Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 207/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Lâm Văn Bi
Ngày ban hành: 24/08/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 207/KH-UBND

Cà Mau, ngày 24 tháng 8 năm 2023

KẾ HOẠCH

TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2024 - 2026 TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Thông tư số 51/2023/TT-BTC ngày 17/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 của địa phương với nội dung cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

1. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau 6 tháng đầu năm 2023

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Những tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển, có những thuận lợi so với cùng kỳ năm 2022 nhưng cũng đan xen nhiều khó khăn thách thức như: tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng; lạm phát thế giới vẫn ở mức cao, hầu hết các nước vẫn thắt chặt chính sách tiền tệ, các nền kinh tế lớn, nhất là các nước nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, sức mua suy giảm; tình hình sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong nước còn khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế thế giới, một bộ phận người lao động bị mất việc làm; biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống người dân, tác động đến khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả tích cực, cụ thể như sau:

- Theo số liệu ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá so sánh) 6 tháng tăng 8,61% (cùng kỳ tăng 4,17%); trong đó, khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,67% (cùng kỳ tăng 6,35%); khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 15,71% (cùng kỳ tăng 0,31%); khu vực dịch vụ tăng 8,04% (cùng kỳ tăng 7,04%); thuế sản phẩm tăng 1,87% (cùng kỳ giảm 3,82%).

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 11.300 tỷ đồng, tăng 11,1% so cùng kỳ (10.171 tỷ đồng).

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 321.000 tấn, bằng 50,2% kế hoạch, tăng 2,5% so cùng kỳ; trong đó, sản lượng tôm đạt 126.300 tấn, bằng 52% kế hoạch, tăng 6,8% so cùng kỳ.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 8,3% so cùng kỳ. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu như sau: sản lượng chế biến tôm đạt 102.000 tấn, bằng 51% kế hoạch, tăng 2,3% so cùng kỳ; sản lượng phân bón đạt 600.000 tấn, bằng 60% kế hoạch, tăng 6,7% so cùng kỳ; sản lượng khí thương phẩm đạt 820 triệu m3, bằng 56,6% kế hoạch, tăng 26,2% so cùng kỳ; sản lượng điện sản xuất đạt 2.960 triệu kWh, bằng 60,4% kế hoạch, tăng 44% so cùng kỳ; sản lượng LPG - Condensate đạt 69.000 tấn, bằng 60,5% kế hoạch, tăng 39,7% so cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 43.800 tỷ đồng, bằng 57,7% kế hoạch, tăng 13,4% so cùng kỳ.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 565 triệu USD, bằng 43,5% kế hoạch, giảm 22,9% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 53 triệu USD, giảm 57% so cùng kỳ; trong đó, hàng thủy sản đạt 15 triệu USD, tăng 46% so cùng kỳ; nhập khẩu hàng hóa khác đạt 38 triệu USD, giảm 66% so cùng kỳ.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 62/82 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới chiếm tỷ lệ 75,61%.

- Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của toàn tỉnh đến nay là 358/499 trường, đạt tỷ lệ 71,74%. Trong đó, cấp Mầm non 106/133 trường, đạt tỷ lệ 79,7%; cấp Tiểu học 158/219 trường, đạt tỷ lệ 72,14%; cấp Trung học cơ sở 91/114 trường, đạt tỷ lệ 79,82% và cấp Trung học phổ thông 03/33 trường, đạt tỷ lệ 9,1%.

- Giải quyết việc làm cho 28.588 người/40.100 người, đạt 71,3% kế hoạch, tăng 6,7% so với cùng kỳ (trong đó: 8.234 lao động trong tỉnh, 20.081 lao động ngoài tỉnh và 273 lao động đi làm việc ở ngoài nước).

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế ước đạt 1.103.445 người, tỷ lệ bao phủ đạt 91,29%.

2. Tình hình thực hiện dự toán ngân sách 06 tháng đầu năm 2023

2.1. Thu NSNN

Năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị thông qua tổng thu ngân sách nhà nước 4.834 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa 4.721 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 113 tỷ đồng.

a) Tình hình thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2023

- Thực hiện thu 6 tháng đầu năm là 2.667,04 tỷ đồng, đạt 55,17% dự toán (4.834 tỷ đồng), tăng 6,41% so với cùng kỳ năm 2022 (2.506,36 tỷ đồng). Trong đó: Thu nội địa 2.607,28 tỷ đồng, đạt 55,23% dự toán (4.721 tỷ đồng), tăng 11,10% so cùng kỳ năm 2022 (2.346,78 tỷ đồng); Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 59,76 tỷ đồng, đạt 52,88% dự toán (113 tỷ đồng), bằng 37,45% so cùng kỳ năm 2022 (159,58 tỷ đồng).

Về nguồn thu: Có 10 nguồn thu đạt trên 50% dự toán; gồm: Thu từ khu vực DNNN Trung ương đạt 58,91% dự toán; Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 83,59% dự toán; Thuế thu nhập cá nhân đạt 57,40% dự toán; Thu phí, lệ phí đạt 60,75%; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 85,11% dự toán; Thu tiền sử dụng đất đạt 57,18% dự toán ; Thu cổ tức, lợi nhuận còn lại đạt 113,86 % dự toán ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (kể cả xổ số điện toán) đạt 57,46% dự toán; Thu khác ngân sách đạt 71,15% dự toán; Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 52,88% dự toán. Bên cạnh đó, vẫn còn một số nguồn thu đạt thấp so với dự toán, cụ thể: thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 46,92%; thuế bảo vệ môi trường đạt 42,23%; thu lệ phí trước bạ đạt 41,00%; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đạt 36,00%; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 48,00%; thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác tại xã bằng 4,00%; thu từ khu vực biển đạt 35,00%.

- Ước thực hiện thu năm 2023 là 4.836 tỷ đồng, đạt 100,04% dự toán. Trong đó: thu nội địa 4.723 tỷ đồng/4.721,00 tỷ đồng, đạt 100,04% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 113 tỷ đồng, đạt 100% dự toán.

b) Đánh giá, phân tích nguyên nhân tác động tăng, giảm thu ngân sách năm 2023

* Thuận lợi cơ bản tác động tăng thu:

- Công tác thu ngân sách luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Ngành Thuế đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 19/01/2023 và Công văn số 2510/UBND-KT ngày 10/4/2023; đồng thời, bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Thêm vào đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo ngành Thuế chủ động hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh để ổn định sản xuất, kinh doanh, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thuế nhằm tạo tiền đề nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu cho ngân sách địa phương.

- Các nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách địa phương có mức tăng trưởng tốt: Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu từ Cụm Khí - Điện - Đạm.

- Một số dự án điện gió đi vào vận hành thương mại như Tân Thuận, Sông Lam sẽ tăng thu từ Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

* Khó khăn ảnh hưởng giảm thu:

- Áp lực lạm phát gia tăng; thị trường vốn, bất động sản, chứng khoán, tiền tệ, giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều điểm nghẽn,... chưa thể khắc phục ngay. Bên cạnh đó, sức ép về lãi suất, tỷ giá, lạm phát đẩy chi phí đầu vào tăng cao, trong khi hàng hóa tiêu thụ chậm, đơn hàng xuất khẩu giảm sút.

- Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương (trừ cụm Khí - Điện - Đạm) đóng trên địa bàn giảm sâu so cùng kỳ, cụ thể: Thu 6 tháng đạt 58 tỷ đồng, bằng 28,9% dự toán năm, giảm 26,7% so cùng kỳ do Điện lực Cà Mau, Viễn thông Cà Mau và Mobifone khai thuế tháng 12/2022 và tháng 01/2023 không phát sinh số thuế phải nộp và các tháng còn lại phát sinh thấp.

- Lợi nhuận của Công ty Phân bón dầu khí Cà Mau giảm 85% trong năm 2023 so với năm 2022, cụ thể: Quý I/2022 là 1.515 tỷ đồng tương đương với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp là 75 tỷ đồng nhưng quý I/2023 chỉ lãi 240 tỷ đồng tương đương thuế thu nhập doanh nghiệp là 12 tỷ đồng và tiếp tục quý II/2023 mức giảm tương đương quý I/2023.

- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sụt giảm do tác động của nền kinh tế, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh thủy sản hàng đầu của tỉnh và các đơn vị xây dựng, cụ thể: Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy Sản Minh Phú quý I/2023 lỗ 90 tỷ đồng và tiếp tục khó khăn trong quý II/2023; các đơn vị xây dựng gặp rất nhiều khó khăn phát sinh số nộp thấp hơn so cùng kỳ.

- Giảm thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 06/07/2022 và Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm 50% thuế bảo vệ môi trường mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, ước số thuế giảm cả năm khoảng 303 tỷ đồng.

- Giảm 30% tiền thuê đất thuê mặt nước theo Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30/01/2023 của Chính phủ và Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ với số tiền 05 tỷ đồng.

- Giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội, với số tiền khoảng 30 tỷ đồng.

- Giảm lệ phí trước bạ theo Nghị định số 41/2023/NĐ-CP ngày 28/6/2023 của Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước với số tiền khoảng 20 tỷ đồng.

b) Chi ngân sách địa phương

Năm 2023, Bộ Tài chính giao tổng chi ngân sách địa phương là 11.755,03 tỷ đồng, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị tổng chi là 11.755,03 tỷ đồng; trong đó: Chi cân đối ngân sách 9.962,16 tỷ đồng; chi thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ 1.792,86 tỷ đồng. Thực hiện chi 6 tháng đầu năm là 5.234,81 tỷ đồng, đạt 44,53% dự toán, bằng 103,92% so với cùng kỳ (5.037,35 tỷ đồng). Trong đó, một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:

a) Chi đầu tư phát triển

Năm 2023, kế hoạch vốn Hội đồng nhân dân tỉnh giao là 2.641,61 tỷ đồng. Thực hiện chi 6 tháng đầu năm là 1.063,43 tỷ đồng1/2.441,49 tỷ đồng, đạt 40,26% kế hoạch, bằng 103,86% so với cùng kỳ (1.023,89 tỷ đồng).

Giải ngân kế hoạch vốn 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh mặc dù cao hơn cùng kỳ năm 2022 cả về giá trị và tỷ lệ; tuy nhiên, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do trong tháng 01/2023, các chủ đầu tư tập trung ưu tiên giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2022 (được giải ngân đến 31/01/2023) và trùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán; đồng thời, đối với các dự án khởi công mới năm 2023, những tháng đầu năm, các chủ đầu tư tập trung thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định, tổ chức lựa chọn nhà thầu..., chưa phát sinh khối lượng để thanh toán nên kết quả giải ngân chưa cao.

b) Chi thường xuyên

Dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2023 là 7.120,52 tỷ đồng. Thực hiện chi 6 tháng đầu năm 3.529,85 tỷ đồng, đạt 49,57% dự toán, bằng 92,47% so với cùng kỳ (3.817,15 tỷ đồng). Cụ thể một số lĩnh vực như:

- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề là 1.166,50 tỷ đồng/2.646,68 tỷ đồng, đạt 44,07% dự toán;

- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 25,58 tỷ đồng/31,07 tỷ đồng, đạt 82,32% dự toán;

- Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình là 318,92 tỷ đồng/642,93 tỷ đồng, đạt 49,60% dự toán;

- Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 89,60 tỷ đồng/ 93,65 tỷ đồng, đạt 95,67% dự toán;

- Chi sự nghiệp kinh tế 557,41 tỷ đồng/1.463,98 tỷ đồng2, đạt 38,08% dự toán;

- Chi đảm bảo xã hội là 370,69 tỷ đồng/533,30 tỷ đồng3, đạt 69,51% dự toán;

- Chi hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể 672,32 tỷ đồng/1.238,70 tỷ đồng, đạt 54,28% dự toán.

Chi không đạt bình quân so dự toán năm chủ yếu do chi các hoạt động kinh tế đạt thấp so với dự toán, nguyên nhân do một số công trình đang thực hiện các trình tự thủ tục để giải ngân kế hoạch vốn, các nội dung bảo dưỡng thường xuyên thanh toán theo quý. Đồng thời, hiện nay đối với các công trình mới chỉ mới thanh toán tạm ứng 30% cho nhà thầu mới số công trình mới có khối lượng nhưng chưa lớn. Bên cạnh đó, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề bằng 44,07% dự toán năm, nguyên nhân do nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức đến nay chưa giải ngân được4; ngoài ra, một số nội dung chi chưa thực hiện như: tổ chức kỳ thi THPT, tổ chức thi tuyển vào lớp 10, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, Hội thao giáo dục quốc phòng,...

c) Chi chương trình mục tiêu, hỗ trợ có mục tiêu

Dự toán chi các Chương trình mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 là 1.792,86 tỷ đồng. Thực hiện 6 tháng đầu năm 638,07 tỷ đồng, đạt 35,59% dự toán và bằng 325,03% so với cùng kỳ (196,31 tỷ đồng). Chi đạt thấp là do tiến độ giải ngân nguồn kinh phí thường xuyên thực hiện các chương trình, dự án, công trình chậm vì những tháng đầu năm phải thực hiện trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư. Một số dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài (vốn ODA) còn khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

Nhìn chung, tình hình thực hiện chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2023 không đạt so với bình quân dự toán giao; tuy nhiên, đến nay các dự án, công trình đã hoàn thành các bước trình tự thủ tục đầu tư và trong giai đoạn thực hiện giải ngân. Từ đó, ước thực hiện chi ngân sách địa phương năm 2023 là 11.465,02 tỷ đồng/11.755,03 tỷ đồng, đạt 97,53% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển 2.560,81 tỷ đồng/2.641,61 tỷ đồng, đạt 96,94% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao và bằng 95,57% dự toán Trung ương giao (2.679,61 tỷ đồng); Chi thường xuyên là 7.411,73 tỷ đồng5/7.125,04 tỷ đồng, đạt 104,02% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao và bằng 104,64% dự toán Trung ương giao (7.083,15 tỷ đồng).

II. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI 03 NĂM 2024 - 2026, CƠ CẤU THU, CHI VÀ KHUNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TỔNG THỂ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 03 NĂM 2024 - 2026

1. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2025

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 (tại Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 05/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025) tăng 6,0%;

- GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 87,7 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế: ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 30,1%; công nghiệp, xây dựng chiếm 32,4%; dịch vụ chiếm 33,8%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,7%.

- Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 chiếm từ 29,13% GRDP.

- Giải quyết việc làm bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 37.705 người/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (theo chuẩn mới) hàng năm giảm 0,6%.

- Tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 80%.

2. Cơ cấu thu, chi và khung cân đối ngân sách tổng thể của địa phương 03 năm 2024 - 2026

a) Thu NSNN

Dự kiến tổng thu NSNN trên địa bàn, thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu cân đối ngân sách theo sắc thuế 03 năm 2024 - 2026 như Mẫu biểu số 02, 03 đính kèm.

b) Chi NSĐP

* Chi đầu tư phát triển

- Trên cơ sở tình hình thực hiện các dự án đầu tư năm 2023, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; tỉnh Cà Mau xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển 03 năm 2024-2026 phù hợp với định hướng tiếp tục cơ cấu lại ngân sách và nợ công giai đoạn 2021-2030. Phân bổ kế hoạch vốn đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công của tỉnh, dự kiến nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, dự toán nguồn thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại; đồng thời, tuân thủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công.

- Ưu tiên bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công và hoàn trả các khoản vốn ứng trước ngân sách (nếu có). Bố trí đủ vốn cho các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo tiến độ được cấp thẩm quyền phê duyệt. Dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong năm 2024 theo thời gian bố trí vốn;

- Bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch và vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư theo tiến độ được phê duyệt (PPP);

- Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; trong đó phấn đấu giảm thời gian thực hiện và bố trí vốn các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C so với thời gian tối đa được phép quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công, sớm đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư;

- Bố trí đủ vốn cho các dự án trọng điểm, kết nối có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo tiến độ được cấp thẩm quyền phê duyệt;

- Dự toán chi đầu tư phát triển ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2023 được Hội đồng nhân dân tỉnh giao 2.641,61 tỷ đồng. Dự kiến bố trí chi đầu tư phát triển giai đoạn 2024 - 2026 chi tiết theo Mẫu biểu số 04 đính kèm.

* Chi thường xuyên

- Xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, đảm bảo ưu tiên bố trí chi trả đầy đủ các chế độ, chính sách cho con người theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và các tiêu chuẩn, định mức, chế độ khác đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Đối với chi thường xuyên năm 2025 và năm 2026 xác định tăng trên cơ sở khả năng tăng thu cân đối NSĐP được hưởng theo phân cấp.

- Dự toán chi thường xuyên năm 2023 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh giao là 7.120,52 tỷ đồng. Dự kiến bố trí chi thường xuyên giai đoạn 2024 - 2026 chi tiết theo Mẫu biểu số 04 đính kèm.

c) Khung cân đối ngân sách tổng thể địa phương 03 năm 2024 - 2026

Đê đảm bảo cân đối ngân sách hàng năm nhằm hoàn thành kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xác định khung cân đối NSĐP 03 năm 2024 - 2026 như các Mẫu biểu kèm theo.

(Chi tiết theo các Mẫu biểu số 01, 02, 03, 04, 05, 06 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

III. DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CÂN ĐỐI NSĐP VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 03 NĂM 2024 - 2026

1. Dự báo nhũng tác động đến thu, chi NSĐP

a) Thu NSNN

- Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2024 - 2026 có nhiều chuyển biến tích cực, một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khá, dao động trong khoảng từ 7-8%/năm, giá cả thị trường ổn định, lạm phát được kiềm chế; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiếp tục trên đà tăng trưởng; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phục hồi và tiếp tục phát triển; nhiều cơ chế, chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung, đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh; kim ngạch xuất khẩu tăng... đó là nền tảng tạo nguồn thu cho NSNN.

- Công tác thu NSNN được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế, đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng nhiều cho NSNN.

- Theo dự báo, các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của quốc gia tiếp tục được triển khai trên địa bàn tỉnh Cà Mau như: Dự án Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, các Dự án bất động sản, Dự án đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Cà Mau,... là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho NSNN.

- Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa bền vững; thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động không nhỏ đến đời sống sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Từ đó, đặt ra cho địa phương không ít khó khăn trong việc thực hiện dự toán thu ngân sách.

- Ngành nghề công nghiệp sản xuất chế biến của tỉnh đa số vẫn ở dạng sơ chế nên chưa tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, khó khăn trong việc tạo lợi thế cạnh tranh tại các thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, ngành chế biến thủy sản là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh nhưng do tác động của các hình thái thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trường phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến vùng nuôi làm tác động đến nguồn cung nguyên liệu đầu vào.

b) Chi NSĐP

- Cà Mau là tỉnh chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách, hàng năm phải nhận trợ cấp cân đối tương đối lớn từ ngân sách trung ương (gần 56%) để đảm bảo các nhiệm vụ chi, nên chưa thể chủ động trong việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Do đặc thù, Cà Mau là tỉnh có địa bàn rộng, sông ngòi dày đặc, nền đất yếu nên nhu cầu chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn; tuy nhiên, do mật độ dân cư có tính phân tán cao, dân cư sinh sống rộng khắp, các đối tượng chính sách nhiều nên nhu cầu chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn để đảm bảo các nhiệm vụ chi cho giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội,... . Từ đó, ngân sách tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển và giảm tỷ lệ chi thường xuyên.

- Tình trạng biến đổi khí hậu, thủy triều dâng cao gây sạt lở bờ sông, công trình giao thông, ngập úng cục bộ kéo dài trên hầu hết các tuyến đường trong nội ô và các đô thị trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thành phố Cà Mau, gây khó khăn cho đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân, doanh nghiệp nên tỉnh phải bố trí nguồn lực khắc phục, đảm bảo cuộc sống cho người dân ở vùng bị ảnh hưởng.

- Để tăng chi đầu tư phát triển của địa phương thì nguồn thu từ xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất là rất quan trọng. Tuy nhiên, dự toán nguồn thu từ xổ số kiến thiết mỗi năm đều tăng sát với tình hình thực tế, trong khi nguồn thu tiền sử dụng đất thì không bền vững vì quỹ đất giảm dần theo thời gian, dẫn đến trong tương lai tỷ lệ thu tiền sử dụng đất sẽ giảm, ảnh hưởng đến việc tăng chi đầu tư phát triển của địa phương.

2. Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024-2026

Căn cứ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và những thách thức được dự báo cho giai đoạn 03 năm 2024 - 2026, để hoàn thành kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026 của tỉnh, bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Trung ương thì cần tập trung vào các giải pháp sau:

a) Thu NSNN

- Tăng cường công tác phân tích, dự báo, rà soát, xác định và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trên địa bàn; triển khai thực hiện tốt các giải pháp điều hành của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô; các ngành, các cấp tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh những giải pháp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu NSNN.

- Tổ chức đánh giá, xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến từng ngành, từng lĩnh vực và từng người nộp thuế, đảm bảo huy động tối đa nguồn thu vào NSNN.

- Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động hỗ trợ người nộp thuế, cung cấp dịch vụ công cho người nộp thuế một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, tạo niềm tin của người nộp thuế vào cơ quan thuế, nâng cao hơn nữa nhận thức của người nộp thuế trong kê khai, nộp thuế. Thực hiện tốt công tác quản lý thuế, hướng dẫn người nộp thuế kê khai trung thực giá chuyển nhượng bất động sản trên hợp đồng mua bán, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đề phát hiện và xử lý nghiêm đối với các hành vi khai sai, trốn thuế liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

- Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế; trong đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn lậu thuế và đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế; đồng thời, ngành Thuế phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp thực hiện chống thất thu thuế theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa phương thức khai, nộp, hoàn thuế... Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, hiện đại hóa phương thức quản lý thu nộp ngân sách Nhà nước, nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu đối với quản lý thu hiện đại ở tất cả các khâu trong quản lý thuế.

- Thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ về những giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch cải cách giai đoạn 2023 - 2026, đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hóa công tác thuế theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức triển khai kịp thời thủ tục hành chính thuế, quy trình nghiệp vụ do Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế ban hành.

b) Chi NSĐP

- Từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế theo đề án tinh giản biên chế đã được phê duyệt. Tăng cường quản lý nợ công, đảm bảo an toàn và bền vững; thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng để chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong việc lập kế hoạch chi đầu tư phát triển hàng năm; quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; đối với những dự án, công trình chậm tiến độ phải kịp thời điều chuyển vốn.

- Triệt để tiết kiệm NSNN, kiểm soát chặt chẽ dự toán chi thường xuyên, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong nước và ngoài nước. Kiên quyết dừng triển khai và thu hồi các khoản kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30 tháng 9 hàng năm chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu để bổ sung dự phòng ngân sách.

- Thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, giảm mức hỗ trợ từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tiếp tục cơ chế tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn tăng thu NSĐP (bao gồm 70% tăng thu thực hiện so với dự toán và 50% tăng thu dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao) để bổ sung nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

IV. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025

Trên cơ sở ước thực hiện 03 năm 2021-2023, dự toán năm 2024 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024-2026, tỉnh Cà Mau đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

1. Thu, chi ngân sách nhà nước:

a) Thu ngân sách nhà nước

Tổng thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2021-2023 là 16.076 tỷ đồng, bằng 44,90% so với kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025 (35.800 tỷ đồng). Trong đó: thu nội địa là 15.322 tỷ đồng, đạt 43,42% so với kế hoạch 05 năm (35.287 tỷ đồng); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 754 tỷ đồng, đạt 146,90% so với kế hoạch 05 năm (513 tỷ đồng). Nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước còn lại giai đoạn 2021-2025 dự kiến là 19.724 tỷ đồng, bằng 55,10% so kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025 (35.800 tỷ đồng). Trong đó, thu nội địa 19.965 tỷ đồng, bằng 39,49% so kế hoạch 05 năm (35.287 tỷ đồng); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt so kế hoạch 05 năm là 241 tỷ đồng (513 tỷ đồng).

* Khó khăn và nguyên nhân ảnh hưởng đến thu NSNN:

- Trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, nhiệm vụ thu ngân sách triển khai thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, lây lan và bùng phát ngoài cộng đồng đã tác động rất lớn đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau. Thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg , Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đề phòng, chống dịch Covid-19; do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt rất thấp, sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu giảm, kéo theo chỉ số sản xuất công nghiệp giảm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, số lượng doanh nghiệp ngưng, nghỉ, giải thể tăng, nhiều ngành lĩnh vực thuế phát sinh đạt rất thấp và giảm thu so cùng kỳ. Tình hình dịch bệnh đã tác động đến nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ như: Các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, hoạt động dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ thẩm mỹ, hoạt động vận tải,... Theo báo cáo của ngành Thuế có trên 400 doanh nghiệp nghỉ kinh doanh và 200 doanh nghiệp ngưng, tạm ngưng kinh doanh; đặc biệt dịch bệnh Covid-19 làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, tác động trực tiếp làm giảm thu ngân sách năm 2021 khoảng 1.000 tỷ đồng (Doanh nghiệp nhà nước địa phương giảm 20 tỷ; khu vực ngoài quốc doanh giảm 120 tỷ, trong đó giảm từ miễn thuế hộ kinh doanh 65 tỷ đồng; Thuế thu nhập cá nhân là 80 tỷ đồng; Lệ phí trước bạ giảm 60 tỷ đồng; phí lệ phí giảm 20 tỷ đồng; tiền sử dụng đất giảm 130 tỷ đồng; xổ số kiến thiết giảm 430 tỷ đồng và thuế bảo vệ môi trường giảm 140 tỷ đồng).

- Bên cạnh đó, theo đánh giá của Ngành Thuế trong năm 2022 thực hiện một số chính sách hỗ trợ người dân sau đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến kết quả thu ngân sách, cụ thể: thực hiện Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ, làm giảm nguồn thu lệ phí trước bạ 05 tháng (từ tháng 01/2022 đến tháng 5/2022) là 18 tỷ đồng; Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giảm 20% thuế giá trị gia tăng làm ảnh hưởng giảm thu ngân sách là 51 tỷ đồng; Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, thuế bảo vệ môi trường giảm từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2022 và Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, thuế bảo vệ môi trường giảm từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2022, từ đó, làm ảnh hưởng giảm thu ngân sách năm 2022 là 294 tỷ đồng. Đặc biệt, giảm nguồn thu từ cụm Khí - Điện - Đạm từ năm 2022 là 1.100 tỷ đồng6, nguyên nhân do Tập đoàn dầu khí Việt Nam chuyển khai thuế, nộp thuế về Hà Nội và Chi nhánh Tổng Công ty khí Việt Nam khai thuế, nộp thuế về Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ những khó khăn và nguyên nhân ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước được phân tích trên, thì dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước sẽ không đạt chỉ tiêu kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025.

b) Chi NSĐP

Tổng chi ngân sách cân đối địa phương giai đoạn 2021-2023 là 33.446 tỷ đồng. Trong đó: Chi cân đối ngân sách là 30.403 tỷ đồng, đạt 59,39% kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025 (51.196 tỷ đồng), bao gồm: Chi đầu tư phát triển 8.590 tỷ đồng, bằng 52,46% kế hoạch 05 năm (16.373 tỷ đồng); Chi thường xuyên 21.798 tỷ đồng, bằng 62,76% kế hoạch 05 năm (34.730 tỷ đồng); chi trả nợ lãi các khoản do CQĐP vay 9,4 tỷ đồng, bằng 16,39% kế hoạch 05 năm (57,6 tỷ đồng).

Trên cơ sở ước thực hiện 03 năm 2021-2023, kế hoạch năm 2024-2025 thì dự kiến tổng chi cân đối ngân sách địa phương đến cuối giai đoạn 2021-2025 sẽ vượt kế hoạch đề ra.

2. Tình hình thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia

Kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ tại Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 ngày 22/5/2022; Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa X, kỳ họp thứ Sáu thông qua tại Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022, Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022, Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã trình và được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết về bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương và vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 13/7/2022, Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 07/4/2023.

Theo đó, tổng nguồn vốn thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau là 1.896,82 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương bố trí là 861,93 tỷ đồng; ngân sách địa phương đối ứng là 1.034,89 tỷ đồng. Kết quả giải ngân giai đoạn 2021-2023 là 525,64 tỷ đồng, đạt 27,71 % so kế hoạch; trong đó, vốn ngân sách trung ương là 247,01 tỷ đồng, đạt 28,66 % so kế hoạch; vốn đối ứng ngân sách địa phương là 262,54 tỷ đồng, đạt 25,37 % so kế hoạch, bao gồm:

- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 177,06 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương bố trí là 160,76 tỷ đồng; ngân sách địa phương bố trí 16,30 tỷ đồng. Kết quả giải ngân giai đoạn 2021-2023 là 19,06 tỷ đồng, đạt 10,77 % so kế hoạch; trong đó, vốn ngân sách trung ương là 16,15 tỷ đồng, đạt 10,05 % so kế hoạch; vốn đối ứng ngân sách địa phương là 2,91 tỷ đồng, đạt 17,86 % so kế hoạch.

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 110,41 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương bố trí là 100,11 tỷ đồng; ngân sách địa phương bố trí 10,30 tỷ đồng. Kết quả giải ngân giai đoạn 2021-2023 là 96,01 tỷ đồng, đạt 86,96% so kế hoạch; trong đó, vốn ngân sách trung ương là 72,30 tỷ đồng, đạt 72,22% so kế hoạch; vốn đối ứng ngân sách địa phương là 7,63 tỷ đồng, đạt 74,78% so kế hoạch.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 1.608,48 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương bố trí là 600,20 tỷ đồng ngân sách địa phương bố trí 1.008,29 tỷ đồng. Kết quả giải ngân giai đoạn 2021-2023 là 410,56 tỷ đồng, đạt 25,52% so kế hoạch; trong đó, vốn ngân sách trung ương là 158,56 tỷ đồng, đạt 26,42% so kế hoạch; vốn đối ứng ngân sách địa phương là 252 tỷ đồng, đạt 24,99% so kế hoạch.

* Đánh giá thuận lợi, khó khăn

Nhìn chung, quá trình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh được kịp thời, tạo sự thống nhất, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ tỉnh đến cơ sở. Kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của tỉnh hỗ trợ trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nhận thức của cán bộ và người dân về Chương trình có nhiều chuyển biến tích cực; nhất là kết cấu hạ tầng có sự thay đổi rõ nét so với trước khi xây dựng nông thôn mới; thu nhập của người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm; cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp với nhiều tuyến, điểm mẫu... bộ mặt nông thôn thật sự thay đổi và đang từng bước trở thành những “Miền quê đáng sống”. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo từng bước được chuyển sang hình thức hỗ trợ có điều kiện, hoàn trả một phần và có thời hạn như chính sách hỗ trợ cho vay hộ nghèo làm nhà ở, chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo..., nhằm bảo đảm công bằng trong thực hiện chính sách, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại và không muốn thoát nghèo.

Nguồn nhân lực trong vùng dân tộc thiểu số đã được ưu tiên phát triển, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số được tăng cường; hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố hoạt động hiệu quả; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn ổn định. Bên cạnh đó, nhiều chương trình, chính sách như: hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt, đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi... đã được các cấp, các ngành chỉ đạo triển khai thực hiện khá quyết liệt; đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, những yêu cầu cấp thiết về điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tại các địa phương, giúp họ tạo ra được nguồn thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Bên cạnh thuận lợi, vẫn còn một số khó khăn nhất định như: một số địa phương còn lúng túng, thụ động trong chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chậm nên hiệu quả chưa cao, chưa sát thực tế; một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa năng động, sáng tạo, có tâm lý trông chờ cấp trên; chưa thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc đặt ra mục tiêu. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cơ quan, đơn vị ở một số nơi trong tuyên truyền, thực hiện chưa thường xuyên, thiếu hiệu quả. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có lĩnh vực chưa chặt chẽ, nhịp nhàng; một số sở, ngành cấp tỉnh chưa thật sự chủ động trong quá trình hướng dẫn cấp huyện, xã thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của các Chương trình MTQG trên địa bàn phụ trách. Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc ở cơ sở hầu hết là hoạt động kiêm nhiệm nên thiếu tính ổn định, chất lượng tham mưu còn hạn chế; công tác chỉ đạo, theo dõi địa bàn, kiểm tra, giám sát của một số cơ quan, đơn vị được phân công chưa thường xuyên, hiệu quả thấp.

* Mục tiêu nhiệm vụ, khả năng thực hiện kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Theo mục tiêu đề ra đến năm 2025, tỉnh phấn đấu: có từ 80,5% trở lên số xã đạt chuẩn nông thôn mới (66/82 xã); có khoảng 30% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (20 xã), có ít nhất 10% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (02 xã) và không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Phấn đấu có thêm 02 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số có 03/9 huyện, thành phố; có từ 60% số ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được công nhận nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng dân tộc thiểu số so với bình quân chung của cả tỉnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Triển khai thực hiện chính sách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tác động theo nhóm đối tượng, nguyên nhân nghèo; thực hiện tốt các chính sách người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống của nhân dân giữa người khá, giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, quy định của trung ương, tỉnh Cà Mau tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ có liên quan chủ động xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, gắn với nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch của từng ngành, từng cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, phù hợp với điều kiện, bối cảnh mới ở từng thời điểm; kịp thời rà soát, bổ sung, điều chỉnh nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí, giải ngân nguồn vốn của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

3. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

Công tác quản lý, điều hành Kế hoạch đầu tư công hằng năm luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau quan tâm chỉ đạo thực hiện; nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các chủ đầu tư được chỉ đạo cụ thể hóa tại các Chương trình hành động hàng năm, trong đó đã xác định cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp, các mốc thời gian giải ngân vốn đầu tư công hàng năm đạt được theo từng quý và phân công các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cũng đã chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công hằng năm tại các Phiên họp kinh tế - xã hội hàng tháng, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện.

Trên cơ sở Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025 và kế hoạch đầu tư công hằng năm giai đoạn 2021 -2023 đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao chi tiết kế hoạch vốn cho từng dự án, công trình để chủ động triển khai thực hiện ngay từ tháng 12 của năm trước đó. Kế hoạch đầu tư công hằng năm giai đoạn 2021-2023 đã phân bổ 11.954,0 tỷ đồng, bằng 54,2% (22.066,80 tỷ đồng); giai đoạn 2021-2023 đã giải ngân và dự kiến giải ngân 11.161,59 tỷ đồng, bằng 93,4% kế hoạch vốn. Tỷ lệ đã giải ngân và dự kiến giải ngân 03 năm 2021-2023 như nêu trên là tương đối cao nhưng chưa đạt theo mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao (tỷ lệ giải ngân đạt từ 95% - 100%).

Đối với kế hoạch đầu tư công hằng năm giai đoạn 2024-2025, tỉnh Cà Mau sẽ phân bổ hết theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công hằng năm giai đoạn 2024-2025 được Thủ tướng Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua theo đúng quy định và phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn đạt tỷ lệ từ 95% - 100% theo mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Trên đây là Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 của tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán nhà nước khu vực V, Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định (Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 05/8/2023 của UBND tỉnh Cà Mau)./.

Nơi nhận:
- Bộ Tài chính (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Kiểm toán nhà nước khu vực V (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Thuế tỉnh;
- Các sở: KH&ĐT, TC;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Văn Bi

Mẫu biểu số 01

DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2024 - 2026

(Kèm theo Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 24/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Năm hiện hành 2023

Năm dự toán 2024

Năm 2025

Năm 2026

Kế hoạch

Ước thực hiện

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Tổng sản phẩm trong nước của địa phương (GRDP) giá hiện hành

Tỷ đồng

81.584

84.232

95.275

105.856

105.856

2

Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

7,00

7,78

7-8

8,00

8,00

3

Cơ cấu kinh tế

100

100

100

100

100

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

%

33,50

32,64

31,00

30,07

28,67

- Công nghiệp, xây dựng

%

28,88

30,63

32,06

32,43

34,96

- Dịch vụ

%

33,65

32,89

33,20

33,78

32,53

- Thuế NK, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

%

4,00

3,80

3,70

3,70

3,72

4

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

%

103,85

104,00

104,16

104,16

5

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn

Tỷ đồng

24.000

24.000

26.886

30.121

30.121

Tỷ lệ so với GRDP

%

29,4

28,5

28,2

28,5

28,5

6

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Triệu USD

1.250

1.300

1.300

1.350

1.350

Tốc độ tăng trưởng

%

0,05

0,04

0,09

7

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

Triệu USD

Tốc độ tăng trưởng

%

8

Dân số

Triệu người

1,208148

1,207618

1,207679

1,207742

1,207742

9

GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành)

Triệu đồng

67,60

69,80

78,90

87,70

91,20

10

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo

%

0,56

0,73

0,8

0,35

0,3

11

Tỷ lệ hộ nghèo

%

2,58

2,41

1,61

1,26

0,96

12

Giáo dục, đào tạo

- Số giáo viên

Người

16.557

16.557

16.888

17.056

17.056

- Số học sinh

Người

168.731

168.731

173.793

180.743

189.780

Trong đó:

+ Học sinh dân tộc nội trú

Người

676

676

695

724

760

+ Học sinh bán trú

Người

24.494

24.494

25.225

26.485

27.280

+ Đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định

Người

11.727

11.727

12.078

12.562

12.930

- Số trường đại học, cao đẳng, dạy nghề công lập do địa phương quản lý

Trường

3

3

3

3

3

13

Y tế:

- Cơ sở khám chữa bệnh

Cơ sở

115

115

115

1 15

115

- Số giường bệnh

Giường

4.157

4.157

4.367

4.517

4.667

Trong đó:

+ Giường bệnh cấp tỉnh

Giường

2.940

2.940

3.100

3.250

3.400

+ Giường bệnh cấp huyện

Giường

610

610

660

660

660

+ Giường phòng khám khu vực

Giường

170

170

170

170

170

+ Giường y tế xã phường

Giường

437

437

437

437

437

- Số đối tượng mua BHYT

+ Trẻ em dưới 6 tuổi

Người

119.170

120.737

135.029

144.886

144.886

+ Đối tượng bảo trợ xã hội

Người

39.877

40.205

40.834

41.814

42.068

+ Người thuộc hộ nghèo

Người

15.124

17.831

14.927

14.733

14.541

+ Người DTTS sống vùng KT-XH khó khăn, người sinh sống vùng KT-XH ĐBKK, xã đảo, thị trấn đảo

Người

198.545

195.838

198.424

198.303

198.184

+ Người hiến bộ phận cơ thể

Người

15

20

20

20

20

+ Học sinh, sinh viên

Người

160.583

177.444

186.277

195.590

205.369

+ Đối tượng cựu chiến binh, người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào, thanh niên xung phong

Người

35.265

21.667

21.667

21.667

21.667

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo

Người

13.591

12.260

12.260

11.892

11.535

+ Người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình

Người

120

250

350

450

Mẫu biểu số 02

BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NSNN NĂM GIAI ĐOẠN 2024 - 2026

(Kèm theo Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 24/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Năm hiện hành 2023

Dự kiến 03 năm kế hoạch

Dự toán BTC giao

Dự toán HĐND tỉnh quyết định

Đánh giá thực hiện

Năm dự toán 2024

Năm 2025

Năm 2026

A

B

1

2

3

4

5

6

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III)

4.834.000

4.834.000

4.963.000

4.966.000

5.317.000

5.730.000

I

THU NỘI ĐỊA

4.721.000

4.721.000

4.850.000

4.860.000

5.200.000

5.600.000

1

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý

538.000

538.000

635.000

616.000

584.000

683.000

- Thuế giá trị gia tăng

214.000

214.000

297.000

317.500

330.000

359.000

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

320.000

320.000

333.500

294.000

250.000

320.000

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế tài nguyên

4.000

4.000

4.500

4.500

4.000

4.000

2

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý

65.000

65.000

65.000

67.000

70.000

75.000

- Thuế giá trị gia tăng

30.500

30.500

30.500

31.500

32.000

35.000

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

27.000

27.000

27.000

28.000

30.500

32.500

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

500

500

500

500

500

500

- Thuế tài nguyên

7.000

7.000

7.000

7.000

7.000

7.000

3

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

30.000

30.000

41.000

45.000

45.000

50.000

- Thuế giá trị gia tăng

9.950

9.950

21.950

23.900

19.900

21.900

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

20.000

20.000

19.000

21.050

25.000

28.000

- Thu từ khí thiên nhiên

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế tài nguyên

50

50

50

50

100

100

- Tiền thuê mặt đất, mặt nước

4

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

650.000

650.000

600.000

630.000

700.000

750.000

- Thuế giá trị gia tăng

483.300

483.300

443.300

475.800

512.300

541.800

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

160.000

160.000

150.000

147.000

180.000

200.000

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

1.200

1.200

1.130

1.200

1.200

1.200

- Thuế tài nguyên

5.500

5.500

5.570

6.000

6.500

7.000

5

Lệ phí trước bạ

200.000

200.000

155.000

165.000

180.000

200.000

6

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

7

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

5.000

5.000

6.500

7.500

8.000

8.000

8

Thuế thu nhập cá nhân

540.000

540.000

540.000

570.000

570.000

600.000

9

Thuế bảo vệ môi trường

386.000

386.000

310.000

275.000

420.000

450.000

- Thu từ hàng hóa nhập khẩu

152.800

152.800

124.000

110.000

166.320

178.200

- Thu từ hàng hóa sản xuất trong nước

233.200

233.200

186.000

165.000

253.680

271.800

10

Phí, lệ phí

72.000

72.000

72.000

75.000

70.000

75.000

Bao gồm: - Phí, lệ phí do CQNN Trung ương thu

24.000

24.000

24.000

25.000

22.000

24.000

- Phí, lệ phí do CQNN địa phương thu

48.000

48.000

48.000

50.000

48.000

51.000

11

Tiền sử dụng đất

380.000

380.000

420.000

400.000

480.000

600.000

- Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc TW quản lý

- Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý

380.000

380.000

420.000

400.000

480.000

600.000

12

Thu tiền thuê đất, mặt nước

25.000

25.000

20.000

23.000

24.000

25.000

13

Thu tiền sử dụng khu vực biển

14.000

14.000

12.000

13.000

15.000

20.000

Trong đó: - Thuộc thẩm quyền giao của Trung ương

3.200

3.200

1.000

2.000

2.500

4.000

- Thuộc thẩm quyền giao của địa phương

10.800

10.800

11.000

11.000

12.500

16.000

14

Thu từ bán tài sản nhà nước

Trong đó: - Do Trung ương

- Do địa phương

15

Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước

Trong đó: - Do Trung ương xử lý

- Do địa phương xử lý

16

Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

500

500

17

Thu khác ngân sách

200.000

200.000

210.000

210.000

220.000

250.000

Trong đó: Thu khác ngân sách Trung ương

129.000

129.000

134.000

134.000

140.000

150.000

18

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

5.000

5.000

3.000

3.000

4.000

4.000

Trong đó: - Giấy phép do Trung ương cấp

532

532

500

500

800

800

- Giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp

4.468

4.468

2.500

2.500

3.200

3.200

19

Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác

1.000

1.000

20

Thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế (địa phương hưởng 100%)

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

21

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (kể cả hoạt động xổ số điện toán)

1.600.000

1.600.000

1.750.000

1.750.000

1.800.000

1.800.000

II

THU TỪ DẦU THÔ

III

THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU

113.000

113.000

113.000

106.000

117.000

130.000

1

Thuế xuất khẩu

56.000

56.000

93.000

94.000

108.000

120.000

2

Thuế nhập khẩu

1.000

1.000

15.000

4.000

4.000

5.000

3

Thuế tiêu thụ đặc biệt

4

Thuế bảo vệ môi trường

5

Thuế giá trị gia tăng

56.000

56.000

5.000

8.000

5.000

5.000

Mẫu biểu số 03

DỰ KIẾN THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO SẮC THUẾ GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2024 - 2026

(Kèm theo Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 24/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Năm hiện hành 2023

Dự kiến dự toán năm 2024

So sánh năm 2024 với ước TH năm 2023

Dự kiến năm 2025

Dự kiến năm 2026

Dự toán

Ước thực hiện

A

B

1

2

3

4=3/2

5

6

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III)

4.411.468

4.566.500

4.588.500

100,5

4.868.380

5.243.000

I

Các khoản thu từ thuế

2.056.200

2.067.000

2.093.000

101,3

2.222.680

2.429.800

1

Thuế GTGT thu từ hàng hóa SX-KD trong nước

737.750

792.750

848.700

107,1

894.200

957.700

2

Thuế TTĐB thu từ hàng hóa sản xuất trong nước

1.700

1.630

1.700

104,3

1.700

1.700

3

Thuế BVMT thu từ hàng hóa SX-KD trong nước

233.200

186.000

165.000

88,7

253.680

271.800

4

Thuế thu nhập doanh nghiệp

527.000

529.500

490.050

92,5

485.500

580.500

5

Thuế thu nhập cá nhân

540.000

540.000

570.000

105,6

570.000

600.000

6

Thuế tài nguyên

16.550

17.120

17.550

102,5

17.600

18.100

II

Các khoản phí, lệ phí

248.000

203.000

215.000

105,9

228.000

251.000

1

Lệ phí trước bạ

200.000

155.000

165.000

106,5

180.000

200.000

2

Các loại phí, lệ phí

48.000

48.000

50.000

104,2

48.000

51.000

III

Thu cổ tức, lợi nhuận được chia, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của NHNN

10.000

10.000

10.000

100,0

10.000

10.000

1

Thu cổ tức, lợi nhuận được chia, lợi nhuận sau thuế

10.000

10.000

10.000

100,0

10.000

10.000

2

Thu chênh lệch thu, chi của NHNN

IV

Các khoản thu về nhà đất

410.000

447.000

431.000

96,4

512.000

633.000

1

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

5.000

6.500

7.500

115,4

8.000

8.000

2

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

-

-

-

-

-

-

3

Thu tiền cho thuê đất, mặt nước, mặt biển

25.000

20.000

23.000

115,0

24.000

25.000

4

Thu tiền sử dụng đất

380.000

420.000

400.000

95,2

480.000

600.000

6

Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

-

500

500

-

-

V

Thu khác

87.268

89.500

89.500

100,0

95.700

119.200

1

Thu cấp quyền khai thác khoáng sản

4.468

2.500

2.500

100,0

3.200

3.200

2

Thu bán tài sản nhà nước

3

Các khoản thu khác còn lại

82.800

87.000

87.000

107,1

92.500

116.000

VI

Thu xổ số kiến thiết

1.600.000

1.750.000

1.750.000

100,0

1.800.000

1.800.000

Mẫu biểu số 04

DỰ TOÁN CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2024 - 2026

(Kèm theo Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 24/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Năm 2023

Dự kiến 03 năm kế hoạch

Dự toán BTC giao

Dự toán HĐND tỉnh quyết định

Đánh giá thực hiện

Năm dự toán 2024

Năm 2025

Năm 2026

1

2

3

4

5

6

A

TỔNG CHI NSĐP

11.755.025

11.755.025

11.465.019

13.926.281

14.740.634

15.156.168

I

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

9.962.163

9.962.163

9.974.535

11.576.901

11.987.689

12.398.303

Trong đó: Chi cân đối NSĐP tính tỷ lệ điều tiết, số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP

9.920.263

9.920.263

9.953.535

11.546.541

11.918.994

12.276.178

1

Chi đầu tư phát triển

2.679.605

2.641.605

2.560.810

2.838.065

3.039.943

3.254.848

1.2

Chi đầu tư phát triển còn lại (1-1.1)

2.679.605

2.641.605

2.560.810

2.838.065

3.039.943

3.254.848

Trong đó:

Chi đầu tư phát triển của các dự án phân theo nguồn vốn

2.679.605

2.641.605

2.560.810

2.838.065

3.039.943

3.254.848

a

Chi đầu tư XDCB vốn trong nước (1)

657.705

657.705

628.108

657.705

691.248

732.723

b

Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất

380.000

342.000

322.902

400.000

480.000

600.000

c

Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

1.600.000

1.600.000

1.588.800

1.750.000

1.800.000

1.800.000

d

Chi đầu tư từ nguồn vay lại NSĐP

41.900

41.900

21.000

30.360

68.695

122.125

2

Chi thường xuyên

7.083.153

7.120.524

7.407.206

8.499.386

8.704.756

8.893.630

- Trong đó:

a

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

2.646.684

2.646.684

2.593.750

3.051.422

3.105.798

3.161.143

b

Chi khoa học và công nghệ

28.454

31.068

31.068

31.068

31.534

32.685

c

Chi quốc phòng

241.819

264.060

281.819

286.046

290.337

d

Chi an ninh

81.375

98.895

103.688

105.243

109.085

d

Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

642.934

810.741

702.821

715.384

728.171

e

Chi sự nghiệp văn hóa và thông tin

78.012

78.012

82.125

83.357

86.399

g

Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình

28.792

28.792

30.932

31.396

32.542

h

Chi sự nghiệp thể dục thể thao

37.383

37.383

38.012

38.582

39.990

i

Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường

93.654

118.654

96.104

97.545

101.106

k

Các hoạt động kinh tế

1.414.801

1.465.593

2.131.526

2.206.130

2.273.975

l

Chi hoạt động QLNN, Đảng, đoàn thể

1.238.698

1.242.800

1.348.544

1.374.463

1.390.756

m

Chi đảm bảo xã hội

514.100

566.253

517.174

543.093

559.386

n

Chi khác

71.205

71.205

84.152

86.186

88.056

3

Chi trả nợ lãi do chính quyền địa phương vay

4.519

4.519

4.003

3.699

3.394

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.000

1.000

2.000

1.000

1.000

1.000

5

Dự phòng ngân sách

198.405

194.514

230.931

238.291

245.431

6

Chi tạo nguồn cải cách tiền lương

3.516

74.940

B

CHI TỪ NGUỒN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU

1.792.862

1.792.862

1.490.484

2.349.380

2.752.945

2.757.865

1

Chi thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.484.397

1.484.397

1.182.019

2.024.874

2.429.678

2.429.678

2

Chi thực hiện các chương trình MTQG

308.465

308.465

308.465

324.506

323.267

328.187

C

BỘI CHI NSĐP

41.900

21.000

30.360

68.695

122.125

D

CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU CỦA NSĐP

0

0

121.760

0

0

0

Ghi chú: (1) Đã bao gồm chi trả nợ gốc và chưa bao gồm chi từ nguồn bội chi ngân sách.

Mẫu biểu số 05

KẾ HOẠCH VAY VÀ TRẢ NỢ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2024 - 2026

(Kèm theo Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 24/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Năm 2023

Dự toán 2024

So sánh năm 2024 với ƯTH năm 2023 (%)

Dự kiến năm 2025

Dự kiến năm 2026

Dự toán

Ước thực hiện

A

B

1

2

3

4=3/2

5

6

A

MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP

882.294

913.300

917.700

100,48

973.676

1.048.600

B

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

41.900

21.000

30.360

144,57

68.695

122.125

C

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

I

Tổng dư nợ đầu năm

147.718

147.718

151.433

102,51

164.508

215.918

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

16,74

16,17

16,50

16,90

20,59

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

-

-

-

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước (1)

128.465

128.465

135.965

105,84

152.825

208.020

3

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

19.253

19.253

15.467

80,34

11.682

7.897

II

Trả nợ gốc vay trong năm

1

Nợ gốc phải trả phân theo nguồn vay

0

17.285

13.500

78,10

13.500

13.500

- Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

-

-

-

- Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

-

13.500

13.500

100,00

13.500

13.500

- Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

0

3.785

0,00

0

0

2

Nguồn trả nợ

0

17.285

13.500

78,10

13.500

13.500

- Từ nguồn vay

-

-

- Bội thu ngân sách địa phương

-

3.785

0,00

0

0

- Tăng thu, tiết kiệm chi và nguồn khác

-

13.500

13.500

100,00

13.500

13.500

- Kết dư ngân sách cấp tỉnh

-

-

-

-

-

III

Tổng mức vay trong năm

41.900

21.000

30.360

144,57

68.695

122.125

1

Theo mục đích vay

41.900

21.000

30.360

144,57

68.695

122.125

- Vay bù đắp bội chi

41.900

21.000

30.360

68.695

122.125

- Vay trả nợ gốc

-

-

0

-

-

2

Theo nguồn vay

41.900

21.000

30.360

144,57

68.695

122.125

- Trái phiếu chính quyền địa phương

0

- Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

41.900

21.000

30.360

144,57

68.695

122.125

- Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

0

0

IV

Tổng dư nợ cuối năm

189.618

151.433

164.508

108,63

215.918

320.758

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

21,49

16,58

17,93

22,18

30,59

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

-

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước (1)

170.365

135.965

152.825

112,40

208.020

316.645

2.1

Tiểu dự án 8 "Đầu tư cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm - rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau" sử dụng vốn vay của WB

41.900

21.000

24.360

2.2

Dự án "Xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau" sử dụng vốn vay của Cơ Quan phát triển Pháp (AFD)

6.000

60.000

63.000

2.3

Dự án Phát triển thủy sản bền vững (SFID), vay vốn vay ưu đãi IBRD của WB

6.000

27.000

2.4

Dự án đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Cà Mau, dự kiến vay NH XNK Hàn Quốc (KEXIM)

2.695

32.125

3

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

19.253

15.467

11.682

75,53

7.897

4.1 12

D

Trả nợ lãi, phí

4.519

4.519

4.003

88,58

3.699

3.394

* Ghi chú: (1) Chi tiết theo từng dự án

MẪU BIỂU SỐ 06

DỰ KIẾN NHU CẦU, NGUỒN VÀ SỐ BỔ SUNG CHI THỰC HIỆN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG

(Kèm theo Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 24/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

NĂM 2023

DỰ KIẾN 03 NĂM KẾ HOẠCH

DỰ TOÁN TTgCP giao

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN

KINH PHÍ TĂNG THÊM

NĂM 2024

NĂM 2025

NĂM 2026

A

B

1

2

3=2-1

4

5

6

I

Tổng chi quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp làm thêm giờ)

3.018.798

3.325.691

306.893

3.945.769

3.945.769

3.945.769

Trong đó:

(1)

Tổng chi quỹ lương theo tiền lương cơ sở đã được quyết định trước 31/12/2022

3.018.798

3.325.691

306.893

3.945.769

3.945.769

3.945.769

-

Tổng chi quỹ lương theo tiền lương cơ sở đã dự kiến

3.018.798

3.325.691

306.893

3.945.769

3.945.769

3.945.769

-

Điều chỉnh quỹ tiền lương (bao gồm cả kinh phí còn thiếu của các năm trước)

0

0

0

0

0

0

(2)

Tổng chi quỹ lương do tăng tiền lương cơ sở

0

0

0

0

0

0

II

Tổng nguồn kinh phí thực hiện CCTL

167.499

319.729

152.230

198.649

198.649

198.649

1

10% tiết kiệm chi thường xuyên

167.499

167.499

0

167.499

167.499

167.499

2

50% tăng thu NSĐP

0

123.246

123.246

0

0

0

- 50% tăng thu NSĐP dự toán năm nay so năm trước

0

0

0

0

0

0

- 70% tăng thu NSĐP thực hiện năm trước so dự toán năm trước

0

123.246

123.246

0

0

0

3

Từ nguồn giá học phí

0

15.257

15.257

16.500

16.500

16.500

4

Từ nguồn giá viện phí

0

7.842

7.842

8.150

8.150

8.150

5

Thu sự nghiệp khác

0

5.885

5.885

6.500

6.500

6.500

6

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang 2023

527.975

527.975

III

Kinh phí đề xuất phải bổ sung hoặc chuyển nguồn



1 Bao gồm chi trả nợ gốc 6,90 tỷ đồng.

2 Bao gồm nguồn vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu (vốn sự nghiệp) 49,18 tỷ đồng.

3 Bao gồm nguồn vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu (vốn sự nghiệp) 19,2 tỷ đồng.

4 Do phải chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch đào tạo, khuyến khích đào tạo sau đại học và Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2023 của tỉnh Cà Mau.

5 Bao gồm chi trả lãi, phí do chính quyền địa phương vay 4,52 tỷ đồng.

6 Giảm nguồn thu từ cụm Khí - Điện - Đạm đã tác động đến việc giảm quy mô thu ngân sách tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2022-2025. Từ đó, ảnh hưởng đến lộ trình từng bước tự cân đối chi thường xuyên của tỉnh.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 207/KH-UBND ngày 24/08/2023 về tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024-2026 tỉnh Cà Mau

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


348

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.154.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!