ĐỀ ÁN
PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT RAU, HOA VÀ CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2040
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 107/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Ủy
ban
nhân dân tỉnh Gia Lai)
MỤC LỤC
Phần I- SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. TỔNG QUAN VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Các văn bản của Quốc hội, Chính phủ
và các Bộ, ngành Trung ương
2. Các Nghị quyết,
chương trình, quyết định, văn bản chỉ đạo cấp tỉnh
Phần II - TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT RAU, HOA VÀ CÂY ĂN QUẢ GẮN VỚI DU LỊCH NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH GIA LAI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
2. Đặc điểm địa hình
3. Đặc điểm khí hậu
4. Các nguồn tài nguyên
4.1. Tài nguyên đất nông nghiệp
4.2. Tài nguyên nước
4.3. Tài nguyên du lịch
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Tình hình phát triển kinh tế
1.1. Ngành nông, lâm, thủy sản
1.2. Ngành công nghiệp - xây dựng
1.3. Ngành dịch vụ
2. Tình hình phát triển
văn hóa - xã hội
2.1. Dân số
2.2. Hoạt động khoa học công nghệ
2.3. Công tác an sinh xã hội
Phần III - THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU, HOA, CÂY
ĂN QUẢ CỦA TỈNH GIA LAI
I. DIỆN TÍCH CƠ CẤU GIỐNG VÀ SẢN LƯỢNG RAU,
HOA, QUẢ CỦA TỈNH GIA LAI
1. Diện tích, cơ cấu giống và sản lượng
rau của tỉnh Gia Lai
giai đoạn 2015-2020
2. Diện tích, cơ cấu giống và sản lượng
hoa, cây kiểng của tỉnh Gia Lai
giai đoạn 2015 -
2020
3. Diện tích, cơ cấu giống và sân lượng
cây ăn quả của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015 - 2020
II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT RAU, HOA, QUẢ
1. Tình hình tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học
công nghệ trong sản xuất rau an toàn
2. Tình hình tổ chức sản xuất và ứng dụng
khoa học công nghệ trong sản xuất hoa
3. Tình hình tổ chức sản xuất và ứng dụng
khoa học công nghệ trong sản xuất cây ăn quả
III. MẠNG LƯỚI KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ RAU,
HOA, QUẢ
IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT
RAU, HOA, QUẢ
1. Thị trường tiêu thụ
2. Sự phát triển của khoa học công nghệ
3. Sự biến đổi của khí hậu
và thiên tai, dịch bệnh
4. Sự hạn chế từ khâu tổ chức sản xuất
5. Sự cạnh tranh thương mại giữa các
nước sản xuất
V. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT RAU,
HOA, QUẢ
1. Những thuận lợi và khó
khăn
2. Những cơ hội và thách thức
Phần IV - QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU, HOA VÀ CÂY ĂN QUẢ ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2040
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
2. Mục tiêu
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU, HOA,
QUẢ
1. Định hướng sản xuất rau
2. Định hướng sản xuất hoa, cây kiểng
3. Định hướng sản xuất cây ăn quả
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
RAU, HOA, QUẢ TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Nhiệm vụ
2. Giải pháp thực hiện
Phần V - KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỀ ÁN
I. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nhu cầu vốn đầu tư
2. Nguồn vốn
II. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA
ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả kinh tế
2. Hiệu quả xã hội
3. Hiệu quả môi trường
Phần VI - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. THỜI GIAN THỰC HIỆN
II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
DANH MỤC CÁC
BẢNG BIỂU
Bảng 01: Các nhóm, đơn vị đất
và diện tích
Bảng 02: Diện tích sản xuất
rau của các địa phương giai đoạn 2015-2020
Bảng 03: Sản lượng rau của các
địa phương giai đoạn 2015-2020
Bảng 04: Diện tích sản xuất
hoa của các địa phương giai đoạn 2015-2020
Bảng 05: Diện tích cây ăn quả
của các địa phương giai đoạn 2015-2020
Bảng 06: Sản lượng cây ăn quả
của các địa phương giai đoạn 2015-2020
DANH MỤC CÁC
HÌNH ẢNH
Hình 01: Bản đồ hành chính tỉnh
Gia Lai
Hình 02: Biểu đồ biểu diễn dịch
chuyển cơ cấu kinh tế tỉnh Gia Lai
Hình 03: Dân số vùng Tây
Nguyên năm 2019
Hình 04: Cấu trúc thị trường
kinh doanh và tiêu thụ
Hình 05: Nhu cầu dinh dưỡng cho con
người
DANH MỤC CÁC
PHỤ LỤC KÈM THEO ĐỀ ÁN
Phụ lục 01: Thực trạng phát triển
sản xuất rau, hoa và cây ăn quả của tỉnh Gia Lai
Phụ lục 02: Định hướng phát triển
sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2040
Phụ lục 03: Định hướng phát triển
vùng sản xuất rau xanh an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2040
Phụ lục 04: Định hướng phát triển
sản xuất hoa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2040
Phụ lục 05: Định hướng phát triển
sản xuất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2040
Phụ lục 06: Bảng ước tính giá trị
sản xuất và tốc độ tăng trưởng rau, hoa, quả bình quân từng giai đoạn 2021 - 2025, 2026 - 2030, 2031 - 2040
và cả giai đoạn
2021 - 2040
Phụ lục 07: Bảng dự kiến chuyển
đổi diện tích đất trồng các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau, hoa và
cây ăn quả giai đoạn 2021 - 2025, 2025 - 2030, giai đoạn 2031 - 2040
Phụ lục 08: Biểu khái toán vốn đầu
tư và nhu cầu vốn thực hiện đề án
Phụ lục 09: Định hướng đầu tư và
danh mục dự án ưu tiên đầu tư, kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021 - 2025
Phụ lục 10: Các tiêu chuẩn áp dụng
trong sản xuất rau, hoa quả
Phụ lục 11: Một số hình ảnh sản
xuất rau, hoa, quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT RAU, HOA VÀ CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2040
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 107/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Ủy
ban
nhân dân tỉnh Gia Lai)
Phần I
SỤ
CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. TỔNG QUAN VÀ SỰ CẦN
THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Gia Lai là tỉnh được thiên
nhiên ưu đãi, với diện tích đất đỏ bazan rộng lớn, màu mỡ, khí hậu nhiệt đới
gió mùa, dồi
dào
về độ ẩm, có lượng
mưa lớn, có nhiều sông suối, thích hợp
cho phát triển nhiều loại cây trồng, trong đó có rau, hoa và cây ăn quả. Trong những năm qua,
rau, hoa và cây ăn quả đóng vai trò
tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, là nhóm cây trồng tiềm năng, có lợi
thế của tỉnh.
Trong xu hướng nhu cầu tiêu thụ trong nước và thế giới dự báo tiếp tục tăng, là
cơ hội và triển vọng cho rau, hoa, trái cây của Gia Lai mở rộng thị trường, xuất
ra ngoài tỉnh và các thị trường ngoài nước có thị phần lớn, sức tiêu thụ mạnh
như Châu Á và các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, tình hình sản xuất, tiêu thụ
rau, hoa, trái cây trong tỉnh còn nhiều khó khăn; sản xuất phát triển chưa bền vững,
chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Phần lớn diện tích sản xuất tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự
liên kết; việc ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm; năng suất, chất lượng, sức cạnh
tranh và hiệu quả kinh tế trên
một đơn vị diện tích đất canh tác còn thấp; khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến
chưa được quan tâm dẫn đến tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lớn; vấn đề về an
toàn thực phẩm, xây dựng
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý còn
hạn chế.
Để khai thác, phát huy lợi thế về điều kiện
đất đai, khí hậu, tận dụng tiềm năng, cơ hội thị trường; khắc phục những tồn tại
hạn chế; đẩy mạnh việc
xây dựng, phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng nhanh công nghệ cao, công
nghệ tiên tiến vào sản xuất rau, hoa, cây ăn quả theo chuỗi giá trị, chế
biến sâu, tạo ra những sản phẩm có giá trị
gia tăng lớn gắn với xây dựng
thương hiệu, chỉ
dẫn
địa lý, cấp mã số vùng trồng; đồng thời, góp
phần quảng bá và phát triển du lịch nông nghiệp, thực hiện Chương trình “Mỗi xã
một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh,
phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã và thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu
ngành nông nghiệp gắn với nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh thì việc xây dựng “Đề án Phát triển
sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh
Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040” là cần thiết.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Các văn bản của Quốc hội, Chính phủ
và các Bộ, ngành Trung ương
- Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;
- Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2008;
- Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
- Luật Đầu tư ngày 26/11/2014;
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày
17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày
18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp;
- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày
24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày
05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày
29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
- Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày
07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày
13/12/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về
giống cây trồng
và canh tác;
- Quyết định số
899/QĐ-TTg
ngày
10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày
31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng
sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày
25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu
tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích
phát triển;
- Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày
04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày
28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng
bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày
25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục
công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao;
- Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg ngày
28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được
ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được
khuyến khích phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày
25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định 1137/QĐ-TTg ngày
03/8/2017 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 của
Thủ tướng Chính phủ về
Quy định tiêu chí, thẩm
quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao;
- Quyết định số 34/2019/QĐ-TTg ngày
18/12/2019 của Thủ tướng
Chính phủ về quy định tiêu chí xác định dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng
dụng công nghệ
cao trong nông nghiệp và bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư
phát triển ban hành
kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định 1804/QĐ-TTg ngày
13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển
kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;
- Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày
15/02/2020 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày
18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
- Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018
của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi
hành Luật Hợp tác xã năm 2012;
- Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày
16/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án phát triển ngành
trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 3764/QĐ-BKHCN ngày
30/11/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Danh mục đặt hàng nhiệm
vụ khoa học và công nghệ về Quỹ gen cấp Quốc gia thuộc Chương trình bảo tồn
và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày
14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành tiêu chí xác định
chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, danh mục công nghệ cao ứng
dụng trong nông nghiệp;
- Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày
24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay khuyến khích
phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP
ngày 07/3/2017;
- Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày
23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu
cơ giai đoạn 2020 - 2030;
- Thông tư số 02/2012/TT-BKHCN ngày
18/01/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn quản lý Chương trình quốc
gia phát triển công nghệ
cao đến năm 2020;
- Thông tư liên tịch số
219/2012/TTLT-BTC-BKHCN ngày 20/12/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công
nghệ về quy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia phát triển
công nghệ cao đến năm 2020;
- Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày
22/7/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn thực hiện một
số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của
Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định quản lý thực hiện chương trình bảo tồn và sử
dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Thông tư số
25/2018/TT-NHNN ngày 24/10/2018 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT ngày
06/12/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số
57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn.
2. Các Nghị quyết, chương trình, quyết
định, văn bản chỉ đạo cấp
tỉnh
- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (Khóa XV) về phát triển sản xuất rau,
hoa và cây ăn quả trên địa bàn
tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040:
- Chương trình số
15-CTr/TU ngày 30/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai (Khóa XV) về tái cơ
cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng, chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ sinh học chất lượng cao vào sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu;
- Nghị quyết số 97/2018/NQ-HĐND ngày
06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt chính sách hỗ
trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia
Lai;
- Nghị quyết số 102/2019/NQ-HĐND ngày
10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định một số chính sách
đặc thù khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Nghị quyết số 103/2019/NQ-HĐND ngày
10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định một số chính sách
đặc thù khuyến khích phát
triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Nghị quyết số 107/2019/NQ-HĐND ngày
10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định mức hỗ trợ phát
triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội
đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm
nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Nghị quyết số 108/2019/NQ-HĐND ngày
10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định một số chính sách
hỗ trợ về đầu tư du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch và phát triển du lịch cộng
đồng;
- Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày
20/01/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Gia Lai về việc Quy định các định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển
sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh
Gia Lai;
- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày
15/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quy định về quản lý nhiệm vụ
khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày
25/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về ban hành Quy định định mức xây dựng,
phân bổ dự toán và quyết
toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà
nước tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 1018/QĐ-UBND ngày
30/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về ban hành Kế hoạch phát triển cánh đồng lớn
trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2017-2025;
- Quyết định số 39/2019/QĐ-UBND ngày
26/11/2019 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Gia Lai về Quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Kế hoạch số 2932/KH-UBND
ngày 24/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về thực hiện Nghị quyết số
10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (Khóa XV) về
phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm
2030, định hướng đến năm 2040.
Phần II
TIỀM
NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU, HOA VÀ CÂY ĂN QUẢ GẮN VỚI DU LỊCH
NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH GIA LAI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Gia Lai là tỉnh miền núi,
biên giới nằm ở phía
Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 1.551.099 ha. Tọa độ địa lý từ
12°58’28” đến 14°36’30” vĩ độ Bắc, từ
107°27’23” đến 108°54’40” kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi,
Bình Định và Phú Yên.
- Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.
- Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk.
- Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.
Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp
huyện bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và 14 huyện (Đak Đoa, Mang
Yang, Đak Pơ, Kbang, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa, Phú Thiện, Chư Sê, Chư Pưh,
Chư Prông, Đức Cơ, Ia Giai, Chư
Păh). Trong đó, thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và
thương mại của tỉnh.
Hình 01: Bản đồ hành chính tỉnh
Gia Lai.
Gia Lai có vị trí địa lý quan trọng
trong tam giác phát triển kinh tế - xã hội 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia; nằm
trên hành lang thương mại quốc tế Myanmar, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Bắc
Campuchia vào khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung thông qua Cửa khẩu Quốc
tế Lệ Thanh theo Quốc lộ 19, Quốc lộ 25 đến Cảng biển Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Phú
Yên; đồng thời, nằm trên dải hành lang phát triển kinh tế - đô thị Bắc Nam thông qua
đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14, kết hợp Cảng hàng không Pleiku và là hành lang kinh tế
Đông Tây thông qua Quốc lộ 19, Quốc lộ 25.
Với lợi thế về vị trí địa lý của Gia
Lai, là điều kiện thuận lợi và là nguồn lực quan trọng trong phát triển sản
xuất và lưu thông nông sản hàng hóa
nói chung, sản phẩm hàng hóa rau, hoa tươi và trái cây của Gia Lai nói riêng.
2. Đặc điểm địa hình
Gia Lai có độ cao trung bình so với mực
nước biển từ 700 - 800 m, độ dốc trung bình 3- 15°. Địa hình rất đa dạng, có xu
hướng thấp dần từ
Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây, với 3 kiểu địa hình chính: Địa hình đồi
núi, địa hình cao nguyên và địa hình đồng bằng thung lũng.
- Địa hình đồi núi có diện tích chiếm
trên 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, độ cao trung bình > 500 m và độ dốc
trung bình 15°, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam tỉnh.
- Địa hình cao nguyên: Gia Lai có 2
cao nguyên đất đỏ
bazan là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, chiếm khoảng 1/3 diện
tích tự nhiên toàn tỉnh.
+ Cao nguyên Pleiku được phân bố hầu khắp ở
các địa phương nằm phía Tây dãy núi Trường Sơn, có độ cao trung bình từ 600 -
700 m và độ dốc trung bình 3-15°.
+ Cao nguyên Kon Hà Nừng phân bố chủ yếu ở vùng
Đông Bắc về đến Ka Nak của huyện Kbang, độ cao trung bình từ 800 - 900 m, độ dốc trung bình
10 - 18°, với đỉnh cao nhất Kon Ka Kinh
thuộc huyện Kbang là 1.748 m.
- Địa hình đồng bằng thung lũng
bồi tụ có diện tích chiếm gần 2/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố dọc theo
các sông suối, bề mặt tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình dưới 100 m, bao gồm
các thung lũng ven sông Ba (từ Kbang, An Khê đến Krông Pa).
3. Đặc điểm khí hậu
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa
cao nguyên, trong năm chia làm 02 mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc
vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có
lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500mm, vùng Đông Trường Sơn từ
1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm từ 22°C đến 25°C.
4. Các nguồn tài nguyên
4.1. Tài nguyên đất
nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Gia
Lai có 1.391.236 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 801.673 ha
(đất trồng cây hàng năm 444.468 ha và hơn 357.295 đất trồng cây lâu năm). Về điều
kiện thổ nhưỡng: Gia Lai có 8 nhóm đất chính với 28 loại đất, trong đó nhóm đất
đỏ vàng có diện tích 753.762 ha, chiếm 48,59% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất
đỏ vàng là nhóm
đất có nhiều loại đất quý hiếm, đặc biệt là đất đỏ bazan - loại đất rất thích hợp
cho phát triển nhiều loại cây trồng yêu cầu độ phì cao, đặc biệt là phát triển
các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Chanh dây, bơ, sầu
riêng...
Chi tiết các nhóm, đơn vị đất và diện
tích được trình bày ở bảng sau:
Bang 01: Các nhóm, đơn vị đất và diện
tích
Đơn vị tính:
Ha.
STT
|
Tên đất
|
Ký hiệu
|
Diện tích (ha)
|
Cơ cấu (%)
|
I
|
Nhóm đất cát
|
|
48.099
|
3,10
|
1
|
Đất cát nội địa
|
C
|
47.853
|
3,09
|
2
|
Đất bãi cát ven sông
|
Cb
|
246
|
0,02
|
II
|
Nhóm đất phù sa
|
|
56.106
|
3,62
|
3
|
Đất phù sa không được bồi chua
|
Pc
|
20.889
|
1,35
|
4
|
Đất phù sa không được bồi trung tính, ít chua
|
Pe
|
5.318
|
0,34
|
5
|
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
|
Pf
|
3.016
|
0,19
|
6
|
Đất phù sa glây
|
Pg
|
2.632
|
0,17
|
7
|
Đất phù sa ngòi suối
|
Py
|
24.251
|
1,56
|
III
|
Nhóm đất đen
|
|
30.965
|
2,00
|
8
|
Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của
bazan
|
Rk
|
3.165
|
0,20
|
9
|
Đất nâu thẫm trên sản
phẩm đá bọt và
bazan
|
Ru
|
27.800
|
1,79
|
IV
|
Nhóm đất đỏ vàng
|
|
753.762
|
48,60
|
10
|
Đất vàng đỏ trên đá macma axit
|
Fa
|
346.600
|
22,35
|
11
|
Đất nâu đỏ trên đá bazan
|
Fk
|
271.860
|
17,53
|
12
|
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước
|
F1
|
6.993
|
0,45
|
13
|
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
|
Fp
|
2.537
|
0,16
|
14
|
Đất vàng nhạt trên đá
cát
|
Fq
|
15.465
|
1,00
|
15
|
Đất đỏ vàng trên đá sét
và biến chất
|
Fs
|
22.762
|
1,47
|
16
|
Đất nâu tím trên đá bazan
|
Ft
|
66.994
|
432
|
17
|
Đất nâu vàng trên đá bazan
|
Fu
|
20.551
|
132
|
V
|
Nhóm đất mùn
vàng đỏ trên núi
|
H
|
121.991
|
7,86
|
18
|
Đất mùn vàng đỏ trên đá
macma axit
|
Ha
|
87.302
|
5,63
|
19
|
Đất mùn nâu đỏ trên đá
bazan
|
Hk
|
32.054
|
2,07
|
20
|
Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến
chất
|
Hs
|
2.635
|
0,17
|
VI
|
Nhóm đất thung lũng
|
|
2.077
|
0,13
|
21
|
Đất thung lũng do sản phẩm
dốc tụ
|
D
|
2.077
|
0,13
|
VII
|
Nhóm đất xói mòn trơ
sỏi đá
|
|
123.424
|
7,96
|
22
|
Đất xói mòn trơ sỏi đá
|
E
|
123.424
|
7,96
|
VIII
|
Nhóm đất xám bạc
màu
|
|
312.700
|
20,16
|
23
|
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ
|
Bp
|
358
|
0,02
|
24
|
Đất xám bạc màu trên đá macma
axit
|
Ba
|
14.749
|
0,95
|
25
|
Đất xám bạc màu trên đá cát
|
Bq
|
38.329
|
2,47
|
26
|
Đất xám trên phù sa cổ
|
Xp
|
11.575
|
0,75
|
27
|
Đất xám trên đá macma axit
|
Xa
|
207.735
|
13,39
|
28
|
Đất xám trên đá macma axit và đá cát
|
Xq
|
39.954
|
2,58
|
Tổng diện
tích tự nhiên
|
|
1.551.099
|
100,00
|
Nguồn: Kết quả điều tra, đánh giá đất
đai tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 -2020
4.2. Tài nguyên nước
Tổng trữ lượng nước mặt của
Gia Lai khoảng 23 tỷ m3 phân bố trên
các hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba, hệ thống sông Sê San và phụ lưu hệ thống
sông Sêrêpok.
Toàn tỉnh hiện có 352 công
trình thủy lợi kiên cố (gồm: 119 hồ
chứa, 191 đập
dâng, 42 trạm bơm), với tổng
năng lực thiết kế tưới
cho 67.411 ha cây trồng (36.844 ha lúa và 30.567 ha rau, màu, cây công nghiệp).
Diện tích cây trồng chủ động nguồn
nước tưới từ các công
trình
thủy lợi kiên cố chiếm tỷ lệ
khoảng 17,35%. Ngoài
ra, còn có các công trình tạm, bán kiên cố và hàng ngàn ao, hồ, giếng đào người dân
tự đầu tư lấy nước tưới cho hàng trăm ngàn ha cây công nghiệp,
cây lương thực và cây ăn quả, cây dược liệu.
Với lợi thế về địa hình cao, dốc và
nhiều sông suối, Gia Lai là một trong những địa phương có khá nhiều công trình thủy điện. Trên địa
bàn tỉnh hiện có 48 nhà máy thủy điện đang hoạt động, trong đó có 08 nhà máy thủy điện lớn với
tổng công suất
1.970 MW và 40 công trình thủy điện vừa và nhỏ đang vận hành với công suất 276,15 MW. Ngoài ra,
còn có một số công trình thủy điện vừa và nhỏ đang được đầu tư xây dựng. Ngoài
nhiệm vụ phát điện, các công trình thủy điện còn thực hiện nhiệm vụ cấp nước phục
vụ cho sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
4.3. Tài nguyên du lịch
Với điều kiện địa lý của vùng
cao nguyên, đa dạng về địa hình, thiên nhiên đã ban tặng cho Gia Lai
nhiều thắng cảnh như: Thác Phú Cường - huyện Chư Sê,
Thác Công Chúa - huyện Chư Păh, Thác Lệ Kim - huyện Ia Grai; Sông Sê San
- huyện Chư Păh, Ia Grai, Suối Đá Trắng- thị xã Ayun Pa, Biển Hồ - thành phố
Pleiku, Hồ Ayun Hạ - huyện Phú Thiện; Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng - huyện
Kbang, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh - huyện Mang Yang, Đồi thông Đak Đoa-huyện
Đak Đoa, Núi Hàm Rồng
- thành phố Pleiku, Núi lửa Chư Đang Ya
- Chư Păh…
Bên cạnh nhiều thắng cảnh, Gia Lai có nền văn
hóa truyền thống với 44 dân tộc sinh sống, trong đó có 2 dân tộc thiểu số tiêu biểu
là Bahnar và Jrai chiếm 44% dân số trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu cho di sản văn
hóa phi vật thể “Không gian
văn hóa Cồng chiêng Tây
Nguyên”. Bên cạnh đó, còn có các di tích lịch sử, cách mạng, di tích văn hóa nổi tiếng như:
Quần thể di tích
Tây Sơn Thượng đạo (An
Khê, Kbang, Đak Pơ,
Kông Chro), Nhà lao
Pleiku, Làng kháng chiến Stơr của Anh hùng Núp - Kbang, Di tích
chiến thắng Plei Me - Chư Prông, Di tích lịch sử văn hóa Plei Ơi - Phú Thiện,
Di tích Căn cứ cách mạng Khu 10 xã Kroong - Kbang, Di chỉ Gò Đá - Rộc Tưng thị
xã An Khê ... Một số công trình kiến trúc thu hút khách tham quan: Quảng trường Đại
Đoàn kết, Thủy điện Ia Ly, Chùa
Minh Thành...
Sự đa dạng của tài nguyên du lịch
thiên nhiên và văn hóa của tỉnh Gia Lai là lợi thế để kết hợp khai thác loại hình du lịch
nông thôn gắn với phát
triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả (1).
Đây là hướng đi
tất yếu để phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững, không chỉ góp phần thay đổi cơ cấu kinh
tế từ sản xuất thuần túy sang dịch vụ, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn
và phát huy những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Gia
Lai nói riêng.
Việc phát triển sản xuất rau, hoa và
cây ăn quả gắn với du lịch nông nghiệp là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển
hiện đại và Gia Lai là một trong những địa phương hứa hẹn nhiều tiềm năng hấp dẫn
trong tương lai.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
- XÃ HỘI
l. Tình hình phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình
quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 7,55%.
GRDP đến hết năm 2020 theo giá hiện hành đạt 80.000 tỷ đồng, gấp 1,63 lần so với năm
2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 51,9 triệu đồng, tăng 1,51
lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ước tính đến năm 2020, tỷ
trọng ngành nông,
lâm, thủy sản chiếm 36,01%, công nghiệp - xây dựng chiếm 27,57%, dịch vụ chiếm 33,28%, thuế
sản phẩm chiếm 3,14%.
Hình 02: Biểu đồ biểu diễn dịch
chuyển
cơ
cấu kinh tế tỉnh Gia Lai.
1.1. Ngành nông, lâm,
thủy sản
Trong nhiều năm qua, ngành nông, lâm,
thủy sản phát triển ổn định và được xác định là ngành đóng vai trò chủ đạo của
nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2015 -
2020 đạt 5,78%; đến năm 2020, giá trị sản xuất đạt 30.186 tỷ đồng, gấp 1,29 lần so
với năm 2015. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tỷ trọng ngành nông
nghiệp chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối 98%, ngành lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng
khoảng 2,0%. Trong nông nghiệp, trồng trọt là lĩnh vực chủ đạo, tuy đã có sự
chuyển dịch trong
nội bộ ngành từ 89% năm 2015 xuống còn 85% năm 2020; tỷ trọng chăn nuôi tăng
trưởng từ 10,2%
năm 2015 lên 14,3% năm 2020. Giai đoạn 2016 - 2020, đã thu hút được một số
doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Có 15 dự án
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tư trên địa bàn, với tổng vốn đăng ký
2.370 tỷ đồng; đồng thời, chấp
thuận cho 26 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát dự án, với tổng số vốn đăng ký khoảng
4.255 tỷ đồng.
1.2. Ngành công nghiệp
- xây dựng
Trong nhiều năm qua, sản xuất công
nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá; giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 22.518 tỷ
đồng, gấp 1,48 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân hàng
năm giai đoạn 2015-2020 ước đạt 8,2%.
Trên địa bàn tỉnh có 03 khu kinh tế,
khu công nghiệp là Khu
kinh tế cửa
khẩu quốc tế Lệ Thanh, Khu Công nghiệp Trà Đa và Khu Công nghiệp Nam Pleiku.
Ngoài ra, các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, cụm công
nghiệp được quan tâm đầu tư, đến nay đã phát huy tác dụng. Các dự án tại các
khu, cụm công nghiệp nhìn chung hoạt động ổn định và phát triển, hàng năm đóng
góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Đến nay có
11/16 cụm công nghiệp đã được
phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 378,97 ha; có 08/11 cụm công
nghiệp đã quy hoạch chi tiết và tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng 151,32 ha.
Các cụm công nghiệp hiện hữu được bố trí có tính kết nối với hệ thống
giao thông thuận lợi như Quốc lộ 14 (Cụm công nghiệp Chư Păh, Cụm công
nghiệp Chư Pưh); Quốc lộ 19 (Cụm công nghiệp Đak Đoa, Cụm công nghiệp Mang
Yang, Cụm công nghiệp thị xã An Khê) Quốc lộ 25 (Cụm công nghiệp Chư Sê, Cụm
công nghiệp thị xã Ayun Pa).
1.3. Ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ tăng trưởng khá, tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 8,76%. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2020 đạt khoảng 75.000 tỷ đồng, gấp 1,97 lần so với
năm 2015, tăng bình quân hàng năm khoảng 14,57%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020
tăng gấp 1,87 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm khoảng 14,38%; năm
2020 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng
580 triệu USD; hoạt động xuất khẩu của tỉnh ngày càng được mở rộng thị trường
và tăng trưởng về kim ngạch. Thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển đồng bộ;
công tác quản lý và khai thác thị trường nội địa được quan tâm. Hệ thống
thương mại phát triển khá nhanh về số lượng, quy mô hoạt động ở cả thành thị, nông
thôn. Đã phát triển thêm siêu thị, chợ, gắn kết được giữa người sản xuất với
tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Hoạt động du lịch có sự chuyển biến
tích cực về mặt chủ trương, định hướng và hành động; tỉnh kịp thời ban hành các
chính sách, chương trình, nghị quyết, kế hoạch phát triển du lịch từng bước
thúc đẩy ngành du lịch tỉnh phát triển với mục tiêu đưa du lịch thành một trong
những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Năm 2020, tổng lượt khách tham quan,
du lịch khoảng 800.000 lượt, trong đó khách nội địa đạt khoảng 796.000 lượt,
khách quốc tế đạt khoảng 3.400 lượt; tổng thu du lịch đạt trên 380 tỷ đồng. Bên
cạnh đó, công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Gia Lai đến khách du lịch
trong và ngoài nước được chú trọng; liên kết hợp tác phát triển du lịch với các
địa phương được quan tâm và đạt kết quả tốt; đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch ngày
càng được quan tâm, thường xuyên phân bổ nguồn vốn đầu tư các dự án du lịch qua
các năm, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp, tổ chức quan tâm đầu
tư vào lĩnh vực du lịch. Các sự kiện văn hóa, du lịch gây hiệu ứng cao tạo sức
lan tỏa thu hút đông đảo lượng khách tham quan, du lịch đến tỉnh như: Festival
Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
năm 2018, Hội chợ Quốc tế khoa học công nghệ năm 2019, Festival cà phê 2019...
Hoạt động tài chính - ngân hàng đạt kết
quả tích cực; giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn đạt
7,77%/năm, tỷ lệ huy động GRDP vào ngân sách ước đạt 5,86%. Mạng lưới các tổ chức
tín dụng không ngừng được củng cố và mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch
vụ tiện ích ngân hàng cho khách hàng. Dư nợ tín dụng tăng bình quân hàng năm
10,58%. Các ngành dịch vụ khác như bưu chính, viễn thông, vận tải, bảo hiểm,
ngân hàng, tư vấn tiếp tục
phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
2. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội
2.1. Dân số:
Năm 2019, dân số tỉnh Gia Lai có
1.513.847 người, cao hơn so với năm 2015 là 116.447 người, chiếm 26% dân số
vùng Tây Nguyên(2) và khoảng 1,56% so với dân số cả nước(3). Số người
trong độ tuổi lao động trên 890 nghìn người, chiếm gần 60% dân số, trong đó có
trên 70% lao động sinh sống ở nông thôn. Mật độ dân số trung bình
khoảng 102,46 người/km2, trong đó thành phố Pleiku là nơi có mật độ
dân số cao nhất. Tỷ lệ tăng
dân số bình quân giai đoạn 2015-2020 là 1,1 %/năm, so với cả nước thì tỷ lệ
sinh của tỉnh Gia Lai thấp hơn.
Hình 03: Dân số vùng
Tây Nguyên năm 2019.
2.2. Hoạt động khoa học
công nghệ
Hoạt động khoa học công nghệ được quan
tâm, chú trọng; đã tập trung quán triệt, tuyên truyền, định hướng tăng cường
năng lực tiếp cận giúp người dân, doanh nghiệp trong tỉnh nhận thức đúng về
bản chất, đặc
trưng, các cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để
có cách tiếp cận, giải pháp thực
hiện phù hợp, hiệu quả.
Trong 05 năm qua (2016-2020), đã triển khai
nhiều đề tài, dự án nghiên cứu và ứng dụng trên các lĩnh vực và xây dựng các mô
hình điểm về ứng
dụng tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất: Đã triển khai 09 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng,
chuyển giao tiến bộ
khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng
dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 (trong đó có 03 dự án do Trung ương ủy quyền
địa phương quản lý, 06 dự án do Trung ương quản lý); 02 nhiệm vụ khoa học công
nghệ cấp quốc gia thuộc chương trình Quỹ gen; 49 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh; các nhiệm
vụ khoa học và công nghệ trong quá trình triển khai và sau khi được nghiệm thu đã
được đưa vào sử dụng trong thực tiễn và đã phát huy hiệu quả góp phần phát triển
về kinh tế - xã hội.
Nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình đã và đang được triển khai nhân rộng, mang
lại hiệu quả thiết thực, điển hình như mô hình “Mô hình trồng cây ăn quả áp dụng công
nghệ cao của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai tại xã Lơ Pang, Kon
Thụp, Kon Chiêng - huyện
Mang Yang; tại Nông trường Ia Băng - huyện Chư Prông, Nông trường Ia Pếch - huyện
Ia Grai”, “Mô hình trồng rau sạch,
nông sản sạch trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao của Công ty TNHH MTV Hương
Đất và Công ty Cổ phần An Phú Hưng Gia Lai tại xã An Phú, thành phố Pleiku”, “Mô hình trồng
hoa trong nhà màng, nhà kính áp dụng công nghệ cao tại phường An Bình, phường
Tân An, thị xã An Khê”...
Hoạt động sở hữu trí tuệ và thông tin
khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản xuất cho người dân và doanh nghiệp (đăng
ký nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công
nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ) được chú trọng quan tâm. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký
độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp nhằm tăng năng lực cạnh tranh.
Thực hiện tốt công tác
tiêu chuẩn đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ, góp phần tích cực trong việc
bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người tiêu dùng và người sản xuất.
Tiềm lực khoa học công nghệ được tăng
cường đầu tư về cơ sở hạ tầng, năng lực phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định, đã triển
khai thực hiện 04 dự án trong đó có 02 dự án đã thực hiện hoàn thành đưa vào sử dụng,
góp phần nâng cao năng lực hoạt động, tích cực phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
Đội ngũ cán bộ khoa học và
công nghệ tiếp tục có sự phát triển cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu
tiếp cận khoa học công nghệ. Cơ chế, chính sách thu hút các nguồn nhân lực của
xã hội để thực hiện chủ
trương xã hội hóa khoa học và công nghệ được quan tâm chỉ đạo và triển khai có
hiệu quả.
2.3. Công tác an sinh
xã hội
Công tác an sinh xã hội được đảm
bảo; công tác giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo đạt nhiều kết quả quan trọng. Cơ
sở hạ tầng vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm đầu tư; đời sống
đồng bào dân tộc thiểu số chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm
nhanh, từ 19,71% năm 2015 giảm còn dưới 4,5% vào cuối năm 2020. Các chính sách
dân tộc trên địa bàn được quan tâm thực hiện, đã huy động nhiều nguồn lực, lồng
ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đã đạt những
kết quả tích cực. Thông qua Chương trình 135, giai đoạn 2015 - 2020 đã xây
dựng trên 1.790 công trình, với tổng kinh phí 614,167 tỷ đồng, hỗ trợ phát triển
sản xuất cho 121.393 lượt hộ gia đình, với tổng kinh phí 184,983 tỷ đồng; chính
sách theo Quyết định 755/QĐ-TTg được giải quyết kịp thời, đã cấp đất ở cho 370
hộ gia đình, đất sản xuất cho
413 hộ gia đình,...
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội là tiềm năng và nguồn lực quan trọng trong phát triển sản xuất
rau, hoa và cây ăn quả - sản phẩm có lợi thế so sánh của Gia Lai so với các tỉnh
trong khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói
chung.
Phần III
THỰC
TRẠNG SẢN XUẤT RAU, HOA, CÂY ĂN QUẢ CỦA TỈNH GIA LAI
I. DIỆN TÍCH, CƠ CẤU
GIỐNG VÀ SẢN LƯỢNG, RAU, HOA, QUẢ CỦA TỈNH GIA LAI
1. Diện tích, cơ cấu giống và
sản lượng rau giai đoạn 2015 - 2020
1.1. Diện tích
rau
Diện tích sản xuất rau các loại của tỉnh
Gia Lai năm 2020 ước đạt khoảng 33.936,2 ha, tăng 27,6%
so với năm 2015. Giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân
đạt 5,0%/năm. Chi tiết
về
diện tích rau của các địa phương trong tỉnh, được trình bày ở bảng sau:
Bảng 02: Diện
tích rau của các địa phương giai đoạn 2015-2020
TI
|
Địa phương
|
Diện tích
rau các loại (ha)
|
Cơ cấu 2020
(%)
|
Tốc độ tăng
trưởng (%)
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
UTH 2020
|
1
|
Pleiku
|
1.170,6
|
1.193,6
|
1.371,9
|
1.380,6
|
1.390,5
|
1.368,1
|
4,0
|
3,2
|
2
|
An Khê
|
1.856,9
|
1.929,9
|
1.702.5
|
1.950,7
|
1.861,9
|
1.940,6
|
5,7
|
0,9
|
3
|
Ayun Pa
|
1.060,9
|
1.091,0
|
1.254,6
|
1.254,6
|
1.506,6
|
1.442,3
|
4,3
|
6,3
|
4
|
Kbang
|
1.541,0
|
1.318,0
|
1.525,2
|
1.626,2
|
1.961,5
|
1.786,6
|
5,3
|
3,0
|
5
|
Đak Đoa
|
1.061,8
|
908,5
|
907,5
|
907,9
|
955,2
|
1.074,2
|
3,2
|
0,2
|
6
|
Chư Păh
|
575,4
|
591,0
|
655,1
|
709,0
|
646,2
|
721,9
|
2,1
|
4,6
|
7
|
Ia Grai
|
487,9
|
451,7
|
485,3
|
589,4
|
436,2
|
829,4
|
2,4
|
11,2
|
8
|
Mang Yang
|
500,1
|
382,4
|
449,4
|
468,0
|
318,7
|
318,7
|
0,9
|
-8,6
|
9
|
Kông Chro
|
2.548,1
|
2.246,1
|
2.366,1
|
1.753,1
|
2.356,6
|
3.710,7
|
10,9
|
7,8
|
10
|
Đức Cơ
|
61,7
|
68,9
|
51,1
|
63,1
|
80,4
|
80,4
|
0,2
|
5,4
|
11
|
Chư Prông
|
2.945,0
|
2.494,0
|
2.864,0
|
2.599,0
|
2.554,9
|
2.318,9
|
6,8
|
-4,7
|
12
|
Chư Sê
|
652,7
|
878,9
|
645,7
|
934,1
|
1.008,9
|
1.008,9
|
3,0
|
9,1
|
13
|
Đak Pơ
|
5.517,1
|
5.892,4
|
5.253,0
|
5.253,0
|
6.410,4
|
6.709,4
|
19,8
|
4,0
|
14
|
Ia Pa
|
2.134,3
|
1.922,5
|
2.224,7
|
2.357,7
|
2.238,3
|
2.346,8
|
6,9
|
1,9
|
15
|
Krông Pa
|
2.104,1
|
2.124,9
|
2.580,5
|
2.379,2
|
2.970,5
|
4.984,2
|
14,7
|
18,8
|
16
|
Phú Thiện
|
1.131,0
|
1.131,0
|
1.178,0
|
1.153,0
|
1.310,4
|
1.442,8
|
4,3
|
5,0
|
17
|
Chư Pưh
|
1.253,2
|
1.438,2
|
1.523,4
|
1.615,7
|
1.612,9
|
1.852,4
|
5,5
|
8,1
|
Tổng cộng
|
26.601,8
|
26.063,0
|
27.038,0
|
26.994,3
|
29.620,1
|
33.936,2
|
100,0
|
5,0
|
Nguồn: Số liệu
diện tích rau giai đoạn 2015 - 2020 lấy từ nguồn Cục Thống kê tỉnh
Gia Lai
1.2. Cơ cấu giống rau
Chủng loại rau ở Gia Lai khá phong phú
như: Bầu, bí đao, bí đỏ, cải xanh, cải ngọt, dưa leo, khổ
qua, mướp, xà lách, cà chua, ớt đậu cô ve, bó xôi, cải củ, cà rốt, súp lơ, cải bắp, su hào,...
Các loại rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa được trồng tập trung chủ yếu ở xã An Phú,
xã Chư Á và phường
Thắng Lợi - thành
phố Pleiku; phường An
Bình, phường An Phú và xã Thành An - thị xã An Khê; xã Tân An, xã Cư An, xã Phú An - huyện
Đak Pơ.
1.3. Sản lượng rau
Bên cạnh việc phát triển diện tích, chất
lượng rau Gia Lai từng bước được khẳng định thương hiệu và đáp ứng nhu cầu
đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Sản lượng rau tăng trưởng
khá ổn định; giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,7%/năm. Chi
tiết về sản lượng rau của các
địa phương trong
tỉnh được
trình bày ở
bảng
sau:
Bảng 03: Sản lượng rau của
các địa phương giai đoạn 2015 - 2020
TT
|
Địa phương
|
Sản lượng rau các
loại (tấn)
|
Cơ cấu 2020
(%)
|
Tăng bình quân/
năm (%)
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
UTH 2020
|
1
|
Pleiku
|
18.648,6
|
18.901,4
|
21.311,2
|
21.495,4
|
20.254,2
|
20.490,1
|
4,2
|
1,9
|
2
|
An Khê
|
39.268,3
|
38.409,1
|
34.018,0
|
39.137,3
|
38.147,0
|
41.372,4
|
8,5
|
1,0
|
3
|
Ayun Pa
|
8.066,0
|
8.264,2
|
11.227,0
|
11.227,0
|
13.924,1
|
13.624,9
|
2,8
|
11,1
|
4
|
Kbang
|
17.387,4
|
16.839.2
|
25.599,8
|
27.075,9
|
37.591,9
|
32.485,7
|
6,7
|
13,3
|
5
|
Đak Đoa
|
10.703,2
|
8.958,1
|
9.033,0
|
9.037,2
|
10.206,2
|
10.663,7
|
2,2
|
-0,1
|
6
|
Chư Păh
|
5.539,0
|
5.650,1
|
6.216,9
|
7.109,3
|
6.391,9
|
7.268,9
|
1,5
|
5,6
|
7
|
Ia Grai
|
3.488,3
|
2.971,4
|
2.990,1
|
3.610,1
|
2.924,4
|
5.600,9
|
1,2
|
9,9
|
8
|
Mang Yang
|
6.757,8
|
4.843,7
|
5.345,9
|
5.475,4
|
3.982,7
|
3.982,7
|
0,8
|
-10,0
|
9
|
Kông Chro
|
32.721,3
|
25.540,7
|
27.759,9
|
19.656,7
|
26.552,0
|
43.701,7
|
9,0
|
6,0
|
10
|
Đức Cơ
|
317,2
|
360,8
|
288,9
|
354,9
|
549,0
|
549,0
|
0,1
|
11,6
|
11
|
Chư Prông
|
27.634,8
|
22.182,6
|
27.753,9
|
29.860,5
|
31.366,5
|
28.337,8
|
5,8
|
0,5
|
12
|
Chư Sê
|
5.930,0
|
8.306,1
|
6.167,3
|
9.646,7
|
11.028,3
|
11.313,3
|
2,3
|
13,8
|
13
|
Đak Pơ
|
110.740,7
|
113.774,6
|
102.830,9
|
105.790,4
|
122.671,8
|
130.840,1
|
26,9
|
3,4
|
14
|
Ia Pa
|
20.357,1
|
18.255,2
|
22.260,0
|
24.382,0
|
22.068,4
|
23.507,0
|
4,8
|
2,9
|
15
|
Krông Pa
|
18.084,2
|
18.985,3
|
24.365,4
|
22.491,6
|
39.082,6
|
70.100,6
|
14,4
|
31,1
|
16
|
Phú Thiện
|
9.943,9
|
9.968,7
|
11.410,9
|
11.955,1
|
15.212,3
|
16.264,7
|
3,3
|
10,3
|
17
|
Chư Pưh
|
16.100,2
|
18.964.7
|
20.095,2
|
21.308,5
|
21.561,3
|
25.997,9
|
5,3
|
10,1
|
Tổng cộng
|
351.688,1
|
341.175,9
|
358.674,4
|
369.613,8
|
423.514,4
|
486.101,3
|
100,0
|
6,7
|
Nguồn: Số liệu sản lượng rau
giai đoạn 2015 - 2020 lấy từ nguồn Cục
Thống kê tỉnh
Gia
2. Diện tích sản xuất, cơ cấu giống và sản
lượng hoa, cây
kiểng của tỉnh
Gia Lai giai đoạn 2015 - 2020
Sản xuất hoa, cây kiểng đòi hỏi trình độ kỹ thuật sản xuất
và có tính thẩm mỹ cao, đầu tư nhiều công sức và thời gian nên vấn đề đặt ra trong thực
tiễn sản xuất là
khó phát triển đại trà về diện
tích. Đối với Gia Lai, nghề trồng hoa, cây kiểng chỉ phát triển mạnh trong
vài năm gần đây, phần lớn diện tích sản xuất mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, còn khá
khiêm tốn so với tiềm năng và lợi thế. Tuy nhiên, qua thực tế phát triển sản xuất
hoa, cây kiểng trên địa
bàn Gia Lai giai đoạn 2015 - 2020 cho thấy: Hoa, cây kiểng là một
trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với sự phát triển của nền nông
nghiệp đô thị và chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh,
đáp ứng nhu cầu thưởng lãm của
người dân khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản
xuất và tạo ra những sản phẩm có giá trị cao phục vụ đời sống tinh thần của người
dân trong và ngoài tỉnh.
21. Diện tích sản xuất
hoa, cây kiểng
2.1.1. Diện tích sản xuất hoa:
Diện tích sản xuất hoa các loại
năm 2020 ước đạt khoảng 171,6 ha, gấp 2,71 lần so với năm 2015. Giai đoạn 2015
- 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,1%/năm. Chi tiết về diện tích hoa
các loại của các địa phương trong tỉnh, được trình bày ở bảng sau:
Bang 04: Diện
tích hoa của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020
TT
|
Chỉ tiêu
|
Diện tích
(ha)
|
Cơ cấu (%)
|
Tăng bình
quân/năm (%)
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Tổng cộng
|
63,2
|
110,9
|
137,1
|
140,9
|
158,4
|
171,6
|
100,0
|
22,1
|
1
|
Pleiku
|
62,5
|
105,7
|
118,4
|
121,9
|
117,9
|
129,2
|
75,3
|
15,6
|
|
Phong Lan
|
|
|
|
|
6,1
|
6,6
|
|
|
|
Hoa Hồng
|
8,3
|
10,7
|
9,9
|
10,6
|
10,6
|
11,0
|
|
|
|
Hoa Cúc
|
15,9
|
34,9
|
39,7
|
40,2
|
38,1
|
41,7
|
|
|
|
Hoa Lay ơn
|
20,3
|
28,6
|
32,2
|
34,9
|
34,7
|
37,1
|
|
|
|
Hoa Huệ
|
2,0
|
9,2
|
10,9
|
11,6
|
10,7
|
12,2
|
|
|
|
Hoa Ly
|
|
|
|
|
4,1
|
4,4
|
|
|
|
Hoa khác
|
16,0
|
22,3
|
25,7
|
24,6
|
13,6
|
16,2
|
|
|
2
|
An Khê
|
0,7
|
5,2
|
5,3
|
5,6
|
27,1
|
29,0
|
16,9
|
110,6
|
|
Hoa Hồng
|
0,1
|
0,3
|
0,3
|
0,3
|
1,2
|
1,2
|
|
|
|
Hoa Cúc
|
0,4
|
3,0
|
3,0
|
3,3
|
21,5
|
21,5
|
|
|
|
Hoa Lay ơn
|
0,1
|
0,2
|
0,3
|
0,3
|
0,3
|
0,3
|
|
|
|
Hoa Huệ
|
|
|
|
|
0,2
|
0,2
|
|
|
|
Hoa Ly
|
|
|
|
|
2,2
|
4,1
|
|
|
|
Hoa khác
|
0,1
|
1,7
|
1,7
|
1,7
|
1,7
|
1,7
|
|
|
3
|
Ayun Pa
|
-
|
-
|
13,4
|
13,4
|
13,4
|
13,4
|
7,8
|
-
|
|
Hoa Cúc
|
|
|
5,6
|
5,6
|
5,6
|
5,6
|
|
|
|
Hoa Lay ơn
|
|
|
3,4
|
3,4
|
3,4
|
3,4
|
|
|
|
Hoa khác
|
|
|
4,4
|
4,4
|
4,4
|
4,4
|
|
|
Nguồn: Số liệu diện tích hoa
giai đoạn 2015 - 2019 lấy từ nguồn của Cục Thống kê tỉnh Gia Lai; số liệu diện
tích hoa năm 2020 tổng hợp từ báo cáo các địa phương.
2.1.2. Diện tích sản xuất cây kiểng,
mai, đào, quất và
bonsai:
Diện tích sản xuất mai, đào, quất, cây kiểng,
bonsai trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 80
ha, chủ yếu tập trung tại thành phố Pleiku khoảng 46,5 ha (Gồm có: khoảng 5 ha
mai, 5 ha đào,
4,8 quất, 5,4 ha bonsai, 26,3 ha cây kiểng các loại), thị xã An Khê khoảng 15 ha (Gồm có: khoảng 6 ha mai
và 9 ha cây kiểng, bonsai các loại), thị xã Ayun Pa khoảng 10 ha (Gồm có: khoảng
3,5 ha mai và 6,5 ha cây kiểng, bonsai các loại); các địa phương còn lại với diện tích khoảng 10
ha.
2.2. Cơ cấu giống
hoa, cây kiểng
Cơ cấu giống hoa: Hiện tại, trên địa
bàn tỉnh Gia Lai trồng phổ biến một số loại hoa như: Hoa phong lan, hoa cúc,
hoa ly, hoa hồng, hoa lay ơn, hoa huệ, hoa đồng tiền... Các loại hoa này khá thích
nghi với điều kiện đất đai và khí hậu nên sinh trưởng và phát triển
tốt cho chất lượng
hoa đẹp, bền màu.
Cơ cấu giống cây kiểng: Chủng
loại kiểng, bonsai được trồng ở Gia Lai rất phong phú, từ những giống có nguồn
gốc bản địa như mai
rừng, lộc vừng, thiên tuế, vạn tuế,
sung, sanh, si, sộp, bồ đề đến các giống
nhập nội như kim phát tài, cau sâm
banh, cau bụng, dừa Hawai, cọ Nam Mỹ, khế Nhật, hoàng lan, huyền diệp, dương xỉ,
trầu bà đế vương, kim
ngân, kim phát tài, đại tướng quân, lưỡi hổ ... tạo ra sản phẩm đa dạng, phong
phú cả về chủng loại và giá trị; từ những cây có giá trị thấp qua bàn
tay nghệ nhân đã tạo ra những
tác phẩm có giá trị cao về nghệ
thuật và giá cả, nhiều sản phẩm có giá trị hàng tỷ đồng.
2.3. Sản lượng hoa cây
kiểng
2.3.1. Sản lượng hoa
- Hoa lan: Sản lượng cung ứng
hàng năm khoảng 84.000 giò, với giá trị
sản lượng ước đạt
khoảng 4,2 tỷ đồng. Chủng loại
lan trồng ở Gia Lai
khá phong phú, với các giống hoa lan phổ
biến gồm Mokara, Dendrobium, Catlleya, Vanda, Hồ điệp và một số giống lan rừng như Ngọc điểm,
Hạc đỉnh, Bạch vĩ hồ, Hồng ngọc, Long tu, Giả hạc... trong đó hai giống lan được
trồng nhiều nhất là Hồ điệp, Mokara và Dendrobium.
- Hoa Hồng: Sản lượng cung ứng hàng
năm khoảng 89.000 cành, với giá trị sản lượng ước đạt khoảng 134 triệu
đồng.
- Hoa Cúc: Sản lượng cung ứng hàng năm
khoảng 1,1 triệu cành, với giá trị sản lượng ước đạt khoảng 1,8 tỷ đồng.
- Hoa Lay ơn: Sản lượng cung ứng hàng năm khoảng
0,9 triệu cành, với giá trị sản lượng
ước đạt khoảng 2,2 tỷ đồng.
- Hoa Huệ: Sản lượng cung ứng hàng năm
khoảng 0,2 triệu cành,
với giá trị sản lượng ước đạt khoảng 1,3 tỷ đồng.
- Hoa Ly: Sản lượng cung ứng hàng năm
khoảng 94.000 cành, với giá trị sản lượng ước đạt khoảng 2 tỷ đồng.
- Hoa Đồng tiền và các loại hoa khác:
Sản lượng cung ứng hàng năm khoảng 251.000 cành, với giá trị sản lượng ước đạt
khoảng 658 triệu
đồng.
2.3.1. Sản lượng cây kiểng
- Sản lượng cây kiểng, bonsai
cung ứng hàng năm khoảng 180-200
ngàn chậu với giá trị ước đạt khoảng 36-40 tỷ đồng.
- Một số mô hình sản xuất mai, cây kiểng,
bonsai với qui mô lớn, có hiệu quả cao như: “Vườn mai Minh Hào” tại Tổ 17, phường
Yên Thế, thành phố Pleiku của ông Trương Hoài Phong, quy mô khoảng 3.000 chậu
mai, bonsai cảnh lớn, nhỏ, trong số đó khoảng 100 chậu mai cổ thụ vài chục
năm tuổi có giá trị từ vài chục triệu đồng đến hàng tỷ đồng. Ngoài việc cung ứng
cho khách hàng trong tỉnh, Nhà vườn
Minh Hòa đã chuyển hàng đi các
tỉnh Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Kon Tum,
Đà Nẵng,... để
cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; Vườn mai
của ông Phạm Văn Quang ở Tổ 6, phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, hiện có hàng trăm
chậu mai lớn nhỏ, trong đó có những chậu có giá trị hàng chục triệu đồng. Sau
khi khách hàng mua mai về chơi trong dịp Tết xong thì đem đến gửi lại chăm sóc. Cứ tầm
khoảng 20 đến 25 Âm lịch thì người gửi mai đến chở về nhà, mỗi chậu mai nhờ
chăm hàng năm có giá từ 1 triệu đồng đến vài triệu đồng tùy cây lớn
hay nhỏ.
3. Diện tích, cơ cấu giống và
sản lượng cây ăn quả của tỉnh Gia
Lai giai đoạn 2015-2020
Việt Nam có tổng diện tích cây ăn quả
nhiệt đới và cận nhiệt
đới trên 989.000 ha, với tổng
sản lượng quả đạt khoảng 8
triệu tấn/năm. Các loại
trái cây chính đang được trồng phổ
biến
gồm cam, quýt, chuối, dứa,
xoài, vải, nhãn, mít, ổi, bơ, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, sapochê. Trong đó
các loại quả có diện tích lớn, với quy mô trên 10 nghìn ha, gồm có: chuối
(144,7 ngàn ha), tiếp đến là xoài (99,6 ngàn ha), cam (97,4 ngàn ha), bưởi
(85,2 ngàn ha), nhãn (78,8 ngàn ha), vải (58,3 ngàn ha), thanh long (55,4 ngàn
ha), sầu riêng (47,3 ngàn ha), dứa (47,1 ngàn ha), chôm chôm (24,6 ngàn
ha), mít (24 ngàn ha), quýt (15 ngàn ha), bơ (14 ngàn ha), na (11 ngàn ha).
Nguồn: Báo cáo của Cục Trồng trọt tại
Hội nghị quốc tế diễn ra ngày
24/9/2019 tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề: “Những tiến bộ gần đây và thực
hành sản
xuất
tốt giúp cải thiện năng
suất và tăng cường tiếp cận thị trường cho trái cây nhiệt đới”.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng
cây ăn trái chủ lực của cả nước, chiếm 50% tổng diện tích và 60% sản lượng trái
cây cả nước. Song trong những năm gần đây, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu toàn
cầu đã làm thời tiết thay đổi, hạn hán và xâm nhập mặn đã xuất hiện với
tần suất ngày càng nhiều và không theo quy luật đã gây những tổn thất to lớn
cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn trái nói riêng; hiện nay, hầu hết
những vùng trồng cây ăn trái tập trung của các tỉnh Bến Tre, Vĩnh
Long, Tiền Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng... đã và đang bị nước mặn
xâm nhập.
Theo nhiều chuyên gia nhận định tại
các Hội nghị, Hội thảo cây ăn quả trong những năm qua: Với lợi thế về đất đai,
khí hậu, thổ nhưỡng,
trong tương lai vùng Tây Nguyên sẽ thay thế vùng đồng bằng sông Cửu Long - là
vùng trồng cây ăn trái chủ lực của cả nước.
3.1. Diện tích cây ăn
quả
Gia Lai là địa phương có điều kiện khí
hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước khá thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả;
qua khảo sát, đánh giá phần lớn các địa
phương trong tỉnh đều trồng
được các loại cây ăn quả đặc sản như: Sầu riêng, bơ, mít, xoài, nhãn, na (mãng cầu), thanh
long, chôm chôm, cam, bưởi da xanh, chanh dây, dứa, chuối...
Diện tích cây ăn quả năm 2020 của tỉnh
Gia Lai ước đạt khoảng 18.180 ha,
gấp 4,2 lần so với diện
tích cây ăn quả năm 2015
(theo số liệu thống kê, diện cây
ăn quả của tỉnh Gia Lai năm 2015 có 4.334 ha). Tốc độ tăng bình quân đạt 33,21%/năm.
Chi tiết về diện tích cây ăn quả của từng
địa phương, được trình
bày ở bảng sau:
Bảng 05: Diện
tích cây ăn quả của các địa phương giai đoạn 2015-2020
TT
|
Địa phương
|
Diện tích
cây ăn quả (ha)
|
Cơ cấu 2020
(%)
|
Tăng bình quân/năm
(%)
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
UTH 2020
|
1
|
Pleiku
|
143,0
|
194,7
|
194,1
|
200,3
|
243,8
|
333,3
|
1,83
|
18,44
|
2
|
An Khê
|
94,0
|
92,4
|
90,8
|
87,6
|
321,0
|
532,3
|
2,93
|
41,45
|
3
|
Ayun Pa
|
161,0
|
168,5
|
181,9
|
160,9
|
85,7
|
99,7
|
0,55
|
-9,14
|
4
|
Kbang
|
463,0
|
649,9
|
656,4
|
892,0
|
1.520,6
|
1.055,2
|
5,80
|
17,91
|
5
|
Đak Đoa
|
183,0
|
345,0
|
469,8
|
353,7
|
890,7
|
1.271,9
|
7,00
|
47,37
|
6
|
Chư Păh
|
144,0
|
225,4
|
232,8
|
235,9
|
461,8
|
769,4
|
4,23
|
39,82
|
7
|
Ia Grai
|
237,0
|
451,0
|
418,8
|
701,5
|
1.222,9
|
1.306,2
|
7,18
|
40,69
|
8
|
Mang Yang
|
314,0
|
1.006,5
|
1.204,6
|
1.601,5
|
2.272,4
|
2.640,3
|
14,52
|
53,09
|
9
|
Kông Chro
|
226,0
|
117,1
|
139,7
|
170,3
|
464,9
|
530,1
|
2,92
|
18,59
|
10
|
Đức Cơ
|
312,0
|
330,3
|
352,5
|
358,7
|
430,6
|
532,3
|
2,93
|
11,28
|
11
|
Chư Prông
|
324,0
|
345,0
|
733,2
|
1.077,0
|
2.546,6
|
2.849,3
|
15,67
|
54,47
|
12
|
Chư Sê
|
400,0
|
638,3
|
825,8
|
1.011,4
|
1.851,9
|
2.622,6
|
14,43
|
45,66
|
13
|
Đak Pơ
|
83,0
|
104,8
|
177,2
|
186,3
|
425,7
|
432,5
|
2,38
|
39,12
|
14
|
Ia Pa
|
520,0
|
522,8
|
551,2
|
536,1
|
1.007,5
|
925,2
|
5,09
|
12,21
|
15
|
Krông Pa
|
352,0
|
379,2
|
372,8
|
375,0
|
722,2
|
610,2
|
3,36
|
11,63
|
16
|
Phú Thiện
|
251,0
|
244,0
|
247,1
|
262,0
|
286,3
|
259,3
|
1,43
|
0,65
|
17
|
Chư Pưh
|
127,0
|
204,8
|
216,0
|
218,4
|
1.180,8
|
1.410,2
|
7,76
|
61,84
|
Tổng cộng
|
4.334,0
|
6.019,7
|
7.064,5
|
8.428,5
|
15.935,4
|
18.180
|
100,00
|
33,21
|
Nguồn: Số liệu diện tích cây ăn quả giai đoạn
2015 - 2019 lấy từ nguồn Cục Thống kê tỉnh Gia Lai; năm 2020 từ báo cáo các địa
phương, doanh nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số
vùng sản xuất chuyên canh các loại cây ăn quả hàng hóa, có diện tích lớn. Theo số
liệu thống kê năm
2019:
- Sầu riêng: Diện tích
năm 2019 có 1.369,2 ha (trồng thuần 438,5 ha, trồng xen 930,7 ha), diện tích
cho sản phẩm 337,7 ha. Diện tích được trồng ở Chư Prông 310 ha, Đức Cơ 218 ha,
Mang Yang 180 ha, Chư Pưh 164 ha, Ia Grai 150 ha, Chư Sê 136,5 ha, Đak Đoa 102
ha..
- Bơ: Diện tích
năm 2019 có 2.199,2 ha (trồng thuần
380,5 ha, trồng xen
1.818,7 ha), diện tích cho sản phẩm 502,4 ha. Bơ được trồng chủ yếu ở Chư Sê
701,1 ha, Chư Prông 513,9 ha, Chư Pưh 294,7 ha, Mang Yang 237 ha, Ia Grai 145
ha, Đak Đoa 118,5 ha,...
- Xoài: Diện tích năm 2019
có 1.258,6 ha (trồng thuần 383 ha, trồng xen 875,6 ha), diện tích cho sản phẩm
583,7 ha. Xoài được trồng chủ yếu ở
Chư Prông 354 ha, Ia Pa 352 ha,
Phú Thiện 187 ha, Krông Pa 182 ha,....
- Mít: Diện tích năm 2019
có 1.682,6 ha (trồng thuần 1.167,2 ha, trồng xen 515,4 ha), diện tích cho sản
phẩm 174,3 ha. Mít được trồng chủ yếu
ở Mang Yang 773,4 ha, Chư Prông 310 ha, Ia Grai 184,5 ha, Chư Pưh 152,4 ha, Đak
Đoa 55 ha, An Khê 46,6 ha, Đăk Pơ 39,5 ha,...
- Chuối: Diện tích năm 2019
có 2.329,9 ha (trồng thuần 447,1 ha, trồng xen 1.882,8 ha), diện tích cho sản
phẩm 1.566,9 ha. Chuối được
trồng chủ yếu ở Chư Sê 490 ha, Ia
Pa 280,9 ha, Krông Pa 242,4 ha, Kông Chro 195,7 ha, Kbang 169 ha,
Mang Yang 155,9 ha, Đak Đoa 120 ha,…
- Thanh long: Diện tích năm 2019
có 1.081,2 ha (trồng thuần 684 ha, trồng xen 397,2 ha), diện tích cho sản phẩm
163,8 ha. Thanh long
được trồng chủ yếu ở Chư Prông 426 ha, Ia Pa 217,6 ha, Mang
Yang 163,8 ha, Đak Pơ 138,3 ha,...
- Cam: Diện tích năm 2019
có 260,2 ha (trồng
thuần 85 ha, trồng xen 175,2 ha), diện tích cho sản phẩm 26,9 ha. Cam được trồng
chủ yếu ở
Kbang 134,2 ha, Chư Pưh 43,4 ha,
Đak Đoa 34 ha,...
- Bưởi: Diện tích
năm 2019 có 455,9 ha (trồng thuần 391
ha, trồng xen 64,9 ha), diện tích cho sản phẩm 26,6 ha. Bưởi được trồng
chủ yếu ở Chư Prông 189 ha, Mang Yang 144 ha, Ia Pa 58 ha, Kbang 18 ha, Krông
Pa 16 ha,…
- Chôm chôm: Diện tích năm 2019
có 175,1 ha, diện tích
cho sản phẩm 47,6 ha. Chôm chôm được
trồng chủ yếu ở
huyện Ia Grai 90 ha, Chư Prông 29 ha, Đức Cơ 27 ha, Chư Păh 10,7 ha,...
- Nhãn: Diện tích năm 2019
có 348,8 ha, diện tích cho sản phẩm 181,2 ha. Nhãn được trồng chủ yếu ở Kbang
118 ha, Kông Chro 50 ha, Pleiku 43,5 ha, An Khê 39,5 ha, Đak Pơ 32 ha, Chư Pưh
19,6 ha,...
- Dứa: Diện tích
năm 2019 có 337,4 ha, diện tích cho sản phẩm 72,4 ha. Dứa được trồng
chủ yếu ở Chư Sê 103,5 ha, Mang Yang 83,7 ha, Krông Pa 73 ha, Ia Pa 20,5 ha, Ia
Grai 14 ha,...
- Na (mãng cầu): Diện
tích năm 2019 có 205 ha, diện tích cho sản phẩm 44,3 ha, được trồng chủ yếu ở
Kông Chro 80,5 ha, Đak Pơ 51,4 ha, Krông Pa 37 ha, Chư Pưh 36,1 ha,...
- Chanh dây: Diện tích năm 2019
có 3.060,1 ha, diện tích cho sản phẩm 2.189,1 ha, được trồng chủ yếu ở Mang
Yang 509 ha, Ia Grai 500 ha, Đak Đoa 425 ha, Kbang 370,5 ha, Chư Sê 362,8 ha,
Chư Pưh 240 ha, Chư Păh 227,8 ha,...
Ghi chú: Theo báo cáo
của các địa phương và doanh nghiệp, diện tích chanh dây trên địa bàn tỉnh có 6.108,3 ha, năng suất
chanh leo bình quân đạt khoảng 65 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 397.040 tấn.
Trong đó: Vùng nguyên liệu chanh dây của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng
Giao - Chi nhánh Gia Lai đầu tư liên kết phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP, GlobalGAP khoảng 3.358,3 ha. Vùng nguyên liệu chanh dây của Công ty Cổ
phần Nafoods Tây Nguyên đầu tư khoảng 1.950 ha, trong đó có khoảng 765 ha đầu
tư liên kết phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
Diện tích chanh dây còn lại khoảng 800 ha, người dân tự mua giống của các công
ty và các cơ sở cung ứng giống chanh leo trong và ngoài tỉnh; bán sản
phẩm chanh leo cho các công ty, các cơ sở thu mua trên địa bàn.
- Cây ăn quả khác (Ổi, vải, đu đủ,
vú sữa, dừa,
chanh, mận, quýt, táo, sapochê,...): Diện tích năm 2019 có 1.172,2 ha, trong đó
diện tích cho sản phẩm có 502,3 ha.
3.2. Cơ cấu giống cây ăn quả
Đến nay, tỉnh Gia Lai vẫn chưa có một đề
tài nào thực hiện công tác điều tra khảo sát, đánh giá, tuyển chọn các giống
cây ăn quả. Tuy nhiên, qua thực tế sản xuất, người dân và các doanh nghiệp đầu
tư trong
lĩnh vực trồng trọt trong tỉnh đã lựa chọn một số giống sầu riêng, bơ, xoài, mít,
chuối, thanh long, cam, bưởi, chôm chôm, nhãn, dứa, na, chanh dây... tốt cho năng suất,
chất lượng cao, thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở các địa phương và đáp ứng
yêu cầu cây giống có chất lượng
đảm bảo nhu cầu phát triển sản xuất của người dân trong tỉnh. Cụ thể:
- Về cơ cấu giống sầu riêng, gồm có:
Dona, Monthong, Ri6, Musangking.
Trong đó, giống Dona chiếm ưu thế
trong sản xuất - chiếm trên 70% diện tích sầu riêng toàn tỉnh (gần 960
ha/1.369,2 ha), nhờ có năng suất cao và ổn định, thời gian cho trái ngắn, chỉ
sau 3-4 năm trồng là cây có thể cho trái và cho năng suất trung bình
khoảng 12-15 tấn/ha/năm; năng suất ổn định khi cây đạt từ 8 năm tuổi trở lên và
cho năng suất trung bình từ 30-40 tấn/ha/năm đối với vườn sầu riêng trồng thuần, đầu
tư thâm canh theo đúng quy trình; thịt cơm dày, cơm vàng hạt lép có thể bảo quản
được lâu, mùi thơm nhẹ, vị rất ngọt và béo, đáp ứng được nhu cầu của phần lớn
người dùng trong và ngoài tỉnh.
- Cơ cấu giống bơ trồng, gồm có: Bơ
sáp, bơ Booth, bơ HTS1, bơ Hass. Trong đó, phần lớn diện tích, người dân sử dụng
giống bơ sáp, bơ Booth; nhờ chín muộn, có khả năng thích nghi cao, chống chịu sâu bệnh
tốt và đặc biệt là giống
cây sinh trưởng khỏe, cành lá phân tán rộng nên cho năng suất tương đối ổn định.
- Cơ cấu giống xoài, gồm có: Xoài tượng,
xoài thái, xoài cát chu, xoài cát Hòa Lộc.
- Cơ cấu giống mít, gồm có: Mít Thái,
mít nghệ.
- Cơ cấu giống chuối, gồm có: Hiện nay
vẫn phổ biến là
giống chuối mốc, chuối tiêu, chuối lùn và chuối Già hương Nam Mỹ. Trong đó,
diện tích sử dụng giống chuối mốc chiếm gần 81% diện tích chuối toàn tỉnh (gần
1.900 ha/2.329,9 ha); bởi chuối mốc dễ
trồng, có khả
năng sinh trưởng và phát triển
tốt, ít đầu tư chăm sóc, chịu được sâu bệnh, đặc biệt là khả năng chịu hạn
quanh năm.
- Cơ cấu giống thanh long, gồm có:
Thanh long tím hồng, ruột đỏ và ruột trắng.
- Cơ cấu giống cam, gồm có: Cam sành
(Lạng Sơn), cam Bố
Hạ, CS1, cam Đường Canh Hà Tây. Trong đó, giống cam sành trồng khá phổ
biến ở các địa phương trồng cam trong tỉnh (Kbang, Đak Đoa, Kông Chro,...).
- Cơ cấu giống bưởi, gồm có: Bưởi Da
Xanh, bưởi Năm Roi, bưởi đỏ Hòa Bình.
- Cơ cấu giống chôm chôm, gồm có: Chôm
chôm Thái, chôm chôm ghép Java, chôm chôm nhãn (chôm chôm đường).
- Cơ cấu giống nhãn, gồm có: Nhãn lồng
Hưng Yên, Khoái Châu, Hương Chi, RT6, Miền Thiết (Hưng Yên).
- Cơ cấu giống dứa, gồm có: Dứa Cayen,
Queen.
- Cơ cấu giống chanh dây,
gồm có: Đài Nông 1, Đồng Giao 1 (ĐG1).
- Cơ cấu giống na, gồm có: Na Thái, na
Dai.
Nhìn chung, trong những năm qua, công
tác quản lý nhà nước về giống cây trồng được các địa phương và ngành chức năng
tăng cường, chú trọng. Việc
thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa
bàn được quan tâm tổ chức thường xuyên, đảm bảo tính kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất,
kinh doanh giống cây ăn quả trên địa
bàn chủ
yếu
theo hướng tự phát; giống cây ăn quả
chủ yếu nhập từ các tỉnh phía Nam (Bến Tre, An
Giang, Tây Ninh, Long An,...)
thông qua các cơ sở kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn. Nhìn chung, chất
lượng cây giống chưa đảm
bảo
nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa có chất lượng của người dân.
3.3. Sản lượng cây
ăn quả
Sản lượng cây ăn quả năm 2020 ước đạt
khoảng 145.028,2 tấn, tăng 4,4 lần so với năm 2015 (theo số liệu thống kê năm
2015, sản lượng cây ăn quả đạt 32.644,2 tấn); giai đoạn 2015-2020, sản lượng cây ăn
quả đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 34,73%/năm. Chi tiết về sản lượng cây ăn
quả của từng địa phương được trình bày ở bảng sau:
Bảng 06: Sản
lượng cây ăn quả của các địa phương giai đoạn 2015 - 2020
TT
|
Địa phương
|
Sản lượng
cây ăn quả (tấn)
|
Cơ cấu 2020
(%)
|
Tăng bình
quân/ năm (%)
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
UTH 2020
|
1
|
Pleiku
|
1.462,6
|
2.389,0
|
2.617,5
|
2.396,8
|
2.448,8
|
2.678,6
|
1,85
|
12,86
|
2
|
An Khê
|
853,6
|
793,1
|
830,0
|
816,6
|
1.972,8
|
2.139,8
|
1,48
|
20,18
|
3
|
Ayun Pa
|
730,6
|
755,5
|
811,1
|
725,6
|
546,9
|
658,3
|
0,45
|
2,06
|
4
|
Kbang
|
6.635,5
|
9.977,9
|
11.048,7
|
14.328,6
|
15.230,3
|
15.837,2
|
10,92
|
19,00
|
5
|
Đak Đoa
|
2.292,3
|
5.598,7
|
10.424,6
|
4.834,5
|
12.444,1
|
13.552,8
|
9,34
|
42,68
|
6
|
Chư Păh
|
1.542,8
|
3.526,4
|
4.256,0
|
5.992,3
|
10.128,4
|
10.866,6
|
7,49
|
47,76
|
7
|
Ia Grai
|
1.616,9
|
6.238,2
|
7.335,4
|
18.788,3
|
15.081,6
|
16.315,7
|
11,25
|
58,78
|
8
|
Mang Yang
|
2.000,3
|
14.169,0
|
28.371,1
|
17.446,9
|
17.403,8
|
19.311,5
|
13,32
|
57,38
|
9
|
Kông Chro
|
1.615,7
|
775,9
|
1.140,1
|
983,7
|
4.391,0
|
4.684,3
|
3,23
|
23,72
|
10
|
Đức Cơ
|
1.054,5
|
1.158,9
|
1.209,9
|
1.341,5
|
1.588,5
|
3.067,4
|
2,12
|
23,81
|
1 1
|
Chư Prông
|
696,5
|
1.940,6
|
5.556,0
|
4.225,6
|
11.818,9
|
13.552,8
|
9,34
|
81,06
|
12
|
Chư Sê
|
4.828,6
|
6.841,2
|
15.568,4
|
9.725,2
|
13.195,9
|
14.883,6
|
10,26
|
25,25
|
13
|
ĐakPơ
|
756,6
|
655,1
|
793,4
|
1.141,9
|
1.945,8
|
2.087,7
|
1,44
|
22,51
|
14
|
Ia Pa
|
2.977,1
|
2.977,6
|
2.625,9
|
3.018,3
|
5.247,9
|
6.018,6
|
4,15
|
15,12
|
15
|
Krông Pa
|
1.097,8
|
1.426,5
|
1.326,1
|
1.154,4
|
4.078,9
|
4.374,9
|
3,02
|
31,85
|
16
|
Phú Thiện
|
1.261,3
|
1.425,6
|
1.956,9
|
2.186,4
|
2.017,7
|
2.287,6
|
1,58
|
12,65
|
17
|
Chư Pưh
|
1.241,6
|
1.614,4
|
1.723,3
|
1.884,1
|
11.414,9
|
12.710,9
|
8,76
|
59,24
|
Tổng cộng
|
32.664,2
|
62.263,6
|
97.594,2
|
90.990,7
|
130.956,1
|
145.028,2
|
100
|
34,73
|
Nguồn: Số liệu sản lượng cây ăn quả giai đoạn
2015 - 2019 lấy từ nguồn Cục Thống kê tỉnh Gia Lai; năm 2020 từ báo cáo các địa
phương, doanh nghiệp.
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác chuyển
đổi cơ cấu cây
trồng kém hiệu quả sang phát
triển diện tích cây ăn quả; việc ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng,
giá trị sản phẩm cây ăn quả được quan tâm, chú trọng. Theo số liệu thống kê năm
2019:
- Sầu riêng: Năng suất bình
quân năm 2019 đạt 106,6 tạ/ha. Các địa phương có năng suất sầu
riêng đạt cao như: Pleiku 160,2 tạ/ha, Chư Sê 127,4 tạ/ha, Đak Đoa 122,4 tạ/ha.
Sản lượng sầu riêng năm 2019 đạt gần 3.600 tấn; Giá trị sản xuất sầu riêng năm
2019 theo giá so sánh năm 2010 đạt gần 7,5 tỷ đồng; theo giá thị trường
đạt trên 27,6 tỷ đồng (giá khảo sát thị trường bình quân năm 2019 là 40.000 đồng/kg).
- Bơ: Năng suất
bình quân năm 2019 đạt 93,5 tạ/ha, các địa phương có năng suất bơ đạt cao như:
Chư Sê 111 tạ/ha, Đak Đoa 110 tạ/ha, Pleiku 105 tạ/ha, Ia Grai 98 tạ/ha. Sản lượng bơ
năm 2019 đạt 4.698,9 tấn; Giá trị sản xuất bơ theo giá so sánh năm 2010 đạt
trên 25,4 tỷ đồng; theo giá thị trường đạt gần 56,4 tỷ đồng (theo giá khảo sát
thị trường bình quân năm 2019 là 12.000 đồng/kg).
- Xoài: Năng suất bình quân
năm 2019 đạt 65,2 tạ/ha. Các địa
phương có năng suất xoài đạt cao như: Thi xã Ayun Pa 78 tạ/ha, Phú Thiện 75,2 tạ/ha.
Sản lượng xoài năm 2019 đạt trên 3.807 tấn; Giá trị sản xuất xoài năm 2019 theo
giá so sánh năm 2010 đạt trên 20 tỷ đồng; theo giá thị trường đạt trên 26,6 tỷ
đồng (giá khảo sát thị trường bình quân năm 2019 là 7.000 đồng/kg).
- Mít: Năng suất bình quân năm
2019 đạt 172,3 tạ/ha. Các địa phương có năng suất mít đạt cao như: Thị xã An Khê
220 tạ/ha, Mang Yang 199,7 tạ/ha, Đak Đoa 186 tạ/ha, Chư Pưh 182 ta/ha, Ia Grai
181 tạ/ha. Sản lượng mít năm 2019 đạt trên 3.000 tấn; Giá trị sản xuất mít năm
2019 theo giá so sánh năm 2010 đạt gần 12,6 tỷ đồng; theo giá thị trường đạt
trên 45 tỷ đồng (giá khảo sát thị trường bình quân năm 2019 là 15.000 đồng/kg).
- Chuối: Năng suất bình quân
năm 2019 đạt 177,5 tạ/ha. Các địa phương có năng suất chuối đạt cao như: Chư Sê
201,5 tạ/ha, Đak Đoa 197,8 tạ/ha, Chư Prông 195 tạ/ha, Chư Pưh 193 tạ/ha, Phú
Thiện 187 tạ/ha, Ia Pa 182 tạ/ha. Sản lượng chuối năm 2019 đạt trên 27.800 tấn;
Giá trị sản xuất chuối năm 2019 theo giá so sánh năm 2010 đạt gần 102,2 tỷ đồng;
theo giá thị trường đạt trên 111,2 tỷ đồng (giá khảo sát thị trường bình quân năm
2019 là 4.000 đồng/kg).
- Thanh long: Năng suất bình
quân năm 2019 đạt 209,8 tạ/ha. Các địa phương có năng suất thanh long đạt cao
như: Chư Prông 220 tạ/ha, Ia Pa 210 tạ/ha. Sản lượng thanh long đạt trên 3.400
tấn; Giá trị sản xuất thanh long năm 2019 theo giá so sánh năm 2010 đạt trên 28
tỷ đồng; theo giá thị trường đạt trên 41,2 tỷ đồng (giá khảo sát thị trường bình quân năm
2019 là 12.000 đồng/kg).
- Cam: Năng suất bình quân
năm 2019 đạt 161,3 tạ/ha; các địa phương có năng suất cam đạt cao như: Kbang
170,1 tạ/ha, Chư Pưh 168 tạ/ha, Đak Đoa 159 tạ/ha. Sản lượng cam năm 2019 đạt
trên 434 tấn; Giá trị sản xuất cam năm 2019 theo giá so sánh năm 2010 đạt trên
4,4 tỷ đồng; theo giá thị trường đạt trên 6,5 tỷ đồng (giá khảo sát thị trường
bình quân năm 2019 là 15.000 đồng/kg).
- Bưởi: Năng suất
bình quân năm 2019 đạt 81,3 tạ/ha; các địa phương có năng suất bưởi đạt cao
như: Krông Pa 96 tạ/ha, An Khê 86,3 tạ/ha, Ia Pa 82,5 tạ/ha. Sản lượng bưởi năm
2019 đạt trên 216 tấn; Giá trị sản xuất bưởi năm 2019 theo giá so sánh năm 2010
đạt gần 1,5 tỷ đồng; theo giá thị trường đạt trên 4,7 tỷ đồng (giá khảo
sát thị trường bình quân năm
2019 là 22.000 đồng/kg).
- Chôm chôm: Năng suất bình
quân năm 2019 đạt 73,8 tạ/ha; các
địa phương có năng suất chôm chôm đạt cao như: Ia Grai 98,5 tạ/ha, Chư Sê 95 tạ/ha,
Chư Prông 93,8 tạ/ha. Sản lượng chôm chôm năm 2019 đạt trên 350 tấn; Giá trị sản
xuất chôm chôm năm 2019 theo giá so sánh năm 2010 đạt gần 1,5 tỷ đồng; theo giá
thị trường đạt gần 4,4 tỷ đồng (giá khảo sát thị trường bình quân năm 2019 là
12.500 đồng/kg).
- Nhãn: Năng suất bình quân
năm 2019 đạt 77,6 ta/ha; các địa phương có năng suất nhãn đạt cao
như: Kông Chro 97 tạ/ha,
Chư Sê 95,4 tạ/ha, Chư Pưh 93,4 tạ/ha, An Khê 86,9 tạ/ha. Sản lượng nhãn năm
2019 đạt trên 1.400 tấn; Giá trị sản xuất nhãn năm 2019 theo giá so sánh năm
2010 đạt gần 10,8 tỷ đồng; theo giá thị trường đạt trên 35,1 tỷ đồng (giá khảo
sát thị trường bình quân năm 2019 là 25.000 đồng/kg).
- Dứa: Năng suất
bình quân năm 2019 đạt 216,1 tạ/ha. Các địa phương có năng suất dứa đạt cao
như: Ia Pa 325 ta/ha, Chư Sê 309 tạ/ha, Mang Yang 296 tạ/ha. Sản lượng dứa năm
2019 đạt trên 1.560 tấn; Giá trị sản xuất dứa năm 2019 theo giá so sánh năm 2010 đạt gần
6,7 tỷ đồng; theo giá thị trường đạt trên 7,8 tỷ đồng (giá khảo
sát thị trường bình quân năm 2019 là 5.000 đồng/kg).
- Na (mãng cầu): Năng suất
bình quân năm 2019 đạt 58,8 tạ/ha. Các địa phương có năng suất na đạt cao như:
Kông Chro 72 tạ/ha, Chư Pưh 70 tạ/ha. Sản lượng na năm 2019 đạt trên 260 tấn;
Giá trị sản xuất na năm 2019 theo giá so sánh năm 2010 đạt trên 2,1 tỷ đồng;
theo giá thị trường đạt trên 6,5 tỷ đồng (giá khảo sát thị trường bình quân năm
2019 là 25.000 đồng/kg).
- Chanh dây: Năng suất bình quân
năm 2019 đạt 368,5 tạ/ha. Các địa phương có năng suất chanh dây đạt cao như:
Chư Sê 389 tạ/ha, Ia Grai 385 tạ/ha, Chư Pưh 376 tạ/ha. Sản lượng chanh dây năm
2019 đạt trên 80.600 tấn; Giá trị sản xuất chanh dây năm 2019 theo giá so sánh
năm 2010 đạt gần 383,6 tỷ đồng; theo giá thị trường đạt gần 806,7 tỷ đồng (theo
giá khảo sát thị trường bình quân năm 2019 là 10.000 đồng/kg).
- Cây ăn quả khác (Ổi, vải, đu đủ,
vú sữa, dừa, chanh,
mận, quýt, táo, sapochê,...): Sản lượng năm 2019 đạt gần 1.680 tấn. Giá trị sản
xuất năm 2019 theo giá so sánh năm 2010 đạt trên 11,6 tỷ đồng, theo giá thị trường
đạt trên 56,1 tỷ đồng.
(Chi tiết có Phụ lục 01
kèm theo)
II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC
SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT RAU, HOA, QUẢ
1. Tình hình tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa
học công nghệ trong sản xuất rau an toàn
Trong những năm gần đây, việc tổ chức
sản xuất rau an toàn và ứng dụng khoa học công nghệ luôn được các cấp chính quyền
quan tâm. Nhằm giúp cho các hợp tác xã, các trang trại, hộ nông dân trên địa
bàn tỉnh nâng cao kiến thức, kỹ thuật về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và thu nhập ổn định cho
người sản xuất, bên cạnh việc triển khai thực hiện các dự án khoa học công nghệ
“xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP”, các đơn vị
chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với
các địa phương, doanh nghiệp tổ chức nhiều cuộc Hội thảo “Sản xuất rau an
toàn”. Thông qua hội thảo, các hộ nông dân, hợp tác xã được truyền thụ kiến thức, nắm bắt
các kỹ thuật sản xuất rau an toàn để triển khai có hiệu quả, từng bước hình thành
nhiều vùng chuyên canh rau
hàng hóa tập
trung quy mô lớn,
góp phần
thúc đẩy sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm nông
nghiệp
sạch và bền vững,
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện có
khoảng 344,1 ha đất
canh tác, sản xuất rau xanh an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP trong đó có ứng
dụng khoa học công nghệ như: Sản xuất trong nhà kính, nhà màng, trồng rau thủy
canh, sử dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm..., bước đầu hình thành
các vùng sản xuất rau tập trung, cụ thể:
- Tại thành phố Pleiku và các huyện
la Pa, Đak Đoa, Mang Yang,
Chư Prông, Chư Sê: Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Chi nhánh
Gia Lai đã đầu tư liên kết sản xuất khoảng 217,6 ha rau an toàn, sản xuất
theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP (rau chân vịt 0,6 ha, đậu tương 72 ha, ngô
ngọt 145 ha), ứng
dụng
công nghệ tưới nước tiết kiệm.
- Tại xã An Phú - thành phố Pleiku:
Công ty Cổ
phần
An Phú Hưng Gia Lai,
Công ty Cổ phần An Phú Thịnh
Gia Lai và Công ty TNHH Hương Đất
An Phú đã đầu tư liên kết sản xuất khoảng 39,5 ha rau an toàn, sản xuất theo
tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, sử dụng công
nghệ tưới nước tiết kiệm, sản xuất rau trong nhà kính, nhà màng, trồng rau thủy
canh... Trong đó:
+ Vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP tại thôn 2, thôn 3, thôn 4 xã An Phú, với diện tích 28,3 ha (Khoảng 25
ha của Công ty Cổ phần An Phú Hưng Gia Lai đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm
cho trên 60 hộ dân tham gia. Công
ty Cổ phần An Phú
Thịnh Gia Lai đầu tư liên kết
sản xuất và bao tiêu sản phẩm với diện
tích 3,3 ha/09 hộ dân tham gia xã viên Hợp tác xã An Phú Thịnh).
+ Vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu
chuẩn VietGAP tại thôn 7 xã An Phú, với diện tích 11,2 ha. Trong
đó có 5 ha của Công ty TNHH Hương Đất An Phú và 6,2 ha của 10 hộ dân tham gia liên kết sản
xuất với Công ty TNHH Hương Đất An
Phú.
- Tại huyện Đak Pơ: Vùng sản xuất rau
an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP tại
xã Tân An và Cư An của Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ An Trường Phát đã đầu
tư liên kết sản xuất khoảng 20 ha rau an toàn, ứng dụng công nghệ tưới nước tiết
kiệm, sản xuất rau trong
nhà màng... có 46 hộ dân tham gia.
- Tại thị xã An Khê: Vùng sản xuất rau
an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP tại phường An Bình và An Phú của Hợp tác xã Dịch
vụ nông nghiệp An Bình đã đầu tư liên kết sản xuất khoảng 22 ha rau an toàn, ứng
dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, sản xuất rau trong nhà màng, sản xuất rau
thủy canh...
có
45 hộ dân tham gia.
- Tại huyện Phú Thiện: Hợp tác xã rau
an toàn thị trấn Phú Thiện và Chi nhánh Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu tại tỉnh Khánh Hòa đã đầu tư liên
kết sản xuất khoảng 45 ha rau an toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (trong
đó có gần 25 ha Cà tím Nhật), ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, có 62 hộ dân tham
gia.
Điểm nhấn quan trọng trong phát triển
sản xuất rau
theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt của các địa phương trong tỉnh trong thời
gian qua đó là: Năm 2017, Công ty TNHH MTV Hương đất An Phú được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn công nhận là Doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao với sản phẩm, là rau đạt
tiêu chuẩn VietGAP; năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng
nhận đăng ký Nhãn hiệu RAU AN KHÊ - GIA LAI, AN KHE - GIA LAI VEGETABLES; Công ty Cổ phần
An Phú Hưng Gia Lai đã và đang triển khai dự án đầu tư xây dựng “Trang trại rau
sạch chuẩn GlobalGAP”.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được
nêu trên, mặc dù tỉnh Gia Lai đã có nhiều dự án, đề tài nhằm phát
triển diện tích rau theo hướng an toàn, VietGAP, GlobalGAP có áp
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ,... nhưng đều đạt hiệu quả chưa cao do nhiều lý do
khách quan và chủ quan, tuy vậy, trong quá trình sản xuất, người dân tại các
vùng trồng rau trong tỉnh đã tích lũy được kinh nghiệm trồng, canh tác các loại rau
và hiện nay, không ít địa phương đã định hình và đang phát triển các vùng sản
xuất rau hàng hóa tập trung, sản xuất theo quy trình thực hành nông
nghiệp tốt.
2. Tình hình tổ chức sản xuất và ứng dụng công
nghệ khoa học trong sản xuất hoa
Nhìn chung trong những năm qua việc
tổ chức phát triển sản xuất hoa, cây kiểng, bonsai... chưa được ngành
chức năng và chính quyền các địa phương chú trọng, quan tâm đúng mức. Việc phát
triển sản xuất mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất,
chưa có sự quan
tâm, hỗ trợ của ngành chức
năng, đơn vị chuyên môn liên quan và chính quyền địa phương; chất lượng sản phẩm
mai, đào, quất, cây
kiểng, bonsai không đồng đều, thiếu tính cạnh tranh so với sản phẩm cùng chủng
loại của một số địa phương như hoa Đà Lạt, mai Bình Định... dẫn đến việc phát
triển diện tích đại trà gặp nhiều khó khăn; chưa khai thác, phát huy
được tiềm năng, lợi thế để phát triển sản
xuất ổn định, bền vững và hiệu quả. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có thành phố
Pleiku, thị xã An Khê và thị xã Ayunpa đã áp dụng khoa học công nghệ trong sản
xuất hoa như công nghệ tưới nước tiết kiệm, trồng hoa trong nhà màng, nhà lưới...
3. Tình hình tổ chức sản xuất và ứng dụng
khoa học công nghệ trong sản xuất cây ăn quả
3.1. Về tình hình tổ
chức sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP có ứng dụng khoa học công
nghệ
Điểm nhấn đáng khích lệ trong phát triển
sản xuất cây ăn quả trong những năm
qua đó là đã thu hút được một số doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng nhà máy chế
biến trên địa bàn và đầu tư liên kết phát triển diện tích cây ăn quả chất lượng
cao, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP có áp dụng một số
khoa học công nghệ như: Tưới nước tiết kiệm, công nghệ giám định bệnh virus,
công nghệ bảo quản trái cây, công nghệ bảo quản trái cây bằng màng MAP, công
nghệ xử lý hơi nước nóng cho trái cây...
Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích
cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP của doanh nghiệp và các
địa phương trong tỉnh có khoảng 8.320,3 ha, cụ thể:
- Công ty Cổ phần Bò sữa Tây Nguyên đã đầu tư
phát triển diện tích cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với
diện tích khoảng 728 ha, trong đó:
+ Mít 286 ha: Tại Nông trường Ia Băng -
huyện Chư Prông 167 ha. Nông trường Ia Pếch - huyện Ia Grai 119 ha.
+ Sầu riêng 186 ha: Tại Nông trường Ia
Băng - huyện Chư Prông 140 ha. Nông trường Ia Pếch - huyện Ia Grai 46 ha.
+ Thanh Long 93 ha: Tại Nông trường Ia
Băng - huyện Chư Prông 77 ha. Nông trường Ia Pếch - huyện Ia Grai 16 ha
+ Bơ 92 ha: Tại Nông trường Ia Băng -
huyện Chư Prông 35 ha. Nông trường Ia Pếch - huyện Ia Grai 57 ha.
+ Bưởi 71 ha: Tại Nông trường Ia Băng - huyện
Chư Prông 71 ha.
- Công ty Cổ phần Cao su Trung Nguyên đã đầu tư
phát triển diện tích cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với
diện tích khoảng 880 ha, trong đó:
+ Xoài 378 ha: Tại Nông trường Pờ Tó -
huyện Ia Pa 108 ha. Nông trường Ia Puch - huyện Chư Prông 229 ha. Nông trường Ia Blứ - huyện
Chư Pưh 41 ha.
+ Thanh long 326 ha: Tại Nông trường Pờ
Tó - huyện Ia Pa 167 ha. Nông trường Ia Puch - huyện Chư Prông 159 ha.
+ Bưởi 176 ha: Tại Nông trường Pờ Tó -
huyện Ia Pa 58 ha. Nông trường Ia Puch - huyện Chư Prông 118 ha.
- Công ty Cổ phần Chăn nuôi Gia Lai đã đầu tư
phát triển diện tích cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với
diện tích 1.671 ha, trong đó:
+ Mít 850 ha: Tại xã Đăk Tley - Mang
Yang 27 ha; xã Đăk Yă - Mang Yang 93 ha; xã Lơ Pang - Mang Yang 359 ha; xã Kon
Thụp - Mang Yang 255 ha; xã Kon Chiêng - Mang Yang 34 ha; xã Thành An - An Khê 44
ha; xã Cư An - Đak Pơ 38 ha.
+ Thanh long 261 ha: Tại xã Đăk Tley - Mang
Yang 64 ha; xã Lơ Pang -
Mang Yang 88 ha; xã Yang Bắc - Đak Pơ 87 ha; xã Phú An - Đak Pơ 22 ha.
+ Chuối 172 ha: Tại xã Đăk Yă - Mang
Yang 72 ha; xã Lơ Pang - Mang Yang gần 100 ha.
+ Bưởi 144 ha: Tại xã Kon Thụp - Mang
Yang.
+ Sầu riêng 107 ha: Tại xã Đăk Tley -
Mang Yang 22 ha: xã Đăk Yă - Mang
Yang 71 ha; Lơ Pang - Mang Yang 14 ha.
+ Bơ 137 ha: Tại xã Đăk Tley - Mang
Yang 9 ha; xã Lơ Pang -
Mang Yang 20 ha; xã Kon Thụp - Mang Yang 86 ha; xã Kon Chiêng - Mang
Yang 22 ha.
- Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Chi nhánh Gia
Lai
đã đầu tư liên
kết phát triển vùng nguyên liệu
dứa, chuối tiêu hồng, chanh dây theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP
phục vụ cho Nhà máy chế biến rau quả
DOVECO Gia Lai tại Mang Yang, với diện tích 3.564,3 ha, gồm có: 44 ha chuối
tiêu hồng, 162 ha dứa và 3.358,3 ha chanh dây.
- Công ty Cổ phần Nafoods Tây Nguyên đã liên kết đầu
tư phát triển vùng nguyên liệu chanh dây theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, với
diện tích khoảng 765 ha.
- Công ty TNHH MTV XNK Bơ Mỹ Hoàng Gia đã đầu tư
liên kết phát triển vùng sản xuất bơ an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện
tích gần 112 ha tại huyện Ia Grai, có 71 hộ dân tham gia.
- Công ty Cổ phần Chè Bàu Cạn, đã đầu tư phát
triển vùng bơ, chuối Già hương Nam Mỹ theo tiêu chuẩn VietGAP (trồng xen trong
vườn chè và cà phê của công ty), với quy mô diện tích khoảng 600 ha tại xã Bàu Cạn -
huyện Chư Prông, gồm có:
Khoảng 450 ha bơ, 100 ha mít Thái và 50 ha chuối Già hương Nam Mỹ.
3.2. Về cấp mã số
vùng trồng
Diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh
đã được cấp 23 mã số vùng trồng cho sản phẩm chuối, mít, xoài và
thanh long, trong đó:
- 10 mã số vùng
trồng mít:
+ Huyện Mang Yang có 3 mã vùng trồng
(tại xã Đak Yă, xã Lơ Pang, xã Kon Thụp).
+ Thị xã An Khê có 01 mã số vùng trồng
tại xã Thành An.
+ Huyện Chư Prông có 03 mã vùng (xã Ia
Băng và xã Bàu Cạn).
+ Huyện Chư Pưh có 01 mã số vùng trồng
tại xã Ia Blứ.
+ Huyện Ia Grai có 01 mã số vùng trồng
tại xã Ia Pếch.
+ Huyện Chư Păh có 01 mã số vùng trồng
tại xã Nghĩa Hưng.
- 04 mã số vùng trồng chuối:
+ Huyện Mang Yang có 01 mã vùng tại xã
Đak Tley.
+ Huyện Chư Prông có 02 mã số vùng trồng tại
xã Bàu Cạn.
+ Huyện Chư Păh có 01 mã số vùng trồng
tại xã Nghĩa Hưng.
- 02 mã số vùng trồng xoài:
+ Huyện Ia Pa có 01 mã số vùng trồng tại
xã Pờ Tó.
+ Huyện Chư Prông có 01 mã số vùng trồng
tại xã Ia Puch.
- 07 mã số vùng trồng thanh long:
+ Huyện Ia Pa có 01 mã số vùng
trồng tại xã Pờ Tó.
+ Huyện Đak Pơ có 01 mã số vùng trồng
tại xã Yang Bắc.
+ Thị xã An Khê có 01 mã số
vùng trồng tại xã Phú An.
+ Huyện Mang Yang có 02 mã vùng (tại
xã Đăk Yă và xã Lơ Pang).
+ Huyện Chư Prông có 01 mã số vùng trồng
tại xã la Băng.
+ Huyện Ia Grai có 01 mã số vùng trồng tại
xã Ia Pếch.
III. MẠNG LƯỚI KINH
DOANH VÀ TIÊU THỤ RAU, HOA, QUẢ
Mạng lưới kinh doanh và tiêu thụ rau,
hoa, quả của tỉnh Gia Lai khá đa dạng và phong phú. Ngoài tiêu thụ tại các chợ
đầu mối và Trung tâm Thương mại Pleiku thì sản phẩm rau, hoa, quả Gia Lai được
thương lái thu mua, cung cấp cho các ở các địa phương trong tỉnh và cung cấp
cho các chợ đầu mối một số tỉnh thành như: Kon Tum, Bình Định, Đà Nẵng. Một số diện
tích được doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ
thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, điển hình
là Công ty Cổ phần An Phú Hưng
Gia Lai, bước đầu đã và đang
từng bước hình thành chuỗi cung ứng bền
vững kết nối sản xuất, sơ chế, bảo quản, phân phối sản phẩm rau, hoa,
quả vào hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn tại các thị trường tiềm năng
trong nước, như Đà Nẵng, Quy Nhơn,
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...
Hình 04: Cấu trúc
thị trường kinh doanh và tiêu thụ
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đầu
tư xuất khẩu rau quả, thực phẩm ký hợp đồng thu mua sản phẩm rau thông qua hợp
tác xã, sản phẩm chủ yếu nằm trong chuỗi giá trị này bao gồm: Chuối tiêu hồng, chuối Già
hương Nam Mỹ, chanh dây,
dứa, xoài, mít, thanh long, rau chân vịt, ngô ngọt, đậu tương, các loại rau quả
khác…; các sản phẩm này chủ yếu
xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Tóm lại, chuỗi giá trị
tiêu thụ và kinh doanh sản
phẩm rau, hoa, quả của tỉnh chủ yếu thông qua kênh phân phối thương lái thu mua
và chuyển xuống
thương lái cấp 2 trước khi đến tay người tiêu dùng; bên cạnh đó Gia Lai có các
sản phẩm chủ lực thông qua doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài
như Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao -
Chi nhánh Gia Lai, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, điển
hình là LOPANG BANANA - được trồng tại xã Lơ Pang, huyện Mang Yang - sản phẩm chuối Việt lần đầu
tiên được bán và phân phối qua 81 đại
siêu thị ở Hàn Quốc.
IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT RAU, HOA, QUẢ
1. Thị trường tiêu thụ
Thu nhập và đời sống vật chất của người
dân trong nước từng bước được nâng cao; yêu cầu đòi hỏi về chất lượng cuộc sống “ăn
ngon, mặc đẹp và thưởng ngoạn” của người dân ngày càng được xem trọng nên sản
phẩm rau, hoa, quả đã
trở
thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của người dân.
Thị trường tiêu thụ rau, hoa, quả
trong nước rất nhiều tiềm năng và đầy hứa hẹn như Đà Nẵng, Quy Nhơn,
Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Nếu sản xuất rau, hoa, quả được tổ chức tốt
từ khâu sản xuất đến quảng bá, kết hợp với du lịch, tiêu thụ sẽ tạo bước đột phá và là động
lực thúc đẩy ngành nông nghiệp Gia Lai tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững.
Về nhu cầu thị trường trong tỉnh: Với dân số
1.513.847 người, bình quân mỗi năm tỉnh cần đáp ứng khoảng 165.766 tấn rau và 110.511 tấn hoa quả. Với sản lượng
rau và hoa quả như hiện nay thì tỉnh đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về
hoa quả và có thể xuất đi nơi khác. Tuy nhiên, đa số sản phẩm rau
quả chua được đánh giá, chứng nhận về an toàn trong tiêu thụ.
Hình 05: Nhu cầu
dinh dưỡng cho con người
Về thị trường xuất khẩu: Châu Á
chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch xuất khẩu rau, quả của Việt
Nam; trong đó, đứng đầu là Trung Quốc, tiếp đến
là Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước
Đông Nam Á. Theo nhận định
của Bộ Công thương: Xuất khẩu rau, quả Việt Nam đến
các thị trường châu Á sẽ tiếp tục
tăng trưởng do quy mô thị trường và sức tiêu thụ lớn, thói quen tiêu
dùng
tương đồng,
vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển, mức thuế nhập khẩu hầu hết đều đã về
0% do thực thi các Hiệp định thương mại
tự do. Mặc dù vậy, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường châu Á đang gặp thách
thức lớn do sự thay đổi về chính
sách nhập khẩu: Trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc có quy định khắt khe về tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình đánh giá rủi ro phức tạp, kéo dài
thì Trung Quốc cũng chuyển từ giao dịch
biên mậu sang nhập khẩu chính ngạch, đồng thời áp dụng các chính sách thắt chặt
kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu.
Với thị trường châu Âu, theo nhận định
của ông Willem Schoustra - Tham tán nông nghiệp phụ trách Việt Nam và Thái Lan,
Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam: Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông sản,
rau quả của EU rất lớn. Việt Nam có lợi thế sản xuất các loại rau củ nhiệt đới
với chủng loại đa dạng, phong phú. Cộng với việc ký kết Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - EU (TPA) là cơ
hội để rau, hoa, quả
Gia Lai tiến sâu vào các khu vực thị trường có thị phần và quy mô lớn, sức tiêu
thụ mạnh như các nước
EU. Tuy nhiên,
thách thức mà nông sản Việt Nam nói chung, mặt hàng rau, hoa, quả Việt Nam nói
riêng đang đối mặt đó là đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và
truy xuất nguồn gốc bởi những quy định khắt khe của EU về chất lượng thực phẩm
và nhiệm vụ hàng đầu của ngành rau, hoa, quả Việt Nam đó là tạo chuỗi giá trị
gia tăng trên nền tảng chất lượng an toàn thực phẩm.
Nguồn: Trích báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III,
giai đoạn 2013-2019 của Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Tin tức Thông tấn xã Việt
Nam ngày 22/10/2019 “Nhiều tiềm năng xuất khẩu rau, hoa, quả”. VTV.vn - Thời
báo kinh doanh sáng ngày 08/01/2020 “Nhìn lại tình hình sản xuất rau, quả trong
năm 2019”.
Theo các nhận định nêu trên cho thấy:
Thị trường quốc tế và trong nước ngày càng lớn, khả năng phát triển nhiều, vấn
đề đặt ra cho sản xuất rau, hoa, quả Gia Lai là phải tạo được sản phẩm có sức cạnh
tranh, bảo đảm áp dụng đúng tiêu chuẩn quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt
(GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic) và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt
khác, phải tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị sản xuất -
chế biến và tiêu thụ rau, quả để nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế
biến, bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng, giá cả hợp lý và ổn định, từng bước
nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng rau, hoa, quả. Cả 02
vấn đề này ở Gia Lai vẫn còn rất nhiều hạn chế; việc áp dụng GAP với các loại
rau, hoa, quả mới chỉ dùng lại ở mức hướng đến quy trình GAP, chưa áp dụng đầy
đủ các bước quy trình
GAP - đây là hạn chế
chính đối với sản xuất rau, hoa, quả của Gia Lai.
Ngoài ra chất lượng và giá thành cạnh
tranh trong sản xuất rau, hoa, quả ở Gia Lai vẫn còn nhiều bất cập vì
những lý do sau:
- Lý do thứ nhất: Chủ yếu là
do giống không đảm bảo, chưa đạt
tiêu chuẩn chất lượng; phương pháp canh tác còn yếu, vườn tạp nhiều, trình độ
phòng bệnh, chăm sóc kém; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm còn nhiều,
vượt ngưỡng cho phép theo quy định. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến lạc hậu
cũng ảnh hưởng tới chất lượng rau,
quả.
Ngoài
ra, việc thiếu các phương
tiện vận chuyển lạnh, phương tiện bảo quản hiện đại cũng là những lý do ảnh hưởng đến
chất lượng rau, quả. Hơn nữa việc thu
hái, phương pháp
thu hái cùng có những tác động tích cực tới chất lượng rau, quả. Một nguyên nhân nữa là
do các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam tương đối lạc hậu so với các
tiêu chuẩn quốc tế. Điều này
cùng tạo những khoảng cách nhất định.
- Lý do thứ hai: Thương hiệu
sản phẩm và mẫu mà hàng hóa.
Hiện nay, rau, hoa, quả Việt Nam nói
chung và Gia Lai nói riêng vẫn chưa có thương hiệu mạnh. Chính vì thế việc bán dưới
dạng thô hoặc sơ chế chưa tạo ra giá trị cao. Mẫu mã hàng hóa chưa tạo dấu ấn
khác biệt, không có mã vạch trên nhãn mác hàng hóa dẫn đến không truy
xuất được nguồn gốc
sản phẩm. Chính vì thế khả năng cạnh tranh với các nước khác rất
khó khăn.
- Lý do thứ ba: Thiếu các hiệp
định Quốc tế.
Bài học từ Hiệp định thương mại rau,
hoa, quả giữa
Trung Quốc với Thái Lan cho thấy rõ nhất về vấn đề này. Nếu có thể có những hiệp định
thương mại giữa các nước với những ưu đãi thương mại sẽ tạo ra cánh cửa tốt cho sản phẩm
của Việt Nam xâm nhập vào thị trường các đối tác. Vì vậy cần phải có những hiệp
định quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia đối tác hoặc giữa các tỉnh thuộc hiệp
định ký kết song phương của 2 quốc gia, nhằm hỗ trợ các sản phẩm rau, hoa, quả xuất
khẩu và mang lại giá trị kinh tế cao.
- Lý do thứ tư: Thiếu các kiến thức
về hội nhập
Đây là hạn chế chung của các doanh
nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cần phải được chuẩn
bị tốt giúp cho các doanh nghiệp chủ động hội nhập, phát huy lợi thế của mình để có được những
chiến lược hiệu quả.
Theo đánh giá của các chuyên gia, có tới
85% - 90% lượng hàng nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới phải thông qua
trung gian bằng các
“thương hiệu” nước ngoài, nên người tiêu dùng thế giới vẫn chưa biết nhiều về
những nét đặc thù của nông sản Việt Nam. Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam
đang là vấn đề cấp bách nhằm giảm thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp và nâng cao vị
thế của của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
2. Sự phát triển của khoa học
công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng nói chung và
rau, hoa, cây ăn quả nói riêng, là tiền đề để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, chất
lượng cao. Dự báo phát triển khoa học công nghệ trên lĩnh vực nông nghiệp sẽ
theo hướng: ỨNG dụng công nghệ cao,
trọng tâm là công nghệ sinh học giống để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng; công nghệ
IOT, công nghệ
thông minh; đẩy
mạnh thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn GAP, Organic.
3. Sự biến đổi của khí hậu
và thiên tai, dịch bệnh
Biến đổi khí hậu đang là một
trong những thách thức lớn nhất, tác động bất lợi cho việc sản xuất nông nghiệp
truyền thống. Nó không chỉ làm thay đổi thời vụ, mất mùa hoặc giảm năng
suất nghiêm trọng mà còn kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng.
Đó là một sự
chuyển dịch thụ động
nhằm thích ứng với
biến đổi khí hậu. Trên
tầm vĩ mô, tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan còn ảnh hưởng tiêu cực
đến quá trình thu hoạch, bảo quản và luân chuyển nông sản, gián tiếp gây tác động
lên ngành nông nghiệp của tỉnh đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung kỹ thuật canh tác cho
phù hợp.
Ngoài sự gia tăng của các hiện tượng
khí hậu cực đoan làm gia tăng nguy cơ thiên tai dị thường, hạn hán, nắng nóng kéo dài,
mưa đá, mua lớn kèm theo lốc xoáy... cả về tần suất và cường độ, đồng thời làm phát sinh
các loại sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng - được dự báo là mối đe dọa thường
xuyên cả trước mắt và lâu dài,
vì vậy cần phải có giải
pháp ứng phó thích ứng, hiệu quả và chủ động phòng, chống thiên tai
có hiệu quả
ngay từ địa bàn thôn, xã.
4. Sự hạn chế từ khâu tổ
chức sản xuất
Tổ chức sản xuất rau, hoa, quả chưa thực
sự đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, đặc biệt là yêu cầu xuất khẩu; thiếu mô hình sản xuất
theo chuỗi do quy mô nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, khó khăn cho hoạch định đầu tư, quản lý
chất lượng và tiêu thụ,
còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm trong việc liên kết sản xuất; năng suất, chất
lượng, sức cạnh tranh, giá trị và thu nhập trên đơn vị diện tích còn thấp. Việc
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm; việc thu hoạch, bảo
quản, chế biến chưa được quan
tâm dẫn đến tỷ lệ thất thoát, tổn thất sau thu hoạch lớn; vấn đề về an toàn thực
phẩm, xây dựng
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý còn
nhiều tồn tại, hạn chế.
Hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm
chưa chuyên nghiệp;
thiếu chuỗi tiên kết giữa doanh nghiệp, người nông dân và người tiêu dùng; chuỗi
giá trị rau, hoa, quả còn nhiều khâu trung gian làm giá thành tăng cao. Tỷ lệ
thất thoát sau thu hoạch còn cao, công nghệ xử lý sau thu hoạch tốn thời gian.
Công tác nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng
giống rau, hoa, cây ăn quả còn thiếu và yếu; tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng đem đến nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất,
môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng, phá vỡ sự bền vững trong phát
triển sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, rau, hoa, quả có nhiều chủng loại nên còn
nhiều mặt hạn chế trong lập hệ thống dữ liệu thống kê và thông tin thị trường,
chưa nghiên cứu
đầy đủ và toàn diện về cung cầu ngành hàng rau, hoa, quả, đặc biệt là những thị
trường lớn, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.
5. Sự cạnh tranh thương mại giữa các nước sản
xuất
Cạnh tranh thương mại giữa các nước sản
xuất, rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về kiểm dịch,
an toàn thực phẩm. Vừa qua, Trung Quốc yêu cầu chất lượng rau quả nhập khẩu
ngày càng cao, có truy xuất nguồn gốc. Rau, hoa, quả vào Châu Âu bị rà soát và
siết chặt quy định về an toàn thực phẩm và gia tăng tần suất kiểm tra, gây bất
lợi đến tiến độ xuất khẩu.
Hiện nay, Châu Âu đang tiếp tục dự thảo
các quy định mới chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn chất lượng đối với một số sản phẩm trồng
trọt nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có rau, hoa, quả. Chẳng hạn tháng
11 năm 2018, Châu Âu thông báo
thay đổi quy định kiểm soát
dư lượng thuốc trừ sâu từ Regulation số 669/2009 chuyển sang Regulation số 1660/2018
đối với trái Thanh long (Việt Nam), tần suất kiểm tra Thanh long là 10% áp dụng
từ ngày 8/12/2018 trở đi.
Nguồn: Trích báo cáo tổng kết nhiệm kỳ
III, giai đoạn
2013-2019 của Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
V. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
SẢN XUẤT RAU, HOA, QUẢ
1. Những thuận lợi và khó khăn
Chỉ tiêu
|
Thuận lợi
|
Khó khăn
|
Giống
|
- Giống rau canh tác
hiện nay là những giống
rau truyền thống, người dân có
nhiều kinh nghiệm trồng trọt và phòng chống sâu bệnh, cung cấp tại chỗ cho thị
trường với nhiều chủng loại.
- Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của tỉnh Bến Tre trong
công tác phối hợp quản lý chất lượng giống
cây ăn quả cung ứng cho nhu cầu sản xuất của người dân trên địa bàn.
|
- Chủng loại giống rau chưa đủ cung cấp
cho thị trường chủ yếu các giống rau ăn lá, thiếu các loại
rau củ và rau ăn
quả...
- Qui trình sản xuất giống rau an
toàn cũng chỉ mới được ứng dụng
đối với một số
giống rau nhất định.
- Công tác nghiên cứu, tạo giống hoa
và giống cây ăn quả còn nhiều
hạn chế; phần lớn các giống hoa kiểng và giống cây ăn quả phải thông qua
nhập nội.
|
Điều kiện đất đai, khí hậu,
nguồn nước, cơ sở hạ tầng
|
Khí hậu, thổ nhưỡng, cơ sở hạ tầng
(đường, điện) khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất
rau, hoa, quả. Nguồn nước và khả năng tưới của các công trình thủy lợi trên địa
bàn phong phú, đảm bảo cho việc
phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch sinh
thái.
|
- Nhiều vùng đất chuyên canh chịu ảnh hưởng do
tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng dẫn đến
nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất và gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường
đất...
- Phần lớn diện tích
rau, hoa, quả sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến nhiều
khó khăn trong việc ứng dụng kỹ thuật mới và đẩy mạnh cơ giới hóa
vào các khâu trong sản xuất.
|
Chất lượng sản phẩm
|
- Trung ương đã ban hành quy trình
và hướng dẫn việc thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) nên thuận
lợi trong việc đánh giá và kiểm soát chất lượng rau, hoa, quả.
- Một bộ phận nông dân và người tiêu
dùng ý thức nhiều hơn về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm rau, củ, quả và trái
cây thực phẩm.
|
- Kỹ thuật canh tác rau, hoa, quả của
một bộ phận không nhỏ người dân chưa cao nên việc ứng dụng kỹ thuật
canh tác mới còn chưa đồng bộ, dẫn đến chất lượng sản phẩm rau, hoa, quả
đầu ra không đồng đều.
- Tập quán, thói quen canh
tác và việc lạm dụng, sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm
thu lợi nhuận cao vẫn còn tồn tại.
- Chất lượng rau an toàn và trái cây
của tỉnh chỉ mới đáp ứng yêu cầu nội địa, phần lớn sản phẩm chưa đáp ứng được
các yêu cầu khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế.
|
Giá cả
|
- Tuy giá cả thị trường rau, hoa quả
còn biến động lớn, nhưng giá
cả hàng hóa sản
xuất rau, hoa quả vẫn đảm bảo lợi nhuận lâu dài cho nông dân so với
các sản phẩm nông nghiệp khác.
- Giá thu mua rau, củ, quả và trái
cây an toàn cao hơn sản phẩm
rau, quả sản xuất theo truyền thống nên mang lại lợi nhuận cao cho
người trong rau, củ, quả và sản xuất
trái cây theo quy trình nông nghiệp tốt, có chứng nhận.
|
- Các Hợp tác xã, các tổ hợp tác sản
xuất rau an toàn có ký hợp đồng tiêu thụ
ổn định với doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đảm bảo bao tiêu kịp
thời hết đầu ra cho sản
phẩm nên vẫn còn bán ra với mức giá ngang với rau thường, đây là một
thiệt thòi lớn đối với người
nông dân trồng rau an toàn.
- Mặt khác, sự không phân biệt rõ
ràng về sản phẩm an toàn và giá tương ứng trên thị trường khiến người tiêu dùng hoang mang vì bất kỳ sản
phẩm nào được dán
nhãn “rau, quả an
toàn” thì
lập
tức được giá tăng hơn mà
không được rõ thực sự có an toàn hay không.
|
Sản lượng
|
Diện tích và sản lượng rau, hoa quả
Gia Lai khá lớn ngoài đáp ứng
nhu cầu trong tỉnh, đảm bảo khối lượng để cung ứng cho thị
trường các tỉnh lân cận và xuất
khẩu.
|
- Sản lượng rau, quả của tỉnh thì rất lớn
nhưng sản lượng
rau, quả an toàn còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Một lượng lớn sản lượng rau, quả tiêu thụ tại
Gia Lai là rau, quả
chưa
được chứng nhận đảm bảo an toàn về
thực phẩm.
- Đa phần rau, hoa quả của tỉnh chủ yếu được
phân phối cho thương lái rồi
phân phối lại cho các chợ, đầu mối bán lẻ, ít hoặc không cung cấp trực
tiếp cho nhà hàng, khách sạn, quán ăn lớn, siêu thị,...
- Sản lượng rau, quả chế biến,
xuất khẩu hầu như không
đáng kể.
|
Qui trình sản
xuất
|
- Từng bước hình thành
vùng sản xuất tập trung, áp dụng các quy trình sản xuất, canh tác thâm canh
tiên tiến, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng VietGAP,
GlobalGAP... và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất.
- Tùng bước đã hình thành
mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã được tổ chức tương đối tốt với
các điểm
sơ chế
tập trung, vận chuyển xe tải, nên đã giúp giảm bớt khâu
hao hụt sau thu hoạch.
|
- Diện tích sản xuất tập trung chưa nhiều,
còn manh mún chưa có sự
liên kết trong sản xuất dẫn đến việc áp dụng các quy trình canh tác
thâm canh tiên tiến, quy trình sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP, GlobalGAP... và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn
hạn chế.
- Cơ sở vật chất cho các điểm sơ chế,
đóng gói, bảo
quản rau, hoa, quả vẫn còn nghèo nàn chưa được đầu tư đúng mức, khâu vệ
sinh bảo tồn nguồn nước đôi khi chưa đảm bảo theo quy định.
- Mẫu mã bao bì, nguồn
gốc xuất xứ ghi trên bao bì
chưa được áp dụng
tốt ở tất cả các
thành phẩm.
- Thiếu kho để trữ, bảo quản hàng (ngoại
trừ các siêu thị, các doanh nghiệp lớn), nên mọi việc sơ chế, đóng gói, vận
chuyển còn sơ sài thiếu đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Công nghệ chế biến sâu sản
phẩm còn nghèo
nàn về chủng loại và
yếu về kỹ thuật.
- Thiếu nguồn nhân lực quản lý có
trình độ, có kinh nghiệm về sản xuất, thu hái, sơ chế, bảo quản, chế biến sâu sản
phẩm rau, hoa,
quả.
|
Chuỗi giá
trị sản xuất
|
- Bước đầu đã xây dựng
được một số mô hình liên kết hiệu quả giữa người nông dân, hợp tác
xã, tổ sản xuất với
các doanh nghiệp tiêu thụ.
- Trên địa bàn tỉnh hiện có 26 Hợp
tác xã sản xuất
rau, hoa, quả. Các chuỗi giá trị
rau, hoa, quả đang bắt đầu được xây dựng
trên nền tảng pháp
lý, có sự ràng buộc bằng tín chấp, sổ theo dõi (HTX, nông dân), giữa
Hợp tác xã - doanh
nghiệp thông qua hợp đồng kinh tế.
|
- Các thành phần trong chuỗi chưa nhận thức rõ trách nhiệm
của mình đối với chất lượng sản phẩm được đóng gói, dán
nhãn nên việc thực hiện vẫn còn thiếu đồng bộ.
- Một số hợp tác xã, tổ hợp tác đã bắt đầu ký kết hợp
đồng liên kết sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh
nghiệp nhưng việc ký kết vẫn chưa được áp dụng
rộng rãi và chưa có chế tài để xử lý thích đáng hành vi vi phạm, đảm bảo hợp
đồng được thực thi và đảm bảo sự chung thủy giữa các bên tham gia liên kết.
- Việc trao đổi thông tin
giữa các thành phần trong chuỗi giá trị còn hạn chế
(thông tin thị trường, thông tin quảng bá sản phẩm, thông
tin phản hồi của người
tiêu dùng...).
|
Sự quan tâm của các
tổ chức
|
Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành Nghị quyết
số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 về phát triển sản xuất rau, hoa
và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm
2040. UBND tỉnh đã xây dựng Đề án phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả
trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.
- Nông dân trồng rau, củ,
quả an toàn đã nhận rõ sự
giúp đỡ từ cơ quan chuyên môn như: Hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất rau quả an toàn,
tìm đầu ra cho sản phẩm... Trong
những năm qua, hàng năm các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã tổ chức rất
nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn cho nông dân và tổ chức giám
sát, kiểm tra chặt chẽ việc tổ chức sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn về
vệ sinh an toàn thực phẩm.
|
- Việc quan tâm, hỗ trợ, kiểm soát
còn chưa đồng bộ và chặt
chẽ, nhất là trong công tác chứng nhận vùng sản xuất rau, quả đủ điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Công tác nghiên cứu thị trường,
quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại cho sản phẩm rau, hoa, quả chưa
được quan
tâm đúng mức và chưa được đẩy mạnh.
- Hỗ trợ vốn sản xuất
riêng cho nông hộ sản xuất rau, hoa, quả còn nhiều hạn chế.
|
2. Những cơ hội và
thách thức
Chỉ tiêu
|
Cơ hội
|
Thách thức
|
Nhu cầu thị trường
|
- Nhu cầu tiêu thụ, sản xuất rau,
hoa, quả ngày càng cao, nhất là ở thành thị, do đó có thể tăng sản lượng
lớn; do ý thức về sử dụng sản phẩm an toàn ngày được nâng cao.
- Nhu cầu về chất lượng sản phẩm cao
đi đối với giá cao hơn được ngày
càng nhiều người tiêu dùng chấp nhận do đó có cơ hội tăng lợi nhuận cho các
thành phần trong chuỗi nếu đảm bảo
chất lượng sản phẩm tốt.
- Tỉnh và các địa phương đã có chủ
trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả, trong đó chuyển đổi diện tích
đất trồng lúa, đất trồng
mía kém hiệu quả sang trồng rau, hoa, quả ứng
dụng công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái và tổ chức sản xuất
theo chuỗi giá trị để nâng cao
thu nhập cho người dân và đảm bảo sản xuất ổn định, bền vững, hiệu quả.
|
- Với qui mô và trình độ sản xuất hiện
nay của Gia Lai vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu cạnh tranh của thị trường tiêu thụ nội địa, chưa có khả năng tiến
tới xuất khẩu.
- Quản lý, kiểm tra, giám sát công
tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau, củ, quả và trái cây chưa được
chặt chẽ và đồng bộ.
- Công tác xây dựng thương hiệu sản
xuất rau an toàn, hoa, trái cây chất lượng cao và khâu xúc tiến thương mại gặp
nhiều khó khăn.
|
Sản phẩm
|
- Gia Lai là một trong những tỉnh sản xuất
rau, hoa, cây ăn quả
có triển vọng ở Tây
Nguyên, do điều kiện địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng thuật lợi, có sự hỗ
trợ của các cơ quan, đơn vị Trung ương liên quan. Sản phẩm rau,
hoa, quả là sản
phẩm tiềm năng, Gia Lai có lợi thế và cơ hội để mở rộng diện tích,
đa dạng về chủng loại,
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Chủng loại sản phẩm rau, hoa,
quả đa dạng có
thể sản xuất tại địa phương, thay thế các sản phẩm nhập về từ
các vùng chuyên canh trong và ngoài nước như Đà Lạt, Thái Lan...
|
- Hiện nay, quy hoạch ngành đã bỏ; tuy có chủ trương, định
hướng của tỉnh nhưng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ
nên việc thực hiện không dễ dàng khi chưa định hướng được thị trường
tiêu thụ cho sản xuất rau, hoa, quả của tỉnh.
- Vấn đề tổ chức quảng bá
hình ảnh cho rau, hoa, quả
chưa được rộng rãi, nhận thức về rau và trái cây an toàn của một bộ phận cán
bộ và người dân chưa cao nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổ chức sản xuất và mức độ sử dụng
sản phẩm (nhất là người tiêu dùng bình dân, thu nhập thấp).
|
Nhãn hiệu
|
Hiện nay các doanh nghiệp, hợp tác
xã, các cơ sở sản xuất rau, hoa quả trên địa bàn đang xây dựng thương hiệu
cho sản phẩm rau, hoa, quả và tìm hướng đầu ra ổn định sản phẩm trên thị
trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.
|
- Nhận thức về tầm
quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trong chuỗi sản xuất rau, hoa, quả
còn yếu, một phần do chính
bản thân người sản xuất chưa nỗ lực, chưa mạnh dạn đầu tư xây dựng
thương hiệu và quan trọng nhất là chưa tạo được sự tin tưởng và quan
tâm, chấp nhận của
người tiêu dùng.
- Việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý,
truy xuất nguồn gốc sản
phẩm
chậm trễ sẽ là một khó khăn cho chính các hợp tác xã, doanh nghiệp khi cạnh
tranh trực tiếp với với các nhãn hiệu khác trên thị trường nhất là trong thời
điểm mở của hội nhập
hiện nay.
|
Phần IV
QUAN ĐIỂM,
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU, HOA VÀ CÂY ĂN QUẢ ĐẾN
NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2040
I. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU
1. Quan điểm
- Phát triển sản xuất rau, hoa, cây ăn
quả gắn với nhu
cầu thị trường, nhà máy chế biến của tỉnh; phù hợp với lợi thế của từng vùng trong tỉnh về điều kiện
khí hậu, thổ nhưỡng; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, nhân lực; thích ứng
với biến đổi khí hậu và
bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo cho người dân Gia Lai và người tiêu
dùng trong nước được sử dụng rau xanh an toàn, hoa tươi, đẹp, trái cây thơm ngon mang
nét riêng của vùng thổ nhưỡng, khí hậu Gia Lai.
- Khuyến khích chuyển đổi diện tích
cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau, hoa, cây ăn quả theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến
khích các thành phần kinh tế (bao gồm cả các đơn vị quân đội) đầu tư
ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất rau, hoa, quả theo chuỗi giá trị, chế
biến sâu, tạo ra những thương phẩm có giá trị gia tăng lớn gắn với nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn;
thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành các loại hình kinh tế tập thể hợp tác sản xuất, kinh
doanh rau, hoa, quả và xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng;
quảng bá và phát triển làng nghề, du lịch nông nghiệp, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản
phẩm” (OCOP) của tỉnh.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng
quát:
Nâng cao giá trị sản xuất rau, hoa, quả; nâng cao thu nhập/đơn vị diện tích đất trồng trọt;
hình thành mô hình du lịch nông nghiệp; tạo thêm việc làm; góp phần phát triển
kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.
2.2. Mục tiêu cụ
thể
a) Đến năm 2025
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
rau, hoa, quả bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 25%/năm. Đến năm 2025,
giá trị sản xuất rau, hoa, quả đạt trên 12.960 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010),
đạt gần 26.500 tỷ đồng (theo giá hiện hành năm 2020); đưa tỷ trọng giá trị
rau, hoa, quả trong ngành trồng trọt chiếm trên 20% vào năm 2025.
- Phấn đấu đến năm 2025: Giá trị sản
xuất trên 01 ha đất canh tác rau, hoa, quả bình quân đạt khoảng 350 triệu đồng (theo
giá hiện hành năm 2020). Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 300 - 350 triệu đô la Mỹ.
b) Đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
rau, hoa, quả bình quân
giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 12%/năm. Đến năm 2030, giá trị sản xuất rau, hoa, quả đạt trên 23.700 tỷ đồng
(theo giá so sánh 2010), đạt trên 54.370 tỷ đồng (theo giá hiện hành năm 2020).
- Phấn đấu đến năm 2030: Giá trị sản xuất
trên 01 ha đất canh tác rau, hoa, quả bình quân đạt khoảng 450 triệu đồng (theo
giá hiện hành năm 2020). Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 500 - 600
triệu đô la Mỹ.
c) Định hướng đến năm 2040
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản
xuất rau, hoa, quả bình quân giai đoạn 2031 - 2040 đạt trên 1,6%/năm. Đến năm 2040,
giá trị sản xuất rau, hoa, quả đạt trên 27.920 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), đạt khoảng
78.260 tỷ đồng (theo giá hiện hành năm 2020).
- Phấn đấu đến năm 2040:
Giá trị sản xuất
trên 01 ha đất canh tác rau, hoa, quả bình quân đạt khoảng 600 triệu đồng
(theo giá hiện hành năm 2020). Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 900 - 1.000 triệu
đô la Mỹ.
(Chi tiết có
phụ lục 06 kèm theo)
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT RAU, HOA, QUẢ
1. Định hướng phát triển sản xuất rau
1.1. Đến năm 2025: Phát triển,
mở rộng diện tích canh tác rau khoảng 20.000 ha, diện tích gieo trồng khoảng
52.000 ha. Hình thành các vùng sản xuất rau xanh an toàn hàng hóa tập trung ứng
dụng công nghệ cao, thực hành sản xuất
đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic với diện tích đất canh tác khoảng
500 ha.
Xây dựng vùng nguyên liệu rau cho Nhà
máy chế biến rau, quả thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng
Giao - Chi nhánh Gia Lai tại Mang Yang và các nhà máy chế biến trong tỉnh, với
diện tích trên 5.000 ha.
1.2. Đến năm 3030: Phát triển
diện tích canh tác rau khoảng 30.000 ha, diện tích gieo trồng khoảng 90.000 ha.
Hình thành các
vùng sản xuất rau xanh an toàn hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ
cao, thực hành sản xuất
đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic với diện tích đất canh tác khoảng 700
ha.
Xây dựng vùng nguyên liệu rau cho Nhà
máy chế biến rau, quả thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Chi
nhảnh Gia Lai tại Mang Yang và các nhà máy chế biến trong tỉnh, với diện
tích trên 8.000 ha.
1.3. Định hướng đến năm 2040: Ổn định diện
tích canh tác rau khoảng 30.000 ha, diện tích gieo trồng khoảng
90.000 ha. Hình thành
và phát triển ổn định 44
vùng sản xuất rau xanh an toàn hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, thực
hành sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic, với diện tích đất
canh tác khoảng 750 ha.
Hình thành và phát triển vùng nguyên
liệu rau ổn định cho Nhà máy chế biến rau, quả thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm
xuất khẩu Đồng Giao - Chi nhánh Gia Lai tại Mang Yang và các nhà máy chế biến
trong tỉnh, với diện
tích khoảng 10.000 ha.
2. Định hướng phát triển
sản xuất hoa, cây kiểng
2.1. Đến năm 2025: Phát triển, mở rộng
diện tích sản xuất hoa, cây kiểng khoảng 300 ha Xây dựng, phát triển các vùng sản xuất
hoa, cây kiểng chuyên canh gắn với du lịch nông nghiệp tại thành phố Pleiku và
thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa theo hướng tập trung làng nghề, nông
nghiệp đô thị phục vụ du lịch, phục vụ nhu cầu hoa tươi hàng ngày cho gia đình
và các tổ chức xã hội, góp phần
tăng thu nhập cho nông dân vùng ven đô thị có diện tích đất ít.
2.2. Đến năm 2030: Phát triển,
mở rộng diện
tích sản xuất hoa, cây kiểng khoảng 500 ha Hình thành vùng sản xuất hoa, cây kiểng
chuyên canh kết hợp với du lịch nông nghiệp tại thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị
xã Ayun Pa và một số địa phương có tiềm năng như Chư Sê, Đak Đoa, Đak Pơ, Chư
Păh,...
2.3. Định hướng đến năm 2040: Ổn định các
vùng sản xuất hoa, cây kiểng chuyên canh kết hợp với du lịch nông nghiệp tại thành
phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và các địa phương có tiềm năng trong tỉnh,
với diện tích khoảng 500 ha.
3. Định hướng phát triển sản xuất cây
ăn quả
3.1. Đến năm 2025: Phát triển
diện tích cây ăn quả của tỉnh khoảng 55.000 ha. Trong đó, diện tích
sầu riêng khoảng 3.000 ha, bơ 4.000 ha, xoài 3.000 ha, mít 4.000 ha, chuối
6.000 ha, thanh long 1.000 ha,
cam 500 ha, bưởi 700 ha, chôm chôm 300, nhãn 500 ha, dứa 10.000 ha,
mãng cầu (na) 500
ha, chanh dây 20.000 ha, cây ăn quả khác khoảng 1.500 ha. Trước mắt, tập trung
phát triển, hình thành các vùng sản xuất trái cây đặc sản gắn với du lịch
nông nghiệp tại thành phố Pleiku và các huyện: Đak Đoa, Mang Yang, Chư Prông, Chư
Păh, Đức Cơ, Kbang.
3.2. Đến năm 2030: Phát
triển diện tích cây ăn quả của tỉnh khoảng 90.000 ha. Trong đó, diện tích sầu
riêng khoảng 6.000 ha, bơ 8.000 ha, xoài 6.000 ha, mít 8.000 ha, chuối 10.000
ha, thanh long 1.000 ha, cam 500 ha, bưởi 1.000 ha, chôm chôm 500 ha, nhãn
1.000 ha, dứa 15.000 ha, mãng cầu (na) 1.000 ha, chanh dây 30.000 ha, cây ăn quả
khác khoảng 2.000 ha. Nhân rộng và phát triển mô hình vườn cây ăn trái gắn với
du lịch nông nghiệp tại thành phố Pleiku, thị xã An Khê, Ayun Pa và các huyện:
Chư Prông, Ia Grai, Đak Đoa, Đak Pơ, Chư Păh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang, Ia Pa, Chư
Pưh...
3.3. Định hướng đến năm 2040: Phát triển
diện tích cây ăn quả của tỉnh khoảng 100.000 ha. Trong đó, diện tích sầu riêng
khoảng 6.000 ha, bơ 10.000 ha, xoài 7.000 ha, mít 10.000 ha, chuối 10.000 ha,
thanh long 1.000 ha, cam 500 ha, bưởi 1.000 ha, chôm chôm 500 ha, nhãn 1.000 ha,
dứa 20.000 ha, mãng cầu (na) 1.000 ha, chanh dây 30.000 ha, cây ăn quả khác khoảng
2.000 ha.
(Chi tiết có
phụ lục 02, 03, 04, 05 kèm theo)
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU, HOA, QUẢ TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Nhiệm vụ
1.1. Nghiên cứu xây dựng, ban hành các
quy định phù hợp, đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Nhà nước,
phát huy trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội và tạo
điều kiện thuận lợi, thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết phát triển sản xuất
vùng chuyên canh rau, hoa, quả ứng dụng công nghệ gắn với du lịch sinh thái tại
các địa phương trong tỉnh ổn định, bền vững và hiệu quả.
1.2. Rà soát bổ sung định hướng phát
triển các vùng chuyên canh rau, hoa, quả theo hướng đẩy mạnh sản xuất
rải vụ thu hoạch trên cơ sở tính toán, xác định thời vụ thu hoạch của các địa
phương trong và ngoài nước để tránh tình trạng "được mùa rớt giá, được giá mất
mùa", giúp người dân tăng thu nhập, ổn định và nâng cao cuộc sống.
1.3. Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi
giá trị, chế biến sâu, tạo ra những thương phẩm có giá trị gia tăng lớn gắn với
việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng; quảng bá và
phát triển du lịch nông nghiệp, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”
(OCOP) của tỉnh.
1.4. Xây dựng mô hình mẫu “Vườn rau - Vườn
hoa - Vườn cây ăn quả” ứng dụng công nghệ cao,
áp dụng quy trình
thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic) và xây dựng mô hình điểm “Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nhà vườn” trong liên kết
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư đầu vào; phát triển liên kết nông hộ, hình
thành các cách đồng kiểu mẫu trong sản xuất rau, hoa, quả ứng dụng công nghệ
cao gắn với du lịch sinh thái tại một số địa phương có tiềm năng để
người dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập, nhân rộng trong sản xuất.
1.5. Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn
nhân lực (đội ngũ cán bộ, nông dân...) trong phát triển sản xuất rau, hoa, quả
phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ công nghệ mới và nhu cầu thị trường mới;
trong đó tập trung
cho đào tạo dài hạn đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật cao ở các lĩnh vực then chốt
như: Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông
tin và khoa học quản lý...
1.6. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước
3 cấp (tỉnh, huyện,
xã) đủ điều kiện và năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý nguồn giống, vật tư đầu vào (phân
bón, thuốc
bảo vệ thực
vật) và an toàn thực phẩm; đẩy
nhanh việc hình thành và phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác; thúc đẩy phát triển hệ thống, cơ
sở bảo quản, chế biến
và chuỗi cung ứng,
phân phối sản phẩm, cạnh
tranh lành mạnh, bình
đẳng
gắn tính cộng đồng, trách nhiệm, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên
tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất, cũng như việc kết
nối, mở
rộng thị
trường tiêu thụ sản
phẩm
rau, hoa, quả vào hệ thống hệ siêu thị, nhà hàng, khách sạn trong nước và xuất
ra các thị trường ngoài nước
có thị phần
lớn, sức tiêu thụ mạnh
như: EU, Châu Á và một số nước khác trên thế giới.
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Nhóm giải pháp về thông tin,
tuyên truyền
- Tăng cường công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức, viên chức và nhân dân về sản xuất,
phát triển rau, hoa, quả: Tổ chức quán triệt, phổ biến sâu rộng chủ trương,
chính sách về phát triển sản xuất rau, hoa, quả đến cán bộ công chức, viên chức,
người lao động và mọi
tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng
thuận, chung sức và quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện. Xây dựng tài liệu
tuyên truyền, phổ biến các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị có hiệu
quả và cơ chế chính sách phát triển rau, hoa, quả gắn với phát triển
du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Không tổ chức gieo trồng tràn lan nhất
là cây ăn quả khi chưa khẳng định tính
thích nghi của cây trồng và chưa
xác định được thị trường, khả năng liên kết với doanh nghiệp. Tổ chức các lớp tập
huấn về chất lượng nông sản, hoa, an toàn thực phẩm và có biện pháp
đánh giá hiệu quả do người tiêu dùng bình chọn.
- Mở chuyên trang, chuyên mục về nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa, quả trên Đài Phát thanh - Truyền
hình và Báo Gia Lai.
2.2. Nhóm giải pháp về nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc sản xuất, chế biến, kinh
doanh các sản phẩm rau, hoa, quả
- Phân công đầu mối quản lý và trách nhiệm cụ
thể của các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý và phát triển
rau, hoa, quả trên địa
bàn. Rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển sản xuất rau, hoa, quả và các nông
sản hàng hóa có thế mạnh của địa
phương.
- Quản lý tốt nguồn vật tư đầu vào (giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), đảm bảo
không ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm. Nâng cao
hiệu quả hoạt động
công tác khuyến nông, gắn trách nhiệm đội ngũ cán bộ
khuyến nông viên, nhà
nông, nhà vườn giỏi với việc
xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất hiệu quả ở địa phương.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ
sở sản xuất, kinh doanh rau, quả trên địa bàn theo phân công, phân cấp; thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
đối với các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận; giám sát các hoạt động của các tổ chức
được chứng nhận,
hỗ trợ chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic). Xử lý
kịp thời các hành vi
gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh; không để tình trạng
sản phẩm rau, quả kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lưu
thông trên thị trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
2.3. Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất
và phát triển kinh tế tập thể, đổi mới quan hệ sản xuất
- Tổ chức rà soát, xác định, xây dựng
chi tiết vùng sản xuất thâm canh tập trung cho từng loại rau, hoa, qua ở từng địa
bàn thôn, xã, gắn với việc xây
dựng hệ thống thu mua, bảo
quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở khai thác lợi thế về vị
trí địa lý và điều kiện tự nhiên, thực hiện chuyển đổi diện tích cây trồng kém
hiệu quả sang trồng rau, hoa, cây ăn quả theo chuỗi giá trị, chế biến
sâu, tạo ra những thương phẩm
có giá trị gia tăng lớn
gắn với phát
triển du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
(Chi tiết có phụ lục 07
kèm theo)
- Củng cố, đổi mới và phát triển kinh
tế hợp tác, hợp tác xã từ khâu tổ chức sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm
và chuỗi giá trị, trên cơ sở phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp,
hợp tác xã và người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng kinh
tế và kết nối ngân hàng, tín dụng vào chuỗi sản xuất cung ứng rau, hoa, quả nhằm
đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia vào chuỗi.
- Chú trọng và thường xuyên tổ chức tập
huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh rau, hoa, quả kết hợp làm du lịch sinh thái.
- Xây dựng, chuyển giao và nhân rộng
mô hình liên kết tổ chức sản xuất rau, hoa, quả ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị gia
tăng và thực hành nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic). Hình
thành liên kết 5 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước, ngân hàng, nhà khoa
học). Nhân rộng phương thức sản xuất, tiêu thụ rau, hoa, quả theo đơn đặt hàng
từ nhu cầu thị trường.
- Hỗ trợ hình thành các Hiệp hội, Hợp
tác xã theo từng ngành hàng rau, hoa, quả. Khuyến khích, tạo điều kiện doanh
nghiệp liên doanh, liên kết trực tiếp với các đối tác nước ngoài trong đầu tư
phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị, đặc biệt là khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ,
xuất khẩu rau, hoa, quả tươi.
- Hỗ trợ hình thành các Hiệp hội, Hợp
tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã theo từng ngành hàng rau, hoa, quả. Khuyến
khích, tạo điều kiện doanh nghiệp liên doanh, liên kết trực tiếp với
các đối tác nước
ngoài trong đầu tư
phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị, đặc biệt là khâu bảo quản, chế
biến và tiêu thụ, xuất khẩu rau, hoa, quả tươi. Hỗ trợ các Hợp tác xã tham gia
các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
2.4. Nhóm giải pháp về khoa học và công nghệ
- Hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp
nông nghiệp, cơ sở
sản xuất giống
cây trồng, đầu tư tăng
cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao. Có chính sách
khuyến khích các tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất
giỏi có đủ điều
kiện sản xuất kinh doanh giống rau, hoa, quả theo quy định,
dưới sự kiểm soát
của ngành chức năng.
- Nghiên cứu ứng dụng có
hiệu quả công nghệ
sinh học trong lai tạo, sản xuất các giống rau, hoa, quả đạt tiêu chuẩn
và chất lượng cao, đảm bảo cung ứng
giống tốt để phục vụ cho nhu cầu sản
xuất của
người dân. Sử dụng các giống có năng suất chất lượng cao, phù
hợp với các tiểu vùng sinh thái
tại Gia Lai; đưa vào trồng mới, cải tạo
bằng các giống
chín sớm, chín muộn và
ứng dụng kỹ thuật điều
khiển ra hoa trái vụ, rải vụ thu hoạch. Khảo
nghiệm, du nhập các giống mới có năng
suất cao, chất
lượng tốt, kháng sâu bệnh,
thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và khoảng thời gian thu hoạch kéo dài để bổ sung vào cơ
cấu giống rau, hoa, qua chủ
lực của tỉnh.
Hình thành các Chợ giống cây trồng, Trung tâm sản xuất, kinh doanh giống rau,
hoa, cây ăn quả chất lượng cao; ưu tiên sản xuất các giống rau, hoa, cây
ăn quả phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
- Tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiên tiến,
công nghệ cao, công nghệ mới vào sản xuất rau, hoa quả như: Công nghệ
nuôi cấy mô; công nghệ trồng cây trong
nhà kính; công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và
trên giá thể; công nghệ tưới nhỏ giọt có bộ cảm biến tự động; công nghệ bảo quản rau, hoa quả
và các phương pháp chế biến sâu; áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,
Organic...
- Khuyến khích việc ứng dụng thành tựu
khoa học, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong sản xuất các sản phẩm rau, hoa,
trái cây sạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.
- Nghiên cứu, hoàn thiện và ứng dụng
công nghệ tiên tiến như công nghệ IOT vào sản xuất như: Quan trắc môi trường tự
động và giám sát nhiệt độ, độ ẩm; đưa ra cảnh báo và hướng xử lý khi các điều kiện môi trường
vượt quá mức cho phép; thiết lập chế độ điều khiển tùy chọn để người dùng dễ dàng thiết lập
các yếu tố và điều kiện cảnh báo phù hợp
(như máy bơm, ánh sáng
thông qua smartphone) và công nghệ sinh học ... trong nước và thế giới để đầu tư phù hợp
với điều kiện sản xuất của từng loại rau, hoa, quả đạt hiệu quả cao và bền vững.
- Nghiên cứu, xây dựng, hoàn
thiện quy trình canh tác và công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến
đóng gói sản phẩm rau, hoa, quả đảm bảo tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao. Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc từ mã vạch và công
tác giám sát, kiểm soát chất lượng sản phẩm thông qua dữ liệu điện toán đám mây và
công nghệ số hóa.
2.5. Nhóm giải pháp về đất đai
- Khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp
chuyển đổi diện tích
cây trồng không có hiệu quả sang trồng rau, hoa, cây ăn quả; khuyến
khích dồn điền, đổi thửa, tập trung đất
trồng rau, hoa, cây ăn quả
theo quy định của pháp luật.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho
các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
để đầu tư phát triển sản xuất rau, hoa, cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao; đầu tư
xây dựng trung tâm sản xuất giống chất lượng cao, xây dựng chợ đầu mối, nhà xưởng,
kho bảo quản, chế biến, tiêu thụ rau, hoa, trái cây.
- Đất thuộc quyền sử dụng của dân,
doanh nghiệp tự thỏa thuận với dân theo cơ chế: Góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Doanh nghiệp
tự thỏa thuận giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cho thuê quyền sử dụng đất, doanh nghiệp tiến
hành hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của dân, giá trị thuê thỏa thuận giữa doanh nghiệp
và hộ nông dân theo quy định của pháp luật.
2.6. Nhóm giải pháp về đào tạo sử dụng
nguồn lao động nông thôn và phát triển nguồn nhân lực
- Mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật
kiến thức tại chỗ
cho nông dân về kỹ thuật sản xuất cây trồng, thương mại, dịch vụ sản xuất, bảo
quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kỹ năng quản lý
kinh tế hộ, trang trại,... giúp nông dân nâng cao kỹ năng, chất lượng lao động.
Đồng thời, tập huấn cho người dân về dịch vụ du lịch tại nông thôn, kỹ năng phục vụ
du khách, cung cấp dịch vụ du lịch...
- Có chính sách phù hợp để thu hút những cán bộ kỹ
thuật có trình độ cao đến làm việc tại các cơ sở, trung tâm nghiên
cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên địa bàn. Xây dựng
các điểm tư vấn cho nông dân, thiết lập hệ thống giao lưu trực tuyến về luật
pháp, cơ chế chính sách, thị trường tiêu thụ,...
- Tiếp cận các tổ chức, các quỹ hỗ trợ
phát triển quốc tế, các chương trình hợp tác song phương về nông nghiệp để tạo
nguồn lực tăng cường khả năng thực hiện Đề án và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao phục vụ phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao
năng lực cho cán bộ tham gia quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực
phẩm nói chung
và quản lý sản xuất và tiêu thụ rau, hoa, quả nói riêng, đặc biệt là cán bộ quản
lý cấp huyện, cấp xã về nghiệp vụ, kỹ năng trong tuyên truyền phổ biến pháp luật,
trong giám sát, kiểm tra, xử phạt vi phạm quy định đảm bảo chất lượng vật tư
nông nghiệp, an toàn thực phẩm.
- Đầu tư kinh phí để nâng cao năng lực
hệ thống kiểm nghiệm chất
lượng rau, củ, quả đảm bảo
an toàn thực phẩm cho các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đủ khả
năng đảm nhận công tác quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương. Tăng cường đầu
tư kinh phí địa phương cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Xã hội hóa, đa dạng
các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn;
phát triển, khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư, liên doanh, liên
kết, chuyển giao công
nghệ về kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và chứng nhận an toàn thực phẩm.
2.7. Nhóm giải pháp về bảo quản, chế
biến và tiêu thụ rau, hoa, quả
- Có chính sách hỗ trợ đầu tư hợp lý để
phấn đấu đến năm 2025 thu hút đầu tư xây dựng ít nhất thêm 05 cơ sở bảo quản,
chế biến các sản phẩm từ rau, hoa,
trái cây phù hợp với vùng nguyên liệu tại các huyện phía Đông, Đông Nam và phía
Tây của tỉnh.
- Tăng cường năng lực, sơ chế, bảo quản,
giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng. Hỗ trợ và tạo điều kiện,
khuyến khích doanh
nghiệp và các tổ chức, cá nhân: Đầu tư xây dựng và nâng cấp trang thiết bị để đa dạng hóa
sản phẩm trái cây (đông lạnh, đóng hộp, chiên sấy, nước trái cây tự nhiên, nước trái cây cô đặc
...); đầu tư xây dựng nhà sơ chế, xử lý, đóng gói, bảo quản, chế biến rau, hoa,
quả tại các vùng trồng tập
trung, quy mô lớn để đảm bảo chất
lượng sản phẩm rau, hoa, quả Gia Lai đáp ứng cho thị trường trong nước và
xuất khẩu.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho
các sản phẩm rau, hoa, quả; xây dựng và hình thành chuỗi cung ứng bền vững kết
nối sản xuất, chế biến, phân
phối sản phẩm rau, hoa,
quả vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng, khách sạn trong nước (Đà Nẵng, Quy Nhơn,
Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh)
và xuất khẩu (các nước EU, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản).
Trước mắt, hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung cho Công ty
Cổ phần thực phẩm
xuất khẩu Đồng Giao -
Chi nhánh Gia Lai và Tập đoàn Lộc Trời.
2.8. Nhóm giải pháp về đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng
Huy động và sử dụng có hiệu quả
nguồn lực từ ngân sách và các thành phần kinh tế để đầu tư
phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất rau, hoa,
quả. Trong đó:
- Đảm bảo 100% đường giao thông nội đồng trong vùng
chuyên canh tập trung, vùng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm rau, hoa, quả
được cứng hóa nhằm tạo sự gắn kết, liên
hoàn, thông suốt, đảm bảo thuận tiện
cho các phương tiện đi lại vận chuyển hàng hóa và đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của
du khách trong và ngoài tỉnh. Xây dựng
lưới điện, trạm biến áp đảm bảo cung ứng
và đáp ứng nhu cầu sử dụng của
doanh nghiệp và người dân trong vùng chuyên canh tập trung, vùng sản xuất, xuất
khẩu sản phẩm rau, hoa, quả.
- Kiểm tra, rà soát chất
lượng các công trình thủy lợi để có kế hoạch đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới
phù hợp với mục tiêu phát triển vùng chuyên
canh tập trung, vùng sản xuất, xuất
khẩu sản phẩm rau, hoa, quả.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết
bị cho hệ thống các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu, sản
xuất kinh doanh giống cây trồng
trong đầu tư nâng cao năng lực hoạt động và phục vụ, đảm bảo cung cấp đủ giống tốt
cho sản xuất. Đầu tư tăng cường cho
các cơ sở nghiên cứu khoa học và
thực nghiệm trên địa bàn, để thực hiện tốt việc nghiên cứu thử nghiệm.
- Khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác
xã, trang trại, nông hộ xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, giao thông, điện, nhà
kính, nhà lưới trong vùng chuyên
canh tập trung, vùng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm rau, hoa, quả và đầu tư
các cơ sở bảo quản, chế biến,
các chợ đầu mối thu mua
sản phẩm rau, hoa, quả của tỉnh nhằm tạo đầu ra ổn định cho người sản xuất.
2.9. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư
và thương mại, xây dựng
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm rau, hoa, quả
- Tổ chức thực hiện tốt công tác quảng bá, giới
thiệu sản phẩm và du lịch nông nghiệp; thúc đẩy đưa nhanh sản phẩm rau, hoa, quả Gia Lai
vào các siêu thị trong nước và xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại
trong và ngoài nước, nhất là thị trường tiềm năng, như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Huế,
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các nước EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Nghiên cứu xây dựng “nhãn hiệu” cho
các sản phẩm rau, hoa, quả
và quảng bá du lịch
sinh thái Gia Lai; xây dựng Website giới thiệu nông sản hàng hóa đặc
trưng của Gia Lai gắn với các vùng sản xuất rau, hoa, quả ứng dụng công
nghệ cao và thực hành nông
nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic).
- Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các địa
phương và tổ chức, cá nhân đẩy mạnh việc: Chứng nhận sản phẩm rau, trái
cây đạt tiêu chuẩn
(an toàn, VietGAP, GlobalGAP,
Organic...); xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, mã số cơ sở chế biến
sản phẩm rau, hoa, quả.
2.10. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính
sách
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế,
chính sách hiện có được quy định trong Luật Công nghệ cao; Nghị định số
57/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định
số 83/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị
định số 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ;
Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các
cơ chế, chính sách hiện có của Trung ương, của tỉnh về khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội
đồng, tưới tiết kiệm nước; hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch cộng đồng; khuyến khích phát
triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Nghiên cứu bổ sung hoặc đề xuất
ban hành mới các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh (như: Hỗ trợ cây giống; hỗ
trợ kỹ thuật, máy móc thiết bị; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý,
cấp mã số vùng trồng; hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao ...) phù hợp với điều
kiện của tỉnh Gia Lai và đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật để hỗ trợ, khuyến
khích doanh nghiệp, người dân đầu tư đẩy mạnh việc phát triển sản xuất rau,
hoa, quả ứng dụng công nghệ cao để đảm bảo mục tiêu Đề án đã đề ra.
2.11. Giải pháp về vốn đầu tư thực hiện
Đề án
- Nguồn vốn: Vốn xã hội hóa của các
doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước
theo quy định của pháp luật. Vốn ngân sách thông qua việc hỗ trợ xây dựng các dự
án, mô hình khuyến nông, chuyển
giao khoa học công nghệ, tư vấn kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng được lồng
ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh
phí khoa học công nghệ, khuyến nông, các dự án ODA và chương trình khoa học
công nghệ khác có liên quan và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước thực hiện các nhiệm vụ của Đề án áp dụng theo quy định pháp luật về ngân
sách nhà nước và các quy định có liên quan.
Phần V
KHÁI
TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỀ ÁN
I. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU
TƯ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nhu cầu vốn đầu tư (Chi tiết
có Phụ lục số 08 kèm theo)
Để đạt được các mục tiêu của Đề án, nhu cầu vốn:
Khoảng 14.447.611.000.000 đồng (Mười bốn ngàn bốn trăm bốn mươi bảy tỷ, sáu trăm mười
một triệu đồng). Trong đó:
1.1. Giai đoạn 2020-2025: Khoảng 12.364.611.000.000 đồng (Mười
hai ngàn ba trăm sáu mươi bốn tỷ, sáu trăm mười một triệu đồng). Trong đó:
- Đầu tư hạ tầng (thủy lợi): Khoảng
1.692.000.000.000 đồng (Một ngàn
sáu trăm chín mươi hai tỷ đồng).
- Đầu tư các dự án phát triển sản xuất: Khoảng
10.530.611.000.000 đồng (Mười ngàn năm trăm ba mươi tỷ, sáu trăm mười một triệu
đồng).
- Khuyến nông, chuyển giao khoa học
công nghệ: Khoảng
142.000.000.000 đồng (Một trăm
bốn mươi hai tỷ đồng).
1.2. Giai đoạn 2026-2030: Khoảng 831.430.000.000
đồng (Tám trăm ba mươi mốt tỷ, bốn trăm ba mươi triệu đồng). Trong đó:
- Đầu tư mở rộng các dự án phát triển
sản xuất: Khoảng 781.430.000.000 đồng (Bảy trăm tám mươi mốt tỷ, bốn trăm ba
mươi triệu đồng).
- Khuyến nông, chuyển giao khoa học
công nghệ: Khoảng
50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng).
1.3. Giai đoạn 2031-2040: Khoảng 1.251.570.000.000 đồng (Một ngàn hai trăm
năm mươi mốt tỷ, năm trăm bảy mươi triệu đồng). Trong đó:
- Đầu tư mở rộng các dự án phát triển
sản xuất: Khoảng 1.231.570.000.000 đồng (Một ngàn hai trăm ba mươi mốt tỷ, năm trăm bảy mươi
triệu đồng).
- Khuyến nông, chuyển giao
khoa học công nghệ: Khoảng 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng).
2. Nguồn vốn
Vốn ngân sách nhà nước là
1.845.500.000.000 đồng và vốn ngoài ngân sách là 12.602.111.000.000 đồng. Trong
đó:
2.1. Kinh phí Ngân sách Nhà nước đầu
tư và hỗ trợ: Khoảng 1.845.500.000.000
đồng (Một ngàn tám trăm bốn mươi lăm tỷ, năm trăm triệu đồng). Trong đó:
2.1.1. Ngân sách
Trung ương đầu tư và hỗ trợ: Khoảng 1.722.000.000.000
đồng (Một ngàn bảy trăm hai
mươi hai tỷ đồng). Trong đó:
- Ngân sách Trung ương đầu tư
1.692.000.000.000 đồng (Một ngàn sáu trăm chín mươi hai tỷ đồng).
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ
30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng).
2.1.2. Ngân sách địa phương hỗ trợ
(cấp tỉnh, huyện): Khoảng 123.500.000.000
đồng (Một trăm hai mươi ba
tỷ, năm trăm triệu đồng).
2.2. Nguồn vốn khác (Vốn đầu tư,
đối ứng của doanh
nghiệp, hợp tác xã và người dân): Khoảng 12.602.111.000.000 đồng (Mười hai
ngàn sáu trăm linh hai tỷ, một trăm mười một triệu đồng).
2.2.1. Vốn đầu tư của
doanh nghiệp, người dân: Khoảng 12.543.611.000 đồng (Mười hai
ngàn năm trăm bốn mươi ba tỷ, sáu trăm mười một triệu đồng). Trong đó:
- Dự án xây dựng Nhà máy sấy rau, củ,
quả bằng công nghệ sấy thăng hoa và khu nhân giống, trồng rau, hoa,
quả ứng dụng công nghệ cao tại xã An Phú, quy mô diện tích khoảng 7,5 ha. Dự
kiến tổng mức đầu tư 84.550.000.000 đồng (Tám mươi bốn tỷ, năm
trăm năm mươi triệu đồng).
- Dự án xây dựng “Viện Nghiên cứu giống
cây trồng công nghệ
cao; Nhà máy sơ chế, bảo quản và chế
biến rau, hoa, quả và Khu
nông nghiệp công nghệ
cao trong sản xuất chanh
dây tại xã An Phú”, quy
mô diện tích khoảng 12,5 ha. Dự kiến tổng mức đầu tư: 158.934.000.
000 đồng (Một trăm năm mươi tám tỷ, chín trăm ba mươi bốn triệu đồng).
- Dự án “Nông nghiệp công nghệ
cao H&S Trung Nguyên 4.0 tại xã An Phú”, quy mô diện tích khoảng 42 ha. Dự
kiến tổng mức đầu tư khoảng 520.000.000.000 đồng (Năm trăm hai mươi tỷ đồng).
- Dự án “Chợ đầu mối thu mua sản phẩm
rau, hoa, quả và cây dược liệu” tại xã An Phú, quy mô diện tích khoảng 2 - 5
ha. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 52.257.000.000 đồng (Năm mươi hai tỷ, hai
trăm năm mươi bảy triệu đồng).
- Dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy chế
biến chuối xuất khẩu và phát triển vùng sản xuất chuối, cây ăn quả tập trung, ứng
dụng công nghệ cao tại khu vực cánh đồng An Phú”. Dự kiến giai đoạn I (2020 - 2025), quy mô diện tích
650 ha; giai đoạn II (2026 trở đi), quy mô
diện tích khoảng 1.000 ha. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 448.500.000.
000 đồng (Bốn trăm bốn mươi tám tỷ,
năm trăm triệu đồng). Giai đoạn 2026 trở đi khoảng 241.500.000.000 đong (Hai trăm bốn mươi mốt tỷ,
năm trăm triệu đồng).
- Dự án “Trung tâm sản xuất hạt giống
và rau sạch ứng dụng công nghệ cao tại xã Gào, thành phố Pleiku”, quy mô diện tích
khoảng 40 ha. Dự kiến
tổng mức đầu tư khoảng 50.000. 000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng.
- Dự án trồng nông sản chất lượng cao
chế biến xuất khẩu tại xã Gào, thành phố Pleiku, quy mô diện tích khoảng 45 ha.
Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 100.000.000.000 đồng (Một trăm tỷ đồng).
- Dự án Chợ đầu mối nông sản Pleiku tại
phường Ia Kring,
thành phố Pleiku, quy mô diện tích khoảng 04 ha. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng
242.000.000.000 đồng (Hai trăm
bốn mươi hai tỷ đồng).
- Dự án “Nhà máy chế biến các sản phẩm
từ cây ăn quả tại thành phố Pleiku, thị xã Ayunpa, huyện Chư Sê và huyện Đak Đoa”, công suất
100.000 tấn/năm. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 600.000.000.000 đồng (Sáu trăm tỷ đồng).
- Dự án “Nhà máy chế biến nước ép trái cây tại
Khu công nghiệp Nam Pleiku”, quy mô diện tích khoảng 6 - 8 ha. Dự kiến
tổng mức đầu tư khoảng 100.000.000.000 đồng (Một trăm tỷ đồng).
- Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao
và sản xuất rau, hoa, cây ăn quả tại xã Ia Băng, huyện Chư Prông, quy mô diện tích khoảng
500 ha. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 450.000.000.000
đồng (Bốn trăm năm mươi tỷ đồng).
- Dự án đầu tư sản xuất trồng trọt ứng
dụng nghệ cao tại
xã Ia Mơr, huyện
Chư Prông, quy mô diện tích
khoảng 5.000 ha. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 4.500.000.000.000 đồng (Bốn ngàn năm
trăm tỷ đồng).
- Dự án Trung tâm sản xuất
rau, quả công nghệ cao kết hợp dịch vụ, thương mại và du lịch tại xã Kon Gang, huyện
Đak Đoa, quy mô diện tích khoảng 80,85 ha. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng
100.000.000.000 đồng (Một trăm tỷ đồng).
- Dự án đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp
ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất rau, quả tại xã Ia Glai, huyện Chư Sê, quy mô diện tích khoảng 129,47 ha.
Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 495.000.000.000 đồng (Bốn trăm chín mươi lăm tỷ
đồng).
- Dự án đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp
ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất rau, quả tại xã Trang, xã Glar, xã Ia Pết, huyện Đak
Đoa, quy mô diện tích khoảng 459,044 ha. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng
1.490.000.000.000 đồng (Một ngàn bốn trăm chín mươi tỷ đồng).
- Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao tại xã Ia Băng, huyện
Đak Đoa và xã Chư Hdrông, thành phố Pleiku, quy mô diện tích 95,5 ha. Dự kiến tổng
mức đầu tư khoảng
30.000.
000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng).
- Dự án trồng cây dược liệu kết hợp trồng
cây ăn quả công nghệ cao tại xã H’Neng và xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, quy mô diện tích
216 ha. Dự kiến tổng mức đầu tư
khoảng
85.000.000.000
đồng (Tám mươi lăm tỷ đồng).
- Dự án trung tâm giống cây trồng và
trồng, chế biến, trưng bày sản phẩm
cây nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại phường Chi Lăng, thành phố Pleiku,
quy mô diện tích 22 ha. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 46.000.000.000 đồng (Bốn
mươi sáu tỷ đồng).
- Dự án chế biến nông sản Tây Nguyên tại
CCN-TTCN huyện Mang Yang, quy mô diện tích 3,27 ha. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng
202.000.000.000 đồng (Hai trăm lẻ hai tỷ đồng).
- Dự án Khu nông nghiệp công nghệ kết
hợp dịch vụ và kinh doanh thương mại tại Nông trường Đoàn kết thuộc địa bàn xã Tân Bình
và xã Kdang, huyện Đak Đoa, quy mô diện tích 131,41 ha. Dự kiến tổng mức đầu tư
khoảng 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng).
- Mua giống cây ăn quả (trồng mới và
tái canh): Khoảng 2.347.870.000.000 đồng (Hai ngàn ba trăm bốn mươi bảy tỷ,
tám trăm bảy mươi triệu đồng) - dự toán tạm tính theo giá khảo sát thực tế thị
trường năm 2020.
2.2.2. Vốn đối ứng của doanh
nghiệp, hợp tác xã và người dân: Khoảng 58.500.000.000 đồng
(Năm mươi tám tỷ, năm trăm triệu đồng). Trong đó:
- Dự án xây dựng “Mô hình nhân giống
và trồng một số loại hoa” tại xã An Phú. Dự kiến quy mô diện tích khoảng 150 ha, tổng kinh phí
khoảng 60.000.000.000 đồng (Sáu mươi tỷ đồng). Doanh nghiệp đối ứng kinh phí
khoảng 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng).
- Xây dựng “Mô hình điểm, mô hình kiểu
mẫu để trình diễn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau, hoa trong nhà kính ứng dụng
công nghệ cao 4.0 và thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, Organic, gắn với du lịch
sinh thái tại khu vực cánh đồng An Phú. Dự kiến quy mô diện tích khoảng 2.000 m2,
tổng mức đầu tư khoảng 12.000.000.000 đồng (Mười hai tỷ đồng). Vốn đối ứng của doanh
nghiệp, hợp tác xã, người dân khoảng 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng).
- Xây dựng “Mô hình điểm để trình diễn
và chuyển giao kỹ thuật
sản xuất rau, hoa, cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao và thực hành sản xuất theo
tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic, gắn với du lịch sinh thái tại các huyện
Đak Đoa, Đak Pơ, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và thành phố Pleiku. Dự kiến quy
mô diện tích khoảng 03 ha, tổng mức đầu tư khoảng 45.000.000.000 đồng (Bốn mươi lăm tỷ
đồng). Vốn đối ứng của doanh
nghiệp, hợp tác xã, người dân khoảng 22.500.000.000 đồng (Hai mươi hai tỷ năm
trăm triệu đồng).
Chú thích:
- Nguồn vốn:
+ Ngân sách Trung ương: Sử dụng nguồn
vốn trong kế hoạch
đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững và các nguồn
vốn bổ sung
khác.
+ Ngân sách địa phương: Ngân sách tỉnh,
huyện, thị xã, thành phố; các nguồn vốn lồng ghép từ các
chương trình, dự án và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
+ Nguồn vốn tín dụng, vốn ODA, vốn của các
thành phần kinh tế khác
- Về vị trí, quy mô và tổng mức đầu tư
của các công trình, dự án, mô hình trình diễn trong khái toán thực
hiện Đề án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và
xác định cụ thể trong từng giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, xây dựng công trình, mô hình tùy
thuộc vào nhu cầu và khả năng
cân đối, huy động vốn
đầu tư từng thời kỳ.
- Kinh phí thực hiện Đề án được lồng ghép từ các nguồn lực
hiện có và dự kiến
nguồn lực trong tương lai. Tùy nhiệm vụ cụ thể, các Sở, ngành, địa phương xây dựng
dự toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai
thực hiện, đồng thời huy động các nguồn lực hợp pháp khác để tăng cường khả năng thực
hiện Đề án.
II. HIỆU QUẢ KINH TẾ,
XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả kinh tế
Thông qua việc cải tiến giống và áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP,
GlobalGAP, Organic... góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng và giá trị
gia tăng của sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, thông qua
các giải pháp về thị trường giúp cho đầu ra ổn định, giá bán cao, người dân
không bị ép giá; thông qua việc tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung
chuyên canh theo chuỗi giá trị sẽ
đẩy nhanh việc hình thành chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với các
hộ nông dân, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; được mùa mất
giá. Ước tính đến năm 2025 phát triển diện tích rau, hoa, quả hàng hóa đạt
khoảng 75.300 ha; tổng giá trị
thu nhập bình quân trên 01 ha sản xuất rau, hoa, quả đạt khoảng 350 triệu đồng/ha/năm;
tăng từ 165-170 triệu đồng/ha/năm so với hiện nay khoảng 180-185 triệu đồng.
2. Hiệu quả xã hội
- Tạo việc làm và nguồn thu nhập ổn định
cho người dân trong vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế việc di dân đi
tìm việc làm ở các nơi khác.
- Tạo nguồn rau, hoa, quả dồi dào, đa
dạng; tạo ra sản phẩm sạch, có chất lượng; từng bước hình thành thương hiệu,
tăng uy tín của ngành nông nghiệp địa phương.
- Nâng cao kỹ thuật canh tác và tay
nghề cho nông dân thông qua các lớp tập huấn, đào tạo về trồng trọt,
chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
- Hình thành thị trường, tạo đầu
ra ổn định giúp người nông dân an tâm phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và
nâng cao thu thập, góp phần thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu trong sản
xuất nông nghiệp của tỉnh và mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
3. Hiệu quả môi trường
- Hình thành chuỗi sản xuất, giúp giảm
thiểu các phế phẩm trong canh tác, chế biến, bảo quản từ đó khai thác có hiệu quả
nguyên liệu, giảm thiểu các tác hại
đến môi trường.
- Khai thác hiệu quả tài nguyên trên
cơ sở tiềm năng sẵn có của các
địa phương, tránh làm suy thoái tài nguyên đất, nước, giảm thiểu và tránh
các tác động của biến đổi khí hậu.
- Các mô hình canh tác theo hướng nông
nghiệp tốt (GAP), nông
nghiệp hữu cơ (Organic) giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, an toàn;
phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường và cải thiện
sức khỏe cộng đồng. Tạo ra không gian cảnh quan đẹp và môi trường sinh
thái bền vững.