Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 111/QĐ-UBND 2023 chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây giá trị kinh tế cao Gia Lai

Số hiệu: 111/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Dương Mah Tiệp
Ngày ban hành: 14/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 14 tháng 3 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG KÉM HIỆU QUẢ SANG PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/ĐH ngày 01/10/2020 của Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Thực hiện Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về phê duyệt Đề án phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;

Thực hiện Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Thực hiện Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 38/TTr-SNNPTNT ngày 06/3/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ , Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMT Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên hiệp HPN tỉnh, Liên minh HTX tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Mah Tiệp

ĐỀ ÁN

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG KÉM HIỆU QUẢ SANG PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 111/QĐ-UBND ngày 14 tháng 03 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

MỤC LỤC

Phần I - SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Văn bản của Trung ương

2. Văn bản của tỉnh

Phần II - TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT CỦA TỈNH

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

2. Đặc điểm địa hình

3. Đặc điểm khí hậu

4. Các nguồn tài nguyên

4.1. Tài nguyên đất nông nghiệp

4.2. Tài nguyên nước

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tình hình phát triển kinh tế

1.1. Ngành nông, lâm, thủy sản

1.2. Ngành công nghiệp, xây dựng

1.3. Ngành dịch vụ

2. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

2.1. Dân số

2.2. Hoạt động khoa học công nghệ

2.3. Công tác an sinh xã hội

Phần III - THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG KÉM HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG CÓ DIỆN TÍCH THƯỜNG XUYÊN BỊ HẠN VÀ KÉM HIỆU QUẢ

1. Tình hình sản xuất lúa

1.1. Diện tích lúa

1.2. Giống, kỹ thuật canh tác và xây dựng cánh đồng lúa lớn

1.2.1. Cơ cấu giống lúa

1.2.2. Thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xây dựng cánh đồng lúa lớn

1.3. Sản lượng lúa

1.4. Hiệu quả sản xuất lúa

2. Tình hình sản xuất mía

2.1. Diện tích mía

2.2. Giống, kỹ thuật canh tác và xây dựng cánh đồng mía lớn

2.2.1. Cơ cấu giống mía

2.2.2. Thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xây dựng cánh đồng mía lớn

2.3. Sản lượng mía

2.4. Hiệu quả sản xuất mía

3. Tình hình sản xuất sắn

3.1. Diện tích sắn

3.2. Giống, kỹ thuật canh tác

3.2.1. Cơ cấu giống sắn

3.2.2. Thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xây dựng cánh đồng sắn lớn

3.3. Sản lượng sắn

3.4. Hiệu quả sản xuất sắn

4. Tình hình sản xuất điều

4.1. Diện tích điều

4.2. Giống, kỹ thuật canh tác

4.2.1. Cơ cấu giống điều

4.2.2. Thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

4.3. Sản lượng điều

4.4. Hiệu quả sản xuất điều

5. Tình hình sản xuất hồ tiêu

5.1. Diện tích hồ tiêu

5.2. Giống, kỹ thuật canh tác

5.2.1. Cơ cấu giống hồ tiêu

5.2.2. Thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

5.3. Sản lượng hồ tiêu

5.4. Hiệu quả sản xuất hồ tiêu

6. Tình hình sản xuất cao su

6.1. Diện tích cao su

6.2. Giống, kỹ thuật canh tác

6.2.1. Cơ cấu giống cao su

6.2.2. Thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

6.3. Sản lượng cao su

6.4. Diện tích cao su kém hiệu quả và cao su trồng trên đất rừng nghèo bị chết, sinh trưởng phát triển kém

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ CỦA TỈNH

1. Tình hình sản xuất rau

1.1. Diện tích rau

1.2. Cơ cấu giống rau

1.3. Sản lượng rau

1.4. Về tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau

2. Tình hình sản xuất hoa, cây kiểng

2.1. Diện tích hoa, cây kiểng

2.1.1. Diện tích hoa các loại

2.1.2. Diện tích cây kiểng, bonsai

2.2. Cơ cấu giống hoa, cây kiểng

2.2.1. Cơ cấu giống hoa

2.2.2. Cơ cấu giống cây kiểng

2.3. Số lượng hoa, cây kiểng cung ứng hàng năm cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh

2.3.1. Số lượng hoa cung ứng hàng năm cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh

2.3.2. Số lượng cây kiểng, bonsai cung ứng hàng năm cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh

3. Tình hình sản xuất cây ăn quả

3.1. Diện tích cây ăn quả

3.2. Cơ cấu giống cây ăn quả

3.3. Sản lượng cây ăn quả

3.4. Về tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cây ăn quả

4. Tình hình sản xuất cây dược liệu

4.1. Diện tích cây dược liệu

4.2. Năng suất, sản lượng một số cây dược liệu

4.3. Về tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cây dược liệu

5. Mạng lưới kinh doanh và tiêu thụ rau, hoa, quả, dược liệu

III. KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2022

1. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thường xuyên bị hạn

1.1. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thường xuyên bị hạn sang trồng cây hàng năm

1.2. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thường xuyên bị hạn sang trồng cây lâu năm

2. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích cây trồng kém hiệu quả

3. Hiệu quả kinh tế của chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa thường xuyên bị hạn và diện tích cây trồng kém hiệu quả

IV. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT VÀ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG

1. Thuận lợi

2. Khó khăn, hạn chế

V. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ MỘT SỐ CÂY TRỒNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ CỦA TỈNH (RAU, HOA, CÂY ĂN QUẢ, CÂY DƯỢC LIỆU...)

1. Dự báo thị trường tiêu thụ rau, hoa, quả

1.1. Thị trường tiêu thụ trong nước

1.2. Thị trường xuất khẩu

1.2.1. Thị trường Châu Á

1.2.2. Thị trường Châu Âu

1.2.3. Thị trường Hoa Kỳ

2. Dự báo thị trường tiêu thụ dược liệu

Phần IV - QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG KÉM HIỆU QUẢ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Giai đoạn 2023 - 2025

2.2.2. Giai đoạn 2026 - 2030

3. Nguyên tắc chuyển đổi cây trồng

II. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG

1. Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thường xuyên bị hạn

1.1. Giai đoạn 2023 - 2025

1.2. Giai đoạn 2026 - 2030

2. Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng mía, sắn, điều, hồ tiêu, cao su kém hiệu quả

2.1. Giai đoạn 2023 - 2025

2.2. Giai đoạn 2026 - 2030

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Nhóm giải pháp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thông tin tuyên truyền

2.2. Nhóm giải pháp về xác định vùng sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất

2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất; phát triển, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.4. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ

2.5. Nhóm giải pháp về phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản

2.6. Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

2.7. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nhu cầu vốn đầu tư

1.1. Giai đoạn 2023-2025

1.2. Giai đoạn 2026-2030

2. Nguồn vốn

2.1. Kinh phí Ngân sách Nhà nước đầu tư và hỗ trợ

2.2. Nguồn vốn khác

V. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế

2. Hiệu quả xã hội

3. Hiệu quả môi trường

Phần V - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. THỜI GIAN THỰC HIỆN

II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO ĐỀ ÁN

Phụ lục I: CÁC BẢNG BIỂU VỀ NHÓM ĐẤT, DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG KÉM HIỆU QUẢ VÀ CÂY TRỒNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ CỦA TỈNH GIA LAI

Bảng 01: Các nhóm, đơn vị đất và diện tích đất

Bảng 02: Diện tích lúa của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 03: Sản lượng lúa của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 04: Diện tích mía của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 05: Sản lượng mía của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 06: Diện tích sắn của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 07: Sản lượng sắn của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 08: Diện tích điều của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 09: Sản lượng điều của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 10: Diện tích hồ tiêu của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 11: Sản lượng hồ tiêu của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 12: Diện tích cao su của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 13: Sản lượng cao su của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 14: Diện tích rau của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 15: Sản lượng rau của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 16: Diện tích hoa của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 17: Diện tích cây ăn quả của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 18: Sản lượng cây ăn quả của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 19: Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thường xuyên bị hạn của các địa phương giai đoạn 2016 - 2020

Phụ lục II: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TẬP TRUNG RAU, HOA, CÂY ĂN QUẢ, CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Phụ lục III: DỰ KIẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA KÉM HIỆU QUẢ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Phụ lục IV: DỰ KIẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG SẮN, MÍA, CAO SU, ĐIỀU, HỒ TIÊU KÉM HIỆU QUẢ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Phụ lục V: BIỂU KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Phụ lục VI: DỰ KIẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG

Phụ lục VII: DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ, KÊU GỌI ĐẦU TƯ

Phụ lục VIII: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG KÉM HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 01: Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai

Hình 02: Biểu đồ biểu diễn dịch chuyển cơ cấu kinh tế tỉnh Gia Lai

Hình 03: Dân số vùng Tây Nguyên năm 2020

ĐỀ ÁN

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG KÉM HIỆU QUẢ SANG PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Gia Lai có bước phát triển khá toàn diện cả về nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp trung bình hàng năm đạt 5,18%/năm; năm 2020, giá trị sản xuất đạt 30.186 tỷ đồng. Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2020 đạt 25.129 tỷ đồng, chiếm 83,2% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp; phương thức sản xuất có sự chuyển biến tích cực từ khâu giống, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững và thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản. Toàn tỉnh hiện có 115 mã số vùng trồng, 28 mã số cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu; khoảng 233.522,98 ha cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, GlobalGAP, Organic, Rainforest Alliance; khoảng 42.458,6 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; đã hình thành 10 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, với diện tích khoảng 237.346,49 ha cây trồng giữa nông dân với 81 hợp tác xã, 78 tổ hợp tác và 42 doanh nghiệp, điển hình là: Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đầu tư phát triển chuỗi giá trị sản phẩm cà phê, sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, Organic, Rainforest Alliance; Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Thịnh đầu tư phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu, sản xuất theo tiêu chuẩn Rainforest Alliance; Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Chi nhánh Gia Lai đã đầu tư phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chanh dây, dứa, chuối… sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Điểm sáng trong tổ chức sản xuất trồng trọt những năm qua là kết quả chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, bước đầu đã mang lại những kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng khá của ngành nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững, từng bước thực hiện thành công mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từng địa phương trong tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như: Nhiều địa phương sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chưa hiệu quả, chưa ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa vào sản xuất. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng hạn ở một số địa phương triển khai chưa hiệu quả, thiệt hại do khô hạn còn xảy ra. Sự tham gia và đầu tư của doanh nghiệp còn hạn chế; sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa bền vững; năng lực tiếp cận thị trường, tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân chưa như kỳ vọng; khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến và vấn đề về an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế; việc xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý gặp nhiều khó khăn; hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển sản xuất; năng lực thích ứng biến đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai chưa cải thiện nhiều...

Để khai thác, phát huy lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu, tận dụng tiềm năng, cơ hội thị trường; khắc phục những tồn tại hạn chế; tổ chức lại sản xuất trồng trọt thích ứng với biến đổi khí hậu, theo hướng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh các sản phẩm cây trồng hàng hóa có thế mạnh của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nông dân các dân tộc trong tỉnh, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từng địa phương trong tỉnh thì việc xây dựng, ban hành “Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030” là cần thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Văn bản của Trung ương

- Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2008;

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

- Luật Hợp tác xã ngày 20/11/2012;

- Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

- Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;

- Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;

- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa;

- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

- Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về quản lý phân bón;

- Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

- Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững;

- Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 03/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030;

- Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030;

- Quyết định 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh, tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030;

- Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012;

- Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Thông tư số 25/2018/TT-NHNN ngày 24/10/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT ngày 06/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia;

- Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp;

- Quyết định số 5227/QĐ-BNN-KH ngày 24/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017.

2. Văn bản của tỉnh

- Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 03/7/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (Khóa XV) về bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (Khóa XV) về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;

- Nghị quyết số 03-NQ/ĐH ngày 01/10/2020 của Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Chương trình số 15-CTr/TU ngày 30/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai (Khóa XV) về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học chất lượng cao vào sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu;

- Nghị quyết số 97/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Nghị quyết số 102/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Nghị quyết số 107/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Nghị quyết số 108/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định một số chính sách hỗ trợ về đầu tư du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch và phát triển du lịch cộng đồng;

- Nghị quyết số 280/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về chủ trương đầu tư Chương trình kiên cố hóa hạ tầng giao thông và kênh mương trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025;

- Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thi hành Điều 9 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Nghị quyết số 40/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định nội dung, mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc Quy định các định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 25/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về ban hành Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 1018/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về ban hành Kế hoạch phát triển cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017 - 2025;

- Quyết định số 39/2019/QĐ-UBND ngày 26/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về Quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về phê duyệt Đề án phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;

- Quyết định số 125/QĐ-UBND ngày 09/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (nguồn vốn ngân sách địa phương);

- Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (nguồn vốn ngân sách trung ương);

- Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về ban hành Danh mục các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Kế hoạch số 933/KH-UBND ngày 12/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh Gia Lai.

Phần II

TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT CỦA TỈNH

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 1.551.013 ha. Tọa độ địa lý từ 12°58’20” đến 14°36’30'' vĩ độ Bắc, từ 107°27’23” đến 108°54’40” kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

- Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.

- Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk.

- Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.

Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và 14 huyện (Đak Đoa, Mang Yang, Đak Pơ, Kbang, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa, Phú Thiện, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh). Trong đó, thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và thương mại của tỉnh.

Hình 01: Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai.

Gia Lai có vị trí địa lý quan trọng trong tam giác phát triển kinh tế - xã hội 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia; nằm trên hành lang thương mại quốc tế Myanmar, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Bắc Campuchia vào khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung thông qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh theo Quốc lộ 19, Quốc lộ 25 đến Cảng biển Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Phú Yên; đồng thời, nằm trên dải hành lang phát triển kinh tế - đô thị Bắc Nam thông qua đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14, kết hợp Cảng hàng không Pleiku và là hành lang kinh tế Đông Tây thông qua Quốc lộ 19, Quốc lộ 25.

Với lợi thế về vị trí địa lý của Gia Lai, là điều kiện thuận lợi và là nguồn lực quan trọng trong phát triển sản xuất và lưu thông nông sản hàng hóa của Gia Lai.

2. Đặc điểm địa hình

Gia Lai có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 700 - 800 m, độ dốc trung bình 3-15°. Địa hình đa dạng, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây, với 3 kiểu địa hình chính: Địa hình đồi núi, cao nguyên và đồng bằng thung lũng.

- Địa hình đồi núi có diện tích chiếm trên 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, độ cao trung bình > 500 m, độ dốc trung bình 15°, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam tỉnh.

- Địa hình cao nguyên: Gia Lai có 2 cao nguyên đất đỏ bazan là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, chiếm khoảng 1/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

+ Cao nguyên Pleiku được phân bố hầu khắp ở các địa phương nằm phía Tây dãy núi Trường Sơn, có độ cao trung bình từ 600 - 700 m và độ dốc trung bình 3-15°.

+ Cao nguyên Kon Hà Nừng phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc về đến Ka Nak của huyện Kbang, độ cao trung bình từ 800 - 900 m, độ dốc trung bình 10 - 18°, với đỉnh cao nhất Kon Ka Kinh thuộc huyện Kbang là 1.748 m.

- Địa hình đồng bằng thung lũng bồi tụ có diện tích chiếm gần 2/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố dọc theo các sông suối, bề mặt tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình dưới 100 m, bao gồm các thung lũng ven sông Ba (từ Kbang, An Khê đến Krông Pa).

3. Đặc điểm khí hậu

Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm chia làm 02 mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm từ 22°C đến 25°C.

4. Các nguồn tài nguyên

4.1. Tài nguyên đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp của Gia Lai có khoảng 1.400.775 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 845.776 ha (gồm: đất trồng cây hàng năm 405.988 ha và 439.788 ha đất trồng cây lâu năm). Về điều kiện thổ nhưỡng: Gia Lai có 8 nhóm đất chính với 28 loại đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng có diện tích 753.762 ha, chiếm 48,59% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất đỏ vàng là nhóm đất có nhiều loại đất quý hiếm, đặc biệt là đất đỏ bazan - loại đất rất thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng yêu cầu độ phì cao, đặc biệt là phát triển các loại cây ăn quả, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như: Chanh dây, bơ, sầu riêng, chuối, sa nhân tím, đinh lăng, đương quy, hà thủ ô đỏ...

(Chi tiết các nhóm, đơn vị đất và diện tích đất tại Bảng 01, Phụ lục I kèm theo).

4.2. Tài nguyên nước

Tổng trữ lượng nước mặt của Gia Lai khoảng 23 tỷ m3 phân bố trên các hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba, hệ thống sông Sê San và phụ lưu hệ thống sông Sêrêpôk.

Toàn tỉnh hiện có 352 công trình thủy lợi kiên cố (gồm: 119 hồ chứa, 191 đập dâng, 42 trạm bơm), với tổng năng lực thiết kế tưới cho 67.411 ha cây trồng (36.844 ha lúa và 30.567 ha rau màu, cây công nghiệp), đáp ứng khoảng 17% diện tích đất sản xuất nông nghiệp cần tưới.

Ngoài ra, còn có các công trình tạm, bán kiên cố và hàng ngàn ao, hồ, giếng đào người dân tự đầu tư lấy nước tưới cho hàng trăm ngàn ha cây công nghiệp, cây lương thực và cây ăn quả, cây dược liệu.

Với lợi thế về địa hình cao, dốc và nhiều sông suối, Gia Lai là một trong những địa phương có khá nhiều công trình thuỷ điện. Trên địa bàn tỉnh hiện có 48 nhà máy thủy điện đang hoạt động, trong đó có 08 nhà máy thủy điện lớn với tổng công suất 1.970 MW và 40 công trình thủy điện vừa và nhỏ đang vận hành với công suất 276,15 MW. Ngoài ra, còn có một số công trình thủy điện vừa và nhỏ đang được đầu tư xây dựng. Ngoài nhiệm vụ phát điện, các công trình thủy điện còn thực hiện nhiệm vụ cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tình hình phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 7,55%. Năm 2020, tổng sản phẩm trong tỉnh (theo giá hiện hành năm 2020) đạt 80.000,3 tỷ đồng, gấp 1,63 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 51,9 triệu đồng, tăng 1,48 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; năm 2020, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 37,18%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,46%, dịch vụ chiếm 34,36%.

Hình 02: Biểu đồ biểu diễn dịch chuyển cơ cấu kinh tế tỉnh Gia Lai.

1.1. Ngành nông, lâm, thủy sản

Trong nhiều năm qua, ngành nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định và được xác định là ngành đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,18%; năm 2020, giá trị sản xuất đạt 30.186 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), gấp 1,29 lần so với năm 2015. Trong nông nghiệp, trồng trọt là lĩnh vực chủ đạo và có sự chuyển dịch tích cực trong nội bộ ngành; tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 89% năm 2015 xuống còn 83,2% năm 2020. Giai đoạn 2016 - 2020, đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn (Tập đoàn Lộc Trời, Đồng Giao, Trường Hải De Heus...) đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ: Có 15 dự án nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao triển khai thực hiện trên địa bàn, với tổng vốn đăng ký 2.370 tỷ đồng và chấp thuận cho 26 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát dự án, với tổng số vốn đăng ký khoảng 4.255 tỷ đồng.

1.2. Ngành công nghiệp, xây dựng

Trong nhiều năm qua, sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng trưởng khá; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đạt 22.518 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), gấp 1,48 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,65%.

Nhìn chung, các dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, chế biến nông sản triển khai thực hiện tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định và phát triển, hàng năm đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

1.3. Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,23%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2020 đạt khoảng 75.000 tỷ đồng, gấp 1,97 lần so với năm 2015, tăng bình quân hàng năm khoảng 14,57%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 tăng gấp 1,87 lần so với năm 2015, tăng bình quân hàng năm khoảng 14,38%; năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 580 triệu USD; hoạt động xuất khẩu của tỉnh ngày càng được mở rộng thị trường và tăng trưởng về kim ngạch. Thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển đồng bộ; công tác quản lý và khai thác thị trường nội địa được quan tâm. Hệ thống thương mại phát triển khá nhanh về số lượng, quy mô hoạt động ở cả thành thị, nông thôn. Đã phát triển thêm siêu thị, chợ, gắn kết được giữa người sản xuất với tiêu thụ nông sản hàng hóa.

2. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

2.1. Dân số

Năm 2020, dân số tỉnh Gia Lai có 1.541.437 người, tăng 144.037 người so với năm 2015, chiếm khoảng 25,3% dân số vùng Tây Nguyên và khoảng 1,57% so với dân số cả nước(1). Số người trong độ tuổi lao động trên 900 nghìn người, chiếm gần 60% dân số, trong đó có trên 70% lao động sinh sống ở nông thôn. Mật độ dân số trung bình 102,46 người/km2, trong đó thành phố Pleiku là nơi có mật độ dân số cao nhất. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 1,1%/năm, thấp hơn so với cả nước (cả nước 1,14%).

Hình 03: Dân số vùng Tây Nguyên năm 2020.

2.2. Hoạt động khoa học công nghệ

Hoạt động khoa học công nghệ được quan tâm, chú trọng; đã tập trung quán triệt, tuyên truyền, định hướng tăng cường năng lực tiếp cận giúp người dân, doanh nghiệp trong tỉnh nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có cách tiếp cận, giải pháp thực hiện phù hợp, hiệu quả.

Trong 05 năm qua (2016 - 2020), đã triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu và ứng dụng trên các lĩnh vực và xây dựng các mô hình điểm về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất: Đã triển khai 09 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020 (trong đó có 03 dự án do Trung ương ủy quyền địa phương quản lý, 06 dự án do Trung ương quản lý); 02 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia thuộc chương trình Quỹ gen; 49 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong quá trình triển khai và sau khi được nghiệm thu đã được đưa vào sử dụng trong thực tiễn và đã phát huy hiệu quả góp phần phát triển về kinh tế - xã hội.

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình đã và đang được triển khai nhân rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, điển hình như “Mô hình trồng cây ăn quả áp dụng công nghệ cao của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai tại xã Lơ Pang, Kon Thụp, Kon Chiêng - huyện Mang Yang; tại Nông trường Ia Băng - huyện Chư Prông; Nông trường Ia Pếch - huyện Ia Grai”...

Hoạt động sở hữu trí tuệ và thông tin khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản xuất cho người dân và doanh nghiệp (đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ) được chú trọng quan tâm. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp nhằm tăng năng lực cạnh tranh. Thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ, góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và người sản xuất.

2.3. Công tác an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội được đảm bảo; công tác giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo đạt nhiều kết quả quan trọng. Cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm đầu tư; đời sống đồng bào dân tộc thiểu số chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 11,36% vào đầu năm 2016 giảm còn 5,38% vào cuối năm 2020. Các chính sách dân tộc trên địa bàn được quan tâm thực hiện, đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đã đạt những kết quả tích cực. Thông qua Chương trình 135, giai đoạn 2015 - 2020 đã xây dựng trên 1.790 công trình, với tổng kinh phí 614,167 tỷ đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho 121.393 lượt hộ gia đình, với tổng kinh phí 184,983 tỷ đồng; chính sách theo Quyết định 755/QĐ-TTg được giải quyết kịp thời, đã cấp đất ở cho 370 hộ gia đình, đất sản xuất cho 413 hộ gia đình,...

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội là tiềm năng và nguồn lực quan trọng trong phát triển sản xuất trồng trọt và các sản phẩm có lợi thế so sánh của Gia Lai so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung như: Rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu...

Phần III

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG KÉM HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG CÓ DIỆN TÍCH THƯỜNG XUYÊN BỊ HẠN VÀ KÉM HIỆU QUẢ

Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt năm 2022 đạt 27.012,021 tỷ đồng, chiếm 79,86% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Trồng trọt còn là lĩnh vực mang tính đặc thù, bởi đây là lĩnh vực trải dài trên một không gian rộng lớn, có yếu tố mùa vụ, chịu tác động trực tiếp của thời tiết, khí hậu và đặc biệt là những bất lợi do biến đổi khí hậu mang lại.

Đối với Gia Lai, biến đổi khí hậu không còn là “nguy cơ”, không chỉ là “hiện tượng đơn lẻ” mà đã là “thực tế hiện hữu”, tác động toàn diện, rộng khắp ở 17/17 địa phương trong tỉnh. Những năm gần đây, Gia Lai được biết đến là địa phương phải gánh chịu nhiều đợt thiên tai dị thường; hạn hán, nắng nóng kéo dài, mưa đá, mưa lớn kèm theo lốc xoáy liên tiếp xảy ra ở các địa phương trong tỉnh gần đây cho thấy mức độ gia tăng ngày càng lớn của tình trạng biến đổi khí hậu. Chỉ tính riêng vụ Đông xuân 2015 - 2016 diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán gây ra trên 30.500 ha, với tổng thiệt hại trên 841 tỷ đồng; vụ Đông xuân 2019 - 2020 hạn hán gây thiệt hại 9.115,7 ha, với tổng thiệt hại gần 188 tỷ đồng. Biến đổi khí hậu không chỉ gây ra tình trạng hạn hán, làm gia tăng nguy cơ phát sinh các loại sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng mà còn gây tổn thất nặng nề về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tác động xấu tới môi trường sống, sản xuất của người dân. Trước thực trạng đó, nhằm tổ chức sản xuất bền vững, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân khu vực nông thôn thì việc định hướng và hỗ trợ thực hiện chuyển đổi diện tích cây trồng sản xuất kém hiệu quả sang phát triển diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao (như: rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi…), gắn sản xuất với sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững và dành quỹ đất để phát triển các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là cần thiết.

Về thực trạng sản xuất một số cây trồng có diện tích thường xuyên bị hạn và sản xuất cho hiệu quả kinh tế thấp:

1. Tình hình sản xuất lúa

1.1. Diện tích lúa

Diện tích lúa của tỉnh Gia Lai năm 2020 đạt 75.645,9 ha, tăng 421,9 ha so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 0,11%/năm. Năm 2022, diện tích lúa của tỉnh Gia Lai có 76.044,2 ha, tăng 398,3 ha so với năm 2020.

(Chi tiết về diện tích lúa của các địa phương có Bảng 02, Phụ lục I kèm theo).

1.2. Giống, kỹ thuật canh tác và xây dựng cánh đồng lúa lớn

1.2.1. Cơ cấu giống lúa

Sản xuất lúa ở các địa phương trong tỉnh những năm gần đây có sự chuyển biến mạnh về cơ cấu giống. Khoảng 95% diện tích lúa được gieo trồng các giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao, khả năng chịu hạn và chống chịu sâu bệnh tốt như giống lúa: HT1, LH12, ML48, OM4900, JO2, OM6976, Đài thơm 8, ĐV108, Nhị ưu 838,...

1.2.2. Thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xây dựng cánh đồng lúa lớn

a) Về thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Trong những năm gần đây, người dân trồng lúa ở các vùng trồng lúa trọng điểm của tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư về giống, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thực hành sản xuất theo quy trình VietGAP, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) … nhờ đó năng suất lúa của các địa phương trong tỉnh tăng trưởng khá ổn định, giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,77%/năm.

b) Về xây dựng cánh đồng lớn: Trên địa bàn tỉnh hiện có 34 cánh đồng lúa lớn, với diện tích khoảng 1.811,15 ha, có 3.338 hộ dân và 04 doanh nghiệp tham gia (Công ty TNHH Giống cây trồng Thành Lợi - Bình Định, Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty Giống Điền Nguyên - Đắk Lắk, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố), cụ thể: Huyện Kbang có 01 cánh đồng tại xã Kon Pne, quy mô diện tích 30 ha, có 115 hộ dân tham gia. Huyện Ia Pa có 05 cánh đồng tại xã Pờ Tó, xã Ia Mrơn, xã Ia Kdăm, xã Chư Mố và xã Ia Trốk, với quy mô diện tích 401,15 ha, có 742 hộ dân tham gia. Huyện Phú Thiện có 24 cánh đồng, với tổng diện tích khoảng 1.200 ha, có 2.107 hộ dân tham gia. Huyện Chư Pưh có 03 cánh đồng (Cánh đồng Ia Dreng - xã Ia Dreng, cánh đồng Ia Blang - xã Ia Rong và cánh đồng Plei Thơ Ga - xã Chư Don), quy mô diện tích 150 ha, có 289 hộ dân tham gia. Huyện Chư Prông có 01 cánh đồng tại xã Ia Lâu, quy mô diện tích 30 ha, có 85 hộ dân tham gia.

1.3. Sản lượng lúa

Bên cạnh việc phát triển diện tích, chất lượng lúa gạo Gia Lai từng bước được khẳng định thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Với công trình đại thủy nông Ayun Hạ, nhiều năm qua vùng lúa nước Phú Thiện, Ia Pa, Ayun Pa đã trở thành vựa lúa của Gia Lai và cả Tây Nguyên. Cuối năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Gạo Phú Thiện"; hiện nay, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Tây Nguyên đang đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gạo tại huyện Phú Thiện, với công suất 30.000 tấn/năm. Ngoài ra, đã xây dựng chỉ dẫn địa lý gạo Ba Chăm “Mang Yang” và đang xây dựng gạo Ba Chăm thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương. Trong những năm qua, sản lượng lúa Gia Lai tăng trưởng khá ổn định; giai đoạn 2015 - 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,9%/năm.

(Chi tiết về sản lượng lúa của các địa phương có Bảng 03, Phụ lục I kèm theo).

1.4. Hiệu quả sản xuất lúa

Qua kết quả khảo sát một số địa phương trồng lúa trong tỉnh cho thấy: Chi phí đầu tư cho 01 ha lúa bình quân khoảng từ 18 - 20 triệu đồng/ha. Tạm tính với giá mua tính bình quân khoảng 6.500 đồng/kg; năng suất lúa nước bình quân toàn tỉnh khoảng 52,8 tạ/ha; sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 14 - 16 triệu đồng/ha/vụ.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán xảy ra trên diện rộng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, đã ảnh hưởng và gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất của người dân; chỉ tính riêng vụ Đông xuân 2015 - 2016 diện tích lúa bị thiệt hại do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh khoảng 6.340,6 ha, vụ Đông xuân 2019 - 2020 hạn hán gây thiệt hại khoảng 1.724,9 ha. Do vậy, để phát triển sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu cần thiết phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa thường xuyên bị hạn và tổ chức lại sản xuất chuyên canh, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) để đảm bảo phát triển cây lúa ổn định, bền vững và hiệu quả.

2. Tình hình sản xuất mía

2.1. Diện tích mía

Diện tích mía của tỉnh Gia Lai năm 2020 có 30.145 ha, giảm 7.826 ha so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giảm 4,81%. Năm 2022, diện tích mía của tỉnh Gia Lai có 36.900 ha, tăng 6.755 ha so với năm 2020.

(Chi tiết về diện tích mía của các địa phương có Bảng 04, Phụ lục I kèm theo).

Vùng nguyên liệu mía của các địa phương trong tỉnh cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho 02 nhà máy: Nhà máy đường An Khê, với công suất 18.000 tấn mía cây/ngày; Nhà máy đường Ayun Pa, với công suất 12.000 tấn mía cây/ngày (Thực tế công suất Nhà máy đường Ayun Pa đang hoạt động là 6.000 tấn mía cây/ngày).

2.2. Giống, kỹ thuật canh tác và xây dựng cánh đồng mía lớn

2.2.1. Cơ cấu giống mía

Trong những năm gần đây và niên vụ 2022 - 2023, việc đưa các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất được các nhà máy, công ty mía đường và người trồng mía trong tỉnh quan tâm, chú trọng. Ngoài một số giống được hỗ trợ từ các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học; các nhà máy, công ty mía đường đã chủ động du nhập, khảo nghiệm, tuyển chọn và đưa vào sản xuất đại trà nhiều giống mía mới có năng suất cao, chất lượng ổn định, ít sâu bệnh, sức tái sinh và lưu gốc tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng nguyên liệu của nhà máy, điển hình là giống: K95-84, K95-156, LK92-11, K93-207... đã thay thế và loại bỏ các giống mía cũ đã thoái hóa hay bị nhiễm các loại sâu bệnh hại như R579... Đến nay, diện tích mía nguyên liệu sử dụng giống mới, giống tốt trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 95% diện tích. Đơn vị tiên phong trong đầu tư tuyển chọn, phát triển sản xuất đại trà các giống mía mới đó là Nhà máy đường An Khê - diện tích sử dụng giống mía mới chiếm 100% tổng diện tích vùng nguyên liệu mía nhà máy đầu tư.

2.2.2. Thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xây dựng cánh đồng mía lớn

- Diện tích mía thâm canh hiện có trên 7.900 ha, trong đó có khoảng 2.342,5 ha mía ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước (Tưới nhỏ giọt 31,7 ha và tưới béc lớn 2.310,8 ha)(2).

- Hiện có 136 cánh đồng mía lớn thuộc 51 xã trên địa bàn 8 huyện, thị xã, với tổng diện tích 3.752,53 ha, có 2.880 hộ dân và 03 doanh nghiệp tham gia (Nhà máy đường An Khê, Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai, Công ty TNHH TM - CBNLS Đường Vạn Phát). Điển hình là huyện Ia Pa đã xây dựng 33 mô hình cánh đồng mía lớn, với diện tích gần 600 ha, có 222 hộ tham gia, trong đó có 180 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số; huyện Phú Thiện xây dựng 08 mô hình, với diện tích 180,75 ha, có 113 hộ tham gia, trong đó có 87 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số; huyện Kbang xây dựng 8 mô hình, với diện tích 305,25 ha, có 240 hộ tham gia, trong đó có 221 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số,... Thông qua cánh đồng lớn, việc tổ chức sản xuất mía được thực hiện khép kín theo chuỗi giá trị, quản lý từ khâu làm đất, trồng mía, chăm sóc cho đến thu hoạch; tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt, giải quyết được vấn đề nâng cao năng suất và chất lượng mía nguyên liệu, giảm giá thành sản xuất, nông dân trồng mía và doanh nghiệp đều được lợi. Năng suất mía sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn bình quân đạt khoảng 100 - 110 tấn/ha, cá biệt có một số hộ trồng mía trên địa bàn xã Pờ Tó, huyện Ia Pa đạt trên 120 tấn/ha.

2.3. Sản lượng mía

Sản lượng mía của tỉnh Gia Lai năm 2020 đạt 1.978.655,4 tấn, giảm 326.046,3 tấn so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giảm 3%. Năm 2022, sản lượng mía của tỉnh Gia Lai đạt 2.472.150 tấn, tăng 493.494,6 tấn so với năm 2020.

(Chi tiết về sản lượng mía của các địa phương có Bảng 05, Phụ lục I kèm theo).

2.4. Hiệu quả sản xuất mía

Qua kết quả khảo sát cho thấy, chi phí đầu tư cho 01 ha mía trồng mới khoảng từ 45 - 50 triệu đồng, chi phí đầu tư cho 01 ha mía lưu gốc khoảng 25 - 30 triệu đồng/ha. Trong đó, chi phí lao động, chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 52% trong tổng số chi phí đầu tư sản xuất mía nguyên liệu; đa số các hộ trồng mía chỉ thuê lao động ở khâu làm đất và thu hoạch - chiếm khoảng 27%; chi phí lao động còn lại do gia đình tự làm - chiếm khoảng 25%. Chi phí vật chất, chiếm khoảng 48%, trong đó: Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng khoảng 29 - 30%; chi phí giống khoảng 14 - 15%; chi phí thuốc bảo vệ thực vật và chi phí khác khoảng 3 - 4%. Tạm tính với giá mua bình quân của các nhà máy niên vụ mía 2022 - 2023: Chất lượng mía đạt chữ đường 10 CCS, giá mua khoảng 1.050.000 - 1.100.000 đồng/tấn; tạm tính năng suất mía theo năng suất bình quân chung toàn tỉnh niên vụ 2022 - 2023 đạt 670 tạ/ha; mỗi ha mía thu được khoảng 70 - 72 triệu đồng; sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 20 - 27 triệu đồng/ha mía trồng mới, khoảng 40 - 47 triệu đồng/ha mía lưu gốc.

Qua phân tích chi phí sản xuất cùng với thu nhập, lợi nhuận cho thấy, với giá thu mua mía như năm nay, việc trồng mía vẫn có lãi. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn không ít hộ dân sản xuất mía nguyên liệu lỗ, nguyên nhân chính là do còn nhiều diện tích mía sản xuất trên các chân đất không phù hợp (đồi dốc, xa nguồn nước tưới). Bên cạnh đó một bộ phận người dân không quan tâm đầu tư thâm canh. Do vậy, cần phải xác định, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp và hướng dẫn, hỗ trợ người dân tổ chức lại sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Tình hình sản xuất sắn

3.1. Diện tích sắn

Diện tích sắn của tỉnh Gia Lai năm 2020 đạt 78.880,7 ha, tăng 15.133,7 ha so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,35%/năm. Năm 2022, diện tích sắn của tỉnh Gia Lai có 79.310 ha, tăng 429,3 ha so với năm 2020.

(Chi tiết về diện tích sắn của các địa phương có Bảng 06, Phụ lục I kèm theo).

Vùng nguyên liệu sắn của Gia Lai cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho 05 nhà máy chế biến tinh bột sắn hiện đang hoạt động, với tổng công suất 1.000 tấn thành phẩm/ngày. Trong đó: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 1 - Chi nhánh Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi 200 tấn thành phẩm/ngày; Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 - Chi nhánh Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi 200 tấn thành phẩm/ngày; Nhà máy chế biến sắn Phú Túc - Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thực phẩm và Đầu tư Fococev 200 tấn thành phẩm/ngày; Nhà máy chế biến sắn Ia Pa - Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thực phẩm và Đầu tư Fococev 150 tấn thành phẩm/ngày và Nhà máy chế biến sắn - Công ty TNHH Vạn Phát 250 tấn thành phẩm/ngày.

3.2. Giống, kỹ thuật canh tác

3.2.1. Cơ cấu giống sắn

Cơ cấu giống sắn được trồng ở Gia Lai chủ yếu gồm các giống: KM 94, KM 419, KM 140, KM 98-5. Trong đó giống KM 94 được trồng phổ biến, chiếm 39% tổng diện tích sắn toàn tỉnh (khoảng 30.763 ha), tiếp đến là giống KM 419 chiếm 18,2% (khoảng 14.174 ha), giống KM 140 chiếm 17,4% (khoảng 13.725 ha), giống KM 98-5 chiếm 15,8% (khoảng 12.460,7 ha), các giống khác khoảng 9,6% (khoảng 7.758 ha).

3.2.2. Thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xây dựng cánh đồng sắn lớn

Nhìn chung, việc thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và xây dựng cánh đồng sắn lớn chưa được các địa phương, doanh nghiệp và người trồng sắn quan tâm, chú trọng. Bộ giống sắn phổ biến trong sản xuất chủ yếu là giống KM 94, KM 419, KM 140 … hiện đang bị nhiễm bệnh chổi rồng, bệnh khảm lá do virus, rệp sáp bột hồng… Phần lớn nông dân canh tác sắn đều sử dụng phương thức canh tác quảng canh, không bổ sung dinh dưỡng khoáng đa và trung lượng sau mỗi vụ thu hoạch mà chủ yếu tập trung khai thác, bóc lột dinh dưỡng có trong đất; phần lớn diện tích sắn đều trồng trên đất dốc theo hàng thẳng, không theo đường đồng mức và người dân chưa quan tâm đến biện pháp che phủ khiến đất bị rửa trôi, bạc màu, thoái hóa… Do đó, việc phát triển vùng nguyên liệu sắn ở nhiều địa phương trong tỉnh còn thiếu tính ổn định và bền vững; hiệu quả trồng sắn còn thấp, đòi hỏi cần phải tổ chức lại sản xuất và đẩy mạnh việc thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 04 cánh đồng sắn lớn tại huyện Kbang, với quy mô diện tích khoảng 181,2 ha, có 198 hộ dân tham gia. Cụ thể: 01 cánh đồng sắn lớn tại xã Nghĩa An, quy mô diện tích 30 ha, có 37 hộ dân tham gia; 03 cánh đồng sắn lớn tại xã Tơ Tung, xã Lơ Ku và xã Krong, có quy mô tổng diện tích 151,2 ha, có 161 hộ dân tham gia.

3.3. Sản lượng sắn

Sản lượng sắn của tỉnh Gia Lai năm 2020 đạt 1.592.755 tấn, tăng 411.843,8 tấn so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,17%/năm. Sản lượng sắn của tỉnh Gia Lai năm 2022 đạt 1.605.830 tấn, tăng 13.075 tấn so với năm 2020.

(Chi tiết về sản lượng sắn của các địa phương có Bảng 07, Phụ lục I kèm theo).

3.4. Hiệu quả sản xuất sắn

Qua khảo sát cho thấy, chi phí đầu tư cho 01 ha sắn bình quân khoảng từ 20 - 25 triệu đồng/ha. Tạm tính với giá mua bình quân khoảng 2.500 đồng/kg (tùy theo thời điểm, giá sắn dao động ở mức từ 2.200 đồng/kg - 3.000 đồng/kg). Năng suất sắn bình quân của tỉnh năm 2022 đạt khoảng 20,25 tấn/ha; sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được bình quân khoảng 25 - 30 triệu đồng/ha.

Mặc dù, cây sắn là loại cây trồng dễ tính, có thể sinh trưởng tốt ở những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng khắc nghiệt, thiếu nước mà các loại cây trồng khác không phát triển được. Trong nhiều năm qua, giá sắn ổn định và tăng cao, luôn dao động từ 2.200 - 3.000 đồng/kg củ tươi, có nhiều hộ dân trồng sắn thu lãi hàng trăm triệu đồng. Thế nhưng, việc người dân ồ ạt, tự phát mở rộng diện tích sắn, với thói quen canh tác thiếu đầu tư, ít chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên có nguy cơ gây nhiều hệ lụy, thậm chí rừng và đất rừng cũng bị mất đi. Điều đáng lo ngại là chất lượng sắn thấp, sản lượng không cao, nên việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Chính vì vậy, cần phải chuyển đổi và tổ chức lại sản xuất để đảm bảo sản xuất sắn bền vững và hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

4. Tình hình sản xuất điều

4.1. Diện tích điều

Diện tích điều của tỉnh Gia Lai năm 2020 có 21.372 ha, tăng 7.314,7 ha so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,47%/năm. Năm 2022, diện tích điều của tỉnh Gia Lai có 23.320 ha, tăng 1.948 ha so với năm 2020.

(Chi tiết diện tích điều của các địa phương có Bảng 08, Phụ lục I kèm theo).

Vùng nguyên liệu điều của Gia Lai cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho 06 nhà máy: Nhà máy chế biến hạt điều của Chi nhánh Công ty TNHH Olam tại Khu công nghiệp Trà Đa - Pleiku, với công suất 5.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến hạt điều của Công ty TNHH MTV Hải Bình tại thành phố Pleiku, với công suất 10.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến hạt điều của Công ty TNHH Red River Food VN tại thành phố Pleiku, với công suất 5.000 tấn/năm; Nhà máy Điều Long Sơn Ayun Pa, với công suất 5.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến hạt điều của Công ty TNHH MTV Thiện Anh tại thành phố Pleiku, với công suất 5.000 tấn/năm; Nhà máy Điều Long Sơn Krông Pa, với công suất 5.000 tấn/năm.

4.2. Giống, kỹ thuật canh tác

4.2.1. Cơ cấu giống điều

Phần lớn diện tích điều ở các địa phương trong tỉnh trồng từ năm 2005 trở về trước (khoảng 14.000 ha), chủ yếu trồng bằng cây giống thực sinh (điều sẻ, điều Ấn Độ). Diện tích điều trồng sau năm 2010 người dân đã quan tâm đầu tư, sử dụng một số giống điều có năng suất, chất lượng cao và có khả năng chịu hạn, kháng bệnh tốt như giống AB 0508, AB 29, ĐDH 102-293, ĐDH 66-14, PN 1, MH 4/5, ĐDH 110, ĐDH 113…

4.2.2. Thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Đối với diện tích điều trồng từ năm 2005 trở về trước, phần lớn diện tích trồng trên chân đất không thuận lợi, độ dốc lớn, không có nước tưới…; người dân vẫn còn tư tưởng xem điều là cây giữ đất; việc chăm sóc, thâm canh chưa được quan tâm, có đầu tư nhưng rất hạn chế, chủ yếu phó mặc cây điều cho tự nhiên.

Đối với diện tích điều trồng sau năm 2005, phần lớn diện tích được đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới, thực hiện các biện pháp tạo tán, tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, áp dụng tưới chủ động ở những nơi thuận lợi nguồn nước tưới... Diện tích điều ở các địa phương được người dân đầu tư thâm canh hiện có khoảng 7.268 ha(3).

4.3. Sản lượng điều

Sản lượng điều của tỉnh Gia Lai năm 2020 đạt 16.351,1 tấn, tăng 2.293,8 tấn so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân 3,07%/năm. Năm 2022, sản lượng điều của tỉnh Gia Lai đạt 19.365 tấn, tăng 3.013,9 tấn so với năm 2020.

(Chi tiết về sản lượng điều của các địa phương có Bảng 09, Phụ lục I kèm theo).

4.4. Hiệu quả sản xuất điều

Qua kết quả khảo sát cho thấy, chi phí đầu tư cho 01 ha điều bình quân khoảng 15 triệu đồng/ha. Tạm tính với giá mua bình quân khoảng 26.000 đồng/kg. Năng suất điều bình quân toàn tỉnh khoảng 9,8 tạ/ha; mỗi ha điều thu được khoảng 25 triệu đồng; sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 10 triệu đồng/ha.

Phần lớn diện tích điều trên địa bàn tỉnh được trồng trong giai đoạn từ năm 2005 trở về trước, trồng bằng cây thực sinh, chất lượng giống không đảm bảo, khoảng cách mật độ trồng không hợp lý, bố trí trên chân đất không thuận lợi, ít được đầu tư chăm sóc nên năng suất thấp, chất lượng hạt thu hoạch kém; bên cạnh đó, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, như hạn hán, mưa trái vụ đúng vào thời điểm cây điều phân hóa chồi, nụ hoa và trổ hoa từ tháng 01 đến tháng 03 hàng năm, đã làm giảm năng suất, sản lượng; hiệu quả kinh tế đối với người trồng điều khá bấp bênh. Chính vì vậy, cần phải xác định, chuyển đổi diện tích điều kém hiệu quả và tổ chức lại sản xuất để đảm bảo ổn định, bền vững và hiệu quả.

5. Tình hình sản xuất hồ tiêu

5.1. Diện tích hồ tiêu

Diện tích hồ tiêu của tỉnh Gia Lai năm 2020 đạt 13.673,2 ha, giảm 831,8 ha so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giảm 1,17%. Năm 2022, diện tích hồ tiêu của tỉnh Gia Lai có 10.040 ha, giảm 3.633,2 ha so với năm 2020.

(Chi tiết về diện tích hồ tiêu của các địa phương có Bảng 10, Phụ lục I kèm theo).

Vùng nguyên liệu hồ tiêu của Gia Lai cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy: Nhà máy chế biến tiêu sạch của Công ty Cổ phần dịch vụ Phú Nhuận tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, với công suất 5.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến hồ tiêu chất lượng cao của Công ty TNHH Quốc tế Song Hỷ tại xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, với công suất 5.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến tiêu chín, tiêu sọ của Công ty TNHH Thịnh Phát Danh Trà tại Cụm Công nghiệp Diên Phú, thành phố Pleiku, với công suất 500 tấn/năm…

5.2. Giống, kỹ thuật canh tác

5.2.1. Cơ cấu giống hồ tiêu

Trên địa bàn tỉnh hiện trồng các giống tiêu: Vĩnh Linh, Phú Quốc, Lộc Ninh, Ấn Độ, Tiêu Sẻ, Tiêu Trâu… Trong đó, giống Vĩnh Linh chiếm ưu thế trong sản xuất - chiếm khoảng 90% diện tích hồ tiêu toàn tỉnh, nhờ có năng suất cao tương đối ổn định, chín tập trung, tỷ lệ bệnh vàng lá, thối rễ thấp hơn so với các giống hồ tiêu khác.

5.2.2. Thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Trong những năm gần đây, trước sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu, chính quyền các địa phương, doanh nghiệp và người trồng hồ tiêu trong tỉnh đã có cái nhìn rõ hơn về những yếu kém, khó khăn cũng như cơ hội trong sản xuất, kinh doanh hồ tiêu. Qua đó, đã chú trọng trong việc tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên kết sản xuất thâm canh bền vững, sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hồ tiêu Gia Lai. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.609,4 ha hồ tiêu ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và khoảng 775,7 ha hồ tiêu liên kết sản xuất ứng dụng công nghệ cao, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, Organic, Rainforest Alliance (Trong đó: Chứng nhận VietGAP có 5,7 ha, chứng nhận Organic 25 ha, chứng nhận Rainforest Alliance 745 ha).

5.3. Sản lượng hồ tiêu

Sản lượng hồ tiêu của tỉnh Gia Lai năm 2020 đạt 47.260,4 tấn, tăng 3.659,1 tấn so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân 1,62%/năm. Năm 2022, sản lượng hồ tiêu của tỉnh Gia Lai đạt 35.690 tấn, giảm 11.570,4 tấn so với năm 2020.

(Chi tiết về sản lượng hồ tiêu của các địa phương có Bảng 11, Phụ lục I kèm theo).

5.4. Hiệu quả sản xuất hồ tiêu

Mặt hàng hồ tiêu Việt Nam lọt vào nhóm 1 tỷ USD liên tục từ năm 2014 - 2017, đặc biệt lập kỷ lục 1,42 tỷ USD vào năm 2016. Những năm gần đây, ngành hàng hồ tiêu rớt khỏi nhóm tỷ đô (Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt 963 triệu USD). Cùng với cảnh ngộ hồ tiêu cả nước, sự tuột dốc của giá hồ tiêu trong thời gian qua buộc người dân trồng hồ tiêu phải hạn chế đầu tư, nhưng việc chăm sóc vẫn duy trì để giữ vườn. Ước tính chi phí đầu tư bình quân cho 01 ha hồ tiêu khoảng 100 triệu đồng/ha (trong đó chi phí chăm sóc và thu hoạch khoảng 45 triệu đồng). Tạm tính với giá mua trong niên vụ 2022 - 2023, giá tiêu bình quân khoảng 60.000 đồng/kg. Năng suất hồ tiêu bình quân toàn tỉnh khoảng 37,6 tạ/ha; mỗi ha hồ tiêu thu được khoảng 225 triệu đồng; sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 125 triệu đồng/ha.

Qua phân tích chi phí sản xuất cùng với thu nhập, lợi nhuận cho thấy, với giá thu mua hồ tiêu như hiện nay, việc trồng hồ tiêu vẫn có lãi, cây hồ tiêu vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn so với nhiều cây trồng khác. Tuy nhiên, thực tế sản xuất hồ tiêu trong tỉnh cho thấy tình trạng sản xuất hồ tiêu trên đất không phù hợp (đất hợp thủy, tỷ lệ sét cao, khi mưa nhiều ngày liên tục sẽ bị ngập úng; một số diện tích hồ tiêu không chủ động được nguồn nước tưới...) vẫn còn hiện hữu ở một số địa phương trồng hồ tiêu trong tỉnh. Do vậy, cần phải xác định và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trên diện tích đất trồng hồ tiêu kém hiệu quả và hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm hồ tiêu, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

6. Tình hình sản xuất cao su

6.1. Diện tích cao su

Diện tích cao su của Gia Lai năm 2020 có 88.979 ha, giảm 13.661 ha so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giảm 2,82% (tăng trưởng âm). Năm 2022, diện tích cao su của tỉnh Gia Lai có 87.997 ha, giảm 982 ha so với năm 2020.

(Chi tiết về diện tích cao su của các địa phương có Bảng 12, Phụ lục I kèm theo).

Vùng nguyên liệu cao su của tỉnh Gia Lai cung cấp nguyên liệu cho 13 cơ sở, nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh, với tổng công suất 88.500 tấn/năm (Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê - 01 nhà máy với công suất 15.000 tấn/năm; Mang Yang - 01 nhà máy với công suất 8.000 tấn/năm; Chư Prông - 03 nhà máy với tổng công suất 14.500 tấn/năm; Chư Păh - 02 nhà máy với tổng công suất 11.000 tấn/năm; Công ty TNHH Đại Thành - 01 nhà máy với công suất 3.500 tấn/năm; Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại - Xuất khẩu Phú Thọ - 01 nhà máy với công suất 5.000 tấn/năm; Binh đoàn 15 - 04 nhà máy, với tổng công suất 31.500 tấn/năm (gồm: Công ty 72 - công suất 7.500 tấn/năm, Công ty 74 - công suất 10.000 tấn/năm, Công ty 75 - công suất 10.000 tấn/năm, Công ty 715 - công suất 4.000 tấn/năm).

6.2. Giống, kỹ thuật canh tác

6.2.1. Cơ cấu giống cao su

Qua thống kê sơ bộ cho thấy các giống cao su được trồng phổ biến ở các địa phương trong tỉnh, gồm có giống GT1 chiếm khoảng 45 - 50%; các giống PB235, PB260 chiếm khoảng 25 - 30%; các giống RRIM600, VM515, RRIV4 chiếm khoảng 20 - 25% và loại khác chiếm khoảng 10 - 15% tổng diện tích cao su của tỉnh.

6.2.2. Thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Nhìn chung việc chăm sóc, khai thác mủ cao su được các công ty thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo cây đủ tuổi, thời gian cạo đúng quy trình D3 (1 ngày cạo, 2 ngày nghỉ). Riêng cao su tiểu điền vẫn còn nhiều nơi chưa thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Phần lớn thiết bị của các nhà máy chế biến mủ cao su nhập từ Malaysia, được đánh giá ở mức trung bình tiên tiến; chế biến cao su ở Gia Lai chủ yếu là chế biến mủ khô (sơ chế).

6.3. Sản lượng cao su

Tuy diện tích cao su giảm, song diện tích cao su phần lớn là của doanh nghiệp. Do đó, việc đầu tư chăm sóc, khai thác mủ được quan tâm; sản lượng cao su tăng trưởng khá ổn định, năm 2020 đạt 117.270,4 tấn, tăng 23.706,5 tấn so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 4,62%. Năm 2022, sản lượng mủ cao su của tỉnh Gia Lai đạt 132.276 tấn, tăng 15.005,6 tấn so với năm 2020.

(Chi tiết về sản lượng cao su của các địa phương có Bảng 13, Phụ lục I kèm theo).

6.4. Diện tích cao su kém hiệu quả và cao su trồng trên đất rừng nghèo bị chết, sinh trưởng phát triển kém

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về định hướng phát triển cây cao su cho vùng Tây Nguyên đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Giai đoạn 2008 - 2011, tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện 44 Dự án, đã trồng 25.346,4 ha cao su, trong đó có 11.654,5 ha cao su sinh trưởng bình thường và 13.691,9 ha cao su bị chết, sinh trưởng phát triển kém. Nguyên nhân chủ yếu của cao su bị chết và sinh trưởng kém là do trồng trên đất rừng nghèo, đất đai thổ nhưỡng không phù hợp, tầng đất canh tác chỉ có độ sâu khoảng 50 cm, chỉ đủ điều kiện để rễ cọc phát triển trong 2 - 3 năm đầu, đến những năm sau không phát triển được…

Việc xử lý diện tích cao su trồng trên đất rừng nghèo bị chết, sinh trưởng phát triển kém của các doanh nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đánh giá và thống nhất cho phép chuyển đổi sang trồng các loài cây khác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu trong khu vực. Bên cạnh đó, trên địa bàn các địa phương trồng cao su trong tỉnh hiện có không ít diện tích cao su trồng trên vùng đất không phù hợp cho năng suất, chất lượng mủ và hiệu quả kinh tế thấp cần phải tổ chức lại sản xuất để khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất…

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ CỦA TỈNH

Gia Lai là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, với diện tích đất đỏ bazan rộng lớn, màu mỡ và nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm ở vùng phía Đông và Đông Nam của tỉnh, đến khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên vùng Trung tâm và phía Tây của tỉnh, rất thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là phát triển diện tích rau, hoa, cây ăn quả và cây dược liệu. Cụ thể:

1. Tình hình sản xuất rau

1.1. Diện tích rau

Diện tích rau các loại của tỉnh Gia Lai năm 2020 đạt 33.936,2 ha, tăng 27,6% so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,0%/năm. Năm 2022, diện tích rau các loại của tỉnh Gia Lai có 34.703 ha, tăng 776,8 ha so với năm 2020.

(Chi tiết về diện tích rau của các địa phương có Bảng 14, Phụ lục I kèm theo).

1.2. Cơ cấu giống rau

Chủng loại rau ở Gia Lai khá phong phú (như: Bầu, bí đao, bí đỏ, cải xanh, cải ngọt, dưa leo, khổ qua, mướp, xà lách, cà chua, ớt, đậu cô ve, cải bó xôi, cải củ, cà rốt, súp lơ, cải bắp, su hào…). Các loại rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa được trồng tập trung chủ yếu ở xã An Phú, xã Chư Á và phường Thắng Lợi - thành phố Pleiku; phường An Bình, phường An Phú và xã Thành An - thị xã An Khê; xã Tân An, xã Cư An, xã Phú An - huyện Đak Pơ.

1.3. Sản lượng rau

Trong những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển diện tích, việc tổ chức sản xuất rau an toàn và ứng dụng khoa học công nghệ luôn được các cấp chính quyền quan tâm. Nhờ đó, chất lượng rau Gia Lai từng bước được khẳng định thương hiệu và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Sản lượng rau Gia Lai tăng trưởng khá ổn định; giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,7%/năm. Năm 2022, sản lượng rau của tỉnh Gia Lai đạt 513.451 tấn, tăng 27.349,7 tấn so với năm 2020.

(Chi tiết về sản lượng rau của các địa phương có Bảng 15, Phụ lục I kèm theo).

1.4. Về tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau

Nhằm giúp cho các hợp tác xã, các trang trại, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh nâng cao kiến thức, kỹ thuật về thực hành sản xuất rau theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, trong những năm gần đây, việc tổ chức sản xuất rau an toàn và ứng dụng khoa học công nghệ luôn được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 254,8 ha đất canh tác, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP có ứng dụng khoa học công nghệ như: Sản xuất trong nhà kính, nhà màng, trồng rau thủy canh, sử dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm…, bước đầu hình thành các vùng sản xuất rau tập trung, điển hình như:

- Tại xã An Phú - thành phố Pleiku: Công ty Cổ phần An Phú Hưng Gia Lai, Công ty Cổ phần An Phú Thịnh Gia Lai, Công ty TNHH Hương Đất An Phú đã đầu tư liên kết với 79 hộ dân, sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, với diện tích gần 40 ha.

- Tại phường An Bình và phường An Phú - thị xã An Khê: Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp An Bình đã đầu tư liên kết với 45 hộ dân, sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích trên 22 ha.

- Tại xã An Trung - huyện Kông Chro: Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ An Nhiên đã đầu tư liên kết với 25 hộ dân, sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích gần 23 ha.

- Tại xã Tân An và xã Cư An - huyện Đak Pơ: Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ An Trường Phát đã đầu tư liên kết với 46 hộ dân, sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích khoảng 20 ha.

2. Tình hình sản xuất hoa, cây kiểng

2.1. Diện tích hoa, cây kiểng

2.1.1. Diện tích hoa các loại

Năm 2020, diện tích hoa các loại của Gia Lai có khoảng 171,6 ha, gấp 2,71 lần so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,1%/năm. Năm 2022, diện tích hoa các loại của tỉnh Gia Lai có 287,4 ha, tăng 106,8 ha so với năm 2020.

(Chi tiết diện tích hoa các loại của các địa phương có Bảng 16, Phụ lục I kèm theo).

2.1.2. Diện tích cây kiểng, bonsai

Năm 2022, diện tích cây kiểng, bonsai của Gia Lai có khoảng 81,5 ha, chủ yếu tập trung tại thành phố Pleiku khoảng 46,5 ha (5 ha mai, 5 ha đào, 4,8 ha quất, 5,4 ha bonsai, 26,3 ha cây kiểng các loại), thị xã An Khê khoảng 15 ha (6 ha mai và 9 ha cây kiểng, bonsai các loại), thị xã Ayun Pa khoảng 10 ha (3,5 ha mai và 6,5 ha cây kiểng, bonsai các loại); các địa phương còn lại với diện tích khoảng 10 ha.

2.2. Cơ cấu giống hoa, cây kiểng

2.2.1. Cơ cấu giống hoa

Trên địa bàn tỉnh trồng phổ biến một số giống hoa như: Hoa phong lan, hoa cúc, hoa ly, hoa hồng, hoa lay ơn, hoa huệ, hoa đồng tiền… Các loại hoa này khá thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu của các địa phương nên sinh trưởng và phát triển tốt, cho chất lượng hoa đẹp.

2.2.2. Cơ cấu giống cây kiểng

Chủng loại kiểng, bonsai được trồng ở Gia Lai rất phong phú, từ những giống có nguồn gốc bản địa như mai rừng, lộc vừng, thiên tuế, vạn tuế, sung, sanh, si, sộp, bồ đề đến các giống nhập nội như kim phát tài, cau sâm banh, dừa Hawai, cọ Nam Mỹ, khế Nhật, hoàng lan, huyền diệp, dương xỉ, trầu bà đế vương, kim ngân, đại tướng quân, lưỡi hổ ... tạo ra sản phẩm đa dạng, phong phú cả về chủng loại và giá trị; từ những cây có giá trị thấp qua bàn tay nghệ nhân đã tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật và giá cả, nhiều tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị hàng tỷ đồng.

2.3. Số lượng hoa, cây kiểng cung ứng hàng năm cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh

2.3.1. Số lượng hoa cung ứng hàng năm cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh

- Hoa Lan: Khoảng 128.600 giò. Chủng loại lan trồng ở Gia Lai khá phong phú, với các giống hoa lan phổ biến gồm Mokara, Dendrobium, Catlleya, Vanda, Hồ điệp và một số giống lan rừng như Ngọc điểm, Hạc đỉnh, Bạch vĩ hồ, Hồng ngọc, Long tu, Giả hạc… trong đó ba giống lan được trồng nhiều nhất là Hồ điệp, Mokara và Dendrobium.

- Hoa Hồng: Sản lượng cung ứng hàng năm khoảng 1,15 triệu cành.

- Hoa Cúc: Sản lượng cung ứng hàng năm khoảng 33,6 triệu cành.

- Hoa Lay ơn: Sản lượng cung ứng hàng năm khoảng 12,3 triệu cành.

- Hoa Huệ: Sản lượng cung ứng hàng năm khoảng 2,28 triệu cành.

- Hoa Ly: Sản lượng cung ứng hàng năm khoảng 1,4 triệu cành.

- Hoa Đồng tiền và các loại hoa khác: Sản lượng hàng năm khoảng 5,7 triệu cành.

2.3.2. Số lượng cây kiểng, bonsai cung ứng hàng năm cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh

Số lượng cây cảnh, bonsai cung ứng hàng năm cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh khoảng 180 - 200 ngàn chậu. Một số mô hình sản xuất mai, cây kiểng, bonsai với quy mô lớn, có hiệu quả cao như: “Vườn mai Minh Hào” tại Tổ 17, phường Yên Thế, thành phố Pleiku của ông Trương Hoài Phong, quy mô khoảng 3.000 chậu mai, bonsai cảnh lớn, nhỏ, trong số đó khoảng 100 chậu mai cổ thụ vài chục năm tuổi có giá trị từ vài chục triệu đồng đến hàng tỷ đồng.

3. Tình hình sản xuất cây ăn quả

3.1. Diện tích cây ăn quả

Gia Lai là địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khá thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; qua khảo sát, đánh giá phần lớn các địa phương trong tỉnh đều trồng được các loại cây ăn quả đặc sản như: Sầu riêng, bơ, mít, xoài, nhãn, na (mãng cầu), thanh long, chôm chôm, cam, bưởi da xanh, chanh dây, dứa, chuối…

Diện tích cây ăn quả năm 2020 của tỉnh Gia Lai có 18.180 ha, gấp 4,2 lần so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 33,21%/năm. Năm 2022, diện tích cây ăn quả của tỉnh Gia Lai đạt khoảng 29.016,5 ha, tăng khoảng 10.836,5 ha so với năm 2020.

(Chi tiết diện tích cây ăn quả của từng địa phương có Bảng 17, Phụ lục I kèm theo).

3.2. Cơ cấu giống cây ăn quả

Tỉnh Gia Lai chưa có đề tài thực hiện điều tra khảo sát, đánh giá, tuyển chọn các giống cây ăn quả. Tuy nhiên, qua thực tế sản xuất, người dân và các doanh nghiệp trong tỉnh đã lựa chọn một số giống sầu riêng, bơ, xoài, mít, chuối, thanh long, cam, bưởi, chôm chôm, nhãn, dứa, na, chanh dây... tốt cho năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở các địa phương và đáp ứng yêu cầu cây giống có chất lượng đảm bảo nhu cầu phát triển sản xuất của người dân trong tỉnh. Cụ thể:

- Giống sầu riêng, gồm có: Dona, Monthong, Ri6, Musangking. Trong đó, giống Dona chiếm ưu thế trong sản xuất - chiếm trên 70% diện tích sầu riêng toàn tỉnh (gần 960 ha/1.369,2 ha), nhờ có năng suất cao và ổn định, thời gian cho trái ngắn, chỉ sau 3 - 4 năm trồng là cây có thể cho trái và cho năng suất trung bình khoảng 12 - 15 tấn/ha/năm; năng suất ổn định khi cây đạt từ 8 năm tuổi trở lên và cho năng suất trung bình từ 30 - 40 tấn/ha/năm đối với vườn sầu riêng trồng thuần, đầu tư thâm canh theo đúng quy trình; thịt cơm dày, cơm vàng hạt lép có thể bảo quản được lâu, mùi thơm nhẹ, vị rất ngọt và béo, đáp ứng được nhu cầu của phần lớn người dùng trong và ngoài tỉnh.

- Giống bơ, gồm có: Bơ sáp, bơ Booth, bơ HTS1, bơ Hass, bơ 034. Trong đó, phần lớn diện tích, người dân sử dụng giống bơ sáp, bơ Booth; nhờ chín muộn, có khả năng thích nghi cao, chống chịu sâu bệnh tốt và đặc biệt là giống cây sinh trưởng khỏe, cành lá phân tán rộng nên cho năng suất tương đối ổn định.

- Giống xoài, gồm có: Xoài tượng, xoài thái, xoài Cát Chu, xoài cát Hòa Lộc.

- Giống mít, gồm có: Mít Thái, mít nghệ.

- Giống chuối, gồm có: Chuối mốc, chuối tiêu, chuối lùn, chuối già Nam Mỹ.

- Giống thanh long, gồm có: Thanh long tím hồng, ruột đỏ và ruột trắng.

- Giống chôm chôm, gồm có: Chôm chôm Thái, chôm chôm nhãn, chôm chôm ghép Java.

- Giống cam, gồm có: Cam sành (Lạng Sơn), cam Bố Hạ, CS1, cam Đường Canh Hà Tây. Trong đó, giống cam sành trồng khá phổ biến ở các địa phương trồng cam trong tỉnh.

- Giống bưởi, gồm có: Bưởi Da Xanh, bưởi Năm Roi, bưởi đỏ Hòa Bình.

- Giống nhãn, gồm có: Nhãn lồng Hưng Yên, Khoái Châu, Hương Chi, RT6.

- Giống dứa, gồm có: Dứa Cayen, Queen.

- Giống chanh dây, gồm có: Đài Nông 1, Đồng Giao 1 (ĐG1).

- Giống na, gồm có: Na Thái, na Dai.

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng được các địa phương và ngành chức năng tăng cường, chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả trên địa bàn chủ yếu theo hướng tự phát; giống cây ăn quả chủ yếu nhập từ các tỉnh phía Nam (Bến Tre, An Giang, Tây Ninh, Long An...) thông qua các cơ sở kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn. Nhìn chung, chất lượng cây giống chưa đảm bảo nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa có chất lượng của người dân.

3.3. Sản lượng cây ăn quả

Sản lượng cây ăn quả của Gia Lai năm 2020 đạt 145.028,2 tấn, tăng 4,4 lần so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 34,73%/năm. Năm 2022, sản lượng cây ăn quả đạt khoảng 417.192 tấn, tăng 272.163,8 tấn so với năm 2020.

(Chi tiết sản lượng cây ăn quả của từng địa phương có Bảng 18, Phụ lục I kèm theo).

3.4. Về tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cây ăn quả

Điểm nhấn đáng khích lệ trong phát triển sản xuất cây ăn quả trong những năm qua đó là đã thu hút được một số doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trên địa bàn và đầu tư liên kết phát triển diện tích cây ăn quả chất lượng cao, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và áp dụng một số khoa học công nghệ vào sản xuất như: Tưới nước tiết kiệm, công nghệ giám định bệnh virus, công nghệ bảo quản trái cây, công nghệ bảo quản trái cây bằng màng MAP, công nghệ xử lý hơi nước nóng cho trái cây...

Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích cây ăn quả trong tỉnh được đầu tư sản xuất và chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP có 9.184,9 ha; trên địa bàn tỉnh đã được cấp 115 mã số vùng trồng và 28 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.

4. Tình hình sản xuất cây dược liệu

4.1. Diện tích cây dược liệu

Diện tích cây dược liệu của tỉnh Gia Lai năm 2020 có 1.001,1 ha, tăng 493,2 ha so với năm 2015 (Theo số liệu thống kê, diện tích cây dược liệu của tỉnh Gia Lai năm 2015 có 507,9 ha). Trong đó: Doanh nghiệp, hợp tác xã trồng 180,5 ha; hộ gia đình trồng 820,6 ha.

Chủng loại dược liệu trên địa bàn các địa phương trong tỉnh khá phong phú, trong đó có một số loài có quy mô diện tích trên 15 ha, gồm có: Đinh lăng, sả, sa nhân tím, nghệ vàng, cà gai leo, đương quy, mật nhân, gừng, hà thủ ô đỏ. Chi tiết từng địa phương cụ thể như sau:

- Đinh lăng: Diện tích 262,27 ha, được trồng tập trung ở các địa phương: Kbang 27,2 ha, Chư Sê 83,84 ha, Chư Prông 75,98 ha, Ia Pa 2,5 ha, Đak Pơ 8,5 ha, Chư Pưh 54,8 ha, Đak Đoa 9 ha, An Khê 0,45 ha.

- Sả: Diện tích 149,6 ha, được trồng tập trung ở các địa phương: Kbang 18 ha, Chư Sê 28,3 ha, Chư Prông 71,5 ha, Ia Pa 5,8 ha, Chư Pưh 12 ha, Đak Đoa 9 ha, An Khê 5 ha.

- Sa nhân tím: Diện tích 196 ha, được trồng tập trung ở các địa phương: Kbang 186 ha, Đak Đoa 10 ha.

- Nghệ vàng: Diện tích 82,4 ha, được trồng tập trung ở các địa phương: Kbang 2,1 ha, Chư Sê 26,5 ha, Chư Prông 3,1 ha, Chư Pưh 33,5 ha, Đak Đoa 0,5 ha, An Khê 16,7 ha.

- Cà gai leo: Diện tích 66,2 ha, được trồng tập trung ở các địa phương: Chư Sê 54,7 ha, Đak Đoa 3 ha, An Khê 8,5 ha.

- Đương quy: Diện tích 36 ha, được trồng tập trung ở các địa phương: Kbang 13 ha, Chư Sê 23 ha.

- Mật nhân: Diện tích 30 ha, được trồng tập trung tại huyện Đak Đoa 30 ha.

- Gừng: Diện tích 23,6 ha, được trồng tập trung ở các địa phương: Chư Pưh 4,6 ha, Đak Đoa 6 ha, An Khê 13 ha.

- Hà thủ ô đỏ: Diện tích 15,4 ha, được trồng tập trung tại huyện Chư Sê 15,4 ha.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có khoảng 139,53 ha cây dược liệu, gồm các loài như: Đẳng sâm, Sâm đá, Sâm dây, Sâm cau, Thất diệp nhất chi hoa, Thảo quyết minh, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo,... được trồng rải rác tại các vườn thuốc của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Bệnh viện Quân y 15, Bệnh xá Quân y của Binh đoàn 15 và trong vườn nhà của các hộ dân trên địa bàn các huyện Kbang, Mang Yang, Đak Đoa, Chư Sê, Chư Pưh...

4.2. Năng suất, sản lượng một số cây dược liệu

Trong những năm gần đây, việc bảo tồn, phát triển cây dược liệu được ngành và nhiều địa phương quan tâm, chú trọng. Song việc tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá, xác định chính thức năng suất, sản lượng một số cây dược liệu chính có tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất hàng hóa của các địa phương chưa được tổ chức thực hiện.

Qua thực tiễn sản xuất và trao đổi với người dân, cán bộ chuyên môn của một số địa phương trong tỉnh; ước tính năng suất, sản lượng một số cây dược liệu chính trên địa bàn tỉnh năm 2020, cụ thể như sau: Đinh lăng năng suất bình quân đạt khoảng đạt 67 tạ/ha, sản lượng khoảng 1.751 tấn. Sả năng suất khoảng 7,82 tạ/ha, sản lượng khoảng 108 tấn. Sa nhân tím năng suất khoảng 100,4 tạ/ha, sản lượng khoảng 1.657 tấn. Đương quy năng suất khoảng 130 tạ/ha, sản lượng khoảng 248 tấn. Cà gai leo năng suất khoảng 108 tạ/ha, sản lượng khoảng 712 tấn. Nghệ vàng năng suất khoảng 10,9 tạ/ha, sản lượng khoảng 90 tấn.

4.3. Về tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cây dược liệu

Điểm nhấn đáng khích lệ trong phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đó là đã thu hút được một số doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trên địa bàn và bước đầu đã có sự đầu tư liên kết phát triển vùng nguyên liệu cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt (GAP). Điển hình là:

- Công ty TNHH Phát triển khoa học Quốc tế Trường Sinh đã đầu tư xây dựng Cụm nhà máy chế biến dược liệu thực phẩm Trường Sinh tại Khu Công nghiệp Trà Đa - thành phố Pleiku; nhu cầu nguyên liệu của công ty đến năm 2030 cần khoảng 20.000 tấn dược liệu/năm. Hiện công ty đang đầu tư liên kết trồng khoảng 30,45 ha dược liệu (Nhân trần, Xạ đen, Linh chi, Đương quy, Đẳng sâm, Đinh lăng, Cà gai leo, Hà thủ ô đỏ, Thiên môn đông, Cát cánh, Thảo quyết minh, Diệp hạ châu...) và bao tiêu sản phẩm cho người dân tại các huyện Kbang, Ia Grai, Chư Păh, thị xã Ayun Pa và thành phố Pleiku.

- Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai đã đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến dược liệu tại Khu Công nghiệp Trà Đa - thành phố Pleiku; nhu cầu nguyên liệu của công ty đến năm 2030 cần khoảng 5.000 tấn dược liệu/năm. Hiện công ty đang đầu tư liên kết trồng khoảng 24,73 ha dược liệu (gồm có: Thiên môn đông, Thảo quyết minh, Cát cánh, Cà gai leo, Đẳng sâm, Đương quy, Gấc…) và bao tiêu sản phẩm cho người dân tại các huyện Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Kông Chro, Ia Pa, Chư Păh và thị xã An Khê.

Ngoài ra, đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng ký khảo sát để đầu tư các dự án trồng, chế biến dược liệu như: Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển năng lượng thông minh Gia Lai, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển MPEX Tây Nguyên, Công ty TNHH Đất xanh Tây Nguyên, Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Sao Đỏ, Công ty Cổ phần Dược liệu Gia Định…

5. Mạng lưới kinh doanh và tiêu thụ rau, hoa, quả, dược liệu

Mạng lưới kinh doanh và tiêu thụ rau, hoa, quả, dược liệu của Gia Lai khá đa dạng và phong phú. Ngoài cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh; sản phẩm rau, hoa, quả, dược liệu Gia Lai được thương lái thu mua, cung cấp cho các chợ đầu mối một số tỉnh thành trong nước. Một số diện tích được doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn ở Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hà Nội, Hồ Chí Minh; điển hình là Công ty Cổ phần An Phú Hưng Gia Lai, đã và đang từng bước hình thành chuỗi cung ứng bền vững, kết nối sản xuất và phân phối sản phẩm rau, hoa Gia Lai vào hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn tại Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Gia Lai đã có các sản phẩm chủ lực (Chuối, dứa, chanh dây, khoai lang Nhật…) thông qua doanh nghiệp đã xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, điển hình là: Sản phẩm LOPANG BANANA của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - Sản phẩm chuối Việt lần đầu tiên được bán và phân phối qua 81 đại siêu thị ở Hàn Quốc. Sản phẩm chanh dây Gia Lai - Lô hàng chanh dây Việt đầu tiên xuất sang châu Âu theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) do Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Chi nhánh Gia Lai thực hiện.

III. KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2022

Với mục tiêu gia tăng giá trị canh tác, phát triển sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu: Giai đoạn 2016 - 2022, các địa phương trong tỉnh đã linh hoạt lựa chọn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích 41.582,25 ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và ưu tiên dành một phần quỹ đất cho phát triển các dự án chăn nuôi, xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Nhìn chung, các mô hình, đối tượng cây trồng chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2 - 5 lần so với trước khi thực hiện chuyển đổi. Đây là tiền đề, cơ sở để các địa phương, doanh nghiệp, người dân trong tỉnh trong thời gian tới đầu tư đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững. Cụ thể:

1. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thường xuyên bị hạn

Giai đoạn 2016 - 2022 toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi 4.713,15 ha đất trồng lúa thường xuyên bị hạn sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu thị trường. Cụ thể:

1.1. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thường xuyên bị hạn sang trồng cây hàng năm

Giai đoạn 2016 - 2022, thực hiện chuyển đổi 4.544,95 ha. Cụ thể:

a) Năm 2016: Có 13/17 địa phương thực hiện chuyển đổi 868,4 ha. Trong đó:

- Huyện Chư Pưh chuyển đổi 45,8 ha: Chuyển sang trồng ngô lấy thân phục vụ chăn nuôi 12 ha, đậu đỗ các loại 33,8 ha.

- Huyện Kbang chuyển đổi 7,1 ha: Chuyển sang trồng ngô 04 ha, đậu đỗ 3,1 ha.

- Huyện Kông Chro chuyển đổi 02 ha sang trồng rau các loại.

- Huyện Đak Đoa chuyển đổi 6,7 ha: Chuyển sang trồng ngô 02 ha, khoai môn 03 ha, rau các loại 1,7 ha.

- Huyện Mang Yang chuyển đổi 176,3 ha: Chuyển sang trồng ngô 10 ha, sắn 72 ha, rau và đậu đỗ các loại 94,3 ha.

- Huyện Chư Prông chuyển đổi 200 ha: Chuyển sang trồng ngô 130 ha, đậu đỗ 70 ha.

- Huyện Chư Sê chuyển đổi 02 ha: Chuyển sang trồng ngô 01 ha, rau các loại 01 ha.

- Huyện Đak Pơ chuyển đổi 22,3 ha: Chuyển sang trồng ngô 08 ha, rau và đậu đỗ các loại 14,3 ha.

- Huyện Ia Pa chuyển đổi 98 ha: Chuyển sang trồng thuốc lá 17 ha; dưa hấu, rau và đậu đỗ các loại 81 ha.

- Huyện Ia Grai chuyển đổi 3,5 ha sang trồng ngô lai.

- Thị xã An Khê chuyển đổi 10 ha: Chuyển sang trồng ngô 02 ha, rau các loại 08 ha.

- Thị xã Ayun Pa chuyển đổi 5,3 ha: Chuyển sang trồng ngô 03 ha, thuốc lá 2,3 ha.

- Thành phố Pleiku chuyển đổi 289,4 ha: Chuyển sang trồng ngô 50 ha; hoa, rau và đậu đỗ các loại 239,4 ha.

Ghi chú: Các địa phương không thực hiện chuyển đổi gồm có Phú Thiện, Chư Păh, Đức Cơ, Krông Pa.

b) Năm 2017: Có 11/17 địa phương thực hiện chuyển đổi 769,9 ha. Trong đó:

- Huyện Chư Pưh chuyển đổi 13,5 ha: Chuyển sang trồng ngô lấy thân phục vụ chăn nuôi 06 ha, đậu tương 5 ha, rau các loại 2,5 ha.

- Huyện Kbang chuyển đổi 15,4 ha: Chuyển sang trồng ngô 3,5 ha, mía 11,9 ha.

- Huyện Kông Chro chuyển đổi 4,5 ha: Chuyển sang trồng rau các loại 3,5 ha, đậu đỗ các loại 01 ha.

- Huyện Đak Đoa chuyển đổi 13,5 ha: Chuyển sang trồng rau các loại 2,5 ha, cây hàng năm khác 11 ha.

- Huyện Mang Yang chuyển đổi 47 ha: Chuyển sang trồng ngô 02 ha, sắn 45 ha.

- Huyện Chư Sê chuyển đổi 02 ha: Chuyển sang trồng ngô 01 ha, rau 01 ha.

- Huyện Đak Pơ chuyển đổi 21,5 ha: Chuyển sang trồng ngô 5 ha, rau các loại 16,5 ha.

- Huyện Ia Pa chuyển đổi 392 ha: Chuyển sang trồng đậu đỗ các loại 50 ha, khoai lang 64 ha, thuốc lá 25 ha, dưa hấu 38 ha, ớt 43 ha, rau các loại 15 ha, mía 157 ha.

- Huyện Ia Grai chuyển đổi 3,5 ha sang trồng cây hàng năm khác.

- Thành phố Pleiku chuyển đổi 142 ha chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại.

- Huyện Phú Thiện chuyển đổi 115 ha: Chuyển sang trồng rau và đậu đỗ các loại 20 ha, khoai lang và cây hàng năm khác 95 ha.

Ghi chú: Các địa phương không thực hiện chuyển đổi gồm thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê, huyện Chư Prông, huyện Krông Pa, huyện Chư Păh, huyện Đức Cơ.

c) Năm 2018: Có 10/17 địa phương thực hiện chuyển đổi 528,4 ha. Trong đó:

- Huyện Chư Pưh chuyển đổi 13,1 ha: Chuyển sang trồng ngô 01 ha, bí đỏ 03 ha, bí xanh 03 ha, đậu đỗ các loại 6,1 ha.

- Huyện Kông Chro chuyển đổi 4,9 ha: Chuyển sang trồng rau các loại 3,9 ha, đậu đỗ các loại 01 ha.

- Huyện Kbang chuyển đổi 6,1 ha sang trồng ngô.

- Huyện Đak Đoa chuyển đổi 28 ha sang trồng các loại cây hàng năm khác.

- Huyện Mang Yang chuyển đổi 45 ha sang trồng sắn.

- Huyện Chư Sê chuyển đổi 03 ha: Chuyển sang trồng ngô 02 ha, đậu đỗ 01 ha.

- Huyện Đak Pơ chuyển đổi 29,3 ha: Chuyển sang trồng ngô 01 ha, rau các loại 28,3 ha.

- Huyện Ia Pa chuyển đổi 308 ha: Chuyển sang trồng đậu đỗ các loại 21 ha, khoai lang 22 ha, thuốc lá 28 ha, dưa hấu 95 ha, ớt 38 ha, rau các loại 12 ha, mía 92 ha.

- Huyện Phú Thiện chuyển đổi 61 ha: Chuyển sang trồng rau và đậu đỗ các loại 14 ha, khoai lang, cà tím Nhật và cây hàng năm khác 47 ha.

- Thành phố Pleiku chuyển đổi 30 ha sang trồng rau, hoa các loại.

Ghi chú: Các địa phương không thực hiện chuyển đổi gồm thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê, huyện Chư Prông, huyện Krông Pa, huyện Ia Grai, huyện Chư Păh, huyện Đức Cơ.

d) Năm 2019: Có 09/17 địa phương thực hiện chuyển đổi 545,8 ha. Trong đó:

- Huyện Kbang chuyển đổi 0,9 ha: Chuyển sang trồng ngô 0,2 ha, rau 0,7 ha.

- Huyện Kông Chro chuyển đổi 03 ha sang trồng rau, đậu đỗ các loại.

- Huyện Đak Đoa chuyển đổi 25 ha: Chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại 20 ha, cây hàng năm khác 5 ha.

- Huyện Mang Yang chuyển đổi 67,5 ha: Chuyển sang trồng ngô 22,5 ha, sắn 45 ha.

- Huyện Chư Sê chuyển đổi 04 ha: Chuyển sang trồng ngô 02 ha, rau và đậu đỗ 02 ha.

- Huyện Đak Pơ chuyển đổi 11,5 ha sang trồng rau các loại.

- Huyện Ia Pa chuyển đổi 179,9 ha: Chuyển sang trồng ngô 4,2 ha, đậu đỗ 25,7 ha, khoai lang 20 ha, thuốc lá 08 ha, dưa hấu 47 ha, ớt 05 ha, rau các loại 25 ha, mía 45 ha.

- Huyện Phú Thiện chuyển đổi 250 ha: Chuyển sang trồng rau và đậu các loại 150 ha; trồng dưa hấu, khoai lang và cây hàng năm khác 100 ha.

- Huyện Đức Cơ chuyển đổi 04 ha: Chuyển sang trồng ngô 02 ha, rau và đậu đỗ các loại 02 ha.

Ghi chú: Các địa phương không thực hiện chuyển đổi gồm thành phố Pleiku, thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê và các huyện Chư Prông, Krông Pa, Ia Grai, Chư Pưh, Chư Păh.

e) Năm 2020: Có 07/17 địa phương thực hiện chuyển đổi 492,8 ha. Trong đó:

- Huyện Kbang chuyển đổi 13 ha: Chuyển sang trồng ngô 2,3 ha, rau các loại 0,7 ha, đậu đỗ các loại 05 ha, ớt và cây hàng năm khác 05 ha.

- Huyện Đak Đoa chuyển đổi 36 ha: Chuyển sang trồng rau và đậu đỗ các loại 16 ha, cây hàng năm khác 20 ha.

- Huyện Mang Yang chuyển đổi 51,5 ha: Chuyển sang trồng ngô 6,5 ha, sắn 45 ha.

- Huyện Chư Sê chuyển đổi 05 ha: Chuyển sang trồng ngô 03 ha và rau, đậu đỗ 02 ha.

- Huyện Đak Pơ chuyển đổi 14 ha: Chuyển sang trồng ngô 02 ha, rau các loại 12 ha.

- Huyện Ia Pa chuyển đổi 328 ha: Chuyển sang trồng ngô 15 ha, đậu đỗ các loại 10 ha, khoai lang 93 ha, thuốc lá 78 ha, dưa hấu 89 ha, ớt 05 ha, rau các loại 13 ha, mía 25 ha.

- Thành phố Pleiku chuyển đổi 45,3 ha sang trồng rau, hoa các loại.

Ghi chú: Các địa phương không chuyển đổi gồm thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê và các huyện Chư Prông, Krông Pa, Ia Grai, Chư Pưh, Chư Păh, Kông Chro, Phú Thiện, Đức Cơ.

ê) Năm 2021: Có 10/17 địa phương thực hiện chuyển đổi 725,2 ha. Trong đó:

- Huyện Kbang chuyển đổi 05 ha sang trồng ngô.

- Huyện Đak Đoa chuyển đổi 31,8 ha: Chuyển sang trồng ngô 01 ha, rau và đậu đỗ các loại 12,8 ha, khoai lang 15 ha, cây hàng năm khác 03 ha.

- Huyện Mang Yang chuyển đổi 61,2 ha: Chuyển sang trồng ngô 16,2 ha, sắn 45 ha.

- Huyện Chư Sê chuyển đổi 19 ha sang trồng ngô.

- Huyện Đak Pơ chuyển đổi 25,1 ha: Chuyển sang trồng ngô 02 ha, rau và đậu đỗ các loại 23,1 ha.

- Huyện Ia Pa chuyển đổi 238,1 ha: Chuyển sang trồng khoai lang 99,5 ha, thuốc lá 53,1 ha, dưa hấu 85,5 ha.

- Huyện Krông Pa chuyển đổi 01 ha sang trồng ngô.

- Huyện Phú Thiện chuyển đổi 258 ha: Chuyển sang trồng mía 213 ha, sắn 45 ha.

- Thị xã Ayun Pa chuyển đổi 09 ha: Chuyển sang trồng ngô 05 ha, rau và đậu đỗ các loại 3,5 ha, cây hàng năm khác 0,5 ha.

- Thành phố Pleiku chuyển đổi 77 ha: Chuyển sang trồng ngô 09 ha, rau và đậu đỗ các loại 60 ha, khoai lang 03 ha, cây hàng năm khác 05 ha.

Ghi chú: Các địa phương không thực hiện chuyển đổi gồm thị xã An Khê và các huyện Chư Păh, Ia Grai, Chư Pưh, Kông Chro, Phú Thiện, Chư Prông.

g) Năm 2022: Có 8/17 huyện, thị xã, thành phố thực hiện chuyển đổi 614,45 ha. Trong đó:

- Thành phố Pleiku chuyển đổi 54 ha sang trồng rau, đậu đỗ các loại.

- Thị xã Ayun Pa chuyển đổi 05 ha: Chuyển sang trồng ngô 3,5 ha, cây hàng năm khác 1,5 ha.

- Huyện Mang Yang chuyển đổi 62 ha: Chuyển sang trồng ngô 17 ha, sắn 45 ha.

- Huyện Chư Sê thực hiện chuyển đổi 18,35 ha sang trồng ngô.

- Huyện Đak Pơ thực hiện chuyển đổi 03 ha: Chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại 2,5 ha, cây hàng năm khác 0,5 ha.

- Huyện Ia Pa thực hiện chuyển đổi 260 ha: Chuyển sang trồng khoai lang 42 ha, thuốc lá 156 ha, dưa hấu 62 ha.

- Huyện Phú Thiện thực hiện chuyển đổi 210 ha: Chuyển sang trồng khoai lang 200 ha, rau và đậu đỗ các loại 03 ha, cây dược liệu và cây hàng năm khác 07 ha.

- Huyện Kbang thực hiện chuyển đổi 2,1 ha: Chuyển sang trồng rau các loại 0,6 ha, cây hàng năm khác 1,5 ha.

Ghi chú: Các địa phương không thực hiện chuyển đổi gồm có thị xã An Khê và các huyện: Đak Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Chư Pưh, Kông Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Krông Pa.

1.2. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thường xuyên bị hạn sang trồng cây lâu năm

Giai đoạn 2016 - 2022, thực hiện chuyển đổi 168,2 ha. Cụ thể:

a) Năm 2016: Có 01/17 địa phương (huyện Mang Yang) đã thực hiện chuyển đổi 104 ha sang trồng cây bời lời (chuyển đổi trên diện tích lúa cạn).

b) Năm 2017: Có 02/17 địa phương thực hiện chuyển đổi 25,2 ha. Trong đó:

- Huyện Đức Cơ chuyển đổi 3,2 ha sang trồng cây chuối (chuyển đổi diện tích lúa cạn).

- Huyện Chư Păh chuyển đổi 22 ha sang trồng bời lời (chuyển đổi diện tích lúa cạn).

c) Năm 2018: Có 02/17 địa phương thực hiện chuyển đổi 24 ha. Trong đó:

- Huyện Đức Cơ chuyển đổi 01 ha sang trồng cây chuối (chuyển đổi diện tích lúa cạn).

- Huyện Chư Păh chuyển đổi 23 ha sang trồng bời lời (chuyển đổi diện tích lúa cạn).

d) Năm 2019: Có 03/17 địa phương thực hiện chuyển đổi 15 ha. Trong đó:

- Huyện Đức Cơ chuyển đổi 01 ha sang trồng cây chuối (chuyển đổi diện tích lúa cạn).

- Huyện Đak Pơ chuyển đổi 06 ha sang trồng cây chuối (chuyển đổi diện tích lúa cạn).

- Huyện Chư Păh chuyển đổi 08 ha sang trồng bời lời (chuyển đổi diện tích lúa cạn).

(Chi tiết diện tích chuyển đổi của từng địa phương có Bảng 19, Phụ lục I kèm theo).

2. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích cây trồng kém hiệu quả

Trong bối cảnh sản xuất trồng trọt của tỉnh gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng của giá cả thị trường. Nhằm giúp doanh nghiệp, người dân ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập, thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa thường xuyên bị hạn, Ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, người dân tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng, gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích cây trồng kém hiệu quả. Kết quả:

Giai đoạn 2016 - 2022, các doanh nghiệp và người dân trong tỉnh đã thực hiện chuyển đổi khoảng 36.869,1 ha diện tích cây trồng kém hiệu quả (cao su khoảng 13.730,1 ha, mía 8.984 ha, sắn 1.400 ha, hồ tiêu 6.003,6 ha, cà phê 6.343,5 ha, điều 252,9 ha, cây trồng khác 155 ha) sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn như khoai lang Nhật, khoai tây, rau, đậu đỗ các loại, cây ăn quả, cây dược liệu và ưu tiên dành một phần quỹ đất cho phát triển các dự án chăn nuôi và phát triển hạ tầng, xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo...

Riêng năm 2022, các doanh nghiệp và người dân trong tỉnh đã thực hiện chuyển đổi khoảng 2.330 ha (trong đó: cao su 67,1 ha, điều 79,3 ha, hồ tiêu 884 ha, cà phê 29,6 ha; sắn 1.115 ha, chè 100 ha, cây trồng khác 55 ha). Cụ thể:

- Chuyển đổi sang trồng cây ăn quả 843,4 ha(4).

- Chuyển đổi sang trồng cây dược liệu và cây dâu tằm 63 ha(5).

- Chuyển đổi sang trồng dưa lưới, dưa hấu 269 ha(6).

- Chuyển đổi sang trồng khoai lang Nhật 81 ha(7).

- Chuyển đổi sang trồng ngô sinh khối, cây hàng năm khác 627 ha(8).

- Chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng lâu năm khác 446,6 ha(9).

3. Hiệu quả kinh tế của chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa thường xuyên bị hạn và diện tích cây trồng kém hiệu quả

Nhìn chung, hầu hết cây trồng được chuyển đổi khá phù hợp với điều kiện đất đai và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, cho năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa trước đây và trồng cao su, hồ tiêu, mía, cà phê, điều kém hiệu quả. Một số mô hình chuyển đổi có giá trị kinh tế cao như sau:

- Chuyển sang trồng Chanh dây: Chi phí đầu tư bình quân cho 01 ha chanh dây khoảng 160 - 170 triệu đồng (sau khi trồng khoảng 8 - 9 tháng, chanh dây cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, đến tháng 11 - 12 cho thu hoạch lứa quả thứ hai, đến tháng thứ 14 cho thu hoạch lứa quả thứ 3 và thu mót, dọn vườn vào khoảng tháng 16, 17 sau khi trồng); năng suất bình quân khoảng 40 - 45 tấn/ha. Giá bán bình quân hiện nay khoảng 14.500 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 400 - 450 triệu đồng/ha.

- Chuyển sang trồng Khoai lang Nhật: Chi phí đầu tư trung bình cho 01 ha khoai lang Nhật cần khoảng 70 - 75 triệu đồng, năng suất bình quân khoảng 20 - 22 tấn/ha (cá biệt có ruộng đạt khoảng 30 tấn/ha), giá bán bình quân khoảng 10.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 130 - 145 triệu đồng/ha/vụ.

- Chuyển sang trồng Khoai tây: Chi phí đầu tư trung bình cho 01 ha khoai tây khoảng 120 - 130 triệu đồng, sau trồng khoảng 3,5 tháng cho thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 30 tấn/ha, giá bán hiện nay khoảng 8.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 110 - 120 triệu đồng/ha.

- Chuyển sang trồng Dứa Cayen: Chi phí đầu tư trung bình cho 01 ha dứa cayen khoảng 120 - 140 triệu đồng, sau khi trồng khoảng 16 tháng cho thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 50 tấn/ha, giá bán khoảng 5.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 110 - 130 triệu đồng/ha (chưa kể bán chồi giống dứa, khoảng 100.000 chồi giống/ha, giá bán khoảng 500 đồng/chồi, doanh thu từ bán chồi giống khoảng 50 triệu đồng/ha).

- Chuyển sang trồng Chuối già Nam Mỹ: Chi phí đầu tư trung bình cho 01 ha chuối già Nam Mỹ khoảng 200 - 220 triệu đồng, sau khi trồng khoảng 12 tháng cho thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 40 tấn (đã trừ sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu), giá bán hiện nay (xuất khẩu) khoảng 15.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được từ bán nải chuối khoảng 380 - 400 triệu đồng/ha.

- Chuyển sang trồng Ớt: Chi phí đầu tư trung bình cho 01 ha ớt khoảng 110 - 120 triệu đồng/ha, năng suất bình quân khoảng 13 - 15 tấn/ha, giá ớt trung bình khoảng 25.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 230 - 240 triệu đồng/ha/vụ.

- Chuyển sang trồng Dưa hấu: Chi phí đầu tư trung bình 01 ha dưa hấu cần khoảng 80 - 100 triệu đồng, sau trồng khoảng 2 - 2,5 tháng cho thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 35 - 40 tấn/ha, giá dưa hấu trung bình khoảng 8.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 200 - 220 triệu đồng/ha.

- Chuyển sang trồng Đậu tương rau: Chi phí đầu tư trung bình cho 01 ha đậu tương rau khoảng 24 - 26 triệu đồng, sau khi trồng khoảng 2,5 - 3 tháng cho thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 10 tấn/ha. Giá bán hiện nay khoảng 8.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 54 - 56 triệu đồng/ha.

- Chuyển sang trồng Chuối tiêu hồng: Chi phí đầu tư trung bình cho 01 ha chuối tiêu hồng khoảng 110 - 120 triệu đồng, sau khi trồng khoảng 11 - 12 tháng cho thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 50 tấn, giá bán hiện nay khoảng 6.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được từ bán nải chuối khoảng 180 - 190 triệu đồng/ha, chưa kể tiền bán chồi giống.

IV. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT VÀ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG

1. Thuận lợi

1.1. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững: Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương trong tỉnh được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương; luôn nhận được sự quan tâm, phối hợp hiệu quả của các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan; đặc biệt, được sự đồng thuận, nhiệt tình tham gia của người dân; nông dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu và bước đầu đã hình thành được hệ thống thương lái chuyên nghiệp thu mua nông sản hàng hóa của người dân.

1.2. Các mô hình, đối tượng cây trồng chuyển đổi đem lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa, mía, sắn, điều, cao su; bước đầu khai thác tốt ưu thế của đối tượng cây trồng chuyển đổi trên các chân đất không thuận lợi cho sản xuất lúa, mía, sắn, điều, cao su, hồ tiêu; nhiều đối tượng cây trồng mới, cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt được đưa vào sản xuất đã phát huy những ưu điểm, lợi thế hơn hẳn, là cơ sở, tiền đề, thực tiễn vững chắc để các địa phương, doanh nghiệp, người dân trong tỉnh cơ cấu lại hệ thống cây trồng hàng hóa, cũng như mạnh dạn đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng trên diện tích cây trồng thường xuyên bị hạn và diện tích cây trồng kém hiệu quả trong những năm tới.

1.3. Quá trình chuyển đổi cây trồng đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thị trường nông sản nội địa và xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi, luân canh, xen canh cây trồng có tác dụng cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh hại; từng bước thay đổi tập quán, tư duy sản xuất nông sản hàng hóa của nông dân; qua đó, từng bước hình thành chuỗi giá trị các cây trồng hàng hóa và góp phần tăng cường sự liên kết trong đầu tư sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp.

1.4. Việc dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn và phát triển các cây trồng hàng hóa có lợi thế của từng địa phương đã tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang tính tập trung, quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ trong sản xuất.

1.5. Trong những năm gần đây nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được ngành nông nghiệp của tỉnh và các doanh nghiệp, địa phương chuyển giao cho nông dân, từng bước nâng cao diện tích cây trồng hàng hóa thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic) có ứng dụng công nghệ cao và tiến bộ khoa học kỹ thuật; phát huy hiệu quả trong sản xuất, giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất; nâng cao thu nhập/đơn vị diện tích đất trồng trọt; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành các loại hình kinh tế tập thể, hợp tác sản xuất, kinh doanh nông sản hàng hóa có thế mạnh của Gia Lai và thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từng địa phương trong tỉnh.

2. Khó khăn, hạn chế

2.1. Thách thức về thiên tai, dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn làm gia tăng rủi ro cho sản xuất; dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày một diễn biến phức tạp, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thất thường như hiện tượng mưa trái mùa, hạn hán, nắng nóng kéo dài, dịch bệnh gây hại trên cây trồng diễn biến phức tạp không theo quy luật… gây nhiều khó khăn và ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất trồng trọt của các địa phương trong tỉnh.

2.2. Nguồn nhân lực ở nông thôn chất lượng còn thấp; đời sống một bộ phận nông dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp; nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ, nhận thức của người dân chưa đáp ứng yêu cầu của việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới; tư duy sản xuất còn theo kinh nghiệm, thói quen, chưa áp dụng các quy trình canh tác bền vững và tuân thủ quy trình sản xuất nông nghiệp tốt; lấy sản lượng, năng suất là chính, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng, hiệu quả kinh tế và giá trị gia tăng của sản phẩm… cần phải nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất hàng hóa trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế.

2.3. Tài nguyên đất đai, nguồn nước, nhân lực ở các địa phương chưa được khai thác một cách hiệu quả; năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp, thiếu tính cạnh tranh, gây khó khăn trong khâu tiêu thụ, càng khó khăn trong việc mở rộng thị trường và hướng đến xuất khẩu.

2.4. Các loại hình kinh tế hợp tác được thành lập nhưng nhìn chung hoạt động không hiệu quả nên quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, dẫn đến việc ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao còn ít, khan hiếm lao động vào thời vụ thu hoạch nông sản.

2.5. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kém phát triển, nhất là hệ thống giao thông nội đồng. Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống thủy lợi còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu nước cho từng đối tượng cây trồng, trên từng loại đất nên kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt được thấp, chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế về đất đai, khí hậu của từng địa phương trong tỉnh.

2.6. Trong những năm gần đây, tuy đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, song tỷ lệ doanh nghiệp tham gia đầu tư và tiêu thụ nông sản còn ít, sản xuất nông nghiệp còn nhiều rủi ro, chưa thực sự vững chắc; đầu ra sản phẩm chưa thực sự ổn định, lệ thuộc vào mùa vụ, chưa tạo điều kiện đảm bảo tiêu thụ cho người dân; phần lớn người dân phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm khiến người dân lo ngại không dám mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả.

2.7. Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động ở không ít địa phương, cơ sở chưa thường xuyên nên hầu hết người dân chưa nắm bắt được kế hoạch, nội dung và thủ tục chuyển đổi theo quy định; việc xử lý các thủ tục hành chính về chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một số địa phương còn lúng túng, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch chuyển đổi; việc ngăn chặn và xử lý các trường hợp tự ý chuyển đổi chưa kịp thời, triệt để; vẫn còn một số doanh nghiệp, hộ dân tự ý chuyển đổi, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định; một số doanh nghiệp, hộ dân còn tự động xây dựng nhà tạm, kho, lán chứa dụng cụ, vật tư trên đất chuyển đổi; một số hộ dân lợi dụng việc chuyển đổi để xây dựng nhà kiên cố, gây tiền lệ, hệ lụy xấu cho công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.

2.8. Nguồn lực của nhà nước và nhân dân đầu tư cho trồng trọt thấp; nhiều vướng mắc, bất cập trong cơ chế chính sách chậm được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới; thiếu nguồn lực tài chính, thiếu quyết liệt trong triển khai thực hiện, hiệu quả chưa cao. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật mặc dù đã được đầu tư chuyên sâu nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tế sản xuất; một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả nhưng việc nhân rộng ra sản xuất còn chậm.

2.9. Diện tích chuyển đổi của người dân còn nhỏ lẻ, manh mún cả về quy mô, lẫn hình thức, khó áp dụng cơ giới hóa cũng như các tiến bộ kỹ thuật đồng bộ nên năng suất, chất lượng nông sản còn thấp; tỷ lệ thất thoát, tổn thất sau thu hoạch còn lớn; vấn đề về an toàn thực phẩm, xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý còn nhiều tồn tại, hạn chế; vấn đề ô nhiễm môi trường sản xuất đang có chiều hướng gia tăng và trở nên cấp bách; tình trạng rác thải, nước thải trong sản xuất chưa được thu gom, xử lý kịp thời, triệt để, gây nhiều hệ lụy cho sản xuất, cũng như ảnh hưởng đến kết quả chuyển đổi và chất lượng sản phẩm cây trồng chuyển đổi.

V. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ MỘT SỐ CÂY TRỒNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ CỦA TỈNH (RAU, HOA, CÂY ĂN QUẢ VÀ CÂY DƯỢC LIỆU)

1. Dự báo thị trường tiêu thụ rau, hoa, quả

1.1. Thị trường tiêu thụ trong nước

Thu nhập và đời sống vật chất của người dân từng bước được nâng cao; yêu cầu đòi hỏi về chất lượng cuộc sống “ăn ngon, mặc đẹp và thưởng ngoạn” ngày càng được xem trọng nên sản phẩm rau, hoa, quả đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của người dân. Thị trường tiêu thụ rau, hoa, quả trong nước rất nhiều tiềm năng và đầy hứa hẹn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Nếu sản xuất rau, quả được tổ chức tốt từ khâu sản xuất đến quảng bá, kết hợp với du lịch, tiêu thụ sẽ tạo bước đột phá và là động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững.

1.2. Thị trường xuất khẩu

1.2.1. Thị trường Châu Á

Châu Á chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch xuất khẩu rau, quả của Việt Nam. Theo nhận định của Bộ Công thương: Xuất khẩu rau, quả Việt Nam đến các thị trường châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng do quy mô thị trường và sức tiêu thụ lớn, thói quen tiêu dùng tương đồng. Mặc dù vậy, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường châu Á đang gặp thách thức lớn do sự thay đổi về chính sách nhập khẩu: Trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc có quy định khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình đánh giá rủi ro phức tạp thì Trung Quốc cũng áp dụng các chính sách thắt chặt kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu; đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì, quy cách đóng gói… Để xuất khẩu bền vững sang thị trường lớn này, cần đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm và xây dựng mã số vùng trồng để đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

1.2.2. Thị trường Châu Âu

Theo nhận định của ông Willem Schoustra - Tham tán nông nghiệp phụ trách Việt Nam và Thái Lan, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam: Việt Nam có lợi thế sản xuất các loại rau, quả nhiệt đới với chủng loại đa dạng, phong phú. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm rau, quả của EU rất lớn. Tỷ trọng nhập khẩu hàng rau, quả của EU từ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,2% vẫn còn quá thấp; cộng với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là cơ hội để rau, quả Việt Nam tiến sâu vào thị trường EU. Tuy nhiên, thách thức đối với nông sản Việt Nam đang phải đối mặt đó là đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc bởi những quy định khắt khe của EU về chất lượng thực phẩm và nhiệm vụ hàng đầu của ngành rau, quả là tạo chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng chất lượng an toàn thực phẩm.

1.2.3. Thị trường Hoa Kỳ

Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, năm 2020, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, Hoa Kỳ vẫn nhập khẩu tới 14,1 tỷ USD trái cây, tăng nhẹ so với năm 2019. Năm 2021, nhờ kiểm soát dịch bệnh và gói kích thích kinh tế lớn, nền kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi rõ rệt và mức chi cho thực phẩm của người dân tăng hơn; nhờ vậy, cơ hội xuất khẩu rau, quả vào thị trường Hoa Kỳ là rất lớn. Theo nhận định của Bộ Công thương: Tỷ trọng nhập khẩu hàng rau, quả của Hoa Kỳ chiếm 18,9% tổng trị giá nhập khẩu hàng rau, quả trên thế giới. Trị giá nhập khẩu hàng rau, quả từ Việt Nam chỉ chiếm 0,6% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng rau, quả của Hoa Kỳ; thị trường Hoa Kỳ vẫn còn có rất nhiều tiềm năng đối với sản phẩm rau, quả Việt Nam.

Nguồn: Trích Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III của Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Tin tức Thông tấn xã Việt Nam ngày 22/10/2019 “Nhiều tiềm năng xuất khẩu rau, hoa, quả”. VTV.vn -Thời báo kinh doanh sáng ngày 08/01/2020 “Nhìn lại tình hình sản xuất rau, quả trong năm 2019". Trang chủ Bộ Công thương (htt:moit.gov.vn) - “Nông sản Việt nối tiếp nhau xuất ngoại” ngày 02/8/2021.

Theo các nhận định nêu trên cho thấy: Nhu cầu thị trường quốc tế và trong nước ngày càng lớn; vấn đề đặt ra cho sản xuất rau, quả Gia Lai là phải thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm và đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Mặt khác, phải tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững để từng bước hình thành, phát triển và nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến, bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng, giá cả hợp lý và ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị rau, quả Gia Lai.

2. Dự báo thị trường tiêu thụ dược liệu

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn dựa vào thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển, 1/4 số thuốc thống kê trong các đơn đều có chứa hoạt chất thảo mộc. Và ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế rất được các nhà khoa học quan tâm.

Tại Việt Nam, theo Cục Quản lý Y, dược cổ truyền - Bộ Y tế, trong những năm gần đây, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 100 nghìn tấn các loại dược liệu, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có trên 60 Bệnh viện Y học cổ truyền công lập; trên 90% Bệnh viện Đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% Trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh; khoảng 226 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trong đó có 131 cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp) sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau với khoảng 80 loại dược liệu được dùng phổ biến và 1.440 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng có nhu cầu sử dụng dược liệu trong sản xuất.

Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được khoảng 25% nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất thuốc trong nước, còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu (chủ yếu là Trung Quốc). Như vậy thị trường dược liệu hiện nay là rất lớn.

Nguồn: (1) Tạp chí Sức khỏe - Viện Y học dược dân tộc thành phố Hồ Chí Minh. (2)“Cơ hội phát triển ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam”- Thông tấn xã Việt Nam đăng ngày 17/9/2018. (3)“Đa dạng sinh học và tiềm năng to lớn của cây thuốc Việt Nam” - Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam.

Phần IV

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG VÙNG HẠN VÀ KÉM HIỆU QUẢ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thường xuyên bị hạn và đất trồng mía, sắn, cao su, hồ tiêu, điều kém hiệu quả sang trồng rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi, cây trồng khác phải tạo ra giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cao hơn trước khi chuyển đổi, là nội dung quan trọng để tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, từng địa phương để đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến tiên tiến, hiện đại và đồng bộ để chế biến sâu, đa dạng sản phẩm, tạo ra những thương phẩm có giá trị gia tăng lớn, có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải dựa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, công nghệ mới tiên tiến, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường; hình thành chuỗi giá trị gia tăng bền vững; từng bước tiếp cận, mở rộng thị trường trong và ngoài nước theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh và thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; nâng cao giá trị sản xuất; nâng cao thu nhập/đơn vị diện tích đất trồng trọt sau khi thực hiện chuyển đổi, tăng ít nhất 25% so với trước khi chuyển đổi; tạo thêm việc làm; góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

2.2.1. Giai đoạn 2023 - 2025:

Phấn đấu thực hiện chuyển đổi khoảng 58.560 ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi, cây trồng khác và dành quỹ đất phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo... Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất thực hiện chuyển đổi đạt khoảng 150 - 200 triệu đồng (theo giá hiện hành năm 2022).

2.2.2. Giai đoạn 2026 - 2030:

Phấn đấu thực hiện chuyển đổi khoảng 17.000 ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi, cây trồng khác và dành quỹ đất phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo... Phấn đấu đến năm 2030, giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất thực hiện chuyển đổi đạt khoảng 250 triệu đồng (theo giá hiện hành năm 2022).

3. Nguyên tắc chuyển đổi cây trồng

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai và phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Đối với việc chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả tuân thủ theo quy định của Luật Trồng trọt và Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác. Đối với việc chuyển đổi cây trồng từ cây hàng năm sang cây lâu năm hoặc chuyển đổi từ cây lâu năm sang cây hàng năm tuân thủ theo quy định của Luật Đất đai và Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải lựa chọn cây trồng chuyển đổi, cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật chăm sóc, thâm canh phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển sản xuất ổn định và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG

1. Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thường xuyên bị hạn

Dự kiến giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030, phấn đấu thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích khoảng 5.000 ha đất trồng lúa thường xuyên bị hạn, kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu thị trường. Cụ thể:

1.1. Giai đoạn 2023 - 2025: Chuyển đổi khoảng 2.500 ha. Trong đó:

- Chuyển sang trồng rau các loại khoảng 750 ha.

- Chuyển sang trồng hoa khoảng 70 ha.

- Chuyển sang trồng cây ăn quả khoảng 360 ha.

- Chuyển sang trồng cây dược liệu và cây trồng khác khoảng 1.320 ha.

1.2. Giai đoạn 2026 - 2030: Chuyển đổi khoảng 2.500 ha. Trong đó:

- Chuyển sang trồng rau các loại khoảng 700 ha.

- Chuyển sang trồng hoa khoảng 150 ha.

- Chuyển sang trồng cây ăn quả khoảng 500 ha.

- Chuyển sang trồng cây dược liệu và cây trồng khác khoảng 1.150 ha.

2. Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng mía, sắn, điều, hồ tiêu, cao su kém hiệu quả

Dự kiến giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030, phấn đấu thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích khoảng 70.560 ha đất trồng mía, sắn, điều, hồ tiêu, cao su kém hiệu quả sang trồng rau, hoa, quả, cây dược liệu và các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu thị trường ở những chân đất thích hợp và dành một phần quỹ đất để phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo... Cụ thể:

2.1. Giai đoạn 2023 - 2025: Chuyển đổi khoảng 56.060 ha. Trong đó:

2.1.1. Chuyển đổi trên diện tích đất trồng mía kém hiệu quả khoảng 12.900 ha. Trong đó:

- Chuyển sang trồng cây ăn quả: Khoảng 6.500 ha.

- Chuyển sang trồng rau, cây dược liệu và cây hàng năm khác: Khoảng 6.400 ha.

2.1.2. Chuyển đổi trên diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả khoảng 14.310 ha. Trong đó:

- Chuyển sang trồng cây ăn quả: Khoảng 5.500 ha.

- Chuyển sang trồng rau, trồng cây dược liệu và cây trồng khác: Khoảng 8.810 ha.

2.1.3. Chuyển đổi trên diện tích đất trồng điều kém hiệu quả khoảng 820 ha. Trong đó:

- Chuyển sang trồng cây ăn quả: Khoảng 600 ha.

- Chuyển sang trồng rau, cây dược liệu và cây trồng khác: Khoảng 220 ha.

2.1.4. Chuyển đổi trên diện tích đất trồng hồ tiêu kém hiệu quả khoảng 40 ha. Trong đó:

- Chuyển sang trồng cây ăn quả: Khoảng 30 ha.

- Chuyển sang trồng rau, cây dược liệu và cây trồng khác: Khoảng 10 ha.

2.1.5. Chuyển đổi trên diện tích đất trồng cao su không phù hợp, kém hiệu quả khoảng 27.990 ha. Trong đó:

- Chuyển sang trồng cây ăn quả: Khoảng 15.000 ha.

- Chuyển sang trồng rau, cây dược liệu và cây trồng khác: Khoảng 8.970 ha.

- Chuyển sang phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo…: Khoảng 4.020 ha.

2.2. Giai đoạn 2026 - 2030: Chuyển đổi khoảng 14.500 ha. Trong đó:

2.2.1. Chuyển đổi trên diện tích đất trồng mía kém hiệu quả khoảng 2.000 ha. Trong đó:

- Chuyển sang trồng cây ăn quả: Khoảng 1.250 ha.

- Chuyển sang trồng rau, cây dược liệu và cây hàng năm khác: Khoảng 750 ha.

2.2.2. Chuyển đổi trên diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả khoảng 5.000 ha. Trong đó:

- Chuyển sang trồng cây ăn quả: Khoảng 2.650 ha.

- Chuyển sang trồng rau, cây dược liệu và cây trồng khác: Khoảng 2.350 ha.

2.2.3. Chuyển đổi trên diện tích đất trồng điều kém hiệu quả khoảng 2.500 ha. Trong đó:

- Chuyển sang trồng cây ăn quả: Khoảng 1.350 ha.

- Chuyển sang trồng rau, cây dược liệu và cây trồng khác: Khoảng 1.150 ha.

2.2.4. Chuyển đổi trên diện tích đất trồng cao su không phù hợp, kém hiệu quả khoảng 5.000 ha. Trong đó:

- Chuyển sang trồng cây ăn quả: Khoảng 2.650 ha.

- Chuyển sang trồng rau, cây dược liệu và cây trồng khác: Khoảng 850 ha.

- Chuyển sang phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo…: Khoảng 1.500 ha.

(Chi tiết có phụ lục II, III, IV kèm theo).

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Tổ chức rà soát, phân tích, đánh giá, xác định chi tiết thực trạng diện tích từng loại cây trồng kém hiệu quả, diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu ở từng địa bàn cấp xã; đánh giá, phân tích các yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, cơ sở hạ tầng, nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, khả năng thực hiện của người dân… để xác định, xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng phù hợp, hiệu quả và khai thác, tận dụng các lợi thế sản xuất của từng vùng, từng địa phương.

1.2. Tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, sản xuất theo các quy trình, tiêu chuẩn nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; xây dựng, phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản và hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng; quảng bá và phát triển du lịch nông nghiệp, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

1.3. Xây dựng, chuyển giao các mô hình mẫu trong ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic) và xây dựng mô hình điểm “Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nhà vườn” trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây trồng; phát triển liên kết nông hộ, hình thành các cánh đồng kiểu mẫu trong sản xuất trồng trọt theo hướng an toàn, bền vững, ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái tại một số địa phương có tiềm năng để người dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập, nhân rộng trong sản xuất.

1.4. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống cây trồng, đảm bảo mỗi địa phương có ít nhất 1 - 2 cơ sở sản xuất giống lưu vườn đáp ứng đủ nhu cầu cây giống tốt phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển sản xuất của người dân trên địa bàn.

Xây dựng hệ thống cơ sở sơ chế, đóng gói và kho lạnh bảo quản rau, hoa, quả tươi, dược liệu có quy mô và trang thiết bị phù hợp với sản lượng và đặc tính cho các loại rau, hoa, quả, dược liệu chủ lực của từng địa phương nhằm giảm nhanh tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng, chủ động trong khâu tiêu thụ nông sản.

1.5. Củng cố, xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, đổi mới quan hệ sản xuất và tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, phát triển nguồn nhân lực (đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, nông dân) phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tổ chức sản xuất trồng trọt theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo nông sản hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

1.6. Xây dựng hệ thống dự báo sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng hàng hóa có thế mạnh của từng địa phương và hệ thống nhận diện, truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi có sự cố xảy ra đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả.

1.7. Kiện toàn bộ máy quản lý từ tỉnh đến cơ sở đủ điều kiện và năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các dự án đầu tư liên kết phát triển các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Nhóm giải giáp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thông tin tuyên truyền

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền trong triển khai thực hiện Đề án gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 03/7/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XV) về bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XV) về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040. Chỉ đạo thực hiện hiệu quả chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết phát triển sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng; hình thành, phát triển các khu, vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao; thực hành sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic)… thúc đẩy phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ… là tất yếu khách quan trong tình hình mới. Qua đó, thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”; giúp doanh nghiệp, người dân thay đổi nhận thức và tư duy sản xuất, từ bỏ thói quen, tập quán canh tác nhỏ lẻ, thụ động; lấy hiệu quả sản xuất làm mục tiêu, sản xuất theo kế hoạch và tiêu chuẩn, yêu cầu của thị trường, tiến tới người sản xuất phải biết sản phẩm làm ra tiêu thụ như thế nào, tiêu thụ ở đâu, ai đứng ra tiêu thụ, số lượng bao nhiêu, chất lượng thế nào, giá cả ra sao rồi mới tiến hành sản xuất (sản xuất theo chuỗi) để giải quyết triệt để nỗi lo “được mùa rớt giá”, góp phần phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật như Luật Trồng trọt, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Luật An toàn thực phẩm… và những quy định của pháp luật có liên quan.

2.2. Nhóm giải pháp về xác định vùng sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất

- Tập trung phân loại, xác định, xây dựng kế hoạch chuyển đổi và phát triển diện tích cây trồng có lợi thế theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phát triển cây trồng hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; vùng sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ tiêu thụ, gắn với nhà máy chế biến, cơ sở bảo quản, đóng gói nông sản phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Thực hiện chuyển đổi diện tích cây trồng thường xuyên bị hạn, diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có đầu ra ổn định(10), thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Đẩy mạnh chủ trương tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật để đầu tư phát triển các khu, vùng, dự án sản xuất trồng trọt theo hướng an toàn, bền vững, ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các cơ sở sản xuất giống cây trồng; xây dựng nhà xưởng, hệ thống cơ sở sơ chế, đóng gói, kho lạnh bảo quản nông sản sau thu hoạch; xây dựng các chợ đầu mối thu mua nông sản và các công trình phụ trợ khác (nếu có) theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng đối tượng. Nghiên cứu, tổ chức triển khai thí điểm các mô hình thu hồi, đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh có sự tham gia của Nhà nước và các thành phần kinh tế.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ ngân sách và các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất; ưu tiên phát triển hệ thống đường giao thông, công trình thủy lợi, điện… Khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông hộ xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, giao thông, điện, nhà kính, nhà lưới trong vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

- Kiểm tra, rà soát chất lượng các công trình thủy lợi để có kế hoạch đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới phù hợp với mục tiêu Đề án đề ra và phát triển, mở rộng các vùng sản xuất thâm canh nông sản hàng hóa tập trung.

2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất; phát triển, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Căn cứ vào kết quả đánh giá phân hạng thích hợp đất đai đối với từng loại cây trồng: Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phát triển sản xuất của ngành và từng địa phương giai đoạn 2022 - 2025, định hướng giai đoạn tiếp theo phù hợp với Đề án. Xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả và dồn điền, đổi thửa để xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung đồng bộ gắn với phát triển mạng lưới các nhà máy sơ chế, bảo quản, chế biến; ưu tiên bố trí đất đủ lớn phù hợp để thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản và phát triển các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Áp dụng đồng bộ các quy trình canh tác bền vững; áp dụng biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) vào sản xuất; quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm (thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng…) để làm cơ sở hướng đến cấp mã số vùng trồng, đảm bảo sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng, chuyển giao, nhân rộng mô hình liên kết tổ chức sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị gia tăng và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic); mô hình điểm “Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nhà vườn” trong liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa theo đơn đặt hàng từ nhu cầu thị trường.

- Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, ưu tiên phát triển nhóm doanh nghiệp tham gia chế biến tinh, chế biến sâu, chế biến phụ phẩm áp dụng công nghệ cao đối với các ngành hàng có lợi thế của địa phương. Chú trọng từng bước hình thành các tổ hợp nông, công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ với nông dân theo mô hình sản xuất nông nghiệp đa chức năng và phát triển bền vững.

- Rà soát, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hiện có. Khuyến khích, hỗ trợ để đẩy mạnh thành lập mới các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung; xây dựng, hình thành mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hộ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản thông qua hợp đồng kinh tế.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn và xây dựng lực lượng cán bộ kỹ thuật để tư vấn, hướng dẫn nông dân thực hiện chuyển đổi cây trồng và tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm. Xây dựng các điểm tư vấn, hỗ trợ cho nông dân về cơ chế chính sách, thị trường tiêu thụ… Mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tại chỗ, nâng cao nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi cây trồng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, giống cây trồng mới và áp dụng đồng bộ các quy trình canh tác bền vững.

- Tiếp cận các quỹ hỗ trợ phát triển quốc tế, các chương trình hợp tác song phương về nông nghiệp để tạo nguồn lực tăng cường khả năng thực hiện Đề án và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ, khả năng làm chủ khoa học, công nghệ, trình độ quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác để tự xây dựng, thực hiện kế hoạch sản xuất, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ công nghệ mới và nhu cầu thị trường mới để kịp thời giải quyết các vấn đề, thách thức của sản xuất và đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”.

2.4. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ

- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong lai tạo, sản xuất cây giống. Khảo nghiệm, du nhập, đưa vào sản xuất, kinh doanh các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển nông sản để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, thiết lập hệ thống giám sát thời tiết, dự tính, dự báo và cảnh báo sớm sinh vật gây hại cây trồng để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống có hiệu quả và bảo vệ sản xuất.

- Xây dựng và áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh đồng bộ đảm bảo tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với từng đối tượng cây trồng chuyển đổi để nâng cao chất lượng, giảm chi phí đầu vào, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Tăng cường đẩy mạnh đầu tư, mở rộng quy mô diện tích, nông sản hàng hóa có chứng nhận và thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic)… đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn thực phẩm và các rào cản kỹ thuật thương mại, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh.

- Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện, thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư nghiên cứu, chuyển giao và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, phát triển các nền tảng số, hoạt động dữ liệu số trong thiết lập, quản lý, giám sát các khâu trong sản xuất. Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc từ mã vạch và giám sát, kiểm soát chất lượng sản phẩm thông qua dữ liệu điện toán đám mây và công nghệ số, thúc đẩy chuyển đổi số để tối ưu hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh, tăng sự minh bạch thông tin sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu, phân phối, cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước.

2.5. Nhóm giải pháp về phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản

- Đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu làm đất trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển nông sản; nghiên cứu công nghệ và thiết kế chế tạo các dây chuyền thiết bị chế biến đa dạng sản phẩm nông sản phục vụ xuất khẩu. Ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong xử lý và sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm rau, hoa, quả tươi, dược liệu và phế phụ phẩm từ rau, hoa, quả, cây dược liệu.

- Thu hút các nguồn lực của xã hội để phục vụ phát triển công nghiệp sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung; đẩy mạnh áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao thân thiện với môi trường vào sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản; đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở sơ chế, đóng gói và kho lạnh bảo quản nông sản tại những khu vực sản xuất nông sản hàng hóa tập trung nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; tập trung cải tạo và nâng cấp các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản để nâng cao năng lực chế biến, trình độ công nghệ và đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ.

2.6. Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

- Thực hiện hiệu quả việc lồng ghép triển khai các đề án, chính sách để hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh việc đăng ký về sở hữu trí tuệ, đăng ký và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm các nông sản hàng hóa đặc trưng, có lợi thế của Gia Lai.

- Xây dựng, quản lý và phát triển các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể gắn với truy xuất nguồn gốc; ứng dụng thương mại điện tử; xây dựng quản lý và phát triển tài sản trí tuệ; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh (ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, HACCP…); áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn quốc gia, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Đẩy mạnh việc cung cấp thông tin thị trường tiêu thụ nông sản; tăng cường trao đổi thông tin về cảnh báo thị trường, yêu cầu thị trường, rào cản kỹ thuật, kiến thức về hội nhập… để giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển, thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước. Hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững, ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc phù hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất địa phương và yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Ưu tiên phát triển kênh tiêu thụ nông sản có liên kết chuỗi để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng “được mùa mất giá”, chủ động thị trường và giá bán nông sản, từ đó nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng đối với nông sản hàng hóa có thế mạnh của Gia Lai thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại nông sản trong và ngoài nước; quảng bá, giới thiệu nông sản thông qua nhiều phương thức đa dạng như tham dự hội chợ thương mại, xây dựng trang web, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng…; xây dựng sàn giao dịch nông sản; xây dựng chuỗi giá trị và kênh phân phối từ sản xuất đến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tạo điều kiện cho nông sản Gia Lai có cơ hội thâm nhập sâu và mở rộng thị phần tại các thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản và một số nước khác trên thế giới.

2.7. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

- Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Bộ, ngành, Trung ương và các chính sách đặc thù của địa phương, cụ thể: Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 102/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Nghị quyết số 107/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thi hành Điều 9 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các văn bản, quy định khác có liên quan.

- Tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh nhằm thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển diện tích cây trồng hàng hóa có lợi thế của tỉnh theo hướng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai trong sản xuất, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ phát triển vùng trồng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ chế biến, bảo quản nông sản, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu; hỗ trợ xây dựng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; phát triển cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung... để đảm bảo mục tiêu Đề án đề ra.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nhu cầu vốn đầu tư (Chi tiết tại Phụ lục V kèm theo)

Khái toán kinh phí thực hiện Đề án: Khoảng 10.140.516.000.000 đồng (Mười ngàn một trăm bốn mươi tỷ, năm trăm mười sáu triệu đồng). Trong đó:

1.1. Giai đoạn 2023 - 2025

Khoảng 10.060.516.000.000 đồng (Mười ngàn không trăm sáu mươi tỷ, năm trăm mười sáu triệu đồng). Trong đó:

- Đầu tư hạ tầng (thủy lợi): Khoảng 531.516.000.000 đồng (Năm trăm ba mươi mốt tỷ, năm trăm mười sáu triệu đồng).

- Đầu tư các dự án phát triển sản xuất: Khoảng 9.484.000.000.000 đồng (Chín ngàn bốn trăm tám mươi bốn tỷ đồng).

- Khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ: Khoảng 45.000.000.000 đồng (Bốn mươi lăm tỷ đồng).

1.2. Giai đoạn 2026 - 2030

Khoảng 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng) - đầu tư công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ.

2. Nguồn vốn

Vốn ngân sách nhà nước đầu tư và hỗ trợ khoảng 604.016.000.000 đồng (Sáu trăm lẻ bốn tỷ, không trăm mười sáu triệu đồng) và vốn ngoài ngân sách khoảng 9.536.500.000.000 đồng (Chín ngàn năm trăm ba mươi sáu tỷ, năm trăm triệu đồng). Trong đó:

2.1. Kinh phí Ngân sách Nhà nước đầu tư và hỗ trợ

Khoảng 604.016.000.000 đồng (Sáu trăm lẻ bốn tỷ, không trăm mười sáu triệu đồng). Gồm có:

- Ngân sách Trung ương đầu tư và hỗ trợ: Khoảng 446.234.000.000 đồng (Bốn trăm bốn mươi sáu tỷ, hai trăm ba mươi bốn triệu đồng).

- Ngân sách địa phương hỗ trợ (gồm: tỉnh, huyện, xã): Khoảng 157.782.000.000 đồng (Một trăm năm mươi bảy tỷ, bảy trăm tám mươi hai triệu đồng).

2.2. Nguồn vốn khác (Vốn đầu tư, đối ứng của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân)

Khoảng 9.536.500.000.000 đồng (Chín ngàn năm trăm ba mươi sáu tỷ, năm trăm triệu đồng). Gồm có:

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp, người dân: Khoảng 9.484.000.000.000 đồng (Chín ngàn bốn trăm tám mươi bốn tỷ đồng).

- Vốn đối ứng của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân: Khoảng 52.500.000.000 đồng (Năm mươi hai tỷ, năm trăm triệu đồng).

Chú thích:

- Nguồn vốn:

+ Vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, hợp tác xã, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

+ Vốn ngân sách thông qua việc hỗ trợ xây dựng các dự án, mô hình khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ, tư vấn kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng được lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khuyến nông, các dự án ODA và chương trình khoa học công nghệ khác có liên quan.

+ Các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; căn cứ vào các nhiệm vụ được giao trong Đề án, các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động xây dựng kế hoạch và lập dự toán nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.

- Về vị trí, quy mô và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án, mô hình trình diễn trong khái toán thực hiện Đề án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong từng giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, xây dựng công trình, mô hình tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư từng thời kỳ.

V. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế

Thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; nâng cao giá trị sản xuất và nâng cao thu nhập/đơn vị diện tích đất trồng trọt; phát triển, hình thành vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa, quả, dược liệu hàng hóa có giá trị kinh tế cao; có quy mô đủ lớn để sản xuất theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, ứng dụng công nghệ cao, đưa cơ giới hóa vào sản xuất và thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo nguyên liệu có chất lượng tốt phục vụ cho hoạt động sơ chế, chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2025 tổng giá trị thu nhập bình quân trên 01 ha đất thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt khoảng 150 - 200 triệu đồng/ha/năm, gấp 3 - 4 lần so với trước khi thực hiện chuyển đổi (Hiện nay, sản xuất điều bình quân đạt khoảng 24 triệu đồng/ha/năm; lúa khoảng 60 - 65 triệu đồng/ha/năm; mía khoảng 60 triệu đồng/ha/năm…), góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển sản xuất ổn định, bền vững, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu. Lợi ích kinh tế còn tăng thêm qua hoạt động chế biến, xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho địa phương và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương thông qua dịch vụ du lịch sinh thái.

(Dự kiến hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chuyển đổi có Phụ lục VI kèm theo).

2. Hiệu quả xã hội

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm ngành nghề và việc làm mới, tạo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo; đồng thời, tạo diện mạo và bản sắc mới cho nông thôn Gia Lai với các cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

- Nâng cao kỹ thuật canh tác và tay nghề cho nông dân thông qua tập huấn, đào tạo về trồng trọt, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; qua đó, góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong sản xuất gắn với nhu cầu thị trường và trên cơ sở khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, từng địa phương.

- Thúc đẩy việc hình thành nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất theo quy trình tiên tiến, sản xuất sản phẩm hàng hóa có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc; chuyển đổi cây trồng theo vùng tạo điều kiện phát triển các vùng rau, hoa, quả, dược liệu hàng hóa có diện tích đủ lớn để thu hút doanh nghiệp tham gia trong chuỗi liên kết và từng bước hình thành thương hiệu, tăng uy tín của ngành nông nghiệp Gia Lai.

3. Hiệu quả môi trường

- Hình thành chuỗi sản xuất, giúp giảm thiểu, hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các phế phẩm trong canh tác, chế biến, bảo quản từ đó tác động tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường.

- Khai thác hiệu quả tài nguyên trên cơ sở tiềm năng sẵn có của các địa phương, tránh làm suy thoái tài nguyên đất, nước, giảm thiểu và tránh các tác động của biến đổi khí hậu.

- Các mô hình canh tác theo hướng nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic) giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, an toàn; phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Tạo ra không gian cảnh quan đẹp và môi trường sinh thái bền vững.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2023 đến năm 2030.

II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN

Tại 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án; theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Đề án hàng năm; tham mưu, điều chỉnh, bổ sung các nội dung Đề án phù hợp với yêu cầu phát triển; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ để thực hiện Đề án có hiệu quả.

- Hàng năm trên cơ sở Đề án này, căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh.

- Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn loại cây trồng chuyển đổi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương theo đúng chủ trương, định hướng, kế hoạch phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của tỉnh đảm bảo việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ nâng cao hiệu quả, bền vững. Phát triển vùng nguyên liệu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp thông minh, đầu tư thâm canh cao, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật cho từng đối tượng cây trồng, thực hiện thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic); các tiêu chuẩn được cấp chứng nhận... đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu.

- Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động ở các doanh nghiệp, hợp tác xã. Phối hợp với Sở Công thương, Sở Y tế, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và chất lượng, an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp.

- Hàng năm, lập kế hoạch và dự trù kinh phí xây dựng mô hình điểm, mô hình kiểu mẫu trong sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ… gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn trong kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế.

- Xây dựng, ban hành hướng dẫn quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic). Xây dựng và hình thành một số mô hình liên kết 5 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước, ngân hàng, nhà khoa học). Nhân rộng phương thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, hoa, quả và sản phẩm cây lược liệu theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, sản xuất có chứng nhận, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng theo đơn đặt hàng từ nhu cầu thị trường.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức kêu gọi đầu tư và tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu cây trồng hàng hóa có thế mạnh của các địa phương trong tỉnh theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, ứng dụng công nghệ cao và thực hành sản xuất theo các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và hỗ trợ phát triển thị trường nhằm tháo gỡ các rào cản thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi đảm bảo quy hoạch, kế hoạch, đúng mục đích sử dụng đất; thẩm định, đánh giá tác động môi trường và các tiêu chí về môi trường của các đề án, dự án.

- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương, chủ đầu tư thực hiện các thủ tục về giao đất, thuê đất, chuyển nhượng mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của Nhà nước.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chọn tạo nhân giống một số giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của địa phương; có khả năng tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu.

- Hướng dẫn đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị mới tiên tiến trong chế biến, phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan duy trì xây dựng, quản lý khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và các sản phẩm gắn với thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh; hỗ trợ xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm nông sản của tỉnh.

5. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách tỉnh và dự toán của các đơn vị có liên quan, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để thực hiện Đề án theo phân cấp quản lý ngân sách của Luật Ngân sách.

6. Sở Công thương

- Chủ trì thực hiện việc quản lý chương trình, dự án phát triển công nghiệp chế biến, gắn với phát triển cụm công nghiệp, các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu phù hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch Đầu tư thu hút các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở sơ chế, nhà máy chế biến, bảo quản nông sản để nâng cao giá trị sản phẩm tham gia xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước.

- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ các nhà máy, cơ sở chế biến xuất khẩu quảng bá, kết nối với các đơn vị xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra các thị trường ngoài nước có thị phần lớn, sức tiêu thụ mạnh như EU, Châu Á và một số nước khác trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp, hợp tác xã đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”.

8. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

- Hướng dẫn, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở thường xuyên thông tin, tuyên truyền, phổ biến: Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển sản xuất rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu… theo chuỗi giá trị có hiệu quả; cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu; các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic)… tại địa phương.

10. Các Sở, ban, ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan Đề án đã đề ra.

11. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Gia Lai

Chỉ đạo các Chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn: Căn cứ nhu cầu vay vốn của các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển sản xuất rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị được phê duyệt, ưu tiên đầu tư vốn tín dụng cho các dự án.

12. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan, các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp; thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ liên quan đến phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; vận động phát triển mô hình hợp tác xã, liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị bền vững và ứng dụng thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc phù hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất của từng địa phương và yêu cầu của thị trường.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ) các cấp phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của Đề án; lồng ghép việc thực hiện Đề án với các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận và các đoàn thể chủ trì; tham gia phối hợp triển khai thực hiện Đề án và thường xuyên giám sát, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Đề án đã đề ra.

14. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn cấp huyện theo mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách đã được phê duyệt phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Đề án.

- Xây dựng Kế hoạch (hoặc Đề án) và quản lý tổ chức thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 đảm bảo phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương theo đúng chủ trương, định hướng, kế hoạch phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của tỉnh, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân và thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

- Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức sản xuất bền vững, hiệu quả và tự nguyện tham gia các hình thức hợp tác liên kết, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp, hợp tác xã; đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, thị trường xuất khẩu nông sản.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân phát triển vùng nguyên liệu; áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thâm canh cho cây trồng; sản xuất theo chuỗi giá trị; hướng dẫn, vận động các tổ chức, cá nhân áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic) và các tiêu chuẩn được chứng nhận... đảm bảo sản phẩm nông sản đáp ứng yêu cầu chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, đầu tư thâm canh, cơ giới hóa sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với cây trồng như: Sử dụng phân hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tưới tiết kiệm nước... nâng cao hiệu quả sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ thương mại, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng. . giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng, có lợi thế của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải phù hợp với cơ cấu cây trồng tại địa phương; hướng dẫn các hộ dân chuyển đổi diện tích đất trồng lúa không đảm bảo nguồn nước tưới và diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao và có đầu ra ổn định. Công khai thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác tại địa phương để người dân có nhu cầu chuyển đổi dễ thực hiện.

- Tổ chức thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác trên địa bàn để hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đầu tư liên kết phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với chế biến, bảo quản nông sản theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững. Chủ động, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn địa điểm xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác, phát huy lợi thế của địa phương và tổ chức sản xuất hiệu quả, bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Đề án này và chức năng, nhiệm vụ có liên quan, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Đề án; định kỳ hàng quý (trước ngày 15 của tháng cuối quý) và báo cáo năm (trước ngày 15 tháng 12) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Trong quá trình thực hiện Đề án nếu có khó khăn vướng mắc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét, giải quyết./.

Phụ lục I

CÁC BẢNG BIỂU VỀ NHÓM ĐẤT, DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG KÉM HIỆU QUẢ VÀ CÂY TRỒNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ CỦA TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Quyết định số: 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Bảng 01: Các nhóm, đơn vị đất và diện tích đất

STT

Tên đất

Ký hiệu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

I

Nhóm đất cát

48.099

3,10

1

Đất cát nội địa

C

47.853

3,09

2

Đất bãi cát ven sông

Cb

246

0,02

II

Nhóm đất phù sa

56.106

3,62

3

Đất phù sa không được bồi chua

Pc

20.889

1,35

4

Đất phù sa không được bồi trung tính, ít chua

Pe

5.318

0,34

5

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

Pf

3.016

0,19

6

Đất phù sa glây

Pg

2.632

0,17

7

Đất phù sa ngòi suối

Py

24.251

1,56

III

Nhóm đất đen

30.965

2,00

8

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan

Rk

3.165

0,20

9

Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và bazan

Ru

27.800

1,79

IV

Nhóm đất đỏ vàng

753.762

48,60

10

Đất vàng đỏ trên đá macma axit

Fa

346.600

22,35

11

Đất nâu đỏ trên đá bazan

Fk

271.860

17,53

12

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

F1

6.993

0,45

13

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp

2.537

0,16

14

Đất vàng nhạt trên đá cát

Fq

15.465

1,00

15

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất

Fs

22.762

1,47

16

Đất nâu tím trên đá bazan

Ft

66.994

4,32

17

Đất nâu vàng trên đá bazan

Fu

20.551

1,32

V

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

H

121.991

7,86

18

Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit

Ha

87.302

5,63

19

Đất mùn nâu đỏ trên đá bazan

Hk

32.054

2,07

20

Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất

Hs

2.635

0,17

VI

Nhóm đất thung lũng

2.077

0,13

21

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

D

2.077

0,13

VII

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

123.424

7,96

22

Đất xói mòn trơ sỏi đá

E

123.424

7,96

VIII

Nhóm đất xám bạc màu

312.614,25

20,16

23

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

Bp

358

0,02

24

Đất xám bạc màu trên đá macma axit

Ba

14.749

0,95

25

Đất xám bạc màu trên đá cát

Bq

38.329

2,47

26

Đất xám trên phù sa cổ

Xp

11.575

0,75

27

Đất xám trên đá macma axit

Xa

207.649

13,39

28

Đất xám trên đá macma axit và đá cát

Xq

39.954

2,58

Tổng diện tích tự nhiên

1.551.013

100,00

Nguồn: Kết quả điều tra, đánh giá đất đai tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 - 2020

Bảng 02: Diện tích lúa của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Ha.

STT

Địa phương

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%)

1

Pleiku

2.642,0

2.375,0

2.492,0

2.427,0

2.460,9

2.460,0

3,25

-1,42

2

An Khê

1.375,0

1.322,0

1.392,0

1.263,0

1.039,6

1.388,0

1,83

0,19

3

Ayun Pa

2.490,0

2.500,0

2.485,0

2.498,0

2.498,0

2.499,0

3,30

0,07

4

Kbang

3.724,0

3.513,0

3.563,0

3.540,0

3.198,9

3.372,0

4,46

-1,97

5

Đak Đoa

7.597,0

7.038,0

6.627,0

6.753,0

6.748,0

6.830,0

9,03

-2,11

6

Chư Păh

4.310,0

3.845,0

4.197,0

4.226,0

4.328,3

4.158,8

5,50

-0,71

7

Ia Grai

4.630,0

4.366,0

4.293,0

4.406,0

4.245,9

4.278,1

5,66

-1,57

8

Mang Yang

4.050,0

3.978,0

4.222,0

4.203,0

4.206,0

4.302,0

5,69

1,21

9

Kông Chro

3.661,0

3.524,0

4.156,0

3.946,0

3.926,5

4.298,7

5,68

3,26

10

Đức Cơ

1.079,0

954,0

899,0

991,0

1.523,3

1.315,6

1,74

4,04

11

Chư Prông

4.674,0

4.189,0

4.233,0

4.351,0

4.517,0

4.543,0

6,01

-0,57

12

Chư Sê

4.169,0

3.949,0

4.247,0

4.284,0

4.272,0

4.380,0

5,79

0,99

13

Đak Pơ

1.589,0

2.500,0

2.654,0

2.682,0

1.721,1

1.636,7

2,16

0,59

14

Ia Pa

9.324,0

9.000,0

9.034,0

8.732,0

8.845,0

8.710,5

11,51

-1,35

15

Krông Pa

5.120,0

5.169,0

5.627,0

5.820,0

5.831,0

5.790,0

7,65

2,49

16

Phú Thiện

12.716,0

12.720,0

12.522,0

12.585,0

12.678,3

12.799,3

16,92

0,13

17

Chư Pưh

2.074,0

1.798,0

1.903,0

1.998,0

2.030,0

2.884,2

3,81

6,82

Tổng cộng

75.224,0

72.740,0

74.546,0

74.705,0

74.069,8

75.645,9

100,0

0,11

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 03: Sản lượng lúa của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Tấn.

STT

Địa phương

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

1

Pleiku

12.877,9

10.130,0

14.095,0

13.793,0

14.483,0

13.989,3

3,64

1,67

2

An Khê

5.914,9

5.481,0

7.164,0

6.998,0

6.059,8

7.924,2

2,06

6,02

3

Ayun Pa

15.039,5

14.986,0

15.608,0

15.408,0

16.092,3

16.129,9

4,20

1,41

4

Kbang

12.333,1

10.860,0

12.248,0

14.116,0

11.833,2

12.575,0

3,27

0,39

5

Đak Đoa

31.637,2

29.431,0

29.932,0

32.681,0

32.234,9

32.321,4

8,41

0,43

6

Chư Păh

19.784,8

14.630,0

20.496,0

21.364,0

21.473,3

21.185,2

5,51

1,38

7

Ia Grai

18.442,5

17.569,0

18.229,0

19.135,0

19.111,2

19.314,6

5,03

0,93

8

Mang Yang

14.929,1

14.734,0

16.939,0

17.406,0

16.540,3

16.897,4

4,40

2,51

9

Kông Chro

6.162,5

6.206,0

7.405,0

7.394,0

7.319,2

8.045,6

2,09

5,48

10

Đức Cơ

3.022,6

2.414,0

3.014,0

3.153,0

4.339,8

3.960,3

1,03

5,55

11

Chư Prông

14.288,3

12.921,0

14.385,0

15.544,0

18.778,7

19.525,7

5,08

6,45

12

Chư Sê

15.061,4

13.560,0

18.067,0

19.875,0

19.818,4

20.717,6

5,39

6,58

13

Đak Pơ

8.207,8

13.225,0

14.675,0

14.468,0

9.498,9

9.497,7

2,47

2,96

14

Ia Pa

48.619,4

46.227,0

47.668,8

49.344,0

54.198,9

54.777,4

14,25

2,41

15

Krông Pa

17.054,7

17.548,0

21.532,0

23.319,0

22.518,3

21.399,3

5,57

4,64

16

Phú Thiện

83.251,0

82.903,0

84.432,6

78.441,0

89.031,7

92.031,7

23,95

2,03

17

Chư Pưh

6.496,6

6.131,0

9.016,0

9.634,0

9.894,9

13.996,7

3,64

16,59

Tổng cộng

333.123,3

318.956,0

354.906,4

362.073,0

373.226,8

384.288,8

100,0

2,90

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 04: Diện tích mía của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Ha.

STT

Địa phương

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%)

1

Pleiku

14,0

28,0

17,0

16,0

26,5

25,5

0,08

12,74

2

An Khê

3.301,0

2.995,0

3.383,0

3.009,0

2.722,0

2.570,0

8,53

-4,88

3

Ayun Pa

822,0

674,0

847,0

892,0

460,0

258,3

0,86

-20,67

4

Kbang

10.624,0

10.238,0

9.926,0

8.818,0

9.373,0

8.729,3

28,96

-3,85

5

Chư Păh

320,0

320,0

98,0

320,0

305,0

100,0

0,33

-20,76

6

Kông Chro

5.336,0

5.340,0

7.556,0

8.007,0

6.459,0

5.581,9

18,52

0,91

7

Chư Prông

375,0

402,0

550,0

550,0

600,0

183,0

0,61

-13,37

8

Chư Sê

0,0

0,0

318,0

440,0

490,0

600,0

1,99

23,57

9

Đak Pơ

7.576,0

7.915,0

6.458,0

7.415,0

4.755,6

6.252,0

20,74

-3,77

10

Ia Pa

5.235,0

5.235,0

6.737,0

5.579,0

5.249,4

3.339,0

11,08

-8,60

11

Krông Pa

1.068,0

1.449,0

1.359,0

1.268,0

1.268,0

700,0

2,32

-8,10

12

Phú Thiện

3.870,0

3.852,0

4.891,0

3.733,0

2.342,8

1.800,0

5,97

-14,20

13

Chư Pưh

30,0

3,0

0,0

2,0

3,0

6,0

0,02

-27,52

Tổng cộng

38.571,0

38.451,0

42.140,0

40.049,0

34.054,3

30.145,0

100,0

-4,81

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 05: Sản lượng mía của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Tấn.

STT

Địa phương

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

1

Pleiku

730,0

1.487,2

897,6

849,0

1.408,5

1.862,0

0,09

20,60

2

An Khê

184.856,0

170.715,0

206.363,0

183.549,0

172.440,0

178.160,0

9,00

-0,74

3

Ayun Pa

48.380,6

39.900,8

50.904,7

55.292,0

28.051,4

16.339,9

0,83

-19,51

4

Kbang

616.192,0

628.613,2

645.189,7

593.094,0

654.837,8

518.787,5

26,22

-3,38

5

Chư Păh

17.600,0

17.600,0

5.390,0

17.600,0

16.470,0

5.500,0

0,28

-20,76

6

Kông Chro

293.458,0

300.642,0

438.247,7

480.420,0

389.135,0

393.029,7

19,86

6,02

7

Chư Prông

28.125,0

30.150,0

41.250,0

41.250,0

45.000,0

13.725,0

0,69

-13,37

8

Chư Sê

0,0

0,0

17.236,0

23.848,0

30.474,0

48.000,0

2,43

40,69

9

Đak Pơ

484.864,0

515.266,5

420.416,0

496.805,0

293.768,8

421.384,8

21,30

-2,77

10

Ia Pa

332.579,6

327.554,0

427.799,7

362.635,0

341.211,0

216.739,5

10,95

-8,21

11

Krông Pa

64.080,0

95.219,0

81.540,0

87.150,0

87.149,6

49.070,0

2,48

-5,20

12

Phú Thiện

232.200,0

211.860,0

295.906,0

235.179,0

143.546,1

115.697,0

5,85

-13,01

13

Chư Pưh

1.636,5

163,7

0,0

120,0

180,0

360,0

0,02

-26,13

Tổng cộng

2.304.701,7

2.339.171,4

2.631.140,4

2.577.791,0

2.203.672,2

1.978.655,4

100,0

-3,00

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 06: Diện tích sắn của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Ha.

STT

Địa phương

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%)

1

Pleiku

173,0

163,0

196,0

197,0

40,7

17,2

0,02

-36,98

2

An Khê

2.322,0

2.199,0

2.506,0

2.190,0

2.711,0

2.458,0

3,12

1,14

3

Ayun Pa

2.131,0

2.074,0

2.150,0

1.901,0

2.450,1

2.592,0

3,29

3,99

4

Kbang

2.882,0

2.941,0

2.695,0

3.118,0

4.188,5

4.158,0

5,27

7,61

5

Đak Đoa

2.355,0

1.901,0

1.681,0

1.415,0

1.357,0

1.197,0

1,52

-12,66

6

Chư Păh

2.500,0

2.500,0

2.500,0

2.680,0

2.479,0

2.515,0

3,19

0,12

7

Ia Grai

4.731,0

4.700,0

4.526,0

3.900,0

3.340,0

2.602,6

3,30

-11,27

8

Mang Yang

5.680,0

5.282,0

4.898,0

4.588,0

4.396,6

4.503,0

5,71

-4,54

9

Kông Chro

7.128,0

6.939,0

6.850,0

7.220,0

8.890,7

11.528,8

14,62

10,09

10

Đức Cơ

2.800,0

2.386,0

2.044,0

1.781,0

1.800,0

1.437,6

1,82

-12,48

11

Chư Prông

5.620,0

5.125,0

5.150,0

5.150,0

5.400,0

5.817,0

7,37

0,69

12

Chư Sê

980,0

970,0

970,0

950,0

950,0

930,0

1,18

-1,04

13

Đak Pơ

2.055,0

2.131,0

1.962,0

2.219,0

2.586,2

2.528,2

3,21

4,23

14

Ia Pa

6.779,0

6.981,0

7.250,0

8.269,0

9.755,0

10.049,0

12,74

8,19

15

Krông Pa

13.503,0

16.435,0

17.930,0

20.480,0

20.825,0

22.205,0

28,15

10,46

16

Phú Thiện

1.000,0

1.000,0

1.326,0

1.391,0

1.550,0

2.740,0

3,47

22,33

17

Chư Pưh

1.108,0

1.115,0

1.160,0

1.130,0

1.160,0

1.602,3

2,03

7,66

Tổng cộng

63.747,0

64.842,0

65.794,0

68.579,0

73.879,8

78.880,7

100,0

4,35

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 07: Sản lượng sắn của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Tấn.

STT

Địa phương

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

1

 Pleiku

 2.244,6

 2.228,0

 2.681,0

 2.699,9

 548,6

 240,8

 0,02

 -36,01

2

 An Khê

 52.245,0

 50.577,0

 57.638,0

 43.800,0

 52.657,0

 64.080,8

 4,02

 4,17

3

 Ayun Pa

 36.227,0

 37.128,0

 38.700,0

 34.218,0

 50.645,9

 46.707,0

 2,93

 5,21

4

 Kbang

 52.337,1

 54.997,0

 55.787,0

 59.242,0

 81.436,5

 74.385,1

 4,67

 7,28

5

 Đak Đoa

 40.035,0

 31.557,0

 27.905,0

 23.489,0

 22.254,8

 19.750,5

 1,24

 -13,18

6

 Chư Păh

 47.325,0

 50.250,0

 48.750,0

 48.240,0

 45.861,5

 50.300,0

 3,16

 1,23

7

 Ia Grai

 61.503,0

 63.450,0

 63.364,0

 54.600,0

 56.780,0

 41.641,6

 2,61

 -7,50

8

 Mang Yang

 90.880,0

 84.515,0

 78.368,0

 73.408,0

 70.345,6

 72.721,2

 4,57

 -4,36

9

 Kông Chro

 163.946,3

 204.698,0

 199.345,7

 205.778,6

 228.331,2

 313.359,7

 19,67

 13,83

10

 Đức Cơ

 46.396,0

 39.539,0

 32.701,0

 28.496,0

 30.600,0

 24.439,2

 1,53

 -12,03

11

 Chư Prông

 84.300,0

 76.875,0

 74.675,0

 75.808,0

 83.700,0

 86.149,8

 5,41

 0,44

12

 Chư Sê

 18.326,0

 17.945,0

 18.333,0

 17.955,0

 18.050,0

 18.135,0

 1,14

 -0,21

13

 Đak Pơ

 44.024,5

 46.023,0

 44.341,0

 50.149,4

 51.357,8

 55.993,6

 3,52

 4,93

14

 Ia Pa

 115.717,5

 113.860,0

 119.408,0

 158.599,4

 201.470,3

 212.033,9

 13,31

 12,88

15

 Krông Pa

 286.128,6

 294.515,0

 340.669,7

 411.116,3

 439.623,1

 444.245,5

 27,89

 9,20

16

Phú Thiện

18.000,0

17.800,0

25.194,0

26.429,0

32.550,0

39.730,0

2,49

17,16

17

Chư Pưh

21.275,5

21.187,0

22.040,0

21.583,0

22.063,2

28.841,4

1,81

6,27

Tổng cộng

1.180.911,2

1.207.144,0

1.249.900,4

1.335.611,6

1.488.275,5

1.592.755,0

100,0

6,17

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 08: Diện tích điều của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Ha.

STT

Địa phương

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

1

Pleiku

90,0

90,0

90,0

90,0

90,0

90,0

0,42

0,00

2

Ayun Pa

200,0

200,0

224,0

200,0

269,6

270,0

1,26

6,19

3

Kbang

4,0

4,0

8,0

19,5

12,5

16,5

0,08

32,77

4

Đak Đoa

8,0

5

Ia Grai

5.256,8

5.269,3

5.443,4

5.563,4

5.755,4

5.757

29,94

1,83

6

Mang Yang

50,0

50,0

50,0

50,0

50,0

50,0

0,23

0,00

7

Kông Chro

275,9

250,3

255,0

174,0

282,2

459,0

2,15

10,72

8

Đức Cơ

4.127,4

4.197,7

4.437,5

4.432,3

4.538,0

4.700,3

21,99

2,63

9

Chư Prông

1.700,0

1.720,0

1.700,0

1.700,0

1.807,0

2.432,0

11,38

7,42

10

Chư Sê

62,0

65,0

100,0

100,0

140,0

191,4

0,90

25,29

11

Ia Pa

882,0

882,0

910,0

1.143,0

1.377,0

1.419,0

6,64

9,98

12

Krông Pa

4.000,0

4.014,0

4.165,0

4.115,0

4.355,0

4.382,0

20,05

1,84

13

Phú Thiện

344,0

355,0

344,0

350,0

463,7

463,7

2,17

6,15

14

Chư Pưh

177,0

177,0

127,1

147,4

319,0

1.031,2

4,82

42,26

Tổng cộng

17.177,1

17.247,3

17.854,0

18.084,6

19.459,4

21.372,1

100,0

4,47

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 09: Sản lượng điều của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Tấn.

STT

Địa phương

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

1

Pleiku

64,1

65,2

65,0

65,2

64,8

80,0

0,49

4,54

2

Ayun Pa

204,0

204,0

205,0

204,0

170,0

172,0

1,05

-3,35

3

Kbang

3,6

3,0

4,0

6,4

20,5

12,5

0,08

28,56

4

Đak Đoa

4,4

5

Ia Grai

4.891,6

4.722,9

5.084,0

5.154,2

6.651,0

7.268,0

44,45

8,24

6

Mang Yang

37,5

37,5

40,2

37,5

38,3

37,5

0,23

0,00

7

Kông Chro

52,0

49,2

44,5

52,2

33,1

58,4

0,36

2,35

8

Đức Cơ

3.806,8

3.614,4

3.567,0

3.733,2

3.269,3

3.531,3

21,60

-1,49

9

Chư Prông

2.150,8

2.222,0

2.052,5

2.068,5

1.882,0

2.041,0

12,48

-1,04

10

Chư Sê

63,9

68,2

103,0

105,0

103,0

110,0

0,67

11,48

11

Ia Pa

498,0

482,0

406,1

437,0

437,0

731,1

4,47

7,98

12

Krông Pa

1.894,2

1.894,2

1.600,0

1.848,0

1.558,2

1.950,0

11,93

0,58

13

Phú Thiện

271,4

288,3

306,5

309,3

322,0

174,7

1,07

-8,43

14

Chư Pưh

115,1

83,0

83,9

85,2

86,0

184,8

1,13

9,93

Tổng cộng

14.057,3

13.733,8

13.561,7

14.105,6

14.635,1

16.351,1

100,0

3,07

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 10: Diện tích hồ tiêu của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Ha.

STT

Địa phương

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

1

Pleiku

316,4

337,7

354,2

327,2

158,6

159,0

1,16

-12,86

2

An Khê

-

-

2,0

2,0

2,0

2,0

0,01

0,00

3

Kbang

44,0

44,0

59,6

108,0

122,0

122,0

0,89

22,63

4

Đak Đoa

2.366,3

3049,80

3680,00

3.243,1

3.613,2

3.599,7

26,33

8,75

5

Chư Păh

206,0

206,0

217,0

217,0

105,0

105,0

0,77

-12,61

6

Ia Grai

506,0

506,4

532,6

572,0

487,0

487,0

3,56

-0,76

7

Mang Yang

1.325,5

1.764,0

1.789,0

2.102,0

1.800,0

1.533,0

11,21

2,95

8

Kông Chro

27,1

26,0

22,8

142,0

75,6

75,6

0,55

22,78

9

Đức Cơ

615,0

569,4

610,9

617,0

83,0

83,0

0,61

-33,01

10

Chư Prông

2.559,0

2.539,0

2.480,4

2.625,0

1.833,2

1.144,4

8,37

-14,87

11

Chư Sê

3.750,0

3.749,0

3.750,0

3.471,0

3.554,0

3.514,0

25,70

-1,29

12

Đak Pơ

3,9

5,9

3,5

2,0

3,0

3,0

0,02

-5,11

13

Phú Thiện

12,0

12,0

12,0

9,0

15,0

15,0

0,11

4,56

14

Chư Pưh

2.773,8

2888,0

2.808,0

2.841,0

2.830,0

2.830,5

20,70

0,41

Tổng cộng

14.505,0

15.697,2

16.322,0

16.278,3

14.681,6

13.673,2

100,0

-1,17

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 11: Sản lượng hồ tiêu của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Tấn.

STT

Địa phương

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%)

1

Pleiku

783,3

884,5

902,8

1.044,6

452,0

532,0

1,13

-7,45

2

An Khê

-

-

-

-

8,0

8,0

0,02

0,00

3

Kbang

52,1

91,2

95,9

51,4

112,0

370,0

0,78

48,00

4

Đăk Đoa

5.872,0

7772,6

6941,8

10.112,0

11.320,0

12.527,5

26,51

16,36

5

Chư Păh

620,0

703,0

547,0

634,0

379,0

310,0

0,66

-12,94

6

Ia Grai

830,0

1.176,0

1.384,0

2.002,0

1.638,0

1.680,0

3,55

15,15

7

Mang Yang

2.766,7

3.451,0

4.497,0

8.345,0

6.770,0

5.770,0

12,21

15,84

8

Kông Chro

25,0

25,2

24,0

41,0

287,0

240,0

0,51

57,20

9

Đức Cơ

1.899,0

1.980,0

1.417,0

1.700,0

105,0

253,5

0,54

-33,15

10

Chư Prông

8.053,0

8.807,8

6.971,0

8.016,0

7.403,0

4.203,8

8,89

-12,19

11

Chư Sê

11.272,0

12.481,3

11.931,9

8.631,0

8.085,0

11.393,8

24,11

0,22

12

Đak Pơ

1,2

1,3

1,9

5,2

11,0

10,0

0,02

52,81

13

Phú Thiện

23,0

25,9

30,0

14,0

33,0

10,0

0,02

-15,34

14

Chư Pưh

11.404,0

12100,2

10.326,0

10.902,0

8.685,0

9.951,8

21,06

-2,69

Tổng cộng

43.601,3

49.500,0

45.070,3

51.498,3

45.288,0

47.260,4

100,0

1,62

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương

Bảng 12: Diện tích cao su của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Ha.

STT

Địa phương

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

1

Pleiku

725,1

725,2

708,2

708,2

550,0

525,6

0,59

-6,23

2

Kbang

771,0

703,0

703,0

755,5

670,0

629,6

0,71

-3,97

3

Đak Đoa

9.940,0

7.901,0

7.850,0

7.915,0

7.200,0

6.256,5

7,03

-8,84

4

Chư Păh

4.625,5

4.451,0

4.462,0

4.439,0

4.483,0

5.100,2

5,73

1,97

5

Ia Grai

14.883,0

17.439,0

17.239,0

17.989,1

13.772,8

13.772,8

15,48

-1,54

6

Mang Yang

2.228,2

994,0

994,0

994,0

943,0

805,5

0,91

-18,41

7

Đức Cơ

19.104,6

19.360,4

19.380,0

19.339,9

17.092,0

16.005,5

17,99

-3,48

8

Chư Prông

33.527,0

33.527,0

33.619,0

33.019,0

30.356,9

30.834,0

34,65

-1,66

9

Chư Sê

8.328,1

7.388,0

7.558,4

7.309,0

5.100,3

6.986,4

7,85

-3,45

10

Ia Pa

0,0

0,0

0,0

0,0

649,0

649,0

0,73

11

Chư Pưh

8.507,4

7.940,7

7.842,4

7.842,4

7.816,4

7.413,9

8,33

-2,71

Tổng cộng

102.640,0

100.429,3

100.356,0

100.311,0

88.633,4

88.979,0

100,0

-2,82

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 13: Sản lượng cao su của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Tấn.

STT

Địa phương

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

1

Pleiku

910,8

896,7

970,0

986,0

777,0

683,3

0,58

-5,59

2

Kbang

0,0

0,0

0,0

0,0

303,0

2.455,0

2,09

3

Đak Đoa

8.015,6

4.491,2

5.416,0

6.080,0

3.500

3.162,5

2,70

-16,97

4

Chư Păh

6.454,0

6.454,0

6.132,0

7.500,0

7.545,2

8.815,0

7,52

6,43

5

Ia Grai

19.636,2

21.264,6

20.621,0

20.806,0

23.712,4

23.528,9

20,06

3,68

6

Mang Yang

2.210,5

1.219,0

1.318,0

1.401,0

872,0

1.208,3

1,03

-11,38

7

Đức Cơ

20.997,8

14.694,1

15.403,0

16.389,0

21.306,9

21.306,9

18,17

0,29

8

Chư Prông

19.061,4

23.365,0

31.560,0

34.328,0

38.551,5

43.219,5

36,85

17,79

9

Chư Sê

12.436,5

8.314,9

6.462,0

5.904,0

4.025

5.203,4

4,44

-15,99

10

Ia Pa

0,0

0,0

0,0

0,0

843,7

843,7

0,72

11

Chư Pưh

3.841,1

5.123,7

7.076,0

7.574,0

6.999,2

6.844,0

5,84

12,25

Tổng cộng

93.563,9

85.823,2

94.958,0

100.968,0

108.435,9

117.270,4

100,0

4,62

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương, doanh nghiệp trồng cao su.

Bảng 14: Diện tích rau của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Ha.

TT

Địa phương

Diện tích rau các loại

Cơ cấu 2020 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Pleiku

1.170,6

1.193,6

1.371,9

1.380,6

1.390,5

1.368,1

4,0

3,2

2

An Khê

1.856,9

1.929,9

1.702,5

1.950,7

1.861,9

1.940,6

5,7

0,9

3

Ayun Pa

1.060,9

1.091,0

1.254,6

1.254,6

1.506,6

1.442,3

4,3

6,3

4

Kbang

1.541,0

1.318,0

1.525,2

1.626,2

1.961,5

1.786,6

5,3

3,0

5

Đak Đoa

1.061,8

908,5

907,5

907,9

955,2

1.074,2

3,2

0,2

6

Chư Păh

575,4

591,0

655,1

709,0

646,2

721,9

2,1

4,6

7

Ia Grai

487,9

451,7

485,3

589,4

436,2

829,4

2,4

11,2

8

Mang Yang

500,1

382,4

449,4

468,0

318,7

318,7

0,9

-8,6

9

Kông Chro

2.548,1

2.246,1

2.366,1

1.753,1

2.356,6

3.710,7

10,9

7,8

10

Đức Cơ

61,7

68,9

51,1

63,1

80,4

80,4

0,2

5,4

11

Chư Prông

2.945,0

2.494,0

2.864,0

2.599,0

2.554,9

2.318,9

6,8

-4,7

12

Chư Sê

652,7

878,9

645,7

934,1

1.008,9

1.008,9

3,0

9,1

13

Đak Pơ

5.517,1

5.892,4

5.253,0

5.253,0

6.410,4

6.709,4

19,8

4,0

14

Ia Pa

2.134,3

1.922,5

2.224,7

2.357,7

2.238,3

2.346,8

6,9

1,9

15

Krông Pa

2.104,1

2.124,9

2.580,5

2.379,2

2.970,5

4.984,2

14,7

18,8

16

Phú Thiện

1.131,0

1.131,0

1.178,0

1.153,0

1.310,4

1.442,8

4,3

5,0

17

Chư Pưh

1.253,2

1.438,2

1.523,4

1.615,7

1.612,9

1.852,4

5,5

8,1

Tổng cộng

26.601,8

26.063,0

27.038,0

26.994,3

29.620,1

33.936,2

100,0

5,0

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 15: Sản lượng rau của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Tấn.

STT

Địa phương

Sản lượng rau các loại

Cơ cấu 2020 (%)

Tăng bình quân/ năm (%)

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Pleiku

18.648,6

18.901,4

21.311,2

21.495,4

20.254,2

20.490,1

4,2

1,9

2

An Khê

39.268,3

38.409,1

34.018,0

39.137,3

38.147,0

41.372,4

8,5

1,0

3

Ayun Pa

8.066,0

8.264,2

11.227,0

11.227,0

13.924,1

13.624,9

2,8

11,1

4

Kbang

17.387,4

16.839,2

25.599,8

27.075,9

37.591,9

32.485,7

6,7

13,3

5

Đak Đoa

10.703,2

8.958,1

9.033,0

9.037,2

10.206,2

10.663,7

2,2

-0,1

6

Chư Păh

5.539,0

5.650,1

6.216,9

7.109,3

6.391,9

7.268,9

1,5

5,6

7

Ia Grai

3.488,3

2.971,4

2.990,1

3.610,1

2.924,4

5.600,9

1,2

9,9

8

Mang Yang

6.757,8

4.843,7

5.345,9

5.475,4

3.982,7

3.982,7

0,8

-10,0

9

Kông Chro

32.721,3

25.540,7

27.759,9

19.656,7

26.552,0

43.701,7

9,0

6,0

10

Đức Cơ

317,2

360,8

288,9

354,9

549,0

549,0

0,1

11,6

11

Chư Prông

27.634,8

22.182,6

27.753,9

29.860,5

31.366,5

28.337,8

5,8

0,5

12

Chư Sê

5.930,0

8.306,1

6.167,3

9.646,7

11.028,3

11.313,3

2,3

13,8

13

Đak Pơ

110.740,7

113.774,6

102.830,9

105.790,4

122.671,8

130.840,1

26,9

3,4

14

Ia Pa

20.357,1

18.255,2

22.260,0

24.382,0

22.068,4

23.507,0

4,8

2,9

15

Krông Pa

18.084,2

18.985,3

24.365,4

22.491,6

39.082,6

70.100,6

14,4

31,1

16

Phú Thiện

9.943,9

9.968,7

11.410,9

11.955,1

15.212,3

16.264,7

3,3

10,3

17

Chư Pưh

16.100,2

18.964,7

20.095,2

21.308,5

21.561,3

25.997,9

5,3

10,1

Tổng cộng

351.688,1

341.175,9

358.674,4

369.613,8

423.514,4

486.101,3

100,0

6,7

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 16: Diện tích hoa của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Ha.

TT

Chỉ tiêu

Diện tích

Cơ cấu (%)

Tăng bình quân/năm (%)

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

63,2

110,9

137,1

140,9

158,4

171,6

100,0

22,1

1

Pleiku

62,5

105,7

118,4

121,9

117,9

129,2

75,3

15,6

Phong Lan

6,1

6,6

Hoa Hồng

8,3

10,7

9,9

10,6

10,6

11,0

Hoa Cúc

15,9

34,9

39,7

40,2

38,1

41,7

Hoa Lay ơn

20,3

28,6

32,2

34,9

34,7

37,1

Hoa Huệ

2,0

9,2

10,9

11,6

10,7

12,2

Hoa Ly

4,1

4,4

Hoa khác

16,0

22,3

25,7

24,6

13,6

16,2

2

An Khê

0,7

5,2

5,3

5,6

27,1

29,0

16,9

110,6

Hoa Hồng

0,1

0,3

0,3

0,3

1,2

1,2

Hoa Cúc

0,4

3,0

3,0

3,3

21,5

21,5

Hoa Lay ơn

0,1

0,2

0,3

0,3

0,3

0,3

Hoa Huệ

0,2

0,2

Hoa Ly

2,2

4,1

Hoa khác

0,1

1,7

1,7

1,7

1,7

1,7

3

Ayun Pa

-

-

13,4

13,4

13,4

13,4

7,8

-

Hoa Cúc

5,6

5,6

5,6

5,6

Hoa Lay ơn

3,4

3,4

3,4

3,4

Hoa khác

4,4

4,4

4,4

4,4

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương.

Bảng 17: Diện tích cây ăn quả của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Ha.

TT

Địa phương

Diện tích cây ăn quả

Cơ cấu 2020 (%)

Tăng bình quân/năm (%)

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Pleiku

143,0

194,7

194,1

200,3

243,8

333,3

1,83

18,44

2

An Khê

94,0

92,4

90,8

87,6

321,0

532,3

2,93

41,45

3

Ayun Pa

161,0

168,5

181,9

160,9

85,7

99,7

0,55

-9,14

4

Kbang

463,0

649,9

656,4

892,0

1.520,6

1.055,2

5,80

17,91

5

Đak Đoa

183,0

345,0

469,8

353,7

890,7

1.271,9

7,00

47,37

6

Chư Păh

144,0

225,4

232,8

235,9

461,8

769,4

4,23

39,82

7

Ia Grai

237,0

451,0

418,8

701,5

1.222,9

1.306,2

7,18

40,69

8

Mang Yang

314,0

1.006,5

1.204,6

1.601,5

2.272,4

2.640,3

14,52

53,09

9

Kông Chro

226,0

117,1

139,7

170,3

464,9

530,1

2,92

18,59

10

Đức Cơ

312,0

330,3

352,5

358,7

430,6

532,3

2,93

11,28

11

Chư Prông

324,0

345,0

733,2

1.077,0

2.546,6

2.849,3

15,67

54,47

12

Chư Sê

400,0

638,3

825,8

1.011,4

1.851,9

2.622,6

14,43

45,66

13

Đak Pơ

83,0

104,8

177,2

186,3

425,7

432,5

2,38

39,12

14

Ia Pa

520,0

522,8

551,2

536,1

1.007,5

925,2

5,09

12,21

15

Krông Pa

352,0

379,2

372,8

375,0

722,2

610,2

3,36

11,63

16

Phú Thiện

251,0

244,0

247,1

262,0

286,3

259,3

1,43

0,65

17

Chư Pưh

127,0

204,8

216,0

218,4

1.180,8

1.410,2

7,76

61,84

Tổng cộng

4.334,0

6.019,7

7.064,5

8.428,5

15.935,4

18.180

100,00

33,21

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương, doanh nghiệp.

Bảng 18: Sản lượng cây ăn quả của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Tấn.

TT

Địa phương

Sản lượng cây ăn quả (tấn)

Cơ cấu 2020 (%)

Tăng bình quân/ năm (%)

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Pleiku

1.462,6

2.389,0

2.617,5

2.396,8

2.448,8

2.678,6

1,85

12,86

2

An Khê

853,6

793,1

830,0

816,6

1.972,8

2.139,8

1,48

20,18

3

Ayun Pa

730,6

755,5

811,1

725,6

546,9

658,3

0,45

2,06

4

Kbang

6.635,5

9.977,9

11.048,7

14.328,6

15.230,3

15.837,2

10,92

19,00

5

Đak Đoa

2.292,3

5.598,7

10.424,6

4.834,5

12.444,1

13.552,8

9,34

42,68

6

Chư Păh

1.542,8

3.526,4

4.256,0

5.992,3

10.128,4

10.866,6

7,49

47,76

7

Ia Grai

1.616,9

6.238,2

7.335,4

18.788,3

15.081,6

16.315,7

11,25

58,78

8

Mang Yang

2.000,3

14.169,0

28.371,1

17.446,9

17.403,8

19.311,5

13,32

57,38

9

Kông Chro

1.615,7

775,9

1.140,1

983,7

4.391,0

4.684,3

3,23

23,72

10

Đức Cơ

1.054,5

1.158,9

1.209,9

1.341,5

1.588,5

3.067,4

2,12

23,81

11

Chư Prông

696,5

1.940,6

5.556,0

4.225,6

11.818,9

13.552,8

9,34

81,06

12

Chư Sê

4.828,6

6.841,2

15.568,4

9.725,2

13.195,9

14.883,6

10,26

25,25

13

Đak Pơ

756,6

655,1

793,4

1.141,9

1.945,8

2.087,7

1,44

22,51

14

Ia Pa

2.977,1

2.977,6

2.625,9

3.018,3

5.247,9

6.018,6

4,15

15,12

15

Krông Pa

1.097,8

1.426,5

1.326,1

1.154,4

4.078,9

4.374,9

3,02

31,85

16

Phú Thiện

1.261,3

1.425,6

1.956,9

2.186,4

2.017,7

2.287,6

1,58

12,65

17

Chư Pưh

1.241,6

1.614,4

1.723,3

1.884,1

11.414,9

12.710,9

8,76

59,24

Tổng cộng

32.664,2

62.263,6

97.594,2

90.990,7

130.956,1

145.028,2

100

34,73

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh và các địa phương, doanh nghiệp.

Bảng 19: Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa thường xuyên bị hạn của các địa phương giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị tính: Ha.

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Tổng (ha)

Chuyển đổi giai đoạn 2016 - 2020 (ha)

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng I+II+III

3.373,5

972,4

795,1

552,4

560,8

492,8

I. Chuyển sang trồng cây hàng năm:

Tổng

3.205,3

868,4

769,9

528,4

545,8

492,8

1

Chư Pưh

72,4

45,8

13,5

13,1

2

Kbang

42,5

7,1

15,4

6,1

0,9

13

3

Kông Chro

14,4

2

4,5

4,9

3

4

Đak Đoa

109,2

6,7

13,5

28

25

36

5

Mang Yang

387,3

176,3

47

45

67,5

51,5

6

Chư Prông

200

200

7

Chư Sê

16

2

2

3

4

5

8

Đak Pơ

98,6

22,3

21,5

29,3

11,5

14

9

Ia Pa

1.305,9

98

392

308

179,9

328

10

Ia Grai

7

3,5

3,5

11

An Khê

10

10

12

Ayun Pa

5,3

5,3

13

Pleiku

506,7

289,4

142

30

45,3

14

Phú Thiện

426

115

61

250

15

Chư Păh

0

16

Đức Cơ

4

4

17

Krông Pa

0

II. Chuyển sang trồng cây lâu năm:

Tổng

168,2

104

25,2

24

15

0

1

Mang Yang

104

104

2

Đức Cơ

5,2

3,2

1

1

3

Đak Pơ

6,0

6

4

Chư Păh

53

22

23

8

III. Chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản:

Tổng

0

0

0

0

0

0

Nguồn: Báo cáo số 129/BC-UBND ngày 31/8/2020 của UBND tỉnh Gia Lai.

Phụ lục II

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TẬP TRUNG RAU, HOA, CÂY ĂN QUẢ, CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Quyết định số: 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

TT

Cây trồng

Cây ăn quả

1

Rau

Pleiku, An Khê, Ayun Pa, Đak Pơ, Kbang, Kông Chro, Đak Đoa, Mang Yang, Ia Grai, Chư Prông, Chư Sê, Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa

2

Hoa

Pleiku, An Khê, Ayun Pa, Chư Sê

3

Cây ăn quả

3.1

Sầu riêng

Pleiku, Đak Đoa, Chư Sê, Chư Păh, Ia Grai, Mang Yang, Chư Prông, Chư Pưh, Đức Cơ

3.2

Pleiku, Đak Đoa, Mang Yang, Ia Grai, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Păh, Chư Prông, Đức Cơ

3.3

Xoài

Ayun Pa, Kbang, Kông Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Ia Pa, Krông Pa, Phú Thiện, Chư Pưh, Đăk Pơ

3.4

Mít

Đak Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Mang Yang, Kông Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh, An Khê, Ia Pa, Krông Pa, Đak Pơ

3.5

Chuối

An Khê, Ayun Pa, Đak Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Mang Yang, Kông Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Đak Pơ, Ia Pa, Krông Pa, Chư Pưh

3.6

Thanh long

An Khê, Ayun Pa, Kbang, Mang Yang, Kông Chro, Chư Prông, Đak Pơ, Krông Pa, Ia Pa

3.7

Cam

Kbang, Đak Đoa, Kông Chro, Krông Pa, Chư Pưh, Chư Sê, Ayun Pa

3.8

Bưởi

Mang Yang, Chư Prông, Ia Pa, Krông Pa, Chư Pưh, Chư Sê

3.9

Chôm chôm

Ia Grai, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Păh

3.10

Nhãn

Kbang, Kông Chro, Đak Pơ, An Khê, Chư Pưh, Chư Sê

3.11

Dứa

Mang Yang, Chư Prông, Ia Grai, Ia Pa, Chư Sê, Kbang, Krông Pa, Kông Chro, Đak Pơ, Phú Thiện

3.12

Na

Ayun Pa, Kông Chro, Đak Pơ, Krông Pa, Ia Pa, Chư Pưh

3.13

Chanh dây

Đak Đoa, Mang Yang, Chư Sê, Ia Grai, Chư Prông, Chư Pưh, Chư Păh, Kbang, Đak Pơ, Kông Chro, Ia Pa, An Khê

4

Cây dược liệu

Kbang, Đak Đoa, Mang Yang, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Kông Chro, Ia Pa, Ia Grai, Đak Pơ, Chư Păh, Đức Cơ, Krông Pa, An Khê, Ayun Pa


Phụ lục III

DỰ KIẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA KÉM HIỆU QUẢ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng

Trong đó

Pleiku

An Khê

Ayun Pa

Kbang

Đak Đoa

Chư Păh

Ia Grai

Mang Yang

Kông Chro

Đức Cơ

Chư Prông

Chư Sê

Đak Pơ

Ia Pa

Krông Pa

Phú Thiện

Chư Pưh

Tổng diện tích chuyển đổi

Ha

5.000,0

670,0

100,0

250,0

165,0

1.291,0

215,0

50,0

230,0

15,0

79,0

25,0

405,0

155,0

680,0

245,0

370,0

55,0

I

Giai đoạn 2023-2025

Ha

2.500,0

280,0

50,0

135,0

90,0

496,0

165,0

50,0

120,0

15,0

59,0

15,0

205,0

105,0

280,0

140,0

270,0

25,0

1

Chuyển sang trồng rau các loại

Ha

750,0

120,0

10,0

25,0

20,0

110,0

0,0

20,0

20,0

5,0

30,0

10,0

30,0

65,0

130,0

10,0

140,0

5,0

Năm 2023

Ha

206,0

30,0

2,0

5,0

6,0

35,0

6,0

6,0

1,0

8,0

1,0

10,0

20,0

33,0

2,0

40,0

1,0

Năm 2024

Ha

258,0

40,0

3,0

10,0

7,0

35,0

7,0

7,0

2,0

10,0

4,0

10,0

20,0

47,0

4,0

50,0

2,0

Năm 2025

Ha

286,0

50,0

5,0

10,0

7,0

40,0

7,0

7,0

2,0

12,0

5,0

10,0

25,0

50,0

4,0

50,0

2,0

2

Chuyển sang trồng hoa

Ha

70,0

30,0

20,0

10,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

10,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Năm 2023

Ha

14,0

8,0

2,0

2,0

2,0

Năm 2024

Ha

26,0

10,0

8,0

4,0

4,0

Năm 2025

Ha

30,0

12,0

10,0

4,0

4,0

3

Chuyển sang trồng dược liệu và cây trồng khác

Ha

1.320,0

120,0

20,0

80,0

70,0

210,0

105,0

30,0

60,0

5,0

20,0

5,0

125,0

40,0

150,0

130,0

130,0

20,0

Năm 2023

Ha

441,0

30,0

6,0

30,0

20,0

70,0

45,0

5,0

20,0

1,0

6,0

1,0

42,0

10,0

60,0

40,0

50,0

5,0

Năm 2024

Ha

440,0

40,0

7,0

30,0

25,0

70,0

30,0

10,0

20,0

2,0

7,0

2,0

40,0

10,0

50,0

50,0

40,0

7,0

Năm 2025

Ha

439,0

50,0

7,0

20,0

25,0

70,0

30,0

15,0

20,0

2,0

7,0

2,0

43,0

20,0

40,0

40,0

40,0

8,0

4

Chuyển sang trồng cây ăn quả

Ha

360,0

10,0

0,0

20,0

0,0

176,0

60,0

0,0

40,0

5,0

9,0

0,0

40,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Năm 2023

Ha

93,5

2,5

5,0

40,0

20,0

10,0

1,0

5,0

10,0

Năm 2024

Ha

120,5

3,5

7,0

56,0

20,0

15,0

2,0

2,0

15,0

Năm 2025

Ha

146,0

4,0

8,0

80,0

20,0

15,0

2,0

2,0

15,0

II

Giai đoạn 2026-2030

Ha

2.500,0

390,0

50,0

115,0

75,0

795,0

50,0

110,0

0,0

20,0

10,0

200,0

50,0

400,0

105,0

100,0

30,0

1

Chuyển sang trồng rau các loại

Ha

700,0

150,0

25,0

25,0

25,0

145,0

0,0

0,0

25,0

0,0

5,0

5,0

55,0

25,0

155,0

5,0

50,0

5,0

Năm 2026

Ha

129,0

30,0

5,0

5,0

5,0

20,0

5,0

1,0

1,0

10,0

5,0

30,0

1,0

10,0

1,0

Năm 2027

Ha

129,0

30,0

5,0

5,0

5,0

20,0

5,0

1,0

1,0

10,0

5,0

30,0

1,0

10,0

1,0

Năm 2028

Ha

139,0

30,0

5,0

5,0

5,0

30,0

5,0

1,0

1,0

10,0

5,0

30,0

1,0

10,0

1,0

Năm 2029

Ha

144,0

30,0

5,0

5,0

5,0

35,0

5,0

1,0

1,0

10,0

5,0

30,0

1,0

10,0

1,0

Năm 2030

Ha

159,0

30,0

5,0

5,0

5,0

40,0

5,0

1,0

1,0

15,0

5,0

35,0

1,0

10,0

1,0

2

Chuyển sang trồng hoa

Ha

150,0

80,0

25,0

25,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

20,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Năm 2026

Ha

24,0

10,0

5,0

5,0

4,0

Năm 2027

Ha

24,0

10,0

5,0

5,0

4,0

Năm 2028

Ha

34,0

20,0

5,0

5,0

4,0

Năm 2029

Ha

34,0

20,0

5,0

5,0

4,0

Năm 2030

Ha

34,0

20,0

5,0

5,0

4,0

3

Chuyển sang trồng dược liệu và cây trồng khác

Ha

1.150,0

150,0

0,0

40,0

50,0

250,0

25,0

75,0

0,0

10,0

5,0

100,0

25,0

245,0

100,0

50,0

25,0

Năm 2026

Ha

223,0

30,0

5,0

10,0

50,0

5,0

15,0

2,0

1,0

20,0

5,0

45,0

20,0

10,0

5,0

Năm 2027

Ha

228,0

30,0

5,0

10,0

50,0

5,0

15,0

2,0

1,0

20,0

5,0

50,0

20,0

10,0

5,0

Năm 2028

Ha

233,0

30,0

10,0

10,0

50,0

5,0

15,0

2,0

1,0

20,0

5,0

50,0

20,0

10,0

5,0

Năm 2029

Ha

233,0

30,0

10,0

10,0

50,0

5,0

15,0

2,0

1,0

20,0

5,0

50,0

20,0

10,0

5,0

Năm 2030

Ha

233,0

30,0

10,0

10,0

50,0

5,0

15,0

2,0

1,0

20,0

5,0

50,0

20,0

10,0

5,0

4

Chuyển sang trồng cây ăn quả

Ha

500,0

10,0

0,0

25,0

0,0

400,0

25,0

10,0

0,0

5,0

0,0

25,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Năm 2026

Ha

90,0

2,0

5,0

70,0

5,0

2,0

1,0

5,0

Năm 2027

Ha

90,0

2,0

5,0

70,0

5,0

2,0

1,0

5,0

Năm 2028

Ha

100,0

2,0

5,0

80,0

5,0

2,0

1,0

5,0

Năm 2029

Ha

110,0

2,0

5,0

90,0

5,0

2,0

1,0

5,0

Năm 2030

Ha

110,0

2,0

5,0

90,0

5,0

2,0

1,0

5,0

Phụ lục IV

DỰ KIẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG MÍA, SẮN, HỒ TIÊU, ĐIỀU, CAO SU KÉM HIỆU QUẢ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

STT

Loại cây trồng chuyển đổi

ĐVT

Tổng

Trong đó

Pleiku

An Khê

Ayun Pa

Kbang

Đak Đoa

Chư Păh

Ia Grai

Mang Yang

Kông Chro

Đức Cơ

Chư Prông

Chư Sê

Đak Pơ

Ia Pa

Krông Pa

Phú Thiện

Chư Pưh

Tổng diện tích chuyển đổi

Ha

70.566,9

708,2

745,7

722,6

4.998,3

3.437,2

2.307,2

6.120,8

2.187,6

8.159,9

3.284,0

15.952,1

3.578,4

3.294,3

3.832,8

4.143,2

2.468,6

4.626,0

I

Giai đoạn 2023 - 2025

Ha

56.066,9

308,2

745,7

522,6

3.698,3

2.737,2

1.457,2

4.220,8

1.187,6

7.159,9

2.284,0

14.452,1

3.078,4

2.594,3

2.532,8

3.343,2

2.118,6

3.626,0

1

Sắn

Ha

14.310,0

0,0

205,0

354,0

545,3

334,0

202,0

452,4

847,0

3.765,8

62,5

1.397,0

400,0

312,1

1.078,9

2.469,0

1.345,0

540,0

-

Chuyển sang trồng cây ăn quả

Ha

5.500,0

0,0

100,0

100,0

300,0

100,0

100,0

300,0

500,0

850,0

50,0

400,0

200,0

250,0

600,0

950,0

500,0

200,0

-

Chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại, cây dược liệu và cây trồng khác

Ha

8.810,0

0,0

105,0

254,0

245,3

234,0

102,0

152,4

347,0

2.915,8

12,5

997,0

200,0

62,1

478,9

1.519,0

845,0

340,0

Diện tích sắn năm 2022

Ha

79.310,0

0,0

2.205,0

2.554,0

4.045,3

1.334,0

1.702,0

2.452,4

4.347,0

11.765,8

1.062,5

5.897,0

900,0

2.612,1

9.078,9

22.469,0

4.845,0

2.040,0

Dự kiến kế hoạch phát triển diện tích sắn đến năm 2025

Ha

65.000,0

0,0

2.000,0

2.200,0

3.500,0

1.000,0

1.500,0

2.000,0

3.500,0

8.000,0

1.000,0

4.500,0

500,0

2.300,0

8.000,0

20.000,0

3.500,0

1.500,0

2

Mía

Ha

12.900,0

20,0

535,0

138,6

3.009,0

0,0

30,0

0,0

0,0

3.375,0

0,0

203,0

562,5

2.282,2

1.255,9

742,2

741,6

5,0

-

Chuyển sang trồng cây ăn quả

6.500,0

0,0

500,0

70,0

1.500,0

0,0

30,0

0,0

0,0

1.600,0

0,0

100,0

350,0

1.200,0

500,0

300,0

350,0

0,0

-

Chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại, cây dược liệu và cây trồng khác

Ha

6.400,0

20,0

35,0

68,6

1.509,0

0,0

0,0

0,0

0,0

1.775,0

0,0

103,0

212,5

1.082,2

755,9

442,2

391,6

5,0

Diện tích mía năm 2022

Ha

36.900,0

20,0

2.035,0

638,6

10.009,0

0,0

30,0

0,0

0,0

8.375,0

0,0

203,0

1.062,5

6.282,2

4.255,9

1.242,2

2.741,6

5,0

Dự kiến kế hoạch phát triển diện tích mía đến năm 2025

Ha

24.000,0

0,0

1.500,0

500,0

7.000,0

0,0

0,0

0,0

0,0

5.000,0

0,0

0,0

500,0

4.000,0

3.000,0

500,0

2.000,0

0,0

3

Cao su

Ha

27.997,0

189,2

0,0

0,0

124,0

2.400,0

1.209,0

3.700,0

326,8

0,0

2.084,0

12.744,0

2.077,0

0,0

143,0

0,0

0,0

3.000,0

-

Chuyển sang trồng cây ăn quả

Ha

15.000,0

50,0

0,0

50,0

800,0

700,0

1.600,0

100,0

0,0

1.500,0

6.500,0

1.400,0

0,0

0,0

0,0

0,0

2.300,0

-

Chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại, cây dược liệu và cây trồng khác

Ha

8.972,7

14,5

0,0

0,0

74,0

408,0

509,0

1.500,0

120,8

0,0

84,0

5.318,0

601,3

0,0

143,0

0,0

0,0

200,0

-

Chuyển sang phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ...

Ha

4.024,4

124,7

0,0

0,0

0,0

1.192,0

0,0

600,0

106,0

0,0

500,0

926,0

75,7

0,0

0,0

0,0

0,0

500,0

Diện tích cao su năm 2022

Ha

87.997,0

589,2

0,0

0,0

624,0

5.900,0

5.209,0

13.700,0

826,8

0,0

17.084,0

30.744,0

6.577,0

0,0

143,0

0,0

0,0

6.600,0

Dự kiến kế hoạch phát triển diện tích cao su đến năm 2025

Ha

60.000,0

400,0

0,0

0,0

500,0

3.500,0

4.000,0

10.000,0

500,0

0,0

15.000,0

18.000,0

4.500,0

0,0

0,0

0,0

0,0

3.600,0

4

Điều

Ha

820,0

90,0

3,0

30,0

16,0

0,0

11,0

66,9

13,8

17,2

137,1

105,0

36,0

0,0

55,0

132,0

32,0

75,0

-

Chuyển sang trồng cây ăn quả

Ha

600,0

50,0

20,0

10,0

0,0

5,0

55,0

10,0

10,0

120,0

100,0

20,0

0,0

40,0

100,0

10,0

50,0

-

Chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại, cây dược liệu và cây trồng khác

Ha

220,0

40,0

3,0

10,0

6,0

0,0

6,0

11,9

3,8

7,2

17,1

5,0

16,0

0,0

15,0

32,0

22,0

25,0

Diện tích điều năm 2022 (trồng trên đất nông nghiệp)

Ha

23.320,0

90,0

3,0

280,0

16,0

0,0

111,0

5.766,9

13,8

417,2

4.937,1

3.605,0

136,0

0,0

1.855,0

4.432,0

482,0

1.175,0

Dự kiến kế hoạch phát triển diện tích điều đến năm 2025

Ha

22.500,0

0,0

0,0

250,0

0,0

0,0

100,0

5.700,0

0,0

400,0

4.800,0

3.500,0

100,0

0,0

1.800,0

4.300,0

450,0

1.100,0

5

Hồ tiêu

Ha

40,0

9,0

2,7

0,0

4,0

3,2

5,2

1,5

0,0

1,9

0,4

3,1

3,0

0,0

0,0

0,0

0,0

6,0

-

Chuyển sang trồng cây ăn quả

Ha

29,8

5,0

0,0

0,0

4,0

3,2

5,2

0,0

0,0

1,9

0,4

3,1

3,0

0,0

0,0

0,0

0,0

4,0

-

Chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại, cây dược liệu và cây trồng khác

Ha

10,2

4,0

2,7

0,0

0,0

0,0

0,0

1,5

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

2,0

Diện tích hồ tiêu năm 2022

Ha

10.040,0

139,0

2,7

0,0

89,0

2.003,2

145,2

336,5

1.105,0

66,9

655,4

1.713,1

2.248,0

0,0

0,0

0,0

1.536,0

Dự kiến kế hoạch phát triển diện tích hồ tiêu đến năm 2025

Ha

10.000,0

130,0

0,0

0,0

85,0

2.000,0

140,0

335,0

1.105,0

65,0

655,0

1.710,0

2.245,0

0,0

0,0

0,0

0,0

1.530,0

II

Giai đoạn 2026 - 2030

14.500,0

400,0

0,0

200,0

1.300,0

700,0

850,0

1.900,0

1.000,0

1.000,0

1.000,0

1.500,0

500,0

700,0

1.300,0

800,0

350,0

1.000,0

1

Sắn

Ha

5.000,0

0,0

0,0

200,0

300,0

200,0

300,0

500,0

500,0

500,0

200,0

500,0

0,0

200,0

500,0

500,0

300,0

300,0

-

Chuyển sang trồng cây ăn quả

Ha

2.650,0

0,0

0,0

50,0

200,0

100,0

200,0

300,0

300,0

250,0

150,0

300,0

0,0

0,0

250,0

250,0

100,0

200,0

-

Chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại, cây dược liệu và cây trồng khác

Ha

2.350,0

0,0

0,0

150,0

100,0

100,0

100,0

200,0

200,0

250,0

50,0

200,0

0,0

200,0

250,0

250,0

200,0

100,0

Dự kiến diện tích sắn đến năm 2025

Ha

65.000,0

0,0

2.000,0

2.200,0

3.500,0

1.000,0

1.500,0

2.000,0

3.500,0

8.000,0

1.000,0

4.500,0

500,0

2.300,0

8.000,0

20.000,0

3.500,0

1.500,0

Dự kiến kế hoạch phát triển diện tích sắn đến năm 2030

Ha

60.000,0

0,0

2.000,0

2.000,0

3.200,0

800,0

1.200,0

1.500,0

3.000,0

7.500,0

800,0

4.000,0

500,0

2.100,0

7.500,0

19.500,0

3.200,0

1.200,0

2

Mía

Ha

2.000,0

0,0

0,0

0,0

500,0

0,0

0,0

0,0

0,0

500,0

0,0

0,0

0,0

500,0

500,0

0,0

0,0

0,0

-

Chuyển sang trồng cây ăn quả

Ha

1.250,0

0,0

0,0

0,0

300,0

0,0

0,0

0,0

0,0

300,0

0,0

0,0

0,0

350,0

300,0

0,0

0,0

0,0

-

Chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại, cây dược liệu và cây trồng khác

Ha

750,0

0,0

0,0

0,0

200,0

0,0

0,0

0,0

0,0

200,0

0,0

0,0

0,0

150,0

200,0

0,0

0,0

0,0

Dự kiến diện tích mía đến năm 2025

Ha

24.000,0

0,0

1.500,0

500,0

7.000,0

0,0

0,0

0,0

0,0

5.000,0

0,0

0,0

500,0

4.000,0

3.000,0

500,0

2.000,0

0,0

Dự kiến kế hoạch phát triển diện tích mía đến năm 2030

Ha

22.000,0

0,0

1.500,0

500,0

6.500,0

0,0

0,0

0,0

0,0

4.500,0

0,0

0,0

500,0

3.500,0

2.500,0

500,0

2.000,0

0,0

3

Cao su

Ha

5.000,0

400,0

0,0

0,0

500,0

500,0

500,0

500,0

500,0

0,0

500,0

500,0

500,0

0,0

0,0

0,0

0,0

600,0

-

Chuyển sang trồng cây ăn quả

Ha

2.650,0

250,0

0,0

0,0

100,0

200,0

500,0

500,0

300,0

0,0

200,0

50,0

300,0

0,0

0,0

0,0

0,0

250,0

-

Chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại, cây dược liệu và cây trồng khác

Ha

850,0

150,0

0,0

0,0

100,0

100,0

0,0

0,0

100,0

0,0

100,0

50,0

100,0

0,0

0,0

0,0

0,0

150,0

-

Chuyển sang phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ...

Ha

1.500,0

0,0

0,0

0,0

300,0

200,0

0,0

0,0

100,0

0,0

200,0

400,0

100,0

0,0

0,0

0,0

0,0

200,0

Dự kiến diện tích cao su đến năm 2025

Ha

60.000,0

400,0

0,0

0,0

500,0

3.500,0

4.000,0

10.000,0

500,0

0,0

15.000,0

18.000,0

4.500,0

0,0

0,0

0,0

0,0

3.600,0

Dự kiến kế hoạch phát triển diện tích cao su đến năm 2030

Ha

55.000,0

0,0

0,0

0,0

0,0

3.000,0

3.500,0

9.500,0

0,0

0,0

14.500,0

17.500,0

4.000,0

0,0

0,0

0,0

0,0

3.000,0

4

Điều

Ha

2.500,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

50,0

900,0

0,0

0,0

300,0

500,0

0,0

0,0

300,0

300,0

50,0

100,0

-

Chuyển sang trồng cây ăn quả

Ha

1.350,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

500,0

0,0

0,0

150,0

250,0

0,0

0,0

150,0

200,0

50,0

50,0

-

Chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại, cây dược liệu và cây trồng khác

Ha

1.150,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

50,0

400,0

0,0

0,0

150,0

250,0

0,0

0,0

150,0

100,0

0,0

50,0

Dự kiến kế hoạch phát triển diện tích điều đến năm 2025

Ha

22.500,0

0,0

0,0

250,0

0,0

0,0

100,0

5.700,0

0,0

400,0

4.800,0

3.500,0

100,0

0,0

1.800,0

4.300,0

450,0

1.100,0

Dự kiến kế hoạch phát triển diện tích điều đến năm 2030

Ha

20.000,0

0,0

0,0

250,0

0,0

0,0

50,0

4.800,0

0,0

400,0

4.500,0

3.000,0

100,0

0,0

1.500,0

4.000,0

400,0

1.000,0

5

Hồ tiêu

Ha

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

-

Chuyển sang trồng cây ăn quả

Ha

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

-

Chuyển sang trồng rau, đậu đỗ các loại, cây dược liệu và cây trồng khác

Ha

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Dự kiến kế hoạch phát triển diện tích hồ tiêu đến năm 2025

Ha

10.000,0

130,0

0,0

0,0

85,0

2.000,0

140,0

335,0

1.105,0

65,0

655,0

1.710,0

2.245,0

0,0

0,0

0,0

0,0

1.530,0

Dự kiến kế hoạch phát triển diện tích hồ tiêu đến năm 2030

Ha

10.000,0

130,0

0,0

0,0

85,0

2.000,0

140,0

335,0

1.105,0

65,0

655,0

1.710,0

2.245,0

0,0

0,0

0,0

0,0

1.530,0

Phụ lục V

BIỂU KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số: 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

STT

Hạng mục

Quy mô

Tổng kinh phí Đề án (Triệu đồng)

Giai đoạn 2022 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Tổng kinh phí Giai đoạn 2022- 2025 (Triệu đồng)

Kinh phí Ngân sách nhà nước đầu tư và hỗ trợ (Triệu đồng)

Nguồn vốn khác (Triệu đồng)

Tổng kinh phí Giai đoạn 2026- 2030 (Triệu đồng)

Kinh phí Ngân sách nhà nước đầu tư và hỗ trợ (Triệu đồng)

Nguồn vốn khác (Triệu đồng)

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương (gồm: tỉnh, huyện, xã)

Vốn đầu tư của Doanh nghiệp, người dân

Vốn đối ứng của Doanh nghiệp, HTX, người dân

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương (gồm: tỉnh, huyện, xã)

Vốn đầu tư của Doanh nghiệp, người dân

Vốn đối ứng của Doanh nghiệp, HTX, người dân

Đầu tư

Hỗ trợ

Đầu tư/Hỗ trợ

Đầu tư

Hỗ trợ

Đầu tư/Hỗ trợ

Tổng

10.140.516

10.060.516

446.234

0

112.782

9.484.000

17.500

80.000

0

45.000

0

35.000

I. Đầu tư hạ tầng thủy lợi (xây dựng hồ chứa nước)

531.516

446.234

85.282

-

Hồ chứa nước Ia Prat, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh

100.000

-

Hồ chứa nước Ia Rtô, thị xã Ayun Pa

86.234

-

Xây dựng hồ chứa nước: Hồ Đông Xuân - Chư Pưh, Hồ Cà Tung - Đak Pơ; hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi các hồ chứa nước: Tầu Dầu 2 - Đak Pơ, Ia Rtô - Ayun Pa, Plei Thơ Ga - Chư Pưh, Plei Keo - Chư Sê

260.000

-

Hồ thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh

50.000

-

Hệ thống thủy lợi Hồ chứa nước Plei Thơ Ga, xã Chư Don, huyện Chư Pưh

25.871

-

Hồ chứa nước Tầu Dầu 2, huyện Đak Pơ

9.411

II. Đầu tư các dự án phát triển sản xuất

9.484.000

9.484.000

9.484.000

0

0

1

Dự án đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã An Phú, thành phố Pleiku

100 ha

137.000

2

Dự án Nông nghiệp công nghệ cao H&S Trung Nguyên 4.0 tại xã An Phú, thành phố Pleiku

42 ha

520.000

3

Dự án xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, quả tại xã Trang, xã Glar, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa

459,04 ha

1.490.000

4

Dự án đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Ia Glai, huyện Chư Sê

129,47 ha

495.000

5

Dự án đầu tư trồng và sản xuất dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê

50 ha

50.000

6

Dự án xây dựng Chợ đầu mối thu mua sản phẩm rau, hoa, quả, dược liệu tại xã An Phú, thành phố Pleiku

2 - 5 ha

52.000

7

Dự án xây dựng Trung tâm sản xuất hạt giống và rau sạch ứng dụng công nghệ cao tại xã Gào, Pleiku

40 ha

50.000

8

Dự án xây dựng Trung tâm sản xuất hạt giống và rau sạch ứng dụng công nghệ cao tại làng B, xã Gào, thành phố Pleiku

30,85 ha

100.000

9

Dự án xây dựng Chợ đầu mối Pleiku tại phường Ia Kring, thành phố Pleiku

4 ha

242.000

10

Dự án xây dựng Nhà máy chế biến rau, củ, quả tại Cụm CN - TTCN huyện Chư Sê

7 ha 100.000 tấn/năm

600.000

11

Dự án Nhà máy chế biến nước ép trái cây tại Khu công nghiệp Nam Pleiku

6 - 8 ha

100.000

12

Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất rau, hoa, cây ăn quả tại xã Ia Băng, Chư Prông

500 ha

450.000

13

Dự án đầu tư sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại xã Ia Mơr, huyện Chư Prông

5.000 ha

4.500.000

14

Dự án xây dựng Trung tâm sản xuất rau, quả công nghệ cao kết hợp dịch vụ, thương mại và du lịch tại xã Kon Gang, huyện Đak Đoa

80,85 ha

100.000

15

Dự án xây dựng "Trung tâm giống cây trồng và trồng, chế biến, trưng bày sản phẩm cây nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại phường Chi Lăng, thành phố Pleiku".

22 ha

46.000

16

Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa và phường Chi Lăng, phố Pleiku

95,5 ha

30.000

17

Dự án chế biến nông sản Tây Nguyên tại Cụm CN - TTCN huyện Mang Yang

3,27 ha

202.000

18

Dự án xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp dịch vụ và kinh doanh thương mại tại xã Tân Bình và xã Kdang, huyện Đak Đoa

131,41

200.000

19

Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai

40,37

20.000

20

Nhà máy chế biến phân bón hữu cơ, vi sinh tại Cụm CN - TTCN huyện Chư Păh

5.000 tấn/năm

50.000

21

Nhà máy chế biến phân bón hữu cơ, vi sinh tại Cụm CN - TTCN huyện Ia Pa

5.000 tấn/năm

50.000

III. Khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ

125.000

45.000

27.500

17.500

80.000

45.000

35.000

1

Xây dựng Mô hình điểm để trình diễn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau, hoa trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao 4.0 và thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, Organic gắn với du lịch sinh thái tại Pleiku, An Khê, Ayun Pa, Đak Pơ, Chư Sê

03 ha

10.000

10.000

40.000

20.000

20.000

2

Xây dựng Mô hình điểm để trình diễn và chuyển giao kỹ thuật chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang phát triển sản xuất cây ăn quả, cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao và thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic tại các huyện

300 ha

7.500

7.500

30.000

15.000

15.000

3

Hỗ trợ thực hiện việc đánh giá và cấp Giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ (Organic) hoặc quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP)

200 Doanh nghiệp/hợp tác xã

10.000

200 Doanh nghiệp/hợp tác xã

10.000

10.000

Chú thích:

- Về vị trí, quy mô và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án, mô hình trình diễn trong khái toán thực hiện dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong từng giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, xây dựng công trình, mô hình tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư từng thời kỳ.

- Kinh phí thực hiện Đề án được lồng ghép từ các nguồn lực hiện có và dự kiến nguồn lực trong tương lai. Tùy nhiệm vụ cụ thể, các Sở, ngành, địa phương xây dựng dự toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện, đồng thời huy động các nguồn lực hợp pháp khác để tăng cường khả năng thực hiện Đề án.

- 06 công trình thủy lợi (xây dựng hồ chứa nước và hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi các hồ chứa) theo Quyết định 504/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (nguồn vốn ngân sách địa phương) và Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (vốn ngân sách Trung ương).

Phụ lục VI

DỰ KIẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG
(Kèm theo Quyết định số: 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

STT

HẠNG MỤC

Tổng chi phí đầu tư

Tổng thu nhập

Lợi nhuận

Ghi chú

I

Hiệu quả kinh tế một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng Lúa thường xuyên bị hạn, kém hiệu quả

1

Sản xuất Lúa

18 - 20

34

14 - 16

∑ thu nhập = Sản lượng (52,6 tạ/ha) x đơn giá bình quân (6.500 đồng/kg).

2

Chuyển đổi sang trồng Khoai lang Nhật

65 - 70

200 - 220

140 - 145

∑ thu nhập = Sản lượng (20-22 tấn/ha) x đơn giá bình quân (10.000 đồng/kg).

3

Chuyển đổi sang trồng Dưa hấu

60 - 80

175 - 200

110 - 130

∑ thu nhập = Sản lượng (35-40 tấn/ha) x đơn giá bình quân (5.000 đồng/kg).

4

Chuyển sang trồng Ngô ngọt

32 - 35

75 - 80

40 - 45

∑ thu nhập = Sản lượng (15-16 tấn/ha) x đơn giá bình quân (5.000 đồng/kg).

5

Chuyển đổi sang trồng Đậu tương rau

24 - 26

80

54 - 56

∑ thu nhập = Sản lượng (10 tấn/ha) x đơn giá bình quân (8.000 đồng/kg).

II

Hiệu quả kinh tế một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng Mía kém hiệu quả

1

Sản xuất Mía

25 - 30

60

30 - 35

∑ thu nhập = Sản lượng (65,64 tấn/ha) x đơn giá bình quân (900 - 950 đồng/kg).

2

Chuyển đổi sang trồng Ớt

100 - 110

350

240 - 250

∑ thu nhập = Sản lượng (14 tấn/ha) x đơn giá bình quân (25.000 đồng/kg).

3

Chuyển sang trồng Chuối tiêu hồng

110 - 120

300

180 - 190

∑ thu nhập = Sản lượng (50 tấn/ha) x đơn giá bình quân (6.000 đồng/kg).

4

Chuyển đổi sang trồng Dứa Cayen

120 - 140

250

110 - 130

∑ thu nhập = Sản lượng (50 tấn/ha) x đơn giá bình quân (5.000 đồng/kg).

III

Hiệu quả kinh tế một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng Sắn kém hiệu quả

1

Sản xuất Sắn

20 - 25

50

25 - 30

∑ thu nhập = Sản lượng (20,2 tấn/ha) x đơn giá bình quân (2.500 đồng/kg)

2

Chuyển đổi sang trồng Măng Tây

400 - 500

900

400 - 500

∑ thu nhập = Sản lượng (15 tấn/ha) x đơn giá bình quân (60.000 đồng/kg)

3

Chuyển sang trồng Cam

120 - 140

315

175 - 195

∑ thu nhập = Sản lượng (14 tấn/ha) x đơn giá bình quân (22.500 đồng/kg)

4

Chuyển sang trồng Xoài cát Hòa Lộc

100 - 120

240

120 - 140

∑ thu nhập = Sản lượng (12 tấn/ha) x đơn giá bình quân (20.000 đồng/kg)

IV

Hiệu quả kinh tế một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng Điều kém hiệu quả

1

Sản xuất Điều

15

24

9

∑ thu nhập = Sản lượng (9,7 tấn/ha) x đơn giá bình quân (25.000 đồng/kg)

2

Chuyển đổi sang trồng Chôm chôm

100 - 120

350 - 370

240 - 260

∑ thu nhập = Sản lượng (14 - 15 tấn/ha) x đơn giá bình quân (25.000 đồng/kg)

3

Chuyển đổi sang Na (Mãng cầu)

150 - 170

420

250 - 270

∑ thu nhập = Sản lượng (25 - 30 tấn/ha) x đơn giá bình quân (15.000 đồng/kg)

V

Hiệu quả kinh tế một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng Cao su kém hiệu quả

1

Sản xuất Cao su

28 - 30

60 - 62

31 - 33

∑ thu nhập = Sản lượng (1,58 tấn/ha mủ khô) x đơn giá bình quân (38.000 - 40.000 đồng/kg)

2

Chuyển đổi sang trồng Khoai tây

120 - 130

240

110 - 120

∑ thu nhập = Sản lượng (30 tấn/ha) x đơn giá bình quân (8.000 đồng/kg)

3

Chuyển đổi sang trồng Sầu riêng

250 - 300

650

350 - 400

∑ thu nhập = Sản lượng (15 tấn/ha) x đơn giá bình quân (40.000 - 45.000 đồng/kg)

4

Chuyển đổi sang trồng Chuối già Nam Mỹ

200 - 220

600 - 675

420 - 450

∑ thu nhập = Sản lượng (40 - 45 tấn/ha) x đơn giá bình quân (15.000 đồng/kg)

5

Chuyển đổi sang trồng Bưởi da xanh

150 - 160

420

260 - 270

∑ thu nhập = Sản lượng (15 tấn/ha) x đơn giá bình quân (25.000 - 30.000 đồng/kg)

6

Chuyển đổi sang trồng Chanh dây

160 - 170

500 - 560

360 - 370

∑ thu nhập = Sản lượng (40 - 45 tấn/ha) x đơn giá bình quân (12.500 đồng/kg)


Phụ lục VII

DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ, KÊU GỌI ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

1. Thủy lợi:

- Hồ chứa nước Ia Prat, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh.

- Hồ chứa nước Ia Rtô, thị xã Ayun Pa.

- Xây dựng hồ chứa nước: Hồ Đông Xuân - Chư Pưh, Hồ Cà Tung - Đak Pơ; hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi hồ chứa nước: Tầu Dầu 2 - Đak Pơ, Ia Rtô - Ayun Pa, Plei Thơ Ga - Chư Pưh, Plei Keo - Chư Sê.

- Hồ thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh.

- Hệ thống thủy lợi Hồ chứa nước Plei Thơ Ga, xã Chư Don, huyện Chư Pưh.

- Hồ chứa nước Tầu Dầu 2, huyện Đak Pơ.

Ghi chú: Công trình thủy lợi (xây dựng hồ chứa nước và hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi các hồ chứa) theo Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (nguồn vốn ngân sách địa phương) và Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (vốn ngân sách Trung ương).

2. Các dự án ưu tiên đầu tư và kêu gọi đầu tư

- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất hạt giống và rau sạch ứng dụng công nghệ cao tại làng B, xã Gào, thành phố Pleiku.

- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất rau, hoa, quả công nghệ cao kết hợp du lịch, thương mại và dịch vụ tại xã Kon Gang, huyện Đak Đoa.

- Dự án đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã An Phú, thành phố Pleiku.

- Dự án đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Ia Glai, huyện Chư Sê.

- Dự án đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp dịch vụ và kinh doanh thương mại tại xã Tân Bình, xã Kdang, huyện Đak Đoa.

- Dự án đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa, quả tại xã Trang, xã Glar, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa.

- Dự án đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất rau, hoa, cây ăn quả tại xã Ia Băng, huyện Chư Prông.

- Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa và phường Chi Lăng, thành phố Pleiku.

- Dự án Nông nghiệp công nghệ cao H&S Trung Nguyên 4.0 tại xã An Phú, thành phố Pleiku.

- Dự án trồng và sản xuất dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê.

- Dự án đầu tư trồng nông sản chất lượng cao chế biến xuất khẩu tại xã Gào, thành phố Pleiku.

- Dự án đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn và cán bộ cơ sở về ứng dụng công nghệ cao, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ...

- Dự án đầu tư xây dựng các cánh đồng mẫu lớn chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu tại các huyện, thị xã, thành phố.

- Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai.

- Dự án xây dựng Chợ đầu mối thu mua sản phẩm rau, hoa, quả và dược liệu tại xã An Phú, thành phố Pleiku.

- Dự án xây dựng Chợ đầu mối Pleiku tại phường Ia Kring, thành Phố Pleiku.

- Dự án xây dựng Khu/cụm chế xuất tập trung nông, lâm sản và dược liệu tại xã An Phú, thành phố Pleiku.

- Dự án xây dựng Trung tâm bảo quản nông sản và công nghệ sau thu hoạch tại các huyện, thị xã.

- Dự án xây dựng Nhà máy chế biến rau, củ, quả tại Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp huyện Chư Sê.

- Dự án xây dựng Nhà máy chế biến nước ép trái cây tại Khu Công nghiệp Nam Pleiku.

- Dự án Chế biến nông sản Tây Nguyên tại Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp huyện Mang Yang.

- Dự án xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy chiết xuất dược liệu tại Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp huyện Kbang.

- Dự án xây dựng Nhà máy chế biến phân bón hữu cơ, vi sinh tại Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp huyện Ia Pa.

- Dự án xây dựng Nhà máy chế biến phân bón hữu cơ, vi sinh tại Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp huyện Chư Păh.

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, tổng mức đầu tư của các công trình, dự án trong danh mục nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong từng giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư - tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư từng thời kỳ./.



(1) Dân số Việt Nam năm 2020 có 97.917.021 người - Nguồn : https://danso.org/viet-nam.

(2) Trong tổng số 2.342,5 ha mía ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước (tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt): Ayun Pa 57,1 ha, Ia Pa 1.500 ha, Krông Pa 45,3 ha, An Khê 20 ha, Kông Chro 418 ha, Chư Sê 65 ha, Phú Thiện 237,1 ha.

(3) Trong tổng số 7.268 ha điều thâm canh: Krông Pa 2.032 ha/4.382 ha, Kông Chro 389 ha/459 ha, Ia Grai 1.718 ha/5.757 ha, Đức Cơ 337 ha/4.700 ha, Ia Pa 509 ha/1.419 ha, Chư Prông 870 ha/2.432 ha, Phú Thiện 184 ha/464 ha, Ayun Pa 126 ha/270 ha, Chư Sê 89 ha/191 ha, Chư Pưh 904 ha/1.031 ha, Chư Păh 110 ha/110 ha.

(4) Chư Prông 140 ha, Mang Yang 313,8 ha, Đức Cơ 16 ha, Chư Sê 356 ha, Chư Pưh 17,6 ha.

(5) Mang Yang 24,5 ha, Chư Păh 09 ha, Ia Grai 15 ha, Chư Pưh 14,5 ha.

(6) Chư Păh 01 ha, Ayun Pa 37 ha, Ia Pa 231 ha.

(7) Ia Pa 26 ha, Mang Yang 55 ha.

(8) Ia Pa 224 ha, Chư Prông 183 ha, Mang Yang 44 ha, Phú Thiện 176 ha.

(9) Chư Prông 194 ha, Mang Yang 13,4 ha, Đức Cơ 40,6 ha, Chư Sê 142 ha.

(10) Khuyến khích chuyển đổi sang trồng rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu , cây làm thức ăn cho chăn nuôi… ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và có thị trường tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm đầu ra ổn định.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 111/QĐ-UBND ngày 14/03/2023 phê duyệt Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Gia Lai ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.230

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.122.95
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!