Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2390/QĐ-UBND 2021 tăng cường công tác chống thất thu thuế tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu: 2390/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Trần Văn Hiệp
Ngày ban hành: 22/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2390/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 22 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đi, bsung một số điều của Luật Tchức Chính phủ và Luật Tchức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cLuật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015 và các văn bản hướng dn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019 và các văn bản hướng dn thi hành;

Căn cứ Luật Thuế Tài nguyên ngày 25 tháng 11 năm 2009 và các văn bản hướng dn thi hành;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010 và các văn bản hướng dn thi hành;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 06 năm 2012 và các văn bản hướng dn thi hành;

Căn cứ ý kiến thống nhất của Tập thể Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tại cuộc họp giao ban ngày 06 tháng 9 năm 2021 (thông báo s 533/TB-VP ngày 06 tháng 9 năm 2021);

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình s 2513/TTr-CT ngày 12 tháng 7 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Tăng cường công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.

2. Quyết định này thay thế Quyết định số 775/2015/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành “Quản lý thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đng”.

Điều 2.

1. Cục trưởng Cục Thuế:

a) Chủ trì, phi hợp với sở, ngành, các địa phương căn cứ tình hình thực tế đtriển khai thực hiện nội dung Đán trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đán, nếu có phát sinh chính sách, quy định mới liên quan về thu thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, thực hiện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung Đán cho phù hợp quy định, chế độ hiện hành.

b) Chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Quy chế phối hợp giữa hai ngành, tchức triển khai, trao đi thông tin, quản lý chặt chẽ tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác; phối hợp thanh tra, kim tra đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chống thất thu NSNN.

2. Giám đốc Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương có trách nhiệm phối hợp với ngành Thuế chỉ đạo, triển khai thực hiện Đán thuộc phạm vi ngành và địa phương quản lý.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT;
- Trung tâm Công báo Lâm Đồng;
- Báo Lâm Đồng, Đài PTTH Lâm Đ
ng;
- Như điều 4;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, T
H2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Hiệp

 

ĐỀ ÁN

“TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định s: 2390/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Phần thứ nhất

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 06 năm 2019;

Căn cứ Luật Thuế tài nguyên ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 06 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính thuế, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;

Căn cứ Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định vphương pháp tính, mức thu tin cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

II. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Quyết định số: 775/2015/QĐ-UBND ngày 30/03/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Đ án “Quản lý thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đi với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” đã giúp cho công tác quản lý thu thuế, phí và tiền cấp quyền khai thác đối với hoạt động kinh doanh, khai thác tài nguyên khoáng sản đạt được những kết quả nhất định, góp phần hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) hàng năm.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện tình trạng thất thu thuế do khai thác không có giấy phép, vượt trữ lượng, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản (sản phẩm sau khai thác, chế biến) không đúng giấy phép, không đúng sản phẩm xác định trong dự án đầu tư, thiết kế mỏ, báo cáo kinh tế kthuật; công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản chưa đồng bộ, một số nội dung trong Đề án đến nay không còn phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; đã phát sinh một số tồn tại, hạn chế cần phải thay thế nội dung Đề án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước để phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Phát huy những ưu điểm, kết quả đạt được trong công tác Quản lý thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đng; đồng thời, đề ra giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thời gian qua, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của các tổ chức, cá nhân, bảo vệ quyền lợi, đảm bảo sự công bằng của người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách thuế, cần thiết phải ban hành Đề án “Tăng cường công tác chng thất thu thuế đi với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để triển khai đồng bộ, thống nhất trên phạm vi địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Phần thứ hai

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ, PHÍ, TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC TỪ NĂM 2015-2020

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU

1. Quản lý người nộp thuế

Tính đến 31/12/2020, toàn tỉnh đã quản lý thu thuế 222 người nộp thuế tương ứng với 273 giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản và khai thác tài nguyên nước, cụ thể:

1.1. Đối với khai thác tài nguyên nước: có 143 người nộp thuế tương ứng với 178 giấy phép; trong đó: khai thác tài nguyên nước dưới đất có 107 người nộp thuế (tương ứng 123 giấy phép); khai thác nước mặt có 36 người nộp thuế (tương ứng 55 giấy phép).

1.2. Đối với khai thác tài nguyên khoáng sản: có 79 người nộp thuế tương ứng với 95 giấy phép; trong đó: có 5 giấp phép do cơ quan trung ương cấp và 90 giấy phép do địa phương cấp.

2. Quản lý thu thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế; Luật Thuế tài nguyên; Luật Khoáng sản; Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, ngành Thuế đã phối hợp chặt chẽ cùng sở, ngành, các cấp chính quyền địa phương kịp thời triển khai chính sách pháp luật về thuế, phí nói chung và lĩnh vực hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng đến tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; đặc biệt, công tác phối kết hợp cùng các ngành, địa phương đã có nhiều biện pháp xử lý những trường hợp khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép, vượt công suất...

Kết quả thu nộp vào NSNN từ năm 2015 - 2020: 6.322.940 triệu đồng; trong đó: thu thuế phí là 5.903.607 triệu đồng; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là 240.714 triệu đồng; tiền cấp quyền tài nguyên nước là 178.619 triệu đồng.

Kết quả thu NSNN từ năm 2015-2020

Đvt: triệu đng

STT

Sắc thuế, phí, thu khác

Nước thủy điện

Bauxit nhôm

KS vật liệu thông thường

khác

Tổ chức, cá nhân khác

Tổng cộng

Tỷ lệ % so với KSVLTT với tổng thu (5/8)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I

Tổng thu về thuế, phí

3.997.634

1.240.253

520.078

145.642

 

5.903.607

9%

1

Thuế Tài nguyên

2.166.817

404.887

242.839

 

 

2.814.543

9%

2

Thuế GTGT

1.549.463

219.589

107.667

 

 

1.876.719

6%

3

Thuế TNDN

281.354

30.979

12.990

 

 

325.323

4%

4

Phí Bo vệ Môi trường

 

584.798

156.582

 

 

741.380

21%

5

Các loại khác

 

 

 

145.642

 

145.642

0%

II

Tiền Cấp quyền KTKS

 

97.336

143.378

 

 

240.714

60%

III

Tiền Cấp quyền TNN

136.149

 

 

 

42.470

178.619

 

Tổng cộng (I+II+III)

4.133.783

1.337.589

663.456

145.642

42.470

6.322.940

10%

Công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp thủy điện thuộc Tng công ty, các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (KTV) đây là những doanh nghiệp nhà nước; đồng thời, các Công ty hoạt động về lĩnh vực thủy điện, hầu hết các doanh nghiệp này thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, tự kê khai, tự nộp thuế đúng quy định. Số thu đi với lĩnh vực này từ năm 2015-2020 chiếm khoảng 90% trên tổng thu của Đề án Quản lý thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2.1. Quản lý thu thuế, phí:

Triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước hàng năm nói chung, Cơ quan thuế các cấp giám sát chặt chẽ hồ sơ kê khai thuế, đôn đốc người nộp thuế nộp đúng, nộp đủ, kịp thời số thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước, hạn chế tối đa nợ đọng tiền thuế; đã tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, kiên quyết xử lý thu hồi nợ đọng, thực hiện biện pháp cưỡng chế tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.

Tổng số tiền thuế, phí các tổ chức, cá nhân được phép khai thác tài nguyên khoáng sản nộp vào NSNN từ năm 2015-2020 là 5.903.607 triệu đồng; bao gồm: năm 2015: 285.972 triệu đồng; năm 2016: 389.148 triệu đồng; năm 2017: 1.338.525 triệu đồng; năm 2018: 1.671.008 triệu đồng; năm 2019: 1.236.809 triệu đồng; năm 2020: 982.145 triệu đồng.

2.2. Quản lý thu tiền cấp quyền khai thác quyền khai thác khoáng sản và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:

a) Thực hiện Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 và Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính thuế, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và căn cứ Quyết định phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, y ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, hàng năm Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng ban hành thông báo gửi đến tổ chức, cá nhân biết, đthực hiện nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vào NSNN với tng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp từ năm 2015-2020 là 288.411 triệu đồng (số đã nộp 240.714 triệu đồng, số còn phải nộp tại thời điểm 31/12/2020 là 47.697 triệu đồng).

b) Thực hiện Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và căn cứ Quyết định phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, hàng năm Cục Thuế tỉnh ban hành thông báo gửi đến tổ chức, cá nhân biết, đthực hiện nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước vào NSNN với tng số tiền cấp quyền khai thác khai thác tài nguyên nước phải nộp từ năm 2017-2020 là 195.638 triệu đồng (số đã nộp 178.619 triệu đồng, số còn phải nộp tại thời điểm 31/12/2020 là 17.019 triệu đồng).

TIỀN CẤP QUYN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ TIN CẤP QUYỀN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC

Đvt: Triệu đồng

STT

Năm

Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Số phải nộp

Số đã nộp

Số còn phải nộp chuyển năm sau

Số phải nộp

Số đã nộp

Số còn phải nộp chuyển năm sau

1

2015

44.343

31.912

12.431

 

 

 

2

2016

53.201

34.454

31.178

 

 

 

3

2017

59.895

49.305

41.768

12.080

2

12.078

4

2018

48.905

44.520

46.153

57.417

45.356

24.139

5

2019

36.102

37.536

44.719

60.741

75.273

9.607

6

2020

45.965

42.987

47.697

65.400

57.988

17.019

Tổng cng

288.411

240.714

47.697

195.638

178.619

17.019

3. Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế

Ngành Thuế khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quản lý thuế tập trung (TMS), thu thập thông tin từ các cơ quan có liên quan như: cơ quan Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Công thương, cơ quan Công an, cơ quan Quản lý thị trường... tập trung phân tích rủi ro về thuế đi với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định hiện hành.

Kết quả từ năm 2015-2020, ngành thuế đã triển khai thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế đối với 281 lượt tổ chức, cá nhân; xử lý truy thu thuế, phí và tiền phạt vi phạm hành chính (VPHC) với tổng số tiền là 32.261 triệu đồng, cụ thể:

- Năm 2015: triển khai thanh tra, kiểm tra đối với 55 tổ chức, cá nhân với tổng số thuế, phí truy thu và tiền phạt VPHC là 6.192 triệu đồng;

- Năm 2016: triển khai thanh tra, kiểm tra đi với 46 tổ chức, cá nhân với tổng số thuế, phí truy thu và tiền phạt VPHC là 3.299 triệu đồng;

- Năm 2017: triển khai thanh tra, kiểm tra đối với 51 tổ chức, cá nhân với tổng số thuế, phí truy thu và tiền phạt VPHC là 5.223 triệu đồng;

- Năm 2018: triển khai thanh tra, kiểm tra đối với 42 tổ chức, cá nhân với tổng số thuế, phí truy thu và tiền phạt VPHC là 5.315 triệu đồng;

- Năm 2019: triển khai thanh tra, kiểm tra đối với 43 tổ chức, cá nhân với tổng số thuế, phí truy thu và tiền phạt VPHC là 6.662 triệu đồng;

- Năm 2020: triển khai thanh tra, kiểm tra đối với 44 tổ chức, cá nhân với tổng số thuế, phí truy thu và tiền phạt VPHC là 5.570 triệu đồng.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

1.1. Trong những năm qua việc trin khai thực hiện Đề án đã mang lại những kết quả nhất định. Đạt được kết quả như trên là do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa các sở, ban ngành với cơ quan Thuế thông qua công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại trong quá trình hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, khai thác tài nguyên khoáng sản.

1.2. Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước trong việc đơn giản thủ tục hành chính thuế, cơ quan Thuế đã thường xuyên chú trọng đổi mới, cải tiến công tác quản lý thuế và trin khai công tác tuyên truyền hỗ trợ chính sách, pháp luật về thuế, tăng cường công tác phân tích chuyên sâu, giám sát hồ sơ khai thuế của người nộp thuế (NNT), công tác thanh tra, kim tra tại trụ sở (NNT); qua đó, ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về thuế của người nộp thuế từng bước được nhận thức nâng lên.

2. Những tồn tại hạn chế

2.1. Một stổ chức được cấp phép khai thác khoáng sản chưa chấp hành tốt việc lắp đặt trạm cân, camera giám sát theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016, điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng việc chấn chỉnh chấp hành pháp luật về lắp đặt camera giám sát, trạm cân và lập sổ sách, chứng từ trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

2.2. Một số tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản kê khai sản lượng thực tế khai thác thấp hơn trữ lượng được cấp phép, khai thác vượt trữ lượng, kê khai loại sản phm tài nguyên khai thác không đúng theo giấy phép được cấp, không đúng loại sản phẩm xác định trong dự án đầu tư, theo thiết kế mỏ, báo cáo kinh tế kỹ thuật; các dự án xây dựng, công trình giao thông đối với khối lượng khoáng sản đào đắp, tận thu các nhà thầu thi công chưa thực sự tự giác trong việc kê khai, nộp thuế, phí theo quy định.

2.3. Một số doanh nghiệp thành lập công ty con nhằm mục đích khai thác tài nguyên khoáng sản nguyên khai là đá sau nổ mìn, đá bloca, cao lanh chua rây... sau đó bán ra cho tổ chức (là công ty con hoặc là đơn vị thành viên trong cùng một công ty) nhằm kê khai sản lượng tài nguyên khai thác không đúng loại tài nguyên sản phẩm theo thiết kế dự án và kê khai giá tính thuế GTGT, TNDN thấp hơn so với giá tính thuế tài nguyên Ủy ban nhân dân tỉnh quy định; tình trạng mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa không theo giá trị giao dịch trên thị trường, thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, thực tế phát sinh. Sử dụng chứng từ, hóa đơn không hp pháp; các hành vi mua bán hóa đơn bất hp pháp để hợp thức hóa chứng từ đầu vào, hợp thức hóa tài nguyên khoáng sản khai thác trái phép nhất là việc mua, bán, kinh doanh đá, cát, sỏi lòng sông, đất san lấp mặt bằng, đá chẻ...

2.4. Bên cạnh đó công tác phối kết hợp thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương chưa thường xuyên, liên tục; các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản chưa thực sự tự giác trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp NSNN dẫn đến nợ tiền thuế, phí và tiền cấp quyền khai thác kéo dài.

3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

3.1. Các chế tài xử lý ngăn chặn đối với một số tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản không đúng theo thiết kế dự án, báo cáo kinh tế kthuật, giấy phép được cấp hoặc không trực tiếp tổ chức khai thác mà liên doanh, liên kết hoặc thành lập các công ty con đkhai thác, tiêu thụ chưa thực sự phát huy hiệu quả dẫn đến các tổ chức, cá nhân khai thác không chấp hành đầy đủ nghĩa vụ tài chính dẫn đến tình trạng thất thoát nghĩa vụ tài chính với NSNN.

3.2. Một số chính sách, pháp luật mới ban hành chưa được bsung kịp thời vào Đề án. Bên cạnh đó vẫn có tổ chức, cá nhân lợi dụng việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc kê khai, nộp thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp dẫn đến tình trạng kê khai chưa đúng, chưa đủ theo sản lượng khai thác, tiêu thụ thực tế.

3.3. Công tác phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc giám sát đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên phạm vi toàn tỉnh (như cơ quan Thuế, cơ quan Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Công an, cơ quan Thanh tra giao thông và cơ quan Quản lý thị trường...); chưa có biện pháp kiểm tra hiệu quả và xử lý kịp thời tình trạng khai thác vượt công suất, sản lượng khai thác thực tế cao hơn sản lượng kê khai thuế, từ đó dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước.

Phần thứ ba

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mc tiêu của Đề án

1.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, chng tht thu đi với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản nhm đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vào ngân sách nhà nước.

1.2. Các sở, ngành, chính quyền địa phương thông qua công tác phối hợp quản lý thuế trên địa bàn thực hiện đánh giá tình hình chp hành pháp luật vhoạt động khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân; chủ động tham mưu, đxuất về công tác quản lý nhà nước đi với hoạt động khai thác, chế biến, xut khẩu và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

1.3. Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác, đảm bảo thực hiện đúng nội dung giấy phép góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu của Đ án

2.1. Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định Luật Khoáng sản, Luật Thuế tài nguyên, Luật Tài nguyên nước, Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định khác có liên quan, đảm bảo khách quan, bình đng, kỷ cương trong thực hiện pháp luật thuế.

2.2. Các sở, ngành, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, quản lý chặt chẽ tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ trên thị trường nhằm ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác tài nguyên không đúng theo giấy phép, không đúng loại sản phm xác định trong dự án đầu tư, theo thiết kế mỏ, báo cáo kinh tế kỹ thuật đã được cấp có thm quyền phê duyệt; vượt trữ lượng cấp phép..., và các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản.

2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản khai báo sai, không đúng sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, kê khai giá tính thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng không phù hợp với giá giao dịch thị trường và Bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhằm góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước, tạo sự công bằng về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước cho tất cả các thành phần kinh tế.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giải pháp trong quản lý, giám sát sản lượng khai thác và giá bán tiêu thụ tài nguyên khoáng sản

1.1. Quản lý về sản lượng:

a) Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế, cơ quan Tài nguyên và Môi trường và Công thương đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, khai thác tài nguyên khoáng sản đtừ đó xác định sản lượng, trữ lượng thực tế khai thác so với trữ lượng được cấp phép, cụ thể:

- Về việc cung cấp hồ sơ cấp phép, trữ lượng khai thác từ cơ quan Tài nguyên và Môi trường với cơ quan Thuế, Công thương;

- Về việc định mức, vật liệu ntừ cơ quan Công thương với cơ quan Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Thuế;

- Về việc cung cấp sản lượng khai thác, sản phẩm loại tài nguyên khai thuế, nộp thuế từ cơ quan Thuế với cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Công thương.

b) Đối với tổ chức, cá nhân đã được quản lý thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nguyên nước:

- Căn cứ sản lượng mỗi loại khoáng sản khai thác trên tờ khai quyết toán thuế tài nguyên năm, đối chiếu với trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tương ứng của năm theo Quyết định phê duyệt (hoặc điều chỉnh) tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do Sở Tài nguyên và Môi trường chuyn đến (quy định tại Điều 6 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) đxác minh tính phù hợp của sản lượng khoáng sản kê khai nộp thuế tài nguyên với trlượng tài nguyên được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác của năm. Trường hp phát sinh chênh lệch, tiến hành xác định nguyên nhân chênh lệch để từ đó đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế tài nguyên vào ngân sách nhà nước;

- Việc xác định nguyên nhân chênh lệch căn cứ hồ sơ thiết kế khai thác khoáng sản được cơ quan nhà nước có thm quyền phê duyệt về: quy trình khai thác, sàng, tuyn, chế biến khoáng sản; hệ số thu hồi khoáng sản qua sàng, tuyn; định mức sử dụng khoáng sản trong chế biến khoáng sản; phương pháp quy đi trữ lượng khoáng sản, quy đi sản lượng tài nguyên tính thuế; xác định sản lượng tài nguyên thu được từ hoạt động khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác.

c) Thực hiện giám sát hoạt động khai thác và tiêu thụ khoáng sản tại các địa điểm mỏ khai thác, kho chứa, bãi chứa hoặc tuyến đường có phương tiện ra vào vận chuyển tài nguyên khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Luật Khoáng sản: “tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, trừ hộ kinh doanh phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác; lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa đlưu trữ thông tin, số liệu liên quan”; đồng thời, giám sát việc khai thác cát, sỏi lòng sông theo quy định Điều 9 và Điều 10 Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông: “...Thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiu, không được khai thác ban đêm; quy định về thời gian khai thác trong năm; ...Phải lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bãi tập kết cát, sỏi với các nội dung: địa chỉ cung cấp cát, sỏi được tập kết tại bãi; lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua bán tại bến bãi, diện tích bến bãi...”.

d) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp thành lập tổ kiểm tra, giám sát liên ngành thường xuyên tổ chức kim tra giám sát đi với các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép, khai thác vượt công suất không đúng quy định đề xuất xử lý và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm theo thm quyền quy định.

đ) Công tác phối kết hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra hóa đơn, chứng từ đối với việc bán hàng, vận chuyển tài nguyên, khoáng sản trên khâu lưu thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước phải được tổ chức phối hợp kim tra thường xuyên, liên tục.

1.2. Quản lý về giá:

a) Căn cứ Điều 55 Luật Khoáng sản quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản: “...Tiến hành khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác khoáng sản; đảm bảo tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ”; do vậy, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện theo đúng nội dung giấy phép khai thác khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản xác định trong dự án đầu tư đã được phê duyệt đxác định giá bán là loại tài nguyên sản phẩm bán ra. Đình chỉ hoạt động các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản (sản phm sau khai thác, chế biến) không đúng nội dung theo giấy phép, không đúng sản phm xác định trong dự án đầu tư, thiết kế mỏ, báo cáo kinh tế kỹ thuật nhằm mục đích lợi dụng chính sách đné tránh giá bán từng loại sản phẩm.

b) Việc xác định giá tính thuế tài nguyên đối với từng trường hợp được quy định tại Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, quy định tại Bảng giá tính tài nguyên và hệ số quy đi một số loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định của y ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra thì xác định chi phí chế biến phát sinh của công đoạn chế biến từ sản phm tài nguyên thành sản phẩm công nghiệp được trừ khỏi giá bán sản phẩm công nghiệp đxác định giá tính thuế tài nguyên cần phải đi chiếu với các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc giá tính thuế tài nguyên không thấp hơn giá tính thuế do y ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với loại tài nguyên.

c) Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế: không khai thuế hoặc kê khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác theo quy định tại Điều 42 Luật Quản lý thuế. Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác sliệu trên skế toán để xác định nghĩa vụ thuế. Mua, bán, trao đi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường. Mua, trao đi hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn. Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế...; căn cứ giá thị trường tại thời đim ấn định thuế, Bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định, Bảng công bố về giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được đăng tải trên trang Website của Sở Xây dựng Lâm Đồng: http:sxd.lamdong.gov.vn (Kinh tế xây dựng) để làm cơ sở căn cứ ấn định về giá tính thuế.

2. Quản lý thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Căn cứ Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đng, văn bản đnghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế kịp thời phát hành thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tin cấp quyền khai thác tài nguyên nước gửi đến tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác biết, thực hiện nộp tiền vào NSNN theo quy định Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019; Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017; Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30/03/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP 19/10/2020 của Chính phủ.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Cục Thuế

1.1. Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thông qua hồ sơ kê khai thuế của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế như: sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ, tài liệu để làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế; đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, có các giải pháp hữu hiệu trong việc thu nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế, phí theo quy định pháp luật.

1.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán đối với các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng có nguồn gốc từ khoáng sản (đá, cát, đất, sỏi, đất sét, cao lanh...); phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản kim soát chặt chẽ nguồn thu từ khoáng sản, xử lý nghiêm tình trạng hợp pháp hóa, hợp thức hóa chứng từ đầu vào, nhất là việc sử dụng, mua bán, kinh doanh cát, sỏi lòng sông, đất san lấp, đá chẻ, cao lanh,...phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đối chiếu khai thác thông tin dữ liệu Camera, trạm cân được lắp đặt tại tổ chức, cá nhân thông qua phân tích xác định rủi ro để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, phí trong hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là cát, sỏi lòng sông; vật liệu xây dựng; vật liệu san lấp mặt bằng; đất, đá ...

1.3. Phối hợp với cơ quan Công an ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản, kiểm tra, kim soát việc vận chuyn, kinh doanh khoáng sản không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn, chứng từ, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép; phi hợp trong việc đôn đc thu nộp, cưỡng chế đi với các trường hợp chây ỳ, nợ đọng tin thuế, phí, tin cp quyn khai thác khoáng sản theo quy định.

1.4. Phối hợp với cơ quan Công thương về số lượng sử dụng vật liệu ncủa các đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản đcó cơ sở đi chiếu, xác định sản lượng khai thác (thời gian trước ngày 10 của tháng đu quý sau) và thông tin đến cơ quan Công thương về sản lượng kê khai tính thuế đquản lý đối chiếu định mức, sử dụng vật liệu ntheo quy định.

1.5. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm thông tin đến Sở Tài nguyên và Môi trường về sản lượng kê khai tính thuế, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tổ chức, cá nhân kê khai thuế, phí nhưng không có giấy phép khai thác khoáng sản; khai thác vượt công suất; kê khai không đúng sản phẩm xác định trong dự án đu tư... đSở Tài nguyên và Môi trường tng hp, báo cáo, tham mưu đxuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý vi phạm theo quy định.

1.6. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính trong việc trưng cầu giám định, xác định “số lợi bất hp pháp” do tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đi với lĩnh vực khoáng sản theo quy định Nghị định s 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ.

1.7. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Quy chế phối hợp giữa hai ngành, tổ chức triển khai, trao đổi thông tin, quản lý chặt chẽ tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác; phối hợp thanh tra, kiểm tra đi với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm chống thất thu NSNN.

1.8. Chủ trì, phối hợp cùng sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan trong công tác thu hồi nợ đọng tiền thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định; tng hp, báo cáo y ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kết quả triển khai thực hiện Đề án theo định kỳ 6 tháng và năm.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

2.1. Tăng cường phối hợp với các ngành, địa phương trong công tác thanh tra, kim tra, xử lý các trường hp không tuân thủ quy định pháp luật vhoạt động khoáng sản, vi phạm các quy định trong sử dụng đất, bảo vệ môi trường, thực hiện nghĩa vụ tài chính, đặc biệt là hoạt động khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông; kiểm tra, hướng dẫn và xử lý theo quy định đối với hoạt động thu hồi khoáng sản trong diện tích xây dựng công trình, xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nhằm chấn chỉnh kịp thời các trường hp vi phạm luật vkhai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đng.

2.2. Chủ trì, phối hợp các ngành, địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác trên địa bàn để kịp thời phát hiện tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác tài nguyên, chế biến, sử dụng khoáng sản (sản phẩm sau khai thác, chế biến) không đúng giấy phép, không đúng sản phẩm xác định trong dự án đầu tư, thiết kế mỏ, báo cáo kinh tế kỹ thuật,... đã được cấp có thm quyền phê duyệt, từ đó tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý vi phạm theo quy định.

2.3. Thường xuyên phối hợp các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức kim tra đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản chấp hành việc lắp đặt trạm cân, camera giám sát theo quy đnh tại khoản 2 Điều 42 Nghị đnh 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016, Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 để xử lý theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 52 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đình chỉ hoạt động khai thác.

2.4. Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Cục Thuế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019; Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 và Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30/03/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ; đồng thời, phối hợp với cơ quan Thuế đôn đốc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước kịp thời vào NSNN và báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét đình chỉ hoạt động khai thác, thu hồi giấy phép khai thác đối với các trường hp nợ đọng tiền cấp quyền chây ỳ, kéo dài nhiều kỳ theo đề nghị của Cục Thuế.

2.5. Định kmỗi quý (trước ngày 10 của tháng đầu quý sau) cung cấp cho Cục Thuế về danh sách tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép, điều chỉnh bổ sung hoặc cấp mới, thông tin cung cấp gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ kinh doanh, tên mỏ, địa chỉ mỏ cấp phép khai thác; số GP/ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp, thời hạn, trữ lượng/công suất, loại sản phẩm khai thác xác định trong dự án đầu tư, theo thiết kế mỏ, báo cáo kinh tế kỹ thuật, diện tích khai thác...) để cùng phối hợp quản lý tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2.6. Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Cục Thuế trong việc trưng cầu giám định, xác định “số lợi bất hợp pháp” do tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đối với lĩnh vực khoáng sản theo quy định Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ.

2.7. Phối hợp Cục Thuế xây dựng Quy chế phối hợp giữa hai ngành, tổ chức triển khai trao đổi thông tin, quản lý chặt chẽ tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác; phối hợp thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

3. Sở Tài chính

3.1. Chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, các ngành có liên quan thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin giá cả thị trường đối với loại tài nguyên khoáng sản, giá tính thuế tài nguyên phổ biến trên thị trường đkịp thời báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên chậm nhất đến 31/12 của năm trước để công bố áp dụng từ ngày 01/01 năm tiếp theo lin kề. Trong năm khi giá bán của loại tài nguyên có biến động tăng hoặc giảm ngoài mức quy định tại khung giá tính thuế của Bộ Tài chính thì báo cáo y ban nhân dân tỉnh để đề xuất với Bộ Tài chính điều chỉnh kịp thời; đng thời, phi hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan, địa phương liên quan cung cấp các thông tin về giá các loại vật liệu xây dựng theo quy định tại Nghị định s10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ, từ đó cơ quan thuế làm căn cứ đxác định giá tính thuế GTGT, thuế TNDN phù hợp với giá bán thị trường nhm chng thất thu NSNN.

3.2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế trong việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính; xây dựng giá khởi điểm để đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng mức phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời đim.

3.3. Phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện giảm trừ hoặc loại khỏi giá trị quyết toán công trình đối với khối lượng vật liệu san lấp không chứng minh được nguồn gốc hp pháp hoặc chưa thực hiện đầy đủ các khoản nghĩa vụ tài chính (nộp thuế, phí) theo quy định. Trường hp hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư cung cấp chưa rõ ràng, đầy đủ về nghĩa vụ tài chính thì có văn bản đề nghị cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra, xác minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với khối lượng vật liệu san lấp đã sử dụng cho dự án, công trình.

4. Cục Quản lý thị trường

4.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kim tra, kim soát, chú trọng kim tra hóa đơn, chứng từ trên khâu lưu thông, kinh doanh khoáng sản, hàng còn trong kho, không rõ nguồn gốc nhằm xử lý kịp thời các trường hợp vận chuyn hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hoặc các trường hp quay vòng hóa đơn nhằm góp phần chống gian lận thương mại, buôn lậu trốn thuế, bình ổn giá.

4.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn thực hiện nghiêm việc không khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo điều kiện kinh doanh.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

5.1. Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp, các ngành kim tra, rà soát các quyết định đầu tư, điều kiện để hưởng chính sách ưu đãi đầu tư của các dự án liên quan đến khai thác khoáng sản.

5.2. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, quá trình thm định điều chỉnh dự án (nếu có sử dụng thu hồi khoáng sản, vật liệu đất san nền...) phải xác định cụ thể vị trí, phương án khai thác, vận chuyn vật liệu san nền, đào, đắp, san lắp mặt bằng của từng dự án .. từ đó chuyển thông tin, tài liệu đến Cục Thuế biết, quản lý thu thuế, phí theo quy định.

6. Công An tỉnh

6.1. Chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ, Công an huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản, kim tra, kim soát việc vận chuyn, kinh doanh khoáng sản không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn, chứng từ, xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản trái phép.

6.2. Kịp thời xác minh, điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc trốn thuế đối với hoạt động khai thác, vận chuyển tài nguyên khoáng sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự do cơ quan Thuế và các cơ quan có liên quan đề nghị giải quyết; kịp thời chuyn hồ sơ, vụ việc qua điều tra, xác minh có sai phạm về thuế nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự để cơ quan Thuế xử lý truy thu, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

6.3. Phối hợp Cục Thuế trong việc đôn đốc, cưỡng chế đối với các trường hp chây ỳ, nợ đọng tiền thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định.

7. Sở Giao thông vận tải

7.1. Tăng cường công tác kim tra khối lượng trong dự án công trình có sử dụng khoáng sản; phê duyệt, thanh toán, quyết toán đối với phần khối lượng khoáng sản hợp pháp, phối hợp với cơ quan Thuế nhằm xác định nghĩa vụ tài chính đối với NSNN.

7.2. Chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện giao thông vận chuyển khoáng sản vi phạm trật tự an toàn giao thông; kiểm tra, kim soát việc vận chuyn, kinh doanh khoáng sản không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn, chứng từ để phối hợp xử lý theo thm quyền.

8. Sở Xây dựng

8.1. Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng theo phân cấp được quy định tại Luật Xây dựng và Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một snội dung về quản lý dự án; phối hợp với các sở, ngành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

8.2. Phối hợp với các cơ quan chức năng kim tra định kỳ hoặc đột xuất việc xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật quy định tại Thông tư s 05/2018/TT-BXD ngày 29/06/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng và Thông tư số 05/2019/TT-BXD ngày 10/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung phụ lục của Thông tư số 05/2018/TT-BXD ngày 29/05/2018.

8.3. Phối hợp Cục Thuế cung cấp các thông tin về giá các loại vật liệu xây dựng theo định kỳ hàng quý hoặc sớm hơn khi cần thiết theo quy định tại Nghị định s10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; chủ trì, phi hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường, kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh và thực hiện công bbổ sung, đột xuất trong tháng khi giá các loại vật liệu xây dựng có biến động tăng nhanh, đăng tải trên trang Website: http:sxd.lamdong.gov.vn.

8.4. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện chứng nhận hp quy, công bố hợp quy đối với sản phẩm vật liệu xây dựng theo quy định tại Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chun kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

9. Sở Công Thương

9.1. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép sử dụng vật liệu ncông nghiệp trong khai thác khoáng sản; phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác khoáng sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong việc thực hiện quy trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu n công nghiệp theo quy định.

9.2. Định kỳ phối hợp cung cấp cho Cục Thuế về slượng sử dụng vật liệu ncủa các đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản để Cục Thuế có cơ sở đi chiếu, xác định sản lượng khai thác (thời gian trước ngày 10 của tháng đầu quý sau).

10. UBND các huyện, thành phố

10.1. Chỉ đạo, tổ chức thường xuyên các đoàn kiểm tra liên ngành đ kim tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép nhất là cát xây dựng, vật liệu san lấp... có biện pháp quản lý, ngăn chặn hiệu quả không để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tái diễn tại địa phương; kiểm tra, hướng dẫn và xử lý theo quy định đối với hoạt động thu hồi khoáng sản trong diện tích xây dựng công trình; kiểm tra việc lắp đặt hệ thống camera, trạm cân, kiên quyết xử lý kịp thời các vi phạm theo thẩm quyền.

10.2. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành chức năng trong quá trình thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường; kịp thời giải quyết theo thẩm quyền những kiến nghị, khiếu nại của tổ chức, cá nhân về các vấn đề liên quan đến dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn, không để phát sinh điểm nóng, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về trình tự thủ tục đầu tư của các dự án theo đúng quy định để chống thất thoát tài nguyên và các khoản thuế, phí.

10.3. Tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường phối hợp với ngành Thuế trong việc quản lý thu thuế và đôn đc thu nộp các khoản nợ đọng thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn vào NSNN.

10.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là khai thác cát, sỏi lòng sông, vật liệu san lấp kéo dài trên địa bàn quản lý mà không có giải pháp xử lý, ngăn chặn triệt để, dứt điểm.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC, VẬN CHUYỂN VÀ TIÊU THỤ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

1. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác khoáng sản; thực hiện kê khai sản lượng khai thác, chế biến thực tế đúng quy định; nộp đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định Luật Quản lý thuế.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải thực hiện đúng nội dung giấy phép khai thác khoáng sản, hoạt động khai thác loại sản phẩm tài nguyên được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định Luật Khoáng sản. Chấp hành nghiêm việc lắp đặt trạm cân, camera giám sát theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016, điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh việc chấp hành pháp luật về lắp đặt camera giám sát, trạm cân và lập ssách, chứng từ trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

3. Lập sổ sách, chứng từ, tài liệu để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, quản lý, lưu trữ, theo dõi, thống kê khối lượng khoáng sản khai thác, vận chuyn ra khỏi khu vực khai thác theo từng ngày, tháng, năm để làm cơ sở khai báo sản lượng tính thuế tài nguyên khoáng sản và xác định sản lượng khai thác hàng năm, báo cáo định kỳ đến các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, cơ quan thuế và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh theo quy định tại Điều 41, 42 và 43 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.

4. Khi tiêu thụ sản phẩm là tài nguyên khoáng sản phải được xác lập bằng hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật; thực hiện lập hóa đơn, kê khai thuế, phí đầy đủ đúng với sản lượng, giá tính thuế, phí theo đúng quy định.

5. Khi vận chuyn khoáng sản ra khỏi khu vực khai thác (kể cả vận chuyn nội bộ) phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyn nội bộ, có hóa đơn, chứng từ chứng minh tng chuyến hàng (bao gồm vận chuyn đến nơi bán, xuất giao hàng nhiều lần theo số lượng trên hp đồng sau đó mới ghi hóa đơn một lần cho toàn bộ số lượng hàng đã giao); xe và phương tiện vận chuyển hàng hóa là tài nguyên khoáng sản trên khâu lưu thông (đường bộ và đường thủy) phải mang theo hóa đơn, phiếu xuất kho kiêm vận chuyn nội bộ phù hợp với chuyến hàng trong suốt quá trình vận chuyn chuyến hàng đó.

6. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế như: không khai thuế hoặc kê khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác theo quy định tại Điều 42 Luật Quản lý thuế; không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế; mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường; mua, trao đổi hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; thực hiện các giao dịch không đúng với bản cht kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế...; cơ quan Thuế thực hiện ấn định thuế và công khai thông tin đối với tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định Luật Quản lý thuế.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Thuế phối hợp Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật v thuế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đđưa chính sách thuế nói chung và nội dung Đề án vào cuộc sống; tuyên truyền, phổ biến, trin khai nội dung Đề án này đến tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương có trách nhiệm phối hợp với ngành Thuế chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án thuộc phạm vi ngành và địa phương quản lý.

3. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án, nếu có phát sinh chính sách, quy định mới liên quan về thu thuế đi với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì Đề án sẽ được điều chỉnh, bsung cho phù hợp.

4. Cục Thuế có trách nhiệm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án theo định kỳ 6 tháng, năm và gắn với Tổng kết công tác thuế./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2390/QĐ-UBND ngày 22/09/2021 về Đề án “Tăng cường công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.043

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.79.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!