ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 190/KH-UBND
|
Ninh Bình, ngày
25 tháng 11 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THÍCH
ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19 VÀ PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2021, NĂM 2022 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của
Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch Covid-19” (viết tắt là Nghị quyết số 128/NQ-CP); Quyết định số
4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên
môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ (viết
tắt là Quyết định số 4800/QĐ-BYT); tỉnh Ninh Bình thuộc cấp độ 1 - Nguy cơ thấp
(bình thường mới) tương ứng với màu xanh và tình hình dịch bệnh tại tỉnh, Ủy
ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế những tháng cuối năm 2021,
năm 2022 và các năm tiếp theo, với các nội dung như sau:
1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao trách nhiệm
của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu trong phòng, chống dịch, đảm
bảo thống nhất trong toàn hệ thống chính trị gắn với phát huy tính chủ động,
sáng tạo của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở. Quyết tâm thực hiện mục
tiêu kép nhưng phải đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết; các giải
pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và
điều kiện của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức; đảm bảo người dân được
bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất,
ngay từ cơ sở; đưa đời sống sinh hoạt của người dân trở lại trạng thái bình thường
mới; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội nỗ lực đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đã để ra.
2. Yêu cầu
- Cụ thể hóa các quy định về thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo tinh thần
Nghị quyết số 128/NQ-CP và Quyết định số 4800/QĐ-BYT. Trong đó, các giải pháp
thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 phải được thực
hiện nhất quán, thống nhất, đồng bộ, kịp thời, quyết liệt, hiệu quả; đảm bảo
hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế
- xã hội. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị,
vắc xin, theo phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vắc xin, thuốc điều
trị và ý thức trách nhiệm của người dân là điều kiện tiên quyết”.
- Các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân căn cứ
vào nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện quy định, hướng dẫn của Trung ương và
nghiêm túc tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung
Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
bệnh Covid-19 với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân lên
trên hết, cùng với tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát
triển kinh tế xã hội với các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, hỗ trợ
và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp phát triển sản xuất gắn với cải
thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh cải cách hành
chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Phát huy tối đa công suất
hiện có của các nhà máy; tập trung thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch
và có đóng góp lớn cho thu ngân sách; phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ,
hình thức sản xuất tiên tiến gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; từng bước
phát triển vùng kinh tế ven biển. Phát triển toàn diện đồng bộ các lĩnh vực văn
hóa, xã hội và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong điều kiện dịch bệnh; chủ động
trong phòng chống thiên tai, bão lũ và ứng phó với biến đổi khí hậu. Củng cố quốc
phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối
ngoại.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch Covid-19
- Kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 ở cấp độ 1 -
Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh và các tình huống, cấp độ
dịch khác có thể xảy ra.
- Tiêm vắc xin: Đến hết tháng 11/2021, tất cả người
dân đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh đủ 18 tuổi trở lên và đủ điều kiện
về y tế được tiêm đủ 02 mùi vắc xin phòng Covid-19; trên 95% người từ 15 đến 18
tuổi được tiêm đủ 02 mũi vắc xin phòng Covid-19.
- Tiêm vắc xin sớm nhất, nhanh nhất cho trẻ từ 12 đến
dưới 15 tuổi theo lộ trình và theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế.
2.2. Phục hồi, phát triển kinh tế những tháng
cuối năm 2021, năm 2022 và những năm tiếp theo
a) Mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế những
tháng cuối năm 2021
- Phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu,
chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2021; trong đó, dự kiến tốc độ tăng trưởng
kinh tế GRDP (theo giá SS 2010) năm 2021 đạt trên 5,7%.
- Động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất khôi phục sản xuất, phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch
năm 2021, sản lượng các sản phẩm chủ yếu năm 2021 theo biểu mẫu gửi kèm.
- Phấn đấu thu hút khách du lịch những tháng cuối
năm 2021 đạt mức độ cao nhất trong điều kiện bình thường mới, đón khoảng 10.000
lượt khách du lịch.
b) Mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế năm
2022 và những năm tiếp theo
- Tập trung phát triển kinh tế gắn với nâng cao chất
lượng tăng trưởng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phấn đấu tốc độ tăng trưởng
kinh tế GRDP (theo giá SS 2010) năm 2022 đạt 7,0%; nỗ lực hoàn thành ở mức cao
nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được xác định tại Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm 2021-2025 góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng.
- Phát huy tối đa công suất hiện có của các nhà máy
gắn với thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường
và đóng góp ngân sách lớn; sản lượng các sản phẩm chủ yếu của năm 2022 và những
năm tiếp theo chi tiết tại biểu mẫu gửi kèm. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển
hạ tầng khu công nghiệp; cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công, đẩy nhanh
tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
- Phấn đấu năm 2022, du lịch tỉnh Ninh Bình đón 2,5
triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 1.765 tỷ đồng. Đến năm 2025, đón 7,2 triệu
lượt khách; doanh thu du lịch đạt 7.250 tỷ đồng trở lên.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhiệm vụ, giải pháp tạm thời
thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
1.1. Phân loại, đánh giá, xác định cấp độ dịch
a) Phân loại cấp độ dịch theo 4 cấp độ sau:
Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với
màu xanh.
Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.
Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.
Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
b) Phạm vi và thời gian đánh giá cấp độ địch
Đình kỳ thứ 5 hàng tuần, Sở Y tế chủ trì phối hợp với
UBND các huyện, thành phố đánh giá, báo cáo UBND tỉnh công bố cấp độ dịch theo
quy mô cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để các đơn vị, địa phương có cơ sở áp dụng
các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 phù hợp. UBND các huyện, thành phố đánh
giá cấp độ dịch ở phạm vi quy mô nhỏ hơn (thôn, tổ, phố) để áp dụng các biện
pháp phòng chống dịch phù hợp, sát với thực tế.
Trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì phải thông
báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn
bị trước khi áp dụng (trừ trường hợp cấp bách).
c) Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch, gồm 02 tiêu chí:
Tiêu chí 1: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000
người/tuần
- Cách tính: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000
người/1 tuần = [(Số ca mắc mới trong vòng 14 ngày)/(2 x Dân số
trên địa bàn)] x 100.000
Ca mắc mới tại cộng đồng không bao gồm ca nhập cảnh,
ca mắc trong cơ sở cách ly y tế tập trung, khu vực phong tỏa.
- Phân mức độ: được phân theo 04 mức độ từ thấp đến
cao theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (mức 1: 0 - < 20; mức 2: 20 -
<50; mức 3: 50 - <150; mức 4:150 - ≥150).
Tiêu chí 2: Đảm bảo khả năng thu dung, điều
trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; trong đó yêu cầu:
- UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thiết lập Bệnh viện
dã chiến và Bệnh viện điều trị Covid-19 sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch lên đến
3.000 ca mắc và sẵn sàng điều trị với quy mô 1.000 ca mắc.
- Các huyện, thành phố có kế hoạch thiết lập trạm y
tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung
cấp ô xy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn để đáp ứng khi có dịch xảy
ra theo kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động theo Quyết định số 4042/QĐ-BYT
ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế và tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng
theo Quyết định số 4349/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 của Bộ Y tế.
c) Đánh giá và xác định cấp độ dịch theo Bảng
sau:
Hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình đạt tỷ lệ trên 90% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi vắc
xin phòng Covid-19. Do vậy để đảm bảo an toàn và quản lý các đối tượng nguy cơ,
đề nghị đánh giá cấp độ dịch như sau:
Số mắc mới tại cộng
đồng
/100.000 người
/1 tuần
Cấp độ dịch
|
0-≤20
|
>20 - 50
|
>50-<150
|
≥150
|
Cấp độ
|
Cấp 1
|
Cấp 2
|
Cấp 3
|
Cấp 4
|
* Xác định cấp độ dịch
Cấp độ dịch tỉnh Ninh Bình: Cấp độ 1 (thời điểm
ngày 15/11/2021).
* Điều chỉnh cấp độ dịch
Trường hợp không đạt tiêu chí 2 thì không được giảm
cấp độ dịch.
1.2. Các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch
Covid-19
1.2.1. Chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch
Covid-19
- Xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y
tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 theo từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai
khi có dịch xảy ra trên địa bàn.
- Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao
năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn.
- Tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm
sóc người mắc Covid- 19, bao gồm:
+ Xây dựng kế hoạch thu dung, chăm sóc, điều trị
người mac Covid-19 (F0), đảm bảo số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở
khám chữa bệnh thuộc tuyến tỉnh, tuyến huyện sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở
cấp độ 3, cấp độ 4.
+ Có kế hoạch bảo đảm hệ thống cung cấp ô xy hóa lỏng,
khí cho các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên; các trạm y tế xã, phường,
thị trấn bảo dám cung cấp ô xy y tế. Thiết lập trạm y tế lưu động tại khu, cụm
công nghiệp (kết hợp với bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh), tổ
chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng.
+ Xây dựng phương án các cơ sở khám, chữa bệnh vừa
điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị COVID-19. Báo đàm tổ chức phân luồng,
sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở khám, chữa bệnh để phát hiện ca bệnh,
quản lý chặt chẽ, tránh lây chéo.
- Xây dựng phương án thành lập các cơ sở cách ly tập
trung trên địa bàn các huyện, thành phố đảm bảo đáp ứng khi dịch ở cấp độ 3, cấp
độ 4.
1.2.2. Xét nghiệm
a) Việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy
cơ và nhóm nguy cơ.
- Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu
hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...
- Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ
quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị...; đối với các nhóm
nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người...) như lái
xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper)...
- Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch
vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự tổ chức xét nghiệm
SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao.
- Thực hiện xét nghiệm đối với người trong diện phải
cách ly hoặc nghi ngờ mắc bệnh Covid-19.
- Một số trường hợp đặc biệt thực hiện xét nghiệm
theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh.
b) Việc thực hiện xét nghiệm đã xử lý ổ dịch: tùy
thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch Sở Y tế
sẽ có hướng dẫn phù hợp.
c) Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của
người dân.
1.2.3. Cách ly y tế
- Đối với người đến từ vùng dịch cấp độ 4 hoặc vùng
cách ly y tế, người tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 (F1), người về từ vùng
có yếu tố dịch tễ phức tạp (được cập nhật trên Website: soyte.ninhbinh.gov.vn):
thực hiện cách ly y tế tập trung theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và của
UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, theo quy định tại Công văn số
246/BCĐ-VP6 ngày 22/10/2021 (tùy theo tình hình dịch bệnh và sự chỉ đạo của
UBND tỉnh, BCĐ phòng chống COVID-19 tỉnh sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể khi có
sự thay đổi).
- Đối với các trường hợp tiếp xúc gần với các trường
hợp này (F1) từ ngày trở về Ninh Bình được coi như tiếp xúc vòng 2 (F2) thực hiện
cách ly y tế tại nhà ít nhất 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với F1. Lấy mẫu
xét nghiệm RT-PCR ít nhất 02 lần vào ngày đầu và ngày cuối của giai đoạn cách
ly hoặc ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
- Đối với người cao tuổi (trên 70 tuổi), người
có bệnh nền đang trong giai đoạn cấp tính, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con
bú...thuộc diện phải cách ly tập trung cần được chăm sóc y tế thì tổ chức cách
ly tại cơ sở y tế; trường hợp bệnh nặng, hiểm nghèo, không tự sinh hoạt và cần hỗ
trợ từ người khác, người dưới 18 tuổi (trẻ em) cần được chăm sóc thì thực
hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng. Các trường hợp khác thực
hiện cách ly theo quy định.
- Trường hợp có các tình huống đặc biệt, phát hiện
hoặc xuất hiện ổ dịch tại các địa phương, điểm giáp ranh tỉnh Ninh Bình hoặc địa
phương khác có nguy cơ làm bùng phát dịch tại tỉnh Ninh Bình, Giám đốc Sở Y tế
phối hợp với Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện/thành phố và các
đơn vị có liên quan tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh triển khai các biện pháp phòng chống
dịch kịp thời, phù hợp nhằm hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh.
1.2.4. Tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19
- Thực hiện tiêm chủng miễn phí cho toàn bộ người
dân trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Tổ chức tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi
1 trong đó ưu tiên tiêm cho người cao tuổi, bệnh lý nền, phụ nữ có thai, phụ nữ
cho con bú; tiếp tục triển khai tiêm chủng cho các nhóm đối tượng dưới 18 tuổi
theo hướng dẫn của Bộ Y tế để đảm bảo tất cả người dân Ninh Bình đều được tiêm
vắc xin phòng Covid-19. Cập nhật thông tin về tiêm chủng trên phần mềm tiêm chủng
Covid-19 theo đúng quy định.
1.2.5. Điều trị F0: thực hiện theo các hướng dẫn hiện
hành của Bộ Y tế; hướng dẫn của UBND tỉnh tại văn bản số 367/UBND-VP6 ngày
2/7/2021 về việc tăng cường quản lý giám sát người bệnh Covid-19 và người trở về
từ các ổ dịch. (Khi có sự thay đổi UBND tỉnh sẽ có văn bản chỉ đạo sau).
1.2.6. Hoạt động các chốt kiểm dịch
- Duy trì hoạt động của các chốt kiểm dịch liên
ngành tại các cửa ngõ ra vào tỉnh (Chốt Dốc Xây - Tam Điệp, Chốt chân Cầu
non nước - TP Ninh Bình, Chốt Cầu vượt Nam Bình - TP Ninh Bình, Chốt cầu Khuốt
- Gia Viễn, Chốt Cầu Lập Cập - Nho Quan, Chốt Ga Ninh Bình), tăng cường máy
móc, thiết bị công nghệ thông tin để thực hiện khai báo y tế hoặc quét QR-Code,
đối chiếu với các giấy tờ có liên quan đối với người vào tỉnh. Căn cứ vào nội
dung khai báo y tế đê phân loại người đến từ vùng nguy cơ.
- Với những người về từ vùng cấp độ 2 (màu vàng), cấp
độ 3 (màu cam), cấp độ 4 (màu đỏ) hoặc có bất thường trong tờ khai y tế thì
thông báo cho chính quyền địa phương nơi công dân đến/về biết, đồng thời thông
báo cho công dân đến ngay Trạm y tế xã/phường/thị trấn địa phương để khai báo y
tế, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho phù hợp.
- Khi ghi nhận các trường hợp về từ các tỉnh/thành
phố có dịch thuộc diện cách ly tập trung cần liên hệ ngay với chính quyền hoặc
cơ quan y tế địa phương để chuẩn bị địa điểm cách ly và phương án di chuyển từ
chốt về địa điểm cách ly đảm bảo an toàn, thực hiện nghiêm các quy định về
phòng chống dịch.
1.2.7. Các hoạt động của các cơ quan, tổ chức cá
nhân khác
- Khi dịch bệnh tại tình Ninh Bình ở cấp độ 1: Các
hoạt động sản xuất kinh doanh, vận tải, dịch vụ, hoạt động của các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp... được phép tổ chức hoạt động theo quy định tại văn bản
246/UBND-VP6 ngày 22/10/2021 của UBND tỉnh và phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các
biện pháp phòng chống dịch.
- Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp (cấp độ 2, cấp độ
3, cấp độ 4): Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh sẽ có hướng dẫn cụ thể
đối với từng cấp độ dịch.
2. Nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ
phục hồi, phát triển sản xuất
2.1. Phục hồi sản xuất trong một số ngành,
lĩnh vực ưu tiên
- Chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện
pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh theo hướng dẫn tại Văn bản số 278/UBND-VP6 ngày 26/5/2021 của UBND tỉnh
và Văn bản số 246/BCĐ-VP6 ngày 22/10/2021 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch
Covid-19 của tỉnh về việc triển khai thực hiện các biện pháp tạm thời thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Hỗ trợ, tạo điều kiện về
mọi mặt để một số dự án lớn đang hoạt động phục hồi sản xuất, phát huy hết công
suất thiết kế (như: Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô công suất 80.000 xe/năm của
Công ty CP sản xuất ô tô Hyundai Thành Công tại KCN Gián Khẩu, dự án Nhà máy sản
xuất camera môđun và linh kiện điện tử của Công ty TNHH MCNEX VINA tại KCN Phúc
Sơn), một số dự án công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô, điện tử tại
các khu, cụm công nghiệp và các dự án sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng,
kính, gạch, ngói,... Hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các dự án lớn đã được
chấp thuận chủ trương đầu tư, nhất là dự án Nhà máy HTMV số 2 (công suất
100.000 xe/năm) của Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công tại KCN
Gián Khẩu. Tăng cường đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được
chấp thuận chủ trương đầu tư, tạo mặt bằng thu hút các dự án công nghệ cao,
công nghệ mới, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, công nghiệp sản xuất,
lắp ráp ô tô, công nghiệp hỗ trợ, các dự án có nguồn thu lớn cho ngân sách.
- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 06-NQ/TU
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh
về phát triển và quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục triển khai các đề án
thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chương trình khuyến công quốc
gia và địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nâng cao năng lực sản
xuất, sản xuất các sản phẩm mới, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường,...
Theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện các đề án khuyến công quốc gia và
địa phương, đề án công nghiệp hỗ trợ nhằm kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ cho các
cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn do tác động của dịch Covid.
Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa
bàn, kiên quyết dừng hoạt động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh không đảm
bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Có biện pháp hỗ trợ đầu vào cho quá trình sản xuất
để hạ giá thành sản phẩm (như: hỗ trợ giảm giá cước vận chuyển; khuyến khích tận
dụng nguyên liệu tại chỗ để chủ động nguyên liệu cho sản xuất, không bị phụ thuộc
vào nguyên liệu nhập khẩu và giảm giá thành sản phẩm); hỗ trợ sơ chế, chế biến,
bảo quản nông sản sau thu hoạch để tăng thời gian bảo quản, giảm tổn thất, nâng
cao chất lượng, giá trị và tăng tính cạnh tranh cho nông sản khi ra thị trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số
106/KH-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU
ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Chính quyền điện tử,
Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 942/QĐ-TTg
ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ
điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi
số, phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Ban hành và triển khai thực
hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây
dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa
trên nền tảng công nghệ số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số
tỉnh Ninh Bình. Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ
và vừa tiếp cận, chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ trên các nền
tảng số và môi trường số góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch
vụ. Phát triển hạ tầng sổ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về kết nối và xử lý dữ liệu;
tiếp tục triển khai mở rộng, hoàn thiện nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của
tỉnh (LGSP) đáp ứng các yêu cầu kết nối 100% các hệ thống thông tin trong tỉnh
và với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân và cơ quan quản lý.
2.2. Hỗ trợ tiếp cận thị trường
- Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cân đối
cung - cầu, gắn kết giữa sản xuất với phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết
trong chuỗi giá trị. Triển khai có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại,
thương mại điện tử và mở rộng thị trường tiêu thụ xuất nhập khẩu hàng hóa,
trong đó chú trọng đẩy mạnh khai thác và phát triển thị trường nội địa, nâng
cao sức tiêu dùng trong nước và phát triển thương hiệu Việt.
- Đẩy mạnh công tác thông tin về thị trường, phổ biến
về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nội dung liên quan đến các
cam kết, nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do
(FTA) mà Việt Nam đã ký kết, nhất là lộ trình cắt giảm thuế quan, phương pháp
vượt qua các rào cản phi thuế quan...tới các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng
doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân tại địa phương.
- Tăng cường công tác cải cách hành chính (rút ngắn
thời gian thực hiện, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, ứng dụng các phần mềm
internet...) trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các
doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận.
2.3. Phục hồi đầu tư
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, nâng
cao hiệu quả, giải quyết thủ tục nhanh, gọn, nhất là các dự án lớn, mang lại hiệu
quả kinh tế - xã hội cao.
- Tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kịp
thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư có năng lực tài chính, kinh
nghiệm đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Chủ động rà soát, sửa
đổi, hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách của tỉnh,
nhất là thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với
môi trường; công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp
chế biến, chế tạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, các dự án tạo nguồn thu lớn,
bền vững cho ngân sách, sử dụng đất hiệu quả và bảo vệ môi trường.
- Tập trung thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến
độ giải ngân vốn đầu tư công theo tinh thần Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021
của Chính phủ, phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2021. Chủ động rà
soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021; kế hoạch năm 2020 được phép kéo
dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2021. Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư để đẩy
nhanh giải ngân kế hoạch vốn hoặc xử lý vi phạm trong quá trình triển khai thực
hiện kế hoạch đầu tư công, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của
pháp luật đối với cá nhân vi phạm và cố tình gây cản trở, gây khó khăn, làm chậm
tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
2.3. Phát triển thị trường lao động và lực lượng
lao động
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm
vụ về phòng, chống dịch Covid-19 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phục hồi và phát triển thị
trường lao động. Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chủ
động nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, nhu cầu việc làm của
người lao động; trong đó, tập trung rà soát, nắm thông tin cơ bản của người lao
động (công việc đang làm; lý do thất nghiệp, thời gian thất nghiệp, công việc
và nơi làm việc gần nhất trước khi thất nghiệp; Nhu cầu của người lao động về
đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lao động, tìm kiếm việc làm mong muốn,...); ưu
tiên nắm bắt thông tin của người lao động trở về địa phương từ tháng 6/2021 trở
lại đây để tăng cường các hoạt động kết nối cung - cầu lao động.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch
việc làm, góp phần kết nối cung - cầu lao động, thúc đẩy phát triển thị trường
lao động; Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng. Nâng cao chất lượng
hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo cơ hội thuận lợi và là cấu nối giữa
người lao động và người sử dụng lao động; tăng cường công tác tuyên truyền, tư
vấn, giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
- Thực hiện các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng
đào tạo giáo dục nghề nghiệp gắn với triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số
24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực
có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh
tranh quốc gia trong tình hình mới.
2.4. Hỗ trợ thực hiện các chính sách thuế, bảo
hiểm xã hội, tín dụng
- Chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ tại Nghị
định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế
giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuế
đất trong năm 2021; Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 của Chính phủ về
việc giảm tiền thuê đất đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ,
cho vay mới theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020, Thông tư số
03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021, Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các chi nhánh NHTM thực hiện nghiêm chỉ đạo của
NHNN Việt Nam, NHNN tỉnh, NHTM cấp trên về cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho
vay để thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ, Quyết định
số 1284/QĐ-NHNN ngày 12/8/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi nhánh
NHCSXH tỉnh tiếp tục triển khai quyết liệt việc cho vay người sử dụng lao động
để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số
68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày
07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động,
người sử dụng lao động gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19.
- Kịp thời hỗ trợ người lao động và người sử dụng
lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo
quy định tại Nghị định số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ và Quyết định
số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng chính phủ và thực hiện có hiệu
quả các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch
Covid-19 theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội.
3. Nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ
phục hồi, phát triển du lịch
3.1. Phương án phục hồi, phát triển du lịch
3.1.1. Phương án đón khách giai đoạn cuối năm
2021
- Thời gian thực hiện: Mở cửa các khu, điểm du lịch
từ ngày 15/11/2021. (đối tượng khách trong nội tỉnh: chủ yếu là người dân địa
phương, người đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Ninh Bình).
- Từ ngày 01/12/2021, lựa chọn, cho phép các công
ty lữ hành có đủ điều kiện, năng lực tổ chức các chương trình du lịch an toàn,
khép kín đến Ninh Bình đế đánh giá mức độ an toàn du lịch trước khi mở cửa đón
khách du lịch ngoài tỉnh.
3.1.2. Phương án đón khách giai đoạn 6 tháng đầu
năm 2022
- Thời gian thực hiện từ 01/01/2022 đến 31/6/2022
- Đối tượng khách: Gồm cả khách trong và ngoài tỉnh
đã được tiêm đủ 02 mũi vắc xin phòng Covid-19. Riêng khách tỉnh ngoài, chỉ cho
phép đón khách từ các địa phương có nguy cơ thấp (xếp loại cấp độ dịch cấp 1 và
cấp 2). Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về du lịch an toàn ở trong và ngoài
tỉnh; tổ chức các hoạt động xúc tiến, kích cầu thu hút thị trường khách du lịch
nội địa với chủ đề “Ninh Bình - Điểm đến an toàn, chất lượng, hấp dẫn”.
- Phương thức thực hiện: Ưu tiên thực hiện kết nối
tour du lịch an toàn với các địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh; Khuyến khích,
hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành liên kết với các khu, điểm du lịch, cơ sở dịch
vụ tổ chức các chương trình tour du lịch an toàn, khép kín. Tổ chức Tuần Du lịch
Ninh Bình, lễ hội truyền thống, sự kiện văn hóa, thể thao chào mừng kỷ niệm 30
năm tái lập tỉnh Ninh Bình; tham gia hội chợ, triển lãm du lịch; ứng dụng công
nghệ để xây dựng các gian hàng quảng bá ảo trên mạng để quảng bá, thu hút
khách.
3.1.3. Phương án đón khách 6 tháng cuối năm 2022
- Thời gian thực hiện: từ 01/7/2022 (Khi tỷ lệ bao
phủ vắc xin được tiêm cho người dân ở các địa phương, đạt trên 90%); tình hình
dịch bệnh trên thế giới được kiểm soát tốt và Chính phủ cho phép mở cửa đón
khách quốc tế.
- Đối tượng khách du lịch: Khách du lịch trong nước
và quốc tế, được tiêm đủ 02 mũi vắc xin phòng Covid-19, riêng đối với khách quốc
tế cần phải có chứng nhận tiêm vắc xin hoặc hộ chiếu vắc xin được các nước công
nhận.
- Phương thức thực hiện: Chú trọng thu hút khách
trong nước, riêng khách quốc tế cần có phương án lộ trình cụ thể, thu hút thị
trường khách quốc tế có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các thị trường khách đã
kiểm soát tốt dịch bệnh. Triển khai đồng bộ các biện pháp xúc tiến quảng bá kết
hợp với chương trình, sản phẩm, dịch vụ du lịch an toàn; Thực hiện các biện
pháp giám sát theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các quy định về thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch của các doanh nghiệp và cơ sở dịch vụ du lịch
cũng như của khách du lịch.
3.2. Nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, phát triển
du lịch
- Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng CNTT
trong xúc tiến, quảng bá du lịch, triển khai chiến dịch truyền thông nâng cao
nhận thức của du khách về du lịch an toàn trong trạng thái bình thường mới; tổ
chức các chương trình kích cầu, xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình và tham gia hội
chợ, hội nghị, hội thảo du lịch tại các thị trường du lịch trọng điểm theo định
hướng.
- Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch; triển khai
xây dựng và thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2021-2030, định hướng đến 2045; khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành hợp tác với
các cơ sở dịch vụ, khu, điểm du lịch của tỉnh xây dựng và tổ chức các chương
trình du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch an toàn, khép kín.
- Đảm bảo an toàn tại điểm đến, cơ sở dịch vụ du lịch
và an toàn cho khách du lịch. Tổ chức các chương trình kích cầu, xúc tiến du lịch,
tham gia hội chợ, hội nghị, hội thảo tại các thị trường du lịch trong nước và
quốc tế; tổ chức đón các đoàn phóng viên, báo chí, doanh nghiệp lữ hành, lưu
trú từ các thị trường trọng điểm đến khảo sát, kết nối du lịch tỉnh Ninh Bình.
Tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa, du lịch. Tổ chức tổng kết, bế mạc Năm Du lịch
Quốc gia 2021; chuẩn bị chu đáo, tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 30
năm ngày tái lập tỉnh Ninh Bình (01/4/1992-01/4/2021).
- Hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hoạt động
phục hồi du lịch; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ
năng mềm, chuẩn bị các phương án/kịch bản đối phó với ảnh hưởng của thiên tai,
dịch bệnh... cho lực lượng lao động du lịch; Tiếp tục triển khai thực hiện các
chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày
01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ
tướng Chính phủ và các chính sách khác của Trung ương và của tỉnh; Xây dựng
chương trình ưu đãi, gói tín dụng hỗ trợ đối với hoạt động khôi phục kinh
doanh, trả lương người lao động, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, dịch
vụ mới...
4. Tăng cường công tác thông
tin, truyền thông và ứng dụng khoa học công nghệ
- Tiếp tục tuyên truyền với hình thức phong phú, đa
dạng đến cán bộ, đảng viên, quân và dân trên địa bàn tỉnh về tính nguy hiểm và
tác hại nghiêm trọng của dịch Covid-19, về các quy định phòng, chống dịch. Luôn
lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp phù hợp với những định hướng phát triển của tỉnh trong trạng thái
bình thường mới.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch và hỗ trợ doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh; thường xuyên cập nhập thông tin về tiêm chủng, kết quả xét
nghiệm, kết quả điều trị Covid-19 trên các ứng dụng công nghệ để thuận tiện cho
việc kiểm soát lao động trong tỉnh và cà các địa phương khác trong khu vực.
- Tăng cường công tác quản lý thông tin người
ra/vào địa điểm công cộng, phương tiện giao thông công cộng, địa điểm kinh
doanh, sự kiện đông người bằng mã QR-Code. Khuyến khích đẩy mạnh việc sử dụng
chữ ký số cá nhân trên mọi lĩnh vực để thực hiện các giao dịch trực tuyến cho
người dân và doanh nghiệp gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng
nâng cao chất lượng, số lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ
4 nhằm hạn chế tối đa việc tập trung đông người.
5. Đảm bảo các hoạt động an
sinh xã hội; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
- Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ
người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo
Nghị quyết 68/NQ-CP , Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ; Nghị quyết 126/NQ-CP (Sửa đổi,
bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP); Nghị quyết 116/NQ-CP , Quyết định 28/2021/QĐ-TTg ;
Nghị quyết 46/2021/NQ-HĐND ngày 29/7/2021 của HĐND tỉnh Ninh Bình quy định
chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó
khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Thực hiện tiêm vắc xin cho giáo viên và học sinh
theo quy định; tính toán tỷ lệ tiêm bao phủ vắc xin cho giáo viên và học sinh để
tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực
tế của nhà trường và địa phương. Tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực
tiếp khi dịch bệnh được 2 kiểm soát đồng thời xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các
điều kiện dạy học trực tuyến phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương,
đơn vị trong trường hợp học sinh phải tạm dừng đến trường.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy
Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với các đơn vị xây dựng các phương án, kịch bản
sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Bảo đảm an ninh
trên các lĩnh vực. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu theo quy định.
Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm; giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các sở: Công Thương, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh,
Cục Thống kê tỉnh và các đơn vị có liên quan thường xuyên cập nhật, rà soát
đánh giá tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh đối với các ngành, lĩnh vực, các chỉ
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để có giải pháp tháo gỡ khó khăn và
thực hiện tốt “mục tiêu kép” trong trạng thái “bình thường mới”.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề
xuất các chính sách ưu tiên thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh trên địa bàn tỉnh; kịp thời báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết các vấn
đề phát sinh khi triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các sở: Công Thương, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tình,
Cục Thống kê tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, đánh
giá tình hình thực hiện Kế hoạch, tổng hợp vào báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Theo dõi, tổng hợp danh sách các tập thể, cá nhân
đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, hoàn thiện
hồ sơ, trình Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng (qua Sở Nội vụ) theo quy định.
2. Sở Y tế
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành cấp tỉnh
tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19” trên địa bàn tỉnh; Theo dõi, giám sát, tổng hợp
báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ về chuyên môn kết quả triển khai thực hiện Kế
hoạch của các địa phương, đơn vị và báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống
dịch bệnh Covid-19 tỉnh theo quy định.
- Căn cứ tình hình dịch bệnh, các tiêu chí phân loại
để xác định cấp độ dịch trên toàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh công bố chuyển đổi cấp
độ dịch cấp tỉnh; thông báo công bố cấp độ dịch cấp huyện, liên huyện. Cập nhập
thông tin, dữ liệu phục vụ xác định cấp độ dịch, công bố mức độ dịch, các biện
pháp áp dụng tương ứng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tiếp tục củng cố hệ thống y tế cơ sở, kể cả y tế
tuyến huyện, bố trí phương tiện trang thiết bị, ô xy, nhân lực,... để sẵn sàng
đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi và đảm bảo công tác chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân. Tổ chức hướng dẫn đối với xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế
người đến từ vùng dịch, từ các địa phương khác trên địa bàn. Hướng dẫn quy
trình thực hiện tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 bang test nhanh kháng nguyên
cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các Khu, cụm công nghiệp.
- Triển khai kịp thời kế hoạch tiêm vắc xin phòng
Covid-19 cho người dưới 18 tuổi và tiêm tăng cường khi có hướng dẫn và phân bố
vắc xin của Bộ Y tế.
3. Sở Tài chính: Tham mưu, đề xuất cơ chế,
giải pháp đảm bảo nguồn lực cho phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Công thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển
khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được
giao; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các
nhà máy, khu, cụm công nghiệp; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh, phục hồi
sản xuất.
- Xây dựng, triển khai kế hoạch đảm bảo cung ứng
hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân phù hợp với từng cấp độ diễn biến
dịch trên địa bàn tỉnh; đảm bảo hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng
yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội trong tình
hình mới.
- Thường xuyên năm bắt những khó khăn, vướng mắc của
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, kịp thời tham mưu các giải pháp tháo gỡ,
đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh thông suốt, tránh đứt gẫy chuỗi sản xuất,
cung ứng, tiêu thụ hàng hóa. Quan tâm hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp.
- Đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, tiêu
thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu; ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử
kết hợp phương thức phân phối hiện đại - thương mại điện tử - phân phối truyền
thống cho hoạt động kết nối cung cầu, đảm bảo lưu thông hàng hóa.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả
cao; tăng cường hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm đánh bắt, nuôi
trồng thủy hải sản, nông sản đến kỳ thu hoạch.
6. Sở Du lịch: Triển khai thực hiện có hiệu
quả Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 29/10/2021 về phục hồi và phát triển du lịch
những tháng cuối năm 2021 và năm 2022; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động
du lịch trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 của
Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch dám bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch Covid-19.
7. Sở Giao thông Vận tải: Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, quy
định tạm thời của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn, tổ chức hoạt động vận tải đường
bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không; vận tải hàng hóa, vận tải hành khách,
giao thông liên tỉnh, nội tỉnh phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch bệnh đảm
bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức,
triển khai các hoạt động giáo dục linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của
nhà trường và địa phương để đảm bảo kiến thức cho học sinh đồng thời hoàn thành
kế hoạch năm học đúng tiến độ.
- Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố tổ
chức tiêm vắc xin cho học sinh trong độ tuổi theo quy định.
9. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chủ
trì, tham mưu đề xuất các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ trẻ em, người
lao động; kết nối, hỗ trợ người lao động tìm việc làm; chỉ đạo bảo đảm an toàn
phòng, chống dịch trong hoạt động dạy nghề.
10. Sở Thông tin và Truyền thông: Thúc đẩy ứng
dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch; tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối,
đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu các nhân công dân. Tăng cường tuyên
truyền, cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức phòng, chống dịch Covid-19.
11. Sở Nội vụ
- Chỉ đạo Ban Tôn giáo hướng dẫn, kiểm tra hoạt động
của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 và các quy
định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng từ Sở Kế hoạch
và Đầu tư và trình Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đã
có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh theo quy định.
12. Công an tỉnh
- Tổ chức các lực lượng, phương tiện, biện pháp bảo
đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; nhất là tại các
cơ sở, địa bàn, khu vực cách ly y tế, khu vực điều trị bệnh nhân nhiễm
Covid-19; tăng cường phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi
chống lại lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.
- Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch
bệnh Covid-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời phối hợp với Sở Y tế,
chính quyền địa phương các cấp tổ chức triển khai công tác rà soát, truy vát,
khoanh vùng, xử lý đối với các trường hợp nghi nhiễm hoặc có yếu tố dịch tễ.
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phòng chống dịch
bệnh Covid-19.
13. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh
- Căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh tham mưu
UBND tỉnh thiết lập khu cách ly tập trung tuyến tỉnh; chủ động điều phối sử dụng
các khu cách ly tập trung phù hợp với từng cấp độ dịch. Chủ trì phối hợp với
các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức tiếp nhận và cách ly công dân bảo đảm chặt
chẽ, an toàn.
- Chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham
gia các nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 và trợ giúp nhân dân.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ động tổ chức đánh giá, nhận định các vùng
nguy cơ để xây dựng các phương án, kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả với dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế trên địa bàn
theo điều kiện thực tế. Căn cứ tình hình dịch trên địa bàn thông báo công bố cấp
độ dịch cấp xã, liên xã và dưới cấp xã.
- Duy trì chế độ ứng trực thường xuyên, hoạt động của
các Tổ Covid-19 cộng đồng để rà soát, quản lý, giám sát việc di biến động của
người dân trên địa bàn. Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành đảm bảo xử lý
nhanh, kịp thời kiểm soát dịch bệnh trong mọi tình huống trên địa bàn; tăng cường
thực hiện các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm Covid-19.
- Chuẩn bị tốt các khu cách ly tập trung tuyến huyện,
xã, sẵn sàng tiếp nhận và cách ly tập trung công dân của địa phương về từ nước
ngoài và các vùng dịch trong cả nước.
Các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành
phố khẩn trương, nghiêm túc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; căn cứ tình
hình thực tiễn, các văn bản hướng dẫn của cấp trên, xây dựng Kế hoạch “Thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển
kinh tế những tháng cuối năm 2021, năm 2022 và các năm tiếp theo” của đơn vị, địa
phương mình để thực hiện./
Nơi nhận:
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu VT, VP5, các VP;
NN_VP5_KHUB
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Quang Ngọc
|
BIỂU
XÂY DỰNG
KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG NĂM 2021 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Kèm theo Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 25/11/2021 của UBND tỉnh)
STT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Kế hoạch năm
2021
|
Ước thực hiện
năm 2021
|
Kịch bản tăng
trưởng những năm tiếp theo
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
1
|
2
|
3
|
4
|
|
5
|
6
|
7
|
8
|
I
|
Lĩnh vực Nông nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Sản lượng lương thực có hạt
|
Tấn
|
452 320
|
461 134
|
453 650
|
450 550
|
450 800
|
451 050
|
|
Trong đó: Sản lượng thóc
|
Tấn
|
433 600
|
443 041
|
435 400
|
426 650
|
420 600
|
417 250
|
2
|
GTSX bình quân/ha đất nông nghiệp (Giá hiện
hành)
|
Tr.đồng
|
140
|
143
|
148
|
153
|
158
|
163
|
3
|
Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, nước hợp
vệ sinh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sử dụng nước hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn
|
%
|
95,5
|
96
|
95,5
|
97
|
97,5
|
98
|
4
|
Xây dựng nông thôn mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số huyện đạt chuẩn nông thôn mới
|
Huyện
|
1
|
1
|
2
|
1
|
0
|
0
|
|
Số xã đạt chuẩn nông thôn mới
|
Xã
|
11
|
11
|
2
|
0
|
0
|
0
|
|
Số xã nông thôn mới kiểu mẫu
|
Xã
|
2
|
2
|
3
|
3
|
3
|
4
|
|
Số xã nông thôn mới nâng cao
|
Xã
|
15
|
17
|
12
|
3
|
11
|
10
|
5
|
Các chỉ tiêu sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
a
|
Ngành nông nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trồng trọt:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng diện tích gieo trồng
|
Ha
|
97 000
|
93 900
|
93 000
|
92 000
|
91 000
|
90 000
|
|
* (Diện tích gieo trồng vụ đông)
|
Ha
|
8 000
|
8 700
|
8 000
|
8 000
|
8 000
|
8 000
|
-
|
Trong đó: Lúa cả năm
|
Ha
|
72 000
|
71 757
|
71 000
|
69 500
|
68 500
|
68 000
|
|
+ Chiêm xuân: Diện tích
|
Ha
|
40 000
|
39 933
|
40 000
|
39 500
|
39 000
|
38 500
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
264 000
|
266 773
|
268 000
|
264 650
|
261 300
|
257 950
|
|
+ Lúa mùa:
Diện tích
|
Ha
|
32 000
|
31 825
|
31 000
|
30 000
|
29 500
|
29 500
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
169 600
|
172 490
|
167 400
|
162 000
|
159 300
|
159 300
|
-
|
Cây
ngô:
Diện tích
|
Ha
|
5 200
|
4815
|
5 000
|
5 000
|
5 000
|
5 000
|
|
Sản lượng
|
Tẩn
|
18 720
|
18 093
|
18 250
|
18 500
|
18 750
|
19 000
|
-
|
Cây khoai lang: Diện tích
|
Ha
|
1 400
|
669
|
810
|
810
|
810
|
800
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
12 950
|
6 639
|
7 533
|
7 614
|
7 655
|
7 600
|
-
|
Diện tích cây rau đậu các loại
|
Ha
|
10 000
|
9415
|
10 500
|
10 700
|
10 800
|
10 900
|
-
|
Diện tích cây công nghiệp hàng năm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Cây đỗ tương: Diện tích
|
Ha
|
235
|
428
|
500
|
500
|
500
|
500
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
330
|
700
|
750
|
750
|
750
|
750
|
|
+ Lạc
:
Diện tích
|
Ha
|
3 000
|
2 652
|
3 000
|
3 000
|
2 900
|
2 800
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
7 800
|
7 571
|
8 040
|
8 100
|
7 975
|
7 840
|
|
+ Cây
Mía Diện tích
|
Ha
|
680
|
495
|
800
|
700
|
600
|
500
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
44 410
|
32 403
|
51 600
|
45 500
|
39 300
|
33 000
|
-
|
Diện tích cây công nghiệp lâu năm:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Cây
chè: Diện tích
|
Ha
|
180
|
206
|
230
|
230
|
230
|
230
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
1 350
|
832
|
1 886
|
1 955
|
1 955
|
2 001
|
-
|
Cây ăn quả lâu năm:
|
|
|
|
6.800,00
|
6.800,00
|
6.900,00
|
7.000,00
|
|
+ Cây dứa
Diện tích
|
Ha
|
3 200
|
3 268
|
3 400
|
3 400
|
3 500
|
3 500
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
57 000
|
60 000
|
70 800
|
74 800
|
77 000
|
78 750
|
-
|
Diện tích các loại cây trồng khác
|
Ha
|
4 040
|
4 200
|
|
|
|
|
|
Chăn nuôi
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Tổng đàn trâu, bò
|
con
|
50 000
|
49 534
|
50 002
|
50 307
|
50 615
|
51 000
|
|
Trong đó: đàn bò
|
con
|
37 000
|
36 832
|
37 302
|
37 607
|
37 915
|
38 000
|
-
|
Tổng đàn lợn (không kể lợn sữa)
|
con
|
270 000
|
274 500
|
276 000
|
282 000
|
288 000
|
300 000
|
-
|
Tổng đàn gia cầm
|
1000 con
|
5 700
|
6 489
|
6 000
|
6 000
|
6 000
|
6 000
|
-
|
Tổng đàn dê
|
con
|
23 000
|
23 100
|
23 250
|
23 500
|
23 750
|
24 000
|
|
Sản phẩm chăn nuôi chính
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (bao gồm cả gia cầm)
|
Tấn
|
50 000
|
55 390
|
54 340
|
54 813
|
55 256
|
55 850
|
|
Trong đó: Thịt lợn hơi
|
Tấn
|
37 000
|
39 200
|
38 900
|
39 250
|
39 625
|
40 000
|
-
|
Sản lượng trứng
|
Triệu quả
|
145
|
157
|
146
|
148
|
149
|
150
|
b
|
Ngành lâm nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Trồng rừng tập trung
|
Ha
|
410
|
461
|
545
|
335
|
335
|
335
|
-
|
Bảo vệ rừng
|
Ha
|
16 061
|
16 005
|
16 061
|
16 061
|
16 061
|
16 061
|
-
|
Khoanh nuôi tái sinh rừng
|
Ha
|
7,0 8
|
7,0 8
|
7,0 8
|
7,0 8
|
7,0 8
|
7,0 8
|
-
|
Chăm sóc rừng trồng
|
Ha
|
940
|
940
|
873
|
943
|
948
|
900
|
-
|
Trồng cây phân tán
|
1000 cây
|
590
|
821
|
1 199
|
1 181
|
1 190
|
1 185
|
c
|
Ngành thủy sản
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Diện tích nuôi trồng thủy sản
|
Ha
|
14 775
|
14 771
|
14 910
|
15 790
|
15 840
|
15 940
|
|
+ Nuôi nước ngọt
|
Ha
|
11 275
|
10 870
|
11 000
|
11 100
|
11 150
|
11 250
|
|
Riêng diện tích nuôi thủy sản ruộng trũng
|
Ha
|
6 152
|
5 454
|
5 550
|
5 600
|
5 650
|
5 700
|
|
+ Nuôi nước mặn, lợ
|
Ha
|
3 500
|
3 901
|
3 910
|
4 300
|
4 300
|
4 300
|
-
|
Sản lượng thuỷ hải sản
|
Tấn
|
64 325
|
62 700
|
68 600
|
72 970
|
77 738
|
80 950
|
|
+ Nuôi trồng
|
Tấn
|
57 175
|
55 500
|
61 950
|
66 370
|
71 188
|
74 450
|
|
+ Khai thác
|
Tấn
|
7 150
|
7 200
|
6 650
|
6 600
|
6 550
|
6 500
|
II
|
Lĩnh vực công nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sản phẩm chủ yếu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Đá khai thác
|
Nghìn m3
|
2 900
|
4 305
|
4 200
|
4 300
|
4 400
|
4 500
|
-
|
Thép cán xây dựng
|
nghìn tấn
|
300
|
290,00
|
300,00
|
310,00
|
315,00
|
325,00
|
-
|
Phân lân nung chảy+NPK
|
nghìn tấn
|
250
|
270,00
|
270,00
|
290,00
|
300,00
|
300,00
|
-
|
Đạm
|
nghìn tấn
|
307
|
476,00
|
430,00
|
470,00
|
510,00
|
550,00
|
-
|
Xi măng, Clinker
|
Nghìn tấn
|
12 500
|
10 767,70
|
12 500
|
12 500
|
12 500
|
12 500
|
-
|
Sản phẩm may mặc
|
Nghìn SP
|
90 000
|
110 700
|
115 000
|
117 000
|
120 000
|
125 000
|
-
|
Lắp ráp ô tô
|
Chiếc
|
77 000
|
75 814
|
90 738
|
110 000
|
130 000
|
150 000
|
-
|
Kính nổi
|
Nghìn tấn
|
480
|
471,20
|
480
|
490
|
500
|
500
|
-
|
Giày, dép vải
|
Nghìn SP
|
42 000
|
58 900
|
59 700
|
62 000
|
63 500
|
64 500
|
-
|
Camera modul
|
Triệu SP
|
186
|
266,30
|
234
|
248
|
253
|
258
|
-
|
Linh kiện điện tử
|
Triệu SP
|
270
|
135
|
200
|
290
|
320
|
350
|
-
|
Lắp ráp cần gạt nước
|
Nghìn SP
|
15 000
|
14 750
|
15 000
|
15 500
|
16 000
|
16 750
|
-
|
Thanh phôi nhôm hợp kim
|
Nghìn tấn
|
33
|
67,10
|
67,20
|
70,00
|
73,00
|
76,00
|
III
|
Lĩnh vực XNK, thương mại, du lịch
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Kim ngạch Xuất khẩu
|
Nghìn USD
|
2 400 000
|
2 700 000
|
2 800 000
|
2 900 000
|
3 000 000
|
3 200 000
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Hàng thêu
|
Nghìn USD
|
1 400
|
1 427,70
|
1 500,00
|
1 550,00
|
1 600,00
|
1 650,00
|
-
|
Sản phẩm may mặc
|
Nghìn USD
|
263 200
|
384 108,30
|
380 000,00
|
390 000,00
|
400 000,00
|
410 000,00
|
-
|
Sản phẩm cói
|
Nghìn USD
|
2 900
|
4 797,50
|
4 300,00
|
4 500,00
|
4 700,00
|
5 000,00
|
-
|
Sản phẩm dứa, dưa chuột và rau quả chế biến
|
Nghìn USD
|
32 300
|
24 554,00
|
27 000,00
|
30 000,00
|
31 000,00
|
33 000,00
|
-
|
Giày dép
|
Nghìn USD
|
429 000
|
659 214,50
|
663 000,00
|
670 000,00
|
690 000,00
|
700 000,00
|
-
|
Linh kiện ô tô
|
Nghìn USD
|
32 200
|
59 436,50
|
63 000,00
|
72 000,00
|
73 400,00
|
76 000,00
|
-
|
Camera modun và linh kiện điện thoại
|
Nghìn USD
|
1 100 000
|
761 653,30
|
920 000
|
960 000
|
1 000 000
|
1 170 000
|
-
|
Linh kiện điện tử
|
Nghìn USD
|
71 900
|
73 162,10
|
72 400,00
|
74 000,00
|
75 000,00
|
77 000,00
|
-
|
Tai nghe và phụ kiện
|
Nghìn USD
|
3 000
|
945,00
|
900,00
|
1 500,00
|
1 700,00
|
2 000,00
|
-
|
Nhôm, đồng
|
Nghìn USD
|
42 000
|
71 078,60
|
69 000,00
|
70 000,00
|
71 000,00
|
73 000,00
|
-
|
Vôi, Đôlômit
|
Nghìn USD
|
5 000
|
5 110,20
|
4 500,00
|
5 500,00
|
6 000,00
|
7 000,00
|
-
|
Sợi
|
Nghìn USD
|
16 000
|
29 278,20
|
27 000,00
|
31 000,00
|
33 000,00
|
37 000,00
|
-
|
Xi măng + clanke
|
Nghìn USD
|
358 200
|
533 222,00
|
500 000,00
|
520 000,00
|
525 000,00
|
530 000,00
|
-
|
Túi nhựa và các sản phẩm từ nhựa
|
Nghìn USD
|
9 000
|
10 206,00
|
12 000,00
|
13 000,00
|
15 000,00
|
18 000,00
|
-
|
Đồ chơi trẻ em
|
Nghìn USD
|
20 000
|
20 354,00
|
21 000,00
|
20 500,00
|
21 000,00
|
22 000,00
|
-
|
Trang sức mỹ ký
|
Nghìn USD
|
3 600
|
2 271,00
|
2 000,00
|
2 100,00
|
2 200,00
|
2 400,00
|
-
|
Mặt hàng khác
|
Nghìn USD
|
20 800
|
59 181,10
|
32 400,00
|
34 350,00
|
49 400,00
|
35 950,00
|
2
|
Kim ngạch nhập khẩu
|
Nghìn USD
|
3 100 000
|
2 900 000
|
3 100 000
|
3 250 000
|
3 400 000
|
3 500 000
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Vải may mặc và phụ liệu
|
Nghìn USD
|
225 000
|
149 571,20
|
210 000,00
|
225 000,00
|
245 000,00
|
260 000,00
|
-
|
Phụ liệu giày dép
|
Nghìn USD
|
330 000
|
344 924,00
|
380 000,00
|
405 000,00
|
440 000,00
|
455 000,00
|
-
|
Máy móc, thiết bị, phụ tùng khác
|
Nghìn USD
|
150 000
|
74 533,30
|
100 000,00
|
115 000,00
|
140 000,00
|
150 000,00
|
-
|
Linh kiện ô tô
|
Nghìn USD
|
1 300 000
|
1 040 417,30
|
1 200 000
|
1 225 000
|
1 255 000
|
1 285 000
|
-
|
Linh kiện điện tử
|
Nghìn USD
|
915 000
|
795 882,90
|
850 000,00
|
885 000,00
|
940 000,00
|
1 000 000
|
3
|
Tổng số khách du lịch
|
Nghìn lượt
|
7 000
|
1 325
|
2 500
|
5 000
|
7 000
|
7 200
|
4
|
Doanh thu du lịch
|
Tỷ đồng
|
3 500
|
935
|
1 765
|
3 000
|
5 000
|
7 250
|