Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 43/2006/NĐ-CP quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Số hiệu: 43/2006/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 25/04/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 43/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH 11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Nghị định này quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán.

2. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp có quy trình hoạt động đặc thù và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được áp dụng theo quy định tại Nghị định này.

3. Các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

Điều 2. Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

1. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

2. Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

3. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn.

4. Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

1. Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ (gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị.

2. Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Chuyển đổi hình thức hoạt động

Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, loại hình ngoài công lập nhằm phát huy mọi khả năng của đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp, loại hình ngoài công lập được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tài sản nhà nước đã đầu tư theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

QUY ĐỊNH QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ

MỤC 1:QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

Điều 5. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ

Đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động, gồm:

1. Đối với nhiệm vụ nhà nước giao hoặc đặt hàng, đơn vị được chủ động quyết định các biện pháp thực hiện để đảm bảo chất lượng, tiến độ.

2. Đối với các hoạt động khác, đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về những công việc sau:

a) Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật;

b) Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.

3. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (theo quy định tại Điều 9 Nghị định này), tuỳ theo từng lĩnh vực và khả năng của đơn vị, được:

a) Quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tham dự đấu thầu các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị;

c) Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành của nhà nước.

4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đối với lĩnh vực sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

MỤC 2: QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ NHÂN SỰ

Điều 6. Về tổ chức bộ máy

1. Về thành lập mới: đơn vị sự nghiệp được thành lập các tổ chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phù hợp với phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế và tự bảo đảm kinh phí hoạt động (trừ những tổ chức sự nghiệp mà pháp luật quy định thẩm quyền này thuộc về Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

2. Về sáp nhập, giải thể: các đơn vị sự nghiệp được sáp nhập, giải thể các tổ chức trực thuộc (trừ những tổ chức sự nghiệp mà pháp luật quy định thẩm quyền này thuộc về Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

3. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể và quy chế hoạt động của các tổ chức trực thuộc do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quy định (trừ những tổ chức sự nghiệp mà pháp luật quy định thẩm quyền này thuộc về Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

Điều 7. Về biên chế

1. Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, được tự quyết định biên chế. Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền.

2. Thủ trưởng đơn vị được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị.

Điều 8. Về quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức

1. Quyết định việc tuyển dụng cán bộ, viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển.

2. Quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức (đối với chức danh tương đương chuyên viên chính trở xuống), ký hợp đồng làm việc với những người đã được tuyển dụng, trên cơ sở bảo đảm đủ tiêu chuẩn của ngạch cần tuyển và phù hợp với cơ cấu chức danh nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật.

3. Sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ, viên chức phải phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch viên chức và quy định của nhà nước về trách nhiệm thi hành nhiệm vụ, công vụ.

4. Quyết định việc điều động, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

5. Quyết định việc nâng bậc lương đúng thời hạn, trước thời hạn trong cùng ngạch và tiếp nhận, chuyển ngạch các chức danh tương đương chuyên viên chính trở xuống theo điều kiện và tiêu chuẩn do pháp luật quy định.

6. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyết định mời chuyên gia nước ngoài đến làm việc chuyên môn, quyết định cử viên chức của đơn vị đi công tác, học tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn, được các cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

7. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự đối với lĩnh vực sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Chương 3:

QUY ĐỊNH QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆMVỀ TÀI CHÍNH

MỤC 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 9. Phân loại đơn vị sự nghiệp

1. Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:

a) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);

b) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);

c) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

2. Đối với các đơn vị sự nghiệp đặc thù trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các đơn vị có quy trình hoạt động đặc thù theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, việc xác định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo loại của đơn vị sự nghiệp cấp trên.

3. Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời gian 3 năm. Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.

Điều 10. Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

Đơn vị sự nghiệp có các hoạt động dịch vụ phải đăng ký, kê khai, nộp đủ các loại thuế và các khoản khác (nếu có), được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Huy động vốn và vay vốn tín dụng

Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Quản lý và sử dụng tài sản

Đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Số tiền trích khấu hao, tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả nợ vay. Trường hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với số còn lại (nếu có).

Điều 13. Tài khoản giao dịch

Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động dịch vụ.

MỤC 2: QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TỰ BẢO ĐẢM CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TỰ BẢO ĐẢM MỘT PHẦN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

Điều 14. Nguồn tài chính

1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

a) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);

c) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

đ) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);

e) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

g) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);

h) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

i) Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

k) Kinh phí khác (nếu có).

2. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:

a) Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Thu từ hoạt động dịch vụ;

c) Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);

d) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.

3. Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.

4. Nguồn khác, gồm:

a) Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị;

b) Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Nội dung chi

1. Chi thường xuyên; gồm:

a) Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;

b) Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí;

c) Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).

2. Chi không thường xuyên; gồm:

a) Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

b) Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

c) Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

d) Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định;

đ) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;

e) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

g) Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);

h) Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

i) Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;

k) Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

l) Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).

Điều 16. Tự chủ về các khoản thu, mức thu

1. Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước.

2. Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.

3. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Điều 17. Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính

1. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.

3. Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.

Điều 18. Tiền lương, tiền công và thu nhập

1. Tiền lương, tiền công:

a) Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động (gọi tắt là người lao động), đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định;

b) Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định;

c) Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng, thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp không hạch toán riêng chi phí, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.

2. Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị, trong đó:

a) Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định này;

b) Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định này.

Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

3. Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định (gọi tắt là tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định) do đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp sau khi đã sử dụng các nguồn trên nhưng vẫn không bảo đảm đủ tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định, phần còn thiếu sẽ được ngân sách nhà nước xem xét, bổ sung để bảo đảm mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ.

Điều 19. Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm

1. Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

a) Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động:

- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.

Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

b) Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:

- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định này;

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

2. Đơn vị sự nghiệp không được chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ từ các nguồn kinh phí quy định tại các điểm c, d, e, g, h, i, k khoản 1 Điều 14 Nghị định này và kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện.

Điều 20. Sử dụng các quỹ

1. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

2. Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động.

3. Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

4. Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

MỤC 3: QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP DO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM TOÀN BỘ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

Điều 21. Nguồn tài chính

1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; gồm:

a) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);

c) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

đ) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

e) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);

g) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang, thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

h) Vốn đối ứng thực hiện dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

i) Kinh phí khác (nếu có).

2. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp (đối với các đơn vị có nguồn thu thấp), gồm:

a) Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước;

b) Thu từ hoạt động dịch vụ;

c) Thu khác (nếu có).

3. Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho (nếu có) theo quy định của pháp luật.

4. Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Điều 22. Nội dung chi

1. Chi thường xuyên, gồm:

a) Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;

b) Chi hoạt động phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí;

c) Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả các khoản chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).

2. Chi không thường xuyên:

a) Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ;

b) Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

c) Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

d) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài;

đ) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

e) Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);

g) Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

h) Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ ngoài nước;

i) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Điều 23. Tự chủ về các khoản thu, mức thu (đối với đơn vị có nguồn thu thấp)

1. Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu, đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu phí, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Đơn vị thực hiện chế độ miễn giảm mức thu cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của nhà nước.

2. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể, theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Điều 24. Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính

1. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Căn cứ tính chất công việc, Thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.

3. Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.

Điều 25. Tiền lương, tiền công và thu nhập

1. Đơn vị sự nghiệp phải bảo đảm chi trả tiền lương cho người lao động theo lương cấp bậc và chức vụ do nhà nước quy định.

2. Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, để tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Căn cứ kết quả tài chính, số kinh phí tiết kiệm được; đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.

Việc chi trả thu nhập cho từng người lao động trong đơn vị thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

3. Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định (gọi tắt là tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định) được bảo đảm từ các nguồn theo quy định của Chính phủ để bảo đảm mức tiền lương tối thiểu chung do nhà nước quy định.

Điều 26. Sử dụng kinh phí tiết kiệm được từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi

1. Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần kinh phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động dịch vụ (nếu có); đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

a) Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị tối đa theo mức quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này;

b) Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;

c) Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Mức chi cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;

d) Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị;

đ) Đối với đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, có thể lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động.

2. Đơn vị sự nghiệp không được chi trả thu nhập tăng thêm từ các nguồn kinh phí quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 21 Nghị định này và các khoản kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện.

MỤC 4: QUY ĐỊNH VỀ LẬP, CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU, CHI

Việc lập dự toán, chấp hành dự toán thu, chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định này.

Điều 27. Lập dự toán của đơn vị sự nghiệp

1. Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; căn cứ kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề; đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch; xác định phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này; số kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); lập dự toán kinh phí chi không thường xuyên theo quy định hiện hành.

2. Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:

Căn cứ mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao của năm trước liền kề và nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch. Đối với kinh phí hoạt động không thường xuyên, đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành.

3. Dự toán kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp, gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành.

Điều 28. Lập dự toán của cơ quan quản lý cấp trên

1. Căn cứ vào dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định do đơn vị lập, cơ quan quản lý cấp trên dự kiến phân loại đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo quy định tại Điều 9 Nghị định này và tổng hợp dự toán thu, dự toán ngân sách bảo đảm chi hoạt động thường xuyên, không thường xuyên (nếu có) cho đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan liên quan theo quy định hiện hành.

Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp, Bộ chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc trung ương), cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc địa phương) quyết định hoặc trình Ủy ban nhân dân quyết định phân loại đơn vị sự nghiệp ổn định trong 3 năm và phê duyệt dự toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động).

2. Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ quản căn cứ vào dự toán thu, chi của đơn vị sự nghiệp lập, xem xét tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, gửi cơ quan tài chính cùng cấp.

Điều 29. Giao dự toán và thực hiện dự toán

1. Giao dự toán thu, chi:

a) Bộ chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương); cơ quan chủ quản địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc địa phương) quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định phân loại cho đơn vị sự nghiệp, trong phạm vi dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp;

b) Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ quản quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho đơn vị sự nghiệp, trong đó kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phí được tăng thêm (bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng thêm) hoặc giảm theo quy định của cấp có thẩm quyền (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động) trong phạm vi dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp.

2. Thực hiện dự toán thu, chi:

a) Đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên: trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng;

b) Đối với kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên: khi điều chỉnh các nhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Điều 30. Quyết toán

Cuối quý, cuối năm, đơn vị sự nghiệp lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt theo quy định hiện hành.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP, BỘ TRƯỞNG CÁC BỘ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Điều 31. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp

1. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị.

2. Tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo an toàn, bí mật quốc gia trong hoạt động của đơn vị. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách.

3. Xây dựng phương án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định này báo cáo cơ quan cấp trên.

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

5. Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật; đảm bảo các chế độ, quyền lợi về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đối với người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê, quản lý tài sản theo đúng quy định của pháp luật, phản ảnh đầy đủ, kịp thời toàn bộ các khoản thu, chi của đơn vị trong sổ sách kế toán. Thực hiện các quy định về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định hiện hành.

7. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính theo quy định hiện hành.

8. Chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước đối với các hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể. Có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, đoàn thể tham gia giám sát, quản lý mọi mặt hoạt động của đơn vị.

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ñy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Quy định chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

2. Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

3. Phê duyệt kế hoạch biên chế đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, bảo đảm phù hợp giữa kế hoạch biên chế với chức năng, nhiệm vụ và khả năng tài chính của đơn vị.

4. Quy định phân cấp về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, làm căn cứ cho các đơn vị trực thuộc thực hiện.

5. Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá các sản phẩm nhà nước đặt hàng theo quy định.

6. Xây dựng tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở các tiêu chí cơ bản sau đây:

a) Khối lượng các công việc phải hoàn thành trong năm;

b) Chất lượng các công việc đã hoàn thành được duyệt hoặc chấp nhận;

c) Thời hạn hoàn thành công việc;

d) Tình hình chấp hành chính sách chế độ và quy định về tài chính.

Ngoài các tiêu chí cơ bản nêu trên, căn cứ vào tính đặc thù của công việc, các Bộ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực xây dựng, ban hành bổ sung các tiêu chí riêng (kể cả tiêu chí đánh giá từ đối tượng thụ hưởng dịch vụ do đơn vị sự nghiệp cung cấp) để bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý của Bộ, ngành, lĩnh vực và của đơn vị.

7. Chỉ đạo tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

8. Hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá về tình hình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp gửi Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

2. Bãi bỏ một số quy định tại các văn bản sau đây:

a) Bãi bỏ quy định tại Điều 1 Nghị định số 33/CP ngày 23 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ về việc sửa đổi khoản 1 Điều 6 Nghị định số 95/CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về thu một phần viện phí: "30% dành để khen thưởng cho cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao đối với người bệnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn; trong đó, đơn vị trích từ 2% - 5% để nộp cho cơ quan chủ quản (Bộ Y tế, Sở Y tế, Bộ, ngành) để lập quỹ hỗ trợ và khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác khám chữa bệnh và các bệnh viện không có điều kiện thu viện phí";

b) Bãi bỏ quy định sau đây tại khoản 3 Điều 4 Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân: "trong đó, tỷ lệ học phí dành để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy - học tập (khoản 2.1) không dưới 35% đối với khối giáo dục, không dưới 45% đối với khối đào tạo và tỷ lệ học phí dành cho hỗ trợ công tác quản lý và điều tiết chung (nếu có) thuộc ngành giáo dục - đào tạo ở địa phương (khoản 2.4) không quá 20%";

c) Bãi bỏ quy định sau đây tại khoản 7 Điều 10 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước: "sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên";

3. Đối với các đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu được chuyển sang thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Điều 34. Trách nhiệm hướng dẫn

Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ tổng hợp về tình hình thực hiện chế độ tự chủ theo quy định tại Nghị định này báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 35. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b). A.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

 No. 43/2006/ND-CP

Hanoi, April 25, 2006

 

DECREE

PROVIDING FOR THE RIGHT TO AUTONOMY AND SELF-RESPONSIBILITY FOR TASK PERFORMANCE,  ORGANIZATIONAL APPARATUS, PAYROLL AND FINANCE OF PUBLIC NON-BUSINESS UNITS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to State Budget Law No. 01/2002/QH11 of December 16, 2002;
At the proposal of the Minister of Finance and the Minister of Home Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope and subjects of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Units exercising the right to autonomy and self-responsibility must be independent budget-estimating ones, which have their own seals and accounts and accounting apparatuses organized in accordance with the provisions of the Accounting Law.

2. The Radio Voice of Vietnam, Vietnam News Agency and non-business units having particular operational process and non-business units attached to the Ministry of Defense, the Ministry of Public Security, political organizations and socio-political organizations may apply the provisions of this Decree.

3. Science and technology institutions shall comply with the provisions of the Government's Decree No. 115/2005/ND-CP of September 5, 2005, providing for the mechanism of autonomy and self-responsibility of public science and technology institutions.

Article 2.- Objectives of exercise of the right to autonomy and self-responsibility

1. To give the right to autonomy and self-responsibility to non-business units in organizing their works, restructuring their apparatuses, using their labor and financial resources to accomplish the assigned tasks; to bring into full play their own capabilities in order to provide high-quality services for society; and increase revenues to step by step ensure laborers' incomes.

2. To materialize the undertaking of socialization of the provision of services for society, to mobilize social community's contributions to the development of non-business operations, step by step reduce the state budget subsidy.

3. While delegating the right to autonomy and self-responsibility to non-business units, the State still pays attention to investment in further development of non­business operations; ensure that social policy beneficiaries, ethnic minority people and people in deep-lying, remote and special difficulty-hit areas will be provided with better and better services under regulations.

4. To clearly distinguish the state management mechanism applicable to non-business units from that applicable to state administrative agencies.

Article 3.- Principles for exercise of the right to autonomy and self-responsibility

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Exercising publicity and democracy in accordance with the provisions of law.

3. Exercising the right to autonomy in association with self-responsibility before immediate superior agencies and before law for one's own decisions; being subject to inspection and supervision by competent state agencies.

4. Guaranteeing the State's interests, the rights and obligations of organizations and individuals under the provisions of law.

Article 4.- Operational transformation

The State encourages public non-business units to switch to operate after the model of enterprises or non-public units in order to bring into full play all of their operational capabilities according to the provisions of law.

Public non-business units transformed into enterprises or non-public units shall enjoy tax and land preferences as well as property already invested by the State in accordance with the provisions of law.

Chapter II

PROVISIONS ON THE RIGHT TO AUTONOMY, SELF-RESPONSIBILITY FOR TASK PERFORMANCE, ORGANIZATIONAL APPARATUS AND PAYROLL

Section 1. RIGHT TO AUTONOMY AND SELF-RESPONSIBILITY FOR TASK PERFORMANCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Non-business units shall exercise the right to autonomy and self-responsibility in defining tasks, elaborating plans and organizing operations, including:

1. With regard to tasks assigned or ordered by the State, the units may take initiative in deciding on performance measures to ensure the quality and schedule.

2. With regard to other activities, the units shall have the right to autonomy and be responsible for the following tasks:

a/ Organizing service activities in accordance with their professional domains and capabilities as well as the provisions of law;

b/ Entering joint-ventures or cooperation with organizations and/or individuals to provide services, thus meeting social demands in accordance with the provisions of law.

3. Non-business units which self-finance all or part of their operations (as defined in Article 9 of this Decree) shall, depending on the domains they are operating in and their capabilities, be entitled to:

a/ Decide on property procurement, investment in construction of material foundations with non-business operation development funds and mobilized capital according to the plans approved by competent authorities;

b/ Participate in bidding for service activities in accordance with their professional domains;

c/ Use property for joint venture, cooperation or contribute capital to joint-ventures with domestic and foreign organizations and/or individuals for construction investment, procurement of machinery and equipment for service activities in line with their functions and tasks under the State's current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 2. RIGHT TO AUTONOMY, SELF-RESPONSIBILITY FOR ORGANIZATIONAL APPARATUS, PAYROLL AND PERSONNEL

Article 6.- On organizational apparatus

1. On founding: Non-business units may found their attached non-business organizations for service activities in accordance with their assigned functions and tasks; with the plan on autonomy and self-responsibility for task performance, organizational apparatus and payroll, which shall self-finance their operations (except non-business units where, as provided for by law, this power is vested to the Government, the Prime Minister, branch-managing ministers or presidents of provincial-level People's Committees).

2. On merger and dissolution: Non-business units may merge or dissolve their attached organizations (except non-business units where, as provided for by law, this power is vested to the Government, the Prime Minister, branch-managing ministers or presidents of provincial-level People's Committees).

3. The specific functions and tasks as well as operation regulations of the said attached organization shall be provided by the heads of non-business units (except non-business units where, as provided for by law, this power is vested to the Government, the Prime Minister, branch-managing ministers or presidents of provincial-level People's Committees).

Article 7.- On payroll

1. Non-business units which self-finance ail their operations shall be entitled to decide on their payroll. For non-business units which self-finance part of their operations and those wholly funded by the state budget, on the basis of their assigned functions and tasks and actual work requirements, payroll quotas and financial capacities, their heads shall elaborate annual payroll plans to be sent to immediate managing agencies for sum-up and handling according to their competence.

2. Heads of the units may decide to sign labor-hiring or package contracts for the performance of jobs which need no regular staffs on the payroll; sign contracts or other forms of cooperation with domestic and foreign experts as well as scientists so as to meet the units' professional requirements.

Article 8.- On management and use of cadres and civil servants

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To decide on appointment of civil servants (for titles equivalent to senior experts or lower titles), sign working contracts with recruits who satisfy all criteria of the concerned ranks and are compatible with the structure of professional titles under the provisions of law.

3. To arrange and use cadres and civil servants on the basis of ensuring the compatibility of the assigned tasks with their respective ranks and the state regulations on responsibilities to perform their tasks and public duties.

4. To decide on mobilization, detachment, retirement, job severance, termination of working contracts, commendation or discipline of cadres and civil servants under their management in accordance with the provisions of law.

5. To decide on the raising of salary grades on time or ahead of time for cadres and civil servants in the same rank and receive, transfer holders of titles equivalent to senior experts or lower titles according to conditions and criteria prescribed by law.

6. Non-business units attached to ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies or People's Committees of provinces or centrally-run cities may decide to invite foreign specialists for professional jobs, send their cadres to work or study abroad in order to raise their professional qualifications, and have competent agencies to carry out entry and exit procedures for them in accordance with the provisions of law.

7. Branch- and domain-managing ministries shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Home Affairs Ministry and the Finance Ministry in guiding the exercise of the right to autonomy and self-responsibility for organizational apparatus, payroll and personnel in the non-business domains under their respective state management.

Chapter III

PROVISIONS ON THE RIGHT TO FINANCIAL AUTONOMY AND SELF-RESPONSIBILITY

Section 1. GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Based on their non-business revenue sources, non-business units are classified for exercise of the right to financial autonomy and self-responsibility as follows:

a/ Units which have non-business revenue sources to self-finance all their regular operations (called fully self-financing non-business units for short)

b/ Units which have non-business revenue sources to self-finance part of their regular operations while the remaining part is financed by the state budget (called partially self-financing non-business units for short);

c/ Units with low non-business revenues or without revenues whose regular operations according to their respective functions and tasks are fully financed by the state budget (called non-business units wholly funded by the state budget for short).

2. With regard to particular non-business units under the Radio Voice of Vietnam or Vietnam News Agency and units with particular operational processes defined in Clause 2, Article 1 of this Decree, the determination of their right to financial autonomy and self-responsibility shall comply with the classification of their managing agencies.

3. The classification of non-business units according to the above provisions shall be kept unchanged for 3 years. After 3 years, such units shall be considered for proper re-classification.

Article 10.- Fulfillment of obligations towards the state budget

Non-business units involved in service activities must register, declare and pay all taxes and other amounts (if any), enjoy tax exemption or reduction in accordance with the provisions of law.

Article 11.- Mobilization of capital and borrowing of credit capital

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- Management and use of property

The units shall invest, procure, manage and use state property according to the provisions of law on management of state property at non-business units. With regard to fixed assets used in service activities, depreciation must be made to recover capital according to regulations applicable to state enterprises. The units may retain fixed asset depreciation sums and proceeds from the liquidation of assets belonging to the state budget for supplementation of their non-business operation development funds.

Fixed asset depreciation sums and proceeds from the liquidation of assets belonging to loan capital sources shall be used for debt payment. Where all debts have been paid, the units may retain the remainder for supplementation of their non-business operation development funds (if any).

Article 13.- Transaction accounts

Non-business units shall open accounts at state treasuries to record state budget allocations in accordance with the provisions of the State Budget Law; open deposit accounts at banks or state treasuries to record revenues and expenditures of service activities.

Section 2. RIGHT TO FINANCIAL AUTONOMY AND SELF-RESPONSIBILITY OF FULLY SELF-FINANCING NON-BUSINESS UNITS AND PARTIALLY SELF-FINANCING NON-BUSINESS UNITS

Article 14.- Financial sources

1. State budget allocations, including:

a/ Allocations to ensure regular operations for performance of functions and tasks of partially self-financing units (after balancing non-business revenue sources), which shall be assigned by their immediate superior agencies based on the estimates assigned by competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Allocations for implementation of personnel training programs;

d/Allocations for implementation of national target programs;

e/ Allocations for performance of orders placed by competent state agencies (investigation, planning, survey or other tasks);

f/ Allocations for performance of urgent tasks assigned by competent authorities;

g/ Allocations for implementation of the policy on payroll streamlining under the state regime (if any);

h/ Allocations for capital construction investment, procurement of equipment, overhaul of fixed assets in service of non-business operations according to projects approved by competent authorities within the annually-assigned estimates;

i/ Reciprocal capital for implementation of projects funded with foreign capital sources which have been approved by competent authorities;

j/ Other funds (if any).

2. Revenues from non-business operations, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The revenue from service activities;

c/The revenue from other non-business operations (if any);

d/ Profits gained from joint-venture or cooperation activities, interests on bank deposits.

3. Aids, financial supports, gifts, presents and donations provided for by law.

4. Other sources, including:

a/ Capital borrowed from credit institutions, capital mobilized from cadres and civil servants within the units;

b/Joint-venture and cooperation capital of domestic and foreign organizations and individuals provided for by law.

Article 15.- Expenditure contents

1. Regular expenditures, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Expenditure on performance of charged jobs or services;

c/ Expenditure on service activities (including those on fulfillment of obligations towards the state budget, fixed asset depreciation under regulations, and payment of loan principals and interests according to the provisions of law).

2. Irregular expenditures, including:

a/ Expenditure on performance of scientific and technological tasks;

b/ Expenditure on implementation of personnel training and fostering programs;

c/ Expenditure on implementation of national target programs;

d/ Expenditure on performance of orders placed by the State (investigation, planning, survey or other tasks) according to prices or price brackets set by the State;

d/ Expenditure on reciprocal capital for implementation of projects funded with foreign capital sources according to regulations;

f/ Expenditure on performance of urgent tasks assigned by competent authorities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ Expenditure on capital construction investment, procurement of equipment, overhaul of fixed assets for implementation of projects approved by competent authorities;

i/ Expenditure on implementation of projects funded with foreign aids;

j/ Expenditures on joint venture and cooperation activities;

k/ Other expenditures under regulations (if any).

Article 16.- Autonomy with regard to revenues and revenue levels

1. Non-business units assigned by competent state agencies to collect charges and fees must collect them fully and properly according to collection levels and subjects defined by competent state agencies.

Where competent state agencies set revenue brackets, the units shall base themselves on their demand for operational expenditures and social contribution capacity to decide on specific revenue levels suitable to each type of operation or subject, which, however, must not exceed the bracket levels set by competent agencies.

The units shall apply reduction and exemption regime to policy and social beneficiaries in accordance with the State's regulations.

2. With regard to products, commodities and services ordered by state agencies, the revenue collection levels shall comply with the unit prices set by competent state agencies; where prices of products have not yet been set by competent state agencies, the revenue collection levels shall be determined on the basis of the cost estimates approved by finance agencies of the same level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Autonomy in the use of financial sources

1. Based on their assigned tasks and financial capacities, with regard to the regular expenditures defined in Clause 1, Article 15 of this Decree, the unit heads shall decide on a number of levels of expenditure for management and professional operations, which are higher or lower than those set by competent state agencies.

2. Based on the nature of jobs, the unit heads shall decide on the mode of assigning package expenditures to each attached division or unit.

3. The decision on construction investment, new procurement and overhaul of assets shall comply with the provisions of law and this Decree.

Article 18.- Wages, remunerations and incomes

1. Wages and remunerations:

a/ With regard to activities of performing the functions and tasks assigned by the State, the units shall calculate expenditures on wage and remuneration paid to their cadres, civil servants and laborers (called laborers for short) according to the rank and position-based wage levels stipulated by the State;

b/ With regard to activities of supplying products ordered by the State whereby wage unit prices are included in product unit prices approved by competent agencies, the units shall calculate wages and remunerations according to the prescribed wage unit prices. Where wage unit prices have not yet been set for their products by competent agencies, the units shall make calculations according to the rank- and position-based wages provided by the State;

c/ With regard to service activities subject to separate cost accounting, the expenditures on wage and remuneration paid to laborers shall comply with the wage regime applicable to state enterprises. Where expenditures are not accounted separately, the units shall calculate them according to the rank- and position-based wages provided by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Fully self-financing units may decide on the total incomes of their laborers in the year after making deductions for setting up non-business operation development funds according to the provisions of Point a, Clause 1, Article 19 of this Decree;

b/ Partially self-financing units may decide on the total incomes of their laborers in the year, which, however, must not exceed three times the total rank-and position-based wage funds of the year as stipulated by the State, after making deductions for setting up non-business operation development funds according to the provisions of Point b, Clause 1, Article 19 of this Decree.

The payment of incomes to laborers in the units shall comply with the principle that those who work with higher productivity and make more contributions to increasing revenues and reducing expenditures shall be paid more than others. Heads of the units shall pay incomes according to internal spending regulations of their units.

3. When the State adjusts regulations on wages or raise the minimum wage level, the rank- and position- based wage amounts which increase under the state- prescribed regime (called increased wage amounts under the state-prescribed regime) shall be offset by non-business units themselves with non-business revenues and other revenues stipulated by the Government.

If the above sources cannot cover the increased wage amounts under the state-prescribed regime, the deficit shall be considered for offsetting by the state budget so as to ensure the minimum wage level set by the Government.

Article 19.- Use of annual financial results

1. Annually, after paying expenditures, taxes and fulfilling other financial obligations under regulations, the units shall be entitled to use positive differences (if any) between revenues and expenditures in the following order:

a/ With regard to fully self-financing units:

- Deducting at least 25% for setting up the non­business operation development fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Making deductions for setting up the reward fund, the welfare fund and the reserve fund for income stabilization. With regard to the reward fund and the welfare fund, the maximum deduction level shall not exceed the average of 3 months' increased wages, remunerations and incomes actually paid in the year.

The level of increased income payment and levels of deduction for setting up the funds shall be decided by the heads of non-business units according to their internal spending regulations.

b/ With regard to partially self-financing units:

- To deduct at least 25% for setting up the non­business operation development fund;

- To pay increased incomes to laborers according to the provisions of Point b, Clause 2, Article 18 of this Decree;

- To make deductions for setting up the reward fund, the welfare fund and the reserve fund for income stabilization. With regard to the reward fund and the welfare fund, the maximum deduction level shall not exceed the actual average of 3 months' increased wages, remunerations and incomes actually paid in the year.

Where the revenue-expenditure difference of a year is equal to or smaller than the rank- and position-based wage fund of that year, the concerned unit may use such difference to pay increased incomes to laborers and make deductions for setting up four funds: the provision for income stabilization, the reward fund, the welfare fund and the non-business operation development fund, of which the maximum deduction level for the reward fund and the welfare fund shall not exceed the average of 3 months' increased wages, remunerations and incomes actually paid in the year. The increased income and deduction levels for setting up the funds shall be decided by heads of non­business units according to their units' internal spending regulations.

2. Non-business units must not pay the increased incomes and make deductions for setting up the funds from funding sources provided at Points c, d, f, g, h, i and j, Clause 1, Article 14 of this Decree and the funds for performance of their tasks must be carried forward to the subsequent year.

Article 20.- Use of funds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The provision for income stabilization shall be used to ensure laborers' incomes.

3. The reward fund shall be used for regular or extraordinary rewards for collectives or individuals inside and outside units based on their performance results, achievements and contributions to the units' activities. The reward levels shall be decided by the heads of units according to their internal spending regulations.

4. The welfare fund shall be used for construction, repair of welfare works, expenditures on welfare activities of units' labor collectives; for the provision of extraordinary difficulty allowances for laborers, including those who retire or cease working due to the loss of working capacity; and additional payment to laborers on the payroll who lose their jobs due to payroll streamlining. The heads of units shall decide on the use of this fund according to their internal spending regulations.

Section 3. RIGHT TO AUTONOMY AND SELF-RESPONSIBILITY FOR NON-BUSINESS UNITS FULLY FINANCED BY THE STATE BUDGET

Article 21.- Financial sources

1. The state budget allocations, including:

a/Allocations to ensure the units' regular operations for the performance of their assigned functions and tasks, allocated by their direct managing agencies within the budget estimates assigned by competent authorities;

b/ Allocations for performance of scientific and technological tasks (for units other than scientific and technological institutions);

c/ Allocations for implementation of personnel training and retraining programs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Allocations for performance of urgent tasks assigned by competent authorities;

f/ Allocations for implementation of the payroll streamlining under the State-prescribed regime (if any);

g/Allocations for investment in capital construction, for procurement of equipment, overhaul of fixed assets in service of non-business operations under projects approved by competent authorities within the ambit of the annually assigned budget estimates;

h/ Reciprocal capital for implementation of projects funded with foreign capital sources, approved by competent authorities;

i/ Other allocations (if any).

2. Non-business revenue sources (for units with low revenues), including:

a/ The charge and fee amounts which the units are entitled to retain for use under the State's regulations;

b/ The revenue from service activities;

c/ Other revenues (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Other sources provided for by law (if any).

Article 22.- Expenditure contents 1. Regular expenditures, including:

a/ Expenditure on operations according to the units' functions and tasks assigned by competent authorities;

b/ Expenditure on performance of charged jobs or services;

c/ Expenditure on service activities (including those on the fulfillment of obligations towards the state budget, on fixed asset depreciation under regulations, payment of loan principals and interests according to the provisions of law).

2. Irregular expenditures:

a/ Expenditure on performance of scientific and technological tasks;

b/ Expenditure on performance of personnel training programs;

c/ Expenditure on performance of national target programs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Expenditure on performance of urgent tasks assigned by competent authorities;

f/ Expenditure on payroll streamlining according to the state-prescribed regime (if any);

g/ Expenditure on investment in capital construction, procurement of equipment and overhaul of fixed assets in implementation of projects approved by competent authorities;

h/ Expenditure on implementation of projects funded with foreign aids;

i/ Other expenditures provided for by law (if any).

Article 23.- Autonomy with regard to revenues, collection levels (for units with low revenues)

1. Non-business units assigned by competent state agencies to collect charges and fees must collect them fully and properly according to the levels and subjects defined by competent state agencies.

Where competent state agencies set charge rate brackets, the units shall base themselves on their operational expenditure demand and social contribution capacity to decide on specific collection levels suitable to each type of operation or subject which, however, must not exceed the bracket rates set by competent agencies.

The units shall exempt or reduce charges and fees for social policy beneficiaries according to the State's regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.- Autonomy in the use of financial sources

1. Based on their assigned tasks and financial capacities, with regard to regular expenditures stipulated in Clause 1, Article 22 of this Decree, the unit heads shall decide on a number of levels of expenditure on management and non-business operations, which, however, must not exceed the levels set by competent state agencies.

2. Based on the nature of jobs, the unit heads shall decide on modes of package expenditure contracting to each attached division or unit.

3. The decision on construction investment, new procurement and overhaul of assets shall comply with the provisions of law and this Decree.

Article 25.- Wages, remunerations and incomes

1. Non-business units must ensure wages for laborers according to the rank- and position-based wage levels set by the State.

2. The State encourages non-business units to increase revenues, save expenses and streamline payroll so as to increase incomes for laborers, based on the latter's accomplishment of assigned tasks, after fulfilling all obligations towards the state budget.

On the basis of their financial results and unused funds, the units shall determine the total level of incomes to be paid in a year, which, however, must not exceed twice the total rank- and position-based wage fund of that year as provided by the State.

The payment of incomes to laborers in the units shall comply with the principle that those who work with higher productivity and make more contributions to increasing revenues and reducing expenses shall be paid more than others. The unit heads shall increased incomes according to their internal spending regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 26.- Use of funds being positive differences between revenues and expenditures

1 .Annually, after offsetting expenses, paying taxes and other prescribed remittances, the remaining funds and positive differences between revenues and expenditures of service activities (if any) shall be used by the units in the following order:

a/ Payment of increased incomes to laborers, provided that the total level of incomes paid by the units to laborers shall not exceed the level specified in Clause 2, Article 25 of this Decree;

b/ Expenditure on rewards to collectives and individuals inside and outside the units, based on their performance results and contributions to the units' activities. The specific reward levels shall be decided by the unit heads according to their internal spending regulations;

c/ Expenditure on welfare and extraordinary difficulty allowances for laborers, including those who retire or cease working due to the loss of working capacity; on additional payment to laborers who lose their jobs due to payroll streamlining. The specific spending levels shall be decided by the unit heads according to their internal spending regulations;

d/. Expenditure on consolidation of the units' material foundations;

e/ Units with unstable fund-saving capacity may set up provisions for income stabilization so as to guarantee the laborers' incomes.

2. Non-business units must not pay increased incomes from the funding sources stipulated at Points c, d, e, f, g, h and i, Clause 1, Article 21 of this Decree and the funds for performance of their tasks must be transferred to the subsequent year.

Section 4. PROVISIONS ON FORMULATION AND IMPLEMENTATION OF REVENUE AND EXPENDITURE ESTIMATES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- Formulation of estimates by non­business units

1. Formulation of estimates for the first year of the period of stable classification of non-business units:

Based on their functions and tasks assigned by competent authorities, tasks of the plan year and current financial spending regime; the results of non­business operations and the situation of financial revenues and expenditures of the preceding year, the units shall formulate revenue and expenditure estimates of the plan year; classify themselves according to the provisions of Article 9 of this Decree; determine the funding amounts proposed for allocation by the state budget for their regular operations (for partially self-financing non-business units and those wholly funded by the state budget); and formulate irregular expenditure estimates according to current regulations.

2. Formulation of estimates for two subsequent years in the period of stable classification of non­
business units:

Based on the state budget allocation levels for their regular operations in performance of the functions and tasks assigned by competent authorities in the preceding year and the increased or reduced tasks in the plan year, the units shall formulate regular revenue and expenditure estimates of the plan year. With regard to funds for their irregular operations, the units shall formulate estimates according to current regulations.

3. Operational fund estimates of non-business units shall be sent to their superior managing agencies under current regulations.

Article 28.- Formulation of budget estimates by superior managing agencies

1. Based on revenue and expenditure estimates for the first year of a stable period, which are formulated by units, the superior managing agencies shall plan the classification of their attached non­business units according to the provisions of Article 9 of this Decree and make sums-up of revenue estimates and budget estimates to ensure expenditures on regular and irregular operations (if any) for the units, then send them to the finance agencies of the same level and relevant agencies according to current regulations.

After getting written opinions of the finance agencies of the same level, the managing ministries (for centrally-run non-business units) or local managing agencies (for locally-run non-business units) shall decide or submit to People's Committees for decision the stable classification of non-business units for three years and for approval the state budget estimates to guarantee regular operations of the units in the first year of the stable period (for partially self-financing non-business units and those wholly funded by the state budget).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 29.- Assignment and implementation of budget estimates

1. Assignment of revenue and expenditure estimates:

a/ The managing ministries (for centrally-run non­business units) and the local managing agencies (for locally-run non-business units) shall decide on assigning budget revenue and expenditure estimates for the first year of a stable classification period to non-business units within the limit of budget revenue and expenditure estimates assigned by competent authorities, after reaching written agreement with the finance agencies of the same level;

b/Annually, in the period of stable classification of non-business units, the managing agencies shall decide on assigning budget revenue and expenditure estimates to non-business units, whereby the funds for their regular operations shall accord with the level of the preceding year, on the increase or reduction of the funds (including those for performance of additional tasks) according to regulations of competent authorities (for partially self-financing non-business units and those wholly funded by the state budget), within the limit of the state budget revenue and expenditure estimates assigned by competent authorities, after reaching written agreement with finance agencies of the same level.

2. Implementation of revenue and expenditure estimates

a/ With regard to expenditures on regular operations: In the course of implementation, the units may adjust expenditure contents and items within the expenditure estimates assigned by competent authorities to suit their actual situation, and at the same time send the adjustments to their respective superior managing agencies and state treasuries where they open accounts for monitoring, management, payment and finalization. At the end of a budget year, the state budget allocations for regular operations of the units and their non-business revenues which have not yet been used up shall be carried forward to the subsequent year for further use;

b/ With regard to expenditures on irregular operations: The adjustment of expenditure items and tasks as well as funds which have not been used or used up by the year-end shall comply with the provisions of the State Budget Law and current guiding documents.

Article 30.- Finalization

At the end of every quarter and year, non-business units shall make accounting reports and reports on finalization of state budget revenues and expenditures and send them to their superior managing agencies for consideration and approval according to current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



RESPONSIBILITIES OF HEADS OF NON­BUSINESS UNITS, MINISTERS AND PRESIDENTS OF PEOPLE'S COMMITTEES OF PROVINCES AND CENTRALLY-RUN CITIES

Article 31.- Responsibilities of heads of non­business units

1. Heads of non-business units shall be accountable before their immediate superior agencies
and before law for their decisions in exercising the right to autonomy with regard to the tasks,
organizational apparatus, payroll and finance of their units.

2. To organize the implementation of the State's regulations on environmental protection, security, social order, maintenance of safety and state secrets in their units' operations. To fulfill obligations towards the State and implement preferential policies towards policy beneficiaries.

3. To elaborate plans for exercise of the right to autonomy and self-responsibility according to the provisions of this Decree and report them to superior agencies.

4. To elaborate and organize the implementation of internal spending regulations under the guidance of the Finance Ministry.

5. To organize the management and use of cadres and civil servants according to the provisions of law; ensure regimes for, and interests of, laborers in terms of wages, remunerations, social insurance, health insurance, professional training and retraining in accordance with the provisions of law.

6. To organize the bookkeeping accounting, statistics, management of assets in strict compliance with the provisions of law, reflecting fully and promptly all revenues and expenditures of the units in accounting books. To comply with the regulations on the regime of information and reporting on non­business operations of the units in accordance with current regulations.

7. To observe regulations on grassroots democracy and financial publicity in accordance with current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Responsibilities of ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and presidents of People's Committees of provinces and centrally-run cities

1. To define functions and tasks of attached non­business units.

2. To decide on giving the right to autonomy and self-responsibility to attached non-business units.

3. To approve payroll plans for partially self-financing non-business units and those wholly funded by the state budget, ensuring the compatibility of the payroll plans with the units' functions, tasks and financial capabilities.

4. To provide for decentralization of the right to autonomy and self-responsibility for tasks, organizational apparatus, payroll and finance, which shall serve as a basis for implementation by attached units.

5. To formulate and promulgate criteria, expenditure norms, economic-technical norms as well as unit prices of products ordered by the State according to regulations.

6. To formulate specific criteria for assessment of the accomplishment of assigned tasks by non­
business units on the basis of the following basic criteria:

a/ The volume of work to be completed in the year;

b/ The quality of work already completed, which has already been approved or accepted;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/The situation of observance of financial policies, regimes and regulations.

Apart from the above-mentioned basic criteria, based on the particularities of their jobs, ministries managing specialized branches and construction domains shall promulgate more specific criteria (including those for assessment by users of services provided by non-business units) in order to meet the management requirements of the ministries, branches, domains and units.

7. To direct, inspect and supervise the implementation of the mechanism of autonomy and
self-responsibility by non-business units according to the provisions of this Decree and relevant provisions of law.

8. Annually, to organize preliminary review and assessment of the implementation of the mechanism of autonomy and self-responsibility by non-business units and send reports thereon to the Finance Ministry and the Home Affairs Ministry.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 33.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Government's Decree No. 1072002/ND-CP of January 16, 2002, on the financial regime applicable to non- business units with revenues.

2. To annul a number of provisions of the following documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The following provisions of Clause 3, Article 4 of the Prime Minister's Decision No. 70/1998/QD-TTg of March 31, 1998, on collection and use of school fees by public education and training institutions within the national education system: "of which the proportion of school fees reserved for consolidation of material foundations in service of teaching and leaning activities (Clause 2.1) shall not be lower than 35% for education sector and 45% for training sector, and not be higher than 20% for support of the general administration and regulation work (if any) of local education and training service (Clause 2.4 )";

c/ The following provisions of Clause 7, Article 10 of the Government's Decree No. 60/2003/ND-CP of June 6,2003, detailing and guiding the implementation of the State Budget Law: "after consulting higher-level state management agencies";

3. Non-business units already vested with the right to autonomy under the Government's Decree No. 10/2002/ND-CP of January 16, 2002, on the financial regime applicable to non-business units with revenues shall comply with the provisions of this Decree.

Article 34.- Responsibility to provide guidance

The Finance Ministry and the Home Affairs Ministry shall coordinate with the concerned ministries and agencies in guiding the implementation of this Decree.

Annually, the Finance Ministry and the Home Affairs Ministry shall make sum-up reports on the implementation of the autonomy regime under the provisions of this Decree and report them to the Prime Minister.

Article 35.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of the Government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


384.931

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.204.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!