BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 988/QĐ-TCHQ
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 03 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU THƯƠNG MẠI
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày
29/6/2001; Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Hải quan;
Căn cứ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng
10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ
tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
Căn cứ Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14 tháng
2 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
Xét đề nghị của Ban Triển khai Dự án
VNACCS/VCIS,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu thương mại gồm:
1. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;
2. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa gia công cho thương nhân nước ngoài;
3. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;
4. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;
5. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu miễn thuế;
6. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất;
7. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ;
8. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
9. Phụ lục: Quy định một số mẫu dấu, bảng biểu thực
hiện thủ tục hải quan điện tử.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2014.
Điều 3. Cục trưởng Cục
Hải quan các tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc phát sinh thì kịp thời báo cáo đề xuất để Tổng cục xem xét, điều
chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính:
+ Lãnh đạo Bộ (để b/c);
+ Vụ CST, Vụ PC (để phối hợp);
- Lãnh đạo TCHQ (để chỉ đạo);
- Lưu: VT, CCHĐH (30b).
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
|
QUY TRÌNH
THỦ
TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28 tháng 3 năm 2014 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Phần I.
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NHẬP THEO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy trình thủ tục này áp dụng đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại Chương II Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 2 năm 2014
quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương
mại (Thông tư số 22/2014/TT-BTC).
2. Đối tượng áp dụng quy trình là cơ quan Hải quan,
công chức hải quan có liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối
với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại Chương II Thông tư số 22/2014/TT-BTC.
3. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Quy
trình) tại Quyết định này gồm 5 bước cơ bản nêu ở Mục 2 dưới đây. Thủ tục hải
quan điện tử đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể, tùy theo kết quả
phân luồng có thể trải qua đủ cả 5 bước hoặc chỉ trải qua một số bước nhất định
của Quy trình.
4. Trách nhiệm của Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan
quản lý khu vực giám sát hàng hóa:
a) Tổ chức triển khai, giám sát việc thực hiện của
công chức ở các bước trong quy trình đảm bảo đúng quy định.
b) Thực hiện các công việc theo thẩm quyền. Căn cứ
tình hình thực tế Chi cục trưởng cơ thể giao việc bằng văn bản cho Lãnh đạo Đội
(nếu có) thực hiện việc phân công công chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế
hàng hóa và kiểm tra hồ sơ sửa đổi, bổ sung.
5. Trường hợp Hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử hải quan gặp sự cố, Chi cục trưởng Chi cục nơi đăng ký tờ khai quyết
định việc chuyển sang thực hiện thủ tục hải quan thủ công trên cơ sở yêu cầu của
người khai hải quan theo quy định tại Điều 15 Nghị định
87/2012/NĐ-CP ngày 23/8/2012. Thủ tục hải quan thủ
công được thực hiện bằng tờ khai hải quan giấy, việc cập nhật tờ khai vào Hệ thống
sẽ được thực hiện khi có thông báo bằng văn bản của Tổng cục Hải quan. Trường hợp
tờ khai hải quan thủ công có liên quan đến các chế độ quản lý của cơ quan Hải
quan (thanh khoản, hoàn thuế…) thì khi nộp hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế… yêu cầu
người khai hải quan xuất trình tờ khai hải quan dưới dạng giấy để chứng minh.
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai mở sổ theo dõi
việc cấp số tờ khai thủ công theo nguyên tắc đảm bảo 12 ký tự như sau: 98 Mã
Chi cục (4 ký tự) Năm đăng ký (2 ký tự) Số thứ tự tờ khai thủ công (4 ký tự -
có thể bao gồm cả chữ, cả số). Tờ khai được cấp theo năm, hết năm số tờ khai sẽ
chạy lại từ số tờ khai đầu tiên (Ví dụ: Năm 2014 số tờ khai bắt đầu là 9801NV140001;
năm 2015 số tờ khai bắt đầu là 9801NV150001).
Mục 2: QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình cơ bản gồm các bước
sau:
1. Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng
tờ khai
a) Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn
(nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tiếp nhận đối với bản thông tin đăng
ký trước.
b) Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn
(nếu có), cấp số và phân luồng tờ khai hải quan theo một trong các hình thức được
quy định tại Điều 13 Thông tư 22/2014/TT-BTC. Trường hợp luồng
1 - xanh, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước 4 của Quy trình; các luồng
còn lại, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước 2 của Quy trình.
2. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan (đối với luồng 2
- vàng và luồng 3 - đỏ)
a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng
a1) Phân công cho công chức thực
hiện kiểm tra hồ sơ thông qua Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai (Màn
hình NA02A). Đối với những tờ khai thuộc lô hàng có trên 50 dòng hàng khai cùng
loại hình thì phân công cho 01 công chức xử lý các tờ khai thuộc lô hàng;
a2) Chỉ đạo các nội dung công chức
cần kiểm tra, phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra hồ sơ, quyết định việc tạm
dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông qua chức
năng Tạm dừng và Hủy tạm dừng CEA/CEE (nếu có) tại Màn hình kiểm tra thông tin
tờ khai - Kiểm tra hồ sơ; việc chỉ đạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ
thống tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo”.
b) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm
tra hồ sơ
Thực hiện việc kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 22/2014/TT-BTC; thực hiện ý kiến chỉ đạo của
Chi cục trưởng và các chỉ dẫn nghiệp vụ của Hệ thống (nếu có) thông qua Màn
hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ; xử lý kết quả kiểm tra như
sau:
b1) Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện khai không đầy đủ
hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và
thông tin khai trên Hệ thống, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện:
b1.1) Trường hợp công chức có đầy đủ thông tin xác định
có hành vi vi phạm thì lập Biên bản vi phạm và chuyển thông tin chi tiết về vi
phạm cho cấp có thẩm quyền xử lý. Sau khi người khai hải quan đã chấp hành quyết
định xử lý của cơ quan Hải quan, công chức thông báo cho người khai hải quan
khai sửa đổi, bổ sung (nếu có) bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ
IDA01/EDA01 (mã A) và làm tiếp thủ tục theo quy định. Trường hợp người khai hải
quan sử dụng bảo lãnh riêng để khai báo nhưng số tiền thuế phải nộp do cơ quan
Hải quan xác định khác với số tiền thuế do người khai hải quan khai báo thì
thông báo cho người khai hải quan số tiền thuế phải nộp và đề nghị người khai hải
quan sử dụng bảo lãnh riêng mới tương ứng với số tiền thuế do cơ quan Hải quan
xác định hoặc khai báo việc nộp thuế bằng phương thức nộp thuế ngay thông qua
nghiệp vụ IDA01 (mã A).
Nếu quá 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo sửa đổi, bổ
sung và còn trong thời hạn hiệu lực tờ khai mà người khai hải quan không thực
hiện việc sửa đổi, bổ sung thì công chức hải quan thực hiện việc sửa đổi, bổ
sung và ấn định thuế (nếu có) thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã B), nghiệp vụ
CEA/CEE và thực hiện tiếp các thủ tục.
Trường hợp người khai hải quan lựa chọn nộp thuế
ngay thì chỉ nộp số tiền chênh lệch giữa số tiền khai báo với số tiền do cơ
quan Hải quan xác định. Quyết định ấn định thuế do cơ quan Hải quan ban hành và
gửi đến người khai hải quan phải ghi rõ thông tin liên quan đến bảo lãnh riêng
và số tiền nộp thuế phải nộp ngay.
b1.2) Trường hợp có nghi vấn nhưng chưa có đầy đủ
thông tin để xác định hành vi vi phạm thì công chức yêu cầu người khai hải quan
bổ sung thêm thông tin, chứng từ thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) hoặc đề
xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa đối với
luồng vàng tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”. Việc thông báo chuyển
luồng bằng nghiệp vụ CKO do công chức Bước 3 thực hiện sau khi Chi cục trưởng
phê duyệt, phân công công chức kiểm tra hàng hóa và quyết định hình thức, mức độ
kiểm tra.
b2) Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp:
b2.1) Trường hợp thông quan:
- Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu theo Danh mục trừ lùi: Thực hiện trừ lùi trên bản chính các Danh mục trừ
lùi đã đăng ký;
- Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập
nhật ý kiến của công chức xử lý”;
- Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ thông qua chức
năng CEA/CEE.
b2.2) Trường hợp giải phóng hàng;
- Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt lấy mẫu (nếu có)
tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và đề xuất cho phép giải phóng hàng
trên Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ;
- Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt, hoàn thành
việc kiểm tra thông qua chức năng CEA/CEE;
- Căn cứ kết quả xác định trị giá, giám định, phân
loại, công chức kiểm tra hồ sơ xác định chính xác số thuế phải nộp, đề xuất Chi
cục trưởng thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan;
- Kiểm tra việc sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai
của người khai hải quan theo đúng thông báo của cơ quan Hải quan về kết quả xác
định trị giá, giám định, phân loại. Nếu phù hợp công chức cập nhật kết quả vào
Hệ thống và thực hiện nghiệp vụ CEA/CEE. Nếu không phù hợp đề nghị người khai hải
quan điều chỉnh bằng nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A). Nếu quá 05 ngày kể từ ngày gửi
thông báo, người khai hải quan không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thì công chức
hải quan thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã B)
và nghiệp vụ CEA/CEE để ấn định thuế.
b3) Trường hợp có yêu cầu đưa hàng về bảo quản:
Căn cứ trên văn bản đề nghị đưa hàng về bảo quản của
người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra thông tin khai báo với các điều
kiện cho phép đưa hàng về bảo quản quy định tại Điều 15 Thông tư
22/2014/TT-BTC.
b3.1) Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện đưa về
bảo quản, thông báo cho người khai hải quan bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông
qua nghiệp vụ IDA01 (mã A); đồng thời cập nhật lý do không chấp nhận đưa hàng về
bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra
thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ;
b3.2) Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện đưa
hàng về bảo quản, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện như sau:
- Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt đưa hàng về bảo
quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông
tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ, trong đó ghi nhận cụ thể căn cứ chấp nhận đưa hàng
về bảo quản;
- Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt tại ô “Ý kiến
của Lãnh đạo”, thông báo cho người khai hải quan quyết định cho phép Đưa hàng về
bảo quản tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ
IDA01 (mã B).
- Cập nhật quyết định cho phép đưa hàng về bảo quản
tại Hệ thống thông quan điện tử tập trung (Hệ thống e-Customs).
- Sau khi có kết quả kiểm tra của các cơ quan
chuyên ngành, nếu lô hàng đủ điều kiện được phép nhập khẩu, công chức kiểm tra
hồ sơ xác nhận hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ bằng nghiệp vụ CEA; nếu lô hàng
không được phép nhập khẩu tiến hành xử lý theo quy định hiện hành. Trường hợp
người khai hải quan nộp kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành không
đúng thời hạn quy định tiến hành lập Biên bản vi phạm, sau khi người khai hải
quan chấp hành quyết định xử lý của cơ quan Hải quan, tiếp tục thực hiện thủ tục
hải quan.
b4) Đối với những lô hàng phải thực hiện kiểm tra
hàng hóa, công chức sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hải quan, chỉ ghi nhận
kết quả kiểm tra hồ sơ tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, không thực
hiện CEA/CEE và chuyển hồ sơ sang Bước 3. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế
hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan và hàng hóa thuộc đối
tượng phải tính lại thuế thì công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện tính lại thuế
trên cơ sở hồ sơ Bước 3 chuyển về, thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi,
bổ sung (nếu có) bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01
(mã A) và làm tiếp thủ tục theo quy định. Nếu quá 05 ngày kể từ ngày gửi thông
báo sửa đổi, bổ sung và còn trong thời hạn hiệu lực tờ khai mà người khai hải
quan không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thì công chức hải quan thực hiện việc
sửa đổi, bổ sung và ấn định thuế (nếu có) thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã
B) và thực hiện tiếp các thủ tục.
Đối với tờ khai khai vận chuyển kết
hợp được phân luồng đỏ, sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hợp lệ, công chức
Bước 2 cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ và cho phép vận chuyển hàng về địa điểm
kiểm tra thực tế hàng hóa tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, đồng thời
cập nhật quyết định cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng
hóa tại Hệ thống e-Customs để Bước 3 thực hiện kiểm tra. Thông báo cho người
khai hải quan quyết định cho phép Vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra tại ô
“Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B).
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai
không thể tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, đề xuất Chi cục trưởng quyết định
lựa chọn 01 địa điểm kiểm tra tập trung thuộc địa bàn của Cục Hải quan để yêu cầu
Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm kiểm tra tập trung thực hiện kiểm hóa.
Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, lập 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng
hóa theo Mẫu số 9 Phụ lục kèm theo Quy trình này. Niêm phong hồ sơ hải quan bao
gồm: 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa và toàn bộ hồ sơ hải quan sao y
bản chính, giao người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan nơi thực hiện
kiểm tra thực tế hàng hóa. Ngay sau khi bàn giao hồ sơ cho người khai hải quan,
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tiến hành fax Phiếu đề nghị kiểm tra thực
tế hàng hóa đến Chi cục nơi thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.
3. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng
hóa
a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng
a1) Phân công cho công chức kiểm
tra thực tế hàng hóa thông qua Màn hình NA02A
Trường hợp phân công cho nhiều hơn 01 công chức thực
hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, thực hiện phân công 01 công chức tại ô “Tên người
phụ trách kiểm hóa”, các công chức còn lại ghi nhận tại ô “Cập nhật ý kiến của
Lãnh đạo” trên Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra thực tế hàng hóa.
Đối với những tờ khai liên kết với số tờ khai khác
(lô hàng có trên 50 dòng hàng) trong đó có hơn 01 tờ khai phân luồng đỏ thì
toàn bộ các tờ khai luồng đỏ phân công cho nhóm công chức kiểm tra thực tế hàng
hóa các tờ khai thuộc lô hàng.
Đối với tờ khai chuyển luồng từ luồng vàng sang luồng
đỏ, sau khi phê duyệt đề xuất chuyển luồng của công chức kiểm tra hồ sơ, Chi cục
trưởng trực tiếp tiến hành phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa.
a2) Quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, chỉ đạo
các nội dung công chức cần kiểm tra; phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra
thực tế hàng hóa, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm
dừng hoàn thành kiểm tra thông qua chức năng Tạm dừng và Hủy tạm dừng CEA/CEE
(nếu có) tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra thực tế hàng hóa;
việc chỉ đạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến
của Lãnh đạo”.
b) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm
tra thực tế hàng hóa
b1) Công chức được phân công tại ô “Tên người phụ
trách kiểm hóa” trên Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra thực tế
hàng hóa sử dụng nghiệp vụ CKO để thông báo cho người khai hải quan về việc
chuyển luồng (nếu có), hình thức, địa điểm và thời gian kiểm tra thực tế hàng
hóa theo đúng nội dung chỉ đạo của Chi cục trưởng;
b2) Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định
tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Thông tư 22/2014/TT-BTC. Kết quả
kiểm tra hàng hóa phải xác định rõ những nội dung phù hợp/chưa phù hợp của hàng
hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu so với khai báo của người khai hải quan, đồng
thời phải xác định đầy đủ các thông tin về hàng hóa làm căn cứ tính thuế và phải
được cập nhật tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;
b3) Thực hiện việc lấy mẫu (nếu có) theo quy định
hiện hành.
c) Xử lý kết quả kiểm tra:
c1) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp và thuộc
trường hợp thông quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện:
c1.1) Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô
“Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;
c1.2) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa
thông qua chức năng CEA/CEE.
c2) Trường hợp tờ khai có đề nghị giải phóng hàng,
công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện các công việc như quy định tại điểm
b2.2 Bước 2 Mục này;
c3) Trường hợp tờ khai có yêu cầu mang hàng hóa về
bảo quản, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện các công việc như quy định
tại điểm b3 Mục này;
c4) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa
không đúng so với khai báo của người khai hải quan thì công chức kiểm tra thực
tế hàng hóa thực hiện theo quy định hiện hành và chuyển hồ sơ đến các bước nghiệp
vụ tiếp theo để xem xét, quyết định (trường hợp hàng thuộc đối tượng phải tính
lại thuế thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa ghi nhận kết quả kiểm tra thực
tế hàng hóa chuyển toàn bộ hồ sơ về Bước 2 để tính lại thuế).
d) Truờng hợp có yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa
từ một Chi cục Hải quan khác thì Chi cục trưởng phân công công chức, thực hiện
kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện như quy định tại điểm a, điểm b,
điểm c Bước này. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với
khai báo của người khai hải quan thì lập Biên bản theo quy định hiện hành gửi
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xử lý.
4. Bước 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ
sơ
a) Thu thuế
Hệ thống tự động kiểm tra việc nộp thuế của tờ khai
hải quan trên cơ sở thanh toán của người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống.
Trường hợp người khai hải quan
đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế nhưng thông tin về việc thanh toán thuế chưa được
cập nhật kịp thời trên Hệ thống thì công chức hải quan căn cứ bản chỉnh chứng từ
chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ thuế do người khai hải quan xuất trình (lưu
01 bản chụp có xác nhận của người khai hải quan) để thực hiện nghiệp vụ RCC
trên Hệ thống VNACCS xác nhận tờ khai đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Chi cục trưởng
nơi đăng ký tờ khai giao cho một hoặc một nhóm công chức hải quan thực hiện nghiệp
vụ RCC và mở sổ theo dõi số lượng tờ khai đã thực hiện nghiệp vụ này.
b) Xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về
bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng
đỏ
Trên cơ sở xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa
hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra trên Hệ thống, công chức
được giao nhiệm vụ xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận
chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ tiến hành
in 02 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (trừ thông tin chi tiết từng dòng
hàng) trên Hệ thống e-Customs; đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng quy định
tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên
cùng bên phải của trang đầu tiên của 01 Tờ khai in giao cho người khai hải
quan, lưu 01 Tờ khai in cùng hồ sơ hải quan của lô hàng.
Trường hợp khu vực giám sát chưa triển khai Hệ thống
VNACCS, công chức được giao nhiệm vụ in 01 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
luồng xanh (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) trên Hệ thống e-Customs,
đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định
này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên của
Tờ khai in. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container, in Bảng kê
số container đính kèm tờ khai và đóng dấu giáp lai toàn bộ Bảng kê với Tờ khai
in giao cho người khai hải quan để xuất trình tại khu vực giám sát. Nhận lại Tờ
khai xuất khẩu đã được xác nhận qua khu vực giám sát do người khai hải quan xuất
trình để cập nhật vào Hệ thống e-Customs.
Trường hợp Hệ thống tại khu vực giám sát gặp sự cố,
in Bảng kê số hiệu kiện, container, phương tiện chứa hàng của tờ khai quy định
tại Bước 5 dưới đây, ký tên, đóng dấu công chức để đính kèm tờ khai in
giao người khai hải quan.
c) Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ
Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ
sơ theo dõi, quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ của các lô hàng đã được “Thông quan”,
“Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản”, mà còn nợ các chứng từ được phép chậm
nộp thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan.
Công chức hải quan đã giải quyết thủ tục cho lô
hàng tại các Bước 2, Bước 3 có trách nhiệm tiếp nhận các chứng từ chậm nộp, xử
lý các vướng mắc của lô hàng. Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công chức được
giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ. Công chức quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ kiểm
tra việc hoàn chỉnh của hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ hồ sơ theo quy định.
5. Bước 5: Quản lý hàng hóa qua
khu vực giám sát hải quan
a) Trường hợp khu vực giám sát hải
quan đã triển khai Hệ thống VNACCS:
Việc giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào
khu vực giám sát hải quan được thực hiện trên Hệ thống e-Customs tại Văn phòng
Đội giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát thuộc Chi cục Hải quan
quản lý khu vực giám sát thực hiện. Trong trường hợp Chi cục Hải quan quản lý
khu vực giám sát không phân chia thành Văn phòng Đội giám sát và Bộ phận giám
sát cổng khu vực giám sát, hoặc không có Đội giám sát chuyên trách thì Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát chịu trách nhiệm phân công
công chức phù hợp thực hiện.
a1) Trách nhiệm của Văn phòng Đội giám sát
a1.1) Nội dung kiểm tra:
- Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ người khai hải
quan phải xuất trình theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều
31 Thông tư 22/2014/TT-BTC và các cảnh báo của Hệ thống e-Customs;
- Kiểm tra thông tin khai báo về chi tiết số hiệu
container tại chỉ tiêu “Số đính kèm khai báo điện tử” đối với hàng hóa nhập khẩu
được đóng trong container vận chuyển bằng đường biển.
a1.2) Xử lý kết quả kiểm
tra;
- Nếu kiểm tra phát hiện thông tin khai báo không đầy
đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc diện phải nộp, xuất
trình, công chức giám sát tùy theo từng trường hợp hướng dẫn người khai hải
quan điều chỉnh, bổ sung hoặc xử lý theo quy định.
- Nếu kết quả kiểm tra phù hợp:
Cập nhật số hiệu container sẽ qua khu vực giám sát (đối với hàng hóa nhập khẩu
bằng container) hoặc số hiệu kiện hoặc số hiệu của phương tiện chứa hàng thuộc
tờ khai sẽ qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs (tại tiêu chí “Số
container”),
Đối với tờ khai hàng hóa nhập khẩu
được phân luồng xanh (trừ tờ khai nhập khẩu tại chỗ), công chức giám sát tiến
hành in 01 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu thông quan (trừ thông tin chi tiết từng
dòng hàng) trên Hệ thống e-Customs; đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu quy định tại
Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng
bên phải của trang đầu tiên Tờ khai in giao cho người khai hải quan.
a2) Trách nhiệm của Bộ phận giám sát cổng khu vực
giám sát
a2.1) Kiểm tra, đối chiếu số hiệu container/số ký
hiệu của phương tiện chứa hàng với danh sách số hiệu container/số ký hiệu của
phương tiện chứa hàng do Văn phòng Đội giám sát cập nhật trên Hệ thống
e-Customs; tình trạng niêm phong hãng tàu, tình trạng niêm phong hải quan (nêu
có). Sử dụng máy đọc số container để kiểm tra, đối chiếu nếu đã được trang bị;
a2.2) Xác nhận hàng qua khu vực
giám sát trên Hệ thống e-Customs trên cơ sở xác nhận của Văn phòng Đội giám
sát. Riêng đối với hàng hóa vận chuyển bằng container hoặc chia thành nhiều
chuyến thì xác nhận theo từng container hoặc theo từng chuyến hàng qua khu vực
giám sát trên Hệ thống e-Customs.
a3) Trường hợp Hệ thống tại Bộ
phận giám sát cổng khu vực giám sát gặp sự cố không thể tra cứu được thông tin
a3.1) Văn phòng Đội giám sát
- Thực hiện việc kiểm tra như quy định tại điểm a1
Bước này;
- Lập Bảng kê số hiệu kiện, container, phương tiện
chứa hàng theo từng tờ khai sẽ qua khu vực giám sát, ký tên, đóng dấu công chức
chuyển Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát theo Mẫu số 7 Phụ lục kèm theo
Quy trình này.
a3.2) Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát
Trên cơ sở bảng kê do Văn phòng Đội giám sát chuyển
tới, công chức giám sát cổng khu vực giám sát thực hiện xác nhận hàng qua khu vực
giám sát tại Bảng kê và chuyển trả lại cho Văn phòng Đội giám sát để cập nhật
vào Hệ thống.
a4) Trong trường hợp Hệ thống tại Văn phòng Đội
giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát gặp sự cố
Những nội dung công việc quy định tại điểm a1 Bước
này và việc in tờ khai được thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.
Văn phòng Đội giám sát khai thác thông tin tại đơn
vị hỗ trợ xử lý nghiệp vụ hải quan thuộc Tổng cục Hải quan, lập Bảng kê số hiệu
kiện, container, phương tiện chứa hàng theo từng tờ khai sẽ qua khu vực giám
sát, ký tên, đóng dấu công chức chuyển Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát.
Công chức giám sát cổng khu vực giám sát thực hiện
xác nhận hàng qua khu vực giám sát tại Bảng kê và chuyển trả lại cho Văn phòng
Đội giám sát để yêu cầu đơn vị hỗ trợ xử lý nghiệp vụ hải quan thuộc Tổng cục Hải
quan cập nhật vào Hệ thống hoặc tự cập nhật vào Hệ thống khi Hệ thống đã xử lý
được sự cố.
b) Trường hợp khu vực giám sát chưa triển khai Hệ
thống VNACCS
b1) Nội dung kiểm tra
b1.1) Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ người khai hải
quan phải xuất trình theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều
31 Thông tư 22/2014/TT-BTC;
b1.2) Kiểm tra hiệu lực của tờ khai hải quan;
b1.3) Đối chiếu Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
in có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai do người khai hải quan
xuất trình, Bảng kê số container với hàng hóa làm căn cứ để xác nhận hàng đã
qua khu vực giám sát.
b2) Xử lý kết quả kiểm tra
Công chức hải quan giám sát sau khi kiểm tra nếu
phù hợp thì đóng dấu xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” theo mẫu dấu quy định
tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào phía dưới dấu
xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai giao cho người khai hải quan
nộp lại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.
Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, công chức
hải quan giám sát báo cáo Chi cục trưởng xem xét giải quyết cụ thể theo thẩm
quyền hoặc phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định hiện
hành.
II. Sửa chữa tờ khai, khai bổ
sung hồ sơ hải quan
1. Trường hợp quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 11 Thông tư 22/2014/TT-BTC
a) Trường hợp sửa đổi, bổ sung trước thời điểm xác
nhận nghiệp vụ CEA/CEE, công chức được phân công thực hiện:
a1) Kiểm tra hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo quy định tại
Điều 11 Thông tư 22/2014/TT-BTC;
a2) Xử lý kết quả kiểm tra;
a2.1) Nếu việc sửa đổi, bổ sung hợp lệ, tiếp tục thực
hiện thủ tục hải quan theo phân luồng mới của Tờ khai sửa đổi, bổ sung; thực hiện
xử phạt theo quy định hiện hành nếu thời điểm thực hiện sửa đổi, bổ sung đối với
tờ khai luồng đỏ là thời điểm sau khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa;
a2.2) Nếu việc sửa đổi, bổ sung không hợp lệ, đề xuất
Chi cục trưởng không chấp thuận tờ khai sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sở quyết định
của Chi Cục trưởng, sử dụng nghiệp vụ IDA01/EDA01 - Chỉ thị của Hải quan (mã A)
để yêu cầu người khai hải quan sửa đổi lại như nội dung tờ khai ban đầu.
b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung sau thời điểm xác nhận
nghiệp vụ CEA/CEE nhưng trước thời điểm thông quan, công chức được phân công thực
hiện:
b1) Trách nhiệm của Chi cục trưởng:
b1.1) Phân công công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ
sửa đổi, bổ sung ngoài hệ thống. Trường hợp tờ khai luồng vàng, luồng đỏ ưu
tiên phân công công chức đã thực hiện kiểm tra hồ sơ trong quá trình thông quan
thực hiện;
b1.2) Phê duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung
do công chức đề xuất.
b2) Trách nhiệm của công chức:
b2.1) Tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo phân công
của Chi cục trưởng;
b2.2) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ sửa đổi,
bổ sung. Hồ sơ sửa đổi, bổ sung bao gồm:
- Tờ khai bổ sung sau thông quan (đã đăng ký): 01 bản
in;
- Các chứng từ chứng minh lý do sửa đổi, bổ sung (nếu
có).
b3) Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề xuất Chi cục
trưởng chấp thuận/không chấp thuận Tờ khai bổ sung sau thông quan bằng văn bản.
Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt hình thức xử lý đối với Tờ khai bổ sung sau
thông quan tại văn bản đề xuất, công chức hải quan thực hiện như sau:
b3.1) Trường hợp không chấp nhận Tờ khai bổ sung
sau thông quan: thông báo từ chối Tờ khai bổ sung sau thông quan bằng nghiệp vụ
CAM (mã N); chuyển thông tin tờ khai cho bộ phận làm nhiệm vụ quản lý rủi ro của
Chi cục để tiến hành kiểm tra và đề xuất xử lý;
b3.2) Trường hợp chấp nhận khai bổ sung: sử dụng
nghiệp vụ CAM (mã Y) để thông báo kết quả đến người khai hải quan, xử phạt về
hành vi vi phạm quy định về khai hải quan theo quy định hiện hành. Nêu việc
khai bổ sung có liên quan đến tăng, giảm số tiền thuế phải thu thì thực hiện
theo quy định hiện hành (trên Hệ thống kế toán thuế tập trung). In 01 Tờ khai sửa
đổi, bổ sung sau thông quan (được chấp nhận) do Hệ thống tự động gửi về, lưu
cùng hồ sơ sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp quy định tại điểm b,
điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư 22/2014/TT-BTC
Thủ tục sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải
quan đối với trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều
11 Thông tư 22/2014/TT-BTC thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 Mục
này. Riêng hồ sơ sửa đổi, bổ sung bao gồm:
a) Văn bản đề nghị khai bổ sung về hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục III Thông tư 22/2014/TT-BTC: 01 bản
chính;
b) Tờ khai bổ sung sau thông quan (đã đăng ký): 01
bản in;
c) Các chứng từ chứng minh lý do sửa đổi, bổ sung
(nếu có).
III. Hủy tờ khai hải quan
1. Hủy tờ khai thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư 22/2014/TT-BTC.
Trong trường hợp Chi cục Hải quan nơi có tờ khai hủy
nghi vấn lô hàng thuộc tờ khai hủy hoặc người khai hải quan có dấu hiệu không
tuân thủ các quy định pháp luật về hải quan thì chuyên toàn bộ thông tin liên
quan đến tờ khai xin hủy về Đội kiểm soát hải quan cấp Cục đề nghị xác minh làm
rõ. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Đội kiểm soát hải quan có
văn bản trả lời Chi cục Hải quan nơi có tờ khai hủy. Trên cơ sở kết quả xác
minh của Đội kiểm soát hải quan, Chi cục Hải quan tiến hành thực hiện tiếp các
thủ tục hải quan theo quy định.
2. Thủ tục thực hiện:
a) Hủy theo đề nghị của người khai hải quan
Căn cứ trên văn bản đề nghị hủy của người khai hải
quan, công chức hải quan kiểm tra thông tin khai báo với hồ sơ xin hủy và thực
hiện như sau:
a1) Trường hợp hồ sơ xin hủy không hợp lệ, thông
báo bằng văn bản cho người khai hải quan;
a2) Trường hợp hồ sơ xin hủy hợp lệ (lý do chính
đáng và thuộc các trường hợp được phép hủy tờ khai)
a2.1) Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt bằng văn bản;
a2.2) Trên cơ sở phê duyệt của Chi cục trưởng tại
văn bản đề xuất, sử dụng nghiệp vụ PAI/PAE để thực hiện hủy tờ khai đang trong
quá trình thông quan; sử dụng nghiệp vụ CNO/CNO11 để ghi nhận tờ khai hủy đối với
tờ khai hủy sau thông quan;
a3.3) Hủy số tiền thuế phải nộp của tờ khai hủy (nếu
có) trên Hệ thống Kế toán thuế tập trung.
b) Hủy không theo yêu cầu của người khai hải quan
Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn tờ khai đối
với những tờ khai quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1
Điều 12 Thông tư 22/2014/TT-BTC mà người khai hải quan không giải trình bằng
văn bản lý do không hủy tờ khai quá hạn thì công chức đề xuất Chi cục trưởng
phê duyệt và sử dụng nghiệp vụ PAI/PEA để thực hiện hủy tờ khai trên Hệ thống.
Đồng thời chuyển toàn bộ thông tin về việc hủy tờ khai sang bộ phận quản lý rủi
ro cấp Chi cục để đánh giá doanh nghiệp và cập nhật tiêu chí vào Hệ thống.
IV. Can thiệp đột xuất
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thương mại qua khu vực giám sát hải quan, nếu có thông tin xác định lô
hàng vi phạm pháp luật hải quan và các pháp luật liên quan, có thể sử dụng nghiệp
vụ can thiệp đột xuất để thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát đảm bảo quản
lý hải quan. Việc can thiệp đột xuất được thực hiện bằng các biện pháp nghiệp vụ
ngoài hệ thống (thông qua nghiệp vụ giám sát hải quan, kiểm soát hải quan) như
sau:
1. Thẩm quyền quyết định can thiệp đột xuất
- Chi cục trưởng nơi đăng ký tờ khai;
- Chi cục trưởng quản lý địa bàn đang lưu giữ hàng
hóa;
- Lãnh đạo các đơn vị Kiểm soát, chống buôn lậu;
- Lãnh đạo các cấp theo thẩm quyền.
2. Quy trình can thiệp đột xuất
a) Bước 1: Thông báo phối hợp
Trên cơ sở các nguồn thông tin thu thập được, Lãnh
đạo các đơn vị quy định tại khoản 1 ban hành quyết định can thiệp đột xuất và
thông báo theo Mẫu số 8 Phụ lục Quy trình này cho các đơn vị liên quan phối hợp
thực hiện theo nguyên tắc sau:
a1) Trường hợp Chi cục trưởng nơi đăng ký tờ khai
quyết định can thiệp đột xuất: nếu lô hàng còn trong địa bàn quản lý của Chi cục
thì tổ chức các lực lượng kiểm soát, giám sát tại Chi cục phối hợp thực hiện, nếu
lô hàng đang lưu giữ ở Chi cục Hải quan khác thì thông báo cho Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan đó để phối hợp thực hiện;
a2) Trường hợp Chi cục trưởng nơi lưu giữ hàng hóa
ra quyết định can thiệp đột xuất: Chi cục trưởng tổ chức các lực lượng giám
sát, lực lượng kiểm soát hải quan trong Chi cục tổ chức thực, nếu lô hàng đăng
ký tờ khai tại Chi cục Hải quan khác thì thông báo cho Chi cục Hải quan nơi
đăng ký tờ khai biết phối hợp;
a3) Các trường hợp khác: Lãnh đạo các đơn vị ra quyết
định can thiệp đột xuất tổ chức lực lượng, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi
hàng hóa đang lưu giữ, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện quyết định.
b) Bước 2: Thực hiện can thiệp đột xuất
Thực hiện can thiệp đột xuất hàng hóa thông qua chức
năng “Dừng đột xuất” tại Hệ thống e-Customs;
Thực hiện kiểm tra theo yêu cầu can thiệp ghi nhận
tại Quyết định dưới sự chứng kiến của các đơn vị liên quan.
c) Bước 3: Xử lý kết quả can thiệp đột xuất
Kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản và xử
lý như sau:
c1) Nếu mức độ vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của
cơ quan Hải quan thì đơn vị ban hành Quyết định can thiệp đột xuất thực hiện xử
lý vi phạm;
c2) Nếu mức độ vi phạm vượt quá thẩm quyền của cơ
quan Hải quan thì đơn vị ban hành Quyết định can thiệp đột xuất hoàn thiện hồ
sơ chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Kết quả xử lý can thiệp đột xuất phải được thông
báo cho các đơn vị liên quan. Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai có trách nhiệm cập
nhật vào hệ thống quản lý rủi ro.
V. Xử lý các tờ khai lỗi trên Hệ
thống
1. Đối với các tờ khai đang trong quá trình thông quan
(chưa thực hiện CEA/CEE)
Yêu cầu người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ sửa
tờ khai trong thông quan (nghiệp vụ IDA01). Lưu ý các thông tin khai báo như tờ
khai ban đầu, chỉ bổ sung trong chỉ tiêu “Phần ghi chú” nội dung “Sửa theo yêu
cầu của cơ quan Hải quan”.
Cơ quan Hải quan sau khi tiếp nhận tờ khai sửa thực
hiện tiếp các thủ tục theo quy định.
2. Đối với các tờ khai đã hoàn
thành xử lý (đã thực hiện CEA/CEE)
a) Tạm dừng việc xử lý tờ khai hải quan thông qua
chức năng “Dừng thông quan” trên Hệ thống e-Customs;
b) Tiến hành thủ tục hủy tờ khai
trên Hệ thống VNACCS;
c) Yêu cầu người khai hải quan đăng ký tờ khai mới
hoặc chuyển sang thực hiện thủ công;
d) Chuyển số thuế của tờ khai đã hủy sang tờ khai mới
(nếu có) và thực hiện tiếp các thủ tục. Việc chuyển số thuế thực hiện theo quy
định tại điểm 7 Mục I Phần B Thông tư 128/2008/TT-BTC ngày
24 tháng 12 năm 2008, Điều 130 Thông tư 128/2013/TT-BTC.
Phần II.
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
Mục 1 QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy trình này quy định các bước thực hiện thủ tục
hải quan điện tử đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước
ngoài quy định tại Điều 22 Thông tư số 22/2014/TT-BTC.
Chính sách, chế độ quản lý đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho
thương nhân nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành.
Riêng thủ tục hải quan và thủ tục thanh khoản đối với
loại hình gia công của DNCX được thực hiện theo quy định tại Phần IV - Quy
trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX.
2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu để thực hiện hợp đồng gia công và thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm gia
công thực hiện trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Các thủ tục khác để theo dõi, quản lý
hợp đồng gia công (thủ tục tiếp nhận thông báo hợp đồng gia công; tiếp nhận
thông báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức; thanh khoản hợp đồng gia công ...) được
thực hiện trên Hệ thống e-Customs.
3. Tùy theo kết quả áp dụng quản lý rủi ro và yêu cầu
quản lý, các thủ tục này có thể trải qua đầy đủ các bước trong Quy trình hoặc
chỉ trải qua một số bước nhất định được quy định tại Mục 2 Quy trình này.
Mục 2 QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Thủ tục tiếp nhận thông
báo, sửa đổi, bổ sung hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công
1. Tiếp nhận thông báo hợp đồng gia công
Thời hạn tiếp nhận hợp đồng gia công thực hiện theo
quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày
24/01/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công
với thương nhân nước ngoài (dưới đây viết tắt là Thông tư số 13/2014/TT-BTC).
Bước 1: Tiếp nhận thông báo hợp đồng gia công
Hệ thống e-Customs tiếp nhận thông tin thông báo hợp
đồng gia công, tự động kiểm tra sự phù hợp với chuẩn dữ liệu, các chỉ tiêu
thông tin khai báo theo quy định của hợp đồng gia công và các danh mục kèm theo
hợp đồng gia công (danh mục nguyên phụ liệu, sản phẩm, thiết bị, hàng mẫu).
a) Nếu thông tin khai phù hợp, Hệ thống tự động cấp
số tiếp nhận thông tin thông báo hợp đồng gia công của người khai hải quan,
công chức kiểm tra sơ bộ thông tin ở Bước 2;
b) Nếu thông tin khai không phù hợp, Hệ thống tự động
từ chối tiếp nhận hợp đồng gia công và phản hồi thông tin cho người khai hải
quan.
Bước 2: Kiểm tra sơ bộ thông tin hợp đồng gia công
Trên cơ sở thông tin khai của người khai hải quan
được Hệ thống ghi nhận, công chức tiếp nhận hợp đồng gia công thực hiện kiểm
tra sơ bộ thông tin hợp đồng gia công trên Hệ thống.
Nội dung kiểm tra gồm:
a) Kiểm tra điều kiện thực hiện gia công:
a1) Kiểm tra để xác định loại hình gia công: đối
chiếu nội dung công việc thương nhân nước ngoài thuê doanh nghiệp Việt Nam gia
công thỏa thuận trong hợp đồng gia công với quy định tại Điều
178 Luật Thương mại, đối chiếu nội dung của hợp đồng gia công với quy định
tại Điều 29 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của
Chính phủ;
a2) Kiểm tra để xác định mặt hàng được phép nhận
gia công: đối chiếu mặt hàng gia công ghi trong hợp đồng gia công với quy định
tại Điều 28 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013; Điều 9 Chương III Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của
Bộ Công Thương và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
a3) Kiểm tra để xác định địa điểm làm thủ tục hải
quan quy định tại Điều 7 Thông tư số 13/2014/TT-BTC;
a4) Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
kiểm tra thêm các điều kiện quy định tại điểm 5, mục II Thông
tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công
Thương):
a4.1) Nếu qua kiểm tra xác định đáp ứng đầy đủ các
điều kiện thực hiện hợp đồng gia công thì thực hiện tiếp công việc nêu tại điểm
b dưới đây;
a4.2) Nếu qua kiểm tra xác định không đáp ứng đầy đủ
các điều kiện thực hiện hợp đồng gia công thì từ chối tiếp nhận hợp đồng gia
công, nêu rõ lý do trên Hệ thống.
b) Kiểm tra các thông tin khai báo tại Danh mục
nguyên phụ liệu, sản phẩm, thiết bị, hàng mẫu của hợp đồng gia công:
b1) Mã nguyên phụ liệu, sản phẩm, thiết bị, hàng mẫu
phục vụ hợp đồng gia công: do doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục
Hải quan làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công và thống nhất trong hồ sơ hải
quan từ khi nhập khẩu/xuất khẩu đến khi thanh khoản hợp đồng gia công;
b2) Khai tên hàng hóa phải rõ ràng, cụ thể. Trường
hợp khai gộp chung nhiều mặt hàng khác nhau vào làm một phải đảm bảo nguyên tắc
là một mặt hàng duy nhất theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và bảo đảm việc
tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có sau này) được độc lập giữa các mặt hàng
với nhau;
b3) Đơn vị tính: đơn vị tính theo quy định tại
Thông tư 156/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc ban
hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam. Trường hợp người khai hải
quan đăng ký danh mục hàng hóa có đơn vị tính không phải là đơn chiếc như: bộ,
tá, hộp ... thì phải quy đổi ra đơn vị tính đơn chiếc tương ứng, xác định rõ lượng
nguyên phụ liệu sử dụng trong một sản phẩm là như nhau và có thể định lượng được.
c) Xử lý kết quả kiểm tra:
c1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp thì thực hiện theo
một trong các trường hợp sau:
c1.1) Trường hợp không phải kiểm tra cơ sở sản xuất:
- Nếu thương nhân thuộc đối tượng chấp hành tốt
pháp luật hải quan, không có hợp đồng gia công quá hạn chưa thanh khoản (kể cả
thực hiện tại Chi cục Hải quan khác) và có đủ thông tin để kiểm tra các điều kiện
nêu tại điểm a Bước này thì chấp nhận đăng ký hợp đồng gia công, ghi nhận vào Hệ
thống và phản hồi thông tin chấp nhận thông báo hợp đồng gia công cho người
khai hải quan;
- Thương nhân không thuộc đối tượng chấp hành tốt
pháp luật hải quan hoặc có hợp đồng gia công quá hạn chưa thanh khoản (kể cả thực
hiện tại Chi cục Hải quan khác) và không có đủ thông tin để kiểm tra các điều
kiện nêu tại điểm a Bước này thì công chức tiếp nhận hợp đồng gia công đề xuất
kiểm tra hồ sơ, ghi nhận ý kiến vào Hệ thống để Chi cục trưởng xem xét phê duyệt,
chuyển sang Bước 3.
c1.2) Trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất theo
quy định thì công chức tiếp nhận hợp đồng gia công đề xuất kiểm tra hồ sơ/kiểm
tra cơ sở sản xuất, ghi nhận ý kiến vào Hệ thống để Chi cục trưởng xem xét phê
duyệt, chuyển sang Bước 3.
c2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì từ chối
tiếp nhận hợp đồng gia công trên Hệ thống, nêu rõ lý do từ chối và phản hồi
thông tin cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ hợp đồng gia công.
Công chức tiếp nhận hợp đồng gia công thực hiện kiểm
tra sự đồng bộ, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ thông báo hợp đồng gia công do doanh
nghiệp nộp/xuất trình theo quy định tại Điều 10 Nghị định số
154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và khoản 1 Điều
9 Thông tư số 13/2014/TT-BTC; đối chiếu với thông tin hợp đồng gia công
trên Hệ thống.
a) Nếu hồ sơ đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ thì thực hiện
theo một trong các trường hợp sau:
a1) Nếu không phải kiểm tra cơ sở sản xuất thì thực
hiện đăng ký hợp đồng gia công, ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi thông tin chấp
nhận thông báo hợp đồng gia công cho người khai hải quan; ký tên, đóng dấu số
hiệu công chức và ghi ngày, tháng, năm xác nhận lên trang đầu tiên của hợp đồng
gia công (02 bản) và các chứng từ kèm theo (nếu có); lưu 01 bản chính hợp đồng
gia công và bản sao các chứng từ theo quy định; trả người khai hải quan 01 bản
chính hợp đồng gia công và các chứng từ bản chính đã xuất trình;
a2) Nếu phải kiểm tra cơ sở sản xuất thì chuyển
sang Bước 4; công chức kiểm tra hợp đồng gia công chờ kết quả kiểm tra cơ sở sản
xuất để xử lý theo quy định.
b) Nếu hồ sơ không đầy đủ, không đồng bộ, không hợp
lệ, chưa phù hợp với các quy định, công chức tiếp nhận hợp đồng gia công nhập
thông báo hướng dẫn hoặc từ chối tiếp nhận tại chức năng “từ chối hồ sơ” trên Hệ
thống và phản hồi cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung hoặc giải
trình.
Bước 4: Kiểm tra cơ sở sản xuất
a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng:
a1) Ban hành công văn thông báo cho thương nhân về
nội dung, thời gian kiểm tra;
a2) Phân công công chức thực hiện kiểm tra;
a3) Phê duyệt kết quả kiểm tra.
b) Trách nhiệm của công chức:
b1) Thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất theo quy định
tại Điều 10 Thông tư số 13/2014/TT-BTC và hướng dẫn hiện
hành của Tổng cục Hải quan;
b2) Báo cáo kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất và đề xuất
hình thức xử lý trình Chi cục trưởng xem xét;
b3) Thực hiện kết quả phê duyệt của Chi cục trưởng
b3.1) Trường hợp Chi cục trưởng phê duyệt đồng ý cơ
sở sản xuất đảm bảo điều kiện thực hiện hợp đồng gia công thì thực hiện đăng ký
hợp đồng gia công, nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi thông tin chấp
nhận thông báo hợp đồng gia công cho người khai hải quan; ký tên, đóng dấu số
hiệu công chức và ghi ngày, tháng, năm xác nhận lên trang đầu tiên của hợp đồng
gia công (02 bản) và các chứng từ kèm theo (nếu có); lưu 01 bản chính hợp đồng
gia công và bản sao các chứng từ theo quy định; trả người khai hải quan 01 bản
chính hợp đồng gia công và các chứng từ bản chính đã xuất trình;
b3.2) Trường hợp Chi cục trưởng phê duyệt không đồng
ý do cơ sở sản xuất không đảm bảo điều kiện thực hiện hợp đồng gia công thì trả
lại hồ sơ thông báo hợp đồng gia công cho người khai hải quan và nêu rõ lý do;
nhập lý do từ chối và phản hồi trên Hệ thống.
2. Tiếp nhận thông báo phụ lục hợp đồng gia công;
thông báo sửa đổi, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công
a) Khi tiếp nhận thông báo phụ lục hợp đồng gia
công, công chức tiếp nhận phải kiểm tra, đối chiếu nội dung phụ lục hợp đồng với
hợp đồng gia công. Thủ tục tiếp nhận thực hiện như thủ tục tiếp nhận thông báo
hợp đồng gia công.
b) Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng
gia công thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 22
Thông tư số 22/2014/TT-BTC.
II. Thủ tục nhập khẩu nguyên
liệu, vật tư gia công
1. Thủ tục hải quan điện tử đối với nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài (bao gồm nguyên liệu, vật
tư do bên thuê gia công cung cấp và nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công trực
tiếp mua từ nước ngoài để cung ứng cho hợp đồng gia công) thực hiện theo Quy
trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng
mua bán, trừ việc kiểm tra tính thuế.
2. Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện
thêm các nội dung sau:
a) Kiểm tra việc đăng ký hợp đồng gia công (kiểm tra,
đối chiếu thông tin về số hợp đồng gia công và ngày hợp đồng gia công
(DD/MM/YYYY) có khai báo tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa với hợp đồng gia công đã đăng ký trên Hệ thống e-Customs).
Trường hợp người khai hải quan chưa đăng ký hợp đồng
gia công nhưng đã nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thì đề xuất xử lý theo quy định
và chuyển thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro của Chi cục; thực hiện đăng ký hợp
đồng gia công (nếu đủ điều kiện) và làm tiếp thủ tục thông quan cho lô hàng.
b) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về mã và tên gọi
nguyên liệu, vật tư khai báo trên tờ khai tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” với mã
và tên gọi nguyên liệu, vật tư đã đăng ký trên Bảng thông báo nguyên liệu, vật
tư theo hợp đồng gia công tại Hệ thống e-Customs;
c) Kiểm tra thông tin khai mã miễn/giảm/không chịu
thuế trên tờ khai nhập khẩu của người khai hải quan.
III. Thủ tục tiếp nhận thông
báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức
1. Thủ tục tiếp nhận thông báo định mức
a) Bước 1: Tiếp nhận thông báo định mức
Hệ thống tiếp nhận thông tin thông báo định mức, tự
động kiểm tra sự phù hợp với chuẩn dữ liệu, các chỉ tiêu thông tin khai báo định
mức theo quy định, mã HS, mã nguyên liệu, mã sản phẩm xuất khẩu, ...
a1) Nếu thông tin khai phù hợp, Hệ thống tự động cấp
số tiếp nhận thông tin thông báo định mức của người khai hải quan, công chức kiểm
tra sơ bộ thông tin ở bước 2;
a2) Nếu thông tin khai không phù hợp, Hệ thống tự động
từ chối và phản hồi thông tin cho người khai hải quan.
b) Bước 2: Kiểm tra sơ bộ thông tin thông báo định
mức
Trên cơ sở thông tin khai của người khai hải quan
công chức được phân công thực hiện kiểm tra sơ bộ thông tin thông báo định mức
(kiểm tra việc khai báo về các thông số kỹ thuật của sản phẩm liên quan đến việc
xác định định mức).
b1) Nếu thông tin thông báo định mức không thể hiện
đầy đủ thông số kỹ thuật của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức thì
từ chối tiếp nhận thông báo định mức trên Hệ thống, nhập lý do từ chối và phản
hồi thông tin cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung;
b2) Nếu thông tin thông báo định mức thể hiện đầy đủ
thông số kỹ thuật của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức thì thực hiện
theo một trong các trường hợp sau:
b2.1) Trường hợp không phải kiểm tra định mức (gồm
kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế định mức) thì chấp nhận đăng ký định mức
theo khai báo của người khai hải quan, ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi thông
tin chấp nhận thông báo định mức cho người khai hải quan. Xác nhận vào bản
thông báo định mức in khi người khai hải quan có yêu cầu, bao gồm: ký tên, đóng
dấu số hiệu công chức và ghi ngày, tháng, năm ký xác nhận vào 02 bản chính; trả
người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản;
b2.2) Trường hợp theo quy định phải kiểm tra định mức
(kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế định mức) thì công chức đề xuất kiểm tra
hồ sơ/kiểm tra thực tế định mức, ghi nhận ý kiến vào Hệ thống để Chi cục trưởng
xem xét phê duyệt
Việc kiểm tra định mức thực hiện theo nguyên tắc
quy định tại khoản 6 Điều 13 Thông tư số 13/2014/TT-BTC.
c) Bước 3: Kiểm tra hồ sơ định mức
Công chức được Chi cục trưởng phân công thực hiện
kiểm tra hồ sơ định mức theo quy định tại Điều 13 Thông tư số
13/2014/TT-BTC và hướng dẫn hiện hành của Tổng cục Hải quan, đối chiếu với
dữ liệu thông báo định mức trên Hệ thống:
c1) Nếu qua kiểm tra xác định định mức khai báo phù
hợp, không có dấu hiệu nghi vấn gian lận định mức thì công chức kiểm tra chấp
nhận đăng ký định mức, ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi thông tin chấp nhận
thông báo định mức cho người khai hải quan. Xác nhận vào bản thông báo định mức
in do người khai hải quan nộp; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức và ghi ngày,
tháng, năm xác nhận vào 02 bản chính; trả người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản
và các chứng từ có liên quan kèm theo;
c2) Nếu qua kiểm tra xác định định mức khai báo
không phù hợp, có dấu hiệu nghi vấn gian lận định mức thì công chức kiểm tra đề
xuất Chi cục trưởng quyết định kiểm tra thực tế định mức tại cơ sở sản xuất của
thương nhân (chuyển sang Bước 4); chờ kết quả kiểm tra thực tế định mức để xử
lý theo quy định.
d) Bước 4: Kiểm tra thực tế định mức tại cơ sở sản
xuất của thương nhân
Công chức được Chi cục trưởng phân công thực hiện
kiểm tra thực tế định mức theo quy định tại Điều 13 Thông tư số
13/2014/TT-BTC và hướng dẫn hiện hành của Tổng cục Hải quan.
d1) Nếu qua kết quả kiểm tra thực tế phù hợp thì
công chức kiểm tra chấp nhận đăng ký định mức, ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi
thông tin chấp nhận thông báo định mức cho người khai hải quan. Xác nhận vào bản
thông báo định mức in do người khai hải quan nộp; ký tên, đóng dấu số hiệu công
chức và ghi ngày, tháng, năm xác nhận vào 02 bản chính; trả người khai hải quan
01 bản, lưu 01 bản và các chứng từ có liên quan kèm theo;
d2) Nếu kết quả kiểm tra xác định định mức khai báo
không đúng so với thực tế thì công chức kiểm tra từ chối đăng ký định mức, nhập
lý do từ chối vào Hệ thống và phản hồi cho người khai hải quan. Ghi rõ các chỉ
tiêu thông tin không chấp nhận vào bản thông báo định mức in do người khai hải
quan nộp; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức và ghi ngày, tháng, năm xác nhận
vào 02 bản chính; trả người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản và các chứng từ có
liên quan kèm theo. Đồng thời đề xuất cập nhật thông tin vào hệ thống quản lý rủi
ro.
2. Thủ tục tiếp nhận thông báo điều chỉnh định mức
a) Việc điều chỉnh định mức thực hiện theo quy định
tại Điều 12 Thông tư số 13/2014/TT-BTC và hướng dẫn hiện
hành của Tổng cục Hải quan;
b) Thủ tục tiếp nhận thông báo điều chỉnh định mức
thực hiện như thủ tục tiếp nhận thông báo định mức quy định tại điểm 1, khoản
III Mục 2 Phần II Quyết định này.
IV. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm
gia công
1. Thủ tục hải quan điện tử đối với sản phẩm gia
công xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo Quy trình thủ tục hải
quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, trừ
việc kiểm tra tính thuế.
2. Trường hợp sản phẩm gia công
xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu, vật tư tự cung ứng từ nguồn do bên nhận gia
công tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam (bao gồm cả nguyên liệu, vật
tư có nguồn gốc nhập khẩu) có thuế xuất khẩu, có giấy phép thì thực hiện việc
kiểm tra tính thuế, kiểm tra giấy phép theo quy định.
3. Đối với tờ khai tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì
kiểm tra thêm các nội dung sau:
a) Kiểm tra việc đăng ký hợp đồng gia công (kiểm
tra, đối chiếu thông tin về số hợp đồng gia công và ngày hợp đồng gia công
(DD/MM/YYYY) có khai báo tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai với hợp đồng
gia công đã đăng ký trên Hệ thống e-Customs).
Nếu người khai hải quan chưa đăng ký hợp đồng gia
công trên Hệ thống e-Customs thì đề xuất xử lý theo quy định; thực hiện đăng ký
hợp đồng gia công (nếu đủ điều kiện) và làm tiếp thủ tục thông quan cho lô
hàng.
b) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về mã và tên gọi sản
phẩm xuất khẩu khai báo trên tờ khai tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” với mã và
tên gọi sản phẩm đã đăng ký trên Bảng thông báo sản phẩm theo hợp đồng gia công
tại Hệ thống e-Customs;
c) Kiểm tra nội dung khai mã miễn/giảm/không chịu
thuế trên tờ khai xuất khẩu của người khai hải quan.
d) Kiểm tra việc thông báo định mức sản phẩm xuất
khẩu. Trường hợp người khai hải quan chưa thông báo định mức sản phẩm xuất khẩu
thì yêu cầu người khai hải quan thực hiện thông báo định mức và làm tiếp thủ tục
thông quan cho lô hàng theo quy định.
e) Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công
chức kiểm tra thực tế yêu cầu người khai hải quan xuất trình bản định mức giấy
và đối chiếu với thực tế hàng hóa.
V. Thủ tục thanh khoản hợp đồng
gia công
1. Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu thanh khoản
Hệ thống e-Customs tiếp nhận thông tin yêu cầu
thanh khoản của người khai hải quan, tự động kiểm tra sự phù hợp với chuẩn dữ
liệu, các chỉ tiêu thông tin khai báo theo quy định của yêu cầu thanh khoản hợp
đồng gia công và xử lý như sau:
a) Trường hợp thông tin yêu cầu thanh khoản khai đầy
đủ, phù hợp thì Hệ thống tự động cấp số tiếp nhận yêu cầu thanh khoản và chuyển
sang Bước 2 để công chức kiểm tra sơ bộ;
b) Trường hợp thông tin yêu cầu thanh khoản khai không
đầy đủ, không phù hợp thì Hệ thống tự động từ chối tiếp nhận yêu cầu thanh khoản
và phản hồi thông tin cho người khai hải quan biết để bổ sung, sửa đổi.
2. Bước 2: Kiểm tra yêu cầu thanh khoản
Trên cơ sở thông tin khai của người khai hải quan
công chức được phân công thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin liên quan đến
yêu cầu thanh khoản trên Hệ thống.
Nội dung kiểm tra gồm:
a) Kiểm tra sơ bộ yêu cầu thanh khoản
a1) Kiểm tra, đối chiếu các phương án giải quyết
nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm,
phế thải theo đề nghị của người khai hải quan với quy định tại Điều
27 Thông tư số 13/2014/TT-BTC và tại Mẫu số 13 “Yêu cầu thanh khoản gia
công” Phụ lục II - Chỉ tiêu thông tin liên quan đến thủ tục hải quan điện tử đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Ban hành kèm theo Thông tư số
22/2014/TT-BTC);
a2) Kiểm tra thời hạn khai báo thanh khoản, đối chiếu
với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư số
13/2014/TT-BTC. Lập biên bản vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản (nếu
có) để xử lý theo quy định.
b) Xử lý kết quả kiểm tra sơ bộ
Sau khi kiểm tra công chức báo cáo Chi cục trưởng bằng
văn bản, nêu rõ phương án giải quyết (đồng ý hay không đồng ý các phương án đề
nghị của người khai hải quan; nếu có vi phạm về thời hạn khai báo thanh khoản
thì nêu rõ trong báo cáo) để Chi cục trưởng xem xét phê duyệt. Căn cứ ý kiến
phê duyệt, công chức kiểm tra hồ sơ xử lý như sau:
b1) Trường hợp không chấp thuận yêu cầu thanh khoản
hoặc phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê,
mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải theo đề nghị của người khai hải quan, thì từ
chối yêu cầu thanh khoản, phản hồi thông tin cho người khai hải quan biết để sửa
đổi, bổ sung;
b2) Trường hợp chấp thuận yêu cầu thanh khoản và phương
án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu,
phế phẩm, phế thải theo đề nghị của người khai hải quan thì nhập nội dung ghi
nhận vào Hệ thống (bao gồm nội dung "Thông tin gửi Doanh nghiệp" và
"Ghi nhận của Hải quan"). Hệ thống e-Customs sẽ tự động chạy thanh
khoản, kết xuất bảng số liệu thanh khoản của Hệ thống. Căn cứ số liệu này công
chức thực hiện tiếp công việc nêu tại điểm c dưới đây.
c) Kiểm tra yêu cầu thanh khoản - đối chiếu dữ liệu
Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ của hồ sơ yêu cầu
thanh khoản, đối chiếu dữ liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan với
dữ liệu trên Hệ thống e-Customs và xử lý như sau:
c1) Trường hợp người khai hải quan thuộc đối tượng
chấp hành tốt pháp luật về hải quan và tại thời điểm yêu cầu thanh khoản không
còn hợp đồng gia công quá hạn chưa thanh khoản (kể cả thực hiện tại Chi cục Hải
quan khác):
c1.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp với quy định và
dữ liệu yêu cầu thanh khoản không có chênh lệch với dữ liệu trên Hệ thống
e-Customs thì chấp nhận kết quả thanh khoản, chuyển sang Bước 4;
c1.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp với quy định
hoặc dữ liệu yêu cầu thanh khoản có chênh lệch với dữ liệu trên Hệ thống của Hải
quan, có dấu hiệu nghi vấn thì công chức đề xuất kiểm tra hồ sơ giấy, nhập nội
dung ghi nhận vào Hệ thống để Chi cục trưởng xem xét phê duyệt (theo một trong
hai trường hợp như nêu tại điểm c3 Bước này).
c2) Trường hợp người khai hải quan không chấp hành
tốt pháp luật về hải quan hoặc tại thời điểm yêu cầu thanh khoản còn hợp đồng
gia công quá hạn chưa thanh khoản (kể cả thực hiện tại Chi cục Hải quan khác)
thì công chức đề xuất kiểm tra hồ sơ giấy, nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống
để Chi cục trưởng xem xét phê duyệt (theo một trong hai trường hợp như nêu tại
điểm c3 Bước này);
c3) Trường hợp kiểm tra xác suất để đánh giá việc
tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan theo quy định tại điểm b1.3 khoản 9 Điều 22 Thông tư số 22/2014/TT-BTC thì công
chức đề xuất kiểm tra hồ sơ giấy, nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống để Chi cục
trưởng xem xét phê duyệt theo một trong hai trường hợp sau:
c3.1) Duyệt xuất trình hồ sơ giấy: Chi cục trưởng
ghi nhận ý kiến vào Hệ thống, phản hồi cho doanh nghiệp và chuyển sang Bước 3;
c3.2) Chấp nhận kết quả thanh khoản: Chi cục trưởng
ghi nhận ý kiến vào Hệ thống, phản hồi cho doanh nghiệp và chuyển sang Bước 4.
3. Bước 3: Kiểm tra hồ sơ giấy
Công chức được phân công thực hiện kiểm tra, đối
chiếu hồ sơ thanh khoản theo quy định hiện hành.
a) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số
liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan phù hợp, không có dấu hiệu
nghi vấn thì chấp nhận yêu cầu thanh khoản, ghi nhận vào Hệ thống và hồi báo
cho doanh nghiệp đồng thời chuyển sang Bước 4;
b) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số
liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan không phù hợp (giữa số liệu
trên hồ sơ giấy và số liệu trên Hệ thống) hoặc có chênh lệch với dữ liệu trên Hệ
thống e-Customs thì yêu cầu người khai hải quan giải trình làm rõ và/hoặc khai
bổ sung, sửa đổi để xử lý phần chênh lệch và xử lý theo quy định; sau đó thực
hiện theo điểm a Bước này;
c) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số
liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan không phù hợp và có dấu hiệu
nghi vấn, cần thiết phải kiểm tra để phát hiện vi phạm thì chuyển hồ sơ cho Chi
cục Kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.
4. Bước 4: Xác nhận xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa
Trên cơ sở thông tin khai của người khai hải quan về
việc hoàn thành xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải;
máy móc, thiết bị thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công và các chứng từ liên quan
kèm theo công chức kiểm tra hồ sơ thanh khoản thực hiện kiểm tra, đối chiếu dữ
liệu thanh khoản và xử lý trên Hệ thống như sau:
a) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu dữ liệu
thanh khoản và các chứng từ có liên quan kèm theo phù hợp, người khai hải quan
đã hoàn thành việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế
thải; máy móc, thiết bị thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công thì nhập nội dung
xác nhận, ghi nhận vào Hệ thống và chuyển sang Bước 5.
Trường hợp người khai hải quan vi phạm về thời hạn
làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị
thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải thì lập biên bản vi phạm và xử lý theo
quy định.
b) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu dữ liệu
thanh khoản và các chứng từ có liên quan kèm theo không phù hợp hoặc người khai
hải quan chưa hoàn thành việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế
phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công thì yêu cầu
người khai hải quan giải trình làm rõ và/hoặc hoàn thành thủ tục hải quan xử lý
số nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị
thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công; sau đó thực hiện theo điểm a Bước này;
c) Trường hợp không có nguyên liệu, vật tư dư thừa;
máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải phải xử lý thì nhập
nội dung ghi nhận vào Hệ thống và chuyển sang Bước 5.
5. Bước 5: Xác nhận hoàn thành thanh khoản.
Công chức kiểm tra hồ sơ thanh khoản thực hiện đối
chiếu dữ liệu thanh khoản và xử lý trên Hệ thống như sau:
a) Nếu kết quả đối chiếu dữ liệu thanh khoản giữa thông
tin khai báo của người khai hải quan và thông tin thanh khoản trên Hệ thống
e-Customs phù hợp thì chấp nhận kết quả thanh khoản, ghi nhận vào Hệ thống (hồ
sơ chuyển sang trạng thái "Đã thanh khoản").
Trường hợp có kiểm tra hồ sơ thanh khoản bản giấy thì
thực hiện việc xác nhận trên hồ sơ giấy và lưu trữ theo quy định hiện hành.
b) Nếu kết quả đối chiếu dữ liệu thanh khoản giữa
thông tin khai báo của người khai hải quan và thông tin thanh khoản trên Hệ thống
e-Customs không phù hợp thì ghi nhận vào Hệ thống (bao gồm "Thông tin gửi
Doanh nghiệp" và "Ghi nhận của Hải quan") và chuyển hồ sơ về
khâu kiểm tra hồ sơ (Bước 3); thực hiện các nội dung liên quan theo trình tự tại
các bước nêu trên để thanh khoản hợp đồng gia công.
Phần III
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN
ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU
Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy trình này quy định các bước thực hiện thủ tục
hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu quy định
tại Điều 23 Thông tư số 22/2014/TT-BTC. Chính sách, chế độ
quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thực hiện theo
quy định hiện hành.
2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm thực hiện
trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Các thủ tục khác để theo dõi, quản lý (thủ tục tiếp
nhận thông báo mã nguyên liệu, vật tư; tiếp nhận thông báo, điều chỉnh, kiểm
tra định mức; quyết toán tờ khai nhập khẩu được thực hiện trên Hệ thống
e-Customs.
3. Tùy theo kết quả áp dụng quản lý rủi ro và yêu cầu
quản lý, các thủ tục này có thể trải qua đầy đủ các bước trong Quy trình hoặc
chỉ trải qua một số bước nhất định được quy định tại Mục 2 Quy trình này.
Mục 2: QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Thủ tục hải quan nhập khẩu
nguyên liệu, vật tư.
1. Kiểm tra thông tin đăng ký, sửa đổi mã nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu (thực hiện trên Hệ thống e-Customs)
Việc tiếp nhận thông tin đăng ký, sửa đổi mã nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu thực hiện theo khoản 2 Điều 23 Thông tư
số 22/2014/TT-BTC và thực hiện như sau:
a) Tiếp nhận thông tin đăng ký, sửa đổi mã nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu.
Hệ thống e-Customs tiếp nhận thông tin đăng ký, sửa
đổi mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, tự động kiểm tra sự phù hợp với chuẩn dữ
liệu, các chỉ tiêu thông tin khai báo theo quy định của mã nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu và xử lý như sau:
a1) Nếu thông tin khai phù hợp, Hệ thống tự động cấp
số tiếp nhận thông tin đăng ký mã nguyên liệu, vật tư của người khai hải quan,
công chức kiểm tra sơ bộ thông tin ở Bước 2;
a2) Nếu thông tin khai không phù hợp, Hệ thống tự động
từ chối tiếp nhận mã nguyên liệu, vật tư và phản hồi thông tin cho người khai hải
quan.
b) Kiểm tra sơ bộ thông tin đăng ký mã nguyên liệu,
vật tư
Trên cơ sở thông tin khai của người khai hải quan
được hệ thống ghi nhận, công chức tiếp nhận mã nguyên liệu, vật tư thực hiện kiểm
tra sơ bộ thông tin trên Hệ thống.
b1) Nội dung kiểm tra gồm:
b1.1) Mã nguyên liệu, vật tư: do doanh nghiệp tự
xác định theo hướng dẫn của Chi cục Hải quan làm thủ tục tiếp nhận mã nguyên liệu,
vật tư và thống nhất trong hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu/xuất khẩu đến khi
thanh khoản tờ khai nhập khẩu liên quan;
b1.2) Khai tên hàng hóa phải rõ ràng, cụ thể. Trường
hợp khai gộp chung nhiều mặt hàng khác nhau vào làm một phải đảm bảo nguyên tắc
là một mặt hàng duy nhất theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và bảo đảm việc
tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có sau này) được độc lập giữa các mặt hàng
với nhau;
b1.3) Đơn vị tính: đơn vị tính theo quy định tại
Thông tư 156/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc ban
hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam. Trường hợp người khai hải
quan đăng ký danh mục hàng hóa có đơn vị tính không phải là đơn chiếc như: bộ,
tá, hộp ...thì phải quy đổi ra đơn vị tính đơn chiếc tương ứng, xác định rõ lượng
nguyên phụ liệu sử dụng trong một sản phẩm là như nhau và có thể định lượng được.
b2) Xử lý kết quả kiểm tra
b2.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp thì chấp nhận
đăng ký mã nguyên liệu, vật tư, ghi nhận vào Hệ thống và phản hồi thông tin chấp
nhận đăng ký mã nguyên liệu, vật tư cho người khai hải quan;
b2.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì từ chối
tiếp nhận mã nguyên liệu, vật tư trên Hệ thống, nhập lý do từ chối và phản hồi
thông tin cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung;
b2.3) Trường hợp giữa người khai hải quan và công
chức hải quan tiếp nhận danh mục chưa thống nhất được nội dung các tiêu chí
khai báo trong danh mục thì công chức hải quan làm nhiệm vụ tiếp nhận danh mục
có trách nhiệm báo cáo cho Chi cục trưởng. Chi cục trưởng là người đưa ra quyết
định chấp nhận theo thông báo danh mục của người khai hải quan hoặc yêu cầu người
khai hải quan điều chỉnh đúng quy định.
2. Thủ tục hải quan nhập khẩu
nguyên liệu, vật tư (thực hiện trên hệ thống VNACCS)
a) Thực hiện theo quy định tại điểm
b Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 22/2014/TT-BTC và quy trình thủ tục hải quan
điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
b) Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện
kiểm tra thêm các nội dung sau:
b1) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về mã và tên gọi
nguyên liệu, vật tư khai báo trên tờ khai tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” với mã
và tên gọi nguyên liệu, vật tư đã đăng ký trên Bảng đăng ký danh mục nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu tại Hệ thống e-Customs;
b2) Kiểm tra nội dung khai mã xác định thời hạn nộp
thuế nhập khẩu và mã không chịu thuế trên tờ khai nhập khẩu của người khai hải
quan.
II. Đăng ký, điều chỉnh định mức;
kiểm tra định mức (thực hiện trên Hệ thống e-Customs).
1. Địa điểm, thời điểm thông báo định mức, điều chỉnh
định mức đã thông báo, mẫu Bảng thông báo định mức thực hiện theo hướng dẫn tại
Khoản 5 Điều 22 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014
của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.
2. Thủ tục tiếp nhận, kiểm tra, Bảng thông báo định
mức, điều chỉnh định mức thực hiện tương tự như hướng dẫn đối với hàng gia công
xuất khẩu.
III. Thủ tục hải quan xuất khẩu
sản phẩm (thực hiện trên Hệ thống VNACCS)
1. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm ra nước
ngoài
a) Trường hợp thủ tục xuất khẩu được làm tại Chi cục
Hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
a1) Thủ tục hải quan điện tử đối với sản phẩm xuất
khẩu thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư số
22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính và quy trình thủ
tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua
bán.
a2) Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực
hiện kiểm tra thêm các nội dung sau:
a2.1) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về mã và tên gọi
sản phẩm xuất khẩu khai báo trên tờ khai tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” với mã
và tên gọi sản phẩm đã đăng ký trên Thông tin về định mức thực tế đối với sản
phẩm tại Hệ thống e-Customs;
a2.2) Kiểm tra việc thông báo định mức sản phẩm xuất
khẩu. Trường hợp người khai hải quan chưa thông báo định mức sản phẩm xuất khẩu
thì yêu cầu người khai hải quan thực hiện thông báo định mức và làm tiếp thủ tục
thông quan cho lô hàng theo quy định;
a2.3) Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa,
công chức được phân công thực hiện theo quy định tại Bước 3 Mục 2 Phần I Quyết
định này. Khi có nghi vấn nguyên liệu, vật tư cấu thành trên sản phẩm xuất khẩu
(về chất liệu, quy cách phẩm chất, xuất xứ) không phù hợp với nguyên liệu, vật
tư đã nhập khẩu hoặc sản phẩm xuất khẩu không phù hợp với định mức tiêu hao do
doanh nghiệp xuất trình thì lấy mẫu và niêm phong sản phẩm hoặc chụp ảnh mẫu sản
phẩm (đối với trường hợp không thể lấy mẫu), lập biên bản chứng nhận, niêm
phong mẫu sản phẩm theo đúng quy định, thực hiện tiếp các thủ tục xuất khẩu cho
lô hàng, sau đó trình Chi cục trưởng chỉ đạo xử lý, nếu cần thiết có thể trưng
cầu giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành. Trình tự thực hiện việc trưng cầu
giám định như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại.
b) Trường hợp đơn vị Hải quan làm thủ tục xuất khẩu
sản phẩm không phải là đơn vị Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật
tư.
b1) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu
nguyên liệu tiếp nhận đơn đăng ký cửa khẩu xuất khẩu của doanh nghiệp và ghi ý
kiến của mình vào bản đăng ký (theo mẫu số 25/TBXKSP-SXXK/2013 phụ lục III ban
hành kèm Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Trưởng Bộ Tài
chính);
b2) Công chức hải quan được phân công kiểm tra nội
dung về mã sản phẩm xuất khẩu/tên sản phẩm xuất khẩu trên đơn đã được người
khai hải quan đăng ký trên Hệ thống e-Customs chưa và xử lý như sau:
b2.1) Trường hợp người khai hải quan đã đăng ký tên
hàng xuất khẩu và mã sản phẩm phù hợp thì xác nhận nội dung “Người khai hải
quan đã đăng ký mã sản phẩm xuất khẩu” và trình Chi cục trưởng ký, đóng dấu Chi
cục và trả cho doanh nghiệp 01 bản đưa vào hồ sơ nộp cho Chi cục Hải quan cửa
khẩu xuất làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm; lưu 01 bản để theo dõi;
b2.2) Trường hợp kiểm tra tên sản phẩm xuất khẩu và
mã sản phẩm xuất khẩu chưa phù hợp hoặc chưa đăng ký mã sản phẩm trên Hệ thống
e-Customs, tùy từng trường hợp cụ thể, công chức hải quan được phân công xác nhận
nội dung “Người khai hải quan chưa đăng ký mã sản phẩm xuất khẩu” hoặc “Người
khai hải quan đăng ký chưa đúng tên hàng xuất khẩu/mã sản phẩm xuất khẩu” ký
xác nhận và đóng dấu công chức, trả lại đơn để người khai hải quan điều chỉnh lại.
2. Đối với trường hợp sản phẩm xuất khẩu theo hình
thức XNK tại chỗ
Thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa
XNK tại chỗ theo quy định tại Điều 27 Thông tư số
22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.
IV. Thủ tục quyết toán tình
hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
1. Nơi làm thủ tục, nguyên tắc quyết toán
a) Nơi làm thủ tục quyết toán, nguyên tắc quyết
toán, hồ sơ quyết toán thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều
23 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính và
các văn bản hướng dẫn có liên quan;
b) Để đảm bảo nguyên tắc quyết toán, ngày thực xuất/thực
nhập của tờ khai hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu làm căn cứ đưa vào quyết toán được
xác định như sau:
b1) Tờ khai nhập khẩu
b1.1) Trường hợp tờ khai đã thông quan hoặc giải
phóng hàng: là ngày Chi cục Hải quan cửa khẩu xác nhận “Hàng đã qua khu vực
giám sát” trên Hệ thống;
b1.2) Trường hợp tờ khai có thời điểm xác nhận
“Hàng đã qua khu vực giám sát” trước thời điểm thông quan: là ngày thông quan
hàng hóa trên Hệ thống;
b1.3) Trường hợp tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại
chỗ: là ngày thông quan hàng hóa trên Hệ thống.
b2) Tờ khai xuất khẩu: là ngày thông quan hàng hóa
trên Hệ thống khi đáp ứng điều kiện tờ khai xuất khẩu đủ cơ sở xác định hàng đã
xuất khẩu theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 22/2014/TT-BTC.
2. Thủ tục quyết toán
a) Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu quyết toán
điện tử trên Hệ thống (thực hiện trên Hệ thống e-Customs).
Hệ thống e-Customs tiếp nhận thông tin yêu cầu quyết
toán điện tử của người khai hải quan, tự động kiểm tra sự phù hợp với chuẩn dữ
liệu, các chỉ tiêu thông tin khai báo theo quy định của yêu cầu quyết toán và xử
lý như sau:
a1) Nếu thông tin hợp lệ thì Hệ thống cấp số tiếp
nhận thông tin yêu cầu quyết toán và chuyển sang thực hiện Bước 2;
a2) Nếu thông tin không hợp lệ thì Hệ thống tự động
từ chối và phản hồi thông tin cho người khai hải quan.
b) Bước 2: Kiểm tra yêu cầu quyết toán
Công chức hải quan làm công tác thanh khoản căn cứ
thông tin quyết toán của người khai hải quan, kiểm tra, đối chiếu với các thông
tin quy định tại khoản 5, Điều 23 Thông tư số 22/2014/TT-BTC.
Ngoài ra kiểm tra thêm các nội dung sau:
b1) Kiểm tra sơ bộ yêu cầu quyết toán
b1.1) Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của
thông tin quyết toán điện tử do người khai hải quan khai trên Hệ thống;
b1.2) Kiểm tra, đối chiếu số liệu tờ khai, định mức
cập nhật vào Hệ thống e-Customs phải đảm bảo đầy đủ, chính xác;
b1.3) Kiểm tra, đối chiếu các trường hợp xuất khác
trong kỳ theo khai báo của người khai hải quan hướng dẫn tại điểm 18.9.4 “Hàng
hóa xuất khác trong kỳ” tại Mẫu số 18 “Thông tin đề nghị quyết toán” Phụ lục II
- Chỉ tiêu thông tin liên quan đến thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu (Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BTC).
b2) Xử lý kết quả kiểm tra sơ bộ
b2.1) Nếu chấp nhận thông tin yêu cầu quyết toán của
người khai hải quan, công chức cập nhật nội dung chấp nhận vào Hệ thống, Hệ thống
sẽ cấp số hồ sơ quyết toán, tự động cân đối số liệu quyết toán và chuyển sang
điểm b3 Bước này;
b2.2) Nếu không chấp nhận thông tin yêu cầu quyết
toán của người khai hải quan, công chức cập nhật nội dung, lý do từ chối vào Hệ
thống và phản hồi thông tin cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung.
b3) Kiểm tra yêu cầu quyết toán - đối chiếu dữ liệu
Hệ thống sẽ tự động liên kết số liệu tại Báo cáo tổng
hợp nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của người khai hải quan truyền đến với
kết quả thanh khoản tự động trên Hệ thống e-Customs và kết xuất bảng kết quả đối
chiếu số liệu. Căn cứ bảng kết quả đối chiếu số liệu của Hệ thống e-Customs,
công chức xử lý như sau:
b3.1) Trường hợp Hệ thống cho kết quả đối chiếu số
liệu giữa Hệ thống e-Customs và của người khai hải quan là trùng khớp, công chức
cập nhật hoàn thành kết quả kiểm tra, Chi cục trưởng phê duyệt xác nhận hoàn
thành thanh khoản, chuyển Bước 4;
b3.2) Trường hợp Hệ thống cho kết quả đối chiếu số
liệu giữa Hệ thống e-Customs và của người khai hải quan có sai lệch, công chức
đề xuất yêu cầu người khai hải quan giải trình hoặc yêu cầu xuất trình các chứng
từ (tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu, định mức) trên Hệ thống trình Chi cục trưởng
xem xét.
- Nếu Chi cục trưởng chấp nhận, Hệ thống sẽ gửi yêu
cầu để người khai hải quan giải trình hoặc bổ sung hồ sơ giấy, chuyển Bước 3;
- Nếu Chi cục trưởng không chấp nhận đề nghị kiểm
tra hồ sơ giấy của công chức (do đề nghị của công chức không hợp lý hoặc có sai
lệch là do sai số lẻ...), Lãnh đạo phê duyệt xác nhận hoàn thành thanh khoản,
thông báo đến người khai hải quan biết, chuyển Bước 4.
c) Bước 3; Kiểm tra hồ sơ giấy
Công chức được phân công thực hiện kiểm tra, đối
chiếu hồ sơ thanh khoản theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Tổng cục Hải
quan.
c1) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số
liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan phù hợp, không có dấu hiệu
nghi vấn thì chấp nhận yêu cầu thanh khoản, chuyển sang Bước 4;
c2) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số
liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan không phù hợp (giữa số liệu
trên hồ sơ giấy và số liệu trên Hệ thống) hoặc có chênh lệch với dữ liệu trên Hệ
thống e-Customs thì yêu cầu người khai hải quan giải trình làm rõ và/hoặc khai
bổ sung, sửa đổi để xử lý phần chênh lệch theo quy định và xử lý như sau:
c2.1) Trường hợp số liệu sai lệch là do làm tròn số
lẻ giữa người khai hải quan và Hệ thống e-Customs dẫn đến tổng số tiền thuế
chênh lệch trên nguyên liệu của các tờ khai nhập khẩu trong bộ hồ sơ quyết toán
dưới 50.000 đồng hoặc giải trình bằng hình thức khai sửa đổi, bổ sung dữ liệu
chênh lệch đúng quy định, công chức kiểm tra báo cáo trình Chi cục trưởng phê
duyệt bằng văn bản, cập nhật số liệu điều chỉnh chênh lệch trên Hệ thống và đồng
bộ dữ liệu với người khai hải quan, chuyển sang Bước 4.
c2.2) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số
liệu yêu cầu quyết toán của người khai hải quan có dấu hiệu nghi vấn, cần thiết
phải kiểm tra để phát hiện vi phạm thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm tra sau
thông quan để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định và chuyển Bước 4.
d) Bước 4: Xác nhận hoàn thành quyết toán
Công chức kiểm tra hồ sơ quyết toán thực hiện đối
chiếu dữ liệu quyết toán và xử lý trên Hệ thống như sau:
d1) Nếu kết quả đối chiếu dữ liệu quyết toán giữa
thông tin khai báo của người khai hải quan và thông tin quyết toán trên Hệ thống
e-Customs phù hợp thì chấp nhận kết quả quyết toán, công chức nhập nội dung ghi
nhận vào Hệ thống (hồ sơ chuyển sang trạng thái "Đã thanh khoản"),
chuyển Bước 5
Trường hợp có kiểm tra hồ sơ quyết toán bản giấy
thì thực hiện việc xác nhận trên hồ sơ giấy và lưu trữ theo quy định hiện hành.
d2) Nếu kết quả đối chiếu dữ liệu quyết toán giữa
thông tin khai báo của người khai hải quan và thông tin quyết toán trên Hệ thống
e-Customs không phù hợp thì nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống (bao gồm
"Thông tin gửi Doanh nghiệp" và "Ghi nhận của Hải quan") và
chuyển hồ sơ về khâu kiểm tra hồ sơ (Bước 3); thực hiện các nội dung liên quan
theo trình tự tại các bước nêu trên để quyết toán hồ sơ theo quy định.
e) Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế
(thực hiện thủ công)
Căn cứ kết quả xác nhận hoàn thành quyết toán tình
hình sử dụng nguyên liệu, vật tư tại Bước 4 và hồ sơ do doanh nghiệp nộp/xuất
trình, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử
dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thực hiện các bước tiếp nhận hồ sơ, phân loại
hồ sơ, xử lý hồ sơ, làm thủ tục xét hoàn thuế, không thu thuế theo Điều 117 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ
Trưởng Bộ Tài chính; Quyết định 1279/QĐ-TCHQ ngày 25/6/2009 của Tổng cục Hải
quan về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Quyết định số 2424/QĐ-TCHQ ngày
27/11/2008 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình xét hoàn thuế,
không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và điểm 6 Công văn
1029/TCHQ-TXNK ngày 25/01/2014 của Tổng cục Hải quan.
3. Sửa đổi, bổ sung nội dung thông tin quyết toán (thực
hiện trên Hệ thống e-Customs)
a) Thời gian sửa đổi, bổ sung: trước khi cơ quan Hải
quan kiểm tra, đối chiếu được sửa đổi, bổ sung tất cả các thông tin. Ngoài thời
gian trên việc sửa đổi, bổ sung phải có lý do hợp lý và được cơ quan Hải quan
chấp nhận. Chi cục trưởng quyết định đối với từng trường hợp cụ thể;
b) Công chức được giao nhiệm vụ thực hiện việc quyết
toán lại theo các bước đã được quy định tại điểm 3 khoản IV Phần này.
Phần IV.
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT
Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG
I. Phạm vi áp dụng
Quy trình thủ tục này áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (DNCX) được quy định tại Điều
24, Chương III Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
II. Đối tượng áp dụng
1. Công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan
trên Hệ thống VNACCS; thực hiện đăng ký các danh mục hàng hóa nhập khẩu vào và
xuất khẩu ra DNCX, đăng ký định mức và thanh khoản tờ khai trên Hệ thống
e-Customs tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX; Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục
Hải quan ngoài cửa khẩu có liên quan đến việc làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục hải
quan sắp xếp tổ chức và bố trí nhân sự trong Chi cục cho phù hợp để triển khai
hiệu quả. Quy trình quy định trình tự các việc phải thực hiện và hướng dẫn thêm
một số nghiệp vụ đối với công chức hải quan để thực hiện thủ tục hải quan trên
Hệ thống VNACCS và Hệ thống e-Customs.
Mục 2: QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Tiếp nhận thông tin chuyển
tồn nguyên liệu, vật tư
Đối với hàng hóa sản xuất hàng xuất khẩu, gia công
cho thương nhân nước ngoài của DNCX làm thủ tục hải quan theo mục đích sản xuất,
việc chuyển tồn nguyên liệu, vật tư (NL,VT) được thực hiện trên Hệ thống
e-Customs và xử lý như sau:
1. Đối với DNCX chưa thực hiện quản lý theo phương
thức nhập - xuất - tồn định kỳ
a) Công chức làm công tác thanh khoản hướng dẫn
DNCX tiến hành thanh khoản tất cả các tờ khai nhập khẩu SXXK còn tồn và thanh
khoản các Hợp đồng gia công còn tồn đến thời điểm chuyển tồn; chuyển lượng
nguyên liệu, vật tư còn tồn sang đầu kỳ của kỳ Báo cáo nhập - xuất - tồn đầu
tiên (cột 6, Mẫu số 7 Phụ lục III Thông tư số 22/2014/TT-BTC) và thực hiện quản
lý theo phương thức Báo cáo nhập - xuất - tồn định kỳ cho lần báo cáo quý tiếp
theo. Cách xác định thời điểm chốt tồn như sau:
Ví dụ: Chi cục Hải quan A thực hiện thủ tục hải
quan điện tử theo Thông tư số 22/2014/TT-BTC trên Hệ thống VNACCS vào ngày
10/4/2014.
Vào ngày 10/4/2014, người khai hải quan làm thủ tục
hải quan và thực hiện khai hải quan trên Hệ thống VNACCS. Sau đó, người khai hải
quan tiến hành thanh khoản các tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu của cả 02 loại hình
gia công và sản xuất xuất khẩu còn tồn đến ngày 09/4/2014 để chuyển tồn vào Hệ
thống e-Customs.
b) Việc nộp hồ sơ chuyển lượng nguyên liệu, vật liệu
tồn sau khi thanh khoản tờ khai SXXK, thanh khoản Hợp đồng gia công sang quản
lý theo Báo cáo nhập - xuất - tồn chỉ thực hiện 01 lần trước khi chuyển sang
phương thức quản lý Báo cáo nhập - xuất - tồn;
c) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chuyển tồn
c1) Tiếp nhận hồ sơ chuyển tồn: Công chức làm công
tác thanh khoản tiếp nhận Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của
DNCX chung cho cả 02 loại hình SXXK và GC theo Mẫu số 07/HSBC-CX/2014 Phụ lục
III Thông tư số 22/2014/TT-BTC, ký tên, đóng dấu công chức và trả cho DNCX 01 bản,
lưu cơ quan hải quan 01 bản.
c2) Kiểm tra hồ sơ chuyển tồn
Công chức làm công tác thanh khoản kiểm tra đối chiếu
số liệu tại Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX theo Mẫu số
07/HSBC-CX/2014 Phụ lục III Thông tư số 22/2014/TT-BTC với số liệu tại Bảng
thanh khoản hợp đồng gia công và Báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn đã hoàn
thành thủ tục thanh khoản lưu tại cơ quan hải quan trước khi chuyển tồn và xử
lý như sau:
c2.1) Trường hợp kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, số
liệu khớp đúng, công chức đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt cho DNCX được chuyển
NL, VT tồn bằng văn bản. Sau khi được phê duyệt, công chức hướng dẫn DNCX khai
thông tin chuyển tồn trên Hệ thống e-Customs, kiểm tra cập nhật dữ liệu NL,
VT chuyển tồn vào Hệ thống e-Customs;
c2.2) Trường hợp kiểm tra hồ sơ có sai lệch số liệu
giữa DNCX và cơ quan hải quan, công chức báo cáo Chi cục trưởng có văn bản yêu
cầu DNCX giải trình và xử lý như sau:
- Nếu giải trình hợp lý: thực hiện như điểm c2.1 Bước
này.
- Nếu giải trình không hợp lý, công chức đề nghị
Chi cục trưởng chuyển thông tin cho lực lượng Kiểm tra sau thông quan thực hiện
việc kiểm tra theo quy định. Trường hợp đến kỳ báo cáo quý liền kề mà chưa kiểm
tra sau thông quan xong, công chức tạm thời cập nhật số liệu chuyển tồn theo
khai báo của DNCX vào Hệ thống e-Customs để theo dõi cân đối cho báo cáo quý tiếp
theo. Sau khi có kết quả kiểm tra sau thông quan, thực hiện cập nhật điều chỉnh
số tồn đầu kỳ đúng vào Hệ thống e-Customs.
2. Đối với DNCX đang thực hiện quản lý theo phương
thức nhập - xuất - tồn định kỳ
a) Công chức làm công tác thanh khoản tiếp nhận Báo
cáo nhập - xuất - tồn theo Mẫu số 07/HSBC-CX/2014 Phụ lục III Thông tư số
22/2014/TT-BTC, ký tên, đóng dấu công chức và trả cho DNCX 01 bản, lưu cơ quan
Hải quan 01 bản và xử lý như sau:
a1) Nếu hàng hóa chuyển tồn trên báo cáo phù hợp với
hàng hóa tồn đang theo dõi trên Hệ thống e-Customs và danh mục nguyên liệu, vật
tư đã được đăng ký trên Hệ thống e-Customs (mã nguyên liệu, tên nguyên liệu, mã
HS, đơn vị tính, số lượng) thì số liệu hàng hóa chuyển tồn trên Hệ thống
e-Customs được tiếp tục theo dõi cho kỳ báo cáo sau;
a2) Nếu hàng hóa chuyển tồn không phù hợp với danh
mục nguyên liệu, vật tư đã được đăng ký trên Hệ thống e-Customs thì thông báo
và yêu cầu DNCX thực hiện quy đổi hoặc đăng ký sửa đổi, bổ sung thêm trong danh
mục. Căn cứ dữ liệu thay đổi của DNCX, công chức kiểm tra, trình Chi cục trưởng
xem xét phê duyệt.
a2.1) Nếu được phê duyệt, cập nhật dữ liệu điều chỉnh
vào Hệ thống e-Customs;
a2.2) Nếu không được phê duyệt, chuyển thông tin
cho lực lượng Kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra theo quy định và tạm
thời tiếp tục theo dõi số tồn tại Hệ thống e-Customs.
b) Việc quy đổi phải căn cứ vào thực tế hàng hóa, tờ
khai hải quan, chứng từ thương mại, chứng từ kế toán do DNCX chứng minh, công
chức hải quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, lập Biên bản chứng nhận lưu kèm Báo cáo
nhập - xuất - tồn;
c) Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ chuyển tồn
nguyên liệu, công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ chuyển tồn nếu có cơ sở
nghi vấn việc chuyển tồn nguyên liệu trên Báo cáo nhập - xuất - tồn không đúng
với thực tế thì đề xuất Chi cục trưởng chuyển thông tin cho lực lượng Kiểm tra
sau thông quan thực hiện kiểm tra theo quy định.
II. Thông báo, sửa đổi, bổ
sung Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào DNCX; Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu
ra khỏi DNCX
1. Thời điểm thông báo, sửa đổi, bổ sung Bảng danh
mục hàng hóa nhập khẩu vào DNCX; Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi DNCX
thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 3, Điều 24 Thông tư
số 22/2014/TT-BTC.
Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào DNCX; danh mục hàng
hóa xuất khẩu ra khỏi DNCX do DNCX tự kê khai, đúng với thực tế quản lý và phù
hợp với quy định pháp luật.
2. Thủ tục thông báo, sửa đổi, bổ sung danh mục thực
hiện như hướng dẫn tại điểm b, khoản 3, Điều 24 Thông tư số
22/2014/TT-BTC. Công chức được phân công tiếp nhận danh mục hàng hóa nhập
khẩu vào DNCX; danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi DNCX do DNCX truyền đến trên
Hệ thống, kiểm tra: tên hàng; chủng loại; ký mã hiệu hàng hóa; mã HS; đơn vị
tính và xử lý như sau:
a) Nếu danh mục hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu phù hợp:
công chức được phân công tiếp nhận danh mục cập nhật thông tin vào Hệ thống và
thông tin phản hồi cho DNCX biết;
b) Nếu danh mục hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu không
phù hợp: công chức được phân công tiếp nhận danh mục từ chối thông tin và phản
hồi thông tin từ chối cho DNCX biết để khai sửa đổi, bổ sung.
3. Trường hợp giữa DNCX và công chức hải quan tiếp
nhận danh mục chưa thống nhất được nội dung các tiêu chí khai báo trong danh mục
thì công chức hải quan làm nhiệm vụ tiếp nhận danh mục có trách nhiệm báo cáo
Chi cục trưởng. Chi cục trưởng là người đưa ra quyết định chấp nhận theo thông
báo danh mục của DNCX hoặc yêu cầu DNCX điều chỉnh đúng quy định.
4. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào DNCX; danh mục
hàng hóa xuất khẩu ra khỏi DNCX của kỳ báo cáo trước nếu không thay đổi sẽ được
sử dụng cho kỳ Báo cáo kế tiếp.
5. Nếu kỳ Báo cáo sau có phát sinh thêm hàng hóa nhập
khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu mới thì DNCX phải khai bổ sung hàng hóa đó vào
danh mục.
III. Thủ tục tiếp nhận thông
báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức.
1. Thời điểm thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức
được quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 24 Thông tư
22/2014/TT-BTC.
2. Thủ tục thông báo, sửa đổi, bổ sung định mức được
quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 24 Thông tư 22/2014/TT-BTC.
a) Việc tiếp nhận thông báo, điều chỉnh, kiểm tra định
mức của DNCX được thực hiện như quy định đối với thủ tục tiếp nhận thông báo,
điều chỉnh, kiểm tra định mức của hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài
quy định tại điểm III, Mục 2, Phần II Quyết định này.
b) Tại thời điểm tiếp nhận định mức, nếu công chức
tiếp nhận định mức phát hiện DNCX khai báo định mức không đúng thì lập biên bản
xử phạt và chuyển công chức làm công tác xử lý theo quy định.
IV. Thủ tục hải quan đối với
hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất
khẩu của DNCX được thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 24
Thông tư số 22/2014/TT-BTC; quy trình đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
theo hợp đồng mua bán. Ngoài ra hướng dẫn thực hiện kiểm tra thêm các nội dung
như sau:
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào DNCX (nhập khẩu từ
nước ngoài, từ DNCX khác, mua từ nội địa, nhập khẩu tại chỗ)
a) Đối với hàng hóa nhập để sản xuất hàng xuất khẩu,
gia công hàng xuất khẩu theo mục đích sản xuất.
Trường hợp tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện
kiểm tra thêm các nội dung sau:
a1) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về mã và tên gọi
nguyên liệu, vật tư khai báo trên tờ khai tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” với mã
và tên gọi nguyên liệu, vật tư đã đăng ký trên Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu
vào doanh nghiệp chế xuất tại Hệ thống e-Customs;
a2) Kiểm tra thông tin khai mã miễn/giảm/không chịu
thuế trên tờ khai.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng, chế tạo
và lắp đặt thiết bị tạo tài sản cố định cho nhà máy sản xuất của DNCX
Trường hợp tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện
kiểm tra thêm các nội dung sau:
b1) Kiểm tra thông tin khai mã miễn/ giảm/ không chịu
thuế nhập khẩu, mã không chịu thuế GTGT trên tờ khai như điểm a2 trên;
b2) Kiểm tra thông tin khai mã số danh mục miễn thuế
và số thứ tự dòng hàng danh mục miễn thuế trên tờ khai.
c) Đối với hàng hóa nhập khẩu khác
Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện
kiểm tra thêm thông tin khai mã miễn/ giảm/ không chịu thuế nhập khẩu, mã không
chịu thuế GTGT trên tờ khai như điểm a1.2 trên.
2. Đối với hàng hóa của DNCX xuất khẩu ra nước
ngoài, xuất bán vào nội địa, xuất bán cho DNCX khác
a) Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất xuất khẩu (bao
gồm cả trường hợp XNK tại chỗ); nguyên liệu, vật tư tái xuất.
a1) Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực
hiện kiểm tra thêm các nội dung sau:
a1.1) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về mã và tên gọi
sản phẩm xuất khẩu khai báo trên tờ khai tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” với mã
và tên gọi sản phẩm đã đăng ký trên Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi
doanh nghiệp chế xuất tại Hệ thống e-Customs;
a1.2) Kiểm tra thông tin khai mã không chịu thuế
thuế xuất khẩu (chọn mã XNK31).
a2) Đối với sản phẩm xuất khẩu, kiểm tra việc thông
báo định mức. Trường hợp người khai hải quan chưa thông báo định mức sản phẩm
xuất khẩu thì yêu cầu người khai hải quan thực hiện thông báo định mức và làm
tiếp thủ tục thông quan cho lô hàng theo quy định.
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu khác
Đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ thì thực hiện
kiểm tra thêm thông tin khai mã miễn/ giảm/ không chịu thuế xuất khẩu (chọn mã
XNK31).
3. Đối với hàng hóa gia công giữa DNCX với nội địa,
giữa DNCX với DNCX khác
a) Đối với hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa
gia công hoặc DNCX này thuê DNCX khác gia công: Doanh nghiệp nội địa hoặc DNCX
nhận gia công làm thủ tục hải quan như quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với
hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài hướng dẫn tại Mục 2 Phần II quy
trình này.
b) Đối với hàng hóa do DNCX nhận gia công cho doanh
nghiệp nội địa: Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt
gia công hàng hóa ở nước ngoài.
V. Kiểm tra Báo cáo đối với
hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX
1. Kiểm tra Thông tin nhập - xuất - tồn nguyên liệu,
vật tư của DNCX (theo mục đích sản xuất)
Báo cáo thông tin nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật
tư của DNCX thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 24 Thông
tư số 22/2014/TT-BTC. Ngoài ra hướng dẫn thêm các nội dung sau:
a) Hướng dẫn cách thức lập báo cáo thanh khoản
a1) Số liệu tồn tại thời điểm báo cáo của một mã
hàng hóa được xác định bằng: Lượng NL, VT tồn đầu kỳ (lượng NL, VT tồn cuối kỳ
trước liền kề) (+) Lượng NL, VT phát sinh nhập trong kỳ (-) Lượng NL, VT xuất
trong kỳ của chính mã hàng hóa đó;
a2) Đối với hàng hóa là sản phẩm, bán thành phẩm
thì Hệ thống tự quy đổi theo định mức của mã hàng hóa sử dụng mà doanh nghiệp
đã khai báo với cơ quan hải quan;
a3) Đối với hàng hóa khai theo mục đích sản xuất,
nhưng khi xuất ra khỏi DNCX không phải mở tờ khai, nếu có nghi vấn, công chức
yêu cầu DNCX giải trình hoặc yêu cầu xuất trình chứng từ để kiểm tra xác minh;
a4) Số liệu DNCX khai báo với hải quan phải đúng với
thực tế tồn kho của DNCX. Trường hợp có chênh lệch thể hiện trên báo cáo của
DNCX, công chức kiểm tra hồ sơ thanh khoản yêu cầu DNCX giải trình và đề xuất xử
lý.
a5) Các loại chứng từ dùng để cân đối số liệu bao gồm:
a5.1) Nhập trong kỳ: dùng các chứng từ là tờ khai
nhập khẩu;
a5.2) Xuất trong kỳ: dùng các chứng từ là tờ khai
xuất sản phẩm; tờ khai tái xuất nguyên liệu, vật tư.
Riêng đối với các trường hợp xuất khác mà theo quy
định không phải mở tờ khai hải quan, Hệ thống sẽ tự động cập nhật số liệu khai
báo của DNCX tại Báo cáo nhập - xuất - tồn của DNCX để chuyển sang Báo cáo nhập
- xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX tại Hệ thống e-Customs. Trường hợp công
chức có nghi vấn, yêu cầu DNCX có giải trình đối với trường hợp này và báo cáo
trình Chi cục trưởng xem xét.
a6) Số liệu báo cáo trong kỳ được tính cho tất cả
các tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu (theo ngày Hệ thống chấp nhận thông tin khai hải
quan tại nghiệp vụ IDC) và các chứng từ khác phát sinh trong kỳ (đối với các
trường hợp DNCX được phép không phải mở tờ khai hải quan xuất khẩu).
Ví dụ: số liệu báo cáo quý I thì số liệu cân đối
báo cáo được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 31/3. Quý II là từ ngày 01/4 đến 30/6
...
a7) Công chức làm công tác thanh khoản khi kiểm tra
thông tin sơ bộ yêu cầu thanh khoản tại Bước 2 lưu ý kiểm tra thông tin khai về
quý và năm thanh khoản tại Mẫu số 23 “Thông tin đề nghị thanh khoản của DNCX”
Phụ lục II - Chỉ tiêu thông tin Hên quan đến thủ tục hải quan điện tử đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BTC);
b) Các bước kiểm tra
Chi cục trưởng chịu trách nhiệm phân công công chức
kiểm tra hồ sơ thanh khoản của DNCX, đảm bảo tổng thời gian kiểm tra một hồ sơ
thanh khoản tại các Bước không quá 30 ngày.
b1) Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu thanh khoản
điện tử trên Hệ thống (thực hiện trên Hệ thống e-Customs).
Hệ thống e-Customs tiếp nhận thông tin yêu cầu
thanh khoản điện tử của người khai hải quan, tự động kiểm tra sự phù hợp với
chuẩn dữ liệu, các chỉ tiêu thông tin khai báo theo quy định của yêu cầu thanh
khoản và xử lý như sau:
b1.1) Nếu thông tin hợp lệ thì Hệ thống cấp số tiếp
nhận yêu cầu thanh khoản và chuyển sang thực hiện Bước 2;
b1.2) Nếu thông tin không hợp lệ thì Hệ thống tự động
từ chối và phản hồi thông tin cho người khai hải quan biết để sửa đổi, bổ sung.
b2) Bước 2: Kiểm tra yêu cầu thanh khoản
Công chức hải quan làm công tác thanh khoản căn cứ
thông tin thanh khoản của người khai hải quan, kiểm tra, đối chiếu với các
thông tin quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 24 Thông tư số
22/2014/TT-BTC. Ngoài ra kiểm tra thêm các nội dung sau:
b2.1) Kiểm tra sơ bộ yêu cầu thanh khoản
- Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của bộ hồ
sơ thanh khoản điện tử do người khai hải quan khai trên Hệ thống;
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu tờ khai, định mức cập
nhật vào Hệ thống e-Customs phải đảm bảo đầy đủ, chính xác.
b2.2) Xử lý kết quả kiểm tra sơ bộ
- Nếu chấp nhận thông tin yêu cầu thanh khoản của
người khai hải quan, cập nhật nội dung chấp nhận vào Hệ thống và phản hồi thông
tin cho DNCX. Hệ thống tự động cân đối số liệu thanh khoản và chuyển sang điểm
b2.3 Bước này;
- Nếu không chấp nhận thông tin yêu cầu thanh khoản
của DNCX, công chức cập nhật nội dung, lý do từ chối vào Hệ thống và phản hồi
thông tin cho DNCX biết để sửa đổi, bổ sung.
b2.3) Kiểm tra yêu cầu thanh khoản - đối chiếu dữ
liệu
Hệ thống tự động liên kết số liệu tại Báo cáo tổng
hợp nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX truyền đến với kết quả thanh
khoản tự động trên Hệ thống e-Customs và cho kết quả đối chiếu. Căn cứ kết quả
đối chiếu của Hệ thống, công chức xử lý như sau:
- Trường hợp Hệ thống cho kết quả đối chiếu số liệu
giữa Hệ thống e-Customs và của DNCX là trùng khớp, công chức cập nhật hoàn
thành kết quả kiểm tra trên Hệ thống, trình Chi cục trưởng phê duyệt xác nhận
hoàn thành thanh khoản, chuyển Bước 4.
- Trường hợp Hệ thống cho kết quả đối chiếu số liệu
giữa Hệ thống e-Customs và của DNCX có sai lệch, công chức đề xuất yêu cầu DNCX
giải trình hoặc yêu cầu xuất trình các chứng từ (tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu,
định mức, các bảng kê chi tiết cân đối về lượng của mã nguyên liệu, vật tư có
sai lệch) trên Hệ thống trình Chi cục trưởng xem xét.
+ Nếu Chi cục trưởng chấp nhận, Hệ thống sẽ gửi yêu
cầu để DNCX giải trình hoặc bổ sung hồ sơ giấy, chuyển Bước 3.
+ Nếu Chi cục trưởng không chấp nhận đề nghị kiểm
tra hồ sơ giấy của công chức, phê duyệt xác nhận hoàn thành thanh khoản, công
chức cập nhật thông tin vào Hệ thống và thông báo đến DNCX biết, chuyển Bước 4.
c) Bước 3: Kiểm tra hồ sơ giấy
c1) Căn cứ giải trình của DNCX bằng hồ sơ giấy,
công chức kiểm tra theo quy định, trong đó lưu ý tập trung một số nội dung như
sau:
c1.1) Kiểm tra chi tiết các mã nguyên liệu, vật tư
có chênh lệch do Hệ thống e-Customs kết xuất: thông tin chi tiết về số lượng nhập
khẩu, số lượng xuất khẩu đưa vào thanh khoản;
c1.2) Kiểm tra chi tiết định mức trên Hệ thống
e-Customs với chi tiết trên bảng kê chi tiết cân đối do DNCX giải trình;
c1.3) Kiểm tra chi tiết số liệu khai báo của DNCX tại
phần xuất khác.
c2) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số
liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan phù hợp, không có dấu hiệu
nghi vấn thì chấp nhận yêu cầu thanh khoản, chuyển sang Bước 4;
c3) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số
liệu yêu cầu thanh khoản của người khai hải quan không phù hợp (giữa số liệu
trên hồ sơ giấy và số liệu trên Hệ thống) hoặc có chênh lệch với dữ liệu trên Hệ
thống e-Customs thì yêu cầu người khai hải quan giải trình làm rõ và/hoặc khai
bổ sung, sửa đổi để xử lý phần chênh lệch theo quy định và xử lý như sau:
c3.1) Trường hợp số liệu sai lệch là đo làm tròn số
lẻ giữa DNCX và Hệ thống e-Customs hoặc giải trình của DNCX đúng quy định, công
chức kiểm tra báo cáo trình Chi cục trưởng phê duyệt bằng văn bản, cập nhật số
liệu điều chỉnh chênh lệch trên Hệ thống và đồng bộ dữ liệu với DNCX, chuyển Bước
4.
c3.2) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định số
liệu yêu cầu thanh khoản của DNCX có dấu hiệu nghi vấn, cần thiết phải kiểm tra
để phát hiện vi phạm thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan để thực
hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định, chuyển Bước 4.
d) Bước 4: Xác nhận hoàn thành thanh khoản
Công chức kiểm tra hồ sơ thanh khoản thực hiện đối
chiếu dữ liệu thanh khoản và xử lý trên Hệ thống như sau:
d1) Nếu kết quả đối chiếu dữ liệu thanh khoản giữa
thông tin khai báo của DNCX và thông tin thanh khoản trên Hệ thống e-Customs
phù hợp thì chấp nhận kết quả thanh khoản, nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống
(hồ sơ chuyển sang trạng thái "Đã thanh khoản”).
Trường hợp có kiểm tra hồ sơ thanh khoản bản giấy
thì thực hiện việc xác nhận trên hồ sơ giấy và lưu trữ theo quy định hiện hành.
d2) Nếu kết quả đối chiếu dữ liệu thanh khoản giữa
thông tin khai báo của DNCX và thông tin thanh khoản trên Hệ thống e-Customs
không phù hợp thì nhập nội dung ghi nhận vào Hệ thống (bao gồm "Thông tin
gửi Doanh nghiệp" và "Ghi nhận của Hải quan") và chuyển hồ sơ về
khâu kiểm tra hồ sơ (Bước 3); thực hiện các nội dung liên quan theo trình tự tại
các bước nêu trên để thanh khoản hồ sơ theo quy định.
2. Kiểm tra Báo cáo quyết toán đối với hàng hóa nhập
khẩu để xây dựng công trình
a) Tiếp nhận báo cáo
a1) Công chức làm công tác thanh khoản tiếp nhận
Báo cáo quyết toán đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng công trình; ký tên,
đóng dấu công chức tiếp nhận, ghi rõ ngày tháng năm tiếp nhận trên báo cáo và
giao cho người khai hải quan 01 bản; 01 bản lưu hải quan;
a2) Việc tiếp nhận hồ sơ quyết toán thực hiện theo
quy định tại Khoản 8 Điều 24 Thông tư số 22/2014/TT-BTC.
b) Kiểm tra báo cáo
Công chức hải quan làm công tác thanh khoản căn cứ
hồ sơ báo cáo của DNCX, thực hiện thống kê số liệu nhập khẩu trên Hệ thống e-Customs,
đối chiếu kiểm tra và xử lý như sau:
b1) Trường hợp kết quả kiểm tra số liệu theo khai
báo của DNCX với số liệu theo dõi trên Hệ thống e-Customs khớp đúng về số liệu
nhập khẩu, chưa phát hiện nghi vấn sai phạm về hàng sử dụng, công chức hải quan
làm công tác thanh khoản đề xuất chấp nhận hồ sơ báo cáo của DNCX, trình Chi cục
trưởng. Sau khi được phê duyệt, công chức thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản
cho DNCX;
b2) Trường hợp kết quả kiểm tra số liệu phát hiện
sai lệch về số liệu hoặc phát hiện có dấu hiệu nghi vấn về hàng hóa sử dụng thì
công chức đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt bằng văn bản, chuyển thông tin cho
Chi cục Hải quan kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra theo quy định.
c) Căn cứ vào tình hình hàng hóa nhập khẩu đưa vào
sử dụng, hàng hóa tồn và đề nghị phương án xử lý hàng hóa nhập khẩu còn tồn sau
khi xây dựng công trình của DNCX, hướng dẫn DNCX thực hiện theo các hình thức
như: khai tờ khai tái xuất, khai tờ khai nhập tiêu dùng, làm thủ tục tiêu hủy...
và thực hiện thu thuế (nếu có).
d) Chi cục trưởng chịu trách nhiệm phân công công
chức kiểm tra hồ sơ quyết toán của DNCX, đảm bảo tổng thời gian kiểm tra một hồ
sơ quyết toán không quá 30 ngày.
3. Kiểm tra Báo cáo tổng hợp số lượng hàng hóa tiêu
dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa của DNCX
a) Tiếp nhận báo cáo
a1) Công chức làm công tác thanh khoản tiếp nhận
Báo cáo tổng hợp hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa của DNCX;
ký tên, đóng dấu công chức tiếp nhận, ghi rõ ngày tháng năm tiếp nhận trên báo
cáo và giao cho người khai hải quan 01 bản; 01 bản lưu hải quan;
a2) Việc tiếp nhận hồ sơ quyết toán thực hiện theo
quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 24 Thông tư số 22/2014/TT-BTC.
b) Kiểm tra báo cáo
Công chức hải quan làm công tác thanh khoản căn cứ
hồ sơ báo cáo của DNCX, thực hiện thống kê số liệu hàng tiêu dùng nhập khẩu và
mua từ nội địa trên Hệ thống e-Customs, đối chiếu với số liệu do DNCX báo cáo đến
và kiểm tra theo các nội dung sau:
b1) Kiểm tra, đối chiếu tính đầy đủ, sự phù hợp về
số lượng DNCX báo cáo với số liệu theo dõi trên Hệ thống của cơ quan hải quan;
b2) Kiểm tra tập trung đối với các mặt hàng có phát
sinh tăng trong kỳ với số lượng lớn, trị giá cao. Đối chiếu hàng hóa tiêu dùng
do DNCX nhập khẩu để xác định sự phù hợp với mục tiêu hoạt động ghi trên Giấy
chứng nhận đầu tư, phù hợp với công suất hoạt động của DNCX;
b3) Kiểm tra những nguyên liệu, vật tư phục vụ sản
xuất, có thể xây dựng định mức và báo cáo nhập - xuất - tồn, nhưng DNCX khai
báo theo mục đích tiêu dùng.
c) Xử lý kết quả kiểm tra báo cáo
c1) Nếu số liệu báo cáo đầy đủ, phù hợp, không có
thông tin nghi vấn, công chức hải quan làm công tác thanh khoản đề xuất chấp nhận
hồ sơ báo cáo của DNCX, trình Chi cục trưởng. Sau khi được phê duyệt, công chức
lưu hồ sơ;
c2) Nếu số liệu báo cáo sai lệch hoặc phát hiện có
dấu hiệu nghi vấn gian lận thương mại như: hàng tiêu dùng nhập khẩu nhiều hơn
công suất hoạt động của DNCX, hàng tiêu dùng nhập khẩu không phục vụ đúng mục
tiêu hoạt động như đã đăng ký hoặc hàng hóa phục vụ sản xuất đưa vào định mức được
nhưng doanh nghiệp không khai báo theo mục đích sản xuất…, công chức thanh khoản
đề xuất kiểm tra hồ sơ trình Chi cục trưởng phê duyệt và có công văn gửi DNCX để
giải trình.
c2.1) Nếu giải trình của DNCX hợp lệ, công chức có
báo cáo trình Chi cục trưởng phê duyệt. Trên cơ sở phê duyệt, công chức thông
báo cho DNCX biết và lưu hồ sơ theo quy định;
c2.2) Nếu giải trình chưa hợp lệ, công chức báo cáo
Chi cục trưởng thông báo cho DNCX biết; đồng thời chuyển thông tin cho Chi cục
Hải quan kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra theo quy định.
d) Chi cục trưởng chịu trách nhiệm phân công công
chức kiểm tra hồ sơ báo cáo của DNCX, đảm bảo tổng thời gian kiểm tra một hồ sơ
báo cáo không quá 30 ngày.
Phần V.
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỘC TRƯỜNG HỢP ĐĂNG KÝ
DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU MIỄN THUẾ
1. Thủ tục kiểm tra, đăng ký Danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu miễn thuế (sau đây gọi là Danh mục miễn thuế)
a) Trách nhiệm của Cục trưởng: lựa chọn và giao cho
một đơn vị có đủ khả năng thực hiện đăng ký Danh mục miễn thuế;
b) Trách nhiệm của đơn vị đăng ký Danh mục miễn thuế
b1) Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị:
b1.1) Phân công công chức tiếp nhận, kiểm tra, xử
lý hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế trên cơ sở công văn, hồ sơ đề nghị của người
khai Danh mục miễn thuế;
b1.2) Căn cứ đề xuất của công chức tiếp nhận, kiểm
tra Danh mục miễn thuế, phê duyệt kết quả xử lý đối với Danh mục miễn thuế.
b2) Trách nhiệm của công chức:
b2.1) Đăng ký Danh mục miễn thuế
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, cấp mã số quản lý
chung, kiểm tra, xử lý hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế theo quy định tại Điều 101 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Mã số quản lý chung được cấp
theo cấu trúc: Mã đơn vị đăng ký Danh mục miễn thuế-Năm đăng ký Danh mục miễn
thuế-Số thứ tự (Ví dụ: 34CC-2014-0001). Trường hợp không chấp nhận Danh mục miễn
thuế, mã số quản lý chung được cấp theo cấu trúc: Mã đơn vị đăng ký Danh mục miễn
thuế-Năm đăng ký Danh mục-0000 (Ví dụ: 34CC-2014-0000);
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề xuất bằng văn bản
kết quả xử lý Danh mục miễn thuế gửi Thủ trưởng đơn vị phê duyệt;
- Sau khi Thủ trưởng đơn vị phê duyệt kết quả xử lý
đối với Danh mục miễn thuế, công chức hải quan sử dụng nghiệp vụ CTL để thông
báo kết quả xử lý đến người khai Danh mục miễn thuế tại chỉ tiêu “Phân loại cấp
phép” một trong những trường hợp sau:
+ Chấp nhận đăng ký Danh mục miễn thuế (mã A);
+ Không chấp nhận đăng ký Danh mục miễn thuế (mã
N);
+ Chỉ dẫn sửa đổi, bổ sung Danh mục miễn thuế (mã
I).
Trường hợp có chỉ dẫn sửa đổi, bổ sung, sau khi người
khai hải quan sửa đổi, bổ sung việc đăng ký Danh mục miễn thuế, công chức hải
quan thực hiện tuần tự các bước như đăng ký Danh mục.
b2.2) Tạm dừng Danh mục miễn thuế
- Đề xuất Thủ trưởng đơn vị phê duyệt tạm dừng Danh
mục miễn thuế. Các trường hợp tạm dừng Danh mục miễn thuế theo quy định hiện
hành;
- Sau khi Thủ trưởng đơn vị phê duyệt tạm dừng Danh
mục miễn thuế, công chức hải quan sử dụng nghiệp vụ CTL để thông báo kết quả xử
lý đến người khai hải quan tại chỉ tiêu “Phân loại cấp phép” (nhập mã P: Tạm dừng).
b2.3) Hủy bỏ Danh mục miễn thuế
- Trường hợp Hệ thống tự động trừ lùi hết số lượng
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Danh mục miễn thuế đã được đăng ký, trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày trừ lùi hết số lượng, cơ quan Hải quan nơi đăng ký Danh
mục miễn thuế có trách nhiệm đối chiếu cùng người khai hải quan quyết toán Danh
mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế để xác định số lượng hàng hóa
thực tế nhập khẩu theo Danh mục miễn thuế đã đăng ký, lịch sử trừ lùi..., sao
lưu dữ liệu Danh mục miễn thuế ra ngoài Hệ thống và thực hiện xóa Danh mục miễn
thuế trên Hệ thống bằng nghiệp vụ CTL, tại chỉ tiêu “Phân loại cấp phép” (nhập
mã C: Hủy bỏ).
- Trường hợp khác:
+ Đề xuất Thủ trưởng đơn vị phê duyệt hủy bỏ Danh mục
miễn thuế. Các trường hợp hủy Danh mục miễn thuế theo quy định hiện hành;
+ Sau khi Thủ trưởng đơn vị phê duyệt hủy bỏ Danh mục
miễn thuế, công chức hải quan thực hiện sao lưu dữ liệu Danh mục miễn thuế ra
ngoài Hệ thống và thực hiện xóa Danh mục miễn thuế trên Hệ thống bằng nghiệp vụ
CTL, tại chỉ tiêu “Phân loại cấp phép” (nhập mã C: Hủy bỏ).
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thuộc trường hợp phải đăng ký Danh mục miễn thuế thực hiện theo quy định đối
với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
a) Khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã đăng ký
Danh mục miễn thuế trên Hệ thống VNACCS, hệ thống tự động trừ lùi số lượng trên
cơ sở số lượng miễn thuế/số lượng miễn thuế còn lại đã được đăng ký trên Hệ thống;
b) Trường hợp quy định vừa trừ
lùi trị giá, vừa trừ lùi số lượng trên Danh mục miễn thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu miễn thuế thì không thực hiện đăng ký Danh mục miễn thuế trên Hệ
thống VNACCS.
3. Đối với trường hợp người khai hải quan đã đăng
ký Danh mục miễn thuế trước khi triển khai thực hiện Hệ thống VNACCS nhưng nhập
khẩu chưa hết nay tiếp tục nhập khẩu và khai báo tờ khai trên Hệ thống VNACCS
thì xử lý theo một trong những cách sau:
a) Người khai hải quan khai báo tờ khai nhập khẩu
trên Hệ thống VNACCS và xuất trình Phiếu theo dõi trừ lùi cho cơ quan Hải quan
để tiếp tục trừ lùi số lượng hàng hóa còn lại;
b) Cơ quan Hải quan cùng với người khai hải quan đối
chiếu, quyết toán Danh mục miễn thuế đã được cấp, sau đó hướng dẫn người khai hải
quan đăng ký Danh mục miễn thuế cho số lượng hàng hóa còn lại trên Hệ thống (thủ
tục đăng ký thực hiện theo quy định tại điểm b2.1 khoản 1 Phần V Quyết định
này) và thực hiện khai báo tờ khai trên Hệ thống.
Phần VI
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP - TÁI XUẤT
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh
doanh tạm nhập - tái xuất thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
theo hợp đồng mua bán quy định tại Phần I Quyết định này. Việc khai báo tờ khai
vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 1
Phần VIII Quyết định này. Ngoài ra, bổ sung một số nội dung sau:
1. Thủ tục tạm nhập
Trong trường hợp phải kiểm tra hồ sơ (luồng vàng và
luồng đỏ), công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện thêm những công việc sau đây:
a) Kiểm tra, đối chiếu hợp đồng xuất khẩu với bộ hồ
sơ tạm nhập; ghi rõ số tờ khai tạm nhập, ký tên, đóng dấu công chức trên hợp đồng
xuất khẩu và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất.
b) Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập,
công chức hải quan thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa hàng
hóa tạm nhập và thực hiện bàn giao cho Chi cục Hải quan nơi có các địa điểm lưu
giữ hàng hóa theo quy định. Trường hợp thương nhân làm thủ tục tái xuất đồng thời
với thủ tục tạm nhập thì việc niêm phong hải quan được thực hiện sau khi hoàn
thành thủ tục hải quan tái xuất.
2. Thủ tục tái xuất
Trong trường hợp phải kiểm tra hồ sơ (luồng vàng và
luồng đỏ), công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện thêm những công việc sau đây:
a) Kiểm tra thời hạn hàng hóa lưu giữ tại Việt Nam,
trường hợp quá thời hạn thì xử lý theo quy định;
b) Kiểm tra số tờ khai tạm nhập tại tiêu chí “Số tờ
khai tạm nhập tái xuất tương ứng” trên Hệ thống;
c) Kiểm tra Số thứ tự dòng hàng trên tờ khai tạm nhập
tái xuất tương ứng;
d) Đối chiếu nội dung khai trên tờ khai tái xuất với
tờ khai tạm nhập tương ứng;
3. Theo dõi hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
a) Hàng ngày, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai
tạm nhập tái xuất thực hiện kiểm tra, rà soát tình trạng các lô hàng tạm nhập
tái xuất quá thời hạn chưa làm thủ tục tái xuất (sử dụng nghiệp vụ ITI);
b) Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai tái xuất theo
dõi các lô hàng đã làm thủ tục tái xuất nhưng chưa qua khu vực giám sát hải
quan tại cửa khẩu xuất (sử dụng nghiệp vụ ITF), ngay sau khi quá thời hạn đăng
ký vận chuyển của người khai hải quan và đã được cơ quan hải quan chấp nhận mà
chưa có thông tin xác nhận hàng đã vận chuyển đến điểm đích của Chi cục hải
quan cửa khẩu tái xuất thì hai bên phối hợp trao đổi thông tin để xác nhận về
tình trạng của lô hàng hoặc thực hiện các biện pháp truy tìm theo quy định.
4. Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa: thực hiện theo
quy định tại khoản 5 Điều 41 Thông tư 128/2013/TT-BTC.
5. Quản lý, giám sát hải quan
a) Gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất:
- Công chức hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập tiếp
nhận công văn, hồ sơ đề nghị gia hạn của thương nhân, kiểm tra lý do đề nghị
gia hạn; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với hồ sơ đề nghị và đề xuất
Chi cục trưởng phê duyệt;
- Cập nhật kết quả phê duyệt của Chi cục trưởng vào
Hệ thống bằng nghiệp vụ CTI;
- Lưu hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian tạm nhập tái
xuất có xác nhận của Chi cục trưởng vào hồ sơ hàng tạm nhập.
b) Giám sát hải quan: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Thông tư 128/2014/TT-BTC.
Phần VII
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHỖ
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu tại chỗ thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp
đồng mua bán quy định tại Phần I Quyết định này.
Việc theo dõi, giám sát hàng hóa vận chuyển kết hợp
thực hiện theo Mục 2 Phần VIII Quyết định này.
Ngoài ra, công chức kiểm tra hồ sơ kiểm tra một số
nội dung sau:
1. Đối với Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu
a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra
hàng hóa theo kết quả phân luồng của Hệ thống;
b) Kiểm tra việc khai báo hợp đồng mua bán hàng hóa
và bên chỉ định giao hàng tại Việt Nam trong tiêu chí “Phần ghi chú”;
c) Kiểm tra thông tin về “Địa điểm đích cho vận
chuyển bảo thuế” phải thuộc sự quản lý của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập
khẩu tại chỗ;
d) Đăng ký thông tin khởi hành vận chuyển của hàng
hóa (BOA) và theo dõi tình trạng vận chuyển quy định tại Mục 2 Phần VIII Quy
trình này.
2. Đối với Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu
a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra
hàng hóa theo kết quả phân luồng của Hệ thống;
b) Kiểm tra việc khai báo hợp đồng mua bán hàng hóa
và bên chỉ định nhận hàng tại Việt Nam trong tiêu chí “Phần ghi chú”;
c) Thông báo bằng văn bản về việc hoàn thành thủ tục
nhập khẩu tại chỗ (theo mẫu số 29/TBXNKTC/2013 Phụ lục III Thông tư
128/2013/TT-BTC) cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập tại chỗ để
theo dõi: 01 bản chính; và gửi cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ: 01 bản
chính;
d) Đăng ký thông báo đến đích của hàng hóa (BIA) và
theo dõi tình trạng vận chuyển quy định tại Mục 2 Phần VIII Quy trình này.
Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và doanh
nghiệp nhập khẩu tại chỗ đều làm thủ tục tại một Chi cục Hải quan, thì công chức
Chi cục Hải quan này thực hiện quy trình thủ tục hải quan cho cả phần hải quan
làm thủ tục xuất khẩu và hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
Phần VIII.
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN CHỊU SỰ GIÁM SÁT HẢI QUAN
Mục 1: HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN CHỊU
SỰ GIÁM SÁT HẢI QUAN KHAI VẬN CHUYỂN ĐỘC LẬP
I. Trách nhiệm của Chi cục Hải
quan nơi hàng hóa vận chuyển đi
1. Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng
tờ khai vận chuyển hàng hóa
Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu
có), cấp số và phân luồng tờ khai vận chuyển hàng hóa. Trường hợp luồng 1 -
xanh, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước 4 của Quy trình; trường hợp luồng
2 - vàng, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước 2 của Quy trình.
2. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vận chuyển (đối với luồng
vàng)
a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng
a1) Phân công cho công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ
trên Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai vận chuyển ICE bằng nghiệp vụ
CES;
a2) Phê duyệt cho phép đăng ký tờ khai vận chuyển/tờ
khai vận chuyển sửa đổi, bổ sung/hủy tờ khai vận chuyển; Chỉ đạo các nội dung
công chức cần kiểm tra (nếu có) tại Màn hình phân công cán bộ kiểm tra CES; việc
chỉ đạo phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Nội dung giao việc”.
b) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm
tra hồ sơ
Thực hiện việc kiểm tra hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Thông tư 22/2014/TT-BTC (tham chiếu thông tin
tờ khai bằng nghiệp vụ ITF), thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng (nếu
có) thông qua Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai vận chuyển ICE và xử lý
kết quả kiểm tra như sau:
b1) Nếu kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa không đủ
điều kiện được phép vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, công chức thông báo
cho người khai hải quan thông quan nghiệp vụ CET (mã X);
b2) Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện khai không đầy đủ
hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và
thông tin khai, công chức kiểm tra hồ sơ, công chức thông báo cho người khai hải
quan khai sửa đổi, bổ sung (nếu có) bằng nghiệp vụ CET (mã C). Sau khi nhận được
thông tin khai sửa đổi bổ sung, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện tiếp thủ tục
theo quy định;
b3) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, công chức phê duyệt
thông quan/phê duyệt tờ khai vận chuyển xin hủy thông qua nghiệp vụ CET (mã A).
3. Bước 3: Xác nhận thông quan tờ khai vận chuyển
(phê duyệt vận chuyển)
Trên cơ sở thông tin xác nhận đã hoàn thành kiểm
tra hồ sơ, Hệ thống tự động gửi Thông tin phê duyệt khai báo vận chuyển cho người
khai hải quan và chuyển tờ khai sang Bước 4.
Công chức được giao nhiệm vụ xác nhận thông quan tờ
khai vận chuyển tiến hành in Thông tin phê duyệt khai báo vận chuyển được tự động
gửi về Hệ thống Hải quan (mã VAS5050); đóng dấu xác nhận theo mẫu số 5 Phụ lục
kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải
của trang đầu tiên Thông tin phê duyệt khai báo vận chuyển in giao cho người
khai hải quan.
4. Bước 4: Quản lý hàng hóa qua
khu vực giám sát hải quan
a) Việc giám sát hàng hóa vận chuyển chịu sự giám
sát hải quan ra, vào khu vực giám sát hải quan được thực hiện thông qua Hệ thống
VNACCS tại Văn phòng Đội giám sát và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát thuộc
Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi.
a1) Trách nhiệm của Văn phòng Đội giám sát
a1.1) Nội dung kiểm tra: Tiếp nhận, kiểm tra các chứng
từ người khai hải quan phải xuất trình theo đúng quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 31 Thông tư 22/2014/TT-BTC và các cảnh báo của Hệ thống;
a1.2) Xử lý kết quả kiểm tra:
- Nếu kiểm tra phát hiện thông tin khai báo không đầy
đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc diện phải nộp, xuất
trình, công chức giám sát tùy theo từng trường hợp hướng dẫn người khai hải
quan điều chỉnh, bổ sung hoặc xử lý theo quy định.
- Nếu kết quả kiểm tra phù hợp:
+ Đối với Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển
phân luồng xanh, công chức giám sát tiến hành in Thông báo phê duyệt khai báo vận
chuyển bằng lệnh ROT - mã VAS5040; đóng dấu xác nhận theo mẫu số 5 Phụ lục kèm
theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của
trang đầu tiên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển giao người khai hải
quan.
+ Yêu cầu người khai hải quan xuất trình hàng hóa để
thực hiện niêm phong hải quan. Trường hợp không thể niêm phong thì lập biên bản
chứng nhận mô tả chi tiết nguyên trạng hàng hóa vận chuyển hàng hóa chịu sự
giám sát hải quan và cho vào hồ sơ niêm phong hải quan.
+ Giao hàng hóa, kèm hồ sơ (nếu có) đã được niêm
phong hải quan cho người khai hải quan để vận chuyển đến điểm đích đã được phê
duyệt.
+ Lập Bảng kê số hiệu kiện, container, phương tiện
chứa hàng theo từng tờ khai vận chuyển sẽ qua khu vực giám sát, ký tên, đóng dấu
công chức chuyển Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát theo Mẫu số 7 Phụ lục
kèm theo Quy trình này.
a1.3) Theo dõi tình trạng vận chuyển: Công chức được
phân công sử dụng nghiệp vụ ITF để rà soát hàng hóa chưa vận chuyển đến đích.
Căn cứ thời gian vận chuyển do người khai hải quan đăng ký và được cơ quan Hải
quan chấp nhận cập nhật vào hệ thống, nếu quá thời hạn đăng ký mà chưa có thông
tin xác nhận hàng đã đến đích, đề xuất Chi cục trưởng ban hành văn bản đề nghị
Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến kiểm tra xác nhận về tình trạng lô
hàng. Trường hợp lô hàng chưa được vận chuyển đến điểm đích đã được phê duyệt
thì Chi cục hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi phải chịu trách nhiệm truy tìm.
a2) Trách nhiệm của Bộ phận giám sát cổng khu vực
giám sát
a2.1) Kiểm tra, đối chiếu số hiệu container/số ký
hiệu của phương tiện chứa hàng với danh sách số hiệu container/số ký hiệu của
phương tiện chứa hàng theo Bảng kê số hiệu kiện, container, phương tiện chứa
hàng theo từng tờ khai vận chuyển theo Mẫu số 7 Phụ lục kèm theo Quy trình này
do Văn phòng Đội giám sát chuyển đến; tình trạng niêm phong hãng tàu, tình trạng
niêm phong hải quan (nếu có). Sử dụng máy đọc số container để kiểm tra, đối chiếu
nếu đã được trang bị;
a2.2) Xác nhận hàng qua khu vực
giám sát trên Bảng kê.
a2.3) Sau khi toàn bộ lượng hàng hóa trên Bảng kê
đã qua khu vực giám sát, thực hiện đăng ký thông tin khởi hành vận chuyển của
hàng hóa được phê duyệt vận chuyển trên Hệ thống VNACCS bàng nghiệp vụ BOA.
b) Trong trường hợp Hệ thống tại Văn phòng Đội giám
sát gặp sự cố
Những nội dung công việc quy định tại điểm a1 và việc
in Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển luồng xanh Bước này được thực hiện tại
bộ phận đăng ký tờ khai.
Văn phòng Đội giám sát khai thác thông tin tại đơn
vị hỗ trợ xử lý nghiệp vụ hải quan thuộc Tổng cục Hải quan, lập Bảng kê số hiệu
kiện, container, phương tiện chứa hàng theo từng tờ khai vận chuyển sẽ qua khu
vực giám sát, ký tên, đóng dấu công chức chuyển Bộ phận giám sát cổng khu vực
giám sát.
Công chức giám sát cổng khu vực giám sát thực hiện
xác nhận hàng qua khu vực giám sát tại Bảng kê và chuyển trả lại cho Văn phòng
Đội giám sát để yêu cầu đơn vị hỗ trợ xử lý nghiệp vụ hải quan thuộc Tổng cục Hải
quan Đăng ký thông tin khởi hành vận chuyển của hàng hóa được phê duyệt vận
chuyển vào Hệ thống hoặc tự cập nhật khi sự cố Hệ thống được khắc phục.
II. Trách nhiệm của Chi cục Hải
quan nơi hàng hóa vận chuyển đến
1. Đối với hàng hóa vận chuyển được chuyển đến các
kho, bãi có công chức giám sát thuộc Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến
a) Nội dung kiểm tra:
a1) Tiếp nhận và kiểm tra biên bản
bàn giao, hồ sơ hải quan, hàng hóa do Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển
đi chuyển đến và Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển có xác nhận của cơ
quan Hải quan do người khai hải quan xuất trình;
a2) Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hải quan
(nếu có);
a3) Kiểm tra theo các thông tin cần lưu ý kiểm soát
chặt chẽ hoặc cảnh báo về mức độ rủi ro của hàng hóa vận chuyển chịu sự giám
sát hải quan do Chi cục Hài quan nơi hàng hóa chuyển đi chỉ dẫn (nếu có).
b) Xử lý kết quả kiểm tra
b1) Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Đăng ký thông báo đến
đích của hàng hóa được phê duyệt vận chuyển thông qua nghiệp vụ BIA khi tất cả lượng
hàng thuộc tờ khai đã đến đích;
b2) Trường hợp phát hiện có vi phạm, lập Biên bản
vi phạm và chuyển Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi để xử lý theo quy định.
Sau khi người khai hải quan thực hiện quyết định xử phạt, thực hiện Đăng ký
thông báo đến đích của hàng hóa được phê duyệt vận chuyển thông qua nghiệp vụ
BIA. Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi chịu trách nhiệm cập nhật kết quả
xử lý vào hệ thống quản lý rủi ro.
2. Đối với hàng hóa vận chuyển được chuyển đến các
kho, bãi không có công chức giám sát thuộc Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận
chuyển đến
a) Đầu giờ làm việc hàng ngày, Chi cục Hải quan nơi
hàng hóa vận chuyển đến rà soát tình trạng các lô hàng vận chuyển chịu sự giám
sát hải quan chưa đến đích thông qua nghiệp vụ ITF;
b) Căn cứ thời gian vận chuyển do người khai hải
quan đăng ký và được cập nhật vào hệ thống, nếu quá thời hạn đăng ký mà chưa có
thông tin xác nhận hàng đã đến, yêu cầu các kho, bãi thuộc quản lý của Chi cục
nơi hàng hóa chuyển đến xác nhận về tình trạng đến đích của lô hàng vận chuyển
chịu sự giám sát hải quan.
b1) Trường hợp hàng hóa đã đến đích nhưng chưa được
tổ chức kinh doanh dịch vụ, kho bãi Đăng ký thông báo đến đích của hàng hóa được
phê duyệt vận chuyển bằng nghiệp vụ BIA: có văn bản yêu cầu tổ chức kinh doanh
dịch vụ, kho bãi cập nhật trên Hệ thống;
b2) Trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ, kho bãi
xác nhận hàng hóa chưa đến đích, thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan
nơi hàng hóa vận chuyển đi biết và truy tìm.
Mục 2: HÀNG HÓA VẬN
CHUYỂN CHỊU SỰ GIÁM SÁT HẢI QUAN KHAI VẬN CHUYỂN KẾT HỢP
Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa
vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bằng phương thức khai vận chuyển kết hợp
thực hiện như quy định đối với thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu theo từng loại hình tương ứng. Ngoài ra, công chức kiểm tra hồ
sơ kiểm tra điều kiện được phép vận chuyển, đề xuất Chi cục trưởng cho phép vận
chuyển chịu sự giám sát hải quan theo đề nghị của người khai hải quan.
PHỤ LỤC
QUY
ĐỊNH MỘT SỐ MẪU DẤU, BẢNG BIỂU THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28 tháng 3 năm 2014 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Mẫu số 1: Mẫu dấu chữ
“Thông quan”
Dấu chữ “Thông quan” bao gồm 2 dòng chữ được viền bằng
nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:
a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai
và Mã Chi cục
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm,
căn lề giữa
- Màu chữ: đỏ
b) Dòng 2: THÔNG QUAN
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm,
căn lề giữa, spacing after 6 pt
- Màu chữ: đỏ
c) Viền bao quanh chữ: nét liền hình
chữ nhật
- Chiều dài 4 cm; chiều rộng 1,5 cm;
- Cỡ viền 1 pt;
- Màu viền: đỏ
- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến
chữ: 0,2 cm
d) Hình mẫu khắc:
Chi cục HQ… (Mã
CC)
THÔNG QUAN
|
2. Mẫu số 2: Mẫu dấu chữ “Giải
phóng hàng”
Dấu chữ “Giải phóng hàng” bao gồm 2 dòng chữ được
viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:
a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai
và Mã Chi cục
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm,
căn lề giữa
- Màu chữ: đỏ
2. Dòng 2: GIẢI PHÓNG HÀNG
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm,
căn lề giữa, spacing after 6 pt
- Màu chữ: đỏ
c) Viền bao quanh chữ: nét liền hình
chữ nhật
- Chiều dài 4 cm; chiều rộng 1,5 cm;
- Cỡ viền 1 pt;
- Màu viền: đỏ
- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến
chữ: 0,2 cm
d) Hình mẫu khắc:
Chi cục HQ… (Mã
CC)
GIẢI PHÓNG HÀNG
|
3. Mẫu số 3: Mẫu dấu chữ “Đưa
hàng về bảo quản”
Dấu chữ “Đưa hàng về bảo quản” bao gồm 2 dòng chữ
được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:
a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai
và Mã Chi cục
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm,
căn lề giữa, spacing after 6 pt
- Màu chữ: đỏ
b) Dòng 2: ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm,
căn lề giữa
- Màu chữ: đỏ
c) Viền bao quanh chữ: nét liền hình
chữ nhật
- Chiều dài 5 cm; chiều rộng 1,5 cm;
- Cỡ viền 1 pt;
- Màu viền: đỏ
- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến
chữ: 0,2 cm
d) Hình mẫu khắc:
Chi cục HQ… (Mã
CC)
ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN
|
4. Mẫu Số 4: Mẫu dấu chữ “Vận
chuyển về địa điểm kiểm tra”
Dấu chữ “Vận chuyển về địa điểm kiểm tra” bao gồm 3
dòng chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:
a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai
và Mã Chi cục
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ:
10
- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm,
căn lề giữa, spacing after 6 pt
- Màu chữ: đỏ
b) Dòng 2: VẬN CHUYỂN VỀ
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm,
căn lề giữa, spacing after 0 pt
- Màu chữ: đỏ
c) Dòng 3: ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm,
căn lề giữa
- Màu chữ: đỏ
d) Viền bao quanh chữ: nét liền hình
chữ nhật
- Chiều dài 5 cm; chiều rộng 2 cm;
- Cỡ viền 1 pt;
- Màu viền: đỏ
- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến
chữ: 0,2 cm
đ) Hình mẫu khắc:
Chi cục HQ… (Mã
CC)
VẬN CHUYỂN VỀ
ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA
|
5. Mẫu số 5: Mẫu dấu chữ “Phê
duyệt vận chuyển”
Dấu chữ “Phê duyệt vận chuyển” bao gồm 2 dòng chữ được
viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:
a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai
và Mã Chi cục
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm,
căn lề giữa, spacing after 6 pt
- Màu chữ: đỏ
b) Dòng 2: PHÊ DUYỆT VẬN CHUYỂN
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm,
căn lề giữa
- Màu chữ: đỏ
c) Viền bao quanh chữ: nét liền hình
chữ nhật
- Chiều dài 5 cm; chiều rộng 1,5 cm;
- Cỡ viền 1 pt;
- Màu viền: đỏ
- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến
chữ: 0,2 cm
d) Hình mẫu khắc:
Chi cục HQ… (Mã
CC)
PHÊ DUYỆT VẬN CHUYỂN
|
6. Mẫu số 6: Mẫu dấu chữ “Hàng
đã qua khu vực giám sát”
Dấu chữ “Hàng đã qua khu vực giám sát” bao gồm 2 dòng
chữ được viền bằng nét liền hình chữ nhật, chi tiết như sau:
a) Dòng 1: Tên Chi cục Hải quan nơi xử lý tờ khai
và Mã Chi cục
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ: chữ thường, đứng, đậm,
căn lề giữa, spacing after 6 pt
- Màu chữ: đỏ
b) Dòng 2: HÀNG ĐÃ QUA
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ: chữ in hoa, đứng, đậm,
căn lề giữa
- Màu chữ: đỏ
c) Dòng 2: HÀNG ĐÃ QUA
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 10
- Kiểu chữ; chữ in hoa, đứng, đậm,
căn lề giữa
- Màu chữ: đỏ
d) Viền bao quanh chữ: nét liền hình
chữ nhật
- Chiều dài 5 cm; chiều rộng 2 cm;
- Cỡ viền 1 pt;
- Màu viền: đỏ
- Khoảng cách viền bao quanh chữ đến
chữ: 0,2 cm
d) Hình mẫu khắc:
Chi cục HQ… (Mã
CC)
HÀNG ĐÃ QUA
KHU VỰC GIÁM SÁT
|
Mẫu
số 7: Bảng kê số kiện, số container, phương tiện chứa hàng
CHI CỤC HẢI QUAN….
VĂN PHÒNG ĐỘI GIÁM SÁT
--------
|
|
Số: ………/BK-ĐVBH
|
|
BẢNG KÊ SỐ KIỆN,
CONTAINER, PHƯƠNG TIỆN CHỨA HÀNG ĐƯỢC PHÉP QUA KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN
Văn phòng Đội giám sát thông báo hàng hóa sau đây
được phép qua khu vực giám sát:
1. Tên người khai hải quan:
2. Mã người khai hải quan:
3. Số tờ khai:
Ngày
tờ khai:
4. Số lượng hàng hóa thuộc tờ khai:
5. Danh sách hàng hóa:
STT
|
SỐ HIỆU KIỆN, CONTAINER,
PHƯƠNG TIỆN CHỨA HÀNG
|
SỐ SEAL
CONTAINER (nếu có)
|
SỐ SEAL HẢI
QUAN
(nếu có)
|
XÁC NHẬN CỦA BỘ
PHẬN GIẢM SÁT CỔNG KVGS
|
1
|
|
|
|
(Xác nhận bằng
cách ghi thời gian hàng hóa qua KVGS)
|
2
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
Đề nghị Bộ phận giám sát cổng cảng xác nhận số kiện,
số container, số ký hiệu của phương tiện chứa hàng đã thực tế qua khu vực giám
sát theo Bảng kê. Sau khi xác nhận toàn bộ hàng hóa thuộc tờ khai đã qua khu vực
giám sát, đại diện bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát ký tên, đóng dấu công
chức xác nhận và chuyển trả lại Văn phòng Đội giám sát.
ĐẠI DIỆN BỘ PHẬN
GIÁM SÁT CÔNG
(Ký tên, đóng dấu công chức)
|
ĐẠI DIỆN VĂN
PHÒNG
ĐỘI GIÁM SÁT
(Ký tên, đóng dấu công chức)
|
Ghi chú:
1. Tiêu chí “Số lượng hàng hóa”:
- Ghi nhận tổng số kiện nếu hàng hóa đóng bằng
kiện (hoặc dưới dạng kiện);
- Ghi nhận tổng số container trong trường hợp vận
chuyển bằng container;
- Ghi nhận tổng lượng hàng hóa và sẽ được vận
chuyển bằng bao nhiêu phương tiện chứa hàng đối với hàng rời, hàng xá... Ví dụ:
100 tấn muối vận chuyển bằng 10 xe tải.
2. Tiêu chí “Số hiệu kiện, container, phương tiện
chứa hàng”:
- Ghi nhận số hiệu kiện nếu hàng hóa đóng trong
kiện (hoặc dạng kiện);
- Ghi nhận số hiệu từng container nếu hàng hóa vận
chuyển bằng container;
- Ghi nhận biến số xe, số hiệu tàu, số hiệu xà
lan hoặc số ký hiệu nhận biết của các phương tiện chứa hàng đối với hàng rời,
hàng xá...
3. Tiêu chí “Xác nhận của bộ phận giám sát cổng KVGS”:
xác nhận bằng cách ghi nhận giờ, ngày, tháng, năm hàng hóa qua KVGS; ký tên,
đóng dấu công chức tương ứng.
4. Tiêu chí “Đại diện bộ phận giám sát”: công chức
giám sát xác nhận lượng hàng cuối cùng thuộc tờ khai qua KVGS sẽ đóng dấu công
chức để thanh khoản Bảng kê.
Mẫu
số 8: Quyết định can thiệp đột xuất
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ BAN HÀNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
/TB-CTĐX
|
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC CAN THIỆP ĐỘT
XUẤT
Kính gửi: Tên
các đơn vị có liên quan.
(Tên đơn vị ban hành thông báo)... xin thông báo về
việc can thiệp đột xuất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
1. Tên người khai hải quan:
2. Mã người khai hải quan:
3. Số tờ khai:
Ngày
tờ khai:
4. Lý do can thiệp:
5. Hình thức, mức độ can thiệp:
(Tên đơn vị ban hành thông báo) thông báo để các
đơn vị biết và phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người khai hải quan;
- Lưu: ……….
|
……., ngày ….
tháng …. năm …
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đơn vị)
|
Mẫu
số 9: Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ BAN HÀNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
/TB-KHH
|
|
PHIẾU ĐỀ NGHỊ KIỂM
TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA
Kính gửi: Chi
cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa.
Chi cục Hải quan (tên Chi cục Hải quan nơi đăng ký
tờ khai) đề nghị Chi cục hải quan (tên Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng
hóa) thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như
sau:
1. Tên người khai hải quan:
2. Mã người khai hải quan:
3. Số tờ khai:
Ngày
tờ khai:
4. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế
hàng hóa:
5. Hồ sơ kèm theo:
6. Ghi chú:
Trân trọng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ……….
|
……., ngày ….
tháng …. năm …
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đơn vị)
|