Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 05/2005/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 18/04/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/2005/NQ-CP

Hà Nội ,ngày 18 tháng 4 năm 2005

 

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 05/2005/NQ-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2005 VỀ ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HOÁ VÀ THỂ DỤC THỂ THAO

Thực hiện chủ trương xã hội hoá các lĩnh vực hoạt động xã hội theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá (dưới đây gọi tắt là Nghị quyết 90) và Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao (dưới đây gọi tắt là Nghị định 73).

Tại phiên họp thường kỳ tháng 9 năm 2004, Chính phủ đã đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 90 và Nghị định 73 và quyết định ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xã hội hoá trong các lĩnh vực nói trên để thống nhất hơn nữa về nhận thức và chủ trương, có cơ chế, chính sách cụ thể, có giải pháp và bước đi thích hợp đến năm 2010.

I.NH HÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HOÁ VÀ THỂ DỤC THỂ THAO

Qua 7 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 90 và 5 năm thực hiện Nghị định 73, công tác xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao đã thu được những kết quả quan trọng: tiềm năng và nguồn lực to lớn của xã hội bước đầu được phát huy; khu vực ngoài công lập phát triển với những loại hình và các phương thức hoạt động mới, đa dạng, phong phú; khu vực công lập đã có nhiều đổi mới trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xã hội hoá đã bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập. Hạn chế lớn nhất là tốc độ xã hội hoá còn chậm so với tiềm năng và chỉ tiêu định hướng của Nghị quyết 90; mức độ phát triển xã hội hoá không đồng đều giữa các vùng miền và cả giữa các tỉnh, thành phố, địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội như nhau.

Công tác quản lý còn bất cập cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện. Việc triển khai thực hiện còn chậm và nhiều lúng túng. Quản lý nhà nước vừa gò bó, vừa buông lỏng; cơ chế chính sách chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các lực lượng xã hội chưa được tổ chức và phối hợp tốt để chủ động, tích cực tham gia vào quá trình xã hội hoá.

Khi thu nhập xã hội tăng lên, nhiều gia đình đã tự túc về các nhu cầu giáo dục, y tế... (như du học tự túc, khám chữa bệnh ở các cơ sở tư nhân) thì Nhà nước vẫn sử dụng chính sách bao cấp qua chế độ phí thấp cho tất cả mọi người, đặt Nhà nước luôn ở trong tình trạng hạn hẹp về ngân sách, không đủ điều kiện để chăm lo tốt hơn cho các đối tượng chính sách, cho người nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn, đồng thời cũng không tập trung được cho những mục tiêu ưu tiên.

Trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, các cơ sở công lập chiếm tỷ trọng lớn vẫn áp dụng cơ chế quản lý như các cơ quan hành chính nên đã không phát huy được tính năng động, tự chủ và trách nhiệm. Các cơ sở ngoài công lập chưa nhiều, cơ sở vật chất còn đơn sơ, nghèo nàn, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu. Chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao, còn có những biểu hiện tiêu cực, thậm chí có những cơ sở đã vi phạm pháp luật.

Nguyên nhân của những hạn chế trước hết là do nhận thức còn chưa đầy đủ, xem xã hội hoá chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp. Tư tưởng và thói quen bao cấp vẫn còn khá nặng nề.

Trong chính sách xã hội hoá, chưa quy định rành mạch về sở hữu của các cơ sở ngoài công lập (bán công, dân lập); chưa phân định rõ sự khác biệt giữa các hoạt động có bản chất lợi nhuận và phi lợi nhuận trong các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, giữa phúc lợi cho người dân và việc bao cấp cho các cơ sở công lập.

Thực tế đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, giải pháp để vừa bảo đảm định hướng phát triển, vừa khuyến khích, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.

II. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

1. Thực hiện xã hội hoá nhằm hai mục tiêu lớn: thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao; thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao ở mức độ ngày càng cao.

2. Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh việc hoàn thiện chính sách; tăng nguồn lực đầu tư, đồng thời đổi mới mục tiêu, phương thức, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư; tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao; hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo trên cơ sở đổi mới chế độ miễn, giảm phí theo hướng công khai, hợp lý và cấp trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng.

3. Chuyển các cơ sở công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận (gọi tắt là cơ chế cung ứng dịch vụ): có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản lý; thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ; hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi...; thường xuyên nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, sản phẩm; bảo đảm quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng của người thụ hưởng.

Đổi mới chế độ thu phí đi đôi với việc thực hiện tốt chính sách ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo. Mức phí quy định theo nguyên tắc đủ trang trải các chi phí cần thiết, có tích luỹ để đầu tư phát triển và xoá bỏ mọi khoản thu khác. Người thụ hưởng có quyền lựa chọn cơ sở cung ứng dịch vụ phù hợp với từng lĩnh vực.

4. Phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập với hai loại hình: dân lập và tư nhân. Quyền sở hữu của các cơ sở ngoài công lập được xác định theo Bộ luật Dân sự. Tiến tới không duy trì loại hình bán công.

Mỗi cơ sở ngoài công lập đều có thể hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc theo cơ chế lợi nhuận. Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để bảo đảm lợi ích hợp lý của các nhà đầu tư, phần để tham gia thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, trợ giúp người nghèo, lợi nhuận chủ yếu được dùng để đầu tư phát triển. Theo cơ chế lợi nhuận thì lợi nhuận có thể được chia cho các cá nhân và phải chịu thuế. Nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở phi lợi nhuận.

Tiến hành chuyển một số cơ sở thuộc loại hình công lập sang loại hình ngoài công lập để tập thể hoặc cá nhân quản lý và hoàn trả vốn cho Nhà nước.

Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của từng lĩnh vực. Các nhà đầu tư được bảo đảm lợi ích hợp pháp về vật chất và tinh thần.

5. Nhà nước tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật pháp; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động dịch vụ.

Nhà nước tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo luật pháp để thúc đẩy các cơ sở công lập và ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng, xây dựng các cơ sở đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HOÁ TRONG CÁC LĨNH VỰC GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HOÁ VÀ THỂ DỤC THỂ THAO

1. Giáo dục - đào tạo

a) Nhà nước tiếp tục tăng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo. Bảo đảm kinh phí cho giáo dục phổ cập; tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia; đào tạo nhân lực cho các ngành, nghề mũi nhọn, trọng điểm, khó huy động nguồn lực từ xã hội; ưu tiên đầu tư cho những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người.

Nhà nước có cơ chế, chính sách đào tạo đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các nhân viên khác, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút học sinh, sinh viên giỏi làm giáo viên, giảng viên, gắn đào tạo với sử dụng.

b) Huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển giáo dục - đào tạo. Tăng cường quan hệ của nhà trường với gia đình và xã hội; huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn ngành, toàn xã hội vào việc đổi mới nội dung, chương trình, thực hiện giáo dục toàn diện. Ban hành cơ chế chính sách cụ thể khuyến khích và quy định trách nhiệm các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế - xã hội và người sử dụng lao động tham gia xây dựng trường, hỗ trợ kinh phí cho người học, thu hút nhân lực đã được đào tạo và giám sát các hoạt động giáo dục.

c) Đổi mới cơ bản chế độ học phí: ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước theo khả năng ngân sách, học phí cần bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tập và có tích luỹ để đầu tư phát triển nhà trường; bước đầu đủ bù đắp chi phí thường xuyên. Xoá bỏ mọi khoản thu khác ngoài học phí.

Nhà nước có chính sách trợ cấp học phí hoặc học bổng cho học sinh giáo dục phổ cập, cho người học là đối tượng chính sách, những người ở vùng khó khăn, những người nghèo và những người học xuất sắc, không phân biệt học ở trường công lập hay ngoài công lập.

d) Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngoài công lập; chuyển một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập. Hạn chế mở thêm các cơ sở công lập ở những vùng kinh tế phát triển. Không duy trì các cơ sở bán công, các lớp bán công trong trường công.

Khuyến khích việc hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao của nước ngoài; khuyến khích mở các các cơ sở giáo dục đào tạo có chất lượng cao, có uy tín bằng 100% vốn đầu tư nước ngoài; khuyến khích các nhà khoa học, giáo dục có trình độ cao ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại Việt Nam.

đ) Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục từ xa, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người, ở mọi nơi, mọi trình độ và mọi lứa tuổi.

e) Chỉ tiêu định hướng đến năm 2010:

Chuyển phần lớn các cơ sở đào tạo và dạy nghề công lập và một phần các cơ sở giáo dục không đảm nhận nhiệm vụ giáo dục phổ cập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ. Chuyển tất cả các cơ sở bán công sang loại hình dân lập hoặc tư thục.

Tỷ lệ học sinh nhà trẻ ngoài công lập chiếm 80%, mẫu giáo 70%, trung học phổ thông 40%, trung học chuyên nghiệp 30%, các cơ sở dạy nghề 60%, đại học, cao đẳng khoảng 40%.

2. Y tế

a) Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho y tế, trong đó bảo đảm ngân sách cho y tế công cộng, chăm sóc sức khoẻ cơ bản cho các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Ưu tiên đầu tư cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các bệnh viện nhi, khoa nhi, các chuyên khoa ít có khả năng thu hút đầu tư. Triển khai đề án đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học cho vùng núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dược và sản xuất thuốc trong nước.

b) Tăng cường các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vận động mọi người tham gia chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động từ thiện, cung cấp, hỗ trợ các thiết bị y tế và hỗ trợ khám chữa bệnh.

c) Đẩy nhanh tiến độ phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế; củng cố và mở rộng bảo hiểm y tế bắt buộc theo hướng đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm y tế đáp ứng nhu cầu của nhân dân; phát triển mạnh bảo hiểm y tế cộng đồng dựa chủ yếu vào sự đóng góp của người tham gia bảo hiểm, có sự trợ giúp của Nhà nước và các nguồn tài trợ khác; khuyến khích các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện.

Mở rộng diện các cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Từng bước thực hiện người đóng bảo hiểm y tế tự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh phù hợp. Nhà nước quy định chế độ thanh toán bảo hiểm y tế, đồng thời có chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, trợ giúp người nghèo, đồng bào dân tộc ít người, vùng khó khăn.

d) Đổi mới chế độ viện phí trên cơ sở từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân. Từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở khám chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế do Nhà nước cung cấp thông qua hình thức bảo hiểm y tế.

đ) Khuyến khích mở bệnh viện, phòng khám tư nhân, bác sĩ gia đình.

e) Ngăn chặn, xoá bỏ độc quyền trong xuất nhập khẩu, sản xuất và cung ứng thuốc chữa bệnh.

g) Chỉ tiêu định hướng đến năm 2010:

Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

Chuyển hầu hết các bệnh viện công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; hoàn thành việc chuyển các cơ sở y tế bán công sang dân lập hoặc tư nhân.

Các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế phát triển đều có bệnh viện ngoài công lập.

3. Văn hoá

a) Tăng cường quản lý nhà nước các hoạt động văn hoá. Tăng đầu tư cho văn hoá, trong đó ưu tiên các vùng nghèo, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và bảo tồn, tôn tạo, phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.

Duy trì và phát triển dưới hình thức công lập đóng vai trò chủ chốt trong sự nghiệp phát triển văn hoá đối với một số đoàn nghệ thuật truyền thống và tiêu biểu, các bảo tàng, ban quản lý di tích, thư viện quốc gia, thư viện tỉnh, thành phố, quận huyện, các đội thông tin, chiếu bóng lưu động, các trường đào tạo nghệ thuật đỉnh cao, đào tạo cán bộ văn hoá nghệ thuật đầu ngành, cán bộ văn hoá nghệ thuật dân tộc thiểu số....

b) Có chính sách thu hút mọi nguồn lực, thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động và sáng tạo văn hoá nhằm cung cấp, phổ biến và tạo ra nhiều sản phẩm, tác phẩm, công trình văn hoá có chất lượng, dân tộc và hiện đại để không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Khuyến khích khôi phục và phát triển các loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc Việt Nam.

c) Có bước đi thích hợp trong việc xã hội hoá một số hoạt động văn hoá chuyên ngành cho từng loại hình, vùng, miền, đặc biệt là tập trung phát triển mạnh ở các vùng kinh tế phát triển bao gồm: hoạt động nghệ thuật, đào tạo văn hoá nghệ thuật, điện ảnh, xuất bản - in - phát hành, bảo tồn di sản văn hoá, mỹ thuật - nhiếp ảnh, thư viện, dịch vụ bảo hộ quyền tác giả. Khuyến khích phát triển các bảo tàng tư nhân.

d) Từng bước chuyển sang loại hình ngoài công lập các đoàn nghệ thuật, các trường đào tạo văn hóa - nghệ thuật trung cấp. Khuyến khích một số khoa hoặc ngành đào tạo không chuyên sâu, có tính phổ thông, quần chúng của các trường văn hoá nghệ thuật công lập tách ra để thành lập các cơ sở văn hoá nghệ thuật ngoài công lập.

Khuyến khích các đơn vị, tổ chức ngoài công lập phối hợp với các tổ chức công lập xây dựng đời sống văn hoá cơ sở theo định hướng của nhà nước; xây dựng các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở ở xã, phường, thị trấn, thôn, làng, ấp, bản, cơ quan, đơn vị theo nguyên tắc tự tổ chức, tự quản lý và chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.

đ) Chỉ tiêu định hướng đến năm 2010:

Chuyển toàn bộ số cơ sở công lập hiện có thuộc ngành văn hoá sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ.

4. Thể dục, thể thao

a) Nhà nước tăng đầu tư cho phát triển thể dục thể thao, trong đó tập trung cho các môn thể thao thành tích cao, xây dựng một số trung tâm thể thao quốc gia và vùng đạt trình độ, tiêu chuẩn tổ chức thi đấu quốc tế; phát hiện, bồi dưỡng các tài năng thể dục thể thao; hỗ trợ thể thao quần chúng.

b) Tuyên truyền, vận động và tổ chức để ngày càng có nhiều người tập luyện thể dục thể thao, góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất con người Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về hoạt động thể dục thể thao; phát hiện, bồi dưỡng các tài năng thể dục thể thao của đất nước.

c) Từng bước tạo lập và phát triển thị trường dịch vụ thể dục thể thao. Khuyến khích phát triển các cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập, các tổ chức xã hội về thể dục thể thao. Khuyến khích chuyên nghiệp hoá thể thao thành tích cao trong những lĩnh vực thích hợp. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thể dục thể thao.

d) Chỉ tiêu định hướng đến năm 2010:

Hoàn thành việc chuyển các cơ sở thể dục thể thao công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; chuyển một số cơ sở công lập có đủ điều kiện sang loại hình ngoài công lập. Các cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập chiếm khoảng 80 - 85% tổng số cơ sở trong toàn quốc.

Xây dựng hiệp hội, liên đoàn cấp quốc gia với tất cả các môn thể thao; 80% số môn thể thao có hiệp hội hoặc liên đoàn cấp tỉnh. Việt Nam có đại diện quốc gia trong hầu hết các tổ chức thể thao của khu vực, châu lục và thế giới.

IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH LỚN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về xã hội hoá

Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về xã hội hoá để các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các đơn vị công lập, ngoài công lập và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, làm rõ các vấn đề về sở hữu, về tính chất hoạt động lợi nhuận và hoạt động phi lợi nhuận, về trách nhiệm xã hội của các tổ chức, về hình thức xã hội hoá trong mỗi lĩnh vực, để từ đó tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách.

Phát động các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình xã hội hoá trong từng lĩnh vực.

2. Tiếp tục đổi mới chính sách và cơ chế quản lý

a) Hoàn thiện các quy chế

Hoàn thiện các quy định về mô hình, quy chế hoạt động của các đơn vị ngoài công lập theo hướng: quy định rõ trách nhiệm, mục tiêu hoạt động, nội dung, chất lượng dịch vụ, sản phẩm, chế độ sở hữu và cơ chế hoạt động; quy định chế độ tài chính và trách nhiệm thực hiện chính sách và nghĩa vụ xã hội của các tổ chức hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận và áp dụng cơ chế doanh nghiệp đối với các cơ sở hoạt động theo cơ chế lợi nhuận.

Hoàn thiện hoặc ban hành mới quy chế hoạt động của các loại quỹ; thể chế hoá vai trò và chức năng của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xã hội hoá.

Đơn giản các thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sở ngoài công lập trên cơ sở quy định chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết điều kiện thành lập, điều kiện hành nghề và cơ chế hậu kiểm. Quy định điều kiện, thủ tục chuyển từ loại hình công lập sang các loại hình ngoài công lập.

Sửa đổi Nghị định 73 về cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hoá; rà soát, sửa đổi các quy định, quy chế đã ban hành trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, đồng thời nghiên cứu mở rộng cho các lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường và các lĩnh vực xã hội khác.

b) Chuyển cơ chế hoạt động của các cơ sở công lập sang cơ chế cung ứng dịch vụ.

Sửa đổi Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu chuyển sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ nhằm tạo điều kiện phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng hiệu quả đầu tư của nhà nước cho phúc lợi xã hội. Hoạt động tài chính của cơ sở hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ phải được công khai và được kiểm toán. Chênh lệch thu chi phải chủ yếu được dùng để đầu tư phát triển cơ sở.

c) Đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao

Nghiên cứu xây dựng và từng bước thực hiện chính sách đấu thầu cung cấp dịch vụ do nhà nước đặt hàng; khuyến khích các cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia.

Nghiên cứu chuyển việc cấp phần kinh phí nhà nước hỗ trợ cho người hưởng thụ thông qua các cơ sở công lập sang cấp trực tiếp cho người hưởng thụ phù hợp với từng lĩnh vực; từng bước tạo điều kiện để người hưởng thụ lựa chọn cơ sở dịch vụ không phân biệt công lập hay ngoài công lập; từng bước chuyển việc thực hiện chính sách xã hội hiện đang giao cho các cơ sở công lập sang cho chính quyền địa phương các cấp.

Nhà nước hỗ trợ ban đầu có thời hạn cho các cơ sở công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập; hỗ trợ khuyến khích các cơ sở ngoài công lập đăng ký hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Các cơ sở ngoài công lập được tham gia bình đẳng trong việc nhận thầu các dịch vụ do nhà nước đặt hàng. Thí điểm việc Nhà nước cho các cơ sở ngoài công lập (nhất là ở các vùng khó khăn, vùng kém phát triển) thuê dài hạn cơ sở hạ tầng.

d) Chính sách thuế

Có chính sách ưu đãi đối với các cơ sở ngoài công lập, đặc biệt là với các cơ sở hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.

đ) Chính sách huy động vốn và tín dụng

Ban hành quy định về việc các cơ sở công lập hợp tác, liên kết với địa phương, doanh nghiệp, cá nhân trong việc xây dựng cơ sở vật chất, các cơ sở ngoài công lập huy động vốn để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và hoàn trả theo thoả thuận.

Ban hành chính sách bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp về vật chất và tinh thần, về quyền sở hữu và thừa kế đối với phần vốn góp và lợi tức của các cá nhân, tập thể thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội tham gia xã hội hoá và chính sách ưu đãi tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước.

Tiếp tục phát triển các loại quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo, quỹ phát triển văn hoá, quỹ khuyến học, quỹ hỗ trợ học nghề v.v... trên nguyên tắc: công khai, minh bạch và quản lý theo quy định của pháp luật.

e) Chính sách đất đai

Các địa phương cần điều chỉnh quy hoạch đất đai dành quỹ đất ưu tiên cho việc xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao công lập và ngoài công lập.

Thực hiện việc miễn tiền sử dụng đất, thuê đất đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Công khai, đơn giản hoá thủ tục giao đất, cho thuê đất. Xử lý kiên quyết, dứt điểm tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích.

g) Chính sách nhân lực

Thực hiện chính sách bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập về thi đua khen thưởng, về công nhận các danh hiệu nhà nước, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, về tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ từ khu vực công lập sang ngoài công lập và ngược lại.Từng bước xoá bỏ khái niệm ''biên chế'' trong các cơ sở công lập, chuyển dần sang chế độ ''hợp đồng'' lao động dài hạn.

Ban hành chính sách đối với cán bộ hành nghề và cán bộ, viên chức nhà nước tham gia hành nghề trong các cơ sở ngoài công lập; quy định trách nhiệm của cơ sở ngoài công lập bảo đảm chất lượng và số lượng cán bộ cơ hữu, cán bộ kiêm nhiệm phù hợp với quy mô và ngành nghề, bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, viên chức.

Ban hành chính sách đào tạo lại, trẻ hoá đội ngũ trong giai đoạn chuyển đổi loại hình hoặc chuyển đổi cơ chế hoạt động của các cơ sở công lập, chính sách đào tạo và hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các cơ sở ngoài công lập, chính sách hỗ trợ các cơ sở ngoài công lập tự đào tạo, phát triển nhân lực, kể cả việc đào tạo ở nước ngoài và thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà quản lý nước ngoài đến làm việc.

h) Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước

Nhà nước quản lý thống nhất đối với các cơ sở công lập và ngoài công lập; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đó cùng phát triển ổn định, lâu dài; bảo đảm lợi ích của từng cá nhân, tập thể và của toàn xã hội; phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm của từng cấp, của tập thể và cá nhân người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; gắn phân cấp nhiệm vụ với phân cấp quản lý về tài chính, tổ chức nhân sự và bảo đảm các điều kiện vật chất khác.

Tách bạch quản lý nhà nước khỏi việc điều hành công việc thường xuyên của cơ sở. Một mặt trao cho cơ sở đầy đủ quyền tự chủ và trách nhiệm; mặt khác bảo đảm quyền sở hữu và vai trò của đại diện chủ sở hữu trong các cơ sở công lập và ngoài công lập.

Hoàn thiện việc phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động và trách nhiệm của các địa phương. Các địa phuơng căn cứ vào cơ chế, chính sách chung, quyết định cơ chế, chính sách cụ thể cho địa phương, xây dựng quy hoạch phát triển xã hội hóa đối với từng lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trên từng địa bàn. Cấp quận, huyện có quyền cấp phép thành lập các cơ sở do quận, huyện quản lý.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Quy định chế độ và trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cấp, đồng thời, phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lý của các cấp.

Phát huy vai trò giám sát của các Hội nghề nghiệp về chất lượng hoạt động của các cơ sở, tư cách hành nghề của các cá nhân. Khen thưởng kịp thời các cá nhân, cơ quan, tổ chức làm tốt công tác xã hội hoá.

3. Xây dựng quy hoạch phát triển xã hội hoá

Xây dựng quy hoạch chuyển đổi các cơ sở công lập có điều kiện phù hợp với yêu cầu, mục tiêu xã hội hoá sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ hoặc sang loại hình ngoài công lập với các bước đi thích hợp; định rõ chỉ tiêu, các giải pháp, lộ trình chuyển đổi của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương trong giai đoạn 2005 - 2010.

Phổ biến rộng rãi dự báo phát triển mạng lưới các cơ sở, nhu cầu huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, huy động đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các lĩnh vực thích hợp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, ngành

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Thể dục Thể thao căn cứ vào các định hướng nêu trên, hoàn chỉnh và phê duyệt đề án xã hội hoá của ngành làm cơ sở cho việc phát triển xã hội hoá với các bước đi thích hợp, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 và giai đoạn 2006 - 2010; chỉ đạo các địa phương xây dựng và thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển xã hội hoá.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án học phí; Bộ Y tế xây dựng đề án viện phí trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2005.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan:

+ Trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao và Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 01 năm 2002 về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ trong năm 2005.

+ Nghiên cứu làm rõ những vấn đề về sở hữu, tính chất lợi nhuận và phi lợi nhuận, trách nhiệm của các cơ sở và hình thức xã hội hoá trong từng lĩnh vực, kiến nghị các cơ chế, chính sách phù hợp trong năm 2005.

+ Nghiên cứu xây dựng chính sách đấu thầu cung cấp dịch vụ do Nhà nước đặt hàng. Nghiên cứu phương thức thực hiện việc chuyển phần kinh phí Nhà nước hỗ trợ cho người hưởng thụ thông qua các cơ sở công lập sang cấp trực tiếp cho người hưởng thụ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch hoặc rà soát, điều chỉnh, bổ sung và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các địa phương, tới các xã, phường, thị trấn, thôn, bản nhằm bảo đảm đủ quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây trường học, bệnh viện, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao…; phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ phí sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất phù hợp với Luật Đất đai hiện hành, phù hợp với từng loại hình cơ sở dịch vụ và khi chuyển đổi loại hình.

Bộ Xây dựng chủ trì cùng với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế thí điểm việc Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng cho các đơn vị ngoài công lập thuê dài hạn.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng ban hành các mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; chế độ chính sách xã hội phù hợp với các chủ trương xã hội hoá và hướng dẫn việc chuyển đổi cơ sở công lập sang loại hình dân lập hoặc tư thục.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đầu tư hoặc hỗ trợ của Nhà nước cho các cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, đặc biệt là các cơ sở hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.

Bộ Bưu chính, Viễn thông phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Thể dục Thể thao và các Bộ, ngành liên quan thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật, quy định của nhà nước về nội dung, chất lượng hoạt động, về tài chính, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm để ngăn chặn những hành vi tiêu cực, gian lận, làm trái quy định, cạnh tranh thiếu lành mạnh trong quá trình xã hội hoá. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, nội dung, phương thức, chính sách và các giải pháp phát triển xã hội hoá.

2. Các địa phương

Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức phát triển xã hội hoá phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước, với thẩm quyền và điều kiện của địa phương.

Chỉ đạo các ngành chức năng, huy động các nguồn lực tại địa phương để triển khai thực hiện quy hoạch; thường xuyên giám sát việc thực thi pháp luật, các quy định của nhà nước, kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, tiêu cực, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Định kỳ tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương những điển hình tốt. Kịp thời đề xuất với Chính phủ các cơ chế chính sách cần được điều chỉnh hoặc bổ sung, các giải pháp mới, các mô hình tốt cần được nhân rộng.

3. Các cơ sở công lập và ngoài công lập có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, đề cao trách nhiệm, tuân thủ các mục tiêu hoạt động của cơ sở đã được quy định trong Điều lệ.

4. Đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, các Hội xã hội - nghề nghiệp có liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng, vận động và tổ chức quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.

5. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thông tin, Y tế, Uỷ ban Thể dục Thể thao và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, thẩm quyền. Định kỳ sáu tháng và hàng năm có báo cáo trình Chính phủ về kết quả thực hiện.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 05/2005/NQ-CP

Ha Noi,April 18, 2005

 

GOVERNMENT RESOLUTION

ON STEPPING UP SOCIALIZATION OF EDUCATIONAL, HEALTHCARE, CULTURAL, PHYSICAL TRAINING AND SPORT ACTIVITIES

In implementation of the guidelines on socialization in Various domains of social activity in the spirit of the Resolution of the Vlllth National Party congress, the Government promulgated on August 21, 1997 Resolution No. 90CP on orientations and guidelines for Socialization of educational, healthcare and cultural activities (hereinafter referred to as Resolution No. 90 for short) and Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999, on policies to encourage socialization of activities in the educational, healthcare, cultural and sport domains (hereinafter referred to as Decree No. 73 for short).

in its September 2004 regular meeting, the Government evaluated the implementation of Resolution No. 90 and Decree No. 73 and decided to promulgate a resolution on stepping up, and improving the quality of, socialization in the above- said domains in order to achieve greater unanimity in awareness and guidelines, have concrete mechanisms as well as appropriate measures and steps up to 2010.

I. SITUATION OF THE SOCIALIZATION OF EDUCATIONAL, HEALTHCARE, CULTURAL, PHYSICAL TRAINING AND SPORT ACTIVITIES

After seven years' implementing Resolution No.90 and five years' implementing Decree No. 73, important results have been obtained in the socialization of educational, healthcare, physical training and sport activities: the society's great potential and resources have been initially brought into play; the non-public sector has been developing with many new and diversified forms and modes of activity; the public sector has seen numerous changes in the socialist-oriented market mechanism.

Nevertheless, many weaknesses and limitations have been revealed in the process of socialization. The biggest limitations are the slow speed of socialization compared to potentials and the target set in Resolution No. 90; and the uneven levels Of socialization among regions, even among provinces, cities and localities with similar socio- economic conditions.

Management is weak in development orientation, planning and performance direction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When social income increases, many families have managed to cater by themselves for education and healthcare needs (such as self-financed overseas study, medical examination and treatment at private medical establishments) but the State is still implementing subsidization policies by offering low charges for all the people, placing itself in budgetary restraints, lacking conditions for taking better care of policy beneficiaries, the poor, poor and difficult areas, and failing to focus on priority objectives.

ln the educational, healthcare, cultural and sport domains, public establishments, which account for a high percentage, are still applying managerial mechanisms like administrative agencies so they cannot bring into play their dynamism, autonomy and responsibility. Non-public establishments are in a small number, have poor material foundations. Their staffs are incapable and insufficient. The quality and efficiency of their operation are not high. Some establishments have shown negative signs or even committed' violations of law.

These limitations are first of all attributable to the perception that socialization is just a measure to mobilize contributions of the people when the state budget is limited. The ways of thinking and habits Of Subsidization remain relatively prevailing.

ln socialization policies, the ownership of non- public (semi-public and people founded) establishments has not been determined clearly; profit and non-profit activities of educational, healthcare, physical training and sport establishments, welfare for the people and subsidies for public establishments have not yet been clearly distinguished.

lt is a practical requirement that mechanisms, policies and solutions should be further improved with a view to both ensuring development orientations and encouraging, promoting and raising the quality of socialization of educational, healthcare, physical training and sport activities.

II. VIEWPOINTS AND GENERAL ORIENTATIONS

1 . Socialization is aimed at two major goals: firstly, to bring into full play intellectual and material potentials in the population, mobilize the entire society to care for the cause of education, healthcare, culture, physical training and sports; secondly, to create conditions for the entire society, especially policy beneficiaries and the poor, to benefit from educational, healthcare, cultural, physical training and sport achievements at a higher and higher level.

 2. The State continues to renew management mechanisms, step up the perfection of policies; increase investment resources and, at the same time, renew investment objective's, modes, structures and capital sources; focuses efforts On priority objectives and national programs on development of education, healthcare, culture, physical training and sports; provide supports for deep lying, remote and ethnic minority areas; give preferential treatment to policy beneficiaries and assistance to the poor on the basis of renewing the charge exemption. and reduction regimes along the direction of publicity, rationality and direct allocation to target beneficiaries.

3. To shift public establishments which are operating under the non-business mechanism which is heavily administrative and subsidized to operate under an autonomous mechanism under which they shall provide public-utility services on a restricted subsidization and non-profit basis (referred to as the service provision mechanism for short): having full autonomy in organization and management; correctly implementing the objectives and tasks; fully accounting their costs, balancing their revenues and expenditures...; Constantly raising the efficiency and quality of services and products; assuring interests and equal access opportunities for beneficiaries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To strongly develop non-public establishments in the two forms: people-founded and private. Ownership of non-pubic establishments shall be determined in accordance with the Civil Code. To proceed to abolish the semi- public form.

Each non-public establishment may operate under the non-profit mechanism or the profit mechanism. According to the non-profit mechanism, apart from ensuring reasonable interests of investors, implementing social policies of the Party and the State and ,providing assistance

for the poor, profits shall be mostly used for development investment. According to the profit mechanism, profits may be divided to individuals and liable to tax. The State encourages the development of non-profit establishments.

To transform a number of public establishments into non-public ones to be managed by collectives or individuals and to refund capital to the State.

To encourage domestic and foreign investments in various forms compliant with development plannings and suitable to the requirements and characteristics of each domain. investors shall have their legitimate material and spiritual interests guaranteed.

5. The State intensifies inspection and supervision of law implementation; enhances the role of mass organizations, particularly professional associations, in supervising service activities.

The State creates an environment conducive to development, fair competition and equality by law in order to accelerate public and non-public establishments to develop in both scale and quality and to upgrade themselves up to the advanced level in the region and in the world.

III ORIENTATIONS FOR FURTHER SOCIALIZATION IN EDUCATIONAL, HEALTHCARE, CULTURAL, PHYSICAL TRAINING AND SPORT DOMAINS

1 . Education and training

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To ensure funds for general education; concentrate investments on key tasks and national target programs; train human resources for spearhead and key trades and occupations and those for which it is difficult to mobilize resources from the society; prioritize investments in difficult and ethnic minority

The State adopts mechanisms and policies for training sufficient numbers of teachers, education administrators and other employees who meet quality requirements, especially in deep-lying, remote and difficulty areas; continues to implement mechanisms and policies to encourage and attract excellent pupils and students to work as teachers or lecturers, linking training to employment.

b/ To mobilize resources of all branches, levels, economic and social organizations and individuals for education development. To promote ties between schools and families and the society; mobilize the intellect and resources of the whole branch and the entire society for renewing educational contents and programs and implementing comprehensive education. To promulgate concrete mechanisms and policies to encourage, and define responsibilities of, branches, localities, socio-economic organizations and labor users to participate in building schools, provide financial supports for learners, attract trained manpower and supervise education activities.

c/ To fundamentally renew the school fee regime: apart from the State's supports depending on the budget capability, school fees should be enough to cover necessary teaching and learning expenses and accumulations for investment in School development; for the immediate future, school fess should be enough to cover regular expenses. To abolish all charges other than school fees.

The State adopts policies to subsidize school fees or provide scholarships for pupils of general education, learners who are policy beneficiaries, live in difficult areas, the poor and excellent learners, regardless of whether their schools are public or non-public.

d/ To encourage the setting up of non-public educational, training and job training establishments; transform a number of public establishments into non-public ones. To restrict the opening of more public establishments in more economically developed regions. Not to maintain semi-public establishments and semi-public classes in public schools.

To encourage training cooperation and partnership with high-quality foreign training establishments; encourage the opening of wholly foreign-invested educational and training establishments of high quality and prestige; encourage foreign scientists and educators with high qualifications and overseas Vietnamese to participate in teaching in Vietnam.

e/ To consolidate, develop, and improve the quality of, distance education establishments, continuing education centers and community- based learning centers to meet the continuing education needs of all the people, in all places, of all levels and all age groups.

f/ Targets set for the year 2010:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Children in non-public nurseries and kindergarten shall account for 80% and 70% respectively; pupils in non-public senior secondary schools, intermediate professional schools and vocational training establishments shall account for 40%, 30% and 60% respectively; and students in non-public universities and colleges shall account for 40 %.

2. Healthcare

a/ The State continues to increase investment in healthcare, ensuring funds for public health, basic healthcare for policy beneficiaries, the poor and under-six children. To prioritize investment in the systems of grassroots preventive medicine stations and medical clinics, especially those in deep-lying, remote and difficult areas, pediatric hospitals and departments and specialized departments which are less attractive to investment. To implement schemes on university training of medical doctors and pharmacists for northern, central and Central Highland mountainous areas and for the Mekong River Delta. To prioritize investment in developing sources of pharmaceutical materials and domestic manufacture of medicines.

b/ To increase activities of protecting and caring for the people's health. To mobilize all the people to join in protecting and caring for the health of their own, their families and communities. To encourage individuals and organizations at home and abroad to participate in humanitarian. activities, supply and support medical equipment and provide supports for medical examination and treatment.

c/ To speed up the development and raising of the quality of medical insurance; strengthen and expand compulsory medical insurance along the direction of direction of diversifying types of medical insurance to meet the people's demands; strongly develop community health insurance mainly relying on contributions of the insured, the assistance of the State and other financing sources; encourage various types of voluntary insurance.

To increase the number of medical establishments which register for medical examination and treatment under medical insurance. To step by step realize that those who pay medical insurance premiums can select medical examination and treatment establishments suitable to them. The State shall provide for the medical insurance payment regime and at the same time adopt policies on preferential treatment for social policy beneficiaries, under-six children and on assistance for the poor, ethnic minority people and people in difficult areas.

d/ To renew the hospital charge regime through step by step accurately and fully calculating amounts directly spent on patients. To step by step shift the allocation of regular operation funds to medical examination and treatment establishments to the direct allocation of funds to beneficiaries of State-provided medical services through the mode of medical insurance.

e/ To encourage the opening of private hospitals and clinics, and family doctors.

f/ To prevent and abolish monopoly in the export, import, manufacture and supply of medicines.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To universalize medical insurance.

To shift most public hospitals to operate under the service provision mechanism; complete the transformation Of semi-public establishments into people-founded or private ones.

Provinces and cities with developed economic conditions shall all have non-public hospitals

3. Culture

a/ To intensify state management of cultural To increase investment in culture, giving priority to poor, mountainous, border, island, deep- lying, and remote areas and conserving, embellishing and promoting tangible and intangible cultural heritages.

To maintain and develop in the public form a number of traditional and typical art troupes, museums, management boards of historical relics, national libraries, museums Of provinces, Cities, rural and urban districts, mobile information and film-showing teams and schools that provide top art training and training of leading cultural and art cadres and cadres specialized in ethnic minority culture and arts..., which will play a key role in the cause of cultural development

b/ To adopt policies to attract all resources, economic sectors and people of all strata to take part in cultural and creative cultural activities in order to supply, disseminate and create more cultural products, publications and works of quality, national and modern characters, aiming to constantly raise the level of the people's cultural enjoyment. To encourage the restoration and development of traditional cultural genres and folk games of Vietnam’s nationalities

c/ To take appropriate steps in socializing a number of specialized cultural activities for each genre, area and region, particularly focusing on strongly developing arts, cultural and art training, cinematography, publication, printing and distribution, conservation of cultural heritages, fine arts and photography, libraries and copyright protection services in economically developed regions. To encourage the development of private

d/ To gradually transform into non-public forms art performance troupes and intermediate cultural and art training. To encourage a number of non-specialist, popular and mass training departments or faculties of public cultural and art schools to split themselves from these schools to set up non-public cultural and art establishments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Targets set for the year 2010:

To shift alt existing public establishments in the cultural branch to operate under the service provision mechanism.

4. Physical training and sports

a/ The State increases investment in physical training and sport development, focusing on high- achievement sports, building a number of national or regional sport centers that can organize standard international competitions; detect and foster gymnastic and sport talents; support mass physical training.

b/ To popularize, mobilize and organize more and more people to do physical exercise and play sports, contributing to raising the stature and physical strength of the Vietnamese people, meeting the people's increasing demands for physical training and sport activities; detecting and fostering gymnastic and sport talents of the country.

c/ To step by step create and develop a physical training and sport service market. To encourage the development of non-public physical training and sport establishments and social organizations involved in physical training and sports. To encourage the professionalization of high- achievement sports in appropriate domains. To step up international cooperation on physical training and sports.

d/ Targets set for the year 2010:

To complete the shifting of public physical training and sport establishments to operate under the service provision mechanism; to transfer a number of public establishments with sufficient conditions into non-public ones. Non-public physical training and sport establishments shall account for 80%-85% of the total number of establishments nationwide.

To build national associations and federations for all sport; 80% of sports shall have provincial- level associations or federations. Vietnam shall have national representatives in most regional, continental and world sport organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 - To strongly step up propaganda, theoretical research and raise awareness about socialization

To extensively and intensively propagate guidelines and policies regarding socialization so that all Party committees, administrations at all levels, public and non-public units and the people can have correct and full awareness about and effectively implement socialization guidelines in the educational, healthcare, cultural, physical training and sport domains.

 To intensify theoretical research, clarifying issues related to ownership, profit and non-profit character of activities social responsibility of organizations, forms socialization in each domain in order to further improve mechanisms and policies.

2. To further renew policies and management mechanisms

a/ To improve mechanisms

To improve regulations on operation models and regulations of non-public units along the direction of clearly defining responsibilities, operation purposes, contents and quality of services and products, ownership regime and operation mechanism; stipulating financial regulations and responsibilities for implementing policies and social obligations of organizations Operating under the non-profit mechanism; and applying the business mechanism to establishments operating under the profit mechanism.

To improve existing regulations or promulgate new ones on the operation of funds of various kinds; institutionalize the role and function of social organizations and enterprises participating in the process of Socialization.

To simplify administrative procedures for establishing non-public establishments on the basis of strict regulations and detailed guidance on establishment and operation conditions and the post-inspection mechanism. To provide for conditions and procedures for transforming from the public form into non-public forms.

To amend Decree No. 73 on mechanisms and policies to encourage socialization; review and amend promulgated regulations in the educational, healthcare, cultural, physica1cal training and sport domains, and at the same time study and apply them to scientific, technological, environmental and other social domains

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To amend Decree No. 10/2002/ND-CP on financial mechanisms applicable to public non business establishments having revenues so that these establishments will shift to operate under the service provisions mechanism and have conditions for developing, and raising the quality of, their products and services as well as increasing the efficiency of the State's investments in social welfare. Financial activities of establishments operating under the service provision mechanism must be made public and audited. Revenue- expenditure differences must be mainly used as development investments in establishments.

c/ To renew the state budget-using mechanism in the educational, healthcare, cultural, physical training and sport domains

To study, formulate and step by step implement a policy on bidding for the provision of services under the State's orders; encourage establishments of all economic sectors to participate in such bidding.

To study and shift the allocation of the State's financial supports for beneficiaries through public establishments to the direct allocation to beneficiaries as appropriate to each domain; step by step create conditions for beneficiaries to select services establishments regardless whether they are public or non-public; set by step transfer the tasks of implementing social policies from public establishments to local administrations at all levels.

The State provides initial supports for a given period for public establishments to transform into non-public ones; supports and encourages non-public establishments to register their operation under the non-profit mechanism. Non-public establishments shall be allowed to participate on an equal footing in undertake contracts on services ordered by the State. The state shall experimentally lease infrastructure for a long time to non-public establishments (particularly those in difficult and less developed areas).

d/ Tax policies

To adopt preferential policies for non-public establishments, especially those operating under the non-profit mechanism.

e/ Policies to mobilize capital and credit To promulgate regulations on cooperation and partnership between public establishments and localities, enterprises or individuals On building material foundations and on non-public establishments' mobilization of capital for development investment in material foundations and repayment according to agreement.

To promulgate policies to ensure legitimate and lawful material and spiritual interests of :individuals and collectives Of all economic sectors and people of different social strata participating 'in socialization, and on their right to own and inherit their contributed capital and profits, and policies on preferences for credits from the State's Development Assistance Fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ Land policies.

Localities should adjust their land planning’s and prioritize land funds for the building of' public and

non-public educational, healthcare, cultural, physical training and sport establishments.

To exempt land use levies and land rents for non-public establishments operating under the non- profit mechanism. lo make public and simplify procedures of land assignment and lease. To resolutely and thoroughly handle land encroachment and use for wrong purposes.

g/ Manpower policies

To implement policies to ensure equality between public and non-public sectors in emulation and commendation, recognition of state titles, training and fostering, receipt and transfer of employees from the public sector to the non-public sector and vice versa. To step by step abolish the concept "State payroll" in public establishments and gradually shift to the regime of long-term labor contract.

To promulgate policies for individuals practicing their profession and state officials and servants working in non-public establishments; provide for the responsibilities of non-public establishments to ensure the quality and numbers of full-time and part-time employees suitable to their scale and branch.. or trade, ensure the regimes of social insurance, medical insurance and training and fostering to raise professional qualifications for their employees and servants.

To promulgate policies on re-training and rejuvenation of employees' of public establishments in" the period of transformation or shifting of operation" mechanism, policies on training and the State's supports for the training and fostering of employees of nonpublic establishments, policies on supports for non-public establishments in self- training and development of human resources, including .overseas training and attraction of foreign talents, specialists and managers to work in the establishments

h/ Renew the state management mechanism

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To bring into play the role of professional associations in supervising the quality of operation of establishments and the practicing status of individuals. To commend and reward in time individuals, agencies and organizations that have well performed socialization.

3. To formulate planning’s on development of socialization

To formulate planning’s on shifting public establishments with conditions meeting the socialization requirements and objectives to operate under the service provision mechanism or transforming them into non-public ones through appropriate steps; Clearly determine transformation targets, solutions and roadmap for each branch, domain and locality in the 2005-2010 period.

To widely disseminate forecasts on the development of the networks of establishments and demands for resources to be mobilized for the implementation of the planning’s with a view to attracting domestic and foreign

investors. To strongly promote international cooperation and mobilize foreign direct investment in appropriate domains.

V ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Ministries and branches

The Ministry of Education and Training, the ministry of Labor, War invalids and Social Affairs, the ministry of Health, the Ministry of Culture and information and the Physical Training and Sport Committee shall base themselves on the above- said orientations to finalize and approve their respective socialization schemes, serving as a basis for the development of socialization with appropriate steps in the socio-economic development plans for the year 2005 and the 2006- 2010 period; direct localities to formulate and implement planning’s and plans on the development of socialization.

The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War invalids and Social Affairs in, formulating a school fee scheme and the Ministry of Health shall formulate a hospital charge scheme for submission to the Prime Minister in the second quarter of 2005.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Submitting to the Government amendments to the Government's Decree No. 73/1999/ND-CP on mechanisms and policies to encourage socialization in the educational, healthcare, cultural, physical training and sport domains and Decree No. 10/2002/ND-CP of January 16, 2002, on the financial regime applicable to non - business units with revenues when shifting to operate under the service provision mechanism in 2005.

+ Studying to clarify matters related to ownership, profit and non-profit characters, responsibilities of establishments and forms of socialization in each domain, propose appropriate mechanisms and policies in 2005.

+ Researching and formulating policies on bidding for the provision of services under the State's orders, studying the mode of allocation of the State's supports directly to beneficiaries instead of allocation through public establishments.

The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction in, guiding the formulation of, or reviewing, adjusting, supplementing and supervising, land use planning’s and plans in localities, down to communes, wards, townships, villages and hamlets, in order to ensure sufficient land funds to meet the demands for building schools, hospitals, cultural, physical training and sport facilities. . . ; coordinate with the Ministry of Finance in guiding the regime of charges for land use and transfer of land use rights in accordance with the current Land Law, suitable to each form of service establishments and to the transformation of these establishments.

The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility together with the Ministry of Finance for formulating a mechanism applicable to the experimental building of infrastructure by the State for a long-term lease by non-public establishments.

The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, studying and submitting to the Prime Minister for promulgation the model, organizational structure, autonomous mechanism and responsibilities of establishments operating under the service provision mechanism; social mechanisms and polices in line with socialization guidelines, and guiding the transformation of public establishments into people- founded or private ones.

The Ministry of Planning and investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, studying and submitting to the Government or Prime Minister for promulgation policies on the State's investments in or supports for non-public establishments in the cultural, healthcare, educational, 'physical training and sport domains, especially establishments operating under the non- profit mechanism.

The Ministry of Post and Telematics shall coordinate with the concerned ministries and branches in formulating policies to promote the application of information technologies to socializing educational, healthcare, cultural, physical training and sport activities.

The Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, the Ministry of Culture and information, the Physical Training and Sport Committee and the concerned ministries and branches shall regularly inspect and supervise the implementation of state laws and regulations regarding contents and quality of activities and finance, promptly and strictly handle wrong-doings in order to prevent negative and fraudulent acts, illegal acts and acts of unfair competition in the process of socialization. To strongly accelerate theoretical studies and conduct intensive and extensive propaganda on the socialization objectives, contents, modes, policies and development solutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The People's committees at all levels Shall direct their functional agencies to formulate plannings and plans on and organize the development of socialization in line with the undertakings and policies of the State and in compatibility with the competence and conditions of their localities.

To direct functional agencies and mobilize local resources to implement plannings; regularly supervise the implementation of state laws and regulations, promptly redress deviations and negative acts and strictly handle wrong-doings. To periodically review and draw up experience, praise in time good examples. To propose in time to the Government mechanisms and polices which need to be adjusted or supplemented, new solutions and good models which need to be widely applied.

3. Public and non-public establishments shall have to strictly implement the State's guideline policies and regulations, unceasingly raise the quality of their services and products, enhance their responsibility, and follow their operation objectives set in their charters.

4. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Vietnam Labor Confederation, the Central Committee of the Vietnam Women's Union, the Vietnam Peasants' Association, the Vietnam Veterans' association, the concerned socio-professional associations, and the mass media are hereby requested to conduct intensive and extensive propaganda, mobilize and organize masses to take part in socializing educational, healthcare, cultural, physical training and sport activities.

5. The Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, the Ministry of Culture and information, the Physical Training and Sport Committee and. The People's Committees of provinces and centrally-run cities shall have to direct the implementation of this Resolution according" to their respective functions and competence. To send biannual and annual reports on the implementation results to the Government.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT

PRIMINISTER




Phan Van Khai

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


32.979

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.198.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!