Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2002/QĐ-UBND 2021 ứng phó với dịch COVID 19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh Huế

Số hiệu: 2002/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Quý Phương
Ngày ban hành: 13/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2002/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19 TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH, CỤM CÔNG NGHIỆP, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chng bệnh truyền nhim ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chng bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;

Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bdịch COVID-19;

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chng dịch COVID-19 ban hành “Hưng dn phòng, chng và đánh giá đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá”;

Căn cứ Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05 tháng 6 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn các phương án phòng, chng dịch khi có ca bệnh Covid-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1627/TTr-SCT ngày 29 tháng 7 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án ứng phó với dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành thuộc UBND tỉnh; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh. Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các Cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. T
nh ủy, TT. HĐND tỉnh (để b/c):
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Cục Quản lý thị trường tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh; Báo TTH;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- VP: Lãnh đạo và CV;
- Lưu: VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Quý Phương

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19 TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH, CỤM CÔNG NGHIỆP, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Chủ động phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế (sau đây viết tt là cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT) theo các nguyên tắc phòng chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong và số người lây nhiễm. Đảm bảo thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

- Xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và thường xuyên. Yêu cầu các doanh nghiệp, người lao động chấp hành nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và các Bộ, ngành Trung ương; của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp quyết liệt, hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chủ động phòng tránh; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và hiệu quả. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Chủ động phương án hậu cần, đáp ứng yêu cầu cách ly, thời gian cách ly phòng, chống dịch trong các cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT.

- Hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3. Phân loại tình huống dịch bệnh

- Tình huống chưa có ca bệnh tại các cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT.

- Tình huống có ca bệnh dương tính tại 01 cơ sở SXKD, doanh nghiệp trong CCN, KCN, KKT.

- Tình huống có ca bệnh dương tính tại nhiều cơ sở SXKD, doanh nghiệp trong CCN, KCN, KKT.

II. CÁC TÌNH HUỐNG CỤ THỂ

1. Tình huống chưa có ca bệnh tại các cơ ssản xuất kinh doanh, CCN, KCN, KKT

1.1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố nơi có cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên trong Ban Chỉ đạo liên quan đến phòng, chống dịch trong các cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT.

- Thiết lập kênh liên lạc qua đường dây nóng với Sở Y tế (0234.3822015), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc thông qua đường dây nóng của tỉnh (1900 1075) hoặc Bộ Y tế (1900 9095) hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương.

- Công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ, đơn vị đầu mối phụ trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT.

- Ban Chỉ đạo chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức đánh giá nguy cơ lây nhiễm bệnh COVID-19 đối với cơ sở sản xuất kinh doanh theo hướng dẫn tại Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19; Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh; Bảng đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 186/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID- 9 tỉnh; Bảng đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 185/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh.

1.2. Công tác kiểm soát dịch bệnh

a) Thông tin truyền thông

Tổ chức thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 cho các doanh nghiệp và người lao động (sau đây viết tắt là NLĐ). Thực hiện các hình thức tuyên truyền trực quan, hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại các khu vực công cộng (khu vực dùng chung tại nơi làm việc, căng tin, khu vệ sinh, cây ATM), trên phương tiện vận chuyển để người lao động/khách hàng có thể đọc và làm theo. Yêu cầu các cơ sở SXKD, các doanh nghiệp trong CCN, KCN, KKT ban hành các quy định về phòng, chống dịch của đơn vị và có chế tài xử lý các vi phạm nếu NLĐ không tuân thủ. Thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho NLĐ để tránh lo lắng không cần thiết.

b) Tổ chức tập huấn

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho NLĐ thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh môi trường nơi làm việc, hạn chế tiếp xúc các bề mặt nếu không cần thiết, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan trong phòng, chống dịch COVID-19. Tổ chức cho NLĐ thực hiện khai báo y tế bắt buộc (NCOVI, Bluezone, Hue-S...) theo quy định của Bộ Y tế.

c) Thành lập chốt kiểm soát dịch bệnh

- Khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các khu vực xung quanh gần CCN, KCN, KKT, Ban Chỉ đạo chủ động đề xuất, quyết định thiết lập chốt kiểm soát dịch bệnh tại cổng, lối ra vào doanh nghiệp, CCN, KCN, KKT.

- Khi tình hình dịch bệnh ổn định: Tất cả các doanh nghiệp triển khai kiểm soát dịch bệnh tại cổng doanh nghiệp.

* Nhiệm vụ của chốt kiểm soát

+ Không cho phép người không có phận sự vào khu vực làm việc/ký túc xá/khu nhà ở công nhân. Trong trường hợp cần thiết vào khu vực làm việc/ký túc xá/khu nhà ở công nhân thì bảo vệ phải ghi lại thông tin cá nhân, kê khai y tế bắt buộc của khách vào, người tiếp khách, vị trí tiếp khách, thời gian tiếp khách vào sổ trực ban, không cho phép khách đi vào các khu vực không liên quan.

+ Gắn biển “Đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào” và đặt ngay tại cổng ra vào.

+ Bố trí đủ nhân lực để đo kiểm tra thân nhiệt cho NLĐ tại thời điểm đầu giờ và đảm khoảng cách an toàn tại nơi làm việc.

Yêu cầu tất cả doanh nghiệp: bố trí riêng khu vực để tiếp khách. Khách vào khu vực làm việc/ký túc xá/khu nhà ở công nhân phải được đo thân nhiệt, đeo khẩu trang và rửa tay sát khun,...

d) Tổ chức làm việc

- Yêu cầu tất cả các doanh nghiệp rà soát, sắp xếp và tổ chức sản xuất đảm bảo khoảng cách, giãn cách theo quy định. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, bố trí NLĐ ngồi thành hàng, không bố trí ngồi đối diện. Giữa các chuyền nên bố trí các màn che, vách ngăn.

- Dừng cuộc họp, hội nghị, sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết, nếu tổ chức thì ưu tiên hình thức trực tuyến (online).

- Có cơ chế cho phép NLĐ làm việc tại nhà hoặc bố trí ca làm việc linh hoạt (nếu được). Khuyến khích NLĐ trao đổi, làm việc hoặc giao ca trực tuyến qua điện thoại, các phần mềm hội thảo trực tuyến, phương tiện truyền thông xã hội khác, E-mail.

- Bố trí đầy đủ khu vực rửa tay có đủ nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí trước khi vào làm việc; trước và sau khi ăn, tại các khu vệ sinh; tại các vị trí có tiếp xúc chung như: cây ATM, bình nước uống công cộng, máy bán hàng tự động,...

đ) Đảm bảo môi trường làm việc

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại cơ sở lao động/phương tiện vận chuyển/ký túc xá/khu nhà ở công nhân cho NLĐ. Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt 24/24 giờ và đủ nhà vệ sinh theo quy định.

- Tăng cường thông khí nơi làm việc bằng cách tăng thông gió, hoặc mở cửa sổ, cửa ra vào, sử dụng quạt. Thường xuyên vệ sinh hệ thống thông gió, quạt, điều hòa.

- Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy đặt tại các vị trí thuận tiện. Đảm bảo có đủ các trang thiết bị, hóa chất phục vụ công tác vệ sinh, khử khuẩn nơi làm việc, khu ký túc xá/khu nhà ở công nhân.

- Các cơ sở lao động cung cấp và hướng dẫn sử dụng khẩu trang, găng tay đúng cách cho NLĐ; cung cấp các dung dịch sát khuẩn tay tại các khu vực tiếp xúc, giao dịch.

e) Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở lao động/ký túc xá/khu nhà ở xã hội cho người lao động

- Người cung cấp dịch vụ ăn uống phải được kiểm tra, giám sát sức khỏe, đảm bảo các điều kiện vệ sinh như: đo thân nhiệt, khai báo y tế hằng ngày, đeo khẩu trang và găng tay khi phục vụ.

- Sắp xếp giờ nghỉ giải lao/ăn ca linh hoạt, cung cấp các suất ăn cá nhân để hạn chế, tránh tập trung đông người ở căn tin/phòng ăn trong một khung giờ, tránh ngồi đối diện, trò chuyện khi ăn. Ăn xong rời khỏi căn tin ngay, tránh tiếp xúc không cần thiết.

- Đảm bảo khoảng cách khi ăn, bố trí ngồi so le, giãn cách tùy theo tình hình dịch. Khuyến khích lắp vách ngăn giữa các vị trí ngồi ăn.

- Bố trí khu vực rửa tay trước và sau khi ăn. Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn ngay sau mỗi lượt NLĐ ăn, uống.

- Có biện pháp hạn chế sử dụng tiền mặt để thanh toán khi sử dụng các dịch vụ, mua bán hàng hóa tại khu vực nhà ăn, căn tin.

g) Công tác đưa đón người lao động (nếu có) phải đảm bảo các quy định sau:

- Số lượng người trên xe đưa đón người lao động thực hiện theo hướng dẫn về quy định giãn cách trên phương tiện giao thông của Bộ Giao thông vận tải.

- Bố trí camera giám sát trên xe (nếu có thể). Khuyến khích thực hiện thông gió tự nhiên trên phương tiện. Đảm bảo có sẵn dung dịch sát khuẩn tay.

- Thực hiện đo kiểm tra thân nhiệt cho NLĐ và yêu cầu NLĐ rửa tay sát khuẩn trước khi lên xe và đeo khẩu trang suốt hành trình.

- Lập danh sách hoặc quản lý danh sách NLĐ đi xe bằng thẻ. Khuyến khích cố định NLĐ di chuyển trên cùng một xe đưa đón.

- Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn xe trước/sau mỗi lần đưa đón.

- Thông báo, đề nghị các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (thực phẩm, cung cấp suất ăn, vệ sinh môi trường, khử khuẩn...) cam kết đảm bảo thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 và giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

1.3. Tình huống trong cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT xuất hiện các trường hợp ho sốt, hoặc các trường hợp là F1, F2

Khi có trường hợp NLĐ/khách hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở tại nơi làm việc hoặc F1, F2 thì cần làm ngay:

(1) Thông báo ngay cho đường dây nóng của Trung tâm Y tế huyện/thị xã/thành phố, cán bộ quản lý cơ sở lao động/ký túc xá/khu nhà ở công nhân và cán bộ y tế tại cơ sở lao động.

(2) Cán bộ quản lý/cán bộ y tế cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách.

(3) Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 01 mét với những người khác.

(4) Đưa đến khu vực cách ly tạm thời đã được bố trí tại cơ sở lao động/ký túc xá/khu nhà ở công nhân.

Yêu cầu đối với nơi cách ly tạm thời tại cơ sở lao động/ký túc xá/khu nhà ở công nhân:

- Bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc, ký túc xá/khu nhà ở công nhân (nếu có thể).

- Phòng cách ly tạm thời phải đảm bảo: thoáng khí, thông gió tốt; hạn chế đồ đạc trong phòng; có chỗ rửa tay; có thùng đựng rác có nắp đậy kín; có khu vực vệ sinh riêng.

(5) Gọi điện cho đơn vị thường trực của Ban Chỉ đạo và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/Đường dây nóng 19001075 hoặc cơ quan y tế của địa phương để được tư vấn, hướng dẫn.

(6) Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển đến cơ sở y tế.

(7) Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình sức khỏe của người lao động.

(8) Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại cơ sở lao động/ký túc xá/khu nhà ở công nhân khi cơ quan y tế yêu cầu.

Đối với cơ sở lao động có phòng, trạm y tế thì cần rà soát sắp xếp và thông báo lối đi riêng dành cho NLĐ có một trong các biểu hiện mệt mỏi, ho, sốt, đau rát họng, khó thở đến khám và tư vấn.

2. Tình huống có ca bnh dương tính ti 01 cơ sở SXKD, doanh nghiệp trong CCN, KCN, KKT

2.1. Các biện pháp chng dịch chung cần làm ngay

- Phong tỏa tạm thời ngay toàn bộ doanh nghiệp hoặc toàn bộ phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc của doanh nghiệp có ca bệnh F0. Tùy theo tình hình dịch thực tế và đánh giá nguy cơ tại doanh nghiệp để quyết định phạm vi phong tỏa tạm thời.

- Lập tức tách F0, liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/SY tế để thực hiện các biện pháp cách ly, điều trị theo quy định.

- Rà soát ngay để phát hiện những công nhân, NLĐ đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh tại doanh nghiệp và đang ở trong cộng đồng như sốt, ho, đau họng, hội chứng cúm, viêm đường hô hấp,... Tách ngay những ca bệnh nghi ngờ đang ở tại doanh nghiệp cách ly tại một khu vực riêng. Đối với công nhân, NLĐ đang ở cộng đồng, yêu cầu ở yên tại nơi lưu trú và thông báo ngay cho y tế cơ sở để xử lý. Bắt buộc những người đang có triệu chứng đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và không cho tiếp xúc với người khác. Tổ chức cách ly ca bệnh nghi ngsớm tại cơ sở y tế. Bố trí cách ly tạm thời từng ca bệnh nghi ngờ vào các phòng riêng ở khu vực đệm riêng biệt với khu vực có F0 đang điều trị.

- Truy vết F1 thần tốc - triệt để tại doanh nghiệp cũng như trong cộng đồng; tách ngay F1 ra một khu vực riêng để tổ chức cách ly tập trung; tất cả công nhân, NLĐ làm việc trong cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có F0 được coi là F1; lấy mẫu bệnh phẩm F1 lần đầu theo mẫu đơn. Tiến hành xét nghiệm mẫu đơn sớm cho các bệnh phẩm F1.

- Rà soát F2, tổ chức cách ly tại nhà. Xem xét lấy mẫu xét nghiệm cho F2 nếu tiên lượng thấy nguy cơ F1 có thể đã trở thành F0 và lây cho F2.

- Phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho công nhân của doanh nghiệp.

- Lập danh sách, địa chỉ, số điện thoại toàn bộ công nhân và NLĐ của doanh nghiệp (yêu cầu doanh nghiệp cung cấp). Xác định những công nhân đang vắng mặt tại thời điểm phong tỏa tạm thời.

* Thông báo cho các công nhân, người lao động đang vng mặt tại doanh nghiệp bằng 03 hình thức:

(1) Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với Đội truy vết nhắn tin và gọi điện thoại đến từng người đang vắng mặt tại công ty: yêu cầu tự theo dõi sức khỏe tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác, thực hiện khai báo y tế ngay với y tế địa phương.

(2) Phối hợp với Sở Y tế thông báo yêu cầu các địa phương trong tỉnh rà soát tất cả công nhân của doanh nghiệp có ca bệnh đang sinh sống trên địa bàn. Yêu cầu công nhân tạm thời tự theo dõi sức khỏe tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm và tổ chức cách ly theo quy định.

(3) Phối hợp với Sở Y tế gửi danh sách công nhân đang vắng mặt tại doanh nghiệp đang có ca bệnh cho tất cả các tỉnh/thành phố có liên quan (nếu có): yêu cầu truy tìm, cách ly tạm thời tại nhà và lấy mẫu bệnh phẩm, cách ly theo quy định.

Trong khi phong tỏa tạm thời chờ kết quả xét nghiệm, yêu cầu công nhân, NLĐ đang có mặt tại doanh nghiệp ở tại chỗ và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống lây nhiễm: phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó; thực hiện 5K: đeo khẩu trang, không tụ tập, giữ khoảng cách, khử khuẩn tay, khai báo y tế và tuân thủ nghiêm ngặt quy định chống dịch tại doanh nghiệp.

2.2. Các biện pháp xử lý dịch tiếp theo khi có kết quả xét nghiệm của công nhân, người lao động đối với từng tình huống

a) Tình huống 1: Phát hiện thêm nhiều trường hợp dương tính trong doanh nghiệp. Các trường hợp dương tính xuất hiện ở hầu hết phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc.

- Xem tất cả những người trong doanh nghiệp là F1 vì có thể họ đã bị phơi nhiễm cao.

- Phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và chính quyền nơi có cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT, các đơn vị liên quan tiến hành phong tỏa tạm thời doanh nghiệp, tổ chức cách ly tập trung toàn bộ công nhân trong doanh nghiệp.

- Thông báo ngay đến Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc.

- Báo cáo Ban Chỉ đạo COVID-19 cấp huyện và Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh, đồng thời rà soát, kích hoạt các khu cách ly tập trung trong cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT để đưa công nhân vào thực hiện cách ly tập trung.

- Thực hiện điều tra, truy vết những người đã tiếp xúc với các đối tượng, thông báo cho các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp lân cận về các trường hợp đã điều tra.

b) Tình huống 2: Phát hiện thêm các trường hợp dương tính trong doanh nghiệp nhưng các trường hợp dương tính chỉ trong cùng 01 phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc.

(1) Đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại các phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc ở các khu vực khác của công ty thấy có liên quan dịch tễ rộng và nguy cơ lây nhiễm cao trong toàn doanh nghiệp (Xử lý chống dịch như tình huống 1).

(2) Đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại các phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc ở các khu vực khác của doanh nghiệp thấy ít có liên quan dịch tễ và nguy cơ thấp.

- Tại phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có F0

+ Xem tất cả những người làm việc trong cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có F0 là F1.

+ Tổ chức cách ly tập trung ngay toàn bộ công nhân, NLĐ cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc nơi có bệnh nhân F0.

+ Thông báo ngay đến Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc.

- Tại các phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc không có F0 thì tiến hành đánh giá nguy cơ và điều kiện làm việc thực tế tại nơi làm việc:

+ Nếu thấy vẫn có mối liên quan dịch tễ nào đó với phân xưởng có F0: phối hợp với chính quyền địa phương quyết định cách ly tại nhà đối với tất cả công nhân theo quy định; lấy mẫu xét nghiệm với người cách ly tại nhà theo quy định.

+ Nếu thấy không có mối liên quan dịch tễ với phân xưởng có F0:

Tiếp tục rà soát F1 kỹ lưỡng bằng cách yêu cầu các công nhân, NLĐ tự nhớ và tự khai báo một lần nữa để tránh bỏ sót F1. Nếu có F1 thì tách ra và đưa đi cách ly tập trung ngay.

Yêu cầu, công nhân, NLĐ phải khai báo y tế với chính quyền địa phương và y tế cơ sở nơi cư trú đế phối hợp theo dõi và quản lý.

Tiêu độc, khử trùng toàn bộ doanh nghiệp.

Đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 của doanh nghiệp theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐ, Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh; Bảng đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 186/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh; Bảng đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 185/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh. Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện an toàn thì cho tạm dừng hoạt động ngay.

- Chỉ tiếp tục cho công nhân đi làm việc trở lại nếu doanh nghiệp đủ điều kiện an toàn theo quy định, đồng thời thực hiện các biện pháp sau:

+ Yêu cầu công nhân, NLĐ tự theo dõi sức khoẻ ở nhà trước khi đến nơi làm việc. Bất cứ ai có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh: ốm, sốt, ho, đau họng, viêm đường hô hấp thì phải ở nhà, không được đi làm và thông báo ngay cho y tế địa phương và doanh nghiệp biết để lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn cách ly.

+ Thành lập các Tổ an toàn Covid để thực hiện nhiệm vụ hàng ngày thực chất, hiệu quả (theo Phụ lục I, hướng dẫn nhiệm vụ Tổ an toàn Covid-19 gửi kèm).

+ Hàng ngày theo dõi, giám sát sức khỏe công nhân chặt chẽ: đầu giờ làm việc, trong lúc làm việc. Bất cứ ai có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh: ốm, sốt, ho, đau họng, viêm đường hô hấp thì thông báo ngay cho doanh nghiệp và y tế địa phương biết để cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và xử lý kịp thời.

+ Yêu cầu công nhân hàng ngày đi làm đến thẳng doanh nghiệp. Không giao tiếp, tiếp xúc với bên ngoài trên đường đi làm. Thực hiện theo trách nhiệm của người lao động phòng chống COVID-19 quy định tại Quyết định số 2194/QĐ-BCĐ của Ban Chỉ đạo quốc gia, Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, Quyết định số 185/QĐ-BCĐ và Quyết định số 186/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh.

+ Thực hiện việc đeo khẩu trang bắt buộc, giữ khoảng cách và thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất.

+ Yêu cầu công nhân, NLĐ tự giác cách ly tại nhà sau giờ làm việc.

+ Phối hợp cơ quan y tế thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho công nhân, NLĐ theo quy định.

c) Tình huống 3: Phát hiện thêm các trường hợp dương tính trong doanh nghiệp. Các trường hợp dương tính xuất hiện trong một số ít phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc.

Phân tích dịch tễ, đánh giá nguy cơ lây nhiễm trong doanh nghiệp và tùy thuộc vào nguy cơ sẽ quyết định áp dụng thực hiện xử lý theo tình huống 1 hoặc 2.

d) Tình huống 4: Tất cả các mẫu xét nghiệm trong doanh nghiệp đều âm tính.

- Tại phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có F0:

+ Xem tất cả những người làm việc trong cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có F0 là F1.

+ Tổ chức cách ly tập trung ngay toàn bộ công nhân, người lao động cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc nơi có bệnh nhân F0.

+ Phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc.

- Tại phân xưởng/dây chuyền SX/khu vực sản xuất/vị trí làm việc không có F0 (Xử lý như phương án (2) tình huống 2).

2.3. Phòng chng lây nhiễm trong khi xử lý dịch

- Đặc biệt chú ý phòng, chống lây nhiễm cho công nhân, người lao động trong khi phong tỏa tạm thời vì lúc đó thường xảy ra lộn xộn, nguy cơ lây nhiễm cao; trong khi đưa công nhân đi cách ly trên xe ô tô.

- Phân loại nguy cơ F1 và sắp xếp khu vực cách ly tập trung theo nguy cơ từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc trong cơ sở cách ly tập trung.

- Do những F1 trong các cơ sở sản xuất thường có sự phơi nhiễm cao với F0 nên khi cách ly tập trung cần quản lý việc thực hiện cách ly thật chặt chẽ. Thực hiện xét nghiệm cho F1 định kỳ 3 ngày/1 lần, làm mẫu gộp theo cùng phòng cách ly hoặc 2 phòng liền kề nhau để phát hiện sớm F0 trong khu cách ly để xử lý kịp thời, không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung.

Lưu ý: Phải có danh sách công nhân, NLĐ đầy đủ và tất cả các công nhân đều được liên lạc và quản lý, đặc biệt với những công nhân ở các địa phương khác. Đảm bảo các công nhân, NLĐ có liên quan được xét nghiệm và cách ly đúng quy định. Quản lý chặt chẽ các công nhân, NLĐ thuộc diện cách ly tại nhà để tránh trường hợp khi phát bệnh tại nhà mà không được giám sát, không được xử lý kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng.

3. Xuất hiện trường hợp bệnh tại nhiều cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT

- Cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT có trường hợp mắc bệnh áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như hướng dẫn tại khoản 2 mục II.

- Từng cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 theo hướng dẫn tại Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020, Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021, Quyết định số 185/QĐ-BCĐ và Quyết định số 186/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh.

Căn cứ kết quả đánh giá nguy cơ và diễn biến tình hình dịch thực tế tại cơ sở SXKD, KCN, KKT; Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định việc tiếp tục hoặc dừng hoạt động đđảm bảo quy định phòng, chống dịch và an toàn sản xuất.

4. Vệ sinh khử khuẩn tại cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT có trường hợp mắc bệnh

Tiến hành vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn tại Công văn 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng.

III. PHƯƠNG ÁN XÉT NGHIỆM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Khi chưa xuất hiện trường hợp mắc COVID-19

Tổ chức xét nghiệm sàng lọc bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp, tối thiểu 05-07 ngày/lần cho: toàn bộ NLĐ tham gia cung cấp các dịch vụ có tiếp xúc với NLĐ tại cơ sở SXKD và tối thiểu 20% NLĐ tại cơ sở SXKD có nguy cơ cao (lưu ý các đối tượng: Tổ trưởng tổ sản xuất, Quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty, người vận chuyển, giao nhận hàng...). Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, thực hiện cách ly và xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn để khẳng định.

2. Xuất hiện trường hợp bệnh tại 01 cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT

- Đối với các trường hợp F1 làm cùng phân xưởng/tổ sản xuất/cùng vị trí làm việc: xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn.

- Đối với các trường hợp làm cùng trong cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT trong các phân xưởng phân xưởng/tổ sản xuất/cùng vị trí làm việc khác được coi là F1: thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

+ Nếu kết quả dương tính thì tiếp tục xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn.

+ Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nguyên tắc gộp mẫu các trường hợp cùng phân xưởng/tổ sản xuất/cùng vị trí làm việc, cùng phòng trọ, nơi lưu trú...

- Đối với toàn bộ NLĐ còn lại: xét nghiệm nhanh kháng nguyên, nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn.

3. Xuất hiện trường hợp bệnh tại nhiều cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT

3.1. Cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT có trường hợp bệnh: Tiến hành sàng lọc như hướng dẫn tại Mục 4.2 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế.

3.2. Cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT không có trường hợp bệnh: Thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc RT-PCR mẫu gộp cho: Toàn bộ NLĐ (nếu đủ năng lực) hoặc tối thiểu 50% NLĐ. ưu tiên xét nghiệm cho nhóm NLĐ có nguy cơ cao.

IV. PHƯƠNG ÁN CÁCH LY Y TẾ

1. Nguyên tắc chung

- Ưu tiên cách ly tại chỗ trong cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT, hạn chế di chuyển NLĐ ra các khu vực không có dịch, trừ trường hợp cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT không có khu cách ly tập trung.

- Bố trí cách ly F1 theo nhóm nguy cơ trên nguyên tắc những người cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc được bố trí cùng khu vực; Thực hiện xét nghiệm cho F1 định kỳ để xử lý kịp thời.

- Trường hợp số lượng F1 vượt quá năng lực cách ly của khu cách ly tập trung trên địa bàn, xem xét áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung khu vực phong tỏa ngay tại khu vực/địa điểm có đông NLĐ là F1 lưu trú như khu nhà trọ tập trung đông NLĐ, nhưng phải đảm bảo quản lý, giám sát chặt chẽ.

2. Cách ly y tế tập trung tại khu vực phong tỏa có nhiều F1 lưu trú

- Thực hiện theo các hướng dẫn tại Quyết định số 3986/QĐ-BYT ngày 16/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID-19”.

- Trường hợp mật độ NLĐ trong khu nhà trọ quá đông, liên tục xuất hiện các trường hợp mắc COVID-19 thì tiến hành rà soát đưa 50% số NLĐ không phải là F1 ra các cơ sở cách ly y tế tập trung khác. Tổ chức vệ sinh khử khuẩn sau khi giãn cách (có thể hướng dẫn cho NLĐ tự khử khuẩn) theo hướng dẫn tại Công văn 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế.

- Xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 từ 03-05 ngày/lần đối với F1.

- Từng nhà ở, nhà trọ, nơi lưu trú của NLĐ trong khu phong tỏa sẽ áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà theo Quyết định 879/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú phòng, chống dịch COVID-19. Ngoài ra, phải thực hiện các yêu cầu sau:

+ Thời gian cách ly y tế: đủ 14 ngày.

+ Cán bộ y tế/tổ COVID-19 cộng đồng đo thân nhiệt và theo dõi sức khỏe người cách ly ít nhất 2 lần/ngày (sáng, chiều). Trường hợp không đủ cán bộ để đo thân nhiệt cho người cách ly thì cấp cho mỗi người cách ly/phòng cách ly 01 nhiệt kế để tự đo và báo cho cán bộ y tế (trừ trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19); Hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở khai báo y tế hàng ngày.

+ Công an, y tế cấp xã, tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn hoặc tổ Covid cộng đồng khai báo y tế; giám sát việc tuân thủ của người cách ly và xử lý kịp thời khi có vi phạm.

+ Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người cách ly và người giám sát ít nhất 04 lần (ngày đầu, ngày thứ 3, ngày thứ 7, ngày thứ 14).

3. Bố trí khu cách ly tại CCN, KCN, KKT trên địa bàn tỉnh khi có ca nhiễm bnh COVID-19

3.1. Khu công nghiệp Phong Điền: dự kiến bố trí cho khoảng 1.250 người.

a) Trường Mầm non Scavi: dự kiến 400 người.

- Đánh giá sơ bộ: Khu vực này có thể sử dụng được ngay. Tuy nhiên, do đặc điểm là trường học nên khu vực vệ sinh khó đảm bảo cho số lượng lớn người ở dài ngày.

- Đề xuất: Đề nghị sử dụng để bố trí trong giai đoạn đầu.

b) Hai dãy nhà ở công nhân Công ty Scavi: dự kiến bố trí khoảng 400 người.

- Đánh giá sơ bộ: Khu vực này có thể sử dụng được ngay.

- Đề xuất: Đề nghị sử dụng để bố trí trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, do hiện nay Công ty đang bố trí cho người lao động ở nên trong trường hợp trưng dụng cần rà soát các đối tượng cần hỗ trợ thuê chỗ bên ngoài.

c) Trụ sở Chi cục Thuế (cũ) huyện Phong Điền: Dự kiến bố trí khoảng 180 người.

- Đánh giá sơ bộ: Khu vực này có thể sử dụng được ngay, cơ sở vật chất đảm bảo.

- Đề xuất: Đề nghị sử dụng để bố trí trong giai đoạn đầu.

d) Trường THCS Nguyễn Duy, thị trấn Phong Điền: Dự kiến bố trí khoảng 150 người.

- Đánh giá sơ bộ: Khu vực này có tổng số 15 phòng học, có thể sử dụng được ngay. Tuy nhiên, do đặc điểm là trường học nên khu vực vệ sinh khó đảm bảo cho số lượng lớn người ở dài ngày.

- Đề xuất: Đề nghị sử dụng để bố trí trong giai đoạn sau.

e) Trung tâm GD Nghề nghiệp - GD thường xuyên huyện Phong Điền: dự kiến bố trí khoảng 120 người.

- Đánh giá sơ bộ: Khu vực này có thể sử dụng được ngay. Tuy nhiên, do đặc điểm là trường học nên khu vực vệ sinh khó đảm bảo cho số lượng người ở dài ngày.

- Đề xuất: Đề nghị sử dụng để bố trí trong giai đoạn sau.

Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, Ban Quản lý KCN phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND huyện Phong Điền khảo sát thêm các vị trí để phục vụ cho khu cách ly dã chiến cho người lao động của Khu công nghiệp.

3.2. Khu công nghiệp Tứ Hạ: Quy mô chỉ có 02 công ty với khoảng gần 400 lao động, số lao động thuộc diện F1 của 2 công ty sẽ được cách ly tại các khu cách ly tập trung của tỉnh hoặc của thị xã Hương Trà.

3.3. Khu công nghiệp Phú Bài: Tổng cộng bố trí được khoảng 800 người.

a) Trụ sở cũ của Ban Chỉ huy Quân sự thị xã: Dự kiến bố trí được cho khoảng 200 người. Khu vực này có thể sử dụng được ngay để bố trí cho đợt 1.

b) Trường THPT Phú Bài: Dự kiến bố trí được khoảng 450 người.

c) Phân hiệu Trường Cao đẳng Xây dựng đô thị Phú Bài: Dự kiến bố trí được khoảng 150 người.

Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, nhiều doanh nghiệp xuất hiện các ca F0, Ban Quản lý phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND thị xã Hương Thủy khảo sát thêm các vị trí để phục vụ cho khu cách ly dã chiến cho người lao động của Khu công nghiệp.

3.4. Khu công nghiệp Phú Đa: Dự kiến bố trí khoảng 540 người.

a) Trường THPT Nguyễn Sinh Cung: dự kiến bố trí khoảng 335 người.

b) Trường THCS Phú Xuân: dự kiến bố trí khoảng 205 người.

Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, nhiều doanh nghiệp xuất hiện các ca F0, Ban Quản lý phối hợp với với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND huyện Phú Vang khảo sát thêm các vị trí để phục vụ cho khu cách ly dã chiến cho người lao động của Khu công nghiệp.

3.5. Khu công nghiệp La Sơn: dự kiến bố trí cho khoảng 660 người.

a) Trường THPT An Lương Đông: Dự kiến bố trí khoảng 400 người.

b) Trường THCS Lộc Sơn: dự kiến bố trí khoảng 120 người.

c) Trường Mầm non Lộc Sơn 1: dự kiến bố trí khoảng 140 người.

Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, Ban Quản lý phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND huyện Phú Lộc khảo sát thêm các vị trí để phục vụ cho khu cách ly dã chiến cho người lao động của Khu công nghiệp.

3.6. Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô: Dự kiến bố trí cho khoảng 1.555 người, cụ thể:

a) Khu vực xã Lộc Tiến: Dự kiến bố trí được khoảng 555 người.

- Trường PTTH Thừa Lưu: Dự kiến bố trí được 270 người.

- Trường PTCS Lộc Tiến: Dự kiến bố trí được 150 người.

- Trường Tiểu học Lộc Tiến: Dự kiến bố trí được 135 người.

b) Khu vực xã Lộc Vĩnh: Khu nhà xưởng số 2 của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Huế, có diện tích 4.599 m2, có thể bố trí cho khoảng 1.000 người. Khu vực này cần phải bổ sung các phương tiện hỗ trợ cho các sinh hoạt, vệ sinh cá nhân cho người bị cách ly, lắp điện, nước.

Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, Ban Quản lý phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND huyện Phú Lộc khảo sát thêm các vị trí để phục vụ cho khu cách ly dã chiến cho người lao động của Khu kinh tế.

3.7. Tại các cụm công nghiệp: UBND cấp huyện có các cụm công nghiệp xây dựng phương án cách ly tập trung khi có dịch xảy ra tại cụm công nghiệp do địa phương quản lý theo quy định phòng chống dịch COVID-19.

3.8. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế: chủ trì, phối hợp Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng phương án cách ly cụ thể trong các CCN, KCN, KKT và doanh nghiệp.

V. PHƯƠNG ÁN VẬN CHUYỂN NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Khi chưa có trường hợp bệnh xuất hiện

1.1. Phương tiện đưa đón

- Đăng ký lịch trình cụ thể và đảm bảo: Không chở quá số người theo giấy phép được cấp; mở cửa sổ, cửa thông gió nếu có thể trong khi di chuyển; có sẵn dung dịch sát khuẩn tay (đã được Bộ Y tế cấp phép); có mã QR code điểm kiểm dịch dán ở cửa lên xuống xe; có thùng đựng rác trên xe; có camera giám sát trên xe.

- Lập danh sách/quản lý bằng thẻ, cố định chỗ ngồi cho từng người trên xe.

1.2. Cơ sở SXKD sử dụng lao động: Lập danh sách cố định NLĐ đi trên mỗi xe; thông báo đến Sở Y tế địa phương nơi NLĐ lưu trú để phối hợp giám sát.

1.3. Lái xe, phụ xe

- Thường xuyên sát khuẩn tay, đeo khẩu trang trong suốt quá trình đưa đón; chỉ cho NLĐ có tên trong danh sách lên xe di chuyển đúng tuyến cố định đã cho phép; không dừng đỗ dọc đường; vệ sinh, khử khuẩn xe cuối mỗi ngày.

- Yêu cầu NLĐ quét thẻ, mã QR code ở cửa xe, sát khuẩn tay trước khi lên xe và đeo khẩu trang trong suốt hành trình.

1.4. Đối với người đi xe: Luôn thực hiện 5K; quét thẻ, mã QR code ở cửa xe, sát khuẩn tay trước khi lên xe và ngồi đúng vị trí.

1.5. Đối với người sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân hoặc công cộng: Thực hiện 5K, cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone, ghi lại lịch trình di chuyển. Đối với phương tiện công cộng cần ghi lại thông tin về phương tiện; không sử dụng phương tiện công cộng khi có một trong các biu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở.

2. Xuất hiện trường hợp bệnh tại cộng đồng nơi có cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT

- Thực hiện theo khoản 1 mục V; lái xe, phụ xe phải đo nhiệt độ cho người đi xe trước khi lên xe; thông báo cho cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT và y tế địa phương khi có người sốt, ho, khó thở.

- Khuyến khích cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT tổ chức đưa đón NLĐ hoặc NLĐ sử dụng phương tiện cá nhân, hạn chế di chuyển bằng phương tiện công cộng.

3. Xuất hiện trường hợp bệnh tại cơ s SXKD, CCN, KCN, KKT

Tổ chức khu lưu trú tập trung cho NLĐ tại mỗi cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT.

3.1. Đón NLĐ từ nơi cư trú về nơi lưu trú tập trung

a) Phương tiện đón: Như điểm 1.1 khoản 1 mục V; giảm chỗ ngồi trên xe xuống 50% theo giấy phép được cấp, đánh dấu ghế ngồi đảm bảo giãn cách.

b) Cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT sử dụng lao động

- Lập danh sách và thông tin NLĐ cần đón gửi Ban Quản lý KCN để xác nhận đủ điều kiện đi làm; chỉ đón người đã được xác nhận đủ điều kiện đi làm.

- Căn cứ vào số lượng NLĐ cần đón, cơ sở SXKD xây dựng phương án vận chuyển gửi Sở Giao thông vận tải và Ban Quản lý KCN để theo dõi, quản lý.

c) Lái xe, phụ xe: Như điểm 1.3 khoản 1 mục V; đo thân nhiệt cho NLĐ trước khi lên xe; yêu cầu NLĐ ngồi đúng số ghế của mình.

d) Đối với người đi xe: Như điểm 1.4 khoản 1 mục V.

3.2. Đưa đón NLĐ từ nơi lưu trú tập trung đến nơi làm việc

a) Phương tiện đưa đón: Như điểm 3.1 khoản 3 mục V và gắn tên cố định người đi xe vào ghế đảm bảo giãn cách theo danh sách.

b) Cơ sở SXKD sử dụng lao động: Có phương án đưa đón NLĐ; bố trí người làm cùng phân xưởng/văn phòng/ca làm việc đi chung một xe, nên bố trí người lưu trú trong cùng một khu đi làm cùng một ca.

c) Lái xe, phụ xe: Như điểm 3.1 khoản 3 mục V; khai báo y tế trước khi bắt đầu đưa đón; bố trí ở cùng khu lưu trú tập trung với NLĐ; luôn thực hiện 5K.

d) Đối với người đi xe: Như điểm 3.1 khoản 3 mục V.

VI. PHƯƠNG ÁN NƠI Ở TẬP TRUNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Các hình thức lưu trú tập trung

- Nơi lưu trú tập trung (Khu nhà trọ tập trung, ký túc xá; khách sạn, nhà nghỉ, khu nhà trường học, nhà thi đấu, trường nghề... chuyn đi công năng);

- Nơi lưu trú dã chiến tại cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT.

2. Nơi lưu trú tập trung

Nơi lưu trú tập trung chỉ lưu trú NLĐ của 01 cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT. Nơi lưu trú tập trung phải đảm bảo:

- Kiểm soát được các lối ra vào; thuận tiện cho việc đưa đón NLĐ; có biển báo: KHU VỰC LƯU TRÚ TẬP TRUNG - KHÔNG PHẬN SỰ MIỄN VÀO; điểm khai báo y tế, tạo mã QR code điểm kiểm dịch tại cổng ra vào; điểm/khu vực cung ứng lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu; điểm khử khuẩn phương tiện, hàng hóa và nơi rửa tay với xà phòng/dung dịch sát khuẩn tay; hệ thống camera giám sát tại cổng/lối ra vào, khu vực công cộng trong nơi lưu trú, kết nối với hệ thống thông tin của cấp xã, huyện để phối hợp giám sát.

- Đảm bảo yêu cầu về điều kiện nhà trọ theo mục 1, phần II, Phụ lục 2 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn và quản lý chất thải, theo quy định tại mục V của Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020, Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021, Quyết định số 185/QĐ-BCĐ và Quyết định số 186/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh.

- Thành lập Ban quản lý nơi lưu trú tập trung để tổ chức, kiểm soát NLĐ ra vào theo danh sách được phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19; tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19; niêm yết số điện thoại người đng đầu Ban quản lý, điện thoại đường dây nóng.

- Thành lập các tổ COVID-19 tại nơi lưu trú tập trung; thành phần gồm: đại diện chính quyền địa phương/tổ dân phố (Tổ trưởng), đại diện Ban quản lý nơi lưu trú tập trung, đại diện NLĐ tại khu lưu trú và đại diện cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT (Tổ phó); có thể thành lập một tổ hoặc nhiều tổ.

3. Nơi lưu trú dã chiến

Thực hiện như khoản 2, mục VI. Ngoài ra, nơi lưu trú dã chiến cần đảm bảo:

- Tách biệt khỏi các khu vực sản xuất, khu vực nguy hiểm, phải có rào chắn xung quanh và được phân làm các khu vực: Khu vực khử khuẩn, khu vực lưu trú, khu vực bếp ăn, khu vực vệ sinh chung, khu vực phơi quần áo, khu vực tập kết rác thải.

- Bố trí NLĐ của mỗi cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT lưu trú tại một khu vực riêng để hạn chế lây nhiễm chéo.

VII. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19

1. Yêu cầu chung

- Điều trị các bệnh nhân COVID-19 trong CCN, KCN, KKT tại chỗ:

+ Thiết lập cơ sở cách ly điều trị tại chỗ áp dụng đối với trường học, nhà máy, xí nghiệp, công sở, đơn vị quân đội v.v... có các bệnh nhân COVID-19.

+ Huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư...) cho các đơn vị điều trị bệnh nhân. Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động nhân lực tập trung cho địa phương có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

- Đảm bảo công tác khám, chữa bệnh trong vùng cách ly y tế (khu phong tỏa).

+ Thiết lập tại trạm y tế xã (sau đây viết tắt là TYT) ở vùng cách ly một phòng khám bệnh đa khoa tạm thời, trong đó phải phân làm 02 khu riêng biệt để tránh lây nhiễm, gồm: khu tiếp nhận, khám, cách ly tạm thời các bệnh nhân COVID-19 và khu tiếp nhận, khám, cấp cứu các bệnh nhân thông thường khác.

+ Huy động nhân lực từ bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện về TYT để thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh, sơ cấp cứu thường trực 24/24h, gồm bác sĩ đa khoa, truyền nhiễm, sản khoa, chuyên khoa nội, nhi, điều dưỡng.

+ Huy động và bổ sung trang thiết bị, phương tiện cần thiết: ít nhất có 02 xe cứu thương thường trực tại TYT (01 chở người nghi nhiễm, 01 chở người bệnh thông thường cần chuyển tuyến), máy chụp X-quang di động (xe chụp X-quang lưu động), máy siêu âm, monitor theo dõi người bệnh, xét nghiệm nhanh đường máu; bổ sung thêm máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử và các phương tiện, dụng cụ thăm khám người bệnh bảo đảm sử dụng riêng cho người bệnh nghi nhiễm và người bệnh không thuộc diện nghi nhiễm.

+ Bổ sung thuốc bảo đảm tối thiểu danh mục và số lượng thuốc đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh các bệnh thường gặp, bệnh mạn tính ngay tại TYT, sử dụng Danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế và Thông tư 20/2020/TT- BYT ngày 26/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế về ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

- Tổ chức triển khai công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh vượt khả năng điều trị của TYT lên Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh:

+ Vận chuyển về khu vực điều trị cách ly của Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh bằng xe ô tô cứu thương.

+ Tại Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, bố trí một khu vực điều trị cách ly riêng cho những bệnh nhân từ vùng cách ly chuyển lên. Khu điều trị cách ly nên có khoảng từ 50-100 giường bệnh đa khoa (theo quy mô dân số vùng cách ly).

+ Trường hợp không thể bố trí buồng phẫu thuật tại bệnh viện, phải có buồng riêng cho người bệnh của vùng cách ly ở Khoa Phẫu thuật. Khoa Thận nhân tạo cũng cần có buồng riêng cho người chạy thận là người dân của vùng cách ly.

2. Phương án điều trị bệnh nhân COVID-19

2.1. Khám sàng lọc và phân loại bệnh nhân COVID-19 theo Quyết định 2008/QĐ-BYT ngày 26/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

a) Bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng lâm sàng.

b) Bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng.

2.2. Phương án điều trị, chăm sóc y tế cho bệnh nhân COVID-19

Khi có ca F0 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế để đánh giá mức độ bệnh và phân loại tuyến điều trị.

- Đối với những bệnh nhân mắc COVID-19 không có triệu chứng: chuyển bệnh nhân đến điều trị tại Trung tâm Y tế tuyến huyện.

- Đối với những bệnh nhân mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ hoặc mức độ vừa: chuyển đến Bệnh viện Phổi tỉnh để chăm sóc, điều trị.

- Đối với những bệnh nhân mắc COVID-19 có biểu hiện mức độ nặng hoặc mức độ nguy kịch thì chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 để chăm sóc, điều trị.

Khi các cơ sở điều trị trên quá tải, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh sẽ kích hoạt bệnh viện dã chiến để thu dung điều trị.

VIII. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC SẢN XUẤT KHI CÓ DỊCH TẠI CƠ SỞ SXKD, CCN, KCN, KKT

1. Yêu cầu chung

- Tất cả cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT trước khi quay trở lại hoạt động phải được rà soát, kiểm tra đánh giá điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong sản xuất và có đầy đủ các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Các cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT phải cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, điều kiện, phương án tổ chức sản xuất phòng, chống dịch COVID- 19, quy mô sản xuất do chính quyền địa phương quy định.

- Các cơ quan của tỉnh, UBND cấp huyện tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT thực hiện các biện pháp phòng, chng dịch COVID-19 trong sản xuất.

2. Các yêu cầu để tổ chức sản xuất trở lại tại cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT

2.1. Điều kiện chung để tổ chức sản xuất

- Chỉ sử dụng NLĐ đã được cơ quan y tế và chính quyền địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận đã được kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch trong thời gian trước ngày dự kiến làm việc 28 ngày và có 02 lần xét nghiệm RT-PCR có kết quả âm tính trước thời gian dự kiến làm việc 14 ngày (trong đó ln gn nht trước khi quay trở lại làm việc tại cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT là 01 ngày), không có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh.

- Nơi lưu trú cho NLĐ: Phải đáp ứng yêu cầu tại Mục VII của Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế. Nếu dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì địa phương có thể yêu cầu NLĐ nêu đi khỏi nơi làm việc, nơi lưu trú tập trung thì khi quay trở lại cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT phải thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và xét nghiệm RT-PCR 03 lần có kết quả âm tính (mỗi lần cách nhau 07 ngày, lần cuối cùng trước khi trở lại làm việc 01 ngày) mới được trở lại làm việc.

- Trước khi tổ chức sản xuất lại ít nhất 03 ngày: cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT bố trí đón NLĐ đến nơi lưu trú tập trung hoặc nơi lưu trú dã chiến và xét nghiệm SARS-COV-2 bằng test nhanh kháng nguyên cho toàn bộ NLĐ.

- Thiết lập khu cách ly tập trung cho NLĐ khi cần thiết.

- Tổ chức quản lý NLĐ khép kín theo phân xưởng, tổ, nhóm (dưới 30 NLĐ) từ nơi sản xuất đến nơi ăn, ở; bố trí khu vực sản xuất ngăn cách riêng biệt theo nhóm NLĐ không quá 30 người/ khu vực.

- Xét nghiệm sàng lọc cho NLĐ định kỳ, theo yêu cầu của cơ quan y tế địa phương.

- Hàng tuần, gửi danh sách toàn bộ công ty khách hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ thường xuyên giao dịch trực tiếp với cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT tới Ban Quản lý KCN và Sở Y tế để theo dõi.

- Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ cho cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT: NLĐ phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính 01 ngày trước khi cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT hoạt động trở lại; định kỳ 01 lần/tuần phải xét nghiệm sàng lọc; hàng tuần báo cáo danh sách NLĐ cho Ban Quản lý các cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT để quản lý, theo dõi; bố trí vùng đệm để giao nhận hàng.

- Hạn chế tối đa sử dụng lao động ngắn hạn, thời vụ. Trường hợp cần thiết sử dụng thì NLĐ phải cách ly tập trung 21 ngày tại khu cách ly tập trung của cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT và có 03 lần xét nghiệm RT-PCR có kết quả âm tính (mỗi lần cách nhau 07 ngày, lần cuối cùng trước 01 ngày trước khi vào làm việc tại CSSXKD, CCN, KCN, KKT) và phải xét nghiệm sàng lọc hàng tuần.

- Nếu không có bộ phận y tế tại cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT thì phải ký kết hợp đồng với đơn vị y tế.

- Thực hiện theo đúng các quy định tại Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020, Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, Quyết định số 185/QĐ-BCĐ và Quyết định số 186/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh và tổ chức thực hiện 5K.

2.2. Quy mô sử dụng lao động: Căn cứ tình hình dịch đgiảm quy mô sử dụng lao động từ 25-50% đối với những cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT có trên 500 NLĐ.

2.3. Cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT phải cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19

- Quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá và nơi lưu trú đối với lao động; quy định về phương án đưa, đón NLĐ; nơi lưu trú tập trung, khu vực cách ly tập trung; xét nghiệm sàng lọc...

- Các quy định khác theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

IX. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19

1. Lựa chọn cơ sở SXKD, KCN theo thứ tự ưu tiên

- Cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT có trường hợp F0

- Cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT có trường hợp F1

- Cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT gần cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT có trường hp F0

- Cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT nằm trên địa bàn hành chính cấp xã có trường hp F0

- Cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT nằm trên địa bàn hành chính cấp xã có trường hợp F1

- Cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT gần cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT có trường hợp F1

2. Người được chọn trong cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT

Ưu tiên tiêm trước với NLĐ (cả Việt Nam và nước ngoài) theo thứ tự như sau:

- Người tiếp xúc với trường hợp F1 sau khi hết cách ly và chưa được tiêm.

- NLĐ sinh sống tại vùng có trường hợp mắc bệnh hoặc đi lại, di chuyển từ nơi có dịch về.

- Lãnh đạo cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT và phân xưởng, bộ phận.

- Nhân viên y tế cơ quan.

- Cán bộ, nhân viên làm tại nhà ăn.

- Người giao hàng, vận chuyển, cung cấp hàng hóa.

- Bảo vệ, nhà xe.

- Công nhân vệ sinh.

- Nhân viên tổ an toàn COVID-19 trong cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT.

- Công nhân, lao động khác.

Căn cứ vào tình hình thực tế, Lãnh đạo cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT có thể quyết định thêm một số đối tượng khác.

X. PHƯƠNG ÁN CUNG ỨNG HÀNG HÓA KHI CÓ DỊCH

1. Phương án cung cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu khi tiến hành cách ly tập trung tại các khu vực cách ly của tỉnh

Căn cứ mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến thị trường ở các cấp độ của dịch bệnh, để cơ bản đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của nhân dân trên địa bàn, cần chuẩn bị lượng hàng hóa tăng thêm 30-50% so với nhu cầu bình thường của người dân trong một tháng. Từ đó, đề nghị các đơn vị có hệ thống bán lẻ trên địa bàn (Siêu thị Big C, Siêu thị Co.opmart, Hệ thống siêu thị Vinmart,...) tích trữ hàng hóa nhu yếu phẩm để phục vụ nhân dân khi nhu cầu tăng; lượng hàng hóa thiết yếu dự trữ đảm bảo cho nhu cầu trong vòng 30 ngày.

* Danh mục hàng hóa chuẩn bị ứng phó với các cấp dịch COVID-19:

TT

Nhóm hàng

Đơn vị tính

Định mức cho 1 người trong 14 ngày

Cấp độ 3 (cho 1.000 người)

Cấp độ 4 (cho 3.000 người)

Cấp độ 5 (cho 30.000 người)

Lượng hàng hóa

Lượng hàng hóa

Lượng hàng hóa

1

Gạo tẻ

Kg

8,4

8.400

25.200

252.000

2

Thịt ln

Kg

0,63

630

1.890

18.900

3

Thịt gà

Kg

0,7

700

2.100

21.000

4

Trứng

Qu

7

7.000

21.000

210.000

5

Thủy hi sn

Kg

0,728

728

2.184

21.840

6

Rau củ

Kg

4,48

4.480

13.440

134.400

7

Mỳ tôm

Gói

28

28.000

84.000

840.000

8

Muối ăn

Kg

0,07

70

210

2.100

9

Dầu ăn

Lít

0,42

420

1.260

12.600

10

Nước đóng chai

Lít

28

28.000

84.000

840.000

11

Khẩu trang kháng khuẩn

Chiếc

3

3.000

9.000

90.000

12

Nước sát khuẩn

Lít

0,1

100

300

3.000

 

Giấy vệ sinh

Cuộn

1

1.000

3.000

30.000

* Ghi chú:

Cấp độ 1: có trường hợp xâm nhập tại địa phương

Cấp độ 2: khi dịch bệnh có lấy nhiễm thứ phát triển địa bàn

Cấp độ 3: dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng với trên 1.000 trường hợp mắc

Cấp độ 4: dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng từ trên 1.000 - 3.000 trường hợp mắc

Cấp độ 5: dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng từ trên 3.000 - 30.000 trường hợp mắc

Riêng đối với trường hợp diễn ra ở cấp độ 1 và 2 thị trường hàng hóa Thừa Thiên Huế vẫn diễn ra bình thường, lượng hàng hóa cung ứng tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đảm bảo cung ứng cho nhu cầu người dân trên địa bàn.

2. Phương án cung cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu khi tiến hành cách ly diện rộng

Đđảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân tại khu vực được cách ly diện rộng tại các huyện, thị xã, thành phố Huế trong thời gian cách ly tại chỗ nhằm hạn chế việc di chuyển của cư dân trong khu vực (vùng) đang bị cách ly, cụ thể:

- Người dân tự mua sắm hàng hóa thông qua việc đặt hàng trực tuyến hoặc qua điện thoại hoặc qua phiếu đăng ký mua hàng tại các kênh cung cấp hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối, các siêu thị, trung tâm tâm thương mại như: Co.opmart, Big C, Vincom, Vinmart+..., đơn hàng sẽ được gửi cho cán bộ hỗ trợ khu cách ly đối với trường hợp đăng ký qua phiếu mua hàng. Các đơn vị phân phối cử nhân viên giao đến tại khu vực cách ly nơi khách đặt hàng đang cư trú, việc giao nhận và thanh toán sẽ được cán bộ tại khu vực hỗ trợ thực hiện và chuyển hàng đến tận tay khách hàng.

- Địa điểm giao nhận hàng được tập trung tại vòng ngoài khu vực cách ly; căn cứ trên số lượng người được cách ly, nhà phân phối sẽ vận chuyển đúng, đủ số lượng sau khi hoàn tất đơn đặt hàng.

- Sở Công Thương, Sở Y tế và các địa phương tiến hành đánh giá các chợ trên địa bàn tỉnh; lựa chọn các chợ có vai trò quan trọng đối với hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ dân sinh tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định trong điều kiện cách ly diện rộng. Tổ chức hoạt động chợ để cung ứng các hàng hóa thiết yếu phục vụ dân sinh nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

- Trường hợp, các chợ có ca nhiễm COVID-19 phải thực hiện cấm hoạt động tạm thời; triển khai tình huống có ca bệnh quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 mục II và các phương án phòng, chống dịch tại Phương án ứng phó này đảm bảo sớm đưa chợ hoạt động trở lại phục vụ dân sinh. Giao UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế phối hợp Sở Công Thương tổ chức các chuyến xe lưu động, các điểm bán hàng do các đơn vị phân phối hàng hóa thực hiện trên cơ sở nhà nước hỗ trợ các chi phí (chi phí xăng dầu, dàn dựng gian hàng) để tổ chức cung ứng hàng hóa tại khu vực chợ cấm hoạt động.

- Số lượng hàng hóa dự trữ và chi phí dự kiến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong trường hợp cách ly toàn địa bàn như sau:

Chi phí bình quân 1 người được cách ly tạm tính 14 ngày là 610.000 đồng, như sau:

TT

Mặt hàng

ĐVT

Đơn giá (1.000 đồng)

Định mc/1 người/1 ngày

Định mức trong 14 ngày/1 người

Chi phí cho 1 người/14 ngày (1.000 đồng)

1

2

3

4

5

6

7=6x4

1

Gạo tẻ

Đồng/kg

15

0,6kg

8,4kg

126

2

Nước mắm

Chai 0,51

27

 

Chai 0,5 lít

27

3

Thịt heo

Đồng/kg

150

 

0.63kg

94,5

4

Thịt gà

Đồng/kg

130

 

0,7kg

91

5

Rau củ các loại

Đồng/kg

29

0,32 kg

4,48 kg

129,92

6

Mì ăn liền

Đồng/thùng

120

1-2 gói

28 gói

112

7

Dầu ăn

lit

17

0,03 lit

0,42 lit

7,14

8

Nước đóng chai

lít

800

 

28 lít

22,4

Tổng cộng

610

- Số lượng hàng hóa và chi phí trên mỗi địa bàn huyện, thị xã, thành phố Huế trong trường hợp cách ly toàn địa bàn (14 ngày) như sau:

TT

Mặt hàng

TP.Huế

Phong Điền

Quảng Điền

Hương Trà

Hương Thủy

Phú vang

Phú lộc

Nam Đông

A Lưới

652.572 người

92.938 người

85.760 người

65.085 người

97.952 người

113.896 người

138.123 người

25.871 người

47.115 người

1

Gạo thường (kg)

5.481.604,8

780.679

720.384

546.714

822.796,8

956.726,4

1.160.233

217.316,4

395.766

2

Nước mắm (chai 0.51)

652.572

92.938

85.760

65.085

97.952

113.896

138.123

25.871

47.115

3

Thịt heo (kg)

411.120,36

58.550,94

54.028,8

41.003,55

61.709,76

71.754,48

87.017,49

16.298,73

29.682,45

4

Thịt gà (kg)

456.800,4

65.056,6

60.032

45.559,5

68.566,4

79.727,2

96.686,1

18.109,7

32.980,5

5

Rau c các loại (kg)

2.923.522,5

416.362

384.204,8

291.580,8

438.824,96

510.254,08

618.791,04

115.902,1

211.075,2

6

Mì ăn liền (gói)

18.272.016

2.602.264

2.401.280

1.822.380

2.742.656

3.899.088

3.867.444

724.388

1.319.220

7

Dầu ăn (lít)

274.080,24

39.033,9

36.019,2

27.335,7

41.139,84

47.836,32

58.011,66

10.865,82

19.788,3

8

Nước đóng chai (lít)

18.272.016

2.602.264

2.401.280

1.822.380

2.742.656

3.189.088

3.867.444

724.388

1.319.220

Thành tiền (triệu đồng)

398.068.920

56.692,18

52.313,60

39.701,850

59.750,72

69.476,56

84.255.03

15.781,31

28.740,15

XI. GIẢI PHÁP

1. Thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp

1.1. Giải pháp chung

- Tăng cường triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

1.2. Giải pháp cụ thể

- Tăng cường tháo gkhó khăn cho các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Tập trung hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn: về nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ các dự án, hỗ trợ công tác nhập cảnh các chuyên gia nước ngoài để lắp đặt và chuyển giao công nghệ, các khó khăn liên quan khác của các dự án để góp phần tăng năng lực sản xuất và tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp tỉnh trong thời gian tới.

- Tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư hạ tầng triển khai thực hiện dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để tạo mặt bằng phục vụ thu hút đầu tư.

- Tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án vào các KCN, CCN. Trong đó tập trung ưu tiên xúc tiến, kêu gọi đầu tư hình thành và phát triển các ngành công nghiệp có thể mạnh và lợi thế cạnh tranh của tỉnh: công nghiệp hỗ trợ dệt may; công nghiệp năng lượng; công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghiệp chế biến sâu và sử dụng sản phẩm chế biến sâu silicat (thạch anh) để sản xuất sản phẩm mới; công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm; công nghiệp dược liệu và thiết bị y tế.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch khuyến công, xúc tiến thương mại, kế hoạch triển khai Đề án Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh năm 2021, kế hoạch thương mại điện tử,... để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh vừa thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo các nguồn hàng phục vụ nhu cầu của nhân dân.

- Rà soát, giảm bớt một số loại hình dịch vụ hạn chế kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản tại thị trường trong nước.

- Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử vào quản lý, điều hành doanh nghiệp, mở rộng tìm kiếm đối tác, thị trường; tham gia sàn thương mại điện tử để quảng bá, kinh doanh sản phẩm.

2. Cung ứng, kết ni tiêu thụ, đảm bảo lưu thông hàng hóa

2.1. Giải pháp cung ứng, kết ni tiêu thụ

- Đẩy mạnh công tác kết nối tiêu thụ các sản phẩm trên địa bàn (thông qua thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến,...) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm giải quyết thị trường đầu ra, thúc đẩy phát triển sản xuất. Tổ chức các điểm bán hàng cố định và lưu động tại Khu công nghiệp, khu tập trung đông dân cư để phục vụ nhân dân trong điều kiện bình thường hay giãn cách, cách ly xã hội.

- Đảm bảo nguồn cung hàng hóa tại các doanh nghiệp phân phối lớn, các siêu thị, các chợ trên địa bàn tỉnh để chủ động nguồn hàng hóa thiết yếu sẵn sàng cung ứng kịp thời trong trường hợp thiếu hụt nguồn hàng tại chỗ.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường, diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu để kịp thời tham mưu UBND tỉnh có biện pháp xử lý nhằm bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, thiếu hụt hàng hóa, gây sốt giá.

- Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp điều tiết, luân chuyển hàng hóa thường xuyên, dự trữ đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho nhu cầu thị trường để ổn định tâm lý người dân không mua hàng hóa tích trữ, gây thiếu hàng hóa cục bộ.

- Thường xuyên thông tin, liên lạc với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong nước, nắm tình hình thị trường tiêu thụ trên địa bàn tỉnh để cung ứng, kết nối tiêu thụ kịp thời các mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm tỉnh đang thiếu hụt.

2.2. Giải pháp đảm bảo công tác lưu thông, vận chuyển hàng hóa

- Rà soát việc vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, nông sản,... đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh điều kiện thuận lợi trong lưu thông, giao thương đi, đến giữa các địa phương.

- Thường xuyên thông tin, liên lạc, thống nhất Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố liên quan để áp dụng các biện pháp trong quản lý hoạt động vận tải, bảo đảm không không gây ách tắc, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện (và người áp tải, giao nhận hàng) khi vận chuyển hàng hóa thiết yếu, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất, các mặt hàng nông sản khi lưu thông trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hàng hóa được lưu thông thông suốt, không bị đứt gãy, kịp thời cung ứng hàng hóa cho người dân.

3. An toàn phòng chống dịch cho người lao động để duy trì sản xuất kinh doanh

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đảm bảo điều kiện an toàn tuyệt đối cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.

- Đề xuất đưa đối tượng lao động tại các cơ sở thuộc chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu thuộc lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội (lương thực, thực phẩm, xăng dầu, dược phẩm, hàng hóa chống dịch,...) và trong các KCN, CCN và các doanh nghiệp là đối tượng được ưu tiên tiêm phòng vacxin COVID-19 để tạo điều kiện đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đẩy mạnh triển khai công tác phòng dịch tại các cơ sở kinh doanh theo: Bảng đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 186/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh; Bảng đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 185/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh.

- Đẩy mạnh triển khai công tác phòng dịch tại các cơ sở kinh doanh theo: theo hướng dẫn tại Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19; Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.

- Tăng cường chỉ đạo khai báo y tế đối với toàn bộ người tham gia vận tải, vận chuyển hàng hóa, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch, sản xuất kinh doanh và người lao động trong khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở y tế... Tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng xử phạt nghiêm các trường hợp không khai báo, khai báo y tế không trung thực.

- Hướng dẫn và tổ chức đánh giá phương án của các doanh nghiệp: “3 tại chỗ: sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ” và “1 cung đường 2 địa điểm: đưa đón công nhân giữa nhà máy và các khu ở tập trung không dừng dọc đường từ chỗ ở đến chỗ làm việc và ngược lại” để ngăn chặn dịch, đảm bảo sản xuất trong các nhà máy.

XII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh

- Chỉ đạo khoanh vùng, cách ly khu vực, doanh nghiệp có trường hợp nhiễm bệnh không để lây lan ra cộng đồng. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc biện pháp cách ly cộng đồng trên phạm vi các địa phương có dịch theo Chỉ thị của Chính phủ.

- Chỉ huy, điều động lực lượng, xử lý tình huống trong suốt quá trình triển khai tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh COVID-19.

- Huy động toàn bộ hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể quyết liệt tham gia phòng chống dịch bệnh; các đơn vị điều trị của lực lượng Công an, Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ sở y tế tư nhân tham gia cùng ngành y tế các cấp điều trị, cấp cứu, chăm sóc người mắc bệnh, người có nguy cơ mắc bệnh.

- Chỉ đạo các sở, ngành, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, các: kinh doanh và các đơn vị có liên quan chuẩn bị các khu cách ly công nhân, bảo đảm về cơ sở vật chất, lực lượng phục vụ cho công nhân cách ly.

2. Sở Y tế

- Tổ chức cách ly điều trị nghiêm ngặt các trường hợp nhiễm bệnh ngay sau khi phát hiện.

- Phối hợp với các ngành chức năng, địa phương nhanh chóng khoanh vùng, cách ly nơi cư trú và trong doanh nghiệp có công nhân nhiễm bệnh; truy vết các đối tượng F1, F2.. và tổ chức cách ly các đối tượng F1 (có nguy cơ nhiễm bệnh cao) tại các khu cách ly riêng. Lấy mẫu xét nghiệm bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định. Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh có yếu tố dịch tễ liên quan tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng. Cung cấp danh sách các ca F0, F1, F2 cho Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh để cùng các doanh nghiệp trong khu vực có ca bệnh tiến hành rà soát bổ sung các đối tượng F1, F2, F3.

- Nhanh chóng triển khai thành lập các tổ cơ động phản ứng nhanh, được trang bị dụng cụ y tế, thuốc men, phương tiện để phát hiện và cấp cứu tại chỗ người bị nhiễm bệnh, sẵn sàng chuyển người bị nhiễm bệnh về khu cách ly điều trị; phối hợp với Công an, Quân sự thành lập các trạm gác, trạm kiểm dịch liên ngành, tại các đầu mối giao thông chính trên địa bàn của tỉnh để kiểm soát người ra, vào khu vực cách ly; tổ chức hướng dẫn cho các doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh việc phân luồng cách ly y tế tại doanh nghiệp và tại các KCN/KKT

- Huy động tối đa lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm phân loại, sơ cứu, cấp cứu kịp thời người nhiễm bệnh theo phác đồ của Bộ Y tế tại các khu cách ly điều trị. Đề nghị sự hỗ trợ về chuyên môn của Bệnh viện Trung ương Huế, các bệnh viện tuyến Trung ương trong khu vực và Bộ Y tế (nếu trường hợp dịch bùng phát, có nhiều ca nhiễm). Tổ chức tiếp nhận sự hỗ trợ, viện trợ về lực lượng, thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị từ các nguồn hp pháp và tuyến trên hỗ trợ.

- Phun thuốc khử trùng tại gia đình, tại các doanh nghiệp có trường hợp nhiễm bệnh và các khu vực xung quanh.

- Rà soát số lượng hiện có và xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch lan rộng, kéo dài.

- Chủ trì tăng cường chỉ đạo khai báo y tế đối với toàn bộ người tham gia vận tải, vận chuyển hàng hóa, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch, sản xuất kinh doanh và người lao động trong khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở y tế... Tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng xử phạt nghiêm các trường hợp không khai báo, khai báo y tế không trung thực.

- Chủ trì đề xuất đưa đối tượng lao động tại các cơ sở thuộc chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu thuộc lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát trin kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội (lương thực, thực phẩm, xăng dầu, dược phẩm, hàng hóa chống dịch,...) và trong các khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp là đối tượng được ưu tiên tiêm phòng vacxin COVID-19 để tạo điều kiện đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo điều kiện an toàn tuyệt đối cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất ổn định.

- Đánh giá, lựa chọn các chợ có vai trò quan trọng đối với hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ dân sinh tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định trong điều kiện cách ly diện rộng.

3. SGiao thông vận tải

- Tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định tạm ngưng hoạt động lưu thông đường bộ trên các tuyến liên quan đến cơ sở sản xuất kinh doanh, CCN, KCN, KKT và khu dân cư có trường hợp nhiễm bệnh, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.

- Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức phân luồng giao thông báo đảm lưu thông trên các cung, tuyến đường khác.

- Lập kế hoạch huy động phương tiện giao thông để kịp thời vận chuyển người với số lượng lớn về các khu vực cách ly tập trung và vận chuyển thuốc men, hàng hóa.

- Chủ trì rà soát việc vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, nông sản... đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông, giao thương đi, đến giữa các địa phương.

- Chủ trì thường xuyên thông tin, liên lạc, thống nhất Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố liên quan để áp dụng các biện pháp trong quản lý hoạt động vận tải, bảo đảm không không gây ách tắc, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.

- Phối hợp tăng cường chỉ đạo khai báo y tế đối với toàn bộ người tham gia vận tải, vận chuyển hàng hóa, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch, sản xuất kinh doanh và người lao động trong KCN, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở y tế...

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, phương tiện vận chuyển nông sản, lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất khi lưu thông trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn phòng dịch.

- Vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng phương án vận tải hàng hóa đảm bảo tuân thủ thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phục vụ công tác vận chuyển lưu thông hàng hóa thiết yếu, hàng nông sản trên địa bàn tỉnh và có thể huy động hỗ trợ các địa phương khác khi cần thiết.

4. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Y tế và các đơn vị liên quan giám sát việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại các cơ sở SXKD ngoài địa bàn KCN, KKT; chủ động phối hợp tổ chức các giải pháp đảm bảo vừa phòng chống dịch vừa duy trì sản xuất, phát triển kinh tế.

- Phối hợp với sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai các giải pháp cách ly y tế tập trung và khoanh vùng dập dịch tại các cơ sở SXKD nơi có trường hợp nhiễm bệnh.

- Triển khai các phương án cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho khu cách ly tập trung và khu dân cư nơi có trường hợp nhiễm bệnh.

- Triển khai ngay các giải pháp huy động nguồn lực toàn xã hội; dự trữ nguồn hàng, nguyên vật liệu tại chỗ; đảm bảo hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa liên tục, không gián đoạn, kể cả trong tình huống dịch bệnh lan rộng, nhiều khu vực bị cách ly.

- Đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh cập nhật bản đồ an toàn COVID- 19.

- Tăng cường tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở SXKD, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Tập trung hỗ trợ tháo gõ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn đgóp phần tăng năng lực sản xuất và tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp tỉnh trong thời gian tới.

- Chủ trì triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch khuyến công, xúc tiến thương mại, kế hoạch triển khai Đề án Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh năm 2021, kế hoạch thương mại điện tử,... để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì đẩy mạnh hỗ trợ công tác kết nối tiêu thụ các sản phẩm trên địa bàn (thông qua thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến...) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm giải quyết thị trường đầu ra, thúc đẩy phát triển sản xuất. Tổ chức các điểm bán hàng cố định và lưu động tại Khu công nghiệp, khu tập trung đông dân cư để phục vụ nhân dân trong điều kiện bình thường hay giãn cách, cách ly xã hội.

- Thường xuyên thông tin, liên lạc với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong nước, nắm tình hình thị trường tiêu thụ trên địa bàn tỉnh để cung ứng, kết nối tiêu thụ kịp thời các mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm tỉnh đang thiếu hụt.

- Rà soát, giảm bớt một số loại hình dịch vụ hạn chế kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản tại thị trường trong nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác phòng, chống dịch tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, cửa hàng xăng dầu, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Chủ động phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố, các doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường, diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu để kịp thời tham mưu UBND tỉnh có biện pháp xử lý nhằm bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, thiếu hụt hàng hóa, gây sốt.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối lớn, các siêu thị, các chợ chủ động nhập kho số lượng hàng hóa thiết yếu cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhất là các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm,...; thực hiện phương án dự trữ dài hạn, chuẩn bị phương tiện vận chuyển và xác định nguồn hàng ổn định, đảm bảo đủ nguồn cung khi dịch bệnh xảy ra theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm nguồn cung hàng hóa lương thực, thực phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh để kịp thời điều phối cung ứng hàng hóa cho khu vực cách ly, giãn cách xã hội.

- Phi hp với Cục thương mại điện tử - Bộ Công Thương tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử vào quản lý, điều hành doanh nghiệp, mở rộng tìm kiếm đối tác, thị trường; tham gia sàn thương mại điện tử để quảng bá, kinh doanh sản phẩm.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí, đài truyền hình tại địa phương trong việc cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa thiết yếu, an toàn về thực phẩm tại các siêu thị, chợ, doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm soát kịp thời các thông tin thất thit gây bất ổn thị trường.

- Phối hợp với Sở Tài chính thanh toán hỗ trợ chi phí xăng, dầu, chi phí dàn dựng các điểm bán hàng cố định và lưu động tại Khu công nghiệp, khu tập trung đông dân cư để phục vụ nhân dân trong điều kiện giãn cách, cách ly xã hội.

- Đánh giá, lựa chọn các chợ có vai trò quan trọng đối với hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ dân sinh tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định trong điều kiện cách ly diện rộng.

5. Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

- Chủ trì phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các KCN, KKT.

- Chỉ đạo, yêu cầu doanh nghiệp trong các KCN, KKT ký cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID -19, chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp thuộc KCN, KKT.

- Báo cáo kịp thời về doanh nghiệp, đơn vị trong các KCN, KKT có trường hợp nhiễm bệnh; phối hợp tổ chức khoanh vùng, cách ly và tuyên truyền vận động công nhân thực hiện khai báo y tế, tham gia xét nghiệm phục vụ công tác điều tra dịch tễ phát hiện các ca F1, F2. Huy động nhân lực, vật lực phối hợp với các cơ quan chức năng nhanh chóng dập tắt ổ dịch. Chỉ đạo các doanh nghiệp trong các KCN, KKT có trường hợp nhiễm bệnh phối hợp tổ chức khoanh vùng, cách ly và tuyên truyền vận động công nhân thực hiện khai báo y tế, tham gia xét nghiệm phục vụ công tác điều tra dịch tễ phát hiện các F1 nhanh chóng. Yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin người lao động, thông báo cho các địa phương nơi cư trú của công nhân để quản lý, truy vết, cách ly theo quy định.

- Tham mưu UBND tỉnh ra quyết định tạm ngừng sản xuất đối với các doanh nghiệp có trường hợp nhiễm bệnh.

- Phối hợp với UBND các huyện/thị xã có KCN, KKT đề xuất thành lập, xây dựng Kế hoạch tổ chức các khu cách ly tập trung công nhân các doanh nghiệp trình BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh phê duyệt.

- Đôn đốc các cơ sở sản xuất cập nhật bản đồ an toàn COVID-19.

- Phối hợp tăng cường tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư hạ tầng triển khai thực hiện dự án đầu tư hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh để tạo mặt bằng phục vụ thu hút đầu tư.

- Tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án vào các KCN. Trong đó tập trung ưu tiên xúc tiến, kêu gọi đầu tư hình thành và phát triển các ngành công nghiệp có thể mạnh và lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc KCN, KKT.

- Tổ chức hướng dẫn và đánh giá phương án của các doanh nghiệp: “3 tại chỗ: sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ” và “1 cung đường 2 địa đim: đưa đón công nhân giữa nhà máy và các khu ở tập trung không dừng dọc đường từ chỗ ở đến chỗ làm việc và ngược lại” để ngăn chặn dịch, đảm bảo sản xuất trong các nhà máy.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, các doanh nghiệp trong thời gian nghỉ, doanh nghiệp dừng hoạt động do dịch bệnh theo quy định hiện hành; tham gia, phối hợp trong công tác xác minh các thông tin của người lao động trong các doanh nghiệp để phục vụ cho công tác điều tra dịch tễ.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tăng cường theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết để nắm nguồn cung ứng các mặt hàng nông sản thiết yếu và phối hợp cung cấp thông tin về nguồn cung cho Sở Công Thương.

- Tăng cường các hoạt động khuyến nông, hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ nông dân trên địa bàn các quy trình sản xuất, chế biến nông sản theo mùa vụ phù hợp khả năng tiêu thụ tại địa phương; tuyên truyền, vận động các đơn vị, hộ nông dân chủ động triển khai các kế hoạch, giải pháp tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến nông sản, bảo quản, dự trữ nông sản, thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm, đóng gói, nhãn mác, các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Phối hợp rà soát, giảm bớt một số loại hình dịch vụ hạn chế kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản tại thị trường trong nước.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án vào các KCN, CCN. Trong đó tập trung ưu tiên xúc tiến, kêu gọi đầu tư hình thành và phát triển các ngành công nghiệp có thể mạnh và lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

- Tăng cường tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Phối hợp rà soát, giảm bớt một số loại hình dịch vụ hạn chế kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản tại thị trường trong nước.

- Tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư hạ tầng triển khai thực hiện dự án đầu tư hạ tầng KCN, CCN trên địa bàn tỉnh để tạo mặt bằng phục vụ thu hút đầu tư.

9. Sở Ngoại vụ, Cục Hải quan tỉnh

Phối hợp tăng cường tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Tập trung hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn: về nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ các dự án, hỗ trợ công tác nhập cảnh các chuyên gia nước ngoài để lắp đặt và chuyển giao công nghệ.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trong các khu cách ly tập trung. Chỉ định đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

11. Sở Tài chính

- Tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID- 19 theo đúng quy định.

- Quyết toán kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 với Sở Công Thương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước”.

12. UBND huyện, thị xã và thành phố Huế

- Phân công thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện, thị xã, thành phố phụ trách chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, CCN, KCN, KKT thuộc địa bàn quản lý.

- Chỉ đạo lực lượng y tế phối hợp với các ngành chức năng tổ chức cách ly, khoanh vùng, truy vết các trường hợp F1 tại các khu dân cư và trong các doanh nghiệp có trường hợp nhiễm bệnh. Tổ chức các điểm cách ly các trường hợp F1 (tại khu dân cư, trong nhà máy, xí nghiệp). Phối hợp lấy mẫu, xét nghiệm SARS- CoV-2.

- Nhanh chóng cách ly ngay khu dân cư, doanh nghiệp có trường hợp nhiễm bệnh không để lây lan ra cộng đồng, huy động các lực lượng tham gia thực hiện các nhiệm vụ để khống chế, phòng chống sự lây lan; làm tốt các biện pháp dập dịch, tiêu độc, khử trùng.

- Chủ động quyết định thực hiện thiết lập vùng cách ly y tế (phong tỏa) đối với doanh nghiệp, đơn vị, địa bàn có ca nhiễm COVID-19 và các khu vực dân cư có liên quan căn cứ trên cơ sở chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID- 19 tỉnh và ý kiến chuyên môn của ngành Y tế.

- Phối hợp với Sở Công Thương bảo đảm nhu cầu hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân và các sở, ngành có liên quan để thực hiện tốt công tác phòng, chống, xử lý dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

- Chỉ đạo Tổ phòng chống dịch cộng đồng thực hiện giám sát theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để phát hiện sớm nhất các trường hợp có yếu tố dịch tễ để xử lý theo quy định phòng chống dịch.

- Thành lập các tổ tuần tra, kiểm soát liên ngành thường xuyên kiểm tra theo ranh giới địa bàn, kịp thời ngăn chặn các trường hợp ra, vào trái phép, việc chấp hành quy định cách ly cộng đồng tại vùng có dịch bệnh. Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh cập nhật bản đồ an toàn COVID-19.

- Phối hợp rà soát việc vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, nông sản,... đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh điều kiện thuận lợi trong lưu thông, giao thương đi, đến giữa các địa phương.

- Tăng cường chỉ đạo khai báo y tế đối với toàn bộ người tham gia vận tải, vận chuyển hàng hóa, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch, sản xuất kinh doanh và người lao động trong khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở y tế... Tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng xử phạt nghiêm các trường hợp không khai báo, khai báo y tế không trung thực.

- Tăng cường tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đảm bảo điều kiện an toàn tuyệt đối cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất ổn định.

- Phối hợp đẩy mạnh hỗ trợ công tác kết nối tiêu thụ các sản phẩm trên địa bàn (thông qua thương mại điện t, bán hàng trực tuyến...) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm giải quyết thị trường đầu ra, thúc đẩy phát triển sản xuất. Tổ chức các điểm bán hàng cố định và lưu động tại Khu công nghiệp, khu tập trung đông dân cư để phục vụ nhân dân trong điều kiện bình thường hay giãn cách, cách ly xã hội.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác phòng, chống dịch tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, cửa hàng xăng dầu, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

- Xây dựng phương án, kịch bản đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng tại địa bàn theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh và cho các khu vực phải thực hiện cách ly;

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện khi vận chuyển hàng hóa thiết yếu, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất, các mặt hàng nông sản khi lưu thông qua các huyện, thị xã, thành phố; đồng thời theo dõi, nắm nguồn cung hàng hóa thông qua các xe chuyên chở hàng hóa đến các chợ, các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời phối hợp với Sở Công Thương cung ứng hàng hóa khi có dịch bệnh xảy ra.

- Nắm danh sách doanh nghiệp chế biến, phân phối trên địa bàn có các kho cấp đông, trữ lạnh, bảo quản nông sản, thủy sản và các mặt hàng thiết yếu để huy động khi cần thiết.

- Hướng dẫn, chỉ đạo Ban Quản lý các chợ trên địa bàn theo dõi, giám sát nguồn cung hàng hóa và diễn biến giá cả hàng hóa thiết yếu tại chợ; yêu cầu các hộ kinh doanh tại chợ chủ động đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân; phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra, giám sát tại các chợ, đại lý, cửa hàng tiện lợi,... đối với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gây sốt giá.

- Đánh giá, lựa chọn các chợ có vai trò quan trọng đối với hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ dân sinh tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định trong điều kiện cách ly diện rộng. Tổ chức hoạt động chợ để cung ứng các hàng hóa thiết yếu phục vụ dân sinh nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

13. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Phối hợp với Sở Y tế, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh và các đơn vị liên quan đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch, các biện pháp thực hiện cách ly công nhân tại các cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT.

- Chỉ đạo quản lý, điều hành chung các khu cách ly trong các cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT khi đưa vào hoạt động và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lây nhiễm trong khu cách ly.

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức trực chiến 100%, sẵn sàng cơ động lực lượng tham gia phòng, chống dịch; đồng thời chuẩn bị thành lập các khu cách ly tập trung khi có lệnh.

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, UBND cấp huyện, các doanh nghiệp vận chuyển số F1 về khu cách ly tập trung.

- Chỉ đạo các điểm cách ly do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm nhiệm sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp nghi nhiễm từ các cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT trên địa bàn chuyển đến.

14. Công an tỉnh

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh. Bảo đảm an ninh tại các khu vực cách ly y tế tập trung; chia sẻ thông tin về các trường hợp nghi nhiễm có liên quan tới các cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Y tế để tiến hành điều tra, truy vết lịch sử tiếp xúc của các F0, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ phục vụ cho việc khoanh vùng, lên danh sách các đối tượng là F1, F2.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác đảm bảo an tinh trật tự trên địa bàn theo từng tình huống cấp độ dịch bệnh.

- Chú trọng công tác quản lý cư trú, sớm phát hiện các trường hợp đã từng ở, đi, đến từ vùng dịch; phối hợp với lực lượng chức năng quản lý, giám sát chặt chẽ các trường hợp đang thực hiện cách ly y tế, theo dõi sức khỏe tại nơi cư trú, lưu trú theo đúng quy định.

- Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh nắm, quản lý người nước ngoài, việc thực hiện các quy định về cách ly y tế, phòng, chống dịch của người nước ngoài tại các doanh nghiệp trong CCN, KCN, KKT.

- Phối hợp với lực lượng chức năng xác minh, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan tới công tác phòng, chống dịch, đưa tin sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận.

- Phối hợp rà soát việc vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, nông sản,... đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông, giao thương đi, đến giữa các địa phương.

15. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế và các cơ quan truyền thông thông tin

- Tuyên truyền để người lao động chủ động khai báo các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân và các trường hợp liên quan khác nhằm kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Thực hiện tuyên truyền về các biện pháp phát hiện, phòng lây nhiễm. Công khai đường dây nóng phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở SXKD, CCN, KCN, KKT và các đơn vị được phân công tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân trên các phương tiện truyền thông đngười lao động, doanh nghiệp được biết.

- Cập nhật dữ liệu bản đồ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan truyền thông và các đơn vị liên quan về tăng cường thường xuyên thông tin tình hình thị trường giá cả, cung cầu hàng hóa để ổn định tâm lý người dân không mua hàng hóa tích trữ, gây thiếu hàng hóa cục bộ. Đồng thời theo dõi, chấn chỉnh xử lý những thông tin không chính xác, sai lệnh trên báo chí và trên mạng Internet làm ảnh hưởng tâm lý người dân trên địa bàn.

16. Liên đoàn Lao động tỉnh

- Chỉ đạo Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh và các Liên đoàn Lao động huyện, thị xã, thành phố nắm chặt chẽ số lượng đoàn viên công đoàn thuộc mình quản lý, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, UBND các địa phương để kịp thời rà soát, lập danh sách người lao động thuộc đối tượng F1, F2 tại các doanh nghiệp.

- Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, BCĐ phòng, chống COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, các biện pháp phòng, chống COVID-19 tới người lao động một cách kịp thời.

- Kêu gọi, tiếp nhận các nguồn vận động, tài trợ để phối hợp cùng các đơn vị liên quan quan tâm, chăm lo đời sống cho người lao động tại các khu vực bị cách ly, phong tỏa.

17. Các đơn vị sản xuất kinh doanh, chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, KKT

17.1. Các đơn vị sản xuất kinh doanh

- Triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo hướng dẫn tại Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, Quyết định số 185/QĐ-BCĐ và Quyết định số 186/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh và các quy định về phòng, chống dịch khác như: thực hiện nguyên tắc 5K, quét mã QR code,...

- Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị bao gồm người sử dụng lao động, đại diện các phòng ban, bộ phận y tế, nhân sự, công đoàn/tổ chức đại diện người lao động, an toàn vệ sinh lao động,... Trong đó bộ phận y tế là thường trực có nhiệm vụ tham mưu, phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch tại nơi làm việc,... Tổ chức công đoàn/đại diện người lao động có trách nhiệm phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tuyên truyền cho người lao động; phản ánh các khó khăn, vướng mắc và việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động.

- Phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp cho người lao động và các cơ quan, đơn vị biết.

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị:

+ Nội dung của kế hoạch bao gồm những nội dung cần triển khai; người chịu trách nhiệm thực hiện, thời gian thực hiện; người chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát; kinh phí đảm bảo thực hiện. Lập bản đồ các vị trí có nguy cơ, rủi ro tại nơi làm việc, ký túc xá/khu nhà ở công nhân. Kế hoạch phải được thường xuyên kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện để điều chỉnh phù hợp.

+ Kế hoạch phải bao gồm cả phương án xử lý và bố trí phòng để cách ly tạm thời đối với trường hợp người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở; hoặc có ca bệnh hoặc F1 hoặc F2 trong quá trình làm việc hoặc khi đang ở ký túc xá/khu nhà ở xã hội. Sắp xếp nhân lực, kinh phí phù hợp để thực hiện kế hoạch.

- Bố trí khu cách ly tại khu vực làm việc hoặc tại ký túc xá/khu nhà ở công nhân của người lao động tại doanh nghiệp.

- Ký cam kết cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng phòng, chống dịch COVID-19, chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác phòng, chống dịch tại doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, vừa thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo các nguồn hàng phục vụ nhu cầu của nhân dân.

17.2. Các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, KKT

- Thực hiện nghiêm, đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp tại điểm 18.1. nêu trên.

- Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh và các cơ quan chức năng trong công tác truyền thông các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành của tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đến các doanh nghiệp trong CCN, KCN, KKT.

- Bố trí cán bộ trực 24/24h, thường xuyên nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 trong CCN, KCN, KKT thuộc quyền quản lý và báo cáo kịp thời tình hình, các trường hợp phát sinh về Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố theo đường dây nóng.

- Chủ động bố trí nhân lực và chuẩn bị các vật lực cần thiết để phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng khoanh vùng, dập dịch khi có tình huống phát sinh trong CCN, KCN, KKT.

- Phối hợp, thực hiện việc bố trí khu cách ly tại CCN, KCN, KKT thuộc quyền quản lý theo yêu cầu, hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

- Phối hợp với các đơn vị Công an kiểm tra, giám sát, đảm bảo tình hình an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại khu cách ly, các doanh nghiệp, KCN, KKT thuộc quyền quản lý.

Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Phương án này, yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC I

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TỔ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG CÁC NHÀ MÁY, CÔNG TY, XÍ NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT, DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh)

I. Mục đích

Giám sát và phòng, chống dịch COVID-19 chủ động tại từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/vị trí làm việc của các nhà máy, công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

II. Cách thức tổ chức

- Các nhà máy, công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cần thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị mình và ‘Tổ an toàn COVID’. Mỗi phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/vị trí làm việc cần thành lập ít nhất 01 ‘Tổ an toàn COVID’. Mỗi tổ từ 3-5 người, thành phần nên gồm lãnh đạo các tổ/đội/nhóm; các công nhân có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu.

- T an toàn COVID do giám đốc nhà máy, công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ra quyết định thành lập trong đó có phân công trách nhiệm phụ trách cụ thể cho từng tổ.

III. Nhiệm vụ

Hàng ngày, ‘Tổ an toàn COVID’ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của công nhân tại nơi làm việc, nơi sản xuất.

- Thực hiện việc theo dõi sức khỏe đầu giờ, trong giờ làm việc của công nhân.

- Giám sát, phát hiện và báo cáo ngay cho lãnh đạo và bộ phận y tế của công ty khi phát hiện các trường hợp công nhân nghi ngờ bị mắc bệnh được phát hiện lúc đầu giờ làm việc hoặc trong lúc đang sản xuất: sốt, ho, đau họng, hội chứng cúm; biểu hiện viêm đường hô hấp để tổ chức cách ly và lấy mẫu xét nghiệm kịp thời.

- Hỗ trợ cơ quan chức năng truy vết F1, F2 và các hoạt động phòng, chống dịch trong trường hợp trong công ty xuất hiện ca bệnh Covid-19.

- Thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch phù hợp khác do lãnh đạo công ty phân công.

IV. Phòng tránh lây nhiễm cho Tổ an toàn COVID

Các thành viên Tổ an toàn COVID khi làm nhiệm vụ phải luôn tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại nơi sản xuất/nơi làm việc để đảm bảo an toàn phòng tránh lây nhiễm. Định kỳ tổ chức lấy mẫu tầm soát PCR 7-10 ngày/lần cho các thành viên của Tổ./.

 

PHỤ LỤC II

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHI TIẾT ĐẢM BẢO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 TẠI CÁC CCN/KCN/KKT THEO TỪNG CẤP ĐỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh)

CẤP ĐỘ 1: CHƯA CÓ CA BỆNH COVID-19 TẠI CCN/KCN/KKT

TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

NHIỆM VỤ CHÍNH

CƠ QUAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

PHỐI HỢP/THỰC HIỆN

I

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

 

1

Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CCN/KCN/KKT

Chỉ đạo các hoạt động phòng chng dịch bệnh COVID-19 tại từng CCN/KCN/KKT

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố nơi có CCN/KCN/KKT

- Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

- Các Sở, ngành liên quan

- Doanh nghiệp

2

Thiết lập kênh liên lạc

Phân công và công khai thông tin liên lạc của Ban Chỉ đạo

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CCN/KCN/KKT

Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

3

Tổ chức đánh giá nguy cơ lây nhiễm bệnh COVID-19 đối với cơ sở sản xuất theo hướng dẫn tại Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020, Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh

Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ, đề xuất các giải pháp khắc phục

- Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

- SY tế

- Sở Công thương

- TTYT huyện, thị xã, thành phố nơi có CCN/KCN/KKT

II

CÔNG TÁC KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH

1

Thông tin, truyền thông

- Tổ chức thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 cho người lao động và khách hàng.

- Treo, dán các áp phích, thông báo hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực công cộng (khu vực dùng chung tại nơi làm việc, căng tin, khu vệ sinh, cây ATM), trên phương tiện vận chuyển để người lao động/khách hàng có thể đọc và làm theo.

- Ban hành các quy định về phòng, chống dịch của đơn vị và có chế tài xử lý các vi phạm nếu người lao động không tuân thủ. Thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho người lao động để tránh lo lắng không cần thiết.

- Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

- Doanh nghiệp

- Các Công ty Đầu tư hạ tầng KCN, KKT

- Công đoàn Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CN/KCN/KKT

- Sở Thông tin và Truyền thông

2

Tổ chức tập huấn

100% người quản lý, lao động được tập huấn về các biện pháp phòng chống COVID-19 theo hướng dẫn tại Quyết định số 2194/QĐ- BCĐQG; 100% người lao động thực hiện khai báo y tế điện tử (Hue-S hoặc tuongtac.thuathienhue.gov. vn)

- Sở Y tế.

- Sở Thông tin Truyền thông

- Doanh nghiệp

Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

3

Thành lập chốt kiểm soát dịch bệnh

 

 

3.1

Thiết lập chốt kiểm soát dịch bệnh tại cổng ra vào khu công nghiệp

Tăng cường kiểm soát các trường hợp có yếu tố nguy cơ để kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch

- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CCN/KCN/KKT.

- BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh.

- UBDN các xã, phường, thị trấn nơi có doanh nghiệp đóng trên địa bàn

- Chủ đầu tư hạ tầng KCN

3.2

Thiết lập chốt kiểm soát dịch bệnh tại cổng ra vào công ty

Doanh nghiệp

Chủ đu tư hạ tầng KCN

4

Tổ chức làm việc

Rà soát, sắp xếp và tổ chức công việc tại nơi làm việc để đảm bảo khoảng cách, giãn cách theo quy định.

Doanh nghiệp

- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CN/KCN/KKT

- BQL Khu kinh tế,ng nghiệp tỉnh

5

Đảm bảo môi trường làm việc

Triển khai các nội dung về đảm bảo môi trường, cung cấp nước sạch, xử lý rác thải, triển khai thực hiện 5K tại nơi làm việc...

Doanh nghiệp

- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CN/KCN/KKT

- BQL Khu kinh tế,ng nghiệp tỉnh

6

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác xử lý chất thải tại tại cơ sở lao động/ký túc xá/khu cách ly tập trung, cục bộ cho người lao động

- Kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn;

- Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trong các khu cách ly

- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

- Doanh nghiệp.

- Công ty CP Môi trường Công trình Đô thị Huế

- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CN/KCN/KKT

- Sở Y tế, Sở TNMT

- BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

7

Công tác đưa đón người lao động

Chỉ đạo, hướng dẫn việc đưa đón người lao động đảm bảo an toàn trong phòng chống COVID-19

- Doanh nghiệp

- BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

- Sở GTVT - BCH Quân stỉnh

8

Tình huống trong khu công nghiệp xuất hiện các trường hợp ho sốt, F1, F2

Triển khai ngay các biện pháp khoanh vùng, cách ly, truy vết thần tốc các trường hợp liên quan

- Doanh nghiệp

- TTYT các huyện, thị xã, thành phố nơi có CCN/KCN/KKT

- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CN/KCN/KKT

- BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

 

CẤP ĐỘ 2: CÓ CA BỆNH DƯƠNG TÍNH TẠI NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP TẠI CCN/KCN/KKT

TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

NHIỆM VỤ CHÍNH

CHỊU TRÁCH NHIỆM TRỰC TIẾP

PHỐI HỢP

I

CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH CẦN LÀM NGAY

 

 

1

Phong tỏa tạm thời ngay toàn bộ công ty hoặc toàn bộ phân xưởng/dây chuyn sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc của công ty có ca bệnh F0. Tùy theo tình hình dịch thực tế và đánh giá nguy cơ tại công ty để quyết định phạm vi phong tỏa tạm thời

Ban hành Quyết định phong tỏa tạm thời một phân xưởng hoặc một công ty hoặc toàn bộ khu công nghiệp, tùy vào tình hình diễn biến dịch bệnh.

UBND huyn, thị xã, thành phố nơi có CCN/KCN/KKT

- Ban Chỉ đo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CN/KCN/KKT

- Doanh nghiệp/Công ty Đầu tư hạ tầng.

- BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

2

Cách ly điều trị ca dương tính

Tách F0 và đưa F0 đi cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo quy định

Sở Y tế

- Ban Chỉ đo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CCN/KCN/KKT

- TTYT huyn, thxã, thành phố nơi có CCN/KCN/KKT

- Doanh nghiệp

3

Thần tốc truy vết F1, F2, tổ chức cách ly tại Khu cách ly tập trung hoặc tại Doanh nghiệp

- Rà soát, tách những ca bệnh nghi ngờ đang ở tại công ty cách ly tại một khu vực riêng.

- Truy vết F1 thần tốc, triệt để tại công ty cũng như trong cộng đồng; tách ngay F1 ra một khu vực riêng đtổ chức cách ly tập trung tại cơ sở cách ly tập trung của tỉnh hoc của CCN/KCN/KKT

- UBND huyện, thxã, thành phố nơi có CCN/KCN/KKT

- Doanh nghiệp

- Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố nơi có CCN/KCN/KKT

- Công an huyn, thxã, thành phố nơi có CCN/KCN/KKT.

- Ban chỉ đạo phòng, chng dch COVID-19 của từng CN/KCN/KKT

4

Lấy mẫu xét nghiệm PCR, xét nghiệm nhanh

Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc các trường hợp nghi ngờ

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

- Doanh nghiệp

- Ban Chỉ đo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CCN/KCN/KKT

- Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố nơi có CCN/KCN/KKT

- BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

5

Lập danh sách, thông báo cho các công nhân đang vng mặt tại công ty hoặc không có mặt trên địa bàn

- Công ty phối hợp với đội truy vết nhn tin và gọi điện thoại đến từng người đang vắng mặt tại công ty: yêu cầu cách ly tại nhà, khai báo y tế với y tế địa phương ngay

- Thông báo các địa phương trong tỉnh rà soát tt cả công nhân của công ty có ca bệnh đang sinh sng trên địa bàn. Yêu cầu công nhân tạm thời cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm và tổ chức cách ly theo quy định

- Gửi danh sách công nhân đang vng mặt tại công ty đang có ca bệnh cho tt cả các tỉnh/thành phố có liên quan: đề nghị truy tìm, cách ly tạm thời tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm, cách ly theo quy định

- Doanh nghiệp

- Công đoàn Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

- Ban Chỉ đo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CN/KCN/KKT

- UBND các huyện, thxã, thành phố có CCN/KCN/KKT

6

Xây dựng phương án cách ly cụ thể trong các CCN/KCN/KKT va doanh nghiệp

- Xây dựng và phê duyệt Phương án cách ly cho từng khu cách ly tại CCN/KCN/KKT

- Phê duyệt Phương án cách ly cc bộ của các doanh nghiệp trong  CCN/KCN/KKT

- UBND các huyn, thxã, thành phố có CCN/KCN/KKT

- Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

- Sở Y tế

- BCH Quân sự tỉnh

- Sở Công thương

7

Quản lý, điều hành các khu cách ly tập trung của các CCN/KCN/KKT

- Quản lý, điều hành tất cả các khu cách ly trong các CCN/KCN/KKT khi đưa vào hoạt động và chịu trách nhiệm nếu đxảy ra lây nhiễm trong khu cách ly

- Chuẩn bị các phương tiện, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh vận chuyển F1 về khu cách ly tập trung

- Chỉ đạo các đim cách ly do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm nhiệm sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp nghi nhiễm từ các CCN/KCN/KKT trên địa bàn chuyển đến

- Đảm bảo an ninh trên địa bàn, các khu vực cách ly tập trung của các CCN/KCN/KKT

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì

- Công an tỉnh

- Ban Chỉ đo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CN/KCN/KKT

- UBND các huyn, thxã, thành phố có CCN/KCN/KKT

- Sở GTVT

- BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

- Doanh nghiệp

8

Công tác tiếp nhận nguồn tài tr, phục vụ cho công tác phòng chng dịch tại CCN/KCN/KKT: cung cấp nhu cầu hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân và các lực lượng phòng chng dịch.

- Tiếp nhận các nguồn vận động, tài trợ đchăm lo cho đời sống của người lao động tại các khu cách ly.

- Tổ chức tiếp nhận sự hỗ trợ, viện trợ về lực lượng, thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị từ các nguồn hp pháp và tuyến trên hỗ trợ.

- Cung cấp nhu cầu hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu

- Công đoàn Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

- Sở Y tế

- Sở Công thương

- Ban Chỉ đo phòng, chống dịch COVID-19 của từng CN/KCN/KKT

- Liên đoàn Lao động tỉnh

- BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2002/QĐ-UBND ngày 13/08/2021 phê duyệt Phương án ứng phó với dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


830

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.75.46
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!