Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 09/VBHN-BTC Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Cao Anh Tuấn
Ngày ban hành: 06/06/2023 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2023

THÔNG TƯ[1]

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2015/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 2015; NGHỊ ĐỊNH SỐ 32/2018/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2018; NGHỊ ĐỊNH SỐ 121/2020/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 10 NĂM 2020 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 140/2020/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 05 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2020 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ; có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 07 năm 2021; được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 16/2023/TT-BTC ngày 17 tháng 03 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 05 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2020 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ; có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.[2]

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2020 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ.

2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP .

Điều 2. Điều chỉnh vốn điều lệ

1. Điều chỉnh vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

a) Đối với doanh nghiệp thành lập mới, căn cứ Đề án thành lập doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền quyết định và số vốn nhà nước thực cấp (đối với doanh nghiệp thành lập mới không có dự án đầu tư xây dựng), vốn nhà nước đã cấp theo quyết toán công trình hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với doanh nghiệp thành lập mới trên cơ sở bàn giao dự án đầu tư xây dựng) để ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký mức vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thành lập bằng mức vốn thực tế đã cấp và đầu tư của nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

b)[3] Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP , khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và khoản 7 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Đối với các doanh nghiệp không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm rà soát, quyết định và chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước, việc nộp phần chênh lệch này không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước. Khi doanh nghiệp nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước thì đồng thời hạch toán giảm theo từng thành phần vốn tương ứng thuộc nguồn vốn chủ sở hữu.

2. Điều chỉnh vốn điều lệ khi bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12, Điều 14 và Điều 18 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ; khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ; Điều 1 Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ; khoản 9 và khoản 10 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện vốn có trách nhiệm yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện đăng ký số vốn tăng thêm theo quy định của Luật doanh nghiệp, đồng thời có thông báo bằng văn bản tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước đã đầu tư (thực góp) tại công ty và số lượng cổ phiếu do cổ đông nhà nước nắm giữ (đối với đầu tư vào công ty cổ phần) trong thời hạn 01 tháng sau khi công ty tăng vốn điều lệ để gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu theo dõi quản lý.

Điều 3. Chuyển nhượng vốn, quyền mua cổ phần, quyền góp vốn đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

1.[4] Nguyên tắc, thẩm quyền quyết định và phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ; khoản 15 và khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ; khoản 18, khoản 19 Điều 2 và khoản 4, khoản 5 Điều 5 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP .

Tổ chức có chức năng thẩm định giá căn cứ các quy định nêu trên, quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, quy định của pháp luật về thẩm định giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan để tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giá khởi điểm chuyển nhượng vốn, trong đó giá trị thương hiệu (bao gồm cả giá trị văn hóa, lịch sử) trong giá trị doanh nghiệp được xác định theo các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định.

Khi chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau khi các thành viên trong công ty không mua hoặc không mua hết), cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ; khoản 15 và khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ; khoản 18, khoản 19 Điều 2 và khoản 4, khoản 5 Điều 5 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định áp dụng phương thức chuyển nhượng vốn phù hợp với Điều lệ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thoái hết phần vốn cần chuyển nhượng và không làm vượt quá số lượng thành viên tối đa theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2.[5] Nguyên tắc, thẩm quyền quyết định và phương thức chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đầu tư ra ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ; khoản 12 và khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ; khoản 15 và khoản 16 Điều 2, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP .

Tổ chức có chức năng thẩm định giá căn cứ các quy định nêu trên, quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, quy định của pháp luật về thẩm định giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan để tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giá khởi điểm chuyển nhượng vốn, trong đó giá trị thương hiệu (bao gồm cả giá trị văn hóa, lịch sử) trong giá trị doanh nghiệp được xác định theo các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định.

Khi chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau khi các thành viên trong công ty không mua hoặc không mua hết), doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP , khoản 15 và khoản 16 Điều 2, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp quyết định áp dụng phương thức chuyển nhượng phù hợp với Điều lệ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thoái hết phần vốn cần chuyển nhượng và không làm vượt quá số lượng thành viên tối đa theo quy định của Luật doanh nghiệp.

3. Việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ/quyền mua cổ phần, quyền góp vốn của nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và khoản 20 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP .

4. Đối với tài sản chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động tại hợp đồng liên doanh thực hiện theo quy định tại Luật đầu tư, Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn liên quan.

5.[6] Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế mẫu về chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Phụ lục số 01 kèm theo). Trên cơ sở Quy chế mẫu ban hành kèm theo Thông tư này, tình hình cụ thể của đơn vị có vốn góp và phần vốn cần chuyển nhượng, Tổ chức đấu giá có trách nhiệm ban hành quy chế đấu giá cổ phần/phần vốn góp, mẫu giấy tờ liên quan để tổ chức thực hiện đấu giá sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với chuyển nhượng phần vốn nhà nước hoặc ý kiến của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với chuyển nhượng phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác.

Đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, trên cơ sở Quy chế mẫu tại Thông tư này và cơ chế bán vốn nhà nước quy định tại Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Hội đồng thành viên Tổng công ty có trách nhiệm xây dựng, ban hành Quy chế mẫu bán vốn của Tổng công ty sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

6. Các trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại các doanh nghiệp khác đã được phê duyệt phương án nhưng chưa công bố thông tin trước ngày 30/11/2020 phải thực hiện rà soát, điều chỉnh theo các nội dung đã quy định tại Nghị định số 140/2020/NĐ-CP (bao gồm cả xác định giá khởi điểm, phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn) để tiếp tục triển khai thực hiện.

Điều 4. Quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Việc quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ; khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ; khoản 11, khoản 12, khoản 13 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và các quy định sau:

1. Doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ để quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp; Quy chế phải xác định rõ việc phối hợp của từng bộ phận quản lý trong doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm bồi thường của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát, gây tổn thất tài sản, thiệt hại cho doanh nghiệp.

2. Đối với doanh nghiệp có tài sản đặc thù như vật nuôi, cây trồng, thiết bị có nguồn phóng xạ, chất độc hại và tài sản đặc thù khác, quá trình quản lý, sử dụng, thanh lý tài sản ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về tài chính, doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Về bảo toàn vốn, doanh nghiệp áp dụng các biện pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP để bảo toàn vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Trong đó:

a) Việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); các khoản trích lập dự phòng tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, doanh nghiệp làm nhiệm vụ chính trị, xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc được cấp có thẩm quyền cho phép.

b) Lãi, lỗ của doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá mức độ bảo toàn vốn quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP là số chênh lệch giữa tổng doanh thu (bao gồm: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác) trừ (-) tổng chi phí (bao gồm: giá vốn hàng bán; chi phí tài chính; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí khác) phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được hạch toán theo quy định. Nếu số chênh lệch dương doanh nghiệp có lãi, nếu số chênh lệch âm doanh nghiệp bị lỗ, nếu không có chênh lệch doanh nghiệp không phát sinh lãi, lỗ.

c) Việc quản lý, xác định doanh thu, thu nhập khác và chi phí để xác định lãi, lỗ (kết quả kinh doanh) của doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá mức độ bảo toàn vốn thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành do Bộ Tài chính ban hành. Việc xác định doanh thu, chi phí, thu nhập khác cho mục đích tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

4. Việc ghi nhận, đánh giá, hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành do Bộ Tài chính ban hành. Đối với khoản lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ đã ghi nhận vào kết quả sản xuất kinh doanh (nếu có), doanh nghiệp không sử dụng để trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.

Điều 5. Quản lý vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn

1. Việc quản lý vốn của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III và khoản 5 Điều 42 của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ; khoản 11, khoản 12, khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ; khoản 22 Điều 2 và khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP .

Đối với công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ giữ 100% vốn điều lệ, hàng năm Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính và quyết định việc phân phối, sử dụng lợi nhuận sau thuế, thu lợi nhuận sau thuế theo quy chế tài chính tại công ty con đã được ban hành. Trường hợp vốn chủ sở hữu tại công ty con lớn hơn mức vốn điều lệ đã được phê duyệt thì doanh nghiệp thực hiện điều chuyển khoản chênh lệch về công ty mẹ và hạch toán là doanh thu hoạt động tài chính theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP .

2. Doanh nghiệp chỉ đạo người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp có vốn góp từ 50% vốn điều lệ trở lên (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) thực hiện theo quy định tại khoản 22 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP. Việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp cấp II tại các doanh nghiệp khác thực hiện theo điều lệ của doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về chứng khoán và pháp luật khác, đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch và thu hồi vốn đầu tư ở mức cao nhất.

Điều 6. Kiểm kê và xử lý kết quả kiểm kê tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

1. Doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê thực tế để xác định số lượng các loại tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp; số lượng cổ phiếu thuộc sở hữu của doanh nghiệp; đối chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu trong các trường hợp sau:

a) Thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;

b) Khi thực hiện quyết định của cấp có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu;

c) Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì các nguyên nhân khác gây ra biến động tài sản của doanh nghiệp;

d) Các trường hợp khác theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Xử lý kết quả kiểm kê:

a) Xử lý kết quả kiểm kê tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm:

- Trường hợp kết quả kiểm kê thiếu tài sản so với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán nếu do nguyên nhân chủ quan của tập thể, cá nhân có liên quan gây ra thì tập thể, cá nhân gây ra phải bồi thường. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc, Giám đốc quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Giá trị tài sản bị thiếu sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của tập thể, cá nhân (nếu có) hoặc giá trị tài sản thiếu do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

- Trường hợp kết quả kiểm kê thừa tài sản so với so tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán, doanh nghiệp phải xác định rõ nguyên nhân thừa tài sản, đối với tài sản thừa không phải trả lại được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp; đối với tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân thì hạch toán vào phải trả, phải nộp khác; trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán cho phù hợp.

b) Việc xử lý kết quả kiểm kê theo quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp kiểm kê cụ thể.

c) Doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, công nợ, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản, công nợ không được xử lý thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc, Giám đốc chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất tài sản của doanh nghiệp.

Điều 7. Phân phối lợi nhuận đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Doanh nghiệp thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ; Điều 2 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ; khoản 4 Điều 4 Thông tư này và quy định sau:

1. Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP .

2. Căn cứ để trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên xác định như sau:

a) Về xếp loại doanh nghiệp A, B, C làm căn cứ trích lập các quỹ thực hiện theo quy định của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

b) Về tiền lương tháng thực hiện làm căn cứ trích lập các quỹ:

Đối với trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi: căn cứ quỹ tiền lương thực hiện trong năm tài chính của người lao động của doanh nghiệp đã được phê duyệt và được xác định theo quy định tại Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) chia (:) cho 12 tháng. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng theo quy định đặc thù thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó.

Đối với trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên: căn cứ quỹ tiền lương, thù lao thực hiện trong năm tài chính của người quản lý doanh nghiệp (chuyên trách và không chuyên trách) đã được chủ sở hữu phê duyệt và được xác định theo quy định của Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có), chia (:) cho 12 tháng. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng theo quy định đặc thù thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó.

Điều 7a. Phân phối lợi nhuận đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp của nhà nước[7]

Doanh nghiệp thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy định tại khoản 17 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ; trường hợp doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì căn cứ vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ để xác định lợi nhuận sau thuế làm cơ sở phân phối

Điều 8. Xây dựng kế hoạch tài chính

1. Việc xây dựng kế hoạch tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo Điều 33 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và quy định sau:

a) Định kỳ hàng năm cùng thời gian các Bộ quản lý ngành, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tài chính của năm tiếp theo gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp và Bộ Tài chính trước ngày 31/7 hàng năm để tổng hợp lập dự toán ngân sách nhà nước. Căn cứ lập, trình tự xây dựng kế hoạch tài chính thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP .

b) Biểu mẫu báo cáo doanh nghiệp lập theo Phụ lục số 02 - Mẫu số 01 “Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước”; Mẫu số 02 “Kế hoạch tài chính - Báo cáo hợp nhất của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con” ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Định kỳ hàng năm cùng thời gian các Bộ quản lý ngành, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên căn cứ Nghị quyết đại hội đồng cổ đông/Nghị quyết Hội đồng thành viên và các tài liệu liên quan xây dựng kế hoạch tài chính của năm tiếp theo gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp và Bộ Tài chính trước ngày 31/7 hàng năm để tổng hợp lập dự toán ngân sách nhà nước. Biểu mẫu báo cáo được lập theo Phụ lục số 02 - Mẫu số 03 “Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp có vốn nhà nước” ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Chế độ báo cáo và tổng hợp báo cáo

1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện chế độ lập, trình bày, gửi các báo cáo (định kỳ, đột xuất) đến cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và quy định sau:

a)[8] Báo cáo định kỳ, gồm:

- Báo cáo tài chính, biểu mẫu, thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo, doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

- Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng cân đối kế toán:

Khi lập báo cáo tài chính quý, năm, doanh nghiệp lập báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính quý, năm của doanh nghiệp. Thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo cùng với thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Biểu mẫu báo cáo doanh nghiệp lập theo Phụ lục số 03[9] “Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng” ban hành kèm theo Thông tư này. Trong đó: Mẫu số 01 - Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng; Mẫu số 02 - Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng - Báo cáo hợp nhất của doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con

b) Báo cáo về tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp

Định kỳ hàng quý, các doanh nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu cập nhật tình hình và số liệu thực hiện tái cơ cấu đến ngày 20 của tháng cuối quý và hoàn thành việc lập, gửi các báo cáo sau đây đến cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp và Bộ Tài chính trước ngày 22 của tháng cuối quý:

- Báo cáo về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa lập theo Phụ lục số 04 “Biểu mẫu tình hình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ” ban hành kèm theo Thông tư này.

- Báo cáo về tình hình thoái vốn đầu tư lập theo Phụ lục số 05 “Biểu mẫu tình hình thoái vốn tại doanh nghiệp” ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Báo cáo tình hình đầu tư ra nước ngoài

Căn cứ báo cáo tài chính năm đã lập, doanh nghiệp lập báo cáo tình hình đầu tư ra nước ngoài, gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp và Bộ Tài chính theo thời hạn nộp báo cáo tài chính năm.

Biểu mẫu báo cáo các doanh nghiệp lập theo Phụ lục số 06 “Báo cáo tình hình đầu tư ra nước ngoài” ban hành kèm theo Thông tư này. Trong đó: Mẫu số 01 - Báo cáo tình hình đầu tư và thu hồi vốn đầu tư ra nước ngoài; Mẫu số 02 - Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài”.

d) Ngoài các báo cáo nêu tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải thực hiện lập và gửi các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước. Nội dung (biểu mẫu), thời hạn báo cáo căn cứ vào yêu cầu cụ thể của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước.

2. Doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện lập, trình bày và gửi báo cáo tài chính năm theo biểu mẫu, thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo theo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ngoài việc thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ; khoản 14 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và khoản 17 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , căn cứ báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp, gửi báo cáo các nội dung theo Phụ lục I[10] và Phụ lục số 06 ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp và Bộ Tài chính theo thời hạn gửi báo cáo tài chính năm.

Ngoài các báo cáo nêu trên, người đại diện phần vốn nhà nước phải thực hiện lập và gửi các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước. Nội dung (biểu mẫu), thời hạn báo cáo căn cứ vào yêu cầu cụ thể của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước.

3. Các Bộ quản lý ngành, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp và người đại diện, tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp có vốn nhà nước góp và báo cáo của người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên thuộc phạm vi quản lý theo các Phụ lục số 02, 03 và 06 nêu trên gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung toàn quốc báo cáo các cấp có thẩm quyền.

b) Định kỳ hàng quý, cập nhật tình hình và số liệu thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý tính đến ngày 20 của tháng cuối quý và hoàn thành việc lập, gửi các báo cáo theo Phụ lục số 04 và 05 nêu trên gửi Bộ Tài chính trước ngày 25 của tháng cuối quý để tổng hợp chung toàn quốc báo cáo các cấp có thẩm quyền.

4.[11] Cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện gửi các báo cáo đến cơ quan nhận báo cáo theo đường văn thư; đồng thời gửi các báo cáo thông qua việc truy cập vào hệ thống thông tin quản lý tài chính doanh nghiệp trên website tại địa chỉ: http://taichinhdoanhnghiep.mof.gov.vn theo quy định tại Điều 8 và khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Tài khoản và mật khẩu để đăng nhập của cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện như sau:

a) Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu: phân công một đơn vị trực thuộc quản lý để giao cá nhân phụ trách tài khoản và mật khẩu đăng nhập do Bộ Tài chính cung cấp.

b) Đối với doanh nghiệp: tài khoản đăng nhập là mã số thuế của doanh nghiệp, mật khẩu sẽ được hệ thống gửi về địa chỉ thư điện tử doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ Tài chính.

c) Đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: tài khoản đăng nhập là mã số thuế của doanh nghiệp, mật khẩu sẽ được hệ thống gửi về địa chỉ thư điện tử của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ Tài chính

Điều 10. Hiệu lực thi hành[12]

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2021 và thay thế Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31 ngày 12 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Thông tư số 59/2018/TT-BTC ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, PC (5b).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

PHỤ LỤC SỐ 01

QUY CHẾ MẪU VỀ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ, VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

1. Quy chế này áp dụng đối với hình thức bán đấu giá công khai và chào bán cạnh tranh để chuyển nhượng vốn cổ phần, phần vốn đầu tư của...... (ghi tên Cơ quan đại diện chủ sở hữu/doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) tại..... (ghi tên công ty cổ phần/công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) được thực hiện tại tổ chức có chức năng bán đấu giá theo quy định của pháp luật.... (ghi tên Tổ chức bán đấu giá).

2. Việc đấu giá công khai để chuyển nhượng quyền mua cổ phần hoặc chuyển nhượng quyền góp vốn cũng được thực hiện theo Quy chế này.

Điều 2. Một số từ ngữ áp dụng tại Quy chế này theo quy định sau

1. Bán đấu giá công khai (chào bán cạnh tranh) là việc bán đấu giá (chào bán cạnh tranh) cổ phần/phần vốn góp công khai thông thường hoặc theo lô cho các đối tượng có sự cạnh tranh về giá (sau đây gọi tắt là đấu giá).

2. Nhà đầu tư mua cổ phần/phần vốn góp (gọi tắt là nhà đầu tư) là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, không thuộc các đối tượng bị cấm hoặc hạn chế quyền đầu tư mua cổ phần/phần vốn góp tại các công ty cổ phần/công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Chủ sở hữu vốn chuyển nhượng là.... (tên cơ quan đại diện chủ sở hữu/doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có cổ phần/vốn góp chuyển nhượng).

4. Doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng là... (công ty cổ phần/công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn đầu tư của nhà nước/doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần chuyển nhượng).

5. Tổ chức bán đấu giá là... (tên tổ chức có chức năng đấu giá bao gồm: Sở Giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán, Trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản).

6. Tổ chức tư vấn bán đấu giá là.... (tên Tổ chức tư vấn bán cổ phần, phần vốn góp).

7. Hội đồng bán đấu giá là tổ chức được thành lập để chỉ đạo việc thực hiện bán đấu giá cổ phần/phần vốn góp bao gồm: đại diện chủ sở hữu vốn chuyển nhượng; đại diện doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng; đại diện Tổ chức bán đấu giá; đại diện Tổ chức tư vấn bán đấu giá. Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá là người đại diện của chủ sở hữu vốn chuyển nhượng, thay mặt Hội đồng bán đấu giá ký các văn bản thuộc thẩm quyền.

8. Mệnh giá cổ phần là... đồng

9. Giá khởi điểm một cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp:... đồng (mức giá khởi điểm này do chủ sở hữu vốn chuyển nhượng quyết định).

10. Bước giá là khoảng cách giữa các giá đặt mua liên tiếp tính từ giá khởi điểm.

11. Bước khối lượng là khoảng cách giữa các khối lượng đặt mua liên tiếp tính từ khối lượng cổ phần được đăng ký mua tối thiểu (chỉ áp dụng đối với đấu giá thông thường).

12. Giá đấu là các mức giá đặt mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp của nhà đầu tư được ghi vào Phiếu tham dự đấu giá.

13. Tiền đặt cọc là một khoản tiền của nhà đầu tư tham gia mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp ứng trước để đảm bảo quyền mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp, bằng 10% giá trị tổng số cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp đăng ký mua tính theo giá khởi điểm bằng đồng Việt Nam.

14. Cổ phần không bán hết của cuộc đấu giá bao gồm:

a) Số lượng cổ phần nhà đầu tư trúng đấu giá trong cuộc đấu giá nhưng từ chối mua;

b) Số lượng cổ phần không được nhà đầu tư đăng ký mua theo phương án bán đấu giá đã được duyệt.

15. Các trường hợp bán đấu giá không thành công bao gồm:

a) Khi hết thời hạn đăng ký mà không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia đấu giá hoặc chỉ có 01 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá;

b) Sau khi nộp tiền đặt cọc, đến hết thời hạn nộp phiếu tham dự đấu giá không có nhà đầu tư nào nộp phiếu tham dự;

c) Không có nhà đầu tư nào trả giá tại cuộc đấu giá hoặc giá nhà đầu tư trả cao nhất thấp hơn giá khởi điểm;

d) Chỉ có một hoặc tất cả các nhà đầu tư trúng giá nhưng từ chối mua;

đ) Tất cả các nhà đầu tư vi phạm quy chế đấu giá theo quy định của quy chế đấu giá;

e) Nhà đầu tư từ chối bỏ phiếu kín theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 14 Quy chế này.

16. Ngày kết thúc cuộc đấu giá là ngày thực hiện đầy đủ các bước công việc có liên quan đến phiên tổ chức đấu giá và xác định được kết quả đấu giá.

17. Ngày kết thúc việc bán cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp là ngày cuối cùng nhà đầu tư thanh toán đủ tiền mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp theo thông báo của Tổ chức bán đấu giá.

18.[13] Ngày công bố kết quả đấu giá là ngày thông tin về kết quả cuộc đấu giá được công bố tại một trong các địa điểm theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Quy chế này.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ sở hữu vốn chuyển nhượng

1. Gửi văn bản đề nghị kèm theo đầy đủ hồ sơ liên quan đến bán đấu giá phần vốn cần chuyển nhượng cho Tổ chức bán đấu giá;

2. Ký hợp đồng thuê dịch vụ đấu giá với Tổ chức bán đấu giá đã lựa chọn;

3. Cử đại diện tham gia Hội đồng bán đấu giá, đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá và tham gia kiểm tra, giám sát việc bán đấu giá cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp theo Quy chế này và các quy định hiện hành;

4. Kiểm tra, hoàn tất các thông tin liên quan đến bán đấu giá cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp. Phối hợp với doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng để hoàn thiện và chịu trách nhiệm cung cấp cho Tổ chức bán đấu giá thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp trên cơ sở thông tin do doanh nghiệp cung cấp trước khi tiến hành bán đấu giá theo Quy chế này. Trường hợp chủ sở hữu vốn chuyển nhượng ủy quyền cho tổ chức tư vấn soạn thảo bản công bố thông tin thì tổ chức tư vấn phải chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và đầy đủ của bản công bố thông tin trên cơ sở thông tin do doanh nghiệp và chủ sở hữu vốn chuyển nhượng cung cấp;

5. Phối hợp với Tổ chức bán đấu giá công bố công khai cho các nhà đầu tư các thông tin liên quan đến doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng và cuộc đấu giá theo các quy định tại Quy chế này;

6. Thông báo cho Tổ chức bán đấu giá về tài khoản nhận tiền thu từ chuyển nhượng vốn;

7. Phối hợp với Tổ chức bán đấu giá thuyết trình các thông tin về doanh nghiệp có vốn cần chuyển nhượng cho các nhà đầu tư (nếu cần);

8. Giữ bí mật về giá đặt mua của các nhà đầu tư cho đến khi công bố kết quả chính thức;

9. Ký Biên bản xác định kết quả đấu giá theo Quy chế này;

10. Phối hợp với Tổ chức bán đấu giá công bố kết quả đấu giá và hoàn trả tiền đặt cọc cho nhà đầu tư tham dự đấu giá hợp lệ nhưng không trúng đấu giá theo Quy chế này;

11. Tổng hợp, báo cáo kết quả bán đấu giá gửi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

12. Hỗ trợ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho các nhà đầu tư trúng đấu giá.

Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng bán đấu giá

1. Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra, giám sát hoạt động bán đấu giá theo quy định tại Quy chế này;

2. Kiểm tra tính hợp lệ của các hòm phiếu và Phiếu tham dự đấu giá;

3. Xem xét xử lý các trường hợp vi phạm Quy chế bán đấu giá và các trường hợp vi phạm khác tùy theo mức độ vi phạm;

4. Ký Biên bản xác định kết quả đấu giá theo Quy chế này.

Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức bán đấu giá

1. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến việc bán đấu giá do chủ sở hữu vốn chuyển nhượng cung cấp theo quy định;

2. Cử đại diện tham gia Hội đồng bán đấu giá;

3. Căn cứ vào quy mô, mức vốn chuyển nhượng, Tổ chức bán đấu giá có thể lựa chọn ký kết hợp đồng với các tổ chức khác (Đại lý đấu giá/chào bán cạnh tranh, sau đây gọi tắt là Đại lý đấu giá) để thực hiện các bước công việc của phiên đấu giá. Trách nhiệm và quyền hạn của Đại lý đấu giá do Tổ chức bán đấu giá quy định tại hợp đồng ký với Đại lý đấu giá (Tổ chức bán đấu giá có trách nhiệm công bố trách nhiệm và quyền hạn của Đại lý đấu giá tại Quy chế bán đấu giá).

4. Quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá, ban hành và công bố Quy chế bán đấu giá;

5. Thông báo với chủ sở hữu vốn chuyển nhượng về thời gian, địa điểm tổ chức đấu giá và công bố thông tin liên quan đến phiên đấu giá theo Quy chế này;

6. Tổ chức bán đấu giá chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực thông tin và số liệu liên quan đến cuộc đấu giá mà chủ sở hữu vốn chuyển nhượng đã cung cấp và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu công bố thông tin không chính xác, phản ánh sai lệch so với thông tin, số liệu của chủ sở hữu vốn chuyển nhượng cung cấp;

7. Kiểm tra, giám sát việc công bố thông tin theo quy định tại Quy chế này và các vấn đề khác liên quan đến việc bán đấu giá thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức bán đấu giá;

8. Tổng hợp số lượng đăng ký sau khi kết thúc thời hạn đăng ký của nhà đầu tư. Thông báo công khai tại nơi bán đấu giá và trên các phương tiện thông tin của Tổ chức bán đấu giá về tổng số nhà đầu tư tham gia và tổng số cổ phần/phần vốn góp đăng ký mua (phân theo tổ chức và cá nhân) chậm nhất hai (02) ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đấu giá;

9. Giữ bí mật về giá đặt mua của các nhà đầu tư cho đến khi công bố kết quả chính thức;

10. Tổ chức bán đấu giá và chịu trách nhiệm về việc xác định kết quả đấu giá theo quy định;

11. Ký Biên bản xác định kết quả đấu giá theo quy định tại Quy chế này;

12. Phối hợp với chủ sở hữu vốn chuyển nhượng công bố kết quả đấu giá, hoàn trả tiền đặt cọc cho nhà đầu tư tham dự đấu giá hợp lệ nhưng không trúng đấu giá theo Quy chế này và thu tiền mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp của nhà đầu tư trúng giá;

13. Chuyển tiền đặt cọc của nhà đầu tư tham gia đấu giá không hợp lệ (vi phạm Quy chế đấu giá) và tiền thu từ chuyển nhượng vốn về tài khoản của chủ sở hữu vốn chuyển nhượng theo quy định;

14. Chuyển giao toàn bộ hồ sơ tham gia đấu giá của nhà đầu tư cho chủ sở hữu vốn chuyển nhượng trong vòng mười (10) ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền thanh toán mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp của nhà đầu tư;

15. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến bán đấu giá.

Điều 6. Trách nhiệm và quyền lợi của nhà đầu tư tham gia đấu giá

1. Tiếp cận thông tin công bố về doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng và cuộc đấu giá theo quy định;

2. Gửi Đơn đăng ký tham gia đấu giá mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp cho Tổ chức bán đấu giá hoặc Đại lý đấu giá (đối với trường hợp Tổ chức bán đấu giá lựa chọn Đại lý đấu giá) theo mẫu tại Mẫu số 01 kèm theo Quy chế này;

3. Thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư vốn tại công ty cổ phần/công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; các quy định pháp luật về chứng khoán và pháp luật khác có liên quan;

4. Nhà đầu tư trong và ngoài nước phải có tài khoản giao dịch chứng khoán khi đăng ký tham gia đấu giá (áp dụng đối với trường hợp đấu giá cổ phiếu đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán);

6. Nộp tiền đặt cọc theo quy định tại Quy chế này (bằng 10% giá trị tổng số cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp đăng ký mua tính theo giá khởi điểm theo quy định);

7. Nộp Phiếu tham dự đấu giá theo quy định;

8. Nhận hoàn trả tiền đặt cọc theo quy định;

9. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp trúng đấu giá;

10. Tuân thủ các quy định tại Quy chế này.

Điều 7. Công bố thông tin

1. Tổ chức bán đấu giá chủ trì phối hợp với chủ sở hữu vốn chuyển nhượng công bố thông tin về việc bán đấu giá theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Nghị định số 140/2020/NĐ-CP tối thiểu hai mươi (20) ngày trước ngày thực hiện đấu giá. Việc thông báo được tổ chức thực hiện trên các phương tiện sau đây:

a) Ba (03) số báo liên tiếp của một tờ báo phát hành trong toàn quốc và một tờ báo địa phương nơi chủ sở hữu vốn chuyển nhượng và doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng đặt trụ sở chính (nêu tên các báo công bố);

b) Website của chủ sở hữu vốn chuyển nhượng, Tổ chức bán đấu giá, doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng, Tổ chức tư vấn (nếu có);

2. Tổ chức bán đấu giá chủ trì phối hợp với chủ sở hữu vốn chuyển nhượng công bố thông tin về hồ sơ đấu giá đã lập theo quy định tối thiểu hai mươi (20) ngày trước ngày thực hiện đấu giá, cụ thể:

a) Nội dung công bố thông tin

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ /Quyết định của cấp có thẩm quyền về phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng (nếu không phải là văn bản mật);

- Quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn;

- Bản công bố thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ;

- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu vốn chuyển nhượng là chủ sở hữu hợp pháp của số cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp đăng ký bán;

- Quy chế bán đấu giá cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp;

- Các tài liệu khác (nếu có).

b) Địa điểm công bố thông tin

- Tổ chức bán đấu giá:... (Tên Tổ chức bán đấu giá).

+ Địa chỉ:........... (nêu địa chỉ);

+ Website:......... (tên website).

- Chủ sở hữu vốn chuyển nhượng.... (Tên chủ sở hữu vốn).

+ Địa chỉ:........... (nêu địa chỉ);

+ Website:......... (tên website).

- Doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng... (tên công ty cổ phần/công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).

+ Địa chỉ:.......... (nêu địa chỉ);

+ Website:....... (tên website).

- Địa chỉ và tên các website công bố thông tin khác (nếu có):.....

Điều 8. Đối tượng tham gia đấu giá và các quy định liên quan

Nhà đầu tư tham gia đấu giá bao gồm tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đáp ứng các điều kiện sau:

1. Đối với nhà đầu tư trong nước

a) Đối với nhà đầu tư cá nhân: Là công dân Việt Nam, có địa chỉ liên hệ, Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, giấy tờ tùy thân hợp lệ và có đủ năng lực hành vi dân sự;

b) Đối với nhà đầu tư tổ chức: Là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam; có tư cách pháp nhân (đối với các tổ chức kinh tế); có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép hoạt động; có địa chỉ liên hệ;

c) Tuân thủ quy định hiện hành về góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam và quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).

2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài: ngoài các quy định như đối với tổ chức và cá nhân trong nước, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định sau:

a) Mở một (01) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động liên quan đến mua cổ phần/phần vốn góp phải thông qua tài khoản này;

b) Có Giấy chứng nhận mã số giao dịch chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp;

c) Tuân thủ quy định hiện hành về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp.

3. Các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư: Trường hợp các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư của cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác đầu tư có trách nhiệm tách biệt rõ số lượng nhà đầu tư, số cổ phần/phần vốn góp của từng nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký mua.

Điều 9. Các thông tin cơ bản về phương án bán đấu giá

Chủ sở hữu vốn chuyển nhượng phối hợp với Tổ chức bán đấu giá xác định:

1. Số lượng cổ phần chào bán (đối với đấu giá cổ phần/lô cổ phần) hoặc tỷ lệ phần vốn góp chào bán (đối với đấu giá phần vốn góp):...;

2. Mệnh giá (đối với cổ phần/lô cổ phần):...;

3. Giá khởi điểm:.... đồng/cổ phần (đối với đấu giá thông thường) hoặc... đồng/toàn bộ lô cổ phần hoặc phần vốn góp (đối với đấu giá theo lô);

4. Bước giá:...;

5. Bước khối lượng:... (đối với trường hợp bán đấu giá thông thường);

6. Số lượng cổ phần đăng ký mua tối thiểu (đối với trường hợp chào bán cổ phần theo hình thức đấu giá thông thường): 100 cổ phần;

7. Số lượng cổ phần đăng ký mua tối đa (đối với trường hợp chào bán cổ phần theo hình thức đấu giá thông thường):... (theo quy định của pháp luật hiện hành);

8. Đối với đấu giá lô cổ phần/phần vốn góp: nhà đầu tư phải đăng ký và đặt mua toàn bộ lô cổ phần/phần vốn góp chào bán.

9. Tổng số lượng cổ phần/tỷ lệ vốn góp nhà đầu tư nước ngoài được phép mua tối đa:...;

10. Số mức giá:... (đối với đấu giá thông thường).

Điều 10. Thủ tục đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền đặt cọc

1. Nhận đơn đăng ký tham gia đấu giá

Nhà đầu tư nhận đơn hoặc in mẫu đơn đăng ký tham gia mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp tại các địa điểm và địa chỉ website nêu tại khoản 2 Điều 7 Quy chế này.

2. Nộp tiền đặt cọc

- Nhà đầu tư phải nộp tiền đặt cọc theo Quy chế đấu giá bằng đồng Việt Nam vào tài khoản của Tổ chức bán đấu giá hoặc Đại lý đấu giá (đối với trường hợp Tổ chức bán đấu giá lựa chọn Đại lý đấu giá) trước... giờ,... phút ngày... tháng... năm... (tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đấu giá);

- Tiền đặt cọc sẽ không được hưởng lãi.

3. Nộp đơn đăng ký tham gia đấu giá

Nhà đầu tư điền đầy đủ thông tin vào Đơn đăng ký tham gia mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp và nộp bản chính tại địa điểm làm thủ tục đăng ký kèm theo xuất trình các giấy tờ sau:

a) Đối với nhà đầu tư là cá nhân trong nước

- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu. Trường hợp nhận ủy quyền, phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc theo mẫu tại Mẫu số 03 kèm theo Quy chế này và xuất trình chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người được ủy quyền;

- Giấy nộp tiền hoặc giấy chuyển tiền đặt cọc.

b) Đối với nhà đầu tư là tổ chức trong nước

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác tương đương;

- Giấy ủy quyền cho người đại diện thay mặt tổ chức thực hiện thủ tục theo mẫu tại Mẫu số 03 kèm theo Quy chế này (trường hợp người làm thủ tục là người đại diện theo pháp luật của tổ chức), kèm theo xuất trình chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người làm thủ tục;

- Giấy nộp tiền hoặc giấy chuyển tiền đặt cọc.

c) Đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài:

Ngoài các quy định như đối với cá nhân và tổ chức trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài phải xuất trình:

- Giấy xác nhận mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối;

- Giấy chứng nhận mã số giao dịch chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp (bản sao có xác nhận của Ngân hàng lưu ký hoặc Công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản lưu ký).

4. Thời gian, địa điểm làm thủ tục đăng ký và đặt cọc

a) Thời gian làm thủ tục đăng ký và đặt cọc: Từ... giờ... phút ngày... tháng.... năm.... đến.... giờ... phút ngày... tháng.... năm.... (tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đấu giá);

b) Địa điểm làm thủ tục đăng ký, đặt cọc: Tổ chức bán đấu giá hoặc Đại lý đấu giá (đối với trường hợp Tổ chức bán đấu giá lựa chọn Đại lý đấu giá) (nội dung bao gồm tên, địa chỉ, số tài khoản nhận tiền đặt cọc);

c) Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký, nhà đầu tư được cấp Phiếu tham dự đấu giá theo mẫu tại Mẫu số 02 kèm theo Quy chế này.

5. Nhà đầu tư chỉ được sửa đổi hoặc hủy đăng ký tham gia đấu giá trong thời hạn làm thủ tục đăng ký nêu trên. Trường hợp hủy đăng ký tham gia đấu giá, nhà đầu tư phải làm đơn đề nghị hủy đăng ký tham gia đấu giá gửi Tổ chức bán đấu giá nơi nhà đầu tư đăng ký mua theo mẫu tại Mẫu số 04 kèm theo Quy chế này.

Điều 11. Lập và nộp Phiếu tham dự đấu giá

1. Nhà đầu tư điền khối lượng, mức giá đấu và ký Phiếu tham dự đấu giá theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này. Phiếu tham dự đấu giá hợp lệ là:

a) Phiếu do Tổ chức bán đấu giá hoặc Đại lý đấu giá (đối với trường hợp Tổ chức bán đấu giá lựa chọn Đại lý đấu giá) cấp, có đóng dấu treo của nơi cấp phiếu và đảm bảo: điền đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo quy định; phiếu không được tẩy, xóa hoặc rách nát; giá đặt mua là giá trên 01 cổ phần (đối với đấu giá thông thường) hoặc trên toàn bộ lô cổ phần/phần vốn góp (đối với đấu giá lô cổ phần/ phần vốn góp), không thấp hơn giá khởi điểm và ghi đúng bước giá quy định, nếu có sự khác nhau giữa số tiền đặt mua bằng số và số tiền đặt mua bằng chữ thì số tiền đặt mua bằng chữ sẽ được coi là có giá trị; tổng số cổ phần đặt mua không được vượt quá số lượng cổ phần đã đăng ký. Phiếu tham dự đấu giá phải được bỏ trong phong bì dán kín có chữ ký của nhà đầu tư trên mép dán phong bì theo quy định.

b) Bỏ phiếu kín theo thời hạn quy định như sau:

- Bỏ trực tiếp vào hòm phiếu tại Tổ chức bán đấu giá hoặc Đại lý đấu giá (đối với trường hợp Tổ chức bán đấu giá lựa chọn Đại lý đấu giá): Chậm nhất.... giờ... phút ngày... tháng.... năm...;

- Gửi bằng phương thức bảo đảm (chỉ áp dụng đối với trường hợp đấu giá cổ phần thông thường) đến Tổ chức bán đấu giá hoặc Đại lý đấu giá trong trường hợp Tổ chức bán đấu giá lựa chọn Đại lý đấu giá: Chậm nhất.... giờ... phút ngày... tháng.... năm....;

- Thời điểm nhận phiếu được tính là thời điểm Tổ chức bán đấu giá hoặc Đại lý đấu giá ký nhận với nhà đầu tư hoặc bưu điện.

2. Trường hợp Phiếu tham dự đấu giá bị rách nát, tẩy xóa, nhà đầu tư phải yêu cầu Tổ chức bán đấu giá hoặc Đại lý đấu giá (đối với trường hợp Tổ chức bán đấu giá lựa chọn Đại lý đấu giá) nơi nhà đầu tư đăng ký mua đổi phiếu mới sau khi đã nộp phiếu cũ.

3. Trường hợp mất Phiếu tham dự đấu giá, nhà đầu tư phải làm đơn theo mẫu tại Mẫu số 05 kèm theo Quy chế này đề nghị Tổ chức bán đấu giá hoặc Đại lý đấu giá (đối với trường hợp Tổ chức bán đấu giá lựa chọn Đại lý đấu giá) nơi nhà đầu tư đăng ký mua phần vốn chuyển nhượng cấp lại Phiếu tham dự đấu giá mới. Phiếu tham dự đấu giá cũ coi như không còn giá trị.

Điều 12. Địa điểm và thời gian tổ chức đấu giá

1. Địa điểm tổ chức đấu giá:..... (địa chỉ);

2. Thời gian tổ chức đấu giá:.... giờ... phút ngày... tháng.... năm.....;

3. Tổ chức bán đấu giá hoặc Đại lý đấu giá (đối với trường hợp Tổ chức bán đấu giá lựa chọn Đại lý đấu giá) có trách nhiệm kết thúc nhận Phiếu tham dự đấu giá của nhà đầu tư trước... giờ... phút ngày... tháng... năm...

Điều 13. Xem xét điều kiện tổ chức đấu giá

1. Trước thời điểm tổ chức đấu giá, Tổ chức bán đấu giá sẽ kiểm tra và xác định rõ:

a) Danh sách các nhà đầu tư đủ điều kiện tham dự đấu giá;

b) Số lượng phiếu tham dự đấu giá;

2. Cuộc đấu giá được tiến hành khi có ít nhất 02 nhà đầu tư là đối tượng tham gia đã nộp hồ sơ hợp lệ và thực hiện đầy đủ các thủ tục tham dự cuộc đấu giá. Nếu không đủ điều kiện này thì không tổ chức đấu giá.

Điều 14. Thực hiện bán đấu giá

1. Tại thời điểm bắt đầu mở hòm phiếu tham dự đấu giá, đại diện Hội đồng bán đấu giá hoặc người được ủy quyền công bố những thông tin chủ yếu như:

a) Tên chủ sở hữu vốn chuyển nhượng, tên doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng, vốn điều lệ, số lượng cổ phần chào bán (đối với chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần) hoặc tỷ lệ trên vốn điều lệ của phần vốn góp chào bán (đối với chuyển nhượng vốn tại công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên), số lượng nhà đầu tư và số lượng cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp đăng ký mua;

b) Số phiếu tham dự đấu giá nhận được;

c) Trình tự, thủ tục đấu giá và nguyên tắc xác định kết quả đấu giá;

d) Giải thích về những vấn đề mà người đầu tư hoặc các bên liên quan còn thắc mắc.

2. Nhập phiếu tham dự đấu giá

Đến thời điểm đấu giá, Tổ chức bán đấu giá nhập thông tin trên phiếu tham dự đấu giá của nhà đầu tư vào hệ thống đấu giá;

3. Xác định kết quả chào bán

a) Trường hợp đấu giá cổ phần thông thường

Kết quả đấu giá được xác định theo quy định tại tiết c điểm 3 khoản 13 và tiết c điểm 3 khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau:

- Kết quả trúng đấu giá được xác định theo nguyên tắc lựa chọn giá đặt mua hợp lệ từ cao xuống thấp cho đến hết số lượng cổ phần chào bán nhưng không thấp hơn giá khởi điểm.

- Trường hợp tại mức giá trúng đấu giá thấp nhất, có nhiều nhà đầu tư (kể cả nhà đầu tư nước ngoài) cùng đặt mức giá bằng nhau, nhưng số cổ phần còn lại ít hơn tổng số cổ phần các nhà đầu tư này đăng ký mua tại mức giá trúng đấu giá thấp nhất thì số cổ phần của từng nhà đầu tư được mua xác định theo công thức sau:

Số cổ phần nhà đầu tư được mua

=

Số cổ phần còn lại chào bán

x

Số cổ phần từng nhà đầu tư đăng ký mua giá bằng nhau

Tổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua giá bằng nhau

- Trường hợp phát sinh cổ phần lẻ, số cổ phần lẻ này được phân bổ cho nhà đầu tư có khối lượng đăng ký mua lớn nhất tại mức giá đó.

- Trường hợp có quy định tỷ lệ tối đa số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được mua thì việc xác định kết quả đấu giá thực hiện theo nguyên tắc trên nhưng số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được mua không vượt quá tỷ lệ tối đa theo quy định của pháp luật hiện hành, số cổ phần vượt quá tỷ lệ quy định (nếu có) được phân phối cho nhà đầu tư còn lại theo công thức trên.

b) Trường hợp đấu giá lô cổ phần/phần vốn góp.

Kết quả đấu giá được xác định theo quy định tại tiết d điểm 3 khoản 13; tiết d điểm 3 khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ; gạch đầu dòng thứ 3 điểm d khoản 16 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP như sau:

- Giá đấu hợp lệ là mức giá không thấp hơn giá khởi điểm đã công bố và đảm bảo theo quy định tại Điều 9 và Điều 11 Quy chế này. Giá trúng đấu giá được xác định là mức giá hợp lệ nhà đầu tư đặt mua cao nhất.

- Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đặt mức giá hợp lệ cao nhất bằng nhau thì ngay trong ngày tổ chức đấu giá, chủ sở hữu phần vốn chuyển nhượng phối hợp với Tổ chức bán đấu giá thông báo thời gian, địa điểm cụ thể tổ chức bỏ phiếu kín giữa các nhà đầu tư này. Nhà đầu tư có trách nhiệm đến nhận Phiếu đặt mua lô cổ phần/phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Quy chế này. Phiếu đặt mua lô cổ phần/phần vốn góp (theo Mẫu số 6 Quy chế này) do Tổ chức bán đấu giá cấp, có đóng dấu treo nơi cấp phiếu và nhà đầu tư có trách nhiệm điền đầy đủ, rõ ràng các thông tin và nộp phiếu kín theo quy định dưới sự giám sát của Hội đồng bán đấu giá.

Trong vòng tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức phiên đấu giá theo lô, Tổ chức bán đấu giá phối hợp với chủ sở hữu vốn chuyển nhượng triển khai việc thực hiện bỏ phiếu kín giữa các nhà đầu tư để xác định nhà đầu tư có mức giá đặt mua cao nhất và duy nhất. Mức giá bỏ phiếu kín là mức giá không thấp hơn mức giá mà các nhà đầu tư đã đặt mua cao nhất bằng nhau và tuân theo bước giá quy định tại quy chế đấu giá. Ngay sau khi các nhà đầu tư bỏ phiếu kín, Hội đồng bán đấu giá xác định nhà đầu tư có mức giá đặt mua hợp lệ cao nhất khi bỏ phiếu kín là nhà đầu tư trúng đấu giá và sẽ được mua toàn bộ lô cổ phần/phần vốn góp.

- Trường hợp khi tổ chức bỏ phiếu kín, có từ hai nhà đầu tư trở lên tiếp tục trả giá hợp lệ cao nhất bằng nhau, Hội đồng bán đấu giá tổ chức cho các nhà đầu tư này bốc thăm ngay để xác định nhà đầu tư trúng đấu giá. Các phiếu bốc thăm được đặt trong một thùng phiếu trong suốt và phải được các nhà đầu tư kiểm tra số lượng và nội dung phiếu trước khi gập lại và bỏ vào thùng phiếu.

- Trường hợp các nhà đầu tư trả giá cao nhất bằng nhau đều từ chối bỏ phiếu kín hoặc nhà đầu tư đã xác định trúng giá nhưng từ chối mua thì xác định cuộc đấu giá không thành công để thực hiện chuyển sang phương thức chuyển nhượng khác theo quy định.

c)[14] Trường hợp chào bán cạnh tranh

- Đối với trường hợp chào bán cạnh tranh thông thường, kết quả chào bán cạnh tranh được xác định tương tự như xác định kết quả đấu giá thông thường quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

- Đối với trường hợp chào bán cạnh tranh theo lô cổ phần/phần vốn góp, kết quả chào bán cạnh tranh được xác định tương tự như xác định kết quả đấu giá lô cổ phần/phần vốn góp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

- Trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công, tổ chức bán đấu giá có văn bản thông báo cho chủ sở hữu phần vốn chuyển nhượng kết quả cuộc chào bán cạnh tranh để thực hiện chuyển sang phương thức chuyển nhượng khác theo quy định.

4. Biên bản xác định kết quả bán đấu giá

Ngay sau khi kết thúc cuộc bán đấu giá, căn cứ kết quả bán đấu giá, Tổ chức bán đấu giá có trách nhiệm lập Biên bản xác định kết quả đấu giá; các thành viên trong Hội đồng bán đấu giá đồng ký Biên bản xác định kết quả đấu giá theo Phụ lục số III ban hành kèm theo Nghị định số 140/2020/NĐ-CP.

Điều 15. Xác định giá thanh toán cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp

1. Giá thanh toán là giá trúng đấu giá của từng nhà đầu tư được xác định tại khoản 3 Điều 14 Quy chế này.

2. Chủ sở hữu vốn chuyển nhượng phải công khai thông tin về giá thanh toán cho các nhà đầu tư biết và thực hiện.

Điều 16. Thông báo kết quả đấu giá cho nhà đầu tư

1. Trong thời gian tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản xác định kết quả đấu giá, Tổ chức bán đấu giá phối hợp chủ sở hữu vốn chuyển nhượng công bố kết quả đấu giá cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp tại địa điểm đấu giá, trên trang thông tin điện tử của Tổ chức bán đấu giá, chủ sở hữu vốn chuyển nhượng.

2. Tổ chức bán đấu giá có trách nhiệm thông báo kết quả đấu giá đến từng nhà đầu tư.

Đối với trường hợp đấu giá cổ phần thông thường: Nhà đầu tư nhận kết quả trực tiếp tại địa điểm Tổ chức bán đấu giá hoặc Đại lý đấu giá (đối với trường hợp Tổ chức bán đấu giá lựa chọn Đại lý đấu giá) trong vòng hai (02) ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả đấu giá. Trường hợp nhà đầu tư đăng ký nhận kết quả qua đường bưu điện, Tổ chức bán đấu giá/Đại lý đấu giá có trách nhiệm gửi kết quả đấu giá cho nhà đầu tư theo phương thức đảm bảo chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo ngày công bố kết quả đấu giá.

Đối với trường hợp đấu giá lô cổ phần/phần vốn góp: Các nhà đầu tư có trách nhiệm nhận thông báo kết quả hoặc Phiếu đặt mua lô cổ phần/phần vốn góp (trong trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên trả giá cao nhất bằng nhau) tại Tổ chức bán đấu giá trong vòng hai (02) ngày làm việc kể từ ngày tổ chức đấu giá.

Điều 17. Phương thức và địa điểm thanh toán tiền mua cổ phần/phần vốn góp

1. Căn cứ vào thông báo kết quả đấu giá do Tổ chức bán đấu giá công bố, nhà đầu tư trúng giá có trách nhiệm thanh toán tiền mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp trong thời hạn không quá bảy (07) ngày kể từ ngày công bố kết quả bán đấu giá cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp. Nhà đầu tư trúng đấu giá được trừ số tiền đã đặt cọc để xác định số tiền còn phải thanh toán.

2. Hình thức thanh toán tiền mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp

a) Thanh toán bằng đồng Việt Nam theo hình thức nộp vào tài khoản của Tổ chức bán đấu giá hoặc Đại lý đấu giá (đối với trường hợp Tổ chức bán đấu giá lựa chọn Đại lý đấu giá);

b) Tổ chức bán đấu giá có trách nhiệm tổng hợp và chuyển toàn bộ tiền mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp về tài khoản nhận tiền thu từ chuyển nhượng vốn trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp;

c) Trường hợp Tổ chức bán đấu giá chậm chuyển tiền thu được từ bán đấu giá theo quy định thì phải trả lãi theo quy định.

Điều 18. Xử lý các trường hợp vi phạm

1. Những trường hợp sau đây bị coi là vi phạm Quy chế bán đấu giá và nhà đầu tư không được nhận lại tiền đặt cọc:

a) Không nộp phiếu tham dự đấu giá; từ chối hoặc không tham gia bỏ phiếu kín;

b) Phiếu tham dự đấu giá không đúng quy định tại Điều 9khoản 1 Điều 11 của Quy chế này;

c) Không ghi giá và khối lượng trên Phiếu tham dự đấu giá;

d) Đối với đấu giá thông thường: Đăng ký nhưng không đặt mua (toàn bộ hoặc một phần số cổ phần), nhà đầu tư không được nhận lại tiền đặt cọc tương ứng với số cổ phần không đặt mua.

Đối với đấu giá lô cổ phần/phần vốn góp: Nhà đầu tư đăng ký nhưng không đặt mua toàn bộ lô cổ phần/phần vốn góp thì không được nhận lại toàn bộ tiền đặt cọc.

đ) Đối với đấu giá thông thường: Không thanh toán tiền mua cho toàn bộ cổ phần được quyền mua theo kết quả đấu giá trong đúng thời gian quy định tại Quy chế này, nhà đầu tư sẽ không được nhận lại số tiền đặt cọc tương ứng với số cổ phần từ chối mua. Trường hợp nhà đầu tư chỉ thanh toán một phần trong số cổ phần đã trúng đấu giá thì số cổ phần thanh toán của nhà đầu tư sẽ được Hội đồng bán đấu giá xét theo thứ tự mức giá đặt mua từ cao xuống thấp trong các mức giá đặt mua của nhà đầu tư đó.

Đối với đấu giá lô cổ phần/phần vốn góp: Nhà đầu tư không thanh toán toàn bộ lô cổ phần/phần vốn góp được quyền mua theo kết quả đấu giá trong đúng thời gian quy định tại Quy chế này thì sẽ mất toàn bộ tiền đặt cọc tương ứng với cả lô cổ phần/phần vốn góp.

2. Hội đồng bán đấu giá có trách nhiệm xem xét xử lý các trường hợp vi phạm tại khoản 1 Điều này và các trường hợp vi phạm khác tùy theo mức độ vi phạm.

Điều 19. Xử lý số cổ phần (phần vốn góp) không bán hết hoặc bán đấu giá không thành công

Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xác định cuộc bán đấu giá không thành công hoặc số lượng cổ phần không bán hết, Tổ chức bán đấu giá thông báo kết quả cho chủ sở hữu vốn chuyển nhượng để xử lý theo quy định.

Điều 20. Xử lý tiền đặt cọc

1. Tổ chức bán đấu giá có trách nhiệm hoàn trả tiền đặt cọc của nhà đầu tư tham dự đấu giá hợp lệ nhưng không được mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả đấu giá.

2. Đối với các nhà đầu tư trúng đấu giá, khoản tiền đặt cọc được bù trừ vào tổng số tiền thanh toán mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp. Trường hợp tiền đặt cọc tham dự đấu giá của nhà đầu tư lớn hơn tiền thanh toán mua cổ phần trúng đấu giá, nhà đầu tư phải có văn bản gửi Tổ chức bán đấu giá trước thời hạn hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần trong trường hợp muốn từ chối mua cổ phần.

3. Đối với khoản tiền đặt cọc không phải hoàn lại do nhà đầu tư vi phạm quy định tại Điều 18 Quy chế này, Tổ chức bán đấu giá có trách nhiệm chuyển về tài khoản nhận tiền thu từ chuyển nhượng vốn của chủ sở hữu vốn chuyển nhượng để xử lý theo quy định.

Điều 21. Các quy định khác

1. Mọi thắc mắc của nhà đầu tư (nếu có) về trình tự, thủ tục đấu giá phải được nêu lên và giải quyết trong cuộc đấu giá. Hội đồng bán đấu giá không chịu trách nhiệm đối với các thắc mắc của nhà đầu tư sau khi cuộc đấu giá kết thúc.

2. Tổ chức bán đấu giá không chịu trách nhiệm về giá trị của cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp bán đấu giá, trừ trường hợp không thông báo đầy đủ, chính xác những thông tin do chủ sở hữu vốn chuyển nhượng đã cung cấp./.

Mẫu số 01 - Đơn đăng ký tham gia mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

.................., ngày...... tháng...... năm 20...

ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA MUA CỔ PHẦN/LÔ CỔ PHẦN/PHẦN VỐN GÓP

Kính gửi:...... (Tên Tổ chức bán đấu giá)

Tên tổ chức, cá nhân tham gia: Quốc tịch:

Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu

SĐKDN (đối với tổ chức): Cấp ngày: Cấp tại:

Tên người được ủy quyền hoặc đại diện (nếu có): SCMND/CCCD/Hchiếu

Số tài khoản ngân hàng: Chủ tài khoản: Mở tại:

Số tài khoản này sẽ được dùng để chuyển trả tiền đặt cọc cho NĐT trong trường hợp không trúng giá)

Số cổ phần đăng ký mua: Bằng chữ:

(Đối với trường hợp đấu giá cổ phần)

Tổng số tiền đã đặt cọc: Bằng chữ:

Sau khi nghiên cứu hồ sơ bán đấu giá cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp của

Tôi/chúng tôi tự nguyện tham dự cuộc đấu giá do... (tên Tổ chức bán đấu giá) tổ chức và cam kết thực hiện nghiêm túc quy định về đấu giá.

Nếu vi phạm, tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Cách thức nhận thông báo kết quả đấu giá:

□ Nhận trực tiếp tại Tổ chức bán đấu giá/Đại lý đấu giá.

□ Nhận qua đường bưu điện tại địa chỉ liên hệ nêu ở trên (chỉ áp dụng đối với trường hợp bán đấu giá thông thường).

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
(đối với nhà đầu tư nước ngoài)

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIẾT ĐƠN
Chữ ký, họ tên, đóng dấu (đối với tổ chức)

Mẫu số 02 - Phiếu tham dự đấu giá

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

......, ngày..... tháng.... năm 20....

Mã số:............. (Do Hội đồng bán đấu giá cấp)

PHIẾU THAM DỰ ĐẤU GIÁ

Kính gửi:... (Tên Tổ chức bán đấu giá)

Tên tổ chức hoặc cá nhân:...........................................................................................

Số ĐKDN/CMND/CCCD/Hộ chiếu.......... Ngày cấp............... Nơi cấp.....................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:............................................................... Fax:............................................

Số tài khoản ngân hàng:.......................................... Mở tại.........................................

Số cổ phần đăng ký mua (dành cho đấu giá cổ phần):..............................................

Giá khởi điểm:.............................................................................................................

Ngày tổ chức đấu giá:..................................................................................................

Số tiền đặt cọc đã nộp:......................... (Bằng chữ:..................................................).

Ngày thanh toán:.........................................................................................................

Ngày hoàn trả tiền đặt cọc:..........................................................................................

Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ và Quy chế bán đấu giá cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp của..., tôi/chúng tôi đồng ý đấu giá mua cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp đã đăng ký với mức giá như sau:

1. Mẫu này áp dụng cho hình thức đấu giá thông thường

STT lệnh

Mức giá đặt mua (đồng/cổ phần)

Khối lượng cổ phần đặt mua

Bằng số

Bằng chữ

1

2...

Tổng số:

2. Mẫu này áp dụng cho hình thức đấu giá lô cổ phần/phần vốn góp

Mức giá đặt mua

(Đồng/lô cổ phần/phần vốn góp)

Bằng số

Bằng chữ

TÊN CÁ NHÂN, TÊN TỔ CHỨC
THAM GIA ĐẤU GIÁ
Ký, họ và tên, đóng dấu (đối với tổ chức)

Mẫu số 03 - Giấy ủy quyền

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

......, ngày..... tháng.... năm 20....

GIẤY ỦY QUYỀN

Kính gửi: Hội đồng bán đấu giá cổ phần/phần vốn góp

Tên tổ chức hoặc cá nhân:....................................................................................................................

Số ĐKDN/CMND/CCCD/Hộ chiếu........... Ngày cấp................ Nơi cấp...........................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:............................................ Fax:................................................................

Tên người đại diện theo pháp luật (đối với nhà đầu tư tổ chức):.....................................

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:................ Ngày cấp................ Nơi cấp...............................

Do không có điều kiện tham dự trực tiếp đấu giá cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp của (tên Công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên) tại................ (tên Tổ chức bán đấu giá) được tổ chức vào ngày...., nay tôi/chúng tôi:

ỦY QUYỀN CHO:

Ông (Bà):.....................................................................................................................

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu...................... Ngày cấp................ Nơi cấp..........................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:................................................ Fax:............................................................

Thay mặt tôi tham dự đấu giá cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp của... (tên Công ty cổ phần/Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên), bao gồm các công việc sau:

1. Làm thủ tục đăng ký tham gia đấu giá (điền thông tin và ký nhận vào Đơn đăng ký tham gia đấu giá, nộp tiền đặt cọc và nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá).

2. Ghi giá, khối lượng đặt mua, ký nhận vào Phiếu tham dự đấu giá, nộp phiếu và trực tiếp tham gia phiên đấu giá.

Ông (Bà)................................ có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định về đấu giá của......... (tên Công ty cổ phần/tên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), không được ủy quyền cho người khác và có trách nhiệm thông báo lại kết quả đấu giá cho người ủy quyền.

NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)

NGƯỜI ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên và đóng dấu (đối với tổ chức)

XÁC NHẬN CỦA UBND PHƯỜNG, XÃ
HOẶC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
(trường hợp người ủy quyền là cá nhân)

Mẫu số 04 - Đơn đề nghị hủy đăng ký tham gia đấu giá

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

......, ngày..... tháng.... năm 20....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỦY ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐẤU GIÁ

Kính gửi................... (tên Tổ chức bán đấu giá)

Tên tổ chức hoặc cá nhân:...................................................................................................

Số ĐKDN/CMND/CCCD/Hộ chiếu:.......... Ngày cấp................ Nơi cấp..................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:.................................... Fax:.......................................................................

Tôi/chúng tôi đã thực hiện đăng ký tham gia đấu giá cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp của Công ty........ tại..........

Nay tôi/chúng tôi đề nghị hủy đăng ký tham gia đấu giá cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp của Công ty......... với lý do:......

Tôi/chúng tôi xin chân thành cảm ơn./.

TÊN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THAM GIA ĐẤU GIÁ
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu (đối với tổ chức))

Mẫu số 05 - Đơn đề nghị cấp lại phiếu tham dự đấu giá

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

......, ngày..... tháng.... năm 20....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI PHIẾU THAM DỰ ĐẤU GIÁ

Kính gửi:................... (tên Tổ chức bán đấu giá)

Tên tổ chức/cá nhân:....................................................................................................

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số ĐKDN:....... Ngày cấp................ Nơi cấp........................

Mã số nhà đầu tư.........................................................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:..................................................... Fax:.......................................................

Số tài khoản ngân hàng:................................ Mở tại....................................................

Ngày..................., tôi/chúng tôi đã nộp Đơn đăng ký tham gia đấu giá cổ phần/lô cổ phần/phần vốn góp.......... (tên Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên) tại.... (Tên Tổ chức bán đấu giá);

Và đã đặt cọc số tiền:................................... (Viết bằng chữ....................................);

tương đương 10% giá trị đăng ký mua tính theo giá khởi điểm.

Nay tôi/chúng tôi đề nghị được cấp lại Phiếu tham dự đấu giá, lý do:

□ Phiếu tham dự đấu giá bị rách nát, tẩy xóa,... (đính kèm theo đơn này)

□ Mất Phiếu tham dự đã cấp

Nếu có tranh chấp xảy ra liên quan đến Phiếu tham dự đấu giá của tôi/chúng tôi thì tôi/chúng tôi sẽ có trách nhiệm chứng minh và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Tôi/chúng tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật.

CÁ NHÂN/TỔ CHỨC THAM GIA ĐẤU GIÁ
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu (đối với tổ chức)

__________________________

Phần dành cho Tổ chức bán đấu giá:

Xác nhận đã nhận Đơn đề nghị của nhà đầu tư:...................

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/ĐKDN........ vào lúc........... giờ..... ngày........

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 06 - Phiếu đặt mua lô cổ phần/phần vốn góp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

......, ngày..... tháng.... năm 20....

PHIẾU ĐẶT MUA LÔ CỔ PHẦN/PHẦN VỐN GÓP

(Xác định nhà đầu tư đặt giá mua cao nhất duy nhất trong trường hợp cuộc đấu giá có từ hai nhà đầu tư trở lên trả giá cao nhất bằng nhau)

Kính gửi:... (Tên Tổ chức bán đấu giá)

Tên tổ chức hoặc cá nhân:...........................................................................................

Số ĐKDN/CMND/CCCD/Hộ chiếu............ Ngày cấp............ Nơi cấp......................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:.................................................... Fax:.......................................................

Số tài khoản ngân hàng:.............................................. Mở tại.....................................

Ngày tổ chức bỏ phiếu kín...........................................................................................

Giá khởi điểm:.....................

Số tiền đặt cọc đã nộp:............... (Bằng chữ:.....................................................).

Sau khi nghiên cứu Quy chế bán đấu giá lô cổ phần/phần vốn góp của..., tôi/chúng tôi đồng ý đặt mua lô cổ phần/phần vốn góp đã đăng ký với mức giá như sau:

Mức giá đặt mua (đồng/lô cổ phần/phần vốn góp)

Bằng số

Bằng chữ

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐẶT MUA
(Chữ ký, họ tên, đóng dấu (đối với tổ chức))

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP

Phụ lục số 02

Mẫu số 01

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC

(Công ty độc lập hoặc Công ty mẹ - Tập đoàn, Tổng công ty)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

(Lập và gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính và Bộ Tài chính trước ngày 31/7 hàng năm)

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm liền trước năm báo cáo
(số thực hiện)

Năm báo cáo (năm hiện tại)

Kế hoạch

So sánh TH/ KH (%)

So sánh năm KH/ năm BC (%)

Kế hoạch Năm

Ước thực hiện đến 30/6

Ước thực hiện năm

A. CÁC CHỈ TIÊU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH

I. Sản lượng

1. Sản lượng sản xuất chủ yếu

a) Sản phẩm tiêu thụ trong nước

- Sản phẩm A

- Sản phẩm B

.......

b) Sản phẩm xuất khẩu

- Sản phẩm C

- Sản phẩm D

.....

2. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ

a) Sản phẩm tiêu thụ trong nước

- Sản phẩm A

- Sản phẩm B

.......

b) Các sản phẩm xuất khẩu

- Sản phẩm C

- Sản phẩm D

.....

3. Giá thành đơn vị SP chủ yếu

a) Sản phẩm tiêu thụ trong nước

- Sản phẩm A

- Sản phẩm B

.......

b) Các sản phẩm xuất khẩu

- Sản phẩm C

- Sản phẩm D

.....

4. Giá bán các sản phẩm chủ yếu

a) Sản phẩm tiêu thụ trong nước

- Sản phẩm A

- Sản phẩm B

.......

b) Sản phẩm xuất khẩu

- Sản phẩm C

- Sản phẩm D

.....

B. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

I. Kết quả kinh doanh

1. Tổng doanh thu

triệu đồng

a. Doanh thu thuần

10-BCKQKD

triệu đồng

b. Doanh thu hoạt động tài chính

21-BCKQKD

triệu đồng

c. Doanh thu khác

31-BCKQKD

triệu đồng

2. Lãi phát sinh

a. Trước thuế TNDN

50-BCKQKD

triệu đồng

b. Sau thuế TNDN

60-BCKQKD

triệu đồng

3. Lỗ phát sinh

triệu đồng

4. Lỗ lũy kế

triệu đồng

II. Thuế và các khoản phát sinh phải nộp NSNN

1. Từ hoạt động KD nội địa

triệu đồng

a. Thuế GTGT

triệu đồng

b. Thuế tiêu thụ đặc biệt

triệu đồng

c. Thuế TNDN

triệu đồng

d. Các khoản thuế, phí phải nộp khác

triệu đồng

2. Từ hoạt động kinh doanh XNK

triệu đồng

a. Thuế XNK

triệu đồng

b. Thuế GTGT hàng nhập khẩu

triệu đồng

c. Thuế TTĐB hàng nhập khẩu

triệu đồng

d. Chênh lệch giá hàng nhập khẩu

triệu đồng

3. Thu từ lợi nhuận sau thuế

triệu đồng

III. Thuế và các khoản đã nộp NSNN

triệu đồng

1. Từ hoạt động KD nội địa

triệu đồng

a. Thuế GTGT

triệu đồng

b. Thuế tiêu thụ đặc biệt

triệu đồng

c. Thuế TNDN

triệu đồng

Trong đó: số nộp cho phát sinh năm trước

triệu đồng

d. Các khoản thuế, phí phải nộp khác

triệu đồng

2. Từ hoạt động kinh doanh XNK

triệu đồng

a. Thuế XNK

triệu đồng

b. Thuế GTGT hàng nhập khẩu

triệu đồng

c. Thuế TTĐB hàng nhập khẩu

triệu đồng

d. Chênh lệch giá hàng nhập khẩu

triệu đồng

3. Thu từ lợi nhuận sau thuế

triệu đồng

IV. Nợ thuế

triệu đồng

1. Nợ thuế từ hoạt động KD nội địa

triệu đồng

a. Thuế GTGT

triệu đồng

b. Thuế tiêu thụ đặc biệt

triệu đồng

c. Thuế TNDN

triệu đồng

d. Các khoản thuế, phí phải nộp khác

triệu đồng

2. Từ hoạt động kinh doanh XNK

triệu đồng

a. Thuế XNK

triệu đồng

b. Thuế GTGT hàng nhập khẩu

triệu đồng

c. Thuế TTĐB hàng nhập khẩu

triệu đồng

d. Chênh lệch giá hàng nhập khẩu

triệu đồng

3. Thu từ lợi nhuận sau thuế

triệu đồng

VI. Các khoản chi NSNN

1. Chi bổ sung vốn điều lệ

triệu đồng

2. Chi khác

triệu đồng

Ghi chú:

- Doanh nghiệp gửi biểu mẫu kèm theo công văn giải trình các căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính và nêu kiến nghị của doanh nghiệp;

- Các khoản thuế phát sinh, đã nộp, doanh nghiệp căn cứ pháp luật thuế hiện hành đối với từng loại thuế để xác định.

NGƯỜI LẬP BIỂU

...................., ngày....... tháng........ năm.......
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ BÁO CÁO
(Ký tên, đóng dấu)

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP

Phụ lục số 02

Mẫu số 02

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - BÁO CÁO HỢP NHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

(Lập và gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính và Bộ Tài chính trước ngày 31/7 hàng năm)

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm liền trước năm báo cáo
(số thực hiện)

Năm báo cáo (năm hiện tại)

Kế hoạch năm kế tiếp

So sánh TH/ KH (%)

So sánh năm KH/ năm BC (%)

Kế hoạch Năm

Ước thực hiện đến 30/6

Ước thực hiện năm

A. CÁC CHỈ TIÊU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH

I. Sản lượng

1. Sản lượng sản xuất chủ yếu

a) Sản phẩm tiêu thụ trong nước

- Sản phẩm A

- Sản phẩm B

.......

b) Sản phẩm xuất khẩu

- Sản phẩm C

- Sản phẩm D

.....

2. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ

a) Sản phẩm tiêu thụ trong nước

- Sản phẩm A

- Sản phẩm B

.......

b) Các sản phẩm xuất khẩu

- Sản phẩm C

- Sản phẩm D

.....

3. Giá thành đơn vị SP chủ yếu

a) Sản phẩm tiêu thụ trong nước

- Sản phẩm A

- Sản phẩm B

.......

b) Các sản phẩm xuất khẩu

- Sản phẩm C

- Sản phẩm D

.....

4. Giá bán các sản phẩm chủ yếu

a) Sản phẩm tiêu thụ trong nước

- Sản phẩm A

- Sản phẩm B

.......

b) Sản phẩm xuất khẩu

- Sản phẩm C

- Sản phẩm D

.....

B. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

I. Kết quả kinh doanh

1. Tổng doanh thu

triệu đồng

a. Doanh thu thuần

10-BCKQKD

triệu đồng

b. Doanh thu hoạt động tài chính

21-BCKQKD

triệu đồng

c. Doanh thu khác

31-BCKQKD

triệu đồng

2. Lãi phát sinh

a. Trước thuế TNDN

50-BCKQKD

triệu đồng

b. Sau thuế TNDN

60-BCKQKD

triệu đồng

3. Lỗ phát sinh

triệu đồng

4. Lỗ lũy kế

triệu đồng

II. Thuế và các khoản phát sinh phải nộp NSNN

1. Từ hoạt động KD nội địa

triệu đồng

a. Thuế GTGT

triệu đồng

b. Thuế tiêu thụ đặc biệt

triệu đồng

c. Thuế TNDN

triệu đồng

d. Các khoản thuế, phí phải nộp khác

triệu đồng

2. Từ hoạt động kinh doanh XNK

triệu đồng

a. Thuế XNK

triệu đồng

b. Thuế GTGT hàng nhập khẩu

triệu đồng

c. Thuế TTĐB hàng nhập khẩu

triệu đồng

d. Chênh lệch giá hàng nhập khẩu

triệu đồng

3. Thu từ lợi nhuận sau thuế

triệu đồng

III. Thuế và các khoản đã nộp NSNN

triệu đồng

1. Từ hoạt động KD nội địa

triệu đồng

a. Thuế GTGT

triệu đồng

b. Thuế tiêu thụ đặc biệt

triệu đồng

c. Thuế TNDN

triệu đồng

Trong đó: số nộp cho phát sinh năm trước

triệu đồng

d. Các khoản thuế, phí phải nộp khác

triệu đồng

2. Từ hoạt động kinh doanh XNK

triệu đồng

a. Thuế XNK

triệu đồng

b. Thuế GTGT hàng nhập khẩu

triệu đồng

c. Thuế TTĐB hàng nhập khẩu

triệu đồng

d. Chênh lệch giá hàng nhập khẩu

triệu đồng

3. Thu từ lợi nhuận sau thuế

triệu đồng

IV. Nợ thuế

triệu đồng

1. Nợ thuế từ hoạt động KD nội địa

triệu đồng

a. Thuế GTGT

triệu đồng

b. Thuế tiêu thụ đặc biệt

triệu đồng

c. Thuế TNDN

triệu đồng

d. Các khoản thuế, phí phải nộp khác

triệu đồng

2. Từ hoạt động kinh doanh XNK

triệu đồng

a. Thuế XNK

triệu đồng

b. Thuế GTGT hàng nhập khẩu

triệu đồng

c. Thuế TTĐB hàng nhập khẩu

triệu đồng

d. Chênh lệch giá hàng nhập khẩu

triệu đồng

3. Thu từ lợi nhuận sau thuế

triệu đồng

VI. Các khoản chi NSNN

1. Chi bổ sung vốn điều lệ

triệu đồng

2. Chi khác

triệu đồng

Ghi chú:

- Doanh nghiệp gửi biểu mẫu kèm theo công văn giải trình các căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính và nêu kiến nghị của doanh nghiệp;

- Các khoản thuế phát sinh, đã nộp, doanh nghiệp căn cứ pháp luật thuế hiện hành đối với từng loại thuế để xác định.


NGƯỜI LẬP BIỂU

...................., ngày....... tháng........ năm.......
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ BÁO CÁO
(Ký tên, đóng dấu)

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP

Phụ lục số 02

Mẫu số 03

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

(Lập và gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính và Bộ Tài chính trước ngày 31/7 hàng năm)

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm liền trước năm báo cáo
(số thực hiện)

Năm báo cáo (năm hiện tại)

Kế hoạch năm kế tiếp

So sánh TH/ KH (%)

So sánh năm KH/ năm BC (%)

Kế hoạch Năm

Ước thực hiện đến 30/6

Ước thực hiện năm

I. Kết quả kinh doanh

1. Tổng doanh thu

triệu đồng

2. Lãi phát sinh

a. Trước thuế TNDN

50-BCKQKD

triệu đồng

b. Sau thuế TNDN

60-BCKQKD

triệu đồng

3. Lỗ phát sinh

triệu đồng

4. Lỗ lũy kế

triệu đồng

II. Thuế và các khoản phát sinh phải nộp NSNN

III. Thuế và các khoản đã nộp NSNN

triệu đồng

IV. Nợ thuế

triệu đồng

V. Các khoản chi NSNN

triệu đồng

1. Chi bổ sung vốn điều lệ

triệu đồng

2. Chi khác

triệu đồng

VI. Các chỉ tiêu khác

1. Vốn điều lệ

triệu đồng

2. Tỷ lệ Nhà nước nắm giữ

%

3. Tỷ lệ chia cổ tức/lợi nhuận theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên

a. Theo %

%

b. Theo giá trị

triệu đồng

4. Cổ tức/Lợi nhuận dự kiến được chia cho cổ đông Nhà nước trong năm

triệu đồng

5. Số đã chia cổ tức/lợi nhuận cho cổ đông Nhà nước

triệu đồng

a. Chia từ lợi nhuận năm trước theo Nghị quyết ĐHĐCĐ/Hội đồng thành viên

triệu đồng

b. Chia từ lợi nhuận năm báo cáo

triệu đồng

6. Số cổ tức/lợi nhuận còn phải chia cho cổ đông Nhà nước

triệu đồng

a. Chia từ lợi nhuận năm trước theo Nghị quyết ĐHĐCĐ/Hội đồng thành viên

triệu đồng

b. Chia từ lợi nhuận năm báo cáo

triệu đồng

Ghi chú:

- Doanh nghiệp gửi biểu mẫu kèm theo công văn giải trình các căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính và nêu kiến nghị của doanh nghiệp;

- Các khoản thuế phát sinh, đã nộp, doanh nghiệp căn cứ pháp luật thuế hiện hành đối với từng loại thuế để xác định.

...................., ngày....... tháng........ năm.......
NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC I[15]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BTC ngày 17 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Mẫu số 01

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU NGOẠI BẢNG

(Mô hình Công ty độc lập, Công ty mẹ - Tập đoàn, Tổng công ty)

D: Số dư của khoản mục, P: Số phát sinh trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Thuyết minh

Năm nay/Số cuối kỳ

Năm trước/Số đầu kỳ

1. Nợ phải thu khó đòi

D (đồng)

a) Nợ phải thu khó đòi phát sinh trong năm

P (đồng)

b) Nợ phải thu khó đòi đã xử lý trong năm

P (đồng)

2. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn trong nước

D (đồng)

a) Vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng

D (đồng)

b) Dư nợ cuối kỳ các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

D (đồng)

3. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn nước ngoài

D (đồng)

a) Vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng

D (đồng)

b) Dư nợ cuối kỳ các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn khác

D (đồng)

4. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn trong nước

D (đồng)

a) Vay dài hạn các NHTM, TCTD

D (đồng)

b) Phát hành trái phiếu (không bao gồm trái phiếu chuyển đổi)

D (đồng)

c) Thuê tài chính dài hạn trong nước

D (đồng)

d) Các khoản vay dài hạn trong nước khác

D (đồng)

5. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn nước ngoài

D (đồng)

a) Vay lại vốn ODA của Chính phủ

D (đồng)

b) Vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh

D (đồng)

c) Vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả

D (đồng)

d) Phát hành trái phiếu (không bao gồm trái phiếu chuyển đổi)

D (đồng)

e) Các khoản vay nước ngoài còn lại

D (đồng)

6. Nợ phải trả quá hạn

D (đồng)

7. Thuế và các khoản phát sinh còn phải nộp NSNN năm trước chuyển sang

8. Vốn điều lệ

D (đồng)

9. Thuế và các khoản phát sinh phải nộp NSNN

P (đồng)

a) Nộp NSNN từ hoạt động kinh doanh nội địa

P (đồng)

b) Nộp NSNN từ hoạt động kinh doanh XNK

P (đồng)

c) Cổ tức, số lợi nhuận còn lại phát sinh phải nộp NSNN

P (đồng)

10. Thuế và các khoản phát sinh đã nộp NSNN

P (đồng)

- Lợi nhuận đã nộp NSNN

P (đồng)

11. Thuế và các khoản còn phải nộp NSNN chuyển năm sau

D (đồng)

12. Tổng quỹ lương

P (đồng)

13. Số lao động bình quân (người)

P (người)

14. Tiền lương bình quân người/năm

P (đồng)

Ghi chú:

Báo cáo này nằm ngoài báo cáo tài chính của đơn vị. Doanh nghiệp căn cứ vào số liệu theo dõi trên sổ sách kế toán để nhập số liệu vào mẫu biểu.

…….………, ngày …… tháng …. năm ….
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ BÁO CÁO (Ký tên, đóng dấu)
HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN/CÔNG TY TNHH 02TV TRỞ LÊN
(Ký tên)

Mẫu số 02

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU NGOẠI BẢNG HỢP NHẤT - MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON

D: Số dư của khoản mục; P: Số phát sinh trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Thuyết minh

Năm nay/Số cuối kỳ

Năm trước/Số đầu kỳ

1. Nợ phải thu khó đòi

D (đồng)

a) Nợ phải thu khó đòi phát sinh trong năm

P (đồng)

b) Nợ phải thu khó đòi đã xử lý trong năm

P (đồng)

2. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn trong nước

D (đồng)

a) Vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng

D (đồng)

b) Dư nợ cuối kỳ các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

D (đồng)

3. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn nước ngoài

D (đồng)

a) Vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng

D (đồng)

b) Dư nợ cuối kỳ các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn khác

D (đồng)

4. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn trong nước

D (đồng)

a) Vay dài hạn các NHTM, TCTD

D (đồng)

b) Phát hành trái phiếu (không bao gồm trái phiếu chuyển đổi)

D (đồng)

c) Thuê tài chính dài hạn trong nước

D (đồng)

d) Các khoản vay dài hạn trong nước khác

D (đồng)

5. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn nước ngoài

D (đồng)

a) Vay lại vốn ODA của Chính phủ

D (đồng)

b) Vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh

D (đồng)

c) Vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả

D (đồng)

d) Phát hành trái phiếu (không bao gồm trái phiếu chuyển đổi)

D (đồng)

e) Các khoản vay nước ngoài còn lại

D (đồng)

6. Nợ phải trả quá hạn

D (đồng)

7. Thuế và các khoản phát sinh còn phải nộp NSNN năm trước chuyển sang

8. Vốn điều lệ

D (đồng)

9. Thuế và các khoản phát sinh phải nộp NSNN

P (đồng)

a) Nộp NSNN từ hoạt động kinh doanh nội địa

P (đồng)

b) Nộp NSNN từ hoạt động kinh doanh XNK

P (đồng)

c) Cổ tức, số lợi nhuận còn lại phát sinh phải nộp NSNN

P (đồng)

10. Thuế và các khoản phát sinh đã nộp NSNN

P (đồng)

- Lợi nhuận đã nộp NSNN

P (đồng)

11. Thuế và các khoản còn phải nộp NSNN chuyển năm sau

D (đồng)

12. Tổng quỹ lương

P (đồng)

13. Số lao động bình quân (người)

P (người)

14. Tiền lương bình quân người/năm

P (đồng)

Ghi chú:

Báo cáo này nằm ngoài báo cáo tài chính của đơn vị. Doanh nghiệp căn cứ vào số liệu theo dõi trên sổ sách kế toán để nhập số liệu vào mẫu biểu.

………, ngày …… tháng …. năm ….
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)
HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN/CÔNG TY TNHH 02TV TRỞ LÊN
(Ký tên)



[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:

- Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 05 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2020 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ; có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 07 năm 2021;

- Thông tư số 16/2023/TT-BTC ngày 17 tháng 03 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 05 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2020 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ; có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023 (sau đây gọi là Thông tư số 16/2023/TT-BTC).

Văn bản này không thay thế 02 Thông tư trên.

[2] Thông tư số 16/2023/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2018; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2020 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2021/TT-BTC)”

[3] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT-BTC , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

[5] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT-BTC , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

[6] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

[7] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT-BTC , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

[8] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT-BTC , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

[9] Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BTC được thay thế bởi Phụ lục I kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BTC theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT-BTC , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

[10] Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BTC được thay thế bởi Phụ lục I kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BTC theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT-BTC , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

[11] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT-BTC , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

[12] Điều 2 Thông tư số 16/2023/TT-BTC , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023 quy định như sau:

“Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 5 năm 2023.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi./.”

[13] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT-BTC , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

[14] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT-BTC , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

[15] Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BTC thay thế cho Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BTC theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 16/2023/TT-BTC , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 05 năm 2023.

MINISTRY OF FINANCE OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 09/VBHN-BTC

Hanoi, June 06, 2023

 

CIRCULAR [1]

PROVIDING INSTRUCTIONS ABOUT INVESTMENT OF STATE CAPITAL IN ENTERPRISES, MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND ASSETS AT ENTERPRISES PRESCRIBED IN DECREE NO. 91/2015/ND-CP DATED OCTOBER 13, 2015; DECREE NO. 32/2018/ND-CP DATED MARCH 8, 2018; DECREE NO. 121/2020/ND-CP DATED OCTOBER 9, 2020; AND DECREE NO. 140/2020/ND-CP DATED NOVEMBER 30, 2020 OF THE GOVERNMENT

Circular No. 36/2021/TT-BTC dated May 26, 2021 of the Ministry of Finance, providing instructions about investment of state capital in enterprises, management and use of capital and assets at enterprises prescribed in the Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015; the Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018; the Decree No. 121/2020/ND-CP dated October 9, 2020; and the Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020 of the Government, which comes into force from July 10, 2021, is amended by:

Circular No. 16/2023/TT-BTC dated March 17, 2023 of the Minister of Finance on amendments to certain Articles of Circular No. 36/2021/TT-BTC dated May 26, 2021 of the Ministry of Finance, providing instructions about investment of state capital in enterprises, management and use of capital and assets at enterprises prescribed in the Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015; the Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018; the Decree No. 121/2020/ND-CP dated October 9, 2020; and the Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020 of the Government, which comes into force from May 08, 2023.

Pursuant to the Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business Activities of Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 on investment of state capital, management and use of capital and assets at enterprises;

Pursuant to the Government’s Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018 on amendments to several Articles of the Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 on investment of state capital in enterprises, management and use of state capital and assets at enterprises;

Pursuant to the Government’s Decree No. 121/2020/ND-CP dated October 9, 2020 on amendments and supplements to clause 2 of Article 12 in the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 on investment of state capital in enterprises, management and use of state capital and assets at enterprises that is amended or supplemented in clause 5 of Article 1 of the Government’s Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018 on amendments and supplements to several Articles of the Decree No. 91/2015/ND-CP;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government’s Decree No. No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Upon the request of the Director of the Corporate Finance Department,

The Minister of Finance herein promulgates the Circular to provide instructions about implementation of several regulations on investment of state capital in enterprises, management and use of state capital and assets at enterprises.[2]

Article 1. Regulated scope and entities

1. This Circular provides instructions about implementation of several regulations on investment of state capital and management, use of capital, assets at enterprises prescribed in the Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015; Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018; Decree No. 121/2020/ND-CP dated October 9, 2020 and Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020 of the Government.

2. This Circular shall apply to the entities specified in Article 2 of Decree No. 91/2015/ND-CP and clause 1 of Article 2 of Decree No. 140/2020/ND-CP.

Article 2. Adjustment in charter capital

1. Adjustment in charter capital at wholly state-owned enterprises.

a) For newly established enterprises, based on enterprise establishment projects decided by competent authorities and actual amounts of state capital allocation (for enterprises newly established by executing construction investment projects), state capital already issued according to the final settlement of completed works approved by competent authorities (for enterprises newly established by carrying out the process of handover of construction investment projects), an increase in the owner's investment capital shall be recorded in their accounting books. These enterprises shall register the amount of charter capital in the Certificates of Business Registration upon establishment which is equal to the actual state allocation and investment amount in accordance with the Law on Enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For any enterprise that neither requires any addition to its charter capital nor prepares a plan for determination of its charter capital and additional investments in its charter capital specified in clause 7 of Article 2 in the Decree No. 140/2020/ND-CP, its owner's representative agency shall be responsible for checking, deciding and directing it to make payment of the difference between equity and charter capital to the state budget on condition that such payment does not affect its solvency and debt repayment obligations.  Within 10 days from the day on which its owner’s representative agency issues a decision, it shall be responsible for remitting that difference between equity and charter capital into the state budget and, at the same time, accounting for reduction in corresponding components of its equity.

2. Adjustment of charter capital when adding state capital invested in joint-stock companies, multiple-member limited liability companies shall conform to the provisions of Clause 2, Article 12, Article 14 and Article 18 of Decree No. 91 /2015/ND-CP; Clause 5, Article 1 of Decree No. 32/2018/ND-CP; Article 1 of Decree No. 121/2020/ND-CP; Clause 9 and Clause 10, Article 2 of Decree No. 140/2020/ND-CP of the Government.

The owner's representative agency shall direct the agent to request a joint stock company or a multiple-member limited liability company to register additional capital in accordance with the Law on Enterprises and, at the same time, issue a written notice of total actual value of the state capital invested in (actually contributed to) the company and the number of shares held by state shareholders (for investment in joint stock companies) within 01 month after the company increases its charter capital to the owner's representative agency for monitoring and management purposes.

Article 3. Transfer of shares, right to buy shares, right to contribute investment capital of the State and enterprises of which 100% of charter capital is held by the State

1.[4] Rules and authority of making decisions on and method of transfer of state capital at joint stock companies or multiple-member limited liability companies shall be subject to Article 38 of the Decree No. 91/2015/ND-CP; clause 15 and 16 of Article 1 in the Decree No. 32/2018/ND-CP; clause 18 and 19 of Article 2, and clause 4 and 5 of Article 5 in the Decree No. 140/2020/ND-CP.

According to the aforesaid regulations; regulations laid down in the Standards of Business Valuation issued by the Ministry of Finance; regulations of laws on valuation and other relevant laws, the organization having competence in business valuation of an enterprise shall counsel a competent authority to consider setting the starting price applied to transfer of shares of that enterprise, including the (cultural and historical) value of its brand constituting its business value which is determined according to the legal business valuation methods.

When transferring shares to another organization or individual that is not a member of a multiple-member limited liability company (after the company’s members refuse to purchase or do not buy all of these shares), the owner's representative agency shall direct the agent of the state capital portion at the multiple-member limited liability company to comply with the regulatory provisions of Article 38 in the Decree No. 91/2015/ND-CP; clause 15 and clause 16 of Article 1 in the Decree No. 32/2018/ND-CP; clause 18 and clause 19 of Article 2, and clause 4 and 5 of Article 5 in the Decree No. 140/2020/ND-CP. The owner's representative agency shall decide to apply the capital transfer method in accordance with the Charter of the enterprise in order to ensure all shares to be transferred are divested and the maximum number of members stipulated in the Law on Enterprises does not exceed.

2.[5] Rules and authority of making a decision on and method of transfer of inter-corporate investment of the enterprise of which charter capital is wholly held by the State shall be subject to Article 29 in the Decree No. 91/2015/ND-CP; clause 12 and 13 of Article 1 in the Decree No. 32/2018/ND-CP; clause 15 and 16 of Article 2, and clause 2 and 3 of Article 5 in the Decree No. 140/2020/ND-CP.

According to the aforesaid regulations; regulations laid down in the Standards of Business Valuation issued by the Ministry of Finance; regulations of laws on valuation and other relevant laws, the organization having competence in business valuation of an enterprise shall counsel a competent authority to consider setting the starting price applied to transfer of shares of that enterprise, including the (cultural and historical) value of its brand constituting its business value which is determined according to the legal business valuation methods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The transfer of the right to buy shares, the right to contribute capital of the enterprise of which 100% of charter capital is held by the State /the right to buy shares, the right to contribute capital of the State to a joint-stock company or multiple-member limited liability company shall comply with the provisions of Clause 17, Article 1 of Decree No. 32/2018/ND-CP and Clause 20, Article 2 of Decree No. 140/2020/ND-CP.

4. If assets are transferred without expecting any recompense from the State of Vietnam according to commitments after the operating term stated in a joint venture contract expires, such transfer shall be subject to the provisions of the Law on Investment, the Law on Management and Use of Public Property and related instructional documents.

5.[6] The sample Regulations on transfer of capital of enterprises of which 100% of charter capital is held by the State, state capital invested in joint-stock companies or multiple-member limited liability companies shall be attached hereto (Appendix No. 01).  Based on the sample Regulations annexed hereto, the actual condition of each enterprise whose paid-in capital and shares need to be transferred, the auctioneer shall be responsible for issuing regulations on auctioning of shares/paid-in capital, related sample documents used for holding auctions after receipt of consent for transfer of portion of state capital from the owner's representative agency, or opinions from the enterprise whose charter capital is wholly held by the State on transfer of portion of its inter-corporate investment in another enterprise.

As regards the State Capital Investment Corporation, according to the sample Regulations laid down in this Circular and the mechanism for selling state capital specified in the Government’s Decree No. 140/2020/ND-CP and the Government's Decree on functions, tasks and operation mechanism of the State Capital Investment Corporation, its Members' Board shall be responsible for formulating and promulgating the sample Regulations on sale of its capital shares after receipt of the written consent from its owner’s representative agency.

6. If transfer of state capital or capital that enterprises of which 100% charter capital is held by the State invest in other enterprises is carried out according to the approved plans but information about such transfer have not yet been announced prior to November 30, 2020, review and adjustment should be made  according to the regulations given in the Decree No. 140/2020/ND-CP (including determining the starting price, approving the capital transfer plan) for further implementation purposes.

Article 4. Management of capital and assets at enterprises of which 100% of charter capital is held by the State

Management of capital and assets at enterprises of which 100% of charter capital is held by the State shall conform to the provisions of Section 1, Chapter III of Decree No.91/2015/ND-CP; Clause 6, Clause 7, Clause 8, Clause 9, Clause 10 of Article 1 of Decree No. 32/2018/ND-CP; Clause 11, Clause 12 and Clause 13 of Decree No. 140/2020/ND-CP and the following regulations:

1. Enterprises must develop and issue internal regulations for the management and use of their capital and assets that must clearly define cooperation of each department, clearly stipulate compensation responsibilities of each department and individual in cases where they cause loss or damage to an enterprise’s property and business.

2. The process of management, use and liquidation of assets of enterprises with specific assets, such as livestock, plants, equipment using radioactive sources, toxic substances and other specific property, shall not only conform to the regulations of the law on finance, but also ensure compliance with the provisions of relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) When setting up provisions for risks, including provision for devaluation of inventories, loss of investments, bad debts and warranty of products, goods, construction works, enterprises shall comply with regulations of the Circular No. 48/2019/TT-BTC dated August 8, 2019 of the Ministry of Finance and documents stating amendments, supplements and replacement (if any); Provisions of enterprises operating in specific fields and enterprises performing political and social tasks shall be subject to specialized laws or permitted by competent authorities.

b) The profit or loss of an enterprise as a basis for assessing the degree of capital conservation specified in Clause 3, Article 22 of Decree No. 91/2015/ND-CP is defined as the difference between total revenue (including net sales from sale of goods and provision of services; financial sales and other earnings) minus (-) total expenses (including costs of goods sold; financial expenses; selling expenses; general and administrative expenses of the enterprise; other expenses) incurred from production and business activities of the enterprise that are accounted for according to regulations. If the difference is positive, the enterprise makes profits. If the difference is negative, the enterprise suffers losses. If there is no difference, the enterprise does not generate any profit or loss.

4. Recognizing, assessing and accounting for exchange differences of enterprises shall be subject to regulations of the corporate accounting regime issued by the Ministry of Finance.  Enterprises shall not set aside foreign exchange gain made due to the re-evaluation of monetary items of foreign currency origin at the end of the period recorded in business results (if any) as rewarding and welfare funds and reward funds for business managers and controllers.

Article 5. Management of capital shares of enterprises of which 100% of charter capital is held by the State at joint stock companies and limited liability companies 

1. Management of capital of enterprises joint stock companies or limited liability companies shall conform to the provisions of Section 2, Chapter III and clause 5 of Article 42 of Decree No.91/2015/ND-CP; Clause 11, 12 and 13 of Article 1 of Decree No. 32/2018/ND-CP; Clause 22 of Article 2, Clause 2 and Clause 3 of Article 5 of Decree No. 140/2020/ND-CP.

If a subsidiary company is a single-member limited liability company of which 100% of the charter capital is held by the parent company, annually the parent company which is an enterprise of which 100% of charter capital is held by the State shall be responsible for approving the financial statement and deciding on the distribution and use of after-tax profits and collection of after-tax profits according to the financial regulations already applied to subsidiaries.  In case where the equity in a subsidiary is greater than the approved charter capital, the enterprise shall transfer the difference to the parent company and record it as sales from financial activities as prescribed in Clause 14 of Article 2 in the Decree No. 140/2020/ND-CP.

2. Enterprises shall direct the agents of the enterprise's capital share in enterprises making capital contribution of 50% or more to the charter capital (hereinafter referred to as tier-II enterprises) to manage the capital in accordance with the provisions of Clause 22, Article 2 of the Decree. No. 140/2020/ND-CP.  The transfer of capital of tier-II enterprises in other enterprises shall conform to the charter of the enterprise, laws on enterprises, laws on securities and other laws, ensuring conformance to the principles of market, publicity, transparency and return on investment at the highest rate.

Article 6. Inventorying assets and processing inventorying results at enterprises of which 100% of charter capital is held by the State

1. Enterprises must make an inventory of actual amounts of assets for quantifying short-term assets and long-term assets under the management and custody; the number of shares in their ownership; must reconcile liabilities and receivables in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) When executing decisions of competent authorities on split-up, split-off, merger, amalgamation, dissolution, bankruptcy or ownership conversion;

c) After the occurrence of natural disasters, hostility; or for other reasons leading to changes in their assets;

d) In other circumstances regulated by competent authorities.

2. Processing of inventorying results:

a) Processing inventorying results at the time of preparation of the annual financial statement:

- If there is a deficiency in assets concluded in the inventory results compared to those assets recorded in accounting books after reconciliation of data through fault of concerned teams or individuals, these teams or individuals at fault shall have to pay compensation.  Members’ Boards or Presidents (with respect to enterprises without Members' Boards), General Directors and Directors shall issue decisions on compensation amounts and bear responsibility for their own decisions.  Enterprises must record the value of the missing assets including compensation of these teams or individuals (if any), or the value of the assets that have gone missing due to other objective reasons, in the bookkeeping accounts or entries of operating expenses.

- In case where the number of assets concluded in the results of inventorying of assets is greater than those recorded in accounting books, enterprises must clearly identify the causes of excess of assets; record excess assets that do not need to be returned as other income; record assets that are excess without clear causes as other liabilities and payables; consult decisions to record the value of excess assets that are excess due to clearly identified causes and minutes on disposal thereof to record them appropriately.

b) The processing of inventorying results as prescribed at Points b, c and d, Clause 1 of this Article shall conform to the provisions of law in each specific case of inventorying.

c) Enterprises shall be responsible for promptly handling the loss of assets and debts. In case the loss of assets and debts are not treated, the Members' Board or the Company’s President (in the case of an enterprise without the Members’ Board), the General Director and the Director shall be responsible to the owner’s representative agency in the same manner as in the case of dishonest reporting on the financial situation of an enterprise and take responsibility before the law for any violations that may cause loss of business assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Profit distribution shall be subject to Article 31 of Decree No. 91/2015/ND-CP; Article 2 of Decree No. 32/2018/ND-CP; clause 4 of Article 4 of this Circular and the following regulations:

1. After using the enterprise’s profit determined according to the provisions of the law on accounting for compensating for the loss of the previous year according to the provisions of the law on corporate income tax, contribution to the science and technology development fund and payment of corporate income tax in accordance with laws, the remaining profit is distributed according to the provisions of Clauses 1, 2, 3, Article 31 of Decree No. 91/2015/ND-CP and Article 2 of Decree No. 32/2018 /ND-CP.

2. Bases for setting aside profit to contribute to the bonus and welfare fund and the reward fund for corporate managers and controllers shall be as follows:

a) Classifying businesses into A, B and C as a basis for setting aside profit as contributions to the fund shall be subject to Government’s regulations on supervision of investment of state capital in enterprises; financial supervision for assessment of business performance and public disclosure of financial information of enterprises of which 100% of charter capital is held by the state and state-invested enterprises and Circulars providing instructions about this activity of the Ministry of Finance.

b) Setting aside monthly base wages or salaries to contribute to these funds:

With respect to the bonus and welfare fund: The base payroll realized in the financial year of employees which has been approved and determined according to the provisions of Decree No. 51/2016/ND-CP dated June 13, 2016 of the Government on labor management, salaries and bonuses for employees working in single-member limited liability companies of which 100% of charter capital is held by the State and documents providing amendments, supplements or replacement documents (if any) divided (:) by 12 months. In case where an enterprise implements the salary and bonus mechanism according to the Government’s particular regulations, these particular regulations shall prevail.

With respect to the reward fund for business managers and controllers: The base payroll realized in the financial year of business managers (whether full-time or part-time) which has been approved and determined according to the provisions of Decree No. 51/2016/ND-CP dated June 13, 2016 of the Government on salaries, wages bonus for managers of single-member limited liability companies of which 100% of charter capital is held by the State and documents providing amendments, supplements and replacement documents (if any) divided (:) by 12 months. In case where an enterprise implements the salary and bonus mechanism according to the Government’s particular regulations, these particular regulations shall prevail.

Article 7a.  Distribution of profits by joint-stock companies and multiple-member limited liability companies which keep shares or contributed capital of the State[7]

They distribute profits pursuant to clause 17 of Article 2 in the Government’s Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020; if any of them operates in the parent-subsidiary model, the separate financial statement of the parent company is used for determining after-tax profits for profit distribution purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Formulation of a financial plan for an enterprise of which 100% of charter capital is held by the state shall be subject to Article 33 in the Decree No. 91/2015/ND-CP and the following regulations:

a) On an annual basis and at the same time, Ministries, the Committee for State Capital Management at the enterprise and the People’s Committee of province or centrally-affiliated city shall formulate a budgetary estimate under the provisions of the Law on State Budget while the enterprise shall prepare the next year’s financial plan for submission to the owner’s representative agency, the same-level financial institution and the Ministry of Finance by July 31 for its synthesis for preparation of the state budget estimate.  Bases for formulation and procedures for development of the financial plan shall be subject to Article 33 in the Decree No. 91/2015/ND-CP.

b) Sample report is given in Appendix No. 02 - Sample No. 01 "Financial plan of a wholly state-owned enterprise"; Sample No. 02 "Financial plan - Consolidated report of the wholly state-owned enterprise operating by using the parent-subsidiary model” to this Circular. 

2. On an annual basis and at the same time, Ministries, the Committee for State Capital Management at the enterprise and the People’s Committee of province or centrally-affiliated city shall formulate a budgetary estimate under the provisions of the Law on State Budget while the owner’s representative agency shall direct the agent of the state capital shares at a joint stock company or a multi-member limited liability company to consult the Resolution of the General Meeting of Shareholders/the Resolution of the Members’ Board and other relevant documents to prepare the next year’s financial plan for submission to the owner’s representative agency, the same-level financial institution and the Ministry of Finance by July 31 for its synthesis for preparation of the state budget estimate.  Sample report is given in Appendix No. 02 - Sample No. 03 "Financial plan of a state-invested enterprise" to this Circular. 

Article 9. Regime for preparation of reports and synthesis reports

1. Enterprises of which 100% of charter capital is held by the state shall implement the regulations on preparation, presentation and submission of (periodic or ad-hoc) reports to owner’s representative agencies and state regulatory authorities under the provisions of Article 35 in the Decree No. 91/2015/ND-CP and the following regulations:

a)[8] A periodic report shall be defined as follows:

- Regarding the financial statement, format, deadline for submission and place of receipt of the statement, the reporting enterprise shall follow the instructions given in the Circular No. 200/2014/TT-BTC dated December 22, 2014 of the Ministry of Finance, providing guidance on the corporate accounting regime, the Vietnam’s accounting standards; the Circular providing instructions about implementation of accounting standards that are promulgated by the Ministry of Finance; and other documents stating amendments or supplements (if any).

- Reporting of several off-balance sheet accounts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The report form intended for the reporting enterprise is given in the Appendix No. 03 [9] "Report on several off-balance sheet accounts" hereto.  This includes the Form No. 01 – Reporting of off-balance sheet accounts; the Form No. 02 – Reporting of several off-balance sheet accounts - Consolidated report of the enterprise operating in the parent-subsidiary model.

b) Reports on corporate restructuring situations

On a quarterly basis, enterprises under restructuring shall give updated information and data on their restructuring activities by the 20th day of the last month of a quarter and complete the preparation and submission of the following reports to owner’s representative agencies, same-level financial institutions and the Ministry of Finance by the 22nd day of the last month of a quarter:

- Reports on reorganization and equitization shall be made according to the Appendix No. 04 "Sample report on equitization of enterprises of which 100% of charter capital is held by the state and single-member limited liability companies of which 100% of charter capital is held by wholly state-owned enterprises" to this Circular.

- Reports on divestment of investment capital made according to the Appendix No. 05 “Sample report on divestment at enterprises” to this Circular.

c) Report on outward investment activities

Based on annual financial statements that already exist, enterprises shall prepare reports on outward investment activities for submission to the owner’s representative agencies, same-level financial institutions and the Ministry of Finance by the deadlines for submission of yearly financial statements.

Reports are made according to the Appendix No. 06 “Sample report on outward investment activities” to this Circular, including: Sample Report No. 01 – Report on investment and divestment of outward investment capital; Sample Report No. 02 – Report on operation of outward investment projects".d) In addition to reports specified in point a, b and c of clause 1 of this Article, enterprises must prepare and submit ad-hoc reports upon the request of the owner's representative agency and state regulatory authority.  Contents (sample report), deadline for submission shall vary depending on specific demands of the owner's representative agency and the state regulatory authority.

2. State-invested enterprises shall prepare, present and submit yearly financial statements according to sample reports, deadlines for submission and places of receipt of statements specified in the instructions given in the Circular No. 200/2014/TT-BTC dated December 22, 2014 of the Ministry of Finance, providing guidance on the corporate accounting regime, the Vietnam’s accounting standards and the Circular providing instructions about implementation of accounting standards that are promulgated by the Ministry of Finance and other documents stating amendments or supplements (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In addition to the aforesaid reports, agents of state capital shares must prepare and submit ad-hoc reports upon the request of the owner's representative agencies and state regulatory authorities.  Contents (sample report), deadline for submission shall vary depending on specific demands of the owner's representative agency and the state regulatory authority.

3. Ministries, the Committee for Management of State Capital and People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall assume the following responsibilities:

a) Within 03 days of receipt of reports from enterprises and agents, they must consolidate reports of wholly state-owned enterprises, state-invested enterprises and reports of agents of state capital shares at joint stock companies or multiple-member limited liability companies under their jurisdiction according to Appendices No. 02, 03 and 06 mentioned above into a general report submitted to the Ministry of Finance for its synthesis of a nationwide report to be submitted to competent regulatory authorities.

b) On a quarterly basis, they shall give updated information and data on their restructuring activities under their remit by the 20th day of the last month of the quarter and complete the preparation and submission of reports made according to the Appendices No. 04 and 05 mentioned above to the Ministry of Finance by the 25th day of the last month of the quarter for its synthesis of a nationwide report to be submitted to competent regulatory authorities.

4.[11] The owner’s representative agency, the enterprise, the agent of state capital shares invested in the enterprise shall submit a report to the receiving authority by mail or by visiting the corporate financial management information system on the website http:// taichinhdoanhnghiep.mof.gov.vn according to the regulations laid down in Article 8 and clauses 1, 2 and 3 of this Article.  The account and password used for signing in the account of the owner’s representative agency, enterprise or agent of state capital shares invested in the enterprise shall be subject to the following regulations:

a) The owner’s representative agency shall assign an affiliated unit to authorize an individual to manage the account and password issued by the Ministry of Finance.

b) The enterprise’s account is TIN of that enterprise and its password shall be sent to the enterprise's email registered with the Ministry of Finance.

c) The account of the agent of state capital shares invested in the enterprise is TIN of that enterprise and the password shall be sent to the email of the agent of state capital shares invested in the enterprise that has been registered with the Ministry of Finance.

Article 10. Entry into force [12]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported promptly to the Ministry of Finance for consideration and amendment./.

 

 

CERTIFIED BY

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Cao Anh Tuan

  

[1] This Circular is consolidated from the 02 following Circulars:

- Circular No. 36/2021/TT-BTC dated May 26, 2021 of the Ministry of Finance, providing instructions about investment of state capital in enterprises, management and use of capital and assets at enterprises prescribed in the Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015; the Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018; the Decree No. 121/2020/ND-CP dated October 9, 2020; and the Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020 of the Government, which comes into force from July 10, 2021;

- Circular No. 16/2023/TT-BTC dated March 17, 2023 of the Minister of Finance on amendments to certain Articles of Circular No. 36/2021/TT-BTC dated May 26, 2021 of the Ministry of Finance, providing instructions about investment of state capital in enterprises, management and use of capital and assets at enterprises prescribed in the Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015; the Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018; the Decree No. 121/2020/ND-CP dated October 9, 2020; and the Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020 of the Government, which comes into force from May 08, 2023 (hereinafter referred to as “Circular No. 16/2023/TT-BTC”).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[2] Circular No. 16/2023/TT-BTC is promulgated pursuant to:

“The Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business Activities of Enterprises dated November 26, 2014;

The Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 on investment of state capital, management and use of capital and assets at enterprises;

The Government’s Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018 on amendments and supplements to several Articles of the Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 on investment of state capital in enterprises, management and use of state capital and assets at enterprises;

The Government’s Decree No. 121/2020/ND-CP dated October 9, 2020 on amendments and supplements to clause 2 of Article 12 in the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 on investment of state capital in enterprises, management and use of state capital and assets at enterprises that is amended or supplemented in clause 5 of Article 1 of the Government’s Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018 on amendments and supplements to several Articles of the Decree No. 91/2015/ND-CP;

The Government’s Decree No.140/2020/ND-CP dated November 30, 2020, amending and supplementing several Articles of the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017, regarding transformation of state enterprises and single-member limited liability companies of which 100% of charter capital is held by state enterprises into joint-stock companies; the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015, regarding investment of state capital in enterprises and management, use of capital and assets at enterprises and the Government's Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018, prescribing amendments and supplements to several Articles of the Decree No. 91/2015/ND-CP;

The Government’s Decree No. No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Upon the request of the Director of the Corporate Finance Department,

The Minister of Finance herein promulgates a Circular on amendments to certain Articles of Circular No. 36/2021/TT-BTC dated May 26, 2021 of the Ministry of Finance, providing instructions about investment of state capital in enterprises, management and use of capital and assets at enterprises prescribed in the Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015; the Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018; the Decree No. 121/2020/ND-CP dated October 9, 2020; and the Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020 of the Government (hereinafter referred to as “Circular No. 36/2021/TT-BTC)”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[4] This Clause is amended as prescribed in Point a Clause 2 Article 1 of Circular No. 16/2023/TT-BTC, which comes into force from May 08, 2023.

[5] This Clause is amended as prescribed in Point b Clause 2 Article 1 of Circular No. 16/2023/TT-BTC, which comes into force from May 08, 2023.

[6] This Clause is amended as prescribed in Point c Clause 2 Article 1 of Circular No. 16/2023/TT-BTC, which comes into force from May 08, 2023.

[7] This Article is amended as prescribed in Clause 3 Article 1 of Circular No. 16/2023/TT-BTC, which comes into force from May 08, 2023.

[8] This Point is amended by Point a Clause 4 Article 1 of Circular No. 16/2023/TT-BTC, which comes into force from May 08, 2023.

[9] Appendix No. 03 enclosed with Circular No. 36/2021/TT-BTC is replaced by Appendix I enclosed with Circular No. 16/2023/TT-BTC according to the regulations in Clause 6 Article 1 of Circular No. 16/2023/TT-BTC, which comes into force from May 08, 2023.

[10] Appendix No. 03 enclosed with Circular No. 36/2021/TT-BTC is replaced by Appendix I enclosed with Circular No. 16/2023/TT-BTC according to the regulations in Clause 6 Article 1 of Circular No. 16/2023/TT-BTC, which comes into force from May 08, 2023.

[11] This Clause is amended as prescribed in Point b Clause 4 Article 1 of Circular No. 16/2023/TT-BTC, which comes into force from May 08, 2023.

[12] Article 2 of Circular No. 16/2023/TT-BTC, which comes into force from May 08, 2023, provides for:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Circular comes into force from May 08, 2023.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported promptly to the Ministry of Finance for consideration and amendment./.”

[13] This Clause is amended as prescribed in Point a Clause 5 Article 1 of Circular No. 16/2023/TT-BTC, which comes into force from May 08, 2023.

[14] This Point is amended as prescribed in Point b Clause 5 Article 1 of Circular No. 16/2023/TT-BTC, which comes into force from May 08, 2023.

[15] Appendix I enclosed with Circular No. 36/2021/TT-BTC replaces Appendix No. 03 enclosed with Circular No. 16/2023/TT-BTC according to the regulations in Clause 6 Article 2 of Circular No. 16/2023/TT-BTC, which comes into force from May 08, 2023.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC ngày 06/06/2023 hợp nhất Thông tư hướng dẫn về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP; 32/2018/NĐ-CP; 121/2020/NĐ-CP và 140/2020/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.993

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.108.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!