Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 919/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Tôn Thị Ngọc Hạnh
Ngày ban hành: 01/08/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 919/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 01 tháng 8 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ VÙNG KHÓ KHĂN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1467/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á;

Căn cứ Quyết định số 6689/QĐ-BYT ngày 02 tháng 11 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu khả thi và Quyết định đầu tư Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á;

Căn cứ Quyết định số 3828/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi và Quyết định đầu tư Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn ODA và viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng phát triển Châu Á;

Căn cứ Quyết định số 3013/QĐ-BYT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể “Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn” sử dụng vốn vay và viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB);

Căn cứ Quyết định số 3014/QĐ-BYT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Sổ tay hướng dẫn thực hiện mua sắm đấu thầu và quản lý tài chính - Hợp phần II “Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn” sử dụng nguồn viện trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB);

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và điều chỉnh một số chỉ tiêu mục tiêu, nhiệm vụ của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia tại Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế xã thuộc Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Đắk Nông;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 162/TTr-SYT ngày 26 tháng 7 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025.

Điều 2.

1. Giao Sở Y tế (Ban quản lý Chương trình Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Đắk Nông) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

2. Sở Y tế chịu trách nhiệm về tính chính xác, pháp lý về các nội dung do đơn vị trình phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, K.T (Sy).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tôn Thị Ngọc Hạnh

KẾ HOẠCH TỔNG THỂ

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ VÙNG KHÓ KHĂN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔNG THỂ CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Căn cứ Quyết định số 1467/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á;

2. Căn cứ Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á;

3. Căn cứ Quyết định số 6689/QĐ-BYT ngày 02 tháng 11 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu khả thi và Quyết định đầu tư Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á;

4. Căn cứ Quyết định số 3828/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi và Quyết định đầu tư Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn ODA và viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng phát triển Châu Á;

5. Căn cứ Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;

6. Căn cứ Nghị quyết số 93/2023/QH ngày 22 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về phân bổ vốn Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; phân bổ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021- 2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của các Chương trình mục tiêu quốc gia;

7. Căn cứ Nghị quyết 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;

8. Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và điều chỉnh một số chỉ tiêu mục tiêu, nhiệm vụ của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia tại Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ;

9. Căn cứ Thông tư số 32/2021/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn thiết kế cơ bản trạm y tế xã, phường, thị trấn;

10. Căn cứ Quyết định số 3013/QĐ-BYT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể “Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn” sử dụng vốn vay và viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB);

11. Căn cứ Quyết định số 3014/QĐ-BYT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt sổ tay hướng dẫn thực hiện mua sắm đấu thầu và quản lý tài chính - Hợp phần II “Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn” sử dụng nguồn viện trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB);

12. Căn cứ Công văn số 2811/BYT-KHTC ngày 11 tháng 5 năm 2023 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn triển khai Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn ODA của ADB;

13. Căn cứ Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2023 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2030;

14. Căn cứ Công văn số 5543/BYT-KHTC ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn triển khai Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn ODA của ADB;

15. Căn cứ Công văn số 1486/BNN-VPĐP ngày 13 tháng 3 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn triển khai vốn bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

16. Căn cứ Công văn số 5402/BNN-VP ngày 08 tháng 8 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xin ý kiến về triển khai thực hiện Chương trình “Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn” vay vốn ADB;

17. Căn cứ Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 28 tháng 5 năm 2018 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

18. Căn cứ Kế hoạch số 571/KH-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về nâng cao năng lực y tế cơ sở trong tình hình mới gắn liền với phát triển công tác khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025;

19. Căn cứ Chương trình 22-CTr/TU ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII về nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2025;

20. Căn cứ Công văn số 6134/UBND-KT ngày 13 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn, sử dụng vốn ODA của ngân hàng ADB;

21. Căn cứ Quyết định số 1620/UBND-KT ngày 13 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt danh mục đầu tư các trạm y tế xã thuộc Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn, sử dụng vốn ODA và viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB);

22. Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2024 Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

23. Căn cứ Công văn số 7993/UBND-KT ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đôn đốc tiến độ thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

24. Căn cứ Công văn số 7696/UBND-KT ngày 14 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện và tăng cường quản lý kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2024;

25. Căn cứ Thông tư số 73/2023/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;

26. Căn cứ Quyết định số 890/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

27. Căn cứ Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 29 tháng 3 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025;

28. Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế xã thuộc Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Đắk Nông.

II. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH

1. Tên Chương trình:

Tên tiếng Việt: Chương trình Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Đắk Nông.

Tên tiếng Anh: Local Health Care for Disadvantaged Areas Sector Development Program of Dak Nong province.

2. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

3. Cơ quan chủ quản Chương trình: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.

4. Chủ đầu tư các hợp phần Chương trình:

4.1. Hợp phần I: Sở Y tế

- Địa chỉ liên lạc: Đường Trần Hưng Đạo, Nghĩa Trung, Gia Nghĩa, Đắk Nông.

- Số điện thoại: 02613.545 090.

4.2. Hợp phần II: Bộ Y tế.

5. Cơ quan thực hiện Chương trình:

5.1. Tại Trung ương: Ban Quản lý Chương trình Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn, thuộc Bộ Y tế.

5.2. Tại địa phương:

Ban Quản lý Chương trình Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Đắk Nông, thuộc Sở Y tế. Được thành lập theo Quyết định số 1157/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 và Quyết định số 2205/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 của UBND tỉnh Đắk Nông.

- Địa chỉ liên lạc: Đường Trần Hưng Đạo, Nghĩa Trung, Gia Nghĩa, Đắk Nông.

- Số điện thoại: 02613.550 888.

6. Thời gian thực hiện Chương trình:

- Thời gian thực hiện từ năm 2019 đến năm 2025.

- Đối với Hợp phần I: Do quy mô đầu tư cho mỗi Trạm y tế xã (viết tắt là TYTX) nhỏ nên việc thẩm định, phê duyệt, chuẩn bị đầu tư và thực hiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị cho các TYTX sẽ được triển khai nhanh, chủ yếu trong năm 2023-2024.

- Đối với hợp phần II: Bộ Y tế tiến hành thực hiện và giải ngân theo cam kết với Nhà tài trợ tại Hiệp định viện trợ cụ thể của Chương trình, dự kiến thực hiện từ năm 2023 đến tháng 03 năm 2025.

7. Địa điểm thực hiện Chương trình: Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

8. Nguồn vốn: Sử dụng vốn vay và vốn viện trợ của Ngân hàng Châu Á (ADB), vốn đối ứng ngân sách địa phương.

9. Mục tiêu của Chương trình:

9.1. Mục tiêu chung: Tăng cường năng lực tuyến y tế cơ sở để hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, góp phần đảm bảo cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho từng người dân trên địa bàn, cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị giữa các cơ sở y tế trên địa bàn và với tuyến trên, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

9.2. Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu cụ thể 1 : Đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị cho các TYTX, trong đó ưu tiên các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, các xã thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn để các trạm y tế xã này có đủ số lượng, chất lượng nhân lực hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý hồ sơ sức khỏe, theo dõi quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, chăm sóc giảm nhẹ người bệnh ung thư, một số bệnh mạn tính... theo hướng dẫn tại Chương trình hành động số 1379/CTr-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế về triển khai thực hiện Đề án 2348.

- Mục tiêu cụ thể 2: Tăng cường năng lực hoạt động của TYTX để thực hiện toàn diện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, trong đó bao gồm các nhiệm vụ:

+ Chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, gắn công tác phòng bệnh với khám, chữa bệnh và truyền thông, nâng cao sức khỏe;

+ Khám chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật và cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, quản lý hồ sơ sức khỏe, quản lý theo dõi và điều trị một số bệnh không lây nhiễm (cao huyết áp, tiểu đường, ung thư, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...);

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe, kết nối và trao đổi thông tin giữa các cơ sở y tế.

- Mục tiêu cụ thể 3: Đổi mới cơ chế tài chính, nhân lực và quản lý:

+ Hỗ trợ xây dựng, triển khai thực hiện một số chính sách về đổi mới cơ chế tài chính cho TYTX về khám chữa bệnh và y tế dự phòng;

+ Nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ y tế tại TYTX và TTYT huyện;

+ Tăng cường năng lực quản lý tài chính, quản lý nhân sự và quản lý chung cho cán bộ về y tế tuyến cơ sở.

Các mục tiêu trên sẽ tạo cho các TYTX có cơ sở vật chất tốt, có trang thiết bị đầy đủ để hoạt động, có nguồn nhân lực được đào tạo tốt, có những chính sách phù hợp để giải phóng năng lực tạo cho các TYTX hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn; từng bước lồng ghép hoạt động y học gia đình để phục vụ nhân dân trong xã. Chương trình này thực hiện thành công sẽ góp phần thúc đẩy các TYTX đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình quy định của Đề án 2348 của Thủ tướng Chính phủ (đến năm 2020: 90% số TYTX có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và đến năm 2025: 100% số TYTX có đủ điều kiện khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế thực hiện đầy đủ nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu,... 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; ≥ 95% tỷ lệ người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử, hình thành Kho dữ liệu về sức khỏe người dân tại địa phương và Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia.

10. Thông tin về các hợp phần:

“Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn” là một Chương trình đầu tư được xác định trên cơ sở phù hợp với chiến lược chung của ngành Y tế và các nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016. Các nội dung này, đồng thời cũng được quy định tại Nội dung số 8, Thành phần 2 về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Nội dung số 2, Thành phần 5 về nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Để thực hiện mục tiêu này, “Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn” được thiết kế bao gồm 02 Hợp phần có liên quan chặt chẽ, thực hiện song song để bổ trợ lẫn nhau, góp phần thực hiện mục tiêu chung (Cụ thể tại Bảng số 1 đính kèm).

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hợp phần 1: Đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị cho các TYTX, sử dụng vốn vay ODA Chương trình chính sách để thực hiện.

a) Đối với phần vốn nước ngoài:

- Xây mới: 10 TYTX.

- Cải tạo, sửa chữa: 27 TYTX.

- Cung cấp bổ sung trang thiết bị cho 44 TYTX (bao gồm khoảng 37 TYTX được đầu tư xây mới, cải tạo sửa chữa thuộc Hợp phần I và một số TYTX khác có nhu cầu đầu tư nâng cấp TTB và 7 TYTX còn lại của 02 huyện điểm Cư Jút và Đắk R’Lấp).

b) Nội dung và nguồn vốn thực hiện: Xây mới và nâng cấp sửa chữa các trạm y tế tuyến xã và mua sắm bổ sung trang thiết bị cho các trạm y tế được chọn, số tiền: 167.146 triệu đồng (tương đương: 7.223.706 USD), trong đó:

- Vốn vay ODA: 134.137 triệu đồng (tương đương: 5.797.271 USD).

+ Xây dựng trạm y tế: 123.342 triệu đồng (tương đương: 5.330.704 USD);

+ Mua sắm trang thiết bị y tế cho các trạm y tế: 10.795 triệu đồng (tương đương: 466.567 USD.

- Vốn đối ứng XDCB (Chi phí tư vấn đầu tư), ước tính: 33.009 triệu đồng (tương đương: 1.426.435 USD). Chi tiết theo Bảng số 6.

c) Danh mục TYTX xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa, và mua sắm trang thiết bị:

STT

Đơn vị/Nội dung

Nội dung đầu tư

XÂY MỚI

NCSC

TTB

1

THÀNH PHỐ GIA NGHĨA

1.1

TYT xã Đắk Nia

NCSC

TTB

1.2

TYT xã Đắk Rmoan

NCSC

TTB

2

ĐẮK R'LẤP

2.1

TYT xã Đắk Ru

Xây mới

TTB

2.2

TYT xã Đắk Sin

Xây mới

TTB

2.3

TYT xã Đạo Nghĩa

NCSC

TTB

2.4

TYT xã Hưng Bình

NCSC

TTB

2.5

TYT xã Đắk Wer

NCSC

TTB

2.6

TYT xã Nhân Đạo

NCSC

TTB

27

TYT xã Quảng Tín

NCSC

TTB

2.8

TYT xã Nhân Cơ

TTB

2.9

TYT xã Kiến Thành

TTB

2.10

TYT xã Nghĩa Thắng

TTB

3

ĐẮK GLONG

3.1

TYT xã Đắk Som

Xây mới

TTB

3.2

TYT xã Đắk R’mang

NCSC

TTB

3.3

TYT xã Đắk Ha

NCSC

TTB

3.4

TYT xã Quảng Khê

NCSC

TTB

3.5

TYT xã Đắk PLao

NCSC

TTB

4

TUY ĐỨC

4.1

TYT xã Quảng Tân

NCSC

TTB

4.2

TYT xã Đắk R’Tih

NCSC

TTB

5

CƯ JÚT

5.1

TYT xã Tâm Thắng

NCSC

TTB

5.2

TYT xã Cư Knia

NCSC

TTB

5.3

TYT xã Đắk Wil

NCSC

TTB

5.4

TYT xã Trúc Sơn

TTB

5.5

TYT xã Đắk D’rông

TTB

5.6

TYT xã Eapô

TTB

5.7

TYT xã Nam Dong

TTB

6

KRÔNG NÔ

6.1

TYT xã Nâm N’Đir

Xây mới

TTB

6.2

TYT xã Đắk Sôr

Xây mới

TTB

6.3

TYT xã Buôn Choah

Xây mới

TTB

6.4

TYT xã Quảng Phú

Xây mới

TTB

6.5

TYT xã Tân Thành

Xây mới

TTB

6.6

TYT xã Nam Nung

Xây mới

TTB

6.7

TYT xã Nam Đà

NCSC

TTB

6.8

TYT xã Đức Xuyên

NCSC

TTB

6.9

TYT xã Nam Xuân

NCSC

TTB

6.10

TYT xã Đắk Nang

NCSC

TTB

7

ĐẮK MIL

7.1

TYT xã Đắk R'la

Xây mới

TTB

7.2

TYT xã Đắk N’rót

NCSC

TTB

7.3

TYT xã Long Sơn

NCSC

TTB

7.4

TYT xã Thuận An

NCSC

TTB

8

ĐẮK SONG

8.1

TYT xã Đắk N’DRung

NCSC

TTB

8.2

TYT xã Nam Bình

NCSC

TTB

8.3

TYT xã Đắk Hòa

NCSC

TTB

8.4

TYT xã Thuận Hà

NCSC

TTB

Tổng cộng

10 TYT

27 TYT

44 TYT

(Chi tiết tiến độ, lộ trình thực hiện tại Bảng số 2 kèm theo)

2. Hợp phần 2:

- Mua sắm trang thiết bị cho các TTYT thuộc huyện điểm được chọn về thực hiện mô hình Y học gia đình; thực hiện một số hoạt động đào tạo, tập huấn và các hoạt động chuyên môn có liên quan thực hiện mô hình Y học gia đình và quản lý thực hiện Chương trình. Hợp phần II chỉ tài trợ cho 06/16 tỉnh được chọn về thực hiện mô hình Y học gia đình, mỗi tỉnh có 02 huyện được chọn làm huyện điểm (Đối với Đắk Nông, huyện được chọn là huyện Cư Jút và huyện Đắk R’Lấp).

- Nguồn vốn: Viện trợ không hoàn lại của ADB.

- Đối với hợp phần này, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3013/QĐ-BYT ngày 22/6/2021 về việc phê duyệt tổng thể thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025. Kinh phí thực hiện Hợp phần II đối với tỉnh Đắk Nông khoảng 26.649 triệu đồng (tương đương: 1.151.598 USD), trong đó:

a) Đối với mua sắm trang thiết bị cho các TTYT thuộc huyện điểm được chọn về thực hiện mô hình Y học gia đình và thực hiện công tác chuyên môn, Dự kiến kinh phí được phân khai cho tỉnh: 20.342 triệu đồng (tương đương 879.066 USD), gồm:

- Mua sắm trang thiết bị phục vụ đổi mới hoạt động YTCS, Trang thiết bị CNTT và truyền thông: 15.282 triệu đồng (tương đương 660.376 USD):

+ Đơn vị thực hiện CPMU.

+ Các TTYT huyện đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ kỹ thuật, chỉ đạo tuyến và giám sát, đánh giá và đảm bảo việc triển khai hiệu quả mô hình y học gia đình tại các TYTX. Do đó, việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật cho cả tuyến huyện và tuyến xã là rất cần thiết.

+ Các hoạt động: Bổ sung TTB, bao gồm TTBYT, truyền thông, CNTT, phòng chống dịch, khám chữa bệnh lưu động, thiết bị giám sát, hệ thống cảnh báo nhanh,... cho 2 TTYT huyện (huyện Cư Jút và huyện Đắk R'lấp là được chọn triển khai thí điểm mô hình YHGĐ). Ngoài ra, Chương trình sẽ đầu tư một phần kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ việc triển khai thí điểm mô hình trung tâm xét nghiệm tập trung, kíp phẫu thuật sản khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em,... Các nội dung này sẽ được nghiên cứu khảo sát thực trạng và lập kế hoạch triển khai chi tiết trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tăng cường năng lực hoạt động y tế cơ sở: 2.083 triệu đồng (tương đương 90.000 USD):

+ Hỗ trợ nguồn lực để triển khai đổi mới mô hình dịch vụ hoạt động và các chính sách phù hợp để phát triển YTCS, hướng đến mục tiêu số 2 của Chương trình. Thực hiện mô hình y học gia đình tại các TYTX của 2 huyện nói trên nhằm tăng cường nâng cao năng lực YTCS, đánh giá lại hiệu quả của các chính sách đã ban hành và điều chỉnh những văn bản không còn thích hợp cho TYTX trong tình hình mới nhằm nâng cao năng lực và giải phóng năng lượng các TYTX.

+ Các hoạt động:

(i) Hỗ trợ tài chính để các trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã triển khai các gói khám, sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, ung thư... cho người dân trên địa bàn theo hướng dẫn thực hiện Chương trình Sức khỏe Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.

(ii) Xây dựng, thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông và triển khai chiến dịch truyền thông tại các huyện thực hiện mô hình y học gia đình, bao gồm truyền thông thay đổi hành vi của người dân về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, dinh dưỡng, phòng chống và phát hiện sớm các bệnh ung thư,...

(iii) Hỗ trợ triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý y học gia đình, trong đó tập trung vào các gói dịch vụ y tế cơ bản, y học dự phòng, quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm (tiểu đường, huyết áp, tim mạch, phát hiện sớm ung thư...), chăm sóc sức khỏe người cao tuổi,... Hướng dẫn nhân rộng các mô hình thí điểm đổi mới hoạt động cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở và cơ chế tài chính trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

(iv) Hỗ trợ công tác theo dõi, giám sát việc triển khai mô hình TYTX hoạt động theo nguyên lý YHGĐ và khám sàng lọc/phát hiện một số bệnh mãn tính cho người dân tại tỉnh.

(v) Hỗ trợ triển khai hiệu quả hệ thống phần mềm (do Bộ Y tế ban hành) để quản lý hồ sơ chăm sóc sức khỏe điện tử, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý hoạt động của TYTX theo nguyên lý y học gia đình, thông qua các hoạt đánh giá thực trạng CNTT, hỗ trợ xây dựng lộ trình quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử tại các TYTX, hoàn chỉnh và phát triển phần mềm, hỗ trợ triển khai thu thập thông tin sức khỏe cá nhân gắn với hoạt động khám sàng lọc sức khỏe cho người dân tại cộng đồng.

- Đổi mới cơ chế tài chính, nhân lực và quản lý: 2.978 triệu đồng (tương đương 128.690 USD).

+ Phương thức tài trợ: Nội dung này sẽ do Ban Quản lý Chương trình Trung ương thực hiện mua sắm, chi trả trên cơ sở đề xuất nhu cầu về trang thiết bị y tế và thực hiện một số nhiệm vụ về chuyên môn của các tỉnh được chọn. Một số hoạt động sẽ được CPMU chi trả tiền, ký hợp đồng nguyên tắc và ủy quyền cho địa phương thực hiện. Bộ Y tế ký thực hiện ghi thu, ghi chi tương ứng với ngân sách được cấp cho Bộ Y tế. Trong quá trình thực hiện các hoạt động chuyên môn có liên quan chính sách, mô hình Y học gia đình sẽ có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, nhu cầu phân bổ kinh phí giữa các tỉnh.

+ Nghiên cứu, kiến nghị điều chỉnh một số chính sách về đổi mới cơ chế tài chính cho TYTX về khám chữa bệnh và YTDP cho phù hợp với sự phát triển của TYTX. Đào tạo, bồi dưỡng tăng cường kỹ năng về quản lý và chuyên môn cho cán bộ y tế tại TYTX và TTYT huyện, cán bộ quản lý chương trình tại trung ương và địa phương.

+ Các hoạt động:

(i) Hỗ trợ phát triển một số chính sách về đổi mới cơ chế tài chính cho TYTX về khám chữa bệnh và y tế dự phòng cho phù hợp với sự phát triển của TYTX, trong đó bao gồm thanh toán dịch vụ, chi trả bảo hiểm y tế, tạo nguồn tài chính bền vững cho các TYTX, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển dịch vụ y tế dự phòng, huy động nguồn lực y tế tư nhân cùng tham gia trong việc khám chữa bệnh tại TYTX.

(ii) Đào tạo về nguyên lý y học gia đình áp dụng cho các cán bộ y tế tại các TYTX và TTYT huyện thực hiện mô hình y học gia đình, áp dụng khung chương trình và tài liệu đào tạo sẵn có đã được BYT phê duyệt (như Dự án HPET).

(iii) Tập huấn/Đào tạo chuyên môn y tế và vận hành Trung tâm xét nghiệm tập trung theo tiêu chuẩn an toàn sinh học.

(iv) Tập huấn/Đào tạo các lớp về quản lý tổ chức y tế, lập kế hoạch, quản lý tài chính, quản lý trang thiết bị và công trình y tế, tập huấn về giới, truyền thông, giám sát, công nghệ thông tin,... cho cán bộ quản lý các TYTX và TTYT huyện, các Sở Y tế và BYT trong Dự án.

(v) Tổ chức các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm và sơ kết, tổng kết hàng năm về công tác quản lý và hoạt động y tế cơ sở.

(vi) Đào tạo/Tập huấn cán bộ Ban Quản lý Chương trình Trung ương và tuyến tỉnh về kỹ năng quản lý chương trình/dự án ODA, tài chính kế toán, mua sắm đấu thầu, quản lý giám sát các hoạt động của Dự án.

b) Đối với quản lý thực hiện Chương trình:

- Kinh phí thực hiện quản lý chương trình: 6.307 triệu đồng (tương đương 272.532 USD);

- Nguồn vốn: Vốn đối ứng HCSN cấp hàng năm theo dự toán chi thường xuyên nguồn NSĐP;

- Phương thức thực hiện: Địa phương quản lý, thực hiện trên cơ sở thành lập Ban quản lý Chương trình cấp tỉnh, trực thuộc Sở Y tế. UBND tỉnh cấp phát kinh phí hàng năm cho hoạt động của Ban quản lý Chương trình cấp tỉnh thông qua Sở Y tế để phân bổ cho Ban quản lý Chương trình.

IV. DỰ KIẾN KẾT QUẢ MANG LẠI VÀ CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Kết quả chung của Chương trình là hệ thống y tế cơ sở tại tỉnh được đầu tư phát triển toàn diện, các TYTX được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị thiết yếu nhằm đáp ứng đủ khả năng cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng tại địa phương. Đồng thời, mô hình y học gia đình được triển khai thực hiện tại tỉnh, các cán bộ y tế và quản lý tuyến cơ sở được nâng cao năng lực về chuyên môn và quản lý, các kết quả cụ thể theo hợp phần như sau:

1. Hợp phần I - Đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị cho các trạm y tế xã:

- Đầu tư xây dựng 37 TYTX, trong đó: xây dựng mới 10 TYTX và sửa chữa, nâng cấp 27 TYTX thuộc phạm vi xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 (ưu tiên những TYTX có đủ số lượng, chất lượng nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ của TYTX hoạt động theo nguyên lý y học gia đình).

- Mua sắm bổ sung TTBYT cho 44 TYTX (bao gồm 37 xã được đầu tư xây dựng và 07 xã còn lại thuộc 02 huyện điểm về YHGĐ là Đắk R’lấp và Cư Jút).

Số lượng các TYTX được lựa chọn đầu tư xây dựng và cung cấp trang thiết bị bảo đảm không trùng lắp với các trạm y tế được đầu tư từ vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của địa phương, từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (ngoài các trạm đầu tư từ Hợp phần I này) và các dự án khác như EU, Tây Nguyên 2 - ADB, An ninh y tế khu vực GMS-ADB, YTCS-WB, HPET-WB...

2. Hợp phần II - Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở nhằm đổi mới dịch vụ y tế (các tỉnh có triển khai hoạt động của Hợp phần 2):

- Về đầu tư mua sắm bổ sung TTBYT: Cho 02 huyện điểm về YHGĐ là Đắk R'lấp và Cư Jút. Do CPMU thực hiện, cấp phát TTBYT cho tỉnh.

- Về tăng cường năng lực hoạt động y tế cơ sở:

+ TYTX có đủ năng lực để khám, chữa bệnh cho người dân tại địa phương, thực hiện đầy đủ các dịch vụ thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản, phát triển y học cổ truyền, y học dự phòng, theo dõi sức khỏe, theo dõi, quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính...

+ TYTX có khả năng thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe, kết nối thông tin giữa các cơ sở y tế, trong đó có các phần mềm: Khám chữa bệnh BHYT, quản lý hồ sơ sức khỏe bệnh nhân và nhân dân tại địa phương, và quản lý hoạt động của TYTX theo nguyên lý Y học gia đình.

+ Các TYTX và TTYT huyện thuộc 2 huyện điểm được tăng cường hỗ trợ triển khai mô hình y học gia đình được tăng cường năng lực để thực hiện hiệu quả mô hình y học gia đình và mô hình xét nghiệm tập trung.

- Về đổi mới cơ chế tài chính, nhân lực và quản lý:

+ Nghiên cứu và xây dựng một số chính sách, cơ chế tài chính cho TYTX về khám chữa bệnh và y học dự phòng cho phù hợp với sự phát triển của TYTX, trong đó tập trung vào cơ chế phân bổ ngân sách, cơ chế thanh toán BHYT theo định suất để tạo nguồn tài chính bền vững cho các TYTX, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển dịch vụ y học dự phòng, huy động nguồn lực y tế tư nhân cùng tham gia trong việc khám chữa bệnh tại TYTX.

+ Cán bộ y tế tại TYTX và TTYT huyện được đào tạo nâng cao năng lực về chuyên môn và quản lý.

+ Cán bộ quản lý Chương trình tại trung ương và địa phương được đào tạo, tăng cường năng lực về quản lý. Dự kiến phân bổ ngân sách theo nguồn vốn và các thành phần của chương trình

(Chi tiết các nội dung đầu tư, phân khai nguồn kinh phí và phân kỳ đầu tư theo các Bảng 3 đến Bảng 6 đính kèm)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phương thức tổ chức quản lý thực hiện Chương trình tuyến tỉnh

1.1. Ủy ban nhân dân tỉnh

- Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình tuyến tỉnh, lồng ghép trong Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Trách nhiệm, quyền hạn, phạm vi và kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo do UBND tỉnh quy định trong quyết định thành lập.

- Thành lập BQL Chương trình cấp tỉnh, trực thuộc Sở Y tế (PPMU) và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BQL Chương trình cấp tỉnh. Sở Y tế là Thường trực Ban quản lý, chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động của Chương trình tại địa phương, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình tại tỉnh.

- Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi cấp tỉnh trên cơ sở Văn kiện Chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt và ý kiến thẩm định của các bên có liên quan.

- Chịu trách nhiệm phê duyệt danh mục đầu tư thuộc Hợp phần I để đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành y tế và tiêu chí, nguyên tắc; tổng hợp và theo dõi nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài cho các tỉnh thụ hưởng; phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động của Hợp phần I.

- UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu chung của Chương trình, phê duyệt quyết toán khi kết thúc Chương trình,...

- UBND tỉnh chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn đối ứng, nhân lực và cơ sở vật chất cần thiết để triển khai Chương trình; chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả đầu tư của Chương trình thực hiện tại địa phương.

- Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hoặc ủy quyền cho Giám đốc Sở Y tế phê duyệt Kế hoạch hoạt động tổng thể của Chương trình tại tỉnh (nếu không có yêu cầu khác của Nhà tài trợ và Bộ Y tế); Kế hoạch tài chính và dự toán, quyết toán kinh phí hàng năm (hoặc hàng quý nếu có quy định của Nhà tài trợ và Bộ Y tế).

1.2. Sở Y tế và Ban quản lý chương trình tuyến tỉnh (PPMU)

- Sở Y tế tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động Chương trình tại địa phương. Giám đốc Sở Y tế thực hiện các thẩm quyền phê duyệt theo quy định hoặc được ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh về các hoạt động liên quan tới Chương trình. Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện việc thực hiện Chương trình, đảm bảo đạt mục tiêu, tiến độ và hiệu quả đầu tư quy định của Văn kiện Chương trình.

- Ban quản lý Chương trình tuyến tỉnh do UBND tỉnh thành lập, trụ sở đặt tại Sở Y tế (hoặc thuê trụ sở nếu điều kiện cơ sở vật chất không cho phép). Nhân lực quản lý Chương trình cấp tỉnh (cán bộ kiêm nhiệm) gồm có 01 Giám đốc (do lãnh đạo Sở Y tế đảm nhận), 01 Phó Giám đốc, 01 Ké toán trưởng, thư ký Chương trình và một số cán bộ kiêm nhiệm thuộc các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở Y tế liên quan nhiệm vụ kế hoạch, tài chính, mua sắm - đấu thầu, XDCB, đào tạo... Các cán bộ kiêm nhiệm làm việc cho PPMU được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành. Thời gian làm việc của các cán bộ kiêm nhiệm do Giám đốc Sở Y tế quyết định trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả và tiến độ triển khai Chương trình.

- Chức năng, nhiệm vụ chính của PPMU được UBND tỉnh quyết định trong quy định, chức năng nhiệm vụ, gồm có:

+ Là đại diện cho UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và làm đầu mối tại địa phương về các việc liên quan tới Chương trình, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các công việc được giao;

+ Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, kế hoạch đấu thầu của Chương trình thành phần trên cơ sở kế hoạch hàng năm của Chương trình; lập kế hoạch tài chính và báo cáo quyết toán hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Chủ trì triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của Chương trình thành phần tại địa phương. Thực hiện các gói thầu mua sắm do địa phương chủ trì và các hình thức đấu thầu không do CPMU thực hiện;

+ Phối hợp với CPMU để tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát, đánh giá và chủ trì chuẩn bị các báo cáo về thực hiện Chương trình thành phần tại địa phương.

+ Chịu trách nhiệm báo cáo chính xác, đúng thời hạn các hoạt động Chương trình. Lập báo cáo quyết toán và kết thúc Chương trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức việc bàn giao tài liệu, tài sản, tài chính và các nguồn lực khi Chương trình kết thúc theo quy định của Chương trình và quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, tài khoản riêng và kế toán độc lập để hoạt động giao dịch theo các quy định riêng thuộc phạm vi Chương trình. Các quy định khác về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của BQL Chương trình cấp tỉnh tỉnh do UBND tỉnh quy định trong Quyết định thành lập hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của BQL Chương trình cấp tỉnh.

- Ngoài ra, PPMU được phép tuyển chọn cán bộ hợp đồng làm việc cho Chương trình phù hợp với quy định của Văn kiện Chương trình và theo nhu cầu thực tế triển khai Chương trình cấp tỉnh, cũng như khả năng cân đối tài chính của địa phương.

- Tổ chức bộ máy PPMU theo Bảng số 7 đính kèm.

Danh sách có thể thay đổi cho phù hợp, tùy điều kiện cụ thể PPMU sẽ sắp xếp tuyển dụng sao cho phù hợp, trên cơ sở đảm bảo kinh phí hoạt động và khả năng cân đối tài chính tổng thể trong phạm vi Báo cáo nghiên cứu khả thi cấp tỉnh được duyệt.

VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH LIÊN QUAN

1. Sở Nội vụ: Chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND tỉnh việc thành lập Ban chỉ đạo, BQL Chương trình cấp tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BQL Chương trình cấp tỉnh theo quy định.

2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Y tế tham mưu cấp có thẩm quyền về kinh phí thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chịu trách nhiệm xem xét, tham mưu UBND tỉnh cân đối bố trí nguồn kinh phí đối ứng xây dựng cơ bản, đảm bảo cho hoạt động đầu tư xây dựng Chương trình cấp tỉnh phù hợp với với quy định của Văn kiện Chương trình và theo nhu cầu thực tế triển khai Chương trình cấp tỉnh phù hợp với quy định về quản lý vốn vay và các quy định quản lý, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu sử dụng nguồn vốn đầu tư thuộc Chương trình cấp tỉnh.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Chịu trách nhiệm xem xét, cho ý kiến và tham mưu UBND tỉnh các nội dung liên quan quy định quản lý, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

5. Sở Xây dựng: Chịu trách nhiệm xem xét, thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm định hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán chi tiết các hạng mục công trình (TYTX) theo quy định.

6. UBND các huyện, thành phố:

- Phối hợp xác định danh mục TYTX được đầu tư phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với lộ trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các huyện, thành phố.

- Rà soát, hoàn thành việc quy hoạch đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đảm bảo ổn định quy hoạch đất đai xây dựng và ổn định lâu dài cho các TYTX hoạt động.

- Riêng đối với UBND huyện Cư Jút và Đắk R’lấp (02/12 huyện trên toàn quốc được lựa chọn là huyện điểm thực hiện mô hình y học gia đình theo Chương trình), phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, hoạt động của Chương trình trên địa bàn huyện.

7. TTYT các huyện, thành phố: Chịu sự chỉ đạo của Sở Y tế, phối hợp chặt chẽ với PPMU trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Đặc biệt trong quá trình lựa chọn danh mục đầu tư cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị cho các TYTX trên cơ sở đảm bảo thực hiện các mục tiêu, hoạt động của Chương trình và triển khai đồng bộ các giải pháp về bố trí, đào tạo nhân lực, triển khai các hoạt động quản lý, khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình, tăng cường dịch vụ, thuốc, vật tư y tế cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến xã.

(Dự kiến các chỉ số kết quả đầu ra chủ yếu của Chương trình chi tiết tại Bảng số 8 đính kèm)

Bảng số 1. Các hợp phần và nội dung hoạt động chính của hợp phần

(Kèm theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh)

STT

Tên hợp phần

Nội dung hoạt động chính

I

Hợp phần I

Đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị cho các trạm y tế xã.

1

Thành phần I.1

Tăng cường năng lực y tế cơ sở về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các TYTX

2

Thành phần I.2

Chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản và Quản lý, giám sát, đánh giá

II

Hợp phần II

Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở nhằm đổi mới dịch vụ y tế

1

Thành phần II.1

Đầu tư nâng cấp trang thiết bị

2

Thành phần II.2

Tăng cường năng lực hoạt động y tế cơ sở

3

Thành phần II.3

Đổi mới cơ chế tài chính, nhân lực và quản lý

4

Thành phần II.4

Quản lý, giám sát và đánh giá

Bảng số 2. Tiến độ, lộ trình thực hiện Chương trình

(Kèm theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh)

STT

Tên công trình

Tổng kinh phí (triệu đồng)

Tổng kinh phí dự kiến (Ngàn USD

Tiến độ thực hiện các công trình XDCB

Năm 2024

Năm 2025

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T12

T1

T2-T6

Xây mới và nâng cấp TYTX

Tỷ giá USD/VNĐ: 1/23.141

Hoàn thiện HSTK, phê duyệt văn kiện Chương trình (FS), chuẩn bị các nguồn vốn đầu tư

Trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt KHLCNT, chuẩn bị đầu tư

Triển khai các bước lụa chọn nhà thầu tư vấn giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Hoàn thành việc lập và thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, dự toán chi tiết các hạng mục

Chuẩn bị hồ sơ mời thầu, tiến hành công tác đấu thầu

Hoàn tất kết quả lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng và cung ứng, lắp đặt thiết bị; Triển khai khởi công xây dựng công trình

Nghiệm thu khối lượng hoàn thành công trình, bàn giao trang thiết bị

Tổ chức nghiệm thu kỹ thuật, tổng hợp hồ sơ trình cơ quan chuyên môn kiểm tra chấp thuận kết quả nghiệm thu; Bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

Tổng hợp hồ sơ pháp lý, báo cáo quyết toán, kiểm toán độc lập; Trình thẩm định, phê duyệt quyết toán hoàn thành.

I

TYT xây mới

57.247

1

TYT xã Đắk R’la

5.162

2

TYT xã Đắk Ru

5.123

3

TYT xã Đắk Sin

5.880

4

TYT xã Nâm N’Đir

3.798

5

TYT xã Đắk Sôr

6.354

6

TYT xã Buôn Choah

6.000

7

TYT xã Quảng Phú

6.000

8

TYT xã Nam Nung

6.516

9

TYT xã Tân Thành

6.175

10

TYT xã Đắk Som

6.237

II

TYT NCSC

83.349

1

TYT xã Long Sơn

3.433

2

TYT xã Thuận An

2.854

3

TYT xã Đắk N'Drung

1.223

4

TYT xã Nam Bình

4.030

5

TYT xã Đắk Hòa

3.337

6

TYT xã Đắk Nia

3.545

7

TYT xã Đắk R'moan

3.075

8

TYT xã Đắk Ha

4.885

9

TYT xã Quảng Khê

3.448

10

TYT xã Đắk R’măng

4.162

11

TYT Đắk Plao

1.224

12

TYT xã Đạo Nghĩa

3.650

13

TYT xã Hưng Bình

3.849

14

TYT xã Đắk Wer

3.535

15

TYT xã Nhân Đạo

4.182

16

TYT xã Quảng Tín

3.635

17

TYT xã Tâm Thắng

2.339

18

TYT xã Đắk Wil

3.122

19

TYT xã Cư Knia

2.554

20

TYT xã Nam Đà

3.047

21

TYT xã Đức Xuyên

3.058

22

TYT xã Nam Xuân

3.122

23

TYT xã Đắk Nang

2.257

24

TYT xã Quảng Tân

1.804

25

TYT xã Đắk R’Tíh

3.015

26

TYT xã Đắk N’rót

3.520

27

TYT xã Thuận Hà

1.444

III

Chi phí mua sắm, lắp đặt trang thiết bị cho 44 trạm Y tế xã

10.502

IV

Lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

V

Tập huấn HIV/AIDS cho công nhân nhà thầu

VI

Giám sát

Tuyển TVGS

TỔNG CỘNG

147.551[1]

[1] Tổng mức dự kiến đầu tư là 147.551 triệu đồng, trong đó: 134.137 triệu đồng vốn nước ngoài và 13.414 thuế GTGT (10%).

Bảng số 3. Bảng phân bổ kinh phí tổng thể các nguồn vốn của Chương trình tỉnh Đắk Nông

(Kèm theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Hạng mục

Hoạt động

KINH PHÍ PHÂN BỔ THEO NGUỒN

Năm thực hiện

2021

2022

2023

2024

2025

ODA

Đối ứng

Tổng (ODA + ĐƯ)

XDCB

HCSN

XDCB

HCSN

I

Hợp phần I - Chương trình chính sách

134.137

0

33.009

0

167.146

0

0

78.871

70.964

17.311

A

Vốn ODA

134.137

0

0

0

134.137

0

0

67.069

53.655

13.414

1

Xây mới 10 TYTX và Sửa chữa, nâng cấp 27 TYTX

123.342

0

0

0

123.342

0

0

60.127

49.801

13.414

2

Mua sắm trang thiết bị cho khoảng 44 TYTX

10.795

0

0

0

10.795

0

0

6.941

3.854

0

B

Vốn đối ứng XDCB

0

0

33.009

0

33.009

0

0

11.802

17.309

3.898

1

Thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư cho XDCB (lập dự toán, lập bản vẽ thiết kế - thi công, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thuê tư vấn, thuế,...)

0

0

33.009

0

33.009

0

0

11.802

17.309

3.898

II

Hợp phần II - Chương trình viện trợ không hoàn lại

0

20.342

0

6.307

26.649

225

899

3.191

19.603

2.732

II.1

Thành phần II.1 - Đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế cho tuyến huyện

0

15.282

0

0

15.282

0

0

0

15.282

0

1

1

Thực hiện đấu thầu mua sắm TTB y tế: và cung cấp cho các đơn vị thụ hưởng

0

14.086

0

0

14.086

0

0

0

14.086

0

2

2

Trang thiết bị CNTT và truyền thông

0

1.196

0

0

1.196

0

0

0

1.196

0

11.2

Thành phần II.2 - Tăng cường năng lực hoạt động YTCS

0

2.083

0

0

2.083

0

0

694

694

694

II.2.4

Hỗ trợ triển khai mô hình TYTX hoạt động theo nguyên lý YHGĐ (các hoạt động tại 6 tỉnh)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

II.2.4.3

3

Chuyên gia hỗ trợ triển khai tại tỉnh Đắk Nông

0

2.083

0

0

2.083

0

0

694

694

694

II.3

Thành phần II.3 - Đổi mới cơ chế tài chính, nhân lực và quản lý

0

2.978

0

0

2.978

0

0

1.388

1.388

201

II.3.3 - II.3.9

2

Tổ chức các lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm đào tạo về kỹ năng quản lý mạng lưới YTCS; PCDB và an toàn sinh học; hệ thống thông tin y tế; quản lý bệnh KLN tại cộng đồng...

0

2.978

0

0

2.978

0

0

1.388

1.388

201

II.4

Thành phần II.4 - Quản lý, giám sát và đánh giá

0

0

0

6.307

6.307

225

899

1.108

2.238

1.837

II.4.8

Lương và phụ cấp cán bộ PPMU

0

-

-

5.304

5.304

202

763

1.005

1.667

1.667

II.4.9

Chi thường xuyên PPMU

0

-

-

324

324

13

84

42

115

70

II.4.10

Chl phí đi lại công tác PPMU

0

-

-

373

373

10

52

61

151

100

II.4.11

Trang thiết bị văn phòng PPMU

0

-

-

306

306

0

0

0

306

0

Tổng I + II

134.137

20.342

33.009

6.307

193.796

225

899

82.061

90.567

20.043

Bảng số 4. Bảng phân kỳ đầu tư của Chương trình tỉnh Đắk Nông

(Kèm theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Hạng mục

Hoạt động

Tổng cộng

Năm thực hiện

2021

2022

2023

2024

2025

I

Hợp phần I - Chương trình chính sách

167.146

0

0

78.871

70.964

17.311

A

Vốn ODA

134.137

0

0

67.069

53.655

13.414

1

Xây mới 10 TYTX và Sửa chữa, nâng cấp 27 TYTX của

123.342

0

0

60.127

49.801

13.414

2

Mua sắm trang thiết bị cho khoảng 44 TYTX

10.795

0

0

6.941

3.854

0

B

Vốn đối ứng XDCB

33.009

0

0

11.802

17.309

3.898

1

Thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư cho XDCB (lập dự toán, lập bản vẽ thiết kế - thi công, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thuê tư vấn, thuế,...)

33.009

0

0

11.802

17.309

3.898

II

Hợp phần II - Chương trình viện trợ không hoàn lại

26.649

225

899

3.191

19.603

2.732

II.1

Thành phần II.1 - Đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế cho tuyến huyện

15.282

0

0

0

15.282

0

1

1

Thực hiện đấu thầu mua sắm TTB y tế: và cung cấp cho các đơn vị thụ hưởng

14.086

0

0

0

14.086

0

2

2

Trang thiết bị CNTT và truyền thông

1.196

0

0

0

1.196

0

II.2

Thành phần II.2 - Tăng cường năng lực hoạt động YTCS

2.083

0

0

694

694

694

II.2.4

Hỗ trợ triển khai mô hình TYTX hoạt động theo nguyên lý YHGĐ (các hoạt động tại 6 tỉnh)

0

0

0

0

0

0

II.2.4.3

3

Chuyên gia hỗ trợ triển khai tại tỉnh Đắk Nông

2.083

0

0

694

694

694

II.3

Thành phần II.3 - Đổi mới cơ chế tài chính, nhân lực và quản lý

2.978

0

0

1.388

1.388

201

II.3.3 - II.3.9

2

Tổ chức các lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm đào tạo về kỹ năng quản lý mạng lưới y tế cơ sở; phòng chống dịch bệnh và an toàn sinh học; hệ thống thông tin y tế; quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng...

2.978

0

0

1.388

1.388

201

II.4

Thành phần II.4 - Quản lý, giám sát và đánh giá

6.307

225

899

1.108

2.238

1.837

II.4.8

Lương và phụ cấp cán bộ PPMU

5.304

202

763

1.005

1.667

1.667

II.4.9

Chi thường xuyên PPMU

324

13

84

42

115

70

II.4.10

Chi phí đi lại công tác PPMU

373

10

52

61

151

100

II.4.11

Trang thiết bị văn phòng PPMU

306

0

0

0

306

0

Tổng I + II

193.796

225

899

82.061

90.567

20.043

Bảng số 5. Dự toán chi tiết chi phí quản lý dự án (Vốn HCSN)

(Kèm theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Tổng cộng

NĂM

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng nhu cầu dự toán 2021-2025

6.307

225

899

1.108

2.238

1.837

I

Lương và phụ cấp và các khoản trích theo lương

5.319

202

763

1.005

1.675

1.675

1

Lương CB hợp đồng

3.548

114

470

672

1.146

1.146

2

Các khoản trích theo lương cán bộ hợp đồng

743

38

104

127

237

237

3

Phụ cấp cho cán bộ kiêm nhiệm, cán bộ hợp đồng

996

50

184

198

282

282

4

KPCĐ

32

-

5

7

10

10

II

Chi phí quản lý

987

23

136

103

564

162

1

Chi thường xuyên

681

23

136

103

258

162

Xăng xe công tác, giám sát,...

146

5

17

19

70

15

CCDC, văn phòng phẩm

55

4

15

-

20

Chi phí điện, nước, vệ sinh...

30

-

13

-

10

7

Các loại phí, thuế, bảo hiểm ôtô, sửa chữa xe ôtô

61

-

25

11

15

10

Điện thoại, internet

32

1

7

2

11

11

Thiết bị quản lý khác (sửa chữa máy photo, sạc mực..)

55

3

7

10

20

15

Chi phí đi lại công tác PPMU

304

10

52

61

112

70

2

Trang thiết bị văn phòng PPMU (Văn kiện dự án QĐ 3013)

306

-

-

-

306

-

Bảng số 6. Kế hoạch vốn đối ứng đầu tư XDCB

(Kèm theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Khoản mục chi phí

Ký hiệu

Định mức

Hệ số

Cách tính

Chi phí trước thuế

Thuế GTGT

Chi phí sau thuế

Vốn đối ứng

1

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Gbt,tđc

0

0

2

Chi phí xây dựng

Gcpxd

123.342

12.334

135.676

12.334

2.1

Chi phí xây dựng công trình chính, phụ trợ tạm phục vụ thi công

Gxd

123.342

12.334

135.676

12.334

+ HẠNG MỤC 1

Gxd.1

123.342

12.334

135.676

12.334

Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

Gnt

0

0

3

Chi phí thiết bị

Gtb

10.795

1.080

11.875

1.080

Trong đó:

+ Chi phí Mua sắm thiết bị

10.795

1.080

11.875

1.080

+ Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, đào tạo và chuyển giao thiết bị

0

0

0

Phân bổ chi phí thiết bị cho các hạng mục, công trình

+ HẠNG MỤC 1

Gtb.1

10.795

1.080

11.875

4

Chi phí quản lý dự án

Gqlda

2,00%

1,97228% x (Gxd+Gtb)

2.646

265

2.911

2.911

5

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Gtv

Gtv1 : Gtv37

6.095

609

6.704

6.704

5.1

Chi phí khảo sát

Gtv1

0

0

0

5.2

Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng

Gtv2

3,00%

3%*Gtv1

0

0

0

0

5.3

Chi phí giám sát công tác khảo sát xây dựng

Gtv3

4,10%

4,072%*Gtv1

0

0

0

0

5.4

Chi phí Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Thông tư 195/2016/TT-BTC)

Gtv4

42

4

46

46

5.5

Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Gtv5

0,20%

0,21303% x (Gxd+Gtb)

286

29

315

315

5.6

Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Gtv6

0,50%

0,48894% x (Gxd+Gtb)

656

66

722

722

5.7

Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật

Gtv7

0,00%

0

0

0

0

5.8

Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Gtv8

0,00%

0,03093% x (Gxd+Gtb)

41

4

45

45

5.9

Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi

Gtv9

0,10%

0,08778% x (Gxd+Gtb)

118

12

130

130

5.10

Chi phí thẩm tra thiết kế công nghệ

Gtv10

20,00%

20%*Gtv9

24

2

26

26

5.11

Chi phí thẩm tra Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, phần thiết kế

Gtv11

0,00%

0

0

0

0

5.12

Chi phí thẩm tra Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, phần dự toán

Gtv12

0,00%

0

0

0

0

5.13

Chi phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi

Gtv13

0%*Gtv9

0

0

0

0

5.14

Chi phí thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật

Gtv14

0%*(Gtv11+Gtv12)

0

0

0

0

5.15

Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc

Gtv15

0

0

0

0

5.16

Chi phí thiết kế kỹ thuật

Gtv16

1,70%

1,73499% x Gxd

2.140

214

2.354

2.354

5.17

Chi phí thiết kế bản vẽ thi công

Gtv17

55,00%

55% x Gtv16

0

0

0

0

5.18

Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật

Gtv18

0,10%

0,13483% xGxd

166

17

183

183

5.19

Chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công

Gtv19

40,00%

40% x Gtv18

67

7

74

74

5.20

Chi phí thẩm tra dự toán công trình

Gtv20

0,10%

0,13183% x Gxd

163

16

179

179

5.21

Chi phí Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dipig

Gtv21

0,40%

0,432% x GXD(Dự toán gói thầu)

0

0

0

0

5.22

Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển (Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

Gtv22

0,05%*GGTXD (Dự toán gói thầu)

1

0

1

1

5.23

Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển (Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

Gtv23

0,03%*GGTXD (Dự toán gói thầu)

1

0

1

1

5.24

Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

Gtv24

0,1%)*GGTXD (Dự toán gói thầu)

1

0

1

1

5.25

Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

Gtv25

0,05%*GGTXD (Dự toán gói thầu)

1

0

1

1

5.26

Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển (Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

Gtv26

0,05%*GGTXD (Dự toán gói thầu)

1

0

1

1

5.27

Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất (Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

Gtv27

0,1 % *GGTXD (Dự toán gói thầu)

1

0

1

1

5.28

Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

Gtv28

0,05%*GGTXD (Dự toán gói thầu)

1

0

1

1

5.29

Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu (Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

Gtv29

0,02%*GGTXD (Dự toán gói thầu)

1

0

1

1

5.30

Chi phí giám sát thi công xây dựng

Gtv30

1,80%

1,77521%x Gxd

2.190

219

2.409

2.409

5.31

Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị

Gtv31

0,40%

0,36533% xGtb

39

4

43

43

5.32

Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, đánh giá hồ sơ quan tâm

Gtv32

30,00%

30%*(Gtv21+Gtv31)

12

1

13

13

5.33

Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ đề xuất

Gtv33

60,00%

60%*(Gtv21+Gtv31)

24

2

26

26

5.34

Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị

Gtv34

0,80%

0,83374% xGtb

90

9

99

99

5.35

Chi phí Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn

Gtv35

0,50%

29

3

32

32

6

Chi phí khác

Gk

Gk1: Gk12

1.123

78

1.201

1.201

6.1

Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ

Gk1

0

0

0

0

6.2

Chi phí hạng mục chung, phụ trợ khác

Gk2

0

0

0

0

6.3

Phí thẩm định thiết kế (Thông tư 210/2016/TT- BTC)

Gk3

0,10%

0,08033% x Gxd

99

10

109

109

6.4

Phí thẩm định dự toán (Thông tư 210/2016/TT- BTC)

Gk4

0,10%

0,0781% x Gxd

96

10

106

106

6.5

Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng (Thông tư 209/2016/TT-BTC)

Gk5

0,00%

18

2

20

20

6.6

Phí thẩm định thiết kế cơ sở (Thông tư 209/2016/TT-BTC)

Gk6

50,00%

50%*Gk5

9

1

10

10

6.7

Phí thẩm định phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Thông tư 258/2016/TT-BTC)

Gk7

0,00%

8

8

8

6.8

Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Gk8

0,20%

338

338

338

6.9

Chi phí kiểm toán độc lập

Gk9

0,30%

515

52

567

567

6.10

Phí bảo hiểm công trình (Phụ lục I - Thông tư 50/2022/TT-BTC)

Gk10

0%*Gcpxd

0

0

0

0

6.11

Phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Tư vấn đầu tư xây dựng (Phụ lục II - Thông tư 50/2022/TT-BTC)

Gk11

0,70%

0,65%*Gtv

40

4

44

44

6.12

Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng (Thông tư 10/2021/TT-BXD)

Gk12

0%*Gtv30

0

0

0

7

Chi phí dự phòng

Gdp

Gdp1

7.981

798

8.779

8.779

7.1

Chi phí dự phòng

Gdp2

5,50%

(Gxd+ Gtb+Gqld+Gk +Gtv+Gk)

7.981

798

8.779

8.779

TỔNG CỘNG

151.982

15.164

167.146

33.009

Bảng số 7. Dự kiến số lượng nhân sự PPMU

(Kèm theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh)

STT

Vị trí

Biên chế Nhà nước

Cán bộ hợp đồng

Cộng

1

Giám đốc

1

0

1

2

Phó giám đốc

1

0

1

3

Kế toán trưởng

1

0

1

4

Điều phối viên, GS&ĐG, BS YHGĐ, lập kế hoạch, XDCB (03)

1

5

6

5

Quản lý tài chính/giải ngân

1

1

1

6

Cán bộ Điều phối đào tạo

1

0

1

7

Cán bộ CNTT

0

0

0

8

Kế toán

2

1

3

9

Thủ quỹ, văn thư, lái xe

1

2

3

Cộng

9

9

18

Bảng số 8. Dự kiến các chỉ số kết quả đầu ra chủ yếu của Chương trình

(Kèm theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh)

STT

Mã số

Kết quả chủ yếu của Chương trình

Chỉ tiêu

ĐVT

Dữ liệu ban đầu

Mục tiêu cuối kỳ giai đoạn 2024-2025

Ghi chú

A

CÁC CHỈ SỐ TRONG PAM

I

Mục tiêu phát triển toàn diện của quốc gia: Đạt được mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững)

Tác động của cải cách: Tăng cường chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ YTCS cho nhân dân, đặc biệt ở khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa

ID1

a. 90% số TYTX đạt tiêu chí quốc gia về trạm y tế xã theo Bộ Tiêu chí quốc gia được Bộ Y tế

70%

90% (vào năm 2025)

ID2

b. Tỷ lệ số lượt khám chữa bệnh ngoại trú tại các TYTX trên tổng số lượt khám chữa bệnh ngoại trú trong 12 tháng gần nhất tăng lên ít nhất 25%, số liệu phân tách theo giới tính, độ tuổi và DTTS

20%

25% (vào năm 2025)

ID3

c. Ít nhất 85% phụ nữ mang thai được khám thai bốn lần trong suốt thai kỳ

61,90%

85% (vào năm 2025)

II

Các lĩnh vực, kết quả đầu ra

Kết quả đầu ra 1. Tăng cường đầu tư cho hệ thống YTCS

ID6

1c. 12 bệnh viện huyện tại 6 tỉnh tham gia mô hình điểm về y học gia đình được cung cấp các thiết bị y tế thiết yếu, bao gồm trang thiết bị phục vụ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, trang thiết bị phát hiện và chẩn đoán dịch bệnh

0

Tới năm 2025

TTYT Đắk R’lấp và Cư Jut

Kết quả đầu ra 2. Đổi mới cung ứng dịch vụ YTCS

ID10

2d. 20% số TYTX tại 6 tỉnh tham gia mô hình điểm tiến hành triển khai mô hình bác sỹ gia đình

0

20% vào năm 2025

ID11

2c. 12 huyện tại 6 tỉnh tham gia mô hình điểm được hỗ trợ thành lập đội phản ứng phòng chống dịch

0

20% vào năm 2025

Kết quả đầu ra 3. Nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ y tế cơ sở

ID13

3b. Tỷ lệ số TYTX có bác sĩ trên cả nước tăng lên 88,0%

100% vào năm 2025

ID15

3d. 100 bác sỹ (trong đó ít nhất 38% là nữ) được cấp chứng chỉ bác sỹ gia đình (số liệu phân tách theo giới tính và DTTS)

Tới năm 2025

ID16

3c. Tại 6 tỉnh tham gia mô hình điểm, ít nhất 1000 y sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh (trong đó 65% là nữ) hoàn thành khóa đào tạo về nguyên lý y học gia đình kéo dài 3 ngày

Tới năm 2025

B

CÁC CHỈ SỐ

Kết quả mong đợi 1 (Ban QLCT tỉnh thực hiện)

ID17

Khoảng 37 TYTX được xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp, trong đó bao gồm: Khoảng 10 TYTX được đầu tư xây dựng mới, khoảng 27 TYTX được đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất.

Công trình

0

Tới năm 2025

ID18

Khoảng 44 TYTX được đầu tư trang thiết bị (bao gồm tất cả 10 TYTX được đầu tư xây mới và sửa chữa nâng cấp, và khoảng 27 TYTX khác có nhu cầu đầu tư nâng cấp TTB để phục vụ công tác khám, sàng lọc và chữa bệnh và 7 xã còn lại của 02 huyện thí điểm).

Công trình

0

Tới năm 2025

C

Kết quả mong đợi 2 (Ban QLCT TW thực hiện)

1

Tăng cường năng lực hoạt động của TYTX để thực hiện toàn diện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, trong đó bao gồm các nhiệm vụ:

- Chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, gắn công tác phòng bệnh với khám, chữa bệnh và truyền thông, nâng cao sức khỏe.

- Khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật và cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, quản lý hồ sơ sức khỏe, quản lý theo dõi và điều trị một số bệnh không lây nhiễm (cao huyết áp, tiểu đường, ung thư, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...).

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe, kết nối và trao đổi thông tin giữa các cơ sở y tế.

- Về tăng cường năng lực hoạt động y tế cơ sở:

+ TYTX có đủ năng lực để khám, chữa bệnh cho người dân tại địa phương, thực hiện đầy đủ các dịch vụ thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản, phát triển y học cổ truyền, y học dự phòng, theo dõi sức khỏe, theo dõi, quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính,...

%

-

100%

+ TYTX có khả năng thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe, kết nối thông tin giữa các cơ sở y tế, trong đó có các phần mềm: khám chữa bệnh BHYT, quản lý hồ sơ sức khỏe bệnh nhân và nhân dân tại địa phương, và quản lý hoạt động của TYTX theo nguyên lý YHGĐ.

%

-

100%

+ Các TYTX và TTYT huyện thuộc 2 huyện được tăng cường triển khai mô hình y học gia đình được tăng cường năng lực để thực hiện hiệu quả mô hình y học gia đình và mô hình xét nghiệm tập trung.

%

-

>70%

+ Các TYTX và TTYT huyện thuộc 2 huyện được tăng cường triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe

%

-

>70%

2

Kết quả mong đợi 3 (Ban QLCT TW thực hiện)

Đổi mới cơ chế tài chính, nhân lực và quản lý:

- Hỗ trợ xây dựng, triển khai thực hiện một số chính sách về đổi mới cơ chế tài chính cho TYTX về khám chữa bệnh và y tế dự phòng.

- Nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ y tế tại TYTX và TTYT huyện.

- Tăng cường năng lực quản lý tài chính, quản lý nhân sự và quản lý chung cho cán bộ về y tế tuyến cơ sở

- Đào tạo về nguyên lý y học gia đình áp dụng cho các cán bộ y tế tại các TYTX và TTYT huyện thực hiện mô hình y học gia đình, áp dụng khung chương trình và tài liệu đào tạo sẵn có đã được BYT phê duyệt

100%

-Tập huấn/Đào tạo chuyên môn y tế và vận hành Trung tâm xét nghiệm tập trung theo tiêu chuẩn an toàn sinh học

100%

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho mạng lưới cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở

100%

- Tập huấn/Đào tạo các lớp về quản lý tổ chức y tế, lập kế hoạch, quản lý tài chính, quản lý trang thiết bị và công trình y tế, tập huấn về giới, truyền thông, giám sát, công nghệ thông tin... cho cán bộ quản lý các TYTX và TTYT huyện, các Sở Y tế và BYT trong Chương trình

100%

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm và sơ kết, tổng kết hàng năm về công tác quản lý và hoạt động y tế cơ sở

100%

- Đào tạo/Tập huấn cán bộ Ban Quản lý Chương trình tuyến tỉnh về kỹ năng quản lý chương trình/dự án ODA, tài chính kế toán, mua sắm đấu thầu, quản lý giám sát các hoạt động của Dự án

100%

- Đào tạo, tập huấn kỹ năng cung cấp thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe, kỹ năng tư vấn cho toàn thể đội ngũ cán bộ, viên chức y tế xã phường, TTYT huyện thông qua các Đề án, Dự án, Chương trình, Kế hoạch triển khai, hướng dẫn tăng cường kỹ năng truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe.

%

100%

3

Các chỉ số tác động

Mục tiêu từ năm đến 2025 (dự kiến)

- Tuổi thọ trung bình

Năm

72,24

73,04

- Số năm sống khỏe

Năm

63

≥64,6

- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT

%

88,6

≥95

- Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế

%

- Tỷ lệ TCMR với 12 loại vắc xin.

%

90-95

≥95

- Giảm tỷ suất tử vong trẻ em:

+ Dưới 5 tuổi

33,4

31,9

+ Dưới 1 tuổi

26

24,5

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi

%

30,7

< 28,4

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi

+ Tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi

%

27,2

≤28,4

3.1

Cải thiện sức khỏe nhân dân (bao gồm người nghèo, phụ nữ và trẻ em).

+ Tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân

%

17,8

≤ 18

- Tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành

%

14,9

<12

- Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi:

+ Đối với Nam

cm

163

165,4

+ Đối với Nữ

cm

153

155,4

- Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe

%

75

≥90

- Tỷ lệ người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử, hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân tại cơ Sở Y tế và Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia

%

≥95

+ Số lượng TYT thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử

%

100%

100%

+ Số người dân đã có hồ sơ sức khỏe điện tử được tạo lập, Bao gồm:

%

97%

Nhân khẩu đã ghép nhưng chưa khám

%

87,4%

≥95

Số lượng đã ghép và có dữ liệu phần B

%

6,8%

≥95

Số lượng đã ghép và có dữ liệu phần C

%

0,03%

≥95

Số lượng đã ghép và có dữ liệu phần D

%

9,19%

≥95

- Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đái tháo đường, tăng huyết áp, hen phế quản,... ).

%

85

100

Trong đó:

+ Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân mắc một số bệnh không lây nhiễm trên địa bàn sau khi sàng lọc, khám phát hiện của các TYT triển khai thực hiện

%

50

QĐ 376 ngày 20/3/2015 của TTg

+ Tỷ lệ quản lý, điều trị cho bệnh nhân mắc một số bệnh không lây nhiễm trên địa bàn được phát hiện

%

50

+ Một số chỉ tiêu của Quyết định số 376/QĐ-BYT ngày 20/3/2015 của TTg về chiến lược phòng chống các bệnh không lây nhiễm đến năm 2025

- Khống chế tỷ lệ bị thừa cân béo phì (BMI≥25)

%

>12%

Người trường thành

Số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm (đối với những bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm có giá trị nâng cao hiệu quả điều trị).

%

5% số người mắc

- Phụ nữ ở độ tuổi 30-54 được sàng lọc ung thư cổ tử cung

%

25%

- Số người bị bệnh đái tháo đường được phát hiện.

%

40%

- Số người phát hiện mắc bệnh đái tháo đường được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

%

80%

- Số người phát hiện mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

%

50%

- Số xã, phường quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm.

%

100%

- Bệnh nhân được quản lý, điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

%

85%

- Tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân

1/10.000

19,4

21

- Tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân

1/10.000

8

8,9

- Tỷ lệ dược sĩ đại học trên vạn dân

1/10.000

0,8

2

- Tỷ lệ điều dưỡng trên vạn dân

1/10.000

19

25

- Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế

%

>80

>80

3.2

Xây dựng hệ thống y tế phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo hướng từng bước hiện đại, hiệu quả và bền vững (KH 571/KH-UBND , QĐ 1038/QĐ-UBND và QĐ 1039/QĐ-UBND)

Tuyến huyện:

- Số lượng đơn vị thực hiện được trên 70% danh mục kỹ thuật theo phân tuyến.

%

0

70

Tuyến xã:

- Số lượng TYT tiếp tục duy trì điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thực hiện đầy đủ các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu;

%

100

- Số lượng TYT thực hiện được trên 70% danh mục kỹ thuật;

%

0

100

- Duy trì số lượng TYT xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã

%

68

100

3.3

Xây dựng hệ thống y tế cơ sở hoạt động theo nguyên lý y học gia đình

2.1. Về phát triển mô hình phòng khám

Phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình theo lộ trình để đảm bảo TYT hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình.

%

100

2.2. Về phát triển nhân lực bác sĩ gia đình

- Trạm Y tế đảm bảo biên chế, cơ cấu theo quy định

%

100%

100%

- Thôn, bon có nhân viên y tế được đào tạo tối thiểu từ 6 tháng trở lên

%

100%

- Thôn, bon ở khu vực khó khăn có cô đỡ thôn bản

%

≥ 42%

Các chỉ tiêu khác

- Số lượng giường bệnh

Giường

1.220

- Số lượng khám, chữa bệnh

Lượt

1.074.656

- Số lượng KCB tại tuyến xã

Lượt

272.492

- Số lượng KCB bằng BHYT

Lượt

969.042

- Số lượng KCB bệnh bằng BHYT tại xã

Lượt

241.550

3.4

Khám chữa bệnh từ xa

Xây dựng và phát triển mạng lưới bệnh viện tuyến dưới (bệnh viện tuyến dưới) gồm bệnh viện đa khoa tỉnh, TTYT các huyện thực hiện việc khám, chữa bệnh từ xa. Đồng thời tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân ở vùng nông thôn, đặc biệt người dân vùng sâu, xa, khó khăn. Thông qua một số tiêu chí:

- BVĐK tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện triển khai thực hiện công tác khám, chữa bệnh từ xa

ĐV

50%

100%

- Các TYT tuyến xã có thiết bị, phần mềm kết nối với các đơn vị tuyến trên (hoặc với người bệnh) để triển khai nội dung khám, chữa bệnh từ xa

ĐV

0

100%

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 919/QĐ-UBND ngày 01/08/2024 phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


227

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.236.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!