Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1962/QĐ-UBND 2021 đáp ứng các cấp độ phòng chống dịch COVID 19 tỉnh Đắk Lắk

Số hiệu: 1962/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: H'Yim Kđoh
Ngày ban hành: 22/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1962/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 22 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÁP ỨNG CÁC CẤP ĐỘ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TỈNH ĐẮK LẮK TRONG TÌNH HÌNH MỚI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;

Căn cứ Quyết định số 1070/QĐ-BYT ngày 06/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-CĐQ ngày 30/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch về việc phê duyệt kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch;

Căn cứ Quyết định số 2686/QĐ-CĐQ ngày 31/5/2021 về việc ban hành Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng chống dịch COVID-19;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 131/TTr-SYT ngày 16/7/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch đáp ứng các cấp độ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đắk Lắk trong tình hình mới”.

Điều 2. Các Sở, ban ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan căn cứ nội dung tại Kế hoạch này để chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai hoạt động tại đơn vị theo đúng chức năng, nhiệm vụ.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 12/02/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCov) gây ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Viện VSDT Tây Nguyên;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Cục Hải quan tỉnh;
- PCVP UBND tỉnh;
- Báo Đắk Lắk, Đài PT&TH tỉnh;
- BVĐK Vùng Tây Nguyên, BV Lao và Bệnh Phổi; TTYT Krông Búk;
- Cty Điện lực Đắk Lắk, CTCP cấp nước Đắk Lắk; Cty ĐTMT ĐL; Cảng hàng không BMT;
- Các Phòng: TH, KT, NN&MT; Cổng TTĐT tỉnh; TTTTCB tỉnh,
- Lưu: VT, KGVX (Th.30b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





H’Yim Kđoh

 

KẾ HOẠCH

ĐÁP ỨNG CÁC CẤP ĐỘ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TỈNH ĐẮK LẮK TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1962/QĐ-UBND ngày 22/7/2021 của UBND tỉnh)

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ NHẬN ĐỊNH NGUY CƠ

1. Tình hình dịch bệnh

a) Trên Thế giới

COVID-19 (Coronavirus disease 2019) là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng vi rút corona SARS-CoV-2. Các trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên được ghi nhận từ đầu tháng 12/2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc). Tính đến ngày 15/7/2021, thế giới đã ghi nhận trên 189 triệu ca mắc và trên 4,07 triệu ca tử vong tại hơn 222 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đại dịch COVID-19 đã làm cho nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng.

Chương trình tiêm chủng vắc-xin COVID-19 đã bắt đầu từ cuối năm 2020 và hiện nay đã có hơn 3,42 tỷ liều được tiêm tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, tỷ lệ dân số đã tiêm đủ liều là 12,1%. Tuy nhiên đến nay dịch vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp với sự xuất hiện của các biến chủng mới của vi rút, đã tác động sâu rộng đến sức khoẻ, ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế.

b) Tại Việt Nam

Tình hình dịch đến nay chia làm 04 giai đoạn, trong đó:

- Giai đoạn 1 có 2 đợt (từ ngày 22/01/2020 đến 24/7/2021), đợt dịch thứ nhất từ 22/01/2020 đến 05/3/2020 có 16 ca mắc (8 ca nhập cảnh và 8 ca cộng đồng), các ca mắc chủ yếu là người về từ Vũ Hán (Trung Quốc), đợt dịch này ghi nhận ổ dịch cộng đồng tại xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc với tổng cộng 06 bệnh nhân; đợt dịch thứ 2 từ 06/3/2020 đến 24/7/2020 có 399 ca mắc (301 ca nhập cảnh và 98 ca trong cộng đồng).

- Giai đoạn 2 (từ ngày 25/7/2020 đến 27/01/2021) với 1.136 ca mắc (554 ca trong nước và 582 ca nhập cảnh) và 35 ca tử vong tại 15 tỉnh thành trên cả nước (chủ yếu tại Đà Nẵng) hầu hết các ca mắc đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến Đà Nẵng.

- Giai đoạn 3 (từ 28/01/2021 đến 26/4/2021) với 1.301 ca mắc (910 ca trong nước và 391 ca nhập cảnh) các ca bệnh được ghi nhận tại Hải Dương và lây lan sang 12 tỉnh, thành phố khác.

- Giai đoạn 4 (từ ngày 27/4/2021 đến ngày 20/7/2021) đã ghi nhận trên 43.458 ca bệnh tại 57 tỉnh, thành phố và 254 trường hợp tử vong; đợt dịch đang diễn ra hết sức khó lường, lây lan ở nhiều tỉnh thành, với tốc độ mạnh, phạm vi rộng, đỉnh dịch tăng, và chủng vi rút lây lan nhanh hơn.

c) Tại tỉnh Đắk Lắk

- Năm 2020: Tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 03 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, được phát hiện và điều trị kịp thời (Mã số: 448, 601 và 602). Đã triển khai cách ly và hoàn thành cách ly 21.013 trường hợp, trong đó 758 trường hợp cách ly tại Khu cách ly tập trung, 230 trường hợp cách ly tại sở y tế và 20.025 trường hợp cách ly tại nhà và nơi cư trú.

- Năm 2021: Từ ngày 27/4/2021 đến ngày 20/7/2021: Tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 34 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Điều tra, giám sát các trường hợp liên quan yếu tố dịch tễ, đi/ở/về từ vùng dịch: Đã tiến hành cách ly các trường hợp liên quan các yếu tố trở về từ vùng dịch tại cơ sở y tế: 114 trường hợp, cách ly tập trung: 275 trường hợp và tiến hành cách ly tại nhà và nơi cư trú: 44.521 trường hợp.

- Kết quả tiêm vắc-xin phòng COVID-19 (Tính đến ngày 15/7/2021)

+ Đợt 1: Đã tiêm 19.423 người/17.100 liều (số lượng vắc-xin COVID-19 được cấp): Hệ số sử dụng là: 1,13; Đạt 113,9%. Ghi nhận 4.690 trường hợp phản ứng thông thường. Không ghi nhận phản ứng nặng sau tiêm.

+ Đợt 2: Đã tiêm 30.952 người/27.330 liều (số lượng vắc-xin COVID-19 được cấp): Hệ số sử dụng là: 1,13; Đạt 113,25%. Ghi nhận 3.032 trường hợp phản ứng thông thường. Không ghi nhận phản ứng nặng sau tiêm.

2. Nhận định nguy cơ

- Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh trên Thế giới số ca mắc, tử vong ngày càng tăng, dịch bệnh đã lan rộng trên nhiều quốc gia, đặc biệt bùng phát mạnh tại nước giáp biên giới với tỉnh Đắk Lắk như Campuchia, nguy cơ lây lan xâm nhập vào tỉnh là rất lớn thông qua đường mòn lối mở, nhập cảnh trái phép…

- Trong nước đã và đang trải qua 4 giai đoạn dịch, mặc dù đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, song vẫn còn ghi nhận các trường hợp bệnh do xâm nhập và lây lan trong cộng đồng, bệnh viện, các khu công nghiệp. Đặc biệt, tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi...

- Tại tỉnh Đắk Lắk đã xuất hiện các trường hợp có liên quan yếu tố dịch tễ về từ các vùng dịch, ghi nhận công dân nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở, công dân từ các tỉnh về địa phương chưa chủ động việc khai báo y tế, công tác giám sát đã triển khai nhưng chưa chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào tỉnh và có thể lây lan trong cộng đồng là rất lớn.

II. KINH NGHIỆM PHÒNG, CHỐNG DỊCH

- Một là sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của Trung ương, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, các địa phương trên cả nước, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh trong công tác phòng, chống dịch.

- Hai là sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, người dân vào công tác phòng, chống dịch.

- Ba là chủ động ứng phó, chuẩn bị các hoạt động phòng, chống dịch từ tỉnh đến xã, phường: Giám sát, xử lý, chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực theo phương châm 4 tại chỗ.

- Bốn là chia sẻ kịp thời thông tin giữa các đơn vị liên quan các cấp về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống dịch.

- Năm là chủ động cung cấp thông tin cho các đơn vị truyền thông, báo chí để định hướng thông tin và tuyên truyền cho người dân áp dụng các biện pháp phù hợp.

- Sáu là xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch theo các tình huống dịch để có các biện pháp ứng phó phù hợp.

- Bảy là công tác truy vết, lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện nhanh chóng, kịp thời.

III. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;

- Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc;

- Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19;

- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19;

- Quyết định số 100/QĐ-BCĐQG ngày 30/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virút Corona gây ra về việc phê duyệt Kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19;

- Quyết định số 1070/QĐ-BYT ngày 06/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2021;

- Công điện số 600/CĐ-BCĐ ngày 05/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc điều chỉnh thời gian cách ly tập trong, thời gian quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung và xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19;

- Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”;

- Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Quy chế đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng chống dịch COVID-19”;

- Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 30/01/2020 của Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;

- Quyết định số 237/QĐ-BYT ngày 31/01/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV);

- Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19”;

- Quyết định số 879/QĐ-BỴT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú phòng, chống dịch COVID-19”;

- Quyết định số 1551/QĐ-BYT ngày 03/4/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tổ chức cách ly y tế tại cơ sở khám, chữa bệnh trong phòng, chống dịch COVID-19”;

- Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp”;

- Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 07/8/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19”;

- Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Sổ tay “Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới”;

- Quyết định số 3986/QĐ-BYT ngày 16/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID-19”;

- Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/9/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch xét nghiệm phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 trong giai đoạn dịch COVID-19;

- Chỉ thị số 21/CT-BYT ngày 01/10/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19;

- Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”;

- Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 30/3/2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác tiêm chủng Vắc-xin COVID-19;

- Quyết định 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2);

- Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 12/5/2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19;

- Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp”;

- Các Quyết định, công văn, tài liệu hướng dẫn chuyên môn kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan.

IV. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Chủ động phát hiện sớm, xét nghiệm diện rộng, cách ly triệt để các trường hợp nghi ngờ mắc, mắc COVID-19; khoanh vùng, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các vùng khác, địa phương khác; điều trị hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong.

b) Thực hiện tốt kế hoạch tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 cho toàn bộ dân số đích trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn Bộ Y tế.

c) Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch cho các cơ sở y tế và trong các khu, cụm công nghiệp.

d) Hạn chế và giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1 Mục tiêu theo cấp độ dịch bệnh

a) Cấp độ 1: Có từ 01 đến 50 ca mắc trong cộng đồng: Truy vết khoanh vùng cách ly, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan; điều trị hiệu quả.

b) Cấp độ 2: Có từ 51 đến dưới 400 ca mắc lây lan trong cộng đồng: Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, cách ly, xử lý kịp ca bệnh, ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan; điều trị hiệu quả.

c) Cấp độ 3: Dịch bệnh lây lan ra cộng đồng (từ 400 ca mắc trở lên): Ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, đáp ứng nhanh, khoanh vùng, cách ly, xử lý ca bệnh, ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan; điều trị hiệu quả.

2.2 Mục tiêu tiêm phòng bệnh COVID-19

Trên 90% dân số đích theo hướng dẫn Bộ Y tế được tiêm phòng bệnh COVID-19 đảm bảo an toàn.

3. Các chỉ tiêu chính

a) 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời.

b) 100% các trường hợp người từ vùng dịch COVID-19 về tỉnh Đắk Lắk được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

c) 100% các trường hợp sau khi hoàn thành cách ly tập trung về lưu trú tại địa phương được giám sát, theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong vòng 07 ngày kể từ ngày hoàn thành cách ly tập trung.

d) 100% các trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 và các trường hợp thuộc diện giám sát COVID-19 phải được xét nghiệm theo quy định.

e) 100% trường hợp nguy cơ cao khác được giám sát y tế theo đúng quy định.

g) Trên 90% dân số đích theo hướng dẫn Bộ Y tế được tiêm phòng bệnh COVID-19 đảm bảo an toàn.

h) Đảm bảo đủ kinh phí, cung ứng thuốc, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch.

V. NGUYÊN TẮC TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Thực hiện theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế... với phương châm 4 tại chỗ: Dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ.

2. Thực hiện đầy đủ theo 05 chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế: Ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập; chủ động phát hiện sớm (giám sát chủ động, giám sát phát hiện sớm thông qua xét nghiệm); truy vết thần tốc; cách ly và khoanh vùng khẩn trương; điều trị hiệu quả.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Cấp độ 1: Có từ 01 đến 50 ca mắc trong cộng đồng

a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 (sau đây viết tắt là BCĐ PCD) tỉnh thường xuyên để chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.

- BCĐ PCD các cấp tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch trên địa bàn. Tổ chức thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tại tất cả các tuyến.

- Liên tục cập nhật thông tin và văn bản chỉ đạo về tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và cả trong nước; báo cáo kịp thời về tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy.

- Tiếp tục hoạt động hiệu quả đường dây nóng của Bộ Y tế và ngành Y tế.

- Chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc các biện pháp hạn chế tạm dừng một số hoạt động, giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục thực hiện khoanh vùng, giãn cách xã hội, cách ly y tế vùng có dịch phù hợp với từng tình huống dịch. Xem xét tạm dừng, dừng một số hoạt động chưa cấp thiết của các cơ quan nhà nước để tập trung cao nhất trong công tác phòng, chống dịch.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp truy vết những trường hợp F0, F1, F2 liên quan đến các ổ dịch tại cộng đồng, khoanh vùng phù hợp, cách ly y tế, sàng lọc, điều trị, hạn chế tối đa lây nhiễm chéo.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tại các địa phương.

- Theo dõi sát diễn tiến của dịch COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh, Sở Y tế tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh về đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng chống dịch COVID-19.

b) Công tác truyền thông

- Thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo của Bộ Y tế.

- Tập trung đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, các biện pháp phòng, chống COVID-19 bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, để người dân không hoang mang và chủ động áp dụng; vận động người dân thực hiện thông điệp 5K, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo y tế. Cài đặt mã QR Code tại các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp… Vận động các hộ gia đình ký cam kết tuân thủ phòng chống dịch.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk và các cơ quan thông tin báo chí trên địa bàn tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường xây dựng các phóng sự, tin bài về tình hình dịch bệnh, các biện pháp, hoạt động phòng chống dịch.

- Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và các Tổ COVID-19 cộng đồng trong phòng chống dịch.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về tiêm vắc-xin phòng, chống COVID-19 theo Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 30/3/2021 của Bộ Y tế.

- Tuyệt đối nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người bị nhiễm bệnh, người thuộc đối tượng cách ly tại cơ sở y tế và cộng đồng. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp né tránh, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố tình vi phạm các quy định phòng chống dịch.

c) Công tác giám sát

- Thực hiện quy trình giám sát, xử lý và phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Giám sát, theo dõi hàng ngày tình trạng sức khoẻ của những người có tiếp xúc gần với người bệnh và những người trở về từ vùng dịch.

- Đẩy mạnh giám sát dựa vào sự kiện (theo Quyết định số 2018/QĐ-BYT ngày 28/3/2018 của Bộ Y tế) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý triệt để không để bùng phát dịch.

- Quản lý chặt chẽ đường mòn, lối mở, đường biên giới, cảng hàng không... tăng cường kiểm tra sàng lọc, khai báo y tế, đo thân nhiệt...

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra phòng, chống dịch COVID-19 tại các bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp...

- Triển khai các chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ ra vào tỉnh nhằm hạn chế đi đến các ổ dịch, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

- Kích hoạt hoạt động của các Tổ COVID-19 cộng đồng tại các địa phương có trường hợp cách ly y tế tại nhà.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám sát, điều tra, truy vết, khai báo y tế; Thực hiện nghiêm túc quy chế thông tin báo cáo theo quy định của Bộ Y tế.

- Khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nghiêm ngặt thông điệp 5K...

d) Công tác xét nghiệm

- Tuân thủ theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh.

- Thực hiện công tác xét nghiệm theo hướng dẫn, quy định cho các trường hợp nguy cơ để kịp thời phát hiện, áp dụng các biện pháp cách ly, can thiệp y tế kịp thời.

- Chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm, đảm bảo trang thiết bị máy móc, vật tư, sinh phẩm phục vụ công tác xét nghiệm để nâng công suất xét nghiệm xác định SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime PCR đạt mức 3.000 mẫu đơn/ngày. Tiếp nhận sự hỗ trợ xét nghiệm khẳng định từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên và các đơn vị khác (Phụ lục II)

- Tiếp tục rà soát, nâng cao năng lực lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển, mã hóa, xử lý mẫu, xét nghiệm, đọc kết quả xét nghiệm; xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn, tăng cường nhân lực cho công tác xét nghiệm (có thể huy động khối y tế tư nhân, sinh viên ngành y năm cuối…).

- Lấy mẫu, xét nghiệm bằng phương pháp gộp mẫu đối với các trường hợp có thể, theo đúng chuyên môn và yếu tố nguy cơ để sàng lọc, phát hiện nhanh.

đ) Công tác điều trị

- Tuân thủ theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh.

- Các cơ sở y tế thực hiện phân tuyến điều trị bệnh nhân COVID-19 tương ứng với các tình huống dịch do Sở Y tế phân công (Phụ lục I).

- Tổ chức thực hiện tốt Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn, phòng khám an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các bệnh viêm đường hô hấp cấp. Tiến hành phân loại người bệnh ngay từ khi đến đăng ký khám bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: đảm bảo các quy định về tiếp đón, sàng lọc phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây nhiễm tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Giám sát chặt chẽ người bệnh, người nhà người bệnh khi tới cơ sở khám chữa bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang, khai báo y tế, thường xuyên bật Bluezone điện thoại để sử dụng. Hạn chế người nhà người bệnh vào chăm sóc bệnh nhân “Mỗi bệnh nhân chỉ được 1 người nhà thăm nuôi”.

- Đảo đảm nguyên tắc cách ly triệt để người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

- Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh là cơ sở thu dung, cách ly điều trị cho bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, đặc biệt là việc chuẩn bị 20 giường bệnh điều trị cho các bệnh nhân nặng. Bệnh viện đa khoa Khu vực 333 và Trung tâm Y tế Krông Búk chuẩn bị sẵn sàng phương án mở rộng cơ sở điều trị bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

- Chuẩn bị sẵn sàng phương án kích hoạt Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 01 tại Khu ký túc xá trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk với quy mô 1.000 giường bệnh để điều trị bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.

- Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên triển khai 20 giường bệnh điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch (ICU). Các bệnh viện và các Trung tâm y tế huyện có kế hoạch chuẩn bị từ 5-10 giường bệnh điều trị bệnh nhân nặng.

- Các đội điều trị cơ động sẵn sàng phản ứng nhanh, hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc và kiểm soát nhiễm khuẩn khi có yêu cầu.

- Tiếp nhận sự chỉ đạo chuyên môn của tuyến trên (Bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng và bệnh viện Phổi Đà Nẵng) trong công tác điều trị bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 nặng, nguy kịch.

e) Công tác tiêm chủng

Triển khai kế hoạch chiến dịch tiêm chủng cho các đối tượng đích theo chỉ đạo của Bộ Y tế (có kế hoạch triển khai cụ thể được UBND tỉnh phê duyệt).

g) Công tác hậu cần

- Đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc, vật tư… theo phương châm 4 tại chỗ để phòng, chống dịch COVID-19.

- Mỗi huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh chủ động bố trí các khu cách ly tập trung cùng các điều kiện đảm bảo vận hành đi kèm, sẵn sàng thiết lập, kích hoạt để tiếp nhận cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định (Phụ lục III).

- Căn cứ vào tình huống dịch, chuẩn bị và bổ sung kịp thời kinh phí, vật tư, hóa chất… để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đặc biệt là đảm bảo cho công tác thường trực, điều trị, xét nghiệm nhanh với số lượng lớn.

- Áp dụng các chính sách về thanh toán chi phí cho các trường hợp bắt buộc phải xét nghiệm, điều trị và cách ly theo quy định.

- BCĐ PCD các cấp đảm bảo hậu cần cho các lực lượng làm nhiệm vụ chống dịch bao gồm cả lực lượng trực tiếp và gián tiếp. Nội dung đảm bảo bao gồm: nơi ở, các bữa ăn, phương tiện sinh hoạt ăn ở, sinh hoạt hàng ngày...; đảm bảo đầy đủ phương tiện vận chuyển con người, vận chuyển trang thiết bị máy móc, vật tư, hóa chất...

h) Công tác đảm bảo an ninh, an toàn trật tự trong khu vực phong tỏa và vùng cách ly

- Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ… cho người dân trong khu vực phong tỏa, vùng cách ly.

- Không được tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người, đám ma, đám cưới, đám giỗ, tân gia, liên hoan ăn uống, sinh hoạt tôn giáo, họp chợ…; đóng cửa các cửa hàng cửa hiệu không cần thiết. Chỉ các cửa hàng bán hàng hóa thiết yếu được mở cửa và phải có sự cho phép của chính quyền địa phương.

- Học sinh trong vùng cách ly nghỉ học; học sinh, giáo viên, người lao động trong vùng cách ly học tập, làm việc bên ngoài vùng cách ly cũng phải được cho nghỉ và không đi ra ngoài vùng cách ly trong suốt thời gian cách ly.

- Người đang thực hiện nhiệm vụ tại vùng cách ly được phép vào, ra vùng cách ly khi thực thi công vụ hoặc được phép di chuyển từ vùng cách ly đến khu vực ăn, nghỉ tập trung được chỉ định và phải tuân thủ nghiêm ngặt việc phòng chống lây nhiễm.

i) Đảm bảo an sinh xã hội trong khu vực phong tỏa và vùng cách ly

Chính quyền và các cơ quan chức năng đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về an sinh xã hội cho người dân trong vùng cách ly, bao gồm:

- Đảm bảo các nhu cầu thiết yếu thông qua việc thiết lập, cung ứng các điểm bán hàng bình ổn giá, xe bán hàng lưu động… trong khu vực phong toả và vùng cách ly để cung cấp nhu yếu phẩm; lương thực, thực phẩm; năng lượng, xăng dầu; thuốc chữa bệnh thiết yếu, đảm bảo cung cấp đủ điện, nước sạch sinh hoạt; cung ứng trang bị phòng bệnh cá nhân: khẩu trang, xà phòng, các chất sát khuẩn thông thường...

- Đảm bảo việc thu gom và xử lý rác thải y tế, rác thải sinh hoạt.

- Đảm bảo nhân lực, phương tiện cho hoạt động chăm sóc, cấp cứu, điều trị người bệnh, giám sát, phòng chống lây nhiễm trong khu vực phong tỏa và vùng cách ly.

k) Hoạt động xử lý môi trường, khử trùng khu vực ổ dịch

Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng, đối với: Hộ gia đình bệnh nhân COVID-19; hộ gia đình liền kề xung quanh; hộ gia đình ca bệnh nghi ngờ và các khu vực khác (Trụ sở, nơi làm việc, trường học, trạm y tế, chợ…).

Việc tổ chức đám tang và xử lý thi hài trong thời gian giãn cách xã hội phải được thực hiện theo Quyết định số 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 về việc ban hành hướng dẫn xử lý thi hài tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút SARS-CoV-2 tại cộng đồng.

l) Công tác phối hợp

Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền cho người dân biết về tình hình dịch bệnh và chủ động tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn; phối hợp tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh vào địa phương.

2. Cấp độ 2: Có từ 51 đến dưới 400 ca mắc lây lan trong cộng đồng

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp, công tác kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại tình huống 1, đồng thời:

a) Công tác quản lý chỉ đạo, điều hành

- Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đối với tình trạng khẩn cấp theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- BCĐ PCD tỉnh xem xét đánh giá tình hình dịch bệnh hàng ngày để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị ở tất cả các tuyến và thông báo mức cảnh báo cộng đồng cao nhất; Liên tục rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng, hỗ trợ cho các địa phương bị vượt quá khả năng.

- Chỉ đạo tạm dừng, dừng một số hoạt động chưa cấp thiết của các cơ quan nhà nước để tập trung cao nhất trong công tác phòng, chống dịch.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp khoanh vùng phù hợp, cách ly y tế, sàng lọc, điều trị, hạn chế tối đa lây nhiễm chéo.

- Tiếp tục chỉ đạo triển khai tiêm vắc-xin phòng, chống COVID-19 cho các đối tượng đích theo quy định.

- Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của cấp trên, triển khai các biện pháp chống dịch và đảm bảo duy trì liên tục các dịch vụ thiết yếu cho xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

- Kêu gọi và tiếp nhận sự trợ giúp của Trung ương, các địa phương, các tổ chức, cơ quan đơn vị về nguồn lực y tế, các nguồn lực chống dịch phục vụ các hoạt động xử lý dịch và khắc phục hậu quả; giải quyết các vấn đề phát sinh trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh.

b) Công tác giám sát, đánh giá nguy cơ, phòng, chống dịch

- Thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ các cấp. Đánh giá nguy cơ hàng ngày để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả.

- Kêu gọi và tận dụng tối đa sự hỗ trợ về nguồn lực của Bộ Y tế, các địa phương khác trên cả nước cho công tác giám sát, điều tra, truy vết, cách ly.

- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh, khai thác các yếu tố dịch tễ. Thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm diện rộng tại ổ dịch mới. Triển khai các biện pháp khoanh vùng, phong tỏa, cách ly, xử lý ổ dịch mới.

- Tổng vệ sinh, diệt khuẩn, khử độc ổ dịch; cách ly và tiến hành theo dõi chặt chẽ sau điều trị đề phòng dịch tái phát; tiêu hủy ngay hàng hóa, vật phẩm mang tác nhân gây bệnh; xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật đảm bảo phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật.

c) Công tác xét nghiệm

- Huy động tối đa nguồn lực (nhân lực, máy móc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm...); nâng cao năng lực xét nghiệm các trường hợp nguy cơ, tại các ổ dịch, khu vực cách ly, phong tỏa, các đối tượng đặc thù, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh để khẩn trương khoanh vùng, cách ly, dập dịch.

- Kêu gọi và tiếp nhận sự hỗ trợ nguồn lực cho công tác xét nghiệm của Bộ Y tế, các địa phương khác trên cả nước.

d) Công tác điều trị

- Kêu gọi và tận dụng tối đa sự hỗ trợ về nguồn lực của Bộ Y tế, các địa phương khác trên cả nước cho công tác điều trị, đặc biệt là các trường hợp bệnh nặng, nhiều bệnh nền, bệnh nhi, phụ nữ có thai.

- Tiếp tục duy trì, tổ chức tiếp nhận, cách ly, điều trị các trường hợp nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2:

+ Bệnh viện Lao & Bệnh phổi tỉnh quy mô 100 giường bệnh. Đồng thời tiếp nhận điều trị các trường hợp bệnh nhân trung bình và nặng trong toàn tỉnh.

+ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên triển khai 80 giường bệnh điều trị bệnh nhân rất nặng (ICU).

+ Bệnh viện Đa khoa Khu vực 333 quy mô 200 giường bệnh;

+ Trung tâm Y tế huyện Krông Búk quy mô 100 giường bệnh;

- Duy trì hoạt động Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 01 tại Khu ký túc xá trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk với quy mô 1.000 giường bệnh để điều trị bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.

+ Kích hoạt Bệnh viện dã chiến (số 02, Mai Hắc Đế, phường Tân Thành) với quy mô 500 giường bệnh theo Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án thành lập Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Các bệnh viện và các Trung tâm y tế huyện sẵn sàng chuyển đổi công năng một phần hoặc toàn bộ sang thực hiện chức năng điều trị bệnh COVID-19 do Sở Y tế phân công.

- Thường xuyên hội chẩn trực tuyến xin ý kiến chỉ đạo chuyên môn của Bộ Y tế, các Bệnh viện tuyến Trung ương (Bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng và bệnh viện Phổi Đà Nẵng)… để đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị cho phù hợp.

e) Công tác tiêm chủng

Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai kế hoạch chiến dịch tiêm chủng cho các đối tượng đích theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Ưu tiên triển khai tiêm chủng cho vùng có dịch.

g) Công tác truyền thông

- Thường xuyên cập nhật các thông tin, khuyến cáo phòng, chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ.

- Liên tục theo dõi và phối hợp xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.

h) Công tác hậu cần

- Huy động toàn thể hệ thống chính trị các cấp tập trung phòng, chống dịch.

- Tiếp tục triển khai phương án huy động nguồn lực cho các đơn vị điều trị; tăng cường công tác tổ chức, vận hành các Bệnh viện dã chiến. Đảm bảo việc thu dung, cách ly, điều trị người bệnh để xử lý ổ dịch và điều trị bệnh nhân theo phương châm 4 tại chỗ: chỉ đạo tại chỗ, con người tại chỗ, thuốc men tại chỗ và phương tiện tại chỗ.

- Tiếp tục rà soát hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cách ly y tế ở tuyến tỉnh và tuyến huyện.

- Bảo đảm vật tư, trang thiết bị để xử lý chôn cất thi thể bệnh nhân tử vong theo quy định của pháp luật về vệ sinh trong hoạt động mai táng.

- Tiếp tục phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị chống dịch các tuyến, tiếp tục bố trí ngân sách đáp ứng cho công tác phòng, chống dịch khẩn cấp và dịch có thể kéo dài; bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch và người dân.

3. Cấp độ 3: Dịch lây lan ra cộng đồng (từ 400 ca mắc trở lên)

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp, công tác kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại tình huống 2 đồng thời:

a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Tùy theo diễn biến của dịch sẽ thành lập Sở Chỉ huy tiền phương, thành phần gồm: Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...

- BCĐ PCD cấp tỉnh tổ chức họp thường xuyên để đánh giá tình hình dịch và nâng mức cảnh báo cộng đồng lên mức cao nhất; chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch khẩn cấp theo đúng các hướng dẫn hiện hành; thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị ở tất cả các tuyến.

- Liên tục rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng của các địa phương để chủ động hỗ trợ phòng, chống dịch, điều trị, cách ly người bệnh. Trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, BCĐ PCD cấp tỉnh báo cáo BCĐ PCD Quốc gia để có hỗ trợ kịp thời.

- Tiếp tục chỉ đạo triển khai tiêm vắc-xin phòng, chống COVID-19 cho các đối tượng đích theo quy định.

- Huy động, vận động toàn thể lực lượng xã hội tham gia các hoạt động đáp ứng phòng, chống dịch. Điều phối, điều động nguồn lực tham gia công tác điều tra giám sát, kiểm soát dịch bệnh từ các đơn vị y tế lân cận.

- Đánh giá các biện pháp và kế hoạch đáp ứng dựa trên kết quả giám sát để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

b) Công tác giám sát, dự phòng

- Thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ; đánh giá nguy cơ hàng ngày để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả;

- Thường xuyên cập nhật, rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

- Huy động tối đa lực lượng nhân viên y tế (y tế tư nhân, sinh viên y khoa và các lực lượng tình nguyện), lực lượng vũ trang, toàn dân tham gia chống dịch.

- BCĐ PCD tỉnh triển khai áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch, xem xét đề xuất việc đóng cửa, thực hiện kiểm dịch và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra, vào vùng có dịch tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp.

c) Công tác điều trị

- Tiếp tục duy trì tổ chức tiếp nhận, cách ly, điều trị các trường hợp mắc COVID-19 tại các cơ sở điều trị tại tình huống 2. Đồng thời, nâng cấp Bệnh viện dã chiến với quy mô từ 500 giường bệnh lên 1.000 giường bệnh; Thiết lập thêm các Bệnh viện dã chiến mới với quy mô 2.000 giường bệnh; đưa Bệnh viện Đa khoa Cao nguyên với quy mô 100 giường bệnh và thiết lập khu cách ly của các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh với quy mô 1.500 giường bệnh vào hoạt động.

- Trong trường hợp số lượng ca mắc tiếp tục tăng lên, Sở Y tế chủ trì phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh hình thành hệ thống các cơ sở khám, tiếp nhận, điều trị bệnh nhân tương ứng với tình hình thực tế, xây dựng thêm Bệnh viện dã chiến.

- Huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư...) cho các đơn vị điều trị bệnh nhân. Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động nhân lực hỗ trợ các địa phương có tình hình dịch diễn biến phức tạp.

- Duy trì hoạt động liên tục của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, thị xã, thành phố để đảm bảo tiếp tục các dịch vụ y tế thiết yếu, bao gồm cả dịch vụ có các nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, phụ nữ có thai, người già và người bệnh mạn tính, đảm bảo bố trí khu vực cách ly dành cho nhân viên y tế tham gia công tác điều trị, phòng, chống dịch có đầy đủ các vật tư, phương tiện thiết yếu.

- Thực hiện nhanh chóng việc phân tuyến, triển khai tiếp nhận, thu dung điều trị, quản lý và theo dõi, cách ly trường hợp mắc COVID-19 theo phương châm 4 tại chỗ và phân tầng tiếp nhận, điều trị.

d) Công tác truyền thông

- Cập nhật liên tục tình hình dịch, các khuyến cáo của Bộ Y tế và các yêu cầu bắt buộc phòng, chống dịch đối với chính quyền, cơ quan chuyên môn và người dân tại khu vực có ổ dịch.

- Triển khai mạnh mẽ các biện pháp truyền thông để người dân hiểu, không hoang mang và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

e) Công tác hậu cần

- Khẩn trương huy động toàn thể hệ thống chính trị, các Ban, ngành, đoàn thể, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... phối hợp với chính quyền địa phương các cấp quyết liệt tham gia phòng, chống dịch và đảm bảo an ninh, an toàn tại các vùng có dịch trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung sử dụng, huy động mọi nguồn lực có thể để phòng, chống dịch, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu về thuốc, hoá chất, vật tư, trang thiết bị y tế... nhằm hạn chế tối đa dịch lây lan, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong, người mắc mới.

- Tổng hợp nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện từ các đơn vị trên toàn tỉnh để đề nghị Trung ương cấp bổ sung; kêu gọi sự ủng hộ và tiếp nhận các nguồn viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tiếp tục triển khai thực hiện theo Kế hoạch kinh phí đã được ban hành tại Quyết định số 305/QĐ-UBND ngày 13/02/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 1335/QĐ- UBND ngày 16/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 1913/QĐ- UBND ngày 21/8/2020 về việc phê duyệt bổ sung Kế hoạch kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (lần 3); Quyết định số 2224/QĐ-UBND ngày 21/9/2020 về việc điều chỉnh Phụ lục 01, 02 kèm theo Quyết định số 1913/QĐ-UBND ngày 21/8/2020; Quyết định số 687/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (lần 4). Trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu công tác phòng, chống dịch, Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung theo quy định. Trong đó:

- Nguồn ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch cho các đơn vị tuyến tỉnh và kinh phí mua thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 cho các đơn vị tuyến huyện.

- Nguồn ngân sách huyện đảm bảo kinh phí mua khẩu trang, trang phục chống dịch, hoá chất khử khuẩn… phục vụ công tác giám sát, dự phòng; chi phí thực hiện cách ly y tế; một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 cho các đơn vị tuyến huyện.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh

- Trưởng BCĐ PCD phân công, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch. Các thành viên BCĐ căn cứ vào kế hoạch và các nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, chỉ đạo của Chính phủ và chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan.

- Chỉ đạo phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh nhằm huy động mọi nguồn lực tham gia và thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch định kỳ và đột xuất.

2. Sở Y tế

- Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm tham mưu cho BCĐ PCD tỉnh kế hoạch, phương án, chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc và hóa chất để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch.

- Làm đầu mối phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.

- Tiếp tục cập nhật thông tin, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế kịp thời tham mưu UBND tỉnh, BCĐ PCD tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.

- Báo cáo diễn biến tình hình dịch thường xuyên.

- Sở Y tế tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng chống dịch COVID-19. Chủ động triển khai các tình huống trong điều trị theo các mức độ dịch. Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở y tế rà soát, kiện toàn các khu vực cách ly y tế, các khu vực điều trị.

- Kiện toàn và kích hoạt các Đội phản ứng nhanh, kịp thời phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch hiệu quả; tổ chức ứng phó trực 100% bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống dịch xảy ra.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch hậu cần, mua sắm đảm bảo trang thiết bị, máy móc vật tư, sinh phẩm, hóa chất cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng trước các tình huống dịch. Trước hết mua sắm bổ sung 20.000 xét nghiệm nhanh kháng nguyên và 10.000 bộ kit để thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR và vật tư y tế liên quan để đảm bảo công tác xét nghiệm ban đầu.

- Thực hiện các biện pháp dự phòng dịch chủ động tại cộng đồng. Phối hợp với các đơn vị truyền thông tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông, khuyến cáo về phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với các nhóm đối tượng, thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K với vắc-xin. Vận động người dân tố giác các trường hợp nhập cảnh trái phép để được cách ly, quản lý phòng, chống dịch theo quy định. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường dự phòng lây nhiễm.

- Tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh về triển khai Kế hoạch tiêm vắc-xin phòng, chống COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Phối hợp, hướng dẫn và kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống dịch của các cơ quan ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố.

3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk và các cơ quan báo chí trên địa bàn

- Phối hợp Sở Y tế triển khai có hiệu quả các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 bằng nhiều hình thức và chú trọng ở tuyến cơ sở, đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận với những thông tin chính thống, chính xác, kịp thời để người dân chủ động phòng, chống dịch, không hoang mang, lo lắng và cộng tác với các cơ quan chức năng phòng, chống dịch hiệu quả.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng chủ động, kịp thời đăng tin, bài phản bác những thông tin sai sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng về tình hình dịch; tố cáo những đối tượng đưa các thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người dân.

- Chủ động phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan nghiên cứu đầu tư, triển khai phần mềm bản đồ COVID-19 (Covidmaps) của tỉnh.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong trường học, triển khai công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế tại địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; Theo dõi, quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên, giáo viên và nhân viên trường học, khi có dấu hiệu nghi ngờ cần thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương và phối hợp thực hiện các biện pháp cách ly, phòng chống, có phương án xử lý kịp thời tại trường khi có trường hợp nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.

- Phối hợp với ngành y tế, chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19; phương án phân công xử lý các tình huống, diễn biến của dịch bệnh; phổ biến thông tin về tình hình dịch, các biện pháp phòng, chống dịch tới học sinh, sinh viên; huy động lực lượng này tham gia các hoạt động phòng, chống dịch khi cần thiết.

5. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành Y tế thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh;

- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình dịch để tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa thể thao du lịch thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Thông báo kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch và hành trình của các đoàn khách từ vùng có dịch cho Ngành y tế.

- Chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch đối với người dân và du khách tại các điểm tham quan, du lịch, di tích lịch sử văn hóa, các điểm vui chơi giải trí.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thống kê số lượng, lập danh sách lao động là người nước ngoài đang làm việc trên địa bàn tỉnh; các trường hợp lao động xuất khẩu trở về địa phương, đặc biệt từ các vùng lãnh thổ đã xuất hiện dịch, báo cáo Thường trực Tỉnh uỷ, Ủy ban Nhân dân tỉnh và thông báo kịp thời cho ngành y tế để lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ theo chỉ đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Y tế, tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh công tác quản lý chất thải y tế và phương án xử lý tử thi của người nhiễm SAR-CoV-2 theo đúng hướng dẫn. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương triển khai công tác vệ sinh môi trường trong phòng, chống dịch, xử lý ô nhiễm tại những nơi xảy ra dịch, thực hiện hiệu quả hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Đảm bảo các điều kiện quản lý chất thải y tế (khí thải, nước thải, chất thải rắn…) đáp ứng điều kiện hoạt động Bệnh viện dã chiến theo quy định.

8. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tăng cường công tác phối hợp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; ưu tiên tham mưu trong việc bố trí kinh phí và hình thức mua sắm trang thiết bị, hóa chất để đảm bảo kịp thời trong thời gian cao điểm phòng, chống dịch. Hướng dẫn kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí phục vụ phòng, chống dịch theo đúng quy định hiện hành.

9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo Chi cục Thú ý giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra việc vận chuyển gia súc, gia cầm tại các chốt kiểm dịch.

- Chủ động phối hợp với Sở Y tế để cung cấp các thông tin về dịch bệnh trên người có liên quan đến gia súc, gia cầm hoặc dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có nguy cơ xảy ra dịch trên người.

10. Sở Công Thương

- Phối hợp với các đơn vị chức năng chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh; chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực công thương.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, quản lý và đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý nghiêm túc thực hiện theo quy định. Đặc biệt chỉ đạo, quản lý công tác tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; chủ động rà soát các hạn chế và có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19, xử lý hoặc đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp đối với các vi phạm công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Phối hợp Sở Y tế, Cục Quản lý thị trường tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, theo dõi và quản lý việc bình ổn giá trên thị trường; xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, đầu cơ, tăng giá đối với hàng hóa thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch.

- Tham mưu phương án đảm bảo đủ nguồn hàng thiết yếu phục vụ đời sống chung của người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt đảm bảo công tác an sinh xã hội trong vùng cách ly, không để thiếu nhu yếu phẩm, các vật dụng cần thiết.

- Chỉ đạo, phối hợp với Công ty Điện lực Đắk Lắk thực hiện tốt công tác quản lý vận hành hệ thống điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho các điểm cách ly, các khu vực cách ly y tế dân cư, bệnh viện dã chiến, các cơ sở y tế.

11. Sở Giao thông Vận tải

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị vận tải hành khách triển khai thực hiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch cho các hành khách trên các phương tiện vận tải;

- Tăng cường quản lý xe hoạt động vận chuyển hành khách, đối với xe vận chuyển hành khách từ vùng có dịch về đề nghị các đơn vị phương tiện vận tải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, ngành y tế, các cơ quan liên quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; triển khai công tác phòng, chống dịch tại đơn vị, truyền thông vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường cho cán bộ, chiến sỹ.

- Phối hợp ngành Y tế có phương án tổ chức Bệnh viện dã chiến để kịp thời thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân trong trường hợp dịch bệnh lan rộng tại cộng đồng.

- Sẵn sàng nhận lệnh điều động tham gia vào công tác chống dịch tại địa phương; Phối hợp Quân - Dân y trong các hoạt động phòng, chống dịch.

- Huy động lực lượng quân đội tham gia các hoạt động phòng, chống dịch, phối hợp các ngành tổ chức cách ly y tế vùng có dịch COVID-19.

- Tăng cường kiểm soát chặt đường mòn lối mở, đường biên giới… kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm người nhập cảnh trái phép.

13. Công an tỉnh

- Chỉ đạo Công an các cấp trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, giám sát cách ly vòng ngoài tại các khu cách ly tập trung. Tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp giám sát dịch đối với người nước ngoài ở các vùng có dịch và đi qua vùng dịch đến địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ; các đối tượng nhập cảnh trái phép; các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng.

- Phối hợp với ngành y tế, lực lượng quân đội, trong trường hợp dịch lan rộng, thành lập bệnh viện dã chiến để tổ chức thu dung, cách ly, điều trị các trường hợp mắc trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ trong công tác truy vết, khoanh vùng, cách ly.

- Chỉ đạo cơ sở y tế của Công an tỉnh có kế hoạch phòng, chống dịch của ngành, thiết lập khu cách ly y tế để thu dung, cách ly các trường hợp bệnh là lực lượng công an nếu xảy ra dịch lớn; lập kế hoạch về nhu cầu thuốc men, hóa chất, phương tiện phòng, chống dịch cho lực lượng công an.

- Huy động các nguồn lực, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch trong trường hợp cần thiết. Phối hợp với UBND các cấp thực hiện nghiêm túc công tác cách ly tại nhà, nơi lưu trú theo đúng quy định.

14. Ủy ban nhân dân; Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các huyện, thị xã, thành phố

- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh, BCĐ PCD của tỉnh; UBND các cấp rà soát, cập nhập, tổng hợp danh sách những người có liên quan đến các ca bệnh dương tính; quản lý công dân trên địa bàn; chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch cho người dân;

- Tiếp tục kiện toàn BCĐ PCD các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trực tiếp theo dõi và chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch theo từng địa bàn dân cư.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp... trong phạm vi quản lý, xử lý hoặc chủ động báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh có biện pháp xử lý phù hợp đối với các vi phạm công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Thông tin, tuyên truyền để người dân chủ động khai báo các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân và các trường hợp liên quan khác nhằm kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch. Thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phát hiện, phòng lây nhiễm; xử lý nghiêm các thông tin, tin đồn sai sự thật về dịch bệnh.

- Tăng cường quản lý, cách ly người từ các địa phương có ca dương tính về tỉnh để có biện pháp xử trí phù hợp; thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang y tế nơi công cộng, không tụ tập đông người, vận động người dân hạn chế đi lại; tạm dừng các cuộc họp đông người không thực sự cần thiết; tùy vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không tuân thủ quy định về phòng, chống dịch.

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp chuyên môn kỹ thuật theo hướng dẫn chuyên môn của ngành y tế và các Sở, ngành liên quan.

- Chỉ đạo Tổ COVID-19 cộng đồng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chổng dịch đối với người dân ở nơi đang thực hiện dãn cách, phong tỏa, các trường hợp cách ly tại nhà, người đi, về từ vùng dịch, người nhập cảnh trái phép. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Tổng hợp, báo cáo kịp thời, thường xuyên về diễn biến tình hình dịch và công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễn tại địa phương.

15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

- Chỉ đạo các tổ chức thành viên, hội viên, đoàn viên phối hợp với ngành y tế tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch; tham gia các Tổ COVID-19 cộng đồng, hỗ trợ giám sát và tuyên truyền phòng, chống dịch.

- Nghiêm túc thực hiện việc cách ly, giám sát y tế, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi nhiễm; phát động toàn dân nâng cao ý thức và tăng cường các hoạt động tự bảo vệ sức khỏe.

- Tích cực vận động các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân ủng hộ nguồn lực để chống dịch và mua vắc-xin.

16. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ

- Chỉ đạo tăng cường công tác thông tin, truyền thông về dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch đến mọi tầng lớp Nhân dân để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng; không đưa những thông tin không chính xác, gây hoang mang trong cộng đồng.

17. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, các cơ quan thành viên BCĐ PCD trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng phối hợp chặt chẽ, chủ động tham mưu, chủ động triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, sẵn sàng các điều kiện theo phương châm 4 tại chỗ, kịp thời đáp ứng với các tình huống của dịch bệnh.

18. Các đơn vị trực thuộc ngành y tế

a) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

- Giám sát chặt chẽ tình hình mắc dịch bệnh COVID-19 với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Báo cáo kịp thời diễn tiến tình hình dịch theo quy định.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm vắc-xin phòng, chống COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai các hoạt động điều tra và xử lý triệt để ổ dịch theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Củng cố đội chống dịch cơ động, hỗ trợ các địa phương khi cần thiết. Cập nhật tình hình ca bệnh, thiết lập biểu mẫu và chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố theo dõi và báo cáo hàng ngày theo quy định.

- Tuyên truyền và hướng dẫn cho nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

b) Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

- Bệnh viện Lao và Bệnh phổi là cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh, tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Nếu số ca mắc tăng lên thì việc tổ chức điều trị, cách ly do Sở Y tế chủ động tham mưu triển khai.

- Xây dựng phương án cách ly điều trị bệnh nhân, chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu điều trị cho bệnh nhân; đảm bảo đủ số giường bệnh, có phương án về nhân lực để triển khai điều trị.

- Thực hiện quy trình khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế lây nhiễm chéo trong Bệnh viện, thực hiện vệ sinh vô khuẩn và tẩy trùng hằng này.

- Chủ động phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thông tin, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.

c) Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên

- Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên triển khai 200 giường bệnh điều trị bệnh nhân rất nặng (ICU).

- Xây dựng các phương án dự phòng, khu vực cách ly điều trị trong trường hợp dịch bệnh lan rộng ra cộng đồng.

- Tập huấn phác đồ cấp cứu, điều trị, hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn điều trị, hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân COVID-19 cho cơ sở điều trị thực hiện.

- Chịu trách nhiệm hỗ trợ nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị, vật tư y tế…cho Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trong điều trị các trường hợp bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch.

d) Bệnh viện Đa khoa khu vực 333, Trung tâm Y tế huyện Krông Búk

Xây dựng các phương án dự phòng, khu vực cách ly điều trị trong trường hợp dịch bệnh lan rộng ra cộng đồng.

e) Các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với Phòng Y tế tham mưu cho BCĐ PCD huyện, thị xã, thành phố tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương.

- Giám sát chặt chẽ phát hiện sớm ca mắc để khoanh vùng và xử lý kịp thời. Báo cáo diễn tiến tình hình dịch theo quy định.

- Tuân thủ quy trình khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế lây lan chéo trong Bệnh viện, thực hiện vệ sinh vô khuẩn, tẩy trùng hàng ngày.

- Tổ chức thường trực 24/24h đội phòng, chống dịch, khi có bất kỳ trường hợp nghi ngờ phải chủ động điều tra, lập danh sách theo dõi.

- Các Trung tâm y tế huyện sẵn sàng chuyển đổi công năng một phần hoặc toàn bộ sang thực hiện chức năng điều trị bệnh COVID-19 do Sở Y tế phân công.

g) Các Bệnh viện, cơ sở điều trị, phòng khám tư nhân trên địa bàn

- Thực hiện quy trình khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế, thực hiện vệ sinh vô khuẩn và triển khai tẩy trùng hằng ngày.

- Thiết lập phòng khám sàng lọc riêng cho các trường hợp nghi ngờ COVID-19.

- Phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ, chuyển tuyến để điều trị.

- Các bệnh viện sẵn sàng chuyển đổi công năng một phần hoặc toàn bộ sang thực hiện chức năng điều trị bệnh COVID-19 do Sở Y tế phân công.

h) Trạm Y tế xã, phường, thị trấn

- Tổ chức theo dõi, giám sát các trường hợp theo dõi cách ly tại nhà theo quy định cho các trường hợp trở về từ vùng dịch.

- Tuyên truyền cho người dân tự giác khai báo y tế khi bị sốt, ho và có các triệu chứng hô hấp để chủ động phát hiện và điều trị kịp thời.

19. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, các chủ nhà nghỉ, khách sạn phải chủ động khai báo với chính quyền địa phương và cơ quan Y tế khi có người thân, khách ở nước ngoài trở về từ vùng có dịch (nếu cố tình che dấu thông tin người từ vùng có dịch trở về, cố tình không thực hiện các quy định của Chính phủ, Bộ Y tế, của UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật).

Trên đây là Kế hoạch đáp ứng các cấp độ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đắk Lắk trong tình hình mới, yêu cầu các đơn vị, địa phương và đề nghị các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện. Kế hoạch sẽ được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên, kịp thời để phù hợp với diễn biến của tình hình dịch cũng như quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch trên thực tế./.

 

PHỤ LỤC I

SỐ LƯỢNG GIƯỜNG BỆNH DỰ KIẾN THỰC HIỆN CÁCH LY ĐIỀU TRỊ ĐÁP ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ PHÒNG, CHỐNG COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1962/QĐ-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

1. Cấp độ 1: Có từ 01 đến 50 ca mắc COVID-19 *

Sử dụng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi làm cơ sở thu dung và điều trị bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 của tỉnh

TT

Đơn vị

Tổng giường bệnh

Trong đó bố trí giường bệnh Hồi sức

1

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

*

20

20

(Điều trị bệnh nhân rất nặng)

2

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi **

100

20

(cải tạo, bố trí phù hợp với điều kiện điều trị COVID-19)

3

Bệnh viện dã chiến tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

1000

0

 

TỔNG

1.120

40

2. Cấp độ 2: có từ 51 đến dưới 400 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng **

TT

Đơn vị

Tổng giường bệnh

Trong đó bố trí giường bệnh

Bệnh nhân không có triệu chứng/ nhẹ

Bệnh nhân có triệu chứng trung bình

Bệnh nhân có triệu chứng nặng/Hồi sức

1

Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên

80

-

-

80

2

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

100

-

80

20

3

Bệnh viện dã chiến tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

1000

1000

-

-

4

Bệnh viện Đa khoa khu vực 333

200

200

-

-

5

Trung tâm Y tế huyện Krông Búk

100

100

-

-

6

Bệnh viện dã chiến (số 02 Mai Hắc Đế P.Tân Thành, Thành phố Buôn Ma Thuột)

500

360

120

20

 

TỔNG

1.980

1.660

200

120

Các bệnh viện và các Trung tâm y tế huyện sẵn sàng chuyển đổi công năng một phần hoặc toàn bộ sang thực hiện chức năng điều trị bệnh COVID-19 do Sở Y tế phân công.

3. Cấp độ 3: Có trên 400 ca mắc COVID-19 ***

TT

Đơn vị

Tổng giường bệnh

Trong đó bố trí giường bệnh

Bệnh nhân không có triệu chứng/ nhẹ

Bệnh nhân có triệu chứng trung bình

Bệnh nhân có triệu chứng nặng/Hồi sức

1

Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên

200

-

-

200

2

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

100

-

80

20

3

Bệnh viện dã chiến tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

1.000

1.000

-

-

4

Bệnh viện Đa khoa khu vực 333

200

180

20

-

5

Trung tâm Y tế huyện Krông Búk

100

100

-

-

6

Bệnh viện dã chiến (số 02 Mai Hắc Đế P.Tân Thành, Thành phố Buôn Ma Thuột)

1.000

750

200

50

7

Bệnh viện Đa khoa Cao Nguyên

100

-

100

-

8

Thiết lập 4-5 Bệnh viện dã chiến mới (Mỗi bệnh viện có số giường bệnh từ 300-500)

2.000

1.500

450

50

9

Chuyển đổi công năng Khu cách ly của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh

1.500

1.500

-

-

 

TỔNG

6.200

5.030

850

320

Các bệnh viện và các Trung tâm y tế huyện sẵn sàng chuyển đổi công năng một phần hoặc toàn bộ sang thực hiện chức năng điều trị bệnh COVID-19 do Sở Y tế phân công.

*Chỉ tính giường bệnh dành riêng cho điều trị COVID-19 nặng, nguy kịch

** Ước tính bình quân, cứ 100 trường hợp dương tính có 870 trường hợp nghi ngờ, có triệu chứng cần cách ly điều trị và 3,5 trường hợp bệnh nặng cần điều trị hồi sức tích cực.

*** Tiếp nhận tất cả các trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng

 

PHỤ LỤC II

NĂNG LỰC XÉT NGHIỆM SARS-COV-2 CỦA CÁC CƠ SỞ XÉT NGHIỆM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐÁP ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1962/QĐ-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

 

Đơn vị

Nhân lực XN

Phòng an toàn sinh học cấp độ 2

Thiết bị RT- PCR

Thiết bị tách chiết ARN

Công suất hiện hữu (24h)*

Công suất dự kiến bổ sung***

I

Cấp độ 1

 

1

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Đáp ứng

Đáp ứng

1.000 mẫu

2.800 mẫu

2

Hỗ trợ của Viện VSDT Tây Nguyên

Đáp ứng

Đáp ứng

600 mẫu

400 mẫu

II

Cấp độ 2

 

1

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Đáp ứng

Đáp ứng

3.000 mẫu

-

2

Hỗ trợ của Viện VSDT Tây Nguyên

Đáp ứng

Đáp ứng

1000 mẫu

500 mẫu

III

Cấp độ 3

 

1

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Đáp ứng

Đáp ứng

3.000 mẫu

-

2

Hỗ trợ của Viện VSDT Tây Nguyên

Đáp ứng

Đáp ứng

1500 mẫu

-

3

Cơ quan Thú y vùng V **

Đáp ứng

Đáp ứng

500 mẫu

 

4

Viện Công nghệ sinh học Đại học Tây Nguyên **

Đáp ứng

Đáp ứng

500 mẫu

 

* Chỉ tính trên mẫu đơn xét nghiệm. Trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gộp mẫu thì số lượng mẫu xét nghiệm có thể tăng lên theo yêu cầu gộp.

** Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ công tác xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2, kể cả trong trường hợp yêu cầu nâng công suất.

*** Tùy theo diễn biến dịch với sự hỗ trợ của các đơn vị mà số lượng mẫu có thể tăng theo tương ứng đáp ứng nhu cầu xét nghiệm.

 

ĐỘI CƠ ĐỘNG ĐIỀU TRA TRUY VẾT, LẤY MẪU XÉT NGHIỆM THỰC ĐỊA

TT

Đơn vị

Số lượng người

Công suất

I

ĐỘI ĐIỀU TRA TRUY VẾT

427 người

 

1

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

8

Thực hiện khoanh vùng truy vết khẩn trương, thần tốc toàn bộ các đối tượng có liên quan.

2

Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/ thành phố (08 đội/đơn vị/15 đơn vị)

120

3

Huy động lực lượng trường ĐH Tây Nguyên

220

4

Huy động lực lượng trường ĐH BMT

79

II

ĐỘI LẤY MẪU THỰC ĐỊA*

259 người

20.720 mẫu

1

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

6

480 mẫu

2

Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/ thành phố (6 đội/đơn vị/15 đơn vị)

90

7.200 mẫu

3

Huy động lực lượng trường ĐH Tây Nguyên

138

11.000 mẫu

4

Huy động lực lượng trường ĐH BMT

25

2.000 mẫu

- Lực lượng của trường Đại học Tây Nguyên gồm: 47 giáo viên và 311 sinh viên.

- Lực lượng của trường Đại học Buôn Ma Thuột gồm: 25 giáo viên và 79 sinh viên.

* Ước tính lực lượng lấy mẫu thực địa khoảng 80 mẫu/ngày/người và có thể tăng lên theo yêu cầu.

 

PHỤ LỤC III

CÁC KHU CÁCH LY TẬP TRUNG ĐÁP ỨNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1962/QĐ-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

1. Khu cách ly tại các cơ sở trong hệ thống chính trị, xã hội của tỉnh

TT

Địa điểm cách ly

Số lượng

1

Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên*

320 người

2

Trung tâm Điều dưỡng người có công*

72 người

3

KTX Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh, Trường ĐH Tây Nguyên

360 người

4

KTX Trường ĐH Tây Nguyên

360 người

5

KTX Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

300 người

6

KTX Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk

450 người

7

KTX Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk

170 người

8

KTX Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk

100 người

 

Tổng

2.132 người

* Cơ sở tiếp nhận các trường hợp cách ly ban đầu

2. Khu cách ly tập trung thuộc Bộ CHQS tỉnh Đắk Lắk

TT

Địa điểm cách ly

Số lượng

1

Thao trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (xã Krông Na, Buôn Đôn)

60 người

2

Tiểu đoàn 401/eBB584 (xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar)

100 người

3

Doanh trại (cũ) cBB2, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ea Súp

80 người

 

Tổng

240 người

3. Khu cách ly tại các cơ sở trong hệ thống chính trị, xã hội của các huyện, thị xã, thành phố

TT

Huyện/TX/TP

Địa điểm cách ly

Số lượng

1

TP. BMT

Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS (Khối 2, phường Thành Nhất)

100 người

2

Cư Kuin

Trung tâm Y tế huyện Cư Kuin - cơ sở 2

50 người

 

Trường PTDT nội trú THCS Cư Kuin

100 người

3

Krông Bông

Trung tâm Y tế huyện Krông Bông

20 người

 

Trường PTDT nội trú THCS Krông Bông

60 người

 

Mở rộng khu cách ly: phòng học của các Trường trung học cơ sở Cư Drăm, Cư K’Ty, EaTrul trên địa bàn huyện Krông Bông, khoảng 50 người/cơ sở

150 người

 

Khu cơ quan quân sự huyện

60 người

4

Lắk

Trung tâm Y tế huyện Lắk - cơ sở 2

40 người

 

Khu Resort Lắk

80 người

 

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lắk

100 người

5

Krông Ana

Trường PTDT nội trú THCS Krông Ana

100 người

 

Khu bán trú dân nuôi huyện

50 người

6

Buôn Đôn

Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn - cơ sở 2

30 người

 

Trường PTDT nội trú THCS Buôn Đôn

100 người

TT

Huyện/TX/TP

Địa điểm cách ly

Số lượng

7

Ea Súp

Trung tâm Y tế huyện Ea Súp - cơ sở 2

40 người

 

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ea Súp

150 người

8

Cư M’gar

Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar - cơ sở 2

50 người

 

Trường PTDT nội trú THCS huyện Cư M’gar

100 người

9

Buôn Hồ

Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ - cơ sở 2

20 người

 

Trường PTDT nội trú THCS Tx Buôn Hồ

100 người

 

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thị xã Buôn Hồ

100 người

10

Krông Búk

Trung tâm Y tế huyện Krông Búk - cơ sở 2

23 người

 

Trường PTDT nội trú THCS Krông Búk

110 người

11

Krông Năng

Trung tâm Y tế huyện Krông Năng - cơ sở 2

20 người

 

Trung tâm dân số-KHHGĐ (cũ)

20 người

 

Khu Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Krông Năng

200 người

12

Ea H’leo

Trung tâm Y tế huyện Ea H’leo - cơ sở 2

12 người

 

Trường PTDT nội trú THCS huyện Ea H’Leo

100 người

 

Khu Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ea H’Leo

100 người

13

Krông Pắc

Trung tâm Y tế huyện Krông Pắc - cơ sở 2

70 người

14

Ea Kar

Trung tâm Y tế huyện Ea Kar - cơ sở 2

20 người

 

 

Trạm y tế xã Ea Đar

20 người

 

Trường PTDT nội trú THCS huyện Ea Kar

100 người

 

Nhà nghỉ Thanh Lịch, Trường Xuân

50 người

15

M’Drắk

Trung tâm Y tế huyện M’Drắk - cơ sở 2

12 người

 

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện M’Drắk

100 người

 

Nhà nghỉ Thành Vinh, Hoàng Gia, Văn Long, Gió Núi, Tây Nguyên

111 người

Tổng

 

2.668 người

- Tổng số lượng người tại các khu cách ly tập trung trên toàn tỉnh là 5.040 người.

- Đưa vào sử dụng các khu cách ly tập trung, đồng thời tùy vào tình hình thực tế có thể nâng cấp, mở rộng khẩn cấp các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị…tại các khu vực cách ly.

- Trong trường hợp số lượng người nghi nhiễm SARS-CoV-2 cách ly vượt quá 5.040 trường hợp, Sở Y tế phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các sở ban ngành trên địa bàn tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo bố trí các địa điểm cách ly tập trung trưng dụng từ trường học các cơ sở y tế địa phương… phù hợp với kế hoạch phòng chống dịch.

- Sẽ chuyển đổi công năng 1 số khu vực cách ly tập trung (tuyến tỉnh và tuyến huyện) thành bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 để điều trị các trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng hoặc nhẹ.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1962/QĐ-UBND ngày 22/07/2021 về Kế hoạch đáp ứng các cấp độ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đắk Lắk trong tình hình mới

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


699

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.31.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!