Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 125/QĐ-UBND 2021 quản lý dịch hại trên các loại cây trồng chủ lực tỉnh Gia Lai

Số hiệu: 125/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Kpă Thuyên
Ngày ban hành: 09/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 125/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 09 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO VÀ CÓ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013;

Căn cứ Luật Trồng trọt năm 2018;

Căn cứ Chỉ thị s 8141/CT-BNN-BVTV ngày 24/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khu;

Theo đề nghị của Giám đc SNông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 33/TTr-SNNPTNT ngày 19/02/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 (Có Kế hoạch thực hiện kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Th trưng các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp v
à PTNT (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Báo Gia Lai,
Đài Phát thanh - TH tnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO VÀ CÓ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 125/QĐ-UBND ngày 09/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Thực hiện Chỉ thị số 8141/CT-BNN-BVTV ngày 24/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tim năng xuất khẩu của tnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 với những nội dung sau:

I. Tình hình ứng dụng Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng trong thời gian qua:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2027/QĐ-BNN-BVTV ngày 02/6/2015 về việc phê duyệt Đán đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015-2020. Trên cơ sở Đề án, Ủy ban nhân dân tnh đã ban hành Quyết định số 507/QĐ-UBND ngày 01/9/2015 về Kế hoạch sản xuất rau, chè an toàn và ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020.

Sau 5 năm triển khai thực hiện, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo tập huấn ngắn hạn về IPM với 350 lớp trên cây lúa, rau, cây ăn quả, cà phê, hồ tiêu, mía, sắn, điều... với hơn 12.250 lượt nông dân tham gia, xây dựng được 55 mô hình IPM trên các loại cây trồng. Chương trình IPM đã góp phần tăng tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ 10-30%, giảm phân bón vô cơ 10-20%; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học tăng 15-25%, thuốc BVTV hóa học giảm 20-30%; lượng giống giảm 15-30%; giảm lượng nước tưới 15-20%; năng suất tăng 10-15%. Diện tích áp dụng IPM cũng tăng 35-45% các địa phương trong tỉnh và góp phần nâng cao hiểu biết và áp dụng IPM của người dân lên 44-55% so với 5 năm trước đây.

1. Tình hình ứng dụng IPM trên cây lúa:

Diện tích lúa nước gieo trồng hàng năm khoảng 65.000 ha (vụ Đông xuân 25.000 ha, vụ Mùa 40.000 ha), sn lượng lúa đạt 362.800 tấn; tập trung chủ yếu tại các địa phương Phú Thiện gần 12.700 ha, Ia Pa gần 8.850 ha, Đak Đoa gần 6.800 ha, Krông Pa gần 5.850 ha, Chư Prông trên 4.500 ha, Chư Păh trên 4.300 ha, la Grai gần 4.250 ha, Chư Sê gần 4.230 ha, Mang Yang trên 4.200 ha, Kông Chro gần 4.000 ha, Kbang gần 3.200 ha, Chư Pưh trên 2.000 ha, thị xã Ayun Pa gn 2.500 ha.

Chương trình IPM đã được ứng dụng vào sản xuất lúa từ năm 1996. Năm 2020 có 130.000 hộ nông dân sản xuất áp dụng theo Chương trình IPM, ICM trên diện tích khoảng 39.000 ha chiếm 60% diện tích trồng lúa.

2. Tình hình ứng dụng IPM trên cây rau:

Năm 2020, toàn tnh có khoảng 33.934 ha trồng rau, sản lượng đạt 482,544 tấn. Đã hình thành được vùng chuyên canh rau tại thành phố Pleiku, thị xã An Khê, huyện Đak Pơ,... tạo ra nguồn thực phẩm phong phú với chất lượng tốt phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Tính đến năm 2020, có 20.360 ha rau áp dụng Chương trình IPM vào sản xuất, chiếm 60% diện tích gieo trồng và có 67.866 hộ nông dân sản xuất tham gia ng dụng.

3. Tình hình ứng dụng IPM trên các loại cây trồng khác:

- Trên cây ngô: Tính đến năm 2020, diện tích khoảng 44.680 ha, sn lượng đạt 213.000 tấn. Diện tích ứng dụng IPM còn mức thp, khoảng 11.170 ha chiếm 25% diện tích với 29.733 hộ nông dân sản xuất tham gia.

- Trên cây sắn: Toàn tỉnh có 78.880 ha (trong đó sắn trồng vụ Đông Xuân 2019-2020 là 10.540 ha, trồng vụ Mùa năm 2020 là 68.340 ha). Việc ứng dụng IPM trên cây sắn còn nhỏ l, tập trung ở các khu vực có các nhà máy chế biến đầu tư, diện tích ứng dụng khoảng 23.664 ha, chiếm khoảng 30% diện tích với 39.440 hộ nông dân sản xuất tham gia.

- Trên cây cà phê: Tổng diện tích năm 2020 khoảng 97.360 ha, trong đó có 87.900 ha cho sản phẩm; sản lượng đạt 254.440 tấn. ứng dụng IPM đang triển khai các mô hình trình diễn tập trung khoảng 55.500 ha tại Chư Prông, Ia Grai, Đak Đoa, Mang Yang, Chư Sê, chiếm 57% diện tích trông cà phê với 111.000 hộ nông dân sản xuất tham gia.

- Trên cây tiêu: Diện tích tiêu năm 2020 có 14.200 ha, sản lượng đạt trên 47.360 tấn. Diện tích hồ tiêu được áp dụng IPM vào trong sản xuất 8.500 ha, chiếm 60% diện tích với 28.333 hộ nông dân sản xuất tham gia.

- Trên cây mía: Năm 2020 toàn tỉnh có 30.100 ha, sản lượng 1.978.655 tấn. Diện tích mía được áp dụng IPM là 12.040 ha, chiếm 40% diện tích với 24.080 hộ nông dân sản xuất tham gia.

- Trên cây ăn quả: Tổng diện tích 18.200 ha (chủ yếu mới phát triển trong những năm gần đây), việc ứng dụng quản lý dịch hại IPM vào sản xuất đang còn hạn chế; hiện tại toàn tỉnh có 7.200 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, chiếm khoảng 40% diện tích, đã cấp 20 mã số vùng trồng.

4. Hiệu quả của việc áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng:

4.1. Hiệu quả kinh tế:

- Trên cây lúa: Việc áp dụng IPM đã làm tăng hiệu quả mỗi ha được 800.000-1.000.000 đồng/vụ, năng suất tăng từ 0,1-0,3 tấn/ha, giảm 50 kg giống, 40 kg Urê, giảm 2 lần phun thuốc trừ sâu.

- Trên cây rau: Thông qua việc áp dụng mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, người dân dã thay đi tư duy và nhận thức trong sản xuất, giảm được 2-5 ln phun thuốc BVTV hóa học, đảm bảo thời gian cách ly, an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe con người, môi trường sinh thái sản xuất theo hướng bền vững, năng suất tăng 5-10%.

- Trên cây cà phê: Áp dụng IPM làm tăng lợi nhuận từ 5.000.000-7.000.000 đồng/ha, giảm được chi phí 02-03 lần phun thuốc BVTV hóa học.

- Trên cây tiêu: Áp dụng IPM năng suất tăng 10-15%, tăng lợi nhuận từ 8.000.000-15.000.000 đồng/ha, giảm chi phí 02-04 lần phun thuốc BVTV hóa học.

- Trên cây mía: Áp dụng IPM làm tăng lợi nhuận từ 3.000.000-5.000.000 đồng/ha, giảm được 02 lần phun thuốc BVTV hóa học.

4.2. Hiu quả xã hội:

- Nâng cao trình độ canh tác của nông dân trong việc sử dụng giống, phân bón và thuc BVTV hiệu quả, từng bước cải thiện thu nhập cho người nông dân.

- Chương trình đã nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.3. Hiệu quả môi trường: Việc hạn chế sử dụng phân vô cơ, giảm lượng thuốc BVTV trong sản xuất đã làm giảm đáng kể sự tồn dư hóa chất trong không khí, nguồn nước, đất đai và sản phẩm góp phần cải thiện môi trường, sức khỏe của người dân, làm giảm biến đi khí hậu, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn.

5. Tồn tại, hạn chế:

- Trình độ canh tác và dân trí giữa các vùng sản xuất không đồng đều, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung, thiếu sự liên kết trong sản xuất, kinh phí đầu tư để nhân rộng mô hình ứng dụng IPM chưa đúng mức, việc đào tạo nhân lực còn hạn chế.

- Người sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang còn chạy đua theo lợi nhuận, chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm; hiện tượng lạm dụng thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản sản phẩm,... đang còn diễn ra khá phổ biến.

II. Mục tiêu ứng dụng IPM vào sản xuất:

1. Mục tiêu chung:

Giảm thiểu mối nguy hại về hóa chất, đặc biệt là thuốc BVTV đối với sức khỏe con người, môi trường sinh thái; góp phần tạo ra sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng giá trị sản phm; giảm chi phí đầu vào sản xuất và tăng sức cạnh tranh nông sản trên thị trường quốc tế và trong nước; tăng lợi nhuận cho người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025:

2.1. Trên cây lúa: Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 42.250 ha ứng dụng IPM, chiếm 65% diện tích với 140.833 hộ nông dân sản xuất tham gia. Đến năm 2025 đạt 66.500 ha ứng dụng IPM, chiếm 95% diện tích với 209.999 hộ tham gia.

2.2. Trên cây rau: Đến hết năm 2021, có 22.100 ha gieo trồng ứng dụng IPM, chiếm 65% diện tích với 73.666 hộ nông dân sản xuất tham gia. Đến năm 2025 đạt 46.800 ha gieo trồng ứng dụng IPM, chiếm 90% diện tích với 147.333 hộ tham gia.

2.3. Trên cây ngô: Đến hết năm 2021, có 14.400 ha ứng dụng IPM, chiếm 30% diện tích với 48.000 hộ nông dân sản xuất tham gia. Đến năm 2025 đạt 37.500 ha ứng dụng IPM, chiếm 75% diện tích với 116.666 hộ tham gia.

2.4. Trên cây sắn: Đến hết năm 2021, có 25.410 ha ứng dụng IPM, chiếm 35% diện tích với 43.780 hộ nông dân sản xuất tham gia. Đến năm 2025 đạt 60.000 ha ứng dụng IPM, chiếm 75% diện tích với 112.000 hộ tham gia.

2.5. Trên cây cà phê: Đến hết năm 2021, có 63.284 ha ứng dụng IPM, chiếm 65% diện tích với 126.568 hộ nông dân sản xuất tham gia. Đến năm 2025 đạt 92.150 ha ứng dụng IPM, chiếm 95% diện tích với 174.000 hộ tham gia.

2.6. Trên cây tiêu: Đến hết năm 2021, có 9.230 ha ứng dụng IPM, chiếm 65% diện tích với 30.766 hộ nông dân sản xuất tham gia. Đến năm 2025 đạt 11.070 ha ứng dụng IPM, chiếm 90% diện tích với 34.800 hộ tham gia.

2.7. Trên cây mía: Đến hết năm 2021, có 14.400 ha ứng dụng IPM, chiếm 45% diện tích với 28.800 hộ nông dân sản xuất tham gia. Đến năm 2025 đạt 19.500 ha ứng dụng IPM, chiếm 75% diện tích với 36.000 hộ tham gia.

2.8. Trên cây ăn quả: Đến hết năm 2021, có 9.270 ha ứng dụng IPM, chiếm 45% diện tích với 30.900 hộ nông dân sản xuất tham gia. Đến năm 2025 đạt 46.750 ha ứng dụng IPM, chiếm 85% diện tích với 137.499 hộ tham gia.

III. Nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện:

Việt Nam đã tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, AFTA,... Việc tham gia thực hiện hiệp định thương mại tự do đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản của tỉnh ta, nhưng cũng đòi hỏi ngày càng cao về an toàn thực phẩm. Mặc dù Chương trình IPM đã đạt được nhng kết quả khả quan, được nhiều địa phương đánh giá cao nhưng đến nay việc áp dụng Chương trình IPM vào sản xuất vẫn còn những khó khăn, chưa phổ biến được trên diện rộng.

Từ các kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Đề án IPM, trước nhng thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn tới và để Chương trình IPM được thực hiện rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là việc áp dụng IPM trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai một số nhiệm vụ sau:

1. Nhiệm vụ:

1.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sản xuất:

- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục (phát thanh, truyền hình) trên báo in, báo điện tử, báo nói, in ấn tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích để thông tin, tuyên truyền vận động nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất và cộng đồng về nguy cơ do hóa chất trong sản xuất nông nghiệp gây ra đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

- Thực hiện hiệu quả việc phối hợp giữa cơ quan chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong công tác vận động người sản xuất áp dụng IPM.

- Tập huấn, nâng cao kiến thức cho người nông dân về sử dụng thuốc BVTV an toàn, phổ biến kiến thức về quy trình IPM, ICM, sản xuất theo tiêu chuẩn: VietGAP, GIobalGAP, Organic, 4C,...

1.2. Xây dựng quy trình kỹ thuật:

- Dựa trên các quy trình kỹ thuật từng loại cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (IPM, VietGAP, sản xuất hữu cơ,...) và điều kiện thực tế của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể để phổ biến cho người dân (chú ý đến các khâu kỹ thuật: Chọn giống, làm đất, thời vụ, bón phân, chăm sóc, phòng trừ dịch hại, bảo qun và chế biến,...).

- Xây dựng các quy trình canh tác bền vững kết hợp với kỹ thuật IPM vào trong sản xuất (canh tác hữu cơ, sử dụng các chế phẩm thuốc BVTV sinh học, luân canh,..,).

- Tổ chức đào tạo, huấn luyện theo hình thức đào tạo giảng viên IPM cấp tỉnh, giảng viên nông dân (TOT); huấn huyện lớp học IPM hiện trường (FFS) cho nông dân.

1.3. Xây dựng kế hoạch tập huấn, mô hình ứng dụng Chương trình quản lý dịch hại bền vng, giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật:

- Đối với cây lúa, ngô, sắn: Xây dựng cánh đồng lớn, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn Organic, áp dụng mô hình tưới tiết kiệm nước, cơ giới hóa, giảm lượng giống, giảm phân bón, sử dụng giống kháng sâu bệnh, luân canh, sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ dịch hại,...

- Đối với cây rau, cây ăn quả: Xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic; xây dựng quy trình kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ, thuc vi sinh, thảo mộc, by bả đphòng trừ sâu bệnh; giảm sử dụng thuc hóa học trong phòng trừ dịch hại; cấp mã số vùng trồng.

- Đối với cây mía: Xây dựng các mô hình thâm canh đạt chất lượng cao, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, quy trình bóc vmía, quy trình phòng trừ sâu bệnh theo hướng tổng hợp IPM. Xây dựng cánh đồng mía lớn, đưa giông mới, cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch đgiảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Trên cây công nghiệp dài ngày: cà phê, tiêu, chè

+ Trên cây cà phê, hồ tiêu: Xây dựng quy trình sản xuất theo hướng bền vững để đáp ứng các tiêu chí của tiêu chuẩn: VietGAP, 4C, Utz certified, Rainforest Alliance (RFA), Organic (phù hợp với từng loại cây trồng) để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Xây dựng quy trình kỹ thuật hạn chế sử dụng thuốc BVTV hóa học, tăng cường sử dụng thuốc sinh học vào công tác phòng trừ dịch hại, sử dụng phân hữu cơ để duy trì hệ sinh vật đất và keo đất, trồng cây che bóng để hạn chế sâu bệnh và thoát hơi nước,...

1.4. Nhân rộng các mô hình có hiệu quả:

- Mở rộng hình thức chuyển giao “nông dân huấn luyện nông dân” để người nông dân được đào tạo trthành giảng viên IPM, đây là đội ngũ giảng viên nòng cốt thực hiện công tác huấn luyện tại cơ sở, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu s.

- Kết hợp với Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn hoặc thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng, các câu lạc bộ, các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, din đàn,... đtuyên truyền, vận động người sản xuất áp dụng IPM.

- Mrộng Chương trình IPM các địa phương gắn với việc xây dựng cánh đồng lớn tại các khu vực cây trồng trọng điểm của tỉnh.

- Tổ chức cho nông dân tham quan học hỏi các mô hình trình diễn IPM để nông dân làm theo.

- Lồng ghép IPM vào các chương trình, dự án triển khai tại các địa phương (các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn mới, khuyến nông, ...), huy động ngun vn xã hội hóa, hợp tác công tư (PPP), ... đtạo nguồn lực thúc đy phát triển IPM trên diện rộng.

2. Các giải pháp thực hiện:

2.1. Giải pháp kỹ thuật:

- Tăng cường công tác nghiên cứu, thnghiệm, cải tiến các quy trình đphù hợp với điều kiện canh tác của tnh.

- Định hướng công tác chọn tạo, thử nghiệm các giống cây trồng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

- Tập trung công tác chuyển giao kỹ thuật thông qua xây dựng các mô hình về sản xuất theo hướng bền vững, nhất là các mô hình sản xuất theo hướng hu cơ, hướng sinh học.

- Đầu tư các trang thiết bị, phần mềm ứng dụng hiện đại để phục vụ việc điều tra phát hiện dự tính dự báo, giám sát, quản lý dịch hại, phân tích giám định mẫu, giám sát phân tích dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm.

2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:

- Xây dựng đội ngũ giảng viên:

+ Đào tạo đội ngũ giảng viên cấp tỉnh: 30 giảng viên đạt tiêu chuẩn IPM cấp 1 (cấp quốc gia).

+ Đào tạo đội ngũ giảng viên cấp huyện, thị xã, thành phố: Mỗi địa phương có từ 5-10 giảng viên IPM cấp 2 đây là đội ngũ để đào tạo giảng viên nông dân cơ sở (TOT), huấn huyện lớp học IPM hiện trường (FFS).

+ Đào tạo đội ngũ giảng viên ở cơ sở (xã, thôn, làng): Tùy thuộc vào từng điều kiện của địa phương, diện tích và quy mô sản xuất để lập kế hoạch thực hiện. Giảng viên chuyển giao IPM theo hình thức “nông dân huấn luyện nông dân”.

- Nâng cao kỹ năng, kỹ thuật IPM cho cán bộ nông nghiệp cấp xã, Hội Nông dân cấp xã, ban quản trị các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp,... Thông qua tổ chức lớp học hiện trường và thực nghiệm ngay trên đồng ruộng, tạo điều kiện cho đội ngũ này phát huy vai trò tuyên truyền, hướng dẫn việc áp dụng IPM vào sản xuất.

- Khuyến khích các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân ứng dụng quản lý dịch hại vào trong sản xuất.

2.3. Giải pháp chính sách:

- Vận dụng, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Trung ương, của tỉnh đã ban hành như: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, liên kết sản xuất, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tín dụng trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, chương trình OCOP, khuyến nông, chuyển đổi cây trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn, v.v...

- Phát triển đa dạng kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; nghiên cứu, cung cấp kịp thời về thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; tổ chức đánh giá, tổng kết và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 20/12 để theo dõi, chỉ đạo.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Sở thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quản lý, giám sát quá trình ứng dụng IPM trên cây trồng theo phân cấp.

- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, chính quyền địa phương tổ chức phổ biến, tuyên truyền, nâng cao kiến thức về ứng dụng IPM trên cây trồng cho nông dân, doanh nghiệp biết, áp dụng.

2. Sở Tài chính:

Hàng năm, trên cơ sở Kế hoạch cụ thể thực hiện Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt và dự toán các đơn vị xây dựng đúng quy định hiện hành đtổng hợp, cân đối theo khả năng ngân sách, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí kinh phí để thực hiện trên tinh thn hiệu quả, tiết kiệm.

3. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chuyển giao kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu ứng dụng IPM trên cây trồng đối với các đơn vị, địa phương đ nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, sản phẩm nông nghiệp an toàn, các công nghệ sau thu hoạch.

- Đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cu khoa học liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng IPM trên cây trồng nhằm triển khai các nhiệm vụ sát với thực tế tại địa phương.

4. Sở Công Thương:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; đa dạng kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, cung cấp kịp thời về thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp.

5. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương, trung ương có văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở thông tin, truyền thông Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xây dựng chuyên trang, chuyên mục về Chương trình IPM trên các phương tiện đại chúng để tuyên truyền phổ biến trên địa bàn tỉnh.

6. Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: Nghiên cứu tăng thời lượng, đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền về ứng dụng IPM trên cây trồng; kịp thời đưa tin biểu dương những cá nhân, tổ chức điển hình trong việc ứng dụng IPM vào sản xuất tại địa phương.

7. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh:

- Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tuyên truyền, phổ biến, triển khai công tác vận động, phát động các phong trào ứng dụng IPM và sản xuất an toàn gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, tăng cường công tác giám sát cộng đồng trong việc ứng dụng IPM.

- Xây dựng cuộc vận động nông dân tham gia ứng dụng IPM trên cây trồng, phát hiện và đấu tranh với những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Trên cơ sở Kế hoạch này tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể, chủ động bố trí kinh phí phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình qun lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu giai đoạn 2021-2025.

- Tổ chức, triển khai thực hiện đầy đcông tác quản lý Nhà nước đảm bảo chất lượng các loại vật tư nông nghiệp, giám sát vùng sản xuất trên địa bàn.

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia sản xuất ng dụng IPM trên cây trồng; đồng thời kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện.

V. Kinh phí thực hiện Kế hoạch:

1. Kinh phí: Tổng kinh phí triển khai dự kiến khoảng 14.450.000.000 đồng.

2. Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước bố trí (ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện); nguồn kinh phí lồng ghép với các chương trình, dự án, đề án sản xuất trồng trọt tại địa phương; nguồn huy động hợp pháp khác (doanh nghiệp, tín dụng,...) được xác định cụ thể theo Kế hoạch thực hiện Chương trình IPM hàng năm.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trong chlực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vn đphát sinh, vướng mc thì phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 125/QĐ-UBND ngày 09/03/2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.175

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.25.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!