Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 314/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Vũ Chí Giang
Ngày ban hành: 29/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 314/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 29 tháng 12 năm 2022

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2023

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2022

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2022

1. Nhận thức số

1.1. Ngày Chuyển đổi số

Căn cứ Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia; Quyết định số 1092/QĐ-BTTTT ngày 16/6/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch triển khai Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Văn bản số 4247/BTTTT-THH ngày 16/8/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia; ngày 27/9/2022, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch số 243/KH-UBND về việc truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022, trong đó tập trung tổ chức thông tin, tuyên truyền về Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, các hệ thống thông tin cơ sở, tổ chức tuyên truyền trực quan, tuyên truyền trên môi trường số và trên các mạng xã hội, tin nhắn, trong đó: giao Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo về chuyển đổi số, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cấp tỉnh; giao cấp huyện, cấp xã tùy vào tình hình thực tiễn của mỗi địa phương, đơn vị để tổ chức các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 phù hợp. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị đã ban hành Kế hoạch truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia tại đơn vị, bảo đảm lan tỏa thông điệp “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” đến các tầng lớp nhân dân.

Hưởng ứng Tháng hành động Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10/2022, Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh ban hành Văn bản số 6895/BCĐCĐS-CV ngày 03/10/2022, chỉ đạo Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố khẩn trương, quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các nền tảng số, đẩy mạnh việc thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện nhiệm vụ của Tổ Công nghệ số cộng đồng và Công tác truyền thông về chuyển đổi số.

1.2. Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số

UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hội nghị tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, mọi người dân trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Ngày 20/01/2022, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số do đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số trực tiếp truyền đạt dưới hình thức trực tiếp tại UBND tỉnh và trực tuyến đến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã; có 1.464 đại biểu tham dự Hội nghị.

- Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, UBND thành phố Vĩnh Yên đã chủ động mời chuyên gia cao cấp để trao đổi chia sẻ thông tin về chuyển đổi số cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, qua đó giúp cho mọi người có cái nhìn tổng thể, định hình, định hướng công việc, nhiệm vụ của cơ quan gắn với chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh.

- Hiện nay, công cụ tuyên truyền về chuyển đổi số của tỉnh rất đa dạng, phong phú, thông qua các kênh như: Website Chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc (https://chuyendoiso.vinhphuc.gov.vn); chuyên trang Chuyển đổi số của Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh (https://vinhphuc.gov.vn/chinhquyendt/Pages/home.aspx); chuyên mục Chuyển đổi số của Báo Vĩnh Phúc (http://baovinhphuc.com.vn/thoi-su/chuyen-doi-so-tinh-vinh-phuc); chuyên mục Chuyển đổi số của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh (http://baovinhphuc.com.vn/thoi-su/chuyen-doi-so-tinh-vinh-phuc); các nhóm Zalo “Chuyển đổi số Vĩnh Phúc” và “Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc”; Bản tin Chuyển đổi số, Thông tin và Truyền thông của Sở Thông tin và Truyền thông. Tính đến 20/12/2022, Báo Vĩnh Phúc đăng tải 368 tin, bài; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh 507 tin, phóng sự; Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử trên 189 tin, bài về chuyển đổi số.

- Thông qua các lớp bồi dưỡng, đào tạo kiến thức công nghệ thông tin, kỹ năng số, triển khai các ứng dụng, đặc biệt các ứng dụng nền tảng phòng chống dịch bệnh Covid-19; thông qua các cuộc họp trực tuyến, học trực tuyến đã góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò chuyển đổi số trong đời sống, xã hội, hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh.

1.3. Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia ” trên Zalo

Tỉnh Vĩnh Phúc thành lập nhóm Zalo “Chuyển đổi số Vĩnh Phúc” nhằm tuyên truyền kịp thời các nội dung liên quan chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, hiện có 1.889 người đã quan tâm là thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp và tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh, đã đăng tải 15 tin bài tuyên truyền về chuyển đổi số.

Sở Thông tin và Truyền thông thành lập nhóm Zalo “Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc” nhằm tuyên truyền, đăng tải thông tin về các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và cung cấp các tiện ích cho người dân trên địa bàn tỉnh.

2. Thể chế số

2.1. Ban hành Nghị quyết, Chỉ thị của cấp ủy và kế hoạch 05 năm của cấp chính quyền về chuyển đổi số

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 16/5/2022 của về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 25/01/2022 của về thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 488/QĐ-CT ngày 14/3/2022 và Quyết định số 2073/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc điều chỉnh Quyết định số 488/QĐ-CT ngày 14/3/2022 về việc giao nhiệm vụ, chỉ tiêu chuyển đổi số cho thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 13/6/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; Kế hoạch số 148/KH-BCĐ ngày 10/6/2022 của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc về hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc 06 tháng cuối năm 2022; kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 26/7/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; và nhiều văn bản khác liên quan đến chỉ đạo phát triển về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số (các văn bản cụ thể tại Phụ lục I của Kế hoạch này).

2.2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số năm 2022

Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy và tình hình thực tế triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số, năm 2022, các cơ quan là thành viên tham gia Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh đã phối hợp, tham mưu với UBND tỉnh ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, cơ chế, chính sách liên quan đến triển khai thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh gồm: 01 Chỉ thị của Tỉnh ủy, 01 Nghị quyết của HĐND tỉnh; 01 Chỉ thị, 07 Quyết định và 11 Kế hoạch của UBND tỉnh.

Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì các cuộc họp của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh năm 2022, tham gia đầy đủ các phiên họp của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia; đã giao chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số cho lãnh đạo các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố. Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đã được kiện toàn, bổ sung thành viên là thủ trưởng các sở, ngành, trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan, tại Quyết định số 1858/QĐ-UBND ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh.

Đã triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính mới (bắt đầu từ 01/01/2022), cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến ở mức 4 (đối với các dịch vụ đủ điều kiện); kết nối, đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thanh toán trực tuyến, hệ thống giám sát EMC của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện đang kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Việc triển khai hạ tầng số, triển khai các nền tảng số và tạo lập dữ liệu số cụ thể tại mục 3, 4, 5 của Kế hoạch này.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 chi tiết tại Phụ lục 3 của Kế hoạch này.

3. Hạ tầng số

- Đến nay, tùy theo quy mô, mức độ và chất lượng khác nhau, nhưng 100% cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị 3 cấp tỉnh - huyện - xã đã được trang bị máy tính, mạng LAN, kết nối Internet băng thông rộng cố định để phục vụ công tác chuyên môn, tuy nhiên nhiều trang thiết bị được trang bị theo các giai đoạn khác nhau, chưa bảo đảm đồng bộ, còn nhiều thiết bị cũ, ảnh hưởng tới việc triển khai các ứng dụng dùng chung. Đã thực hiện kết nối đường truyền số liệu chuyên dùng đến 169 đơn vị, địa phương, đồng bộ đến cấp xã.

- Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc được đầu tư đồng bộ về công nghệ, quản lý tập trung, trang bị hệ thống bảo mật bảo đảm an toàn an ninh thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước: thiết bị tường lửa, phòng chống Virus; hệ thống máy chủ quản lý hệ thống và hệ thống máy chủ ứng dụng; hệ thống sao lưu, dự phòng dữ liệu; hệ thống an ninh và giám sát; hệ thống báo và chữa cháy tự động; hệ thống quản trị tập trung, giám sát môi trường; hệ thống lưu điện; hệ thống điều hòa chính xác.

- Ngày 27/4/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về việc phát triển hạ tầng số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025. Đến nay, toàn tỉnh có 3.000 trạm thu phát sóng thông tin di động, phủ sóng di động 3G, 4G toàn tỉnh đạt 100%, đã phát sóng 02 trạm 5G của Viettel; hiện có 1.341.562 thuê bao điện thoại di động (trong đó 1.214.619 thuê bao sử dụng điện thoại thông minh); 284.622 thuê bao Internet băng rộng cố định và 994.999 thuê bao Internet băng rộng di động (số thuê bao Internet băng rộng di động/100 dân đạt 82,54%); tỷ lệ hộ gia đình có Internet băng rộng cố định là 87,2% % thông qua 05 nhà cung cấp dịch vụ là Viettel Vĩnh Phúc, VNPT Vĩnh Phúc, FPT Vĩnh Phúc, Công ty SCTV và VTVcap.

- Dự án Xây dựng hạ tầng nền tảng số phục vụ chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc được HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 20/7/2022, trong đó triển khai dịch vụ điện toán đám mây, hệ thống giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC). Dự án đang thực hiện giai đoạn lập khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

4. Dữ liệu số

- Trên địa bàn tỉnh hiện có 68 hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, trong đó 23 hệ thống thông tin đã phê duyệt cấp độ an toàn thông tin (05 hệ thống thông tin đạt cấp độ 3; 18 hệ thống thông tin đạt cấp độ 2), 45 hệ thống thông tin còn lại chưa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(Danh mục các hệ thống thông tin tại Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này).

- Có nhiều ứng dụng, cơ sở dữ liệu thường xuyên được sử dụng, đã tạo ra dữ liệu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu biểu như các cơ sở dữ liệu: danh mục thuộc nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; người dùng tập trung toàn tỉnh; công báo điện tử; tài liệu lưu trữ lịch sử; hệ thống phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân với chính quyền tỉnh; đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; hộ tịch điện tử; về dân số và hộ gia đình; cơ sở dữ liệu trường, lớp, giáo viên, học sinh; về tuyển sinh, tốt nghiệp; về cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục thuộc ngành giáo dục và đào tạo; đào tạo nghề; về hộ nghèo; hồ sơ sức khỏe cá nhân; khám chữa bệnh của tỉnh; về cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 06 tuổi; tài sản công lĩnh vực hành chính sự nghiệp tỉnh; thu chi ngân sách tỉnh; cơ sở dữ liệu về giá, chỉ số giá; cơ sở dữ liệu về điều tra doanh nghiệp hàng năm; cơ sở dữ liệu khảo sát mức sống; cơ sở dữ liệu điều tra cá thể hàng năm; niên giám thống kê; cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường; khu công nghiệp; viễn thông trên nền GIS; cơ sở dữ liệu khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; theo dõi diễn biến rừng; về nông thôn mới; về quản lý, in giấy phép lái xe; quản lý cầu đường; quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng; về sở hữu trí tuệ; về quản lý công nghệ; quản lý tiêu chuẩn, chất lượng; về quản lý đo lường; về quản lý an toàn bức xạ; địa chính,...

5. Nền tảng số

5.1. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP tỉnh

Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung LGSP tỉnh Vĩnh Phúc được cài đặt, vận hành tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh, đã thiết lập, kết nối với Trục liên thông văn bản Quốc gia, Cổng thanh toán tập trung Quốc gia và sẵn sàng kết nối đến các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, Trung ương.

5.2. Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu

Ngày 10/01/2022, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 173/UBND-VX3 về việc triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Vĩnh Phúc (IOC). Đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Viễn thông Vĩnh Phúc xây dựng, lắp đặt thiết bị phòng điều hành đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông, phối hợp với các cơ quan, đơn vị khảo sát, kết nối liên thông các hệ thống phần mềm chuyên ngành của tỉnh với IOC và xây dựng các Dashboard. Hệ thống phần mềm thử nghiệm triển khai kết nối và hiển thị thông tin, dữ liệu của các lĩnh vực gồm: (1) Hệ thống điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội; (2) Lĩnh vực Y tế; (3) Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo; (4) Giám sát an toàn giao thông, an ninh trật tự; (5) Hoạt động hành chính công; (6) Điều hành tác nghiệp; (7) Quản lý lưu trú; (8) Giám sát thông tin trên không gian mạng; (9) Thông tin dịch Covid.

5.3. Nền tảng họp trực tuyến

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến gồm 01 điểm tập trung tại UBND tỉnh, 09 điểm tại UBND các huyện, thành phố và 136 điểm tại các xã, phường, thị trấn đã được vận hành hiệu quả, phục vụ các cuộc họp từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã góp phần tiết kiệm thời gian, ngân sách, bảo đảm nhiều thành phần cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể tham gia hội nghị. Sở Thông tin và Truyền thông đang tham mưu UBND tỉnh chủ trương thực hiện nhiệm vụ Mua sắm thiết bị hội nghị truyền hình trực tuyến trang bị cho 19 sở, ngành, đoàn thể, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện trong năm 2023.

5.4. Triển khai dạy học trực tuyến

Ngày 08/7/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về việc thực hiện Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đến nay đã có 331/331 trường từ tiểu học đến trung học phổ thông thực hiện chuyển đổi số, 100% cơ sở giáo dục khai thác, sử dụng các kho học liệu trực tuyến dùng chung trên các nền tảng số, 100% cơ sở giáo dục sử dụng các nền tảng số để thông tin, liên lạc với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh (bao gồm cả ứng dụng mạng xã hội), 100% cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác dạy và học trực tuyến (trong trường hợp cần thiết phải nghỉ học trực tiếp).

5.5. Triển khai hóa đơn điện tử

Tại Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 09/3/2022, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ thường trực triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh; ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 14/3/2022 triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh. Cục Thuế tỉnh đã công khai số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền các thông tin về áp dụng hóa đơn điện tử. Đến 30/5/2022, 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sử dụng hóa đơn điện tử. Với thành tích này, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã được Tổng Cục thuế khen thưởng thành tích xuất sắc trong trong việc triển khai Hóa đơn điện tử giai đoạn 2.

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp lớn (Viettel, Misa...) tổ chức các lớp tập huấn về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nội dung tập huấn nhằm cập nhật kiến thức về lĩnh vực kế toán - thuế - hóa đơn điện tử, pháp luật về chuyển đổi số và ứng dụng thương mại hiệu quả trong xuất khẩu; ứng dụng chuyển đổi số trong quản trị hoạt động của doanh nghiệp...

5.6. Về định danh, xác thực điện tử

- Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06), UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo và phổ biến, quán triệt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và Tổ Công tác của Trung ương về các nội dung liên quan đến Đề án 06. Chỉ đạo Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các các dịch vụ công trực tuyến, phương thức sử dụng thông tin thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hết hiệu lực sau ngày 31/12/2022, hướng dẫn công dân tải, cài đặt ứng dụng VNelD, đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

- Toàn tỉnh đã thu nhận được 918.355 hồ sơ trên tổng số 969.342 công dân từ đủ 14 tuổi trở, hiện còn 50.987 trường hợp chưa cấp căn cước công dân gắn chíp, trong đó giảm trừ các trường hợp không thể thu nhận 31.577 trường hợp, đạt 97,8%; lực lượng Công an tỉnh đã thực hiện tiếp nhận 193.477 hồ sơ xin cấp định danh điện tử mức 2 và 22.748 hồ sơ đăng ký định danh điện tử mức 1; đã kích hoạt được 37.423 tài khoản định danh mức 1, 2.

- Ngày 18/4/2022, A05, A06, C06 (Bộ Công an) đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, VNPT kiểm tra đánh giá phần mềm VNPT iGate đã đáp ứng các yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin để kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ngày 07/5/2022, A06 đã hoàn thành kiểm tra, đánh giá an ninh mạng, an toàn thông tin liên quan đến máy chủ bảo mật đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông. Ngày 30/11/2022, tại trụ sở VNPT số 136 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội, Đoàn Kiểm tra liên ngành Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông và Viễn thông Vĩnh Phúc để kiểm tra, đánh giá an ninh mạng, an toàn thông tin đối với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tính Vĩnh Phúc. Đến ngày 20/12/2022, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Vĩnh Phúc đã kết nối được với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cán bộ tại bộ phận một cửa đã sử dụng được dịch vụ xác thực thông tin cá nhân người nộp.

- Việc tổ chức thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu theo Phụ lục I Đề án 06 và 28 dịch vụ công theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Chính phủ: các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Trung ương; khi hệ thống của các Bộ, ngành xây dựng hoàn thiện, hướng dẫn và giao nhiệm vụ, tỉnh Vĩnh Phúc sẵn sàng kết nối và sử dụng theo hướng dẫn.

- Sở Y tế đã chỉ đạo triển khai tra cứu thông tin khám bệnh bằng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử tích hợp thông tin bảo hiểm y tế đối với 155/155 cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh (đạt 100%). Tính đến nay tổng số lượt khám chữa bệnh được quét mã bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip là 18.084 trường hợp.

- Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với cơ sở khám chữa bệnh để tuyên truyền, đẩy mạnh việc sử dụng thẻ Căn cước công dân thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Từ ngày 01/3/2022 người dân đi khám bệnh có thể sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip, xuất trình với nhân viên y tế và các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tra cứu thông tin thẻ Bảo hiểm y tế. Tính đến nay, số lượng căn cước công dân được đồng bộ với thẻ bảo hiểm y tế trên toàn bộ địa bàn tỉnh tính: 730.000 người chiếm khoảng 65,6% số người tham gia bảo hiểm y tế.

- Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thu thập hoàn chỉnh thông tin định danh cá nhân của học sinh, giáo viên trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo và xác thực, đồng bộ số định danh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đến nay đã xác thực được 332.585/339.377 dữ liệu học sinh (đạt 98%); 19.935/20.137 dữ liệu giáo viên, công nhân viên (đạt 99%).

- Ngày 26/9/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành việc kết nối với Cổng dịch vụ công của Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong thực hiện dịch vụ thứ 19 của Đề án 06 (Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận - đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ).

- Sở Tư pháp đã số hóa 100% dữ liệu hộ tịch của tỉnh và đồng bộ dữ liệu vào hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung từ ngày 02/5/2018 đến nay. Tính đến nay hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử của tỉnh đang lưu giữ 333.063 thông tin hộ tịch được đăng ký. Đối với dữ liệu hộ tịch từ tháng 4/2018 trở về trước còn 1.252.421 dữ liệu phải số hóa và năm 2022, ngành tư pháp đã số hóa được 514.056 dữ liệu giai đoạn từ 2016 đến tháng 4 năm 2018 và dự kiến hoàn thành trong năm 2023, đối với dữ liệu còn lại.

5.7. Triển khai và đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu nông nghiệp

Thực hiện Quyết định số 488/QĐ-CT ngày 14/3/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao nhiệm vụ, chỉ tiêu chuyển đổi số cho thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức các tập huấn, đào tạo ứng dụng công nghệ sổ trong sản xuất nông nghiệp và cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng; nâng cao tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng thương mại điện tử; nâng cao tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng nông nghiệp thông minh; nâng cao tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất chăn nuôi. Đến hết 30/9/2022, đã tổ chức tập huấn, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp cho 16.300 thành viên hội nông dân (đạt 10,6%), đưa 16.150 hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng thương mại điện tử (đạt 18,57%). Tỷ lệ số hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động thương mại điện tử, và ứng dụng nông nghiệp thông minh trên địa bàn tỉnh ước đạt 10%, tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất chăn nuôi ước đạt 70%.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đà xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành Đề án chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

5.8. Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử

Phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân do Sở Y tế đang thực hiện triển khai trên địa bàn tỉnh (sử dụng phần mềm miễn phí của VNPT), đến nay 95,5% dân số của tỉnh được lập và quản lý hồ sơ sức khỏe trên phần mềm. Ngày 17/10/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1873/QĐ-UBND phê duyệt dự toán, nguồn kinh phí và kế hoạch lựa chọn nhà thầu Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin Phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2026. Phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân giúp thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân của người dân để lưu trữ các thông tin trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mỗi người theo quy định của Bộ Y tế. Quy mô dự kiến triển khai tại 159 đơn vị bao gồm: Sở Y tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; 07 bệnh viện tuyến tỉnh; 03 bệnh viện bộ, ngành, tư nhân; 09 trung tâm y tế cấp huyện; 138 trạm y tế thuộc 136 xã/phường/thị trấn.

5.9. Ứng dụng, sử dụng các nền tảng số của các Bộ, ngành Trung ương

Thực hiện Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh đề nghị 05 bộ, ngành Trung ương lựa chọn Vĩnh Phúc thí điểm 6 nền tảng số, gồm: Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu; Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân (Bộ thông tin và Truyền thông); Nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (Bộ Y tế); Nền tảng bảo tàng số (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch); Nền tảng Phát thanh số - Truyền hình số (Đài Truyền hình Việt Nam) tại các văn bản số 2229/UBND-VX3, 2230/UBND-VX3, 2231/UBND-VX3, 2232/UBND-VX3, 2233/UBND-VX3 ngày 12/4/2022 của UBND tỉnh.

6. Nhân lực số

- Tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh (đơn vị quản lý, vận hành hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh) hiện có 07 cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông, có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Năm 2022, 02 cán bộ của Trung tâm đã đăng ký dự thi và được tổ chức quốc tế EC - Council cấp chứng chỉ Certified SOC Analyst - CSA (Chuyên gia phân tích an toàn thông tin) và chứng chỉ Certified Ethical Hacker (Hacker mũ trắng). Tuy nhiên, với khối lượng công việc rất lớn và phức tạp thì số lượng cán bộ trên chưa đủ để bao quát toàn bộ công việc theo chức năng, nhiệm vụ công việc được giao.

- Đa số các sở, ban, ngành, huyện, thành phố đã có lãnh đạo phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan. Tuy nhiên, do mức độ quan tâm và quyết tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của lãnh đạo các cơ quan khác nhau, trình độ và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn bất cập, vì vậy mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tại tỉnh vẫn chưa thực sự triệt để tận dụng thế mạnh của chuyển đổi số.

- Hầu hết các sở, ngành, địa phương đều bố trí tối thiểu 01 cán bộ phụ trách kỹ thuật về công nghệ thông tin của đơn vị. Đội ngũ cán bộ này đều có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin, cơ bản đáp ứng trong việc tham mưu, vận hành hệ thống công nghệ thông tin tại đơn vị. Tuy nhiên, do nhiều người còn kiêm nhiệm các công việc khác nên ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ trong tham mưu, vận hành hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị mình.

- Năm 2022, Sở Thông tin và Truyền thông đà tổ chức 10 lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho 280 học viên là cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; 01 lớp đào tạo nghiệp vụ nâng cao cho 30 cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; 02 lớp bồi dưỡng, cập nhập kiến thức an toàn, an ninh mạng cho 136 công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin cấp xã trên địa bàn tỉnh.

7. An toàn thông tin mạng

- Hiện tại có 05 hệ thống thông tin đã được UBND tỉnh phê duyệt cấp độ an toàn cấp độ 3; 17 hệ thống thông tin đã được Sở Thông tin và Truyền thông phê duyệt cấp độ an toàn cấp độ 2 (chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này). Phương án bảo đảm an toàn thông tin trong thiết kế và vận hành hệ thống thông tin phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu, liên kết, tích hợp kỹ thuật, vận hành, bảo mật cho các ứng dụng và cơ sở dữ liệu của tỉnh, ngành với hệ thống thiết bị, phần mềm bảo mật, an toàn an ninh thông tin đồng bộ, hiện đại. Đến nay, đã có 24 sở, ngành và 09 huyện, thành phố được trang bị các trang thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh mạng, cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc theo mô hình quản lý tập trung cho hơn 4.000 máy chủ, máy trạm và thiết bị đầu cuối tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện nhằm nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Phần mềm có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu mã độc về Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Công tác diễn tập bảo đảm an toàn thông tin các cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc được Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hàng năm nhằm tăng cường giải pháp phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin của tỉnh và nâng cao năng lực tổ chức, kỹ năng phối hợp, phân tích, xử lý sự cố an toàn thông tin mạng của cán bộ quản lý, vận hành các hệ thống thông tin của tỉnh.

- Hoạt động giám sát an toàn thông tin được thực hiện liên tục trên không gian mạng; thực hiện 60 lượt thiết lập, thay đổi cấu hình tường lửa, thiết bị phát hiện, chống xâm nhập hệ thống phân giải tên miền nhằm ngăn chặn các nguy cơ mất an toàn thông tin, triển khai mới máy chủ, ứng dụng; ngăn chặn 100% các trường hợp tin tặc sử dụng các máy chủ C&C để điều khiển, phát tán mã độc, thư rác.

- Thường xuyên chia sẻ thông tin giám sát an toàn thông tin về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia theo mô hình bảo đảm an toàn thông tin 4 lớp; thường xuyên giám sát, rà quét thông tin cho hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của 169 đơn vị trong toàn tỉnh.

8. Chính quyền số

8.1. Công tác tham mưu

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và tình hình thực tế triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số, trong năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến chuyển đổi số như: Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 16/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 25/01/2022 của UBND tỉnh về thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 03/3/2022 về triển khai một số nhiệm vụ liên quan đến kinh tế số, xã hội số trên phạm vi toàn tỉnh và thí điểm mô hình chuyển đổi số tại 04 xã, thị trấn; Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 14/3/2022 về việc giao nhiệm vụ, chỉ tiêu chuyển đổi số cho thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 20/4/2022 về nâng cao nhận thức; đào tạo, tập huấn, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 148/KH-BCĐ ngày 10/6/2022 về hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc 06 tháng cuối năm 2022; Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 13/6/2022 ban hành quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; Nghị quyết số 14/NQ/2022/HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 26/7/2022 về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 12/8/2022 về triển khai thực hiện Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2022-2025”; Quyết định số 2073/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 về việc điều chỉnh nhiệm vụ, chỉ tiêu chuyển đổi số của thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 2074/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá Chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc và nhiều văn bản khác liên quan đến chỉ đạo phát triển về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số...

8.2. Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin

- Phần mềm một cửa, dịch vụ công trực tuyến iGate của tỉnh vận hành tại địa chỉ dichvucong.vinhphuc.gov.vn, trong đó có: 792 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; 227 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến. Tổng số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến là 80.534 hồ sơ trên tổng số 290.387 hồ sơ của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (bao gồm cả tiếp nhận trực tiếp và trực tuyến), đạt 28%. Tính đến ngày 31/10/2022 đã thực hiện 8.918 giao dịch thanh toán trực tuyến qua nền tảng thanh toán của cổng Dịch vụ công quốc gia, với tổng số tiền giao dịch hơn 8.105 triệu đồng.

- Về triển khai hệ thống văn bản điện tử và kết nối liên thông với Trục văn bản quốc gia: Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 14/12/2022, có 956.167 văn bản đến luân chuyển trên phần mềm quản lý văn bản (cấp tỉnh 287.645 văn bản, cấp huyện 140.709 văn bản, cấp xã 527.813 văn bản), có 280.188 văn bản đi luân chuyển trên phần mềm quản lý văn bản (cấp tỉnh 104.118 văn bản, cấp huyện 73.622 văn bản, cấp xã 102.448 văn bản), có 276.960 văn bản đi ký số trên phần mềm quản lý văn bản (cấp tỉnh 103.921 văn bản, cấp huyện 71.899 văn bản, cấp xã 101.140 văn bản). Tỷ lệ ký số trên phần mềm quản lý văn bản của cả tỉnh là 98,8% (tỷ lệ ký số của các sở, ban, ngành là 99,8%, tỷ lệ ký số của UBND các huyện, thành phố là 97,7%, tỷ lệ ký số của UBND các xã, phường, thị trấn là 98,7%).

- Đến nay, đã cấp chứng thư số cho 39 cơ quan, đơn vị, với tổng số 2.212 chứng thư số, bao gồm 1.773 chứng thư số cá nhân, 439 chứng thư số cơ quan; đã đăng ký cấp 86 Sim PKI cho lãnh đạo của 22 cơ quan, đơn vị. Trên địa bàn tỉnh hiện có 11.250 chữ ký số công cộng (7.956 chữ ký số của công ty, doanh nghiệp, 3.294 chữ ký số cá nhân) do VNPT Vĩnh Phúc, Viettel Vĩnh Phúc cung cấp cho người dân, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng để ký số, xác thực, thực hiện trong các giao dịch điện tử dưới các hình thức cung cấp thiết bị và sử dụng như Token, Sim, HSM, Smart.

- Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh và 42 Cổng thông tin điện tử của ngành, địa phương tiếp tục được vận hành, cập nhật dữ liệu theo quy định. Các Cổng thông tin điện tử đã cơ bản đăng tải công khai các thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, qua đó góp phần đẩy mạnh minh bạch và tiếp cận thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân với các cơ quan Nhà nước. Thực hiện Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát, bảo đảm các chức năng trên Cổng thông tin điện tử của ngành, địa phương đáp ứng theo quy định.

- Đã triển khai hệ thống phòng họp không giấy tại Văn phòng Tỉnh ủy, chính thức khai trương đưa vào sử dụng ngày 05/7/2022.

- Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng phần mềm của các trường học công lập trên địa bàn tỉnh (493 đơn vị); qua kiểm tra đã chỉ ra những ưu điểm, lưu ý những hạn chế cần phải khắc phục trong việc lựa chọn phần mềm, bảo đảm phải là những nền tảng tốt, dễ sử dụng, hiệu quả, tránh trùng lắp, đáp ứng khả năng kết nối, chia sẻ, đồng bộ.

8.3. Tổng hợp thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số của thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 14/3/2022 và Quyết định số 2073/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh.

Việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số của thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 14/3/2022 và Quyết định số 2073/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh đã được các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo định kỳ theo quy định. Tuy nhiên, một số đơn vị, địa phương chưa hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu theo yêu cầu và còn có chỉ tiêu hiện tại vẫn chưa bảo đảm thống nhất trong thống kê để thực hiện đánh giá như Chỉ tiêu “Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên” do Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Vĩnh Phúc chưa chuẩn hóa các mức độ đánh giá và chức năng thống kê riêng đối với từng cơ quan, đơn vị (kết quả cụ thể của từng cơ quan tại Phụ lục 4 của Kế hoạch này).

9. Kinh tế số

- Tổng hợp theo phân ngành kinh tế, hiện nay tổng số doanh nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông và công nghệ số là 3.801 doanh nghiệp; 1.160 doanh nghiệp của tỉnh cung cấp dịch vụ vận tải và logistic sử dụng công nghệ số; 472 doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ số. Các sản phẩm chủ yếu là thiết bị điện tử, linh kiện điện tử như: phần cứng máy tính, camera điện thoại, sản phẩm cảm biến, anten điện thoại, sạc điện thoại, mô tơ, bản mạch. Tổng doanh thu lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin năm 2022 ước đạt 183.001 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2021. Tổng giá trị tăng thêm của sản phẩm thuộc lĩnh ngành theo dõi là 31.248 tỷ, chiếm 20,4 % tổng giá trị sản phẩm (GRDP) của tỉnh.

- 100% doanh nghiệp sử dụng nền tảng hóa đơn điện tử; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại có thiết bị thanh toán - POS không dùng tiền mặt; 55% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại tổ chức tín dụng; 65% cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà sử dụng qua các kênh thanh toán điện tử.

- Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, ngày 27/6/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày về việc triển khai chương trình xác định mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giao các sở, ngành, địa phương thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức tập huấn, phối hợp với các doanh nghiệp triển khai đưa hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử,... Đến nay có khoảng 4.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đã sử dụng các nền tảng số.

10. Xã hội số

- Với tỷ lệ cao về thuê bao Internet băng rộng cố định và thuê bao Internet băng rộng di động đã thúc đẩy xã hội số tỉnh Vĩnh Phúc phát triển mạnh mẽ, cụ thể:

Đến nay, 95,5% dân số của tỉnh được lập và quản lý hồ sơ sức khỏe trên phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân. Các cơ sở khám bệnh chữa bệnh đã triển khai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để hỗ trợ người dân.

Đã có 100% các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông thực hiện chuyển đổi số, 100% cơ sở giáo dục khai thác, sử dụng các kho học liệu trực tuyến dùng chung trên các nền tảng số, 100% cơ sở giáo dục sử dụng các nền tảng số để thông tin, liên lạc với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh, 100% cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác dạy và học trực tuyến.

- Ngày 4/10/2022, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế khai trương nền tảng xã hội số - ứng dụng Vĩnh Phúc ID, giới thiệu các giải pháp chuyển đổi số ngành y tế, giáo dục và đào tạo và triển khai các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt.

- Đã phối hợp với các tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft, Dell, Oacle giới thiệu các giải pháp cho các lĩnh vực như: thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo.

- Đang thúc đẩy thí điểm chuyển đổi số toàn diện tại 04 xã, thị trấn: xã Lãng Công, xã Hướng Đạo, thị trấn Thổ Tang, và thị trấn Tam Đảo: triển khai hệ thống truyền thanh ứng dụng mạng viễn thông, công nghệ thông tin; hệ thống thí điểm một số camera giám sát phục vụ quản lý, điều hành, tăng cường an ninh; đưa sản phẩm, hàng hóa lên giao dịch trên sàn thương mại điện tử; tổ chức triển khai các dịch vụ, ứng dụng chuyển đổi số lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch...

11. Kinh phí đã thực hiện năm 2022.

Tổng kinh phí dành cho chuyển đổi số của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 là 134,7 tỷ đồng (Chi tiết tại Phụ lục 5 kèm theo Kế hoạch này).

II. HẠN CHẾ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Hạn chế tồn tại

- Kết quả hoạt động chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số mặc dù đã có những thay đổi rất tích cực, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, chưa khai thác hết thế mạnh của chuyển đổi số tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính.

- Việc chuyển đổi số diễn ra chưa đồng đều giữa các sở, ngành, địa phương. Nhiều cơ quan, đơn vị chưa xác định rõ trách nhiệm, chưa đề xuất được các công việc cụ thể liên quan đến chuyển đổi số. Mặc dù những tháng cuối năm các đơn vị đã nỗ lực cố gắng, nhưng chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ bình quân toàn tỉnh chưa đạt so với yêu cầu.

- Hạ tầng công nghệ số của tỉnh vẫn chưa thực sự tiếp cận công nghệ hiện đại, chưa thực sự ứng dụng điện toán đám mây, mà đang dừng ở công nghệ ảo hóa. Mạng viễn thông thế hệ mới 5G mới chỉ ở bước khởi đầu.

- Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các sở, ngành, huyện, thành phố còn rất thiếu và chưa thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới theo yêu cầu. Vẫn có tình trạng cán bộ công nghệ thông tin tiếp tục xin thôi việc trong cơ quan nhà nước gây khó khăn, bị động liên quan đến triển khai chuyển đổi số. Việc tuyển dụng viên chức công nghệ thông tin gặp nhiều khó khăn, sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp không quan tâm đến khu vực hành chính, sự nghiệp, dẫn đến các cơ quan nhà nước không tuyển được cán bộ có chuyên môn về công nghệ, kỹ thuật tham mưu, thực hiện liên quan đến chuyển đổi số.

2. Nguyên nhân

- Vẫn còn tình trạng người đứng đầu cấp sở, ngành, các địa phương ngại phải thay đổi thói quen, nếp nghĩ, cách làm.

- Chuyển đổi số phụ thuộc rất lớn vào 02 yếu tố là thể chế và công nghệ, trong khi hình thành, hoàn thiện thể chế liên quan đến chuyển đổi số còn mất nhiều thời gian; thông qua công nghệ để tạo nền tảng số cũng khó khăn, tốn thời gian vì nền tảng số vẫn phải phụ thuộc vào chính sách, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực.

- Các lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông phức tạp, công nghệ thay đổi nhanh, trong khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt thiếu các văn bản hướng dẫn xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh. Các cơ sở dữ liệu quốc gia ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử còn triển khai chậm. Các hệ thống thông tin triển khai từ các cơ quan Trung ương còn hạn chế trong liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống tại địa phương.

- Không tuyển dụng được biên chế vào khu vực hành chính, sự nghiệp thuộc lĩnh vực, chuyên môn ngành công nghệ thông tin, nguyên nhân chính là độ hấp dẫn về công việc và chế độ đãi ngộ rất thấp so với khu vực ngoài nhà nước.

Phần II

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Luật An toàn thông tin ngày 11/9/2015;

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung kiến trúc Chính phủ Việt Nam phiên bản 2.0;

Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28//01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia;

Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS ngày 15/6/2022 của Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số Ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022;

Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 16/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của HĐND tỉnh thông qua Đề án hoàn thiện Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025;

Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 25/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc;

Quyết định số 2696/QĐ-UBND ngày 28/9/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án hoàn thiện Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025;

Quyết định số 2795/QĐ-UBND ngày 13/11/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, phiên bản 2.0;

Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 18/6/2020 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng;

Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 26/7/2022 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 -2025);

Quyết định số 488/QĐ-CT ngày 14/3/2022 và Quyết định số 2073/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc điều chỉnh Quyết định số 488/QĐ-CT ngày 14/3/2022 về việc giao nhiệm vụ, chỉ tiêu chuyển đổi số cho thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

Văn bản số 5406/BTTTT-CĐSQG ngày 03/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Văn bản số 8610/UBND-VX3 ngày 28/11/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số tỉnh Vĩnh Phúc; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; nâng cao vị trí xếp hạng về chỉ số chuyển đổi số của tỉnh.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Xây dựng chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

1.1 Cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên các phương tiện và các nền tảng số.

- 100% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

- Tối thiểu 60% hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận, xử lý trực tuyến trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

- Tối thiểu 80% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp. Khi sử dụng dịch vụ công, người dân chỉ phải nhập một lần đối với các dữ liệu cơ quan nhà nước chưa hình thành cơ sở dữ liệu số.

- Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước

- 100% các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

- 100% lãnh đạo các cơ quan nhà nước được cấp, sử dụng chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ.

- 100% văn bản trao đổi qua giữa các cơ quan Nhà nước của tỉnh được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, bảo đảm tính pháp lý của văn bản theo quy định (trừ văn bản mật theo quy định).

- 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.

- 60% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 50% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 40% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- Tăng cường sử dụng hiệu quả hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến; Rút ngắn thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.

- Tối thiểu 30% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Mỗi huyện, thành phố có tối thiểu 01 xã, phường, thị trấn hoàn thành thí điểm chuyển đổi số.

2. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Tỷ trọng kinh tế số đạt trên 20% GRDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 10%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 80%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 50%;

- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt 2%.

3. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 60%;

- Tỷ lệ dân sổ từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt 50%;

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt 70%;

- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%;

- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt 70%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt 50%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt 30%;

- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 90%;

- Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%;

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%.

IV. NHIỆM VỤ

1. Nhận thức số

1.1. Ngày Chuyển đổi số

- Ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh về việc truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 theo đúng chủ đề, định hướng tuyên truyền của bộ, ngành, Trung ương và của tỉnh.

- Phổ cập, truyền thông nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Tháng 10 (Tháng Tiêu dùng số) trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, bảo đảm lan tỏa thông điệp hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia đến các tầng lớp nhân dân.

1.2. Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số bằng nhiều hình thức (quyển, tờ rơi, video, clip,), trên nhiều phương tiện (báo, đài phát thanh - truyền hình, trang/cổng thông tin điện tử, đài truyền thanh cơ sở...);

Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân về chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

1.3. Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo

Tiếp tục hoạt động có hiệu quả 02 nhóm Zalo “Chuyển đổi số Vĩnh Phúc” và “Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc” nhằm tuyên truyền, triển khai kịp thời các nội dung liên quan chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

2. Thể chế số

Bám sát các yêu cầu, chỉ tiêu về chuyển đổi số đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo để tiếp tục tham mưu với HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các nội dung, cụ thể:

- Ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh;

- Ban hành Chỉ thị của UBND tỉnh về tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng phục vụ chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc;

- Ban hành Quyết định của UBND tỉnh ban hành: Kiến trúc dữ liệu tỉnh Vĩnh Phúc; Quy chế hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quy chế phối hợp quản lý thông tin giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quy chế quản lý, vận hành và khai thác cổng dữ liệu mở.

- Ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh về việc truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023; Kế hoạch hưởng ứng và phổ biến Tháng 10 - Tháng Tiêu dùng số; Kế hoạch về công tác thông tin tuyên truyền kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính công thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh.

3. Hạ tầng số

- Nâng cấp trung tâm dữ liệu của tỉnh, thuê trung tâm dữ liệu dự phòng, bảo đảm tiêu chí triển khai và sử dụng dịch vụ điện toán đám mây; sẵn sàng hạ tầng triển khai các ứng dụng dùng chung, ứng dụng chuyên ngành của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; đủ điều kiện để triển khai Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC), sẵn sàng tích hợp các dịch vụ đô thị thông minh; giám sát, đánh giá hiệu quả việc vận hành, khai thác các ứng dụng tại các sở, ngành, địa phương của tỉnh.

- Củng cố hệ thống hội nghị truyền hình phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đến các sở, ngành của tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Củng cố an toàn thông tin, an ninh mạng (xây dựng Trung tâm giám sát an toàn, an ninh không gian mạng - SOC, triển khai hệ thống phòng chống mã độc, Virus, kết nối, chia sẻ thông tin tập trung).

- Nâng cấp mạng máy tính, máy tính của các sở, ban, ngành của tỉnh; mạng máy tính, máy tính, máy in, máy quét cấp xã, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất cho cấp xã tham gia cung cấp dịch vụ công trực tuyến, khai thác, vận hành hệ thống một cửa điện tử liên thông, triển khai các ứng dụng chuyên ngành, số hóa, cập nhật dữ liệu điện tử.

- Thuê hệ thống Camera giám sát an toàn giao thông, an ninh trật tự nhằm giám sát giao thông tại một số điểm công cộng phức tạp, kịp thời phát hiện, xử lý các điểm nóng, điểm nghẽn giao thông; hỗ trợ lực lượng bảo đảm an toàn giao thông, góp phần giữ an ninh trật tự, kịp thời xử lý các tình huống mất an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin cho cấp xã, củng cố hệ thống thông tin cơ sở phục vụ triển khai Chính quyền điện tử tỉnh.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng mạng lưới, cung cấp mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật xây dựng Chính quyền điện tử, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số.

4. Dữ liệu số

- Xây dựng kho dữ liệu điện tử dùng chung, cổng dữ liệu mở, các nền tảng dữ liệu dùng chung kết nối, đồng bộ với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các sở, ngành trên địa bàn tỉnh và tích hợp với cổng dữ liệu quốc gia.

- Xây dựng kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.

5. Nền tảng số

- Triển khai hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung (LGSP) của tỉnh phục vụ kết nối nền tảng Chính phủ điện tử quốc gia; tích hợp các ứng dụng, dịch vụ và cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh vào hệ thống.

- Kết nối, tích hợp các hệ thống dùng chung của tỉnh với các cổng thanh toán điện tử tập trung do Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng, phát triển nền tảng cung cấp các dịch vụ trên thiết bị di động hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tra cứu, khai thác các hệ thống thông tin, dịch vụ công.

- Thuê hệ thống GIS dùng chung tỉnh Vĩnh Phúc nhằm xây dựng và hình thành các cơ sở dữ liệu GIS tổng hợp phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Cung cấp nền tảng công nghệ GIS cho các sở, ban, ngành, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh có nhu cầu ứng dụng có thể kế thừa, sử dụng, khai thác và phát triển các ứng dụng và hỗ trợ người dân và doanh nghiệp được tiếp cận nhiều nguồn thông tin.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả các ứng dụng nền tảng số: hóa đơn điện tử, hồ sơ sức khỏe, định danh và xác thực điện tử, dạy học trực tuyến...

6. Nhân lực số

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản, kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số cho cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục rà soát, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức về quản trị hệ thống, an toàn thông tin... cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin làm việc tại các đơn vị, địa phương. Cử cán bộ có năng lực tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu phù hợp với chuẩn của trong nước và quốc tế về quản trị mạng, an toàn, bảo mật thông tin.

- Xây dựng chính sách thu hút, hỗ trợ nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tăng cường, giữ chân cán bộ có trình độ chuyên môn cao về công nghệ thông tin, an toàn thông tin phục chuyển đổi số của tỉnh.

7. An toàn thông tin mạng

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước và người dùng Internet trên địa bàn.

- Rà soát, kiểm tra, đánh giá, thẩm định và tổ chức thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh theo cấp độ đối với các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý của tỉnh.

- Triển khai xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin).

- Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.

- Tổ chức đào tạo, tuyển dụng hình thành đội ngũ chuyên trách về an toàn thông tin; duy trì các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

8. Chính quyền số

Triển khai các phần mềm ứng dụng dùng chung: Thư điện tử; Cổng thông tin - Giao tiếp điện tử và các cổng thành phần, Một cửa điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến, Quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, ứng dụng phát triển giao dịch điện tử, xác thực điện tử, văn phòng điện tử như quản lý văn bản, tài liệu điện tử, tài liệu họp, phòng họp trực tuyến, phòng họp không giấy, quản lý kế hoạch và theo dõi công việc qua mạng,... bảo đảm hoàn thành các mục tiêu tại Nghị quyết số 17/2019/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

9. Kinh tế số

- Tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức về các công nghệ số, các loại mô hình kinh tế số đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm của những doanh nghiệp trong từng lĩnh vực đang thành công nhờ các mô hình kinh doanh sáng tạo với công nghệ số.

- Triển khai Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, đôn đốc doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực, địa bàn tích cực tham gia. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực đạt mức độ chuyển đổi số cao để hình thành các doanh nghiệp số.

- Triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát và logistic chuyển đổi số, thúc đẩy việc áp dụng nền tảng mã địa chỉ bưu chính VPostcode trong hoạt động thương mại điện tử và logistic; Chương trình hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chuyển đổi số, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

- Triển khai, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, triển khai Chương trình hỗ trợ bệnh viện, trường học thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số quản trị hoạt động của đơn vị.

- Triển khai Nền tảng hóa đơn điện tử quốc gia, kết nối, liên thông với toàn bộ các cơ quan thuế, cho phép thanh toán hóa đơn điện tử, rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch điện tử.

10. Xã hội số

- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân. Đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng thông rộng đến tất cả các thôn, tổ dân phố, khu vực dân sinh; tăng tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn; nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng, phủ sóng chất lượng ở các vùng trắng, vùng lõm về kết nối mạng băng thông rộng.

- Thúc đẩy phát triển không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh. Trước tiên là nêu cao tinh thần, trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước.

- Đưa chương trình phổ biến kiến thức về chuyển đổi số vào các trường đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu lan toả tiến trình chuyển đổi số.

- Thành lập, duy trì mạng lưới tổ công nghệ cộng đồng, nòng cốt là đội ngũ ngành Thông tin và Truyền thông có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp công nghệ thông tin với mục đích hỗ trợ, thúc đẩy phổ cập kỹ năng số cho người dân, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ số của cơ quan nhà nước thông qua các hoạt động xã hội hoá.

- Phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở: Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hệ thống truyền thanh cơ sở cấp huyện, cấp xã.

- Triển khai các kênh tương tác trực tuyến, tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp để người dân tham gia, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, ra quyết định của cơ quan nhà nước.

V. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Quảng bá, tuyên truyền sâu rộng đến người dân và doanh nghiệp về việc triển khai Chính quyền điện tử của tỉnh, bảo đảm cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể tiếp cận sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi Chính quyền điện tử.

- Đẩy mạnh tương tác trực tuyến giữa cơ quan Nhà nước và người dân, doanh nghiệp thông qua kênh Hệ thống tiếp nhận, giải quyết các phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân với Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc; Phần mềm điều tra đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với Chính quyền tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp khai thác các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong việc triển khai Chính quyền điện tử và hỗ trợ cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm, năng lực sản xuất của doanh nghiệp công nghệ thông tin, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân nhằm triển khai các dịch vụ Chính quyền số thuận lợi.

- Lựa chọn hợp tác với các Tập đoàn công nghệ lớn (VNPT, Viettel, FPT...); các Tập đoàn đang có các sản phẩm công nghệ thông tin cung cấp cho Chính phủ, triển khai xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin mang tính hệ thống, để thuận lợi trong việc tích hợp, liên thông các hệ thống, khai thác chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung. Đẩy mạnh các hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

Tăng cường đầu tư nâng cấp Trung tâm dữ liệu của tỉnh, lựa chọn giải pháp công nghệ tiên tiến như: điện toán đám mây, Internet vạn vật, dữ liệu khối, dữ liệu lớn, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo... để quản lý tập trung các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai chính quyền số, đô thị thông minh và đảm bảo an toàn thông tin.

4. Thu hút nguồn lực công nghệ thông tin

- Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi để thu hút chuyên gia, nhân lực tham gia xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử.

- Từng bước thay đổi cơ cấu ngân sách dành cho ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính quyền điện tử. Ưu tiên nguồn kinh phí sự nghiệp, bố trí thực hiện các nhiệm vụ thuê dịch vụ công nghệ thông tin (Hàng năm bảo đảm tổng nguồn kinh phí thường xuyên và đầu tư công tối thiểu từ 1% trên tổng chi ngân sách nhà nước dành cho chuyển đổi số, hoàn thiện Chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, kinh tế số, xã hội số của tỉnh; bảo đảm tối thiểu 10% kinh phí từ các dự án, chương trình công nghệ thông tin dành cho an toàn, an ninh mạng).

- Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp, các nhà tài trợ, các tổ chức trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư, hỗ trợ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế

Chủ động nghiên cứu, hợp tác, học tập kinh nghiệm về chuyển đổi số với các tỉnh, thành khác, với các quốc gia trên thế giới.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí phục vụ chuyển đổi số của tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến thực hiện năm 2023 là 162.400 triệu đồng (Chi tiết tại Phụ lục 6 kèm theo Kế hoạch này).

VII. DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ

Dự kiến Danh mục các dự án, nhiệm vụ phục vụ chuyển đổi số của các cơ quan Nhà nước năm 2023, trong quá trình triển khai thực hiện sẽ điều chỉnh cho phù hợp. (chi tiết tại Phụ lục 6, kèm theo Kế hoạch này).

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Tham mưu và tổ chức triển khai các giải pháp nâng cao chỉ số chuyển đổi số (DTI) của Vĩnh Phúc: phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Vĩnh Phúc trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chuyển đổi số.

- Tiếp tục mở rộng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh.

- Triển khai hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đáp ứng yêu cầu của cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp.

- Triển khai thí điểm 02 nền tảng: Nền tảng tổng hợp phân tích dữ liệu và Nền tảng khảo sát thu thập ý kiến người dân (trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản số 2292/BTTTT-THH ngày 14/6/2022 đồng ý lựa chọn Vĩnh Phúc thí điểm 02 nền tảng nêu trên).

- Triển khai Trung tâm giám sát, điều hành thông minh của tỉnh; kết nối các hệ thống thông tin dùng chung, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các sở, ban, ngành với Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh để theo dõi, giám sát, chia sẻ dữ liệu (dữ liệu được phép chia sẻ).

- Xây dựng và triển khai ứng dụng phản ánh kiến nghị (bao gồm cả phản ánh hiện trường) tới người dân và doanh nghiệp.

- Triển khai nền tảng bản đồ số tích hợp với nền tảng địa chỉ số trên địa bàn tỉnh, thuê hệ thống GIS dùng chung tỉnh; tham mưu triển khai các ứng dụng thông tin địa lý chuyên ngành tại các sở, ban, ngành để bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả.

- Nghiên cứu giải pháp đề xuất triển khai, thuê kho dữ liệu điện tử dùng chung của tỉnh.

- Ứng dụng trên thiết bị di động, tích hợp đầy đủ các dịch vụ phục vụ cán bộ công chức và nhu cầu thông tin thường ngày của người dân.

- Hỗ trợ, thực hiện triển khai thí điểm chuyển đổi số toàn diện tại 09 phường, xã, thị trấn (phường Ngô Quyền, phường Hùng Vương, thị trấn Thổ Tang, xã Bắc Bình, xã Lãng Công, xã Hướng Đạo, xã Liên Châu, thị trấn Thanh Lãng và thị trấn Tam Đảo) với các nội dung như: triển khai hệ thống truyền thanh ứng dụng mạng viễn thông, công nghệ thông tin; hệ thống thí điểm một số camera giám sát phục vụ quản lý, điều hành, tăng cường an ninh; đưa sản phẩm, hàng hóa lên giao dịch trên sàn thương mại điện tử; tổ chức triển khai các dịch vụ, ứng dụng chuyển đổi số lĩnh vực ngân hàng, y tế, giáo dục, du lịch...

2. Văn phòng UBND tỉnh

- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành rà soát, trình công bố dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ. Kiểm soát chất lượng trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm hợp lý, dễ thực hiện.

- Tham mưu các giải pháp để nâng cao số lượng, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến đối với các dịch vụ công trực tuyến phát sinh nhiều hồ sơ.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì tham mưu để khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Cập nhật tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trên hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công; nghiên cứu, triển khai cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh, có khả năng kết nối và đồng bộ với hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công.

- Tham mưu bảo đảm nguồn lực đầu tư công triển khai các dự án liên quan đến chuyển đổi số.

4. Sở Tài chính

- Giám sát, thúc đẩy triển khai hiệu quả nền tảng quản lý tài sản công.

- Triển khai hệ thống thông tin về thu, chi ngân sách của tỉnh.

- Tham mưu bảo đảm nguồn lực chi thường xuyên đối với các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số.

5. Sở Nội vụ

- Triển khai cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ.

- Triển khai, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lưu trữ điện tử, số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc.

6. Sở Tư pháp

- Triển khai kết nối, liên thông, số hóa và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp.

- Số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính.

- Tiếp tục triển khai phần mềm quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu về chứng thực, công chứng trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai hệ thống đấu giá tài sản công trực tuyến.

7. Sở Xây dựng

- Tham mưu triển khai các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng hệ thống quy hoạch và phát triển đô thị trên nền GIS tỉnh Vĩnh Phúc.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Cập nhật dữ liệu đầy đủ lên phần mềm quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai VBDLIS; báo cáo hiện trạng và kết quả số hóa hồ sơ địa chính đang lưu trữ tại Văn phòng Đăng ký đất đai.

- Triển khai xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000 tỉnh Vĩnh Phúc.

- Triển khai, xây dựng các cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường, quan trắc,... trên địa bàn tỉnh.

9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Triển khai hiệu quả Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2025.

- Phối hợp hỗ trợ các hợp tác xã, hộ kinh doanh quảng bá, bán sản phẩm trên trên các sàn thương mại điện tử, ứng dụng nông nghiệp thông minh.

- Tuyên truyền, hỗ trợ hộ gia đình chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất chăn nuôi.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai thí điểm Nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản trên địa bàn tỉnh; kết nối, tích hợp và đồng bộ dữ liệu với hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai.

10. Sở Công Thương

- Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Công Thương.

- Tham mưu ban hành và triển khai Đề án phát triển thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Phúc.

11. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Triển khai nền tảng quản lý toàn diện thống nhất, kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm giám sát điều hành thông minh của tỉnh: quản lý, số hóa hồ sơ giáo viên đối với 100% trường học các khối mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh; quản lý công tác giảng dạy của giáo viên (số điểm gọi tên và ghi điểm điện tử); quản lý hồ sơ học sinh bằng học bạ điện tử; quản lý quá trình học tập và rèn luyện của học sinh thông qua sổ liên lạc điện tử; quản lý các kỳ thi, bài thi do nhà trường tổ chức...

- Đôn đốc việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

12. Sở Y tế

- Triển khai thuê phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1873/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

- Triển khai thí điểm Nền tảng khám chữa bệnh từ xa (công văn số 2232/UBND-VX3 ngày 12/4/2022 của UBND tỉnh gửi Bộ Y tế); trong đó tích hợp các yêu cầu: chữ ký số, bệnh án điện tử (EMR), phần mềm quản lý khám chữa bệnh (HIS)... tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh bảo đảm đồng bộ, kết nối, chia sẻ dữ liệu.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý quản lý được, quầy thuốc, nhà thuốc, hành nghề y, được ngoài công lập,...

- Tham mưu với UBND tỉnh triển khai Quyết định số 2955/QĐ-BYT ngày 28/10/2022 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo lộ trình phù hợp với địa phương.

- Đôn đốc việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

13. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch

- Triển khai thuê hệ thống quản lý, điều hành du lịch thông minh theo Quyết định số 2203/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên số về văn hóa, du lịch, thể thao của tỉnh.

- Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu số, số hóa tài liệu của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc.

- Triển khai thí điểm Nền tảng Bảo tàng số. Thực hiện số hoá tư liệu, hiện vật và xây dựng hệ thống bảo tàng số cho bảo tàng Vĩnh Phúc theo Công văn số 9152/UBND-VX3 ngày 13/12/2022 của UBND tỉnh.

14. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh

Nghiên cứu, đề xuất tham mưu triển khai hệ thống quản lý trên nền GIS đối với lĩnh vực quản lý quy hoạch, xây dựng tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

15. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục làm việc với đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam để sớm triển khai thí điểm Nền tảng truyền hình số (công văn số 2233/UBND-VX3 ngày 12/4/2022 của UBND tỉnh gửi Đài Truyền hình Việt Nam).

- Tích cực thực hiện tuyên truyền thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

16. Công an tỉnh

- Tham mưu đôn đốc triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh, mục tiêu 100% các dịch vụ công và dữ liệu cập nhật kịp thời, bảo đảm đúng, đủ, sạch, sống. Hướng dẫn bảo đảm an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng của tỉnh.

17. Các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã

- Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 26/7/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; và Kế hoạch này của UBND tỉnh.

- Đẩy mạnh triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh. Phấn đấu trong hết năm 2022, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%.

- Sở Thông tin và Truyền thông - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh theo thời gian quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh với UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp) để xem xét, điều chỉnh, sửa đổi phù hợp./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số (B/c);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (B/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Thành viên BCĐ Chuyển đổi số tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo Vĩnh Phúc, Đài PT-TH tỉnh,
- Cổng TT-GTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TVX3.
(H- b)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Chí Giang

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC VĂN BẢN LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 314/KH-UBND ngày 29/12/2022, của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

1. Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 16/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 25/01/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Nghị quyết số 14/NQ/2022/HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc.

4. Quyết định số 429/QĐ-UBND ngày 03/3/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc.

5. Quyết định số 488/QĐ-CT ngày 14/3/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao nhiệm vụ, chỉ tiêu chuyển đổi số cho thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

6. Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 13/6/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Ban hành Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.

7. Quyết định số 1172/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

8. Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 19/7/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc sửa đổi, kiện toàn và bổ sung thành viên Tiểu ban An toàn, an ninh mạng tỉnh Vĩnh Phúc.

9. Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND ngày 16/8/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quy chế quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

10. Quyết định số 2073/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc điều chỉnh nhiệm vụ, chỉ tiêu chuyển đổi số cho thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

11. Quyết định số 2074/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Bộ chỉ số đánh giá Chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc.

12. Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 11/11/2022 về việc thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin tại các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc.

13. Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 11/11/2022 về việc thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức thu lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

14. Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 ban hành Quy chế quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm dữ liệu tỉnh Vĩnh Phúc.

15. Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 08/2/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

16. Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 03/3/2022 thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính viễn thông công ích trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2025.

17. Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 03/3/2022 của UBND tỉnh về triển khai một số nhiệm vụ liên quan đến kinh tế số, xã hội số trên toàn tỉnh và thí điểm mô hình chuyển đổi số tại 04 xã, thị trấn.

18. Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 04/3/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

19. Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 14/3/2022 của UBND tỉnh về triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

20. Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 25/3/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tuyên truyền về chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

21. Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 12/4/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2022.

22. Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 20/4/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về nâng cao nhận thức; đào tạo, tập huấn, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025.

23. Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển hạ tầng số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025.

24. Kế hoạch số 148/KH-BCĐ ngày 10/6/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc 06 tháng cuối năm 2022.

25. Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 27/6/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai chương trình xác định mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

26. Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 26/7/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 và định Hướng đến năm 2030.

27. Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 12/8/2022 về triển khai thực hiện Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2022-2025”.

28. Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 27/9/2022 của UBND tỉnh về việc truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022.

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA TỈNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 314/KH-UBND ngày 29/12/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

STT

TÊN HỆ THỐNG THÔNG TIN

CHỦ QUẢN HTTT

ĐƠN VỊ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN

CẤP ĐỘ

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT HSĐXCĐ

I

DANH SÁCH HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT HỒ SƠ ĐỀ XUẤT CẤP ĐỘ

1

Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành

UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

3

Quyết định số 1980/QĐ-UBND ngày 07/8/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc

2

Hệ thống Cổng thông tin - Giao tiếp điện tử của tỉnh và các Cổng thông tin điện tử thành phần của các Sở, ngành, địa phương

3

3

Hệ thống Một cửa điện tử

3

4

Hệ thống Thư điện tử công vụ

3

5

Cơ sở hạ tầng hệ thống mạng và dịch vụ hệ thống

3

6

Hệ thống Quản lý các Khu công nghiệp Vĩnh Phúc

UBND tỉnh

Ban Quản lý các khu công nghiệp; Sở Thông tin và Truyền thông

2

Quyết định số 264/QĐ-STTTT ngày 23/9/2022 của Sở TT&TT

7

Hệ thống Quản lý Tòa soạn Báo Vĩnh Phúc điện tử

UBND tỉnh

Báo Vĩnh Phúc; Sở Thông tin và Truyền thông

2

8

Hệ thống ứng dụng nghiệp vụ HĐND tỉnh Vĩnh Phúc

UBND tỉnh

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông

2

9

Hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc

UBND tỉnh

Sở Công Thương; Sở Thông tin và Truyền thông

2

10

Hệ thống Số hóa bản đồ hệ thống mạng lưới điện

2

11

Hệ thống Thông tin quản lý giáo dục

UBND tỉnh

Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Thông tin và Truyền thông

2

12

Hệ thống Website của các trường Mầm non, Tiểu học và THCS tích hợp trên Cổng thông tin điện tử ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc

2

13

Hệ thống Tiếp nhận, giải quyết các phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc

UBND tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông

2

Quyết định số 264/QĐ-STTTT ngày 23/9/2022 của Sở TT&TT

14

Hệ thống Quản lý Nguồn lực Khoa học - Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc

UBND tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông

2

15

Hệ thống Quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và phần mềm quản lý thông tin đối tượng cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh

Sở Lao động, Thương binh và XH; Sở Thông tin và Truyền thông

2

16

Hệ thống Quản lý đối tượng và chi trả trợ cấp đối tượng BTHX tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

2

17

Hệ thống Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc

UBND tỉnh

Sở Nội vụ; Sở Thông tin và Truyền thông

2

18

Hệ thống Giải pháp Phần mềm Cơ sở dữ liệu về giá tỉnh Vĩnh Phúc

UBND tỉnh

Sở Tài chính; Sở Thông tin và Truyền thông

2

19

Hệ thống Thư viện điện tử phục vụ phát triển KT-XH và Văn hóa địa phương

UBND tỉnh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông

2

20

Hệ thống phần mềm quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

UBND tỉnh

Thanh tra tỉnh;

2

21

Hệ thống Số hóa hồ sơ thanh tra công tác vãn thư lưu trữ

UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

2

22

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Thông tin và Truyền thông

UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

2

Quyết định số 328/QĐ-STTTT ngày 15/11/2022 của Sở TT&TT

23

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

Quyết định số 338/QĐ-STTTT ngày 30/11/2022 của Sở TT&TT

II

DANH SÁCH HỆ THỐNG THÔNG TIN CHƯA PHÊ DUYỆT HỒ SƠ ĐỀ XUẤT CẤP ĐỘ

24

Hệ thống LGSP

UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

3

25

Hệ thống Quản lý Thông tin xúc tiến đầu tư

UBND tỉnh

Sở Ngoại vụ; Sở Thông tin và Truyền thông

2

26

Phần mềm quản lý các Khu công nghiệp trên nền GIS

UBND tỉnh

Ban Quản lý các khu công nghiệp; Sở Thông tin và Truyền thông

2

27

Phần mềm Quản lý dân tộc

UBND tỉnh

Ban Dân tộc; Sở Thông tin và Truyền thông

2

28

Phần mềm quản lý hạ tầng viễn thông trên nền GIS (Gis Viễn Thông)

UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

2

29

Phần mềm Quản lý thực đơn dinh dưỡng cho các trường mầm non

Trung tâm CNTT-TT

Trung tâm CNTT-TT; Sở Thông tin và Truyền thông

2

30

Website Bệnh viện sản nhi

Bệnh viện Sản nhi

Bệnh viện Sản nhi; Sở Thông tin và Truyền thông

2

31

Website Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông

2

32

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Văn phòng UBND tỉnh

UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

2

33

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Công Thương

Sở Công Thương

2

34

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Giao thông vận tải

Sở Giao thông vận tải

2

35

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

2

36

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ

2

37

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2

38

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Lao động. Thương binh và Xã hội

Sở Lao động TB&XH

2

39

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Ngoại vụ

Sở Ngoại vụ

2

40

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Nội vụ

Sở Nội vụ

2

41

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Tài chính

UBND tỉnh

Sở Tài chính

2

42

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

2

43

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Tư pháp

Sở Tư pháp

2

44

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2

45

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Xây dựng

Sở Xây dựng

2

46

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Sở Y tế

Sở Y tế

2

47

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Ban Dân tộc

Ban Dân tộc

2

48

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Thanh tra tỉnh

Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc

2

49

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Ban Quản lý các khu công nghiệp

Ban Quản lý các khu công nghiệp

2

50

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Đài PT-TH tỉnh

UBND tỉnh

Đài PT-TH tỉnh

2

51

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) UBND Thành phố Vĩnh Yên

UBND Thành phố Vĩnh Yên

2

52

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) UBND Thành phố Phúc Yên

UBND Thành phố Phúc Yên

2

53

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) UBND Huyện Bình Xuyên

UBND Huyện Bình Xuyên

2

54

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) UBND Huyện Lập Thạch

UBND Huyện Lập Thạch

2

55

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) UBND Huyện Sông Lô

UBND Huyện Sông Lô

2

56

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) UBND Huyện Tam Đảo

UBND Huyện Tam Đảo

2

57

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) UBND Huyện Vĩnh Tường

UBND Huyện Vĩnh Tường

2

58

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) UBND Huyện Yên Lạc

UBND tỉnh

UBND Huyện Yên Lạc

2

59

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) UBND Huyện Tam Dương

UBND Huyện Tam Dương

2

60

Phần mềm Cơ sở dữ liệu công chứng (Uchi)

Sở Tư pháp

Cty Cổ phần công nghệ OSP

2

61

Phần mềm Duyệt tin bài và lịch phát sóng

Đài PTTH Vĩnh Phúc

Đài PTTH Vĩnh Phúc

2

62

Trang Thông tin điện tử - Đài PT-TH Vĩnh Phúc

Đài PT- TH Vĩnh Phúc

2

63

Phần mềm quản lý đối ngoại

Sở Ngoại vụ

Sở Ngoại vụ

2

64

Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trung tâm cơ sở hạ tầng CNTT- Cục CNTT - Bộ Tài nguyên và môi trường

2

65

Hệ thống Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Khoa học và Công nghệ

Trung tâm dữ liệu (Data Center)- Công ty TNHH MTV Viễn Thông Quốc Tế FPT

2

66

Cổng thông tin điện tử VP UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

2

67

Hệ thống Quản lý Văn bản và điều hành

2

68

Trang công báo điện tử

2

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THUỘC KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 314/KH-UBND ngày 29/12/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

TT

Nhiệm vụ/ Chỉ tiêu

Mục tiêu của Kế hoạch 148/KH-BCĐ ngày 10/6/2022

Kết quả thực hiện năm 2022

Đánh giá

I

Phát triển hạ tầng số

1

Tỷ lệ dân số (tính trên toàn bộ dân số) có điện thoại thông minh

≥ 85%

88,5%

Đạt

2

Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng

≥ 78%

87%

Đạt

3

Tỷ lệ thôn/bản được phủ sóng băng rộng di động

100%

100%

Đạt

II

Phát triển chính quyền số

1

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ

≥ 80%

49,87%

Chưa đạt

2

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả trực tuyến

≥ 50%

43,7% (Nguồn: Cổng dịch vụ công quốc gia)

Chưa đạt

3

Tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (đối với thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận một cửa cấp tỉnh từ ngày 01/6/2022; đối với thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận một cửa cấp huyện từ ngày 01/12/2022)

100%

45,15% (Nguồn: Cổng dịch vụ công quốc gia)

Chưa đạt

4

Tỷ lệ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trực tuyến qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống thông tin báo cáo

100%

100%

Đạt

5

Tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục (không áp dụng đối với dữ liệu phục vụ công tác quân sự, quốc phòng)

≥ 50%

Chưa triển khai dữ liệu mở

Chưa đạt

III

Phát triển kinh tế số và xã hội số

1

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử

100%

100%

Đạt

2

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử

≥ 50%

Các doanh nghiệp chưa triển khai

Chưa đạt

3

Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ

≥ 7%

Không thu thập được số liệu chính xác để đánh giá

4

Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác

65-70%

66%

Đạt

5

Tỷ lệ người dân sử dụng ứng dụng định danh điện tử

15-20%

18%

Đạt

6

Tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh có Hồ sơ sức khỏe điện tử, được sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe người dân, từng bước thay thế y bạ giấy

≥ 90%

95%

Đạt

7

Tỷ trọng thanh toán học phí, viện phí không dùng tiền mặt

≥ 50%

Chưa có số liệu đánh giá việc thanh toán học phí

8

Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh được tiếp cận các tài liệu hướng dẫn, công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số

≥ 30%

41%

Đạt

PHỤ LỤC 4

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU UBND TỈNH GIAO CHO CÁC NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 314/KH-UBND, ngày 29/12/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

1. SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Xây dựng chuyên mục về Chuyển đổi số, Chính quyền số trên Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử của tỉnh hoặc mạng xã hội

>240 tin. bài/năm

250 tin, bài

Đạt

2

Tổ chức hội nghị, hội thảo tuyên truyền, phổ biến cấp tỉnh về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

≥1 lần/năm

Đã thực hiện

Đạt

3

Thu hút, khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ chính phủ số

>100.000 lượt sử dụng các dịch vụ khác nhau

549.479 lượt truy cập, sử dụng

Đạt

4

Tỷ lệ các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được kết nối vào mạng truyền số dữ liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước

>95%

100%

Đạt

5

Tỷ lệ cán bộ, công chức của tỉnh có tài khoản thư điện tử

>95%

100%

Đạt

6

Tỷ lệ xây dựng và đưa vào vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, vận hành trong danh mục cơ sở dữ liệu của tỉnh

>95%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ cơ quan nhà nước triển khai đồng bộ phần mềm Quản lý văn bản

>95%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ cơ quan nhà nước và lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước được cấp chứng thư số

>95%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ cơ quan nhà nước được đầu tư hoặc sử dụng hệ thống hội truyền hình nghị trực tuyến của tỉnh

>95%

71% (không tính sử dụng các ứng dụng miễn phí)

Chưa đạt

10

Xếp hạng của tỉnh Vĩnh Phúc về an toàn thông tin mạng của các tỉnh, thành phố

Xếp hạng A

Xếp thứ 4/63

Đạt

11

Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số; an toàn thông tin

250 lượt cán bộ

310 lượt cán bộ

Đạt

12

Tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập về an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin cho cán bộ chuyên trách ngành công nghệ thông tin của các sở, ban, ngành, địa phương

>25 lượt cán bộ

201 lượt

Đạt

13

Tỷ lệ cơ sở hạ tầng viễn thông, Internet được cập nhật, quản lý trên các nền tảng số

>95%

100%

Đạt

14

Tỷ lệ hộ gia đình có đường truyền internet cáp quang

>70%

87%

Đạt

15

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

16

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

17

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 80%

91%

Đạt

18

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

19

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

20

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

21

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tính Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

22

Tỷ tệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

23

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

24

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

25

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư cho năm 2022 của cơ quan được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

2. VĂN PHÒNG UBND TỈNH

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

100%

100%

Đạt

2

Tỷ lệ họp trực tuyến giữa UBND tỉnh với các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện trong năm.

>15%

Trên 35%

Đạt

3

Tỷ lệ công báo điện tử được cập nhật trên CSDL công báo năm 2022.

>95%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố kết nối hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.

>95%

100%

Đạt

5

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành.

100%

100%

Đạt

6

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số.

100%

100%

Đạt

7

Tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Tối thiểu 1 danh mục

Hoàn thành

Đạt

8

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của cơ quan được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng).

>95%

100%

Đạt

3. SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tỷ lệ phản ánh kiến nghị của tổ chức, công dân trên Hệ thống phản ánh. kiến nghị được điều phối kịp thời đến các cơ quan có trách nhiệm giải đáp, thực hiện

>95%

100%

Đạt

2

Cập nhật tình hình kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công

100%

100%

Đạt

3

Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký năm 2022 được cập nhật trên cơ sở dữ liệu doanh nghiệp

>95%

100%

Đạt

4

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Công Dịch vụ công của tình

100%

100%

Đạt

5

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

6

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 70%

98,2%

Đạt

7

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên.

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

8

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ công chức, viên chức trong đơn vị được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản)

>95%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

13

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của Sở được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công Đạt do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

4. SỞ TÀI CHÍNH

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tỷ lệ các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được đầu tư nền tảng quản lý tài sản công, kết nối đến các cơ quan chủ quản và Sở Tài chính để tổng hợp, giám sát

>99%

100%

Đạt

2

Định kỳ cập nhật cơ sở dữ liệu về giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở dữ liệu về giá

Tối thiểu 1 lần/tháng

Tối thiểu 1 lần/tháng

Đạt

3

Thông tin về số liệu thu, chi ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và đối với từng xã được tổng hợp hàng tháng

Hoàn thành năm 2022

Đang thực hiện

Chưa đạt

4

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

5

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

6

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥80%

99,8%

Đạt

7

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

8

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

99,96%

Chưa đạt

10

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

95%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

13

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

14

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của cơ quan được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tỉnh từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

5. SỞ NỘI VỤ

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc.

Hoàn thành năm 2022

Chưa có sản phẩm

Chưa đạt

2

Tỷ lệ hồ sơ, tài liệu lưu trữ được số hóa, cập nhật trên phần mềm quản lý lưu trữ.

>100.000 trang

Đưa lên phần mềm số hoá: Tổng số 37.048 hồ sơ; 168.283 trang văn bản.

Đạt

3

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

100%

100%

Đạt

4

Lãnh đạo, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử.

100%

100%

Đạt

5

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận.

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

74,1%

Đạt

6

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên.

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

7

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai.

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ văn bản di trên phần mềm quản lý văn bản ký số.

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc.

100%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...).

>95%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.

100%

100%

Đạt

13

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng).

100%

100%

Đạt

14

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của cơ quan được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng).

>95%

100%

Đạt

6. SỞ NGOẠI VỤ

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Xây dựng cơ sở dữ liệu về người Vĩnh Phúc ở nước ngoài

Năm 2022

Nhiệm vụ chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Chưa đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

> 90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

5

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

6

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ xử lý, trả lời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận giải quyết phần ánh, kiến nghị của tổ chức cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

> 95%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ các vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan được cập nhật lên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng).

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư của cơ quan được cập nhật lên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng).

> 95%

100%

Đạt

7. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tỷ lệ học sinh phổ thông năm 2022 được quản lý học bạ (gồm cả bằng tốt nghiệp THPT) trên các nền tảng số

>95%

Đang sử dụng (https://smas.edu.vn)

Đạt

2

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan sở và ngành Giáo dục và Đào tạo được cập nhật thông tin cơ bản trên các nền tảng số

>95%

97%

Đạt

3

Tỷ lệ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin soạn giáo án điện tử

>95%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ cơ sở giáo dục khai thác, sử dụng các kho học liệu trực tuyến dùng chung trên các nền tảng số

>95%

100%

Đạt

5

Tỷ lệ cơ sở giáo dục sử dụng các nền tảng số để thông tin, liên lạc với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh (bao gồm cả ứng dụng mạng xã hội)

>95%

100%

Đạt

6

Tỷ lệ cơ sở giáo dục phổ thông (công lập, tư thục) có dạy môn tin học trong chương trình chính khoá

>95%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ cơ sở giáo dục phổ thông có các môn thi trắc nghiệm triển khai trên các nền tảng số

>95%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ cơ sở giáo dục phổ thông triển khai được công tác dạy và học trực tuyến (trong trường hợp cần thiết phải nghỉ học trực tiếp).

>95%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ cơ sở giáo dục có trang bị máy tính và đường truyền Internet phục vụ cho học tập

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ cơ sở giáo dục phổ thông (công lập, tư thục) có triển khai đào tạo áp dụng mô hình STEM, STEAM hoặc STEAME

>95%

100%

Đạt

11

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh (tạm thời chưa tính thủ tục tuyển sinh trung học phổ thông)

≥98%

100%

Đạt

12

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

13

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận (đối với các thủ tục đã được công bố mức độ 4 của ngành Giáo dục và Đào tạo; tạm thời chưa tính thủ tục tuyển sinh trung học phổ thông)

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

100%

Đạt

14

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính (trên phần mềm một cửa điện tử) từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

15

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

16

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

17

Tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Tổi thiểu 3 danh mục

Đã xây dựng 3 danh mục

Đạt

18

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

19

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

97%

Đạt

20

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

21

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng).

100%

100%

Đạt

22

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 (của các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý) được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng).

>95%

100%

Đạt

8. SỞ TƯ PHÁP

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Kết nối, liên thông, số hóa và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp

Hoàn thành năm 2022

Chưa kết nối

Chưa đạt

2

Thông tin hồ sơ hộ tịch được số hóa, quản lý trên nền tảng số

Hoàn thành 30% dữ liệu trong năm 2022

UBND tỉnh đã cho chủ trương. Sở Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan liên quan đề nghị UBND quyết định phê duyệt

Chưa đạt

3

Tỷ lệ hồ sơ chứng thực thực hiện tại Sở Tư pháp được cập nhật, quản lý trên phần mềm quản lý chứng thực

>95%

0%

Chưa đạt

4

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

5

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

6

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

22,4%

Chưa đạt

7

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

8

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

10

Tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Tối thiểu 2 danh mục

Chưa có hướng dẫn triển khai

Chưa đạt

11

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

13

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

14

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

15

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của cơ quan được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

9. SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tỷ lệ nông dân được tập huấn, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp và cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng

≥10%

11,58%

Đạt

2

Tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng thương mại điện tử

≥15%

18,57%

Đạt

3

Tỷ lệ số hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng nông nghiệp thông minh

≥15%

15,6%

Đạt

4

Tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất chăn nuôi

≥80%

85,5%

Đạt

5

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

6

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

59,3%

Đạt

8

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

9

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

11

Thông tin dữ liệu về chương trình nông thôn mới được cập nhật

cập nhật tối thiểu 1 lần/ quý

Đã hoàn thành xây dựng, cập nhật thông tin, dữ liệu về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Đạt

12

Tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

tối thiểu 1 danh mục

- Xây dựng dữ liệu về báo cáo tiến độ thống kê NN&PTNT

- Có chuyên mục “Chuyển đổi số” trên Cổng thông tin giao tiếp điện tử Sở Nông nghiệp và PTNT

Đạt

13

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

14

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký văn bản...)

>95%

100%

Đạt

15

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

16

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

17

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của cơ quan được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

10. SỞ CÔNG THƯƠNG

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tham mưu ban hành và triển khai Đề án Phát triển thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Phúc

Hoàn thành trong năm 2022

Đang thực hiện

Chưa đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

84,3%

Đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên.

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên hệ thống đường dây nóng được tiếp nhận giải quyết phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức trong đơn vị được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản)

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của Sở được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công Đạt do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

11. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiệu

So với chỉ tiêu

1

Đối tượng bảo trợ xã hội được quản lý hồ sơ trên các nền tảng số

Hoàn thành trong năm 2022

Chưa thực hiện

Chưa đạt

2

Đối tượng liên quan đến tệ nạn xã hội được lập hồ sơ quản lý trên các nền tảng số

Thực hiện theo lộ trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Nội dung này đang chờ hướng dẫn triển khai của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

3

Xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng xuất khẩu lao động

4

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

5

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

6

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 80%

1,7%

Chưa đạt

7

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

8

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

10

Tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Tối thiểu 2 danh mục

Hiện chưa có danh mục dữ liệu

Chưa đạt

11

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

13

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

14

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

15

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của cơ quan được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

12. SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

2

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

3

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

3,9%

Chưa đạt

4

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>80%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

5

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

6

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gán định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của cơ quan được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

13. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tư vấn và mời doanh nghiệp đăng ký tham gia sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến

≥25 doanh nghiệp

100% (25/25)

Đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

91,7%

Đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

99,49%

Chưa đạt

8

Tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Tối thiểu 1 danh mục

Hiện chưa có danh mục dữ liệu

Chưa đạt

9

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

>95%

Đạt

11

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

13

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

14. SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường được thu thập, quản lý trên nền tảng số, chia sẻ, kết nối với hệ thống giám sát

Hoàn thành năm 2022

Chưa kết nối

Chưa đạt

2

Hồ sơ địa chính qua các thời kỳ tại Văn phòng đăng ký đất đai được số hóa

≥65%

66% (2.713.644 trang tài liệu)

Đạt

3

Toàn bộ các biến động về đất đai trên địa bàn tỉnh được số hóa, cập nhật trên hệ thống quản lý đất đai

Bắt đầu từ tháng 6/2022

Đã kết nối và chính thức vận hành phần mềm VBDLis và đang tiến hành nhập liệu đúng kế hoạch

Đạt

4

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của tỉnh

≥80%

100%

Đạt

5

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

≥80%

100%

Đạt

6

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến dã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

1%

Chưa đạt

7

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>80%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

8

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

13

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

14

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

15. SỞ XÂY DỰNG

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tham mưu ban hành Đề án Xây dựng đô thị thông minh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 và đề xuất thí điểm triển khai trên một số khu vực địa phương (thành phố Vĩnh Yên hoặc thị trấn Tam Đảo)

Hoàn thành năm 2022

Đã trình UBND tỉnh tại Tờ trình số 493/TTr-SXD ngày 14/11/2022

Đạt

2

Số hóa các dữ liệu về quy hoạch hạ tầng đô thị, cập nhật trên hệ thống bản đồ số dùng chung của tỉnh

Hoàn thành năm 2022

Đã thực hiện số hoá hệ thống bản đồ giai đoạn 1

Đạt

3

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

4

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

5

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

98,46%

Đạt

6

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

7

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

13

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

16. SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Xây dựng cơ sở dữ liệu về văn hóa, du lịch, khai thác quản lý trên nền tảng số

Hoàn thành năm 2022

Chưa hoàn thành

Chưa đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 80%

95,3%

Đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

8

Tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Tối thiểu 3 danh mục

Chưa có danh mục

Chưa đạt

9

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

64%

Chưa đạt

11

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

13

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

17. SỞ Y TẾ

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tỷ lệ cơ sở y tế thực hiện số hóa quy trình khám, chữa bệnh

>95%

100% (Bệnh viện và Trung tâm Y tế huyện đã áp dụng phần mềm quản lý thông tin bệnh viện HIS)

Đạt

2

Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử

>95%

95,6% tỷ lệ người dân được khám và quản lý sức khỏe cá nhân

Đạt

3

Tỷ lệ cơ sở y tế từ cấp xã trở lên có kết nối hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa qua điện thoại, mạng xã hội hoặc các ứng dụng trực tuyến (zalo, zoom, ...)

>95%

136/136 xã, phường hỗ trợ liên lạc, tư vấn khám chữa bệnh qua điện thoại (zalo) trực tiếp với người bệnh nhiễm Covid-19

Đạt

4

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hành nghề y, dược ngoài công lập

Hoàn thành năm 2022

Đang thực hiện

Chưa đạt

5

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

6

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 80%

93,6%

Đạt

8

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

9

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

11

Tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Tối thiểu 3 danh mục

- Dữ liệu tiêm chủng

- Hồ sơ sức khỏe cá nhân

- Hộ chiếu vắc xin

Đạt

12

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống dưỡng dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

13

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>25%

100%

Đạt

14

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

16

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

17

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của cơ quan được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

18. THANH TRA TỈNH

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tỷ lệ các cơ quan, đơn vị tham gia sử dụng, vận hành phần mềm quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai

>95%

100%

Đạt

2

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

3

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

99,48%

Chưa đạt

4

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

5

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

80%

Chưa đạt

6

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của cơ quan được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

19. BAN DÂN TỘC

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

2

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

3

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 80%

0%

Chưa đạt

4

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

5

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

6

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

98,89%

Chưa đạt

7

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống dưỡng dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

20. BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tỷ lệ các loại báo cáo doanh nghiệp FDI thực hiện qua Phần mềm quản lý các Khu công nghiệp

>95%

20%

Chưa đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 80%

95,39%

Đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của cơ quan được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

>95%

100%

Đạt

21. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tỷ lệ người dân dùng Mobile banking

>50%

62%

Đạt

2

Tỷ lệ người dân dùng Internet banking

>55%

60%

Đạt

3

Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng

>55%

57%

Đạt

4

Tỷ lệ trường học, bệnh viện thanh toán không dùng tiền mặt

>50%

65%

Đạt

5

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên các nền tảng số

100%

93%

Chưa đạt

6

Tỷ lệ văn bản đi được ký số trên các hệ thống phần mềm

100%

85%

Chưa đạt

7

Tỷ lệ công chức trong cơ quan được gán mã định danh số trong xử lý công việc

>95%

96%

Đạt

22.CỤC THUẾ TỈNH

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Doanh nghiệp, người nộp thuế thực hiện khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế bằng phương thức điện tử

>90%

- 99.5% doanh nghiệp nộp Hồ sơ khai thuế qua mạng Internet

- Toàn tỉnh có 100% doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký nộp thuế điện tử, số giấy nộp tiền và số tiền nộp thuế điện tử đạt 98,8%

- 100% hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế thực hiện bằng phương thức điện tử

Đạt

2

Ứng dụng thuế điện tử dành cho thiết bị di động (Etax-mobile)

Đưa vào sử dụng 2022

Đã triển khai và áp dụng từ ngày 21/3/2022

Đạt

3

Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ nộp thuế về đất đai bằng hình thức thanh toán điện tử

>70%

100%

Đạt

5

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn phần ≥ 80%

85%

Đạt

6

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

7

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên nền tảng số

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ văn bản đi được ký số trên các hệ thống phần mềm

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ xử lý, trả lời các phản ánh, kiến nghị của tổ chức công dân đầy đủ, kịp thời và được thực hiện trên các nền tảng số

>95%

100%

Đạt

23. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Tỷ lệ người dân sử dụng ứng dụng VssID (Bảo hiểm xã hội số)

>30%

30,3%

Đạt

2

Ứng dụng định danh trực tuyến - eKYC để đăng ký sử dụng dịch vụ của Bảo hiểm xã hội

Hoàn thành năm 2022

Đã đưa vào sử dụng

Đạt

3

Liên kết tài khoản ngân hàng, ứng dụng ví điện tử, mobile money để thanh toán, cho trả chế độ, chính sách...

Hoàn thành năm 2022

Cơ quan BHXH và Bưu điện tỉnh đã phối hợp thực hiện chi trả qua ATM trợ cấp BHXH 1 lần và trợ cấp thất nghiệp, người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức đã được nhận chế độ qua tài khoản ATM

Đạt

4

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm

100%

100%

Đạt

5

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 80%

100%

Đạt

6

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm từ mức hài lòng trở lên

>90%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

7

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên nền tảng số

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ văn bản đi được ký số trên các hệ thống phần mềm

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức được gắn định danh số trong xử lý công việc (tài khoản email, chữ ký số)

>95%

100%

Đạt

24. HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TỈNH

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Thành lập và tổ chức hoạt động mạng lưới, các hội, hiệp hội doanh nghiệp thúc đẩy công nghệ số, kinh tế số trong tỉnh

Hoàn thành trong năm 2022

Mục tiêu, tiến độ thực hiện nhiệm vụ đơn vị đã nêu tại Kế hoạch số 06/KH-HHDN ngày 15/02/2022 về hỗ trợ chuyển đổi số các doanh nghiệp năm 2022, giai đoạn 2022- 2025

Đạt

2

Kết nối, giới thiệu các nền tảng số đến các loại hình doanh nghiệp

Giới thiệu tối thiểu 2000 doanh nghiệp

Đơn vị đã triển khai kế hoạch chuyển đổi số đến 09 Hội doanh nghiệp huyện, thành phố; 03 hội viên tập thể và 200 hội viên chính thức của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.

Đạt

3

Tổ chức hội thảo về chuyển đổi số đến các doanh nghiệp

Tối thiểu 6 lần trong năm

Tổ chức 01 hội nghị và 02 lớp tập huấn

Chưa đạt

4

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên các nền tảng số

100%

100%

Đạt

5

Tỷ lệ văn bản đi được ký sô trên các hệ thống phần mềm

100%

7,14%

Chưa đạt

6

Tỷ lệ lãnh đạo, nhân viên trong cơ quan, được gắn định danh số trong xử lý công việc

>95%

100%

Đạt

25. THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Số cuộc họp về chuyển đổi số tại địa phương do Chủ tịch UBND huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo

≥4 cuộc/năm

4

Đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

49,1%

Chưa đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>85%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

99,91%

Chưa đạt

8

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của địa phương trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh. kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm)

>95%

100%

Đạt

26. THÀNH PHỐ PHÚC YÊN

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Số cuộc họp về chuyển đổi số tại địa phương do Chủ tịch UBND huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo

≥4 cuộc/năm

04 cuộc họp

Đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ. công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

39,1%

Chưa đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>85%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

99,96%

Chưa đạt

8

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của địa phương trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm)

>95%

100%

Đạt

27. HUYỆN BÌNH XUYÊN

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Số cuộc họp về chuyển đổi số tại địa phương do Chủ tịch UBND huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo

≥4 cuộc/năm

03 cuộc họp

Chưa đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

27,3%

Chưa đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>85%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

99,24%

Chưa đạt

8

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của địa phương trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tinh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

Đang triển khai

Chưa đạt

12

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm)

>95%

Đang triển khai

Chưa đạt

28. HUYỆN LẬP THẠCH

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Số cuộc họp về chuyển đổi số tại địa phương do Chủ tịch UBND huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo

≥4 cuộc/năm

02 cuộc họp

Chưa đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

67%

Đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>85%

Chỉ tiêu chưa chuẩn hóa các mức độ đánh giá

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ảnh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của địa phương trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm)

>95%

100%

Đạt

29. HUYỆN SÔNG LÔ

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Số cuộc họp về chuyển đổi số tại địa phương do Chủ tịch UBND huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo

≥4 cuộc/năm

03 cuộc họp

Chưa đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

48,8%

Chưa đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>85%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của địa phương trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm)

>95%

100%

Đạt

30. HUYỆN TAM DƯƠNG

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Số cuộc họp về chuyển đổi số tại địa phương do Chủ tịch UBND huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo

≥4 cuộc/năm

03 cuộc họp

Chưa đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

41,4%

Chưa đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

≥85%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

98,8%

Chưa đạt

8

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của địa phương trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm)

>95%

100%

Đạt

31. HUYỆN TAM ĐẢO

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Số cuộc họp về chuyển đổi số tại địa phương do Chủ tịch UBND huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo

≥ 4 cuộc/năm

Không có số liệu cung cấp

Chưa đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

36,2%

Chưa đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>85%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của địa phương trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm)

>95%

100%

Đạt

32. HUYỆN VĨNH TƯỜNG

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Số cuộc họp về chuyển đổi số tại địa phương do Chủ tịch UBND huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo

≥ 4 cuộc/năm

03 cuộc họp

Chưa đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

50,1%

Đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>85%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của địa phương trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh. kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm)

>95%

100%

Đạt

33. HUYỆN YÊN LẠC

STT

Nội dung nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

So với chỉ tiêu

1

Số cuộc họp về chuyển đổi số tại địa phương do Chủ tịch UBND huyên, thành phố trực tiếp chỉ đạo

≥4 cuộc/năm

04 cuộc

Đạt

2

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ trên phần mềm một cửa điện tử, cổng Dịch vụ công của tỉnh

100%

100%

Đạt

3

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử

100%

100%

Đạt

4

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận

Hồ sơ trực tuyến toàn trình ≥ 50%

52,9%

Đạt

5

Tỷ lệ tổ chức, công dân đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử từ mức hài lòng trở lên

>85%

Chức năng đánh giá trên hệ thống đang xây dựng, hoàn thiện

6

Thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do UBND tỉnh triển khai

100%

100%

Đạt

7

Tỷ lệ văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản ký số

100%

100%

Đạt

8

Tỷ lệ xử lý, trả lời kịp thời các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm của địa phương trên Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc

100%

100%

Đạt

9

Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan được gắn định danh số trong xử lý công việc (email công vụ, chữ ký số đối với cán bộ có thẩm quyền ký ban hành văn bản...)

>95%

100%

Đạt

10

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của cơ quan được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

100%

100%

Đạt

11

Tỷ lệ các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm và hướng dẫn sử dụng)

100%

100%

Đạt

12

Tỷ lệ tài sản công thực hiện mua sắm, đầu tư năm 2022 của UBND huyện, thành phố được cập nhật trên hệ thống Quản lý tài sản công do Sở Tài chính triển khai (tính từ thời điểm nhận bàn giao phần mềm)

>95%

100%

Đạt

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 314/KH-UBND ngày 29/12/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Chủ đầu tư

Chủ trương đầu tư

Mục tiêu

Tổng mức đầu tư (tr.đồng)

Nguồn vốn

Thời gian thực hiện

TỔNG

134.696

1

Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư

682/QĐ-UBND ngày 23/3/2021 của UBND tỉnh

Hoàn thiện hệ thống mạng LAN, đảm bảo đáp ứng đầy đủ số nút mạng cho người dùng và có các nút mạng, thiết bị mạng dự phòng, chia sẻ băng thông, đường truyền; Thay thế thiết bị CNTT cũ đã lạc hậu, hỏng bằng các thiết bị hiện đại, chuẩn hoá và đồng bộ

2.580

Đầu tư công

2021- 2022

2

Đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn tại Sở Giao thông vận tải

Sở Giao thông vận tải

2634/QĐ-UBND ngày 25/9/2021 của UBND tỉnh

Mua sắm thiết bị CNTT phục vụ công tác chuyên môn tại đơn vị

2.821

Đầu tư công

2021- 2022

3

Đầu tư nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Thông tin và Truyền thông

3013/QĐ-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh

Chia sẻ thông tin, kết nối dữ liệu liên thông giữa các hệ thống thông tin trong tỉnh đáp ứng nhu cầu tích hợp, chia sẻ trên nền tảng LGSP của tỉnh và khả năng kết nối, liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin của Trung ương

14.515

Đầu tư công

2021- 2022

4

Bổ sung, nâng cấp hệ thống lưu trữ, sao lưu dữ liệu các hệ thống thông tin của tỉnh tại Trung tâm Hạ tầng thông tin

Sở Thông tin và Truyền thông

3014/QĐ-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh

Bổ sung, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ và tăng trưởng dữ liệu của các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng trong toàn tỉnh, nâng cao mức độ an toàn, giảm thiểu tối đa rủi ro mất mát dữ liệu tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh

12.552

Đầu tư công

2021- 2022

5

Nâng cấp Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử và các cổng thành phần

Sở Thông tin và Truyền thông

3012/QĐ-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh

Nâng cấp Cổng thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh và các cổng thành phần nhằm tạo ra một hệ thống cổng thông tin điện tử hiện đại, hoạt động ổn định; đảm bảo an toàn thông tin; thuận tiện trong tra cứu, khai thác, quản trị; trở thành đầu mối cung cấp, tích hợp, chia sẻ toàn diện các thông tin, dữ liệu của tình cho tổ chức, công dân...

9.290

Đầu tư công

2021- 2022

6

Lắp đặt hệ thống camera các trường học trên địa bàn thành phố Phúc Yên

UBND thành phố Phúc Yên

73/NQ-HĐND ngày 30/12/2021 của HĐND tp Phúc Yên

- Nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát, điều hành quản lý của Ban giám hiệu đối với học sinh, giáo viên trên từng lớp.

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho học sinh, giữ gìn an ninh trật tự và hạn chế tệ nạn xã hội, đảm bảo văn minh trong nhà trường.

7.747

Đầu tư công

2022- 2024

7

Đầu tư trang thiết bị phòng họp trực tuyến UBND thành phố và UBND xã, phường

UBND thành phố Phúc Yên

06/NQ-HĐND ngày 06/4/2022 của HĐND tp Phúc Yên

Phục vụ công tác hội nghị, trao đổi, chia sẻ thông tin trực tuyến giữa UBND thành phố và UBND các xã, phường hiện đại và hiệu quả cao nhất.

7.000

Đầu tư công

2022

8

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và trang thiết bị CNTT tại Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Ngoại vụ

181/UBND- VX3 ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh

Cải tạo, nâng cấp mạng LAN, mua sắm thiết bị CNTT phục vụ công tác chuyên môn tại đơn vị

1.536

Sự nghiệp

2022

9

Kế hoạch thuê phần mềm quản lý văn bản và điều hành để triển khai thí điểm tại các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc

Văn phòng Tỉnh ủy

Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin các cơ quan Đảng cấp tỉnh, huyện, xã, kết nối liên thông văn bản điện tử trong nội bộ các cơ quan khối Đảng của tỉnh, liên thông với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh và liên thông văn bản điện tử lên Trục liên thông văn bản quốc gia, góp phần cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử tỉnh

1.487

Sự nghiệp

2022- 2023

10

Bảo hành, bảo trì hệ thống UPS Galaxy G5000 100KVA tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc

Trung tâm Hạ tầng thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông

Định kỳ hàng năm

Bảo hành, bảo trì hệ thống UPS Galaxy G5000 100KVA tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ các công tác chuyên môn

399

Sự nghiệp

2022

11

Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc

Ban Dân tộc

1095/UBND- VX2 ngày 24/02/2022 của UBND tỉnh

Phục vụ công tác quản lý nhà nước và mở rộng phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và đáp ứng yêu cầu về thống kê công tác dân tộc theo yêu cầu của Bộ, ngành và của tỉnh

3.500

Sự nghiệp

2022- 2024

12

Nâng cấp hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị công nghệ thông tin tại Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc

Ban Dân tộc

10593/UBND- VX2 ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh

Phục vụ hoạt động quản lý điều hành, tác nghiệp và triển khai các ứng dụng CNTT; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin

635

Sự nghiệp

2022

13

Nâng cấp, sửa chữa, mua sắm máy móc, trang thiết bị nâng cấp mạng LAN nội bộ của Sở Nông nghiệp & PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

10755/UBND- NN2 ngày 03/12/2021 của UBND tỉnh

Phục vụ hoạt động quản lý điều hành, tác nghiệp và triển khai các ứng dụng CNTT; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin

2.790

Sự nghiệp

2022

14

Mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin và nâng cấp mạng Lan phục vụ công tác chuyên môn tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc

Liên hiệp Phụ nữ tình

5586/UBND- VX4 ngày 24/7/2020 của UBND tỉnh

Phục vụ hoạt động quản lý điều hành, tác nghiệp và triển khai các ứng dụng CNTT; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin

472

Sự nghiệp

2022

15

Cải tạo, sửa chữa Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh và Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh làm cơ sở 2 của Bệnh viện dã chiến số 1 tỉnh Vĩnh Phúc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (hạng mục: Hệ thống công nghệ thông tin)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Mua sắm thiết bị CNTT phục vụ công tác chuyên môn tại đơn vị

1.443

Sự nghiệp

2022

16

Cải tạo, sửa chữa Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh (cơ sở cũ) làm Bệnh viện dã chiến số 2 phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (hạng mục: Hệ thống công nghệ thông tin)

Bệnh viện Sản Nhi

Mua sắm thiết bị CNTT phục vụ công tác chuyên môn tại đơn vị

645

Sự nghiệp

2022

17

Số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh

Sở Tư pháp

Số hóa sổ hộ tịch để hình thành cơ sở dữ liệu hộ tịch của tỉnh Vĩnh Phúc, tạo tiền đề cho việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; sẵn sàng kết nối với CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL chuyên ngành có liên quan, cho phép quản lý, khai thác hoàn toàn dữ liệu hộ tịch trên phần mềm theo phân cấp, phân quyền

8.476

Sự nghiệp

2022

18

Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin Phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2026

Sở Y tế

1873/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 của UBND tỉnh

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý hồ sơ sức khỏe cho từng người dân.

10.309

Sự nghiệp

2022- 2027

19

Xây dựng phần mềm Quản lý đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc

Trường Chính trị tỉnh

Bảo đảm chất lượng của nhà trường cho tất cả các bậc đào tạo hiện nay của Trường để có hiệu quả và chất lượng cao, thống nhất và tin học hóa các quy trình quản lý đào tạo giữa các bộ phận chức năng được tích hợp, liên kết tạo thành hệ thống thông tin đồng bộ, có khả năng vận hành thông suốt

3.195

Sự nghiệp

2022

20

Lắp đặt hệ thống camera giám sát tại Cơ sở cai nghiện ma tuý

Sở Lao động, TB&XH

Trang bị hệ thống camera giám sát tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Vĩnh Phúc nhằm hỗ trợ việc giám sát hoạt động cai nghiện của người nghiện ma túy đảm bảo được an ninh trật tự, bảo vệ trang thiết bị cả ngày và đêm giúp bảo vệ trong trường hợp khi có sự cố sẽ can thiệp kịp thời.

2.848

Sự nghiệp

2022

21

Số hóa hồ sơ người có công cách mạng - giai đoạn 4

Sở Lao động. TB&XH

Số hóa, cập nhập dữ liệu hồ sơ người có công với cách mạng vào phần mềm Quản lý hồ sơ người có công với cách mạng; Hoàn chỉnh toàn bộ kho hồ sơ số và hồ sơ vật lý người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

1.948

Sự nghiệp

2022

22

Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin Số hóa du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2203/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh

Số hóa tài nguyên du lịch, triển khai hệ thống quản lý, điều hành du lịch thông minh trên nền tảng kỹ thuật công nghệ hiện đại, phù hợp với cách tiếp cận của du khách trong kỷ nguyên chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

17.293

Sự nghiệp

2022- 2027

23

Đầu tư hệ thống trang thiết bị CNTT, mạng LAN, camera giám sát phục vụ hoạt động tại Trung tâm Đào tạo vận động viên tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Mua sắm thiết bị CNTT phục vụ công tác chuyên môn tại đơn vị

2.200

Sự nghiệp

2022

24

Xây dựng hệ thống thư viện sách và tài liệu điện tử giai đoạn I - năm 2022

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Quản lý sách, tài liệu điện tử, hỗ trợ trong công tác chia sẻ, khai thác tài liệu phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bảo đảm an toàn, thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian tìm kiếm tài liệu, tiết kiệm chi phí, phổ biến thông tin đến nhiều bạn đọc có nhu cầu khai thác tài liệu...

7.667

Sự nghiệp

2022- 2027

25

Thuê dịch vụ sao lưu, bảo đảm an toàn cho hệ thống dữ liệu dùng chung của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Định kỳ hàng năm

Bảo đảm hoạt động sao lưu cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được duy trì liên tục, không bị gián đoạn

905

Sự nghiệp

2022

26

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức Công nghệ thông tin cho 280 học viên là cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện,cấp xã

Trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông

Định kỳ hàng năm

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức Công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

266

Sự nghiệp

2022

27

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức an toàn, an ninh mạng cho 136 học viên là công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin các đơn vị, địa phương

Định kỳ hàng năm

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức an toàn, an ninh mạng cho công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin các đơn vị, địa phương

136

Sự nghiệp

2022

28

Đào tạo nghiệp vụ nâng cao cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số

Định kỳ hàng năm

Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ nâng cao cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số

298

Sự nghiệp

2022

29

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022

Trung tâm Hạ tầng thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông

Định kỳ hàng năm

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số

378

Sự nghiệp

2022

30

Gia hạn bản quyền phần mềm của hệ thống sao lưu dữ liệu tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc

Định kỳ hàng năm

Gia hạn bản quyền các phần mềm đang cài đặt tại Trung tâm Hạ tầng thông tin

394

Sự nghiệp

2022

31

Thuê dịch vụ đường truyền Internet và mua sắm các trang thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ Seagames 31

Sở Thông tin và Truyền thông

3975/UBND- VX3 ngày 16/6/2022 của UBND tỉnh

Mua dịch vụ đường truyền Internet, trang thiết bị CNTT phục vụ Seagames 31

432

Sự nghiệp

2022

32

Mua dịch vụ bảo hành Hệ thống điều hòa chính xác tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc

Trung tâm Hạ tầng thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông

Định kỳ hàng năm

Mua dịch vụ bảo hành Hệ thống điều hòa chính xác tại Trung tâm Hạ tầng thông tin

839

Sự nghiệp

2022

33

Gia hạn bản quyền phần mềm và bảo hành thiết bị bảo mật tại Trung tâm Hạ tầng thông tin

Định kỳ hàng năm

Gia hạn bản quyền các phần mềm đang cài đặt tại Trung tâm Hạ tầng thông tin

3.314

Sự nghiệp

2022

34

Thuê đường truyền Internet Leasedline phục vụ hoạt động của Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022

Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông

Định kỳ hàng năm

Mua dịch vụ đường truyền Internet Leasedline phục vụ hoạt động của Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử

576

Sự nghiệp

2022

35

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh Vĩnh Phúc (năm 2022)

Văn phòng UBND tinh

3109/QĐ-CT ngày 10/12/2020 của UBND tỉnh

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo đầy đủ các tiêu chí, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, UBND tỉnh: Phân cấp hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh, cấp huyện và các kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ

886

Sự nghiệp

2022

36

Kết nối đường truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (năm 2022)

Sở Thông tin và Truyền thông

636/QĐ-CT ngày 15/3/2021 của UBND tỉnh

Mua dịch vụ đường truyền số liệu chuyên dùng phục vụ hoạt động cho các cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc

2.924

Sự nghiệp

2022

PHỤ LỤC 6

DỤ KIẾN DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 314/KH-UBND ngày 29/12/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Chủ đầu tư

Mục tiêu

Kinh phí bố trí năm 2023 (triệu đồng)

Nguồn vốn

Thời gian thực hiện

Ghi chú

TỔNG

162.400

1

Xây dựng hạ tầng nền tảng số phục vụ chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Thông tin và Truyền thông

Đầu tư, nâng cấp hình thành hạ tầng số của tỉnh, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, triển khai điện toán đám mây để xây dựng Trung tâm dữ liệu số, Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng theo hướng quản lý, vận hành và lưu trữ tập trung nhằm triển khai chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số và phát triển đô thị thông minh: hoàn thiện hạ tầng mạng, máy tính đồng bộ đến cấp xã: bổ sung trang thiết bị phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số.

760

Đầu tư công

2022-2024

Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh (Năm 2023 mới bố trí 80% kinh phí chuẩn bị đầu tư)

2

Đầu tư thiết bị, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin ngành Y tế

Sở Y tế

Xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành Y tế đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả và hội nhập trong nước và quốc tế; giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế; Hỗ trợ công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và chỉ đạo điều hành...

14.000

Đầu tư công

2022-2023

Quyết định số 1557/QĐ-UBND ngày 02/7/2020 của UBND tỉnh

3

Đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin cho các Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc

11.673

Đầu tư công

2022-2023

Quyết định số 1184/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh

4

Đầu tư nâng cấp mạng LAN và mua sắm trang thiết bị CNTT phục vụ công tác chuyên môn tại Sở Công Thương

Sở Công Thương

Cải tạo, nâng cấp mạng LAN, mua sắm thiết bị CNTT phục vụ công tác chuyên môn tại đơn vị

3.000

Đầu tư công

2022-2024

Quyết định số 1410/QĐ-UBND ngày 27/7/2022 của UBND tỉnh

5

Hệ thống camera giám sát an toàn giao thông, an ninh trật tự tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Thông tin và Truyền thông

Thuê hệ thống camera dùng chung phục vụ chia sẻ dữ liệu camera để các ngành, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh có thể khai thác và sử dụng phục vụ phát triển các dịch vụ và ứng dụng CNTT theo chương trình thực hiện chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh của tỉnh

8.200

Sự nghiệp

2023-2027

Văn bản số 5266/UBND- VX3 ngày 04/8/2022 của UBND tỉnh

6

Xây dựng Cổng dữ liệu mở

Sở Thông tin và Truyền thông

Đầu tư phần mềm nội bộ, triển khai cài đặt tại Trung tâm hạ tầng thông tin tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản trị và vận hành. Dữ liệu được kết nối, khai thác từ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh và chuyên ngành

3.500

Sự nghiệp

2022-2023

Văn bản số 2741/UBND- VX3 ngày 29/4/2022 của UBND tỉnh

7

Thuê Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Thông tin và Truyền thông

Thuê ứng dụng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, công dân, hệ thống một cửa điện tử giúp đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, quản lý hồ sơ điện tử, thông tin trạng thái xử lý, giải quyết hồ sơ của các cán bộ, công chức tham gia giải quyết thủ tục hành chính (Thuê trong 5 năm)

5.580

Sự nghiệp

2023-2027

Văn bản số 8314/UBND- VX3 ngày 17/11/2022 của UBND tỉnh

8

Xây dựng bổ sung kết nối vào nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Bổ sung kết nối một số hệ thống thông tin vào nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh theo chỉ đạo của bộ, ngành trung ương và nhu cầu thực tiễn công việc của các sở, ngành, địa phương

1.500

Sự nghiệp

2023

9

Thuê dịch vụ bảo trì, vận hành phần mềm quản lý văn bản và điều hành

Sở Thông tin và Truyền thông

Bảo đảm sự vận hành liên tục, thông suốt, ổn định, an toàn thông tin, dữ liệu của hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Kịp thời hỗ trợ người dùng trong khai thác, sử dụng phần mềm (thuê dịch vụ trong 2 năm)

965

Sự nghiệp

2023-2024

10

Bổ sung kinh phí để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Trung tâm Hạ tầng thông tin

Sở Thông tin và Truyền thông

Mua sắm bổ sung thiết bị, phần mềm phục vụ công tác bảo đảm an toàn an ninh thông tin

1.900

Sự nghiệp

2023

11

Thuê dịch vụ đường truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Thông tin và Truyền thông

Mua dịch vụ đường truyền số liệu chuyên dùng phục vụ hoạt động cho các cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc

3.000

Sự nghiệp

2023

Định kỳ hàng năm

12

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức an toàn, an ninh mạng cho công chức, viên chức các đơn vị, địa phương

Trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức an toàn, an ninh mạng cho công chức, viên chức các đơn vị, địa phương

500

Sự nghiệp

2023

Định kỳ hàng năm

13

Đào tạo nghiệp vụ nâng cao cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi sổ

Đào tạo nghiệp vụ nâng cao cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số

300

Sự nghiệp

2023

Định kỳ hàng năm

14

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023

Trung tâm Hạ tầng thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông

Diễn tập bảo đảm an toàn thông tin mạng cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số

400

Sự nghiệp

2023

Định kỳ hàng năm

15

Gia hạn bản quyền phần mềm của hệ thống sao lưu dữ liệu tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc

Gia hạn bản quyền các phần mềm đang cài đặt tại Trung tâm Hạ tầng thông tin

400

Sự nghiệp

2023

Định kỳ hàng năm

16

Mua dịch vụ bảo hành Hệ thống điều hòa chính xác tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc

Mua dịch vụ bảo hành Hệ thống điều hòa chính xác tại Trung tâm Hạ tầng thông tin

900

Sự nghiệp

2023

Định kỳ hàng năm

17

Gia hạn bản quyền phần mềm và bảo hành thiết bị bảo mật tại Trung tâm Hạ tầng thông tin

Gia hạn bản quyền các phần mềm đang cài đặt tại Trung tâm Hạ tầng thông tin

3.500

Sự nghiệp

2023

Định kỳ hàng năm

18

Thuê đường truyền Internet Leasedline phục vụ hoạt động của Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023

Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông

Mua dịch vụ đường truyền Internet Leasedline phục vụ hoạt động của Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử

1.000

Sự nghiệp

2023

Định kỳ hàng năm

19

Xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính

Sở Tư pháp

Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và quá trình xử lý vi phạm hành chính; Xây dựng kho dữ liệu tập trung, lưu trữ các quyết định xử lý vi phạm hành chính; Theo dõi thông tin về đối tượng vi phạm giúp cơ quan chức năng đưa ra những quyết định xử phạt chính xác, nhanh chóng; Theo dõi được tiến độ, tình hình thực hiện các quyết định xử phạt; tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp...

2.700

Sự nghiệp

2023

Văn bản số 3657/UBND- NC2 ngày 06/6/2022 của UBND tỉnh

20

Số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Tư pháp

Số hóa sổ hộ tịch (khai sinh; khai tử; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; xác nhận tình trạng hôn nhân) để hình thành cơ sở dữ liệu hộ tịch của tỉnh Vĩnh Phúc, tạo tiền đề cho việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4

5.400

Sự nghiệp

2023

Văn bản số 5061/UBND- NC2 ngày 27/7/2022 của UBND tỉnh

21

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh Vĩnh Phúc (năm 2023)

Văn phòng UBND tỉnh

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Vĩnh Phúc đầy đủ các tiêu chí, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, UBND tỉnh; Phân cấp hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh, cấp huyện và các kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

886

Sự nghiệp

2021-2025

Quyết định số 3109/QĐ-CT ngày 10/12/2020 của UBND tỉnh

22

Nâng cấp phần mềm cơ sở dữ liệu ngành Công Thương

Sở Công Thương

Xây dựng phần mềm nội bộ quản lý cư sở dữ liệu ngành công thương; Việc thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về đối tượng quản lý thông qua các hoạt động nghiệp vụ của Sở Công Thương

3.500

Sự nghiệp

2022-2023

Văn bản số 6677/UBND- VX3 ngày 26/9/2022 của UBND tỉnh

23

Đề án Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025

Sở Nội vụ

Thực hiện số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử đối với 34.339 hồ sơ tương ứng với 4.841.799 trang tài liệu đã được chỉnh lý có giá trị pháp lý, có giá trị lịch sử (thời hạn bảo quản vĩnh viễn) đang được lưu giữ tại kho Lưu trữ lịch sử thuộc Trung tâm Lưu trữ lịch sử - Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc

7.700

Sự nghiệp

2023-2025

Quyết định số 1942/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh

24

Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin Phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022- 2026

Sở Y tế

Phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân giúp thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân của người dân để lưu trữ các thông tin trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mỗi người theo mẫu quy định của Bộ Y tế. Liên thông, đồng bộ, gắn với hệ thống giám định thanh toán BHYT, tích hợp được dữ liệu về sức khỏe từ các chương trình mục tiêu, các hệ thống thông tin quản lý bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm, tai nạn thương tích, hệ thống thông tin tiêm chủng, thông tin sức khỏe từ phần mềm khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh

2.000

Sự nghiệp

2023-2027

Quyết định số 1873/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 của UBND tỉnh

25

Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin hệ thống thư viện sách và tài liệu điện tử giai đoạn 1, năm 2023

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phục vụ công tác quản lý tài liệu lưu trữ của Thư viện và hoạt động đọc của độc giả Online, hỗ trợ trong công tác chia sẻ, khai thác tài liệu trong thư viện phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng việc triển khai các ứng dụng CNTT tại Thư viện tỉnh

2.700

Sự nghiệp

2023-2027

Văn bản số 8261/UBND- VX3 ngày 03/11/2020 của UBND tỉnh

26

Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin Số hóa du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Văn hỏa, Thể thao và Du lịch

Số hóa tài nguyên du lịch, triển khai hệ thống quản lý điều hành du lịch thông minh trên nền tảng công nghệ hiện đại

7.500

Sự nghiệp

2023-2027

2203/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh

27

Thuê Trung tâm giám sát điều hành thông minh - IOC

Sở Thông tin và Truyền thông

Giám sát, điều hành tập trung thông qua các nền tảng công nghệ hiện đại; Thu thập, kết nối đến tất cả các nguồn dữ liệu định kỳ và thời gian thực; Khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ các hoạt động của chính quyền, hỗ trợ Lãnh đạo ra quyết định; Cho phép người dân, doanh nghiệp và các tổ chức tiếp cận nguồn dữ liệu để phục vụ phát triển các dịch vụ, ứng dụng thông minh (Thuê trong 5 năm)

4.300

Sự nghiệp

2023-2027

VB số 10379/UBND- VX3 ngày 23/11/2021 của UBND tỉnh

28

Thuê kho dữ liệu điện tử dùng chung tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Thông tin và Truyền thông

Quản lý thống nhất việc lưu trữ, chia sẻ, trao đổi, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả các tài liệu lưu trữ điện tử của tình hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hình thành kho lưu trữ số tập trung toàn tỉnh phục vụ khai thác và dùng chung cho các cơ quan nhà nước và hình thành các hồ sơ hành chính của công dân và doanh nghiệp trên môi trường điện tử

12.400

Sự nghiệp

2023-2027

29

Thuê hệ thống bản đồ số GIS dùng chung tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Thông tin và Truyền thông

Quản lý các bản đồ, dữ liệu không gian của các ngành phục vụ chia sẻ và sử dụng chung trên địa bàn tỉnh; xây dựng và hình thành các cơ sở dữ liệu GIS tổng hợp phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị (thuê trong 5 năm)

5.600

Sự nghiệp

2023-2027

30

Xây dựng cơ sở dữ liệu tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Nội vụ

Tin họa hóa công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh, khắc phục những hạn chế về nhân sự, bảo đảm việc quản lý khối lượng thông tin, dữ liệu lớn về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh

5.000

Sự nghiệp

2023

Văn bản số 3534/UBND- VX2 ngày 01/6/2022 của UBND tỉnh

31

Xây dựng hệ thống giám sát rừng phục vụ chuyển đổi số trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Chi cục Kiểm lâm

Nhằm cung cấp các thông tin cảnh báo sớm về biến động rừng, cháy rừng; hỗ trợ quản lý thông tin về diễn biến rừng và công tác tuần tra, bảo vệ rừng, hoàn thiện bảng tra cấp dự báo cháy rừng với quy mô toàn tỉnh, Từ đó, đề ra các giải pháp tối ưu trong quản lý, giám sát sự thay đổi của rừng và đất lâm nghiệp phục vụ quy hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh và chuyển đổi số trong lâm nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc.

7.860

Sự nghiệp

2022-2027

Văn bản số 9069/UBND- NN2 ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh

32

Xây dựng hệ thống đấu giá tài sản công trực tuyến

Sở Tư pháp

Hệ thống đấu giá công trực tuyến được xây dựng với mục tiêu rút ngắn thời gian các cuộc đấu giá công, nâng cao hiệu quả, năng suất thực hiện các phiên đấu giá, minh bạch và hạn chế thất thoát tài sản Nhà nước; Hệ thống cho phép các cơ quan quản lý nhà nước giám sát, theo dõi toàn bộ hoạt động đấu giá tài sản Nhà nước. Đơn vị được quyền tổ chức các cuộc đấu giá thực hiện đấu giá tài sản theo quy định hiện hành. Xã hội được tiếp cận, tham gia, theo dõi kết quả đấu giá nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch.

6.946

Sự nghiệp

2022-2023

Văn bản số 8907/UBND- VX3 ngày 06/12/2022 của UBND tỉnh

33

Xây dựng phần mềm liên thông kết nối cung cấp thông tin và số hóa dữ liệu thông tin lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh

Sở Tư pháp

Cập nhật liên tục, đầy đủ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý, khai thác, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của tỉnh và cấp phiếu lý lịch tư pháp, xóa án tích của ngành Tư pháp.

14.800

Sự nghiệp

2022-2024

Văn bản số 7751/UBND- VX3 ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh

34

Thiết lập hệ thống tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính kết nối Công an tỉnh, công an huyện

Công an tỉnh

Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin cho bộ phận tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính của công an tỉnh, công an huyện; Kết nối mạng bộ phận tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính với công an tỉnh

5.000

Sự nghiệp

2023

Văn bản số 8616/UBND- VX3 ngày 28/11/2022 của UBND tỉnh

35

Số hóa tư liệu, hiện vật và xây dựng hệ thống bảo tàng số cho bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc trên nền tảng kỹ thuật công nghệ số 4.0

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ngành văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc, ứng dụng các công nghệ số mới nhất đưa bảo tàng đến gần hơn với công chúng, góp phần quảng bá và giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa đất và người tỉnh Vĩnh Phúc

Sự nghiệp

2023-2026

Văn bản số 9152/UBND- VX2 ngày 13/12/2022 của UBND tỉnh

36

Xây dựng trang thông tin điện tử cấp xã

Sở Thông tin và Truyền thông

Xây dựng trang thông tin điện tử có chức năng cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. 100% các xã trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

7.030

Sự nghiệp

2023

Văn bản số 8314/UBND- VX3 ngày 17/11/2022 của UBND tỉnh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 314/KH-UBND ngày 29/12/2022 về chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


618

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.203.27
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!