi nhận được tại thông tin tờ khai trên Hệ thống:

a.2.1) Trách nhiệm của bộ phận giám sát địa điểm lưu giữ hàng hóa nhập khẩu:

a.2.1.1) Căn cứ Phiếu ghi kết quả kiểm tra qua máy soi (theo mẫu số 03/KQSCT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này) do bộ phận soi chiếu chuyển đến, công chức giám sát có trách nhiệm theo dõi và nhận biết tờ khai có hàng hóa thuộc container, kiện hàng có dấu hiệu nghi vấn khi người khai hải quan thực hiện thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát theo quy định tại Phần V Quy trình này;

a.2.1.2) Ngay khi phát hiện tờ khai có hàng hóa thuộc container, kiện hàng có dấu hiệu nghi vấn trong quá trình kiểm tra, xác nhận hàng qua khu vực giám sát, công chức căn cứ các dấu hiệu nghi vấn tại Phiếu ghi kết quả kiểm tra qua máy soi đề xuất Chi cục trưởng cho phép thực hiện tiếp các thủ tục xác nhận hàng qua khu vực giám sát hoặc kiểm tra dừng đưa hàng qua khu vực giám sát theo quy định tại Điều 14 Quy trình này. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chịu trách nhiệm trong việc sử dụng thông tin tại Phiếu ghi kết quả kiểm tra qua máy soi.

b) Đối với hàng hóa xuất khẩu

Sau khi thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại điểm b.5 khoản 2 Điều 3 Quy trình này, thực hiện xử lý kết quả như sau:

b.1) Trường hợp không phát hiện vi phạm: tiếp tục công tác giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh theo quy định;

b.2) Trường hợp phát hiện vi phạm: tùy thuộc vào mức độ vi phạm để chuyển cho cấp có thẩm quyền tương ứng xử lý.

Phần II

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 5. Nguyên tắc chung

1. Quy trình thủ tục này áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

2. Đối tượng áp dụng quy trình là cơ quan hải quan, công chức hải quan có liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

3. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Quy trình) tại Phần II Quyết định này gồm 05 bước cơ bản. Thủ tục hải quan đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể, tùy theo kết quả phân luồng có thể trải qua đủ cả 5 bước hoặc chỉ trải qua một số bước nhất định của Quy trình.

4. Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:

a) Thực hiện các công việc theo thẩm quyền quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ; Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

Căn cứ tình hình thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thể giao việc bằng văn bản cho Lãnh đạo Đội (nếu có) thực hiện việc phân công công chức kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan;

b) Tổ chức triển khai, giám sát việc thực hiện của công chức ở các bước trong quy trình đảm bảo đúng quy định.

5. Các quyết định, chỉ đạo của Chi cục trưởng; các ghi nhận của công chức được phân công xử lý tờ khai phải được ghi nhận vào Hệ thống VCIS. Trường hợp nội dung ghi nhận vượt quá số lượng ký tự cho phép trên Hệ thống (lớn hơn 1000 ký tự) thì thực hiện việc ghi nhận nội dung chi tiết tại Phiếu ghi kết quả kiểm tra và ghi nhận trên Hệ thống là “Nội dung chi tiết theo Phiếu ghi kết quả kiểm tra kèm hồ sơ lưu”.

6. Hệ thống tự động kiểm tra và xác định hàng hóa của tờ khai thuộc diện phải niêm phong hải quan để công chức hải quan thực hiện việc niêm phong biết và thực hiện.

Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ xác định tự động, công chức hải quan căn cứ quy định hiện hành để xác định hàng hóa thuộc diện niêm phong hoặc không phải niêm phong.

7. Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định việc chuyển sang thực hiện khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP . Trường hợp việc khai hải quan được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy, thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 Phần VIII Quy trình này.

Điều 6. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai (Bước 1)

1. Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan. Trường hợp người khai hải quan thông báo không thực hiện đăng ký được tờ khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vướng mắc của doanh nghiệp để hướng dẫn xử lý.

Riêng các vướng mắc do doanh nghiệp phản ánh dưới đây, Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý như sau:

a) Không đăng ký được tờ khai do Hệ thống xác định chưa đúng trạng thái hoạt động của doanh nghiệp:

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện tra cứu thông tin hồ sơ doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin Quản lý rủi ro (Mục 5.1.1) và thực hiện như sau:

a.1) Trường hợp Hệ thống xác định trạng thái của doanh nghiệp là “Đang hoạt động” thì thông báo cho Bộ phận hỗ trợ - Tổng cục Hải quan (Help Desk) thông qua số điện thoại (04) 37 824 754, (04) 37 824 755, (04) 37 824 756, (04) 37 824 757 hoặc email: [email protected] để thực hiện thao tác xử lý dữ liệu trên Hệ thống VNACCS;

a.2) Trường hợp Hệ thống không xác định trạng thái doanh nghiệp là “Đang hoạt động” (tình trạng khác hoặc không xác định tình trạng) mà doanh nghiệp có chứng từ chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động bình thường thì thực hiện như sau:

a.2.1) Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ do doanh nghiệp nộp/xuất trình. Nếu chứng từ hợp lệ, lập Bảng kê với 03 nội dung thông tin gồm:

a.2.1.1) Mã số thuế của doanh nghiệp;

a.2.1.2) Tên doanh nghiệp;

a.2.1.3) Nội dung xử lý: nêu rõ nội dung cần xử lý (Ví dụ: Tên doanh nghiệp trên Hệ thống không thống nhất với tên doanh nghiệp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

a.2.2) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ký tên, đóng dấu Chi cục Hải quan trên Bảng kê, fax Bảng kê và các chứng từ doanh nghiệp nộp về Tổng cục Hải quan (qua đầu mối tiếp nhận là Ban Quản lý rủi ro - số fax: 04.39440644).

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai có trách nhiệm thực hiện trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan cung cấp đủ các chứng từ quy định;

a.2.3) Trong thời gian Tổng cục Hải quan cập nhật trạng thái hoạt động của doanh nghiệp, căn cứ đề nghị của người khai hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định cho phép doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan giấy.

a.3) Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan

Ngay sau khi nhận được thông tin từ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (thông qua fax, bảng kê), các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm:

a.3.1) Ban Quản lý rủi ro: kiểm tra, đối chiếu và thông báo đến Tổng cục Thuế, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan về việc điều chỉnh thông tin của doanh nghiệp (nếu có) chậm nhất thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm nhận đủ các thông tin từ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai;

a.3.2) Cục CNTT&TKHQ: cập nhật thông tin điều chỉnh của doanh nghiệp vào các Hệ thống liên quan (VNACCS/VCIS, e-Customs, KTT...) chậm nhất 02 giờ kể từ thời điểm nhận đủ các thông tin từ Ban Quản lý rủi ro và trước thời điểm cập nhật hàng ngày vào Hệ thống VNACCS theo hướng dẫn tại Quyết định số 833/QĐ-TCHQ ngày 26/3/2015 của Tổng cục Hải quan.

b) Không đăng ký được tờ khai do số tiền thuế bảo lãnh trên Bảo lãnh riêng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp trên tờ khai và người khai hải quan vẫn có nhu cầu đăng ký tờ khai

b.1) Trường hợp doanh nghiệp chỉ có nhu cầu thông quan cho số lượng hàng hóa tương ứng với số tiền thuế bảo lãnh: hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi số lượng hàng hóa trên tờ khai đảm bảo số tiền thuế phải nộp nhỏ hơn hoặc bằng số tiền thuế bảo lãnh;

b.2) Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thông quan cho toàn bộ lượng hàng trên tờ khai và chấp nhận nộp số tiền thuế chênh lệch trước khi nhận hàng: hướng dẫn người khai hải quan thực hiện chuyển tiêu chí mã xác định thời hạn nộp thuế là mã “A” chuyển thành mã “D”.

2. Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) và phân luồng tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai chính thức của người khai hải quan theo một trong các hình thức được quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2015/NĐ-CPkhoản 3 Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trường hợp mã phân loại kiểm tra là 1 - luồng xanh, chuyển sang Bước 4 (Điều 9 Quy trình này); đối với các mã phân loại kiểm tra 2 - luồng vàng và 3 - luồng đỏ, chuyển sang Bước 2 (Điều 7 Quy trình này) để thực hiện tiếp.

3. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật và lô hàng chưa qua khu vực giám sát hải quan thì áp dụng nghiệp vụ “Dừng đưa hàng qua khu vực giám sát” quy định tại Điều 14 Quy trình này.

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định của cơ quan có thẩm quyền nhưng Hệ thống không cảnh báo kiểm tra thực tế hàng hóa và phân loại kiểm tra là 1 - luồng xanh, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai chuyển ngay thông tin về đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về quản lý rủi ro, điều tra chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong ngày đăng ký tờ khai hoặc chậm nhất là ngày làm việc kế tiếp.

Ngay sau khi nhận được thông tin của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, các đơn vị liên quan thực hiện:

a) Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về quản lý rủi ro: điều chỉnh và cập nhật tiêu chí theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền để cập nhật tiêu chí;

b) Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra sau thông quan: thực hiện ngay việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan;

c) Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về điều tra chống buôn lậu: thực hiện rà soát, điều tra theo chức năng, nhiệm vụ.

Điều 7. Kiểm tra hồ sơ hải quan (Bước 2)

Kiểm tra hồ sơ hải quan là việc thực hiện kiểm tra chi tiết, toàn bộ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

1. Trách nhiệm của Chi cục trưởng

a) Khi có thông tin tờ khai trên Hệ thống, phân công cho công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ thông qua Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai (Màn hình NA02A). Đối với những tờ khai thuộc lô hàng có trên 50 dòng hàng khai cùng loại hình thì phân công cho 01 công chức xử lý các tờ khai thuộc lô hàng;

b) Chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra, phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra hồ sơ, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông qua chức năng Tạm dừng và Hủy tạm dừng CEA/CEE (nếu có) tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ. Việc chỉ đạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo”;

c) Đối với các lô hàng có thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát do Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện, căn cứ đề xuất của công chức xử lý ghi nhận tại chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát”, Chi cục trưởng quyết định việc tiếp tục dừng hoặc bỏ dừng đưa hàng qua khu vực giám sát thông qua chức năng “D. Bỏ dừng qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs.

2. Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ

a) Nội dung kiểm tra

Ngay sau khi nhận đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống; căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng, các chỉ dẫn nghiệp vụ của Hệ thống VCIS (nếu có) thông qua Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ, các chỉ dẫn rủi ro và kết quả kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu qua máy soi, thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs (nếu có), công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trong quá trình kiểm tra lưu ý những nội dung sau:

a.1) Kiểm tra thông tin khai báo Danh sách container đối với tờ khai nhập khẩu khai báo phương thức vận chuyển bằng container

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container, (nhận biết thông qua tiêu chí “Mã hiệu phương thức vận chuyển” và/hoặc “Số lượng container”), công chức hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu Danh sách container khai báo trên Hệ thống VNACCS (thông qua nghiệp vụ HYS) và Hệ thống e-Customs (trên Tab “Danh sách container khai kèm tờ khai” của thông tin tờ khai). Sau khi kiểm tra, thực hiện xử lý kết quả như sau:

a.1.1) Trường hợp Danh sách container chưa được khai trên Hệ thống VNACCS hoặc Danh sách container đã khai trên Hệ thống VNACCS không phù hợp với các chứng từ trong hồ sơ hải quan: yêu cầu người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại điểm b.1.1 khoản này;

a.1.2) Trường hợp Danh sách container đã được khai trên Hệ thống VNACCS và phù hợp với các chứng từ trong hồ sơ hải quan nhưng chưa thực hiện khai báo trên Hệ thống e-Customs hoặc thông tin khai báo trên Hệ thống e-Customs sai khác so với nội dung đã khai báo trên Hệ thống VNACCS: sau khi thực hiện nghiệp vụ hoàn thành kiểm tra trên Hệ thống (nghiệp vụ CEA), công chức hải quan kết xuất Danh sách container đã khai báo trên Hệ thống VNACCS (thông qua nghiệp vụ IHY/MSC) để cập nhật vào Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “M. Nhập danh sách container của tờ khai (HQ nơi đăng ký)”.

a.2) Kiểm tra tiêu chí khai báo ảnh hưởng đến quản lý hải quan: “Số hiệu, ký hiệu”; “Chi tiết khai trị giá”; “Phần ghi chú”; “Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp”; “Mô tả hàng hóa”; “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế”; “Mã loại hình” ...

Việc ghi nhận tại tiêu chí này phải đảm bảo đúng hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

Ví dụ: Đối với loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ, tại tiêu chí “Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp” phải khai là “#&XKTC”; đối với hàng hóa không nhằm mục đích thương mại phải khai tương ứng là #&1, #&2…;

a.3) Kiểm tra điều kiện chuyển cửa khẩu nếu người khai hải quan có đề nghị chuyển cửa khẩu tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai;

a.4) Trường hợp mã phân loại kiểm tra là W2, S2 thì lưu ý kiểm tra các thông tin sau:

a.4.1) W2: kiểm tra giấy phép, văn bản thông báo miễn kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành đã khai báo;

a.4.2) S2: kiểm tra bảo lãnh đã khai báo.

a.5) Kiểm tra, xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế khi kiểm tra hồ sơ hải quan: thực hiện theo hướng dẫn tại mục 1 Phần IX của Quy trình này;

a.6) Kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan: thực hiện theo hướng dẫn tại mục 2 Phần IX của Quy trình này;

a.7) Trường hợp kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;

a.8) Kiểm tra khai báo về thuế và thực hiện chính sách thuế: thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3 Phần IX của Quy trình này;

a.9) Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế: thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 74 Mục 2 Phần X của Quy trình này;

a.10) Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành:

a.10.1) Trường hợp do người khai hải quan nộp trực tiếp: thực hiện kiểm tra trên cơ sở bản giấy của giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

a.10.2) Trường hợp cơ quan chuyên ngành gửi đến thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia: thực hiện tra cứu thông tin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành trên Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “7. Một cửa quốc gia” để thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, không yêu cầu người khai hải quan nộp bản giấy.

a.11) Kiểm tra kết quả Hệ thống xác định hàng hóa thuộc đối tượng niêm phong hải quan căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hợp Hệ thống xác định chưa chính xác thì điều chỉnh trạng thái tờ khai thông qua chức năng “Đề xuất/Bỏ đề xuất niêm phong hàng hóa”.

b) Xử lý kết quả kiểm tra:

Công chức hải quan ghi nhận kết quả kiểm tra trên Hệ thống VCIS, không ghi nhận trên Mục I Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sau đây gọi là Phiếu ghi kết quả kiểm tra), cụ thể như sau:

b.1) Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên Hệ thống, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện:

b.1.1) Thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A), trường hợp công chức có đầy đủ thông tin xác định có hành vi vi phạm thì lập Biên bản vi phạm và chuyển hồ sơ vi phạm cho cấp có thẩm quyền xử lý.

Trường hợp người khai hải quan sử dụng bảo lãnh riêng để khai báo nhưng số tiền thuế phải nộp do cơ quan hải quan xác định lớn hơn số tiền thuế do người khai hải quan khai báo thì thông báo cho người khai hải quan số tiền thuế phải nộp và hướng dẫn người khai hải quan lựa chọn 1 trong 3 phương thức thanh toán sau:

(1) Sử dụng bảo lãnh riêng mới tương ứng với số tiền thuế do cơ quan hải quan xác định; hoặc

(2) Khai báo việc nộp thuế bằng phương thức nộp thuế ngay thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A); hoặc

(3) Trường hợp người khai hải quan lựa chọn sử dụng bảo lãnh riêng đã khai báo với cơ quan hải quan và nộp ngay số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền khai báo với số tiền do cơ quan hải quan xác định thì người khai khai báo lại phương thức nộp thuế ngay (chuyển từ mã xác định thời hạn nộp thuế là mã “A” chuyển thành mã “D”) thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01. Quyết định ấn định thuế do cơ quan hải quan ban hành và gửi đến người khai hải quan phải ghi rõ thông tin liên quan đến bảo lãnh riêng và số tiền nộp thuế phải nộp ngay.

Trường hợp người khai hải quan sử dụng bảo lãnh riêng để khai báo nhưng số tiền thuế phải nộp do cơ quan hải quan xác định nhỏ hơn với số tiền thuế do người khai hải quan khai báo thì thông báo cho người khai hải quan số tiền thuế phải nộp thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A).

Nếu quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung mà người khai hải quan không thực hiện việc bổ sung hoặc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo và còn trong thời hạn hiệu lực của tờ khai mà người khai hải quan có văn bản khẳng định những nội dung khai là đúng và không thực hiện khai bổ sung tờ khai thì xử lý theo quy định tại điểm b.7 khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trường hợp phải ấn định thuế, công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3 Phần IX Quy trình này;

b.1.2) Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác của nội dung khai hải quan thì đề nghị người khai hải quan bổ sung thêm thông tin, chứng từ thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) hoặc đề xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu (nếu có) tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”. Việc thông báo chuyển luồng bằng nghiệp vụ CKO, Chi cục trưởng căn cứ tình hình thực tế phân công cho công chức Bước 2 hoặc Bước 3 thực hiện sau khi Chi cục trưởng quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.

b.2) Nếu kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu qua máy soi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa bằng hình thức thủ công (công chức trực tiếp kiểm tra hàng hóa), lấy mẫu (nếu có) tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”. Việc thông báo chuyển luồng bằng nghiệp vụ CKO, Chi cục trưởng căn cứ tình hình thực tế phân công cho công chức Bước 2 hoặc Bước 3 thực hiện sau khi Chi cục trưởng quyết định hình thức, mức độ kiểm tra nếu địa điểm lưu giữ hàng hóa thuộc quản lý của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai. Tờ khai chuyển sang Bước 3 (Điều 8 Quy trình này).

Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai không quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, việc thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 4 và Điều 11 Quy trình này.

b.3) Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b.1.2, điểm b.2 khoản 2 Điều này thì thực hiện như sau:

b.3.1) Trường hợp thông quan:

b.3.1.1) Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký danh mục miễn thuế bản giấy theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Thực hiện trừ lùi trên bản chính các Danh mục trừ lùi đã đăng ký;

b.3.1.2) Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;

b.3.1.3) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ thông qua chức năng CEA/CEE;

b.3.1.4) Đề xuất cho phép hàng hóa tiếp tục thực hiện các thủ tục tiếp theo thông qua chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát” nếu có thông tin cảnh báo dừng đưa hàng qua khu vực giám sát liên quan đến kiểm tra hồ sơ trên Hệ thống e-Customs.

Hệ thống chuyển tờ khai sang Bước 4 (Điều 9 Quy trình này).

b.3.2) Trường hợp giải phóng hàng:

Căn cứ đề nghị giải phóng hàng của người khai hải quan ghi nhận tại tờ khai hải quan (nếu sử dụng bảo lãnh khai báo tại tiêu chí “Mã lý do đề nghị BP”, nếu nộp thuế thì ghi nhận đề nghị giải phóng hàng tại ô “Chi tiết khai trị giá”) hoặc văn bản đề nghị giải phóng hàng của người khai hải quan và các quy định về các trường hợp được giải phóng hàng, công chức đề xuất cho phép giải phóng hàng trên Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ. Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt thực hiện như sau:

b.3.2.1) Trường hợp người khai hải quan đề nghị giải phóng hàng nhập khẩu trên cơ sở thực hiện bảo lãnh trên Hệ thống thì thực hiện tuần tự như sau:

- Hoàn thành việc kiểm tra cho phép giải phóng hàng thông qua nghiệp vụ CEA (lần 1);

- Sau khi giải phóng hàng, căn cứ các quy định tại Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, nếu thuộc trường hợp thông quan thì công chức thực hiện nghiệp vụ CEA (lần 2) để hoàn thành kiểm tra điều kiện thông quan; nếu thuộc trường hợp ấn định thuế, công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3 Phần IX Quy trình này.

b.3.2.2) Trường hợp người khai hải quan đề nghị giải phóng hàng xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở nộp thuế hoặc có số thuế bằng 0 hoặc thực hiện bảo lãnh nhưng không khai thông tin bảo lãnh trên Hệ thống (tại tiêu chí “Mã lý do đề nghị BP”) thì thực hiện tuần tự như sau:

- Khi người khai hải quan đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, công chức cập nhật quyết định giải phóng hàng trên Hệ thống e-Customs (thông qua chức năng B. Giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/đưa hàng về địa điểm kiểm tra - Giải phóng hàng);

- Sau khi giải phóng hàng, căn cứ các quy định tại Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức cập nhật kết quả kiểm tra tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”. Nếu thuộc trường hợp thông quan thì công chức thực hiện nghiệp vụ CEA/CEE trên Hệ thống để hoàn thành kiểm tra điều kiện thông quan; nếu thuộc trường hợp ấn định thuế, công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3 Phần IX Quy trình này.

b.3.3) Trường hợp có yêu cầu đưa hàng về bảo quản

Căn cứ văn bản đề nghị đưa hàng về bảo quản của người khai hải quan theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC) hoặc văn bản của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đề nghị đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức hải quan kiểm tra thông tin khai báo với các điều kiện cho phép đưa hàng về bảo quản quy định tại Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CPĐiều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và quy định của pháp luật có liên quan.

Căn cứ kết quả kiểm tra, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt trên Hệ thống và thông báo cho người khai hải quan như sau:

b.3.3.1) Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện đưa về bảo quản, thông báo cho người khai hải quan bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã A); đồng thời cập nhật lý do không chấp nhận đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ.

Riêng trường hợp người khai hải quan thuộc danh sách doanh nghiệp vi phạm không được đưa hàng về bảo quản nhưng hàng hóa không thể thực hiện việc kiểm tra tại cửa khẩu, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, quyết định cho phép đưa hàng về bảo quản theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành như hướng dẫn tại điểm b.3.3.2 khoản 2 Điều này.

b.3.3.2) Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện đưa hàng về bảo quản, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện như sau:

- Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ, trong đó ghi nhận cụ thể căn cứ chấp nhận đưa hàng về bảo quản;

- Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt tại ô “Ý kiến của Lãnh đạo”, thông báo cho người khai hải quan cho phép đưa hàng về bảo quản tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B). Nội dung thông báo phải ghi cụ thể tên, địa chỉ của địa điểm cho phép đưa hàng về bảo quản;

- Cập nhật quyết định cho phép đưa hàng về bảo quản tại Hệ thống e-Customs (thông qua chức năng B. Giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản /đưa hàng về địa điểm kiểm tra - Đưa hàng về bảo quản).

Trường hợp khi thực hiện cập nhật quyết định cho phép đưa hàng về bảo quản tại Hệ thống e-Customs mà Hệ thống cảnh báo doanh nghiệp thuộc danh sách không được phép đưa hàng về bảo quản thì công chức thực hiện kiểm tra lại các thông tin để tiếp tục hoặc không tiếp tục thực hiện chuyển trạng thái tờ khai thành “Đưa hàng về bảo quản”. Nếu lựa chọn không tiếp tục thực hiện việc chuyển trạng thái tờ khai thành “Đưa hàng về bảo quản” thì báo cáo Chi cục trưởng, sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt tại ô “Ý kiến của Lãnh đạo”, thông báo cho người khai hải quan về việc không cho phép Đưa hàng về bảo quản tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B). Nội dung thông báo phải ghi cụ thể lý do không cho phép đưa hàng về bảo quản.

- Sau khi có kết quả kiểm tra do cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi đến hoặc do người khai hải quan nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan (sử dụng thông tin đến trước), công chức kiểm tra, đối chiếu với thông tin khai trên tờ khai hải quan, nếu lô hàng đủ điều kiện được phép nhập khẩu, công chức hải quan bổ sung thông tin kết quả kiểm tra chuyên ngành vào Hệ thống thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B) (tiêu chí “Số của giấy phép”) và hoàn thành kiểm tra điều kiện thông quan bằng nghiệp vụ CEA; nếu lô hàng không được phép nhập khẩu tiến hành xử lý theo quy định hiện hành.

Trường hợp người khai hải quan nộp kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành không đúng thời hạn quy định thì công chức hải quan tiến hành lập Biên bản vi phạm, sau khi người khai hải quan chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan.

Trường hợp quá thời hạn quy định mà người khai hải quan không thực hiện nộp kết quả, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai chủ trì việc kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan hải quan nơi có địa điểm bảo quản để kiểm tra. Trình tự kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC . Trường hợp khi kiểm tra xác định doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp bỏ địa chỉ, doanh nghiệp giải thể, phá sản...) thì chuyển thông tin cho cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan thuế nội địa, cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời ghi nhận thông tin về kết quả kiểm tra và văn bản thông báo cho các đơn vị liên quan trên Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và thực hiện chuyển xử lý thủ công trên Hệ thống bằng nghiệp vụ PAI/PEA (Mã lý do hủy: MID).

Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC , cơ quan hải quan thực hiện như sau:

- Đối với trường hợp hàng hóa phải tái chế: cơ quan hải quan theo dõi thời hạn doanh nghiệp đăng ký tái chế với cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp hàng hóa sau khi tái chế đáp ứng điều kiện nhập khẩu, công chức hải quan tiếp tục thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định;

- Đối với trường hợp hàng hóa phải tái xuất/tiêu hủy: giám sát người khai hải quan thực hiện việc tái xuất/tiêu hủy hàng hóa theo kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành. Sau khi người khai hải quan thực hiện việc tái xuất, tiêu hủy, công chức hải quan ghi nhận thông tin về việc đã tái xuất, tiêu hủy hàng hóa trên Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và thực hiện chuyển xử lý thủ công trên Hệ thống bằng nghiệp vụ PAI/PEA (Mã lý do hủy: MID).

- Trường hợp trong một tờ khai bao gồm hàng hóa đạt và không đạt yêu cầu về kiểm tra chuyên ngành, buộc phải tái xuất/tiêu hủy phần không đạt yêu cầu thì thông báo cho người khai hải quan về lượng hàng hóa đạt và không đạt yêu cầu thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B) và ghi nhận vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”. Trường hợp người khai hải quan có yêu cầu thông quan cho lượng hàng đạt yêu cầu thì hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung tờ khai chỉ bao gồm lượng hàng hóa đã đạt yêu cầu kiểm tra chuyên ngành. Căn cứ vào thông tin bổ sung tờ khai, công chức hải quan kiểm tra, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt trên Hệ thống. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, công chức hải quan thực hiện CEA để hoàn thành kiểm tra, tiếp tục theo dõi lượng hàng phải tiêu hủy/tái xuất ngoài Hệ thống.

Trường hợp phải tái xuất thì hướng dẫn người khai hải quan mở tờ khai hải quan xuất khẩu đối với lượng hàng không đạt yêu cầu kiểm tra chuyên ngành (theo loại hình “xuất khẩu hàng đã nhập khẩu”). Sau khi người khai hải quan thực hiện việc tái xuất/tiêu hủy, công chức hải quan ghi nhận thông tin về việc đã tái xuất/tiêu hủy hàng hóa tại tờ khai nhập khẩu ban đầu trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ CNO/CNO11 (ghi rõ số văn bản tiêu hủy/buộc tái xuất của cơ quan quản lý chuyên ngành và số tờ khai hải quan xuất khẩu đối với trường hợp tái xuất).

b.3.4) Đối với những lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hải quan, chỉ ghi nhận kết quả kiểm tra hồ sơ tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, không thực hiện CEA/CEE và chuyển hồ sơ sang Bước 3 (Điều 8 Quy trình này).

Đối với những hồ sơ do Bước 3 (Điều 8 Quy trình này) chuyển về do kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan và hàng hóa thuộc đối tượng phải tính lại thuế thì công chức kiểm tra hồ sơ thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A). Nếu quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung mà người khai hải quan không thực hiện việc bổ sung hoặc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo và còn trong thời hạn hiệu lực của tờ khai mà người khai hải quan có văn bản khẳng định những nội dung khai là đúng và không thực hiện khai bổ sung tờ khai thì công chức hải quan thực hiện việc bổ sung và ấn định thuế như đã hướng dẫn tại điểm b.1.1 khoản 2 Điều này và thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định;

b.3.5) Trường hợp đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra tại Chi cục nơi đăng ký tờ khai:

Đối với tờ khai phải kiểm tra thực tế hàng hóa mà địa điểm kiểm tra của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nằm ngoài khu vực lưu giữ hàng hóa, công chức Bước 2 thực hiện như sau:

b.3.5.1) Sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ, công chức Bước 2 cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ và ghi nhận địa điểm yêu cầu người khai hải quan vận chuyển hàng về để thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, đồng thời thông báo cho người khai hải quan quyết định cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B). Nội dung chỉ thị phải nêu rõ tên, mã và địa chỉ địa điểm kiểm tra;

b.3.5.2) Cập nhật quyết định cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tại Hệ thống e-Customs (thông qua chức năng B. Giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/đưa hàng về địa điểm kiểm tra - Đưa hàng về địa điểm kiểm tra) để công chức Bước 3 thực hiện kiểm tra;

b.3.5.3) Lập thông tin về Biên bản bàn giao để xác định địa điểm hàng hóa sẽ được vận chuyển đến để kiểm tra trên Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “Biên bản bàn giao”. Trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ lập Biên bản bàn giao điện tử thì không thực hiện nội dung này, công chức Bước 3 thực hiện lập Biên bản bàn giao giấy theo quy định tại Điều 8 Quy trình này.

Điều 8. Kiểm tra thực tế hàng hóa (Bước 3)

1. Trách nhiệm của Chi cục trưởng

a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét đề xuất của công chức kiểm tra hồ sơ để quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa và phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thông qua Màn hình NA02A.

a.1) Trường hợp phân công cho nhiều hơn 01 công chức thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, thực hiện phân công 01 công chức tại ô “Tên người phụ trách kiểm hóa”, các công chức còn lại ghi nhận tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo” trên Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra thực tế hàng hóa;

a.2) Đối với những tờ khai liên kết với số tờ khai khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC trong đó có hơn 01 tờ khai phân luồng đỏ thì phân công cho nhóm công chức kiểm tra thực tế hàng hóa các tờ khai luồng đỏ thuộc lô hàng;

a.3) Đối với tờ khai chuyển luồng từ luồng vàng sang luồng đỏ, sau khi phê duyệt đề xuất chuyển luồng của công chức kiểm tra hồ sơ, căn cứ vào tình hình thực tế, Chi cục trưởng hoặc lãnh đạo Đội được phân công tiến hành phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa (trừ trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa bằng máy soi container dùng chung).

b) Căn cứ chỉ dẫn rủi ro, quá trình chấp hành pháp luật hải quan của người khai hải quan, kết quả soi chiếu trước trong quá trình xếp dỡ tại cảng và các thông tin có liên quan (nếu có) để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.

b.1) Hình thức, mức độ kiểm tra bao gồm:

b.1.1) Hình thức kiểm tra: kiểm tra qua máy soi/cân/thiết bị khác hoặc kiểm tra thủ công;

b.1.2) Mức độ kiểm tra: kiểm tra tỷ lệ hàng hóa (P1) hoặc kiểm tra toàn bộ hàng hóa (P2).

b.2) Cách thức quyết định hình thức kiểm tra

b.2.1) Đối với các Chi cục Hải quan được trang bị máy soi container, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện qua máy soi container trừ trường hợp máy soi container gặp sự cố hoặc hàng hóa không phù hợp với việc soi chiếu hoặc hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan hoặc lượng hàng hóa phải kiểm tra thực tế vượt quá công suất của máy soi container hoặc năng lực xếp dỡ của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi lắp đặt máy soi. Trong trường hợp Tổng cục Hải quan chưa ban hành Danh mục hàng hóa không phù hợp với việc soi chiếu thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vào kết quả phân luồng, chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống và các nguồn thông tin khác để quyết định hình thức kiểm tra phù hợp (kiểm tra thủ công hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa qua máy soi);

b.2.2) Trường hợp lô hàng đã được soi chiếu trước theo quy định tại Phần I Quy trình này mà không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan lựa chọn sử dụng kết quả soi chiếu trước để thông quan hoặc chuyển công chức hải quan kiểm tra trực tiếp (không thực hiện soi chiếu lần 2 nếu Chi cục Hải quan đã được trang bị máy soi);

b.2.3) Trường hợp trong quá trình kiểm tra hàng hóa, công chức đề xuất thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hoặc hình thức, mức độ xử lý (thông qua Hệ thống và trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra), Chi cục trưởng xem xét, quyết định, ký tên, đóng dấu tại ô số 5 mục IIA hoặc IIB (tương ứng với hình thức kiểm tra) trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra đồng thời cập nhật vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo” trên Hệ thống.

c) Chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra, phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra thực tế hàng hóa, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông qua chức năng Tạm dừng và Hủy tạm dừng CEA/CEE (nếu có) tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra thực tế hàng hóa; việc chỉ đạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo”.

d) Quyết định thay đổi phân luồng của Hệ thống (chỉ từ luồng đỏ sang luồng vàng), cụ thể:

d.1) Các trường hợp được thay đổi phân luồng nếu tờ khai được Hệ thống phân luồng đỏ:

d.1.1) Hàng hóa là phương tiện vận tải đã xuất cảnh quy định tại khoản 9 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

d.1.2) Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

d.1.3) Hàng hóa tạm xuất thay đổi mục đích sử dụng để bán, tặng hàng hóa này ở nước ngoài (không tái nhập về Việt Nam);

d.1.4) Tờ khai đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

d.1.5) Hàng hóa không thể thực hiện kiểm tra thực tế bởi công chức hải quan hoặc phương tiện kỹ thuật của cơ quan hải quan.

d.2) Chi cục trưởng căn cứ đề xuất của công chức Bước 2 hoặc qua rà soát thông tin tờ khai để quyết định chuyển luồng. Chi cục trưởng có thể trực tiếp chuyển ngược luồng hoặc giao cho công chức chuyển ngược luồng thông qua việc phê duyệt đề xuất. Việc chuyển ngược luồng và thông báo cho người khai hải quan được thực hiện thông qua nghiệp vụ CKO trên Hệ thống.

đ) Đối với các lô hàng có thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát, căn cứ đề xuất của công chức xử lý ghi nhận tại chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát”, Chi cục trưởng quyết định việc tiếp tục dừng hoặc bỏ dừng đưa hàng qua khu vực giám sát thông qua chức năng “D. Bỏ dừng qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs.

2. Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa:

a) Công chức được phân công tại ô “Tên người phụ trách kiểm hóa” trên Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra thực tế hàng hóa sử dụng nghiệp vụ CKO để thông báo cho người khai hải quan về hình thức, địa điểm và thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa và việc chuyển luồng (nếu có) theo đúng nội dung chỉ đạo của Chi cục trưởng. Riêng mức độ kiểm tra (tỷ lệ kiểm tra) không thông báo cho người khai hải quan;

b) Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và các chỉ dẫn của Chi cục trưởng. Kết quả kiểm tra hàng hóa phải xác định rõ những nội dung phù hợp/chưa phù hợp của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu so với khai báo của người khai hải quan, đồng thời phải xác định đầy đủ các thông tin về hàng hóa làm căn cứ tính thuế và phải được cập nhật tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và ghi nhận tại Phiếu ghi kết quả kiểm tra. Riêng việc ghi nhận trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra được thực hiện như sau:

b.1) Trường hợp hàng hóa kiểm tra đúng khai báo, công chức hải quan ghi nhận kết quả kiểm tra hàng hóa tại các ô số 1, số 2, số 4 mục IIA hoặc IIB tương ứng với hình thức kiểm tra trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra (Lưu ý: công chức hải quan không phải ghi nhận vào ô số 3 mục IIA hoặc IIB, Chi cục trưởng không phải ghi nhận vào ô số 5 mục IIA hoặc IIB);

b.2) Trường hợp trong quá trình kiểm tra theo hình thức, mức độ kiểm tra được chỉ dẫn chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác của nội dung khai hải quan với thực tế hàng hóa, công chức kiểm tra hàng hóa ghi nhận kết quả kiểm tra tại ô số các ô số 1, số 2, số 4 mục IIA hoặc IIB tương ứng; ghi nhận nội dung nghi vấn và đề xuất tăng hình thức (nếu có), mức độ kiểm tra tại ô số 3 Mục II.A hoặc Mục II.B Phiếu ghi kết quả kiểm tra, đồng thời cập nhật kết quả kiểm tra, nội dung nghi vấn và đề xuất xử lý trên Phiếu vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống.

Sau khi có ý kiến phê duyệt của Chi cục trưởng, tiếp tục thực hiện việc kiểm tra hàng hóa và ghi nhận kết quả kiểm tra trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra trên Hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra theo hướng dẫn tại điểm d khoản này.

b.3) Trường hợp trong quá trình kiểm tra phát hiện hàng hóa không đúng khai báo, công chức kiểm tra hàng hóa thực hiện như sau:

b.3.1) Trường hợp kiểm tra thủ công toàn bộ (100%):

Công chức hải quan ghi nhận kết quả kiểm tra hàng hóa tại các ô số 1, số 2, số 4 mục IIB trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra. Trong đó lưu ý tại ô số 2 phải ghi cụ thể nội dung sai (như: sai về tên hàng, mã số, lượng hàng, xuất xứ, chất lượng...) và ghi “các mặt hàng ...xuất khẩu hoặc nhập khẩu sai so với khai của người khai hải quan về...”; nếu có mặt hàng đúng như khai của người khai hải quan thì ghi thêm “các mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu còn lại đúng như khai của người khai hải quan”. Cập nhật nội dung ghi nhận trên Phiếu vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống và xử lý vi phạm trong thẩm quyền quy định.

Trường hợp vượt thẩm quyền xử lý, công chức kiểm tra đề xuất xử lý tại ô số 3 Mục II.B trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra, trình Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, quyết định, ký tên, đóng dấu tại số 5 Mục II.B trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra, đồng thời cập nhật ý kiến đề xuất tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt ý kiến đề xuất thì thực hiện các thủ tục tiếp theo.

b.3.2) Đối với kiểm tra thủ công tỷ lệ hoặc kiểm tra qua máy soi:

Công chức hải quan ghi nhận kết quả kiểm tra hàng hóa tại các ô số 1, số 2, số 4 mục IIA hoặc IIB tương ứng với hình thức kiểm tra trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra; đề xuất tăng tỷ lệ kiểm tra hoặc hình thức, mức độ xử lý tại ô số 3 mục II.A hoặc II.B trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra. Đồng thời cập nhật kết quả kiểm tra, nội dung nghi vấn và đề xuất xử lý trên Phiếu vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống.

Chi cục trưởng xem xét, quyết định, ký tên, đóng dấu tại ô số 5 mục II.A hoặc II.B trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra. Công chức căn cứ theo chỉ đạo của Chi cục trưởng để tiếp tục thực hiện việc kiểm tra hải quan (nếu có) và tiếp tục ghi nhận kết quả kiểm tra vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra, đồng thời cập nhật nội dung ghi nhận trên Phiếu vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống hoặc chuyển hồ sơ cho bộ phận xử lý vi phạm để thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định.

c) Thực hiện việc lấy mẫu (nếu có) theo quy định tại Điều 31 Thông tư 38/2015/TT-BTC;

d) Xử lý kết quả kiểm tra:

d.1) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp và thuộc trường hợp thông quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện:

d.1.1) Ghi nhận kết quả kiểm tra đã ghi nhận tại Phiếu ghi kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;

d.1.2) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa thông qua chức năng CEA/CEE;

d.1.3) Riêng đối với trường hợp thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa căn cứ vào thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát thì nhập kết quả kiểm tra và đề xuất cho phép hàng hóa tiếp tục thực hiện các thủ tục tiếp theo thông qua chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs.

d.2) Trường hợp tờ khai có đề nghị giải phóng hàng, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện các công việc như quy định tại điểm b.3.2 khoản 2 Điều 7 Quy trình này;

d.3) Trường hợp tờ khai có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện các công việc như quy định điểm b.3.3 khoản 2 Điều 7 Quy trình này;

d.4) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và chuyển hồ sơ đến các bước nghiệp vụ tiếp theo để xem xét, quyết định (trường hợp hàng thuộc đối tượng phải tính lại thuế thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa chuyển toàn bộ hồ sơ về công chức kiểm tra hồ sơ để xử lý về thuế theo quy định).

đ) Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa qua máy soi container tại địa điểm kiểm tra tập trung, công chức thực hiện kiểm tra qua máy soi xử lý kết quả kiểm tra như hướng dẫn đối với công chức Bước 3 tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai;

e) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu luồng đỏ, sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan thực hiện:

e.1) Niêm phong hải quan (nếu hàng hóa niêm phong được);

e.2) Lập biên bản bàn giao trên Hệ thống thông qua chức năng “Biên bản bàn giao”. Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì công chức hải quan phải ghi rõ trên Biên bản bàn giao tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa kèm theo Biên bản bàn giao (nếu cần). In 02 bản Biên bản bàn giao từ Hệ thống; ký tên, đóng dấu công chức. Yêu cầu đại diện doanh nghiệp ký và ghi rõ họ tên. Cơ quan hải quan lưu 01 bản; giao 01 bản cùng hàng hóa cho đại diện doanh nghiệp vận chuyển đến cửa khẩu xuất.

e.3) Xác nhận đã niêm phong sau khi đã lập Biên bản bàn giao (bao gồm cả trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng niêm phong nhưng không thể niêm phong được) trên Hệ thống thông qua chức năng “Xác nhận niêm phong hàng hóa”;

Trường hợp không thực hiện được việc cập nhật, trao đổi thông tin qua Hệ thống theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì thực hiện lập Biên bản bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC để bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan vận chuyển đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để làm tiếp thủ tục theo quy định.

Theo dõi thông tin hàng hóa vận chuyển trên Hệ thống e-Customs đối với trường hợp lập Biên bản bàn giao trên thống, hoặc thông tin hồi báo thông qua bản fax Biên bản bàn giao từ Chi cục Hải quan nơi vận chuyển đến, chủ trì truy tìm trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa đến đích.

Điều 9. Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (Bước 4)

1. Thu thuế

a) Hệ thống VNACCS tự động kiểm tra việc nộp thuế của tờ khai hải quan trên cơ sở thanh toán của người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống.

b) Trường hợp Hệ thống VNACCS không tự động xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của tờ khai hải quan:

b.1) Trường hợp người khai hải quan nộp tiền mặt, cơ quan hải quan viết biên lai thu tiền thì cập nhật ngay biên lai vào Hệ thống Kế toán tập trung để Hệ thống tự động chuyển thông tin sang Hệ thống VNACCS để thông quan lô hàng;

b.2) Trường hợp người khai hải quan đã nộp thuế tại ngân hàng đã ký Thỏa thuận phối hợp thu hoặc KBNN nhưng trên Hệ thống Kế toán tập trung chưa có thông tin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của tờ khai chờ thông quan mà người khai hải quan xuất trình được chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tổ chức thực hiện như sau:

b.2.1) Công chức xử lý về thủ tục hải quan:

b.2.1.1) Kiểm tra các thông tin trên Giấy nộp tiền vào NSNN có xác nhận của Ngân hàng/KBNN do người khai hải quan cung cấp, đối chiếu với Hệ thống thông tin chuyển tiền từ ngân hàng/KBNN. Trường hợp có nghi ngờ về chứng từ nộp tiền thì liên hệ với KBNN/Ngân hàng chuyển tiền xác minh thông tin về chứng từ nộp tiền do doanh nghiệp xuất trình. Trường hợp Hệ thống có vướng mắc, sau khi kiểm tra chứng từ nộp tiền nếu chấp nhận thì thực hiện các bước tiếp theo;

b.2.1.2) Cập nhật thông tin Giấy nộp tiền vào Hệ thống Kế toán tập trung thông qua chức năng “2. Nhập liệu/J. Chứng từ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế/1. Nhập chứng từ” để nhập các thông tin liên quan;

b.2.1.3) Đối với các chứng từ do Ngân hàng cấp phát, đóng dấu xác nhận chứng từ đã được cơ quan hải quan sử dụng, đề nghị Ngân hàng cấp phát không hủy ngang vào bản chính và trả người khai hải quan (sử dụng mẫu số 01 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này);

b.2.1.4) Lưu chứng từ nộp tiền (bản chụp có xác nhận của người khai hải quan) đã cập nhật vào Hệ thống Kế toán tập trung.

b.2.2) Công chức xử lý về thuế: hàng ngày kiểm tra thông tin các chứng từ nộp tiền do công chức xử lý về thủ tục hải quan cập nhật vào Hệ thống Kế toán tập trung.

b.3) Trường hợp người khai hải quan đã nộp thuế tại ngân hàng chưa phối hợp thu nhưng trên Hệ thống Kế toán tập trung chưa có thông tin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của tờ khai chờ thông quan, người khai xuất trình giấy nộp tiền có xác nhận của ngân hàng chuyển tiền và văn bản cam kết không hủy ngang Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước. Căn cứ tình hình thực tế, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tổ chức thực hiện như sau:

b.3.1) Kiểm tra bản chính Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước của ngân hàng thương mại chưa phối hợp thu (liên cấp cho người nộp thuế có xác nhận của ngân hàng thương mại chưa phối hợp thu có ký tên, đóng dấu trên Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước); Lưu bản chụp của Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước.

Trường hợp người nộp thuế đề nghị ngân hàng thương mại chuyển tiền nộp thuế nhưng không cùng địa bàn làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, người nộp thuế có thể xuất trình bản chính giấy nộp tiền cho cơ quan hải quan nơi ngân hàng chuyển tiền, cơ quan hải quan này có trách nhiệm kiểm tra thông tin giấy nộp tiền và thông báo (bằng Email, fax) cho đơn vị hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để kịp thời thông quan hàng hóa;

b.3.2) Đóng dấu xác nhận chứng từ đã được cơ quan hải quan sử dụng, đề nghị Ngân hàng cấp phát không hủy ngang vào bản chính và trả người khai hải quan (sử dụng mẫu số 1 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này).

b.4) Trường hợp Hệ thống Kế toán tập trung không kết nối với Hệ thống VNACCS

Để xác định Hệ thống Kế toán tập trung không kết nối với Hệ thống VNACCS, đề nghị các Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai liên hệ với bộ phận Help Desk của Tổng cục Hải quan trước khi thực hiện các thao tác trên Hệ thống. Bộ phận Help Desk kiểm tra và thông báo sự cố trên Hệ thống e-Customs.

Trường hợp đủ căn cứ để xác định Hệ thống Kế toán tập trung không kết nối với Hệ thống VNACCS, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai giao cho một hoặc một nhóm công chức thực hiện nghiệp vụ RCC trên Hệ thống VNACCS để xác nhận tờ khai đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và mở sổ theo dõi số lượng tờ khai đã thực hiện.

Công chức được giao nhiệm vụ thực hiện nghiệp vụ RCC có trách nhiệm:

b.4.1) Kiểm tra các thông tin trên Giấy nộp tiền vào NSNN có xác nhận của Ngân hàng/KBNN do người khai hải quan cung cấp. Trường hợp có nghi ngờ về chứng từ nộp tiền thì liên hệ với KBNN/Ngân hàng chuyển tiền xác minh thông tin về chứng từ nộp tiền do doanh nghiệp xuất trình. Sau khi kiểm tra nếu chấp nhận thì thực hiện các bước tiếp theo;

b.4.2) Vào sổ, lập Bảng kê các chứng từ nộp tiền do người khai xuất trình;

b.4.3) Thực hiện nghiệp vụ RCC trên Hệ thống VNACCS để xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của lô hàng;

b.4.4) Đối với các chứng từ do Ngân hàng cấp phát, đóng dấu xác nhận chứng từ đã được cơ quan hải quan sử dụng, đề nghị Ngân hàng cấp phát không hủy ngang vào bản chính và trả người khai hải quan (sử dụng mẫu số 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này);

b.4.5) Kết thúc ngày làm việc chuyển bảng kê các chứng từ nộp tiền sang bộ phận quản lý thuế để kiểm tra thông tin các chứng từ nộp tiền đã cập nhật vào Hệ thống.

Sau khi KBNN có bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN chuyển sang, công chức được giao nhiệm vụ thuộc bộ phận quản lý thuế thực hiện cập nhật, hạch toán theo quy định.

2. Thu lệ phí hải quan

Các Chi cục Hải quan tổ chức theo dõi và thu lệ phí hải quan theo đúng các đối tượng phải thu lệ phí hải quan, số lần thu và mức thu quy định tại Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính và Điều 45 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Các Chi cục Hải quan thực hiện điều chỉnh âm lệ phí phải thu thủ công đối với những tờ khai không thuộc đối tượng phải nộp lệ phí hải quan trên Hệ thống Kế toán tập trung. Cách nhập liệu bằng chức năng “2. Nhập liệu\N. Quản lý lệ phí nộp sau\4. Nhập chứng từ điều chỉnh lệ phí”.

3. Thu phí thu hộ

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phân công công chức thực hiện việc rà soát và xuất thông báo lệ phí thu hộ các Hiệp hội thủ công trên Hệ thống Kế toán tập trung thông qua chức năng “2. Nhập liệu\N. Quản lý lệ phí nộp sau\1. Nhập thông báo lệ phí” cho các tờ khai có phát sinh lệ phí thu hộ hàng tháng.

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và người khai hải quan rà soát số phải thu và số đã thu trước ngày 10 tháng sau.

Điều 10. Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ (Bước 5)

Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ đã được “Thông qua”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản” mà còn nợ các chứng từ bản gốc được phép chậm nộp (bao gồm cả kết quả kiểm tra chuyên ngành) thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan.

Chi cục trưởng phân công công chức tiếp nhận các chứng từ bản gốc chậm nộp, xử lý các vướng mắc của lô hàng. Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Điều 11. Kiểm tra thực tế hàng hóa theo yêu cầu của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (kiểm hóa hộ)

1. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai không thể tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức Bước 2 đề xuất Chi cục trưởng đề nghị Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa trên Hệ thống VCIS. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa, thực hiện như sau:

a) Cập nhật thông tin đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa tại Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa tại Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “Đề nghị kiểm hóa hộ”. Trường hợp người khai hải quan không nộp hồ sơ hải quan dưới dạng điện tử, thực hiện scan các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để chuyển vào Hệ thống;

b) Sau khi có kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa cập nhật trên Hệ thống e-Customs, ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào Hệ thống VCIS và thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định; xử vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành.

2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa

a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng

Phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa đối với yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa từ những Chi cục Hải quan khác và chỉ đạo hình thức, mức độ kiểm tra theo đúng yêu cầu của Chi cục Hải quan đó trên Hệ thống e-Customs.

b) Trách nhiệm của công chức kiểm tra thực tế hàng hóa

b.1) Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và các chỉ đạo của Chi cục trưởng trên Hệ thống e-Customs. Kết quả kiểm tra hàng hóa phải xác định rõ những nội dung phù hợp/chưa phù hợp của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu so với khai báo của người khai hải quan, đồng thời phải xác định đầy đủ các thông tin về hàng hóa làm căn cứ tính thuế;

b.2) Ghi nhận kết quả kiểm tra, ký tên, đóng dấu công chức vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo quy định đồng thời cập nhật kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa tương ứng trên Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “Nhập kết quả kiểm hóa”; lập Biên bản vi phạm và chuyển toàn bộ thông tin, hồ sơ vi phạm cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để xử lý (nếu có). Lưu bản gốc Phiếu ghi kết quả kiểm tra; đồng thời scan Phiếu ghi kết quả kiểm tra để cập nhật vào Hệ thống e-Customs để hoàn thiện bộ hồ sơ hải quan điện tử;

b.3) Hủy yêu cầu phải niêm phong hải quan đối với tờ khai nhập khẩu trên Hệ thống (nếu Hệ thống chỉ dẫn phải niêm phong);

b.4) Riêng hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp: cập nhật quyết định cho phép hàng qua khu vực giám sát trước khi thông quan hàng hóa thông qua chức năng “Chờ thông quan sau khi kiểm hóa hộ” trên Hệ thống e-Customs.

3. Trường hợp Hệ thống e-Customs gặp sự cố, không thể trao đổi thông tin đề nghị kiểm hóa hộ thì các Chi cục Hải quan thực hiện như sau:

a) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai không thể tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức Bước 2 đề xuất Chi cục trưởng đề nghị Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa trên Hệ thống VCIS. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa, thực hiện như sau:

a.1) Lập 02 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa theo Mẫu số 07/PĐNKT/GSQL ban hành kèm Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC và fax ngay cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa;

a.2) Lập 02 Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL ban hành kèm Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC , Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu Chi cục tại tiêu chí “Ý kiến Lãnh đạo Chi cục”. Mẫu dấu Chi cục sử dụng là mẫu dấu vuông nghiệp vụ - mẫu số 2 “Tên Chi cục Hải quan” ban hành kèm theo Quyết định số 1200/2001/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan;

a.3) Niêm phong hồ sơ giao cho người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu bao gồm: 01 bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu/Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân luồng) có xác nhận bằng dấu giáp lai của Chi cục; 01 bộ photo có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai các chứng từ đi kèm tờ khai; 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa; 02 Phiếu ghi kết quả kiểm tra;

a.4) Thực hiện các công việc sau khi có kết quả kiểm tra hàng hóa do Chi cục Hải quan cửa khẩu chuyển đến gồm:

a.4.1) Cập nhật kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào Hệ thống và thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định;

a.4.2) Xử lý vi phạm (nếu có).

b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu

b.1) Tiếp nhận hồ sơ từ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi tới, thực hiện kiểm tra hàng hóa theo hình thức, mức độ kiểm tra và các ghi chú (nếu có) ghi nhận trên Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa và ghi nhận tại Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa. Công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện kiểm hóa, ghi nhận kết quả kiểm tra, ký tên, đóng dấu công chức vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo quy định; lập Biên bản vi phạm (nếu có);

b.2) Luân chuyển hồ sơ sau khi hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa

b.2.1) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan và thuộc diện miễn thuế hoặc không chịu thuế hay có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:

b.2.1.1) Lập Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 07/DSHHG/GSQL Phụ lục 2 Quy trình này; ghi rõ thông tin, ký tên, ghi ngày, tháng, năm và đóng dấu công chức trên Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan giao người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng khi đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan;

b.2.1.2) Niêm phong hồ sơ giao cho người khai hải quan chuyển trả Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, bao gồm: 01 Phiếu ghi kết quả kiểm tra; 01 Biên bản vi phạm (nếu có) đồng thời fax ngay Phiếu ghi kết quả kiểm tra, Biên bản vi phạm (nếu có) đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai;

b.2.1.3) Lưu hồ sơ bao gồm: 01 bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu/Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân luồng) có xác nhận bằng dấu giáp lai của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai; 01 bộ các chứng từ đi kèm tờ khai photo có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai; 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa; 01 Phiếu ghi kết quả kiểm tra; 01 Biên bản vi phạm (nếu có).

b.3.2) Các trường hợp còn lại, không bao gồm trường hợp thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo yêu cầu dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:

b.3.2.1) Thông báo kết quả kiểm tra bằng fax cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để cập nhật kết quả vào Hệ thống ngay sau khi hoàn thành kiểm tra hoặc chậm nhất vào đầu giờ làm việc của ngày làm việc kế tiếp nếu thời gian kiểm tra kéo dài quá giờ hành chính. Bản chính của Phiếu kiểm tra thực tế hàng hóa được niêm phong giao người khai hải quan chuyển trả Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai;

b.3.2.2) Thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát theo đúng quy định hiện hành.

Điều 12. Khai bổ sung hồ sơ hải quan

1. Trường hợp bổ sung các thông tin tờ khai trước khi cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra hải quan (trước CEA/CEE):

a) Trường hợp người khai gửi thông tin bổ sung thông qua Hệ thống, tờ khai bổ sung sẽ được Hệ thống phân luồng lại. Công chức được phân công căn cứ nội dung bổ sung thực hiện như sau:

a.1) Nếu nội dung bổ sung hợp lệ, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Điều 7, Điều 8 Quy trình này tương ứng; xử lý vi phạm hành chính (nếu có);

a.2) Nếu nội dung bổ sung không hợp lệ, đề xuất Chi cục trưởng không chấp thuận tờ khai bổ sung trên Hệ thống VCIS. Trên cơ sở quyết định của Chi cục trưởng, sử dụng Chỉ thị của Hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) để yêu cầu người khai hải quan sửa đổi lại như nội dung ban đầu và xử lý tiếp tờ khai theo quy định.

b) Trường hợp người khai gửi thông tin bổ sung bằng văn bản:

Công chức được phân công tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề xuất Chi cục trưởng chấp nhận/không chấp nhận việc khai bổ sung trên văn bản của người khai hải quan (mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt hình thức xử lý đối với nội dung khai bổ sung, công chức thực hiện như sau:

b.1) Trường hợp chấp nhận nội dung bổ sung: cập nhật thông tin bổ sung thông qua chức năng CNO/CNO11, đồng thời cập nhật thông tin bổ sung của tờ khai trên Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “N. Nhập bổ sung thông tin sửa tờ khai (Hệ thống không hỗ trợ)”; lưu 01 bản đề nghị khai bổ sung của người khai hải quan, trả người khai hải quan 01 bản để thực hiện tiếp các thủ tục;

b.2) Trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung: thông báo kết quả cho người khai hải quan trên văn bản đề nghị bổ sung.

2. Trường hợp bổ sung các thông tin tờ khai sau khi hoàn thành kiểm tra hải quan (sau khi CEA/CEE), bao gồm cả trường hợp bổ sung C/O để hưởng thuế suất ưu đãi:

a) Trường hợp người khai hải quan khai bổ sung bằng Tờ khai bổ sung sau thông quan (thông qua nghiệp vụ AMA/AMC)

Công chức được phân công tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đối chiếu với thông tin khai báo trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ IAD. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề xuất Chi cục trưởng chấp nhận/không chấp nhận việc khai bổ sung bằng văn bản. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt hình thức xử lý đối với nội dung khai bổ sung, công chức sử dụng nghiệp vụ CAM để thông báo kết quả xử lý đến người khai hải quan;

b) Trường hợp người khai hải quan khai bổ sung bằng văn bản thì thực hiện như hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này.

Trường hợp tờ khai mới hoàn thành kiểm tra (CEA/CEE), chưa được cấp phép thông quan thì ghi nhận việc bổ sung trên Hệ thống e-Customs trước, sau khi tờ khai được cấp phép thông quan, sử dụng chức năng CNO/CNO11 để ghi nhận trên Hệ thống.

Riêng đối với việc sửa tiêu chí “Số vận đơn” trên tờ khai nhập khẩu, công chức thực hiện thêm việc cập nhật lại tất cả các số vận đơn theo đúng thứ tự đã khai báo trên tờ khai (bao gồm có sửa đổi và không sửa đổi) vào thông tin tờ khai tại chức năng “N. Nhập bổ sung thông tin sửa tờ khai (Hệ thống không hỗ trợ)” làm cơ sở để đối chiếu với Danh sách container.

Điều 13. Hủy tờ khai hải quan

1. Trường hợp hủy tờ khai trước thời điểm thông quan

Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt hủy tờ khai theo quy định công chức được giao nhiệm vụ thực hiện như sau:

a) Thủ tục hủy tờ khai trên Hệ thống:

a.1) Đối với tờ khai luồng xanh: Sử dụng nghiệp vụ IID/IEX để gọi tờ khai, sau đó nhấn chuột phải chọn “Link nghiệp vụ”, chọn PAI/PAE để hủy tờ khai.

Sau khi hủy tờ khai, thực hiện hủy tiền thuế (nếu có) trên Hệ thống KTT (thông qua chứng từ ghi sổ H3).

a.2) Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ: Trên màn hình kiểm tra thông tin tờ khai (Kiểm tra hồ sơ/Kiểm tra thực tế hàng hóa), nhấn chuột phải chọn “Link nghiệp vụ”, chọn PAI/PAE để hủy tờ khai; Sau đó tiếp tục nhấn chuột phải chọn “Thay đổi trạng thái kiểm tra (E)/Thu hồi (W)”. Sau khi hoàn tất các thao tác tiêu chí “Trạng thái tờ khai” trên màn hình NA02A sẽ là trạng thái “Hủy”.

b) Thủ tục hủy các nghĩa vụ thuế, phí (nếu có) trên Hệ thống:

b.1) Hủy tiền thuế (nếu có) trên Hệ thống KTT (thông qua chứng từ ghi sổ H3);

b.2) Chuyển thuế từ tờ khai hủy sang tờ khai khai lại (nếu có):

Căn cứ giấy đề nghị điều chỉnh thuế theo mẫu C.1-07 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính do người khai hải quan nộp, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện:

b.2.1) Kiểm tra thông tin trên giấy nộp tiền và giấy đề nghị điều chỉnh thuế, nếu hợp lệ sử dụng nghiệp vụ chức năng J trên Hệ thống KTT xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho tờ khai khai lại;

b.2.2) Chuyển Giấy nộp tiền và Giấy đề nghị điều chỉnh thuế theo mẫu C.1-07 cho bộ phận kế toán để điều chỉnh theo quy định.

b.3) Thông báo cho Cục Thuế nội địa hoặc Chi cục Hải quan theo quy định tại điểm b.1.5 khoản 2 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thông qua mẫu số 04 Phụ lục 1 Quy trình này.

2. Trường hợp hủy tờ khai sau thông quan

Đối với hồ sơ hủy hợp lệ thì thực hiện thêm những công việc sau đây:

a) Thủ tục hủy tờ khai trên Hệ thống: Sử dụng nghiệp vụ CNO/CNO11 trên Hệ thống VNACCS/VCIS và chức năng “Nhập thông tin tờ khai hủy sau thông quan” trên Hệ thống e-Customs để ghi nhận và chuyển tờ khai sang trạng thái hủy;

b) Thủ tục hủy các nghĩa vụ thuế, phí (nếu có) trên Hệ thống: thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Đối với việc hủy tờ khai tạm nhập tạm xuất, tạm xuất tái nhập, thực hiện điều chỉnh lượng hàng tương ứng theo hướng dẫn tại khoản 4, khoản 5 Điều 23 Quy trình này.

Điều 14. Dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan

1. Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý nơi lưu giữ hàng hóa quyết định việc dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan theo nguyên tắc như sau:

a) Việc dừng đưa hàng qua khu vực giám sát có thể thực hiện ngay khi có thông tin vi phạm của lô hàng. Người ra quyết định dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan sẽ có trách nhiệm thực hiện việc bỏ dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống;

b) Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý nơi lưu giữ hàng hóa tổ chức việc kiểm tra đảm bảo thực hiện theo quy trình tại khoản 2 Điều này.

2. Quy trình dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan:

a) Bước 1: Quyết định dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan

Chi cục trưởng quyết định dừng đưa hàng qua khu vực giám sát dựa trên đề xuất của công chức và các nguồn thông tin khác quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (theo mẫu số 11/QĐTDGS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC).

b) Bước 2: Thủ tục dừng đưa hàng qua khu vực giám sát

b.1) Trách nhiệm của Chi cục trưởng ra quyết định dừng:

b.1.1) Quyết định dừng đưa hàng qua khu vực giám sát và hình thức, mức độ kiểm tra bổ sung của tờ khai thông qua chức năng “C. Dừng đưa hàng qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs để thông báo dừng vận chuyển hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan cho khu vực giám sát hải quan;

b.1.2) Căn cứ kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý của công chức được phân công kiểm tra ghi nhận tại tab “Ghi nhận” của tờ khai, trường hợp hàng hóa đủ điều kiện đưa hàng qua khu vực giám sát hoặc không phát hiện vi phạm, quyết định cho phép tờ khai được tiếp tục thực hiện thủ tục thông qua chức năng “D. Bỏ dừng đưa hàng qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs.

b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

Căn cứ thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát và hình thức, mức độ kiểm tra bổ sung được ghi nhận, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tổ chức thực hiện xử lý thông tin dừng thông quan như sau:

b.2.1) Trường hợp tờ khai chưa hoàn thành kiểm tra (CEA/CEE): thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 7, Điều 8 Quy trình này. Thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát chỉ để hỗ trợ Chi cục trưởng quyết định hình thức, mức độ kiểm tra phù hợp.

b.2.2) Trường hợp tờ khai đã hoàn thành kiểm tra (CEA/CEE): theo dõi, hỗ trợ Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa trong việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có).

b.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý nơi lưu giữ hàng hóa:

Chi cục trưởng căn cứ vào thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát và hình thức, mức độ kiểm tra của lô hàng do Chi cục trưởng ra quyết định dừng chuyển đến trên Hệ thống, phân công và thông báo hình thức, mức độ kiểm tra tương ứng cho công chức kiểm tra bổ sung ngoài Hệ thống.

Công chức hải quan được phân công kiểm tra bổ sung thực hiện kiểm tra hồ sơ/kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Mục 3 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC và ghi nhận kết quả kiểm tra tại Phiếu ghi kết quả kiểm tra.

b.3.1) Trường hợp mức độ kiểm tra bổ sung là kiểm tra hồ sơ (chuyển luồng vàng):

b.3.1.1) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp với khai báo: ghi nhận kết quả kiểm tra và đề xuất cho phép tờ khai được tiếp tục thực hiện thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát thông qua chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát”; chuyển hồ sơ kiểm tra bổ sung cho công chức quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ để lưu trữ;

b.3.1.2) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ không phù hợp với khai báo: ghi nhận kết quả kiểm tra thông qua chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát”, lập Biên bản vi phạm và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý, đồng thời chuyển thông tin vi phạm cho bộ phận quản lý rủi ro để phân tích, xác định rủi ro.

b.3.2) Trường hợp mức độ kiểm tra bổ sung là kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (chuyển luồng đỏ)

Công chức được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại Điều 11 Quy trình này và xử lý kết quả kiểm tra như sau:

b.3.2.1) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với khai báo: ghi nhận kết quả kiểm tra và đề xuất cho phép tờ khai được tiếp tục thực hiện thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát thông qua chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát”; chuyển hồ sơ kiểm tra bổ sung cho công chức quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ để lưu trữ;

b.3.2.2) Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp với khai báo: ghi nhận kết quả kiểm tra thông qua chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát”, lập Biên bản vi phạm và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý, đồng thời chuyển thông tin vi phạm cho bộ phận quản lý rủi ro để phân tích, xác định rủi ro.

c) Bước 3: Xử lý vi phạm (nếu có)

Kết quả vi phạm (nếu có) được ghi nhận bằng biên bản và xử lý như sau:

c.1) Nếu mức độ vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định về xử lý vi phạm hành chính;

c.2) Nếu mức độ vi phạm vượt quá thẩm quyền của cơ quan hải quan thì hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Kết quả xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan được thông báo cho các đơn vị liên quan. Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai có trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro.

Điều 15. Xử lý các tờ khai lỗi trên Hệ thống

Tờ khai lỗi là các tờ khai không thể thao tác các nghiệp vụ trên Hệ thống mà không xác định được lý do.

1. Đối với các tờ khai lỗi trên Hệ thống VNACCS/VCIS

a) Đối với các tờ khai đang trong quá trình thông quan (chưa thực hiện CEA/CEE)

Yêu cầu người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ sửa tờ khai trong thông quan (nghiệp vụ IDA01). Lưu ý các thông tin khai báo như tờ khai ban đầu, chỉ bổ sung trong chỉ tiêu “Phần ghi chú” nội dung “Sửa theo yêu cầu của cơ quan hải quan”.

Cơ quan hải quan sau khi tiếp nhận tờ khai sửa thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định.

b) Đối với các tờ khai đã hoàn thành xử lý (đã thực hiện CEA/CEE)

b.1) Tạm dừng việc xử lý tờ khai hải quan thông qua chức năng “Dừng thông quan” trên Hệ thống e-Customs;

b.2) Tiến hành thủ tục hủy tờ khai trên Hệ thống VNACCS/VCIS;

b.3) Yêu cầu người khai hải quan đăng ký tờ khai mới hoặc chuyển sang thực hiện thủ công.

c) Chuyển số thuế của tờ khai đã hủy sang tờ khai mới (nếu có) và thực hiện tiếp các thủ tục. Việc chuyển số thuế thực hiện theo quy định tại điểm 7 Mục I Phần B Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính, Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và theo các hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

2. Đối với các tờ khai lỗi trên Hệ thống e-Customs: Cục Giám sát quản lý về Hải quan chủ trì, phối hợp với Cục CNTT & TKHQ xử lý từng trường hợp cụ thể trên cơ sở báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Phần III

QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA GIA CÔNG, SẢN XUẤT XUẤT KHẨU, DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT

Điều 16. Nguyên tắc thực hiện

1. Việc quản lý, thu thập thông tin, đánh giá, phân loại và kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

2. Tùy theo khối lượng công việc, số lượng công chức hải quan hiện có và cơ cấu tổ chức, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất, gia công, năng lực sản xuất, gia công, làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và nộp báo cáo quyết toán có trách nhiệm bố trí nhân lực, phân công chức thực hiện:

a) Quản lý, theo dõi tổ chức, cá nhân hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu trong suốt quá trình thực hiện gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;

b) Tiếp nhận thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu;

c) Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin để xác định các trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất, kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu vật tư và các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán;

d) Định kỳ báo cáo các nội dung nêu tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này.

3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất có trách nhiệm báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan việc kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu vật tư, kiểm tra báo cáo quyết toán và tổ chức thực hiện việc kiểm tra theo Quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.

4. Giao Cục Giám sát quản lý về Hải quan chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Ban Quản lý rủi ro xây dựng cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu; phần mềm về tiếp nhận thông tin cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, tiếp nhận báo cáo quyết toán và cập nhập các kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, kiểm tra báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư.

Điều 17. Thu thập thông tin của tổ chức, cá nhân hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất

1. Các nguồn thông tin để thu thập, phân tích và đánh giá:

Công chức/nhóm công chức được phân công chủ động khai thác, thu thập thông tin về các tổ chức, cá nhân hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc quản lý của Chi cục từ các nguồn cụ thể sau:

a) Từ thông tin thông báo cơ sở gia công, sản xuất xuất khẩu;

b) Từ Hệ thống cơ sở dữ liệu hải quan:

b.1) Hệ thống thông tin quản lý tổ chức, cá nhân hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất;

b.2) Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan (Hệ thống VCIS);

b.3) Hệ thống thông quan điện tử tập trung (Hệ thống e-Customs);

b.4) Hệ thống thông tin quản lý rủi ro (Hệ thống RM);

b.5) Hệ thống thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14);

b.6) Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế (Hệ thống GTT02);

b.7) Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập trung (Hệ thống KTT);

b.8) Hệ thống thông quan tàu biển xuất nhập cảnh (Hệ thống e-Manifest);

b.9) Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu phân loại và mức thuế (Hệ thống MHS);

b.10) Hệ thống thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan (Hệ thống CI02);

b.11) Các danh mục rủi ro hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

b.12) Các Hệ thống thông tin, dữ liệu khác có liên quan (nếu có).

c) Từ hoạt động nghiệp vụ hải quan (đăng ký, giám sát, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra hồ sơ, tham vấn giá, kết quả giám định hàng hóa, xác định trước mã số, trị giá;...);

d) Từ bộ phận quản lý rủi ro, chống buôn lậu thu thập, phát hiện trong quá trình thực hiện nghiệp vụ;

đ) Từ văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên;

e) Từ các cơ quan khác ngoài cơ quan hải quan (Bộ, cơ quan ngang bộ, Thuế, Công an, Kho bạc, Ngân hàng, các hiệp hội ngành nghề,...) cung cấp;

g) Từ những người khai hải quan tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cung cấp;

h) Từ các nguồn thông tin khác.

2. Từ thông tin thu thập có được, công chức được giao nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo tình hình định kỳ cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo mẫu số 05/BCGC/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này và báo cáo ngay cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nếu phát hiện những trường hợp:

a) Để kiểm tra cơ sở sản xuất khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất hoặc nguyên liệu nguyên liệu, vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;

b) Để kiểm tra tình hình sử dụng, báo cáo quyết toán trong các trường hợp:

b.1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư mà quá chu kỳ sản xuất không có sản phẩm xuất khẩu;

b.2) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc xuất khẩu sản phẩm tăng giảm bất thường so với năng lực sản xuất;

b.3) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan;

b.4) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai không đúng số lượng, chủng loại;

b.5) Khi số liệu báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường so với số liệu xuất nhập khẩu trên Hệ thống của cơ quan hải quan.

Điều 18. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất và việc kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất

1. Công chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất được thực hiện thông qua Hệ thống.

Trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ tiếp nhận thông báo cơ sở gia công, sản xuất xuất khẩu thì thực hiện tiếp nhận 02 bản chính theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC và thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra tính đầy đủ của thông tin khai trong thông báo cơ sở gia công, sản xuất xuất khẩu của tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung thông tin chưa đầy đủ ngay sau khi tiếp nhận văn bản thông báo;

b) Cấp số, vào sổ theo dõi việc tiếp nhận Thông báo cơ sở sản xuất. Đóng dấu xác nhận (theo mẫu số 04 Phụ lục 2 Quy trình này), ký tên, đóng dấu công chức tiếp nhận, ghi ngày tháng năm vào trang đầu tiên của Thông báo cơ sở sản xuất bản giấy, đóng dấu giáp lai toàn bộ Thông báo bằng dấu công chức, lưu 01 bản, trả tổ chức, cá nhân 01 bản;

c) Chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đầy đủ thông tin Thông báo cơ sở sản xuất, công chức có đề xuất Chi cục trưởng xem xét, quyết định việc kiểm tra cơ sở sản xuất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu, tổ chức cá nhân lần đầu áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;

d) Cập nhật kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất xuất khẩu vào Hệ thống hoặc vào sổ (trong trường hợp chưa có Hệ thống hỗ trợ).

2. Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

3. Trình tự, thủ tục kiểm tra, nội dung kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 57 Thông tư số 38/2015/TT-BTC . Trên cơ sở biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất, lập kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất (02 bản) theo mẫu số 06/KLKT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này. Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ký và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân để thực hiện.

4. Trường hợp cơ sở sản xuất đóng tại tỉnh, thành phố khác, Chi cục Hải quan quản lý tổ chức, cá nhân hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu do hạn chế về nguồn lực mà không cử công chức đến kiểm tra thì báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Trên cơ sở báo cáo của Chi cục Hải quan, Cục Hải quan có công văn (gửi kèm thông báo cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân) đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý địa bàn nơi tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất do Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan quản lý trong đó nêu rõ thời gian thực hiện phù hợp với quy định tại Điều 57 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi nhận được đề nghị kiểm tra cơ sở sản xuất giao 01 Chi cục Hải quan thực hiện việc kiểm tra, lập Biên bản và gửi Biên bản cho Chi cục Hải quan quản lý tổ chức, cá nhân hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu để kết luận, cập nhật vào Hệ thống.

Điều 19. Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê mượn

1. Công chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận văn bản thông báo xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn của tổ chức, cá nhân theo mẫu số 17/XL-HĐCG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC thực hiện:

a) Tiếp nhận văn bản thông báo của tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung thông tin nếu chưa đầy đủ;

b) Trường hợp tiêu hủy thì đề xuất để Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt việc trực tiếp giám sát tại văn bản thông báo của tổ chức, cá nhân;

c) Tiến hành giám sát việc tiêu hủy;

d) Khi kết thúc việc tiêu hủy, lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy theo đúng quy định;

đ) Lưu trữ thông báo của tổ chức, cá nhân và hồ sơ kèm theo.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân có văn bản tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê mượn trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công; tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm của hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, công chức hướng dẫn tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan quản lý về phương án sơ hủy, tiêu hủy, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy và thực hiện các bước như khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp phát hiện quá thời hạn xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC , công chức lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định và tổng hợp, báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đề xuất kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư.

Điều 20. Kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư

1. Trên cơ sở báo cáo, thu thập thông tin tại Điều 17 Mục này và các trường hợp kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức được phân công đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan lập hồ sơ báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan ban hành Quyết định kiểm tra.

2. Trình tự, thủ tục kiểm tra, nội dung kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 59 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Điều 21. Tiếp nhận, kiểm tra, xử lý báo cáo quyết toán

1. Công chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp thông qua Hệ thống. Trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ tiếp nhận báo cáo quyết toán thì thực hiện tiếp nhận thủ công theo mẫu báo cáo số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC , đóng dấu xác nhận (theo mẫu số 04 Phụ lục 2 Quy trình này), ký tên, đóng dấu công chức tiếp nhận, ghi ngày tháng năm tiếp nhận.

Sau khi tiếp nhận công chức được giao nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra xác định thời hạn nộp báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân;

b) Kiểm tra đối chiếu thông tin trên báo cáo quyết toán với thông tin số liệu trên Hệ thống của cơ quan hải quan theo nguyên tắc tổng trị giá khai báo trên tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và sản phẩm xuất khẩu với trị giá trên báo cáo quyết toán.

Trường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trị giá thì kiểm tra đối chiếu thông tin trên báo cáo quyết toán với thông tin chi tiết lượng hàng hóa trên Hệ thống của cơ quan hải quan.

2. Đề xuất kiểm tra báo cáo quyết toán để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc nêu tại khoản 1 Điều 22 Quy trình này.

3. Trường hợp quá thời hạn nộp báo cáo quyết toán theo quy định nhưng tổ chức, cá nhân chưa nộp, công chức được giao nhiệm vụ báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện lần lượt các bước theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Điều 22. Kiểm tra báo cáo quyết toán

1. Căn cứ lựa chọn báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân để kiểm tra bao gồm:

a) Đối với doanh nghiệp ưu tiên:

Trên cơ sở đề xuất của Chi cục Hải quan quản lý hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp ưu tiên, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để quyết định việc kiểm tra chậm nhất 15 ngày khi hết hạn nộp báo cáo quyết toán.

Cục Giám sát quản lý về Hải quan chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan và các đơn vị liên quan trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt kế hoạch kiểm tra phù hợp với quy định tại Điều 25 Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính và thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện;

b) Đối với các tổ chức, cá nhân khác:

b.1) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán theo quy định tại điểm b.1 khoản 5 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

b.2) Cục Hải quan tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và kế hoạch kiểm tra sau thông quan, thanh tra hàng năm của Tổng cục Hải quan, kết quả đã kiểm tra tình hình sử dụng, kiểm tra báo cáo quyết toán (nếu có), Cục Giám sát quản lý về Hải quan báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt kế hoạch kiểm tra và thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện.

Việc kiểm tra báo cáo quyết toán theo quy định tại điểm b.2 khoản này phải phù hợp với nguồn lực tại đơn vị và chu kỳ kiểm tra đánh giá không quá 05 năm đối với một tổ chức, cá nhân.

2. Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của công chức được giao nhiệm vụ hoặc từ kế hoạch được Tổng cục Hải quan phê duyệt, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan lập hồ sơ báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan ban hành Quyết định kiểm tra.

3. Trình tự, thủ tục kiểm tra, nội dung kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 59 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

Phần IV

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT TÁI NHẬP

Điều 23. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

1. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Phần II Quyết định này.

2. Quy trình thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

3. Sửa đổi thông tin quản lý tờ khai tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập:

Trong quá trình thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập trường hợp người khai hải quan có đề nghị gia hạn thời gian tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, thay đổi số lượng hàng hóa trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu hoặc số lượng xuất khẩu, nhập khẩu thực tế thông qua việc gửi thông tin Tờ khai bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX, TXTN (bằng nghiệp vụ TIB/TIA) thì công chức được phân công thực hiện như sau:

a) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khai bổ sung của người khai hải quan theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và các văn bản pháp luật có liên quan với thông tin trên Hệ thống. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề xuất Chi cục trưởng chấp nhận/không chấp nhận việc khai bổ sung tờ khai;

b) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt hình thức xử lý đối với nội dung bổ sung của người khai hải quan thì thực hiện như sau:

b.1) Trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung: thông báo cho người khai hải quan thông qua nghiệp vụ CTI (mã I);

b.2) Trường hợp chấp nhận nội dung bổ sung: thông báo cho người khai hải quan bằng nghiệp vụ CTI (mã R); đồng thời sử dụng chức năng CNO/CNO11 trên Hệ thống VNACCS/VCIS để ghi nhận số tờ khai bổ sung. Lưu 01 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung cùng hồ sơ bổ sung.

4. Hủy số lượng của tờ khai tạm nhập, tạm xuất hủy sau thông quan

Sau khi hủy tờ khai theo quy định tại điểm b.1.4 khoản 2 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức hải quan thực hiện việc hủy lượng hàng như sau:

a) Sử dụng nghiệp vụ TIB/TIA để điều chỉnh “Số lượng đã tái xuất/tái nhập” bằng với “Số lượng ban đầu” của từng dòng hàng trên tờ khai (đảm bảo “Số lượng còn lại” trên tờ khai tạm nhập, tạm xuất bằng 0);

b) Sử dụng nghiệp vụ CTI để ghi nhận lý do điều chỉnh lượng và phê duyệt để cập nhật lượng hàng trên Hệ thống.

5. Khôi phục số lượng của tờ khai tạm nhập hoặc tạm xuất sau khi hủy tờ khai tái xuất hoặc tái nhập:

Sau khi hủy tờ khai theo quy định tại điểm b.1.4 khoản 2 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức hải quan thực hiện khôi phục lượng hàng như sau:

a) Sử dụng nghiệp vụ TIB/TIA để khôi phục lượng hàng tương ứng;

b) Sử dụng nghiệp vụ CTI để phê duyệt và cập nhật lượng hàng trên Hệ thống.

Lưu ý: Việc khôi phục lượng hàng trên tờ khai tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập trên Hệ thống chỉ có thể thực hiện được trong vòng 6 ngày làm việc kể từ ngày lượng hàng trên tờ khai tạm nhập hoặc tạm xuất đã được trừ hết. Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ khôi phục số lượng theo yêu cầu thực tế, hướng dẫn người khai hải quan thực hiện khai báo hải quan trên tờ khai hải quan giấy. Sau khi thông quan cho tờ khai hải quan giấy, cập nhật số tờ khai hải quan giấy thay thế cho tờ khai tái xuất hoặc tái nhập vào tờ khai hải quan tạm nhập hoặc tạm xuất ban đầu thông qua nghiệp vụ CNO/CNO11. Việc theo dõi lượng hàng tái xuất thực hiện ngoài Hệ thống.

Điều 24. Quản lý, theo dõi hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

1. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện kiểm tra, rà soát tình trạng các lô hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập quá thời hạn chưa làm thủ tục tái xuất, tái nhập (sử dụng nghiệp vụ ITI) để xử theo quy định tại Điều 83, Điều 84 Thông tư số 38/2015/TT-BTC . Trường hợp hết thời hạn tái xuất thì Hệ thống sẽ cảnh báo bằng dấu *;

2. Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai tái xuất theo dõi các lô hàng đã làm thủ tục tái xuất nhưng chưa qua khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất (sử dụng nghiệp vụ ITF và/hoặc chức năng “H. Theo dõi trạng thái tờ khai” trên Hệ thống e-Customs), ngay sau khi quá thời hạn đăng ký vận chuyển của người khai hải quan và đã được cơ quan hải quan chấp nhận mà chưa có thông tin xác nhận hàng đã vận chuyển đến điểm đích của Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất thì hai bên phối hợp trao đổi thông tin để xác nhận về tình trạng của lô hàng hoặc thực hiện các biện pháp truy tìm theo quy định. Thực hiện tương tự với trường hợp tái nhập.

Điều 25. Giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

Việc giám sát hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Phần V quy trình này đối với từng phương thức vận chuyển tương ứng.

Riêng đối với tờ khai tái xuất của loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất đã được thông quan, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng chưa xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống mà người khai hải quan có nhu cầu thay đổi địa điểm xuất hàng (thay đổi tiêu chí “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên tờ khai), cửa khẩu xuất; xuất khẩu từng phần theo các địa điểm xuất hàng hoặc cửa khẩu xuất khác nhau thì thực hiện như sau:

1. Trường hợp thay đổi địa điểm xuất hàng nhưng không làm thay đổi cửa khẩu xuất

a) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng ban đầu

a.1) Căn cứ trên văn bản thông báo thay đổi địa điểm xuất hàng của người khai hải quan và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức giám sát kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

a.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, ghi nhận thông tin sửa đổi và chuyển thông tin về tờ khai đến địa điểm xuất hàng mới theo yêu cầu của người khai hải quan thông qua chức năng “F. Chuyển địa điểm giám sát” trên Hệ thống e-Customs;

a.3) Niêm phong hàng hóa và lập Biên bản bàn giao theo Mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC giao người khai hải quan vận chuyển đến địa điểm xuất hàng mới;

a.4) Lưu hồ sơ văn bản thông báo thay đổi địa điểm xuất hàng và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có).

b) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng mới: thực hiện hồi báo khi hàng hóa đã đến địa điểm xuất mới và thực hiện việc giám sát theo hướng dẫn tại Phần V quy trình này.

2. Trường hợp thay đổi địa điểm xuất hàng dẫn đến thay đổi cửa khẩu xuất theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Thông tư số 38/2015/TT-BTC

a) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

a.1) Căn cứ trên văn bản thông báo thay đổi địa điểm xuất hàng của người khai hải quan và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

a.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, ghi nhận thông tin sửa đổi và chuyển thông tin về tờ khai đến địa điểm xuất hàng mới theo yêu cầu của người khai hải quan thông qua chức năng “F. Chuyển địa điểm giám sát” trên Hệ thống e-Customs, đồng thời ghi nhận thông tin sửa đổi về cửa khẩu xuất và địa điểm xuất hàng mới trên tờ khai tái xuất thông qua nghiệp vụ CNO/CNO11.

b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu: Căn cứ văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thực hiện niêm phong hàng hóa và lập Biên bản bàn giao theo Mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC giao người khai hải quan vận chuyển đến cửa khẩu xuất mới;

c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất mới: thực hiện hồi báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu và thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này.

3. Trường hợp xuất khẩu từng phần theo các địa điểm xuất hàng nhưng không làm thay đổi cửa khẩu xuất

Trường hợp sau khi đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan tại địa điểm xuất hàng nhưng người khai hải quan chỉ xuất khẩu được một phần của lô hàng tại địa điểm xuất hàng đã đăng ký trên tờ khai, phần còn lại sẽ được xuất khẩu tại địa điểm xuất hàng khác thì thực hiện như sau:

a) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng ban đầu

a.1) Căn cứ trên văn bản đề nghị thay đổi địa điểm xuất hàng cho một phần lượng hàng thuộc tờ khai tái xuất của người khai hải quan và văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức giám sát kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

a.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện giám sát lượng hàng hóa đã thực tế xuất khẩu tại địa điểm xuất ban đầu, niêm phong và lập Biên bản bàn giao lượng hàng còn lại đến địa điểm xuất hàng mới theo Mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ;

a.3) Sau khi có hồi báo hàng hóa của hải quan địa điểm xuất hàng mới, thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống cho toàn bộ lô hàng.

b) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng mới: thực hiện việc giám sát theo hướng dẫn tại Phần V quy trình này và thực hiện hồi báo khi hàng hóa đã xuất khẩu tại địa điểm xuất mới.

4. Trường hợp xuất khẩu từng phần theo các địa điểm xuất hàng nhưng làm thay đổi cửa khẩu xuất

Trường hợp sau khi đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan tại địa điểm xuất hàng nhưng người khai hải quan chỉ xuất khẩu được một phần của lô hàng tại địa điểm xuất hàng đã đăng ký trên tờ khai, phần còn lại sẽ được xuất khẩu tại địa điểm xuất hàng thuộc một cửa khẩu xuất khác thì thực hiện như sau:

a) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

a.1) Căn cứ trên văn bản thông báo thay đổi cửa khẩu xuất cho 1 phần lượng hàng thuộc tờ khai tái xuất của người khai hải quan và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

a.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, ghi nhận lượng hàng dự kiến xuất khẩu tại cửa khẩu xuất/địa điểm xuất hàng ban đầu và cửa khẩu xuất/địa điểm xuất hàng mới trên tờ khai tái xuất thông qua nghiệp vụ CNO/CNO11.

b) Trách nhiệm của hải quan cửa khẩu xuất ban đầu

b.1) Căn cứ văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất cho 1 phần lượng hàng của tờ khai tái xuất của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thực hiện giám sát lượng hàng hóa xuất tại cửa khẩu xuất ban đầu;

b.2) Hướng dẫn người khai hải quan khai báo tờ khai vận chuyển độc lập để vận chuyển lượng hàng còn lại đến cửa khẩu xuất mới. Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu thực hiện thủ tục hải quan cho tờ khai vận chuyển độc lập theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này;

b.3) Xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát cho toàn bộ lô hàng, trong đó ghi nhận rõ lượng hàng đã xuất khẩu qua cửa khẩu xuất ban đầu, lượng hàng sẽ xuất khẩu qua cửa khẩu xuất mới và số tờ khai vận chuyển độc lập đến cửa khẩu xuất mới đã được phê duyệt.

c) Trách nhiệm của hải quan cửa khẩu xuất mới: thực hiện việc giám sát theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này.

Phần V

GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, ĐƯA RA, LƯU GIỮ TRONG ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN; PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI NEO ĐẬU, DỪNG ĐỖ TRONG ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 26. Đối tượng, phạm vi áp dụng

1. Đối tượng giám sát hải quan tại quy định này là:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (gọi tắt là hàng hóa XNK) đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong khu vực kho, bãi, cảng, địa điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu thuộc địa bàn hoạt động hải quan quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 8 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP của Chính phủ;

b) Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh dừng, đỗ, neo đậu trong địa bàn hoạt động hải quan.

2. Quy trình này áp dụng cho cán bộ, công chức hải quan thực hiện công tác giám sát hải quan tại:

a) Khu vực kho, bãi, cảng, địa điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế;

b) Khu vực kho, bãi, cảng, địa điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu đường biển, đường hàng không, kho hàng không kéo dài.

Trường hợp chưa có Hệ thống kết nối với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng: giao Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Hải quan xây dựng quy chế phối hợp giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để triển khai Quy trình này.

Trường hợp đã có Hệ thống kết nối với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, công tác giám sát hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

Điều 27. Nhiệm vụ giám sát

1. Thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm d, điểm đ khoản 3 Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ; điểm c.2 khoản 1, điểm c.2 khoản 2 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác giám sát hải quan do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định.

2. Việc bố trí lực lượng làm nhiệm vụ giám sát hải quan theo Quy trình này (Đội/Tổ/Bộ phận...) do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định cụ thể phù hợp với địa bàn, điều kiện và nhiệm vụ của từng Chi cục Hải quan.

Điều 28. Căn cứ để xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đủ điều kiện qua khu vực giám sát

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu: Tờ khai hải quan đã được xác nhận thông quan, giải phóng hàng.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu: Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về địa điểm kiểm tra hoặc được phép đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (hàng hóa đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan).

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải niêm phong hải quan: Ngoài điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, sau khi kiểm tra niêm phong hải quan, xác nhận trên biên bản bàn giao (đối với hàng hóa xuất khẩu) hoặc niêm phong, lập biên bản bàn giao (đối với hàng nhập khẩu đưa ra cảng), phải có xác nhận của công chức hải quan trên Hệ thống e-Customs.

Người khai hải quan in danh sách container, danh sách hàng hóa khi đã đáp ứng các điều kiện tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này, công chức hải quan in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa khi người khai hải quan hoặc người vận chuyển yêu cầu.

Điều 29. Giám sát bằng camera

Tại những Chi cục Hải quan cửa khẩu đã được trang bị Hệ thống camera giám sát, công tác giám sát hải quan thực hiện theo quy định của Tổng cục Hải quan.

Điều 30. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu

1. Hàng hóa xuất khẩu đưa vào khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu gồm hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, hàng hóa đưa vào để làm thủ tục hải quan.

Hàng hóa xuất khẩu đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu vào nội địa gồm hàng hóa quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực cảng chưa làm thủ tục hải quan được đề nghị đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu.

2. Hàng hóa nhập khẩu đưa vào khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu gồm hàng hóa nhập khẩu dỡ xuống từ phương tiện vận tải để làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc tại địa điểm làm thủ tục hải quan khác.

Hàng hóa nhập khẩu đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu gồm hàng hóa nhập khẩu đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan.

Mục 2. GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯA VÀO KHU VỰC CẢNG BIỂN, CẢNG THỦY NỘI ĐỊA, CẢNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐƯỢC THÀNH LẬP TRONG NỘI ĐỊA, CẢNG HÀNG KHÔNG, KHO HÀNG KHÔNG KÉO DÀI

Điều 31. Nguyên tắc giám sát

1. Căn cứ chứng từ do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình, cơ quan hải quan xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hải quan. Người khai hải quan hoặc người vận chuyển chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

Trong trường hợp có thông tin hàng hóa chưa tập kết trong khu vực giám sát hải quan, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra và xử lý theo quy định hiện hành.

2. Không thực hiện giám sát trực tiếp của công chức Hải quan tại cổng cảng. Trường hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu đã được trang bị Hệ thống giám sát bằng camera thì thực hiện theo quy định của Tổng cục Hải quan.

Điều 32. Thủ tục kiểm tra, xác nhận

1. Trường hợp khai hải quan điện tử:

a) Sau khi tiếp nhận Danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sau đây gọi là Danh sách container) hoặc Danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sau đây gọi là Danh sách hàng hóa) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển từ người khai hải quan hoặc người vận chuyển, công chức hải quan cửa khẩu xuất sử dụng máy đọc mã vạch kiểm tra thông tin mã vạch in trên Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với danh sách container, danh sách hàng hóa do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình (không đối chiếu thực tế hàng hóa xuất khẩu):

a.1) Kiểm tra số tờ khai hải quan, trạng thái tờ khai hải quan (thông quan, giải phóng hàng - được phép xuất hoặc chưa thông quan, giải phóng hàng - không được phép xuất);

a.2) Kiểm tra số hiệu container, số lượng container (đối với hàng hóa chuyên chở bằng container) hoặc số lượng kiện hàng (đối với hàng lẻ).

Lưu ý: đối với hàng hóa xuất khẩu qua đường hàng không, công chức hải quan chỉ căn cứ vào chứng từ do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình nêu tại điểm a khoản 1 Điều này và thông tin trên Hệ thống để xác nhận hàng qua khu vực giám sát.

Trường hợp thông tin về trọng lượng hàng hóa trên Hệ thống, các chứng từ do người khai hải quan xuất trình có sự chênh lệch bất thường với thông tin về trọng lượng hàng hóa trên các chứng từ khác do cơ quan hải quan thu thập được và lô hàng có khả năng vi phạm pháp luật, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát theo quy định tại Điều 14 Quy trình này. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến lô hàng trong trường hợp không phát hiện vi phạm.

b) Xử lý kết quả kiểm tra:

b.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức, xác nhận lên Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; giao người khai hải quan hoặc người vận chuyển chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu;

b.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp:

b.2.1) Hủy xác nhận trên Hệ thống (trong trường hợp đã xác nhận);

b.2.2) Trường hợp khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu chưa có số hiệu container hoặc số hiệu container có thay đổi so với khi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu thì thực hiện theo quy định tại điểm a.5 khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

b.2.3) Báo cáo Chi cục trưởng xác minh m rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm), đồng thời thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng không xếp hàng lên phương tiện vận tải.

c) Trường hợp thiết bị mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị máy đọc mã vạch, công chức hải quan đề nghị người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp số tờ khai hải quan để nhập số tờ khai hải quan vào Hệ thống; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình (không đối chiếu thực tế hàng hóa xuất khẩu) theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này và xử lý theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này.

d) Xử lý khi Hệ thống gặp sự cố:

Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, công chức hải quan không thực hiện được việc kiểm tra, xác nhận theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, việc xử lý thực hiện như sau:

d.1) Nếu không kiểm tra, xác nhận được thông tin trên Hệ thống e-Customs thì công chức tra cứu, kiểm tra thông tin trên Hệ thống VNACCS;

d.2) Nếu không kiểm tra, xác nhận được thông tin trên Hệ thống VNACCS thì vẫn cho phép hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở hồ sơ hải quan do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình. Việc kiểm tra, xác nhận được thực hiện ngay sau khi Hệ thống được phục hồi.

2. Trường hợp khai hải quan trên hồ sơ giấy:

Công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra thông tin trên tờ khai hải quan do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình:

a) Nếu tờ khai hải quan đã có xác nhận thông quan, giải phóng hàng của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thì:

a.1) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô 31 tờ khai hàng hóa xuất khẩu;

a.2) Lập Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 07/DSHHG/GSQL Phụ lục 2 Quy trình này (sau đây gọi là Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan); ghi rõ thông tin, ký tên, ghi ngày, tháng, năm và đóng dấu công chức trên Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; trả lại tờ khai hải quan và Danh sách hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình cho Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng cho phép đưa hàng vào khu cách ly hoặc xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu.

b) Nếu tờ khai hải quan chưa có xác nhận thông quan, giải phóng hàng của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thì không cho phép hàng hóa xuất khẩu; báo cáo Chi cục trưởng xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

3. Đối với lô hàng xuất khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra niêm phong hải quan, xác nhận vào biên bản bàn giao (nếu có) và thực hiện hồi báo theo quy định.

4. Đối với hàng hóa thuộc lô hàng xuất khẩu thuộc Danh sách container, kiện hàng phải soi chiếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm, công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quy trình này.

Mục 3. GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯA VÀO KHU VỰC CỬA KHẨU ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SÔNG, ĐƯỜNG SẮT LIÊN VẬN QUỐC TẾ

Điều 33. Nguyên tắc giám sát

1. Chi cục Hải quan cửa khẩu chỉ xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới.

2. Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô số 31 - “Xác nhận của hải quan giám sát” của tờ khai hải quan xuất khẩu.

Điều 34. Thủ tục kiểm tra, xác nhận

1. Trường hợp khai hải quan điện tử:

a) Công chức hải quan tại cửa khẩu xuất tiếp nhận Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển từ người khai hải quan hoặc người vận chuyển;

b) Sử dụng máy đọc mã vạch kiểm tra mã vạch in trên Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với danh sách container, danh sách hàng hóa, thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và thực tế tình trạng bên ngoài hàng hóa xuất khẩu:

b.1) Kiểm tra số tờ khai hải quan, trạng thái tờ khai hải quan (thông quan, giải phóng hàng - được phép xuất hoặc chưa thông quan, giải phóng hàng - không được phép xuất); kiểm tra trạng thái của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển;

b.2) Kiểm tra số hiệu container, số lượng container (đối với hàng hóa chuyên chở bằng container), số lượng kiện hàng, phương tiện chở hàng (đối với hàng lỏng, hàng rời, hàng lẻ).

c) Xử lý kết quả kiểm tra:

c.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: công chức hải quan giám sát hàng hóa thực xuất qua biên giới hoặc giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải xuất qua biên giới;

c.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp (tờ khai chưa được thông quan, giải phóng hàng, hàng hóa chưa được phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc các thông tin trên danh sách container, danh sách hàng hóa không phù hợp với thông tin trên Hệ thống, không phù hợp với thực tế hàng hóa xuất khẩu) thì:

c.2.1) Thực hiện hủy xác nhận trên Hệ thống (trong trường hợp đã xác nhận);

c.2.2) Không cho phép hàng hóa xuất khẩu; báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

d) Trường hợp thiết bị mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị máy đọc mã vạch, công chức hải quan đề nghị người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp số tờ khai hải quan để nhập số tờ khai hải quan vào Hệ thống; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và xử lý theo hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều này.

đ) Xử lý khi Hệ thống gặp sự cố:

Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, công chức hải quan không thực hiện được việc kiểm tra, xác nhận theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, việc xử lý thực hiện như sau:

đ.1) Nếu không kiểm tra, xác nhận được thông tin trên Hệ thống ecustoms thì công chức tra cứu, kiểm tra thông tin trên Hệ thống VNACCS;

đ.2) Nếu không kiểm tra, xác nhận được thông tin trên Hệ thống VNACCS thì vẫn cho phép hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở hồ sơ hải quan do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình. Việc kiểm tra, xác nhận được thực hiện ngay sau khi Hệ thống được phục hồi.

2. Trường hợp khai hải quan trên hồ sơ giấy:

Công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra, đối chiếu thông tin trên tờ khai hải quan đã có xác nhận thông quan, giải phóng hàng của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan với thực tế tình trạng bên ngoài hàng hóa xuất khẩu:

a) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp thì:

a.1) Công chức hải quan giám sát hàng hóa thực xuất qua biên giới hoặc giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải xuất qua biên giới;

a.2) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô 31 tờ khai hàng hóa xuất khẩu.

b) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì không cho phép hàng hóa xuất khẩu; báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xác minh m rõ và xử theo quy định (nếu có vi phạm).

3. Đối với lô hàng xuất khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra niêm phong hải quan, xác nhận vào biên bản bàn giao (nếu có) và thực hiện hồi báo theo quy định.

4. Đối với hàng hóa thuộc lô hàng xuất khẩu thuộc Danh sách container, kiện hàng phải soi chiếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm, công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quy trình này.

Mục 4. GIÁM SÁT HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, ĐƯA RA KHU VỰC CẢNG BIỂN, CẢNG THỦY NỘI ĐỊA, CẢNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐƯỢC THÀNH LẬP TRONG NỘI ĐỊA, CẢNG HÀNG KHÔNG, KHO HÀNG KHÔNG KÉO DÀI

Điều 35. Thủ tục kiểm tra, xác nhận

1. Đối với lô hàng nhập khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu nhập thực hiện:

a) Trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định:

a.1) Niêm phong hải quan (nếu hàng hóa niêm phong được);

a.2) Lập biên bản bàn giao trên Hệ thống thông qua chức năng “Biên bản bàn giao”. Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì công chức hải quan phải ghi rõ trên Biên bản bàn giao tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa kèm theo Biên bản bàn giao (nếu cần). In 02 bản Biên bản bàn giao từ Hệ thống; ký tên, đóng dấu công chức. Yêu cầu đại diện doanh nghiệp ký và ghi rõ họ tên. Cơ quan hải quan lưu 01 bản; giao 01 bản cùng hàng hóa cho đại diện doanh nghiệp vận chuyển đến cửa khẩu xuất.

Trường hợp không thực hiện được việc lập Biên bản bàn giao trên Hệ thống thì thực hiện lập Biên bản bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

a.3) Xác nhận đã niêm phong sau khi đã lập Biên bản bàn giao (bao gồm cả trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng niêm phong nhưng không thể niêm phong được) trên Hệ thống thông qua chức năng “Xác nhận niêm phong hàng hóa”;

a.4) Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu.

b) Trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định: hủy yêu cầu phải niêm phong hải quan trên Hệ thống thông qua chức năng “Đề xuất/Bỏ đề xuất niêm phong hàng hóa”. Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu.

2. Trường hợp khai hải quan điện tử:

a) Nội dung kiểm tra:

Sau khi tiếp nhận Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển từ người khai hải quan hoặc người vận chuyển, công chức hải quan sử dụng máy đọc mã vạch kiểm tra thông tin mã vạch in trên Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình (không đối chiếu thực tế hàng hóa nhập khẩu):

a.1) Kiểm tra số tờ khai hải quan, trạng thái tờ khai hải quan (đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan);

a.2) Kiểm tra số hiệu container, số lượng container (đối với hàng hóa chuyên chở bằng container) hoặc trọng lượng hàng (đối với hàng lỏng, hàng rời) hoặc số kiện hàng (đối với hàng lẻ);

a.3) Các cảnh báo của Hệ thống (nếu có).

b) Xử lý kết quả kiểm tra:

b.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức, xác nhận lên Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Danh sách hàng hóa kèm theo Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; giao người khai hải quan hoặc người vận chuyển để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng tại cổng cảng/nơi đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;

b.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì:

b.2.1) Hướng dẫn người khai hải quan thực hiện tiếp các thủ tục khi Hệ thống cảnh báo trong trường hợp sau đây:

b.2.1.1) Trường hợp hàng hóa thuộc tờ khai phải niêm phong nhưng chưa thực hiện niêm phong (chưa có xác nhận đã niêm phong của cơ quan hải quan): yêu cầu người khai hải quan xuất trình hàng hóa để thực hiện niêm phong. Sau khi cơ quan hải quan niêm phong và xác nhận vào Hệ thống, sử dụng Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa có gắn mã vạch ban đầu để thực hiện xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống;

b.2.1.2) Trường hợp mã vạch hết hiệu lực do phát sinh tờ khai bổ sung: yêu cầu người khai hải quan hoàn thành các thủ tục tại Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để in lại Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa có gắn mã vạch.

b.2.2) Thực hiện hủy xác nhận trên Hệ thống (trong trường hợp đã xác nhận);

b.2.3) Báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan để xác minh m rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

c) Trường hợp thiết bị mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị máy đọc mã vạch, công chức hải quan đề nghị người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp số tờ khai hải quan để nhập số tờ khai hải quan vào Hệ thống; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này và xử lý theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.

d) Trường hợp Hệ thống e-Customs gặp sự cố, công chức hải quan không thực hiện được việc kiểm tra, xác nhận theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, việc xử thực hiện như sau:

d.1) Tra cứu thông tin tờ khai, trạng thái tờ khai trên Hệ thống VNACCS (thông qua nghiệp vụ IID/IEX/ITF);

d.2) Trường hợp Hệ thống VNACCS gặp sự cố thì liên hệ với Bộ phận hỗ trợ - Tổng cục Hải quan (Help Desk) thông qua số điện thoại (04) 37824754, (04) 37824755, (04) 37824756, (04) 37824757.

Trường hợp tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát, thực hiện xác nhận trên Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển. Cơ quan hải quan lưu Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển đã có xác nhận, lập sổ theo dõi và cập nhật vào Hệ thống khi Hệ thống được phục hồi.

đ) Đối với hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đường hàng không, căn cứ vào Biên bản bất thường do Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng hàng không lập khi phát hiện bất thường, thiếu số lượng kiện, thừa số lượng kiện, kiện hàng không có vận đơn, bao bì rách vỡ hoặc thiếu, thừa trọng lượng... trong quá trình kiểm tra, đối chiếu hàng hóa nhập kho với bản lược khai hàng hóa (manifest), công chức hải quan tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện các nghiệp vụ có liên quan theo quy định.

3. Trường hợp khai hải quan trên hồ sơ giấy:

Công chức hải quan kiểm tra thông tin trên tờ khai hải quan do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình:

a) Nếu tờ khai hải quan đã có xác nhận hàng hóa đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan thì:

a.1) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô 36 tờ khai hàng hóa nhập khẩu;

a.2) Lập 01 Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 07/DSHHG/GSQL Phụ lục 2 Quy trình này; ghi rõ thông tin, ký tên, ghi ngày, tháng, năm và đóng dấu công chức trên Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; trả lại tờ khai hải quan và Danh sách hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình cho Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng khi đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan.

b) Nếu tờ khai hải quan chưa có xác nhận hàng hóa đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan thì không xác nhận vào ô 36 tờ khai hàng hóa nhập khẩu; báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

4. Đối với hàng hóa thuộc lô hàng nhập khẩu có cảnh báo do bộ phận soi chiếu chuyển đến thông qua Phiếu ghi kết quả kiểm tra qua máy soi (theo mẫu số 03/KQSCT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này), công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 4 Quy trình này.

Mục 5. GIÁM SÁT HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, ĐƯA RA KHU VỰC CỬA KHẨU ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SÔNG, ĐƯỜNG SẮT LIÊN VẬN QUỐC TẾ

Điều 36. Thủ tục kiểm tra, xác nhận

1. Đối với lô hàng nhập khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu nhập thực hiện:

a) Trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định:

a.1) Niêm phong hải quan (nếu hàng hóa niêm phong được);

a.2) Lập biên bản bàn giao trên Hệ thống thông qua chức năng “Biên bản bàn giao”. Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì công chức hải quan phải ghi rõ trên Biên bản bàn giao tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa kèm theo Biên bản bàn giao (nếu cần). In 02 bản Biên bản bàn giao từ Hệ thống; ký tên, đóng dấu công chức. Yêu cầu đại diện doanh nghiệp ký và ghi rõ họ tên. Cơ quan hải quan lưu 01 bản; giao 01 bản cùng hàng hóa cho đại diện doanh nghiệp vận chuyển đến cửa khẩu xuất.

Trường hợp không thực hiện được việc lập Biên bản bàn giao trên Hệ thống thì thực hiện lập Biên bản bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

a.3) Xác nhận đã niêm phong sau khi đã lập Biên bản bàn giao (bao gồm cả trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng niêm phong nhưng không thể niêm phong được) trên Hệ thống thông qua chức năng “Xác nhận niêm phong hàng hóa”;

a.4) Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu.

b) Trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định: hủy yêu cầu phải niêm phong hải quan trên Hệ thống thông qua chức năng “Đề xuất/Bỏ đề xuất niêm phong hàng hóa”. Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu;

2. Trường hợp khai hải quan điện tử:

a) Công chức hải quan tại cửa khẩu nhập tiếp nhận Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển từ người khai hải quan hoặc người vận chuyển;

b) Sử dụng thiết bị mã vạch kiểm tra mã vạch in trên danh sách container, danh sách hàng hóa, thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và thực tế tình trạng bên ngoài hàng hóa nhập khẩu đưa ra khu vực giám sát hải quan:

b.1) Kiểm tra số tờ khai hải quan, trạng thái tờ khai hải quan;

b.2) Kiểm tra số hiệu container, số lượng container (đối với hàng hóa chuyên chở bằng container) hoặc nguyên trạng hàng hóa (đối với hàng lỏng, hàng rời, hàng lẻ).

c) Xử lý kết quả kiểm tra:

c.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: công chức hải quan giám sát hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan hoặc giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải đưa ra khu vực giám sát hải quan.

c.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì:

c.2.1) Hướng dẫn người khai hải quan thực hiện tiếp các thủ tục khi Hệ thống cảnh báo trong trường hợp sau đây:

c.2.1.1) Trường hợp hàng hóa thuộc tờ khai phải niêm phong nhưng chưa thực hiện niêm phong (chưa có xác nhận đã niêm phong của cơ quan hải quan): yêu cầu người khai hải quan xuất trình hàng hóa để thực hiện niêm phong. Sau khi cơ quan hải quan niêm phong và xác nhận vào Hệ thống, sử dụng Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa có gắn mã vạch ban đầu để thực hiện xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống;

c.2.1.2) Trường hợp mã vạch hết hiệu lực do phát sinh tờ khai bổ sung: yêu cầu người khai hải quan hoàn thành các thủ tục tại Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để in lại Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa có gắn mã vạch.

c.2.2) Thực hiện hủy xác nhận trên Hệ thống (trong trường hợp đã xác nhận);

c.2.3) Không cho phép hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan; báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

d) Trường hợp Hệ thống mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị máy đọc mã vạch, công chức hải quan đề nghị người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp số tờ khai hải quan để nhập số tờ khai hải quan vào Hệ thống; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này và xử lý theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này.

đ) Trường hợp Hệ thống e-Customs gặp sự cố, công chức hải quan không thực hiện được việc kiểm tra, xác nhận theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, việc xử lý thực hiện như sau:

đ.1) Tra cứu thông tin tờ khai, trạng thái tờ khai trên Hệ thống VNACCS (thông qua nghiệp vụ IID/IEX/ITF);

đ.2) Trường hợp Hệ thống VNACCS gặp sự cố thì liên hệ với Bộ phận hỗ trợ - Tổng cục Hải quan (Help Desk) thông qua số điện thoại (04) 37824754, (04) 37824755, (04) 37824756, (04) 37824757.

Trường hợp tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát, thực hiện xác nhận trên Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển. Cơ quan hải quan lưu Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển đã có xác nhận, lập sổ theo dõi và cập nhật vào Hệ thống khi Hệ thống được phục hồi.

3. Trường hợp khai hải quan trên hồ sơ giấy:

Công chức hải quan tại cửa khẩu nhập kiểm tra, đối chiếu thông tin trên tờ khai hải quan đã có xác nhận đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan với thực tế tình trạng bên ngoài hàng hóa nhập khẩu.

a) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp thì:

a.1) Công chức hải quan giám sát hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan;

a.2) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô 36 tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

b) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì không cho phép hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan; báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

4. Đối với hàng hóa thuộc lô hàng nhập khẩu có cảnh báo do bộ phận soi chiếu chuyển đến thông qua Phiếu ghi kết quả kiểm tra qua máy soi (theo mẫu số 03/KQSCT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này), công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 4 Quy trình này.

Mục 6. GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, ĐƯA RA KHU VỰC CẢNG, KHO, BÃI, CỬA KHẨU TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ

Điều 37. Các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu trong một số trường hợp đặc thù

1. Hàng hóa quy định tại điểm a.5 khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

2. Hàng hóa quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

3. Hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu chưa làm thủ tục hải quan được đề nghị đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu.

Điều 38. Thủ tục kiểm tra, xác nhận

1. Đối với hàng hóa nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 Quy trình này:

Trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép những lô hàng đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan, công chức hải quan thực hiện:

a) Lập 01 Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 07/DSHHG/GSQL Phụ lục 2 Quy trình này; ghi rõ thông tin, ký tên, ghi ngày, tháng, năm và đóng dấu công chức trên Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; trả lại Danh sách hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình cho Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng (đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua đường biển, đường hàng không) hoặc cho công chức hải quan để cho phép hàng hóa xuất khẩu hoặc đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;

b) Lập sổ theo dõi hàng qua khu vực giám sát theo quy định.

2. Đối với hàng hóa nêu tại khoản 3 Điều 37 Quy trình này:

a) Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan được doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi xác nhận lô hàng đề nghị đưa ra khỏi cảng là lô hàng xuất khẩu đưa vào khu vực cảng chưa làm thủ tục hải quan, không phải là lô hàng nhập khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu phê duyệt vào văn bản đề nghị của người khai hải quan;

b) Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

Mục 7. GIÁM SÁT ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH

Điều 39. Giám sát đối với phương tiện vận tải trọng điểm

1. Việc bố trí công chức hải quan thực hiện giám sát trực tiếp đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh chỉ áp dụng đối với phương tiện vận tải trọng điểm có yêu cầu phải giám sát chặt chẽ trong thời gian neo đậu, dừng đỗ tại khu vực giám sát hải quan do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định.

2. Nhiệm vụ của công chức giám sát phương tiện vận tải: Ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hóa, của phương tiện vận tải đang chịu sự giám sát quản lý của cơ quan hải quan và hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Ghi sổ Nhật ký giám sát phương tiện vận tải.

Mục 8. GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH XẾP DỠ HÀNG HÓA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI KHU VỰC CHUYỂN TẢI, SANG MẠN; GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH XẾP DỠ HÀNG HÓA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI KHU VỰC KHO, BÃI, CẢNG

Điều 40. Giám sát quá trình xếp, dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại khu vực chuyển tải, sang mạn; giám sát quá trình xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan

1. Trên cơ sở thông báo bằng văn bản của người vận tải hoặc công văn đề nghị sang mạn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu về kế hoạch chuyển tải, sang mạn hàng hóa XNK từ tàu XNC đang trong thời gian chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, Đội/Tổ Giám sát căn cứ vào tình hình cụ thể, các thông tin khác nắm được để đề xuất với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng biển quyết định biện pháp, phương thức giám sát trong quá trình chuyển tải, sang mạn hàng hóa XNK.

2. Trên cơ sở thông báo bằng văn bản của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng về kế hoạch xếp/dỡ hàng hóa XNK đang trong thời gian chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, Đội/Tổ Giám sát căn cứ vào tình hình cụ thể, các thông tin khác nắm được để đề xuất với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định biện pháp, phương thức giám sát trong quá trình xếp/dỡ hàng hóa XNK.

Phần VI

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN CHỊU SỰ GIÁM SÁT HẢI QUAN

Điều 41. Hàng hóa khai Tờ khai vận chuyển độc lập

1. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi

a) Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai vận chuyển hàng hóa

a.1) Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan;

a.2) Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) và phân luồng tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai chính thức của người khai hải quan. Trường hợp mã phân loại kiểm tra là 1 - luồng xanh, chuyển sang Bước 3 của Quy trình; đối với các mã phân loại kiểm tra 2 - luồng vàng, chuyển sang Bước 2 của Quy trình để thực hiện tiếp.

b) Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vận chuyển (đối với luồng vàng)

b.1) Trách nhiệm của Chi cục trưởng

b.1.1) Phân công cho công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ trên Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai vận chuyển ICE bằng nghiệp vụ CES;

b.1.2) Phê duyệt cho phép xử lý tờ khai vận chuyển; Chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra (nếu có) tại Màn hình phân công cán bộ kiểm tra CES; việc chỉ đạo phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Nội dung giao việc”.

b.2) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ

Tiếp nhận và thực hiện việc kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (tham chiếu thông tin tờ khai trên Hệ thống bằng nghiệp vụ ITF) (lưu ý kiểm tra Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu và/hoặc Bản kê hàng hóa khai kèm theo Tờ khai vận chuyển độc lập tại file HYS); thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng (nếu có) thông qua Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai vận chuyển ICE và xử lý kết quả kiểm tra như sau:

b.2.1) Nếu kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa không đủ điều kiện vận chuyển chịu sự giám sát hải quan (ví dụ: người khai hải quan không có giấy phép quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh phải có giấy phép, không xuất trình được chứng từ vận tải thể hiện cảng đích đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên chứng từ vận tải,...), công chức thông báo lý do cho người khai hải quan thông quan nghiệp vụ CET (mã X);

b.2.2) Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai, công chức kiểm tra hồ sơ, thông báo các thông tin khai bổ sung cho người khai hải quan bằng nghiệp vụ CET (mã C). Sau khi nhận được thông tin khai bổ sung, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện kiểm tra theo trình tự quy định từ điểm b.2 khoản này;

b.2.3) Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp, công chức hải quan thực hiện phê duyệt tờ khai vận chuyển thông qua nghiệp vụ CET (mã A). Trường hợp người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung thông qua nghiệp vụ COT11/COT, cơ quan hải quan thực hiện phê duyệt tờ khai vận chuyển sau khi kiểm tra thông tin khai bổ sung thông quan nghiệp vụ CET (mã A).

Trên cơ sở phê duyệt tờ khai vận chuyển của công chức hải quan, Hệ thống tự động gửi Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho người khai hải quan và chuyển tờ khai sang Bước 3.

c) Bước 3: Niêm phong hải quan

Căn cứ Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa kèm theo Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (nếu có), công chức giám sát sử dụng thiết bị mã vạch kiểm tra mã vạch in trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (trang 4); kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và thực tế tình trạng bên ngoài hàng hóa, kiểm tra trạng thái tờ khai hải quan để xác định hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát. Trường hợp phần mềm đọc mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị phần mềm đọc mã vạch, công chức hải quan tra cứu thông tin Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển trên Hệ thống thông qua việc nhập số tờ khai vận chuyển độc lập tại nghiệp vụ ITF.

Sau khi kiểm tra, thực hiện xử lý kết quả kiểm tra như sau:

c.1) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện như sau:

c.1.1) Thực hiện niêm phong và ghi số hiệu niêm phong hải quan tương ứng của từng số hiệu container/toa tàu/kiện hàng trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (tại ô số 2 của tiêu chí “Số seal”) hoặc trên Bản kê hàng hóa kèm theo Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (tại tiêu chí “Số niêm phong hải quan”);

Trường hợp không thể niêm phong, công chức hải quan lập Biên bản ghi nhận ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa (nếu cần thiết), niêm phong Biên bản ghi nhận và ảnh chụp (nếu có) giao người khai hải quan xuất trình cùng Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa (nếu có) tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến.

Trường hợp khi thực hiện niêm phong, cơ quan hải quan phát hiện nhầm lẫn về số container, số chì hãng vận chuyển (nếu có) thì công chức được giao nhiệm vụ thực hiện sửa trực tiếp trên Bản kê hàng hóa kèm theo Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển theo đúng thực tế hàng hóa, ký tên, đóng dấu công chức tại nội dung sửa đổi và thực hiện các nghiệp vụ tiếp theo theo trình tự tại điểm c.1.2 Khoản này.

c.1.2) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm xác nhận trên 03 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 02 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu (nếu có) và 03 Bản kê hàng hóa (nếu có);

c.1.3) Lưu 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 01 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu (nếu có) và 01 Bản kê hàng hóa (nếu có); giao người khai hải quan 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và 01 Bản kê hàng hóa (nếu có) cùng hàng hóa để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng khi đưa hàng hóa qua khu vực giám sát; niêm phong 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và 01 Bản kê hàng hóa (nếu có) giao người khai hải quan vận chuyển cùng hàng hóa đến Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến.

c.2) Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp: hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung (nếu có) hoặc báo cáo Chi cục trưởng để thực hiện việc xử lý theo từng trường hợp cụ thể.

4. Bước 4: Giám sát hàng hóa

a) Sau khi ký tên, xác nhận trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa (nếu có), công chức hải quan thực hiện đăng ký thông tin khởi hành vận chuyển của hàng hóa được phê duyệt vận chuyển trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BOA;

b) Theo dõi tình trạng vận chuyển: công chức được phân công sử dụng nghiệp vụ ITF để rà soát hàng hóa chưa vận chuyển đến đích. Căn cứ thời gian vận chuyển do người khai hải quan đăng ký và được cơ quan hải quan chấp nhận cập nhật vào Hệ thống, nếu quá thời hạn đăng ký mà chưa có thông tin xác nhận hàng đã đến đích, đề xuất Chi cục trưởng ban hành văn bản đề nghị Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến kiểm tra xác nhận về tình trạng lô hàng. Trường hợp lô hàng chưa được vận chuyển đến điểm đích đã được phê duyệt thì Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi phải chịu trách nhiệm truy tìm.

2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến

Khi hàng hóa đến điểm đích ghi trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, công chức được phân công thực hiện việc tiếp nhận thông tin, kiểm tra Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và xác nhận thông tin hàng hóa đến đích (nghiệp vụ BIA) trên Hệ thống trực tiếp tại địa điểm giám sát hải quan. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có trách nhiệm bố trí công chức và trang thiết bị đảm bảo việc xác nhận trên Hệ thống. Việc kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra được thực hiện như sau:

a) Nội dung kiểm tra

a.1) Căn cứ Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa (nếu có) có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi, công chức được phân công sử dụng thiết bị đọc mã vạch hoặc nhập thông tin số tờ khai trên Hệ thống (trường hợp chưa được trang bị máy đọc mã vạch) để kiểm tra trạng thái tờ khai, lượng hàng và số hiệu container, số hiệu niêm phong hải quan trên tờ khai (nếu có);

a.2) Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan và số hiệu niêm phong hải quan (nếu có) hoặc các thông tin về hàng hóa trong trường hợp không phải niêm phong với Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc Bản kê hàng hóa (nếu có);

a.3) Kiểm tra theo các thông tin cần lưu ý kiểm soát chặt chẽ hoặc cảnh báo về mức độ rủi ro của hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan do Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi chỉ dẫn (nếu có) trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ ITF.

b) Xử lý kết quả kiểm tra

b.1) Trường hợp hợp lệ:

b.1.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế thì việc xác nhận hàng hóa đến đích thực hiện như sau:

b.1.1.1) Xác nhận hàng đã đến khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất trên Hệ thống e-Customs (thông qua chức năng “Tờ khai vận chuyển độc lập”).

Trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ chức năng xác nhận điện tử, công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày tháng năm xác nhận trên trang đầu tiên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển khi hàng hóa qua khu vực giám sát và fax cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để xác nhận hàng đã đến khu vực giám sát tại cửa khẩu xuất.

b.1.1.2) Khi toàn bộ hàng hóa được vận chuyển qua khu vực cửa khẩu xuất sang nước nhập khẩu, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện xác nhận hàng hóa đến đích trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA.

b.1.2) Các trường hợp khác: thực hiện xác nhận hàng hóa đến đích trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA khi hàng hóa tập kết đủ tại khu vực giám sát tại cửa khẩu xuất.

b.2) Trường hợp phát hiện có vi phạm, lập Biên bản vi phạm và chuyển Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi để xử lý theo quy định. Sau khi người khai hải quan thực hiện quyết định xử phạt, thực hiện xác nhận hàng hóa đến đích trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA theo hướng dẫn tại điểm b.1 khoản 2 Điều này. Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi chịu trách nhiệm cập nhật kết quả xử lý vào Hệ thống quản lý rủi ro;

b.3) Lưu 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa kèm theo Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (nếu có).

3. Khai bổ sung, hủy tờ khai vận chuyển độc lập

Căn cứ thông tin khai bổ sung, hủy tờ khai vận chuyển độc lập trên Hệ thống và các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung do người khai hải quan nộp, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện:

a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan:

a.1) Phân công cho công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ khai bổ sung/hủy tờ khai trên Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai vận chuyển ICE bằng nghiệp vụ CES;

a.2) Phê duyệt cho phép xử lý tờ khai vận chuyển bổ sung/hủy tờ khai vận chuyển; Chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra (nếu có) tại Màn hình phân công cán bộ kiểm tra CES; việc chỉ đạo phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Nội dung giao việc”.

b) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ khai bổ sung/hủy tờ khai:

Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai bổ sung/khai hủy với thông tin khai báo trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ ITF (tiêu chí “Loại hủy bỏ”: COR - khai bổ sung; CAN - hủy); thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng (nếu có) thông qua Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai vận chuyển ICE và đề xuất Chi cục trưởng không chấp nhận/chấp nhận thông tin khai bổ sung/khai hủy bằng văn bản và thông báo cho người khai hải quan như sau:

b.1) Nếu không chấp nhận nội dung khai bổ sung/khai hủy tờ khai, công chức thông báo lý do cho người khai hải quan thông quan nghiệp vụ CET (mã X);

b.2) Nếu chấp nhận nội dung khai bổ sung/khai hủy tờ khai, công chức hải quan thực hiện phê duyệt lại tờ khai vận chuyển/chấp nhận hủy tờ khai vận chuyển độc lập thông qua nghiệp vụ CET (mã A) để người khai hải quan thực hiện tiếp các thủ tục tiếp theo.

Điều 42. Hàng hóa khai Tờ khai vận chuyển kết hợp

1. Các trường hợp khai Tờ khai vận chuyển kết hợp

a) Hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đến cửa khẩu xuất; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

b) Hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nơi đăng ký tờ khai đến cửa khẩu xuất; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

c) Hàng hóa nhập khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu phi thuế quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan;

đ) Hàng hóa vận chuyển từ khu phi thuế quan đến cửa khẩu xuất; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc đến các khu vực phi thuế quan khác.

2. Thủ tục hải quan

Quy trình thủ tục hải quan với hàng hóa khai tờ khai vận chuyển kết hợp thực hiện như quy định đối với thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo từng loại hình tương ứng đã quy định tại quy trình này.

Việc giám sát hàng hóa khai tờ khai vận chuyển kết hợp thực hiện theo từng phương thức vận chuyển tương ứng hướng dẫn tại Phần V quy trình này, không thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi (BOA) và thông tin hàng hóa vận chuyển đến (BIA) trên Hệ thống.

Phần VII

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, RA KHO NGOẠI QUAN, KHO CFS

Điều 43. Đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

1. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan

a) Quy trình thủ tục hải quan thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Phần II Quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm Quyết định này. Ngoài ra, đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương gửi kho ngoại quan, công chức hải quan kiểm tra đối chiếu nội dung Giấy chứng nhận mã số TNTX với các thông tin khai hải quan và các quy định khác về hàng hóa gửi kho ngoại quan theo hướng dẫn tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

b) Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này. Lưu ý: trạng thái “Đưa hàng về địa điểm kiểm tra” chỉ áp dụng với tờ khai hàng hóa luồng đỏ.

c) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:

c.1) Tiếp nhận thông tin Biên bản bàn giao trên Hệ thống.

Trường hợp sử dụng biên bản bàn giao giấy, tiếp nhận Biên bản bàn giao giấy do Chi cục Hải quan cửa khẩu gửi đến;

c.2) Kiểm tra, đối chiếu số hiệu container, chì vận tải (nếu có), niêm phong hải quan với Biên bản bàn giao hàng hóa chịu sự giám sát hải quan.

Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa với thông tin trên Biên bản bàn giao;

c.3) Xác nhận Biên bản bàn giao trên Hệ thống.

Trường hợp chưa xác nhận được trên Hệ thống thì ký tên, đóng dấu công chức, xác nhận hàng hóa vận chuyển đến trên Biên bản bàn giao và fax Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi trong ngày để biết và lưu kèm hồ sơ hải quan;

c.4) Giám sát hàng hóa đưa vào kho ngoại quan. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

d) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ cửa khẩu về kho ngoại quan mà các địa điểm này đều cùng chịu sự quản lý của một Chi cục Hải quan thì thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

2. Hàng hóa từ khu phi thuế quan (không bao gồm kho ngoại quan) hoặc nội địa đưa vào kho ngoại quan

a) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Phần II Quy trình này;

b) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

3. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài

a) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:

Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này. Khi thực hiện lưu ý:

a.1) Căn cứ Phiếu xuất kho và Tờ khai vận chuyển độc lập do người khai hải quan nộp, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, đối chiếu lượng hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải với lượng hàng kê khai trên Phiếu xuất kho và Tờ khai vận chuyển độc lập. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

a.2) Kiểm tra thông tin về cửa khẩu xuất trên Tờ khai vận chuyển độc lập đảm bảo đúng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

b) Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất: thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này.

Quá 15 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu xuất nhưng chưa được vận chuyển qua khu vực cửa khẩu xuất sang nước nhập khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan biết, phối hợp theo dõi, đồng thời giám sát lô hàng đến khi thực xuất khẩu theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

c) Trường hợp hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chưa thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến trên Hệ thống (BIA), hàng hóa thực tế chưa xuất khẩu hoặc mới xuất khẩu một phần mà người khai hải quan có nhu cầu thay đổi địa điểm xuất hàng thì thực hiện như sau:

c.1) Trường hợp thay đổi địa điểm xuất hàng cho toàn bộ lô hàng nhưng không làm thay đổi cửa khẩu xuất (tiêu chí “Địa điểm dỡ hàng” trên Tờ khai vận chuyển độc lập)

c.1.1) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng ban đầu

c.1.1.1) Căn cứ trên văn bản thông báo thay đổi địa điểm xuất hàng của người khai hải quan và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức giám sát kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

c.1.1.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, niêm phong hàng hóa và lập Biên bản bàn giao theo Mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC giao người khai hải quan vận chuyển đến địa điểm xuất hàng mới;

c.1.1.3) Lưu hồ sơ văn bản thông báo thay đổi địa điểm xuất hàng và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có);

c.1.1.4) Sau khi có hồi báo hàng hóa đã xuất khẩu của hải quan địa điểm xuất hàng mới, thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến và ghi nhận cụ thể địa điểm xuất hàng thực tế tại ô “Ghi chú (dành cho hải quan)” trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA.

c.1.2) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng mới: giám sát hàng hóa xuất khẩu và thực hiện hồi báo khi hàng hóa đã xuất khẩu hết tại địa điểm xuất mới.

c.2) Trường hợp thay đổi địa điểm xuất hàng cho toàn bộ lô hàng dẫn đến thay đổi cửa khẩu xuất

c.2.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

c.2.1.1) Căn cứ trên văn bản thông báo thay đổi địa điểm xuất hàng của người khai hải quan và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

c.2.1.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu về việc thay đổi cửa khẩu xuất.

c.2.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu:

c.2.2.1) Căn cứ văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, yêu cầu người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập mới để vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu xuất ban đầu đến cửa khẩu xuất mới;

c.2.2.2) Sau khi người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập mới, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Điều 41 Quy trình này;

c.2.2.3) Sau khi phê duyệt Tờ khai vận chuyển độc lập mới, thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến và ghi nhận cụ thể số tờ khai vận chuyển độc lập mới tại ô “Ghi chú (dành cho hải quan)” trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA.

c.2.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất mới: thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Điều 41 Quy trình này.

c.3) Trường hợp xuất khẩu từng phần theo các địa điểm xuất hàng nhưng không làm thay đổi cửa khẩu xuất

Trường hợp sau khi đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan tại địa điểm xuất hàng nhưng người khai hải quan chỉ xuất khẩu được một phần của lô hàng tại địa điểm xuất hàng đã đăng ký trên tờ khai, phần còn lại sẽ được xuất khẩu tại địa điểm xuất hàng khác thì thực hiện như sau:

c.3.1) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng ban đầu

c.3.1.1) Căn cứ trên văn bản đề nghị thay đổi địa điểm xuất hàng cho một phần lượng hàng thuộc tờ khai vận chuyển độc lập của người khai hải quan và văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức giám sát kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

c.3.1.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện giám sát lượng hàng hóa đã thực tế xuất khẩu tại địa điểm xuất ban đầu, niêm phong và lập Biên bản bàn giao lượng hàng còn lại đến địa điểm xuất hàng mới theo Mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ;

c.3.1.3) Sau khi có hồi báo hàng hóa đã xuất khẩu của hải quan địa điểm xuất hàng mới, thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến cho toàn bộ lô hàng và ghi nhận cụ thể lượng hàng xuất qua từng địa điểm xuất hàng tương ứng tại ô “Ghi chú (dành cho hải quan)” trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA.

c.3.2) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng mới: thực hiện việc giám sát hàng hóa xuất khẩu theo lượng hàng trên Biên bản bàn giao và thực hiện hồi báo khi hàng hóa đã xuất khẩu tại địa điểm xuất mới.

c.4) Trường hợp xuất khẩu từng phần theo các địa điểm xuất hàng nhưng làm thay đổi cửa khẩu xuất

Trường hợp sau khi đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan tại địa điểm xuất hàng nhưng người khai hải quan chỉ xuất khẩu được một phần của lô hàng tại địa điểm xuất hàng đã đăng ký trên tờ khai, phần còn lại sẽ được xuất khẩu tại địa điểm xuất hàng thuộc một cửa khẩu xuất khác thì thực hiện như sau:

c.4.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

c.4.1.1) Căn cứ trên văn bản đề nghị thay đổi địa điểm xuất hàng dẫn đến thay đổi cửa khẩu xuất cho một phần lượng hàng thuộc tờ khai vận chuyển độc lập của người khai hải quan và văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức giám sát kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

c.4.1.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu về việc thay đổi cửa khẩu xuất.

c.4.2) Trách nhiệm của hải quan cửa khẩu xuất ban đầu

c.4.2.1) Căn cứ văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất cho một phần lượng hàng của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, yêu cầu người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập mới để vận chuyển lượng hàng hóa được cho phép thay đổi cửa khẩu xuất từ cửa khẩu xuất ban đầu đến cửa khẩu xuất mới;

c.4.2.2) Sau khi người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập mới, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Điều 41 Quy trình này;

c.4.2.3) Sau khi phê duyệt Tờ khai vận chuyển độc lập mới và lượng hàng xuất khẩu tại cửa khẩu xuất ban đầu đã xuất khẩu, thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến cho toàn bộ lô hàng ban đầu trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA. Lưu ý: khi thực hiện nghiệp vụ BIA, ghi nhận cụ thể lượng hàng xuất khẩu tại cửa khẩu xuất ban đầu, lượng hàng sẽ xuất khẩu tại cửa khẩu xuất mới và số tờ khai vận chuyển độc lập mới tương ứng tại ô “Ghi chú (dành cho hải quan)”.

c.4.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất mới: thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Điều 41 Quy trình này.

4. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa

a) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Phần II Quy trình này;

b) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan: thực hiện việc giám sát theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này. Khi thực hiện lưu ý:

b.1) Kiểm tra điều kiện hàng hóa được đưa từ kho ngoại quan vào nội địa theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

b.2) Kiểm tra, đối chiếu lượng hàng hóa đưa ra kho ngoại quan.

5. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào khu phi thuế quan (không bao gồm kho ngoại quan, doanh nghiệp chế xuất): thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều này.

Lưu ý, khi đưa hàng hóa từ kho ngoại quan vào khu phi thuế quan thì Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan phải niêm phong và lập Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan.

6. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào kho ngoại quan

a) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan mới: thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Phần II Quy trình này;

b) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan cũ: thực hiện việc giám sát theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này.

Điều 44. Đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho CFS

1. Hàng hóa đưa vào kho CFS:

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan: thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này. Lưu ý, Chi cục Hải quan quản kho CFS thực hiện giám sát việc đóng ghép hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

b) Đối với hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục Hải quan quản lý kho CFS thực hiện theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, công chức hải quan:

b.1) Thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 11 Quy trình này;

b.2) Giám sát, hàng hóa đưa vào kho CFS: thực hiện theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này.

c) Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào kho CFS:

c.1) Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập: thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này;

c.2) Chi cục Hải quan quản lý kho CFS: thực hiện việc giám sát theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này.

2. Hàng hóa đưa ra kho CFS:

a) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa từ kho CFS vào nội địa:

Công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa ra kho CFS như đối với hàng hóa đưa ra kho ngoại quan để vận chuyển vào nội địa theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Quy trình này.

b) Đối với hàng hóa từ kho CFS đưa ra cửa khẩu xuất:

b.1) Giám sát việc đóng ghép chung container:

b.1.1) Đối chiếu lượng hàng hóa đóng ghép chung container với Danh mục hàng hóa theo mẫu số 25/DMXK-CFS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho CFS nộp;

b.1.2) Niêm phong container chứa hàng hóa xuất khẩu;

b.1.3) Ký tên, đóng dấu công chức trên 02 Danh mục hàng hóa; lưu 01 Danh mục, trả 01 Danh mục cho doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.

b.2) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ kho CFS ra cửa khẩu xuất theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này.

Phần VIII

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP KHAI HẢI QUAN TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN GIẤY

Mục 1. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 25 NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/2015/NĐ-CP (TRỪ TRƯỜNG HỢP HỆ THỐNG GẶP SỰ CỐ)

Điều 45. Quy định chung

1. Hướng dẫn tại Mục này áp dụng cho các trường hợp hàng hóa quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm h khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, không áp dụng đối với hàng hóa quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm h khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu chính nhưng do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu chính thực hiện thủ tục hải quan.

2. Chi cục Hải quan thực hiện khắc các dấu chữ “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng hóa về bảo quản”, “Hàng chuyển cửa khẩu” theo quy định tại Phụ lục 2 Quy trình này để thực hiện việc xác nhận các quyết định tương ứng tại ô số 37 của tờ khai hàng hóa nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan.

Công chức thực hiện phải ký, đóng dấu công chức và ghi rõ ngày, tháng, năm khi xác nhận các nội dung “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng hóa về bảo quản”, “Thông quan”, “Hàng chuyển cửa khẩu”, “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” vào các ô tương ứng trên tờ khai hải quan và các nội dung ghi chép bổ sung tại ô “Ghi chép khác”.

3. Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan

a) Thực hiện các công việc theo thẩm quyền quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ; Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

Căn cứ tình hình thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thể giao việc bằng văn bản cho Lãnh đạo Đội (nếu có) thực hiện việc phân công công chức kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan;

b) Tổ chức triển khai, giám sát việc thực hiện của công chức ở các bước trong quy trình đảm bảo đúng quy định.

Điều 46. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan (Bước 1)

1. Hướng dẫn người khai hải quan khai báo các tiêu chí trên tờ khai hải quan quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

2. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tờ khai hải quan

Sau khi tiếp nhận đủ bộ hồ sơ hải quan theo quy định công chức tiếp nhận thực hiện như sau:

a) Trường hợp không thuộc đối tượng được áp dụng quy trình này, công chức tiếp nhận nêu rõ lý do từ chối đăng ký tờ khai tại Phiếu yêu cầu nghiệp vụ theo mẫu số 05/YCNV/GSQL Phụ lục 2 Quy trình này (sau đây gọi là Phiếu yêu cầu nghiệp vụ). Trả hồ sơ kèm theo phiếu yêu cầu nghiệp vụ để người khai hải quan biết rõ do.

Lưu ý: Trường hợp này Chi cục trưởng không phải ký duyệt trên Phiếu yêu cầu nghiệp vụ khi trả cho người khai hải quan.

b) Trường hợp thuộc đối tượng được áp dụng quy trình này, công chức thực hiện như sau:

b.1) Sử dụng chức năng “Cấp số tờ khai hải quan giấy” trên Hệ thống e-Customs để lấy số tờ khai. Hệ thống tự động cấp số tờ khai, số tờ khai là số duy nhất trên toàn quốc bắt đầu bằng số 97;

b.2) Căn cứ vào số tờ khai do Hệ thống cấp, công chức tiếp nhận ghi số tờ khai, ngày giờ đăng ký tờ khai vào ô số tờ khai; ký tên, đóng dấu công chức vào ô “Công chức đăng ký tờ khai” trên tờ khai hải quan.

3. Phân luồng tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan

a) Trường hợp hàng hóa miễn kiểm tra hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 33, Điều 57 Luật Hải quan (trừ túi ngoại giao, túi lãnh sự) công chức tiếp nhận chuyển hồ sơ sang Bước 2 (Điều 47 Quy trình này);

b) Đối với hàng hóa quy định tại điểm a, b, d, e khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ (100%) lô hàng (luồng đỏ). Công chức tiếp nhận ghi mức độ “kiểm tra thực tế 100%” tại ô “Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải quan” của tờ khai hải quan, thực hiện các bước tiếp theo và thông báo cho người khai hải quan biết để thực hiện (công chức hải quan không phải đề xuất phân luồng tờ khai hải quan, hình thức, mức độ kiểm tra trên Lệnh hình thức mức độ kiểm tra).

Trường hợp có đủ cơ sở để xác định lô hàng chỉ cần kiểm tra tỷ lệ thì công chức tiếp nhận thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này;

c) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này (trừ trường hợp lô hàng được xác định chỉ cần kiểm tra tỷ lệ), công chức tiếp nhận căn cứ vào thông tin khai và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề xuất phân luồng tờ khai hải quan, hình thức, mức độ kiểm tra trên Lệnh hình thức mức độ kiểm tra theo mẫu số 06/LHT/GSQL Phụ lục 2 Quy trình này. Lệnh hình thức mức độ kiểm tra chỉ được lập thành 01 bản và có giá trị sử dụng trong nội bộ hải quan và lưu cùng hồ sơ hải quan.

Sau khi được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt hình thức, mức độ kiểm tra trên Lệnh hình thức mức độ kiểm tra, công chức tiếp nhận ghi nhận kết quả phê duyệt tại ô “Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan và chuyển hồ sơ sang Bước 2 (Điều 47 Quy trình này).

Điều 47. Kiểm tra chi tiết hồ sơ (Bước 2)

Căn cứ vào kết quả phân luồng và hình thức, mức độ kiểm tra đã được ghi nhận trên tờ khai hải quan và Lệnh hình thức mức độ kiểm tra (nếu có), công chức được phân công thực hiện kiểm tra hồ sơ theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC và ghi nhận kết quả kiểm tra trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra như sau:

1. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Trường hợp hồ sơ hải quan hợp lệ, công chức được phân công kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra tại các ô số 1, số 2, số 3 mục I trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra (Lưu ý: công chức hải quan không phải ghi nhận vào ô số 4 mục I, Chi cục trưởng không phải ghi nhận vào ô số 5 mục I) và chuyển hồ sơ sang Bước 3 (đối với luồng đỏ) (Điều 48 Quy trình này) hoặc chuyển sang Bước 4 (đối với luồng vàng) (Điều 49 Quy trình này).

Đối với tờ khai hải quan được phân luồng vàng, trường hợp hàng hóa thuộc diện giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản, công chức hải quan đề xuất vào ô số 4 mục I, Chi cục trưởng phê duyệt vào ô số 5 mục I.

b) Nếu kết quả kiểm tra phát hiện khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên tờ khai hải quan, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện:

b.1) Yêu cầu người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ theo quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chính xác của nội dung khai hải quan:

b.1.1) Trường hợp người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ theo quy định của pháp luật hợp lệ thì công chức phân công kiểm tra hồ sơ thực hiện như nội dung tại điểm a khoản 1 Điều này;

b.1.2) Trường hợp người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không hợp lệ, đề xuất Chi cục trưởng chuyển kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý theo quy định. Công chức kiểm tra hồ sơ ghi nhận kết quả kiểm tra tại ô số 1, số 2, số 3 mục I và đề xuất việc xử lý tại ô số 4 mục I trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra. Chi cục trưởng xem xét, quyết định, ký tên, đóng dấu tại ô số 5 mục I trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra.

b.2) Trường hợp có đầy đủ thông tin xác định hành vi vi phạm thì lập Biên bản vi phạm hoặc đề xuất Chi cục trưởng xem xét, quyết định (nếu vượt thẩm quyền xử phạt). Sau khi người khai hải quan đã chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan, công chức thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung (nếu có).

c) Nếu cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác của nội dung khai hải quan thì công chức kiểm tra hồ sơ đề xuất chuyển luồng tại ô số 4 mục I trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra. Chi cục trưởng xem xét, quyết định, ký tên, đóng dấu tại ô số 5 mục I trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra.

2. Trường hợp người khai hải quan đề nghị khai bổ sung: thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

Nếu quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu khai bổ sung mà người khai hải quan không thực hiện bổ sung thì xử theo quy định tại điểm b.7 khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

3. Đối với tờ khai luồng vàng sau khi hoàn thành việc kiểm tra chi tiết hồ sơ, công chức tiếp nhận nhập các thông tin trên tờ khai vào Hệ thống thông qua phần mềm trung gian (download tại địa chỉ \\192.40.1.3\tqdt_nd87\Ecustoms5\PhanMem) để gửi đến Hệ thống e-Customs. (Lưu ý: Nhập NA vào tiêu chí “Mã số thuế”).

Công chức tiếp nhận in 02 tờ khai từ Hệ thống, chuyển người khai hải quan ký, ghi rõ họ tên và thực hiện ký tên đóng dấu công chức vào ô “xác nhận thông quan” đối với trường hợp thông quan hàng hóa hoặc đóng dấu “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng hóa về bảo quản” đối với trường hợp giải phóng hàng, đưa hàng hóa về bảo quản trên tờ khai hải quan sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và lệ phí theo quy định. Cơ quan hải quan lưu 01 bản, người khai hải quan lưu 01 bản.

Điều 48. Kiểm tra thực tế hàng hóa (Bước 3)

Công chức kiểm tra thực tế căn cứ quyết định về hình thức, mức độ kiểm tra trên tờ khai hải quan và Phiếu ghi kết quả kiểm tra (nếu có) thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

1. Nội dung kiểm tra:

Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

Lưu ý: Công chức kiểm tra thực tế hàng hóa đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa, ký hiệu kiện/bao bì, số hiệu container, số niêm phong hãng vận tải (nếu có) với bộ hồ sơ hải quan.

2. Xử lý kết quả kiểm tra

Mô tả tình trạng thực tế của container/kiện vào ô số 2 mục II.A hoặc II.B Phiếu ghi kết quả kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra thực tế.

a) Trường hợp hàng hóa kiểm tra đúng khai báo, công chức hải quan ghi nhận kết quả kiểm tra hàng hóa tại các ô số 1, số 2, số 4 mục II.A hoặc II.B Phiếu ghi kết quả kiểm tra tương ứng với hình thức kiểm tra (Lưu ý: công chức hải quan không phải ghi nhận vào ô số 3 mục IIA hoặc IIB, Chi cục trưởng không phải ghi nhận vào ô số 5 mục IIA hoặc IIB).

a.1) Trường hợp kiểm tra toàn bộ (100%): công chức ghi tại ô số 2 Mục IIA hoặc IIB Phiếu ghi kết quả kiểm tra tương ứng với hình thức kiểm tra: “Hàng hóa đúng khai báo của người khai hải quan”;

a.2) Đối với kiểm tra thủ công theo tỷ lệ hoặc kiểm tra qua máy soi: Công chức ghi cụ thể tỷ lệ kiểm tra, ghi rõ số lượng kiện đã kiểm tra, mô tả cụ thể hàng hóa đã kiểm tra (đối với kiểm tra thủ công theo tỷ lệ), đủ thông tin cần thiết đặc trưng cơ bản của hàng hóa để đối chiếu với: (i) việc tự khai, tự tính của người khai hải quan; (ii) kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ và ghi tại ô số 2 Mục II.A hoặc II.B Phiếu ghi kết quả kiểm tra tương ứng: “Hàng hóa đúng khai báo của người khai hải quan”.

Trường hợp hàng hóa thuộc diện giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản, công chức hải quan đề xuất vào ô số 3 mục II, Chi cục trưởng phê duyệt vào ô số 5 mục II;

a.3) Công chức kiểm tra chuyển hồ sơ hải quan cùng Phiếu ghi kết quả kiểm tra để công chức tiếp nhận nhập các thông tin trên tờ khai hải quan vào Hệ thống thông qua phần mềm trung gian (download tại địa chỉ \\192.40.1.3\tqdt_nd87\Ecustoms5\PhanMem) để gửi đến Hệ thống e-Customs. (Lưu ý: Nhập NA vào tiêu chí “Mã số thuế”);

a.4) Công chức kiểm tra in 02 tờ khai từ Hệ thống chuyển người khai hải quan ký, ghi rõ họ tên và thực hiện ký tên đóng dấu công chức vào ô “Xác nhận thông quan” hoặc đóng dấu xác nhận “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng hóa về bảo quản” đối với trường hợp giải phóng hàng, đưa hàng hóa về bảo quản trên tờ khai hải quan sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và lệ phí theo quy định. Cơ quan hải quan lưu 01 bản, người khai hải quan lưu 01 bản.

b) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng với khai báo thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện:

b.1) Trường hợp kiểm tra toàn bộ (100%):

Công chức kiểm tra ghi cụ thể nội dung sai (như: sai về tên hàng, mã số, lượng hàng, xuất xứ, chất lượng...) và ghi “các mặt hàng ... xuất khẩu hoặc nhập khẩu sai so với khai của người khai hải quan về…”; nếu có mặt hàng đúng như khai của người khai hải quan thì ghi thêm “các mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu còn lại đúng như khai của người khai hải quan” tại ô số 3 Mục II.B Phiếu ghi kết quả kiểm tra, cập nhật vào Hệ thống và xử lý vi phạm trong thẩm quyền quy định.

Trường hợp vượt thẩm quyền xử lý công chức kiểm tra đề xuất xử lý tại ô số 4 Mục II.B trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra, trình Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, quyết định, ký tên, đóng dấu tại số 5 Mục II.B trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra.

b.2) Đối với kiểm tra thủ công tỷ lệ hoặc kiểm tra qua máy soi: Đề xuất tăng tỷ lệ kiểm tra hoặc hình thức, mức độ xử lý tại ô số 3 mục II (A hoặc B tương ứng) trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra, Chi cục trưởng xem xét, quyết định, ký tên, đóng dấu tại ô số 5 mục II.A hoặc II.B. Công chức căn cứ theo chỉ đạo của Chi cục trưởng để tiếp tục thực hiện việc kiểm tra hải quan (nếu có) và tiếp tục ghi nhận kết quả kiểm tra vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra, cập nhật vào Hệ thống hoặc chuyển hồ sơ cho bộ phận xử lý vi phạm để thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định;

b.3) Công chức kiểm tra chuyển hồ sơ hải quan cùng Phiếu ghi kết quả kiểm tra để công chức tiếp nhận nhập các thông tin trên tờ khai, Phiếu ghi kết quả kiểm tra vào Hệ thống thông qua phần mềm trung gian (download tại địa chỉ \\192.40.1.3\tqdt_nd87\Ecustoms5\PhanMem) để gửi đến Hệ thống e-Customs. (Lưu ý: Nhập NA vào tiêu chí “Mã số thuế”);

b.4) Công chức kiểm tra in 02 tờ khai từ Hệ thống chuyển người khai hải quan ký, ghi rõ họ tên và thực hiện ký tên đóng dấu công chức vào ô “Xác nhận thông quan” hoặc đóng dấu xác nhận “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng hóa về bảo quản” đối với trường hợp “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng hóa về bảo quản” trên tờ khai hải quan sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và lệ phí theo quy định. Cơ quan hải quan lưu 01 bản, người khai hải quan lưu 01 bản.

c) Trường hợp hàng thuộc đối tượng phải tính lại thuế, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và tính lại thuế tại mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC và cập nhật vào Hệ thống e-Customs.

3. Trường hợp sau khi có kết quả kiểm tra thực tế xác định hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng cấm nhập khẩu, không đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật thì công chức kiểm tra nêu rõ lý do và lập Phiếu yêu cầu nghiệp vụ, sau khi được Chi cục trưởng Hải quan phê duyệt tại Phiếu yêu cầu nghiệp vụ, công chức tiếp nhận trả hồ sơ kèm theo Phiếu yêu cầu nghiệp vụ để người khai biết rõ lý do và thực hiện xử lý theo quy định.

Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu công chức thực hiện xử lý vi phạm hoặc trình Chi cục trưởng xem xét, quyết định (nếu vượt thẩm quyền).

4. Trường hợp sau khi có kết quả kiểm tra thực tế xác định hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật thì công chức kiểm tra nêu rõ lý do và lập Phiếu yêu cầu nghiệp vụ, sau khi được Chi cục trưởng Hải quan phê duyệt tại Phiếu yêu cầu nghiệp vụ, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa trả hồ sơ kèm theo Phiếu yêu cầu nghiệp vụ để người khai bổ sung chứng từ theo quy định.

5. Trường hợp kiểm tra thực tế theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thì thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

6. Phiếu ghi kết quả kiểm tra có thể lập thành nhiều tờ để đảm bảo ghi nhận đầy đủ nội dung. Trường hợp Phiếu ghi kết quả kiểm tra nhiều hơn 01 tờ thì phải ghi nhận số thứ tự/tổng số tờ trên từng Phiếu và các Phiếu phải được đóng dấu giáp lai bằng dấu công chức thực hiện kiểm tra.

Điều 49. Thu thuế, phí, lệ phí, trả tờ khai hải quan (Bước 4)

1. Thu thuế, phí, lệ phí hải quan theo quy định.

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan công chức bước này thực hiện trả người khai hải quan 01 tờ khai; lưu 01 tờ khai cùng bộ hồ sơ hải quan.

Mục 2. TRƯỜNG HỢP HỆ THỐNG GẶP SỰ CỐ

Điều 50. Thủ tục hải quan khi Hệ thống gặp sự cố

1. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai (Bước 1)

Sau khi tiếp nhận đủ bộ hồ sơ hải quan giấy theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (trong đó tờ khai hải quan theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC), công chức tiếp nhận kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và xử lý kết quả kiểm tra như sau:

a) Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai: công chức tiếp nhận nêu rõ lý do và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan từ chối đăng ký tờ khai hải quan thông qua Phiếu yêu cầu nghiệp vụ. Sau khi được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt tại Phiếu yêu cầu nghiệp vụ, công chức tiếp nhận trả hồ sơ kèm theo Phiếu yêu cầu nghiệp vụ để người khai hải quan biết rõ lý do;

b) Trường hợp đủ điều kiện đăng ký tờ khai thực hiện như sau:

b.1) Cấp số tờ khai: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai mở sổ theo dõi việc cấp số tờ khai giấy khi Hệ thống gặp sự cố đảm bảo 12 ký tự theo nguyên tắc sau: 98, mã Chi cục (04 ký tự), năm đăng ký (02 ký tự), số thứ tự tờ khai (04 ký tự số). Số tờ khai được cấp theo từng năm, hết năm, số tờ khai được cấp lại từ số tờ khai đầu tiên (ví dụ: năm 2015, số tờ khai bắt đầu là 98CCCC.150001; năm 2016 số tờ khai bắt đầu là 98CCCC.160001; trong đó CCCC là mã đơn vị làm thủ tục hải quan);

b.2) Phân luồng tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan: thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 45 Quy trình này. Trường hợp phân luồng tờ khai là luồng xanh thì chuyển sang Bước 4 (khoản 4 Điều này); trường hợp phân luồng vàng hoặc luồng đỏ thì chuyển sang Bước 2 (khoản 2 Điều này).

2. Kiểm tra chi tiết hồ sơ (Bước 2): thực hiện như hướng dẫn tại Điều 46 Quy trình này, trừ việc cập nhật thông tin tờ khai vào Hệ thống và in tờ khai từ Hệ thống.

3. Kiểm tra thực tế hàng hóa (Bước 3): thực hiện như hướng dẫn tại Điều 47 Quy trình này, trừ việc cập nhật thông tin tờ khai vào Hệ thống và in tờ khai từ Hệ thống.

4. Thu thuế, phí, lệ phí, trả tờ khai hải quan (Bước 4): thực hiện như hướng dẫn tại Điều 48 Quy trình này.

Điều 51. Cập nhật thông tin tờ khai giấy vào Hệ thống

Sau khi Hệ thống hoạt động trở lại, cập nhật các thông tin tờ khai, kết quả phân luồng, hình thức, mức độ kiểm tra, quyết định thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/chuyển cửa khẩu vào Hệ thống.

Phần IX

QUY TRÌNH KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH TÊN HÀNG, MÃ SỐ HÀNG HÓA, MỨC THUẾ; KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN; KIỂM TRA THUẾ, ẤN ĐỊNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Mục 1. QUY TRÌNH KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH TÊN HÀNG, MÃ SỐ HÀNG HÓA, MỨC THUẾ

Điều 52. Nội dung kiểm tra

1. Kiểm tra việc khai về tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế của người khai hải quan.

2. Kiểm tra việc khai báo của người khai hải quan về việc sử dụng Thông báo kết quả xác định trước mã số, Thông báo kết quả phân loại, Thông báo kết quả phân tích kèm mã số phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Kiểm tra tính đồng bộ của các chứng từ, sự phù hợp về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan về tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế.

Điều 53. Yêu cầu kiểm tra

1. Kiểm tra tên hàng:

a) Mô tả rõ ràng, đầy đủ thành phần, hàm lượng, tính chất, cấu tạo, đặc điểm và công dụng, đáp ứng các tiêu chí về tên gọi, mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

b) Đối chiếu tên hàng khai báo với: nội dung chú giải phần, chương, phân chương, nhóm, phân nhóm liên quan tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; tài liệu kỹ thuật, chứng từ khác liên quan đến hàng hóa tại hồ sơ hải quan.

2. Kiểm tra mã số:

a) Mã số hàng hóa rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo mức độ chi tiết hàng hóa của mặt hàng cần phân loại tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

b) Đối chiếu tên hàng, mã số hàng hóa khai báo với tên hàng, mã số tại Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại trong lĩnh vực nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.

3. Kiểm tra mức thuế:

a) Đối chiếu tên hàng, mã số, mức thuế khai báo với tên hàng, mã số, mức thuế tại các Biểu thuế và chính sách thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai;

b) Đối chiếu các chứng từ trong hồ sơ hải quan với điều kiện áp dụng các Biểu thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai (như quy định về nước xuất khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), hình thức vận chuyển từ nước xuất khẩu).

Trường hợp công chức hải quan không thực hiện kiểm tra chi tiết về tên hàng, mã số, mức thuế theo yêu cầu quy định tại Điều 52 Mục 1 Phần IX Quy trình này dẫn đến thất thu thuế, phải chịu trách nhiệm về số tiền thuế thất thu theo quy định của pháp luật.

4. Kiểm tra, đối chiếu nội dung khai báo về tên hàng, mã số với tên hàng, mã số của các mặt hàng dễ lẫn tại các chương, nhóm, phân nhóm liên quan; nội dung của Thông báo kết quả xác định trước mã số (nếu có), Thông báo kết quả phân loại, Thông báo kết quả phân tích kèm mã số phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó (nếu có); mã số của các lô hàng tương tự đã xuất khẩu, nhập khẩu tại chức năng 2.08 tại Cơ sở dữ liệu về phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

Điều 54. Xử lý kết quả kiểm tra

1. Trường hợp nội dung khai báo đáp ứng được yêu cầu kiểm tra nêu tại Điều 53 Quy trình này, có đủ cơ sở xác định các thông tin trong bộ hồ sơ hải quan là chính xác, phù hợp với nội dung khai báo về tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế, công chức hải quan chấp nhận nội dung khai của người hải quan, cập nhật kết quả kiểm tra tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống VCIS.

2. Trường hợp nội dung khai báo chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra nêu tại Điều 53 Quy trình này hoặc có đủ cơ sở xác định người khai hải quan khai không đúng tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế:

a) Trường hợp người khai hải quan khai tên hàng, mã số chưa đầy đủ, rõ ràng, chi tiết theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 53 Quy trình này, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A).

Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc thông tin cung cấp không đầy đủ, công chức hải quan ghi nhận vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và xử lý theo quy định tại điểm b.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính;

b) Trường hợp người khai hải quan khai không đúng tên hàng, mã số hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp về tên hàng, mã số giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên Hệ thống:

b.1) Nếu đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A).

Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan ghi nhận vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và xử lý theo quy định tại điểm b.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính;

b.2) Nếu chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, công chức hải quan cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” để xin ý kiến Chi cục trưởng. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ, tài liệu theo quy định tại điểm b.3 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) và xử lý như sau:

b.2.1) Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày thông báo về việc nộp bổ sung tài liệu, nếu người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ, tài liệu theo yêu cầu đồng thời công chức hải quan đủ cơ sở xác định tên hàng, mã số hàng hóa theo tiêu chí về mã số, tên hàng, mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, trình Chi cục trưởng thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan thực hiện khai bổ sung, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan thì ghi nhận vào Hệ thống và xử lý theo quy định tại điểm b.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính;

b.2.2) Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày thông báo về việc nộp bổ sung tài liệu trên Hệ thống, nếu người khai hải quan không nộp được chứng từ, tài liệu theo yêu cầu hoặc người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ, tài liệu nhưng công chức hải quan không đủ cơ sở xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì báo cáo Chi cục trưởng về việc lấy mẫu để thực hiện phân tích mẫu hàng hóa hoặc quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại điểm b.3 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

c) Trường hợp người khai hải quan khai báo sai mức thuế tại các Biểu thuế hoặc không đủ điều kiện để áp dụng mức thuế theo quy định tại các Biểu thuế, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A).

Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan thì ghi nhận vào Hệ thống và xử lý theo quy định tại điểm b.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính;

d) Trường hợp người khai hải quan khai báo và sử dụng không đúng nội dung về tên hàng, mã số tại Thông báo kết quả xác định trước mã số hoặc Thông báo kết quả phân loại hàng hóa hoặc Thông báo kết quả phân tích kèm mã số phân loại:

d.1) Nếu các tài liệu trong hồ sơ hải quan đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A).

Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan thì ghi nhận vào Hệ thống và xử lý theo quy định tại điểm b.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính;

d.2) Nếu các tài liệu trong hồ sơ hải quan không đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, công chức báo cáo Chi cục trưởng về việc lấy mẫu thực hiện phân tích mẫu hàng hóa, hoặc quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại điểm b.3 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

3. Trường hợp nghi vấn có sự sai lệch, chưa phù hợp về tên hàng, mã số giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan, thông tin khai trên Hệ thống:

a) Đối với hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế: công chức đề xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển kiểm tra thực tế hàng hóa để làm cơ sở xác định tên hàng, mã số hàng hóa; cập nhật kết quả chuyển kiểm tra thực tế hàng hóa trên Hệ thống VCIS; thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính;

b) Đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra thực tế, thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

4. Xử lý đối với các trường hợp thực hiện lấy mẫu phân tích để phân loại hàng hóa:

Hàng hóa thực hiện lấy mẫu phân tích để phân loại nêu tại điểm b.2.2 và điểm d.2 Điều 54 Quy trình này, căn cứ kết quả phân loại (Thông báo kết quả phân loại của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan hoặc Thông báo kết quả phân tích kèm mã số phân loại của Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu/các Chi nhánh Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu), công chức cập nhật kết quả phân loại hàng hóa và xử lý như sau:

a) Trường hợp mã số hàng hóa do người khai hải quan khai không khác biệt với mã số tại Thông báo kết quả phân loại hoặc thông báo kết quả phân tích kèm mã số phân loại, công chức hải quan chấp nhận nội dung khai của người khai hải quan, cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;

b) Trường hợp mã số hàng hóa do người khai hải quan khai có sự khác biệt với mã số tại Thông báo kết quả phân loại hoặc thông báo kết quả phân tích kèm mã số phân loại, công chức hải quan điều chỉnh mã số và thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A); cập nhật mã số điều chỉnh tại chức năng 1.01.07 Cơ sở dữ liệu về phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan thì ghi nhận vào Hệ thống VNACCS và xử lý theo quy định tại điểm b.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính; cập nhật kết quả điều chỉnh mã số tại chức năng 1.01.07 Cơ sở dữ liệu về phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

Mục 2. QUY TRÌNH KIỂM TRA, THAM VẤN, XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN

Điều 55. Kiểm tra trị giá hải quan

1. Kiểm tra nội dung khai báo

a) Nội dung kiểm tra:

a.1) Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến trị giá trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc tờ khai trị giá (nếu có), trong đó cần lưu ý các chỉ tiêu sau:

a.1.1) Tên hàng phải chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa. Cụ thể: Tên hàng khai báo là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơ bản về hàng hóa (như: cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu) để xác định được các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến trị giá hải quan của hàng hóa.

Ví dụ: Mặt hàng xe máy, ô tô cần có các thông tin về số chỗ ngồi, nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, nước sản xuất, kiểu dáng, dung tích xi lanh, model, ký mã hiệu khác;

a.1.2) Đơn vị tính: Phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường phù hợp với tính chất loại hàng (như: m, kg), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như: thùng, hộp) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như: thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg). Đơn vị tính phải thống nhất với đơn vị tính của hàng hóa có cùng mã số quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

a.2) Kiểm tra sự phù hợp các nội dung về trị giá, điều kiện giao hàng trên hóa đơn thương mại và vận đơn hoặc chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

a.3) Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và sự phù hợp giữa nội dung văn bản Thông báo kết quả xác định trước (nếu có) trên Hệ thống dữ liệu quản lý giá hải quan với hồ sơ và thực tế lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa).

b) Xử lý kết quả kiểm tra:

b.1) Đối với trường hợp tại điểm a.1, a.2 khoản này:

b.1.1) Trường hợp người khai hải quan khai báo chính xác, đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến trị giá trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu, tờ khai trị giá và hóa đơn thương mại phù hợp với vận đơn hoặc chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện tiếp kiểm tra trị giá khai báo theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này;

b.1.2) Trường hợp người khai hải quan không kê khai, kê khai không đúng, không đủ các chỉ tiêu liên quan đến trị giá trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu, tờ khai trị giá; hóa đơn thương mại không phù hợp với vận đơn hoặc chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật; trị giá khai báo không thuộc một trong các trường hợp nghi vấn nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ (sau đây viết tắt là nghi vấn) theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng duyệt cơ sở bác bỏ trị giá khai báo tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống (chọn Đề xuất khác). Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan cơ sở bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) và xử lý như sau:

b.1.2.1) Nếu người khai hải quan đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và thực hiện khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện, thông quan theo quy định và cập nhật theo hướng dẫn tại Điều 58 Quy trình này. Việc khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ;

b.1.2.2) Nếu người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo hoặc quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo mà không khai bổ sung, công chức kiểm tra hồ sơ chấp nhận trị giá khai báo để thực hiện thông quan và lập Phiếu chuyển nghiệp vụ theo mẫu số 15/2015-KTSTQ tại Quy trình kiểm tra sau thông quan ban hành kèm Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trong đó nêu rõ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định, đồng thời thực hiện cập nhật theo hướng dẫn tại Điều 58 Quy trình này.

b.1.3) Trường hợp người khai hải quan không kê khai, kê khai không đúng, không đủ các chỉ tiêu liên quan đến trị giá trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu, tờ khai trị giá; hóa đơn thương mại không phù hợp với vận đơn hoặc chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật; trị giá khai báo thuộc một trong các trường hợp nghi vấn theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện xử lý theo hướng dẫn tại điểm c.2 khoản 2 Điều này;

b.1.4) Đối với trường hợp tại điểm a.3 khoản này:

b.1.4.1) Chấp nhận trị giá khai báo để thực hiện thông quan theo quy định, đồng thời thực hiện cập nhật theo hướng dẫn tại Điều 58 Quy trình này nếu nội dung Thông báo kết quả xác định trước về mức giá phù hợp với hồ sơ hải quan và thực tế lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa);

b.1.4.2) Kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này nếu nội dung Thông báo kết quả xác định trước về phương pháp xác định trị giá hải quan phù hợp với hồ sơ hải quan và thực tế lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa);

b.1.4.3) Kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này, đồng thời có văn bản (kèm hồ sơ chứng minh Thông báo kết quả xác định trước không phù hợp) báo cáo Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy Thông báo kết quả xác định trước trị giá nếu nội dung Thông báo kết quả xác định trước không phù hợp với hồ sơ hải quan và thực tế lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa).

2. Kiểm tra trị giá khai báo

a) Nội dung kiểm tra:

So sánh, đối chiếu trị giá khai báo với thông tin rủi ro về trị giá tại cơ sở dữ liệu trị giá có sẵn tại thời điểm kiểm tra. Thông tin rủi ro về trị giá là hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá; hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu lớn hơn 0% trong cơ sở dữ liệu trị giá; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã có kết quả kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã có kết quả thanh tra về trị giá hải quan; hàng hóa nhập khẩu có khoản giảm giá.

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nghi vấn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

b.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu:

b.1.1) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá của hàng hóa giống hệt, tương tự trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá;

b.1.2) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá của hàng hóa giống hệt, tương tự có kết quả kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan, kết quả kiểm tra thanh tra về trị giá hải quan được cập nhật trên Hệ thống thông tin dữ liệu trị giá hải quan;

b.1.3) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá hải quan thấp nhất của hàng hóa giống hệt, tương tự có thuế suất thuế xuất khẩu lớn hơn 0% trong cơ sở dữ liệu trị giá (không so sánh với trị giá thuộc diện nghi vấn).

Hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá dùng để so sánh là những hàng hóa xuất khẩu trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang kiểm tra trị giá. Trường hợp không tìm được hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong thời hạn nêu trên thì sử dụng những hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang kiểm tra trị giá.

b.2) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

b.2.1) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá của hàng hóa giống hệt, tương tự có thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá;

b.2.2) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá hải quan thấp nhất của hàng hóa giống hệt, tương tự do cơ quan hải quan xác định hoặc thấp hơn trị giá khai báo thấp nhất của hàng hóa giống hệt, tương tự (không so sánh với trị giá thuộc diện nghi vấn) đã được cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo trong cơ sở dữ liệu trị giá.

Hàng hóa giống hệt, tương tự dùng để so sánh là những hàng hóa được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của hàng hóa đang kiểm tra trị giá. Trường hợp không tìm được hàng hóa giống hệt, tương tự trong thời hạn nêu trên thì được mở rộng khoảng thời gian 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của hàng hóa đang kiểm tra trị giá. Trường hợp vẫn không tìm thấy dữ liệu thì mở rộng khoảng thời gian tra cứu.

b.2.3) Trị giá khai báo thấp hơn hoặc bằng trị giá khai báo của linh kiện đồng bộ hàng hóa cùng loại nhập khẩu; hoặc thấp hơn hoặc bằng trị giá khai báo của nguyên liệu chính cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang kiểm tra trị giá.

Thời gian tra cứu dữ liệu trị giá thực hiện theo quy định tại điểm b.2.2 khoản này;

b.2.4) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá do cơ quan hải quan thu thập từ các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang kiểm tra trị giá;

b.2.5) Hàng hóa nhập khẩu có yếu tố giảm giá trong đó trị giá khai báo sau khi trừ đi khoản giảm giá thấp hơn trị giá của hàng hóa giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá;

b.2.6) Trường hợp không tìm được hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự theo quy định tại Thông tư quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để so sánh, kiểm tra trị giá khai báo thì áp dụng như sau:

b.2.6.1) Hàng hóa nhập khẩu có nhiều tính năng, công dụng đi kèm có thể so sánh với hàng hóa cùng loại có một tính năng cơ bản đã có trong cơ sở dữ liệu giá;

b.2.6.2) Hàng hóa nhập khẩu có phẩm cấp chất lượng cao hơn có thể so sánh với hàng hóa cùng loại có phẩm cấp chất lượng thấp hơn đã có trong cơ sở dữ liệu giá;

b.2.6.3) Hàng hóa nhập khẩu cùng nhãn hiệu, có xuất xứ từ các nước, khối nước phát triển có thể so sánh với hàng hóa cùng loại từ các nước đang phát triển có trong cơ sở dữ liệu trị giá.

Thời gian tra cứu dữ liệu trị giá thực hiện theo quy định tại điểm b.2.2 khoản này.

c) Xử lý kết quả kiểm tra:

c.1) Trường hợp không có nghi vấn về trị giá khai báo, công chức kiểm tra hồ sơ chấp nhận trị giá khai báo để thực hiện việc thông quan theo quy định và cập nhật theo hướng dẫn tại Điều 58 Quy trình này;

c.2) Trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ, công chức hải quan thông báo nội dung “nghi vấn trị giá khai báo” và “yêu cầu người khai hải quan nộp bổ sung các chứng từ, tài liệu” có liên quan phù hợp với phương pháp xác định trị giá khai báo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) hoặc gửi Thông báo nghi vấn trị giá khai báo theo mẫu số 02A/TBNVTG/XNK quy định tại phụ lục VI ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC cho người khai hải quan trong thời hạn tối đa không quá 08 giờ làm việc kể từ khi ký Thông báo nghi vấn đối với trường hợp tờ khai hải quan giấy và xử lý như sau:

c.2.1) Trường hợp người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và đề nghị tham vấn, thời gian tham vấn qua Hệ thống (hoặc trên mẫu số 02A/TBNVTG/XNK quy định tại phụ lục VI ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC đối với trường hợp tờ khai hải quan giấy) trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, công chức kiểm tra hồ sơ trình Chi cục trưởng phê duyệt giải phóng hàng hóa theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đồng thời thực hiện tham vấn và cập nhật theo hướng dẫn tại Điều 56, Điều 58 Quy trình này;

c.2.2) Trường hợp người khai hải quan không đề nghị tham vấn hoặc quá thời gian 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo nhưng không nộp bổ sung hồ sơ, chứng từ, công chức hải quan chấp nhận trị giá khai báo để thực hiện thông quan và lập Phiếu chuyển nghiệp vụ, trong đó nêu rõ các nghi vấn để chuyển kiểm tra sau thông quan theo quy định, đồng thời cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại Điều 58 Quy trình này.

Điều 56. Tham vấn

Ngay sau khi nhận được yêu cầu đề nghị tham vấn của người khai hải quan theo hướng dẫn tại điểm c.2.1 khoản 2 Điều 55 Quy trình này, cơ quan hải quan thực hiện như sau:

1. Phân loại hồ sơ theo thẩm quyền tham vấn

Công chức hải quan ở cấp Chi cục thực hiện phân loại hồ sơ theo thẩm quyền tham vấn hướng dẫn tại khoản 3 Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và xử lý như sau:

a) Trường hợp hồ sơ được phân cấp tham vấn ở cấp Chi cục: Công chức hải quan ở cấp Chi cục thực hiện tiếp các công việc hướng dẫn tại khoản 2 Điều này;

b) Trường hợp hồ sơ thuộc thẩm quyền tham vấn của cấp Cục: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai lập và gửi Phiếu chuyển hồ sơ tham vấn theo mẫu số 08/PCTV/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này và chứng từ, tài liệu (bản photo) về Cục ngay trong ngày hoặc ngày làm việc liền kề kể từ ngày nhận được đề nghị tham vấn của người khai hải quan. Công chức hải quan ở cấp Cục ngay khi nhận được hồ sơ tham vấn từ Chi cục chuyển lên thực hiện các công việc hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.

2. Thu thập thông tin, dữ liệu

Công chức tham vấn thu thập thông tin, chuẩn bị các tài liệu liên quan đến lô hàng tham vấn; các thông tin, số liệu nhằm làm rõ các nghi vấn của cơ quan hải quan liên quan đến trị giá khai báo. Cụ thể:

a) Tra cứu các thông tin về ngành hàng kinh doanh, về doanh nghiệp, về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có sẵn trên các Hệ thống thông tin của cơ quan hải quan;

b) Tra cứu thông tin về trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự có sẵn trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá trong khoảng thời gian theo hướng dẫn tại điểm b.2.2 khoản 2 Điều 55 Quy trình này. Trường hợp kết quả tra cứu không có hàng hóa giống hệt, tương tự trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá thì mở rộng khái niệm hàng hóa giống hệt, tương tự theo hướng dẫn tại điểm b.2.6 khoản 2 Điều 55 Quy trình này.

Riêng đối với trường hợp tham vấn hàng hóa xuất khẩu, công chức tham vấn tra cứu trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong khoảng thời gian theo hướng dẫn tại điểm b.1.3 Điều 55 Quy trình này.

c) Thu thập thông tin về trị giá của hàng hóa tham vấn từ các nguồn thông tin quy định tại Điều 25 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ;

d) Các thông tin thu thập phải được quy đổi về cùng điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu, nhập khẩu (quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 39/2015/TT-BTC) với lô hàng tham vấn;

đ) Tổng hợp, phân tích các thông tin đã thu thập được để đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin và loại bỏ các thông tin không phù hợp:

Công chức tham vấn in các thông tin đã thu thập được, ghi rõ thời gian tra cứu ký tên, lập phiếu đề xuất về việc sử dụng thông tin và đề xuất lãnh đạo Phòng phê duyệt (trường hợp tham vấn ở cấp Cục) hoặc đề xuất Lãnh đạo Chi cục phê duyệt (trường hợp tham vấn ở cấp Chi cục) và chuyển sang thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

3. Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị nội dung tham vấn

a) Việc nghiên cứu hồ sơ cần tập trung làm rõ tính phù hợp giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan; giữa thông tin, dữ liệu thu thập được với kết quả kiểm hóa thực tế (đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế) và khai báo của người khai hải quan;

b) Các câu hỏi cần tập trung làm rõ các nghi vấn, tránh hỏi tràn lan, chiếu lệ, không trọng tâm vào những nghi vấn. Tùy từng trường hợp tham vấn cụ thể, cần làm rõ các nội dung:

b.1) Về hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh, ngành nghề kinh doanh;

b.2) Về đối tác của doanh nghiệp;

b.3) Cách thức đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa;

b.4) Các vấn đề liên quan đến nghi vấn về giá cả;

b.5) Các vấn đề về thanh toán;

b.6) Các thông tin chi tiết về hàng hóa;

b.7) Các vấn đề về bán hàng sau nhập khẩu (đối với trường hợp tham vấn hàng nhập khẩu);

b.8) Các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;

b.9) Các mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ tham vấn.

4. Tổ chức tham vấn

a) Công chức thực hiện tham vấn đề nghị đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xuất trình chứng minh thư nhân dân và giấy ủy quyền (trường hợp được ủy quyền) trước khi thực hiện tham vấn, đồng thời, giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người khai hải quan, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan theo quy định khi thực hiện tham vấn để có sự hợp tác giữa người khai hải quan và cơ quan hải quan nhằm làm minh bạch các nghi vấn liên quan đến trị giá khai báo. Trường hợp người đến tham vấn không đúng thẩm quyền và không có giấy ủy quyền thì từ chối tổ chức tham vấn;

b) Đặt câu hỏi tham vấn và lắng nghe ý kiến trả lời của người tham gia tham vấn, chú trọng vào những câu hỏi cần làm rõ nghi vấn, qua đó so sánh để tìm ra các mâu thuẫn trong thông tin của doanh nghiệp (câu trả lời, hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu và với các thông tin có sẵn của cơ quan hải quan đã được kiểm chứng).

Lưu ý: Trong quá trình tham vấn không nhất thiết phải nêu hết câu hỏi hoặc chỉ gói gọn trong các câu hỏi đã chuẩn bị mà phải căn cứ vào từng lô hàng cụ thể và diễn biến cụ thể trong tham vấn để có xử lý thích hợp;

c) Trong quá trình tham vấn, công chức tham vấn cần làm rõ những nội dung sau:

c.1) Tính chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá hải quan của người khai hải quan;

c.2) Tính phù hợp của các thông tin liên quan về trị giá hải quan giữa các hồ sơ, chứng từ tài liệu;

c.3) Tính chính xác của việc áp dụng nguyên tắc, điều kiện, trình tự, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ;

c.4) Các nội dung hỏi đáp phải được ghi chép đầy đủ, trung thực và lập thành biên bản tham vấn.

d) Nội dung tại Biên bản tham vấn:

Tại biên bản tham vấn, công chức tham vấn ghi chép đầy đủ, trung thực nội dung hỏi đáp trong quá trình tham vấn; các chứng từ, tài liệu người khai đã nộp bổ sung và xử lý như sau:

d.1) Trường hợp cơ quan hải quan không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, công chức tham vấn ghi rõ “không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”;

d.2) Trường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, công chức tham vấn ghi rõ các nguồn thông tin sử dụng trong quá trình tham vấn, cơ sở, căn cứ bác bỏ trị giá khai báo và trị giá tham khảo (kèm theo phương pháp xác định trị giá theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC):

d.2.1) Trường hợp người khai hải quan không chấp nhận cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan, công chức tham vấn ghi rõ “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nhưng người khai hải quan không chấp nhận” và cơ sở, căn cứ bác bỏ trị giá khai báo. Phần ý kiến của người khai hải quan ghi rõ “không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan” và lý do “không đồng ý”;

d.2.2) Trường hợp người khai hải quan chấp nhận cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan và đồng ý khai bổ sung thì tại Biên bản tham vấn công chức tham vấn ghi “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo” và cơ sở, căn cứ bác bỏ trị giá khai báo. Phần ý kiến của người khai hải quan ghi rõ “đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan” và trị giá hải quan sẽ khai bổ sung.

Biên bản tham vấn phải có chữ ký của đại diện các bên tham gia tham vấn. Hồ sơ tham vấn phải được lưu trữ tại nơi tham vấn.

5. Xử lý kết quả sau tham vấn

a) Đối với trường hợp tham vấn tại cấp Cục:

a.1) Trường hợp không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo thì công chức tham vấn lập Thông báo kết quả tham vấn theo mẫu số 07/TBKQTV/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này kèm theo Biên bản tham vấn (bản sao) gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, đồng thời thực hiện cập nhật theo hướng dẫn tại Điều 58 Quy trình này; công chức kiểm tra hồ sơ thông quan hàng hóa theo quy định;

a.2) Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nhưng người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan thì xử lý như sau:

a.2.1) Công chức tham vấn lập Thông báo kết quả tham vấn kèm Biên bản tham vấn (bản sao) gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và Phiếu chuyển nghiệp vụ, chuyển kiểm tra sau thông quan theo quy định, đồng thời thực hiện cập nhật theo hướng dẫn tại Điều 58 Quy trình này;

a.2.2) Công chức kiểm tra hồ sơ căn cứ Thông báo kết quả tham vấn hoặc kết quả tham vấn tại Hệ thống thông tin quản lý giá thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.

a.3) Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và người khai hải quan đồng ý khai bổ sung, công chức tham vấn lập Thông báo kết quả tham vấn gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, công chức kiểm tra hồ sơ căn cứ kết quả tham vấn để xử lý như sau:

a.3.1) Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, công chức kiểm tra hồ sơ không nhận được thông tin kê khai bổ sung của người khai hải quan, thì chấp nhận trị giá khai báo để thực hiện thông quan hàng hóa, lập Phiếu chuyển nghiệp vụ và chuyển kiểm tra sau thông quan theo quy định, đồng thời cập nhật kết quả theo hướng dẫn tại Điều 58 Quy trình này;

a.3.2) Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, công chức kiểm tra hồ sơ kiểm tra trên Hệ thống nếu người khai hải quan đã kê khai bổ sung theo quy định (hoặc nhận được tài liệu về việc khai bổ sung của người khai hải quan đối với trường hợp khai thủ công) thì thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, đồng thời cập nhật theo hướng dẫn tại Điều 58 Quy trình này.

a.4) Trường hợp người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật không đến tham vấn đúng thời hạn hoặc người đến tham vấn không phải đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc không có giấy ủy quyền thì xử lý như sau:

a.4.1) Công chức tham vấn lập Thông báo kết quả tham vấn gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và Phiếu chuyển nghiệp vụ chuyển kiểm tra sau thông quan theo quy định, đồng thời cập nhật theo hướng dẫn tại Điều 58 Quy trình này;

a.4.2) Công chức kiểm tra hồ sơ căn cứ Thông báo kết quả tham vấn hoặc kết quả tham vấn tại Hệ thống thông tin quản lý giá, thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.

b) Đối với trường hợp tham vấn tại cấp Chi cục: Công chức tham vấn, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản này (trừ việc lập, gửi Thông báo kết quả tham vấn).

6. Lưu trữ hồ sơ tham vấn: Hồ sơ tham vấn được lưu trữ theo quy định.

Điều 57. Xác định trị giá hải quan

Công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện xác định trị giá hải quan đối với các trường hợp quy định điểm 3 Điều 3 Thông tư số 39/2015/TT-BTC theo các nội dung sau:

1. Tra cứu, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu xác định trị giá hải quan

a) Tại thời điểm xác định trị giá, tra cứu các nguồn thông tin tại cơ sở dữ liệu giá, các chứng từ tài liệu có liên quan để làm căn cứ, cơ sở xác định trị giá. Việc xác định trị giá hải quan phải tuân thủ nguyên tắc, trình tự, phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC .

b) Phân tích, tổng hợp các thông tin thu thập được

b.1) Đánh giá độ tin cậy của các nguồn thông tin thu thập được để loại bỏ các thông tin có độ tin cậy thấp, không sử dụng trị giá hải quan của hàng hóa thuộc diện nghi vấn;

b.2) Quy đổi các thông tin thu thập được về cùng điều kiện với lô hàng đang xác định trị giá theo hướng dẫn tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá của Tổng cục Hải quan.

c) Các thông tin thu thập phải được in ra, thể hiện rõ nguồn thông tin, người thu thập thông tin, thời điểm thu thập thông tin và lưu cùng bộ hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.

2. Ban hành Thông báo xác định trị giá

a) Lập Tờ trình và Thông báo xác định trị giá:

Công chức hải quan lập tờ trình xác định trị giá, Thông báo xác định trị giá theo mẫu số 02B/TBXĐTG/TXNK Phụ lục VI Thông tư số 38/2015/TT-BTC (đối với trường hợp khai báo tờ khai giấy) đề xuất Chi cục trưởng hoặc Cục trưởng. Nội dung tờ trình bao gồm:

a.1) Lý do xác định trị giá hải quan;

a.2) Nguồn thông tin có sẵn tại thời điểm xác định trị giá sau khi đã được quy đổi và đánh giá độ tin cậy;

a.3) Căn cứ phân tích, tính toán khi sử dụng các nguồn thông tin để xác định trị giá;

a.4) Phương pháp xác định trị giá trong đó nêu rõ căn cứ sử dụng phương pháp xác định trị giá, nguồn thông tin sử dụng xác định trị giá;

a.5) Trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.

b) Ban hành Thông báo xác định trị giá: Công chức kiểm tra hồ sơ gửi Thông báo xác định trị giá bằng thư bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho người khai hải quan ngay trong ngày ký Thông báo xác định trị giá hoặc ngày làm việc liền kề.

3. Cập nhật kết quả xác định trị giá và lưu trữ hồ sơ xác định giá

a) Căn cứ nội dung tờ trình xác định trị giá và Thông báo xác định trị giá, công chức hải quan cập nhật phương pháp, kết quả xác định trị giá vào Hệ thống dữ liệu trị giá và thông báo cho người khai hải quan trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A), đồng thời cập nhật theo hướng dẫn tại Điều 58 Quy trình này.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì ngoài việc cập nhật chỉ thị hải quan mã A nêu trên, công chức hải quan thực hiện việc bổ sung các nội dung liên quan thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã B) và nghiệp vụ CEA/CEE để ra thông báo ấn định thuế trên Hệ thống.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC, công chức chỉ thực hiện thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan thực hiện khai báo bổ sung;

b) Hồ sơ xác định trị giá được lưu trữ theo quy định.

Điều 58. Cập nhật dữ liệu tại Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan

1. Yêu cầu cập nhật: đảm bảo tất cả các thông tin liên quan đến việc kiểm tra trị giá khai báo, xác định mức độ tin cậy của trị giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá hải quan phải được cập nhật đầy đủ, kịp thời đúng hướng dẫn vào Hệ thống quản lý dữ liệu giá hải quan.

2. Nội dung cập nhật:

a) Tại chức năng cập nhật hiệu lực Thông báo kết quả xác định trước trị giá, công chức kiểm tra hồ sơ cập nhật: “nội dung khai báo phù hợp với nội dung của Thông báo kết quả xác định trước trị giá” hoặc “nội dung khai báo không phù hợp với nội dung của Thông báo kết quả xác định trước trị giá” tương ứng với hướng dẫn tại khoản 1 Điều 55 Quy trình này;

b) Tại chức năng cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ, trị giá, công chức kiểm tra hồ sơ hải quan cập nhật đầy đủ các nội dung kiểm tra như sau:

b.1) Trường hợp hồ sơ hải quan kê khai đầy đủ, phù hợp và không có nghi vấn về trị giá khai báo quy định tại khoản 1 Điều 55 Quy trình này, công chức kiểm tra hồ sơ cập nhật tình trạng “hoàn thành kiểm tra trị giá”;

b.2) Trường hợp hồ sơ hải quan khai báo không đầy đủ, không phù hợp và người khai hải quan đồng ý với cơ sở bác bỏ của cơ quan hải quan, công chức kiểm tra hồ sơ cập nhật cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và tình trạng “hoàn thành kiểm tra trị giá”;

b.3) Trường hợp hồ sơ hải quan khai báo không đầy đủ, không phù hợp hoặc có nghi vấn về trị giá khai báo, người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ của cơ quan hải quan hoặc không bổ sung chứng từ, tài liệu trong thời gian 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo cơ sở nghi vấn, công chức kiểm tra hồ sơ đánh dấu tình trạng nghi vấn trị giá khai báo; cập nhật cơ sở nghi vấn, tình trạng “người khai hải quan không khai bổ sung hoặc không khai bổ sung trong thời gian 05 ngày”, tình trạng “chuyển kiểm tra sau thông quan”, đồng thời cập nhật tình trạng “hoàn thành kiểm tra trị giá”;

b.4) Trường hợp có nghi vấn về mức giá khai báo và đề nghị tham vấn, công chức kiểm tra hồ sơ đánh dấu tình trạng nghi vấn trị giá khai báo; cập nhật cơ sở nghi vấn; cập nhật tình trạng “chuyển tham vấn cấp Cục” hoặc “chuyển tham vấn cấp Chi cục”, đồng thời cập nhật tình trạng “hoàn thành kiểm tra trị giá”;

b.5) Trường hợp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 55 Quy trình này, công chức cập nhật phương pháp xác định trị giá, trị giá do cơ quan hải quan xác định tại chức năng “cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ, trị giá”, đồng thời cập nhật tình trạng “hoàn thành kiểm tra trị giá”;

b.6) Trường hợp người khai khai bổ sung mức giá sau kết quả tham vấn, công chức kiểm tra hồ sơ cập nhật ghi chú “mức giá đã khai theo kết quả tham vấn”, đồng thời cập nhật tình trạng “hoàn thành kiểm tra trị giá”.

c) Tại chức năng cập nhật kết quả tham vấn, công chức tham vấn căn cứ vào Thông báo kết quả tham vấn để cập nhật kết quả tham vấn như sau:

c.1) Trường hợp không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, cập nhật tình trạng “không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo” và “tình trạng chấp nhận trị giá khai báo”;

c.2) Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nhưng người khai không đồng ý, cập nhật tình trạng “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nhưng người khai hải quan không đồng ý” và tình trạng “chuyển kiểm tra sau thông quan”;

c.3) Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và người khai đồng ý khai bổ sung, công chức tham vấn cập nhật tình trạng “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và người khai hải quan đồng ý” và tình trạng “tiếp tục theo dõi”; công chức kiểm tra hồ sơ căn cứ Thông báo kết quả tham vấn để cập nhật tờ khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều 56 Quy trình này.

3. Thời gian cập nhật: Việc cập nhật kết quả kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá phải được thực hiện ngay sau khi kết thúc kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá, ngày người khai hải quan khai báo bổ sung hoặc ngày làm việc sau liền kề.

Mục 3. QUY TRÌNH KIỂM TRA THUẾ, ẤN ĐỊNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 59. Quy định chung

1. Quy trình này hướng dẫn trình tự, thủ tục kiểm tra thuế và ấn định thuế trong khi làm thủ tục thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Kiểm tra thuế và ấn định thuế theo hướng dẫn tại Mục này được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Chi cục trưởng căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị để bố trí thực hiện các bước của quy trình này trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Kiểm tra thuế, ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, nhằm mục đích thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước.

Khi thực hiện ấn định thuế, công chức hải quan phải căn cứ quy định của luật quản lý thuế, các luật thuế, Nghị định và Thông tư, văn bản hướng dẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ/thuế chống bán phá giá/thuế chống trợ cấp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, quản lý thuế và các quy định của quy trình này; việc kiểm tra thuế, ấn định thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, có đủ căn cứ ấn định thuế.

4. Nội dung kiểm tra thuế và ấn định thuế trong quy trình này bao gồm các công việc cần thiết phải làm của cơ quan hải quan khi kiểm tra thuế, ấn định thuế.

5. Việc kiểm tra thuế trong khi làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy trình này chỉ thực hiện đối với các tờ khai luồng vàng và luồng đỏ.

6. Việc gửi mẫu đến Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu và các Chi nhánh để phân tích/giám định nhằm phục vụ công tác kiểm tra thuế, ấn định thuế, phải thực hiện theo đúng quy định về phân tích, phân loại, giám định có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Điều 60. Kiểm tra khai báo về thuế

1. Kiểm tra khai báo về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, đối tượng xét miễn thuế

Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, công chức hải quan làm thủ tục hải quan kiểm tra việc khai báo của người khai hải quan trên hồ sơ hải quan về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, đối tượng xét miễn thuế và xử lý như sau:

a) Trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, không thuộc đối tượng không chịu thuế, không thuộc đối tượng miễn thuế, không thuộc đối tượng xét miễn thuế: thực hiện kiểm tra các yếu tố tính thuế, phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp và kiểm tra điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng: kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định tại các luật thuế, luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thực hiện các luật này và pháp luật có liên quan có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai:

b.1) Kết quả kiểm tra xác định hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng thì thực hiện tiếp thủ tục thông quan hàng hóa theo quy trình thủ tục hải quan có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai;

b.2) Kết quả kiểm tra xác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng: thực hiện kiểm tra các yếu tố tính thuế, phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp và kiểm tra điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế quy định tại khoản 2 Điều này.

c) Trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế hoặc thuộc đối tượng xét miễn thuế nhưng không phải làm thủ tục xét miễn thuế (thuộc thẩm quyền của Chi cục): thực hiện thủ tục miễn thuế theo quy trình miễn thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai;

d) Trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa thuộc đối tượng xét miễn thuế không thuộc thẩm quyền của Chi cục: thực hiện kiểm tra các yếu tố tính thuế, phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp và kiểm tra điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế quy định tại khoản 2 Điều này để kiểm tra xác định số thuế phải nộp và thực hiện xét miễn thuế theo quy trình xét miễn thuế sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.

2. Kiểm tra các yếu tố tính thuế, phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp và kiểm tra điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế:

a) Kiểm tra các yếu tố tính thuế:

a.1) Kiểm tra khai báo về mã số hàng hóa, mức thuế suất của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 1 Phần IX Quy trình này;

a.2) Kiểm tra khai báo về lượng hàng hóa: Đối chiếu nội dung khai báo về lượng hàng hóa với các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan, xác định đơn vị tính và lượng hàng hóa;

a.3) Kiểm tra khai báo về trị giá hải quan: thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 Phần IX Quy trình này.

b) Kiểm tra phương pháp tính thuế và số tiền thuế phải nộp:

b.1) Đối chiếu phương pháp tính thuế do người khai hải quan khai với phương pháp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai;

b.2) Xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế đã quy định.

c) Kiểm tra điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế

c.1) Kiểm tra điều kiện để áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày: thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC , đồng thời căn cứ trên hồ sơ hải quan và Hệ thống quản lý rủi ro để kiểm tra;

c.2) Kiểm tra điều kiện để chấp nhận áp dụng bảo lãnh: thực hiện theo khoản 2 Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC , đồng thời căn cứ trên hồ sơ hải quan và Hệ thống quản lý rủi ro để kiểm tra.

d) Sau khi kiểm tra các yếu tố tính thuế, phương pháp tính thuế và số tiền thuế phải nộp công chức hải quan thực hiện như sau:

d.1) Nếu người khai hải quan khai báo đầy đủ và tự tính được số tiền thuế phải nộp, nội dung khai báo phù hợp với bộ hồ sơ hải quan, bộ hồ sơ hải quan phù hợp với quy định của pháp luật:

d.1.1) Trường hợp không cần kiểm tra thực tế hàng hóa, tham vấn giá, gửi mẫu phân tích hoặc trưng cầu giám định hàng hóa để xác định các yếu tố tính thuế thì kết thúc việc kiểm tra khai báo về thuế trong thông quan: thực hiện kiểm tra chứng từ nộp thuế đối với lô hàng theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 64 Quy trình này và thực hiện tiếp theo quy trình thủ tục hải quan có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai;

d.1.2) Trường hợp cần kiểm tra thực tế hàng hóa để làm cơ sở xác định mã số, áp dụng mức thuế suất, công chức đề xuất Chi cục trưởng quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai;

d.1.3) Trường hợp cần phân tích/giám định để làm cơ sở xác định trị giá tính thuế và/hoặc mã số, mức thuế suất thì đề xuất Chi cục trưởng quyết định việc gửi mẫu đi phân tích/trưng cầu giám định hàng hóa. Việc phân tích/giám định thực hiện theo quy định về phân tích/giám định có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.

Trường hợp người khai hải quan đề nghị tham vấn trị giá thì đề xuất Chi cục trưởng về việc tổ chức tham vấn. Việc tham vấn trị giá thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 Phần IX Quy trình này.

Sau khi kết thúc kiểm tra thực tế hàng hóa/phân tích mẫu/giám định hàng hóa/tham vấn trị giá nếu kết quả xác định khai báo phù hợp với bộ hồ sơ hải quan, hồ sơ hải quan phù hợp với quy định của pháp luật thì thực hiện kiểm tra chứng từ nộp thuế đối với lô hàng theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 64 Quy trình này, nếu kết quả không phù hợp với bộ hồ sơ hải quan thì thực hiện xác định số tiền thuế phải nộp quy định tại Điều 61 Quy trình này,

d.2) Nếu người khai hải quan khai báo đầy đủ, nội dung khai báo phù hợp với bộ hồ sơ hải quan, bộ hồ sơ hải quan phù hợp với quy định của pháp luật nhưng không tự tính được số tiền thuế phải nộp thì:

d.2.1) Trường hợp không cần kiểm tra thực tế hàng hóa, gửi mẫu phân tích hoặc trưng cầu giám định hàng hóa thì căn cứ vào yếu tố tính thuế đã khai báo để tính số tiền thuế phải nộp của mặt hàng bị ấn định thuế, đề xuất Chi cục trưởng thực hiện ấn định thuế quy định tại Điều 62 Quy trình này;

d.2.2) Trường hợp cần kiểm tra thực tế hàng hóa (bao gồm cả việc phân tích phân loại hàng hóa tại các Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan) để làm cơ sở phân loại thì đề xuất Chi cục trưởng quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai;

d.2.3) Trường hợp cần trưng cầu giám định của cơ quan giám định chức năng để làm cơ sở phục vụ cho cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan và/hoặc mức thuế suất thì đề xuất Chi cục trưởng quyết định việc trưng cầu giám định hàng hóa.

d.3) Nếu phát hiện người khai hải quan không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các căn cứ tính thuế, có sự bất hợp lý giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan, có sự bất hợp lý giữa kê khai với các chứng từ trong hồ sơ hải quan, hoặc có cơ sở để nghi ngờ người khai hải quan khai báo chưa đúng các yếu tố làm căn cứ tính thuế thì:

d.3.1) Yêu cầu người khai hải quan giải trình, bổ sung các tài liệu có liên quan đến hàng hóa để làm cơ sở xác định các yếu tố tính thuế;

d.3.2) Đề xuất Chi cục trưởng quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa, trưng cầu giám định hàng hóa tại cơ quan giám định chức năng.

Điều 61. Xác định số tiền thuế phải nộp sau khi người khai hải quan giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa, giám định hàng hóa, hoặc tham vấn giá

Công chức hải quan làm thủ tục hải quan kiểm tra, đối chiếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả giám định hàng hóa, kết quả tham vấn giá, nội dung giải trình và tài liệu bổ sung của người khai hải quan với các quy định của pháp luật về thuế để xác định các yếu tố tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp của mặt hàng và lô hàng làm thủ tục thông quan.

1. Trường hợp có sự khác nhau về yếu tố tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp do công chức hải quan xác định so với khai báo của người khai hải quan thì tính lại số tiền thuế phải nộp của mặt hàng bị ấn định thuế, báo cáo Chi cục trưởng và thực hiện ấn định thuế theo hướng dẫn tại Điều 62 Quy trình này.

2. Trường hợp không có sự khác nhau về yếu tố tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp do công chức hải quan xác định so với khai báo của người khai hải quan và hàng hóa chưa thông quan thì kết thúc việc kiểm tra thuế trong thông quan, thực hiện kiểm tra chứng từ nộp thuế đối với lô hàng theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 64 Quy trình này.

Điều 62. Quyết định việc ấn định thuế

1. Trên cơ sở xác định số tiền thuế phải nộp theo hướng dẫn tại Điều 61 Quy trình này, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng việc ấn định thuế tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”.

2. Chi cục trưởng xem xét hồ sơ lô hàng và báo cáo của công chức hải quan làm thủ tục hải quan về việc cơ quan hải quan tính số tiền thuế phải nộp do người khai hải quan không tự tính được hoặc do có sự khác nhau về yếu tố tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp do công chức hải quan xác định so với khai báo của người khai hải quan và có ý kiến chỉ đạo tại ô “Ý kiến của Lãnh đạo”. Nội dung ý kiến chỉ đạo phải bao gồm: Có ấn định thuế hay không, ấn định yếu tố tính thuế hay ấn định toàn bộ số tiền thuế, ấn định yếu tố tính thuế nào, căn cứ pháp lý thực hiện ấn định thuế.

Điều 63. Ban hành quyết định ấn định thuế

Công chức hải quan làm thủ tục hải quan căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng thực hiện việc khai bổ sung thông qua nghiệp vụ EDA01/EDA01 (mã B), nghiệp vụ CEA/CEE (để ra thông báo ấn định thuế trên Hệ thống) và lập quyết định về việc ấn định thuế theo mẫu số 09/QĐAĐT/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính trên Hệ thống Kế toán thuế tập trung trình Chi cục trưởng ký ban hành. Quyết định được lập thành 03 bản.

Điều 64. Lưu văn bản ấn định thuế, kiểm tra chứng từ nộp thuế và xử lý thông tin về thuế của lô hàng

1. Lưu văn bản ấn định thuế: Sau khi Chi cục trưởng ký Quyết định ấn định thuế, công chức hải quan làm thủ tục hải quan chuyển cho người nộp thuế 01 bản Quyết định trong thời hạn 08 giờ làm việc và lưu 02 bản trong bản lưu hồ sơ lô hàng của cơ quan hải quan.

2. Kiểm tra chứng từ nộp thuế đối với lô hàng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng.

3. Cập nhật ngay thông tin về thuế của lô hàng vào Hệ thống dữ liệu điện tử có liên quan (Chương trình kế toán thuế tập trung, Hệ thống cơ sở dữ liệu trị giá, MHS…).

Điều 65. Hủy quyết định ấn định thuế trong thông quan

Trường hợp phát hiện Quyết định ấn định thuế đã ban hành không đúng quy định của pháp luật thì ngay trong ngày làm việc hoặc ngày làm việc liền kề, công chức lập phiếu đề xuất và dự thảo Quyết định hủy Quyết định ấn định thuế theo mẫu số 10/HQĐAĐT/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, đề xuất Chi cục trưởng ký duyệt theo đúng quy trình thủ tục như quyết định ấn định thuế. Cập nhật thông tin hủy Quyết định ấn định thuế vào chương trình kế toán thuế tập trung.

Phần X

QUY TRÌNH MIỄN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Mục 1. ĐĂNG KÝ DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU MIỄN THUẾ

Điều 66. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế (Danh mục miễn thuế) (Bước 1)

1. Đối với Danh mục miễn thuế bản giấy

Ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế, bộ phận tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:

a) Tiếp nhận hồ sơ do người nộp thuế gửi đến gồm:

a.1) Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế (Mẫu số 14/CVĐKDMMT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC): 01 bản chính;

a.2) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế đối với trường hợp không đăng ký Danh mục trên Hệ thống dữ liệu điện tử: 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (Mẫu số 15/PTDTL/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC).

b) Đăng ký văn bản đến, vào sổ theo quy định;

c) Chuyển hồ sơ đến bộ phận làm thủ tục đăng ký Danh mục miễn thuế để thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 67 Quy trình này.

2. Đối với Danh mục miễn thuế điện tử đăng ký qua Hệ thống VNACCS

Hệ thống VNACCS tự động tiếp nhận, cấp số Danh mục miễn thuế và gửi cho người đăng ký Danh mục miễn thuế.

Trên cơ sở số Danh mục miễn thuế do người đăng ký Danh mục miễn thuế cung cấp, bộ phận tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:

a.1) Tiếp nhận công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế (Mẫu số 14/CVĐKDMMT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC): 01 bản chính;

a.2) Đăng ký văn bản đến, vào sổ theo quy định;

a.3) Chuyển hồ sơ đến bộ phận làm thủ tục đăng ký Danh mục miễn thuế để thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 67 Quy trình này.

Điều 67. Phân công xử lý hồ sơ (Bước 2)

Lãnh đạo phụ trách bộ phận đăng ký Danh mục miễn thuế trực tiếp phân công công chức xử lý hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế trong ngày tiếp nhận từ bộ phận văn thư của đơn vị.

Điều 68. Kiểm tra hồ sơ (Bước 3)

Công chức được phân công kiểm tra hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế thực hiện việc kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra như sau:

1. Hồ sơ tài liệu kiểm tra

a) Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế;

b) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế;

c) Phiếu theo dõi trừ lùi (đối với trường hợp không đăng ký trên Hệ thống);

d) Dữ liệu điện tử có liên quan trên các Hệ thống của cơ quan hải quan; tài liệu có liên quan do cơ quan hải quan thu thập.

Trong trường hợp cần kiểm tra để xác định các điều kiện để đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế công chức xử lý hồ sơ yêu cầu người đăng ký Danh mục cung cấp các tài liệu bổ sung như: Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư mở rộng; Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án, bản vẽ kỹ thuật, bản thuyết minh, sơ đồ lắp đặt; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định của thủ trưởng cơ quan chủ quản theo thẩm quyền phê duyệt chương trình dự án ODA; Quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học và Danh mục hàng hóa cần nhập khẩu để thực hiện đề tài do Bộ quản lý chuyên ngành cấp; hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng trúng thầu hoặc giấy báo trúng thầu; Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận phạm vi, hàng hóa miễn thuế theo Điều ước quốc tế...

2. Nội dung kiểm tra

a) Kiểm tra các thông tin về doanh nghiệp: đối chiếu tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế của doanh nghiệp với các dữ liệu trên Hệ thống của cơ quan hải quan;

b) Kiểm tra điều kiện miễn thuế:

Công chức xử lý hồ sơ kiểm tra các thông tin và tài liệu trong hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế, đối chiếu với quy định hiện hành để xác định điều kiện miễn thuế. Lưu ý kiểm tra những nội dung sau:

b.1) Hàng hóa tại Danh mục miễn thuế phải đảm bảo phù hợp với chính sách ưu đãi đầu tư của pháp luật hiện hành;

b.2) Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế phải đảm bảo phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô, công suất của dự án;

b.3) Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế phải đảm bảo phù hợp với luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án...;

b.4) Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế phải đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định của các Bộ chuyên ngành (VD: nằm trong Danh mục được phép nhập khẩu của các Bộ chuyên ngành; thuộc loại trong nước chưa sản xuất được;...);

b.5) Trường hợp được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo các Hiệp định phải kiểm tra nội dung của Hiệp định đối chiếu với các chính sách thuế và các chính sách có liên quan.

Điều 69. Đăng ký Danh mục miễn thuế (Bước 4)

1. Hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký Danh mục miễn thuế

a) Đối với Danh mục miễn thuế bản giấy:

a.1) Trường hợp hàng hóa tại Danh mục miễn thuế thuộc đối tượng miễn thuế, nhưng hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, công chức xử lý hồ sơ lập Phiếu đề xuất theo mẫu số 09/ĐX/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này và dự thảo văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ theo mẫu số 10/TB/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này, trong đó nêu rõ tài liệu cần bổ sung trình lãnh đạo bộ phận trước khi trình Lãnh đạo đơn vị ký văn bản gửi người đăng ký danh mục miễn thuế;

a.2) Trường hợp nội dung giữa các chứng từ trong hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế chưa rõ, công chức xử lý hồ sơ lập Phiếu đề xuất (mẫu số 09/ĐX/TXNK), dự thảo văn bản yêu cầu giải trình (mẫu 10/TB/TXNK Phụ lục 1), trình lãnh đạo bộ phận trước khi trình Lãnh đạo đơn vị ký văn bản gửi người đăng ký danh mục miễn thuế; trường hợp giải trình trực tiếp với cơ quan hải quan, công chức xử lý hồ sơ lập biên bản làm việc theo mẫu số 14/BB/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này;

a.3) Trường hợp hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế không thuộc đối tượng miễn thuế, công chức xử lý hồ sơ lập Phiếu đề xuất (mẫu số 09/ĐX/TXNK), dự thảo văn bản thông báo việc không đủ điều kiện đăng ký Danh mục miễn thuế theo mẫu số 11/TB/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này kèm theo toàn bộ hồ sơ, trình Lãnh đạo bộ phận trước khi trình lãnh đạo đơn vị xem xét quyết định.

Sau khi Lãnh đạo phê duyệt đề xuất, công chức xử lý hồ sơ gửi Thông báo kèm toàn bộ hồ sơ cho người đăng ký Danh mục miễn thuế.

b) Đối với Danh mục miễn thuế điện tử đăng ký trên Hệ thống VNACCS:

Công chức xử lý hồ sơ thực hiện đề xuất theo từng trường hợp như hướng dẫn tại điểm a khoản này. Riêng việc thông báo cho người đăng ký Danh mục miễn thuế thực hiện thông qua Hệ thống như sau:

b.1) Cấp mã số quản lý chung theo cấu trúc: Mã đơn vị đăng ký Danh mục miễn thuế/Năm đăng ký Danh mục-0000 đối với trường hợp đăng ký trên VNACCS (Ví dụ: 34CC-2015-0000);

b.2) Thông báo kết quả đến người khai Danh mục miễn thuế thông qua nghiệp vụ CTL như sau:

b.2.1) Không chấp nhận đăng ký Danh mục miễn thuế: CTL (mã N);

b.2.2) Trường hợp cần sửa đổi bổ sung Danh mục miễn thuế: CTL (mã I) trong đó công chức nhập đầy đủ chỉ dẫn sửa đổi, bổ sung Danh mục miễn thuế.

Sau khi người khai hải quan sửa đổi, bổ sung Danh mục miễn thuế, công chức xử lý hồ sơ thực hiện tuần tự các công việc như hướng dẫn tại Điều 68 Quy trình này.

2. Hồ sơ đủ điều kiện đăng ký Danh mục miễn thuế

a) Công chức xử lý hồ sơ lập phiếu đề xuất theo mẫu số 09/ĐX/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này kèm hồ sơ trình lãnh đạo bộ phận trước khi trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt. Lãnh đạo đơn vị căn cứ vào Phiếu đề xuất và hồ sơ thực hiện phê duyệt/không phê duyệt tại Phiếu đề xuất. Trường hợp Lãnh đạo đơn vị không phê duyệt, thông báo cho người đăng ký Danh mục miễn thuế như hướng dẫn tại khoản 1 Điều này;

b) Trường hợp Lãnh đạo đơn vị phê duyệt, công chức xử lý kết quả như sau:

b.1) Đối với Danh mục miễn thuế bản giấy: tiếp nhận 02 bản chính Danh mục miễn thuế, 01 bản chính Phiếu theo dõi trừ lùi đã được Lãnh đạo đơn vị ký xác nhận;

b.2) Đối với Danh mục miễn thuế điện tử đăng ký trên Hệ thống VNACCS:

b.2.1) Cấp mã số quản lý chung theo cấu trúc: Mã đơn vị đăng ký Danh mục miễn thuế/Năm đăng ký Danh mục miễn thuế/số thứ tự đối với trường hợp đăng ký trên VNACCS (Ví dụ: 34CC-2015-0001).

Mã số quản lý chung là mã số được cấp theo từng dự án miễn thuế. Một dự án miễn thuế có thể có nhiều danh mục miễn thuế điện tử. Việc cấp mã số quản lý chung phải được theo dõi bằng sổ ngoài Hệ thống và cập nhật vào tiêu chí “Mã số quản lý chung” khi thực hiện phê duyệt Danh mục miễn thuế điện tử trên Hệ thống;

b.2.2) Nhập đầy đủ thông tin kết quả xử lý vào Hệ thống và chấp nhận đăng ký Danh mục miễn thuế thông quan nghiệp vụ CTL (mã A).

3. Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục miễn thuế chưa có đủ cơ sở xác định hàng hóa đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 7 Điều 103 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức xử lý hồ sơ thực hiện:

a) Lập phiếu đề xuất theo mẫu số 09/ĐX/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này;

b) Ghi chú vào Danh mục hàng hóa miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi để thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi nhập khẩu hoặc thực hiện kiểm tra sau thông quan, kèm hồ sơ trình lãnh đạo bộ phận trước khi trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt.

4. Trường hợp tại thời điểm đăng ký danh mục miễn thuế chưa xác định được hàng hóa trong nước đã hay chưa sản xuất được; chưa xác định được chính sách quản lý mặt hàng thì công chức xử lý hồ sơ ghi chú vào Danh mục miễn thuế để Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu kiểm tra xác định.

5. Ghi ý kiến nhận xét, ghi chú vào Danh mục miễn thuế về mức độ kết quả kiểm tra hồ sơ đăng ký danh mục để Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi làm thủ tục hải quan hoặc để thực hiện kiểm tra sau thông quan.

Điều 70. Điều chỉnh Danh mục miễn thuế

Trường hợp sau khi đã xác nhận đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi nhưng phát hiện việc kê khai trên Danh mục có sai sót (số lượng hàng hóa vượt quá quy mô thực tế của dự án; chủng loại hàng hóa không phù hợp với mục tiêu, mục đích sử dụng của hàng hóa...) công chức đăng ký Danh mục có trách nhiệm:

1. Lập Thông báo theo mẫu 10/TB/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này trình lãnh đạo bộ phận để báo cáo lãnh đạo đơn vị ký gửi cho người đăng ký Danh mục miễn thuế để điều chỉnh Danh mục.

2. Thực hiện kiểm tra việc điều chỉnh và cập nhật kết quả xử lý vào Danh mục đã đăng ký theo mục tiêu, quy mô thực tế của dự án.

Đối với Danh mục miễn thuế điện tử đăng ký trên Hệ thống VNACCS: sau khi người đăng ký Danh mục miễn thuế điều chỉnh trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ TEB/TEA, công chức hải quan kiểm tra và chấp nhận việc điều chỉnh Danh mục miễn thuế thông quan nghiệp vụ CTL (mã A).

3. Thông báo cho người đăng ký Danh mục miễn thuế để kê khai bổ sung và nộp thuế đối với số lượng hàng hóa đã nhập khẩu được miễn thuế vượt số lượng, chủng loại so với Danh mục mới sau điều chỉnh.

Điều 71. Thu hồi Danh mục miễn thuế

Trường hợp các dự án đầu tư bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, công chức đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế có trách nhiệm:

1. Lập phiếu đề xuất theo mẫu số 09/ĐX/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này báo cáo lãnh đạo bộ phận trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt về việc xóa Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế ra khỏi Hệ thống.

2. Sau khi lãnh đạo phê duyệt công chức thực hiện xóa Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế như sau:

a) Đối với Danh mục miễn thuế bản giấy: gửi Thông báo theo mẫu số 12/TB/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này cho người đăng ký Danh mục miễn thuế về việc thu hồi Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế đã cấp;

b) Đối với Danh mục miễn thuế điện tử đăng ký trên Hệ thống VNACCS: thực hiện rà soát, kiểm tra, sao lưu ra bên ngoài Hệ thống và xóa Danh mục miễn thuế trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ CTL (mã C).

3. Gửi Thông báo với các cơ quan hải quan trên toàn quốc dừng làm thủ tục miễn thuế theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế đã được cấp bằng văn bản (Thông báo do Lãnh đạo đơn vị ký xác nhận). Các cơ quan hải quan nơi đã thực hiện miễn thuế cho dự án theo Danh mục đã bị thu hồi thực hiện thu thuế đối với hàng hóa đã miễn thuế theo quy định.

Điều 72. Cấp lại Danh mục miễn thuế

1. Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ cấp lại Danh mục miễn thuế bao gồm:

a) Công văn đề nghị cấp lại Danh mục nêu rõ lý do mất Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi;

b) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi của cơ quan hải quan nơi m thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng cuối cùng trước khi thất lạc (01 bản chụp có xác nhận của cơ quan hải quan nơi nhập khẩu).

2. Trình tự thực hiện việc cấp lại

a) Trường hợp mất Danh mục miễn thuế:

Công chức xử lý hồ sơ thực hiện:

a.1) Kiểm tra, đối chiếu các tài liệu hồ sơ lập Phiếu đề xuất theo mẫu số 09/ĐX/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này, dự thảo thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc hủy Danh mục đã cấp báo cáo lãnh đạo bộ phận để trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt;

a.2) Gửi thông báo đến các Cục Hải quan tỉnh, thành phố;

a.3) Thực hiện cấp 01 bản chụp Danh mục miễn thuế có xác nhận của đơn vị hải quan nơi cấp thay thế Danh mục miễn thuế đã mất.

b) Trường hợp mất phiếu theo dõi trừ lùi:

Công chức xử lý hồ sơ thực hiện:

b.1) Kiểm tra hồ sơ và tài liệu kê khai do doanh nghiệp cung cấp lập Phiếu đề xuất theo mẫu số 09/ĐX/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này, dự thảo thông báo gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc hủy Phiếu theo dõi trừ lùi đã cấp nhưng bị mất theo mẫu số 13/TB/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này, báo cáo lãnh đạo bộ phận để trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt (thông báo phải ghi rõ đề nghị các Cục Hải quan có văn bản xác nhận số lượng hàng hóa tổ chức, cá nhân đã xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp (nêu rõ số Danh mục, Phiếu theo dõi trừ lùi và ngày cấp));

b.2) Gửi thông báo đến các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan hải quan nơi cấp Danh mục miễn thuế, cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố nơi nhận thông báo có trách nhiệm:

b.2.1) Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hệ thống số liệu xuất nhập khẩu, xác định số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nay bị mất;

b.2.2) Gửi văn bản xác nhận cho cơ quan hải quan nơi cấp lại;

b.2.3) Tạm dừng xử lý miễn thuế cho các lô hàng tiếp theo thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất cho đến khi được cấp lại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi.

b.3) Thực hiện cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản xác nhận của các Cục Hải quan theo trình tự như sau:

b.3.1) Kiểm tra văn bản xác nhận của các Cục Hải quan về số lượng hàng hóa tổ chức, cá nhân đã xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp;

b.3.2) Tổng hợp số lượng hàng hóa tổ chức, cá nhân đã xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp;

b.3.3) Kiểm tra xác định số hàng hóa đã được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu và việc sử dụng số hàng hóa miễn thuế nhập khẩu trước khi cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất;

b.3.4) Dự thảo phiếu đề xuất và lập Phiếu theo dõi trừ lùi mới cho số lượng hàng hóa còn lại chưa xuất khẩu, nhập khẩu của Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất;

b.3.5) Ghi rõ vào Phiếu theo dõi trừ lùi cấp lại: “CẤP LẠI LẦN ...” (nếu là lần 1 ghi lần 1, nếu là lần 2 ghi lần 2).

Điều 73. Thời hạn tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký Danh mục miễn thuế

Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ danh mục miễn thuế.

Mục 2. THỦ TỤC MIỄN THUẾ TRONG THÔNG QUAN

Điều 74. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ miễn thuế đối với tờ khai giấy

1. Tiếp nhận hồ sơ miễn thuế

Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan được quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

Ngay sau khi tiếp nhận, lãnh đạo bộ phận phụ trách phân công cho công chức trực tiếp xử lý hồ sơ miễn thuế do doanh nghiệp xuất trình.

2. Xử lý hồ sơ miễn thuế

a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì công chức xử lý hồ sơ lập Phiếu đề xuất theo mẫu số 09/ĐX/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này và dự thảo văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ theo mẫu số 10/TB/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này, trong đó nêu rõ tài liệu cần bổ sung trình lãnh đạo bộ phận trước khi trình Lãnh đạo đơn vị ký văn bản gửi người đăng ký danh mục miễn thuế;

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ hoặc người khai hải quan đã bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, công chức xử lý như sau:

b.1) Kiểm tra căn cứ hồ sơ miễn thuế, số tiền thuế đề nghị miễn, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế cho từng tờ khai theo quy định;

b.2) Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, công chức lập Phiếu đề xuất theo mẫu số 09/ĐX/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này kèm hồ sơ trình lãnh đạo bộ phận trước khi trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt và xử lý như sau:

b.2.1) Trường hợp lãnh đạo đơn vị phê duyệt: lưu Phiếu đề xuất vào hồ sơ và chuyển sang thực hiện các công việc tiếp theo của quy trình thủ tục hải quan hướng dẫn tại Phần II Quy trình này;

b.2.2) Trường hợp lãnh đạo đơn vị không phê duyệt: dự thảo văn bản thông báo không thuộc đối tượng miễn thuế theo mẫu số 11/TB/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này trình lãnh đạo ký duyệt để thông báo cho người khai hải quan biết hoặc giải trình thêm (nếu có ý kiến khác).

b.3) Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo, công chức thực hiện như sau:

b.3.1) Lập Phiếu đề xuất theo mẫu số 09/ĐX/TXNK, dự thảo thông báo việc không thuộc đối tượng miễn thuế theo mẫu số 11/TB/TXNK Phụ lục 1 Quy trình này kèm theo toàn bộ hồ sơ, trình lãnh đạo bộ phận trước khi trình lãnh đạo đơn vị xem xét, quyết định;

b.3.2) Thực hiện các thủ tục để thu thuế và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.

3. Trường hợp hàng hóa phải đăng ký Danh mục miễn thuế bản giấy, công chức cập nhật số lượng, theo dõi trừ lùi hàng hóa, ký xác nhận và trình lãnh đạo đơn vị ký vào bản chính Phiếu theo dõi trừ lùi. Công chức thực hiện lưu 01 bản chụp Danh mục miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã xác nhận cùng hồ sơ xuất nhập khẩu.

Điều 75. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ miễn thuế đối với tờ khai điện tử

1. Tiếp nhận hồ sơ miễn thuế

Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan được quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

Ngay sau khi tiếp nhận, lãnh đạo bộ phận phụ trách phân công cho công chức trực tiếp xử hồ sơ miễn thuế do doanh nghiệp xuất trình.

2. Xử lý hồ sơ miễn thuế

a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, công chức đề xuất yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung tại ô “Cập nhật kết quả và ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống. Sau khi lãnh đạo đơn vị phê duyệt tại ô “Ý kiến của lãnh đạo”, công chức thông báo cho người khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A);

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ hoặc người khai hải quan đã bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, công chức thực hiện như sau:

b.1) Kiểm tra căn cứ hồ sơ miễn thuế, số tiền đề nghị miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện thủ tục miễn thuế cho từng tờ khai theo quy định;

b.2) Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, công chức thực hiện:

b.2.1) Đề xuất lãnh đạo đơn vị cho phép miễn thuế tại ô “Cập nhật kết quả và ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống;

b.2.2) Trường hợp lãnh đạo đơn vị phê duyệt tại ô “Ý kiến của lãnh đạo” thì chấp nhận thông tin tờ khai và thực hiện tiếp các thủ tục hướng dẫn tại Phần II Quy trình này. Trường hợp lãnh đạo đơn vị không phê duyệt thì thông báo cho người khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) hoặc báo cáo giải trình thêm (nếu có ý kiến khác).

b.3) Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo, công chức thực hiện như sau:

b.3.1) Báo cáo lãnh đạo đơn vị không cho phép miễn thuế tại ô “Cập nhật kết quả và ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống;

b.3.2) Trường hợp lãnh đạo đơn vị phê duyệt tại ô “Ý kiến của lãnh đạo” thông báo cho người khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) và thực hiện các thủ tục để thu thuế và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.

3. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký Danh mục miễn thuế, hệ thống tự động trừ lùi số lượng hàng hóa tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.

PHỤ LỤC 1

QUY ĐỊNH MỘT SỐ MẪU DẤU, BẢNG BIỂU KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

1. Mẫu số 1: Mẫu dấu chữ “Đề nghị không hủy ngang”

Dấu chữ “Đề nghị không hủy ngang” bao gồm 2 dòng chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:

a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai và Mã Chi cục

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 6 pt

- Màu chữ: đỏ

b) Dòng 2: ĐỀ NGHỊ KHÔNG

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 0 pt

- Màu chữ: đỏ

c) Dòng 3: HỦY NGANG

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa

- Màu chữ: đỏ

d) Viền bao quanh chữ: nét liền hình chữ nhật

- Chiều dài 5 cm; chiều rộng 2 cm;

- Cỡ viền 1 pt;

- Màu viền: đỏ

- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến chữ: 0,2 cm

đ) Hình mẫu khắc:

Chi cục HQ... (Mã CC)

ĐỀ NGHỊ KHÔNG
HỦY NGANG

2. Mẫu số 02/TBSCT/GSQL

CỤC HẢI QUAN…………..
Chi cục Hải quan……………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày…. tháng…. năm 20…..

THÔNG BÁO

V/v kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ hàng hóa

Thực hiện quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC về việc kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu đã thông quan được tập kết trong khu vực cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan…………………………………….. đề nghị ... (tên doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi) đưa hàng hóa sau đây đến khu vực máy soi để thực hiện soi chiếu:

Số lượng hàng hóa: …………container/kiện hàng, chi tiết như sau:

STT

Xuất khẩu/Nhập khẩu

Shiệu container/kiện hàng

Số chì hãng tàu (nếu có)

Số chì hải quan (nếu có)

Số vận đơn (đối với hàng nhập khẩu)/Số tờ khai xuất khẩu

Tên tàu/Số chuyến tàu (nếu có)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

2

...

Chi cục Hải quan…………………. xin thông báo để ... (tên doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi) vận chuyển hàng hóa đến địa điểm soi chiếu kịp thời, đảm bảo không ảnh hưởng đến thời gian xếp, dỡ hàng lên, xuống phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.

Nơi nhận:
- ... (Tên doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi);
- Lưu: VT đơn vị soạn thảo viết tắt (03b).

CHI CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

3. Mẫu số 03/KQSCT/GSQL

CHI CỤC HẢI QUAN…………..
Tên đơn vị……………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày…. tháng…. năm 20…..

PHIẾU GHI KẾT QUẢ KIỂM TRA

Đối với hàng hóa được kiểm tra trong quá trình xếp, dỡ hàng hóa

Kính gửi: Đội giám sát………. (tên Chi cục Hải quan quản lý cảng, kho, bãi)

Thực hiện quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC về việc kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu đã thông quan được tập kết trong khu vực cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan ……………………………………………… đã thực hiện kiểm tra hàng hóa và phát hiện một số hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm, cụ thể như sau:

STT

Số hiệu container/kiện hàng

Số chì hãng tàu (nếu có)

Số vận đơn

Tên tàu/Số chuyến tàu (nếu có)

Dấu hiệu vi phạm

1

2

……………….. (Tên đơn vị thực hiện soi chiếu) xin thông báo để Đội giám sát …………. (tên Chi cục Hải quan quản lý cảng, kho, bãi) biết để áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm tra, giám sát hàng hóa qua khu vực giám sát.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo viết tắt (3b).

CHI CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

4. Mẫu số 04/TBHTK/GSQL

CỤC HẢI QUAN…………..
Chi cục Hải quan……………

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày…. tháng…. năm 20…..

THÔNG BÁO

V/v hủy tờ khai hải quan

Thực hiện quy định điểm b.1.5 khoản 2 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC về việc hủy tờ khai hải quan, Chi cục Hải quan ....(nơi đăng ký tờ khai) đề nghị Cục Thuế…… (hoặc Chi cục Hải quan ...............) không xử lý hoàn thuế, không thu thuế đối với những tờ khai xuất khẩu đã hủy sau đây:

STT

Số tờ khai xuất khẩu

Ngày tờ khai

Tên doanh nghiệp xuất khẩu

Mã số thuế của doanh nghiệp

1

2

Chi cục Hải quan……………………… xin thông báo để Chi cục Hải quan.... (nơi đăng ký tờ khai) đề nghị Cục Thuế..... (hoặc Chi cục Hải quan…….) theo dõi và thực hiện.

Nơi nhận:
- ... Cục Thuế ... (hoặc Chi cục Hải quan);
- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo viết tắt (3b).

CHI CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

5. Mẫu số 05/BCGC/GSQL

CỤC HẢI QUAN…………..
Chi cục Hải quan……………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày…. tháng…. năm 20…..

BÁO CÁO KẾT QUẢ THU THẬP THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
GIA CÔNG, SXXK, CHẾ XUẤT

Ngày ... tháng... năm.... đến ngày... tháng... năm....

Tên công ty:

Mã số thuế:

Địa chỉ trụ sở:

Họ tên công chức thu thập: Đơn vị

Ngày bắt đầu năm tài chính:...

I. Thông tin về cơ sở sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và sản phẩm xuất khẩu:

1. Theo nội dung thông báo của tổ chức, cá nhân:

- Ngành nghề sản xuất: ……..

- Năng lực sản xuất theo ngành hàng: ……..

- Chu kỳ sản xuất theo ngành hàng: ……..

- Cơ sở sản xuất:

+ Cơ sở sản xuất 1: thuộc quyền sở hữu…..; thuê....

Địa chỉ:

Tổng số lượng máy móc, trang thiết bị:

+ Cơ sở sản xuất 2: thuộc quyền sở hữu…..; thuê....

Địa chỉ:

Tổng số lượng máy móc, trang thiết bị:

2. Thông tin báo cáo của công chức thu thập:

- Tổ chức, cá nhân có bổ sung về cơ sở sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và sản phẩm xuất khẩu trong kỳ, cụ thể:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

- Thông tin về việc kiểm tra cơ sở sản xuất, cụ thể:

Đã kiểm tra….. Chưa kiểm tra……

Kết quả kiểm tra:......................................................................................................

...............................................................................................................................

(ghi cụ thể số quyết định kiểm tra)

II. Thông tin hoạt động của tổ chức, cá nhân

1. Thông tin tổng số lượng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ:

Loại hình:………

STT

Tên loại

Số lượng tờ khai

Trị giá (VNĐ)

1

Nhập khẩu

2

Xuất khẩu

(thống kê theo từng loại hình: nhận gia công, đặt gia công, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất (nếu phát sinh))

2. Thông tin về xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị của DN gia công:

STT

Tên loại

Số lượng tờ khai

Trị giá (VNĐ)

1

Nhập khẩu

2

Xuất khẩu

3. Phân tích thông tin hoạt động xuất nhập khẩu của tổ chức, cá nhân trong kỳ:

- Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư:.............................................................

(Lưu ý: tổ chức/cá nhân phải nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tại Chi cục)

- So sánh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và sản phẩm với nội dung thông báo cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân:

+ Ngành hàng:

Phù hợp: …………………… Không phù hợp: ……………………

Chi tiết (nếu có): ......................................................................................................

...............................................................................................................................

+ Chu kỳ sản xuất:

Đánh giá hoạt động xuất khẩu sản phẩm với chu kỳ sản xuất để đề xuất việc kiểm tra tình hình sử dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, cụ thể:............................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

+ Năng lực sản xuất:

Đánh giá hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị máy móc và xuất khẩu sản phẩm có sự tăng, giảm bất thường so với thông báo cơ sở sản xuất để đề xuất việc kiểm tra tình hình sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều số 40 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, cụ thể: ......................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

+ Vi phạm của tổ chức, cá nhân trong kỳ: .................................................................

...............................................................................................................................

- Thông tin về việc kiểm tra tình hình sử dụng, kiểm tra báo cáo quyết toán đối với tổ chức cá nhân:

Đã kiểm tra: ………………………….. Chưa kiểm tra: …………………………..

Kết quả kiểm tra (nếu có): ........................................................................................

...............................................................................................................................

- Thông tin khác thu thập được trong kỳ:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

III. Đề xuất của công chức sau khi thu thập thông tin trong kỳ:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Công chức lập báo cáo

Ý kiến lãnh đạo Đội/Tổ:

Ý kiến phê duyệt của Lãnh đạo Chi cục:

6. Mẫu số 06/KLKT/GSQL

CỤC HẢI QUAN…………..
Chi cục Hải quan……………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/KL-CCHQ

………, ngày…. tháng…. năm…..

KẾT LUẬN KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ biên bản chứng nhận kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất ngày ... tháng ... năm …, Chi cục Hải quan …… kết luận về việc kiểm tra cơ sở sản xuất của Công ty …….. như sau:

1. Địa chỉ cơ sở sản xuất: ........................................................................................

2. Về cơ sở sản xuất: ..............................................................................................

3. Tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất: ...............................................................

4. Năng lực quản lý: .................................................................................................

5. Kết luận: .............................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

6. Yêu cầu thực hiện:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Nơi nhận:
- Chi cục HQ……. (để t/hiện);
- Công ty………... (để t/hiện);
-
Cục HQ ……….. (để b/c);
- Lưu: VT …………………….

Chi cục trưởng
(ký, đóng dấu Chi cục)

7. Mẫu số 07/TBKQTV/TXNK

CỤC HẢI QUAN…..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TB-CHQ…..

………, ngày…. tháng…. năm…..

THÔNG BÁO

Về kết quả tham vấn

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Quyết định số …….. của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Cục Hải quan ………… đã kiểm tra, tham vấn trị giá khai báo của hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu theo tờ khai.... số …….. ngày.... như sau:

STT

Mã số

Tên hàng

Kết quả tham vấn

(1)

(2)

(3)

(4)

Cục Hải quan....thông báo để Chi cục Hải quan.... biết và cập nhật vào Hệ thống quản lý giá tính thuế theo quy định.

Nơi nhận:
- Chi cục Hải quan ...;
- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo viết tắt (3b).

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

* Ghi chú: Tại cột (4) ghi rõ “không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo” hoặc “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nhưng người khai hải quan không chấp nhận” hoặc “không đồng ý/đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan” tương ứng với từng trường hợp đã được ghi nhận tại Biên bản tham vấn

8. Mẫu số 08/PCTV/TXNK

CỤC HẢI QUAN…..
CHI CỤC HẢI QUAN…..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /CCHQ…..

………, ngày…. tháng…. năm…..

PHIẾU CHUYỂN

Hồ sơ tham vấn của Công ty…..

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Quyết định số ……… của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chi cục Hải quan.... đã kiểm tra và phát hiện nghi vấn trị giá khai báo của hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu theo tờ khai... số... ngày….. Cụ thể nội dung nghi vấn trị giá khai báo như sau:

STT

Mã số

Tên hàng

ĐVT

Lượng hàng

Trị giá khai báo (USD)

Cơ sở nghi vấn trị giá khai báo

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Chi cục Hải quan... chuyển các thông tin nghi vấn nêu trên, hồ sơ hải quan kèm các chứng từ, tài liệu của Công ty.... đã nộp bổ sung hồ sơ ngày……. cho Cục Hải quan... để tổ chức tham vấn theo thẩm quyền.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Công ty.... (để thực hiện)
- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo viết tắt (3b).

CHI CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

* Ghi chú: Tại cột (7), ghi rõ cơ sở nghi vấn trị giá khai báo theo đúng quy định tại Quyết định số.... ban hành kèm theo quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

9. Mẫu số 09/ĐX/TXNK

TÊN CƠ QUAN HẢI QUAN
CÓ THẨM QUYỀN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./PĐX-….

………, ngày…. tháng…. năm…..

PHIẾU ĐỀ XUẤT

V/v xử lý Danh mục miễn thuế

Căn cứ…………… (công văn đề nghị đăng ký Danh mục miễn thuế/cấp lại Danh mục miễn thuế...), đề xuất Lãnh đạo đơn vị phương án xử lý như sau:

1. Nội dung đề xuất:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

2. Lý do đề xuất:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Công chức đề xuất

Ý kiến của Lãnh đạo bộ phận

Ý kiến của Lãnh đạo đơn vị

10. Mẫu số 10/TB/TXNK

TÊN CƠ QUAN HẢI QUAN
CÓ THẨM QUYỀN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./TB-….

………, ngày…. tháng…. năm…..

THÔNG BÁO

Về việc....(1)

Cục Hải quan/Chi cục Hải quan ………… nhận được công văn đề nghị ..số ... ngày ... tháng ... năm ... của... (Tên người đăng ký DMMT, mã số thuế) về việc ... và hồ sơ gửi kèm theo.

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Thuế TTĐB số.... Luật Thuế BVMT số..., Luật thuế GTGT số... và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các Luật này;

Căn cứ khoản ... Điều... Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, Cục Hải quan..../Chi cục Hải quan... đề nghị (Tên người đăng ký DMMT) bổ sung hồ sơ tài liệu hoặc giải trình các nội dung liên quan hoặc điều chỉnh Danh mục miễn thuế hoặc nộp Danh mục miễn thuế bản giấy để trừ lùi, cụ thể:

(Ghi chi tiết tài liệu cần bổ sung; các nội dung cần giải trình; các nội dung cần điều chỉnh trong DMMT; số DMMT bản giấy cần trừ lùi)

Thời hạn thực hiện là …… ngày kể từ ngày cơ quan hải quan phát hành thông báo này.

Trường hợp người đăng ký Danh mục miễn thuế có vướng mắc, đề nghị liên hệ với Cục Hải quan/Chi cục Hải quan... để được giải đáp. Số điện thoại liên hệ...

Cục Hải quan/Chi cục Hải quan ……….. thông báo để (Tên người đăng ký DMMT) được biết./.

Nơi nhận:
- Tên, địa chỉ người đăng ký DMMT;
- Bộ phận có liên quan;
- Lưu: VT,....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

_______________

(1) Giải trình hoặc bổ sung hồ sơ hoặc điều chỉnh DMMT hoặc yêu cầu xuất trình DMMT để trừ lùi)

11. Mẫu số 11/TB/TXNK

TÊN CƠ QUAN HẢI QUAN
CÓ THẨM QUYỀN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./TB-….

………, ngày…. tháng…. năm…..

THÔNG BÁO

Về việc không đủ điều kiện đăng ký Danh mục miễn thuế/không đủ điều kiện miễn thuế

Cục Hải quan/Chi cục Hải quan ………… nhận được công văn đề nghị .. số ... ngày ... tháng ... năm ... của... (Tên người đăng ký DMMT/người nộp thuế, mã số thuế) về việc ... và hồ sơ gửi kèm theo.

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Thuế TTĐB số.... Luật Thuế BVMT số..., Luật thuế GTGT số... và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các Luật này;

Căn cứ khoản ... Điều... Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính,

Sau khi xem xét hồ sơ và đối chiếu với các quy định hiện hành thì hồ sơ của (Tên người đăng ký DMMT/người nộp thuế) không đủ điều kiện đăng ký Danh mục miễn thuế/không đủ điều kiện miễn thuế cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Lý do:

-

-

-

Trường hợp người đăng ký Danh mục miễn thuế/người nộp thuế có vướng mắc, đề nghị liên hệ với Cục Hải quan/Chi cục Hải quan... để được giải đáp. Số điện thoại liên hệ...

Cục Hải quan/Chi cục Hải quan………….. thông báo để (Tên người đăng ký Danh mục miễn thuế/người nộp thuế) được biết./.

Nơi nhận:
- Tên, địa chỉ người đăng ký DMMT;
- Bộ phận có liên quan;
- Lưu: VT,....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

12. Mẫu số 12/TB/TXNK

TÊN CƠ QUAN HẢI QUAN
CÓ THẨM QUYỀN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./TB-….

………, ngày…. tháng…. năm…..

THÔNG BÁO

Về việc thu hồi Danh mục miễn thuế

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản thuế.

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Thuế TTĐB số.... Luật Thuế BVMT số..., Luật thuế GTGT số... và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các Luật này;

Căn cứ khoản ... Điều... Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính,

Cục Hải quan/Chi cục Hải quan thu hồi Danh mục miễn thuế số………. cấp ngày……… của... (Tên người đăng ký DMMT, mã số thuế) kể từ ngày………

Đề nghị các đơn vị hải quan trên toàn quốc dừng làm thủ tục miễn thuế theo Danh mục miễn thuế đã được cấp nêu trên.

Nơi nhận:
- Tên, địa chỉ người đăng ký DMMT;
- Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố (để biết);
- Lưu: VT,....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

13. Mẫu số 13/TB/TXNK

TÊN CƠ QUAN HẢI QUAN
CÓ THẨM QUYỀN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./TB-….

………, ngày…. tháng…. năm…..

THÔNG BÁO

Về việc hủy Danh mục miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã cấp do bị mất

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Thuế TTĐB số.... Luật Thuế BVMT số..., Luật thuế GTGT số...và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các Luật này;

Căn cứ khoản ... Điều... Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính,

Căn cứ yêu cầu cấp lại Danh mục miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã cấp bị mất, Cục Hải quan/Chi cục Hải quan đề nghị các Cục Hải quan kiểm tra, xác nhận số lượng hàng hóa tổ chức, cá nhân đã xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi sau đây:

1. Số Danh mục miễn thuế (xuất khẩu/nhập khẩu): .....................................................

ngày cấp..................................................................................................................

2. Số Phiếu theo dõi trừ lùi ………………….

ngày cấp..................................................................................................................

Đề nghị các đơn vị hải quan trên toàn quốc dừng làm thủ tục miễn thuế theo Danh mục miễn thuế đã được cấp nêu trên trong thời gian chờ cấp lại Danh mục miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã mất.

Nơi nhận:
- Tên, địa chỉ người đăng ký DMMT;
- Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố (để biết);
- Lưu: VT,....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

14. Mẫu số 14/BB/TXNK

TÊN CƠ QUAN HẢI QUAN
CÓ THẨM QUYỀN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./BB….

BIÊN BẢN LÀM VIỆC

Về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế

Hôm nay, hồi….. giờ….. ngày….. tháng….. năm….. tại….. Cục Hải quan.../Chi cục Hải quan….. đã làm việc với…..….. (Tên người đăng ký Danh mục miễn thuế, mã số thuế) …..…..….. về việc giải trình và cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến đề nghị đăng ký Danh mục miễn thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

I. THÀNH PHẦN LÀM VIỆC

1. Đại diện Đoàn kiểm tra....

- Ông (bà)…………………………………. chức vụ………

- Ông (bà)…………………………………. chức vụ………

2. Đại diện (Tên người nộp thuế)

- Ông (bà)…………………………………. chức vụ………

- Ông (bà)…………………………………. chức vụ………

II. NỘI DUNG LÀM VIỆC

(Nêu rõ ý kiến của các bên; nội dung giải trình của người đăng ký Danh mục miễn thuế, các tài liệu đã được bổ sung và kết quả của buổi làm việc).

Buổi làm việc kết thúc vào hồi giờ.... ngày.... tháng.... năm.......,

Biên bản này đã được đọc lại cho các bên cùng nghe công nhận là đúng và nhất trí ký tên dưới đây.

Biên bản này đã được lập thành....bản (mỗi bản.... trang) và giao cho đại diện người nộp thuế 01 (một) bản./.

ĐẠI DIỆN NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN HẢI QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC 2

QUY ĐỊNH MỘT SỐ MẪU DẤU, BẢNG BIỂU KHI THỰC HIỆN KHAI HẢI QUAN TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN GIẤY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

1. Mẫu số 1: Mẫu dấu chữ “Giải phóng hàng”

Dấu chữ “Giải phóng hàng” bao gồm 2 dòng chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:

a) Dòng 1: Tên đơn vị Hải quan nơi xử lý tờ khai và Mã đơn vị xử lý tờ khai

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm, căn lề giữa

- Màu chữ: đỏ

b) Dòng 2: GIẢI PHÓNG HÀNG

- Font chữ; Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 6 pt

- Màu chữ: đỏ

c) Viền bao quanh chữ: nét liền hình chữ nhật

- Chiều dài 4 cm; chiều rộng 1,5 cm;

- Cỡ viền 1 pt;

- Màu viền: đỏ

- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến chữ: 0,2 cm

d) Hình mẫu khắc:

Chi cục HQ…. (Mã CC)

GIẢI PHÓNG HÀNG

2. Mẫu số 2: Mẫu dấu chữ “Đưa hàng về bảo quản”

Dấu chữ “Đưa hàng về bảo quản” bao gồm 2 dòng chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:

a) Dòng 1: Tên đơn vị Hải quan nơi xử lý tờ khai và Mã đơn vị xử lý tờ khai

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 6 pt

- Màu chữ: đỏ

b) Dòng 2: ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa

- Màu chữ: đỏ

c) Viền bao quanh chữ: nét liền hình chữ nhật

- Chiều dài 5 cm; chiều rộng 1,5 cm;

- Cỡ viền 1 pt;

- Màu viền: đỏ

- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến chữ: 0,2 cm

d) Hình mẫu khắc:

Chi cục HQ…. (Mã CC)

ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN

3. Mẫu số 3: Mẫu dấu chữ “Chuyển cửa khẩu”

Dấu chữ “Chuyển cửa khẩu” bao gồm 1 dòng chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:

a) Dòng 1: Tên đơn vị Hải quan nơi xử lý tờ khai và Mã đơn vị xử lý tờ khai

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 6 pt

- Màu chữ: đỏ

b) Dòng 2: CHUYỂN CỬA KHẨU

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 0 pt

- Màu chữ: đỏ

c) Viền bao quanh chữ: nét liền hình chữ nhật

- Chiều dài 5 cm; chiều rộng 2 cm;

- Cỡ viền 1 pt;

- Màu viền: đỏ

- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến chữ: 0,2 cm

đ) Hình mẫu khắc:

Chi cục HQ…. (Mã CC)

CHUYỂN CỬA KHẨU

4. Mẫu số 4: Mẫu dấu chữ “Đã tiếp nhận”

Dấu chữ “Đã tiếp nhận” bao gồm 1 dòng chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:

a) Dòng 1: Tên đơn vị Hải quan nơi xử lý tờ khai và Mã đơn vị xử lý tờ khai

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 6 pt

- Màu chữ: đỏ

b) Dòng 2: ĐÃ TIẾP NHẬN

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 10

- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm, căn lề giữa, spacing after 0 pt

- Màu chữ: đỏ

c) Viền bao quanh chữ: nét liền hình chữ nhật

- Chiều dài 5 cm; chiều rộng 2 cm;

- Cỡ viền 1 pt;

- Màu viền: đỏ

- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến chữ: 0,2 cm

đ) Hình mẫu khắc:

Chi cục HQ…. (Mã CC)

ĐÃ TIẾP NHẬN

5. Mẫu số 05/YCNV/GSQL

CỤC HẢI QUAN…………
Chi cục Hải quan…………..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày…. tháng…. năm 20…..

PHIẾU YÊU CẦU NGHIỆP VỤ

Hồi……….. giờ, ngày…. tháng…. năm….

Tại Chi cục Hải quan………………………………………………………………

Công chức tiếp nhận hồ sơ: ……………………………………………………..

Đã tiếp nhận hồ sơ hải quan của ……………………………………………… (tên người khai hải quan) gồm:

- Vận tải đơn số …………………………………………… (nếu có);

- Hóa đơn thương mại số: ……………………………….. (nếu có);

Sau khi xem xét hồ sơ và đối chiếu với các quy định hiện hành thì hồ sơ của Công ty/ông/bà chưa đủ điều kiện: ……………………………… cho lô hàng xuất khẩu/nhập khẩu:

Lý do:

-

-

-

Đề nghị:

Công chức tiếp nhận hồ sơ
(Ký tên, đóng dấu công chức)

6. Mẫu số 06/LHT/GSQL

CỤC HẢI QUAN…………
Chi cục Hải quan…………..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /20…./LHT

………, ngày…. tháng…. năm 20…..

LỆNH HÌNH THỨC, MỨC ĐỘ KIỂM TRA HẢI QUAN
(chỉ sử dụng trong nội bộ hải quan)

1. Số tờ khai: …………………………….. ngày…. tháng…. năm 20….

Loại hình XK/NK: …………………

2. Đề xuất của công chức

2.1. Phân luồng: Vàng □ Đỏ □

2.2. Hình thức, mức độ kiểm tra (chỉ áp dụng với kiểm tra thực tế hàng hóa)

□ Kiểm tra qua máy soi: ghi địa điểm kiểm tra;

□ Kiểm tra thực tế:

- Mức (1) □ Tỷ lệ ....(%) - Mức (2) □ Toàn bộ

- Lý do đề xuất:

..............................................................................................................................................

Công chức hải quan
(Ký tên, đóng dấu công chức)

3. Chi cục trưởng duyệt hoặc thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra:

3.1. Phân luồng: Vàng □ Đỏ □

3.2. Hình thức, mức độ kiểm tra (chỉ áp dụng với kiểm tra thực tế hàng hóa)

□ Kiểm tra qua máy soi: ghi địa điểm kiểm tra;

□ Kiểm tra thực tế:

- Mức (1) □ Tỷ lệ ....(%) - Mức (2) □ Toàn bộ

- Ghi rõ lý do thay đổi và ý kiến chỉ đạo:

.........................................................................................................................................

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan
(Ký tên, đóng dấu công chức)

7. Mẫu số 07/DSHHG/GSQL

CỤC HẢI QUAN TỈNH/TP
CHI CỤC HẢI QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH SÁCH HÀNG HÓA ĐỦ ĐIỀU KIỆN
QUA KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN

1. Chi cục Hải quan giám sát: .....................................................................................

2. Đơn vị XNK: ...........................................................................................................

3. Mã số thuế: ...........................................................................................................

4. Số tờ khai, ngày tờ khai/ Số văn bản, ngày văn bản, cơ quan ban hành:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

STT

Số hiệu container/lượng hàng

(1)

Số seal container (nếu có)

(2)

Số seal hải quan (nếu có)

(3)

Xác nhận của bộ phận giám sát hải quan

(4)

Ghi chú:

1. Mục số 4: Ghi rõ số, ngày, tháng, năm tờ khai hải quan (trong trường hợp sử dụng tờ khai giấy) hoặc số, ngày, tháng, năm văn bản, cơ quan ban hành văn bản (trường hợp hàng hóa đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền).

2. Cột số (1): Ghi rõ số hiệu container/ Lượng hàng theo tờ khai hải quan giấy hoặc theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

MINISTRY OF FINANCE
GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1966/QD-TCHQ

Hanoi, July 10, 2015

 

DECISION

CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORT AND IMPORT OF GOODS

DIRECTOR OF THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS

Pursuant to the Law on Customs No. 54/2014/QH13 dated June 23, 2014;

Pursuant to the Law on Tax administration No. 78/2006/QH10 dated November 29, 2006; the Law No. 21/2012/QH13 dated November 20, 2012 on the amendments to the Law on Tax administration; Law No. 71/2014/QH13 dated November 26, 2014 on amendments to tax laws;

Pursuant to the Government's Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 elaborating some Articles on customs procedures, customs control and customs inspection of the Law on Customs;

Pursuant to the Government's Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 elaborating some Articles of the Law on Tax administration and the Law on the amendments to the Law on Tax administration;

Pursuant to Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 on customs procedures; customs control and customs inspection; export tax, import tax, and administration of taxes on exported and imported goods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the request of Director of Customs Control Department and Director of Department of Export and Import Duties

DECIDES:

Article 1. A set of customs procedures is promulgated together with this Decision, which consists of:

1. Procedures for inspection of exported or imported goods during material handling process at the checkpoint.

2. Customs procedures applied to exported or imported goods.

3. Management of processed goods, domestic goods for export, and export processing enterprises (EPE).

4. Electronic customs procedures applied to temporarily imported goods and temporarily exported goods.

5. Customs control of exported or imported goods that are sent to, removed from, and kept in customs controlled areas (CCAs); transportation that anchor or park within CCAs.

6. Customs procedures applied to goods under customs control in transit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Customs procedures for making paper customs declarations.

9. Procedures for verification, determination of names, codes of goods, and taxes thereon; verification and determination of customs values; tax inspection and imposition of tax on exported goods and imported goods;

10. Procedures for exemption of export tax and import tax.

11. Appendix 1: Forms serving for electronic customs procedures.0

12. Appendix 2: Forms serving making of paper customs declarations.

Article 2. This Decision comes into force from August 15, 2015 and replaces the following documents:

1. Decision No. 988/QD-TCHQ dated March 28, 2014 of the Director of the General Department of Customs promulgating electronic customs procedures applied to commercial exports and imports.

2. Decision No. 3046/QD-TCHQ dated December 27, 2012 of the Director of the General Department of Customs promulgating electronic customs procedures applied to commercial exports and imports.

3. Decision No. 1171/QD-TCHQ dated June 15, 2009 of the Director of the General Department of Customs promulgating customs procedures applied to commercial exports and imports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Decision No. 2441/QD-TCHQ dated August 15, 2014 of the Director of the General Department of Customs promulgating customs control procedures applied to commercial exports and imports at international freight terminals within checkpoint areas of international airports that apply VNACCS/VCIS automatic customs clearance system.

6. Regulations on customs control of exported goods and imported goods that are sent to, removed from, and kept in CCAs; transportation that anchor or park within CCAs provided for in the following documents.

a) Decision No. 149/QD-TCHQ dated January 28, 2011 of the Director of the General Department of Customs promulgating customs procedures applied to international trains that enter and exit Vietnam by railway; luggage of entering and exiting people; customs control at bordering stations and domestic stations.

b) Decision No. 2344/QD-TCHQ dated August 07, 2014 of the Director of the General Department of Customs promulgating customs control procedures at road checkpoints and river checkpoints.

7. Decision No. 103/2011/QD-TCHQ dated January 24, 2011 of the Director of the General Department of Customs promulgating procedures for verification, consultation, and determination of dutiable values of exported goods and imported goods while they are following customs procedures.

8. Decision No. 1323/QD-TCHQ dated February 22, 2010 of the Director of the General Department of Customs promulgating procedures for classification and imposition of tax on exported goods and imported goods while they are following customs procedures.

9. Section II of Decision No. 2424/QD-TCHQ dated November 27, 2008 of the Director of the General Department of Customs promulgating procedures grant of exemption, occasional exemption, occasional reduction, refund, and cancellation of export tax and import tax by Sub-department of Customs of districts and Customs Departments of central-affiliated cities and provinces.

10. Decision No. 2422/QD-TCHQ dated November 27, 2008 of the Director of the General Department of Customs promulgating procedures for inspection and imposition of tax on exported goods and imported goods while they are following customs procedures.

Article 3. Directors of Customs Departments of central-affiliated cities and provinces, heads of units affiliated to the General Department of Customs are responsible for implementation of this Decision. Difficulties that arise during the implementation of this Decision should be reported the General Department of Customs for consideration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

PP DIRECTOR
DEPUTY DIRECTOR




Vu Ngoc Anh

 

CUSTOMS PROCEDURES

APPLIED TO EXPORTED AND IMPORTED GOODS

Part I

PROCEDURES FOR INSPECTION OF EXPORTED OR IMPORTED GOODS DURING THE PROCESS OF MATERIAL HANDLING, TRANSPORT, AND RETENTION AT THE CHECKPOINT

Article 1. General principles

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The inspections prescribed in this Part shall be carried out at the ports, checkpoints, warehouses, and depots that have goods scanners (including scanners at concentrated inspection places under the management of the same Customs Departments as the ports, checkpoints, warehouses, and depots.

Article 2. Selection of goods for inspection

1. The selection of containers and packages to be inspected shall be instructed by the e-customs system and must not exceed the capacity of the scanner.

2. In case the quantity of containers or packages exceeds the capacity of the scanner or goods cannot be inspected with scanners, the Director of Sub-department of Customs in charge of the warehouse, depot, port, or checkpoint shall decide a practical method of inspection.

Article 3. Goods inspection

1. Method of inspection:

Goods inspection shall be carried out by the Sub-department of Customs in charge of the warehouse, depot, port, or checkpoint with scanners and other equipment.

2. Inspection procedures:

a) For imported goods:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case the list of containers and packages to be inspected is not given by the system, the customs official of the Sub-department of Customs in charge of the warehouse/depot/port/checkpoint shall consider sources of information available at that time and make a list of containers and packages to be inspected, submit it to the Director of Sub-department of Customs for approval, and notify the port/warehouse/depot operator as instructed in Point a.1 of this Clause;

a.2) Cooperate with the port/warehouse/depot operator in taking the containers and packages to be inspected through the scanners for inspection during the unloading process.

a.3) Images given by the scanner shall be compared with the manifest of imported goods, relevant documents, and other sources of information (if any) to determine whether the shipment is suspicious or not;

a.4) Update the inspection result (specify the result according to Point a.3 of this Clause, the container number and bill of lading number), attach the images to the system.

In case the system has not support the update of scanning result on the system, the inspecting official shall record the result to the scanner system. If the shipment is suspicious, apart from recording the result to the scanner system, the custom official shall print the marked images from the scanner system and specify the suspicion on the scanning result sheet (form No. 03/KQSCT/GSQL in Appendix 1 enclosed herewith), then send them to the unit in charge of the place where imported goods are retained;

a.5) If the shipment is suspicious after scanning and a physical inspection by customs officials is necessary, the port/warehouse/depot operator may be requested to keep the goods in a separate area or use the port management system to locate the goods to be inspected;

a.6) Pay the cost of moving goods to the scanner and storage area.

b) For exported goods:

b.1) Based on the list of containers and packages that need scanning provided by the system, the official in charge shall notify the enterprise that owns the port/warehouse/depot (hereinafter referred to as port/warehouse/depot operator) of the numbers of containers and packages to be inspected before loading onto the vehicle using the form No. 02/TBSCT/GSQL in Appendix 1 enclosed herewith or via the electronic system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.2) Cooperate with the deliverer and port/warehouse/depot operator in taking the containers and packages to be inspected through the scanners for inspection before loading them onto the vehicle;

b.3) Images given by the scanner shall be compared with the export declaration, relevant documents, and other sources of information (if any) to determine whether the shipment is suspicious or not;

b.4) Update the inspection result (specify the result according to Point b.3 of this Clause and container numbers) and attach the images to the system.

In case the system has not support the update of scanning result on the system, the inspecting official shall record the result to the scanner system. If the shipment is suspicious, apart from recording the result to the scanner system, the custom official shall print the marked images from the scanner system and specify the suspicion on the scanning result sheet (form No. 03/KQSCT/GSQL in Appendix 1 enclosed herewith);

b.5) If the shipment is suspicious after scanning and a physical inspection by customs officials is necessary, a physical inspection shall be carried out without the presence of the declarant as prescribed in Point c Clause 2 Article 34 of the Law on Customs in the presence of the representative of the seaport authority, airport authority, or the border guard. The inspection must be recorded in writing, the inspection record must bear signatures of relevant parties;

b.6) Pay the cost of moving goods to the scanner and storage area.

Article 4. Processing inspection result when the declarant registers the declaration

1. If the containers/packages are not suspicious after scanning, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall carry out the next procedures according to the scanning result on the system.

2. If the containers/packages are suspicious after scanning:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.1) With regard to suspicious containers/packages recorded on the system:

The Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall request the Sub-department of Customs at the checkpoint to carry out an inspection and use the inspection result to decide whether to grant customs clearance or impose penalties for violations (if any).

The inspection may be carried out at a goods inspection place within the area of the port, checkpoint, or concentrated inspection place outside the checkpoint under the management of the same Customs Department as the Sub-department of Customs at the checkpoint.

a.2) With regard to suspicious containers/packages that are not recorded on the system:

a.2.1) Responsibility of the unit in charge of the place where imported goods are retained:

a.2.1.1) According to the scanning result sheet (form No. 03/KQSCT/GSQL in Appendix 1 enclosed herewith), which is sent by the scanning unit, the official in charge shall monitor and identify the declarations of goods in the suspicious containers or packages when the declarant takes goods through the CCA as prescribed in Part V of this document;

a.2.1.2) As soon as the declarations of goods in the suspicious containers or packages are identified, the customs official shall consider the scanning result and decide whether to advise the Director of the Sub-department of Customs carrying on procedures for certifying goods passing through the CCA or not allowing goods to pass the CCA as prescribed in Article 14 of this document. The Director of Sub-department of Customs is responsible for using information on the scanning result sheets.

b) For exported goods:

After the inspection mentioned in Point b.5 Clause 2 Article 3 of this document is done:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.2) If violations are found: the case shall be handled by a competent authority depending on the seriousness of violations.

Part II

ELECTRONIC CUSTOMS PROCEDURES APPLIED TO EXPORTED AND IMPORTED GOODS

Article 5. General principles

1. Electronic customs procedures applied to exported and imported goods following customs procedures prescribed in Circular No. 38/2015/TT-BTC.

2. Customs authorities and customs officials involved in customs procedures of exported goods and imported goods prescribed in Chapter II of Circular No. 38/2015/TT-BTC shall implement this part.

3. Part II of this document consists of 05 steps. Depending on the classification result, a shipment of exported goods or imported goods may have to go through some or all of the five steps.

4. Responsibility of the Director of Sub-department of Customs where the customs declaration is registered:

a) Perform given tasks prescribed in the Law on Customs, Decree No. 08/2015/ND-CP, and Circular No. 38/2015/TT-BTC.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Deploy and supervise customs officials following the steps as prescribed.

5. Decisions and directives of the Director of Sub-department of Customs; comments of customs officials must be updated on VCIS. If the comment exceeds the maximum amount of characters permitted by the system (>1000), the comment shall be written on the inspection result sheet and the system must specify this.

6. The system shall automatically check and identify goods to be sealed by the customs.

If this function is not available, customs officials shall identify goods to be sealed themselves according to applicable regulations.

7. In case of system breakdown, the Director of the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall switch over to paper declaration as prescribed in Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP. In this case, instructions in Section 2 Part VIII of this document shall apply to customs procedures.

Article 6. Receipt, inspection, registration, and classification of declarations (Step 1)

1. The system shall automatically receive, inspect information, instruct declarants and issue declaration numbers after receiving information from declarants. In case a declarant is not able to register the customs declaration, the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall give instructions.

The following issues of enterprises shall be handled by the General Department of Customs:

a) The declaration is not registered because the system does not correctly identify the enterprise’s status:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.1) Notify the help desk of the General Department of Customs if the enterprise’s status is “operational” by phone (04) 37 824 754, (04) 37 824 755, (04) 37 824 756, (04) 37 824 757 or email [email protected] to process data on VNACSS;

a.2) If the enterprise’s status is not “operational” (another status or unidentified status) and the enterprise is able to prove its normal operation:

a.2.1) Receive and check documents submitted/presented by the enterprise. If the documents are satisfactory, make a statement that contains:

a.2.1.1) The enterprise’s taxpayer ID number (TIN);

a.2.1.2) The enterprise’s name;

a.2.1.3) The issue (e.g. the enterprise’s name on the system does not match the Certificate of Enterprise registration).

a.2.2) Director of Sub-department of Customs appends a signature and seal of the statement, fax the statement and documents submitted by the enterprise to the General Department of Customs (risk management board - fax number: 04.39440644).

The Sub-department of Customs where the declaration is registered must perform this task within 02 working house from the time the declarant provides adequate documents;

a.2.3) While awaiting the General Department of Customs updating the enterprise’s status, Director of Sub-department of Customs shall decide whether to permit the enterprise to make a paper customs declaration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Right after receiving information from the Sub-department of Customs where the declaration is registered, various units of the General Department of Customs have the following responsibility:

a.3.1) Risk management board shall check information and notify General Department of Taxation, Customs Statistics and IT Department of adjustments to information about the enterprise (if any) within 02 hours from the time adequate information is received from the Sub-department of Customs where the declaration is registered;

a.3.2) Customs Statistics and IT Department shall update adjusted information on relevant systems (VNACCS/VCIS, e-Customs, KTT, etc.) within 02 hours from the receipt of adequate information from the risk management board and before the time of daily information update on VNACCS as instructed in Decision No. 833/QD-TCHQ dated March 26, 2015 of the General Department of Customs.

b) The declaration is not registered because the tax guaranteed is smaller than tax payable on the declaration and the declarant still wishes to register the declaration

b.1) If the enterprise wishes to obtain customs clearance for an amount of goods corresponding to the guaranteed tax, the enterprise shall be instructed to change the quantity of goods on the declaration so that the tax payable does not exceed the tax guaranteed;

b.2) In case the enterprise wishes to obtain customs clearance for all of the goods on the declaration and agrees to pay the tax difference before receiving goods, the declarant shall be instructed to change the tax payment deadline code from A to D.

2. The system shall automatically receive, inspect information, provide instructions (if any) and classify the customs declaration after receiving official information from the declarant in one of the manners prescribed in Clause 4 Article 26 of Decree No. 08/2015/ND-CP and Clause 3 Article 19 of Circular No. 38/2015/TT-BTC. If the classification code is 1 – blue, step 4 shall be followed (Article 9 of this document); If the classification code is 2 – yellow and 3 – red, step 2 shall be followed (Article 7 of this document).

3. If violations are suspected and the shipment has not passed the CCA, the shipment shall be suspended from passing the CCA as prescribed in Article 14 of this document.

If goods must undergo physical inspection as prescribed by a competent authority but the system does not require it and the classification code is 1 – blue, Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall send information to the risk management unit, anti-smuggling unit, and post-clearance inspection unit affiliated to Customs Department of the province within the day of registration of the declaration or the following working day at the latest.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The risk management unit shall adjust and update the criteria within their competence and report those beyond their competence to a competent authority for update;

b) Post-clearance inspection unit shall immediately carry out post-clearance inspection at the customs authority;

c) Anti-smuggling unit shall review and carry out investigations within the scope of its functions and duties.

Article 7. Customs dossier inspection (Step 2)

Customs dossier inspection means the thorough inspection of every document of the customs dossier as prescribed in Article 16 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

1. Responsibility of Director of Sub-department of Customs

a) Appoint customs officials in charge of document inspection via NA02A screen as soon as declaration information is available on the system. Appoint 01 Sub-department of Customs to process declarations that have more than 50 lines of the same type;

b) Put forward issues that need inspecting; consider suggestion of the customs official; decide suspension of inspection on document inspection screen. The instructions must be updated on the system;

c) In considering the suggestion of the customs official in charge, the Director of Sub-department of Customs shall decide whether to impose or lift suspension of goods from passing the CAA on the e-Customs system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Inspection content

As soon as adequate documents of the customs dossier are submitted by the declarant, whether directly or via the system, according to instructions of Director of Sub-department of Customs and VCIS (if any) via document inspection screen, risk guidance and result of goods inspection during the material handling process at the warehouse/depot/port/checkpoint through the scanner, information about suspension of goods from passing through the CAA on e-Customs system (if any), the customs official shall carry out an inspection in accordance with Section 3 Chapter II of Circular No. 38/2015/TT-BTC. Inspection content:

a.1) Inspect the list of containers if goods are transported in containers according to the import declaration.

In case imported goods are transported in containers, the customs official shall check the list of containers on VNACCS (via HYS) and e-Customs system (“list of containers” tab) and perform the following tasks:

a.1.1) If the list of containers is not declared on VNACCSS or the list of container on VNACCS does not match documents in the customs dossier, the declarant shall be requested to make an additional declaration as instructed in Point b.1.1 of this Clause;

a.1.2) If the list of containers is already declared on VNACCSS, matches documents of the customs dossier, but is not declared on e-Customs system or information on e-Customs system is not consistent with that on VNACCS, after finishing the inspection on the system (CEA), the customs official shall export the list of containers on VNACCSS (IHY/MSC) and update it on e-Customs system.

a.2) Check the information that affect customs control including number, symbol, value, notes, enterprise identification number, goods description, destination, purposes, etc.

Such information must be recorded in accordance with instructions in Appendix II of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Example: For domestic export-import, the enterprise identification number must be “#&XKTC”; that of non-commercial goods must be #&1, #&2, etc.;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.4) Check the following information if the classification code is W2 or S2:

a.4.1) W2: Check the license, notice of exemption from inspection of inspection result;

a.4.2) S2: Check the guarantee.

a.5) Check, determine names, codes of goods and taxes thereon when inspecting the customs dossier in accordance with Section 1 Part IX of this document;

a.6) Carry out inspection, consultation, and customs valuation in accordance with instructions in Section 2 Part IX of this document;

a.7) Carry out inspection and determination of exported goods and imported goods during document inspection and physical inspection in accordance with instructions of the General Department of Customs;

a.8) Carry out tax inspection and implement tax policies in accordance with instructions in Section 3 Part IX of this document;

a.9) Inspect fulfillment of conditions for tax exemption in accordance with instructions in Article 74 Section 2 Part X of this document;

a.10) Inspect export license, import license, inspection result:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.10.2) If documents are submitted by a professional organization via National Single-screen Information Portal: information about the export license, import license, or inspection result on e-Customs system shall be examined without the declarant having to submit paper documents.

a.11) Determine whether goods is subject to customs sealing as prescribed in Clause 3 Article 52 of Circular No. 38/2015/TT-BTC according to the inspection result given by the system. In case the result given by the system is not accurate, the declaration status shall be changed.

b) Processing inspection result:

The customs official shall record the inspection result on VCIS, not on Section I of inspection result sheet (form 06/PGKQKT/GSQL in Appendix V enclosed with Circular No. 38/2015/TT-BTC). To be specific:

b.1) If the result indicates that documents are not adequate or documents of the customs dossier and information on the system are not consistent, the customs official in charge of document inspection shall:

b.1.1) Request the declarant to make an additional declaration (via IDA01/EDA01 - code A) or issue a fine notice if violations are found and send documents to a competent authority.

In case a guarantee is declared but the amount of tax payable determined by the customs authority is higher than the declared amount, the customs official shall notify the declarant of the amount of tax payable and instruct him/her to select one of the 03 methods of payment below:

(1) Use a new guarantee on the amount of tax determined by the customs authority; or

(2) Declare immediate tax payment via IDA01/EDA01 (code A); or

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case a guarantee is declared but the amount of tax payable determined by the customs authority is lower than the declared amount, the customs official shall notify the declarant of the amount of tax payable via IDA01/EDA01 (code A)

If the declarant fails to make an additional declaration within 05 days from the notification date or the declarant provides documents proving the declared information is truthful within 05 days from the notification day and before the expiration of the declaration and thus does not make an additional declaration, Point b.7 Clause 3 Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC shall apply. In case of tax imposition, the customs official shall follow instructions in Section 3 Part IX of this document;

b.1.2) If the customs authority does not have ample basis to determine the accuracy of declared information, the customs official shall request the declarant to provide additional information and documents via IDA01/EDA01 (code A) or advise the Director of Sub-department of Customs having the goods undergo physical inspection and sampling. Director of Sub-department of Customs shall request the Sub-department of Customs to follow Step 2 or Step 3 after the Director determines the method and scope of inspection.

b.2) If the result of goods inspection during the process of material handling at the warehouse/depot/port/checkpoint by scanner shows that violations are suspected or goods have to be suspended from passing through the CAA for physical inspection according to e-Customs system, the customs official shall request the Director of Sub-department of Customs to have goods undergo physical inspections and sampling. Director of Sub-department of Customs shall request the Sub-department of Customs to follow Step 2 or Step 3 after the Director determines the method and scope of inspection. The declaration shall be moved to Step 3 (Article 8 of this document).

If the goods storage location is not under the management of the Sub-department of Customs where the declaration, physical inspection shall be carried out by the Sub-department of Customs of the goods storage location in accordance with Point a Clause 2 Article 4 and Article 11 of this document.

b.3) If the result of document inspection is satisfactory and not in the case mentioned in Point b.1.2 Clause 2 of this Article:

b.3.1) In case customs clearance is granted:

b.3.1.1) If the exported goods or imported goods have paper lists of goods eligible for tax exemption as prescribed in Clause 3 Article 104 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, deductions shall be made on the original lists;

b.3.1.2) The inspection result shall be entered into the system;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.3.1.4) Request permission for goods to follow next procedures if e-Customs system suggests suspension of goods from passing through the CAA on the e-Customs system.

The declaration shall be moved to Step 4 (Article 9 of this document).

b.3.2) In case of goods release:

In consideration of the declarant’s request for goods release on the customs declaration or the written request for goods release and regulations on the cases of goods release, the customs official shall request permission for goods release on the document inspection screen. If the request is granted by the Director of Sub-department of Customs:

b.3.2.1) In case the declarant requests release of imported goods on the basis of guarantee on the system, the steps below shall be followed:

- Complete the inspection and grant goods release via CEA (first time);

- After goods release, pursuant to Article 33 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, if goods are eligible for release, the customs official shall implement CEA (second time). In case of tax imposition, the customs official shall follow instructions in Section 3 Part IX of this document.

b.3.2.2) In case the declarant requests1) In case the declarant requests release of exported or imported goods on the basis of tax payment or zero tax or guarantee without declaring on the system, the steps below shall be followed:

- As soon as declarant fulfills his/her tax liability, the customs official shall update the decision on goods release on e-Customs system;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.3.3) In case the declarant wishes to put goods into storage

According to the request of the declarant (form No. 09/BQHH/GSQL in Appendix V enclosed with Circular No. 38/2015/TT-BTC) or a written request of a specialized inspection agency that goods be moved to another location for inspection as prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 32 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, the customs official shall compare the declared information with conditions for putting goods into storage prescribed in Article 33 of Decree No. 08/2015/ND-CP, Article 32 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, and relevant regulations of law.

According to the inspection result, the customs official shall request the Director to check the system and notify the declarant as follows:

b.3.3.1) If goods are not eligible for putting into storage, the declarant shall be notified via IDA01 command (code A). The reason for rejection shall be updated on the document inspection screen.

If the declarant is on the list of unconformable enterprises that are not permitted to put goods into storage but physical inspection of goods cannot be carried out at the checkpoint, the customs official shall request the Director to consider permitting goods to be put into operation at the request of the specialized inspection agency as instructed in Point b.3.3.2 Clause 2 of this Article.

b.3.3.2) If goods satisfy conditions for putting into storage, the customs official shall:

- Request the Director to grant an approval on the document inspection screen and specify the basis for approval;

- Send a notification to the declarant of the permission for putting goods into operation on the customs declaration by IDA01 command (code B) after the approval is granted by the Director. The notification must contain the name, address of the place where goods are stored;

- Update the decision to permit goods to be put into storage on e-Customs system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- After having the inspection result sent by the specialized inspection agency or submitted directly by the declarant (whichever comes first), the customs official shall compare it with information on the customs declaration. If the shipment is eligible for import, the customs official shall update the inspection result on the system with IDA01 command and complete the inspection with CEA command. If the import is not permitted, the shipment shall be dealt with according to applicable regulations.

If the declarant fails to submit inspection results punctually, the Sub-department of Customs shall issue an offence notice. The declarant may only continue following customs procedures after the customs authority’s decision has been implemented.

If the declarant fails to submit inspection results by the deadline, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall carry out an inspection or cooperation with the customs authority in charge of the storage location in carrying out an inspection. The inspection procedures and inspection results shall comply with Clause 7 Article 32 of Circular No. 38/2015/TT-BTC. Any enterprise that is found abandoned, dissolved, bankrupt, etc., information shall be reported to a specialized agency, domestic tax authority, and police authority. The inspection result and notifications sent to relevant units shall be updated on the system.

In case goods are not eligible for import as prescribed in Point b Clause 5 Article 32 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, the customs authority shall perform the following tasks:

- In case goods have to be recycled, the customs authority shall check the deadline for recycling registered by the enterprise with a specialized inspection agency. If recycled goods are eligible for import, the customs official shall carry on customs procedures as prescribed;

- In case goods have to be re-exported or destroyed, the customs official shall supervise the declarant re-exporting/destroying the goods. After goods are re-exported/destroyed, the customs official shall update information about the re-export/destruction of goods on the system.

- In case a declaration contains both satisfactory goods and unsatisfactory goods that have to be re-exported or destroyed, the customs official shall notify the declarant of the amount of each type via IDA01 command (code B). If the declarant wishes to obtain customs clearance for the amount of satisfactory goods, the customs official shall instruct the declarant to make an additional declaration which contains only the amount of satisfactory goods. The Sub-department of Customs shall check the additional declaration and request the Director to grant an approval on the system. After that, the customs official shall complete the inspection and keep monitoring the re-export/destruction of the rest of the goods.

In case goods have to be re-exported, the declarant shall open an export declaration for the amount of unsatisfactory goods. After goods are re-exported/destroyed, the customs official shall update information about the re-export/destruction of goods on the system via CNO/CNO11 command (specify the number of request for re-export/destruction of goods of the regulatory body and number of the export declaration in case of re-export).

b.3.4) If the shipment has to undergo physical inspection, the customs official shall only enter the document inspection result instead of CEA/CEE command and go to Step 3 (Article 8 of this document).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.3.5) In case goods are moved to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered for inspection:

If goods have to undergo physical inspection at a location of the Sub-department of Customs where the declaration is registered which is outside the goods storage area, the step-2 official shall perform the following tasks:

b.3.5.1) After document inspection is done, step-2 official shall update the inspection result and location to which goods are moved for physical inspection, notify the declarant of the permission for moving goods to the inspection location using IDA01 command (code B) The name, code, and address of the inspection location must be specified;

b.3.5.2) Update the decision to permit goods to be put into storage on e-Customs system for step-3 official to carry out the inspection;

b.3.5.3) Make a transfer note to determine the location to which goods are moved in order to check on e-Customs system. If the system has not supported this function, the step-3 official shall make a paper transfer note as prescribed in Article 8 of this document.

Article 8. Physical inspection of goods (Step 3)

1. Responsibility of the Director

a) The Director shall consider suggestion of the customs official in charge of document inspection to decide whether to carry out physical inspection and appoint an official in charge of physical inspection on NA02A screen.

a.1) If more than 01 official is appointed to carry out physical inspection, one of them shall be named as official in charge and the other in comment box on the physical inspection screen;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.3) With regard to declarations converted from “yellow” to “red”, after the request for conversion of the official in charge of document inspection is granted, the Director or leader of the team in charge shall appoint officials in charge of physical inspection (unless goods are inspected by shared container scanners).

b) The method and scope of inspection shall be determined according to risk guidance, conformity with customs law of the declarant, previous scanning result during material handling process, and relevant information (if any).

b.1) Methods and scope of inspection:

b.1.1) Method of inspection: inspecting with scanner, scale, other equipment, or manual inspection;

b.1.2) Scope of inspection: inspecting part of the goods (P1) or all of the goods (P2).

b.2) Deciding method of inspection

b.2.1) If the Sub-department of Customs has a container scanners, goods shall be inspected with the scanner unless it is broken down, goods are not suitable for scanning, goods must be directly inspected by customs officials as instructed by the General Department of Customs, or the amount of goods exceeds the capacity of the scanner or handling capacity of the port/depot/warehouse operator where the scanner is located. If the General Department of Customs has not issued the List of goods not suitable for scanning, the Director of Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall decide a suitable method of inspection (manual inspection or scanning) according to the classification result, risk guidance on the system, and other sources of information;

b.2.2) In case the shipment has been scanned as prescribed in Part I of this document without finding any sign of violations, the Director of Sub-department of Customs shall use such scanning result to grant customs clearance or request customs officials to inspect directly (do not scan again if the Sub-department of Customs already has a scanner);

b.2.3) During the goods inspection process, if the customs official requests change of method or scope of inspection (via the System and on the inspection result sheet), the Director shall make the decision, append his/her signature and seal in box 5 section IIA or IIB (depending on the method of inspection) on the inspection result sheet and update on the system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Decide the classification of the system (only from “red” to “yellow”). To be specific:

d.1) The cases in which a "red” declaration may be reclassified:

d.1.1) Goods are vehicles that have exited Vietnam as prescribed in Clause 9 Article 29 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

d.1.2) Indirect export - import prescribed in Clause 5 and Clause 6 Article 86 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

d.1.3) Temporarily exported goods are repurposed for sale or gifting overseas (not re-importing into Vietnam);

d.1.4) The declaration is registered as prescribed in Clause 1 Article 93 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

d.1.5) Goods cannot undergo physical inspection because of the customs official or equipment of the customs authority.

d.2) The Director shall decide reclassification of the declaration by considering the suggestion of step-2 official or reviewing information on the declaration. By approving the suggestion, the Director may reverse the classification or request the customs official to do so. The reverse and notification to the declarant shall be carried out using CKO command on the System.

dd) In considering the suggestion of the customs official in charge, the Director shall decide whether to impose or lift suspension of goods from passing the CAA on the e-Customs system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) On the physical inspection screen, the appointed official shall use CKO command to notify the declarant of the method, location, and time of physical inspection and reclassification (if any) as requested by the Director. The scope of inspection shall not be notified to the declarant.

b) Physical inspection shall be carried out in accordance with Article 29 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and instructions of the Director. The inspection result must show the consistency of exported or imported goods with the declaration; Information about the goods as the basis for tax calculation must be written on the system and the inspection result sheet. The inspection result sheet shall be completed as follows:

b.1) If goods are consistent with declaration, the customs official shall write the result in boxes 1, 2, 4 of section IIA or IIB depending on the method of inspection (the customs official shall not fill box 3 of section IIA or IIB; the Director shall not fill box 5 of section IIA or IIB);

b.2) If the method or scope of inspection is not enough to determine the consistency of goods and the declaration, the customs official shall write the result in boxes 1, 2, 4 of section IIA or IIB, write the suspicion and suggestion that inspection method or scope should be increased in box 3 of section IIA or IIB on the inspection result sheet, update the inspection result, suspicion, and suggestion on the system.

After the Director grants an approval, the inspection shall be carried on; the inspection result shall be written on the inspection result sheet on the system and dealt with in accordance with Point d of this Clause.

b.3) During the inspection, if goods are found inconsistent with declaration, the customs official shall perform the following tasks:

b.3.1) In case of manual full inspection (100%):

Write the result in boxes 1, 2, 4 of section IIB on the inspection result sheet. The errors must be specified in box 2 (goods name, code, quantity, origin, quality, etc.). Give a certification if goods are consistent with declaration. Update such information on the system and take appropriate actions within the official's competence.

If the case is beyond the official's competence, he/she shall write a suggestion in box 3 of section II.B on the inspection result sheet, submit it to the Director for consideration. The Director shall append his/her signature and seal in box 5 of section II.B on the inspection result sheet and update the customs official’s suggestion on the system. After the suggestion is approved by the Director, next procedures shall be carried on.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The customs official shall write the inspection result in boxes 1, 2, 4 of section IIA or IIB on the inspection result sheet depending on the method of inspection, and suggestion that inspection method or scope be increased in box 3 of section IIA or IIB on the inspection result sheet. Inspection result, suspicion, and suggestion shall be updated on the system.

The Director shall consider, make a decision, appends his/her signature and seal in box 5 of section IIA or IIB on the inspection result sheet. According to the directive of the Director, the customs official shall carry on the customs inspection (if any) and write the result on the inspection result sheet, update it on the system, or send documents to the unit in charge of taking actions against violations for carrying on the procedures.

c) Take samples in accordance with Article 31 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

d) Processing inspection result:

d.1) If the inspection result is satisfactory and goods are eligible for customs clearance, the customs official shall:

d.1.1) Enter the result on the inspection result sheet on the system;

d.1.2) Complete the physical inspection via CEA/CEE function;

d.1.3) If the physical inspection is based on information about suspension of goods from passing through, the inspection result shall be entered via “E. Input of information about suspension of goods from passing through CAA” on e-Customs system.

d.2) If the declaration has a request for goods release, the official in charge of physical inspection of goods shall perform the tasks in Point b.3.2 Clause 2 Article 7 of this document;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d.4) In case the physical inspection result reveals that goods are not consistent with declaration, the customs official in charge of physical inspection shall follow Clause 2 Article 30 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and follow the next steps (if tax has to be re-calculated, the customs official shall record the physical inspection result and transfer all documents to the official in charge of document inspection as prescribed).

dd) In case inspection by scanner at a concentrated inspection places, the inspection result shall be handled similarly to Step 3 at the Sub-department of Customs where the declaration is registered;

e) In case exported goods are classified as “red”, after physical inspection, the customs official shall:

e.1) Seal the goods (if possible);

e.2) Make a transfer note on the system. If goods cannot be sealed as prescribed in Clause 3 Article 52 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, the customs official shall specify the goods names, quantity, categories, codes on the transfer note and enclosed pictures of goods with the transfer note if necessary. Print 02 copies of the transfer note from the System; append the official's signature and seal. Request the enterprise’s representative to sign and write his/her full name. One copy shall be kept by the customs authority and the other shall be given to the enterprise’s representative to be transported together with goods to the checkpoint of export.

e.3) Issue a certification of sealed goods after the transfer note has been made (even if goods cannot be sealed) on the System;

If information cannot be updated or exchanged via the System as prescribed in Clause 3 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, the transfer note form No. 10/BBBG/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC shall be make in order to transfer goods to the declarant for transport to the Sub-department of Customs where the declaration is registered to carry on procedures as prescribed.

Monitor the transport of goods on e-Customs services (if the transfer note is made on the System) or fax sent by Sub-department of Customs to which goods are transported. Carry out a search for goods if they do not arrive on schedule.

Article 9. Inspection of payment of taxes, fees, and charges (Step 4)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) VNACCS shall automatically check the payment of tax on the customs declaration according to the declarant's information updated on the System.

b) In case VNACCS does not automatically certify fulfillment of tax liability of the customs declaration:

b.1) In case the declarant pays cash and receives a receipt from the customs authority, the receipt shall be updated on the Concentrated Accounting System and automatically transferred to VNACCS to obtain customs clearance for the shipment;

b.2) In case the declarant has paid tax at a bank which has an agreement on tax collection or a State Treasury but the Concentrated Accounting System does not have information about tax payment, if the declarant presents documents proving fulfillment of tax liability, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall perform the following tasks:

b.2.1) The customs official in charge of customs procedures shall:

b.2.1.1) Check information on the payment slip bearing the certification of the bank or State Treasury submitted by the declarant, compare it to information on the transfer system of the bank or State Treasury. Contact the State Treasury or bank to verify if the payment slip submitted by the enterprise is suspicious. Follow the next steps if the payment slip is acceptable;

b.2.1.2) Update information on the payment slip on Concentrated Accounting System;

b.2.1.3) Request the bank to issue irrevocable documents that have been used by the customs authority to the declarant (form 01 in Appendix 1 enclosed with this document);

b.2.1.4) Retain the payment slip (a photocopy bearing the declarant’s certification) which has been updated on Concentrated Accounting System.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.3) In case the declarant pays tax at a bank which has not had an agreement on tax collection or a State Treasury and the Concentrated Accounting System does not have information about tax payment, if the declarant presents the payment slip bearing the bank’s certification and a commitment not to revoke the payment slip. Depending on the situation, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall:

b.3.1) Check the original copy of the payment slip (the copy issued to the taxpayer bearing the bank’s certification, signature and seal) and retain the photocopy.

If the commercial bank which transfers the taxpayer’s tax is not located in the same area where export/import procedures are carried out, the taxpayer may present the original copy of the payment slip to the customs authority in charge of the area in which the bank is located. This customs authority shall check information on the payment slip and send a notification (by fax or email) to the customs authority of the area where the export/import procedures are carried out for timely customs clearance;

b.3.2) Append the customs authority’s seal on the documents and request the bank to issue irrevocable documents and return them to the declarant (form 1 in Appendix 1 enclosed with this document);

b.4) In case Concentrated Accounting System does not connect to VNACCS

In order to determine whether Concentrated Accounting System is connected with VNACCS or not, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall contact help desk of the General Department of Customs before using the System. Help desk shall check and notify problems of e-Customs System.

If it is determined that Concentrated Accounting System is not connected to VNACCS, the Director of the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall appoint one or some officials to run RCC command on VNACCS to certify fulfillment of tax liability of the declaration and keep a log of the quantity of declarations.

The official appointed to run RCC command has the responsibility to:

b.4.1) Check information on the payment slip which bears the certification of the bank/State Treasury submitted by the declarant. Contact the State Treasury or bank to verify if the payment slip submitted by the enterprise is suspicious. Follow the next steps if the payment slip is acceptable;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.4.3) Run RCC command on VNACCS to certify fulfillment of tax liability of the shipment;

b.4.4) Request the bank to issue irrevocable documents that have been used by the customs authority to the declarant (form 1 in Appendix 1 enclosed with this document);

b.4.5) Transfer the list of payment slip to the tax administration unit for checking information on the payment slips updated on the System at the end of the working day.

After the State Treasury sends a list of payment slips, an official of the tax administration unit shall record them as prescribed.

2. Collection of customs fees

Sub-departments of Customs shall monitor and collect customs fees in accordance with Circular No. 172/2010/TT-BTC dated November 02, 2010 of the Ministry of Finance and Article 45 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Sub-departments of Customs shall remove fees collected manually from the declarations that are not required to pay fees via Concentrated Accounting System.

3. Collection charges

Director of Sub-department of Customs shall appoint an official to review and issue notice of charges on Concentrated Accounting System for the declarations that have monthly collection charges.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Management and completion of documents

The official in charge of management and completion of documents shall monitor, manage, and complete the customs dossiers that have been granted customs clearance, goods release, and goods storage and permitted to delay submission of original documents (including specialized inspection results) or that have not completed customs procedures because of difficulties.

The Director shall appoint officials to receive original documents and resolve difficulties. After documents are sufficient, they shall be given to the official in charge of management and completion of documents for archiving as prescribed.

Article 11. Physical inspection of goods at the request of the Sub-department of Customs where the declaration is registered

1. Responsibility of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered:

In case the Sub-department of Customs where the declaration is registered is not able to carry out a physical inspection of goods, the official in charge of Step 2 shall request the Sub-department of Customs where goods is stored to carry out a physical inspection on VCIS. Location, method, and scope of physical inspection:

a) The request for physical inspection shall be updated on e-Customs system. If the declarant does not submit electronic documents, the documents shall be scanned to the System;

b) After having the physical inspection result is updated by the Sub-department of Customs where goods are stored is updated on e-Customs system, the result shall be entered into VCIS and next procedures shall be carried on; violations (if any) shall be dealt with as prescribed by applicable regulations.

2. Responsibility of the Sub-department of Customs where goods are stored:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Appoint officials in charge of physical inspection of from other Sub-departments of Customs with appropriate method and scope of inspection at requested on e-Customs system.

b) Responsibility of customs officials in charge of physical inspection of goods:

b.1) Carry out physical inspections of goods in accordance with Article 29 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and requests of Directors of Sub-departments of Customs on e-Customs system. The inspection result must show the consistency of exported or imported goods with the declaration and specify information about the goods as the basis for tax calculation;

b.2) Write the inspection result, append the official signature and seal on the inspection result sheet as prescribed; update the result on e-Customs system; issue offence notices, transfer every information and documents about the violations (if any) to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered. Retain the original copy of the inspection result sheet, scan the inspection result sheet to update on e-Customs system and complete the electronic customs dossier;

b.3) Cancel the request for customs sealing on the System (if sealing is requested by the System);

b.4) For imported goods that are exempt from tax, do not incur tax, incur zero tax, or eligible for 274-day deadline and have satisfactory result of physical inspection, the decision to permit goods to pass through the CCA before customs clearance shall be updated on e-Customs system.

3. In case e-Customs system breaks down and cannot exchange info about physical inspection:

a) Responsibility of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered:

In case the Sub-department of Customs where the declaration is registered is not able to carry out a physical inspection of goods, the official in charge of Step 2 shall request the Sub-department of Customs where goods is stored to carry out a physical inspection on VCIS. Location, method, and scope of physical inspection:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.2) Issue 02 inspection result sheets (form 06/PGKQKT/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC) bearing the signature, full name, and seal of the Director of the Sub-department of Customs. The seal used is the seal No. 2 in Decision No. 1200/2001/QD-TCHQ dated November 23, 2011 of the General Department of Customs;

a.3) Seal documents and request the declarant to send them to the Sub-department of Customs at the checkpoint. Documents include: 01 hard copy of the export/import declaration bearing the classification result and seal of the Sub-department of Customs, photocopies of documents enclosed with the declaration certified by the Sub-department of Customs where the declaration is registered, 01 request for physical inspection of goods, and 02 inspection result sheets;

a.4) Perform the following tasks after the inspection result is sent by the Sub-department of Customs at the checkpoint:

a.4.1) Update the physical inspection result on the System and carry on the procedures as prescribed;

a.4.2) Take actions against violations (if any).

b) Responsibility of Sub-department of Customs at the checkpoint:

b.1) Receive documents sent by the Sub-department of Customs where the declaration is registered carry out the inspection with the method, scope, and other requirements written on the request for physical inspection of goods. The Director of Sub-department of Customs at the checkpoint shall appoint officials in charge of physical inspection and write their names on the request for physical inspection. The appointed officials shall carry out the inspection, write their names, append their signatures and seals on the inspection result sheet, and make offence notices if violations are discovered;

b.2) Circulation of documents after physical inspection is done

b.2.1) If exported or imported goods are granted customs clearance and eligible for tax exemption, do not incur tax, incur zero tax, or eligible for 274-day deadline (for goods imported for manufacturing of goods for exports):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.2.1.2) Seal documents and request the declarant to send them to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered including 01 inspection result sheet, 01 offence notice (if any), fax the inspection result sheet and offence notice to the Sub-department of Customs where the declaration is registered;

b.2.1.3) Documents to be retained include 01 hard copy of the export/import declaration bearing the classification result and seal of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered, photocopies of documents enclosed with the declaration certified by the Sub-department of Customs where the declaration is registered, 01 request for physical inspection of goods, 01 inspection result sheet, and 01 offence notice (if any).

b.3.2) Other cases other than physical inspection because of suspension of goods from passing through CCA at the request of the Sub-department of Customs where the declaration is registered:

b.3.2.1) Fax the inspection result to the Sub-department of Customs where the declaration is registered in order to update it on the System right after the inspection is done or at the beginning of the next working day (in case the inspection is longer than normal working hours). The original copy of the physical inspection sheet shall be sealed and given to the declarant to be returned to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered;

b.3.2.2) Verify goods passing through CCA according to applicable regulations.

Article 12. Additional declaration

1. In case the additional declaration is made before the customs authority completes the inspection (before CEA/CEE):

a) If the additional declaration is sent via the System, it shall be reclassified by the System. The official in charge shall:

a.1) Carry on customs procedures as prescribed in Article 7a Decree Article 8 of this document if additional information is valid; take actions against administrative violations (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In case the declarant makes a paper additional declaration:

The official in charge shall receive and check the additional declaration as prescribed in Clause 3 Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and request the Director to approve/disapprove the additional declaration (form 03/KBS/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC).

b.1) If the additional declaration is approved, additional shall be updated via CNO/CNO11; 01 copy of the request for additional declaration shall be retained, 01 copy shall be returned to the declarant to carry on procedures;

b.2) If the additional declaration is disapproved, the declarant shall be notified on the request for additional declaration.

2. If additional declaration is made after customs inspection is done (after CEA/CEE), including addition of C/O for concessional tax:

a) If the declarant makes a post-clearance declaration (via AMA/AMC command)

The official in charge shall receive and check the additional declaration as prescribed in Clause 3 Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and compare it with information on the System by via IAD command and request the Director to approve/disapprove the paper additional declaration. After the Director approves/disapproves the additional declaration, the official shall notify the declarant of the result via CAM command;

b) The declarant that makes a paper additional declaration shall follow instructions in Point b Clause 1 of this Article.

In case a declaration has been inspected (CEA/CEE) but has not granted customs clearance, additional declaration shall be updated on e-Customs before/after customs clearance is granted via CNO/CNO11 function.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 13. Cancellation of a declaration

1. In case the declaration is cancelled before customs clearance

After the cancellation of the declaration is approved by the Director, the official in charge shall perform the following tasks:

a) Procedures for cancellation on the System:

a.1) For “green" declarations: use IID/IEX to call the declaration, right click and select PAI/PAE to cancel the declaration.

After canceling the declaration, tax (if any) shall be cancel on KTT System (via Journal voucher H3).

a.2) For “yellow" and “red" declarations: on the declaration information screen, right click and select PAI/PAE to cancel the declaration, then right click and select E or W status. The status of the declaration on NA02A screen will be “cancelled”.

b) Procedures canceling tax and fees (if any) on the System:

b.1) Tax (if any) shall be cancelled on KTT System (via Journal voucher H3);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



According to the request for tax adjustment (form C.1-07 enclosed with Circular No. 08/2013/TT-BTC) submitted by the declarant, the official in charge shall:

b.2.1) Check information on the payment slip and request for tax adjustment, and certify fulfillment of tax liability on the new declaration on KTT System if they are valid (J function);

b.2.2) Transfer the payment slip and request for tax adjustment to the accounting department.

b.3) Send a notification to the Department of Taxation of the province or Sub-department of Customs as prescribed in Point b.1.5 Clause 2 Article 22 of Circular No. 38/2015/TT-BTC (form No. 04 in Appendix 1 of this document).

2. In case the declaration is cancelled after customs clearance

If the cancellation is valid:

a) Procedures for cancellation of the declaration on the System: Use CNO/CNO11 command on VNACCS/VCIS and a function on e-Customs System to record and change the declaration status into "cancelled”;

b) Procedures canceling tax and fees (if any) on the System: similar to Point b Clause 1 of this Article;

c) Clause 4 and Clause 5 Article 23 of this document shall apply to cancellation of declaration of temporarily imported goods, temporarily exported goods, and adjustment of goods quantity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. According to Clause 2 Article 32 of Decree No. 08/2015/ND-CP, the Director of the Sub-department of Customs where the declaration is registered or the Sub-department of Customs where goods are stored shall decide suspension of goods from passing through CCA as follows:

a) The suspension may be imposed right after having information about violations of the shipment. The person that decides to impose the suspension has the responsibility to lift the suspension on the System;

b) Physical inspection of goods shall be carried out at the Sub-department of Customs where goods are stored. The Director of the Sub-department of Customs where goods are stored shall carry out the inspection in accordance with Clause 2 of this Article.

2. Procedures for suspending goods from passing through CCA:

a) Step 1: Deciding suspension of goods from passing through CCA

The Director of the Sub-department of Customs shall decide suspension of goods based on the suggestion of the official and other sources of information prescribed in Clause 2 Article 32 of Decree No. 08/2015/ND-CP (form 11/QDTDGS/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC).

b) Step 2: Procedures for suspension of goods from passing through CCA

b.1) Responsibility of the Director who decides the suspension:

b.1.1) Issue the decision to suspend goods from passing through CCA, method and scope of additional inspection via function C on e-Customs System to notify the CCA of the suspension;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.2) Responsibility of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered:

According to information about the suspension, method and scope of additional inspection, the Director of the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall process information about the suspension of customs clearance as follows:

b.2.1) If the declaration has not undergone the inspection (CEA/CEE): follow instructions in Article 7 and Article 8 of this document. Information about suspension of goods is one of the conditions for the Director to decide the method and scope of inspection.

b.2.2) If the declaration has undergone inspection (CEA/CEE): assist the Sub-department of Customs where goods are stored in document inspection and physical inspection (if any);

b.3) Responsibility of the Sub-department of Customs where goods are stored:

According to information about the suspension, method, and scope of inspection updated on the System, the Director of Sub-department of Customs shall appoint officials in charge of additional inspection and inform them of the method and scope of inspection.

The appointed officials shall carry out document inspection/physical inspection in accordance with Section 3 Chapter II of Circular No. 38/2015/TT-BTC and write the result on the inspection result sheet.

b.3.1) For document inspection (yellow)

b.3.1.1) If inspection result is satisfactory, the official shall record the result and propose that goods are permitted to pass through CAA (function E), and transfer documents about the inspection to the official in charge of document management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.3.2) For document inspection and physical inspection (red)

The official in charge shall carry out the inspection in accordance with Article 11 of this document and perform the following tasks:

b.3.2.1) If inspection result is satisfactory, the official shall record the result and propose that goods are permitted to pass through CAA (function E), and transfer documents about the inspection to the official in charge of document management;

b.3.1.2) If inspection result is not satisfactory, the official shall record the result (function e), issue a offence notice, request a competent authority to handle the case, and send information about the violations to the risk management unit for analysis.

c) Step 3: Take actions against violations (if any).

Violations (if any) shall be recorded and dealt with as follows:

c.1) If the violations are within the competence of the customs authority, regulations on handling administrative violations shall apply;

c.2) If the violations are beyond the competence of the customs authority, the case shall be transferred to a competent authority as prescribed by law.

The result of suspension of goods from passing through CCA shall be notified to relevant units. The Sub-department of Customs where the customs declaration is registered has the responsibility to update in on the risk management system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A broken declaration is one that cannot be worked with on the System without identified reasons.

1. For broken declarations on VNACCS/VCIS

a) For declarations during customs clearance process (before CEA/CEE)

The declarant shall be requested to edit the Clause (IDA01 command). Information is the same as the initial one with the text "edited at the request of the customs authority".

The customs authority shall carry on the procedures after receiving the edited declaration.

b) For processed declaration

b.1) Suspend the processing of the customs declaration (“Stop customs clearance” function” on e-Customs system;

b.2) Cancel the declaration on VNACCS/VCIS;

b.3) Request the declarant to register a new declaration or make a paper declaration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. For broken declarations on e-Customs system: Customs Management Supervision Department shall take charge and cooperate with IT Department to hand the each case according to reports of Customs Departments of provinces.

Part III

MANAGEMENT OF PROCESSED GOODS, DOMESTIC GOODS FOR EXPORT, AND EXPORT PROCESSING ENTERPRISES (EPE)

Article 16. Principles

1. Risk management principles shall be applied to management, collection of information, assessment, classification, and inspection of entities engaged in processing, manufacturing of goods for export, and export processing (hereinafter respectively referred to as processors, export manufacturers, and EPEs).

2. Depending on the workload, quantity of customs officials, and organizational structure, the Director of the Sub-department of Customs where registration is applied for, import procedures are carried out, and statements are submitted (hereinafter referred to as supervisory Sub-department of Customs) shall appoint officials in charge of:

a) Monitoring entities engaged in processing, manufacturing of goods for export, and export processing throughout their operation;

b) Receiving notifications of new processing, manufacturing establishments, depots for materials, supplies, machinery, equipment, and products for export;

c) Collecting, analyzing, assessing information to determine the cases in which field inspection, inspection of use of raw materials, supplies, and inspection of annual statements are necessary;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Director of the supervisory Sub-department of Customs shall send reports to Director of Customs Department of the province on inspection of the use of raw materials, supplies, annual statements, and carry out inspections in accordance with decisions of the Director of the Customs Department.

4. Customs Management Supervision Department shall take charge, cooperate with IT and Customs Statistics Department, Post-clearance Inspection Department, and Risk Management Board in developing a database about processors and export manufacturers; software for receiving information about manufacturers and their capacity, receiving annual statements, and updating result of field inspections, inspection of the use and stock of raw materials, supplies, inspection of statements of raw materials, supplies.

Article 17. Collecting info from processors, export manufacturers, and EPEs

1. Sources of information:

Appointed officials shall find, collect information about processors, export manufacturers, and EPEs under the management of the Sub-department of Customs from the following sources:

a) Information provided by processors and export manufacturers;

b) From the customs database system:

b.1) Information system for management of processors, export manufacturers, and EPEs;

b.2) Vietnam Customs Information System (VCIS);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.4) Risk Management System;

b.5) Violation management system (QLVP14);

b.6) Taxable price management system (GTT02);

b.7) KTT system;

b.8) E-Manifest system;

b.9) MHS system;

b.10) CI02 system;

b.11) List of risks to exported goods and imported goods;

b.12) Other relevant information and database systems (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Information provided by risk management unit and anti-smuggling unit;

dd) Documents of superior agencies;

e) Information provided by agencies other than customs authorities (Ministries, ministerial agencies, tax authorities, polices authorities, banks, trade associations, etc.

g) Information provided by declarants;

h) Other sources of information.

2. Appointed officials shall aggregate information collected and submit periodic reports to the Director (form 05/BCGC/GSQL in Appendix 1 of this document) and immediately report the following cases to the Director:

a) A field inspection shall be carried out if the declarant does not have a manufacturing establishment or quantity raw materials/supplies unusually increases or decreases compared to the manufacturing capacity;

b) An inspection of the use of raw materials, supplies or inspection of the annual statement shall be carried out in the following cases:

b.1) the declarant imports machinery, equipment, raw materials, supplies without manufacturing products for export;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.3) The declarant is suspected of selling materials, supplies, machinery, equipment, or products or products domestically without making customs declarations;

b.4) The declared quantity or categories is found untruthful;

b.5) Information on the annual statement is not consistent with that on the System of the customs.

Article 18. Notification of processors, export manufacturers, processing/manufacturing capacity; field inspection; inspection of processing/manufacturing capacity

1. Appointed officers shall receive notifications of processors, export manufacturers, processing/manufacturing capacity via the System.

If the System does not support receipt of notifications, the official shall receive 02 original copies of form 12/TB-CSSX/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC and perform the following tasks:

a) Inspect the adequacy of information in the notifications and request additional information right after the notifications are received if information is not adequate;

b) Issue numbers and keep a log of the receipt of notifications. Append the “received” seal (form 04 in Appendix 2 of this document), official’s signature, seal, and date of receipt on the first page of the paper notification. 01 copy shall be retained and the other returned to the applicant;

c) Within 08 working hours from the receipt of adequate information, the official shall request the Director to consider carrying out a field inspection if the applicant executes the first processing contract or applies the 275-day deadline for the first time;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Director of Sub-department of Customs monitoring the processor or export manufacturer shall decide the field inspection.

3. The procedures and contents of inspection shall comply with Article 57 of Circular No. 38/2015/TT-BTC. The official shall make 02 copies of the conclusion (form 06/KLKT/GSQL in Appendix 1 of this document). 01 copy shall be sent to the Director of the Sub-department of Customs and the other to the applicant for implementation.

4. If the manufacturing establishment is located in another province and the supervisory Sub-department of Customs is not able to send officials to carry out inspection, the Customs Department of such province shall be notified.

The Customs Department that receives the request for field inspection shall appoint a Sub-department of Customs to carry out the inspection and send the record to the supervisory Sub-department of Customs for updating on the System.

Article 19. Handling excess raw materials and supplies; waste and scrap; borrowed machinery and equipment

1. The official appointed to receive the notification of handling excess raw materials and supplies; waste and scrap; borrowed machinery and equipment (form 17/XL-HDCG/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC) shall:

a) Receive the notification and request additional information if information is information is not adequate;

b) Request the Director of Sub-department of Customs to approve supervision of the destruction if they must be destroyed;

c) Supervise the destruction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Retain the notification and enclosed documents.

2. If the organization or individual makes a written request for permission to destroy excess raw materials and supplies, waste and scrap, borrowed machinery and equipment during execution of the processing contract, destroy materials and supplies, waste and scrap of EPEs, destroy materials and supplies, waste and scrap derived from import of raw materials for manufacturing goods for export, the official shall instruct the organization or individual to send a plan for destruction which specifies the method, location, and follow the steps in Clause 1 of this Article.

3. If they are found expired as prescribed in Clause 1 Article 64 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, the official shall issue an offence notice and request the Director of the Sub-department of Customs to carry out an inspection of the use of raw materials, supplies.

Article 20. Inspection of the use of raw materials, supplies

1. According to the report and information in Article 17 of this Section and cases of inspection in Clause 1 Article 59 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, the appointed official shall request the Director of Sub-department of Customs to make and send a report to the Director of Customs Department for issuance of a decision on inspection.

2. The procedures and contents of inspection shall comply with Clauses 2, 4, 5, 6, 7, 8 Article 59 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Article 21. Receiving, verifying, and processing annual statements

1. The appointed official shall receive official statements submitted via the System. If this is not supported by the System, the official shall receive paper statements (form 15/BCQT-NVL/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC), append the “received” seal (form 04 in Appendix 2 of this document), official’s signature, seal, and date of receipt.

After the statement is received, the appointed official shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Compare information on the statement with information on the System of the customs; compare total value on the declaration of imported raw materials and exported products with the value on the statement.

In case only quantity of goods is monitored, not value, information on the statement and goods quantity on the System of the customs shall be compared.

2. Propose inspection of the statement to assess compliance to law of the organization or individual as prescribed in Clause 1 Article 22 of this document.

3. If the statement is submitted behind schedule, the appointed official shall request the Director of Sub-department of Customs to flow the steps in Clause 1 Article 65 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Article 22. Inspection of annual statements

1. Basis for selection of annual statements for inspection

a) For favored enterprises:

At the request of supervisory Sub-departments of Customs of favored enterprises, the Customs Department shall request the General Department of Customs (via Customs Management Supervision Department) to decide whether to carry out an inspection within 15 days from the deadline for submitting the statement.

Customs Management Supervision Department shall cooperate with the Post-clearance Inspection Department and relevant units in submitting the Director of the General Department of Customs the inspection plan for approval in accordance with Article 25 of Circular No. 72/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance and notify the Customs Department of the province;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1) The cases in which the annual statement has to be inspected are specified in Point b.1 Clause 5 Article 60 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b.2) The Customs Department shall formulate the inspection plan and send a report to the General Department of Customs (via Customs Management Supervision Department) within 30 days from the deadline for submitting the annual statement. According to the report sent by the Customs Department, the annul post-clearance inspection plan of the General Department of Customs, result of inspection of use of raw materials/supplies, result of statement inspection (if any), Customs Management Supervision Department shall request the Director of the General Department of Customs to consider approving the inspection plan and notify the Customs Department.

The inspection of annual statements mentioned in Point b.2 of this Clause must be suitable for the resources of the unit and the assessment cycle must not exceed 05 years for an entity.

2. According to the report or proposal of the appointed official or a plan approved by the General Department of Customs, the Director of Sub-department of Customs shall compile documents and request the Director of the Customs Department to issue a decision on inspection.

3. The procedures and contents of inspection shall comply with Clauses 2, 4, 5, 6, 7, 8 Article 59 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Part IV

ELECTRONIC CUSTOMS PROCEDURES APPLIED TO TEMPORARILY IMPORTED GOODS AND TEMPORARILY EXPORTED GOODS

Article 23. Customs procedures applied to temporarily imported goods and temporarily exported goods

1. Electronic customs procedures applied to temporarily imported goods and temporarily exported goods are similar to those applied to exported and imported goods under sales contracts prescribed in Part II of this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Adjustment of information about declarations of temporarily exported goods and temporarily imported goods:

While following procedures for temporary import or temporary export, if the declarant wishes to extend the duration of temporary import or temporary export, changes goods quantity on the declaration or the actual goods quantity by sending an additional declaration (by TIB/TIA command), the customs official in charge shall:

a) Receive and check the additional declaration in accordance with Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and relevant legislative documents and request the Director to approve/disapprove the additional declaration accordingly;

b) If the request is granted by the Director, the official shall perform the following tasks:

b.1) Notify the declarant (CTI command – code I) if the additional declaration is disapproved;

b.2) Notify the declarant (CTI command – code R) and enter the number of the additional declaration into VNACCS/VCIS by CNO/CNO11 command if the additional declaration is approved; Retain 01 original copy of the request for additional declaration and additional documents.

4. Cancellation of goods quantity the declaration of temporarily imported goods or temporarily exported goods after customs clearance

After the declaration is cancelled as prescribed in Point b.1.4 Clause 2 Article 22 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, the customs official shall cancel the goods quantity as follows:

a) use TIB/TIA command to adjust the quantity of goods re-exported or re-imported to the “initial quantity” of each line on the declaration (the remaining quantity on the declaration must be zero);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Restoration of goods quantity on the declaration of temporarily imported goods or temporarily exported goods after cancellation of the declaration of re-exported or re-imported goods:

In case the declaration has to be cancelled as prescribed in Point b.1.4 Clause 2 Article 22 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, the customs official shall restore the goods quantity as follows:

a) Use TIB/TIA command to restore the corresponding goods quantity;

b) Use CTI command to approve and update the quantity on the System.

Note: The restoration of goods quantity on the declaration of temporarily imported goods or temporarily exported goods may only be made within 06 working days from the day on which quantity of goods on the declaration of temporarily imported goods or temporarily exported goods has been completely deducted. If the System does not support restoration of goods quantity, the declarant shall be instructed to make a paper declaration. After the paper declaration is granted customs clearance, its number shall be updated instead of the declaration of re-exported goods or re-imported goods on the initial declaration of temporarily imported goods or temporarily exported goods by CNO/CNO11. Quantity of re-exported goods shall be monitored off the System.

Article 24. Managing, monitoring temporarily exported goods and temporarily exported goods

1. The Sub-department of Customs where the declaration of temporarily exported goods or temporarily exported goods is registered shall monitor shipments of temporarily exported goods or temporarily exported goods that have not undergone procedures for re-export or re-import after expiration of the time limit (by ITI command) in accordance with Article 83 and Article 84 of Circular No. 38/2015/TT-BTC. Expiration of the time limit will be indicated with an asterisk (*);

2. The Sub-department of Customs where the declaration of re-exported goods is open shall monitor the shipments that have undergone procedures for re-export but have not passed through CCA at the digital signatures (by ITF command or function H on e-Customs system). In case no confirmation of arrival of goods at the destination is sent by the Sub-department of Customs at the checkpoint of export after the time limit for registration of transport, both parties shall exchange information to verify the status of the shipment or carry out a search as prescribed. Procedures for re-import of goods are the same.

Article 25. Customs control of temporarily imported goods and temporarily exported goods

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



With regard to a declaration of re-exported goods that has been granted customs clearance, goods moved into CCA that have not been certified as passing through CCA on the System, if the declarant wishes to change the export location, the checkpoint of export, or partial export at various points of export or checkpoints of export:

1. In case the change of the export location does not lead to change of the checkpoint of export:

a) Responsibility of the customs at the initial export location

a.1) According to the notification of change of the export location of the declarant and documents of competent authorities (if any), the official in charge shall check and request the Director of Sub-department of Customs to grant an approval;

a.2) After the Director grants an approval, the official shall record information about the change and send it to the new export location at the request of the declarant (function F on e-Customs system);

a.3) Seal goods, issue a transfer note (form 10/BBBG/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC) and give it to the declarant to deliver to the new export location;

a.4) Retain documents about the change of the export location and documents of competent authorities (if any).

b) The customs at the new export location shall give a confirmation when goods arrive at the new export location and monitor goods in accordance with Part V of this document.

2. In case the change of the export location leads to change of the checkpoint of export as prescribed in Clause 3 Article 82 of Circular No. 38/2015/TT-BTC

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.1) According to the notification of change of the export location of the declarant and documents of competent authorities (if any), the official in charge shall check and request the Director of Sub-department of Customs to grant an approval;

a.2) After the Director grants an approval, the official shall record information about the change and send it to the new export location at the request of the declarant (function F on e-Customs system) and enter information about the change of the checkpoint of export and the new export location on the declaration of re-exported goods by CNO/CNO11 command.

b) The Sub-department of Customs of the initial checkpoint of export shall seal goods, issue a transfer note (form 10/BBBG/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC) and give it to the declarant to deliver to the new checkpoint of export;

c) The Sub-department of Customs at the new checkpoint of export shall give a confirmation when goods arrive and monitor goods in accordance with Part V of this document.

3. In case of partial export at various points of export without changing the checkpoint of export:

After goods are moved into CCA at the export location, if the declarant is only able to export part of the shipment at the export location registered on the declaration, and exports the remaining amount at other locations:

a) Responsibility of the customs at the initial export location

a.1) According to the notification of change of the export location for part of shipment on the declaration of re-exported goods and documents of competent authorities (if any), the official in charge shall check and request the Director of Sub-department of Customs to grant an approval;

a.2) After the Director grants an approval, the official shall monitor the actual quantity of exported goods at the initial export location, seal the rest and send it together with a transfer note (form 10/BBBG/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC) to the new export location;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The customs at the new export location shall monitor goods in accordance with Part V of this document and give a confirmation when exported goods arrive at the new export location.

4. In case of partial export at various points of export and the checkpoint of export is changed:

After goods are moved into CCA at the export location, if the declarant is only able to export part of the shipment at the export location registered on the declaration, and exports the remaining amount at another checkpoint:

a) Responsibility of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered:

a.1) According to the notification of partial export on the declaration of re-exported goods and documents of competent authorities (if any), the official in charge shall check and request the Director of Sub-department of Customs to grant an approval;

a.2) After the Director grants an approval, the official shall record the intended amount of goods exported at the initial checkpoint of export and new checkpoint of export on the declaration of re-exported goods by CNO/CNO11 command.

b) Responsibility of Sub-department of Customs at the initial checkpoint of export:

b.1) Monitor the quantity of goods exported through the initial checkpoint according to the permission for change of checkpoint of export for part of the quantity of goods on the declaration given by the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered;

b.2) Instruct the declarant to make an independent transport declaration to transport the remaining amount to the new checkpoint of export. The Sub-department of Customs at the initial checkpoint of export shall carry out customs procedures in accordance with Article 41 of Part VI of this document;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The Sub-department of Customs at the new checkpoint of export shall monitor goods in accordance with Article 41 Part VI of this document.

Part V

CUSTOMS CONTROL OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS THAT ARE SENT TO, REMOVED FROM, AND STORED IN CCAs; MEANS OF TRANSPORT THAT ANCHOR, PARK WITHIN CCAs.

Section 1. GENERAL PROVISIONS

Article 6. Scope

1. The subjects of customs control in this document include:

a) Exported goods, imported goods, goods in transit (hereinafter referred to as exported and imported goods) that are sent to, removed from, and stored in ports/warehouses/depots, customs clearance posts within CCAs prescribed in Article 3, Article 4, Article 5, Article 6, and Article 8 of the Government's Decree No. 01/2015/ND-CP;

b) Inbound, outbound means of transport that stop, park, anchor within CCAs.

2. This document is applied to customs officials in charge of customs control at:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Ports, warehouses, depots, customs clearance posts, sea, air checkpoints, and ALS;

If there is no system connected with port/warehouse/depot operators: the Director of Customs Department of the province shall direct Sub-departments of Customs to formulate regulations on cooperation between Sub-departments of Customs at checkpoints and port/warehouse/depot operators to implement this document.

If there is a system connected with port/warehouse/depot operators, customs control shall comply with Article 34 of Decree No. 08/2015/ND-CP and Article 52 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Article 27. Customs control duties

1. The duties are specified in Point a, d, dd Clause 3 Article 34 of Decree No. 08/2015/ND-CP; Point c.2 Clause 1, Point c.2 Clause 2 Article 52 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, and other duties related to customs control decided by Directors of Sub-departments of Customs.

2. Customs Departments of provinces shall set up customs control forces in accordance with this document in a way that suit the area, condition, and duties of each Sub-department of Customs.

Article 28. Basis for determination of exported goods and imported goods eligible for passing through CCA

1. For exported goods: the customs declaration granted customs clearance or goods release.

2. For imported goods: The declaration of imported goods granted customs clearance or goods release or put into storage or sent to inspection place or removed from the CAA for tax-free imported goods or imported goods eligible for 275-day deadline inspected by Sub-department of Customs at the checkpoint at the request of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered (goods are eligible for removal from CCA).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The declarant shall print the container list and goods list after the conditions in Clause 1, Clause 2, and Clause 3 of this Article are satisfied. In the case mentioned in Clause 3 of this Article, the customs official shall print the container list or goods list at the request of the declarant or deliverer.

Article 29. Video surveillance

At Sub-departments of Customs at the checkpoint that have video surveillance system, customs control shall comply with regulations of the General Department of Customs.

Article 30. Exported goods and imported goods moved to and removed from port/warehouse/depot/checkpoint

1. Exported goods moved into a port/warehouse/depot/checkpoint are those that have completed customs procedures and goods to be undergoing customs procedures.

Exported goods removed a port/warehouse/depot/checkpoint and sent to inland are goods mentioned in Clause 5, Clause 6, and Clause 7 Article 52 of Circular No. 38/2015/TT-BTC; exported goods moved into the port but have not undergone customs procedures and should be removed from the port/warehouse/depot/checkpoint.

2. Imported goods moved into a port/warehouse/depot/checkpoint are those that are unloaded from the means of transport to be undergoing customs procedures at the Sub-department of Customs at the checkpoint or another customs post.

Imported goods removed from a port/warehouse/depot/checkpoint are those eligible for removal from the CCA.

Section 2. SUPERVISION OF EXPORTED GOODS MOVED INTO SEAPORT/INLAND PORT/ICD/AIRPORT/ALS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. According to documents presented by the declarant or deliverer, the customs authority shall confirms goods have passed through CCA. The declarant or deliver shall implement regulations in Clause 1 Article 52 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

If there is information that goods is not gathered in the CCA, the customs shall carry out an inspection and take appropriate actions.

2. Customs officials shall not directly supervise at the gate of the port. If the Sub-department of Customs at the checkpoint has a video surveillance system, regulations of the General Department of Customs shall apply.

Article 32. Procedures for inspection and certification

1. For e-customs declaration:

a) After receiving the container list (form 29/DSCT/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC) or goods list (form 30/DSHH/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC) or the transport declaration approval from the declarant or deliverer, the customs official at the checkpoint of export shall use a bar code reader to check the container list, goods list, or transport declaration approval and compare information on the bar code reader software with the container list or goods list presented by the declarant or deliverer (do not compare exported goods directly):

a.1) Check the numbers of customs declarations and their status (granted customs clearance, goods release or not; forbidden from export or not);

a.2) Check the numbers and quantity of containers (if goods are stored in containers) or quantity of packages for LCL goods.

Notes: for goods exported by air, the Sub-department of Customs shall only examine documents presented by the declarant or deliverer mentioned in Point a Clause 1 of this Article and information on the System to confirm goods have passed through CCA.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Processing inspection result:

b.1) If the inspection result is satisfactory, the customs official shall append his/her signature, seal, and give a confirmation on the container list or goods list or transport declaration approval, request the declarant or deliverer to give it to the port/warehouse/depot operator in order to load goods onto the means of transport.

b.2) If the inspection result is not satisfactory:

b.2.1) Cancel the confirmation of the System (if confirmation has been given);

b.2.2) Follow Point a.5 Clause 3 Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC there are no container numbers or container numbers are different from those of the export declaration.

b.2.3) Request the Director to verify and take actions against violations (if found) and request the port/warehouse/depot operator not to load goods on to the means of transport.

c) If the bar code reader is not working or not available, the customs official shall request the declarant or deliver to provide the declaration number and enter it into the system; compare information on the System with the container list, goods list, or transport declaration approval presented by the declarant or deliverer (do not compare goods directly) as instructed in Point a Clause 1 of this Article and Point b Clause 1 of this Article.

d) In case of breakdowns of the System:

When the System breaks down and thus the customs official is not able to inspect and confirm information as instructed in Clause 1 of this Article:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d.2) If it is not able to inspect and confirm information on VNACCS, the customs official shall permit the export of goods according to the customs dossier presented by the declarant or deliverer. Information shall be inspected and confirmed as soon as the System is restored.

2. For paper declaration:

The customs official at the checkpoint of export shall check information on the customs declaration presented by the declarant or deliverer:

a) If the customs declaration has been granted customs clearance or goods release by the customs authority where it is registered:

a.1) Append the official’s signature, seal, and date in box 31 of the declaration.

a.2) Make a list of goods eligible for passing through CCA (form 07/DSHHG/GSQL in Appendix 2 of this document)), write information, date, append the official’s signature, seal, and name on the list; return the customs declaration and list of eligible goods to the declarant or deliverer in order to be presented to the port/warehouse/depot operator. Then, goods shall be moved to the isolation area or loaded onto the means of transport.

b) If the customs declaration has not been granted customs clearance or goods release by the customs authority where it is registered, export shall not be permitted; The Director of Sub-department of Customs shall verify and take actions against violations (if found).

3. If the shipment of exported goods has to be sealed by the customs, the customs official at the checkpoint of export shall check the seal, give a confirmation in the transfer note (if any), and give feedbacks as prescribed.

4. If the shipment is on the container list or package that is suspected of violations while scanning, the customs official shall follow instructions in Point b Clause 2 Article 4 of this document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 33. Principles

1. The Sub-department of Customs at the checkpoint only confirms goods passing through the CCA on the System when goods are transported across the border.

2. On the paper declaration, the customs official shall append his/her signature, seal, and date in box 31.

Article 34. procedures for inspection and certification

1. For e-customs declaration, the customs official at the checkpoint of export shall:

a) Receive the container list or goods list or transport declaration approval from the declarant or deliverer;

b) Use a bar code reader to check the container list, goods list, or transport declaration approval; compare information on the bar code software and that on the container list, goods list, or transport declaration approval as well as actual goods:

b.1) Check the numbers of customs declarations and their status (granted customs clearance, goods release or not; forbidden from export or not); check the status of the transport declaration approval;

b.2) Check the numbers and quantity of containers (if goods are stored in containers) or quantity of packages for LCL goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c.1) If the inspection result is satisfactory, the customs official shall supervise the export of goods across the border or the loading of goods on the means of transport for export;

c.2) If the inspection result is not satisfactory (the declaration has not been granted customs clearance or goods release; the goods declaration is not approved; information on the container list or goods list is not conformable with information on the System or actual exported goods), the customs official shall:

c.2.1) Cancel the confirmation of the System (if confirmation has been given);

c.2.2) Disallow export of goods; request the Director of Sub-department of Customs to verify and take actions against violations (if found)

d) If the bar code reader is not working or not available, the customs official shall request the declarant or deliver to provide the declaration number and enter it into the system; compare information on the System with the container list, goods list, or transport declaration approval presented by the declarant or deliverer as instructed in Point b Clause 1 of this Article and Point c Clause 1 of this Article.

dd) In case of breakdowns of the System:

When the System is not functional and thus the customs official is not able to inspect and confirm as instructed in Clause 1 of this Article:

dd.1) If it is not able to inspect and confirm information on e-Customs system, the customs official shall check information on VNACCS;

đ.2) If it is not able to inspect and confirm information on VNACCS, the customs official shall permit the export of goods according to the customs dossier presented by the declarant or deliverer. Information shall be inspected and confirmed as soon as the System is restored.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The customs official at the checkpoint of export shall inspect and compare information on the customs declaration granted customs clearance or goods release by the customs authority where the customs declaration is registered with actual exported goods:

a) If the inspection result is satisfactory, the customs official shall:

a.1) Supervise the export of goods across the border or the loading of goods on the means of transport for export;

a.2) Append the his/her signature, seal, and date in box 31 of the declaration.

b) If the inspection result is not satisfactory, the customs official shall disallow export of goods and request the Director of Sub-department of Customs to verify and take actions against violations (if found)

3. If the shipment of exported goods has to be sealed by the customs, the customs official at the checkpoint of export shall check the seal, give a confirmation in the transfer note (if any), and give feedbacks as prescribed.

4. If the shipment is on the container list or package that is suspected of violations while scanning, the customs official shall follow instructions in Point b Clause 2 Article 4 of this document.

Section 4. SUPERVISION OF IMPORTED GOODS MOVED INTO AND REMOVED FROM SEAPORT/INLAND PORT/ICD/AIRPORT/ALS

Article 35. Procedures for inspection and certification

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If customs sealing is mandatory:

a.1) Seal the goods (if possible);

a.2) Make a transfer note on the system. If goods cannot be sealed as prescribed in Clause 3 Article 52 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, the customs official shall specify the goods names, quantity, categories, codes on the transfer note and enclosed pictures of goods with the transfer note if necessary. Print 02 copies of the transfer note from the System; append the official's signature and seal. Request the enterprise’s representative to sign and write his/her full name. One copy shall be kept by the customs authority and the other shall be given to the enterprise’s representative to be transported together with goods to the checkpoint of export.

If the transfer note cannot be made on the System, a paper note shall be made using form 10/BBBG/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

a.3) Issue a certification of sealed goods after the transfer note has been made (even if goods cannot be sealed) on the System;

a.4) Print the container list or goods list and give it to the declarant or deliver at their request.

b) If customs sealing is not mandatory: cancel the request for customs sealing on the System. Print the container list or goods list and give it to the declarant or deliver at their request.

2. For e-customs declaration:

a) Inspection content:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.1) Check the number and status of the customs declaration (whether goods are eligible for removal from the CCA);

a.2) Check the numbers and quantity of containers (if goods are stored in containers) or quantity of packages (for LCL goods).

a.3) Warning of the System (if any).

b) Processing inspection result:

b.1) If the inspection result is satisfactory, the customs official shall append his/her signature, seal, and give a confirmation on the container list or goods list or transport declaration approval, request the declarant or deliverer to give it to the port/warehouse/depot operator at the gate or the place where goods are removed from the CCA;

b.2) If the inspection result is not satisfactory:

b.2.1) Request the declarant to carry on the procedures if warnings are given by the System in the following cases:

b.2.1.1) If goods are on the declaration subject to customs sealing but have not been sealed (there is no confirmation of sealing from the customs): request the declarant to present goods for sealing. After the customs seals goods and make a confirmation on the System, use the container list or goods list having initial bar codes to confirm goods have passed through CCA on the System;

b.2.1.2) In the case the bar codes expire because of the additional declaration: request the declarant to complete procedures at the customs official where the customs declaration is registered to print the container list of goods list again.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.2.3) Request the Director of the Sub-department of Customs to verify and take actions against violations (if found).

d) If the bar code reader is not working or not available, the customs official shall request the declarant or deliver to provide the declaration number and enter it into the system; compare information on the System with the container list, goods list, or transport declaration approval presented by the declarant or deliverer as instructed in Point a Clause 2 of this Article and Point b Clause 2 of this Article.

d) In case the System is not functional and thus the customs official is not able to inspect and confirm information as instructed in Clause 1 of this Article:

d.1) Check information and status of the declaration on VNACCS (by IID/IEX/ITF command);

d.2) Contact help desk of the General Department of Customs at (04) 37 824 754, (04) 37 824 755, (04) 37 824 756, (04) 37 824 757 if the VNACCS is not functional.

Make a certification on the container list of goods list or transport declaration approval if the declaration is eligible for passing through the CCA. The customs authority shall retain the container list or goods list or transport declaration approval after certification is made, keep a log, and update it on the System when the System is restored.

dd) If goods are imported by air, according to the record issued by the airport/warehouse/depot operator in case of suspicion, redundancy or shortage of packages, packages without bill of lading, torn or missing packaging, excess weight, etc. in comparison to the manifest, the customs official shall receive information and take appropriate actions as prescribed.

3. For paper declaration:

The customs official shall check information on the customs declaration presented by the declarant or deliverer:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.1) Append the official’s signature, seal, and date in box 36 of the declaration;

a.2) Make a list of goods eligible for passing through CCA (form 07/DSHHG/GSQL in Appendix 2 of this document)), write information, date, append the official’s signature, seal, and name on the list; return the customs declaration and list of eligible goods to the declarant or deliverer in order to be presented to the port/warehouse/depot operator when goods are being removed from the CCA.

b) If the customs declaration does not have the aforementioned certification, box 36 on the declaration shall be left blank. The Director of the Sub-department of Customs shall be requested to verify and take appropriate actions (if violations are found).

4. If the shipment is suspicious according to scanning report (form 03/KQSCT/GSQL in Appendix 1 of this document), the customs official shall follow instructions in Point a Clause 2 Article 4 of this document.

Section 5. SUPERVISION OF IMPORTED GOODS MOVED INTO AND REMOVED FROM ROAD, RIVER, INTERNATIONAL RAILWAY CHECKPOINT AREAS

Article 36. Procedures for inspection and certification

1. If the shipment of imported goods is subject to customs sealing, the customs official at the checkpoint of import shall:

a) If customs sealing is mandatory:

a.1) Seal the goods (if possible);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the transfer note cannot be made on the System, a paper note shall be made using form 10/BBBG/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

a.3) Issue a certification of sealed goods after the transfer note has been made (even if goods cannot be sealed) on the System;

a.4) Print the container list or goods list and give it to the declarant or deliver at their request.

b) If customs sealing is not mandatory: cancel the request for customs sealing on the System. Print the container list or goods list and give it to the declarant or deliver at their request.

2. In case of e-customs declaration, the customs official shall:

a) Receive the container list or goods list or transport declaration approval from the declarant or deliverer;

b) Use a bar code reader to check the container list, goods list, or transport declaration approval; compare information on the bar code software and that on the container list, goods list, or transport declaration approval as well as the imported goods to be removed from the CCA:

b.1) Check the customs declaration number and status;

b.2) Check the numbers and quantity of containers (if goods are stored in containers) or integrity of goods (for liquid cargo, bulk cargo, LCL).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c.1) If the inspection result is satisfactory, the customs official shall supervise the removal of goods from the CCA or loading of goods on the means of transport for removal from the CCA.

c.2) If the inspection result is not satisfactory:

c.2.1) Request the declarant to carry on the procedures if warnings are given by the System in the following cases:

c.2.1.1) If goods are on the declaration subject to customs sealing but have not been sealed (there is no confirmation of sealing from the customs): request the declarant to present goods for sealing. After the customs seals goods and make a confirmation on the System, use the container list or goods list having initial bar codes to confirm goods have passed through CCA on the System;

c.2.1.2) In the case the bar codes expire because of the additional declaration: request the declarant to complete procedures at the customs official where the customs declaration is registered to print the container list of goods list again.

c.2.2) Cancel the confirmation of the System (if confirmation has been given);

c.2.3) Disallow removal of goods from the CCA; request the Director of Sub-department of Customs to verify and take actions against violations (if found).

d) If the bar code reader is not working or not available, the customs official shall request the declarant or deliver to provide the declaration number and enter it into the system; compare information on the System with the container list, goods list, or transport declaration approval presented by the declarant or deliverer as instructed in Point b Clause 2 of this Article and Point c Clause 2 of this Article.

dd) In case the System is not functional and thus the customs official is not able to inspect and confirm information as instructed in Clause 1 of this Article, the customs official shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd.2) Contact help desk of the General Department of Customs at (04) 37 824 754, (04) 37 824 755, (04) 37 824 756, (04) 37 824 757 if the VNACCS is not functional.

Make a certification on the container list of goods list or transport declaration approval if the declaration is eligible for passing through the CCA. The customs authority shall retain the container list or goods list or transport declaration approval after certification is made, keep a log, and update it on the System when the System is restored.

3. For paper declaration:

The customs official at the checkpoint of import shall inspect and compare information on the customs declaration bearing certification of eligibility for removal from the CCA with actual imported goods.

a) If the inspection result is satisfactory, the customs official shall:

a.1) Supervise removal of goods from the CCA;

a.2) Append the official’s signature, seal, and date in box 36 of the declaration.

b) If the inspection result is not satisfactory, the customs official shall disallow removal of goods from the CCA; request the Director of Sub-department of Customs to verify and take actions against violations (if found).

4. If the shipment is suspicious according to scanning report (form 03/KQSCT/GSQL in Appendix 1 of this document), the customs official shall follow instructions in Point a Clause 2 Article 4 of this document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 37. Some special cases of exported goods and imported goods moved into and removed from port/warehouse/depot/checkpoint

1. Goods mentioned in Point a.5 Clause 1 and Point d Clause 2 Article 52 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

2. Goods mentioned in Clause 5, Clause 6, and Clause 7 Article 52 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

3. Exported goods moved into the warehouse/depot/port/checkpoint but have not completed customs procedures and are requested to be removed from the warehouse/depot/port/checkpoint.

Article 38. Procedures for inspection and certification

1. For goods mentioned in Clause 1 and Clause 2 Article 37 of this document:

Based on the written permission for entry/removal of the shipment in/out of the CCA, the customs official shall:

a) Make a list of goods eligible for passing through CCA (form 07/DSHHG/GSQL in Appendix 2 of this document)), write information, date, append the official’s signature, seal, and name on the list; return the customs declaration and list of eligible goods to the declarant or deliverer in order to be presented to the port/warehouse/depot operator (if goods are exported/imported by sea or by air) or to the customs official to obtain permission for or removal from the CCA;

b) Keep a log of goods passing through the CCA.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) According to the certification of the port/warehouse/depot operator that the shipment to be removed from the port is the shipment of exported goods that have not completed customs procedures and not imported goods, the Director of Sub-department of Customs at the checkpoint shall give a certification on the declarant’s request;

b) Follow the instructions in Clause 1 of this Article.

Section 7. SUPEVISION OF INBOUND AND OUTBOUND VEHICLES

Article 39. Supervision of key vehicles

1. The Director of the Sub-department of Customs shall decide appointment of customs officials to directly supervise inbound and outbound key vehicles that need strict supervision while they are anchoring or parking within the CCA.

2. Duties of customs officials in charge of vehicle supervision: Prevent, discover, and deal with violations against regulations on preservation of integrity of goods and vehicles under the management of the customs, illegal transport of goods across the border; keep a log of vehicle supervision.

Section 8. SUPERVISION OF LOADING AND UNLOADING OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS AT TRANSSHIPMENT AREAS, PORTS, DEPOTS

Article 40. Supervision of handling of exported and imported goods at transshipment areas and customs areas

1. According to the written notification of the deliver, the exporter’s written request for permission for transshipment of goods under customs control, and other information, the supervision team shall propose measures for supervising transshipment of goods to the Director of the Sub-department of Customs at the seaport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Part VI

CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS UNDER CUSTOMS CONTROL IN TRANSIT

Article 41. Goods on independent transport declaration

1. Responsibility of the Sub-department of Customs where goods are loaded

a) Step 1: Receipt, inspection, registration, and classification of declarations

a.1) The system shall automatically receive, inspect information, instruct the declarant and issue the declaration number after receiving information from the declarant.

a.2) The system shall automatically receive, inspect information, instruct the declarant classify the declaration receiving official information from the declarant. If the classification code is 1 – blue, step 3 shall be followed; If the classification code is 2 – yellow, step 2 shall be followed.

b) Step 2: Document inspection (yellow)

b.1) Responsibility of the Director

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1.2) Approve processing of the transport declaration; point out issues that need inspecting (if any) on CES screen; this must be updated on the System.

b.2) Responsibility of customs officials in charge of document inspection

Receive and inspect documents in accordance with Point b Clause 1 Article 51 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and instructional documents of the Ministry of Finance (refer to information on the System by ITF command) (do not forget to check the list of bills of lading/export declaration and/or manifest enclosed with the independent transport declaration at HYS file); comply with the direction of the Director (if any) on the ICE screen and perform the following tasks:

b.2.1) If goods are not eligible for transport under customs control (e.g. the declarant does not have the permit for transit of goods if required, does not present transport documents showing the port of destination in case imported goods are transported from the checkpoint of import to the port of destination on the transport documents, etc.), the customs official shall notify the reasons for the declarant by CET command (code X);

b.2.2) If the inspection result shows that declared information is not adequate or information on documents of the customs dossier and declared information are not consistent, the customs official shall inspect the documents and request declarant to provide additional information by CET command (code C). After receiving additional information, the customs official shall carry out the inspection in the order prescribed in Point b.2 of this Clause;

b.2.3) If the inspection result is satisfactory, the customs official shall approve the transport declaration by CET command (code A). If the declarant provides additional information by COT11/COT command, the customs authority shall approve the transport declaration after inspecting additional information by CET command (Code A).

Based on the transport declaration approved by the customs official, the System shall automatically send the transport declaration approval and initiate Step 3.

c) Step 3: Customs sealing

According to the transport declaration approval and the enclosed manifest (if any), the customs official shall use a bar code reader to read the codes on the transport declaration approval (page 4), compare with information in the bar code reader software and actual goods, check the status of the customs declaration to determine whether goods are eligible for passing through the CCA. If the bar code reader software is not working or not available, the customs official shall check information on the System by entering the number of the independent transport declaration (ITF command).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c.1) If the inspection result is satisfactory, the customs official shall:

c.1.1) Seal the goods and write the seal number of each container/carriage/package on the transport declaration approval (box 2) or on the manifest.

If goods cannot be sealed, the customs official shall issue a record specifying goods names, quantity, categories, codes, origins (if any), take pictures of goods if necessary, seal the record and pictures (if any), and give them to the declarant to be presented together with the transport declaration approval and manifest (if any) at the Sub-department of Customs to which goods are transported.

While sealing goods, if the customs authority finds that container numbers or seal numbers (if any) are incorrect, the customs official in charge shall change them directly on the manifest, append an official’s seal at the corrections, and carry on the procedures in Point c.1.2 of this Clause.

c.1.2) Append the official's signature, seal, and date on 03 copies of the transport declaration approval, 02 copies of the list of bills of lading/export declaration (if any), and 03 copies of the manifest (if any);

c.1.3) Retain 01 copy of the transport declaration approval and 01 copy of the list of bills of lading/export declarations (if any) and 01 copy of the manifest (if any); return 01 copy of the transport declaration approval and 01 copy of the manifest together with goods to the declarant to be presented to the port/warehouse/depot operator when goods are passing through the CCA; seal 01 copy of the transport declaration approval and 01 copy of the manifest, give them to the deliver to be transported together with goods to the customs official to which goods are transported.

c.2) If the inspection result is not satisfactory: Instruct the declarant to make additional declaration or request the Director to take appropriate action on a case-by-case basis.

4. Step 4: Supervision of goods

a) After signing and giving a certification on the transport declaration approval and manifest (if any), the customs official shall register information about the departure of the goods on the System by BOA command;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Responsibility of the Sub-department of Customs to which goods are transported

When goods arrive at the destination on the transport declaration approval, the customs official in charge shall receive information, check the transport declaration approval and verify arrival of goods (BIA command on the System) directly at the CCA. The Director of the Sub-department of Customs has the responsibility to appoint customs officials and provide equipment serving the verification on the System. Inspection and processing of inspection result:

a) Inspection content

a.1) According to the transport declaration approval and the manifest (if any) bearing the certification of the Sub-department of Customs from which goods are transported, the customs official in charge shall use a bar code reader or enter declaration numbers on the System (if the barcode reader is not available) to check the status of declarations, goods quantities, container numbers, customs seal numbers on the declaration (if any);

a.2) Check the condition and number of customs seals (if any) or information about goods in customs sealing is not mandatory with the transport declaration approval or manifest (if any);

a.3) Check the information that need strict control or warning of risk levels of goods in transit under customs control instructed by the Sub-department of Customs from which goods are transported (if any) on the System by ITF command.

b) Processing inspection result:

b.1) If the inspection result is satisfactory:

b.1.1) For goods exported through a road, river, inland waterways, international railway checkpoint, confirmation of goods arrival at the destination shall be given as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the System does not support this, the customs official shall append his/her signature, seal, and date on the first page of the transport declaration approval when goods are passing through the CCA and fax it to the Sub-department of Customs from which goods are transported in order to confirm arrival of goods at the CCA of the checkpoint of export.

b.1.1.2) When all goods have been transported to the importing countries through the checkpoint, the customs official in charge shall confirm arrival of goods on the System by BIA command.

b.1.2) Other cases: confirmation of arrival of goods at the destination shall be given on the System by BIA command when all goods are gathered in the CCA at the checkpoint of export.

b.2) If violations are found, a offence notice shall be made and sent to the Sub-department of Customs from which goods are transported. After the declarant implements the decision on penalties, arrival of goods at the destination shall be confirmed on the System by BIA command as instructed in Point b.1 Clause 2 of this Article. The Sub-department of Customs from which goods are transport shall update the result on the risk management system;

b.3) Retain 01 copy of the transport declaration approval and the manifest (if any).

3. Supplementation, cancellation of the independent transport declaration

According to information about supplementation or cancellation of the independent transport declaration on the System and documents proving the declarant’s supplementation, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall:

a) Responsibility of the Director of the Sub-department of Customs:

a.1) Appoint customs officials to inspect supplementation/cancellation of on the ICE screen by CES command;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Responsibility of inspecting officials:

Inspect the adequacy and accuracy of the supplementation/cancellation of declarations with information on the System by ITF command; comply with direction of the Director (if any) on the ICA screen and request the Director to consider approving/disapproving supplementation/cancellation of declarations in writing, then notify the declarant. To be specific:

b.1) If the supplementation/cancellation is not approved, the customs official shall notify the reasons to the declarant by CET command (code X);

b.2) If the supplementation/cancellation is approved, the customs official shall reapprove the supplementation/cancellation of declarations by CET command (code A) for the declarant to carry on next procedures.

Article 42. Goods on combined transport declaration

1. Cases in which combined transport declaration is used:

a) Exported goods declared at a Sub-department of Customs outside the checkpoint area and transported from there to the checkpoint of export, bonded warehouse, container freight station, ICD;

b) Exported goods declared at a Sub-department of Customs at a checkpoint and transported from there to the checkpoint of export, bonded warehouse, container freight station, ICD;

c) Exported goods declared at a Sub-department of Customs outside the checkpoint area and transported the checkpoint of import to a customs post outside the border checkpoint or to a free trade zone;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Goods transported from a free trade zone to the checkpoint of export, bonded warehouse, container freight station, ICD, customs post outside the border checkpoint, or another free trade zone.

2. Customs procedures

Customs procedures for goods on combined transport declarations are similar to those for exported or imported goods in corresponding manners prescribed in this document.

The control of goods on combined transport documents with corresponding transport modals shall comply with part V of this document. Information about outbound goods and inbound goods shall not be updated on the System.

Part VII

CUSTOMS PROCEDURES APPLIED TO EXPORTED GOODS AND IMPORTED GOODS THAT ARE SENT INTO, REMOVED FROM BONDED WAREHOUSES AND CFS

Article 43. Goods sent into and removed from bonded warehouses

1. Goods sent into a bonded warehouse from aboard

a) Customs procedures are similar to those applied to imported goods in Part II of this document. For goods on the list of conditional temporary import of goods sent by the Ministry of Industry and Trade to the bonded warehouse, the customs official shall compare the Certificate of temporary import number with the customs declaration and other regulations on goods sent into bonded warehouse prescribed in Point d and Point dd Clause 1 Article 91 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse:

c.1) Receive information about transfer notes on the System.

Receive paper transfer notes sent by the Sub-department of Customs at the checkpoint;

c.2) Compare numbers of containers, transport seals (if any), customs seals with the transfer note of goods under customs control.

If goods cannot be sealed as prescribed in Clause 3 Article 52 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, goods shall be compared with information on the transfer note;

c.3) Confirmation of transfer note on the System.

If the System has not supported confirmation, the official shall append his/her signature, seal, and give a confirmation of goods arrival on the transfer note and fax the transfer note to the Sub-department of Customs from which goods is transported within the day;

c.4) Supervision of goods sent into bonded warehouse Request the Director of Sub-department of Customs to carry out a physical inspection in accordance with Article 29 of Circular No. 38/2015/TT-BTC if violations are suspected.

d) In case imported goods is sent into a bonded warehouse from a border checkpoint that are both under the management of the same customs official, Clause 6 Article 91 of Circular No. 38/2015/TT-BTC shall apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall carry out customs procedures in accordance with Part II of this document;

b) The Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall supervise in accordance with part V of this document. Request the Director of Sub-department of Customs carry out a physical inspection in accordance with Article 29 of Circular No. 38/2015/TT-BTC if violations are suspected.

3. Goods sent from a bonded warehouse to aboard

a) The Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse:

The Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall carry out customs procedures in accordance with part VI of this document.

a.1) According to the delivery note and independent transport declaration submitted by the declarant, the official in charge shall inspect and compare the quantity of goods loaded onto the vehicle with that on the delivery note and independent transport declaration. Request the Director of customs official to carry out a physical inspection in accordance with Article 29 of Circular No. 38/2015/TT-BTC if violations are suspected.

a.2) Check information about the checkpoint of export on the independent transport declaration to ensure conformity with Point c Clause 3 Article 91 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

b) The Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall supervise in accordance with Article 41 Part VI of this document.

After 15 days from the day on which goods arrive at the checkpoint of export, if goods are not transported to the importing countries through the checkpoint of export, the Sub-department of Customs at the border checkpoint shall send a notification to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse and supervise the shipment until export as prescribed in Point d Clause 3 Article 91 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case goods have been put into the CCA at the checkpoint of export, the Sub-department of Customs at the border checkpoint has not updated information about goods on the System, goods are yet to be exported or only partially exported, and the declarant wishes to change the export location:

c.1) If the export location for the whole shipment is changed without changing the checkpoint of export:

c.1.1) Responsibility of the customs authority at the initial export location:

c.1.1.1) According to the notification of change of the export location of the declarant and document of a competent authorities (if any), the official in charge shall check and request the Director of Sub-department of Customs to grant an approval;

c.1.1.2) Seal goods, issue a transfer note (form 10/BBBG/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC) and give it to the declarant to deliver to the new export location after an approval is granted by the Director;

c.1.1.3) Retain documents about the change of export location and documents of competent authorities (if any);

c.1.1.4) After receiving a confirmation from the customs at the new export location, the official shall update the arrival of goods and enter the actual export location into the System by BIA command.

c.1.2) The customs at the new export location shall supervise export of goods and give confirmation after goods are completely exported at the new export location.

c.2) If the checkpoint of export is changed:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c.2.1.1) According to the notification of change of the point of export of the declarant and documents of competent authorities (if any), the official in charge shall check and request the Director of Sub-department of Customs to grant an approval;

c.2.1.2) Send a notification to the Sub-department of Customs at the initial checkpoint of the change of checkpoint after an approval is granted by the Director.

c.2.2) Responsibility of Sub-department of Customs at the initial checkpoint of export:

c.2.2.1) Request the declarant to register a new independent transport declaration to transport goods from the initial checkpoint of export to the new one according to the written permission for change of checkpoint of export given by the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered;

c.2.2.2) After the declarant registers a new independent transport declaration, the Sub-department of Customs at the initial checkpoint shall carry on customs procedures in Article 41 of this document;

c.2.2.3) After the new independent transport declaration is approved, information about goods shall be updated on the System by BIA command.

c.2.3) The Sub-department of Customs at the new checkpoint shall supervise in accordance with Article 41 of this document.

c.3) In case of partial export at various locations without changing the checkpoint of export

After goods are moved into CCA at the point of export, if the declarant is only able to export part of the shipment at the point of export registered on the declaration, and exports the remaining amount at other locations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c.3.1.1) According to the written request for permission for change of export location for part of shipment on independent transport declaration of the declarant and documents of competent authorities (if any), the official in charge shall inspect and request the Director of Sub-department of Customs to grant an approval;

c.3.1.2) After the Director grants an approval, the official shall monitor the actual quantity of exported goods at the initial export location, seal the rest and send it together with a transfer note (form 10/BBBG/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC) to the new location;

c.3.1.3) After receiving a confirmation from the customs at the new export location, the official shall update the arrival of goods and enter the quantity of goods exported at each location into the System by BIA command.

c.3.2) The customs at the new export location shall supervise the quantity of exported goods according to the transfer note and give confirmation after goods are exported at the new location.

c.4) In case of partial export at various points of export that changes the checkpoint of export

After goods are moved into CCA at the point of export, if the declarant is only able to export part of the shipment at the point of export registered on the declaration, and exports the remaining amount at another checkpoint:

c.4.1) Responsibility of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered:

c.4.1.1) According to the written request for permission for change of export location for part of shipment on independent transport declaration of the declarant and documents of competent authorities (if any), the official in charge shall inspect and request the Director of Sub-department of Customs to grant an approval;

c.4.1.2) Send a notification to the Sub-department of Customs at the initial checkpoint of the change of checkpoint after an approval is granted by the Director.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c.4.2.1) Request the declarant to register a new independent transport declaration to transport goods from the initial checkpoint of export to the new one according to the written permission for change of checkpoint of export given by the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered;

c.4.2.2) After the declarant registers a new independent transport declaration, the Sub-department of Customs at the initial checkpoint shall carry on customs procedures in Article 41 of this document;

c.4.2.3) After the new independent transport declaration is approved, information about goods shall be updated on the System by BIA command. Note: Specify the quantity of exported goods at the initial checkpoint of export, quantity of goods to be exported at the new checkpoint and number of the new independent transport declaration.

c.4.3) The Sub-department of Customs at the new checkpoint shall supervise in accordance with Article 41 of this document.

4. Goods sent into inland from bonded warehouse

a) The Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall carry out customs procedures in accordance with Part II of this document;

b) The Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall supervise in accordance with part V of this document. Notes:

b.1) Inspect fulfillment of conditions for sending goods from the bonded warehouse to inland in Point c Clause 4 Article 91 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b.2) Compare quantity of goods removed from the bonded warehouse.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



When sending goods from the bonded warehouse into a free trade zone, the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse must seal goods and issue a transfer note to the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone.

6. Goods sent into bonded warehouse from the bonded warehouse

a) The Sub-department of Customs in charge of the new bonded warehouse shall carry out customs procedures in accordance with part II of this document;

b) The Sub-department of Customs in charge of the old bonded warehouse shall supervise in accordance with part V of this document.

Article 44. Goods sent into and removed from the CFS

1. Goods sent into the CFS:

a) Goods that have completed customs procedures shall be supervised in accordance with Part V of this document. The Sub-department of Customs in charge of the CFS shall supervise consolidation of goods in accordance with Clause 3 Article 92 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

b) For goods that have completed export procedures and are physically inspected by the Sub-department of Customs in charge of the CFS at the request of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered, the customs official shall:

b.1) Carry out the physical inspection of goods in accordance with Article 11 of this document;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) For goods imported from abroad to CFS:

c.1) The Sub-department of Customs at the checkpoint of import shall carry out customs procedures in accordance with Article 41 Part VI of this document;

c.2) The Sub-department of Customs in charge of the CFS shall supervise in accordance with Article 41 Part VI of this document.

2. Goods removed from the CFS:

a) For goods imported from the CFS to inland:

The customs official shall inspect and supervise goods being removed from the CFS as if goods being removed from the bonded warehouse for transport to inland as prescribed in Clause 4 Article 43 of this document.

b) For transported to the checkpoint of export from the CFS:

b.1) Supervision of container consolidation:

b.1.1) Compare the quantity of goods consolidated with the list of goods (form 25/DMXK-CFS/GSQL in Appendix V of Circular No. 38/2015/TT-BTC) submitted by the CFS operator;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1.3) Append the official’s signature and seal on 02 copies of the list of goods; retain 01 copy and return the other to the CFS operator.

b.2) Carry out customs procedures for goods transported from the CFS to the checkpoint of export as prescribed in Article 41 Part VI of this document.

Part VIII

CUSTOMS PROCEDURES FOR MAKING PAPER CUSTOMS DECLARATIONS

Section 1. CUSTOMS PROCEDURES IN THE CASES MENTIONED IN CLAUSE 2 ARTICLE 25 OF DECREE NO. 08/2015/ND-CP (OTHER THAN BREAKDOWNS OF THE SYSTEM)

Article 34. General provisions

1. Instructions in this section apply to the cases mentioned in Point a, Point b, Point c, Point d, Point e, Point h Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP and does not apply to goods mentioned in Point a, Point b, Point c, Point d, Point e, Point h Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP that are sent by express mail or postal services provided by express mail service provider or postal services that cover customs procedures.

2. The customs official shall prepare seals for goods release, goods put into storage, goods in transit as prescribed in Appendix 2 of this document to give corresponding certification in box 37 on the declaration of imported goods.

Customs officials shall append their seals and signatures, write dates when giving certification in corresponding boxes on the customs declaration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Perform given tasks prescribed in the Law on Customs, Decree No. 08/2015/ND-CP, and Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Director of Sub-department of Customs may authorize a customs team leader to appoint customs officials in charge of inspection during the process of customs procedures.

b) Deploy and supervise customs officials following the steps as prescribed.

Article 46. Receipt, inspection, registration, and classification of declarations (Step 1)

1. Instruct the declarant to complete the customs declaration in Appendix IV of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

2. Receiving, inspecting, registering the customs declaration

After receiving the satisfactory customs dossier, the customs official shall perform the following tasks:

a) If the declaration is not eligible, the official shall provide explanation (form 05/YCNV/GSQL in Appendix 2 of this document), return the dossier together with form 05/YCNV/GSQL to the declarant.

In this case, the Director is not required to sign form 05/YCNV/GSQL.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1) Generate a declaration number from e-Customs system. The System will automatically a unique number starting with 97;

b.2) Write the declaration number, date and time of registration on the declaration; append the official's seal and signature on the declaration.

3. Classify the declaration, decide the method and scope of customs inspection

a) If goods are exempt from customs inspection as prescribed in Clause 1 Article 33 and Article 57 of the Law on Customs (except for diplomatic bags and consular bags), the customs official shall initiate Step 2 (Article 47 of this document);

b) Goods mentioned in Points a, b, d, e Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP have to undergo full inspection (red). The official shall specify that goods have to undergo full inspection on the declaration, follow the next steps, and notify the declarant (the customs official is not required to propose classification of the customs declaration, method and scope of inspection on the inspection order).

If the customs official determines that only partial inspection is necessary, he/she shall follow instructions in Point c of this Clause.

Apart from the cases mentioned in Point a and Point b Clause 3 of this Article (unless only partial inspection is required), according to declared information and other information about the exported or imported goods, the official shall propose classification of goods, method and scope of inspection on the inspection order (form 06/LHT/GSQL in Appendix 2 of this document). There will be only 01 copy of the inspection order which is used internally within the customs authority and enclosed with the customs dossier.

After the method and scope of inspection are approved by the Director of Sub-department of Customs, the customs official shall write the approval on the customs declaration and initiate Step 2 (Article 47 of this document).

Article 47. Document inspection (Step 2)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Processing inspection result:

a) If the inspection result is satisfactory, the customs official shall write the result in box 1, box 2, and box 3 in Section I of the inspection result sheet and initiate Step 3 (Article 48 of this document) if the declaration is “red” or Step 4 (Article 49 of this document) if the declaration is “yellow”. In these cases, box 4 and box 5 in Section I shall be left blank.

If the declaration is “yellow” and goods are eligible for release or putting into storage, the customs official shall write the proposal in box 4 of Section I and the Director shall write in box 5 of Section I.

b) If the result indicates that documents are not adequate or documents of the customs dossier and information on the declaration are not consistent, the customs official in charge of document inspection shall:

b.1) Request the declarant to submit additional documents as prescribed by law to determine the accuracy of declared information:

b.1.1) If additional documents submitted by the declarant are valid, the customs official in charge of document inspection shall follow Point a Clause 1 of this Article;

b.1.2) If additional documents submitted by the declarant are not valid, the Director shall be requested to carry out a physical inspection of goods and take appropriate actions. The official in charge of document inspection shall write the inspection result in box 1, box 2, box 3 of Section I, and proposal in box 4 of Section I of the inspection result sheet. The Director shall consider the result, make a decision, appends his/her signature and seal in box 5 of Section I of the inspection result sheet.

b.2) Issue a offence notice if violations are found or request the Director to decide (if the case is beyond the official’s competence). After the declarant has implemented the decision of the customs, the customs official shall request the declarant to make an additional declaration (if any).

c) If the customs authority does not have ample foundation to determine the accuracy of the customs declaration, the official in charge of document inspection shall propose reclassification in box 4 of Section I of the inspection result sheet. The Director shall consider the result, make a decision, appends his/her signature and seal in box 5 of Section I of the inspection result sheet.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the declarant does not make an additional declaration within 05 days from the day on which the request for additional declaration is sent, Point b.7 Clause 3 Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC shall apply.

3. After a “yellow” declaration has undergone document inspection, the customs official shall enter information on the declaration into the e-Customs system via an intermediate software program (\\192.40.1.3\tqdt_nd87\Ecustoms5\PhanMem) (Note: Enter NA in “Mã số thuế” field).

The customs official shall print 02 copies of the declaration from the System, request the declarant to sign them, append the official’s signature and seal if the shipment is granted customs clearance, goods release, or permitted to be put into storage after all taxes and fees have been paid. 01 copy shall be kept by the customs authority, the other by the declarant.

Article 48. Physical inspection of goods (Step 3)

The customs official in charge of physical inspection of goods shall carry out the inspection according to the method and scope of inspection on the declaration and inspection result sheet.

1. Inspection content:

Physical inspection of goods shall be carried out in accordance with Article 29 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Note: The customs official in charge of physical inspection of goods shall inspect the consistency of goods, numbers of packages, containers, and seals of the shipping company (if any) with the customs dossier.

2. Processing inspection result:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If goods are consistent with declaration, the customs official shall write the result in boxes 1, 2, 4 of section IIA or IIB depending on the method of inspection (the customs official shall not fill box 3 of section IIA or IIB; the Director shall not fill box 5 of section IIA or IIB);

a.1) In case of full inspection: write “Goods are consistent with declaration” in box 2 of section IIA or IIB of the inspection result sheet depending on the method of inspection;

a.2) In case of manual inspection or scanning: Write the inspection ratio, quantity of inspected packages; describe inspected goods (for partial manual inspection), compare goods with: (i) information declared by the declarant, (ii) document inspection result; write “Goods are consistent with declaration” in box 2 of section IIA or IIB of the inspection result sheet.

If goods are eligible for release or putting into storage, the customs official shall write a proposal in box 3 of Section II; the Director shall give an approval in box 5 of Section II;

a.3) The customs official shall enter information on the customs declaration into the e-Customs system via an intermediate software program (\\192.40.1.3\tqdt_nd87\Ecustoms5\PhanMem). (Note: Enter NA in “Mã số thuế” field).

a.4) The customs official shall print 02 copies of the declaration from the System, request the declarant to sign them, append the official’s signature and seal if the shipment is granted customs clearance, goods release, or permitted to be put into storage after all taxes and fees have been paid. 01 copy shall be kept by the customs authority, the other by the declarant.

b) If the inspection result shows that goods are not consistent with declaration, the customs official shall perform the following tasks:

b.1) In case of manual full inspection (100%):

Specify incorrect information (e.g. goods names, codes, quantities, origins, quality, etc.) as well as the articles that are consistent with declaration in box 3 Section II.B of the inspection result sheet; update information on the System and impose penalties within the official’s competence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The customs official shall write the inspection result in boxes 1, 2, 4 of section IIA or IIB on the inspection result sheet depending on the method of inspection, and suggestion that inspection method or scope be increased in box 3 of section IIA or IIB on the inspection result sheet. According to the directive of the Director, the customs official shall carry on the customs inspection (if any) and write the result on the inspection result sheet, update it on the system, or send documents to the unit in charge of taking actions against violations for carrying on the procedures.

b.3) The customs official shall enter information on the customs declaration and inspection result sheet into the e-Customs system via an intermediate software program (\\192.40.1.3\tqdt_nd87\Ecustoms5\PhanMem). (Note: Enter NA in “Mã số thuế” field).

b.4) The customs official shall print 02 copies of the declaration from the System, request the declarant to sign them, append the official’s signature and seal if the shipment is granted customs clearance, goods release, or permitted to be put into storage after all taxes and fees have been paid. 01 copy shall be kept by the customs authority, the other by the declarant.

c) If tax has to be recalculated, the customs official in charge of physical inspection shall record the inspection result and recalculate tax on form 03/KBS/GSQL in Appendix V of Circular 38/2015/TT-BTC and update it on e-Customs system.

3. If the inspection result shows that goods are banned from export or not eligible for export/import as prescribed by law, the customs official shall provide explanation and issue form 05/YCNV/GSQL, return it together with the dossier to the declarant after the Director gives an approval on form 05/YCNV/GSQL.

If goods are banned from export or import, the customs official shall impose penalties or request the Director to decide (if the case is beyond the official’s competence).

4. If the inspection result shows that goods are on the list of articles exported or imported under conditions as prescribed by law, the customs official shall provide explanation and issue form 05/YCNV/GSQL, return it together with the dossier to the declarant after the Director gives an approval on form 05/YCNV/GSQL.

5. If physical inspection of goods is carried out at the request of the Sub-department of Customs where the declaration is registered, Clause 11 Article 29 of Circular No. 38/2015/TT-BTC shall apply.

6. The inspection result sheet may include several sheets. In this case, the ordinal numbers and quantity of the sheets must be written on each sheet and each sheet must bear the seal of the official in charge of inspection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Taxes, customs fees and charges shall be collected as prescribed.

2. 01 copy of the declaration shall be returned to the declarant when customs procedures have been completed; 01 copy shall be enclosed with the customs dossier.

Section 2. BREAKDOWN OF THE SYSTEM

Section 50. Customs procedures in case of breakdowns of the system

1. Receipt, inspection, registration, and classification of declarations (Step 1)

After receiving the adequate customs dossier prescribed in Article 16 of Circular No. 38/2015/TT-BTC (the customs declaration form in Appendix IV of Circular No. 38/2015/TT-BTC), the customs official shall inspect the fulfillment of conditions for declaration registration as prescribed in Clause 5 Article 26 of Decree No. 08/2015/ND-CP and perform the following tasks:

a) If the conditions for registering the declaration are not fulfilled: the official shall provide explanation and request the Director of Sub-department of Customs to reject registration of the customs declaration. After the Director gives and approval, the customs official shall return the dossier to the declarant;

b) If the conditions for registering the declaration are fulfilled:

b.1) The Sub-department of Customs where the declaration is registered shall keep a log of the issuance of declaration number, which consists of 12 characters: 98, customs authority code (4 digits), year of registration (2 digits), ordinal number of the declaration (4 digits). Declaration numbers shall be issued by year. At the end of this year, the ordinal number will be reset (e.g. In 2015, the first declaration number will be 98CCCC.150001. In 2016, the first number will be 98CCCC.160001; CCCC is the code of the customs authority);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Document inspection (Step 2): Follow instructions in Article 46 of this document, except for update of information on the System and printing of the declaration from the System.

3. Physical inspection of goods (Step 3): Follow instructions in Article 47 of this document, except for update of information on the System and printing of the declaration from the System.

4. Collect taxes, fees and charges; return the customs declaration (Step 4): Follow instructions in Article 48 of this document.

Article 51. Entering information on declarations into the System

After the System is restored, information on the declarations, classification result, method and scope of inspection, decisions on customs clearance, goods release, putting goods into storage, transit of goods shall be entered into the System.

Part IX

PROCEDURES FOR INSPECTION, DETERMINATION OF NAMES, CODES OF GOODS, AND TAXES THEREON; VERIFICATION AND DETERMINATION OF CUSTOMS VALUES; TAX INSPECTION AND IMPOSITION OF TAX ON EXPORTED GOODS AND IMPORTED GOODS

Section 1. PROCEDURES FOR INSPECTION, DETERMINATION OF NAMES, CODES OF GOODS, AND TAXES THEREON

Article 52. Inspection content

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Inspect the declaration of the use of result of prior determination of HS codes, classification result, analysis result together with classification codes of the shipments granted customs clearance previously on the export/import declaration.

3. Inspect the consistency of documents in the customs dossier in terms of goods names, codes, and taxes.

Article 53. Inspection requirements

1. Goods name inspection:

a) Determine whether goods description contain clear and sufficient information about the content, characteristics, structure, and uses of goods that satisfy criteria for names and description of goods in the List of Vietnam’s exports and imports;

b) Compare declared goods names with notes of the corresponding parts, chapters, sub-chapters, headings, and subheadings of the List of Vietnam’s exports and imports; other technical documents in the customs dossier that are related to goods.

2. Goods code inspection:

a) Determine whether goods codes are clear, sufficient, and accurate according to the details of goods classification on the List of Vietnam’s exports and imports;

b) Compare declared names, codes of goods with those on the List of imported goods with vague classifications and List of Vietnam’s exports and imports applicable at the time the declaration is registered.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Compare goods names, codes, and taxes declared with those on the tariff schedules and tax policies applicable at the time the declaration is registered;

b) Determine whether documents in the customs dossier fulfill conditions for applying the tariff schedules effective at the time the declaration is registered (e.g. the exporting country, C/O, method of transport from the exporting country).

The customs official that fails to inspect the goods names, codes, taxes in details as prescribed in Article 52 Section 1 part IX of this document shall be responsible for the loss of tax as prescribed by law.

4. Check and compare the names and codes of confusing goods in corresponding chapters, headings, and subheadings; result of prior determination of HS codes (if any), result of classification, result of analysis together with classification codes of the shipment granted customs clearance previously (if any); codes of similar shipments that were exported or imported (function 2.08).

Article 54. Processing inspection result

1. If the inspection result is satisfactory as prescribed in Article 53 of this document, the information provided in the customs dossier is found accurate and conformable in terms of goods names, codes, and taxes, the customs official shall accept the declaration and update the inspection result on VCIS.

2. In case the declaration is not satisfactory or the declarant is found not declaring the correct goods names, codes, or tax:

a) In case the goods names and codes declared are not sufficient or specific enough as prescribed in Point a Clause 1 and Point a Clause 2 Article 53 of this document, the customs official shall request the declarant to make an additional declaration as prescribed in Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC by issuing a “customs directive” (command IDA01/EDA01 – code A).

If the declarant fails to make an additional declaration within 05 days from the day on which the request of the customs is received or the additional declaration is not satisfactory, the customs official shall enter the result into the System and take appropriate actions as prescribed in Point b.2 Clause 1 Article 24 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1) If goods names, codes can be determined, the customs official shall request the declarant to make an additional declaration as prescribed in Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC by issuing a “customs directive” (command IDA01/EDA01 – code A).

If the declarant fails to make an additional declaration within 05 days from the day on which the request of the customs is received or the additional declaration is not satisfactory, the customs official shall enter the result into the System and take appropriate actions as prescribed in Point b.2 Clause 1 Article 24 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b.2) If the goods names, codes cannot be determined, the customs official shall enter the result into the System for the Director to decide. After the Director grants an approval, the customs official shall request the declarant to provide additional documents as prescribed in Point b.3 Clause 1 Article 24 of Circular No. 38/2015/TT-BTC by issuing a “customs directive” (command IDA01/EDA01 – code A) and perform the following tasks:

b.2.1) Within 05 days from the date of request, if the additional documents provided by the declarant is satisfactory and the customs official is able to determine goods names, codes according to the criteria of the List of Vietnam’s exports and imports, the customs official shall instruct the declarant to make an additional declaration as prescribed in Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and request the Director to consider granting customs clearance after the declarant makes the additional declaration and pays all taxes and fines (if any).

If the declarant fails to make an additional declaration within 05 days from the day on which the request of the customs is received, the customs official shall enter the result into the System and take appropriate actions as prescribed in Point b.2 Clause 1 Article 24 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b.2.1) Within 05 days from the date of request, if the declarant fails to provide additional documents or the additional documents provided are not sufficient the customs official is able to determine goods names, codes, or taxes, the customs official shall take samples for analysis or carry out a physical inspection of goods as prescribed in Point b.3 Clause 1 Article 24 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and report it to the Director of the Sub-department of Customs.

c) In case the tax rates declared are incorrect or the declarant is not eligible for the tax rates declared, the customs official shall request the declarant to make an additional declaration as prescribed in Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC by issuing a “customs directive” (command IDA01/EDA01 – code A).

If the declarant fails to make an additional declaration within 05 days from the day on which the request of the customs is received, the customs official shall enter the result into the System and take appropriate actions as prescribed in Point b.2 Clause 1 Article 24 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

d) In case goods names, codes on the notice of result of prior determination of HS codes, goods classification result, or analysis result are not correct:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the declarant fails to make an additional declaration within 05 days from the day on which the request of the customs is received, the customs official shall enter the result into the System and take appropriate actions as prescribed in Point b.2 Clause 1 Article 24 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

d.2) If documents in the customs dossier are not sufficient for determining the goods names/codes, the customs official shall take samples for analysis or carry out a physical inspection of goods as prescribed in Point b.3 Clause 1 Article 24 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and report it to Director of the Sub-department of customs.

3. If the goods names, codes on documents of the customs dossier and information on the System are suspected of inconsistency or inconformity:

a) If goods are eligible for exemption of physical inspection, the customs official shall request the Director to decide physical inspection of goods as the basis for determining goods names/codes, update the inspection result on VCIS, and follow instructions in Clause 2 Article 24 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b) For goods subject to physical inspection: follow instructions to Clause 2 Article 24 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

4. Taking samples for analysis serving goods classification:

With regard to goods being sampled for analysis mentioned in Point b.2.2 and Point d.2 Article 54 of this document, according to the result of classification (notice of classification result of the Director of the General Department of Customs or notice of analysis result enclosed with classification codes of Analysis and Classification Center for exports and imports or branches thereof), the customs official shall update result of goods classification and perform the following tasks:

a) If the goods codes declared are the same as those on the notice of classification result or notice of analysis result, the customs official shall accept the declaration and update the inspection result on the System;

b) If the goods codes declared are different from those on the notice of classification result or notice of analysis result, the customs official shall correct the codes and request the declarant to make an additional declaration by issuing a “customs directive” (IDA01/EDA01 command – code A), update the correct codes (function 1.01.07 of the classification database), and apply corresponding tax rates on goods that have been exported/imported imposed by the General Department of Customs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 2. PROCEDURES FOR INSPECTION, CONSULTATION, AND DETERMINATIN OF CUSTOMS VALUES

Article 55. Inspection of customs values

1. Inspection of declared values

a) Inspection contents:

a.1) Inspect the accuracy and sufficiency of information about the values on the declaration of exported or imported goods or the value declaration (if any). The following information must be inspected closely:

a.1.1) Detailed codes, brand names, origins of goods. To be specific: The goods names declared must be their common trade names with basic qualities of goods such as their structures, materials, contents, power, sizes, shapes, uses, brand names to determine factors that affect or relate to customs values of goods.

Example: Motorbikes and cars must have information about number of seats, brand name, manufacturer, country of origin, design, cylinder capacity, model, and other codes;

a.1.2) Units of measurement must be clear and suitable for characteristics of the goods (m, kg, etc.). If units of measurements are not accurately determined, they must be converted such as how many boxes in a larger box, how much does a box weigh, etc.). The unit of measurements must be consistent with that of goods bearing the same code according to the List of Vietnam’s exports and imports.

a.2) Inspect the conformity of values, delivery conditions on the commercial invoice, bill of lading, or equivalent transport documents as prescribed by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Processing inspection result:

b.1) In the case mentioned in Point a.1 or a.2 of this Clause:

b.1.1) If the information about customs values on the export or import declaration or value declaration and the commercial invoice is consistent with the bill of lading or equivalent transport documents, the customs official in charge of document inspection shall inspect the declared values as instructed in Clause 2 of this Article;

b.1.2) If the information about customs values on the export or import declaration or value declaration, or the commercial invoice is not consistent with the bill of lading or equivalent transport documents, or the declared value is suspicious but is not rejected as prescribed in Point b Clause 2 of this Article, the customs official shall request the Director to consider rejecting the declared values on the System. After the Director grants an approval, the customs official shall notify the declarant of the rejection as prescribed in Point a Clause 1 Article 25 of Circular No. 38/2015/TT-BTC by issuing a “customs directive” (command IDA01/EDA01 – code A) and perform the following tasks:

b.1.2.1) If the declarant accepts the rejection and makes an additional declaration within 05 days from the notification date, the customs official in charge of document inspection shall grant customs clearance and make an update as prescribed in Article 58 of this document. The additional declaration shall be made in accordance with Article 20 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

b.1.2.2) If the declarant does not accept the rejection or fails to make an additional declaration within 05 days from the notification date, the customs official in charge of document inspection shall accept the declared values, grant customs clearance, and issue a notice (form No. 15/2015-KTSTQ enclosed with Decision No. 1410/QD-TCHQ dated May 14, 2015 of the Director of the General Department of Customs) which specifies the foundations for rejecting declared values for post-clearance inspection, and make an update as instructed in Article 58 of this document.

b.1.2) If the information about customs values on the export or import declaration or value declaration is missing, inaccurate, or insufficient, or the commercial invoice is not consistent with the bill of lading or other transport documents as prescribed by law, or the declared suspicious as prescribed in Point b Clause 2 of this Article, the customs official take appropriate actions as prescribed in Point c.2 Clause 2 of this Article;

b.1.4) In the case mentioned in Point a.3 of this Clause:

b.1.4.1) Accept the declared value to grant customs clearance as prescribed, make an update as instructed in Article 58 of this document if the notice of prior determination of prices is consistent with the customs dossier and the actual shipment (in case of physical inspection of goods).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1.4.3) Inspect values declared by the declarant as instructed in Clause 2 of this Article and send a report (enclosed with documents proving that the notice of prior determination is not conformable) to the General Department of Customs requesting cancellation of the notice of prior determination of value if it is not consistent with the customs dossier and the actual shipment (in case of physical inspection of goods).

2. Inspection of declared values

a) Inspection contents:

Compare declared values with information about value risks on the value database available at that time. Information about value risks that are goods on the List of exported or imported goods having value risks; goods incurring >0% tax on the value database; exported or imported goods having post-clearance inspection result in terms of customs values; exported or imported goods having inspection result in terms of customs value; discounted imported goods.

b) Exported or imported goods are suspicious in one of the following cases:

b.1) For exported goods:

b.1.1) The declared values are lower than values of identical or similar goods on the List of exported goods with value risks;

b.1.2) The declared values are lower than values of identical or similar goods that have post-clearance inspection result in terms of customs value, which is updated on the customs value information system;

b.1.3) The declared values are lower than the lowest customs value of identical or similar goods that incur >0% tax according to the value database (not compared with suspicious values).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.2) For imported goods:

b.2.1) The declared values are lower than values of identical or similar goods on the List of exported goods with value risks;

b.2.2) The declared values are lower than the lowest customs value of identical or similar goods determined by the customs authority or lower than the lowest declared value of identical or similar goods that have been granted customs clearance by the customs according to the value database (not compared with suspicious values).

Identical or similar goods used for comparison are goods exported to Vietnam on the same day or within 60 days before or after the date of export of the goods being inspected. If identical or similar goods cannot be found with thin the aforementioned time limit, the time limit shall be extended to 90 days. The time limit shall be extended if necessary data are still not found.

b.2.3) The declared values are not higher than declared values of imported integrated goods of the same kinds; not higher than declared values of materials that form the imported goods after being converted into the same trading conditions as the goods being inspected.

The time limit for data search is specified in Point b.2.2 of this Clause;

b.2.4) The declared values are lower than values collected by the customs from sources of information mentioned in Article 25 of Circular No. 39/2015/TT-BTC after being converted into the same trading conditions as the goods being inspected;

b.2.5) Imported goods are discounted that the declared value after discount are lower than values of identical or similar goods on value database;

b.2.6) In case identical or similar goods are not found as prescribed in the Circular on customs value of exported and imported goods:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.2.6.2) Imported goods have higher quality and are comparable to goods of the same type with lower quality in the database;

b.2.6.3) Imported goods have the same brands, origins in developed countries or group of developed countries and are comparable to goods of the same type from developing countries in the database.

The time limit for data search is specified in Point b.2.2 of this Clause.

c) Processing inspection result:

c.1) IF the declared values are not suspicious, the customs official shall accept them to grant customs clearance and make an update as instructed in Article 58 of this document;

c.2) If declared values are suspicious but not rejected, the customs official shall request the declarant to provide additional documents that are suitable for the customs valuation method prescribed in Circular No. 39/2015/TT-BTC by issuing a “customs directive” (IDA01/EDA01 command – code A) or send a notice of suspicion (form 02A/TBNVTG/XNK in Appendix VI of Circular No. 38/2015/TT-BTC) to the declarant within 08 working hours since the notice of suspicion is signed (in case of paper declaration) and perform the following tasks

c.2.1) If the declarant provides additional documents as requested and wishes to have a consultation, the consultation shall be held via the System (or provided on form 02A/TBNVTG/XNK in Appendix VI of Circular No. 38/2015/TT-BTC in case of paper declaration) within 05 days from the notification date. The customs official in charge of document inspection shall request the Director of Sub-department of Customs to grant customs clearance as prescribed in Article 33 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, hold a consultation, and make an update as instructed in Article 56 and Article 58 of this document;

c.2.2) If the declarant does request a consultation or fails to submit additional documents within 05 days from the notification date, the customs official shall accept the declared values to grant customs clearance, issue a notice which specifies the suspicion to serve post-clearance inspection, and update data as instructed in Article 58 of this document.

Article 56. Consultation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Classify the request:

The customs official of the Sub-department of Customs shall follow instructions in Clause 3 Article 25 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and perform the following tasks:

a) If the consultation is held by the Sub-department of Customs, the customs official of the Sub-department of Customs shall carry on the tasks in Clause 2 of this Article;

b) If the consultation has to be held by the Customs Department of the province, the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall issue and send a notice (form 08/PCTV/TXNK in Appendix 1 of this document) together with photocopies of relevant documents to the Customs Department within the day or the next working days from the receipt of the declarant’s request for consultation. When receiving documents from the Sub-department of Customs, the customs official of the Customs Department shall carry on the tasks in Clause 2 of this Article.

2. Collecting information and data

The customs official in charge of consultation shall collect information and prepare documents relevant to the shipment, and information necessary for clarifying suspicions about the declared values. To be specific:

a) Search information about the lines of products, the enterprise, and the enterprise’s export and import available on information systems of customs authorities;

b) Search information about customs values of identical and similar goods on the pricing database system by the deadline mentioned in Point b.2.2 Clause 2 Article 55 of this document. If identical and similar goods are not found on the pricing database system, the scope of search shall be expanded as instructed in Point b.2.6 Clause 2 Article 55 of this document.

In case of consultation about exported goods, the customs official in charge shall search customs value of identical or similar goods that are exported within the time limit mentioned in Point b.1.3 Article 55 of this document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Information collected must be converted into the same trading conditions, time of export or import (Clause 2 Article 9 of Circular No. 39/2015/TT-BTC) as the shipment;

dd) Aggregate and analyze information collected to assess reliability of information and remove the pieces of information that are not appropriate:

The customs official in charge of consultation shall print the collected information, write the search time, append his/her signature, make a proposal for use of information, and request an approval from the head, and follow instructions in Clause 3 of this Article.

3. Document study and preparation of consultation

a) Document study shall focus on clarification of consistency between documents of the customs dossier, collected information, data and physical inspection result (if physical inspection of goods is mandatory) and the declaration;

b) The questions must focus on clarification of suspicions; avoid cursory and irrelevant questions. Depending on the case, the following information must be clarified:

b.1) Goods, business lines of the enterprise;

b.2) The enterprise’s partners;

b.3) Method of negotiation and conclusion of sale contracts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.5) Payment issues;

b.6) Detailed information about goods;

b.7) Issues related to sale of goods after export (in case of consultation about imported goods);

b.8) Conditions for applying transaction value-based method to imported goods;

b.9) Inconsistencies between consultation documents.

4. Organizing the consultation

a) The customs official in charge of consultation shall request the representative to present his/her ID car and letter of attorney (in case of authorization) before holding the consultation, explain the interests and duties of the declarant, entitlements and duties of the customs authority in order to promote cooperation between the declarant and customs authority to clarify the suspicions about declared values. The person who attends the consultation beyond his/her competence and does not have the letter of attorney shall be refused;

b) Ask questions and listen to responses of the participants; focus on the questions that clarify the suspicions to find inconsistencies in information of the enterprise (responses, export/import dossier, and available information verified by the customs authority).

Notes: It is not required to ask every question or only the prepared questions. The questions should depend on the shipment and development of the consultation session;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c.1) Accuracy of information about customs valuation;

c.2) Consistency of information about customs values between documents;

c.3) Accuracy of principles, conditions, procedures, and methods for customs valuation prescribed in Circular No. 39/2015/TT-BTC;

c.4) The questions and answers must be recorded fully and accurately in the form of a consultation record.

d) Contents of the consultation record:

The customs official shall record all questions and answers during the consultation and documents submitted by the declaration, and then perform the following tasks:

d.1) If the customs authority does not have good reasons to reject the declared values, the customs official shall write it on the record;

d.2) If the customs authority has good reasons to reject declared values, the customs official shall specify the sources of information used during the consultation, the reasons for rejecting declared values, and reference values (and valuation method prescribed in Circular No. 39/2015/TT-BTC):

d.2.1) If the declarant does not agree with the reasons for rejecting declared values of the customs authority, the customs official shall write it and the reasons on the record.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The consultation record must be signed by representatives of parties that attend the consultations. Consultation documents must be retained at the place where the consultation is held.

5. Processing consultation result

a) If the consultation is held by Customs Department of the province:

a.1) If there are no good reasons to reject declared values, the customs official in charge of consultation shall issue a notice of consultation result (form 07/TBKQTV/TXNK in Appendix 1 of this document) and send it together with the consultation record to the Sub-department of Customs where the declaration is registered, make an update as instructed in Article 58 of this document; the customs official in charge of document inspection shall grant customs clearance as prescribed;

a.2) In case there are good reasons to reject declared values but the declarant does not agree with them:

a.2.1) The customs official in charge of consultation shall issue a notice of consultation result and send it together with a copy of the consultation record to the Sub-department of Customs where the declaration is registered, request grant of customs clearance, and make an update as instructed in Article 58 of this document;

a.2.2) The customs official in charge of document inspection shall grant customs clearance according to the notice of consultation result or the result on Price Management Information System.

a.1) If there are good reasons to reject declared values and the declarant agrees to make an additional declaration, the customs official in charge of consultation shall issue a notice of consultation result and send it to the Sub-department of Customs where the declaration is registered. According to the consultation result, the customs official in charge of document inspection shall perform the following tasks:

a.3.1) If the customs official in charge of document inspection does not receive the additional declaration within 05 days from the end of the consultation and 30 days from the registration date of the declaration, the customs official shall accept declared values to grant customs clearance and make an update as instructed in Article 58 of this document;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.4) If the enterprise’s authorized representative does not attend the consultation or the person who attends is not the enterprise’s authorized representative or does not have the letter of attorney:

a.4.1) The customs official in charge of consultation shall issue a notice of consultation result and send it to the Sub-department of Customs where the declaration is registered for grant of customs clearance and make an update as instructed in Article 58 of this document;

a.4.2) According to the notice of consultation result or the result on the Price Management Information System, the customs official charge of document inspection shall grant customs clearance as prescribed.

b) If the consultation is held at the Sub-department of Customs: the customs officials in charge of consultation and document inspection shall follow instructions in Point a of this Clause except for issuing and sending the notice of consultation result.

6. Consultation documents shall be retained as prescribed.

Article 57. Determination of customs values

The customs official in charge of document inspection shall determine customs value in the cases mentioned in Point 3 Article 3 of Circular No. 39/2015/TT-BTC as follows:

1. Search, analyze, aggregate information and data serving determination of customs value

a) Search information in the pricing database and relevant documents as the basis for determination of values. The determination of customs value must comply with the principles, procedures, and methods prescribed in Circular No. 39/2015/TT-THE MINISTRY OF FINANCE.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1) Assess reliability of sources of information to remove unreliable price of information. Do not use customs values of suspicious goods;

b.2) Convert collected information into the same conditions with the shipment as prescribed in the Regulation on development, management, and use of pricing database of the General Department of Customs.

c) Collected information must be printed with specific sources, collectors, time of collection, and enclosed with documents of the import shipment.

2. Issuance of notice of values

a) Making request for and notice of values

The customs official shall make a request for customs value determination and a notice of customs value (form 02B/TBXDTG/TXNK in Appendix VI of Circular No. 38/2015/TT-BTC (in case of paper declaration) and submit them to the Director of the Sub-department of Customs or Customs Department. The request contains:

a.1) Reasons for determination of customs values

a.2) Available sources of information after converted and assessed for reliability;

a.3) The basis for analysis and calculation when using the mentioned sources of information for determination of customs values;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.5) The customs value determined by the customs.

b) Issuing the notice of customs value: the customs official in charge of document inspection shall send the notice of customs value by registered mail or directly within the day on which the notice is signed or the next working day.

3. Updating result of determination of customs values and retention of documents

a) According to the request for determination of customs values and notice of customs value, the customs official shall update the method, result of determination of customs values on the System and notify the declarant of the customs value determined by the customs by issuing a “customs directive” (IDA01/EDA01 command – code A) and make an update as instructed in Article 58 of this document.

In case of imported goods prescribed in Point a Clause 3 Article 3 of Circular No. 39/2015/TT-BTC, apart from updating the customs directly, the customs official shall enter relevant information by IDA01/EDA01 code B and CEA/CEE command to issue a decision on tax imposition on the System.

In case of imported goods prescribed Clause 5 Article 17 of Circular No. 39/2015/TT-BTC, the customs official shall only grant customs clearance after the declarant makes an additional declaration;

b) Documents about determination of customs values shall be retained as prescribed.

Article 58. Data update on Customs Value Data Management System

1. Every information about inspection of declared values, determination of reliability of declared values, consultation and determination of customs values must be updated fully and promptly on Customs Value Data Management System.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The customs official shall update consistency of the declaration and notice of prior determination of value as instructed in Clause 1 Article 55 of this document;

b) The customs official in charge of document inspection shall fully update the inspection contents:

b.1) If the customs dossier is adequate, conformable, and declared values are not suspicious as prescribed in Clause 1 Article 55 of this document, the customs official in charge of document inspection shall change the status to “value inspection completed”;

b.2) If the customs dossier is inadequate, unconformable, and the declarant agrees with the reasons for rejection of the customs, the customs official in charge of document inspection shall update the reasons for rejection and change the status to “value inspection completed”;

b.3) If the customs dossier is inadequate, unconformable, the declared values are suspicious, or the declarant does not agree with the reasons for rejection of the customs authority, or fails to provide additional documents within 05 days from the day on which the customs authority notifies the reasons for suspicion, the customs official in charge of document inspection shall change the status to “suspicious values”, update the reasons for suspicion, change the status to “the declarant does not make additional declaration within 05 days”, “post-clearance inspection”, and “value inspection completed”;

b.4) If the declared values are suspicious and a consultation is requested, the customs official in charge of document inspection shall update the reasons for suspicion and change the status into “consultation at Customs Department/Sub-department of Customs requested”;

b.5) In the case mentioned in Article 55 of this document, the customs official shall update the method of value determination and values determined by the customs authority, and change the status into “value inspection completed”;

b.6) In case the declarant adjusts the prices after the consultation is done, the customs official in charge of document inspection shall update “prices adjusted to consultation result” and change the status into “value inspection completed”.

c) The customs official in charge of consultation shall update the consultation result as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c.2) Request post-clearance inspection in case there are good reasons to reject declared values but the declarant do not agree with them;

c.3) Update the status and keep monitoring if there are good reasons to reject declared values and the declarant agrees to make an additional declaration; The customs official in charge of document inspection shall update the additional declaration as instructed in Article 56 of this document.

3. The results of inspection, consultation, determination of values must be updated as soon as the inspection, consultation, or valuation is completed, within the day the declarant makes an additional declaration or the succeeding working days.

Section 3. PROCEDURES FOR TAX INSPECTION AND IMPOSITION OF TAX ON EXPORTED OR IMPORTED GOODS

Article 59. General provisions

1. This Section deals with procedures for tax inspection and imposition of tax while following customs clearance procedures for exported or imported goods.

2. Tax inspection and tax imposition prescribed in this Section are carried out during the process of customs procedures for exported or imported goods. The Director of customs official shall appoint officials to follow the steps of this process in a way that is suitable for their conditions.

3. Tax inspection and imposition of tax on exported or imported goods must comply with law and serve the purpose of collecting ample and appropriate state budget revenues.

When imposing tax, the customs official must comply with the Law on Tax administration, tax laws, Decrees, Circulars, and instructional documents on export and import duties, safeguard duties/antidumping tax/countervailing duties, special excise tax, environmental protection tax, VAT, tax administration, and other regulations of this document; tax inspection and tax imposition must be transparent, open, and reasonable.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Tax inspection while following procedures for customs clearance of exported or imported goods in this document only applies to “yellow” and "red” declarations.

6. Samples shall be sent to Analysis and Classification Center and its branches for analysis serving tax inspection and tax imposition in accordance with regulations on analysis and classification applicable at the time of registration of the customs declaration.

Article 60. Tax declaration inspection

1. Inspection of declaration of taxable goods, non-taxable goods, goods eligible for tax exemption or occasional tax exemption

After inspecting the customs dossier, the customs official in charge of customs procedures shall inspect the declared taxable goods, non-taxable goods, and goods eligible for tax exemption or occasional tax exemption, then perform the following tasks:

a) If goods are declared as taxable, not eligible for tax exemption or occasional tax exemption, the customs official shall inspect the tax calculation factors, tax calculation method, tax payable, and conditions for tax deferral mentioned in Clause 2 of this Article;

b) If goods are declared as not subject to export tax, import tax, safeguard duty, antidumping tax, countervailing duty, special excise tax, environmental protection tax, VAT, the customs official shall inspect the basis for determining so according to tax laws, the Law on Tax administration, instructional documents thereof, and relevant legislative documents applicable at the time of registration of the declaration:

b.1) If the inspection result shows that goods are not subject to export tax, import tax, safeguard duty, antidumping tax, countervailing duty, special excise tax, environmental protection tax, VAT, procedures for customs clearance shall be carried on;

b.2) If the inspection result shows that goods are subject to export tax, import tax, safeguard duty, antidumping tax, countervailing duty, special excise tax, environmental protection tax, VAT, the customs official shall inspect the basis and method for tax calculation, tax payable, and conditions for tax deferral mentioned in Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



D) If goods are declared as eligible for occasional tax exemption beyond the competence of the Sub-department of Customs: inspect the tax calculation factors, tax calculation method, tax payable, and conditions for tax deferral mentioned in Clause 2 of this Article; consider granting tax exemption after customs procedures have been completed;

2. Inspection of tax calculation factors and methods, tax payable, and conditions for tax deferral:

a) Inspection of tax calculation factors:

a.1) Inspect the declared codes of goods, tax rates in accordance with instructions in Section I Part IX of this document;

a.2) Compare the declared goods quantity with the customs dossier; determine the units of measurement and goods quantity;

a.3) Inspect declared customs value in accordance with Section 2 Part IX of this document.

b) Inspect tax calculation method and tax payable:

b.1) Compare the tax calculation method applied by the declarant and that prescribed by regulations of law on tax and relevant legislative documents applicable at the time of registration of the declaration;

b.2) Determine tax payable according to the prescribed tax calculation method.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c.1) Conditions for 275-day tax deferral are specified in Point a Clause 1 Article 42 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and shall be inspected according to the customs dossier and risk management system;

c.2) Conditions for guarantee are specified in Clause 2 Article 43 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and shall be inspected according to the customs dossier and risk management system.

d) After inspecting tax factors, tax calculation method, and tax payable, the customs official shall perform the following tasks:

d.1) If the declaration is consistent with the customs dossier, the customs dossier is conformable with law, and the declarant correctly calculates the tax payable, the customs official shall perform the following tasks:

d.1.1) If it is not necessary to carry out physical inspection of goods, consultation, taking samples for analysis, or goods inspection for determination of tax factors, the tax inspection is done; tax documents of the shipment shall be inspected as instructed in Clause 2 Article 64 of this document; customs procedures applicable at the time of registration of the declaration shall be carried on;

d.1.2) If physical inspection of goods is necessary for determination of codes, tax rates, the customs official shall request the Director to make a decision. Physical inspection of goods shall be carried out in accordance with physical inspection of goods applicable at the time of registration of the declaration;

d.1.3) If analysis is necessary for determination of taxable prices and/or codes, tax rates, the customs official shall request the Director to make a decision on sending samples for analysis. The analysis shall comply with regulations on analysis applicable at the time of registration of the declaration.

If the declarant requests a consultation about values, the customs official shall propose the organization of a consultation to the Director. The consultation about values shall be held in accordance with instructions in Section 2 Part IX of this document.

After physical inspection of goods/sample analysis/goods analysis/value consultation is done, if the result shows that the declaration is consistent with the customs dossier and the customs dossier is conformable with law, tax documents of the shipment shall be inspected as instructed in Clause 2 Article 64 of this document. If the result is not satisfactory, tax payable shall be determined as prescribed in Article 61 of this document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d.2.1) If it is not necessary to carry out physical inspection of goods, taking samples for analysis, or goods inspection, the customs official shall calculate tax payable according to the declared tax factors and request the Director to impose tax as prescribed in Article 62 of this document;

d.2.2) If physical inspection of goods is necessary for classification (including analysis of goods at Analysis and Classification Centers of the customs), the customs official shall request the Director to make a decision. Physical inspection of goods shall be carried out in accordance with physical inspection of goods applicable at the time of registration of the declaration;

d.2.3) If analysis by a specialized agency is necessary for determination of customs values and/or tax rates, the customs official shall request the Director to make a decision.

d.3) If it is discovered that the declarant does not declare or does not full declare tax factors or there are inconsistencies between documents in the customs dossier, there are inconsistencies between the declaration and the customs dossier, or there are good reasons to suspect that the declarant does not correctly declare tax factors, the customs official shall:

d.3.1) Request the declarant to provide explanation and additional documents about goods as the basis for determination of tax factors;

d.3.2) Request the Director to decide physical inspection of goods and request analysis of goods by specialized agencies

Article 61. Determination of tax payable after the declarant provides additional information, documents, after physical inspection of goods, goods assessment, or price consultation

The customs official in charge of customs procedures shall compare the result of physical inspection of goods, goods assessment, price consultation, the declarant’s explanation, and additional documents with regulations of law on taxation to determine tax factors, tax calculation method, tax payable on the articles and shipment.

1. If the tax factors, tax calculation method, tax payable determined by the customs official is different from those declared by the declarant, tax payable shall be recalculated. The customs official shall send a report to the Director and impose tax as instructed in Article 62 of this document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 62. Deciding tax imposition

1. According to the tax payable prescribed in Article 61 of this document, the customs official shall propose tax imposition to the Director.

2. The Director shall consider documents of the shipment and the customs official’s report and issue a directive. The directive must specify whether to impose tax, impose tax factors or tax amount, which tax factors to be imposed, and legal basis for tax imposition.

Article 63. Issuing decision on tax imposition

According to the Director’s directive, the customs official in charge of customs procedures shall issue a notice of tax imposition on the System by EDA01/EDA01 command (code B) and CEA/CEE command, create a decision on tax imposition (form 09/QDADT/TXNK in Appendix VI of Circular No. 38/2015/TT-BTC) on the Concentrated Tax Accounting System, and submit it to the Director for official issuance. This decision shall be made into 03 copies.

Article 64. Archiving decision on tax imposition, inspecting tax payment documents, and processing tax information of the shipment

1. After the Director signs the decision on tax imposition, the customs official shall send 01 copy to the taxpayer within 08 working hours and archive 02 copies together with the shipment dossier.

2. If tax has to be fully paid before receiving goods, tax payment documents shall be inspected.

3. Tax information of the shipment shall be immediately updated on relevant database Systems (concentrated accounting program, value database system, MHS, etc.).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If a decision on tax imposition is found issued against the law, within the working day or the next working day, the customs official shall make a proposal and draft a decision on cancellation of tax imposition (form 10/HQDADT/TXNK in Appendix VI of Circular No. 38/2015/TT-BTC) and submit them to the Director under the same procedures as tax imposition. Information about cancellation of tax imposition shall be updated on concentrated tax accounting program.

Part X

PROCEDURES FOR EXEMPTION OF EXPORT TAX, IMPORT TAX

Section 1. REGISTRATION OF LIST OF EXPORTED OR IMPORTED GOODS ELIGIBLE FOR TAX EXEMPTION

Article 66. Receipt of applications for registration of list of exported or imported goods eligible for tax exemption (hereinafter referred to as duty-free list) (Step 1)

1. For paper duty-free list

Procedures for receiving application for registration of duty-free list:

a) Receive the application submitted by the taxpayer, which consists of:

a.1) A written request for registration of duty-free list (form 14/CVDKDMMT/TXNK in Appendix VI of Circular No. 38/2015/TT-BTC): 01 original copy;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Record the application on the logbook as prescribed;

c) Transfer the application to the unit in charge of registration of duty-free lists for following instructions in Article 67 of this document.

2. For duty-free list registered on VNACCS

VNACCS will automatically receive the application, issue a number of duty-free list to the applicant.

According to the number of duty-free list provided by the applicant, the receiving unit shall perform the following tasks:

a.1) Receive the written request for registration of duty-free list (form 14/CVDKDMMT/TXNK in Appendix VI of Circular No. 38/2015/TT-BTC): 01 original copy;

a.2) Record the application on the logbook as prescribed;

a.3) Transfer the application to the unit in charge of registration of duty-free lists for following instructions in Article 67 of this document.

Article 67. Appointment of customs officials in charge of processing applications (Step 2)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 68. Document inspection (Step 3)

The appointed customs official shall inspect the application and deal with the result as follows:

1. Documents to be inspected:

a) The written request for application of duty-free list;

b) The duty-free list;

c) The monitoring sheet (if not registered on the System);

d) Relevant electronic data on Systems of the customs authority; relevant documents collected by the customs authority.

In case an inspection is necessary for determining fulfillment of conditions for registration of duty-free list, the customs official shall request eh application to provide additional documents such as certificate of investment, certificate of expansive investment, technical-economic thesis, technical documents of the project, technical drawings, description, installation diagram; the Prime Minister’s Decisions or decisions of regulatory agencies competent to approve ODA project/program; decision to approve research project and list of necessary imported goods to serve the project issued by a relevant Ministry; finance lease contract; contract awarding agreement or notice of successful bidder; international agreement to which Vietnam is a signatory, certification of tax-free goods under international agreements issued by competent authorities, etc.

2. Inspection contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Inspect fulfillment of conditions for tax exemption:

The customs official in charge of processing documents shall inspect information and documents in the application and compare them with applicable regulations to determine fulfillment of conditions for tax exemption, especially:

b.1) Goods on the duty-free list must be conformable with applicable regulations of law on incentives;

b.2) Duty-free imported goods must be suitable for the field, targets, scale, capacity of the project;

b.3) Duty-free imported goods must be suitable for the technical-economic thesis and technical documents of the project, etc.;

b.4) Duty-free imported goods must satisfy conditions for import prescribed by regulatory Ministries (e.g. on the list of permissible imported goods; goods cannot be manufactured in Vietnam, etc.);

b.5) In case of concessional import tax under international agreements, they must be compared with tax policies and relevant policies.

Article 69. Registration of duty-free list (Step 4)

1. If the application is not eligible for registration of duty-free list

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.1) If goods on the list are eligible for tax exemption but documents are not adequate, the customs official shall make proposal (form 09/DX/TXNK in Appendix 1 of this document, draft a request for additional document (form 10/TB/TXNK in Appendix 1 of this document), submit them to the head of the customs authority and then send them to the applicant;

a.2) If contents of documents of the application are not clear, the customs official shall make a proposal (form 09/DX/TXNK), draft a request for explanation (form 10/TB/TXNK in Appendix 1), submit them to the head of the customs authority and send them to the applicant; in case of direct explanation to the customs authority, the customs official shall make a record (form 14/BB/TXNK in Appendix 1 of this document);

a.3) If the application is not eligible for tax exemption, the customs official shall make a proposal (form 09/DX/TXNK), draft a notice of ineligibility for registration of duty-free list (form 11/TB/TXNK in Appendix 1 of this document), submit them and all documents to the head of the customs authority for consideration.

After the head approves the proposal, the customs official shall send the notice and all documents to the applicant.

b) For duty-free list registered on VNACCS

The customs official shall make proposal on a case-by-case basis as instructed in Point a of this Clause. The applicant shall be notified via the System as follows:

b.1) Issue identification number: number of applicant/year of registration-0000 (Example: 34CC-2015-0000);

b.2) Notify the applicant of the result (by CTL command), including:

b.2.1) Rejection of registration of duty-free list: CTL (code N);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



After the declarant revises or supplements the duty-free list, the customs official shall follow the steps in Article 68 of this document.

2. If the application is eligible for registration of duty-free list

a) The customs official shall make a proposal (form 09/DX/TXNK in Appendix 1 of this document) and submit it together with documents to the head of the customs authority. According to the proposal, the head of the customs authority shall decide whether to grant an approval. If the head of the customs authority does not grant an approval, the customs official shall notify the applicant as instructed in Clause 1 of this Article;

b) If the head of the customs authority grants an approval, the customs official shall:

b.1) In case of paper duty-free list: Receive 02 original copies of the duty-free list, 01 original copy of the monitoring sheet bearing the signature of the head of the customs authority;

b.2) In case of duty-free list registered on VNACCS:

b.2.1) Issue identification number: number of applicant/year of registration-0000 (Example: 34CC-2015-0000);

Each project will have a separate identification number. Each project may have multiple electronic duty-free list. The issuance of identification numbers must be monitored on a logbook outside the System and updated whenever a duty-free list is approved on the System;

b.2.2) Enter information into the System and accept registration of the duty-free list by CTL command (code A);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Make a proposal (form 09/DX/TXNK in Appendix 1 of this document);

b) Make a note on the duty-free list and monitoring sheet to serve inspection and comparison upon import or post-clearance inspection, enclose them with the dossier and for submission to the head of the customs authority.

4. At the time of registration of the duty-free list, if it is not able to determine whether goods can be manufactured in Vietnam or goods management policies, the customs official shall make a note on the list for the Sub-department of Customs where import procedures are followed to inspect.

5. Write opinions and remakrs on the duty-free list in terms of satisfactoriness of the application for the Sub-department of Customs where import procedures are followed to inspect during customs procedures or post-clearance inspection.

Article 70. Revising duty-free list

If the duty-free list is found incorrect after the registration is certified (goods quantity exceeds the project scale; goods categories are not suitable for targets, purposes of goods, etc.), the customs official in charge of registration has the responsibility to:

1. Make a notification (form 10/TB/TXNK in Appendix 1 of this document) and submit it to the head of the customs authority and then send it to the applicant.

2. Inspect the revision and update the result on the registered list according to the actual scale and targets of the project.

If the duty-free list is registered on VNACCS: after the applicant revise the list on the System by TEB/TEA command, the customs official shall inspect and accept the duty-free list by CTL command (code A).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 71. Revocation of duty-free list

In case the certificate of investment of a project is revoked by a competent authorities, the customs official in charge of registration of the duty-free list has the responsibility to:

1. Make a proposal (form 09/DX/TXNK in Appendix 1 of this document) and submit it to the head of the customs authority for approving the removal of the duty-free list from the System.

2. After the head of the customs authority approves, the customs official shall remove the duty-free list from the System as follows:

a) For paper list: send a notification of revocation of the duty-free list (form 12/TB/TXNK in Appendix 1 of this document) to the applicant;

b) If the list registered on VNACCS: Make a backup outside of the System and remove the list from the System by CTL command (code C).

3. Send notification of suspension of procedures for tax exemption of goods on the removed list to customs authorities nationwide (the notification must bear the signature of the head of the customs authority). The customs authorities that have granted tax exemption to the project according to the removed list shall collect tax arrears as prescribed.

Article 72. Reissuance of duty-free list

1. Receipt of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The written request for reissuance of the duty-free list which provides explanation for the loss of the duty-free list and the monitoring sheet;

b) The list of exported or imported goods and monitoring sheet of the customs authority through which the last shipment is exported/imported before the loss (01 photocopy certified by the customs authority through which goods are imported).

2. The for reissuance

a) Loss of the duty-free list

The customs official shall:

a.1) review documents, make a proposal (form 09/DX/TXNK in Appendix 1 of this document), draft a notification of cancellation of issued list, submit it to the head of the customs authority for approval;

a.2) Send the notification to Customs Departments of provinces;

a.3) Issue 01 photocopy of the duty-free list certified by the customs authority to replace the lost one.

b) Loss of monitoring sheet:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1) Inspect documents provided by the enterprise; make a proposal (form 09/DX/TXNK in Appendix 1 of this document), draft a notification of cancellation of the lost monitoring sheet (form 13/TB/TXNK in Appendix 1 of this document), submit it to the head of the customs authority for approval (the notification must request Customs Departments of provinces to confirm the quantity of duty-free exported/imported goods according to the list and monitoring sheet, including the numbers and date of issue of the list and monitoring sheets);

b.2) Send the notification to Customs Departments of provinces.

Within 10 days from the receipt of the notification, Customs Departments have the responsibility to:

b.2.1) Review documents about exported or imported goods, export and import data system, determine quantity of duty-free exported/imported goods according to the duty-free list and monitoring sheet that are lost;

b.2.2) Send a confirmation to the customs authority;

b.2.3) Stop granting tax exemption to next shipments on the duty-free list and monitoring sheet until they are reissued.

b.3) The monitoring sheet shall be reissued within 05 working days from the receipt of full confirmations of Customs Departments in the following order:

b.3.1) Inspect confirmations of Customs Departments regarding the quantity of duty-free exported/imported goods according to the duty-free list and monitoring sheet that were issued;

b.3.2) Aggregate the quantity of duty-free exported/imported goods according to the duty-free list and monitoring sheet that were issued;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.3.4) Draft a proposal and issue a new monitoring sheet for the remaining goods that are yet to be exported/imported on the lost one;

b.3.5) Write the number of reissuance on the new monitoring sheet.

Article 73. Deadline for receiving, inspecting, registering duty-free list

Customs authorities shall receive, inspect, and process applications for registration of duty-free list within 10 working days from the receipt of adequate documents.

Section 2. TAX EXEMPTION DURING CUSTOMS CLEARANCE

Article 74. Receiving and processing applications for tax exemption (for paper declarations)

1. Receiving applications for tax exemption

The application for tax exemption is the customs dossier prescribed in Article 16 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

After receiving, the head of the customs authority shall appoint customs officials to process the application.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If the application is not satisfactory, the customs official shall make a proposal (form 1 in Appendix 10/TB/TXNK of this document), draft a request for supplementation (form 10/TB/TXNK in Appendix 1 of this document) which specify necessary additional documents, submit them to the head of the customs authority and then send them to the applicant;

b) If the application is satisfactory or the declarant has supplemented it as requested, the customs official shall:

b.1) Inspect the basis for tax exemption, the amount of tax to be exempt, examine application regulations to initiate tax exemption procedures for each declaration as prescribed;

b.2) If goods are eligible for tax exemption, the customs official shall make a proposal (form 09/DX/TXNK in Appendix 1 of this document) and submit it together with the application to the head of the customs authority for approval.

b.2.1) If the head of the customs authority grants an approval: file the proposal in the application and perform next tasks of the customs procedures in part II of this document;

b.2.2) If the head of the customs authority does not approve: draft a notification of rejection (form 11/TB/TXNK in Appendix 1 of this document) and submit it to the head for approval, then send it to the declarant and receive additional explanation (if any).

b.3) If goods are not eligible for tax exemption, the customs official shall:

b.3.1) Make a proposal (form 09/DX/TXNK in Appendix 1 of this document), draft a notification of rejection (form 11/TB/TXNK in Appendix 1 of this document), and submit them together with the application to the head of department for approval before submitting to the head of the customs authority;

b.3.2) Collect tax arrears and impose penalties (if violations are found).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 75. Receiving and processing applications for tax exemption (for electronic declarations)

1. Receiving applications for tax exemption

The application for tax exemption is the customs dossier prescribed in Article 16 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

After receiving, the head of unit shall appoint customs officials to process the application.

2. Processing application for tax exemption

a) If the application is not satisfactory, the customs official shall request the declarant to supplement it on the System. After the head of the customs authority grants an approval, the customs official shall notify the declarant by IDA01/EDA01 command (code A);

b) If the application is satisfactory or the declarant has supplemented it as requested, the customs official shall:

b.1) Inspect the basis for tax exemption, the amount of tax to be exempt, examine application regulations to initiate tax exemption procedures for each declaration as prescribed;

b.2) If goods are eligible for tax exemption, the customs official shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.2.2) Accept the declaration and carry on the procedures in Part II of this document if the head of the customs authority grants an approval. If the head of the customs authority does not approve, the customs official shall notify the declarant by IDA01/EDA01 command (code A) or request explanation (if any).

b.3) If goods are not eligible for tax exemption, the customs official shall:

b.3.1) Request the head of customs authority to reject tax exemption on the System;

b.3.2) Collect tax arrears and impose penalties (if violations are found) and notify the declarant if the head of the customs authority grants an approval.

3. If a duty-free list is mandatory, the System will automatically deduct the quantity of goods according to the duty-free list.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2015 về Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


117.360

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.34.42
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!