BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3888/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 08 tháng
9 năm 2020
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH SỔ TAY “HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG
DỊCH COVID-19 TẠI CỘNG ĐỒNG TRONG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI”
BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng,
chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số
75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Căn cứ diễn biến tình
hình dịch COVID-19 và Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc về việc xây dựng
Sổ tay Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình
thường mới;
Theo đề nghị của Chánh
Văn phòng Bộ Y tế,
QUYẾT
ĐỊNH;
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Sổ tay Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại
cộng đồng trong trạng thái bình thường mới.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các
ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng
Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch
tễ, Viện Pasteur, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- PTTg. Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia;
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố;
- Bệnh viện, Viện trực thuộc;
- Y tế Bộ, ngành (để t/hiện);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, VPB1.
|
Q. BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|
SỔ
TAY
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CỘNG
ĐỒNG TRONG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI
LỜI NÓI ĐẦU
Đến nay, dịch COVID-19
đã lây lan rộng trên phạm vi toàn cầu tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hiện tình hình dịch trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, đặc biệt tại
một số nước sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch đã bùng
phát dịch trở lại, dự báo trong thời gian tới số ca bệnh còn tiếp tục gia tăng.
Ở Việt Nam, nguy cơ
dịch bệnh bùng phát vẫn luôn hiện hữu. Vì vậy, cần có giải pháp phù hợp chung
sống an toàn, nhất là trong giai đoạn hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu,
chưa có vắc xin sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Đồng thời thực hiện nghiêm
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch trong trạng thái “bình
thường mới” nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát
triển kinh tế - xã hội.
Để đáp ứng công tác
phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, đảm bảo chung
sống an toàn với dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu kép, Bộ Y tế xây
dựng và ban hành tài liệu “HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CỘNG
ĐỒNG TRONG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI”. Tài liệu này sẽ giúp các cơ quan,
đơn vị, tổ chức, người dân có được những nội dung cơ bản nhất, ngắn gọn, súc
tích, dễ thực hiện trong phòng, chống dịch COVID-19 khi tham gia các hoạt động
thường ngày tại cộng đồng.
Hiện nay, các vấn đề
liên quan đến dịch COVID-19 đã và đang được nghiên cứu, bổ sung; đồng thời tài
liệu này được hoàn thành trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Do vậy, cuốn tài liệu này sẽ tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và cập nhật
thêm một số lĩnh vực để phù hợp với diễn biến dịch trong thời gian tới. Bộ Y tế
rất mong nhận được sự chia sẻ và góp ý của Quý độc giả về nội dung cuốn sách.
MỤC
LỤC
I.
|
Lời nói đầu
|
II.
|
Phần 1: Thông tin
chung về COVID-19
|
III.
|
Phần 2: Hướng dẫn
phòng, chống dịch COVID-19 trong cộng đồng
|
|
Tại hộ gia đình
|
|
Tại nhà chung cư
|
|
Tại trường học
|
|
Tại trụ sở làm việc
|
|
Trong các cuộc họp
|
|
Trên các phương tiện
giao thông công cộng
|
|
Tại trung tâm thương
mại, siêu thị
|
|
Tại các khu công
nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
|
|
Tại cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ
|
|
Tại chợ đầu mối, chợ
dân sinh
|
|
Phụ lục
|
|
Thông điệp 5K - Chung
sống an toàn với dịch COVID-19
|
|
Đeo khẩu trang đúng
cách phòng, chống dịch COVID-19
|
|
Rửa tay đúng cách
phòng, chống dịch COVID-19
|
|
Cài đặt, sử dụng ứng
dụng truy vết BlueZone
|
|
Cài đặt, sử dụng ứng
dụng khai báo y tế NCOVI
|
PHẦN 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ COVID-191
1. Bệnh viêm đường hô
hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19)
Là bệnh truyền nhiễm
cấp tính thuộc nhóm A, đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh, phát
tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc
xin phòng bệnh. Phòng bệnh chủ yếu dựa vào biện pháp vệ sinh cá nhân, phát hiện
và cách ly sớm, giám sát chặt chẽ các trường hợp bệnh nghi ngờ, phòng chống lây
truyền tại cộng đồng và vệ sinh môi trường.
2. Đường lây truyền,
thời gian ủ bệnh
- Bệnh lây truyền từ
người sang người chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay
dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số
đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
- Thời gian ủ bệnh
trong vòng 14 ngày. Người mang SARS-CoV-2 có khả năng truyền vi rút cho những
người xung quanh.
- Khi tiếp xúc trực
tiếp với người nhiễm bệnh, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người như nhà
máy, nhà ga, bến tàu xe, sân bay, lễ hội, trên phương tiện giao thông công
cộng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu
du lịch, trường học... sẽ tạo điều kiện cho vi rút lây lan.
3. Triệu chứng biểu
hiện bệnh
- Người mắc bệnh có
triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: Sốt, ho, đau rát họng, khó thở, có
trường hợp viêm phổi, viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ tử
vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh
mạn tính kèm theo.
- Một số người nhiễm
SARS-CoV-2 có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng hoặc không có
triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện.
- Trường hợp nghi
ngờ mắc bệnh: Là người có ít nhất một trong các triệu chứng: Sốt, ho,
khó thở hoặc viêm phổi và có một trong các yếu tố dịch tễ sau:
+ Có tiền sử
đến/qua/ở/về từ quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc COVID-19 lây truyền
nội địa theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới trong vòng 14 ngày kể từ ngày
nhập cảnh.
+ Có tiền sử đến/ở/về
từ nơi có ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam trong vòng 14 ngày trước khi khởi
phát bệnh.
+ Tiếp xúc gần với ca
bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát
bệnh.
- Ca bệnh xác định: Là ca bệnh nghi ngờ
hoặc bất cứ người nào có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 được thực hiện
bởi các cơ sở xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép khẳng định.
- Người tiếp xúc gần: Là người có tiếp xúc
trong vòng 2 mét với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc
bệnh, bao gồm:
+ Người sống trong cùng
hộ gia đình, cùng nhà với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ
mắc bệnh.
+ Người cùng nhóm làm
việc hoặc cùng phòng làm việc với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong
thời kỳ mắc bệnh.
+ Người cùng nhóm: Du
lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp... với ca bệnh xác định hoặc
ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.
+ Người ngồi cùng hàng
và trước, sau hai hàng ghế trên cùng một phương tiện giao thông (tàu, xe ô tô,
máy bay, tàu thủy...) với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ
mắc bệnh. Trong một số trường hợp cụ thể, tuỳ theo kết quả điều tra dịch tễ, cơ
quan y tế sẽ quyết định việc mở rộng danh sách người tiếp xúc gần đối với hành
khách đi cùng một phương tiện giao thông.
+ Bất cứ người nào có
tiếp xúc gần với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh
ở các tình huống khác.
4. Một số nguyên tắc,
khái niệm về phòng và điều trị
- Hiện nay bệnh viêm
đường hô hấp cấp do COVID-19 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin
phòng bệnh nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện
pháp phòng bệnh chính là phát hiện sớm và cách ly ca bệnh, cách ly những người
tiếp xúc vòng 1 (là người tiếp xúc với ca bệnh xác định), tiếp xúc vòng
2 (là người tiếp xúc với người tiếp xúc gần).
- Thực hiện các biện
pháp dự phòng giọt bắn để tránh lây nhiễm trực tiếp do hít phải giọt bắn có
chứa vi rút phát tán trong không khí thông qua ho, hắt hơi, nói chuyện và các
biện pháp dự phòng tiếp xúc để tránh lây nhiễm gián tiếp do chạm tay vào các bề
mặt bị nhiễm vi rút rồi chạm vào mắt, mũi, miệng. Các biện pháp dự phòng chung
gồm: Hạn chế ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết; nếu phải ra khỏi nhà thì
phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách theo quy định; thường xuyên rửa tay với xà
phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông
thoáng; khai báo y tế điện tử.
- Khoảng cách tối
thiểu, đeo khẩu trang thực hiện theo quy định của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc
gia phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Rửa tay được hiểu là
rửa tay với nước sạch và xà phòng ít nhất trong thời gian 30 giây hoặc vệ sinh
tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.
- Dung dịch sát khuẩn
tay: Phải chứa ít nhất 60% cồn hoặc các hoạt chất diệt khuẩn theo quy định của
Bộ Y tế.
- Dung dịch khử khuẩn
bề mặt: (i) Chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc (ii) Pha dung dịch tẩy rửa
bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite theo tỷ lệ 10ml dung dịch
tẩy rửa với 1 lít nước) hoặc (iii) Các dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt
tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 10 phút) hoặc (iv) 0,1% Clo
hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 01 phút) hoặc (v) Cồn 70%.
Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất là 30 phút. Khử khuẩn bề mặt theo
nguyên tắc lau từ nơi sạch đến nơi bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
Trường hợp bề mặt vật dụng bẩn thì cần làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi
khử khuẩn.
PHẦN 2
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG CỘNG
ĐỒNG
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI HỘ GIA ĐÌNH
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Các hộ gia đình sống
tại nhà ở riêng lẻ: Nhà ở độc lập, nhà liền kề, nhà biệt thự trên đất ở thuộc
phố, khu phố, khu đô thị, khu vực nông thôn (sau đây gọi chung là hộ gia đình).
2. Đối tượng áp dụng
- Người dân sống trong
hộ gia đình.
- Tổ trưởng dân phố,
trưởng thôn/xóm/ấp/bản/làng (sau đây gọi tắt là Tổ trưởng dân phố).
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của người
sống trong hộ gia đình
- Thực hiện các biện
pháp dự phòng cá nhân gồm:
+ Đeo khẩu trang khi ra
khỏi nhà.
+ Thường xuyên rửa tay
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
+ Hạn chế ra khỏi nhà
khi không cần thiết; hạn chế tụ tập đông người.
+ Không khạc, nhổ, vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Vệ sinh nhà cửa, lau
bề mặt, nền nhà, vật dụng bằng các chất tẩy rửa thông thường. Đặc biệt đối với
vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, công tắc điện... vệ sinh ít
nhất 01 lần/ngày.
- Thu gom rác thải sinh
hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.
- Đảm bảo thông thoáng
không khí trong nhà; thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ.
- Liên hệ các cơ sở y
tế để khai báo và được tư vấn, cập nhật tình hình sức khỏe qua ứng dụng khai
báo y tế khi hộ gia đình có người già, người cao tuổi, người có bệnh nền, bệnh
mãn tính có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Kiểm tra thân nhiệt
hàng ngày, thông báo kịp thời với cơ sở y tế các trường hợp có biểu hiện sốt, ho,
khó thở.
- Chủ động khai báo tạm
trú, tạm vắng đối với khách đến lưu trú.
2. Trách nhiệm của Tổ
trưởng dân phố
- Hướng dẫn, nhắc nhở
người dân thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân và các biện pháp phòng,
chống dịch tại hộ gia đình.
- Yêu cầu chủ hộ gia
đình thực hiện nghiêm việc khai báo tạm trú, tạm vắng khi có khách đến lưu trú.
- Phối hợp với các cơ
quan y tế, chính quyền cơ sở, công an sở tại triển khai các hoạt động phòng,
chống dịch COVID-19; kiểm tra, theo dõi, giám sát những người phải cách ly y tế
tại nhà, nơi lưu trú, những người có biểu hiện sốt, ho, khó thở trên địa bàn.
- Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho người dân.
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI NHÀ CHUNG CƯ
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Áp dụng cho các nhà
chung cư2
2. Đối tượng áp dụng
- Người dân sống tại
nhà chung cư (sau đây gọi là cư dân).
- Nhân viên an ninh,
bảo vệ, người phục vụ trong nhà chung cư.
- Khách đến thăm và làm
việc.
- Ban quản lý nhà chung
cư.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của cư
dân
- Thực hiện các biện
pháp dự phòng cá nhân gồm:
+ Đeo khẩu trang khi ra
khỏi căn hộ/phòng của gia đình.
+ Thường xuyên rửa tay
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
+ Hạn chế ra khỏi nhà
khi không cần thiết; hạn chế tụ tập đông người.
+ Không khạc, nhổ, vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Giữ khoảng cách tối
thiểu 1 mét tại các không gian chung, khu sinh hoạt cộng đồng.
- Hạn chế nói chuyện
trong thang máy, thang bộ; hạn chế chạm trực tiếp bề mặt thang hoặc tay vịn; vệ
sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay sau khi sử dụng thang máy.
- Vệ sinh nhà cửa, lau
bề mặt, nền nhà, vật dụng bằng các chất tẩy rửa thông thường. Đặc biệt đối với
vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, công tắc điện...vệ sinh ít
nhất 01 lần/ngày.
- Thu gom rác thải sinh
hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.
- Đảm bảo thông thoáng
không khí trong nhà; thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ.
- Liên hệ các cơ sở y
tế để khai báo và được tư vấn, cập nhật tình hình sức khỏe qua ứng dụng khai
báo y tế khi hộ gia đình có người già, người cao tuổi, người có bệnh nền, bệnh
mãn tính có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Kiểm tra thân nhiệt
hàng ngày, thông báo kịp thời với cơ sở y tế các trường hợp có dấu hiệu sốt,
ho, khó thở hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
- Chủ động khai báo tạm
trú, tạm vắng đối với khách đến lưu trú.
2. Trách nhiệm của
khách đến thăm và làm việc
- Không đến thăm và làm
việc khi đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có các biểu hiện sốt, ho,
khó thở.
- Đeo khẩu trang khi
đến và khi ra khỏi căn hộ/phòng chung cư.
- Thường xuyên rửa tay
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
- Hạn chế tụ tập đông
người, giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét tại các không gian chung, khu sinh hoạt
cộng đồng.
- Không khạc, nhổ, vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Hạn chế nói chuyện
trong thang máy, thang bộ; hạn chế chạm trực tiếp bề mặt thang hoặc tay vịn; vệ
sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay sau khi sử dụng thang máy.
- Tuân thủ các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 riêng của nhà chung cư (nếu có).
3. Trách nhiệm của nhân
viên an ninh, bảo vệ, người phục vụ trong nhà chung cư
- Không đi làm khi đang
trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Phải đeo khẩu trang
trong suốt thời gian làm việc.
- Thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
- Phải cài đặt và bật
ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế trong suốt thời gian làm việc nếu sử
dụng thiết bị di động thông minh.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Thông báo kịp thời
cho đơn vị quản lý, người cung cấp dịch vụ khi/hoặc phát hiện trường hợp có
biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Kiểm tra, nhắc nhở cư
dân và khách thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại tòa nhà như đeo khẩu
trang, vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn...
- Tuân thủ các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 riêng của nhà chung cư (nếu có).
4. Trách nhiệm của Ban
quản lý
- Hướng dẫn, nhắc nhở
cư dân, khách đến thăm và làm việc, nhân viên, người lao động thực hiện đeo
khẩu trang, thực hiện giãn cách tối thiểu 1 mét ; hạn chế tụ tập đông người tại
nhà và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại nhà chung cư.
- Vệ sinh, khử khuẩn
bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường đối với khu vực không
gian chung tối thiểu 2 lần/ngày; đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như
tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bảng điều khiển thang máy,
cabin thang máy... khử trùng ít nhất 2 lần/ngày.
- Bố trí đầy đủ dung
dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện, xà phòng tại các khu vệ sinh.
- Hạn chế tổ chức các
sự kiện có tụ tập đông người tại khu vực sinh hoạt chung. Trường hợp thực sự
cần thiết phải yêu cầu đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và các biện pháp đảm bảo
an toàn như Hướng dẫn tại các cuộc họp.
- Ghi lại thông tin họ
tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày giờ đến thăm của khách và chủ căn hộ. Không
cho khách có biểu hiện: Sốt, ho, khó thở vào nhà chung cư và thông báo với cơ
quan y tế địa phương.
- Bố trí đủ thùng đựng
rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom,
xử lý hàng ngày.
- Yêu cầu chủ căn hộ
thực hiện nghiêm việc khai báo tạm trú, tạm vắng khi có khách đến lưu trú.
- Phối hợp với các cơ
quan y tế và chính quyền sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch
COVID-19, đặc biệt khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho cư dân.
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI TRƯỜNG HỌC
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Áp dụng cho các cơ sở
giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ
thông có nhiều cấp học, cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.
2. Đối tượng
- Trẻ mầm non, học
sinh, sinh viên, học viên.
- Giáo viên, giảng
viên, người lao động tại trường.
- Cha mẹ học sinh,
khách đến thăm và làm việc.
- Ban giám hiệu.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Trường mầm non3
1.1. Trách nhiệm của
cha mẹ học sinh
- Không đi đến trường
và không được đưa trẻ đến trường nếu bản thân cha mẹ đang trong thời gian cách
ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Đeo khẩu trang cho
mình và cho trẻ khi đưa trẻ đến trường và khi đưa trẻ về.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời điểm: Trước khi đến
trường, sau khi trở về nhà, khi thấy tay bẩn hoặc khi cần thiết.
- Chuẩn bị đồ dùng cá
nhân riêng cho trẻ (cốc, bình nước uống...) khi trẻ đến trường học.
- Đo nhiệt độ, theo dõi
sức khỏe cho trẻ ở nhà; nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ
nghỉ học, thông báo cho nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám,
tư vấn, điều trị.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Có trách nhiệm phối
hợp với nhà trường phòng, chống dịch COVID-19.
1.2. Trách nhiệm của
giáo viên, người lao động tại trường
- Không được đến trường
nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Đeo khẩu trang khi đi
đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết tại trường.
- Thường xuyên rửa tay
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; rửa tay trước khi đến trường và sau
khi ra về.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời điểm: Trước khi vào lớp
học, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ ra chơi và nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ
sinh, trước khi ra về, khi thấy tay bẩn.
- Hướng dẫn trẻ thực
hiện giãn cách phù hợp trong các hoạt động ngoài lớp học (như xếp hàng, tổ chức
mít tinh, khai giảng...).
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu dùng thiết bị điện thoại
thông minh.
1.3. Trách nhiệm của
khách đến thăm và làm việc
- Không được đến trường
nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Đeo khẩu trang trong
suốt quá trình đến thăm và làm việc tại trường.
- Rửa tay với xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi vào trường, khi ra về.
- Thực hiện giãn cách
phù hợp khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động tại trường.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Không khạc, nhổ, vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 và khai báo y tế theo yêu cầu của nhà trường.
1.4. Trách nhiệm của
Ban giám hiệu
- Tổ chức đo thân nhiệt
trước khi vào trường đối với học sinh, giáo viên, người lao động tại trường,
cha mẹ học sinh vào trường, khách đến thăm và làm việc; thực hiện khai báo y tế
đối với các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Bố trí người đón và
giao trẻ tại cổng trường; hạn chế người ra vào trường; hạn chế tiếp xúc giữa
học sinh các lớp với nhau.
- Phân công thực hiện
vệ sinh, khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường:
+ Bàn ghế, tay nắm cửa,
tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà,
phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh... tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần
thiết.
+ Đồ chơi, thiết bị
giáo dục sau mỗi buổi học hoặc khi thấy bị bẩn.
+ Tay nắm cửa xe, tay
vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe ...của phương tiện đưa đón học sinh sau mỗi
chuyến đưa, đón học sinh (nếu có).
- Bố trí nơi rửa tay có
đủ xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Dung dịch sát khuẩn tay
phải đặt tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng.
- Đảm bảo đủ nước uống
hợp vệ sinh và mỗi trẻ có một cốc uống nước dùng riêng được vệ sinh sạch sẽ;
không dùng chung các đồ dùng cá nhân.
- Bố trí suất ăn riêng
cho mỗi học sinh, giáo viên, người lao động; đảm bảo giãn cách phù hợp khi ăn
theo điều kiện của nhà trường.
- Bố trí nơi nghỉ, ngủ
đảm bảo giãn cách phù hợp theo điều kiện của nhà trường.
- Bố trí đủ thùng đựng
rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử
lý hàng ngày.
- Nghiêm cấm khạc nhổ;
vứt rác, khẩu trang bừa bãi.
- Tăng cường thông khí
tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều
hòa trong lớp học, cuối buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng.
- Bố trí phòng cách ly,
chuẩn bị khẩu trang để sử dụng ngay khi phát hiện trẻ, người có biểu hiện sốt,
ho, khó thở. Đồng thời thông báo kịp thời cho cơ quan y tế và áp dụng các biện
pháp phòng ngừa phù hợp.
- Thực hiện khai báo y
tế đối với khách đến thăm và làm việc.
- Tập huấn đầy đủ cho
giáo viên, người lao động của nhà trường về phòng, chống dịch COVID-19.
- Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh, cha mẹ học sinh
và cán bộ tại trường.
- Tổ chức kiểm tra,
giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại trường học.
2. Trường Tiểu học,
Trung học cơ sở
2.1. Trách nhiệm của
cha mẹ học sinh
- Không đi đến trường
và không được đưa học sinh đến trường nếu bản thân cha mẹ đang trong thời gian
cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Đeo khẩu trang cho
mình và cho học sinh khi đưa học sinh đến trường, khi đưa học sinh về.
- Yêu cầu học sinh rửa
tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời điểm: Trước khi đến
trường, sau khi trở về nhà, khi thấy tay bẩn hoặc khi cần thiết.
- Chuẩn bị đồ dùng cá
nhân riêng cho học sinh (cốc, bình nước uống...) khi đến trường học.
- Đo nhiệt độ, theo dõi
sức khỏe cho học sinh ở nhà; nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho học sinh
nghỉ học, thông báo cho nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám,
tư vấn, điều trị.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông
minh.
- Có trách nhiệm phối
hợp với nhà trường phòng, chống dịch COVID-19.
2.2. Trách nhiệm của
học sinh
- Đeo khẩu trang khi
đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết.
- Thường xuyên rửa tay
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời điểm: Trước khi đến
trường, sau khi ra về, khi thấy tay bẩn hoặc khi cần thiết.
- Chuẩn bị và mang đồ
dùng cá nhân khi đến trường học, không dùng chung đồ dùng cá nhân với các học
sinh khác.
- Thực hiện giãn cách
phù hợp theo hướng dẫn của giáo viên, ban giám hiệu nhà trường.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Thông báo với cha mẹ,
giáo viên nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở để được khám, tư vấn, điều trị.
- Chủ động tham gia
thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu của nhà trường.
2.3. Trách nhiệm của
giáo viên, người lao động tại trường
- Không được đến trường
nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Đeo khẩu trang khi đi
đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết.
- Thường xuyên rửa tay
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; rửa tay trước khi đến trường và sau
khi ra về.
- Yêu cầu học sinh rửa
tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời điểm: Trước khi vào
lớp học, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ ra chơi và nghỉ giữa giờ, trước khi
ra về.
- Hướng dẫn học sinh
thực hiện giãn cách phù hợp trong các hoạt động ngoài lớp học (như xếp hàng, tổ
chức mít tinh, khai giảng...).
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
2.4. Trách nhiệm của
khách đến thăm và làm việc
- Không được đến trường
nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Đeo khẩu trang trong
suốt quá trình đến thăm và làm việc tại trường.
- Rửa tay với xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi đến trường và sau khi ra về.
- Thực hiện giãn cách
phù hợp khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động tại trường.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 và khai báo y tế theo yêu cầu của nhà trường.
2.5. Trách nhiệm của Ban
giám hiệu
- Tổ chức đo thân nhiệt
trước khi vào trường đối với học sinh, giáo viên, người lao động tại trường,
cha mẹ học sinh vào trường, khách đến thăm và làm việc; thực hiện khai báo y tế
đối với các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Bố trí người đón và
giao nhận học sinh tại cổng trường; hạn chế người ra vào trường; hạn chế tiếp
xúc giữa học sinh các lớp với nhau.
- Phân công thực hiện
vệ sinh, khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường:
+ Bàn ghế, tay nắm cửa,
tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà,
phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh... tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần
thiết.
+ Thiết bị giáo dục sau
mỗi buổi học hoặc khi thấy bị bẩn.
+ Tay nắm cửa xe, tay
vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe ...của phương tiện đưa đón học sinh sau mỗi
chuyến đưa, đón học sinh (nếu có).
- Bố trí nơi rửa tay có
đủ xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Dung dịch sát khuẩn tay
phải đặt tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng.
- Đảm bảo đủ nước uống
hợp vệ sinh; mỗi học sinh có một cốc uống nước dùng riêng được vệ sinh sạch sẽ;
không dùng chung các đồ dùng cá nhân.
- Bố trí suất ăn riêng
cho mỗi học sinh, giáo viên, người lao động; đảm bảo giãn cách phù hợp khi ăn
theo điều kiện của nhà trường.
- Bố trí nơi nghỉ, ngủ
đảm bảo giãn cách phù hợp theo điều kiện của nhà trường.
- Bố trí đủ thùng đựng
rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử
lý hàng ngày.
- Nghiêm cấm khạc, nhổ;
vứt rác, khẩu trang bừa bãi.
- Tăng cường thông khí
tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều
hòa trong lớp học, cuối buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng.
- Bố trí phòng cách ly,
chuẩn bị khẩu trang để sử dụng ngay khi phát hiện học sinh, người có biểu hiện
sốt, ho, khó thở. Đồng thời thông báo kịp thời cho cơ quan y tế và áp dụng các
biện pháp phòng ngừa phù hợp.
- Thực hiện khai báo y
tế đối với khách đến thăm và làm việc.
- Tập huấn đầy đủ cho
giáo viên, người lao động của nhà trường về phòng, chống dịch COVID-19.
- Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh, cha mẹ học sinh
và cán bộ tại trường.
- Tổ chức kiểm tra,
giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại trường học.
3. Trường Trung học phổ
thông, cơ sở giáo dục Đại học
3.1. Trách nhiệm của
cha mẹ học sinh, sinh viên, học viên
- Không được đến
trường, ký túc xá nếu bản thân đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có
biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Yêu cầu, nhắc nhở học
sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) đeo khẩu trang khi
đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết.
- Yêu cầu, nhắc nhở học
sinh rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời điểm: Trước
khi đến trường, sau khi ra về.
- Theo dõi sức khỏe học
sinh ở nhà; nếu có sốt, ho, khó thở thì thông báo đến nhà trường, đồng thời đưa
đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Có trách nhiệm phối
hợp với nhà trường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
3.2. Trách nhiệm của
học sinh
- Đeo khẩu trang khi
đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết.
- Thường xuyên rửa tay
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, nhất là tại các thời điểm: Trước khi
đến trường, sau khi ra về.
- Thực hiện giãn cách
phù hợp theo hướng dẫn của giáo viên, ban giám hiệu nhà trường.
- Chuẩn bị và mang đồ
dùng cá nhân khi đến trường học, không dùng chung đồ dùng cá nhân với các học
sinh khác.
- Thông báo với cha mẹ,
giáo viên nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở để được khám, tư vấn, điều trị.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Chủ động tham gia,
phối hợp với nhà trường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
3.3. Trách nhiệm của
giáo viên, giảng viên, người lao động tại trường
- Không được đến trường
nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Đeo khẩu trang khi đi
đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết.
- Thường xuyên rửa tay
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; rửa tay trước khi đến trường và sau
khi ra về.
- Yêu cầu, nhắc nhở học
sinh rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời điểm: Trước
khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ ra chơi và nghỉ giữa giờ,
trước khi ra về.
- Hướng dẫn học sinh
thực hiện giãn cách phù hợp trong các hoạt động ngoài lớp học (như xếp hàng,
mít tinh, khai giảng, ngoại khóa...).
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
3.4. Trách nhiệm của
khách đến thăm và làm việc
- Không được đến trường
nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Đeo khẩu trang trong
suốt quá trình đến thăm và làm việc tại trường.
- Rửa tay với xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi đến trường và sau khi ra về.
- Thực hiện giãn cách
phù hợp khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động tại trường.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 và khai báo y tế theo yêu cầu của nhà trường.
3.5. Trách nhiệm của
Ban giám hiệu
- Tổ chức đo thân nhiệt
trước khi vào trường đối với học sinh, giáo viên, người lao động tại trường,
cha mẹ học sinh vào trường, khách đến thăm và làm việc; thực hiện khai báo y tế
đối với các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Hạn chế người ra vào
trường; hạn chế tiếp xúc giữa học sinh các lớp với nhau.
- Phân công thực hiện
vệ sinh, khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường:
+ Bàn ghế, tay nắm cửa,
tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà,
phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh... tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần
thiết.
+ Thiết bị giáo dục sau
mỗi buổi học hoặc khi thấy bị bẩn.
+ Tay nắm cửa xe, tay
vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe ...của phương tiện đưa đón học sinh sau mỗi
chuyến đưa, đón học sinh (nếu có).
- Bố trí nơi rửa tay có
đủ xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Dung dịch sát khuẩn tay
phải đặt tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng.
- Đảm bảo đủ nước uống
hợp vệ sinh. Yêu cầu, nhắc nhở mỗi học sinh dùng riêng cốc uống nước.
- Bố trí suất ăn riêng
cho mỗi học sinh, giáo viên, người lao động; đảm bảo giãn cách phù hợp khi ăn
theo điều kiện của nhà trường.
- Bố trí nơi nghỉ, ngủ
đảm bảo giãn cách phù hợp theo điều kiện của nhà trường.
- Bố trí đủ thùng đựng
rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom,
xử lý hàng ngày.
- Nghiêm cấm khạc, nhổ,
vứt rác, khẩu trang bừa bãi.
- Tăng cường thông khí
tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều
hòa trong lớp học, cuối buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng.
- Bố trí phòng cách ly,
chuẩn bị khẩu trang để sử dụng ngay khi phát hiện người có biểu hiện sốt, ho,
khó thở. Đồng thời thông báo kịp thời cho cơ quan y tế và áp dụng các biện pháp
phòng ngừa phù hợp.
- Thực hiện khai báo y
tế đối với khách đến thăm và làm việc.
- Tập huấn, phổ biến
các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho giáo viên, người lao động, học
sinh.
- Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh, cha mẹ học sinh
và cán bộ tại trường.
- Tổ chức kiểm tra,
giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại trường học.
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI TRỤ SỞ LÀM VIỆC
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Trụ sở làm việc được
quy định trong hướng dẫn này gồm văn phòng, công sở.
2. Đối tượng áp dụng
- Cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động.
- Khách đến thăm và làm
việc.
- Người quản lý, người
sử dụng lao động.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động
- Không tới công sở khi
đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Đeo khẩu trang khi đi
đến trụ sở làm việc và khi ra về.
- Thường xuyên rửa tay
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
- Hạn chế tụ tập đông
người, giữ khoảng cách tiếp xúc phù hợp ngoài trụ sở làm việc.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Kiểm tra thân nhiệt
hàng ngày, thông báo kịp thời với cơ sở y tế nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Tuân thủ các biện
pháp dự phòng cá nhân và các hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại trụ sở
làm việc.
2. Trách nhiệm của
khách đến thăm và làm việc
- Không được đến trụ sở
làm việc nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho,
khó thở.
- Đeo khẩu trang trong
suốt quá trình đến thăm và làm việc.
- Rửa tay với xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi đến và sau khi ra về.
- Thực hiện giãn cách
phù hợp khi đến thăm và làm việc.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 và khai báo y tế theo yêu cầu của trụ sở làm
việc.
3. Trách nhiệm của người
quản lý, người sử dụng lao động
- Tổ chức đo thân nhiệt
cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và khách đến thăm và làm việc
trước khi vào trụ sở làm việc.
- Thực hiện khai báo y
tế đối với khách đến thăm và làm việc nếu thấy cần thiết và các trường hợp
người có biểu hiện ho, sốt, khó thở.
- Thực hiện bố trí chỗ
ngồi giãn cách phù hợp.
- Đẩy mạnh họp trực
tuyến, hạn chế các cuộc họp không cần thiết.
- Xây dựng kế hoạch cụ
thể triển khai hình thức làm việc trực tuyến, tại nhà tùy theo tình hình, diễn
biến dịch bệnh.
- Vệ sinh, khử khuẩn
bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường đối với bàn ghế, tay nắm
cửa, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, phòng làm việc, phòng họp, khu vệ
sinh... tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết.
- Bố trí đầy đủ dung
dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng, xà phòng tại các
khu vệ sinh.
- Bố trí suất ăn riêng
cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đảm bảo giãn cách phù hợp khi
sử dụng phòng ăn tập thể.
- Bố trí đủ thùng đựng
rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử
lý hàng ngày.
- Nghiêm cấm khạc, nhổ;
vứt rác, khẩu trang bừa bãi.
- Phối hợp với các cơ
quan y tế và chính quyền sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.
- Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động.
- Tổ chức kiểm tra,
giám sát, đôn đốc các bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện các
biện pháp dự phòng cá nhân và các biện pháp dự phòng tại trụ sở.
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG CÁC CUỘC HỌP
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Các cuộc họp, hội nghị,
hội thảo, tập huấn từ 30 người trở lên.
(Các cuộc họp, hội
nghị, hội thảo, tập huấn dưới 30 người hoặc giao ban đơn vị cơ quan, cơ quan tổ
chức áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp).
2. Đối tượng áp dụng
- Người tham gia.
- Ban tổ chức.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của người
tham gia họp và người tổ chức cuộc họp
- Không tham dự khi
đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Đeo khẩu trang trong
suốt quá trình họp, trừ khi phát biểu.
- Ngồi đúng vị trí được
sắp xếp.
- Thường xuyên rửa tay
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt trước khi vào cuộc họp và
sau khi ra về.
- Hạn chế bắt tay, đập
tay nhau.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Thông báo kịp thời
với ban tổ chức nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
2. Trách nhiệm của Ban
tổ chức
- Tổ chức đo thân nhiệt
trước khi vào cuộc họp cho người tham dự và khi cần thiết.
- Bố trí chỗ ngồi giãn
cách phù hợp; đặt biển tên và thông báo trước các vị trí ngồi cho đại biểu; hạn
chế việc thay đổi chỗ ngồi của đại biểu khi không cần thiết.
- Chuẩn bị đủ khẩu
trang.
- Bố trí đầy đủ dung
dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng, xà phòng tại các
khu vệ sinh.
- Kịp thời thông báo
cho các cơ sở y tế các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở và áp dụng các
biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
- Vệ sinh, khử khuẩn
bằng hóa chất khử khuẩn đối với bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay
vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, phòng họp, khu vệ sinh,
mặt bàn, các nút bấm điều khiển,... sau mỗi ca họp hoặc khi cần thiết.
- Bố trí nước uống dùng
riêng cho từng người, suất ăn riêng (nếu có); đảm bảo giãn cách phù hợp khi sử
dụng phòng ăn tập thể.
- Bố trí đủ thùng đựng
rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử
lý hàng ngày.
- Tăng cường thông khí
phòng họp bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều hòa
trong phòng họp, cuối buổi họp phải mở cửa phòng họp tạo sự thông thoáng.
- Bố trí phòng cách ly
khi có trường hợp sốt, ho, khó thở trong thời gian họp. Kịp thời thông báo cho
các cơ sở y tế và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
- In và phát các hướng
dẫn phòng, chống dịch COVID-19 khi cần thiết.
- Nếu bố trí phương
tiện đưa đón đại biểu, phải tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn trên các
phương tiện giao thông công cộng.
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
I. PHẠM VI VÀ
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Các phương tiện giao
thông công cộng đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không như xe buýt,
taxi, xe chở khách theo hợp đồng, xe đưa đón cán bộ, công nhân viên, xe đưa đón
học sinh, tàu thủy, phà, tàu hỏa, xe điện, máy bay và các phương tiện giao
thông công cộng khác.
2. Đối tượng áp
dụng
- Người điều khiển
phương tiện.
- Người phục vụ trên
phương tiện.
- Hành khách.
- Ban quản lý/người
quản lý phương tiện.
II. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm
của người điều khiển phương tiện và người phục vụ
- Không tham gia điều
khiển, phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng nếu đang trong thời gian
cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Phải đeo khẩu trang
trong suốt quá trình làm việc.
- Rửa tay thường xuyên
với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, nhất là trước khi bắt đầu và kết
thúc quá trình di chuyển.
- Phải cài đặt và bật
ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông
minh.
- Hạn chế ăn uống, nói
chuyện. Không khạc, nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho,
hắt hơi.
- Bố trí dung dịch sát
khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng.
- Áp dụng các biện pháp
thông gió tự nhiên phù hợp với từng loại hình phương tiện giao thông công cộng.
- Yêu cầu hành khách
đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển và áp dụng các biện pháp phòng,
chống dịch đặc thù trên phương tiện.
- Thông báo cho người
quản lý, cơ quan y tế nếu phát hiện có hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó
thở.
- Vệ sinh, khử khuẩn
phương tiện hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều
như bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa, ghế ngồi, cửa sổ, sàn phương tiện....Chú ý
đối với xe taxi và các phương tiện tương tự, người điều khiển phương tiện,
người phục vụ phải lau chùi tay nắm cửa, ghế ngồi của xe sau mỗi lần khách lên,
xuống xe bằng dung dịch sát khuẩn nhanh.
2. Trách nhiệm
của hành khách
- Không tham gia
giao thông công cộng nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện
sốt, ho, khó thở.
- Bắt buộc đeo khẩu
trang khi tham gia giao thông công cộng.
- Rửa tay với xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi bắt đầu và kết thúc hành trình di
chuyển.
- Không khạc, nhổ, vứt
rác, khẩu trang bừa bãi trên phương tiện giao thông và nơi công cộng (ga tàu,
bến xe, sân bay, nhà ga,…); che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Phải cài đặt và bật
ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông
minh.
- Hạn chế ăn, uống, nói
chuyện trên phương tiện giao thông công cộng.
- Thông báo ngay cho
người điều khiển, người phục vụ phương tiện nếu thấy bản thân hoặc hành khách
đi cùng có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
3. Trách nhiệm
của Ban quản lý/người quản lý phương tiện
- Không cho phép người điều
khiển, người phục vụ phương tiện giao thông công cộng làm việc nếu đang trong
thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Tổ chức đo thân nhiệt
người điều khiển, người phục vụ phương tiện giao thông công cộng trước khi bắt
đầu ca làm việc; thực hiện khai báo y tế đối với các trường hợp có dấu hiệu
sốt, ho, khó thở.
- Phân công, bố trí
người thực hiện vệ sinh, khử khuẩn phương tiện.
- Bố trí đủ dung dịch
sát khuẩn tay trên phương tiện.
- Nghiêm cấm khạc, nhổ;
vứt rác, khẩu trang bừa bãi.
- Yêu cầu người điều
khiển, người phục vụ phương tiện giao thông công cộng thực hiện cài đặt và bật
ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông
minh.
- Có hình thức khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng dịch vụ đối với các hành khách đã
cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế.
- Bố trí thùng đựng
rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử
lý hàng ngày.
- Tập huấn, phổ biến
các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho người điều khiển, người phục vụ
phương tiện giao thông công cộng.
- Thông báo kịp thời
cho cơ quan y tế và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp đối với các trường
hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG
MẠI, SIÊU THỊ
I. PHẠM VI VÀ
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Áp dụng cho các trung
tâm thương mại, siêu thị.
2. Đối tượng áp
dụng
- Khách hàng.
- Nhân viên làm việc,
người quản lý, người sử dụng lao động.
- Đơn vị quản lý.
II. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm
của khách hàng, nhân viên làm việc, người quản lý, người sử dụng lao động
- Không đến trung tâm
thương mại, siêu thị khi đang trong thời gian cách ly hoặc có các biểu hiện
sốt, ho, khó thở.
- Phải đeo khẩu trang
trong suốt thời gian trong khu vực của trung tâm thương mại, siêu thị.
- Giữ khoảng cách tối
thiểu 1 mét khi xếp hàng tại lối vào, quầy thanh toán, đứng mua hàng...
- Rửa tay với dung dịch
sát khuẩn tay trước khi vào trung tâm thương mại, siêu thị và khi ra về.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Thông báo kịp thời
cho ban quản lý trung tâm thương mại, siêu thị khi có dấu hiệu sốt, ho, khó
thở.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Tuân thủ các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 riêng của trung tâm thương mại, siêu thị (nếu
có).
2. Trách nhiệm
của đơn vị quản lý
- Tổ chức đo thân nhiệt
cho khách hàng, người làm việc khi vào trung tâm thương mại, siêu thị.
- Hướng dẫn, nhắc nhở
khách hàng, người làm việc đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách tối thiểu 1 mét.
- Vệ sinh, khử khuẩn
bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường đối với bàn ghế, tay nắm
cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn
nhà, khu vệ sinh... tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết.
- Nếu trong trung tâm
thương mại, siêu thị có nhà hàng, khu ăn uống thì áp dụng các biện pháp phòng,
chống dịch đối với cơ sở ăn, uống.
- Bố trí đầy đủ dung
dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện, xà phòng tại các khu vệ sinh.
- Bố trí đủ thùng đựng
rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử
lý hàng ngày.
- Yêu cầu nhân viên,
người làm việc thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y
tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.
- Có hình thức khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng dịch vụ, ưu tiên thanh toán nhanh
đối với các khách hàng đã cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y
tế.
- Phối hợp với các cơ
quan y tế và chính quyền sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch
COVID-19, đặc biệt khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho người làm việc và khách
hàng như bố trí đặt biển hướng dẫn các quy định về phòng, chống dịch...
- Tổ chức kiểm tra,
giám sát, đôn đốc người làm việc và khách hàng thực hiện các biện pháp dự phòng
cá nhân và các biện pháp dự phòng tại trung tâm thương mại, siêu thị.
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI KHU CÔNG NGHIỆP,
NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP
I. PHẠM VI VÀ
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Áp dung tại khu công
nghiệp, nhà máy, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh.
2. Đối tượng áp
dụng
- Người lao động.
- Khách đến thăm làm
việc.
- Người quản lý, người
sử dụng lao động.
II. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm
người lao động
- Không đi làm khi đang
trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Phải đeo khẩu trang
khi đi đến nơi làm việc, khi ra về và những thời điểm cần thiết.
- Thường xuyên rửa tay
với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, nhất là trước khi đến
và khi ra về, trước và sau ca làm việc...
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Chủ động thường xuyên
vệ sinh mặt bàn làm việc, các dụng cụ lao động và vị trí thường xuyên tiếp xúc
của cá nhân bằng dung dịch sát khuẩn.
- Hạn chế tụ tập đông
người khi nghỉ giữa ca, nghỉ trưa,… giữ khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 1 mét
khi ăn ca, tại các khu vực công cộng tại nơi làm việc.
- Kiểm tra thân nhiệt
hàng ngày; thông báo kịp thời với người quản lý nơi làm việc và đến cơ sở y tế
nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Tuân thủ các biện
pháp dự phòng cá nhân và các hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại khu công
nghiệp, nhà máy, xí nghiệp.
2. Trách nhiệm
của khách đến thăm và làm việc
- Không được đến thăm
và làm việc nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho,
khó thở.
- Đeo khẩu trang trong
suốt quá trình đến thăm và làm việc.
- Rửa tay với xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi vào khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
và trước khi ra về.
- Thực hiện giãn cách
tối thiểu 1 mét khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động tại nhà máy, xí
nghiệp.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch và khai báo y tế theo yêu cầu của khu công nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp.
3. Trách nhiệm
của người quản lý, người sử dụng lao động
- Tổ chức đo thân nhiệt
cho người lao động và khách đến thăm và làm việc trước khi vào khu công nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp.
- Thực hiện khai báo y
tế đối với tế đối với khách đến thăm và làm việc nếu thấy cần thiết và các
trường hợp người có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Thực hiện bố trí chỗ
ngồi giãn cách tối thiểu 1 mét nếu có điều kiện; đảm bảo giãn cách khi người
lao động vào khu vực làm việc, khi xếp hàng...
- Vệ sinh, khử khuẩn
bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường đối với tay nắm cửa, nút
bấm thang máy, mặt sàn, phòng làm việc, phòng họp, khu vệ sinh... tối thiểu 2
lần/ngày hoặc khi cần thiết.
- Bố trí đầy đủ dung
dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng, xà phòng tại các
khu vệ sinh.
- Bố trí suất ăn riêng
cho người lao động; đảm bảo giãn cách khi sử dụng phòng ăn tập thể.
- Bố trí đủ thùng đựng
rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử
lý hàng ngày.
- Nghiêm cấm khạc, nhổ;
vứt rác, khẩu trang bừa bãi.
- Nếu tổ chức đưa, đón
người lao động phải đảm bảo các quy định như hướng dẫn phòng, chống dịch
COVID-19 trên các phương tiện giao thông công cộng.
- Tăng cường thông khí
tại khu vực làm việc của người lao động bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử
dụng quạt. Nếu sử dụng điều hòa, khi kết thúc ca làm việc phải mở cửa để tạo sự
thông thoáng.
- Bố trí phòng cách ly,
chuẩn bị khẩu trang để sử dụng ngay khi phát hiện người có biểu hiện sốt, ho,
khó thở. Đồng thời thông báo kịp thời cho cơ quan y tế và áp dụng các biện pháp
phòng ngừa phù hợp.
- Phối hợp với các cơ
quan y tế và chính quyền sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch
COVID-19.
- Tổ chức tập huấn,
tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho người lao
động.
- Tổ chức kiểm tra,
giám sát, đôn đốc người lao động thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân và
các biện pháp dự phòng tại khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp.
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CƠ SỞ KINH DOANH
DỊCH VỤ ĂN, UỐNG PHỤC VỤ TẠI CHỖ
I. PHẠM VI VÀ
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Áp dụng cho các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ (sau đây gọi là cơ sở ăn, uống).
2. Đối tượng áp
dụng
- Khách hàng.
- Nhân viên phục vụ,
người bán hàng.
- Đơn vị quản lý, chủ
cơ sở.
II. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của
khách hàng
- Không đến cơ sở ăn,
uống khi đang trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có các biểu hiện sốt, ho,
khó thở.
- Đeo khẩu trang, giữ khoảng
cách tối thiểu 1 mét khi xếp hàng tại lối vào, khi thanh toán,...
- Rửa tay với dung dịch
sát khuẩn khi vào cơ sở ăn, uống, khi ra về và khi cần thiết.
- Hạn chế nói chuyện
to, bắt tay, tránh giao tiếp với người lạ nếu không cần thiết; hạn chế tiếp xúc
với trang bị của nhà hàng nếu không cần thiết.
- Thông báo kịp thời
cho đơn vị quản lý, người cung cấp dịch vụ khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Tuân thủ các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 riêng của đơn vị quản lý, người cung cấp dịch
vụ (nếu có).
2. Trách nhiệm
của nhân viên phục vụ, người bán hàng
- Không đi làm khi đang
trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Phải đeo khẩu trang trong
suốt thời gian làm việc.
- Thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng hoặc vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn, nhất là trước khi đến
làm việc và sau khi ra về.
- Không bắt tay, hạn
chế tiếp xúc với khách hàng (nếu có thể), giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét khi
tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
- Phải cài đặt và bật
ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế trong suốt thời gian phục vụ nếu sử
dụng thiết bị di động thông minh.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Thông báo kịp thời
cho đơn vị quản lý, người cung cấp dịch vụ khi/hoặc phát hiện trường hợp có
biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Tuân thủ các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 riêng của đơn vị quản lý, người cung cấp dịch
vụ (nếu có).
3. Trách nhiệm
của đơn vị quản lý, chủ cơ sở
- Khuyến khích việc
thực hiện đo thân nhiệt cho khách hàng, nhân viên phục vụ, người bán hàng khi
vào cơ sở ăn uống.
- Yêu cầu nhân viên
phục vụ, người bán hàng phải đeo khẩu trang
- Bố trí ngồi giãn cách
tối thiểu 1 mét hoặc so le, hạn chế ngồi trực diện; khuyến khích lắp đặt vách
ngăn tại các bàn ăn uống, quầy thanh toán...
- Có hình thức khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng dịch vụ, ưu tiên thanh toán nhanh
đối với các khách hàng đã cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y
tế.
- Vệ sinh, khử khuẩn
đối với bàn ăn, vách ngăn sau mỗi lượt khách hàng sử dụng; đối với ghế ngồi,
tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật,
sàn nhà, khu vệ sinh.... tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết. Có đủ dụng cụ
ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng khách hàng và được lau rửa vệ sinh sạch sẽ,
khử khuẩn trước và sau khi sử dụng nếu sử dụng lại.
- Bố trí đầy đủ dung
dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện, xà phòng tại các khu vệ sinh.
- Bố trí đủ thùng đựng
rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử
lý hàng ngày.
- Phối hợp với các cơ
quan y tế và chính quyền sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch
COVID-19, đặc biệt khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho người làm việc và khách
hàng như bố trí đặt biển hướng dẫn các quy định về phòng chống dịch...
- Tổ chức kiểm tra,
giám sát, đôn đốc người làm việc, khách hàng thực hiện các biện pháp dự phòng
cá nhân và các biện pháp dự phòng tại cơ sở ăn uống.
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CHỢ ĐẦU MỐI, CHỢ
DÂN SINH
I. PHẠM VI VÀ
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Áp dụng cho các chợ đầu
mối, chợ dân sinh (sau đây gọi chung là chợ)
2. Đối tượng áp
dụng
- Người mua hàng.
- Người bán hàng, người
lao động tại chợ.
- Ban quản lý chợ.
II. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm
của người mua hàng
- Không đi chợ khi đang
trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Phải đeo khẩu trang
khi vào chợ, giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét khi xếp hàng tại lối vào, khi
thanh toán, khi trao đổi với người bán hàng...
- Rửa tay với dung dịch
sát khuẩn trước khi vào chợ và khi ra về.
- Thực hiện cài đặt và
bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động
thông minh.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Tuân thủ các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 riêng của ban quản lý chợ (nếu có).
2. Trách nhiệm
của người bán hàng, người lao động tại chợ
- Không đi bán hàng, đi
làm khi đang trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có các biểu hiện sốt, ho, khó
thở.
- Phải đeo khẩu trang
trong suốt thời gian bán hàng, làm việc tại chợ.
- Thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng hoặc vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn, nhất là khi đến chợ,
sau khi ra về.
- Không bắt tay, giữ khoảng
cách tối thiểu 1 mét khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
- Không khạc, nhổ; vứt
rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Phải cài đặt và bật
ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế trong suốt thời gian bán hàng, làm
việc nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.
- Thông báo kịp thời
cho ban quản lý chợ hoặc cơ sở y tế khi/hoặc phát hiện trường hợp có biểu hiện
sốt, ho, khó thở.
- Tuân thủ các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 riêng của ban quản lý chợ (nếu có).
3. Trách nhiệm
của Ban quản lý chợ
- Khuyến khích người
bán hàng thực hiện đo thân nhiệt cho khách hàng tại các quầy hàng, điểm giao
nhận hàng.
- Bố trí nơi bán hàng,
quầy hàng giãn cách phù hợp, khuyến khích lắp đặt vách ngăn giữa các quầy hàng;
triển khai kẻ vạch xác định vị trí đứng, khoảng cách giữa người bán hàng và
người mua hàng...
- Yêu cầu người bán
hàng, người lao động tại chợ phải đeo khẩu trang, cài đặt và bật ứng dụng truy
vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.
- Bố trí đầy đủ dung
dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện (nếu có thể), xà phòng tại các khu
vệ sinh.
- Bố trí đủ thùng đựng
rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử
lý hàng ngày.
- Phối hợp với các cơ
quan y tế và chính quyền sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch
COVID-19, đặc biệt khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho người bán hàng, người lao
động tại chợ và người mua hàng như bố trí đặt biển hướng dẫn các quy định về
phòng chống dịch...
- Tổ chức kiểm tra,
giám sát, đôn đốc người bán hàng, người lao động tại chợ và người mua hàng thực
hiện các biện pháp dự phòng cá nhân.
PHỤ
LỤC
THÔNG ĐIỆP 5K CHUNG SỐNG AN TOÀN VỚI DỊCH
COVID-19
ĐEO KHẨU TRANG ĐÖNG CÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
RỬA TAY ĐÖNG CÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
CÀI ĐẶT, SỬ DỤNG ỨNG DỤNG TRUY VẾT BLUEZONE
CÀI ĐẶT, SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KHAI BÁO Y TẾ NCOVI