Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 298/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Mai Xuân Liêm
Ngày ban hành: 20/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 298/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 12 năm 2023

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2023

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU NĂM 2023

Trên cơ sở nội dung, nhiệm vụ và các chỉ tiêu được giao tại Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 10/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; các cơ quan, đơn vị đã phấn đấu và cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu được giao; đến nay, đã hoàn thành 30/34 chỉ tiêu; còn lại 04/34 chỉ tiêu đang được các cơ quan, đơn vị triển khai;

(Kết quả chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2023

1. Nhận thức số

1.1. Ngày Chuyển đổi số

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 22/8/2023 về việc tổ chức các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 05 sự kiện[1] hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia được tập trung vào các hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy, quảng bá để toàn dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ số Việt Nam.

1.2. Tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử và các phương tiện truyền thông về Chuyển đổi số

Công tác truyền thông thúc đẩy quá trình chuyển đổi số luôn được các cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện, được triển khai đồng bộ từ đầu tư hạ tầng, đổi mới nội dung, hình thức, tần suất tuyên truyền, đa dạng các phương thức truyền thông, từ hệ thống truyền thanh cơ sở đến trang/cổng thông tin điện tử và sử dụng các nền tảng mạng xã hội để thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền.

- Trang thông tin chuyển đổi số của tỉnh (https://chuyendoiso.thanhhoa. gov.vn) đã đưa được 127 tin bài, thu hút được khoảng 1.861.035 lượt người theo dõi và là kênh thông tin chính thống để cập nhật và đưa thông tin về chuyển đổi số phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, Tổ công nghệ số cộng đồng, người dân và doanh nghiệp (về các chính sách pháp luật, sáng kiến, cách làm). Trang thông tin điện tử của các đơn vị đã đưa được 685 tin, bài và phát lại trên hệ thống đài truyền thanh là 2.137 lượt tin[2] để tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

- Duy trì thường xuyên chuyên mục “Chuyển đổi số” (thời lượng 10 phút/tuần) trên sóng truyền hình và phát thanh, tăng cường tuyên truyền các nội dung chương trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong mục “Chuyển đổi số” trên trang thông tin điện tử của Đài Phát thanh và Truyền hình (Đài PTHT) tại địa chỉ truyenhinhthanhhoa.vn; trong năm 2023, trên các kênh sóng của Đài PTTH tỉnh có gần 200 tin, bài[3] tuyên truyền về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số, trong đó có 104 chuyên mục “Chuyển đổi số” trên 02 sóng phát thanh, truyền hình và các nền tảng số như Website Truyenhinhthanhhoa.vn, Ứng dụng TruyenhinhThanhHoa, Youtube, Tiktok

- Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Đài PTTH tỉnh, các cơ quan báo chí để xây dựng 12 phóng sự, 25 bài viết tuyên truyền về mô hình, cách làm hay về chuyển đổi số ở các xã, phường; tuyên truyền triển khai mô hình “3 Không”[4]; mô hình “Ngày không viết”, “Ngày không hẹn” trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ctrong hoạt động sản xuất kinh doanh; về sử dụng dữ liệu mở để khai thác các giá trị nhằm phát triển doanh nghiệp trong thời đại số; chia sẻ các kinh nghiệm của những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số, cụ thể: Hội nghị tuyên truyền về chuyển đổi số, hội nghị tư vấn tiếp cận các nền tảng chuyển đổi số như nền tảng hỗ trợ vay vốn tín chấp, các nền tảng chuyển đổi số cho 6.500 doanh nghiệp[5].

2. Thể chế số

2.1. Ban hành Nghị quyết và các kế hoạch về chuyển đổi số

- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trên cơ sở đó UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06- NQ/TU ngày 10/11/2021; đến nay có 48/48 các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và 559/559 UBND cấp xã đã ban hành chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi số năm 2023.

- Trong năm 2023, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đã ban hành 01 Chỉ thị, 16 Quyết định, 08 Kế hoạch và 03 văn bản chỉ đạo khác; trong đó, nổi bật là:

+ Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 18/01/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin cho thiết bị Camera giám sát;

+ Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 28/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030;

+ Quyết định số 1829/QĐ-UBND ngày 30/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành các tiêu chí chuyển đổi số cấp xã đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

+ Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày 20/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành kết quả đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022;

+ Kế hoạch số 225/KH-UBND , ngày 15/9/2023 của UBND tỉnh về việc phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025;

+ Công văn số 9791/UBND-CNTT ngày 10/7/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp và triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số;

+ Công văn số 11401/UBND-CNTT ngày 08/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ thực hiện duy trì, cải thiện và nâng cao chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa hằng năm.

+ Công văn số 17326/UBND-CNTT ngày 16/11/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao hoàn thành các chỉ tiêu chuyển đổi số theo Kế hoạch số 100/KH-BCĐ ngày 26/4/2023 của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)

2.2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số

- Thường xuyên rà soát, và kiện toàn các thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số cấp tỉnh để đảm bảo việc phân công, phụ trách theo dõi các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên địa bàn tỉnh; ban hành kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo[6] cũng như triển khai các nhiệm vụ mà Ủy ban Quốc gia chuyển đổi số giao cho tỉnh Thanh Hóa.

- Hằng quý, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác và hội nghị chuyên đề đối với các chương trình dự án công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh; tham dự các Hội nghị trực tuyến với Ủy ban Quốc gia về chuyển đối số. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Thông tin và Truyền thông và kết luận Hội nghị của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đã đánh giá kết quả hoạt động 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng và các nhiệm vụ được giao cho thành viên Ban Chỉ đạo; qua đó, phân tích đánh giá các nội dung, nhiệm vụ đã triển khai đồng thời đề xuất giải pháp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số một cách hiệu quả và thiết thực hơn; các thành viên Ban Chỉ đạo thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ về chuyển đổi số tại các đơn vị được giao phụ trách. Đã tổ chức 03 đoàn kiểm tra[7], đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và các chỉ tiêu chuyển đổi số tại 04 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 07 UBND cấp huyện và lựa chọn mỗi huyện ít nhất 01 đơn vị cấp xã để thực hiện kiểm tra và 09 đoàn kiểm tra tình hình ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa điện tử và việc sử dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh; tổ chức đoàn công tác[8] đi học tập kinh nghiệm về mô hình chuyển đổi số tại các địa phương; tham dự hội thảo, hợp tác phát triển CNTT quốc gia... để học hỏi cách làm hay và những điểm mạnh về việc thực hiện chuyển đổi số tại các tỉnh bạn để triển khai tại tỉnh cho phù hợp.

3. Hạ tầng số

3.1 Hạ tầng CNTT

Hạ tầng, trang thiết bị CNTT trong các cơ quan, đơn vị tiếp tục được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại từ cấp tỉnh đến cấp xã nhằm phục vụ tốt công tác chuyên môn, chuyển đổi số; 100% cán bộ, công chức được trang bị thiết bị CNTT; 100% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có hạ tầng mạng LAN, kết nối Internet đảm bảo thông suốt, an toàn để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

100% các hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi sang IPv6; người dùng thực hiện truy cập song song cả 02 dãi địa chỉ (địa chỉ IPv4 và IPv6) trên môi trường mạng.

Các Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh tiếp tục được đầu tư đảm bảo cho việc duy trì, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL), các phần mềm ứng dụng cho các cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; hệ thống điều hành, giám sát an ninh mạng (SOC) được đầu tư, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh và luôn hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn 24/7.

Duy trì, vận hành hơn 700 phòng họp trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã; hàng năm đã tổ chức được trên 100 cuộc họp giao ban trực tuyến giữa UBND tỉnh với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; giữa UBND tỉnh với UBND cấp huyện, cấp xã; và hơn 410 cuộc họp trực tuyến giữa cấp huyện với cấp xã nhằm tiết kiệm về mặt thời gian và chi phí hành chính khác.

Một số ngành, lĩnh vực đã ứng dụng các nền tảng số và các công nghệ mới (chuỗi khối-Block chain và Internet vạn vật-IoT) vào hoạt động quản lý như: hệ thống giám sát chỉ số không khí của ngành Tài nguyên môi trường, hệ thống giám sát mực nước các hồ đập của ngành Công Thương; nền tảng du lịch thông minh, nền tảng khám chữa bệnh, nền tảng nông nghiệp thông minh...

3.2 Hạ tầng viễn thông

Hạ tầng viễn thông tiếp tục được các doanh nghiệp đầu tư mở rộng vùng phục vụ, đáp ứng nhu cầu cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông, Intenet băng thông rộng cố định, di động và dịch vụ truyền hình qua mạng viễn thông. Tổng số trạm trên toàn mạng đạt 9.347 trạm BTS (2.587 trạm 2G, 2.744 trạm 3G, 4.016 trạm 4G) lắp đặt tại 3.982 vị trí; Có 14 thiết bị chuyển mạch cố định; gần 3.000 thiết bị truy nhập Internet băng thông rộng. Năm 2023, Các doanh nghiệp cũng đầu tư xây dựng mới gần 800km cáp mạng ngoại vi; cải tạo chỉnh trang khoảng 250km cáp; phối hợp với các cơ quan Nhà nước để di dời, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng ước đạt 2.973.300 thuê bao bằng 100,77% so với cùng kỳ (trong đó 25.000 thuê bao cố định; 2.955.000 thuê bao di động), đạt mật độ 81,5 máy/100 dân; tổng số thuê bao Internet trên toàn mạng ước đạt 2.450.000 thuê bao bằng 103,81% so với cùng kỳ, đạt mật độ 66,77 thuê bao/100 dân.

100% số thôn/bản trên địa bàn tỉnh đã được phủ sóng thông tin di dộng 3G/4G; Số thôn/bản trên địa bàn tỉnh đã có hạ tầng băng rộng cố định là 4.342/4.357 (tỷ lệ 99.65%), số thôn/bản chưa được đầu tư hạ tầng băng rộng cố định là 15 bản[9].

4. Dữ liệu số

Dữ liệu số đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển đổi số; do đó, các ngành, các đơn vị đã thực hiện số hóa, phát triển dữ liệu, xây dựng CSDL của các cơ quan, đơn vị và tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu; khai thác dữ liệu phục vụ cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công, nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của các cơ quan, đơn vị và hỗ trợ trong công tác ra quyết định của các cơ quan giúp nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của các cơ quan, đơn vị.

Việc tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu giúp người dân, doanh nghiệp không phải kê khai, cung cấp thông tin nhiều lần; cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước không phải nhập lại thông tin khi thao tác nghiệp vụ trên nhiều phần mềm; việc khai thác các dữ liệu dùng chung sẽ làm giảm việc đầu tư trùng lặp, gây lãng phí và cho phép cung cấp dữ liệu mở ra bên ngoài phục vụ khu vực tư xây dựng, phát triển hệ sinh thái ứng dụng, dịch vụ mới cho xã hội; vì thế, trong thời gian qua các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tạo lập, duy trì được một số dữ liệu số như sau:

- Cổng Dữ liệu mở của tỉnh (https://opendata.thanhhoa.gov.vn) đã được đưa vào triển khai, sử dụng với 234 CSDL mở của 15 lĩnh vực[10] nhằm chia sẻ, công khai các dữ liệu mở phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và công khai, minh bạch thông tin của các cơ quan chính quyền cho người dân, doanh nghiệp.

- Hoàn thành việc kết nối chính thức giữa Cổng dịch vụ công; hệ thống một cửa điện tử tỉnh Thanh Hóa với CSDL quốc gia về dân cư và hệ thống Đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; việc kết nối với CSDL Quốc gia dân cư bắt đầu được đưa vào khai thác sử dụng từ ngày 20/02/2023 giúp người dân khi thực hiện các dịch vụ công không phải khai báo lại thông tin cá nhân và thời gian thực hiện các dịch vụ công được nhanh chóng, chính xác và thuận lợi.

- Lĩnh vực Y tế: Đã có 679/679 cơ sở y tế triển khai việc sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp thay thế thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trong khám bệnh, chữa bệnh, đạt tỷ lệ 100%; có 5.989.970 lượt tra cứu, trong đó số lượt tra cứu thành công là 4.123.648 lượt; số lượng CCCD được đồng bộ với thẻ BHYT còn hiệu lực để đi khám chữa bệnh bằng CCCD là 3.056.476.

- Lĩnh vực an sinh xã hội: Thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho đối tượng người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh; tổng số đối tượng hưởng chế độ chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh là: 261.308 người (trong đó: 194.479 người hưởng chính sách bảo trợ xã hội; 66.829 người hưởng chính sách người có công).

- Phát triển công dân số: Tiếp tục thu nhận hồ sơ cấp thẻ CCCD cho công dân trên địa bàn (cả thường trú, tạm trú, cư trú); đã thu nhận được 3.449.484 hồ sơ đề nghị cấp CCCD; đã kích hoạt thành công 1.685.383 tài khoản định danh điện tử/1.620.967 chỉ tiêu giao; đạt tỷ lệ 103,97 % (vượt chỉ tiêu giao).

- Dữ liệu trẻ em: Đã chuẩn hóa, làm sạch và cập nhật thông tin dữ liệu trẻ em: 960.281/960.281 trẻ em (đạt tỷ lệ 100%).

- Dữ liệu người có công: đã thực hiện rà soát và làm sạch 60.878/65.161 người trên hệ thống CSDL quốc gia về dân cư (đạt tỷ lệ 96,5%).

- Dữ liệu Bảo hiểm - Xã hội: toàn tỉnh đã xác thực đúng với CSDLQG về dân cư 3.131.934/3.234.471 hồ sơ, đạt tỷ lệ 96,82%.

- Dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức người lao động: đã cập nhật, số hóa thông tin của 84.505 hồ sơ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh và đồng bộ với CSDL quốc gia (đạt tỷ lệ 100%).

- Số hóa hộ tịch trên nền CSDL quốc gia về dân cư: đã nhập dữ liệu cho 1.319.744/2.343.764 trường hợp (đạt tỷ lệ 56,3%).

- Mã số thuế cá nhân: đã thực hiện rà soát được 1.872.348/2.371.256 mã số thuế cá nhân (đạt tỷ lệ 79%).

- Dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe: toàn tỉnh có 40 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được công bố đủ điều kiện khám và cấp Giấy khám sức khỏe lái xe, 38/40 cơ sở đã thực hiện liên thông giấy khám sức khỏe cho người lái xe.

- Tiếp tục duy trì kết nối, chia sẻ CSDL đất đai với CSDL quốc gia về dân cư đối với 04/27 huyện[11].

5. Nền tảng số

- Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông công bố các nền tảng số Quốc gia; Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 21/3/2022 về triển khai thực hiện “Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; và Công văn số 8908/UBND-CNTT ngày 22/6/2022 chỉ đạo việc lựa chọn các nền tảng thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã lựa chọn các nền tảng số để đưa vào áp dụng trong công việc (nền tảng thương mại điện tử; nền tảng họp trực tuyến; nền tảng học trực tuyến; nền tảng về quản trị, kinh doanh du lịch; tuyên truyền và quảng bá du lịch Thanh Hóa trên nền tảng số …); các nền tảng, phần mềm ứng dụng và các CSDL chuyên ngành do các ngành đầu tư phục vụ cho công tác quản lý và triển khai ứng dụng CNTT của các ngành từ Trung ương đến địa phương được duy trì hoạt động tương đối ổn định, các đơn vị thường xuyên cập nhật dữ liệu.

- Các ngân hàng phát triển, ứng dụng nền tảng ngân hàng số với phương châm “Lấy khách hàng là trung tâm”, ngân hàng số cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng, giúp các tổ chức, cá nhân và người dân chủ động tiếp cận hoàn toàn tự động 24/24 giờ và không có ngày nghỉ với các thao tác nhanh chóng, an toàn và bảo mật; đăng ký mở tài khoản trực tuyến; đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử; đăng ký vay vốn trực tuyến; các giao dịch tài chính bằng sinh trắc học như nộp tiền vào tài khoản, thanh toán, chuyển khoản, chuyển tiền, gửi tiết kiệm…

- Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) (tại địa chỉ https://lgsp.thanhhoa.gov.vn) được duy trì, hoạt động một cách thường xuyên, ổn định; hiện đang cung cấp 11 dịch vụ kết nối các phần mềm nội tỉnh[12] và 11 dịch vụ kết nối bên ngoài[13]; đã thực hiện khai báo mã định danh điện tử cho 2.588 đơn vị và đồng bộ lên hệ thống danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước (do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý).

- Việc triển khai, sử dụng các nền tảng, hệ thống trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm thực hiện, đảm bảo duy trì hoạt động ổn định, thường xuyên được cập nhật dữ liệu; kết nối liên thông được với các Bộ, ngành Trung ương, giữa các cơ quan, đơn vị và 03 cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh; điều đó tạo tiền đề thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên vẫn còn 02 hệ thống chưa đảm bảo việc đồng bộ[14], chia sẻ dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công quốc gia với hệ thống thông tin giải quyết TTHC một cửa của tỉnh.

6. Nhân lực số

Nhân lực chuyển đổi số là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; trong thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các Chương trình, kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, về bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

Đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức cho hơn 3.500 học viên của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, các xã trên địa bàn tỉnh; trong đó gồm có:

+ Đối với cán bộ chuyên trách CNTT, chuyển đổi số: đã tổ chức được 02 lớp bồi dưỡng, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình bảo vệ 04 lớp cho cán bộ, công chức phụ trách CNTT, an toàn thông tin của các đơn vị với 120 học viên.

+ Đối với cán bộ công chức: đã tổ chức 04 lớp tập huấn kiến thức về kỹ năng số, biên tập tin bài để tuyên truyền, nâng cao nhận thức với 320 học viên; 05 lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng tham gia hoạt động trên sàn thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn 450 học viên; các nội dung bảo đảm an toàn, an ninh hoạt động trên hạ tầng bưu chính khi tham gia hoạt động trên sàn thương mại điện tử; 06 lớp về chuyển đổi số cấp huyện cấp xã cho 540 học viên; 18 lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng về an toàn thông tin và phần mềm dùng chung cho 1.500 cán bộ cấp xã, phường, thị trấn; 07 lớp bồi dưỡng, tập huấn về vận hành, quản lý và khắc phục sự cố liên quan đến quá trình khai thác và vận hành hệ thống hội nghị truyền hình tại các điểm cầu trong tỉnh cho công chức cấp xã với 605 học viên.

- Tuyên truyền và triển khai Nền tảng học trực tuyến mở đại trà và các khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức nòng cốt; cán bộ Lãnh đạo cấp xã; thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và bồi dưỡng kỹ năng số miễn phí cho người dân; đến nay hơn 8.000 học viên tham gia các khóa học trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà.

7. An toàn, an ninh mạng

- Công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng được duy trì vận hành, trực đảm bảo hệ thống Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Trung tâm) hoạt động tốt 24/7; thường xuyên thực hiện công tác sao lưu dữ liệu cho các phần mềm ứng dụng, dùng chung cho các cơ quan, đơn vị tại Trung tâm; tổ chức quản lý, hỗ trợ vận hành, tổng hợp theo dõi tình hình sử dụng phần mềm dùng chung của tỉnh như phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung (LGSP)….

- Hệ thống giám sát của Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng tỉnh đã ghi nhận, cảnh báo và khắc phục 21 cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh có các máy tính lây nhiễm mã độc, kết nối vào mạng máy tính ma botnet do tin tặc điều khiển; xử lý khắc phục cho 421 máy tính nhiễm mã độc, 1075 máy tính có lỗ hổng bảo mật, 1020 máy tính có kết nối đến các tên miền độc hại ngoài internet. Thực hiện hỗ trợ, xử lý và ứng cứu hơn 600 lượt sự cố mất an toàn thông tin cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

- Đến nay, 100% các hệ thống thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã được chuyển đổi sang sử dụng địa chỉ IPv6; Tổ chức triển khai phân loại, xác định và trình phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với 856 hệ thống thông tin cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, đánh giá lỗ hổng an toàn thông tin đối với 03 hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh và 60 Cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị. Triển khai rà soát gán nhãn tín nhiệm mạng cho 122/692 cổng/trang thông tin điện tử.

8. Chính quyền số

Với quyết tâm thực hiện xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số; đổi mới phương thức làm việc; quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết TTHC từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã; trong thời gian qua, toàn tỉnh đã có nhiều sự thay đổi, đổi mới và hiện đại hóa nền hành chính; vì vậy, kết quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử được thể hiện bằng những con số, phương pháp cụ thể.

- Việc trao đổi và xử lý văn bản hồ sơ liên thông trên môi trường mạng giữa các quan khối Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cả 03 cấp trên nền tảng tích hợp dữ liệu của tỉnh (LGSP); thực hiện việc kết nối, chia sẻ, trao đổi văn bản điện tử giữa chính quyền và doanh nghiệp. Tổng số lượt trao đổi, xử lý văn bản trên hệ thống là 2.939.433 lượt văn bản; tỷ lệ ký số cơ quan đạt 98,5%; hệ thống phần mềm Phản hồi Thanh Hóa đã tiếp nhận, xử lý trên 400 phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân với tỷ lệ xử lý đúng hạn đạt trên 93%; việc này nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền; nâng cao hiệu quả trong công tác phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đã được chuyển đổi sang địa chỉ IPv6 trên đó hiện cung cấp 842 dịch vụ công trực tuyến một phần và 868 dịch vụ công trực tuyến toàn trình; đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 1.710 dịch vụ (Quyết định số 2971/QĐ-UBND ngày 22/8/2023); tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết trước và đúng hạn đạt 98%. Cổng Dịch vụ công tỉnh và hệ thống Một cửa điện của tỉnh hoạt động ổn định, hiệu quả, thực hiện công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

- Chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã: Hoàn thành việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện năm 2022 theo Quyết định số 3853/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 Ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh[15]; Chủ tịch UBND tỉnh đã công nhận hoàn thành các tiêu chí chuyển đổi số cấp xã năm 2022 đối với 31 đơn vị[16] cấp xã, đang tiếp tục thẩm định công nhận cho các đơn vị còn lại.

- Đang triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành thông minh của tỉnh được triển khai đảm bảo đầy đủ các chức năng, tính năng theo hướng dẫn tại Công văn số 213/THH-CPĐT ngày 03/03/2021 của Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông; thí điểm triển khai nền tảng di động dành cho người dân cung cấp các tiện ích tra cứu, thông tin, thông báo kịp thời đến người dân, cộng đồng (tra cứu hồ sơ một cửa, điểm thi...), cho phép mỗi người dân có 01 tài khoản công dân số. Tài khoản công dân số cho phép người dân kế thừa lại thông tin cá nhân và sử dụng lại các giấy tờ, hồ sơ số trong sử dụng dịch vụ công thuận tiện hơn; thí điểm triển khai Trợ lý ảo hỗ trợ trong rà soát văn bản pháp luật; tại Tòa án nhân dân tỉnh đã triển khai Trợ lý ảo nhằm giúp thẩm phán, thư ký và thanh tra viên tra cứu thông tin phục vụ công tác xét xử.

9. Kinh tế số

Kinh tế số đã bước đầu đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, tỷ trọng đóng góp kinh tế số của tỉnh trong tổng quy mô nền kinh tế đạt 8,28%[17]. Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của doanh nghiệp, người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm từ bó hẹp trong địa bàn, trong huyện, trong tỉnh ra ngoài tỉnh.

- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 10/02/2023 về thực hiện chính sách, nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa năm 2023; Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 24/02/2023 về việc phê duyệt nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 15/3/2023 đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa năm 2023; trong năm đã phối hợp tổ chức được 61 lớp bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp cho 3.056 học viên; 67 lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp cho 3.350 học viên; thực hiện chuyển phát kết quả thực hiện TTHC về đăng ký doanh nghiệp cho 641 lượt doanh nghiệp; hỗ trợ miễn phí chữ ký số trong năm đầu hoạt động cho 667 doanh nghiệp; in ấn và ban giao 3.000 cuốn cẩm nang để cấp phát miễn phí cho doanh nghiệp.

- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 77/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 làm cơ sở hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh; trong đó xác định đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 100 doanh nghiệp số; đến năm 2030, có ít nhất 150 doanh nghiệp số; và xác định rõ lộ trình, nhiệm vụ cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.

- Các sở, ban, ngành, Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh đã tăng cường tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất, tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, sáng tạo các mô hình sản xuất mới phù hợp, hiệu quả.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người dân về thanh toán phí, lệ phí điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thanh toán không tiền mặt.

- Đã tổ chức 05 Hội nghị hướng dẫn về “kỹ năng tham gia hoạt động trên sàn TMĐT thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; các nội dung bảo đảm an toàn, an ninh hoạt động trên hạ tầng bưu chính khi tham gia hoạt động trên sàn thương mại điện tử” cho 450 học viên là cán bộ thôn, đoàn thanh niên và hộ sản xuất nông nghiệp; in ấn cấp phát hơn 1.300 “sổ tay truyền thông hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử postmart.vn và voso.vn; thực hiện kết nối triển khai công tác truyền thông lan tỏa, quảng bá các sản phẩm mũi nhọn; đưa 87.271 sản phẩm nông sản lên sàn, trong đó có 216 sản phẩm OCOP, 525 sản phẩm là thế mạnh của địa phương và sản phẩm có truy xuất nguồn gốc và hỗ trợ trên 910.000 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán các dịch vụ thiết yếu.

10. Xã hội số

Xác định chuyển đổi số lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm và là đối tượng thụ hưởng kết quả mà chuyển đổi số mang lại; thời gian qua các cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển xã hội số và hình thành công dân số, cụ thể như:

- Thực hiện tuyên truyền và hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm VNeID trên thiết bị di động thông minh để thuận tiện trong các giao dịch cơ bản như: thẻ BHYT, BHXH, dịch vụ công, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet…đồng thời hướng dẫn người dân về các kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản để có thể tự bảo vệ tài khoản, dữ liệu của mình trên không gian số. Khuyến khích người dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh, sản phẩm nông nghiệp đặc sản, những sản phẩm đã ứng dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP của tỉnh giúp tăng tỷ trọng của nông nghiệp số.

- Tiếp tục duy trì, triển khai có hiệu quả Đề án xây dựng mô hình:"Camera Nhân dân với an ninh, trật tự" để thực hiện việc quản lý an ninh, trật tự; duy trì hiệu quả kênh giao tiếp với người dân thông qua hệ thống Zalo OA để trao đổi giữa các cơ quan chính quyền với người dân để tháo gỡ khó khăn và trao đổi thông tin một cách thuận lợi và nhanh chóng.

- 100% nhà văn hoá, thôn khu phố, các điểm du lịch được lắp đặt Wifi miễn phí. Đoàn Thanh niên đã hỗ trợ xây dựng mã QR Code tại các điểm du lịch (Đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, Chùa Khánh Quang, Khu di tích Lam Kinh, Khu du lịch Pù Luông; đền Trần, đền cô Bơ….) phục vụ du khách tra cứu, tìm hiểu thông tin về các điểm du lịch, du lịch tâm linh trên địa bàn các huyện.

- Đẩy mạnh thực hiện việc chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội; 100% đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội (đã đăng ký tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản Mobile money...).

11. Kinh phí thực hiện

Năm 2023, UBND tỉnh bố trí 118 tỷ dành cho việc triển khai thực hiện dự án, nhiệm vụ phát triển chính quyền số, chuyển đổi số tại Quyết định số 4028/QĐ-UBND ngày 31/10/2023.

(có Phụ lục 3 các nhiệm vụ kèm theo).

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Luật Công nghệ thông tin 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Luật An toàn thông tin mạng 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015;

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị;

Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025;

Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam;

Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ điện tử;

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số Quốc gia;

Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13/4/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2026;

Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 5447/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0;

Quyết định số 2269/QĐ-UBND ngày 30/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Thanh Hóa (phiên bản 1.0);

Quyết định số 3740/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025;

Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025;

Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 01/01/2022 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025;

Quyết định số 3853/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 01/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết TTHC chuyển từ môi trường làm việc giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan nhà nước;

Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 16/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, thúc đẩy phát triển chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa;

Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 04/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về đẩy mạnh đảm bảo an toàn thông tin mạng và triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 24/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh;

Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 20/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 22/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025;

Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 21/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025;

Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 25/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về truyền thông thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TU về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa;

Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Chương trình số 54/CTr-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Công văn số 6074/BTTTT-CĐSQG ngày 06/12/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024;

Căn cứ hiện trạng về tình hình ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục duy trì và hoàn thiện hạ tầng, phát triển các hệ thống thông tin, dữ liệu mở, CSDL dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng phát triển Chính quyền số bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Hạ tầng số

- Phấn đấu 25% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây.

- Tiếp tục duy trì hạ tầng kỹ thuật phục vụ hệ thống Hội nghị trực tuyến đồng bộ ở cả 03 cấp chính quyền và kết nối với hệ thống Hội nghị trực tuyến quốc gia.

- Tỷ lệ hộ gia đình kết nối Internet băng rộng đạt trên 85%.

- Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT); triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu: điện; tài nguyên môi trường; an ninh-trật tự; kiểm soát mực nước hồ đập…

2.2. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước

- Tiếp tục duy trì đảm bảo 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng (trừ văn bản có hồ sơ mật theo quy định).

- 30% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Phấn đấu 240 xã, phường, thị trấn được công nhận chuyển đổi số cấp xã và ít nhất 01 huyện được công nhận chuyển đổi số cấp huyện.

- 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, UBND cấp huyện tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tham gia các khóa học về chuyển đổi số trên nền tảng đào tạo trực tuyến đại trà.

2.3. Ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp

- 100% các TTHC được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và được cung cấp trên các phương tiện truy cập khác nhau.

- 100% người dân và doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất.

- 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC.

- 20% TTHC của các cơ quan nhà nước được cắt giảm so với hiện nay.

2.4. Phát triển Kinh tế số

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 50%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 50%.

2.5. Thúc đẩy xây dựng Xã hội số

- 50% dân số trưởng thành có chữ ký số;

- 70% người dân sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

- 90% trường tiểu học, THCS, THPT và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em được tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn.

2.6. Bảo đảm an toàn thông tin

- Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai đồng bộ, toàn diện công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, trọng tâm là bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, trong đó 100% các cơ quan, đơn vị được phê duyệt hồ sơ cấp độ an toàn hệ thống thông tin phải triển khai đầy đủ các phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ, 100% các cơ quan nhà nước gán nhãn tín nhiệm mạng trên cổng/trang thông tin điện tử.

- Mở rộng hoạt động hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng tại các cơ quan, đơn vị và kết nối tập trung đến Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng diện rộng trên địa bàn tỉnh, duy trì ổn định kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

- Thực hiện kiểm tra đánh giá định kỳ an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin theo quy định.

- Tổ chức diễn tập thực chiến tối thiểu 01 lần/năm đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.

III. NHIỆM VỤ

1. Nhận thức số

- Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và tình hình thực tế của tỉnh để tham mưu ban hành Kế hoạch hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tuyệt đối không phô trương, hình thức, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương.

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp cùng sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã chủ động tìm kiếm những sáng kiến, cách làm, mô hình điển hình về chuyển đổi số của cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp, của người dân ở chính trên địa bàn để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng.

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của các cơ quan, địa phương; chủ động thí điểm triển khai sáng kiến mới tại cơ quan, địa phương.

2. Thể chế số

- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện và ban hành kịp thời các văn bản pháp luật theo quy định nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền ban hành các chính sách: Chính sách tỷ lệ chi tối thiểu và hướng dẫn đơn giá, định mức cho ứng dụng CNTT; chuyển đổi số; Chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số; Chính sách thuê chuyên gia chuyển đổi số; chính sách hỗ trợ đối với Tổ công nghệ số cộng đồng đảm bảo theo đúng các quy định nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 13/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ thuộc thẩm quyền của địa phương, đồng bộ với Luật Giao dịch điện tử.

- Định kỳ sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết về Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa và kế hoạch hành động của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết Chuyển đổi số (nếu cần thiết).

- Duy trì, cập nhật Khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh bảo đảm phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh.

3. Hạ tầng số

- Đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 15/9/2023 của UBND tỉnh về phát triển hạ tầng số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025.

- Duy trì, đảm bảo việc kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng ổn định, thông suốt từ Trung ương đến cấp xã để phục vụ chính quyền số.

- Tiếp tục rà soát, đầu tư nâng cao chất lượng sóng tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, đảm bảo tốc độ mạng viễn thông di động. Phối hợp đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn, bản, khu vực dân sinh; tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Phát triển mạng viễn thông di động 5G, phấn đấu đưa mạng 5G phục vụ chính quyền, Nhân dân tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây bảo đảm tính khả thi để phục vụ chính quyền số tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh mạng; trong đó ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp đảm bảo theo Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 21/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về dịch chuyển và sử dụng nền tảng điện toán đám mây trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.

4. Dữ liệu số

- Duy trì hoạt động Cổng dữ liệu mở của tỉnh để các cơ quan, đơn vị khai thác và sử dụng. Thực hiện và duy trì việc kết nối chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, doanh nghiệp và người dân để duy trì và phát triển dữ liệu tạo thành Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các đơn vị.

- Xây dựng, hoàn thiện các CSDL phục vụ chuyển đổi số và thúc đẩy đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu; trước hết, tập trung triển khai phát triển dữ liệu trong các lĩnh vực: nông nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, lao động, công nghiệp và thương mại, văn hóa, du lịch...

- Triển khai thực hiện Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3533/QĐ-UBND ngày 02/10/2023.

5. Nền tảng số

- Nghiên cứu, triển khai và sử dụng các nền tảng số để các cơ quan nhà nước quản lý, điều hành nghiệp vụ chuyên ngành dựa trên dữ liệu, đồng bộ, thông suốt.

- Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) và Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có từ các CSDL quốc gia; bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu tuân thủ theo Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh.

- Nghiên cứu triển khai ứng dụng Nền tảng Trợ lý ảo thuộc 03 nhóm: Trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức; Trợ lý ảo hỗ trợ rà soát văn bản quy phạm pháp luật; Trợ lý ảo phục vụ người dân.

6. Nhân lực số

- Phối hợp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức; người dân về chuyển đổi số để thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng CNTT và an toàn thông tin.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, an toàn thông tin.

7. An toàn thông tin mạng

7.1. Bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ

- Thực hiện kiểm tra đánh giá định kỳ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin theo quy định trước 15/12/2024 (Tối thiểu 1 lần/2 năm cho hệ thống cấp độ 1, 2; tối thiểu 1 lần/1 năm cho hệ thống cấp độ 3, 4 và 1 lần/06 tháng cho hệ thống cấp độ 5).

- Tổ chức tối thiểu 01 cuộc diễn tập thực chiến/năm, ưu tiên hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.

- Triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin đang vận hành.

7.2. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng

- Tổ chức phổ biến, quán triệt hai nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể là hệ thống chưa kết luận bảo đảm an toàn thông tin mạng chưa đưa vào sử dụng và hệ thống thử nghiệm, có dữ liệu thật thì phải tuân thủ đầy đủ quy định như hệ thống chính thức.

- Duy trì các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

7.3. Trang thiết bị, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng

- Duy trì và bổ sung nâng cấp hạ tầng hệ thống Trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) tỉnh.

- Tổ chức triển khai đầy đủ các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể: hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; hệ thống thông tin được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định; hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

7.4. Kế hoạch nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/CNTT tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, diễn tập về an toàn thông tin mạng.

- Xây dựng và triển khai các quy định, kế hoạch về ứng phó sự cố; các hoạt động của đội ứng cứu sự cố, việc tham gia hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.

- Phối hợp thực hiện giám sát, phát hiện và công bố hành vi vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam trên các nền tảng số thuộc phạm vi quản lý; giám sát, phát hiện và xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng thuộc phạm vi quản lý.

8. Chính quyền số

- Triển khai các nền tảng số để các cơ quan nhà nước quản lý, điều hành nghiệp vụ chuyên ngành dựa trên dữ liệu, đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến địa phương.

- Triển khai ứng dụng các công nghệ số như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối...vào phát triển Chính quyền số trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thiện Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh nhằm phục vụ tổng thể công tác chỉ đạo, điêu hành các hoạt động của cơ quan chính quyền; đồng thời, tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp đối với các hoạt động của cơ quan nhà nước để xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Rà soát thiết kế lại giao diện, trải nghiệm của người dùng với các DVCTT thiết yếu, nhiều người dùng.

- Nghiên cứu, triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.

- Tiếp tục thực hiện việc đánh giá, công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Triển khai mở rộng mô hình 3 không đến tất cả các cấp xã trên địa bàn tỉnh; tiếp tục đánh giá và công nhận các xã hoàn thành tiêu chí chuyển đổi số; xây dựng bộ tiêu chí chuyển đổi số cấp huyện và thực hiện đánh giá, công nhận các huyện hoàn thành chuyển đổi số.

9. Kinh tế số

- Triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn theo Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 27/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Triển khai hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 28/3/2023 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 292/KH-UBND ngày 07/12/2023.

- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình đưa sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Voso.vn và các sàn thương mại điện tử khác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp được tiếp cận các chương trình, nội dung về chuyển đổi số cho doanh nghiệp do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai cũng như các nội dung, nhiệm vụ mà Chủ tịch UBND tỉnh đã giao tại Chương trình số 54/CTr-UBND ngày 03/3/2022 để đạt mục tiêu 30% doanh nghiệp được sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Hỗ trợ và nâng cao chất lượng việc chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực để nâng cao năng suất lao động, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh để góp phần tăng trưởng chỉ số GRDP trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp nhận tài khoản sử dụng hệ thống đo lường và thực hiện theo hướng dẫn từ Bộ Thông tin và Truyền thông để tổ chức đo lường kinh tế số ICT theo quý.

10. Xã hội số

- Triển khai thực hiện đảm bảo các mục tiêu về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế tại địa phương theo Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 05/4/2022 của UBND tỉnh về hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 12/4/2022 về triển khai đề án không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

- Nghiên cứu, triển khai các chương trình: Mỗi người dân trưởng thành có một điện thoại thông minh; Mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang băng rộng; Mỗi người dân có một danh tính số; Mỗi người dân trưởng thành có một tài khoản thanh toán số; Mỗi người dân trưởng thành có một tài khoản dịch vụ công trực tuyến; Mỗi người dân có một chữ ký số cá nhân; Mỗi người dân có một phần mềm bảo vệ an toàn thông tin mạng cơ bản; Mỗi người dân có kỹ năng số cơ bản.

- Tiếp tục triển khai hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng, hướng tới hiệu quả; trong đó tiếp tục hướng dẫn người dân các kỹ năng số cơ bản, tiêu biểu như: (1) Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; (2) Mua sắm trực tuyến; (3) Thanh toán trực tuyến; (4) Tự bảo vệ mình trên không gian mạng. Ngoài ra, hướng dẫn thêm kỹ năng số cơ bản khác như sử dụng nền tảng số đặc thù của địa phương trong các lĩnh vực: (1) Nông nghiệp, (2) Du lịch, (3) Y tế, (4) Giáo dục, (5) văn hóa…

- Phổ cập kỹ năng số, khuyến khích, hướng dẫn người dân sử dụng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà. Phát triển kỹ năng số cho người dân thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại. Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm.

- Thực hiện chuyển đổi số trong trường học các cấp thuộc phạm vi quản lý. Trước hết, là ứng dụng công nghệ số hiệu quả trong công tác quản lý, quản trị nhà trường; trong công tác giảng dạy và học tập. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong các bệnh viện thuộc phạm vi quản lý. Trong đó, chú trọng phát triển các nền tảng số phục vụ công tác quản lý hành chính tại bệnh viện; hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh tại chỗ và từ xa; phát triển, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử, tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.

IV. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Thực hiện đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền như: xây dựng chuyên mục, phóng sự, hội thảo, hội nghị, các giải pháp truyền thông hiện đại để tuyên truyền rộng rãi các hoạt động ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của tỉnh; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

- Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính phủ số; đưa nội dung đào tạo kỹ năng số vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học; ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân; ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp; phổ cập điện thoại thông minh đến mọi người dân.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Phối hợp doanh nghiệp, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số…

- Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách TTHC với phát triển Chính quyền số; rà soát các TTHC, quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số; rà soát loại bỏ một số TTHC, quy trình nghiệp vụ khi ứng dụng công nghệ số.

- Chuẩn hóa kiến thức cho cán bộ chuyên trách CNTT các cơ quan nhà nước theo khung chương trình bồi dưỡng về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm về CNTT do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.

- Tăng cường phối hợp với các tập đoàn Viễn thông, CNTT để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, chuyên sâu về kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

- Triển khai nghiên cứu công nghệ mới, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số.

- Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với một số tỉnh, thành phố về cơ chế, chính sách phát triển chính quyền số. Chủ động hợp tác với các Tập đoàn viễn thông và CNTT để triển khai hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.

4. Thu hút nguồn lực CNTT

- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đa dạng hóa nguồn lực để phát triển chính quyền số; tăng cường thực hiện giải pháp thuê dịch vụ CNTT.

- Ưu tiên bố trí đầu tư công để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng, CSDL, nền tảng số, các ứng dụng dịch vụ của tỉnh.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp để phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

5. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước

- Chủ động hợp tác về chuyển đổi số; tổ chức hội thảo, chương trình hợp tác, huy động nguồn lực, đào tạo cán bộ, chuyên gia về chuyển đổi số.

- Học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ số, nhất là với các đối tác có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến và có chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác với tỉnh; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

V. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN

(Danh mục dự án, nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024 tại Phụ lục 4, Phụ lục 5 kèm theo).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội và các hình thức phù hợp khác để các cấp, các ngành, đông đảo người dân và doanh nghiệp hiểu và tham gia thực hiện.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Phụ lục 4 của Kế hoạch.

2. Văn phòng UBND tỉnh

- Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; triển khai các nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ công tác báo cáo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo tỉnh.

- Duy trì, phát triển Hệ thống thông tin báo cáo bảo đảm kết nối, tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan rà soát, nâng cao hiệu quả hoạt động Cổng Thông tin điện tử, Hệ thống giải quyết TTHC, Hệ thống thư điện tử…

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các kế hoạch tỉnh đã ban hành.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định và theo định hướng nội dung chuyển đổi số hàng năm của cấp có thẩm quyền.

5. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai đồng bộ chương trình, kế hoạch cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước.

- Bổ sung việc đánh giá về chuyển đổi số vào việc xem xét thi đua, khen thưởng của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị công tác thi đua, khen thưởng đối với cá nhân, tập thể về công tác chuyển đổi số.

6. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy thương mại điện tử, phát triển thương mại số, chuyển đổi số ngành Công Thương, đặc biệt là thương mại điện tử vùng nông thôn, đưa các sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân buôn bán, cung cấp hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử.

7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực thực hiện công tác chuyển đổi số theo định hướng phát triển của ngành; tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán số.

8. Công an tỉnh

Chủ trì triển khai thực hiện các nội dung thuộc Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

9. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan

- Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, chủ động triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số giao cho các đơn vị; nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi số tại ngành, cấp mình; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cơ quan, đơn vị.

- Tăng cường tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của ngành, địa phương trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

- Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của địa phương, đơn vị và Kế hoạch này về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11/2024 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

10. Đề nghị các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh

- Chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ về phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số của Kế hoạch này.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thí điểm các giải pháp, công nghệ mới, mô hình mới ứng dụng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

11. Báo Thanh Hóa, Đài PTTH tỉnh, Cổng thông tin điện tử của tỉnh

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các nội dung về chuyển đổi số nhằm tạo sự đồng thuận giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đề nghị các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/c);
- Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh;
- Các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Trung tâm Phục vụ hành chính công;
- VNPT, Viettel, Mobifone Thanh Hóa;
- Báo Thanh Hóa, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CNTT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Xuân Liêm

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 298/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Các chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

1

100% cơ quan Đảng, chính quyền các cấp kết nối mạng số liệu chuyên dùng của tỉnh

Đạt

100% cơ quan Đảng, chính quyền các cấp kết nối mạng số liệu chuyên dùng của tỉnh

2

Tiếp tục duy trì triển khai hạ tầng kỹ thuật phục vụ Hội nghị trực tuyến đồng bộ 03 cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã và kết nối với Hệ thống Hội nghị trực tuyến quốc gia

Đạt

Toàn tỉnh có hơn 700 điểm cầu hội nghị trực tuyến

3

Phủ sóng mạng di động 4G và mạng Internet cáp quang đến 100% địa bàn dân cư toàn tỉnh

Đạt

100 % các trung tâm huyện, xã, thôn được phủ sóng di động và mạng Internet.

4

Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động có điện thoại thông minh đạt trên 80%

Đạt

Đạt 85%

5

Tỷ lệ hộ gia đình kết nối Internet băng rộng đạt trên 80%.

Đạt

Tỷ lệ hộ gia đình có truy nhập Internet băng rộng cáp quang và di dộng đạt 85%

6

Duy trì 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng (trừ văn bản có hồ sơ mật theo quy định)

Đạt

100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng

7

80% báo cáo định kỳ (trừ nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia

Đạt

100% báo cáo định kỳ (trừ nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia

8

30% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý

Đạt

05/05 nội dung đạt 100% (gồm: kiểm tra việc gửi nhận văn bản điện tử và kiểm tra việc giải quyết TTHC; giải quyết các phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về các hoạt động của các cơ quan nhà nước; việc cập nhật tin bài trên các trang thông tin điện tử; việc sử dụng hộp thư điện tử công vụ cho công việc )

9

Tối thiểu có 132 xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số cấp xã

Chưa đạt

Công nhận 31 xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số cấp xã năm 2022; đang thẩm tra hồ sơ năm 2023.

10

90% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, UBND cấp huyện tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số

Đạt

Cổng dữ liệu mở của tỉnh (https://opendata.thanhhoa.gov.vn) với 15 lĩnh vực.

11

100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản

Đạt

Phối hợp tổ chức cho hơn 10.292 học viên là cán bộ công chức, viên chức trực tiếp và trên nền tảng MOOCs; 23.113 thành viên Tổ Công nghệ số cộng đồng, BCĐ chuyển đổi số cấp xã

12

20% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số

Đạt

Đã tập huấn hướng dẫn cung cấp và khai thác số liệu trên Trung tâm giám sát, điều hành thông minh của tỉnh.

13

100% các TTHC được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và được cung cấp trên các phương tiện truy cập khác nhau

Đạt

100%

14

100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt

Đạt

100%

15

Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC

Đạt

90%

16

Tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần

Đạt

100%

17

Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%

Chưa đạt

Sở Công Thương chưa xác định được

18

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 50%.

Chưa đạt

Sở Công Thương chưa xác định được

19

Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 30%

Đạt

100% các doanh nghiệp đã sử dụng nền tảng kế toán của Misa; sử dụng chữ ký số điện tử để thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

20

Mỗi hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều được trải nghiệm sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh

Đạt

Các hộ kinh doanh sử dụng nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt.

21

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 50%

Đạt

52%

22

Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 30%

Đạt

840.000 chữ ký (đạt 40%)

23

Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt từ 50% trở lên

Chưa đạt

24

Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%

Đạt

90%

25

Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%.

Đạt

70%

26

Mỗi học sinh, sinh viên đều có hồ sơ số về việc học tập cá nhân; mỗi cơ sở đào tạo đều triển khai hoạt động quản lý dạy và học trên môi trường số

Đạt

27

Có ít nhất 05 di sản, di tích văn hóa của tỉnh được số hóa để người dân, khách du lịch có thể truy cập thuận lợi trên môi trường số

Đạt

Phối hợp triển khai việc số hóa và đưa vào sử dụng ứng dụng du lịch thông minh tại 8 khu, điểm du lịch; cập nhật, số hóa 71 khu, điểm du lịch; Bảo tàng tỉnh số hóa và thực tế áo 03 bảo vật quốc gia gồm: Kiếm ngắn núi Nưa, Trống đồng Cẩm Giang I, Vạc đồng Cẩm Thủy; Xây dựng phần mềm lưu trữ và trình chiếu dữ liệu số 3D

28

Điều chỉnh, bổ sung và đảm bảo 100% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ

Đạt

856/856 đơn vị được phê duyệt hồ sơ cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ.

29

Tối thiểu 98% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ

Đạt

98%

30

70% trường tiểu học, THCS, THPT và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em được tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn

Đạt

80% các trường học được tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia môi trường mạng an toàn

31

Duy trì hoạt động của Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) và đảm bảo kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin)

Đạt

Duy trì thường xuyên

32

100% các hệ thống thông tin được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trước ngày 01/6/2023

Đạt

856/856 đơn vị được phê duyệt hồ sơ cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ.

33

Rà quét lỗ hổng trên các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý tối thiểu 6 tháng/01 lần

Đạt

Các đơn vị đã được thực hiện rà quét lỗ hổng đối với các hệ thống thông tin.

34

Tổ chức diễn tập thực chiến tối thiểu 01 lần/năm đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên

Đạt

Đã tổ chức HN diễn tập thực chiến (từ ngày 27-28/10/2023).

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 298/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

STT

Trích yếu nội dung

Số Chỉ thị, Quyết định, Kế hoạch

Ngày, tháng, năm ban hành

I

Chỉ thị

1

Về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin cho thiết bị Camera giám sát

02/CT-UBND

18/01/2023

II

Quyết định

1

Ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung và dịch vụ chia sẻ dữ liệu của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

630/QĐ-UBND

27/2/2023

2

Phê duyệt Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật Dự án “Hợp nhất, nâng cấp Cổng Dịch vụ công tỉnh với Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Thanh Hóa”

729/QĐ-UBND

06/3/2023

3

Phê duyệt Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật dự án: Xây dựng Cổng thông tin điện tử về du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tại tỉnh Thanh Hóa

897/QĐ-UBND

17/3/2023

4

Thay đổi thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

978/QĐ-UBND

27/3/2023

5

Phê duyệt Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật dự án: “Xây dựng phần mềm thu thập thông tin và đánh giá bộ chỉ số chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa”

1119/QĐ-UBND

06/4/2023

6

Phê duyệt Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật dự án: “Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông và truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

1139/QĐ-UBND

07/4/2023

7

Thay đổi thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

1650/QĐ-UBND

17/5/2023

8

Ban hành các tiêu chí chuyển đổi số cấp xã đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

1829 /QĐ-UBND

30/5/2023

9

Ban hành kết quả đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022

2148/QĐ-UBND

20/6/2023

10

Công nhận hoàn thành tiêu chí chuyển đổi số cấp xã cho 02 đơn vị cấp xã thuộc huyện Hà Trung

3840/QĐ-UBND

19/10/2023

11

Công nhận hoàn thành tiêu chí chuyển đổi số cấp xã cho 05 đơn vị cấp xã thuộc huyện Quảng Xương

3878/QĐ-UBND

20/10/2023

12

Công nhận hoàn thành tiêu chí chuyển đổi số cấp xã cho 10 đơn vị cấp xã thuộc thành phố Thanh Hóa

3896/QĐ-UBND

23/10/2023

13

Công nhận hoàn thành tiêu chí chuyển đổi số cấp xã năm 2022 cho UBND phường Đông Sơn, Thị xã Bỉm Sơn

4186/QĐ-UBND

08/11/2023

14

Công nhận hoàn thành tiêu chí chuyển đổi số cấp xã năm 2022 cho 04 đơn vị xã, thị trấn thuộc Như Thanh

4250/QĐ-UBND

13/11/2023

15

Công nhận hoàn thành tiêu chí chuyển đổi số cấp xã năm 2022 cho 05 đơn vị xã, thị trấn thuộc Đông Sơn

4349/QĐ-UBND

19/11/2023

16

Công nhận hoàn thành tiêu chí chuyển đổi số cấp xã năm 2022 cho 04 đơn vị xã, thị trấn thuộc Yên Định

4665/QĐ-UBND

08/12/2023

III

Kế hoạch

1

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

77/KH-UBND

28/3/2023

2

Kế hoạch tổ chức đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm về mô hình chuyển đổi số tại tỉnh Thừa Thiên Huế

65/KH-BCĐ

20/3/2023

3

Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số năm 2023 tỉnh Thanh Hóa

100/KH-BCĐ

26/4/2023

4

Kế hoạch tổ chức Đoàn đi tham dự Hội thảo hợp tác phát triển CNTT lần thứ 24 tại Bình Định

195/KH-BCĐ

31/7/2023

5

Kế hoạch tổ chức các sự kiện Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

210/KH-UBND

22/8/2023

6

Kế hoạch phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025

225/KH-UBND

15/9/2023

7

Kế hoạch kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ và các chỉ tiêu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2023

226/KH-BCĐ

15/9/2023

8

Kế hoạch hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023.

292/KH-UBND

07/12/2023

IV

Công văn

1

Về việc đẩy mạnh thực hiện phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp và triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

9791/UBND- CNTT

10/7/2023

2

Về việc giao nhiệm vụ thực hiện duy trì, cải thiện và nâng cao chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa hằng năm

11401/UBND- CNTT

08/8/2023

3

Về việc giao hoàn thành các chỉ tiêu chuyển đổi số theo Kế hoạch số 100/KH-BCĐ ngày 26/4/2023 của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.

17326/UBND- CNTT

16/11/2023

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 298/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục dự án, nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Văn bản chỉ đạo

Ghi chú

1

Mở rộng hệ thống giám sát phòng chống xâm nhập, lây nhiễm mã độc trên địa bàn tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

- Nghị quyết số 99/NQ-HĐND, ngày 17/7/2021 của HĐND tỉnh.

- Quyết định số 2951/QĐ-UBND ngày 30/8/2022

Đang trong quá trình xây dựng Thiết kế chi tiết và dự toán

2

Mua sắm thiết bị triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025

Sở Giáo dục và Đào tạo

- Nghị quyết số 317/NQ-HĐND, ngày 21/9/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Quyết định số 4169/QĐ-UBND ngày 29/11/2022

Đang trong quá trình xây dựng Thiết kế chi tiết và dự toán

3

Phòng họp trực tuyến chung của cơ quan Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn Thanh Hóa

Tỉnh đoàn Thanh Hóa

Quyết định số 4718/QĐ-UBND ngày

28/12/2022

Đang trong quá trình tư vấn, tổ chức lựa chọn nhà thầu

4

Dự án Hợp nhất, nâng cấp Cổng Dịch vụ công tỉnh với Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Thanh Hóa

Trung tâm Phục vụ hành chính công

- Nghị quyết số 264/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa

- Quyết định số 729/QĐ-UBND ngày 06/3/2023

Đang trong quá trình tổ chức, lựa chọn nhà thầu

5

Xây dựng Cổng Thông tin điện tử về du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tại tỉnh Thanh Hóa

Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch

- Nghị quyết số 101/NQ-HĐND, ngày 17/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Quyết định số 897/QĐ-UBND ngày 17/3/2023

Đang trình thẩm định, phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

6

Xây dựng phần mềm thu thập thông tin và đánh giá bộ chỉ số chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

- Nghị quyết số 232/NQ-HĐND, ngày 13/4/2022 của HĐND tỉnh.

- Quyết định số 1119/QĐ-UBND ngày 06/4/2023

Đang trong quá trình tổ chức, lựa chọn nhà thầu

7

Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông và truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

- Nghị quyết số 228/NQ-HĐND, ngày 13/4/2022 của HĐND tỉnh.

- Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 07/4/2023

Đang trong quá trình tổ chức, lựa chọn nhà thầu

8

Ứng dụng Công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của nhân dân trên lĩnh vực an ninh, trật tự

Công an tỉnh

- Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Đang trong quá trình hoàn thiện điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi

9

Phòng họp không giấy của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ

VP Tỉnh ủy

- Quyết định số 1776/QĐ-UBND ngày 24/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 23/02/2023.

Đã triển khai hoàn thiện các hạng mục đầu tư

10

Nâng cấp và mở rộng phần mềm chấm điểm chỉ số cải cách hành chính, chấm điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ đến UBND cấp xã

Sở Nội vụ

- Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 24/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 24/01/2022.

Đang trong quá trình tổ chức, lựa chọn nhà thầu

11

Nâng cấp hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu theo dõi tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Quyết định số 1860/QĐ-UBND ngày 02/6/2021

Đang trình, thẩm định phê duyệt Kế hoạch LCNT

12

Thuê trang thông tin điện tử (phần mềm) đấu giá tài sản trực tuyến

Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa - Sở Tư pháp

Quyết định số 4977/QĐ-UBND ngày 07/12/2021

Đang trình, thẩm định phê duyệt Kế hoạch LCNT

13

Số hóa dữ liệu hộ tịch tại 3 huyện Quảng Xương, Thọ Xuân, Bá Thước

Sở Tư pháp

Quyết định số 4624/QĐ-UBND ngày 23/12/2022

Đang trình, thẩm định phê duyệt Kế hoạch LCNT

PHỤ LỤC 4

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số: 298/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục nhiệm vụ, dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Dự kiến quy mô, nội dung thực hiện

Ghi chú

I

Nhận thức số

1

- Xây dựng Chuyên mục về Chuyển đổi số trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Thanh Hóa và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội về chuyển đổi số.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh; và các đơn vị có liên quan

2024

- Tuyên truyền phổ biến về các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược về ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước.

- Thực hiện hướng dẫn, tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của tỉnh nhằm tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ, tiện ích do chuyển đối số mang lại.

II

Hoàn thiện cơ chế, chính sách

1

Cập nhật, chuẩn hóa các hệ thống thông tin theo Kiến trúc CQĐT 2.0 và Kiến trúc ICT cho đô thị thông minh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành

2024

Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về Kiến trúc CQĐT và Kiến trúc ICT cho đô thị thông minh

2

Nghiên cứu tham mưu bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại chuyển đổi số cấp huyện.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành

2024

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ TTTT; tiến hành rà soát, hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế.

3

Cập nhật, xây dựng các quy chế quản lý, vận hành, duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) của các đơn vị.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024

Cập nhật, xây dựng các quy chế quản lý, vận hành, duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) của các đơn vị đảm bảo đồng bộ, an toàn thông tin và khả năng chia sẻ dữ liệu.

III

Hạ tầng số

1

Xây dựng và triển khai hệ thống truyền thanh thông minh cho UBND cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2024 - 2027

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024-2027

- Xây dựng hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh: Đầu tư phần mềm và hệ thống máy chủ.

- Số hóa 23 đài truyền thanh cấp huyện (đầu tư thiết bị để chuyển đổi tín hiệu; Thiết bị tích hợp tự động và máy vi tính để bàn).

- Đầu tư mới hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT-VT cho 191 xã (cụm thu, loa phát thanh, Máy vi tính, thiết bị điều chế âm thanh, Micro có dây, dữ liệu di động và thiết bị phụ trợ khác…).

2

Triển khai hoàn thiện hệ thống hội nghị trực tuyến tỉnh Thanh Hóa đảm bảo kết nối từ cấp tỉnh đến cấp xã

Sở Thông tin và Truyền thông

UBND cấp huyện; cấp xã

2024-2025

Đầu tư mở rộng điểm cầu Trung tâm tại Sở Thông tin và Truyền thông; Triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã bảo đảm thông suốt, đồng bộ về giải pháp công nghệ

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND , ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

3

Nâng cấp, duy trì hoạt động các hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu, Văn phòng UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

2024

- Đảm bảo các hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh hoạt động an toàn, bảo mật;

- Mua các bản quyền phần mềm.

- Bảo trì kỹ thuật các hệ thống thông tin đang cài đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu.

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND , ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

4

Nâng cấp, duy trì hoạt động của các hệ thống thông tin tại Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng của Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

2024-2025

- Duy trì hoạt động của các ứng dụng dùng chung đang được cài đặt tại Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng hoạt động an toàn, bảo mật.

- Bổ sung các trang thiết bị để nâng cấp công năng cho các máy chủ, hệ thống lưu trữ tập trung nhằm bảo đảm hiệu năng hoạt động các phần mềm dùng chung

- Mua các bản quyền phần mềm.

- Bảo trì kỹ thuật các trang thiết bị đang cài đặt tại Trung tâm.

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND , ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

5

Triển khai mạng TSLCD (Cho toàn bộ hệ thống cấp tỉnh, huyện, xã)

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

2024-2025

- Hình thành mạng TSLCD dùng riêng, độc lập cho các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn tỉnh từ cấp tỉnh đến cấp xã. Kết nối và hình thành mạng riêng tách biệt với mạng công cộng để cung cấp các hệ thống thông tin trong khối cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể đảm bảo chất lượng đường truyền cao; đảm bảo tuyệt đối tính bảo mật, an toàn, an ninh thông tin

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND , ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

6

Đầu tư xây dựng Hệ thống Phòng họp không giấy tờ cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024-2025

Triển khai hệ thống phòng họp trực tuyến không giấy tờ; giúp các cơ quan, đơn vị trong tỉnh triển khai họp, giao ban trên môi trường mạng; tiết giảm chi phí, thời gian

7

Triển khai hệ thống camera giám sát an ninh và nhận diện tại một số tuyến đường trên địa bàn khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

Các sở, ban, ngành liên quan

2024-2025

Triển khai lắp đặt camera giám sát tải trọng và môi trường tại một số đường chính trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn, nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế, khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

IV

Phát triển dữ liệu số

1

Duy trì các hoạt động Cổng thông tin điện tử của tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024

- Cung cấp thông tin về hoạt động của Lãnh đạo tỉnh

- Rà soát thông tin tĩnh trên Cổng thông tin điện tử.

- Cập nhật văn bản pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.

- Phát hành công báo điện tử.

- Các hoạt động, nhiệm vụ có liên quan

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND , ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

2

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

Các sở, ban, ngành liên quan

2024-2025

Cung cấp cho tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước và ngoài nước các thông tin cần thiết, cụ thể về: thông tin quy hoạch, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính; … tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND , ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

3

Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (BigData) của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024-2025

Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu dùng chung cho các sở, ngành, người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm hướng tới mục tiêu hình thành một hệ thống cơ sở dữ liệu lớn cấp tỉnh (BigData)

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND , ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

4

Nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu về công chứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Sở Tư pháp

Các đơn vị liên quan

2024-2025

Nâng cấp hệ thống dữ liệu ngăn chặn tập trung, khắc phục tình trạng lưu trữ thông tin riêng lẻ; cung cấp thông tin về dữ liệu ngăn chặn phục vụ yêu cầu của hoạt động công chứng một cách thuận tiện, chính xác, đầy đủ và kịp thời, đảm bảo sự an toàn tiện lợi và tiết kiệm cho tổ chức, công dân, các tổ chức tín dụng, các công chứng viên trong việc công chứng các hợp đồng, giao dịch.

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND , ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

5

Số hóa và tạo lập cơ sở dữ liệu điện tử hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Sở Tư pháp

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024-2025

Hiện đại hóa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên cơ sở xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc nhằm thiết lập hệ thống thông tin hộ tịch đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên toàn quốc, bảo đảm việc kết nối để chia sẻ, cung cấp thông tin hộ tịch cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, bảo đảm tối đa lợi ích của người dân

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND , ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

6

Nâng cấp Cơ sở dữ liệu Công khai quy hoạch tỉnh Thanh hóa

Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

2024

GIS hóa bản đồ quy hoạch trọng điểm của tỉnh nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác xúc tiến đầu tư; xây dựng bổ sung ứng dụng công khai dữ liệu quy hoạch trên thiết bị di động sử dụng nền tảng Android hoặc iOS

7

Triển khai thực hiện Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3533/QĐ-UBND ngày 02/10/2023

Sở Nội vụ

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

2024-2025

Thực hiện số hóa tài liệu tại Lưu trữ lịch sử tỉnh, phấn đấu đảm bảo thực hiện lộ trình Quyết định số 458/QĐ- TTg ngày 03/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan, nhà nước giai đoạn 2020-2025”

Quyết định số 3533/QĐ-UBND ngày 02/10/2023

V

Nền tảng số

1

Nâng cấp, bổ sung các dịch vụ tích hợp thông qua LGSP (nền tảng tích hợp, chia sẽ dữ liệu cấp tỉnh)

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024

Mở rộng các dịch vụ và các kênh chia sẽ thông tin trên các nền tảng có sẵn; kết nối, đồng bộ dữ liệu với các CSDL quốc gia.

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND , ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

VI

Nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số

1

Tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho lãnh đạo và CBCCVC của các cơ quan trên địa bàn tỉnh; cho doanh nghiệp và người dân

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

2024

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, phổ cập kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho Tổ công nghệ số cộng đồng, người dân, doanh nghiệp.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số cho Lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

2

Tham gia các Hội thảo, diễn đàn trong nước và quốc tế về chuyển đổi số, thành phố thông minh, tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao các công nghệ mới, mô hình mới

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024

Tăng cường hợp tác với các hiệp hội, doanh nghiệp, Viện, Trường; các địa phương và tổ chức quốc tế trong nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ số, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao các công nghệ mới, mô hình mới về chuyển đổi số

VII

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

1

Xây dựng và triển khai hệ thống theo dõi, cảnh báo sớm nguy cơ, điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

2024-2025

Xây dựng hệ thống nền tảng điều hành an toàn, an ninh mạng tổng thể để theo dõi, cảnh báo sớm nguy cơ, điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cho các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo 100% đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã được thiết lập hệ thống giám sát an toàn, an ninh thông tin mạng; đảm bảo tỷ lệ lây nhiễm mã độc được khống chế dưới 20% trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Nghị quyết số 376/NQ- HĐND ngày 24/3/2023

2

Rà soát, bổ sung hồ sơ cấp độ an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

2024

Trình các cấp thẩm quyền để công bố cấp độ cho các hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh.

VIII

Chính quyền số

1

Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ban, ngành: UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024

Hình thức thuê dịch của nhà cung cấp phần mềm báo cáo cấp tỉnh.

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND , ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

2

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin Cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Thanh Hóa

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024-2026

- Thuê máy chủ ảo hóa để dịch chuyển Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử thành phần sử dụng dịch vụ điện toán đám mây

- Thuê dịch vụ hệ thống thư điện tử, chuyển đổi dữ liệu

Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 21/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh

3

Xây dựng ứng dụng tổng hợp trên nền tảng thiết bị di động dành cho công chức, viên chức, nhà quản lý

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024-2025

Xây dựng ứng dụng trên nền tảng điện thoại thông minh cho cán bộ công chức

4

Xây dựng phần mềm chuyên ngành phục vụ kiểm tra qua môi trường số.

Sở Thông tin và Truyền thông

Thanh tra tỉnh; Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024-2025

Triển khai phần mềm phục vụ công tác kiểm tra.

5

Hoàn thiện hệ thống hạ tầng, số hóa cơ sở dữ liệu thực hiện chuyển đổi số ngành Kiểm soát tỉnh

Viện Kiểm soát tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024

Trang bị thiết bị phục vụ số hóa hồ sơ, tài liệu và thiết bị phục vụ tác nghiệp của ngành kiểm soát

6

Hoàn thiện hệ thống hạ tầng, số hóa cơ sở dữ liệu thực hiện chuyển đổi số ngành Tòa án tỉnh

Tòa án tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024

Trang bị thiết bị phục vụ số hóa hồ sơ, tài liệu và thiết bị phục vụ tác nghiệp của ngành Tòa án

7

Hoàn thiện hệ thống hạ tầng, số hóa cơ sở dữ liệu thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực thi hành án dân sự

Cục Thi hành án dân sự

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024

Trang bị thiết bị phục vụ số hóa hồ sơ, tài liệu và thiết bị phục vụ tác nghiệp phục vụ thi hành án dân sự

8

Hệ thống phần mềm Quản lý lao động - việc làm và sàn giao dịch việc làm

Sở Lao động Thương binh và Xã hôi

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024-2025

Hệ thống phần mềm Quản lý lao động - việc làm và sàn giao dịch việc làm tỉnh Thanh Hóa sẽ giúp quản lý từ cấp tỉnh đến cấp huyện 100% về lao động - việc làm trên địa bàn tỉnh; làm cơ sở nền tảng cho việc nhập, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về lao động - việc làm phục vụ cho công tác giám sát, đánh giá các quy hoạch, chiến lược, chương trình, dự án, đề án ... để kết nối cung cầu lao động.

9

Hệ thống điều hành và quản lý công tác giảm nghèo

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

2024-2025

Cập nhật kết quả rà soát hộ nghèo hàng năm, thống kê thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; thống kê các chính sách hộ nghèo đã được hỗ trợ; phân tích dữ liệu hộ nghèo để xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách.

10

Xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo lũ ống, lũ quét và sạt lỡ đất tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

2024-2025

Đầu tư mua sắm các trang thiết bị đo đạc, cảnh báo lũ nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

11

Triển khai các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý và điều hành tác nghiệp cho Mặt trận tổ quốc các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024-2025

Triển khai hệ thống phần mềm hồ sơ công việc, điều hành tác nghiệp trong hệ thống Mặt trận các cấp.

IX

Các nhiệm vụ phát triển Kinh tế số

1

Triển khai kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp, các hộ dân quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử có uy tín trong và ngoài nước

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành

2024

Kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp, các hộ dân quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử có uy tín trong và ngoài nước, giai đoạn 2021-2025

2

Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, phát triển nông nghiệp và nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024-2025

Xây dựng hệ thống thông tin tổng thể ngành Nông nghiệp gồm: Nông nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản, Lâm nghiệp; Cung cấp công cụ quản lý thông tin thống kê số liệu

3

Số hoá và quản lý cơ sở dữ liệu hệ thống lưới điện hiện trạng từ cấp điện áp 110kV trở lên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Công Thương

Điện lực Thanh Hóa

2024

Triển khai các ứng dụng CNTT, các giải pháp công nghệ mới nhằm tối ưu và tự động hóa việc điều khiển, vận hành đối với hệ thống điện, nhất là trong thời gian cao điểm

Điều chỉnh tên gọi so với QĐ 176/QĐ- UBND, ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh

4

Xây dựng nền tảng tài chính số, hoàn thiện và phát triển quản lý tài chính đến cấp cơ sở, đảmbảo điều kiện tham gia vào hệ thống tài chính của ngành

Sở Tài chính

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

2024-2025

- Thiếp lập các công cụ quản lý, điều hành dễ tiếp cận giúp cho việc lãnh đạo; nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại các cấp trong lĩnh vực tài chính ngân sách.

- Xây dựng hệ thống thông tin, các hệ cơ sở dữ liệu quản lý tài chính chung; kết nối, tích hợp và liên thông với các cơ sở dữ liệu của ngành, phần mềm, ứng dụng... đảm bảo thông tin được cập nhật, liên thông và an toàn dữ liệu, an toàn thông tin mạng của ngành.

- Doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận thông tin, dịch vụ tài chính một cách thuận lợi.

X

Các nhiệm vụ phát triển Xã hội số, xây dựng các đô thị thông minh

1

Xây dựng CSDL và phần mềm quản lý và kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn

Sở Giao thông vận tải

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024-2025

Triển khai theo Quyết định 176/QĐ-UBND của UBND tỉnh; Hệ thống quản lý kết cấu hạ tầng giao thông sẽ là công cụ giúp đơn giản hóa công tác quản lý và đảm bảo tính chính xác, nhất quán về dữ liệu hạ tầng giao thông trên toàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, quản lý hành chính của Sở. Trong quá trình vận hành, hệ thống sẽ giúp giảm chi phí cho công tác quản lý, khai thác và cập nhật dữ liệu cho Sở và các đơn vị có liên quan.

2

Thí điểm xây dựng mô hình Bệnh viện số theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Sở Y tế

Lựa chọn Bệnh viện để thí điểm

2024

Thí điểm mô hình bệnh viện số

Đề xuất mới so với QĐ 176/QĐ- UBND, ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh

3

Xây dựng và triển khai các sản phẩm số về văn hóa, lịch sử đất và người Thanh Hóa trên không gian mạng; chuyển đổi số trong các lĩnh vực di sản văn hoá và liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

2024-2025

Chuyển đổi số trong các lĩnh vực thư viện, bảo tàng, nghệ thuật biểu diễn, phát hành phim chiếu bóng, triển lãm và liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

4

Ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý giáo dục (giai đoạn 2)

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã; hệ thống trường học các cấp.

2024-2025

Triển khai mở rộng dự án giai đoạn 1

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND , ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

5

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý giảng dậy và học tập tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021- 2025

Trường Chính trị tỉnh

Các sở, ban, ngành

2024-2025

- Hiện đại hóa trang thiết bị trang thiết bị dạy học, xây dựng phòng học thông minh; Bổ sung, trang bị cho các khoa, phòng có đầy đủ thiết bị CNTT nhằm khai thác thông tin phục vụ cho nghiên cứu, quản lý và giảng dạy.

- Số hóa toàn bộ dữ liệu của Nhà trường (quản lý hồ sơ cán bộ, giảng viên, và học viên; tài liệu phục vụ cho cán bộ, giảng viên, học viên.v.v…).

6

Xây dựng bổ sung hệ thống camera giám sát và xử phạt vi phạm giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Công an tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2024-2025

- Đầu tư bổ sung Trung tâm chỉ huy Công an tỉnh.

- Đầu tư hệ thống camera giám sát an ninh trật tự và xử phạt vi phạm giao thông trên các tuyến đường trọng điểm: QL1A, đường Hồ Chí Minh, QL45, QL47, QL 217.

- Đầu tư bổ sung hệ thống camera giám sát an ninh trật tự và xử phạt vi phạm giao thông trên các địa bàn trọng điểm như: Khu Kinh tế Nghi Sơn, TP Thanh Hóa, Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Cảng hàng không Thọ Xuân và một số địa bàn trọng điểm tại các huyện.

- Đầu tư Trung tâm chỉ huy, giám sát và xử phạt vi phạm giao thông cho Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh và Công an các huyện, thị xã, thành phố.

7

Số hoá các quy trình sản xuất chương trình phát thanh - truyền hình. Đầu tư trang thiết bị công nghệ số tiên tiến phục vụ sản xuất chương trình, truyền dẫn, phát sóng

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

2024-2025

- Đầu tư trang thiết bị công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, lưu trữ, truyền dẫn chương trình, đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Dự án đang được HĐTĐ thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

PHỤ LỤC 5:

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CẤP TỈNH NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số: 298/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: triệu đồng.

TT

Tên đơn vị

Số CBCC hiện có

Kinh phí năm 2024

1

Ban Dân tộc

28

56

2

Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp

67

134

3

Sở Công Thương

63

126

4

Sở Giáo dục và Đào tạo

70

140

5

Sở Giao thông vận tải

77

154

6

Sở Kế hoạch và Đầu tư

71

142

7

Sở Khoa học và Công nghệ

39

78

8

Sở Lao động -Thương binh và Xã hội

75

150

9

Sở Ngoại vụ

21

42

10

Sở Nội vụ

72

144

11

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

56

112

12

Sở Tài chính

94

188

13

Sở Tài nguyên và Môi trường

66

132

14

Sở Thông tin và Truyền thông*

31

6.062

15

Sở Tư pháp

41

82

16

Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch

78

156

17

Sở Xây dựng

70

140

18

Sở Y tế

45

90

19

Thanh tra tỉnh

45

90

20

Văn phòng HĐND tỉnh

30

60

21

Văn phòng UBND tỉnh*

124

428

TỔNG CỘNG:

8.706

* Văn phòng UBND tỉnh bố trí kinh phí bảo đảm thuê đường truyền cho Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các hoạt động chi cho hoạt động ứng dụng CNTT tại VP UBND tỉnh...

* Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ:

- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các văn bản để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về CNTT;

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho người dân, DN và CBCC;

- In ấn tài liệu, tờ rơi về an toàn thông tin, chuyển đổi số;

- Tổ chức Hội nghị, hội thảo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho người dân, DN và CBCC.

- Kinh phí kiểm tra, giám sát ứng dụng CNTT; khảo sát, đánh giá mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp;

- Tổ chức triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng.



[1] 05 sự kiện theo Kế hoạch số 210/KH-UBND: (1) Tổ chức buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ TTTT; (2) Triển lãm các sản phẩm, giải pháp, mô hình Chuyển đổi số với 24 gian hàng. (3) Khai trương ra mắt Cổng Dữ liệu mở của tỉnh (OpenData) và Ứng dụng dành ch o người dân (App Thanh Hóa -S). (4) Tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số khu vực Miền Trung. (5) Tổ chức tọa đàm, giao lưu với Đoàn viên Thanh niên các sở, ban, ngành; các huyện, thị xã, thành phố về Vai trò của Đoàn thanh niên trong Chuyển đổi số.

[2] Số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các đơn vị;

[3] Báo cáo số 668/BC-ĐPTTH ngày 23/11/2023;

[4] Không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; Không dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu; Không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền. Hiện tại đã triển khai hoàn thành mô hình tại 73 xã, phường, thị trấn và đang thực hiện n hân rộng trong toàn tỉnh.

[5] Hội nghị tư vấn cho các doanh nghiệp về lựa chọn các giải pháp, quy trình thực hiện chuyển đổi số cho các doanh nghiệp; Hội nghị Ứng dụng nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn vay, phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh; Hội nghị tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trên địa bàn: Thành phố Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Đông Sơn, Thọ Xuân, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn…

[6] Kế hoạch số 100/KH-BCĐ ngày 26/4/2023;

[7] Kế hoạch số 226/KH-BCĐ ngày 15/9/2023;

[8] Kế hoạch số 65/KH-BCĐ ngày 20/3/2023; Kế hoạch số 195/KH-BCĐ ngày 31/7/2023;

[9] Huyện Bá Thước (01 bản), Thường Xuân (01 bản), Quan Hóa (01 bản), huyện Quan Sơn (03 bản), huyện Mường Lát (9 bản).

[10] Lĩnh vực: Giáo dục; Thông tin và Truyền thông; Giao thông vận tải; Khoa học và Công nghệ; Kinh tế; Lao động; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp; Tài chính; Văn hóa du lịch; Xã Hội; Xây dựng; Y tế sức khỏe; Công nghiệp; Nông thôn mới.

[11] với 92/559 xã, thị trấn, đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; gồm: Triệu Sơn: 36/36 xã, thị trấn; Yên Định: 26/26 xã, thị trấn; Hà Trung: 25/25 xã, thị trấn và Thiệu Hóa: 05/25 xã, thị trấn

[12] Phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc cho các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã; Phần mềm gửi nhận văn bản dành cho doanh nghiệp; Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; Phần mềm một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Phần mềm Quản lý văn bản của khối Đảng; Phần mềm Quản lý văn bản của VNPT; Hệ thống thư điện tử công vụ; Phần mềm phản ánh, kiến nghị; Phần mềm theo dõi nhiệm vụ; Cổng thông tin điện tử của tỉnh; Cổng dữ liểu mở của tỉnh.

[13] Dịch vụ bưu chính công ích (VNPost); Thông tin cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách; Hệ thống Đăng ký doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch & Đầu tư; Thông tin bảo hiểm xã hội; CSDL quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư Pháp; Phần mềm cấp lý lịch tư pháp trực tuyến của Bộ Tư pháp; Phần mềm hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp; Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông); Cổng dịch vụ công của Bộ Xây dựng; CSDL quốc gia về đất đai; Tích hợp CSDL quốc gia về dân.

[14] Chưa đồng bộ dữ liệu các TTHC đang tiếp nhận và xử lý trên phần mềm chuyên ngành của Bộ KHĐT và Bộ GTVT.

[15] Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh bao gồm 02 nhóm với 06 chỉ số đánh giá chính. Trong đó: 06 chỉ số đánh giá chính được phân thành Nhóm chỉ số chung và Nhóm chỉ số về hoạt động. Nhóm chỉ số nền tảng chung gồm 05 chỉ số chính: Nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng. Nhóm chỉ số về hoạt động gồm 01 chỉ số là hoạt động chính quyền số. Thang điểm đánh giá đối với bộ chỉ số chuyển đổi số cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh là 1.000 điểm; kết quả có 05 đơn vị cấp sở, ban, ngành xếp đầu cấp Sở về Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số (DTI) năm 2022 là: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng.

Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cấp huyện bao gồm 02 nhóm với 08 chỉ số đánh giá chính. Nhóm chỉ số nền tảng chung gồm 05 chỉ số chính là: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng; nhóm chỉ số về hoạt động gồm 03 chỉ số là: hoạt động chính quyền số, hoạt động kinh tế số, hoạt động xã hội số; kết quả có 05 đơn vị cấp huyện xếp đầu chỉ số DTI năm 2022 là: thành phố Thanh Hóa, huyện Như Thanh, thị xã Nghi Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định

[16] 02 đơn vị cấp xã thuộc huyện Hà Trung; 05 đơn vị cấp xã thuộc huyện Quảng Xương; 10 đơn vị cấp xã thuộc thành phố Thanh Hóa; 04 đơn vị cấp xã thuộc huyện Như Thanh; 05 đơn vị cấp xã thuộc huyện Đông Sơn; 01 đơn vị cấp xã thuộc thị xã Bỉm sơn; 04 đơn vị cấp xã của huyện Yên Định

[17] Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số tháng 8/2023 (Thanh Hóa đứng thứ 37/63 tỉnh, TP).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 298/KH-UBND ngày 20/12/2023 về Chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.29.162
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!