Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 109/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
Ngày ban hành: 31/10/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/2017/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 31 tháng 10 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016, của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao;

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Căn cứ Nghị định 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Căn cứ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Thực hiện Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Thực hiện Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2232/TTr-SLĐTBXH ngày 17/10/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2017.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH);
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- TT. HĐND các huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Tin học tỉnh (công báo);
- VPUB: CVP, PVP (HXN);
- Lưu: VT, KGVX. NVT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2030

Phần 1

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT:

Xã hội hóa là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, phù hợp với yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội, huy động được các nguồn lực xã hội đáp ứng nhu cầu đa dạng về cung ứng dịch vụ công ngày càng tăng của nhân dân. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã dần ổn định và phát triển, góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của thị trường lao động. Tuy nhiên, giáo dục nghề nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại; một trong những nguyên nhân đó là do xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp chưa được chú trọng đẩy mạnh, nhận thức chưa đầy đủ và triển khai còn chậm.

Thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Vì vậy việc thực hiện Đề án xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là rất cần thiết để huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho sự phát triển giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Thuận.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN:

- Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014.

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

- Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

- Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 07/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII về việc phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020.

- Quyết định số 1909/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Phần 2

THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011-2017

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

1. Một số chính sách khuyến khích phát triển giáo dục nghề nghiệp của tỉnh:

Phát triển nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, góp phần sớm đưa Ninh Thuận trở thành tỉnh có thu nhập khá. Nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển nguồn nhân lực, thời gian qua tỉnh đã quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục nghề nghiệp nên đã đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng nguồn đầu tư về xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn; hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phát triển giáo dục nghề nghiệp ở khu vực đô thị, ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề lưu động khu vực miền núi và hỗ trợ đào tạo nghề đối với các đối tượng chính sách:

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1031/2010/QĐ-UBND ngày 02/7/2010 quy định về giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 quy định về chính sách ưu đãi sử dụng đất đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 07/11/2011 của về phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020.

- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 546/QĐ-UBND ngày 13/12/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 07/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII về phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020.

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1909/QĐ-UBND ngày 23/9/2014 phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp: đơn giản hóa thủ tục, ưu tiên các cá nhân, các tổ chức xã hội phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập, có chế độ ưu đãi về thuế, về đất cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ; tín dụng vay vốn cho học sinh học nghề, chính sách ưu đãi vay vốn đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Tạo điều kiện, khuyến khích cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở rộng các hoạt động liên kết đào tạo ở các bậc học được phép để khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất sẵn có.

- Đã chuyển 02 trường và 03 trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện sang hoạt động theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, cơ chế chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng: người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp - đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân, người học là phụ nữ, lao động nông thôn, lao động thất nghiệp.

2. Xã hội hóa từ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập:

Bên cạnh việc tổ chức hoạt động đào tạo bằng nguồn vốn đảm bảo từ ngân sách Nhà nước các cấp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của tỉnh thông qua cơ chế hoạt động tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập cũng đã chú trọng đến các khả năng tranh thủ nguồn lực đầu tư xã hội để phục vụ cho đào tạo nghề, góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực và quy mô đào tạo của từng cơ sở.

a) Về thu hút vốn đầu tư:

- Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận:

Ngày 29/01/2011, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 141/QĐ-BLĐTBXH về phê duyệt nội dung văn kiện Dự án “Chương trình đào tạo nghề 2008” do Chính phủ Cộng Hòa Liên bang Đức tài trợ; theo đó, Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận được phân bổ 1,7 triệu EURO để đầu tư thiết bị cho 03 nghề Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp. Ngày 06/06/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH về phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; theo đó, Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận được lựa chọn hỗ trợ đầu tư 02 nghề cấp trình độ quốc tế (Điện công nghiệp, Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp), 02 nghề cấp trình độ khu vực Asean (Lắp đặt thiết bị cơ khí, Điện tử công nghiệp) và 01 nghề cấp trình độ quốc gia (Công nghệ ô tô). Ngày 30/10/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 2215/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh nội dung Dự án Trường dạy nghề tỉnh Ninh Thuận với tổng mức đầu tư của dự án trên là 423.622.836.000 đồng (tương đương 22,4 triệu USD), từ 03 nguồn: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn ODA của CHLB Đức và của Quỹ phát triển Ả-rập Xê-út. Trong 04 năm 2013-2016, Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận đã được hỗ trợ đầu tư với tổng kinh phí là 96.648 triệu đồng; trong đó ngân sách Trung ương là 9.488 triệu đồng, vốn khác và vốn vay ODA là 87.160 triệu đồng. Năm 2017, được hỗ trợ đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp với tổng kinh phí là 4,2 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 3 tỷ đồng, ngân sách địa phương 1,2 tỷ đồng.

- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ninh Sơn:

+ Năm 2010, được đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở vật chất, đầu tư một số trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp với tổng kinh phí là 17,668 tỷ đồng.

+ Ngày 21/6/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và hướng nghiệp huyện Ninh Sơn trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Ninh Sơn.

+ Ngày 01/4/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 839/QĐ ngày 01/4/2016 về việc thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ninh Sơn (sáp nhập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Bác Ái với Trung tâm Giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và hướng nghiệp huyện Ninh Sơn) với phạm vi hoạt động trên địa bàn huyện Ninh Sơn và Bác Ái theo mô hình liên huyện.

- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Ninh Phước:

+ Năm 2012, hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất với tổng kinh phí 19,618 tỷ đồng (nhưng chưa được đầu tư trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp).

+ Ngày 29/4/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1044/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Ninh Phước với phạm vi hoạt động trên địa bàn huyện Ninh Phước và Thuận Nam theo mô hình liên huyện.

- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thuận Bắc:

+ Tính đến hết tháng 10/2017, hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất với tổng kinh phí 13.794/14.000 triệu đồng. Trong năm 2017, được phân bổ mới thêm kinh phí 1.200 triệu đồng để đầu tư trang thiết bị từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2017.

+ Ngày 28/12/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2995/QĐ-UBND về việc đổi tên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tổng hợp huyện Thuận Bắc thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thuận Bắc với phạm vi hoạt động trên địa bàn huyện Thuận Bắc và một số địa phương thuộc huyện Ninh Hải theo mô hình liên huyện.

b) Xã hội hóa thông qua liên kết đào tạo:

Trong điều kiện năng lực còn nhiều hạn chế về ngành nghề và quy mô đào tạo nghề, Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác trên địa bàn tỉnh đã chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài tỉnh như: Trường Cao đẳng nghề Nha Trang, Trường Cao đẳng nghề Lilama 2, Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng nghề số 8 để mở rộng thêm cơ cấu ngành nghề như Quản trị khách sạn, Công tác xã hội, Kỹ thuật dược, Nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, đào tạo các ngành nghề trình độ cao đẳng cho bộ đội xuất ngũ... đã thu hút học sinh, sinh viên theo học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và tạo thêm được nhiều nguồn lực thu hút đầu tư trở lại cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

c) Xã hội hóa thông qua chính sách đóng góp học phí:

Thực hiện Quyết định số 46/2011/QĐ-UBND ngày 14/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ năm học 2011-2012 đến năm học 2014-2015; Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 12/02/2015 của Ủy ban nhân dân ban hành quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số 69/2016/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành quy định về mức thu, vùng thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã kịp thời triển khai đến toàn thể đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên nghiêm túc thực hiện việc thu học phí, thực hiện chính sách miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên theo quy định như: giảm 70% học phí đối với học sinh, sinh viên học các nghề nặng nhọc, độc hại; miễn 100% học phí đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp; học sinh, sinh viên có kết quả học tập đạt loại giỏi, xuất sắc và kết quả rèn luyện đạt từ loại khá trở lên trong học kỳ xét học bổng thì được xét cấp học bổng khuyến khích học nghề; học sinh, sinh viên đạt giải các kỳ thi tay nghề và có kết quả rèn luyện từ loại khá trở lên thì được xét cấp học bổng khuyến khích học nghề của năm đó...

Kết quả, thông qua chính sách đóng góp học phí, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mỗi năm đã huy động đóng góp của người học trên 10 tỷ đồng phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề và tăng cường, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo.

3. Phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập:

Trên cơ sở các cơ chế chính sách khuyến khích thành lập và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động, hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập trên địa bàn tỉnh đã có sự phát triển, có sự đóng góp tích cực vào kết quả đào tạo nghề cho lao động của tỉnh. Từ năm 2010 toàn tỉnh chỉ có 03 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập với duy nhất 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 02 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp có quy mô nhỏ; đến năm 2017 trên địa bàn tỉnh đã có tổng số 08 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập, gồm 01 trường trung cấp, 03 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 04 doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (Phụ lục 1 kèm theo).

Trong điều kiện năng lực còn nhiều hạn chế về ngành nghề và quy mô đào tạo; Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận, Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài tỉnh như Trường Cao đẳng nghề Nha Trang, Trường Cao đẳng nghề Lilama 2, Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ Tp Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng nghề số 8... để mở rộng thêm cơ cấu ngành nghề như Quản lý khách sạn, Quản lý nhà hàng, Công tác xã hội, Kỹ thuật dược, Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, Thuyền trưởng - Máy trưởng - Thuyền viên tàu cá... nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo trên địa bàn tỉnh. Trong 06 năm 2011-2016, tổng số học sinh, sinh viên tham dự các lớp liên kết trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, sư phạm giáo dục nghề nghiệp là 2.095 người (Phụ lục 2 kèm theo).

Về ngành nghề và quy mô đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập cũng có sự phát triển và chuyển đổi nhanh về cơ cấu, từ chỗ chỉ có 08 ngành nghề đào tạo kỹ thuật, dịch vụ đơn giản; đến nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập đã tham gia tổ chức đào tạo trên 14 loại ngành nghề kỹ thuật, với quy mô đào tạo 5.360 HSSV/năm, chiếm tỷ lệ 45,6%. Kết quả thu hút đào tạo nghề từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập đã tăng nhanh qua các năm, từ chỗ chỉ chiếm khoảng 5% năm 2011 đã tăng lên trên 15,3% năm 2016 trong tổng số lao động được đào tạo nghề của tỉnh (Phụ lục 3 kèm theo).

4. Kết quả đạt được:

a) Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

Quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tạo ra được một mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển tương đối đa dạng về các loại hình, bao gồm: các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tính đến tháng 10/2017 đã hình thành được mạng lưới gồm 20 cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng xã hội hóa như sau:

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: 12 cơ sở.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập: 08 cơ sở.

Bên cạnh đó cũng chú trọng đến việc chuyển đổi, nâng cấp, thành lập mới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các trình độ đào tạo được quy định trong Luật giáo dục nghề nghiệp:

- Nâng cấp Trường Trung cấp nghề Ninh Thuận thành Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận.

- Sáp nhập các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cấp huyện thành các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ninh Sơn, Ninh Phước và Thuận Bắc theo mô hình Trung tâm liên huyện.

b) Nguồn lực đầu tư:

- Kinh phí Nhà nước chi thường xuyên cho giáo dục nghề nghiệp:

+ Năm 2013: 17.450,183 triệu đồng.

+ Năm 2014: 20.043,831 triệu đồng.

+ Năm 2015: 22.519,897 triệu đồng.

+ Năm 2016: 23.510,291 triệu đồng.

- Kinh phí chi xây dựng cơ bản cho giáo dục nghề nghiệp:

+ Năm 2013: 15.905 triệu đồng; trong đó vốn ngoài ngân sách nhà nước là 8.000 triệu đồng.

+ Năm 2014: 15.600 triệu đồng; trong đó vốn ngoài ngân sách nhà nước là 8.000 triệu đồng.

+ Năm 2015: 15.000 triệu đồng; trong đó vốn ngoài ngân sách nhà nước là 8.000 triệu đồng.

+ Năm 2016: 48.583,273 triệu đồng; trong đó vốn ngoài ngân sách nhà nước là 8.000 triệu đồng,

- Huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2013-2016:

+ Vốn vay nước ngoài: 118.754 triệu đồng.

+ Đóng góp của người học: 56.146,054 triệu đồng.

+ Các nguồn kinh phí khác: 10.710,597 triệu đồng.

+ Ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập: 32.000 triệu đồng.

(Phụ lục 6 kèm theo).

c) Quy mô đào tạo:

- Việc đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đa dạng hóa các trình độ đào tạo, đa dạng hóa hình thức giáo dục nghề nghiệp (tại trường lớp, tại doanh nghiệp, tại làng nghề, thôn...), mở rộng cơ cấu ngành nghề đào tạo đã làm cho quy mô tuyển sinh vào học nghề tăng nhanh. Cụ thể như sau:

Năm

Đào tạo nghề

Đào tạo nghề dài hạn (CĐ, TC)

Đào tạo nghề ngắn hạn

Đào tạo ngoài công lập

Số lượng

Tỷ lệ

2011

6.406

702

5.704

225

3,95%

2012

5.678

907

4.771

1.500

26,42%

2013

6.134

1.440

4.694

1.072

17,48%

2014

7.154

1.083

6.071

1.294

18,09%

2015

5.650

719

4.931

1.597

28,27%

2016

5.702

947

4.755

1.144

20,06%

Tổng

36.724

5.798

30.926

6.832

18,6%

- Tính đến tháng 10/2017

Năm

Đào tạo nghề

Đào tạo nghề dài hạn (CĐ, TC)

Đào tạo nghề ngắn hạn

Đào tạo ngoài công lập

Số lượng

Tỷ lệ

2017

6.509

833

5.676

1.501

23,06%

Ghi chú: Không tính số công nhân kỹ thuật không có bằng cấp do doanh nghiệp tự đào tạo, huấn luyện hàng năm.

d) Chất lượng đào tạo:

Chất lượng đào tạo đã được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quan tâm và chú trọng đầu tư bằng việc xây dựng chương trình, giáo trình; đội ngũ giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, bình quân tỷ lệ học sinh - sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm đạt từ 70% . Một số điển hình đào tạo gắn giải quyết việc làm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập như:

- Trường Trung cấp Việt Thuận: Nhà trường luôn duy trì tốt công tác thống kê tỷ lệ HSSV sau khi ra trường có việc làm. Theo đó, học sinh sinh viên có việc làm sau khi ra trường 03 khóa I, II và III là 302/370 HSSV, đạt tỷ lệ 81,6%.

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Dân lập Tấn Tài (Dòng Con Đức Mẹ phù hộ): tổ chức đào tạo miễn phí một số nghề thủ công phù hợp với nữ giới như kết tóc giả, móc, may, đan máy, ráp len...với mục đích giúp lao động nữ nghèo ở địa phương không phải đi xa mà vẫn học được nghề và có việc làm; đồng thời Trung tâm đã liên kết với các doanh nghiệp may công nghiệp trên địa bàn tỉnh để tuyển dụng hoặc các doanh nghiệp ở Tp Đà Lạt, Tp Hồ Chí Minh để ký kết hợp đồng nhận đơn hàng cho chị em gia công sản phẩm, tạo việc làm ổn định với thu nhập hằng tháng 1,5 triệu đồng/người, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động nữ nghèo tại địa phương. Từ năm 2013-2016, tổng số lao động nữ qua đào tạo nghề tại Trung tâm là 888 người. Bình quân tỷ lệ học viên tốt nghiệp làm đúng ngành nghề đào tạo là 70%.

- Trong các năm qua, nghề lái xe ô tô được đông đảo thanh niên chọn lựa vì dễ dàng tìm kiếm việc làm sau khi hoàn thành khóa học tại các doanh nghiệp vận tải hàng hóa và hành khách, góp phần tích cực trong phát triển thương mại. Tổng số học viên tốt nghiệp nghề lái xe ô tô từ năm 2013-2016 được Trung tâm đào tạo lái xe Ninh Thuận (thuộc Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận), Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Ninh Thuận, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tư thục Lạc Hồng - Ninh Thuận tổ chức đào tạo nghề là 8.563 người. Bình quân tỷ lệ học viên tốt nghiệp lái xe sau khi ra trường làm đúng ngành nghề đào tạo (lái xe kinh doanh hoặc phụ xe) là 46,67%.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1. Mặt được:

- Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí của công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp từng bước được nâng lên; đã xác định phát triển giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, phát huy khá tốt việc phối kết hợp với các lực lượng chính trị-xã hội cùng tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp.

- Hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã từng bước phát triển; quy mô, cơ cấu các ngành nghề đào tạo cơ bản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, phù hợp với nhu cầu của người lao động.

- Cơ sở vật chất ngày càng được mở rộng, hoàn thiện; thiết bị dạy nghề được đầu tư từng bước đáp ứng được việc tăng quy mô và chất lượng đào tạo. Nguồn vốn đầu tư cho dạy nghề được huy động từ nhiều nguồn, trung ương (chủ yếu từ Chương trình mục tiêu quốc gia) và các nguồn khác. Trình độ của giáo viên chủ yếu từ cao đẳng, đại học trở lên (chiếm 83,28%). Tỉnh đã thu hút 08 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề đang ngày càng tăng cao, nhất là những nghề đang có nhu cầu lớn.

- Giáo dục nghề nghiệp đã từng bước chuyển đổi theo nhu cầu của thị trường lao động; gắn kết với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác.

2. Tồn tại, hạn chế:

- Việc triển khai thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp còn chậm, mức độ phát triển xã hội hóa không đồng đều giữa các vùng, các địa phương.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập còn ít, cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp chưa đầy đủ, đội ngũ cán bộ, giáo viên thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ sư phạm (Phụ lục 4, Phụ lục 5 kèm theo).

- Tỉnh Ninh Thuận có chính sách khuyến khích phát triển giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên việc thu hút đầu tư các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập còn nhiều hạn chế.

- Một số dự án xã hội hóa hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng không triển khai dẫn đến thu hồi dự án như: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp các dân tộc miền núi Nam Trung Bộ, Trường trung cấp Tân Bách Khoa, phân hiệu Trường trung cấp Y dược Hà Nam.

3. Nguyên nhân:

- Nhận thức của các cấp, các ngành, của xã hội và của người học nghề về xã hội hóa chưa đầy đủ, hầu như người học thích học cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hơn ngoài công lập. Việc chỉ đạo khuyến khích thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp chưa được chú trọng.

- Chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp) chưa đủ mạnh (chưa đầy đủ và cụ thể), chưa thiết thực để có sức huy động các nguồn lực xã hội đầu tư giáo dục nghề nghiệp và khuyến khích tăng số lượng, quy mô các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập đã được ưu tiên cấp đất xây dựng nhưng chính sách về thuế đất và tín dụng vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị chưa thực hiện đầy đủ theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

- Giáo dục nghề nghiệp là hoạt động có yêu cầu đầu tư lớn, là hoạt động kinh doanh mà khả năng sinh lợi ít, thu hồi vốn chậm do đó hạn chế các nhà đầu tư và thu hút đầu tư xã hội vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhất là đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp dài hạn. Đặc biệt Ninh Thuận là tỉnh còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, vì vậy việc huy động nguồn lực xã hội hóa trong cộng đồng còn hạn chế. Mặt khác, chính sách thu học phí của người học nghề chưa phù hợp với chủ trương và chính sách xã hội hóa, nguồn thu từ học phí chỉ đáp ứng được một phần cho chi phí đào tạo, không thể có tích lũy đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với giáo dục nghề nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phần lớn là con em lao động nghèo, việc thu học phí khó khăn, do đó cần phải có chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Phần 3

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Tổ chức đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thực tế ở địa phương, tăng số lượng học sinh học nghề hàng năm trong đó chú trọng nâng cao tỷ lệ học sinh - sinh viên học nghề ngoài công lập. Đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 45%, phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 60%.

- Phát triển nhanh số lượng và chất lượng các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập. Đến năm 2025, chuyển 50% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ và đến năm 2030 chuyển 70% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh (kể cả đầu tư nước ngoài) tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp, đa dạng hóa giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục nghề nghiệp trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt ưu tiên những ngành nghề mũi nhọn của địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Khuyến khích phát triển giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng năng lực và quy mô đào tạo để đảm bảo thu hút số lượng học sinh học nghề ngoài công lập vào năm 2020 chiếm tỷ lệ 35%, đến năm 2025 chiếm tỷ lệ 55%, đến năm 2030 chiếm 70%.

- Phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp chiếm 35%, đến năm 2025 chiếm 55%, đến năm 2030 chiếm 75%.

- Khuyến khích, thu hút nhiều tập đoàn kinh tế vào Ninh Thuận để đầu tư hoặc mở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mở rộng xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp đến vùng có nguồn nhân lực dồi dào và có mức sống dân cư cao (khu vực đô thị và vùng đồng bằng); tranh thủ các khả năng nguồn lực đầu tư quốc tế cho giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục tranh thủ nguồn hỗ trợ từ Chính phủ CHLB Đức và Ả rập - Xê út cho Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận và các dự án đầu tư khác từ nước ngoài.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

Để đạt được các mục tiêu theo định hướng phát triển xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó tập trung vào một số giải pháp chủ yếu, cụ thể như sau:

1. Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục nghề nghiệp (Phụ lục 7 kèm theo)

a) Hệ thống giáo dục nghề nghiệp công lập:

- Tiếp tục tranh thủ các khả năng nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để nâng cấp, mở rộng quy mô Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận; nâng cấp Trường Trung cấp Y tế Ninh Thuận thành Trường Cao đẳng Y tế Ninh Thuận; chú trọng việc liên kết đào tạo dài hạn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp huyện phục vụ nhu cầu đào tạo lao động vùng sâu, vùng xa.

- Bổ sung cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết thực hiện và điều chuyển trang thiết bị Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp huyện thực hiện chức năng đào tạo theo đề án và quyết định thành lập.

b) Hệ thống giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập:

Khuyến khích việc đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập thuộc các vùng phụ cận thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nơi có mức sống dân cư cao, có điều kiện thuận lợi cho việc huy động đóng góp của người học. Trước mắt, áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi để khuyến khích việc đầu tư tiếp tục về cơ sở vật chất tăng quy mô đào tạo của Trường Trung cấp Việt Thuận và thu hút đầu tư mới 01 Trường Cao đẳng ngoài công lập. Mở rộng quy mô, cơ cấu bậc đào tạo Trường Trung cấp Việt Thuận đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động phục vụ phát triển của ngành thương mại - du lịch để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp nói chung và mục tiêu đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao nói riêng.

c) Cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề đào tạo:

- Thực hiện đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, gắn nhu cầu thực tế với khả năng đào tạo.

- Đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, tạo mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hướng tới đào tạo theo nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động, kinh phí đào tạo do doanh nghiệp và người học đóng góp, ngân sách tập trung ưu tiên hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định chung của Nhà nước.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đóng tại các địa phương tổ chức ưu tiên các ngành nghề đào tạo phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị đóng trên địa bàn để phát huy lợi thế riêng.

- Gắn quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp với quy hoạch các dự án phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các khu công nghiệp, trung tâm thương mại nhằm thu hút và tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo lĩnh vực, ngành nghề, trình độ phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

2. Cơ chế chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp:

a) Tiếp tục có cơ chế, chính sách ưu tiên về đất đai, thuế, huy động vốn tín dụng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập:

- Về đất đai: Thực hiện việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo diện tích theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ về việc quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Miễn tiền sử dụng đất (hoặc thuê đất) đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sử dụng đất theo yêu cầu quy hoạch.

- Về thuế: Thực hiện lộ trình miễn, giảm thuế và áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập theo chỉ đạo của Chính phủ.

- Về huy động vốn tín dụng đầu tư: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập được huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Khoản chi trả lãi huy động dưới hình thức vay vốn được hạch toán vào chi phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện xã hội hóa.

b) Chính sách học phí, lệ phí, trợ cấp xã hội:

- Thực hiện việc điều chỉnh chính sách học phí, lệ phí và trợ cấp xã hội giáo dục nghề nghiệp để tiến tới đảm bảo bù đắp đủ chi phí đào tạo.

- Áp dụng các chế độ học bổng, trợ cấp xã hội và miễn giảm học phí đối với học viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập như học viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện nay.

- Đồng thời với việc thực hiện đầy đủ các chính sách miễn (giảm) học phí cho đối tượng học nghề thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề, các đối tượng lao động đặc thù theo cơ chế chính sách của tỉnh và chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi đối với học sinh nghèo học nghề.

c) Các cơ chế, chính sách khác:

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định pháp luật.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, được phép sử dụng các khoản thu về học phí, các khoản tài trợ, vay, các khoản thu hợp pháp khác để chi cho hoạt động thường xuyên và tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị theo pháp luật.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập được tham gia bình đẳng trong việc nhận thầu các dịch vụ giáo dục nghề nghiệp do tỉnh đặt hàng.

- Đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập được hưởng các chế độ ưu đãi như: Chế độ học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước, các danh hiệu tôn vinh các nhà giáo (Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú), được đề bạt làm cán bộ quản lý đối với giáo viên có trình độ năng lực quản lý giáo dục.

- Tiếp tục đầu tư ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp theo kế hoạch các đề án đã được phê duyệt, đồng thời đổi mới nội dung đầu tư ngân sách theo chủ trương đấu thầu chỉ tiêu đào tạo.

- Bên cạnh việc tranh thủ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh tiếp tục tăng ngân sách các cấp địa phương (tỉnh, huyện) cho giáo dục nghề nghiệp, nhất là đối với cấp huyện, đồng thời ngân sách đầu tư cấp huyện phải phân định rõ khoản mục đầu tư ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp.

- Tranh thủ các khả năng nguồn lực đầu tư quốc tế cho giáo dục nghề nghiệp để đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận.

- Khuyến khích các tập đoàn kinh tế đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp theo hướng đầu tư xây dựng trường, mở lớp đào tạo nghề phục vụ nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp hoặc liên kết đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp cho các trường cao đẳng, trường trung cấp để thực hiện đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động.

3. Nguồn lực:

a) Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý:

- Tập trung đào tạo, bổ sung giáo viên đạt chuẩn cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/03/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục nghề nghiệp, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu, mục tiêu.

- Tăng cường và tranh thủ sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, thợ bậc cao cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và cử cán bộ giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ngoài nước.

b) Cơ sở vật chất:

Thông qua các biện pháp huy động nguồn lực từ các nguồn: Ngân sách nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài; nguồn vốn viện trợ quốc tế; huy động từ các tập đoàn kinh tế; đóng góp của người tham gia học nghề. Hàng năm bảo dưỡng, đầu tư mới, nâng cấp sửa chữa hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng ngành/nghề đào tạo.

c) Chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp:

Áp dụng theo chương trình khung các ngành/nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, đồng thời đổi mới phương pháp dạy, phương pháp tiếp cận, phương pháp học, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

d) Tổng nguồn kinh phí thực hiện:

Thông qua các biện pháp huy động nguồn lực từ các nguồn: Ngân sách nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài; nguồn vốn viện trợ quốc tế; huy động từ các tập đoàn kinh tế; đóng góp của người tham gia học nghề.

Kinh phí thực hiện Đề án đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, tổng kinh phí là 351.305,659 triệu đồng, cụ thể: năm 2018 là 119.883,584 triệu đồng, năm 2020 là 68.560,050 triệu đồng, năm 2025 là 77.884,787 triệu đồng, năm 2030 là 84.977,524 triệu đồng. Trong đó, tổng chi là 351.305,902 triệu đồng (cụ thể kèm theo phụ lục 9).

4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp:

- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp để các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các đơn vị công lập, ngoài công lập và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ: xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp là một trong những chủ trương nhằm huy động các nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước đầu tư để phát triển mạnh lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp là kết hợp trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người học nghề.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân và người lao động về cơ sở giáo dục nghề nghiệp và địa chỉ học nghề, có thái độ bình đẳng giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công lập.

- Xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp nhằm khuyến khích và phát huy các nhân tố tích cực trong quá trình đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.

5. Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp:

- Tiếp tục xây dựng bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cơ sở đào tạo lao động tay nghề cao.

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các trường trung cấp, cao đẳng liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để tăng quy mô, chất lượng đào tạo, đặc biệt là những ngành nghề mới mà tỉnh còn thiếu.

- Từng bước tiến tới hình thức Nhà nước đặt hàng đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hàng năm căn cứ vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu sử dụng lao động gắn với các dự án đầu tư, phát triển các doanh nghiệp để xác định nhu cầu đào tạo nghề.

- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định Luật giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; có kế hoạch để hàng năm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều phải được kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Đối với các trường trung cấp, cao đẳng định kỳ thông báo kết quả kiểm định để người học và xã hội đánh giá.

- Định kỳ tổng kết rút kinh nghiệm, xây dựng mô hình, nhân rộng mô hình tiên tiến, kịp thời biểu dương những cơ sở xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp điển hình tốt, những kinh nghiệm hay.

- Thực hiện chính sách đối xử bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập trong thi đua khen thưởng, trong đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra giáo dục nghề nghiệp để duy trì hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo đúng Luật giáo dục nghề nghiệp và các quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Phần 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

Chủ trì cùng với các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030; chú trọng các điều kiện để mở rộng mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng quy mô và chất lượng đào tạo, nghiên cứu đề xuất các chính sách để khuyến khích phát triển giáo dục nghề nghiệp; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đào tạo nghề.

2. Các Sở, ban ngành liên quan và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Nhiệm vụ các Sở, ban ngành:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đồng thời phối hợp xác định nhu cầu sử dụng lao động, cơ cấu ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

- Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo quy định hiện hành; hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán kinh phí, hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí cho đối tượng đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định của Nhà nước.

- Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch ưu tiên cấp đất xây dựng hạ tầng cơ sở để đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập.

- Cục Thuế thực hiện chính sách ưu đãi thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo các quy định của Nhà nước.

b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Căn cứ quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh để tạo điều kiện ưu tiên về đất đai cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh, nhất là cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập theo chủ trương xã hội hóa để tăng quy mô và ngành nghề đào tạo.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp để các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương phát triển xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.

c) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

- Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm đến năm 2030 theo kế hoạch của tỉnh và thị trường lao động.

- Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa về giáo dục nghề nghiệp theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ, Nghị định 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường./.


PHỤ LỤC 1:

MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

TT

Tên cơ sở

Năm hoạt động GDNN/ (Năm thành lập)

Loại hình sở hữu

Cơ quan chủ quản

Địa điểm

Công lập (x)

Doanh nghiệp nhà nước (x)

Tư thục (x)

Có vốn đầu tư nước ngoài (x)

(1)

(2)

(3)

(4)

I

Trường Cao đẳng nghề

1

Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

2003

X

UBND tỉnh Ninh Thuận

Đường 16/4, Phường Mỹ Hải, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

II

Trường Trung cấp

1

Trường Trung cấp Y tế Ninh Thuận

2010

X

Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận

Khu phố 10, Phường Văn Hải, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

2

Trường Trung cấp Việt Thuận

2010

X

UBND tỉnh Ninh Thuận

Đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường Tấn Tài, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

III

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp

1

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ninh Sơn

(2011) 2006

X

UBND huyện Ninh Sơn

Khu phố 7, Thị trấn Tân Sơn, Huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

2

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ninh Phước

2013

X

UBND huyện Ninh Phước

Khu phố 7, Thị Trấn Phước Dân, Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

3

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thuận Bắc

2017 (2015)

X

UBND huyện Thuận Bắc

Thôn Ấn Đạt, Xã Lợi Hải, Huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

4

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ Nông dân tỉnh

2005

X

Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận

Đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường Tấn Tài, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

5

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tư thục Tấn Tài

2007

X

Hội dòng con Đức mẹ phù hộ

Đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường Tấn Tài, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

6

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Lái xe Ninh Thuận

2012

X

Công ty TNHH Kiểm định và tư vấn xây dựng 3T

23 Trần Phú, Phường Thanh Sơn, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

7

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Lái xe Lạc Hồng - Ninh Thuận

2013

X

Công ty TNHH Giáo dục nghề nghiệp và Dịch vụ du lịch Lạc Hồng

Thôn An Hòa, Xã Xuân Hải, Huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

IV

Cơ sở khác tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Phan Rang

1988

X

Sở Giáo dục và Đào tạo

20 Trần Phú, Phường Đài Sơn, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

2

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận

2010 (2009)

X

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

291 Đường 21/8, Phường Phước Mỹ, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

3

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận

2015

X

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

11 Đường Minh Mạng, Phường Đô Vinh, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

4

Hội Làm vườn tỉnh Ninh Thuận

(2007)

X

Ủy ban nhân dân tỉnh

291 Đường 21/8, Phường Phước Mỹ, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

5

Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ Nha Hố

2007

X

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố

Thôn Nha Hố, Xã Nhơn Sơn, Huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

6

Trung tâm Khuyến Công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận

2011 (2009)

X

Sở Công Thương

Đường 16/4, Phường Mỹ Bình, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

7

Công ty TNHH phần mềm Ninh Thuận

2011

X

Công ty TNHH phần mềm Ninh Thuận

46 Đường Trần Nhân Tông, T.p Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

8

Công ty Cổ phần Bảo Chung Ninh Thuận

2015

X

Công ty Cổ phần Bảo Chung Ninh Thuận

181/3 Quốc lộ 1A, Thị trấn Phước Dân, Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

9

Công ty TNHH một thành viên Hoàng Trí Nhân Ninh Thuận

2016 (2001)

X

Công ty TNHH một thành viên Hoàng Trí Nhân Ninh Thuận

Đường Quang Trung, Phường Phủ Hà, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

10

Công ty TNHH Dịch vụ kế toán thuế Đại Tín

2017 (2012)

X

Công ty TNHH Dịch vụ kế toán thuế Đại Tín

Lô 08- C5 Tôn Đản, Phường Thanh Sơn, Tp Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

PHỤ LỤC 02:

KẾT QUẢ TUYỂN SINH GIAI ĐOẠN 2011-2016

TT

Tên cơ sở

Tổng giai đoạn 2011-2016

Kết quả tuyển sinh

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng số

TC

Sơ cấp và dưới 3 tháng

Tổng

TC

Sơ cấp và dưới 3 tháng

Tổng

TC

Sơ cấp và dưới 3 tháng

Tổng

TC

Sơ cấp và dưới 3 tháng

Tổng

TC

Sơ cấp và dưới 3 tháng

Tổng

TC

Sơ cấp và dưới 3 tháng

Tổng

TC

Sơ cấp và dưới 3 tháng

A

Trường cao đẳng nghề

I

Trường CĐN Ninh Thuận

7.771

1.998

1.920

3.853

1036

110

489

637

1.654

549

294

811

1.921

533

589

799

1.576

440

284

852

1.384

366

264

754

1661

440

231

990

II

Trường Quốc tế thành phố HCM đặt tại Ninh Thuận

104

104

-

-

-

-

-

41

41

-

40

40

-

-

23

23

0

0

0

0

III

LK trường CĐN Lila ma2

15

15

-

-

10

10

-

5

5

-

-

-

0

0

0

0

B

Trường trung cấp

-

-

-

-

-

-

-

-

-

0

1

Trường trung cấp Y tế Ninh Thuận

753

-

462

291

93

93

104

-

104

315

128

187

175

175

66

66

-

181

181

2

Trường Trung cấp Việt Thuận

321

-

105

216

-

-

-

64

64

-

20

20

151

21

130

86

86

165

95

70

3

Trường Trung cấp y dược Hà Nam

247

-

247

-

-

-

124

124

123

123

-

0

C

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp

-

-

-

-

1

Trung tâm GDNN- GDTX huyện Ninh Sơn

977

-

-

977

-

226

226

318

318

233

233

200

200

344

344

2

Trung tâm GDNN- GDTX huyện Thuận Bắc

-

-

-

-

-

-

-

-

-

0

0

3

Trung tâm GDNN- GDTX huyện Ninh Phước

849

-

-

849

150

150

-

-

30

30

544

544

125

125

105

105

4

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân

1.655

-

-

1.665

496

496

255

255

266

266

455

455

193

193

359

359

5

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tư thục Tấn Tài

730

-

-

730

155

155

165

165

172

172

148

148

90

90

158

158

6

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Ninh Thuận

3.814

-

-

3.814

-

-

1.000

1.000

730

730

750

750

1334

1.334

544

544

7

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Lạc Hồng-Ninh Thuận

553

-

-

553

-

-

300

300

-

193

193

60

60

152

152

D

Cơ sở khác có dạy nghề

-

-

-

-

-

-

0

1

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương Mại tỉnh Ninh Thuận

452

-

-

452

60

60

50

50

-

179

179

163

163

0

0

2

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận

2.536

-

-

2336

500

500

465

465

577

577

515

515

479

479

0

0

3

Trung tâm Kỹ Thuật -Tổng hợp - Hướng nghiệp Phan Rang

695

-

-

695

330

330

211

211

33

33

121

121

-

-

0

0

4

Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ Nha Hố

60

-

-

60

-

-

-

-

-

-

60

60

653

653

5

Hội Làm Vườn

3.165

-

-

3.165

170

170

221

221

790

790

1.204

1.204

780

780

452

452

6

Công ty TNHH phần mềm Ninh Thuận

110

-

-

110

20

20

-

-

40

40

50

50

250

250

7

Cơ sở dạy nghề khiếm thính Bảo Chung

-

-

-

-

-

-

'

-

-

-

-

-

20

20

8

Công ty TNHH một thành viên Hoàng Trí Nhân Ninh Thuận

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

20

20

9

Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

0

0

10

Doanh nghiệp tổ chức huấn luyện (Công nhân kỹ thuật không bằng) .

11.590

-

-

11.590

711

711

2.666

2.666

3,366

3.366

2.378

2.378

2.469

2.469

2870

2870

11

Trung tâm Giáo dục thường xuyên

275

-

-

275

85

85

-

-

130

130

60

60

431

431

12

Cơ sở dạy nghề Xuân nuôi

105

-

-

105

30

30

35

35

-

-

-

40

40

0

13

Trung tâm dạy nghề Bác Ái

1.001

-

-

1.001

-

-

318

318

368

368

315

315

0

14

Viện khoa học và Công nghệ khai thác Thủy sản Nha Trang

1.809

-

-

1.809

210

210

774

774

474

474

209

209

142

142

207

207

15

Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh

362

-

-

362

362

362

-

-

-

-

-

0

16

Trung tâm Dạy nghề Định Quán

1.589

-

-

1.589

1.435

1.435

154

154

-

-

-

0

17

Trung tâm Tin học Bưu Điện

343

-

-

343

343

343

-

-

-

-

-

0

18

Cơ sở dạy nghề Minh Tuấn

10

-

-

10

10

10

-

-

-

-

-

0

Tổng cộng

41.901

2.117

2.734

37.050

6.406

120

582

5.704

8.344

549

358

7.437

9.500

579

861

8.060

9.532

480

603

8.449

8.119

389

330

7.400

8.572

440

507

7.625


PHỤ LỤC 03:

QUY MÔ VÀ NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO

TT

Tên cơ sở

Quy mô đào tạo năm 2016

(Theo giấy phép đăng ký hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cấp)

Số nghề đang đào tạo

(Theo giấy phép đăng ký hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cấp)

Tổng (Sau khi quy đổi)

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp và dưới 3 tháng

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp và dưới 3 tháng

A

Trường cao đẳng nghề

I

Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

2.200

495

830

875

12

11

15

II

Trường Cao đẳng Quốc tế thành phố HCM đặt tại Ninh Thuận

420

270

150

-

2

1

-

B

Trường trung cấp

-

1

Trường Trung cấp Y tế Ninh Thuận

310

-

160

150

-

2

1

2

Trường Trung cấp Việt Thuận

2.100

-

1.750

350

-

2

2

C

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp

1

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ninh Sơn

200

200

5

2

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thuận Bắc

-

3

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ninh Phước

315

315

6

4

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân

350

350

8

5

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tư thục Tấn Tài

300

300

4

6

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Ninh Thuận

1.500

1.500

3

7

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Lạc Hồng-Ninh Thuận

1.000

1.000

3

D

Cơ sở khác có dạy nghề

-

1

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương Mại tỉnh Ninh Thuận

200

200

4

2

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận

350

350

4

3

Trung tâm Kỹ Thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Phan Rang

300

300

12

4

Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ Nha Hố

250

250

6

5

Hội Làm Vườn

180

180

6

Công ty TNHH Phần mềm Ninh Thuận

100

100

1

7

Cơ sở dạy nghề khiếm thính Bảo Chung

210

210

1

8

Công ty TNHH một thành viên Hoàng Trí Nhân Ninh Thuận

80

80

1

9

Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận

1.325

1.325

10

10

Công ty TNHH Dịch vụ kế toán thuế Đại Tín

70

70

140

70

70

TỔNG CỘNG

11.760

765

2.890

8.105

154

86

156

PHỤ LỤC 04:

CƠ SỞ VẬT CHẤT

Đơn vị tính: m2

TT

Tên cơ sở

Diện tích

Phòng học lý thuyết

Phòng thực hành

Tổng

Trụ sở chính

Phân hiệu (nếu có)

Tổng diện tích

Bình quân phòng học lý thuyết

Tổng diện tích

Bình quân phòng học thực hành

A

Trường cao đẳng nghề

I

Trường CĐN Ninh Thuận

71.000

15.000

1.300

100

882

400

II

Trường Cao đẳng Quốc tế thành phố HCM đặt tại Ninh Thuận

800

800

400

-

-

B

Trường trung cấp

1

Trường trung cấp Y tế Ninh Thuận

33.813

33.813

728

52

540

90

2

Trường Trung cấp Việt Thuận

800

800

480

C

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp

1

Trung tâm GDNN- GDTX huyện Ninh Sơn

15.000

15.000

-

2.075

346

1.085

542

2

Trung tâm GDNN- GDTX huyện Thuận Bắc

44.000

44.000

5.500

550

8.000

800

3

Trung tâm GDNN- GDTX huyện Ninh Phước

28.709

28.709

4.536

504

8.064

672

4

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân

8.500

8.500

560

80

600

200

5

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tư thục Tấn Tài

14.525

14.525

-

6.696

744

7.749

861

6

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Ninh Thuận

29.130

200

70

70

60

60

7

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Lạc Hồng-Ninh Thuận

27.767

9.218

144

72

294

D

Cơ sở khác có dạy nghề

1

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương Mại tỉnh Ninh Thuận

200

200

400

400

2

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận

35.000

1.583

3.840

640

2.050

500

3

Trung tâm Kỹ Thuật -Tổng hợp - Hướng nghiệp Phan Rang

7.373

7.373

4.480

560

3.200

1.600

4

Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ Nha Hố

15.000

15.000

150

50

200

100

5

Hội Làm Vườn

2.990

140

140

140

6

Công ty TNHH phần mềm Ninh Thuận

100

100

100

100

7

Cơ sở dạy nghề khiếm thính Bảo Chung

200

200

200

200

8

Công ty TNHH một thành viên Hoàng Trí Nhân Ninh Thuận

100

100

60

60

9

Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận

7.463

120

320

80

40

40

10

Công ty TNHH Dịch vụ kế toán thuế Đại Tín

100

100

50

50

50

50


PHỤ LỤC 05:

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN

TT

Tên cơ sở

Tổng số giáo viên và cán bộ quản lý

Số lượng giáo viên cơ hữu (Hợp đồng từ 01 năm trở lên)

Trình độ giáo viên

Trình độ kỹ năng nghề (nếu có)

Nghiệp vụ sư phạm

Tin học

Ngoại ngữ

Tổng

Cán bộ quản lý

Giáo viên, giảng viên

Tiến sỹ

Thạc sỹ

Cử nhân

Cao đẳng/ Cao đẳng nghề

Trung cấp/ Trung cấp nghề

Khác

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Chứng chỉ bậc thợ

Đạt chuẩn

Chưa đạt chuẩn

Đạt chuẩn

Chưa đạt chuẩn

Đạt chuẩn

A

Trường cao đẳng nghề

144

25

119

60

0

22

87

0

0

10

0

0

99

20

119

0

119

I

Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

126

22

104

54

20

74

10

84

20

104

104

II

Trường Cao đẳng Quốc tế thành phố HCM đặt tại Ninh Thuận

18

3

15

6

2

13

15

15

15

B

Trường Trung cấp

69

11

58

30

1

9

48

0

0

0

0

0

58

0

52

6

44

1

Trường Trung cấp y tế Ninh Thuận

19

3

16

16

3

13

16

10

6

2

2

Trường Trung cấp Việt Thuận

50

8

42

14

1

6

35

42

42

42

C

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp

130

23

107

35

0

4

39

23

34

7

0

0

100

7

93

14

86

1

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Ninh Sơn

21

3

18

18

1

16

1

18

18

18

2

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thuận Bắc

0

0

3

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên Ninh Phước

21

3

18

15

1

13

4

18

15

3

11

4

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân

8

6

2

2

2

2

2

2

5

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tư thục Tấn Tài

6

3

3

0

3

3

3

3

6

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Ninh Thuận

48

6

42

0

2

5

3

25

7

42

42

42

7

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Lạc Hồng-Ninh Thuận

26

2

24

0

15

9

17

7

13

11

10

D

Cơ sở khác có dạy nghề

155

26

129

75

0

18

99

6

4

2

0

0

117

11

124

4

118

1

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương Mại tỉnh Ninh Thuận

4

2

2

0

2

2

2

2

2

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận

56

6

50

50

9

37

1

1

2

44

6

50

50

3

Trung tâm Kỹ Thuật -Tổng hợp - Hướng nghiệp Phan Rang

35

3

32

1

23

5

3

32

28

4

22

4

Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ Nha Hố

21

1

20

6

4

16

20

20

20

5

Hội Làm Vườn

7

4

3

3

1

2

3

3

3

6

Công ty TNHH phần mềm Ninh Thuận

5

3

2

1

1

1

1

1

1

7

Cơ sở dạy nghề khiếm thính Bảo Chung

4

2

2

0

2

2

2

2

8

Công ty TNHH một thành viên Hoàng Trí Nhân Ninh Thuận

6

3

3

1

1

2

1

2

3

3

9

Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận

17

2

15

14

1

14

12

3

15

15

10

Công ty TNHH Dịch vụ kế toán thuế Đại Tín

3

1

2

2

2

2

2

2

PHỤ LỤC 6:

BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2013 - 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

2013

2014

2015

2016

Ghi chú

A

PHẦN THU

49.072,687

139.750,585

81.475,961

93.923,893

1

Chi thường xuyên

33.167,687

36.990,585

37.236,961

42.985,620

- Ngân sách cấp

17.450,183

20.043,831

22.519,897

23.510,291

- Học phí

14.333,885

13.564,316

12.306,982

15.940,871

- Nguồn khác

1.383,619

3.382,438

2.410,082

3.534,458

2

Xây dựng cơ bản

15.905,000

15.600,000

15.000,000

48.583,273

- Ngân sách cấp, trong đó:

7.905,000

7.600,000

7.000,000

40.583,273

+ Trung ương

7.905,000

7.600,000

7.000,000

40.583,273

+ Địa phương

- Tự đầu tư

8.000,000

8.000,000

8.000,000

8.000,000

- Nguồn khác

3

Tài trợ nước ngoài

87.160,000

29.239,000

2.355,000

- Vốn vay

87.160,000

29.239,000

2.355,000

- Không hoàn lại

B

PHẦN CHI

47.572,247

130.314,850

71.975,683

84.424,372

1

Tăng cường thiết bị dạy nghề

15.943,350

95,759,929

37.257,033

48.058,112

2

Nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất

13.107,060

8.780,124

13.605,809

9.030,563

3

Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

5.576,564

6.048,884

4.545,916

6.693,432

4

Lương cán bộ, giáo viên, nhân viên

10.428,889

13.113,062

12.019,723

15.351,031

5

Vật tư, nguyên liệu cho dạy nghề

1.857,434

5.253,549

3.126,070

3.543,392

6

Thuế (nếu có)

28,223

28,154

42,121

42,895

7

Chi khác

630,727

1.331,149

1.379,010

1.704,948

PHỤ LỤC 07:

DỰ KIẾN CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 VÀ DỰ KIẾN ĐẾN NĂM 2030

TT

Nội dung

Đến năm 2020

Đến năm 2030

Tổng

Công lập

Tư thục

Doanh nghiệp nhà nước

Có vốn đầu tư nước ngoài

Tổng

Công lập

Tư thục

Doanh nghiệp nhà nước

Có vốn đầu tư nước ngoài

1

Trường cao đẳng

4

2

2

4

2

2

2

Trường trung cấp

3

2

1

4

3

1

3

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

14

8

6

14

8

6

Trong đó: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp cấp huyện

1

3

1

3

Tổng cộng

21

12

9

22

13

9


PHỤ LỤC 08:

DỰ KIẾN TUYỂN SINH

TT

Tên cơ sở

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2030

Tổng số

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp và dưới 3 tháng

Tổng

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp và dưới 3 tháng

A

Trường cao đẳng

1

Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

7.975

2.000

1.600

4.375

11.000

2.475

4.150

4.375

2

Trường Cao đẳng Quốc tế thành phố HCM đặt tại Ninh Thuận

750

500

250

1.600

850

750

B

Trường trung cấp

-

-

1

Trường trung cấp Y tế Ninh Thuận

850

100

400

350

1.300

500

800

2

Trường Trung cấp Việt Thuận

1.250

500

750

2.650

2.650

C

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp

-

-

1

Trung tâm GDNN- GDTX huyện Ninh Sơn

1.000

1.000

1.000

1.000

2

Trung tâm GDNN- GDTX huyện Thuận Bắc

4.000

4.000

500

500

3

Trung tâm GDNN- GDTX huyện Ninh Phước

1.575

1.575

1.575

1.575

4

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân

350

350

350

350

5

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tư thục Tấn Tài

450

450

450

450

6

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Ninh Thuận

4.000

4.000

5.000

5.000

7

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Lạc Hồng-Ninh Thuận

1.750

1.750

4.000

4.000

D

Cơ sở khác có dạy nghề

-

-

1

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương Mại tỉnh Ninh Thuận

300

300

300

300

2

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận

4.515

4.515

1.800

1.800

3

Trung tâm Kỹ Thuật -Tổng hợp - Hướng nghiệp Phan Rang

525

25

500

750

250

500

4

Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ Nha Hố

1.325

1.325

1.325

1.325

5

Hội Làm Vườn

400

400

400

400

6

Công ty TNHH phần mềm Ninh Thuận

100

100

100

100

7

Cơ sở dạy nghề khiếm thính Bảo Chung

100

100

100

100

8

Công ty TNHH một thành viên Hoàng Trí Nhân Ninh Thuận

200

200

200

200

9

Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận

6.615

6.615

6.615

6.615

10

Công ty TNHH Dịch vụ kế toán thuế Đại Tín

280

280

350

350

11

Doanh nghiệp tổ chức đào tạo công nhân kỹ thuật không bằng

7.870

7.870

4.920

4.920

Tổng cộng

46.180

2.600

2.775

40.805

46.285

3.825

11.675

30.785


PHỤ LỤC 9:

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH VÀ NHU CẦU TÀI CHÍNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

2018

2020

2025

2030

Ghi chú

A

PHẦN THU

119.883,584

68.560,050

77.884,787

84.977,524

1

Chi thường xuyên

43.238,250

46.250,050

53.143,787

58.405,524

- Ngân sách cấp

21.021,150

23.001,180

25.802,510

28.603,840

- Học phí

14.192,400

14.976,600

17.704,180

19.441,760

- Nguồn khác

8.024,700

8.272,270

9.637,097

10.359,924

2

Xây dựng cơ bản

25.645,334

22.310,000

24.741,000

26.572,000

- Ngân sách cấp, trong đó:

12.100,000

13.310,000

14.641,000

15.972,000

+ Trung ương

6.600,000

7.260,000

7.986,000

8.712,000

+ Địa phương

5.500,000

6.050,000

6 655,000

7.260,000

- Tự đầu tư

13.545,334

9.000,000

10.100,000

10.600,000

- Nguồn khác

3

Tài trợ nước ngoài

51.000,000

- Vốn vay

51.000,000

- Không hoàn lại

B

PHẦN CHI

119.884,069

68.560,100

77.884,441

84.977,292

1

Tăng cường thiết bị dạy nghề

74.339,000

24.377,650

29.946,000

32.632,000

2

Nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất

19.479,334

17.009,300

16.614,930

17.842,560

3

Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

6.262,565

6.285,480

7.398,201

8.205,768

4

Lương cán bộ, giáo viên, nhân viên

15.675,530

16.921,950

19.062,767

20.636,484

5

Vật tư, nguyên liệu cho dạy nghề

1.648,000

1.861,200

2.178,000

2.496,800

6

Thuế (nếu có)

27,380

72,700

184,460

195,334

7

Chi khác

2.452,260

2.031,820

2.500,083

2.968,346

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 109/2017/QĐ-UBND ngày 31/10/2017 về Đề án phát triển xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


155

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.209.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!