Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 29/2020/TT-BYT sửa đổi bổ sung bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế

Số hiệu: 29/2020/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 31/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Bộ Y tế bãi bỏ hàng loạt văn bản QPPL từ ngày 15/02/2021

Bộ Y tế ban hành Thông tư 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020; trong đó, bãi bỏ toàn bộ 28 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành; đơn cử như:

- Lĩnh vực an toàn thực phẩm:

+ Thông tư 05/2007/TT-BYT hướng dẫn về điều kiện và thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu.

+ Thông tư 11/2013/TT-BYT quy định về hoạt động chỉ định và quản lý tổ chức chứng nhận hợp quy.

+ Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT về việc hướng dẫn phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Lĩnh vực Dược – Mỹ Phẩm:

+ Thông tư 02/2007/TT-BYT hướng dẫn thi hành về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Dược.

+ Thông tư 13/2015/TT-BYT sửa đổi Khoản 2 Điều 21 Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

+ Thông tư 44/2014/TT-BYT quy định việc đăng ký thuốc ban hành ngày 25/11/2014.

Xem danh sách đầy đủ 28 văn bản bị bãi bỏ tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 29/2020/TT-BYT (có hiệu thi hành từ ngày 15/02/2021).

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 29/2020/TT-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ BAN HÀNH, LIÊN TỊCH BAN HÀNH

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật dược ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược;

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương;

Căn cứ Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực mỹ phẩm, dược, phòng, chống HIV/AIDS, an toàn thực phẩm

1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm (sau đây viết tắt là Thông tư số 06/2011/TT-BYT) như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 như sau:

“4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu được quy định như sau:

a) Trường hợp miễn CFS bao gồm:

- Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương mà việc tham gia Hiệp định này đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đó phê chuẩn và có hiệu lực (sau đây viết tắt là nước thành viên CPTPP);

- Sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành và xuất khẩu từ nước thành viên CPTPP: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải nộp tài liệu chứng minh sản phẩm được lưu hành tại nước thành viên CPTPP do cơ quan có thẩm quyền nước thành viên CPTPP cấp (giấy phép lưu hành sản phẩm mỹ phẩm hoặc phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận hoặc văn bản pháp lý khác có chứng nhận sản phẩm được lưu hành tại nước thành viên CPTPP) được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp giấy tờ pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Việt Nam) là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;

+ Được cơ quan ngoại giao nước ngoài hoặc cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm có thẩm quyền hoặc cơ quan cấp giấy tờ pháp lý của nước thành viên CPTPP gửi văn bản hoặc thư điện tử đến Cục Quản lý Dược xác nhận giấy tờ pháp lý;

+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường gửi kết quả tự tra cứu giấy tờ pháp lý từ trang thông tin điện tử (website tiếng Anh) của cơ quan cấp giấy tờ pháp lý của nước thành viên CPTPP có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu đến Cục Quản lý Dược. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của doanh nghiệp;

- Sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm tại nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải nộp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận tại nước thuộc ASEAN được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;

+ Được cơ quan ngoại giao nước ngoài hoặc cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm có thẩm quyền hoặc cơ quan cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm của nước thành viên ASEAN gửi văn bản hoặc thư điện tử đến Cục Quản lý Dược xác nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;

+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường gửi kết quả tự tra cứu Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm từ website tiếng Anh của cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước thành viên ASEAN cấp số Phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu đến Cục Quản lý Dược. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của doanh nghiệp;

b) Ngoài các trường hợp miễn CFS quy định tại điểm a khoản này, hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu phải có CFS đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- CFS do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam cấp còn thời hạn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao chứng thực). Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp;

- CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp CFS đáp ứng một trong các quy định sau đây:

+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;

+ Có văn bản hoặc thư điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp CFS hoặc cơ quan ngoại giao nước ngoài gửi đến Cục Quản lý Dược có nội dung xác nhận thông tin của CFS;

- CFS phải có tối thiểu các thông tin quy định tại Điều 36 Luật quản lý ngoại thương và khoản 3 Điều 10 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 69/2018/NĐ-CP).";

b) Sửa đổi, bổ sung Phụ lục số 01-MP ban hành kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:

"Điều 33. Hồ sơ, thủ tục cấp CFS đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước để xuất khẩu

1. Hồ sơ đề nghị cấp CFS đối với mỹ phẩm xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Riêng bản Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa có thể thay thế bằng Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận (01 bản sao có đóng dấu của thương nhân).

2. Quy trình cấp CFS đối với mỹ phẩm xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.

3. Phí cấp CFS tính theo sản phẩm tương ứng với 01 Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận.

4. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc cấp và quản lý CFS đối với mỹ phẩm xuất khẩu được sản xuất trên địa bàn nơi đặt cơ sở sản xuất mỹ phẩm.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục VII của Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt như sau:

Bổ sung vào cuối Phụ lục VII. Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực quy định sau đây: “Danh mục này bao gồm tất cả dạng muối (nếu có) của các chất ghi trong Danh mục.”.

3. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 17 Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc như sau:

“đ) Định kỳ hằng quý, báo cáo trực tuyến danh sách cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, tình trạng đáp ứng GPP của cơ sở bán lẻ thuốc theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược.”.

4. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 18 Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc như sau:

“đ) Định kỳ hằng tháng, báo cáo trực tuyến danh sách cơ sở phân phối trên địa bàn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và tình trạng đáp ứng GDP theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược.”.

5. Sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 32/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Thông tư số 32/2018/TT-BYT) như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 23 như sau:

“c) Trường hợp giấy tờ pháp lý được cấp là bản điện tử, bao gồm cả trường hợp không có đủ chữ ký, tên người ký và dấu xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước cấp giấy tờ pháp lý, cơ sở đăng ký phải nộp một trong các giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ pháp lý được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

- Cơ sở đăng ký gửi kết quả tự tra cứu giấy tờ pháp lý từ website tiếng Anh của cơ quan cấp giấy tờ pháp lý có đóng dấu xác nhận của cơ sở kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu đến Cục Quản lý Dược. Cơ sở đăng ký phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của cơ sở.";

b) Bãi bỏ điểm c khoản 4 Điều 23;

c) Sửa đổi, bổ sung các điểm e, g khoản 4 Điều 23 như sau:

“e) Đối với hồ sơ cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc hóa dược mới, sinh phẩm nhập khẩu, trừ sinh phẩm probiotics (men tiêu hóa): phải có CPP được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất có xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành thực tế tại nước đó. Trường hợp CPP này không được cấp bởi EMA thì phải có thêm giấy tờ pháp lý được cấp bởi một trong các cơ quan quản lý khác quy định tại khoản 9 hoặc khoản 10 Điều 2 Thông tư này. Giấy tờ pháp lý bao gồm nội dung tối thiểu sau: tên thuốc, hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng hoạt chất, dạng bào chế, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, có xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành thực tế tại nước đó;

g) Đối với hồ sơ cấp giấy đăng ký lưu hành vắc xin nhập khẩu: phải có CPP được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất có xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành thực tế tại nước đó. Trường hợp CPP này không được cấp bởi EMA thì phải có thêm giấy tờ pháp lý được cấp bởi một trong các cơ quan quản lý khác quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này. Giấy tờ pháp lý bao gồm nội dung tối thiểu sau: tên thuốc, hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng hoạt chất, dạng bào chế, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, có xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành thực tế tại nước đó.”;

d) Bổ sung điểm đ vào khoản 12 Điều 23 như sau:

"đ) Đối với tá dược trong hồ sơ đăng ký thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc là bán thành phẩm:

Trường hợp không cung cấp được giấy tờ quy định tại một trong các điểm a, b, d khoản này, cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm, bán thành phẩm thực hiện tự đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất tá dược theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 3 và điểm đ khoản 5 Điều 20 Thông tư số 35/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tự công bố trong hồ sơ đăng ký thuốc về nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mà cơ sở sản xuất tá dược đáp ứng và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố này theo Mẫu 13/TT ban hành kèm theo Thông tư này";

đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 40 như sau:

“3. Thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với nội dung thay đổi nhỏ chỉ yêu cầu thông báo (Notification):

a) Các nội dung thay đổi nhỏ chỉ yêu cầu thông báo MiV-N1, MiV-N2, MiV-N3, MiV-N4, MiV-N6, MiV-N7 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: Cơ sở được thực hiện và chịu trách nhiệm đối với nội dung thay đổi, bổ sung do cơ sở đề nghị kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý Dược công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược các nội dung thay đổi nhỏ chỉ yêu cầu thông báo do cơ sở nộp;

b) Các nội dung thay đổi nhỏ chỉ yêu cầu thông báo khác quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này ngoài các trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý Dược phê duyệt thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành đối với hồ sơ đạt yêu cầu hoặc có văn bản trả lời đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt, không đạt, nêu rõ lý do; công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược các nội dung thay đổi nhỏ chỉ yêu cầu thông báo do cơ sở nộp và kết quả giải quyết hồ sơ.”;

e) Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 2 Điều 47 như sau: “2. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hiệu lực giấy đăng ký lưu hành trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, bao gồm cả thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được duy trì hiệu lực giấy đăng ký lưu hành, được tiếp tục duy trì hiệu lực giấy đăng ký lưu hành 12 tháng trong trường hợp đáp ứng tất cả các quy định sau đây:”;

g) Bổ sung khoản 5 vào Điều 47 như sau:

“5. Quy định về hiệu lực của giấy chứng nhận GMP như sau:

a) Đối với giấy chứng nhận GMP do cơ quan quản lý dược các nước thuộc khu vực kinh tế Châu Âu (European Economic Area - EEA) cấp:

- Trường hợp GMP của cơ sở sản xuất được gia hạn hiệu lực theo Thông báo của EMA ngày 10 tháng 4 năm 2020 về chủ trương áp dụng đối với thuốc dùng cho người trong giai đoạn dịch Covid-19: hiệu lực của giấy chứng nhận GMP được tính đến 31 tháng 12 năm 2021. Trường hợp EMA có thông báo mới thì được thực hiện theo thông báo mới;

- Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận GMP mới, hiệu lực giấy chứng nhận GMP được xác nhận theo giấy mới;

b) Đối với Giấy chứng nhận GMP do các cơ quan không thuộc điểm a Khoản này cấp: Việc xác định hiệu lực giấy chứng nhận GMP trong giai đoạn dịch Covid-19 được thực hiện theo thông báo của cơ quan quản lý dược từng quốc gia đã cấp Giấy chứng nhận GMP hoặc theo thời hạn được ghi trên giấy chứng nhận GMP.”;

h) Sửa đổi khoản 3 Điều 48 như sau:

“3. Đối với hồ sơ cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành nộp trước ngày 31 tháng 12 năm 2021: Không bắt buộc CPP phải có đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn thuốc thành phẩm; tiêu chuẩn dược chất, dược liệu; tên, địa chỉ cơ sở sản xuất dược chất, dược liệu.”;

i) Bổ sung khoản 5, khoản 6 vào Điều 48 như sau:

“5. Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 và cơ sở có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc là tá dược, vỏ nang về Việt Nam: Trước khi nhập khẩu lần đầu về Việt Nam, cơ sở đăng ký cập nhật toàn bộ thông tin về nguyên liệu làm thuốc là tá dược, vỏ nang trong hồ sơ đã được phê duyệt lên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Cục Quản lý Dược. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở cập nhật thông tin lên hệ thống, Cục Quản lý Dược phải hoàn thành việc công bố. Cơ sở đăng ký chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cập nhật so với thông tin trong hồ sơ đăng ký đã được phê duyệt và không bắt buộc phải cập nhật lại thông tin ở lần nhập khẩu tiếp theo.

6. Quy định xác thực giấy tờ pháp lý đối với hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc đã nộp trước ngày 31 tháng 12 năm 2021: Không bắt buộc phải có kết quả kiểm tra tính xác thực giấy tờ pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này trước thời điểm cấp, gia hạn, thay đổi bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, trừ trường hợp giấy tờ pháp lý được cấp là bản điện tử không đáp ứng quy định tại khoản 1, các điểm a, b khoản 3 Điều 23 Thông tư này thì phải có kết quả xác thực giấy tờ pháp lý trước thời điểm cấp, gia hạn, thay đổi bổ sung Giấy đăng ký lưu hành thuốc.

Trường hợp sau khi thuốc được cấp, gia hạn, thay đổi bổ sung giấy đăng ký lưu hành mà cơ quan ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền trong nước, nước ngoài có xác nhận bằng văn bản về việc giấy tờ pháp lý trong hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc không bảo đảm tính xác thực, Cục Quản lý Dược xem xét thực hiện việc xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 42 và điểm h khoản 1 Điều 50 Thông tư này.";

k) Bổ sung điểm o vào khoản 1 Điều 50 như sau:

“o) Công bố danh sách trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy tờ pháp lý quy định tại điểm c khoản 3 Điều 23 Thông tư này.”;

l) Bổ sung vào Thông tư số 32/2018/TT-BYT Mẫu 13/TT Bản công bố nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn đối với sản xuất tá dược đã được cơ quan quản lý của nước hoặc tổ chức quốc tế khác áp dụng theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:

"1. Công bố áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau đây:

a) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế thế giới quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật được quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc sinh học là dẫn xuất của máu và huyết tương người của Tổ chức Y tế thế giới quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật được quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật được quy định tại khoản 4 Điều này;

d) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu Âu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật được quy định tại khoản 4 Điều này.

đ) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế thế giới đối với nguyên liệu làm thuốc là tá dược quy định tại Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này và tài liệu cập nhật được quy định tại khoản 4 Điều này.";

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:

"3. Áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP khác:

a) Đối với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải là tá dược:

Ngoài các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP khác tương đương với nguyên tắc, tiêu chuẩn EU - GMP do cơ quan quản lý dược các nước SRA ban hành được phép áp dụng. Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc triển khai áp dụng có trách nhiệm dịch, xác nhận bản dịch theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực gửi Cục Quản lý Dược để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược;

b) Đối với cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là tá dược:

Ngoài các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, cơ sở sản xuất tá dược được áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP khác của Hội đồng Tá dược Quốc tế (International Pharmaceutical Excipients Council - IPEC), Hệ thống chứng nhận tá dược quốc tế (The Certification Scheme for Pharmaceutical Excipients - EXCiPACT), Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (American National Standards Institute - ANSI), Dược điển Hoa Kỳ (United States Pharmacopeia - USP) hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn khác đối với sản xuất tá dược đã được cơ quan quản lý của nước hoặc tổ chức quốc tế khác có liên quan đến tá dược dùng để sản xuất thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm áp dụng.";

c) Bổ sung khoản 16 vào Điều 4 như sau:

"16. Cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là tá dược triển khai áp dụng GMP và tuân thủ quy định tại Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP khác quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này và tài liệu cập nhật theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này. Trường hợp Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức IPEC, EXCiPACT, ANSI, USP hoặc tổ chức quốc tế khác có liên quan đến tá dược dùng để sản xuất thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm đã công bố có sửa đổi, bổ sung nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất đối với nguyên liệu làm thuốc là tá dược (sau đây viết tắt là tài liệu cập nhật) trên Trang thông tin điện tử của các cơ quan này, cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là tá dược triển khai áp dụng tài liệu GMP cập nhật trong thời hạn sau đây:

a) 12 tháng đối với trường hợp có yêu cầu thay đổi về nhà xưởng, thiết bị sản xuất, tính từ thời điểm tài liệu cập nhật được công bố;

b) 06 tháng đối với các cập nhật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản này, tính từ thời điểm tài liệu cập nhật được công bố.";

d) Bổ sung điểm h vào khoản 2 Điều 12 như sau:

"h) Cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là tá dược."; đ) Bổ sung điểm đ vào khoản 5 Điều 20 như sau:

"đ) Cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm, bán thành phẩm căn cứ vào mục đích và phạm vi sử dụng tá dược tại cơ sở sản xuất để thực hiện việc tự đánh giá đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 và điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này đối với tá dược sử dụng tại cơ sở.";

e) Bổ sung Phụ lục IIa. Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất nguyên liệu làm thuốc là tá dược của Tổ chức Y tế thế giới vào sau Phụ lục II Thông tư số 35/2018/TT-BYT theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 9 Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc như sau:

“6. Sau khi nộp báo cáo hoạt động - duy trì đáp ứng GSP theo thời gian quy định, cơ sở bảo quản được tiếp tục hoạt động theo phạm vi kinh doanh ghi tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã được cấp, được sử dụng Giấy chứng nhận này cho đến khi có kết quả đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GSP và phải bảo đảm duy trì việc đáp ứng GSP trong suốt quá trình hoạt động.”.

8. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:

“3. Nhóm 3 bao gồm các thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam và có báo cáo nghiên cứu tương đương sinh học được Cục Quản lý Dược công bố.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 7 như sau:

“5. Nhóm 5 bao gồm các thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.”;

c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 Điều 50 như sau:

“a) Giấy tờ pháp lý do cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA cấp có đủ chữ ký, tên người ký, dấu xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước cấp giấy tờ pháp lý và phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

Trường hợp giấy tờ pháp lý được cấp là bản điện tử, bao gồm cả trường hợp không có đủ chữ ký, tên người ký và dấu xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước cấp giấy tờ pháp lý, cơ sở gửi kết quả tự tra cứu giấy tờ pháp lý từ website tiếng Anh của cơ quan cấp giấy tờ pháp lý có đóng dấu xác nhận của cơ sở kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu trực tuyến đến Cục Quản lý Dược. Cơ sở đăng ký phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của cơ sở.

Giấy tờ pháp lý phải bao gồm nội dung tối thiểu sau đây: tên thuốc, hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng hoạt chất, dạng bào chế, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, có xác nhận thuốc được cấp phép lưu hành tại nước đó.”;

d) Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 3 Mẫu báo cáo tình hình vi phạm của nhà thầu trong quá trình đấu thầu, cung ứng thuốc của Thông tư số 15/2019/TT-BYT theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 của mục I. Các tiêu chí đánh giá về chất lượng thuốc và khoản 13 của mục II. Các tiêu chí đánh giá về đóng gói, bảo quản, giao hàng tại phần 4 Phụ lục Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật của các Phụ lục 7Phụ lục 8 của Thông tư số 15/2019/TT-BYT theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư số 14/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý thuốc Methadone như sau:

"a) Uống hết thuốc Methadone trước sự có mặt của nhân viên y tế, trừ trường hợp được cơ sở y tế cấp thuốc Methadone mang về sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;”.

10. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:

“3. Cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hoặc đánh giá đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GMP) đối với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về dược được sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dạng bào chế tương ứng với dạng bào chế đã được chứng nhận và không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe.”;

b) Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1 Điều 4 như sau:

“1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu phải được sản xuất ở cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất (bao gồm cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chỉ định, thừa nhận hoặc cơ quan, tổ chức của nước khác được cơ quan quản lý nhà nước của nước sản xuất thừa nhận) cấp một trong các chứng nhận hoặc xác nhận sau đây:”;

c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 4 như sau:

“a) Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) có nội dung sản phẩm được sản xuất tại cơ sở đáp ứng yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP);";

d) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 4 như sau:

"c) Đối với các nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện cấp giấy chứng nhận quy định tại các điểm a, b Khoản này thì phải được xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công bố trên website chính thức của cơ quan có thẩm quyền về việc tại quốc gia đó không thực hiện cấp Giấy chứng nhận GMP đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe;”;

đ) Sửa đổi khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Nội dung của giấy chứng nhận, xác nhận quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này (không bao gồm CFS có nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) tối thiểu phải có các thông tin sau đây:

a) Tên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

b) Ngày cấp;

c) Thời hạn hiệu lực (trường hợp giấy chứng nhận, xác nhận GMP không ghi thời hạn hiệu lực thì phải có bản báo cáo đánh giá hoặc biên bản kiểm tra định kỳ bảo đảm cơ sở sản xuất duy trì điều kiện an toàn thực phẩm hoặc được quy định thời hạn kiểm tra, đánh giá tại văn bản quy phạm pháp luật của nước xuất xứ sản phẩm);

d) Họ tên, chữ ký của người cấp;

đ) Tên, địa chỉ cơ sở được cấp;

e) Phạm vi được chứng nhận.”;

e) Bãi bỏ khoản 2 Điều 5 và quy định "Thời điểm áp dụng quy định tại điểm này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này" tại điểm b khoản 1 Điều 4;

g) Sửa đổi, bổ sung khoản 3.7 của mục III. Cơ sở sản xuất và trang thiết bị tại Phụ lục đính kèm Thông tư số 18/2019/TT-BYT như sau:

“3.7. Trường hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền được sản xuất trong cùng dây chuyền: phải có biện pháp kiểm soát phù hợp để phòng, tránh nguy cơ nhầm lẫn, nhiễm, nhiễm chéo (xem Mục 6.19).”.

11. Sửa đổi, bổ sung quy định “Hàm lượng tối đa Tar và Nicotin quy định trong QCVN 16-1:2015/BYT được áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.” tại Điều 2 Thông tư số 23/2015/TT-BYT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thuốc lá điếu như sau:

“Hàm lượng tối đa Tar và Nicotin quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16-1:2015/BYT được rà soát định kỳ 02 năm và xem xét điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tác hại của thuốc lá”.

Điều 2. Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành

Bãi bỏ toàn bộ 28 văn bản quy phạm pháp luật và bãi bỏ một phần 02 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

2. Riêng các quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8 và 11 Điều 1 Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

3. Các quy định liên quan đến nộp hồ sơ, tài liệu và tra cứu trực tuyến được áp dụng trong giai đoạn dịch Covid - 19 cho đến thời điểm Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Điều 4. Quy định chuyển tiếp

1. Các hồ sơ đã nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng đang trong quá trình giải quyết được áp dụng theo quy định có liên quan tại Thông tư này hoặc các quy định trước ngày Thông tư này có hiệu lực theo hướng thuận tiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

2. Các quy định về công bố thông tin, cập nhật, khai báo và báo cáo theo hình thức trực tuyến tại Thông tư này được áp dụng theo triển khai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (Công báo; Cổng thông tin điện tử
CP);
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Đơn vị trực thuộc Bộ;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC (05 bản).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MẪU PHIẾU CÔNG BỐ SẢN PHẨM MỸ PHẨM

Phụ lục số 01-MP

PHẦN DÀNH CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ (FOR OFFICIAL USE)

Ngày cấp số tiếp nhận (Date acknowledged):

Số tiếp nhận Phiếu công bố (Product Notification No):

Phiếu công bố có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.

PHIẾU CÔNG BỐ SẢN PHẨM MỸ PHẨM

TEMPLATE FOR NOTIFICATION OF COSMETIC PRODUCT

þ Đánh dấu vào ô thích hợp (Tick where applicable)

THÔNG TIN SẢN PHẨM

PARTICULARS OF PRODUCT

1. Tên nhãn hàng và tên sản phẩm (Name of brand & product):

1.1. Nhãn hàng (Brand)

1.2. Tên sản phẩm (Product Name)

1.3. Danh sách các dạng hoặc màu (List of Variants or Shade). Tên (Names)

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

2. Dạng sản phẩm (Product type(s))

Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, ….)

Creams, emulsions, lotions, gels and oils for skin (hands, face, feet, etc)

Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hóa học)

Face masks (with the exception of chemical peeling products)

Chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)

Tinted bases (liquids, pastes, powders)

Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh,….

Make-up powders, after-bath powder, hygienic powders, etc.

Xà phòng rửa tay, xà phòng khử mùi,…..

Toilet soaps, deodorant soaps, etc

Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,….

Perfumes, toilet waters and eau de Cologne

Sản phẩm để tắm (muối, sữa, xà phòng, dầu, gel,….)

Bath or shower preparations (salts, lotions, foams, soaps, oils. gels, etc)

Sản phẩm tẩy lông

Depilatories

Sản phẩm khử mùi và chống mùi (giảm mùi mồ hôi)

Deodorants and anti-perspirants

Sản phẩm chăm sóc tóc (Đề nghị đánh dấu vào dạng sản phẩm cụ thể bên dưới)

Hair care products (Please stick on specific product type below)

Nhuộm và tẩy màu tóc

Hair tints and bleaches

Uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc

Products for waving, straightening and fixing

Các sản phẩm định dạng tóc

Setting products

Sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội)

Cleansing products (lotions, powders, shampoos)

Sản phẩm dưỡng tóc (sữa, kem, dầu)

Conditioning products (lotions, creams, oils)

Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp)

Hairdressing products (lotions, lacquers, brilliantines)

Sản phẩm dùng cho cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng, sữa,….)

Shaving product (creams, foams, lotions, etc)

Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt

Products for making-up and removing make-up from the face and the eyes

Sản phẩm dùng cho môi

Products intended for application to the lips

Sản phẩm chăm sóc răng và miệng

Products for care of the teeth and the mouth

Sản phẩm dùng để chăm sóc và trang điểm cho móng tay, móng chân

Products for nail care and make-up

Sản phẩm dùng để vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài

Products for external intimate hygiene

Sản phẩm chống nắng

Sunbathing products

Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng

Products for tanning without sun

Sản phẩm làm trắng da

Skin whitening products

Sản phẩm chống nhăn da

Anti-wrinkle products

Sản phẩm khác (đề nghị ghi rõ)

Others (please specify)

3. Mục đích sử dụng (Intended use)

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

4. Dạng trình bày (Product presentation(s))

Dạng đơn lẻ (Single product)

Một nhóm các màu (Arange of colours)

Bảng các màu trong một dạng sản phẩm (Palette(s) in a range of one product type)

Các sản phẩm phối hợp trong một bộ sản phẩm (Combination products in a single kit)

Các dạng khác (đề nghị ghi rõ). Others (please specify)

THÔNG TIN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT/ĐÓNG GÓI/XUẤT KHẨU

PARTICULARS OF MANUFACTURER(S)/ASSEMBLER(S)/EXPORTER

5. Tên công ty sản xuất (Name of manufacturer) (Liệt kê tất cả các công ty sản xuất, trong trường hợp nhiều công ty tham gia vào quá trình chế biến sản phẩm)

Địa chỉ công ty sản xuất (Nước sản xuất) (Address of manufacturer (state country)):

C o u n t r y

Tel:

Fax:

6. Tên công ty đóng gói (Đề nghị đánh dấu vào mục thích hợp. Có thể đánh dấu nhiều hơn 01 ô) (Name of assembler (Please tick accordingly. May tick more than one box)):

□ Đóng gói chính

Primary assembler

□ Đóng gói thứ cấp

Secondary assembler

Địa chỉ của công ty đóng gói(Address of assembler (state country)):

C o u n t r y

Tel:

Fax:

7. Tên nước xuất khẩu (Đề nghị đánh dấu vào mục thích hợp. Chỉ áp dụng đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu) (Name of exporting country (Please tick accordingly. Only apply to imported cosmetic products)):

C o u n t r y

Sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành tự do tại (Cosmetic product(s) are free sold in):

- Nước xuất khẩu (Exporting country): □

- Nước sản xuất (Manufacturing country) □

THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐƯA SẢN PHẨM MỸ PHẨM RA THỊ TRƯỜNG

PARTICULARS OF LOCAL COMPANY RESPONSIBLE FOR PLACING THE COSMETIC PRODUCT IN THE MARKET

8. Tên công ty (Name of company):

Địa chỉ công ty (Address of company):

Tel:

Fax:

Số giấy phép kinh doanh/Số giấy phép hoạt động

Business Registration Number/License to Operate Number

THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY

PARTICULARS OF PERSON REPRESENTING THE LOCAL COMPANY

9. Họ và tên (Name of person):

Tel:

Fax:

Chức vụ ở công ty (Designation in the company):

THÔNG TIN VỀ CÔNG TY NHẬP KHẨU

PARTICULARS OF IMPORTER

10. Tên công ty nhập khẩu (Name of importer):

Địa chỉ công ty nhập khẩu (Address of importer):

Tel:

Fax:

DANH SÁCH THÀNH PHẦN

PRODUCT INGREDIENT LIST

11. Đề nghị kiểm tra ô sau đây (Please check the following boxes):

Tôi đã kiểm tra bản sửa đổi từ Phụ lục II đến Phụ lục VII của danh mục các thành phần mỹ phẩm ASEAN như được công bố trên bản sửa đổi gần đây nhất của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Tôi xin xác nhận rằng sản phẩm được đề cập đến trong bản công bố này không chứa bất cứ một thành phần bị cấm nào và cũng tuân thủ với danh mục hạn chế và các điều kiện quy định trong các phụ lục.

I have examined the latest revisions of the Annexes II to VII of the ASEAN Cosmetic Ingredient Listing as published in the latest amendment of the ASEAN Cosmetic Directive and confirmed that the product in this notification does not contain any prohibited substances and is in compliance with the restrictions and conditions stipulated in the Annexes.

Tôi đảm nhận trách nhiệm trả lời và hợp tác toàn diện với cơ quan có thẩm quyền về bất kỳ hoạt động kiểm soát sau khi bán hàng khi có yêu cầu bởi cơ quan có thẩm quyền.

I undertake to respond to and cooperate fully with the regulatory authority with regard to any subsequent post-marketing activity initiated by the authority.

Danh sách thành phần đầy đủ (Product full ingredient list)

(Yêu cầu ghi đầy đủ danh sách tất cả các thành phần và tỉ lệ % của những chất có giới hạn về nồng độ, hàm lượng sử dụng trong mỹ phẩm - To submit ingredient list with percentages of restricted ingredients)

No

Tên đầy đủ thành phần (tên danh pháp quốc tế hoặc tên khoa học chuẩn đã được công nhận)

Full Ingredient name (use INCI or approved nomenclature in standard references)

Tỉ lệ % của các chất có giới hạn về nồng độ, hàm lượng

(Percentage of restricted ingredients)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

...

CAM KẾT (DECLARATION)

1. Thay mặt cho công ty, tôi xin cam kết sản phẩm được đề cập trong Phiếu công bố này đạt được tất cả các yêu cầu của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và các phụ lục kèm theo.

I hereby declare on behalf of my company that the product in the notification meets all the requirements of the ASEAN Cosmetic Directive, its Annexes and Appendices.

2. Tôi xin chịu trách nhiệm tuân thủ các điều khoản sau đây (I undertake to abide by the following conditions):

i. Đảm bảo có sẵn để cung cấp các thông tin kỹ thuật và tính an toàn khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và có đầy đủ hồ sơ về các sản phẩm đã được phân phối để báo cáo trong trường hợp sản phẩm phải thu hồi.

Ensure that the product’s technical and safety information is made readily available to the regulatory authority concerned (“the Authority”) and to keep records of the distribution of the products for product recall purposes;

ii. Phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về các tác dụng phụ nghiêm trọng1 của sản phẩm gây chết người hoặc đe dọa tính mạng bằng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc văn bản trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày biết thông tin.

Notify the Authority of fatal or life threatening serious adverse event1 as soon as possible by telephone, facsimile transmission, email or in writing, and in any case, no later than 7 calendar days after first knowledge;

iii. Phải hoàn thành báo cáo tác dụng phụ của sản phẩm (theo mẫu quy định)2 trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về những tác dụng phụ nghiêm trọng như đã nêu trong mục 2 ii nói trên và cung cấp bất cứ thông tin nào theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Complete the Adverse Cosmetic Event Report Form2 within 8 calendar days from the date of my notification to the Authority in para 2 ii. above, and to provide any other information as may be requested by the Authority;

iv. Thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về các tác dụng phụ nghiêm trọng của sản phẩm nhưng không gây chết người hoặc đe dọa đến tính mạng và trong bất cứ trường hợp nào, việc báo cáo (sử dụng mẫu báo cáo) về tác dụng phụ phải được tiến hành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày biết về tác dụng phụ này.

Report to the Authority of all other serious adverse events that are not fatal or life threatening as soon as possible, and in any case, no later than 15 calendar days after first knowledge, using the Adverse Cosmetic Event Report Form;

v. Công bố với cơ quan có thẩm quyền khi có bất cứ sự thay đổi nào trong bản công bố này.

Notify the Authority of any change in the particulars submitted in this notification;

3. Tôi xin cam đoan rằng những thông tin được đưa ra trong bản công bố này là đúng sự thật. Tất cả các tài liệu, các thông tin liên quan đến nội dung công bố sẽ được cung cấp và các tài liệu đính kèm là bản hợp pháp hoặc sao y bản chính.

I declare that the particulars given in this notification are true, all data, and information of relevance in relation to the notification have been supplied and that the documents enclosed are authentic or true copies.

4. Tôi hiểu rằng tôi sẽ có trách nhiệm để đảm bảo tất cả các lô sản phẩm của chúng tôi đều đáp ứng các yêu cầu pháp luật, và tuân thủ tất cả tiêu chuẩn và chỉ tiêu sản phẩm đã được công bố với cơ quan có thẩm quyền.

I understand that I shall be responsible for ensuring that each consignment of my product continues to meet all the legal requirements, and conforms to all the standards and specifications of the product that I have declared to the Authority.

5. Tôi hiểu rằng trong trường hợp có tranh chấp pháp luật, tôi không được quyền sử dụng bản công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận nếu sản phẩm của chúng tôi không đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn, chỉ tiêu mà chúng tôi đã công bố.

I understand that I cannot place reliance on the acceptance of my product notification by the authority in any legal proceedings concerning my product, in the event that my product has failed to conform to any of the standards or specifications that I had previously declared to the Authority.

____________________________________________________

Tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty

[Name and Signature of person representing the local company]

Dấu của công ty
[Company stamp]

Ngày[Date]

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MẪU 13/TT

BẢN CÔNG BỐ

NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN GMP HOẶC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI SẢN XUẤT TÁ DƯỢC ĐÃ ĐƯỢC CƠ QUAN QUẢN LÝ CỦA NƯỚC HOẶC TỔ CHỨC QUỐC TẾ KHÁC ÁP DỤNG

Chúng tôi, ________________________________________________________

Là cơ sở sản xuất thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc là bán thành phẩm:

Tên thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc là bán thành phẩm:

Hoạt chất, hàm lượng/nồng độ:

Dạng bào chế:

được đăng ký lưu hành tại Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) Việt Nam.

Căn cứ vào mục đích và phạm vi sử dụng các tá dược trong thành phần công thức đối với việc sản xuất thuốc thành phẩm hoặc nguyên liệu làm thuốc là bán thành phẩm ;

Căn cứ kết quả tự đánh giá của Công ty về nguy cơ, ảnh hưởng của các tá dược đối với an toàn cho người sử dụng, dạng bào chế, quy trình sản xuất và kết quả đánh giá nhà cung cấp nguyên liệu,

Chúng tôi xác nhận các tá dược sau đây được sản xuất tại cơ sở sản xuất đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn đối với sản xuất tá dược đã được cơ quan quản lý của nước hoặc tổ chức quốc tế khác áp dụng quy định tại điểm đ khoản 12 Điều 23 Thông tư số 32/2018/TT-BYT và phù hợp với mục đích sản xuất thuốc thành phẩm hoặc nguyên liệu làm thuốc là bán thành phẩm: , cụ thể như sau:

STT

Tên tá dược

Cơ sở sản xuất tá dược

Địa chỉ cơ sở sản xuất tá dược

Tiêu chuẩn áp dụng

Chúng tôi cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về công bố này./.

Ngày tháng năm
Đại diện hợp pháp của cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm, bán thành phẩm
(Ký trực tiếp, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

PHỤ LỤC IIA

NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC LÀ TÁ DƯỢC CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MỤC LỤC

1. Những vấn đề chung

2. Giải thích thuật ngữ

3. Tự kiểm tra về chất lượng

4. Máy móc thiết bị

4.1. Việc sử dụng máy móc thiết bị

4.2. Chương trình làm vệ sinh

4.2.1. Quy trình làm vệ sinh chi tiết

4.2.2. Kế hoạch lấy mấu

4.2.3. Phương pháp phân tích/giới hạn vệ sinh

5. Nguyên vật liệu

5.1. Quy định chung

5.2. Nguyên liệu ban đầu

5.3. Nguyên vật liệu bị loại và thu hồi

5.4. Tá dược bị trả lại

5.5. Thực hành bảo quản

6. Hồ sơ tài liệu

6.1. Quy định chung

6.2. Tiêu chuẩn

6.3. Hồ sơ lô sản xuất

6.4. Những tài liệu khác

7. Thực hành tốt trong sản xuất và kiểm tra chất lượng

7.1. Kiểm soát thay đổi và thẩm định quy trình

7.2. Thực hành tốt trong sản xuất

7.2.1. Để phòng nhiễm chéo

7.2.2. Gom trộn trong quá trình sản xuất

7.2.3. Kiểm soát nhiễm vi sinh

7.2.4. Hệ thống nước/ chất lượng nước

7.2.5. Các thao tác đóng gói

7.2.6. Giao hàng

7.3. Thực hành tốt trong kiểm tra chất lượng

7.3.1. Quy định chung

7.3.2. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu ban đầu

7.3.3. Kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất

7.3.4. Hồ sơ chất lượng và mẫu lưu

7.3.5. Nghiên cứu độ ổn định

7.3.6. Ngày hết hạn/ngày kiểm nghiệm lại

7.3.7. Hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm và đo lường

1. Những vấn đề chung

Hướng dẫn này tập trung vào các khía cạnh trong thực hành tốt sản xuất (GMP) áp dụng cụ thể cho tá dược, hỗ trợ thêm cho các hướng dẫn GMP chung đối với dược phẩm được WHO phát hành. Hướng dẫn này cũng kết hợp một số khái niệm về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) quy định.

Tá dược có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thành phẩm, trong một số trường hợp còn tạo nên gần như toàn bộ sản phẩm. Nhiều tá dược còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác với số lượng lớn hơn rất nhiều, ví dụ như công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm hoặc hóa chất công nghiệp. Sự đồng nhất và mức nghiêm ngặt về tiêu chuẩn sản phẩm ở các ngành công nghiệp này có thể không quan trọng như trong ngành dược phẩm, và nhiều tá dược sử dụng trong ngành dược có tính biến đổi cao. Vì thế cần phải có một chương trình theo dõi các tá dược này và đảm bảo rằng chúng đạt các thông số về chất lượng để dùng trong các quy trình sản xuất dược phẩm. Mục tiêu của tài liệu này là đặt ra một số tiêu chí được áp dụng để đạt được mức độ bảo đảm này.

Nhà sản xuất thành phẩm dược phụ thuộc rất nhiều vào nhà sản xuất tá dược trong việc cung cấp các tá dược đồng nhất về các đặc tính hóa lý. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình xét duyệt sản phẩm, khi có so sánh tương đương sinh học giữa sản phẩm của lô tương đương sinh học trên lâm sàng ("lô sinh học") với sản phẩm của lô thương mại. Để có được bằng chứng đảm bảo đầy đủ về hoạt lực của thuốc trên người, tá dược sử dụng trong sản xuất các lô thương mại không được khác đáng kể so với tá dược sử dụng cho lô sinh học. Trường hợp dự kiến có khác biệt đáng kể, nhà sản xuất thành phẩm có thể cần phải thực hiện thêm các thử nghiệm để xác lập tương đương sinh học cho thành phẩm. Vấn đề không kém quan trọng là phải đảm bảo tương đương sinh học của các lô thương mại sau khi đã được phép lưu hành không bị ảnh hưởng bất lợi theo thời gian.

Nhìn chung, tá dược được sử dụng như khi mua, không được tinh chế hay tinh lọc thêm. Kết quả là tạp chất có mặt trong tá dược được đem sang dạng thành phẩm. Trong khi nhà sản xuất dạng thành phẩm chỉ kiểm soát được ở mức hạn chế đối với chất lượng tá dược (bằng cách lấy phiếu kiểm nghiệm và kiểm tra mẫu đại diện), thì nhà sản xuất tá dược lại có khả năng kiểm soát lớn hơn đối với các đặc tính vật lý, chất lượng và tạp chất hiện diện ở mức tìm thấy được trong tá dược. Nhà sản xuất tá dược cần thực hiện các phép phân tích xu hướng về hiệu năng của quy trình, và bên mua nguyên vật liệu cũng cần thực hiện các phân tích xu hướng của các kiểm nghiệm tá dược khi nhận hàng.

Trong sản xuất tá dược, các điều kiện môi trường, máy móc thiết bị và thao tác áp dụng mang tính chất của ngành công nghiệp hóa chất chứ không như ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm dược. Trong một số quy trình, các cơ chế hóa học và hóa sinh không được mô tả đặc điểm đầy đủ; vì thế phương pháp và các quy trình sản xuất ra một số tá dược thường khác với quy trình sản xuất thành phẩm. Nhiều quy trình sản xuất hóa chất được thực hiện trong hệ thống kín có thể tránh được tạp nhiễm, ngay cả khi các bồn phản ứng không được đặt trong nhà. Tuy nhiên, điều này không loại bỏ được nguy cơ xâm nhập của yếu tố tạp nhiễm có từ máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dùng để bảo vệ máy móc thiết bị, chất ăn mòn, chất làm vệ sinh và từ nhân viên.

Một số quy trình sản xuất tá dược đòi hỏi phải thực hiện các quy định về GMP áp dụng cho sản xuất thành phẩm hoặc hoạt chất do mục đích sử dụng của các tá dược đó. Tuy nhiên, đối với nhiều quy trình, đặc biệt trong các quy trình chế biến ở giai đoạn đầu, việc thực hiện như vậy không khả thi hoặc không cần thiết. Yêu cầu này tăng lên cùng với tiến trình chế biến. Trong một số bước chế biến theo trình tự, thường ngay trước công đoạn hoàn thiện cuối cùng, cần phải áp dụng nguyên tắc GMP và duy trì cho đến hết quá trình. Để xác định các công đoạn chế biến cần áp dụng GMP, cần phải có khả năng đánh giá tốt cũng như kiến thức toàn diện về quy trình. Sơ đồ quá trình chế biến phải chỉ rõ các thao tác đơn lẻ, máy móc thiết bị được sử dụng, các công đoạn cần thêm các chất, các bước chủ yếu trong quá trình, các thông số quan trọng (thời gian, nhiệt độ, áp suất,...) và các điểm kiểm soát.

Nhà sản xuất tá dược phải có khả năng xác định những điểm quan trọng và chủ yếu trong quá trình chế biến khi cần phải lấy mẫu chọn lọc và kiểm nghiệm bán thành phẩm với mục đích để theo dõi việc thực hiện quy trình. Ở giai đoạn cuối của quy trình, hồ sơ lại càng đòi hỏi cẩn thận chi tiết hơn.

Nhà sản xuất phải xác định rõ những bước chế biến quan trọng, cần thiết để đảm bảo sản xuất được tá dược đạt các chỉ tiêu hóa học và vật lý đã định. Những bước này có thể bao gồm một số các thao tác hoặc quy trình đơn lẻ. Các thao tác này bao gồm các bước chế biến vật lý cần đến sự chuyển giao năng lượng khi không có sự thay đổi về mặt hóa học đối với các phân tử. Quy trình là những bước chế biến tại đó phân tử trải qua một thay đổi về mặt hóa học.

Các bước chế biến quan trọng gồm có nhưng không chỉ những bước sau:

- Thay đổi pha với sự tham gia của phân tử mong muốn, một dung môi hoặc chất vận chuyển trơ (ví dụ hòa tan, kết tinh, bay hơi, sấy khô, thăng hoa, chưng cất hoặc hấp thu).

- Tách pha (ví dụ: lọc hoặc ly tâm).

- Thay đổi về hóa học với sự tham gia của phân tử mong muốn (ví dụ loại hoặc thêm nước trong thủy hợp, acetyl hóa, tạo thành muối).

- Điều chỉnh dung dịch có chứa phân tử (ví dụ điều chỉnh độ pH).

- Đo lường chính xác các thành phần tá dược được thêm vào, các dung dịch đang chế biến, các nguyên liệu tái sử dụng (ví dụ cân, đo thể tích).

- Trộn lẫn nhiều thành phần.

- Thay đổi xảy ra trên bề mặt, kích thước tiểu phân hoặc độ đồng nhất của lô (ví dụ nghiền, kết tụ hoặc trộn).

Các biện pháp kiểm tra quy trình và thiết bị chế biến tự động thường được sử dụng trong các nhà máy sản xuất tá dược hơn là trong nhà máy sản xuất thành phẩm. Việc sử dụng các máy móc thiết bị tự động sẽ phù hợp khi đã thực hiện đủ các quy trình kiểm tra, hiệu chuẩn và bảo dưỡng. Các máy móc thiết bị và thao tác sản xuất có thể khác nhau tuỳ thuộc vào loại tá dược được sản xuất, quy mô sản xuất, loại thao tác (ví dụ: sản xuất theo từng lô so với sản xuất liên tục).

Các nhà sản xuất thành phẩm ở các nước Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản ngày càng đòi hỏi các nhà sản xuất tá dược phải có "chứng chỉ" ISO. Việc thực hiện các Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000, cụ thể là ISO 9002, có thể đảm bảo khả năng các nhà cung cấp tá dược được chấp nhận hơn trên thị trường thế giới. Ngoài ra việc áp dụng các nguyên tắc ISO 9000 trong sản xuất tá dược còn có một số lợi ích khác nữa, bởi lẽ các biện pháp của hệ thống chất lượng giúp tăng cường GMP. Những vấn đề cân nhắc nói trên về ISO khi đáp ứng các quy định cụ thể của khách hàng, trong mua nguyên liệu và các kỹ thuật thống kê, sẽ có lợi cho cả khách hàng mua tá dược lẫn nhà sản xuất, và tăng cường mối quan hệ của cả hai bên.

Vì thế các nhà sản xuất tá dược nên thiết lập và thực hiện một chính sách về chất lượng có quy mô toàn công ty. Giới lãnh đạo công ty cần phải có cam kết đối với chính sách này và chỉ định những nhân viên phù hợp trong công ty chịu trách nhiệm việc điều phối và thực hiện hệ thống chất lượng. Giới lãnh đạo cần tham gia vào việc phát triển chính sách chất lượng của công ty và cung cấp những nguồn lực cần thiết cho việc phát triển, duy trì và rà soát theo định kỳ chính sách đó và hệ thống chất lượng. Bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong các quy trình cũng phải được thẩm định về mặt tác dụng của tá dược. Người ta cũng khuyến nghị là tất cả các nhà sản xuất dược phẩm và kể cả các đại lý nội địa cũng phải được thông báo về những thay đổi này. Các nhà sản xuất tá dược tốt nhất không nên gia công bất kỳ một công đoạn nào trong quy trình chế biến một loại tá dược khi không hiểu rõ việc các nhà sản xuất dược phẩm sử dụng loại tá dược này như thế nào.

Nhà sản xuất tá dược cần có các hướng dẫn về an toàn nhằm đảm bảo các khách hàng được trang bị đầy đủ khi tiếp xúc với loại nguyên liệu đó. Hướng dẫn này bao gồm những thông tin về độc tính của nguyên liệu và các biện pháp xử lý khi tình cờ tiếp xúc. Cần nêu rõ các quy định về trang thiết bị để quản lý thích hợp đối với nguyên liệu có liên quan.

2. Giải thích thuật ngữ

Các định nghĩa dưới đây áp dụng cho các thuật ngữ dùng trong hướng dẫn này.

Trong những văn bản khác chúng có thể mang ý nghĩa khác.

* Trộn lẫn

Việc trộn lẫn nguyên vật liệu được mang sang từ một cấp độ tá dược vào với một cấp độ tá dược khác, thường là do quy trình liên tục.

* Hồ sơ thuốc gốc (Khái niệm này áp dụng riêng cho các quy chế của Hoa Kỳ)

Thông tin chi tiết về một cơ sở, quy trình hay sản phẩm cụ thể được nộp cho cơ quan quản lý dược, là một phần của hồ sơ xin phép lưu hành.

* Sản phẩm mẫu

Một sản phẩm dùng làm mẫu điển hình cho một nhóm sản phẩm tương tự.

* Dung dịch mẹ

Một dung dịch nồng độ cao từ đó sẽ thu được sản phẩm sau khi cho bay hơi, đông lạnh hay kết tinh.

* Tá dược

Những chất không phải là hoạt chất đã được đánh giá thích đáng về độ an toàn và được đưa vào hệ thống phân bố thuốc để:

- Hỗ trợ việc tạo thành hệ thống phân bố thuốc;

- Bảo vệ, hỗ trợ hoặc tăng cường độ ổn định, sinh khả dụng hoặc khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân;

- Hỗ trợ việc định tính sản phẩm; hoặc

- Tăng cường các thuộc tính an toàn và hiệu lực toàn diện của thuốc trong quá trình bảo quản hoặc sử dụng.

3. Tự kiểm tra về chất lượng

Nhóm kiểm tra bao gồm những nhân viên phù hợp (ví dụ như kiểm tra viên, kỹ sư, chuyên viên phân tích, nhân viên mua hàng, chuyên gia máy tính...) thực hiện các đợt kiểm tra. Cần đánh giá những hạn chế trong thao tác sản xuất và việc thẩm định các bước chế biến quan trọng trong cả quá trình sản xuất nhằm đảm bảo nhà sản xuất có những bước thích hợp để kiểm tra xem quy trình có hoạt động đồng nhất hay không.

Mục đích sử dụng cuối cùng của tá dược cần phải được xác định và cân nhắc trong khi kiểm tra nhà sản xuất tá dược. Vấn đề đặc biệt quan trọng là phải xác định tá dược là thành phần trực tiếp hay gián tiếp trong thành phẩm; tá dược có được sử dụng trong chế biến một dạng bào chế vô trùng không; và tá dược có được đóng gói không chứa pyrogen/nội độc tố không. Nhà sản xuất tá dược phải có trách nhiệm đảm bảo là tá dược không chứa pyrogen nếu như đã tuyên bố như vậy trong tiêu chuẩn, trên nhãn hoặc trên hồ sơ gốc của thuốc.

Một lần kiểm tra nhà máy sản xuất tá dược nên bắt đầu với xuất phát điểm là việc xem xét những lĩnh vực sau:

- Sản phẩm không đạt, ví dụ như một lô bị loại vì không đạt tiêu chuẩn, một sản phẩm bị khách hàng trả về, hay một sản phẩm bị thu hồi. Nhà sản xuất cần xác định lý do không đạt, chuẩn bị một báo cáo kết qu điều tra, nêu các biện pháp khắc phục đã triển khai sau đó và lưu hồ sơ. Hồ sơ và tài liệu cần được xem xét để đảm bảo rằng hiện tượng không đạt đó không phải là do quy trình không đồng nhất hoặc được xây dựng kém.

- Hồ sơ về khiếu nại. Khách hàng có thể báo cáo là một số mặt trong thuộc tính sản phẩm không hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng của chúng. Những vấn đề này có thể là do tạp chất hoặc tính không đồng nhất trong quá trình sản xuất tá dược.

- Hồ sơ tài liệu theo dõi về thay đổi.

- Công thức gốc và hồ sơ sản xuất lô. Việc sửa đổi các tài liệu này thường xuyên có thể gợi ý rằng quá trình sản xuất có vấn đề.

- Tiêu chuẩn về sự hiện diện của các sản phẩm trung gian không phản ứng và các dung môi còn dư trong tá dược thành phẩm.

- Khu vực bảo quản đối với sản phẩm bị loại.

Khi đánh giá sự thích hợp của các biện pháp đề phòng tạp nhiễm đối với nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, cần cân nhắc những yếu tố sau:

- Loại hệ thống sản xuất (ví dụ: kín hay hở). Những hệ thống “kín” trong các nhà máy hóa chất thường không đóng kín khi thêm các thành phần vào hoặc khi lấy thành phẩm ra. Cũng vậy, các bồn phản ứng đôi khi được sử dụng cho các loại phản ứng khác nhau.

- Dạng nguyên liệu (ví dụ: ướt hay khô)

- Công đoạn chế biến và việc sử dụng máy móc thiết bị và/hoặc khu vực (Ví dụ đa năng hay chuyên dụng)

Các yếu tố khác cũng cần được cân nhắc khi đánh giá một nhà máy sản xuất tá dược là:

- Mức độ phơi nhiễm của nguyên liệu ở điều kiện môi trường không thuận lợi.

- Mức độ dễ dàng tương đối và tính toàn diện trong làm vệ sinh

- Các thao tác vô trùng và các thao tác không vô trùng

4. Máy móc thiết bị

4.1. Việc sử dụng máy móc thiết bị

Nhiều tá dược được sản xuất trên những thiết bị đa năng. Các bể lên men, thùng phản ứng, máy sấy, máy nghiền, máy ly tâm, và các loại thiết bị khác thường được sử dụng hoặc vận dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, việc sử dụng cho nhiều mục đích như thế có thể chấp nhận được, với điều kiện là máy móc thiết bị được làm vệ sinh thỏa đáng theo đúng các quy trình bằng văn bản. Máy móc thiết bị có chứa các chất dư tích tụ hoặc chất kết dính khó rửa sạch, chỉ nên dùng chuyên dụng cho những sản phẩm này thôi.

Một số bể lên men, thùng phản ứng, và các máy móc thiết bị khác không được đặt trong nhà và một số công đoạn chế biến đáng kể xảy ra ngoài trời. Việc chế biến như vậy có thể chấp nhận được với điều kiện được xảy ra trong một hệ thống kín.

Trong trường hợp việc kiểm soát nhiệt độ là quan trọng, cần sử dụng thiết bị ghi nhiệt độ và biểu đồ phải được lưu lại trong hồ sơ lô.

4.2. Chương trình làm vệ sinh

Nếu sử dụng máy móc thiết bị đa năng, vấn đề quan trọng là khi điều tra về nhiễm chéo hay nguy cơ nhiễm chéo, phải xác định được việc sử dụng máy móc trước đó. Nhật ký sử dụng và làm vệ sinh thiết bị không phải là biện pháp duy nhất để xác định mục đích sử dụng trước đó, mặc dù nên có. Bất kỳ hồ sơ tài liệu nào nhận dạng được rõ ràng lô sản xuất trước đó và chỉ ra rằng máy móc thiết bị đã được làm vệ sinh đều chấp nhận được. Đối với những thao tác trong đó một chất được chế biến ở nhiều cấp độ khác nhau, cần phải có hồ sơ chỉ rõ là cấp độ trước đó đã được lấy đi. Cần phải có số liệu thẩm định chứng minh quy trình làm vệ sinh là chấp nhận được.

Phải khẳng định việc làm vệ sinh những máy móc thiết bị đa năng. Nhà sản xuất phải xác định được hiệu quả của quy trình làm vệ sinh cho mỗi loại tá dược hay hóa chất trung gian sử dụng qua thiết bị cụ thể đó. Quy định về số liệu thẩm định tùy thuộc vào loại nguyên liệu đang được sản xuất trên thiết bị đa năng và ảnh hưởng của các yếu tố gây tạp nhiễm phát hiện được đối với tính an toàn cũng như hiệu quả của thuốc. Các số liệu thẩm định cần chứng minh được quy trình làm vệ sinh đã loại bỏ được các chất dư chỉ còn ở mức chấp nhận được.

Để làm ví dụ, chương trình làm vệ sinh máy móc thiết bị có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở những nội dung sau:

4.2.1. Quy trình làm vệ sinh chi tiết

Cần có một quy trình làm vệ sinh máy móc bằng văn bản trong đó nêu chi tiết những việc cần làm và những chất tẩy rửa nên dùng. Một số nhà sản xuất còn liệt kê danh mục các dung môi dùng cho mỗi loại tá dược và sản phẩm trung gian.

4.2.2. Kế hoạch lấy mẫu

Nên có kiểm tra định kỳ sau khi làm vệ sinh nhằm mục đích đảm bảo bề mặt thiết bị đã được làm sạch tới mức quy định. Một phương pháp phổ biến là phân tích nước xả cuối hoặc dung môi rửa cuối cùng để tìm ra chất trước đó được sử dụng trên máy. Trong một số trường hợp, có thể kiểm tra bằng mắt thường. Thường không có sẵn một phương pháp phân tích đặc hiệu cho việc xác định dư chất, nhưng nếu có phương pháp này phải được ưu tiên sử dụng. Việc cần có một phương pháp phân tích nên dựa trên cơ sở các ảnh hưởng bất lợi có thể có đối với chất lượng, hiệu quả hoặc độ an toàn của sản phẩm. Nếu độ an toàn của sản phẩm là mối quan tâm chính nên có một phương pháp phân tích đặc biệt để tìm ra chất dư.

4.2.3. Phương pháp phân tích/giới hạn vệ sinh

Độc tính của nguyên vật liệu dư cần được cân nhắc khi quyết định phương pháp phân tích phù hợp và giới hạn vệ sinh đối với chất dư. Giới hạn chất dư được thiết lập đối với mỗi loại máy móc dụng cụ phải mang tính thực tiễn, có thể đạt được và xác minh được. Nhà sản xuất phải có thể chứng minh được bằng số liệu, là mức chất dư cho phép được xây dựng dựa trên căn cứ khoa học. Một yếu tố cần cân nhắc nữa là việc phân bố không đồng đều của chất dư. Mức chất dư phát hiện qua lấy mẫu ngẫu nhiên, ví dụ như lấy gạc lau một khu vực nhỏ trên máy, không nhất thiết đại diện cho mức tạp nhiễm cao nhất.

5. Nguyên vật liệu

5.1. Quy định chung

Đối với những sản phẩm không bền có thể nhạy cảm với các yếu tố môi trường như không khí, ánh sáng, nước, nóng hay lạnh, cần phải áp dụng điều kiện sản xuất và bảo quản phù hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình.

5.2. Nguyên liệu ban đầu

Nhà sản xuất tá dược phải xác minh được là công ty cung cấp nguyên liệu ban đầu và các thành phần khác đáp ứng các quy định đã thống nhất. Việc này, nếu cần, đòi hỏi phải có kiểm tra định kỳ của nhà máy của bên bán. Những thỏa thuận mua bán phải có các số liệu mô tả rõ sản phẩm đặt mua, nếu phù hợp sẽ bao gồm các chi tiết sau:

- Tên, loại, phẩm chất, quy cách, cấp độ, mã số mặt hàng hoặc các dấu hiệu nhận dạng chính xác khác, nếu phù hợp.

- Hình vẽ, quy định về quy trình, hướng dẫn kiểm tra và các số liệu kỹ thuật có liên quan khác, kể cả quy định về duyệt hoặc xác minh sản phẩm, quy trình, máy móc và nhân sự.

Nguyên liệu ban đầu, kể cả dung môi và các dung môi thu hồi, đôi khi được bảo quản ở trong các xilô hoặc các thùng chứa lớn, khi đó khó có thể tách biệt chính xác các lô. Việc sử dụng những nguyên vật liệu như vậy cần phải được chứng minh với sự chính xác hợp lý thông qua thẻ kho hoặc các hồ sơ khác.

Khi các dung môi mua hoặc thu hồi được hòa lẫn, cần phải chứng minh tính phù hợp của dung môi thu hồi thông qua việc thẩm định hoặc kiểm nghiệm thực tế. Nguyên vật liệu đã mua phải đạt các tiêu chuẩn hiện hành.

Bảo quản nguyên liệu ban đầu ngoài trời (ví dụ acid, các chất ăn mòn, chất gây nổ) có thể chấp nhận được nếu thùng chứa có thể bảo vệ thích hợp chất đựng bên trong, nhãn phân biệt phải rõ ràng và thùng chứa được làm vệ sinh thích đáng trước khi mở và sử dụng.

5.3. Nguyên vật liệu bị loại và thu hồi

Nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian hoặc tá dược thành phẩm không đạt tiêu chuẩn phải được phân biệt rõ và tách riêng đề phòng bị dùng nhầm hay xuất nhầm đi bán. Cần lưu giữ hồ sơ về những lô không đạt. Tất cả các trường hợp không đạt đều phải được điều tra để tìm ra nguyên nhân chính.

Những nguyên vật liệu này có thể:

- Tái chế/chế biến lại cho đạt tiêu chuẩn đã định;

- Xác định lại phẩm chất để dùng cho mục đích khác; hoặc

- Loại hoặc hủy.

Việc đôi khi tái chế một tá dược có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào kết quả kiểm nghiệm cuối cùng để cho rằng tá dược tái chế đạt tiêu chuẩn. Chất lượng của nguyên vật liệu tái chế phải được đánh giá và lập hồ sơ việc đánh giá cho thấy đã có điều tra và minh chứng đầy đủ là tá dược tái chế ít nhất cũng tương đương với các tá dược được chấp nhận khác. Nếu việc tái chế diễn ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy quy trình chế biến, hướng dẫn làm việc hoặc đào tạo là không phù hợp, cần phải điều chỉnh hay củng cố lại.

5.4. Tá dược bị trả lại

Tá dược bị trả lại cần phải được phân biệt rõ và được bảo quản riêng. Nếu điều kiện bảo quản và vận chuyển sản phẩm, hoặc điều kiện của bản thân thùng hàng gây ra những nghi ngờ về an toàn, chất lượng hoặc độ tinh khiết của tá dược, thì sản phẩm cần phải được hủy, trừ khi có kiểm tra, kiểm nghiệm hoặc các biện pháp điều tra toàn diện khác cho thấy sản phẩm vẫn đạt tiêu chuẩn phù hợp đã định. Nếu thùng chứa tá dược bị trả về được sử dụng lại, tất cả nhãn cũ trên đó phải được gỡ bỏ hoặc xoá đi. Nếu thùng hàng được dùng lại nhiều lần chỉ đựng một loại tá dược thì số lô hoặc toàn bộ nhãn cũ phải được bỏ đi hoặc xoá đi.

5.5. Thực hành bảo quản

Tá dược phải được bảo quản trong điều kiện như nhà sản xuất quy định dựa trên các số liệu nghiên cứu độ ổn định. Cần lưu giữ hồ sơ về việc phân phối của mỗi lô tá dược để tạo thuận lợi cho việc thu hồi lô khi cần theo các quy trình bằng văn bản.

6. Hồ sơ tài liệu

6.1. Quy định chung

Nhà sản xuất tá dược phải có một hệ thống bao quát tất cả các hồ sơ tài liệu và số liệu có liên quan đến yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng. Hồ sơ tài liệu và những thay đổi sau này đối với hồ sơ phải do nhân viên được giao nhiệm vụ rà soát lại và phê duyệt trước khi phát cho các lĩnh vực liên quan như đã nêu trong hồ sơ. Cần lưu giữ hồ sơ về việc những tài liệu nào để ở đâu.

Những yêu cầu tối thiểu đối với hồ sơ tài liệu gồm có:

- Để quy định một số lô duy nhất cho mỗi lô tá dược được xuất và/hoặc được chứng nhận.

- Để chuẩn bị một hồ sơ lô.

- Để chứng minh lô đã được sản xuất trong các điều kiện đạt GMP kể từ công đoạn chế biến bắt đầu áp dụng GMP cho tá dược.

- Để chứng minh lô là đồng nhất theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Điều này không đòi hỏi phải có công đoạn trộn cuối cùng cho các nguyên liệu đã được chế biến liên tục, nếu như các kiểm tra trong quá trình sản xuất chứng minh được là sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho cả lô.

- Để chứng minh lô đó không bị trộn lẫn với những nguyên liệu của lô khác vì mục đích giấu giếm hoặc pha loãng một chất không đạt tiêu chuẩn.

- Để chứng minh lô đã được lấy mẫu theo đúng kế hoạch lấy mẫu và đảm bảo lấy đúng mẫu đại diện.

- Để chứng minh lô đã được phân tích bằng các phép thử và phương pháp có căn cứ khoa học, được thiết kế để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chấp nhận được về chất lượng, định tính và độ tinh khiết.

- Để chứng minh lô có đủ số liệu nghiên cứu độ ổn định cho thời gian sử dụng dự kiến; những số liệu này có thể rút ra từ các nghiên cứu thực tế trên tá dược cụ thể hoặc từ các nghiên cứu độ ổn định của "sản phẩm mẫu" nhưng có đủ căn cứ để áp dụng tương tự cho tá dược đó.

6.2. Tiêu chuẩn

Cần xây dựng tiêu chuẩn của nguyên liệu ban đầu để tách biệt giữa những phép thử thường quy và những phép thử tiến hành không thường xuyên hoặc chỉ áp dụng cho nhà cung cấp mới. Các chuyên luận của dược điển, nếu có, có thể dùng làm cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chuẩn nội bộ của nhà sản xuất.

Cần xây dựng phép thử định tính dương tính áp dụng duy nhất cho các tá dược thông qua công nghệ phân tích, ví dụ phương pháp phổ hồng ngoại và phương pháp sắc ký.

Vấn đề quan trọng là nhà sản xuất phải xác định các tạp chất và đặt ra các giới hạn phù hợp cho các tạp chất này. Các giới hạn này phải dựa trên các số liệu độc tính phù hợp hoặc các giới hạn mô tả trong các dược điển quốc gia. Quy trình sản xuất phải được kiểm soát đầy đủ để đảm bảo lượng tạp chất không vượt quá mức giới hạn trong tiêu chuẩn.

Nhiều tá dược được chiết xuất từ hoặc được tinh lọc bằng cách sử dụng các dung môi hữu cơ. Những dung môi này thường được loại bỏ bằng cách sấy khô tá dược ướt. Do độc tính khác nhau và đôi khi còn chưa được biết đến của các dung môi, vấn đề quan trọng là tiêu chuẩn tá dược phải bao gồm các phép thử và giới hạn dư chất dung môi và các chất phản ứng khác.

Phải xác định tiêu chuẩn thùng chứa tá dược để đảm bảo tính đồng nhất trong việc bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển từ nhà sản xuất tá dược đến cơ sở sản xuất dược phẩm. Các tiêu chuẩn này không chỉ đảm bảo cho các thùng chứa có đủ khả năng duy trì độ ổn định của sản phẩm, mà còn phải đạt yêu cầu bảo vệ trong khi vận chuyển bằng tàu biển, chống sự xâm nhập của côn trùng, trong quá trình xử lý...

6.3. Hồ sơ lô sản xuất

Các hệ thống máy tính ngày càng được sử dụng để triển khai, theo dõi, điều chỉnh và kiểm soát các quy trình sản xuất. Những hoạt động của hệ thống máy tính thường đi kèm với các biểu đồ theo dõi trên đó chỉ ra các thông số chủ yếu (ví dụ nhiệt độ) ở các khoảng thời gian phù hợp, hoặc thậm chí liên tục, trong suốt quá trình sản xuất. Trong các trường hợp khác, các phép đo lường chủ yếu (ví dụ như độ pH) có thể được hiển thị tạm thời trên màn hình nhưng không xuất hiện ở biểu đồ in ra.

Hồ sơ ghi nhận việc cho thêm các thành phần trong quá trình chế biến, thao tác trong thực tế được thực hiện bởi một người xác nhận được, và các thông tin khác thường được thấy trên các hồ sơ truyền thống, có thể bị thất lạc. Khi sử dụng máy tính và các thiết bị tinh vi khác cần chú trọng những vấn đề sau:

- Hệ thống và quy trình cho thấy thiết bị và phần mềm đó trong thực tế hoạt động như dự kiến;

- Kiểm tra và hiệu chuẩn máy móc thiết bị theo định kỳ phù hợp;

- Lưu giữ các hệ thống lưu trữ thích hợp, ví dụ bản sao của chương trình và các file dữ liệu, bản sao của băng hoặc vi phim;

- Đảm bảo những thay đổi trong chương trình chỉ do người có thẩm quyền thực hiện, những thay đổi này được ghi hồ sơ rõ ràng và được thẩm định.

6.4. Những tài liệu khác

Cần có các quy định về việc bảo quản và vận chuyển để đảm bảo sản phẩm khi đến nhà sản xuất còn giữ được các thuộc tính phù hợp về chất lượng. Vấn đề này thường được cùng thống nhất giữa bên bán và bên mua và được xác định từ trước khi sản phẩm được chuyển đi.

Cần thiết lập và thực hiện các quy trình bằng văn bản cho việc bảo dưỡng máy móc thiết bị. Tất cả các hoạt động bảo dưỡng tiến hành đều phải được ghi hồ sơ; có thể dưới dạng một sổ nhật ký, một cơ sở dữ liệu máy tính hoặc các hồ sơ tài liệu phù hợp khác, với điều kiện phải xác định được ai là người chịu trách nhiệm thực hiện mỗi công việc.

7. Thực hành tốt trong sản xuất và kiểm tra chất lượng

7.1. Kiểm soát thay đổi và thẩm định quy trình

Những thay đổi trong quy trình sản xuất có thể dẫn tới những thay đổi trong đặc tính vốn có của sản phẩm. Nhà sản xuất phải có một hệ thống kiểm soát thay đổi chính thức, với các quy trình thao tác chuẩn bằng văn bản cho những thay đổi đó. Trách nhiệm quản lý hệ thống kiểm soát thay đổi cần được giao cho một bộ phận chất lượng độc lập chịu trách nhiệm và có quyền hạn phê duyệt cuối cùng đối với những thay đổi trong quy trình sản xuất.

Nhà sản xuất tá dược thường sản xuất các lô thí nghiệm hoặc lô thí điểm. Việc mở rộng quy mô để sản xuất thương phẩm có thể phải qua nhiều bước và cần rà soát lại số liệu để chứng minh tính phù hợp của quy trình ở quy mô mở rộng. Việc mở rộng quy mô có thể dẫn đến những vấn đề lớn về sự đồng nhất giữa các lô. Các lô thí điểm nên được coi là cơ sở để xác lập nên tiêu chuẩn về độ tinh khiết của bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và của thành phẩm.

Nhà sản xuất sẽ lập các báo cáo bàn luận về việc xây dựng quy trình và hạn chế của quy trình này. Cần phải rà soát bản tóm tắt của các báo cáo như vậy để xác định xem nhà máy có đủ năng lực sản xuất loại tá dược đó không. Các báo cáo này là cơ sở cho việc thẩm định các quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng, cũng như là hồ sơ tài liệu cơ bản chứng minh quy trình cho hiệu quả đồng nhất.

Cần thiết lập một hồ sơ chứa các số liệu về mở rộng quy mô và mô tả các phản ứng trong quá trình sản xuất, các thông số thao tác, các bước tinh khiết hóa, tạp chất và các phép thử chủ yếu khác cần thiết để kiểm soát quy trình. Việc phân tích hồi quy các số liệu lịch sử (thông qua số liệu thống kê và phép phân tích số liệu về năng lực của quy trình) cũng như các hồ sơ tài liệu trước đó sẽ làm cơ sở tốt cho việc thẩm định.

7.2. Thực hành tốt trong sản xuất

7.2.1. Đề phòng nhiễm chéo

Cần cân nhắc nguy cơ nhiễm chéo khi thiết kế quy trình và cơ sở sản xuất. Mức độ nhiễm chéo có được hạn chế tới mức tối thiểu hay không tuỳ thuộc vào độ an toàn cũng như mục đích sử dụng của tá dược.

Những biện pháp thận trọng nhằm hạn chế tới mức tối thiểu nguy cơ nhiễm chéo phải phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất và phải tính đến phạm vi của nguyên liệu sẽ được sản xuất. Khi tá dược bắt đầu được thu hồi lúc ban đầu, việc này phải tiến hành ở môi trường sạch và tá dược không được tiếp xúc với các yếu tố gây tạp nhiễm trong không khí, ví dụ bụi từ các tá dược khác hoặc hóa chất công nghiệp. Ví dụ sản phẩm ướt được chuyển vào các thùng sạch có nắp đậy và vận chuyến đi sấy khô và tiến hành công đoạn tiếp theo. Những hoạt động ở công đoạn sau phải được thực hiện trong những khu vực riêng hoặc trong điều kiện được kiểm soát, bởi lẽ một khi được sấy khô, tá dược có nhiều khả năng gây ô nhiễm ra môi trường hơn, kể cả gây nhiễm cho các sản phẩm xung quanh. Điều cần lưu ý trước hết là nhà xưởng và máy móc thiết bị không được góp phần vào việc gây tạp nhiễm trên thực tế hay sau này cho tá dược.

Hệ thống xử lý không khí tại địa điểm sản xuất phải được thiết kế sao cho có thể ngăn ngừa được nhiễm chéo. Trong những khu vực chuyên biệt chế biến cùng một loại tá dược, có thể cho lưu thông trở lại một phần khí thải trong cùng khu vực đó. Việc hệ thống xử lý không khí có phù hợp cho những khu vực đa năng hay không, đặc biệt là khi nhiều sản phẩm được chế biến đồng thời, cần được phân tích thấu đáo. Trong những khu vực đa năng khi nhiều sản phẩm được giữ hoàn toàn trong các thùng kín hoặc hệ thống ống dẫn, có thể chấp nhận được việc lọc không khí đầu vào (hỗn hợp không khí sạch và không khí lưu thông lại) nếu như các điều kiện đó thống nhất với các quy chế hiện hành (ví dụ quy định an toàn, môi trường).

Ở những khu vực nơi tá dược còn ở dạng ướt hoặc ẩm, ví dụ thùng lọc hoặc bình ly tâm, và có thể tiếp xúc với không khí trong phòng, hiệu suất lọc trong hệ thống cung cấp khí ở mức khoảng 85% là có thể đủ. Trong những khu vực có một hoặc nhiều sản phẩm đang được chế biến ở dạng khô, thì hiệu suất lọc đó có thể không đủ để tránh nhiễm chéo. Trong mọi trường hp, nhà sản xuất phải có thể chứng minh được tính phù hợp của hệ thống xử lý không khí của mình.

Nhà sản xuất tá dược cần phải có một chương trình trên văn bản xác định rõ tất cả các chất diệt côn trùng, chất diệt chuột và chất diệt cỏ sử dụng tại địa điểm sản xuất. Cần có biện pháp thích đáng để ngăn ngừa các chất này nhiễm vào tá dược.

7.2.2. Gom trộn trong quá trình sản xuất

Một số quy trình sản xuất đòi hỏi phải có bước gom trộn. Có thế chấp nhận được điều đó với điều kiện phải được ghi đầy đủ trong hồ sơ lô. Một số ví dụ:

- Bước tập hợp nhiều lô hoặc các lô tích lũy liên tục ở một thời điểm cuối xác định vào trong một thùng chứa (có sô lô mới).

- Thu hồi lại nguyên vật liệu của một lô để dùng trong lô tiếp theo.

- Lặp lại các bước kết tinh cho cùng dung dịch mẹ để đạt hiệu suất tốt hơn.

- Dồn nhiều đợt điều chế bằng ly tâm vào trong cùng một máy sấy/trộn.

Mang sang ngẫu nhiên là một dạng khác của gom trộn trong quá trình sản xuất thường hay xảy ra. Ví dụ:

- Chất dư bám vào thành máy tán sau khi nghiền mịn tá dược thành phẩm.

- Lớp tinh thể ẩm dư lại trong lòng bình ly tâm sau khi xả tinh thể bán thành phẩm của một lô trước đó.

- Dịch, tinh thể hoặc tiểu phân không được xả hết hoàn toàn khỏi bồn pha chế khi chuyển sang công đoạn tiếp theo của quy trình sản xuất.

Những chất dư bám lại này thường có thể chấp nhận được vì trong khi sản xuất không cần phải làm vệ sinh toàn bộ giữa các lô liên tiếp của cùng một tá dược. Tuy nhiên, trong trường hợp các đơn vị sản xuất không chuyên biệt, cần áp dụng các quy trình làm vệ sinh toàn diện khi đổi từ sản xuất một loại tá dược sang sản xuất một loại khác để ngăn ngừa các tạp nhiễm có thể làm thay đổi chất lượng tá dược. Khi kiểm tra hiệu quả của các quy trình làm vệ sinh này có thể phải sử dụng các phép phân tích đối với các chất có liên quan.

Ngược lại với việc gom trộn và mang sang trong sản xuất như nói ở trên, các thao tác trộn khác được dùng để đạt được độ đồng nhất trong lô tá dược thành phẩm. Ba khu vực chế biến các lô thành phẩm của một tá dược cần được kiểm tra kỹ và chặt chẽ là:

- Thao tác trộn lần cuối để ra lô thành phẩm;

- Tại thời điểm trong quá trình khi đặt số lô;

- Quy trình lấy mẫu dùng để làm mẫu đại diện cho lô.

Trộn các lô tá dược để tận dụng các nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn là việc làm không chấp nhận được.

Trộn các dung dịch mẹ có chứa lượng tá dược thu hồi thường được tái sử dụng. Quy trình thu hồi thứ cấp cho những tá dược đó có thể chấp nhận được nếu như tá dược thu hồi đạt tiêu chuẩn và quy trình thu hồi được nêu rõ trong hồ sơ sản xuất lô. Quy trình thu hồi thứ cấp đối với các chất phản ứng và sản phẩm trung gian cũng có thể chấp nhận được với điều kiện là nguyên vật liệu thu hồi đạt các tiêu chuẩn phù hợp.

7.2.3. Kiểm soát nhiễm vi sinh

Việc sản xuất các tá dược vô trùng để sử dụng trong chế biến vô trùng là một thách thức kỹ thuật. Vấn đề cơ bản là cần sử dụng những nhân viên có trình độ và được đào tạo thích hợp để giám sát và thực hiện các quy trình liên quan đến sản xuất tá dược vô trùng. Môi trường thực hiện các quy trình và chính bản thân nhân viên vận hành cũng là nguồn gây tạp nhiễm tiềm tàng quan trọng trong các thao tác vô trùng. Cần thiết kế các quy trình sao cho có thể hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa tá dược với môi trường và với nhân viên vận hành. Đối với những thao tác chế biến vô trùng đòi hỏi nhiều can thiệp của nhân viên vận hành cần phải có biện pháp kiểm soát thích đáng. Những vấn đề chủ yếu có nguy cơ cao gồm có thao tác vô trùng dỡ tá dược ra khỏi bình ly tâm, chuyển bằng tay vào khay sấy và nghiền, và thiếu khả năng vô trùng cho máy sấy. Không phải tất cả các máy móc thiết bị đang sử dụng đều có thể vô trùng được.

Nhà sản xuất tá dược phải lưu hồ sơ việc làm vệ sinh các máy móc chế biến quan trọng, như máy ly tâm và máy sấy. Bất cứ thao tác xử lý bằng tay nào đối với tá dược sau khi vô trùng đều phải được thực hiện như một quy trình vô trùng đã được thẩm định. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những tá dược không qua một bước vô trùng nào nữa trước khi đóng gói vào bao bì ngoài. Trong một số trường hợp, các chuyên luận của dược điển có thể quy định cụ thể là tá dược không đạt tiêu chuẩn ở cấp thuốc tiêm thì phải dán nhãn ghi rõ là không phù hợp dùng cho sản xuất thuốc tiêm.

Một số nhà sản xuất tá dược không vô trùng sử dụng nhiệt, tia gamma và các phương pháp khác để làm giảm lượng vi sinh vật. Những phương pháp này có thể chấp nhận được với điều kiện nhà sản xuất chứng minh được sản phẩm đạt quy định về vi sinh vật và quy trình được kiểm soát đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất. Bất kỳ quy trình nào cũng phải được thẩm định theo các tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận để chứng minh là quy trình sẽ cho kết quả như mong muốn. Không được sử dụng phương pháp xử lý tá dược sau khi sản xuất để thay cho việc kiểm soát vi sinh vật trong quá trình sản xuất.

Có thể cần thiết phải có một môi trường được bảo vệ để tránh nhiễm vi sinh vật vào sản phẩm hoặc làm giảm phẩm chất của sản phẩm do tiếp xúc với nhiệt, không khí hoặc ánh sáng. Mức độ bảo vệ cần thiết có thể khác nhau tuỳ thuộc vào công đoạn sản xuất. Thường việc tiếp xúc trực tiếp của nhân viên vận hành diễn ra khi đổ túi ly tâm nên cần thiết kế vòi dẫn (đặc biệt loại vòi dùng để chuyển bột), máy sấy, bơm và các máy móc thiết bị sao cho có thể hạn chế tối đa khả năng bị tạp nhiễm. Cần thẩm định thiết kế vệ sinh của các thiết bị truyền dẫn và chế biến. Những thiết bị có các phần chuyển động cần phải được đánh giá xem các tem niêm phong và bao bì đóng gói có toàn vẹn không để tránh tạp nhiễm cho sản phẩm.

Điều kiện môi trường đặc biệt quy định cho một số quy trình sản xuất phải luôn luôn được theo dõi để đảm bảo chất lượng sản phẩm (ví dụ bầu khí trơ, bảo vệ tránh ánh sáng). Nếu môi trường đặc biệt bị gián đoạn, cần có đủ bằng chứng cho thấy điều đó không ảnh hưởng tới chất lượng tá dược. Những mối quan tâm như vậy về môi trường càng trở nên quan trọng sau khi tá dược đã được tinh khiết hóa.

Môi trường mà tá dược tiếp xúc phải tương tự như môi trường sử dụng trong sản xuất dạng thuốc thành phẩm. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp tá dược dự kiến dùng trong sản xuất chế phẩm tiêm truyền. Ví dụ, cần phải có khu vực được kiểm soát cùng với các cấp độ chất lượng không khí phù hợp. Những khu vực như vậy phải được lắp đặt hệ thống xử lý không khí phù hợp và cần phải có chương trình giám sát môi trường thích hợp. Bất kỳ thao tác bằng tay nào đối với tá dược vô trùng sau khi đã vô trùng đều phải được tiến hành như một quy trình sản xuất vô trùng, sử dụng không khí Cấp 100 khí 5 và các biện pháp kiểm soát vô trùng khác.

7.2.4. Hệ thống nước/ chất lượng nước

Trong khi nước uống dùng trong chế biến nhiều tá dược, thì nước tinh khiết cũng được sử dụng rộng rãi. Vì người ta đã biết rõ đến khả năng sinh sôi của vi sinh vật trong các hệ thống khử ion và siêu lọc hoặc hệ thống thẩm thấu ngược dùng sản xuất nước tinh khiết, những hệ thống này phải được thẩm định và kiểm tra thích đáng. Các biện pháp kiểm soát thích hợp bao gồm việc xác lập các tiêu chuẩn chất lượng nước và các mức hoạt động tương ứng, biện pháp khắc phục khi mức vi sinh vật vượt quá giới hạn, và các quy trình bảo dưỡng thích đáng ví dụ như tái sinh, và làm vệ sinh/vô trùng.

Cần xác lập các tiêu chuẩn phù hợp về hóa học và vi sinh đối với chất lượng nước và thực hiện kiểm tra theo định kỳ. Các tiêu chuẩn này sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào quy trình và tại điểm của quy trình khi dùng đến nước. Ví dụ trong một số trường hợp, nếu nước được dùng trong các bước chế biến ở giai đoạn cuối, ví dụ như rửa lần cuối bình lọc, hoặc nếu tá dược được kết tinh từ một hệ thống sử dụng nước, thì tiêu chuẩn chất lượng có thể phải cao hơn so với tiêu chuẩn thông thường đối với nước tinh khiết. Điều này đặc biệt quan trọng khi mục đích sử dụng dự kiến của tá dược là dùng cho dạng bào chế tiêm truyền. Tần suất của các thử nghiệm vi sinh vật và hóa học của nước tinh khiết tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, kể cả kết quả kiểm nghiệm và thời điểm trong quy trình khi dùng nước (ví dụ rửa lần cuối trong máy ly tâm).

Hầu hết các hệ thống nước tinh khiết và nước pha thuốc tiêm, kể cả hệ thống thẩm thấu ngược và siêu lọc, đều có khả năng bị nhiễm nội độc tố. Nếu tá dược thành phẩm không được chứa chí nhiệt tố hoặc vô trùng, hoặc sẽ được dùng để sản xuất sản phẩm tiêm truyền, thì cần tiến hành thẩm định hệ thống kiểm soát nội độc tố và cần thực hiện kiểm tra thường xuyên nội độc tố ở nước dùng để chế biến tá dược (tốt nhất là bằng phương pháp LAL (limulus amoebocyte lysate).

7.2.5. Các thao tác đóng gói

Khi xây dựng một chương trình cho thao tác đóng gói, cần đặc biệt lưu ý giảm tối đa nguy cơ nhiễm chéo, lẫn lộn hoặc bị đánh tráo. Các sản phẩm khác nhau không được đóng gói gần nhau, trừ khi có vách ngăn cơ học hoặc sử dụng hệ thống giám sát điện tử.

7.2.6. Giao hàng

Nhà sản xuất cần bố trí bảo vệ sản phẩm sau khi kiểm tra và kiểm nghiệm lần cuối. Nếu có thỏa thuận theo hợp đồng, thì việc bảo vệ này phải được thực hiện cho tới khi giao hàng ở điểm cuối. Cần lưu giữ hồ sơ phân phối.

7.3. Thực hành tốt trong kiểm tra chất lượng

7.3.1. Quy định chung

Bộ phận kiểm tra chất lượng, ngoài trách nhiệm và quyền hạn phê duyệt hoặc loại tất cả các thành phần, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu bao gói, tá dược thành phẩm, và rà soát lại hồ sơ sản xuất... còn phải chịu trách nhiệm phê duyệt hoặc loại các tá dược được một công ty khác sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc bảo quản theo hợp đồng, cũng như phê duyệt hoặc loại tất cả các quy trình, tiêu chuẩn và các thay đổi trong quy trình sản xuất có ảnh hưởng tới chất lượng tá dược.

7.3.2. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu ban đầu

Tất cả các nguyên liệu ban đầu phải được thử nghiệm hoặc kiểm tra trước khi sử dụng. Việc kiểm tra phải bao gồm cả việc kiểm tra phiếu kiểm nghiệm của nhà cung cấp, và, nếu có thể, cả thử nghiệm định tính. Cần phải có các hướng dẫn rõ ràng hoặc quy trình thao tác chuẩn được xây dựng để phê duyệt mỗi loại nguyên liệu ban đầu.

Nguyên liệu ban đầu thường chỉ được thử nghiệm định tính và các thử nghiệm bổ sung để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn thích hợp. Một số nguyên liệu ban đầu không được nhà sản xuất kiểm nghiệm lại do những nguy cơ hoặc một số cân nhắc hợp lý khác. Trong những trường hợp như vậy, trong hồ sơ cần có giấy chứng nhận chất lượng cho mỗi lô của bên bán. Thường nhà sản xuất tá dược phải cung cấp bằng chứng về việc đã thực hiện phép định tính, ngay cả khi chỉ là kiểm tra bằng mắt thường đối với bao bì, kiểm tra nhãn hoặc ghi lại số lô ở trên nhãn.

7.3.3. Kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất

Kiểm tra, kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất phải được thực hiện bằng cách theo dõi quy trình sản xuất hoặc bằng cách phân tích mẫu thực tế ở những địa điểm và thời điểm xác định. Kết quả phải đạt các thông số quy trình đã được thiết lập, hoặc nằm trong khoảng dung sai chấp nhận được. Bản hướng dẫn công việc phải mô tả chi tiết quy trình cần thực hiện và cách sử dụng các số liệu kiểm tra và kiểm nghiệm để kiểm soát quy trình sản xuất.

7.3.4. Hồ sơ chất lượng và mẫu lưu

Nhà sản xuất cần lập ra và duy trì các quy trình nhận biết, thu thập, lập danh mục, lập hồ sơ, bảo quản, duy trì hồ sơ chất lượng để sẵn sàng có khi cần. Hồ sơ chất lượng cần được duy trì để minh chứng là sản phẩm đạt chất lượng quy định và hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. Những số liệu này bao gồm cả các hồ sơ chất lượng của các bên hợp đồng có liên quan.

Tất cả hồ sơ chất lượng phải rõ ràng và giúp nhận biết được sản phẩm có liên quan. Hồ sơ chất lượng phải được bảo quản và duy trì sao cho có thể truy cập được dễ dàng tại các cơ sở đảm bảo có môi trường phù hợp nhằm hạn chế tối đa các hư hỏng và đề phòng mất mát. Cần quy định và lập hồ sơ về thời gian lưu giữ hồ sơ chất lượng. Khi đã thống nhất theo hợp đồng, hồ sơ chất lượng phải luôn sẵn sàng trong một thời hạn thỏa thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua thẩm định.

Phải có tất cả các hồ sơ phù hợp về việc kiểm tra và kiểm nghiệm để rà soát. Khi quy trình sản xuất được theo dõi liên tục, cần phải có chứng nhận về việc đó và phải có kết quả theo dõi.

Mẫu lưu của tá dược đã được phép xuất phải được lưu giữ đến 1 năm sau khi hết hạn hoặc sau ngày kiểm nghiệm lại, hoặc một năm sau khi phân phối hết lô tá dược đó. Cỡ mẫu phải gấp đôi lượng cần thiết để tiến hành kiểm nghiệm các chỉ tiêu khi cho phép xuất.

7.3.5. Nghiên cứu độ ổn định

Nhiều sản phẩm tá dược rất ổn định, và có thể không cần thử nghiệm rộng rãi để kiểm tra độ ổn định. Độ ổn định của một số tá dược có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi không phát hiện được trong tiêu chuẩn của nguyên liệu ban đầu, hoặc những thay đổi khó thấy trong quy trình sản xuất. Các tá dược cũng có thể được vận chuyển trong nhiều dạng bao bì khác nhau, có thể ảnh hưởng tới độ ổn định của chúng (ví dụ thùng, túi kim loại hoặc nhựa, chai nhựa hoặc thủy tinh, các bồn chứa lớn).

Một số tá dược có thể tương tự về cấu trúc hóa học với các tá dược khác, và một số lại là hỗn hợp hoặc được trộn với các tá dược khác. Những tá dược này có thể rất giống với tá dược khác trong cùng nhóm sản phẩm. Sự khác biệt đáng kể duy nhất có thể chỉ là rất nhỏ về định lượng một số thành phần giữa các sản phẩm. Đối với những tá dược này, việc áp dụng "sản phẩm mẫu" trong đánh giá độ ổn định là phù hợp. Nghiên cứu độ ổn định của loại sản phẩm này bao gồm việc lựa chọn một số "sản phẩm mẫu" với độ ổn định được cho là có thể tiêu biểu cho cả nhóm sản phẩm đem đánh giá. Việc lựa chọn này phải dựa trên cơ sở khoa học. Các số liệu từ các nghiên cứu độ ổn định của các "sản phẩm mẫu" có thể được sử dụng để xác định độ ổn định trên lý thuyết của các sản phẩm tương tự.

Chương trình thử nghiệm độ ổn định đầy đủ, khi cần, thường có các đặc điểm và phải tính đến các số liệu có tính lịch sử sau:

- Chương trình phải được xây dựng bằng văn bản và các nghiên cứu đang tiến hành phải được rà soát lại ít nhất là hàng năm.

- Chương trình phải định kỳ đưa một mẫu từ ít nhất một lô thương phẩm vào nghiên cứu.

- Các mẫu nghiên cứu độ ổn định phải được lưu trong bao bì tương đương với bao bì thương phẩm trực tiếp. Không cần phải mô phỏng tất cả các dạng bao gói, trừ khi trên lý thuyết có lý do chỉ ra rằng độ ổn định có thể chịu ảnh hưởng của loại bao bì.

- Mẫu phải được lưu trong điều kiện tương tự như điều kiện khuyến nghị cho tá dược thương phẩm.

- Có thể lưu thêm mẫu dưới điều kiện khắc nghiệt (ví dụ tăng nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm hoặc làm lạnh) nếu có lý do để cho rằng sẽ gặp phải những điều kiện đó trong thực tế phân phối và bảo quản.

- Cần sử dụng phương pháp thử nghiệm chứng minh độ ổn định.

- Khi độ ổn định của tá dược là vấn đề quan trọng nếu được sử dụng cho sản xuất dược phẩm, có thể phải thực hiện kiểm nghiệm bổ sung theo định kỳ đối với tá dược cụ thể, hoặc với "sản phẩm mẫu" để đảm bảo rằng độ ổn định dự đoán sẽ không có thay đổi lớn trong các lô sau đó. Tần suất thử nghiệm được xác định bằng việc độ ổn định của tá dược bị ảnh hưởng thế nào khi sử dụng.

7.3.6. Ngày hết hạn/ngày kiểm nghiệm lại

Thực hiện một chương trình nghiên cứu độ ổn định không nhất thiết đồng nghĩa với việc phải áp dụng ngày hết hạn. Khi nghiên cứu độ ổn định cho thấy một tuổi thọ hạn chế, thì trên nhãn phải nêu ngày hết hạn hoặc nêu ngày cần thử nghiệm lại với khoảng thời gian phù hợp để đảm bảo chất lượng của tá dược vào thời điểm sử dụng. Nếu cần điều kiện bảo quản đặc biệt (bảo quản tránh ánh sáng, nhiệt), thì nêu yêu cầu đó trên nhãn.

7.3.7. Hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm và đo lường

Tất cả các thiết bị đo lường và thử nghiệm được xác định là một phần trong hệ thống chất lượng, phải được hiệu chuẩn và bảo dưỡng thích hợp. Các thiết bị này bao gồm tất cả các dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất được xác định là các thiết bị chất lượng quan trọng, cũng như thiết bị kiểm nghiệm dùng trong phòng thí nghiệm. Chương trình kiểm soát phải bao gồm việc chuẩn hóa hoặc hiệu chuẩn thuốc thử, dụng cụ, thiết bị, máy đo, và các thiết bị ghi số liệu theo định kỳ phù hợp, theo đúng chương trình được xác lập bằng văn bản trong đo có các chỉ dẫn, lịch trình, giới hạn độ chính xác và độ đúng, và các biện pháp khắc phục trong trường hợp không đạt giới hạn về độ chính xác/độ đúng. Thuốc thử, dụng cụ, thiết bị, máy đo và các thiết bị ghi số liệu không đạt các tiêu chuẩn đã định sẽ không được sử dụng. Hệ thống máy tính dùng để xác minh là sản phẩm đạt tiêu chuẩn phải được kiểm tra để đảm bảo chúng hoạt động đạt yêu cầu trong phòng thí nghiệm.

PHỤ LỤC 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN ĐƠN VỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........

Điện thoại/Fax:

…………, ngày …. tháng ….. năm 20…

BÁO CÁO (1)

Tình hình vi phạm của nhà thầu trong quá trình đấu thầu, cung ứng thuốc

Kính gửi: ..........................................................................

Thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 15/2019/TT-BYT , ….. (Tên Đơn vị)…… báo cáo tình hình vi phạm của nhà thầu trong đấu thầu, cung ứng thuốc năm như sau:

STT

Tên thuốc

GĐKLH/GPNK của mặt hàng vi phạm

Tên nhà thầu

Nội dung vi phạm (2)

Thời gian vi phạm

Văn bản xử lý vi phạm

Ghi chú

I. Vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng (3)

II. Vi phạm trong việc thực hiện thu hồi thuốc (3)

III. Các vi phạm khác (3)

Ghi chú: (1) Căn cứ báo cáo và tài liệu của cơ quan, cơ sở quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 15/2019/TT-BYT (sau đây gọi tắt là đơn vị báo cáo), Cục Quản lý Dược công bố vi phạm trên Trang thông tin điện tử của Cục trong thời gian 12 tháng kể từ ngày công bố.

(2) Yêu cầu ghi rõ nội dung vi phạm của nhà thầu trong quá trình tham gia dự thầu, vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng cung ứng thuốc của nhà thầu căn cứ vào các quy định hiện hành về đấu thầu thuốc và các quy định khác có liên quan.

( 3) Đơn vị báo cáo phải cung cấp kèm theo các tài liệu chứng minh việc vi phạm của nhà thầu và việc xử lý vi phạm của người có thẩm quyền.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 5

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tiêu chí

Mức điểm

Điểm chi tiết

1. Mặt hàng thuốc tham dự thầu được sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc (1):

24

1.1. Đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP

a) Tại nước có cơ quan quản lý tham chiếu.

24

b) Tại nước có cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA) nhưng không thuộc nước có cơ quan quản lý tham chiếu.

22

c) Tại nước còn lại không thuộc điểm a và điểm b mục này.

20

1.2. Đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/S-GMP tại nước là thành viên PIC/S đng thi là thành viên ICH.

20

1.3. Đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP:

a) Được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và thuc được gia công, chuyn giao công nghệ tại Việt Nam từ nước thuộc danh sách SRA.

24

b) Tại Việt Nam và được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO-GMP.

23

1.4. Các trưng hợp còn lại không thuộc mục 1.1, 1.2 và 1.3 nêu trên

19

13. Mặt hàng thuốc được cung ứng bởi nhà thầu có uy tín trong thực hiện hợp đồng (11):

10

13.1. Nhà thầu có vi phạm trong thực hiện hợp đng cung ứng thuc cho các cơ sở y tế đã được công b trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược

8

13.2. Nhà thầu đã trúng thầu tại đơn vị:

a) Cung ứng thuc bảo đảm tiến độ theo hợp đng

10

b) Cung ứng thuc không bảo đảm tiến độ theo hợp đng

8

13.3. Nhà thầu chưa trúng thầu tại đơn vị

8

Ghi chú:

(1): Trường hợp thuốc sản xuất tại Việt Nam đáp ứng nhiều mục thì chỉ chấm điểm theo mục có mức điểm cao nhất mà thuốc đạt được. Trường hợp thuốc dự thầu có nhiều cơ sở cùng tham gia quá trình sản xuất thuốc thì căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất có tiêu chuẩn thấp nhất để đánh giá điểm. Đối với thuốc nước ngoài gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam thì căn cứ nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất thuốc đặt gia công, chuyển giao công nghệ (bên đặt gia công, chuyển giao công nghệ).

(11) Việc đánh giá nội dung này phải căn cứ vào một trong các thông tin sau:

- Thông tin về việc vi phạm trong cung ứng thuốc của các nhà thầu tại các cơ sở y tế trên toàn quốc được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược (địa chỉ: http://www.dav.gov.vn).

- Việc thực hiện hợp đồng cung ứng thuốc giữa nhà thầu và đơn vị.

PHỤ LỤC 6

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BÃI BỎ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

A. DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BÃI BỎ TOÀN BỘ

I. LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM

1.

Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành”Quy định, chế độ báo cáo và mẫu biểu báo cáo về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế”

2.

Quyết định số 12/2006/QĐ-BYT ngày 9/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế

3.

Thông tư số 05/2007/TT-BYT ngày 07/03/2007của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn về điều kiện và thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu.

4.

Thông tư số 11/2013/TT-BYT ngày 08/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, quy định về hoạt động chỉ định và quản lý tổ chức chứng nhận hợp quy

5.

Thông tư số 11/2014/TT-BYT ngày 18/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định quản lý bộ xét nghiệm nhanh

6.

Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương về việc hướng dẫn phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

II. LĨNH VỰC DƯỢC - MỸ PHẨM

7.

Quyết định số 47/2007/QĐ-BYT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên tắc Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc, nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc và nguyên tắc Thực hành tốt phân phối thuốc đối với các cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, kinh doanh, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn trữ, bảo quản vắc xin và sinh phẩm y tế.

8.

Thông tư số 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật dược và Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược

9.

Thông tư 13/2015/TT-BYT ngày 28/05/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 47/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc

10.

Thông tư số 44/2014/TT-BYT ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc

11.

Thông tư số 32/2019/TT-BYT ngày 16/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 4 và Phụ lục số 01-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm

III. LĨNH VỰC KẾ HOẠCH – TÀI CHÍNH

12.

Thông tư liên tịch số 09/TT-LB ngày 21/7/1992 của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng quy định việc tổ chức Ban quân dân y, việc kết hợp quân dân y phòng chống dịch và thu nhận người bị thương, bị bệnh.

13.

Thông tư liên tịch số 03/TT-LB ngày 04/03/1994 của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về việc kết hợp quân dân y cứu chữa và chăm sóc người bị nạn do các thảm họa gây ra.

IV. LĨNH VỰC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO

14.

Thông tư số 03/2012/TT-BYT ngày 02/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về thử thuốc trên lâm sàng

V. LĨNH VỰC TỔ CHỨC CÁN BỘ

15.

Quyết định số 3051/2000/QĐ-BYT ngày 29/08/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy định nội dung, hình thức thi nâng ngạch một số chức danh chuyên môn ngành y tế.

16.

Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước

17.

Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 24/01/2008 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế.

18.

Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 22/03/2010 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

VI. LĨNH VỰC TRANG THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH Y TẾ

19.

Thông tư số 07/2002/TT-BYT ngày 30/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế.

20.

Quyết định số 1629/2001/QĐ-BYT ngày 23/05/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành 10 Tiêu chuẩn ngành Trang thiết bị y tế.

21.

Quyết định số 326/2002/QĐ-BYT ngày 04/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 09 Tiêu chuẩn ngành Trang thiết bị y tế.

22.

Quyết định số 4380/2003/QĐ-BYT ngày 18/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành 8 tiêu chuẩn ngành trang thiết bị y tế.

VII. LĨNH VỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Y TẾ

23.

Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27/03/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo đăng ký và cấp giấy chứng nhận được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động.

24.

Chỉ thị số 12/2001/CT-BYT ngày 20/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Tổ chức thực hiện Tuần lễ quốc gia "An toàn - Vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ" hàng năm trong ngành y tế.

25.

Thông tư số 36/2010/TT-BYT ngày 11/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc bãi bỏ Quyết định số 29/2005/QĐ-BYT ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

26.

Thông tư số 02/2003/TT-BYT ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động đẩy mạnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

27.

Quyết định số 26/2007/QĐ-BYT ngày 19/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc bãi bỏ Quyết định số 1635/2004/QĐ-BYT ngày 11/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế chứng nhận danh hiệu Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Khu phố sức khỏe và Khu dân cư sức khỏe.

VIII. LĨNH VỰC SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM

28.

Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT/BYT-BTM-BVHTT-UBDSGĐTE ngày 25/8/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/02/2006 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ

B. DANH MỤC VĂN BẢN BÃI BỎ MỘT PHẦN

STT

TÊN VĂN BẢN

NỘI DUNG BÃI BỎ

1

Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Các quy định trong thông tư trừ quy định liên quan đến hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận Y tế đối với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu.

2

Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.

Quy định về chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật của B.cereus đối với sản phẩm Thức ăn khô và thức ăn dinh dưỡng cho trẻ em, thức ăn thay thế đặc biệt (phải xử lý nhiệt trước khi sử dụng) và Thức ăn khô và thức ăn dinh dưỡng cho trẻ em, thức ăn thay thế đặc biệt (dùng trực tiếp, không qua xử lý nhiệt trước khi sử dụng) thuộc mục 6.9. Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong thức ăn đặc biệt tại Phần 6. Giới hạn vi sinh vật trong thực phẩm của Quy định Giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm được ban hành kèm theo Quyết định.



1 Như đã được định nghĩa rõ ràng trong tài liệu hướng dẫn cho các công ty về báo cáo tác dụng phụ của sản phẩm mỹ phẩm. As defined in the Guide Manual for the Industry on Adverse Event Reporting of Cosmetics Products.

2 Trình bày trong phụ lục I trong tài liệu hướng dẫn cho các công ty về báo cáo tác dụng phụ của sản phẩm mỹ phẩm. Set out in Appendix I to the Guide Manual for the Industry on Adverse Event Reporting of Cosmetics Products.

MINISTRY OF HEALTH
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 29/2020/TT-BYT

Hanoi, December 31, 2020

 

CIRCULAR

AMENDMENTS TO AND ABROGATION OF SOME LEGISLATIVE DOCUMENTS PROMULGATED OR JOINTLY PROMULGATED BY THE MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 22, 2015 and the Law dated June 18, 2020 on Amendments to the Law on Promulgation of Legislative Documents;

Pursuant to the Law on Pharmacy dated April 06, 2016;

Pursuant to the Law on Tobacco Harm Prevention and Control dated June 18, 2012;

Pursuant to the Government's Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on elaboration of the Law on Pharmacy;

Pursuant to the Government's Decree No. 69/2018/ND-CP dated May 15, 2018 on elaboration of the Law on Foreign Trade Management;

Pursuant to the Government's Decree No. 96/2012/ND-CP dated November 15, 2012 on opioid substitution therapy;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to the Government's Decree No. 34/2016/ND-CP dated May 14, 2016 on elaboration of the Law on Promulgation of Legislative Documents;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of the Director of the Legal Department,

The Minister of Health promulgates a Circular on amendments to and abrogation of some legislative documents promulgated or jointly promulgated by the Minister of Health.

Article 1. Amendments to some legislative documents on cosmetics, pharmacy, prevention and control of HIV/AIDS, and food safety

1. Amendments to some Articles of Circular No. 06/2011/TT-BYT dated January 25, 2011 of the Minister of Health on cosmetics management (hereinafter referred to as “Circular No. 06/2011/TT-BYT")

a) Clause 4 Article 4 is amended as follows:

“4. Certificate of Free Sale (CFS) of imported cosmetic products:

a) Cases of CFS exemption:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The cosmetics products are marketed in and exported from a CPTPP member country: The enterprise responsible for marketing of the products shall submit documents proving that the products have been marketing in the CPTPP member country that are issued by competent authorities of the same country (marketing authorization or registered cosmetic product notification or other documents certifying the marketing of the products in the country) and consularly legalized as prescribed by law, unless:

+ These documents are exempt from consular legalization under an international treaty to which the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as “Vietnam”) is a signatory or under principle of reciprocity between Vietnam and the issuing country;

+ A diplomatic authority, cosmetics management authority or issuing authority of the CPTPP country sends a physical document or email to Drug administration of Vietnam to certify these documents;

+ The enterprise responsible for marketing of the products obtains these documents from the website (in English) of the issuing authority of the CPTPP member country which bear the seal of the enterprise and sends it together with the link to that website to Drug Administration of Vietnam. The enterprise shall be legally responsible for the legitimacy and accuracy of these documents and information;

- The cosmetics products have been granted a product notification number in an ASEAN country, in which case the enterprise responsible for marketing of the products shall submit the cosmetic product notification which is consularly legalized, unless:

+ The cosmetic product notification is exempt from consular legalization under an international treaty to which Vietnam is a signatory or under principle of reciprocity between Vietnam and the issuing country;

+ A diplomatic authority, cosmetics management authority or issuing authority of the ASEAN country sends a physical document or email to Drug administration of Vietnam to certify the cosmetic product notification;

+ The enterprise responsible for marketing of the products obtains the cosmetic product notification from the website (in English) of the issuing authority of the CPTPP member country which bears the seal of the enterprise and sends it together with the link to that website to Drug Administration of Vietnam. The enterprise shall be legally responsible for the legitimacy and accuracy of these documents and information;

b) Except for the cases of CFS exemption specified in Point a of this Clause, the application for notification of imported cosmetic products shall have a CFS that satisfies the following requirements:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The CFS is consularly legalized as prescribed by law, unless:

+ Consular legalization is exempt under an international treaty to which Vietnam is a signatory or under principle of reciprocity between Vietnam and the issuing country;

+ The issuing authority or a diplomatic authority sends a physical document or email to Drug Administration of Vietnam to certify the CFS;

- The CFS contains at least the information specified in Article 36 of the Law on Foreign Trade Management and Clause 3 Article 10 of the Government's Decree No. 69/2018/ND-CP dated May 15, 2018 on elaboration of the Law on Foreign Trade Management (hereinafter referred to as “Decree No. 69/2018/ND-CP).”;

b) Appendix No. 01-MP enclosed with Circular No. 06/2011/TT-BYT is amended by Appendix 1 hereof;

c) Article 33 is amended as follows:

“Article 33. Procedures and application for CFS for export of domestically manufactured cosmetic products

1. The application for CFS for export of domestically manufactured cosmetic products shall be prepared in accordance with Article 11 of Decree No. 69/2018/ND-CP. The document about applied standards may be replaced with the registered cosmetic product notification (01 copy bearing the trader’s seal).

2. The procedures for issuance of the CFS for export of cosmetic products are specified in Article 11 of Decree No. 69/2018/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Provincial Departments of Health shall issue and manage CFS for export of cosmetic products manufactured in their provinces.”.

2. Appendix VII of Circular No. 20/2017/TT-BYT is amended as follows:

The following text is added to the end of Appendix VII (List of drugs and active ingredients banned from certain fields): “This List includes all salts (if any) of the substances specified in herein.”.

3. Point dd Clause 2 Article 17 of Circular No. 02/2018/TT-BYT is amended as follows:

“dd) Upload quarterly reports on the list of pharmacies in the province which have been granted Certificates of eligibility for pharmacy business, and their degrees of fulfillment of GPP requirements as prescribed in Clause 4 Article 8 herein to the website of Drug Administration of Vietnam.”.

4. Point dd Clause 3 Article 18 of Circular No. 03/2018/TT-BYT on good distribution practice is amended as follows:

“dd) Monthly upload the list of local distributors that have been issued with the certificate of eligibility for pharmacy business and status of GDP compliance according to Clause 4 Article 8 of this Circular to website of the Drug Administration of Vietnam.”.

5. Amendments to Circular No. 32/2018/TT-BYT dated November 12, 2018 on registration of drugs and medicinal ingredients (hereinafter referred to as “Circular No. 32/2018/TT-BYT"):

a) Point c Clause 3 Article 23 is amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Consularly legalized documents (original copies or authenticated copies);

- The applicant shall send the legal documents that are downloaded from the English website of the issuing authority and bear the confirmation seal of the applicant together with a document specifying the download links to Drug Administration of Vietnam. The applicant shall be legally responsible for the legitimacy and accuracy of these documents and information.”;

b) Point c Clause 4 of Article 23 is abrogated;

c) Point e and Point g Clause 4 of Article 23 are amended as follows:

“e) An application for marketing authorization of new modern drugs, imported biologics other than probiotics shall have a CPP issued by a competent authority of the manufacturing country with a confirmation that the drug is licensed and marketed in that country in reality. In case the CPP is not issued by EMA, legal documents issued by one of the regulatory authorities specified in Clause 9 or Clause 10 Article 2 of this Circular. The legal documents shall contain at least the following information: drug name, active ingredients and their concentration or content, dosage form, name and address of the manufacturing facility, confirmation that the drug is licensed and marketed in that country in reality;

g) An application for marketing authorization of an imported vaccine shall have a CPP issued by a competent authority of the manufacturing country with a confirmation that the drug is licensed and marketed in that country in reality. In case the CPP is not issued by EMA, legal documents issued by one of the regulatory authorities specified in Clause 9 or Clause 10 Article 2 of this Circular. The legal documents shall contain at least the following information: drug name, active ingredients and their concentration or content, dosage form, name and address of the manufacturing facility, confirmation that the drug is licensed and marketed in that country in reality;

d) Point dd below is added to Clause 12 of Article 23:

“dd) For excipients in the application for registration of finished drugs/semi-finished medicinal ingredients:

If the documents specified in Point a, b, d of this Clause cannot be provided, the manufacturer of the finished drugs/semi-finished medicinal ingredients shall carry out self-assessment of its good manufacturing practice in accordance with Point dd Clause 1 Article 3, Point b Clause 3 Article 3 and Point dd Clause 5 Article 20 of Circular No. 35/2018/TT-BYT and make a self-declaration of GMP and take legal responsibility for such declaration according to Form 13/TT enclosed herewith”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“3. Minor variations that only require notification:

a) For minor variations that only require notification (MiV-N1, MiV-N2, MiV-N3, MiV-N4, MiV-N6, MiV-N7) specified in Appendix II hereof: The authorization holder shall take responsibility for these variations from the date written on the receipt note. Within 15 working days from the date written on the receipt note, Drug Administration of Vietnam shall update these minor variations to its website;

b) For minor variations that only require notification other than those mentioned in Point a of this Clause: Within 15 working days from the date written on the receipt note, Drug Administration of Vietnam shall approve these variations and update the marketing authorization if the application is satisfactory, or make a written response and provide explanation if the application is not satisfactory; update these minor variations to the website of Drug Administration of Vietnam and inform the applicant.”;

e) The title of Clause 2 Article 47 is changed as follows: “2. Effective periods of marketing authorizations that expire during the period from January 01, 2018 to December 31, 2021, including those that have their effect maintained, will be extended for 12 more months if all of the following requirements are satisfied:”

g) Clause 5 below is added to Article 47:

“5. Effect of GMP certificates:

a) For GMP certificates issued by pharmacy authorities of countries in European Economic Area (EEA):

- GMP certificates that are extended under EMA’s Notice dated April 10, 2020 regarding policies on drugs for human use during Covid-19-19 pandemic will be effective until December 31, 2021. In case EMA issues a new notice, the newer one shall prevail;

- In case a new GMP certificate has been issued, the effective period of the new certificate shall apply;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Clause 3 of Article 48 is amended as follows:

“3. Regarding applications for renewal or revision of the marketing authorization submitted before December 31, 2021: specifications of the drug product, active ingredients, herbal ingredients, name and address of manufacturers thereof are not requirements in the CPP.”;

i) Clause 5 and Clause 6 below are added to Article 48 as follows:

“5. For domestically manufactured drugs/medicinal ingredients whose marketing authorizations have been granted before December 31, 2020, if the authorization holder wishes to import medicinal ingredients that are excipients or capsule shells into Vietnam: Before the first import, the authorization holder shall update the information about medicinal ingredients that are excipients or capsule shells in the approved application to the online public service system of Drug Administration of Vietnam. Within 05 working days from the day on which the update is completed, Drug Administration of Vietnam shall complete the announcement process. The applicant shall be held responsible for the accuracy of the updates and is not required to update information upon the next import.

6. Regulations on authentication of legal documents in applications for issuance, renewal, revision of the marketing authorization submitted before December 31, 2021: It is not mandatory to have the result of authentication of legal documents prescribed in Clause 1 Article 12 of this Circular before the date of issuance, renewal or revision unless the legal documents are electronic files that do not satisfy the requirements specified in Clause 1, Point a and Point b Clause 3 Article 23 of this Circular, in which case the result of authentication of these legal documents is required before the date of issuance, renewal or revision.

In case a diplomatic authority or a competent authority of Vietnam or the foreign country issues a document to disprove the authenticity of the legal documents in the application, Drug Administration of Vietnam shall consider handling the case in accordance with Clause 5 Article 42 and Point h Clause 1 Article 50 of this Circular.”;

k) Point o below is added to Clause 1 of Article 50:

“o) Publish the list of website of issuing authorities of the legal documents specified in Point c Clause 3 Article 23 of this Circular.”;

l) Form No. 13/TT “Declaration of application of GMP principles for excipients applied by other international organizations or foreign regulatory authorities” in Appendix 2 hereof is added to Circular No. 32/2018/TT-BYT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Clause 1 Article 3 is amended as follows:

“1. The following GMP principles shall be applied:

a) WHO GMP principles provided in the Appendix I hereof and updated documents specified in Clause 4 of this Article;

b) Principles of WHO - GMP for biological medicinal products derived from Human Blood or Plasma provided in the Appendix II hereof and updated documents specified in Clause 4 of this Article;

c) GMP principles of Pharmaceutical Inspection Co-operation Scheme provided in the Appendix I hereof and updated documents specified in Clause 4 of this Article;

d) EU - GMP principles provided in the Appendix IV hereof and updated documents specified in Clause 4 of this Article.

dd) WHO GMP principles for medicinal ingredients that are excipients listed in Appendix IIa hereof and the updated documents specified in Clause 4 of this Article.”;

b) Clause 3 of Article 3 is amended as follows:

“3. Application of other GMP principles:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In addition to the GMP principles specified Clauses 1 and 2 of this Article, other GMP principles proved equivalent to EU - GMP principles promulgated by pharmacy authorities of SRA countries may be applied. Manufacturers of drugs and medicinal ingredients that apply these GMP principles shall produce and certify translations in accordance with regulations of law on notary and authentication; send these transactions to Drug Administration of Vietnam for uploading onto its website and the website of the Ministry of Health;

b) For manufacturers of excipients:

In addition to the GMP principles mentioned in Point dd Clause 1 of this Article, manufacturers of may apply other GMP principles of International Pharmaceutical Excipients Council (IPEC), the Certification Scheme for Pharmaceutical Excipients (EXCiPACT), American National Standards Institute (ANSI), United States Pharmacopeia (USP) or other principles for manufacture of excipients applied by other excipient-related international organizations or foreign regulatory authorities.";

c) Clause 16 below is added to Article 4:

“16. Manufacturers of excipients shall apply GMP principles and regulations of Appendix IIa hereof or other GMP principles mentioned in Clause 3 Article 3 of this Circular and updated documents mentioned in Clause 4 Article 3 of this Circular. In case WHO, IPEC, EXCiPACT, ANSI, USP or other international organizations relevant to excipients used for manufacture of drugs, cosmetics, foods publish updates to their GMP principles (hereinafter referred to as “updated documents”) on their websites, manufacturers of excipients shall apply the updated documents within:

a) 12 months in case of any change of premises or manufacturing equipment, from the date on which updated documents are published;

b) 06 months in case of updates other than those specified in Point a of this Clause, from the date on which updated documents are published.”;

d) Point h below is added to Clause 2 of Article 12:

“h) The manufacturer produces medicinal ingredients that are excipients.”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“dd) Manufacturers of drug products and semi-finished products shall, on the basis for the purposes and uses of the excipients at the manufacturing facility, carry out self-assessment of compliance to GMP principles specified in Point dd Clause 1 Article 3 and Point b Clause 3 Article 3 of this Circular regarding the recipients used at the facility.”;

e) Appendix 3 hereof (Good Manufacturing Practices: Pharmaceutical excipients) is added as Appendix IIa after Appendix II of Circular No. 35/2018/TT-BYT.

7. Clause 6 Article 9 of Circular No. 36/2018/TT-BYT dated November 22, 2018 on good storage practices (GSP) for pharmaceutical products and pharmaceutical starting materials is amended as follows:

“6. After submitting the operation and GSP compliance report within the prescribed time limit, the storage facility is entitled to carry on the business operations specified in the certificate for eligibility for pharmacy business until the result of periodic inspection of GSP compliance is available and shall maintain the GSP compliance throughout its operation.".

8. Amendments to Circular No. 15/2019/TT-BYT dated July 11, 2019 of the Minister of Health on drug biddings at public health facilities:

a) Clause 3 Article 7 is amended as follows:

“3. Category 3 includes drugs that are granted marketing authorization or license for import for marketing in Vietnam and have bioequivalence reports published by Drug Administration of Vietnam.”;

b) Clause 5 of Article 7 is amended as follows:

“5. Category 5 includes drugs that are granted marketing authorization or licenses for import for marketing in Vietnam.”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“a) Legal documents issued by pharmacy authorities of SRA countries. These documents must bear full names and signatures of the signers and seals of the competent authorities of the countries and be consularly legalized legalization (original copies or certified true copies).

In case of electronic legal documents, including those without signers’ full names and signatures and seals of the competent authorities, the applicant shall send the documents obtained from English website of the issuing authority to Drug Administration of Vietnam. These documents shall bear the applicant’s seal and be enclosed with a document containing the download links. The applicant shall be legally responsible for the legitimacy and accuracy of these documents.

The legal documents shall have the following contents: drug name, active ingredients, their concentration or content, dosage form, name and address of the manufacturing facility, certification that the drug is approved for market authorization in that country.”;

d) Appendix No. 3 of Circular No. 15/2019/TT-BYT is amended by Appendix 4 hereof;

dd) Clause 1 of Section 1 and Clause 13 of Section II Part 4 of Appendix 7 and Appendix 8 of Circular No. 15/2019/TT-BYT are amended by Appendix 5 hereof.

9. Point a Clause 2 Article 14 of Circular No. 14/2015/TT-BYT dated June 25, 2015 on methadone management is amended as follows:

“a) The methadone dose must be taken in the presence of a health worker, unless methadone is provided by the health facility for home use as instructed by the Ministry of Health;”.

10. Amendments to Circular No. 18/2019/TT-BYT dated July 17, 2019 of the Minister of Health on good manufacturing practice (GMP) for health supplements:

a) Clause 3 Article 3 is amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The title of Clause 1 of Article 4 is amended as follows:

“1. Imported health supplements shall be manufactured by a manufacturer that has been granted one of the following certificates or confirmations by a competent authority of the manufacturing country (including food safety regulator or organization designated or acknowledged by the food safety regulator or another country’s organization acknowledged by the regulatory authority of the manufacturing country):”;

c) Point a Clause 1 of Article 4 is amended as follows:

“a) Certificate of GMP compliance if it is a manufacturer of health supplements or Certificate of Free Sale (CFS) stating that the product is manufactured by a GMP-compliant facility;”;

d) Point c Clause 1 of Article 4 is amended as follows:

“c) Regarding the countries or territories that do not issue the certificates specified in Points a and b of this Clause, the manufacturer of health supplements need to obtain a written confirmation that the GMP certificate is not issued in such countries from a competent authority or on the official website of a competent authority;”;

dd) Clause 2 of Article 4 is amended as follows:

“2. A certificate or confirmation mentioned in Points a and b Clause 1 of this Article (except CFS with the contents specified in Point a Clause 1 of this Article) shall contain:

a) Name of the issuing authority;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Expiration date (if the expiration date is not written on the certificate or confirmation, an assessment report or periodic inspection record are required to prove that the manufacturer still maintains its fulfillment of food safety conditions, or the assessment/inspection time must be provided for by legislative documents of the country of origin);

d) Full name and signature of the person issuing the certificate;

dd) Name and address of the certificate holder;

e) Scope covered by the certificate.”;

e) Clause 2 Article 5 and the paragraph “The provisions of this Clause shall come into force on the effective dates of the legislative documents mentioned in Clause 2 Article 5 of this Circular” in Point b Clause 1 Article 4 are abrogated.

g) Paragraph 3.7 of Section III of the Appendix of Circular No. 18/2019/TT-BYT is amended as follows:

“3.7. In case the health supplements, herbal medicines and traditional medicines are manufactured by the same line, appropriate measures must be taken to prevent confusion and cross-contamination (refer to section 6.19).”.

11. The paragraph “Regulations on maximum permissible contents of tar and nicotine specified in QCVN 16-1:2015/BYT are effective until December 31, 2020” in Article 2 of Circular No. 23/2015/TT-BYT dated August 20, 2015 promulgating the National technical regulation for cigarette is amended as follows:

“Regulations on maximum permissible contents of tar and nicotine specified in QCVN 16-1:2015/BYT will be reviewed every 02 years and adjusted where necessary”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

28 legislative documents promulgated or jointly promulgated by the Minister of Health specified in Appendix 6 hereof are abrogated.

Article 3. Effect

1. This Circular comes into force from February 15, 2021.

2. Regulations of Clauses 5, 6, 7, 8 and 11 Article 1 of this Circular come into force from January 1, 2021.

3. Regulations on online submission and access of documents shall apply during Covid-19 pandemic until revised by the Ministry of Health.

Article 4. Transition clauses

1. The documents that are submitted before the effective date of this and are still processed will apply relevant regulations of this Circular or the regulations that are effective before the effective date of this Circular, whichever is more convenient for enterprises, organizations and individuals.

2. Regulations of this Circular on online publishing, update, declaration and reporting of information shall be applied as instructed by competent authorities.

Article 5. Responsibility for implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

MINISTER




Nguyen Thanh Long

 

APPENDIX 2

(Promulgated together with Circular No. 29/2020/TT-BYT dated 31/12/2020 of the Minister of Health)

Form No. 13/TT

DECLARATION OF COMPLIANCE TO GMP REGULATIONS OR OTHER REGULATIONS/STANDARDS FOR MANUFACTURE OF EXCIPIENTS APPLIED BY OTHER INTERNATIONAL ORGANIZATIONS OR FOREIGN REGULATORY AUTHORITIES

Is the manufacturer of the drug or semi-finished medicinal ingredient below:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Active ingredients, content/concentration:

Dosage form:

Which has been granted marketing authorization by the Ministry of Health (Drug Administration of Vietnam) of Vietnam.

On the basis of the purposes and uses of excipients in the formula in the manufacture of the finished drug product or medicinal ingredient;

On the basis of our assessment of risks and impacts of the excipients to safety of users, dosage form, manufacturing process and evaluation of ingredient suppliers,

We hereby declares that the following excipients manufactured in our facility comply to GMP regulations or other regulations/standards for manufacture of excipients applied by other international organizations or foreign regulatory authorities prescribed in Point dd Clause 12 Article 23 of Circular No. 32/2018/TT-BYT and are suitable for the purposes of manufacture of the drug product or medicinal ingredient:

No.

Name of excipient

Excipient manufacturer

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Applied standards

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

We are legally individual this declaration./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

APPENDIX 3

(Promulgated together with Circular No. 29/2020/TT-BYT dated 31/12/2020 of the Minister of Health)

 

APPENDIX IIA

GOOD MANUFACTURING PRACTICES: PHARMACEUTICAL EXCIPIENTS
(The Ministry of Planning and Investment Circular No. 35/2018/TT-BYT dated November 22, 2018 of the Minister of Health)

TABLE OF CONTENTS

1. General considerations

2. Glossary

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Equipment

4.1. Use of equipment

4.2. Cleaning programme

4.2.1. Detailed cleaning procedure

4.2.2. Sampling plan

4.2.3. Analytical methods/cleaning limits

5. Materials

5.1. General

5.2. Starting materials

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.4. Returned excipients

5.5. Storage practices

6. Documentation

6.1. General

6.2. Specifications

6.3. Batch production records

6.4. Other documents

7. Good practices in production and quality control

7.1. Change control and process validation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.2.1. Prevention of cross-contamination

7.2.2. In-process blending/mixing

7.2.3. Control of microbial contamination

7.2.4. Water systems/water quality

7.2.5. Packaging operations

7.2.6. Delivery

7.3. Good practices in quality control

7.3.1. General

7.3.2. Control of starting materials

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.3.4. Quality records and retention samples

7.3.5. Stability studies

7.3.6. Expiry/re-evaluation dating

7.3.7. Calibration of measuring and test equipment

 

1. General considerations

These guidelines, which focus on aspects of good manufacturing practices (GMP) specific for pharmaceutical excipients, supplement the general GMP guidelines for pharmaceutical products published by WHO. They also incorporate some of the concepts for quality management systems determined by the International Organization for Standardization (ISO).

Excipients significantly affect the finished product quality, in some cases making up almost the entire formulation. Many pharmaceutical excipients are used in much greater quantities in other industries such as the food, cosmetic or industrial chemical industry. Consistency and rigour of product specifications may not be as critical in these industries as they are for pharmaceuticals, and many of the excipients used are highly variable . Therefore, a programme must be in place which will monitor these excipients and provide the necessary assurance that they meet the quality parameters for pharmaceutical manufacturing processes. The purpose of this document is to lay out some criteria which may be used to achieve this level of assurance.

The formulator of the finished dosage form is highly dependent on the excipient manufacturer to provide bulk substances that are uniform in chemical and physical characteristics. This is particularly important in the product approval process, where bioequivalence comparisons are made between clinical bioequivalence (“biobatch”) production and commercial scale-up batches. To provide adequate assurance of drug product performance in vivo, the excipient used to manufacture commercial batches should not differ significant from what used in biobatches. Where significant differences may be expected, additional testing by the finished dosage manufacturer may be required to establish the bioequivalence of the finished product. It remains equally important to ensure that the bioequivalence of the subsequent, post-approval commercial batches of drug products is not adversely affected over time.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In the manufacture of excipients, the environmental conditions, equipment and operational techniques employed reflect the chemical industry rather than the finished drug manufacturing industry. In some processes chemical and biochemical mechanisms have not been fully characterized; therefore, the methods and procedures for materials accountability will often differ from those applicable to the manufacture of finished dosage forms. Many chemical processes are performed in closed systems that tend to provide protection against contamination, even when the reaction vessels are not enclosed in buildings. However, this does not preclude the introduction of contaminants from equipment, materials used to protect equipment, corrosion, cleaning and personnel.

Some excipient manufacturing processes may require observance of GMP applicable to finished drug products or bulk active ingredients because of the excipient’s intended use. However, such observance is neither feasible nor necessary in many processes, particularly during the early processing steps. The requirements increase as the process progresses. At some logical processing step, usually well before the final finishing operation, appropriate GMP should be imposed and maintained throughout the remainder of the process. To determine the processing step at which these GMP should be implemented, good judgment and a thorough knowledge of the process are required. A detailed process flow should identify the unit operations, equipment used, stages at which various substances are added, key steps in the process, critical parameters (time, temperature, pressure, etc.) and monitoring points.

An excipient manufacturer should be able to identify critical or key points in the process where selective intermediate sampling and testing is necessary in order to monitor process performance. Towards the end of the process, the records should be increasingly thorough.

Significant processing steps, required to produce an excipient that meets the established physical and chemical criteria, should be identified by the excipient manufacturer. These steps can involve a number of unit operations or unit processes. Unit operations include physical processing steps involving energy transfer where there is no chemical change of the molecule. Unit processes are those processing steps where the molecule undergoes a chemical change.

Significant processing steps include but are not limited to the following:

- Phase changes involving either the desired molecule, a solvent, inert carrier or vehicle (e.g. dissolution, crystallization, evaporation, drying, sublimation, distillation or absorption).

- Phase separation (e.g. filtration or centrifugation).

- Chemical changes involving either the desired molecule (e.g. removal or addition of water of hydration, acetylation, formation of a salt).

- Adjustments of the solution containing the molecule (e.g. adjustment of pH).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Mixing of multiple components.

- Changes that occur in the surface area, particle size or batch uniformity (e.g. milling, agglomeration, blending).

Automated process controls and processing equipment are more likely to be used in an excipient plant than in a plant manufacturing finished dosage forms. Use of automated equipment is appropriate when adequate inspection, calibration and maintenance procedures are performed. Production equipment and operations will vary depending on the type of excipient being produced, the scale of production, and the type of operation (i.e. batch versus continuous).

ISO “certification” for excipient manufacture is increasingly being required by final dosage formulators in the USA, Europe and Japan. Compliance to ISO 9000 series, in particular to ISO 9002, can confer greater acceptability of a supplier’s excipients in world markets. There is additional value to applying the principles of ISO 9000 to excipient manufacture, since quality system measures enhance GMP. Such ISO considerations as conformance to specific customer requirements, purchase of raw materials and statistical techniques benefit both the excipient customer and the manufacturer, and strengthen the relationship between the two.

It is therefore recommended that excipient manufacturers establish and implement a formal company-wide quality policy. Management should be committed to this policy and should appoint appropriate company personnel to be responsible for coordination and implementation of the quality system. Management should participate in the development of the company’s quality policy and provide the resources necessary for development, maintenance and periodic review of such a policy and quality system. Any significant changes in the processes should be validated with respect to excipient performance. It is recommended that all pharmaceutical manufacturers and also local agents should be informed of these changes. Ideally, excipient manufacturers should not subcontract any part of their process without the explicit knowledge of the pharmaceutical manufacturer.

Safe handling instructions should be provided by the excipient manufacturer to ensure that the purchaser is adequately equipped to handle the material. This should include information on the material’s toxicity and the measures to be taken upon accidental exposure. The equipment requirements for proper handling of the material should also be established.

2. Glossary

The definitions given below apply to the terms used in these guidelines.

They may have different meanings in other contexts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The blending of carry-over material from one grade of an excipient with another, usually due to a continuous process.

* drug master file (exclusively applied to regulations of USA)

Detailed information concerning a specific facility, process or product submitted to the drug regulatory authority, intended for incorporation into the application for marketing authorization.

* model product

A product which simulates a group of similar products.

* mother liquor

A concentrated solution from which the product is obtained by evaporation, freezing and/or crystallization.

* pharmaceutical excipients

Substances other than active ingredient , which have been appropriately evaluated for safety and are included in a drug delivery system to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Protect, support or enhance stability, bioavailability, or patient acceptability;

- Assist in product identification; or

- Enhance any other attribute of the overall safety and effectiveness of the drug during storage or use.

3. Self-inspection and quality audit

An inspection team consisting of appropriate personnel (e.g. auditors, engineers, laboratory analysts, purchasing agents, computer experts) should participate in inspections. The operational limitations and validation of the critical processing steps of a production process should be examined, to make sure that the manufacturer is taking adequate steps to check that the process works consistently.

The exicpient’s end use should be identified and considered during inspection of excipient manufacturers. It is particularly important to know whether the excipient is a direct or indirect component of a drug dosage form; whether the excipient will be used in the preparation of a sterile dosage form; and whether the excipient is presented as pyrogen/endotoxin free. The excipient manufacturer is responsible for ensuring that the excipients are pyrogen free if the manufacturer makes such a representation in specifications, labels or a drug master file.

A good starting point for an excipient plant inspection is a review of the following areas:

- Non-conformance, such as the rejection of a batch not complying with specifications, return of a product by a customer, or recall of a product. The cause of non-conformance should have been determined by the manufacturer, a report of the investigation prepared, and subsequent corrective actions initiated and documented. Records and documents should be reviewed to ensure that such non-conformance is not the result of a poorly developed or inconsistent process.

- Complaint files. Customers may report some aspects of product attributes that are not entirely suitable for their use. These may be caused by impurities or inconsistencies in the excipient manufacturing process.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Master formula and batch production records. Frequent revisions may reveal problems in the production process.

- Specifications for the presence of unreacted intermediates and solvent residues in the finished excipient.

- Storage areas for rejected products.

In evaluating the adequacy of measures taken to preclude contamination of materials in the process, it is appropriate to consider the following factors:

- Type of system (e.g. open or closed). “Closed" systems in chemical plants are often not closed when they are being charged and/or when the final product is being removed. Also, the same reaction vessels are sometimes used for different reactions.

- Form of the material (e.g. wet or dry)

- Stage of processing and use of the equipment and/or area (e.g. multipurpose or dedicated)

Other factors that should be considered in evaluating an excipient plant are:

- Degree of exposure of the material to adverse environmental conditions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Sterile versus non-sterile operations.

4. Equipment

4.1. Use of equipment

Many excipients are produced using multipurpose equipment. Fermentation tanks, reactors, driers, grinders, centrifuges and other pieces of equipment are readily used or adapted for a variety of products. With few exceptions such multiple usages is satisfactory provided the equipment can be adequately cleaned according to written procedures. Equipment that contains tarry or gummy residues that cannot be removed easily should be dedicated for use with these products only.

Some fermentation tanks, reaction vessels, and other equipment are not situated within a building and a considerable amount of processing occurs in a closed system.

Where temperature control is important, temperature recording devices should be used, with recording charts kept as part of the batch record.

4.2. Cleaning programme

Cleaning of multiple-use equipment should be confirmed. The manufacturer should determine the effectiveness of the cleaning procedures for each excipient or intermediate chemical used in that particular piece of equipment. The validation data required depend on the types of raw materials being made in the multiple-use equipment and the impact of trace contaminants on drug safety and performance. Validation data should verify that the cleaning process has removed residues to an acceptable level.

As an example, an equipment cleaning programme may include, but is not limited to, the following:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

There should be a written equipment cleaning procedure that provides details of what should be done and which cleaning materials should be used. Some manufacturers list the specific solvents used for each excipient and intermediate.

4.2.2. Sampling plan

There should be some periodic testing after cleaning to ensure that the surface has been cleaned to the required level. One common method is to analyze the final rinse water or solvent for the presence of the substance last used in that piece of equipment. In some cases, visual inspections may be appropriate. A specific analytical method to determinate residual substances may not always be available, but is preferred. The need for an analytical method would be based on the potential adverse effect on product quality, performance or safety. When safety is a concern, there should be a specific analytical determination for a residual substance.

4.2.3. Analytical methods/cleaning limits

The toxicity of the residual materials should be considered when deciding on the appropriate analytical method and the residual cleaning limits. The residual limits established for each piece of apparatus should be practical, achievable and verifiable. The manufacturer should be able to show, with supporting data, that the residual level permitted is scientifically based. Another factor to consider is the possible non-uniformity of the residue. The level of residue found by random sampling, such as taking a swab from a limited area on a piece of equipment, does not necessarily represent the highest level of contamination.

5. Materials

5.1. General

In case of labile products that may be sensitive to environmental factors such as air, light, water, heat or cold, appropriate manufacturing and storage conditions must be used to ensure product quality throughout the process.

5.2. Starting materials

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The name, type, class, style, grade, item code numbers or other precise identification as appropriate.

- Drawings, process requirements, inspection instructions and other relevant technical data, including requirements for approval or verification of product, procedures, process equipment and personnel.

Starting materials, including solvents and recovered solvents, are sometimes stored in silos or other large containers, making precise separation of batches difficult. Usage of such materials should be demonstrated, via inventory or other records, with reasonable accuracy.

When purchased and recovered solvents are commingled, the suitability of the recovered solvent must be demonstrated through either validation or actual testing. The purchased materials should comply with existing specifications.

Outdoor storage of starting materials (e.g. acids, other corrosive substances, explosive materials) is acceptable if the containers give suitable protection to their contents, identifying labels remain legible and containers are adequately cleaned prior to opening and use.

5.3. Rejected and recovered materials

Any starting material, intermediate or finished excipient not complying with specifications must be clearly identified and segregated to prevent inadvertent use or release for sale. A record of non-compliance should be maintained. All cases of non-compliance should be investigated to identify the root cause.

These materials may be:

- Reprocessed/reworked to meet the specified requirements;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Rejected or scrapped.

Occasional reprocessing/reworking of an excipient may be acceptable. However, relying on the final testing only of the reprocessed excipient to demonstrate compliance to specification is not acceptable. The quality of the reprocessed material must be evaluated and documented showing adequate investigation and demonstrating that the reprocessed excipient is at least equivalent to other acceptable excipients. When reprocessing has to be done frequently, it may be an indication that the process, work instruction or training is inadequate and needs to be adjusted or reinforced.

5.4. Returned excipients

Returned excipients should be identified as such and kept. If the conditions under which the products have been stored and shipped or if the condition of the container itself casts doubt on the safety, quality or purity of the excipient, the product should be destroyed, unless thorough examination, testing, or other investigation shows that the product meets the appropriate predefined standards. If returned excipient containers are reused, all previous labelling should be removed or defaced. If the containers are used repeatedly solely for the same excipient, all previous batch numbers, or the entire label, should be removed or completely obliterated.

5.5. Storage practices

Pharmaceutical excipients should be stored under conditions established by the manufacturer on the basis of stability data. Records should be kept of the distribution of each batch of pharmaceutical excipient, to facilitate the recall of the batch if necessary, according to written procedures.

6. Documentation

6.1. General

The excipient manufacturer should have a system to cover all documents and data that relate to the requirements of the quality system. Documents, and subsequent changes to the documents, should be reviewed and approved by designated personnel before being issued to the appropriate areas identified in the documents. A record should be kept of where the documents are located.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To assign a unique batch number to the excipient to be released and/or certified.

- To prepare a batch record.

- To demonstrate that the batch has been prepared under GMP conditions from the processing point at which excipient GMP have been applied.

- To demonstrate that the batch is homogeneous within the manufacturer’s specifications. This does not require a final blending of continuous process material, if process controls can demonstrate compliance with specifications throughout the batch.

- To demonstrate that the batch has not been commingled with material from other batches for the purpose of either hiding or diluting an adulterated substance.

- To demonstrate that the batch has been sampled in accordance with a sampling plan that ensures a representative sample of the batch is taken.

- To demonstrate that the batch has been analyzed using scientifically established tests and methods designed to ensure that the product meets accepted standards and specifications for quality, identity and purity.

- To demonstrate that the batch has stability data to support the intended period of use; these data can be obtained from actual studies on the specific excipient or from the applicable “model product” stability studies that can reasonably be expected to simulate the performance of the excipient.

6.2. Specifications

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A positive identification test uniquely applicable to the excipients should be established through analytical technology, such as infrared spectrophotometry and chromatography.

It is important that manufacturers identify and set appropriate limits for impurities. These limits should be based upon appropriate toxicological data, or limits described in national compendial requirements. Manufacturing processes should be adequately controlled so that the impurities do not exceed such established specifications.

Many excipients are extracted from or purified by the use of organic solvent. These solvents are normally removed by drying the moist excipient. In the view of the varying and sometimes unknown toxicity of solvents, it is important that excipient specifications include tests and limits for residues of solvents and other reactants.

Container specifications should be established for all excipients to assure consistency in protecting the product during transport from the excipient manufacturer to the pharmaceutical producer. The specifications should not only provide for containers that maintain the stability of the product, but should also meet requirements for protection during shipping, against insect infestation, during handling, etc.

6.3. Batch production records

Computer systems are increasingly used to initiate, monitor, adjust and otherwise control manufacturing processes. These operations may be accompanied by recording charts that show key parameters (e.g. temperature) at suitable intervals, or even continuously, throughout the process. In other cases, key measurements (e.g. pH) may be displayed temporarily on a monitor screen, but are not available in hard copy.

Records showing addition of ingredients, actual performance of operations by identifiable individuals, and other information usually seen in conventional records, may be missing. When computers and other sophisticated equipment are employed, the emphasis must be change from conventional, hand-written records to:

- Systems and procedures that show the equipment and software are in fact performing as intended;

- Checking and calibration of the equipment at appropriate intervals;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Assurance that changes in the program are made only by authorized personnel and that they are clearly documented and validated.

6.4. Other documents

Shipping and storage requirements should be established to ensure that the product reaches the manufacturer with proper quality attributes. This should be mutually agreed upon between the vendor and purchaser and established prior to transportation of product.

Written procedures should be established and followed for maintenance of equipment. All maintenance activities performed must be recorded. This may be in the form of a log, computer database or other appropriate documentation, as long as the system can identify who was responsible for performing each function.

7. Good practices in production and quality control

7.1. Change control and process validation

Process changes may lead to changes in inherent product characteristics. Manufacturers should have a formal process change system in place, with written standard operating procedures covering such changes. Management of the change system should be assigned to an independent quality unit having responsibility and authority for final approval of process changes.

Excipient manufacturers often produce laboratory or pilot batches. Scale-up to commercial production may involve several stages and data should be reviewed to demonstrate the adequacy of the scale-up process. Scale-up may introduce significant problems of consistency between patches. Pilot batches should serve as the basis for establishing in-process and finished product purity specifications.

Manufacturers will generate reports that discuss the development and limitation of the manufacturing process. Summaries of such reports should be reviewed to determine if the plant is capable of producing the excipient. The report serves as the basis for the validation of the manufacturing and control procedures, as well as the basis documentation to demonstrate that the process works consistently.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.2. Good practices in production

7.2.1. Prevention of cross-contamination

Potential for cross-contamination should be considered in the design of the manufacturing process and facility. The degree to which cross-contamination should be minimized depends on the safety and intended use of the excipient.

The precautions taken to minimize cross-contamination should be appropriate to the conditions of the manufacturing facility and will take account of the range of materials manufactured. When the excipient product is initially recovered, it should be in a clean environment and not exposed to airborne contaminants, such as dust from other excipient or industrial chemicals. Typically, the damp product will be unloaded into clean, covered containers and transported for drying and other manipulations. These subsequent operations should be performed in separate areas or under controlled conditions because once dry, the excipient is more likely to contaminate its environment, including any surrounding products. The primary consideration is that the building and facilities should not contribute to an actual or potential contamination of the excipient.

The air handling systems at the site of manufacture should be designed to prevent cross-contamination. In dedicated areas processing the same excipient, it is permissible to recycle a portion of the exhaust air back into the same area. The adequacy of such a system of operation for multi-use areas, especially if several products are processed simultaneously, should be carefully analyzed. in multi-use areas where several products are completely confined in closed vessels and piping systems, filtration of the supply air (combined fresh make-up air and recycled air) is acceptable if the conditions are consistent with other existing regulations (e.g. environmental, safety).

In those areas where the excipient is in a damp or moistened form, such as filter or centrifuge cake, and may be exposed to room air, filter efficiencies in the supply air system as low as 85% may be adequate. In those areas where one or more of the products is being processed in a dry form, such filtration may not be enough to prevent cross-contamination. In all cases, manufacturers should be able to demonstrate the adequacy of their air handling systems.

Excipient manufacturers should have a documented programme identifying all insecticides, pesticides, rodenticides and herbicides used at the site manufacture. Adequate measures should be taken to prevent these agents contaminating the excipients.

7.2.2. In-process blending/mixing

Some processes require blending or mixing. Such in-process blending is acceptable provided it is adequately documented in batch production records. Examples include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Recycling material from one batch for further use in a subsequent batch.

- Repeated crystallizations of the same mother liquor for better yield of crystals.

- Collecting several centrifuge loads in a single drier/blender.

Incidental carry-over is another type of in-process mixing that frequently occurs. Examples include:

- Residue adhering to the wall of micronizer used for milling the finished excipient.

- Residual layer of damp crystals remaining in a centrifuge bowl after discharge of the bulk of the crystals from a prior batch.

- Incomplete discharge of fluids, crystals or particles from a processing vessel upon transfer of the material to the next step in the process.

These residues are usually acceptable since clean-up between successive batches of the same excipient is not normally required during production. However, in the case of non-dedicated production units, complete cleaning procedures designed to prevent contamination that would alter the quality of the substance must be employed when changing from one excipient to another. Checking the effectiveness of these cleaning procedures may require the use of analytical testing for the substances involved.

In contract to in-process blending and incidental carry-over discussed above, other blending operations should be directed towards achieving homogeneity of the finished excipient batch. Three areas in the processing of finished batches of an excipient which should be examined carefully and critically are:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The point in the process at which the batch number is assigned;

- The sampling procedure used to obtain the sample that is intended to be representative of the batch.

Blending of excipient batches to salvage adulterated material is not an acceptable practice.

Mother liquors containing recoverable amounts of excipients are frequently reused. Secondary recovery procedures for such excipients are acceptable, if the recovered excipient meets it specifications and if recovery procedures are indicated in batch production records. Secondary recovery procedures for reactants and intermediates are acceptable provided that the recovered materials meet suitable specifications.

7.2.3. Control of microbial contamination

The manufacture of sterile excipients for use in aseptic/sterile processing presents technical challenges. It is essential that adequately qualified and trained personnel be used to supervise and perform procedures associated with the manufacture of sterile excipients. The environment in which procedures are conducted, and the operators themselves, are significant potential source of contamination in aseptic operations. Processes should be designed to minimize contact between excipient and the environment and the operators. Those aseptic excipient operations which require considerable operator involvement must have adequate controls. Major potential problem areas include aseptic removal of the excipient from centrifuges, manual transfer to drying trays and mills, and the inability to sterilize the drier. Not all equipment currently in use can be sterilized.

The excipient manufacturer must document the cleaning of critical processing equipment such as centrifuges and driers. Any manipulation of sterile excipients after sterilization must be performed as a validated aseptic process. This is particularly important for those excipients which are not further sterilized prior to packaging into final containers. In some instances, the compendial monographs may specify that an excipient which does not meet parenteral grade standards must be labelled as not suitable for use in the preparation of injectable products.

Some manufacturers of non-sterile excipients use heat, gamma radiation and other methods to reduce the microbial burden. These methods are acceptable provided the manufacturer has shown that the product meets microbial requirements and that the process is under control within the manufacturer’s specifications. Any procedure should be validated in accordance with recognized international standards to demonstrate that the process will produce the intended result. Post-production treatment of excipients should not be used as a substitute for attention to microbiological control during production.

A protected environment may be necessary to avoid microbial contamination or degradation caused by exposure to heat, air or light. The degree of protection required may vary depending on the stage of the process. Often, direct operator contact is involved in the unloading of centrifuge bags, transfer hoses (particularly those used to transfer powders), drying equipment and pumps, and equipment should be designed to minimize the possibility of contamination. The sanitary design of transfer and processing equipment should be evaluated. Those with moving parts should be assessed for the integrity of seals and other packing materials to avoid product contamination.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The environment to which the excipient may be exposed should be similar to that used in the manufacture of the final dosage form. This is especially true in the case of excipients intended for parenteral dosage forms. For example, controlled areas may need to be established along with appropriate air quality classifications. Such areas should be serviced by suitable air handling systems and there should be adequate environmental monitoring programmes. Any manipulation of sterile excipient after sterilization must be performed as an aseptic process, using Class 100 air and other aseptic controls.

7.2.4. Water systems/water quality

While drinking water is used for many excipient processes, purified water is also widely used. Because of the well-known potential for microbial growth in deionizers and ultrafiltration or reserve osmosis systems used to produce purified water, such systems must be properly validated and checked. Proper control methods include the establishment of water quality specifications and corresponding action levels, remedial action when microbial levels are exceeded and adequate maintenance procedures such as regeneration and sanitation/sterilization.

Appropriate specifications for chemical and microbial quality should be established and periodic testing conducted. Such specifications will vary depending on the process and the point in the process when the water is used. For example, in some cases, if the water is used in later processing steps such as for a final wash of the filter cake, or if the excipient is crystallized from an aqueous system, the water quality standards may need to be higher than normally specified or purified water. This is particularly important where the excipient’s intended use is in parenteral dosage forms. The frequency of microbial and chemical testing of purified water depends on a variety of factors, including the test results and the point in the process (e.g. final wash in centrifuge) at which such water is used.

Most purified water and water for injection systems, including reverse osmosis and ultrafiltration systems, have the potential for endotoxin contamination. If the final excipient is supposed to be pyrogen free or sterile, or will be used in preparing parenteral products, validation of the system to control endotoxins should be conducted and routine testing of the process water for endotoxins should be performed (preferably by the LAL (Limulus amoebocyte lysate) method).

7.2.5. Packaging operations

When the programme for packaging operations is being set up, particular attention should be given to minimizing the risk of cross-contamination, mix-ups, or substitutions. Different products should not be packaged in close proximity unless there is physical segregation or the use of electronic surveillance.

7.2.6. Delivery

The manufacturer should arrange for the protection of the product after final inspection and testing. Where contractually agreed, this protection should include delivery to destination. Distribution records should be kept.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.3.1. General

The quality control unit, in addition to having the responsibility and authority to approve or reject all components, in-process materials, packaging materials and finished excipients, and to review production records, etc., should also be responsible for approving or rejecting excipients manufactured, processed, packaged, or held under contract by another company, as well as for approving or rejecting all procedures, specifications and process changes having an effect on the quality of the excipient.

7.3.2. Control of starting materials

All starting materials must be tested or otherwise verified prior to use. Verification should include a certificate of analysis from the supplier and, wherever feasible, an identification test. There should be clear guidance or standard operating procedures established for the approval of each starting material.

Starting materials are usually subjected to an identity test and additional testing to confirm that they meet appropriate specifications. Some starting materials may not be acceptance tested by the manufacturer because of the hazards involved or other valid considerations. In such cases, quality certification for each batch from the vendor should be on file. There should always be some evidence of an attempt by the excipient manufacturer to establish identity, even if it is only a visual examination of containers, examination of labels, or recording of batch numbers from the labels.

7.3.3. In-process testing

In-process inspection and testing should be performed by monitoring the process or by actual sample analysis at defined locations and times. The result should conform to established process parameters or acceptable tolerances. Work instructions should delineate the procedure to follow and how to use the inspection and test data to control the process.

7.3.4. Quality records and retention samples

The manufacturer should establish and maintain procedures for identification, collection, indexing, filing, storage, maintenance and availability of quality records. Quality records should be maintained to demonstrate achievement of the required quality and the effective operation of the quality system. These data should include pertinent subcontractor quality records.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

All appropriate records relating to inspection and testing must be available for review. Where the process is continuously monitored, acknowledgement must be made of this and the result of the monitoring should be available.

Reserve samples of the released excipient should be retained for 1 year after the expiry or re-evaluation date, or for one year after distribution is complete. Sample size should be twice the amount required to perform release specification testing.

7.3.5. Stability studies

Many excipient products are very stable and may not require extensive testing to check stability. The stability of some excipients may be affected by undetected changes in starting material specifications, or subtle changes in manufacturing procedures. Excipients may also be shipped in a large variety of different packaging types that can affect their stability (e.g. metal and plastic drums, bags, plastic and glass bottles, bulk tanks).

Some excipients may be similar in chemical structure to other excipients, and some may be mixtures or blends of other excipients. These excipients may be very similar to others within a product group. Minor quantitative differences of some of the components may be the only significant variation from one product to another. For these excipients, a “model product” approach to assess the stability may be appropriate. Stability studies of this type should involve selection of several “model products” that would be expected to simulate the stability of the product group being assessed. This selection must be scientifically based. Data from stability studies of these “model products” can be used to determine the theoretical stability of similar products.

The full stability testing programme, when needed, usually contains the following features and takes into account historical data:

- The programme should be formalized in writing and ongoing studies should be reviewed at least annually.

- The programme should periodically include a sample from at least one commercial size batch.

- Stability samples should be stored in containers that approximate the primary market container. Simulations of all types of containers are not required, unless there are theoretical reasons to indicate that stability may be affected by container type.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Additional samples may be stored under stress conditions (e.g. elevated temperature, light, humidity or freezing) if such conditions might reasonably be encountered during distribution and storage.

- Stability-indicating test methods should be used.

- Where stability of the excipient appears to be a significant issue is its use in pharmaceutical manufacturing, additional periodic testing of either the specific material or “model products” may have to be performed to ensure that the expected stability does not significantly change with the future batches. The frequency of testing should be determined by the impact that the excipient’s stability may have on its usage

7.3.6. Expiry/re-evaluation dating

Conducting a stability testing programme does not necessarily mean that expiry dates must be used. Where stability testing indicates a limited shelf-life, the label should declare an expiry date of indicate the need for re-evaluation testing at an appropriate interval to assure quality at time of use. If the need for special storage conditions exists (e.g. protection from light, heat) such restrictions should be placed on the label.

7.3.7. Calibration of measuring and test equipment

All measuring and test equipment identified as being part of the quality system should be properly calibrated and maintained. This includes all in-process instruments identified as critical quality instruments, as well as test equipment used in the laboratory. The control programme should include the standardization or calibration of reagents, instruments, apparatus, gauges and recording devices at suitable intervals, in accordance with an established written programme containing specific directions, schedules, limits for accuracy and precisions, and provisions for remedial action in the event that accuracy and/or precision limits are not met. reagents, instruments, apparatus, gauges and recording devices not meeting established specifications should not be used. Computer systems used to verify that the product conforms to specifications must be audited to ensure satisfactory performance in the laboratory.

NAME OF REPORTING UNIT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tel/Fax:

<Location, date>

 

REPORT (1)

Violations committed by bidders during bidding and supply of drugs

To: ..........................................................................

Pursuant to Clause 4 Article 5 of Circular No. 15/2019/TT-BYT, .... <name of reporting unit> .... prepares a report on Violations committed by bidders during bidding and supply of drugs in the year:

No.

Drug name

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bidder’s name

Violations
(2)

Violation time

Violation records

Notes

I. Violations during contract execution (3)

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

II. Violations during drug recall (3)

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

III. Other violations (3)

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Notes: (1) In consideration of the reporting unit’s reports and documents mentioned in Clause 4 Article 5 of Circular No. 15/2019/TT-BYT, Drug Administration of Vietnam will publish this report on its website for 12 months.

(2) Specify the violations committed by the bidders during the bidding process and execution of contracts for drug supply against applicable regulations on drug bidding and relevant regulations.

( 3) Documents proving the violations and actions taken by competent persons must be provided.

 

 

DIRECTOR
(Signature, seal)

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Promulgated together with Circular No. 29/2020/TT-BYT dated 31/12/2020 of the Minister of Health)

Criteria

Scale

Score

1. The offered drug products are manufactured by a production line that (1):

24

 

1.1. Comply with EU-GMP regulations or equivalent regulations

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) In a country with reference authorities.

 

24

b) In a country with a SRA but without reference authorities

 

22

c) In a country other than those mentioned in (a) and (b).

 

20

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

20

1.3. Comply with GMP regulations:

 

 

a) as evaluated by a Vietnamese pharmaceutical authority, and the drug undergoes processing/technology transfer in Vietnam from a SRA country.

 

24

b) in Vietnam and is evaluated by a Vietnamese pharmaceutical authority as in compliance with WHO-GMP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

23

1.4. Cases other than those specified in 1.1, 1.2 and 1.3

 

19

13. The drug product is provided by a bidder with good reputation in contract execution (11):

10

 

13.1. The bidder has violations during execution of contracts for supply of drugs for health facilities as published on the website of Drug Administration of Vietnam

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13.2. The bidder was awarded the contract by the reporting unit and:

 

 

a) provides drugs on schedule under the contract

 

10

b) fails to provide drugs on schedule under the contract

 

8

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

8

Notes:

(1): If the drug is manufactured in Vietnam and satisfies more than one criterion, the highest score shall apply. In case multiple manufacturers participate in the manufacturing process of the drug, the score will be given according to the manufacturer with the lowest GMP regulations. For foreign drugs that are processed or undergo technology transfer in Vietnam, GMP regulations of the hiring or transferring party shall apply).

(11) This will be evaluated according to:

- Information about violations committed by the bidder during supply of drugs for health facilities nationwide published on the website of Drug Administration of Vietnam at http://www.dav.gov.vn.

- Execution of drug supply contracts between the bidder and the reporting unit.

 

APPENDIX 6

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A. LIST OF WHOLLY ABROGATED LEGISLATIVE DOCUMENTS

I. Food safety

1.

Decision No. 01/2006/QD-BYT dated 09/01/2006 of the Ministry of Health promulgating the “Regulations on reporting and model reports on food safety under the management of health authorities”

2.

Decision No. 12/2006/QD-BYT dated 9/3/2006 of the Ministry of Health on management hierarchy and participation in state management of food safety in the health sector

3.

Circular No. 05/2007/TT-BYT dated 07/03/2007của of the Minister of Health providing guidelines for conditions and procedures for appointment of organizations carrying out state inspection of food safety and quality of imported foods.

4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.

Circular No. 11/2014/TT-BYT dated 18/3/2014 of the Minister of Health on management of rapid test kits

6.

Joint Circular No. 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT dated 09/4/2014 of the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade on assignment of tasks and cooperation in state management of food safety.

II. PHARMACEUTICALS - COSMETICS

7.

Decision No. 47/2007/QD-BYT dated 24/12/2007 of the Minister of Health on application of good manufacturing practice, good laboratory practice, good storage practice and good distribution practice to facilities manufacturing, testing, selling, distributing, exporting, importing, storing vaccines and biologics.

8.

Circular No. 02/2007/TT-BYT dated 24/01/2007 of the Minister of Health elaborate some Articles of the Law on Pharmacy and the Government's Decree No. 79/2006/ND-CP dated August 09, 2006 on conditions for drug business

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Circular No. 13/2015/TT-BYT dated 28/05/2015 of the Minister of Health amending Clause 2 Article 21 of Circular No. 47/2010/TT-BYT

10.

Circular No. 44/2014/TT-BYT dated November 25, 2014 of the Minister of Health on drug registrations

11.

Circular No. 32/2019/TT-BYT dated 16/12/2019 of the Minister of Health amending Clause 4 Article 4 and Appendix No. 01-MP of Circular No. 06/2011/TT-BYT on cosmetics management

III. PLANNING - FINANCE

12.

Joint Circular No. 09/TT-LB dated 21/7/1992 of the Ministry of Health and the Ministry of National Defense on organization of military-civilian medicine boards, combination of military and civilian medicine units in epidemic management and receipt of patients.

13.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IV. SCIENCE, TECHNOLOGY AND TRAINING

14.

Circular No. 03/2012/TT-BYT dated 02/02/2012 of the Minister of Health on clinical drug trial

V. PERSONNEL MANAGEMENT

15.

Decision No. 3051/2000/QD-BYT dated 29/08/2000 of the Ministry of Health on contents and forms of examinations for promotion of health officials.

16.

Joint Circular No. 08/2007/TTLT-BYT-BNV dated 05/6/2007 of the Ministry of Health and the Ministry of Home Affairs on payrolls of state-owned health facilities

17.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

18.

Joint Circular No. 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC dated 22/03/2010 of the Ministry of Health and the Ministry of Home Affairs providing guidance on implementation of the Government’s Decree No. 64/2009/ND-CP on benefits for health officials and public employees working in extremely disadvantaged areas

VI. MEDICAL EQUIPMENT AND WORKS

19.

Circular No. 07/2002/TT-BYT dated 30/05/2002 of the Minister of Health on applying for marketing authorization of medical devices.

20.

Decision No. 1629/2001/QD-BYT dated 23/05/2001 of the Minister of Health promulgating 10 health sector standards for medical devices.

21.

Decision No. 326/2002/QD-BYT dated 04/02/2002 of the Minister of Health promulgating 09 health sector standards for medical devices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Decision No. 4380/2003/QD-BYT dated 18/08/2003 of the Minister of Health promulgating 8 health sector standards for medical devices.

VII. MEDICAL ENVIRONMENT MANAGEMENT

23.

Circular No. 05/1999/TT-BYT dated 27/03/1999 of the Minister of Health on registration and licensing use of substances subject to stringent labor hygiene regulations.

24.

Directive No. 12/2001/CT-BYT dated 20/11/2001 of the Minister of Health on organization of the annual National Week of “Labor Hygiene and Safety, Fire Safety”.

25.

Circular No. 36/2010/TT-BYT dated 11/08/2010 of the Minister of Health abrogating Decision No. 29/2005/QD-BYT dated 30/9/2005 of the Minister of Health promulgating the application form for marketing authorization of pesticides and antibacterial preparations for domestic and medical use.

26.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

27.

Decision No. 26/2007/TT-BYT dated 19/4/2007 of the Minister of Health abrogating Decision No. 1635/2004/QD-BYT dated 11/5/2004 of the Minister of Health promulgating the Regulations on recognition of the titles of “Health Family”, “Health Village”, “Health Neighborhood”.

VIII. MOTHER AND CHILD HEALTH

28.

Joint Circular No. 10/2006/TTLT/BYT-BTM-BVHTT-UBDSGDTE dated 25/8/2006 providing guidance on implementation of the Government’s Decree No. 21/2006/ND-CP dated 27/02/2006 on sale and use of dietary products for infants

B. LIST OF PARTIALLY ABROGATED LEGISLATIVE DOCUMENTS

No.

NAME OF DOCUMENT

ABROGATED CONTENTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Circular No. 52/2015/TT-BYT dated 21/12/2015 of the Minister of Health on state inspection of food safety and quality of imported foods, control of imported foods, certification of imported foods under the management of the Ministry of Health.

All regulations of the Circular except for those on documentation and procedures for issuance and revocation of health certificates of imported food products.

2

Decision No. 46/2007/QD-BYT dated 19/12/2007 of the Ministry of Health promulgating the “Regulation of maximum level of biological and chemical pollution in food”.

Regulations on maximum permissible limits of B.cereus in dried food and nutritious food for children, special food substitutes (requiring heat treatment before use), dried food and nutritious food for children, special food substitutes (not requiring heat treatment before use) in Part 6.9.
Regulations on maximum permissible limits of micro-organisms in food in special foods in Part 6. Maximum permissible limits of micro-organisms in food in the Regulation on maximum permissible limits of biological and chemical contamination in foods promulgated together with the Decision.

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


76.804

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.193.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!