BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
5004/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2016
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC TỔNG THỂ HỆ THỐNG THÔNG
TIN KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Công nghệ
thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số
63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định
2062/QĐ-BYT ngày 25/5/2016 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh kinh phí từ Cục Công
nghệ thông tin sang Văn phòng Điều phối nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm
y tế và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng kiến trúc tổng thể
hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của Văn phòng điều phối;
Căn cứ Quyết định số
4483/QĐ-BYT ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Hội đồng
nghiệm thu Gói thầu tư vấn xây dựng kiến trúc tổng
thể hệ thống
thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế;
Căn cứ Biên bản và Kết
luận của Hội đồng nghiệm thu kiến trúc tổng
thể hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày 23/8/2016;
Xét đề nghị của Chánh
Văn phòng điều phối nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Phê duyệt mô hình
kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (ban hành
kèm theo).
Điều
2. Mô hình kiến trúc
tổng thể hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là cơ sở kỹ thuật để
thực hiện triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám
chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế.
Điều
3. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều
4. Các Ông, Bà:
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài
chính, Cục trưởng cục Công nghệ thông tin, Cục trưởng Cục quản lý khám bệnh, chữa
bệnh, Chánh Văn phòng điều phối nghiên cứu xây dựng và triển khai đề án ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế -
Bộ Y tế và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Văn phòng Chính phủ;
- BHXH Việt Nam;
- Các Viện, Bệnh viện trực thuộc Bộ;
- Sở Y tế các tỉnh,
TP trực thuộc TW;
- Y tế Bộ, Ngành;
- Lưu: VT,
VPĐP.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Lê Tuấn
|
BỘ
Y TẾ
VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI
---------------
MÔ
HÌNH KIẾN TRÚC TỔNG THỂ
HỆ
THỐNG THÔNG TIN KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO
HIỂM Y TẾ
ĐƠN
VỊ TƯ VẤN
CÔNG
TY CỔ PHẦN SÁNG KIẾN
NÂNG CAO SỨC KHỎE QUỐC TẾ
VIỆT NAM (VNHI)
|
CHỦ
ĐẦU TƯ
VĂN
PHÒNG ĐIỀU PHỐI
|
HÀ
NỘI - 09/2016
|
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 2. CƠ
SỞ PHÁP LÝ
CHƯƠNG 3. ĐƠN
VỊ LIÊN QUAN
3.1. Cơ quan chủ quản
- Bộ Y tế
3.1.1. Chức năng nhiệm
vụ
3.1.2. Trách nhiệm của
Bộ Y tế về Bảo hiểm y tế
3.2. Cơ
quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam
3.2.1. Chức năng nhiệm
vụ
3.2.2. Cơ cấu tổ chức
3.3. Cơ
sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
3.4. Doanh nghiệp, người
dân
3.5. Mối quan hệ
trong khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế
CHƯƠNG 4. HIỆN TRẠNG ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM
Y TẾ
4.1. Hiện trạng ứng dụng
CNTT trong bảo hiểm y tế
4.2. Tình hình ứng dụng
công nghệ thông tin tại các Bệnh viện
4.3. Ứng
dụng CNTT tại các trạm Y tế xã phường
4.4. Ứng
dụng CNTT trong thanh toán viện phí trong Y tế
4.5. Hạ tầng công nghệ
thông tin
4.6. Về
nguồn nhân lực về CNTT
4.7. Kết luận
CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
5.1. Nguyên tắc xây dựng
mô hình kiến trúc hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế
5.2. Định hướng
xây dựng mô hình kiến trúc hệ thống thông tin khám, chữa bệnh bảo
hiểm y tế
5.2.1. Định hướng xây
dựng mô hình kiến trúc
5.2.2. Tóm tắt thông
tin khám chữa bệnh
5.3. Mục tiêu và phạm
vi áp dụng
5.3.1. Tầm nhìn
5.3.2. Mục tiêu chung
5.3.3. Mục tiêu cụ thể
5.3.4. Phạm vi
CHƯƠNG 6. MÔ HÌNH KIẾN
TRÚC
6.1. Mô hình kiến
trúc tổng thể hệ thống thông tin khám, chữa bệnh
bảo hiểm y tế
6.1.1. Thành phần mô
hình kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế
6.1.2. Mô hình trao đổi
thông tin trong Hệ thống thông tin khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
6.1.3. Mô hình kiến
trúc hệ thống khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
6.2. Các yếu tố ảnh
hưởng đến kiến trúc hệ thống
6.2.1. Các yếu tố hiệu
năng, bảo mật cần đáp ứng
6.2.2. Khả năng tích
hợp của hệ thống
6.2.3. Khai thác dữ
liệu
6.3. Nguyên tắc triển
khai
CHƯƠNG 7. CÁC THÀNH
PHẦN VÀ YÊU CẦU
KỸ THUẬT
7.1. Yêu cầu chung
7.2. Cổng thông tin
tích hợp dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
7.3. Hệ thống quản lý
Danh mục dùng chung
7.4. Trục tích hợp dữ
liệu (Enterprise Sevice Bus-ESB)
7.5. Ứng
dụng liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT
7.6. Cơ
sở dữ liệu, kho dữ liệu
7.6.1. Kho dữ liệu
7.6.2. Hệ quản trị cơ
sở dữ liệu
7.6.3. Phân tích, thống
kê
7.7. Hạ tầng mạng kết
nối
7.8. Mô hình hệ thống
hạ tầng kỹ thuật
7.9. Yêu cầu an toàn
thông tin
7.10. Khuyến nghị yêu
cầu cần có của Hệ thống quản lý tại cơ sở y tế
7.10.1. Yêu cầu về mức
độ hoàn thiện sau khi hoàn thành
7.10.2. Yêu cầu về
tiêu chuẩn CNTT
7.10.3. Yêu cầu về chức
năng phần mềm
7.10.4. Yêu cầu về biểu
mẫu
7.11. Lộ trình thực
hiện
CHƯƠNG 8. PHỤ LỤC
8.1. Tiêu chuẩn hoạt
động y tế qua môi trường mạng
8.1.1. Điều kiện về hạ
tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
8.1.2. Điều kiện về bảo
đảm an toàn, an ninh thông tin
8.1.3. Điều kiện về
nhân lực
8.1.4. Điều kiện về ứng
dụng công nghệ thông tin
8.2. Tiêu chuẩn kỹ
thuật ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế
8.2.1. Danh mục kỹ
thuật do Bộ Y tế ban hành
8.2.2. Danh mục do cơ
quan khác ban hành
8.2.3. Tiêu chuẩn kỹ
thuật ứng dụng CNTT trong các hệ thống thông tin y tế
8.3. Bảng dữ liệu kết
xuất theo công văn số 9324/BYT-BH
8.3.1. Bảng 1. Chỉ
tiêu tổng hợp khám bệnh, chữa bệnh BHYT
8.3.2. Bảng 2. Chỉ
tiêu chi tiết thuốc thanh toán BHYT
8.3.3. Bảng 3. Chỉ
tiêu chi tiết dịch vụ kỹ thuật và vật tư thanh toán BHYT
8.3.4. Bảng
4. Chỉ tiêu chỉ số kết quả cận lâm sàng
8.3.5. Bảng 5. Chỉ
tiêu theo dõi diễn biến lâm sàng
8.4. Yêu cầu kỹ thuật,
công nghệ cổng tích hợp dữ
liệu KCB BHYT
8.5. Tham khảo
BẢNG
TỪ VỰNG - THUẬT NGỮ
Thuật ngữ
|
Định nghĩa
|
BYT
|
Bộ Y tế
|
Văn phòng điều phối
|
Văn phòng điều phối
nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong
khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế
|
BHXH
|
Bảo hiểm xã hội
|
BV
|
Bệnh viện
|
KCB
|
Khám chữa bệnh
|
BHYT
|
Bảo hiểm y tế
|
CSYT
|
- Cơ sở y tế có khám chữa bệnh BHYT
bao gồm:
- Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế;
- Các cơ sở y tế Bộ/Ngành;
- Các cơ sở y tế Nhà nước thuộc 63 tỉnh/thành
phố;
- Các cơ sở y tế tư nhân có tham gia
KCB-BHYT.
|
TYT
|
Trạm y tế
|
BV
|
Bệnh viện
|
BHYT
|
Bảo hiểm y tế
|
Cơ sở KCB BHYT ban đầu tuyến xã
|
Trạm y tế xã, phường, thị trấn; trạm
xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức; phòng khám bác sỹ gia
đình tư nhân độc lập; trạm y tế quân-dân y, phòng khám quân-dân y, quân y đơn
vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở KCB khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng;
|
Cơ sở KCB BHYT ban đầu tuyển huyện
|
BVĐK huyện, quận, thị xã, TP thuộc
tỉnh; trung tâm Y tế (TTYT) huyện có chức năng KCB, TTYT huyện có phòng khám
đa khoa; phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực; BVĐK hạng III, hạng
IV và chưa xếp hạng thuộc các bộ, ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các bộ,
ngành; BVĐK tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được
xếp hạng tương đương; BV y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương
đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương; phòng Y tế, bệnh
xá trực thuộc Bộ Công an, bệnh xá công an tỉnh, TP trực thuộc
T.Ư; TTYT quân -dân y, bệnh xá
quân y, bệnh xá quân- dân y, BV quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp
hạng, BV quân- dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở KCB
khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
|
Cơ sở KCB BHYT ban đầu tuyến tỉnh
|
BVĐK tỉnh, TP trực thuộc T.Ư; BVĐK
hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ,
Ngành; BV chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa, TTYT dự phòng
tỉnh, TP trực thuộc T.Ư có Phòng khám đa khoa; BV
nhi, BV sản-nhi tỉnh, TP trực thuộc T.Ư; BVĐK tư nhân tương đương hạng I, tương
đương hạng II; BV y học
cổ truyền tỉnh, TP trực thuộc T.Ư, bộ, ngành; BV y học cổ truyền tư nhân
tương đương hạng I, tương đương hạng II; Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ
tỉnh, TP trực thuộc T.Ư; BV hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, BV quân-dân y hạng
II, các cơ sở KCB khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
|
Cơ sở đăng ký KCB BHYT ban đầu tuyến
T.Ư
|
BVĐK trực thuộc Bộ Y tế (trừ các BV
Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh
viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế); BV chuyên khoa, viện chuyên khoa trực
thuộc Bộ Y tế có phòng khám đa khoa; BV hạng đặc biệt, BV hạng I trực thuộc
Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở KCB khác theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
|
DMDC
|
- Danh mục dùng chung;
- Các bộ mã dùng chung thống nhất toàn
quốc được sử dụng trong khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế do Bộ Y
tế ban hành.
|
Kết xuất dữ liệu đầu ra
|
Các bảng chỉ tiêu dữ liệu đầu ra
theo quy định của Bộ Y tế áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh
|
Hồ sơ thanh toán
|
Hồ sơ thanh toán chi phí khám, chữa
bệnh bảo hiểm y tế theo các Quyết định về bảng kê chi phí khám chữa bệnh của
Bộ Y tế
|
ESB
|
Enterprise sevice bus - trục tích
hợp dữ liệu.
|
SOA
|
Service Oriented Architecture - Kiến
trúc hướng
dịch vụ.
|
HL7
|
Health Level 7: Chuẩn dữ liệu HL7 ra
đời vào những năm 1980 với mục đích thống nhất một chuẩn chung cho khuân dạng
dữ liệu text (không phải hình ảnh) để thuận tiện cho việc chia sẻ thông tin
giữa các phân hệ phần mềm trong bệnh viện và giữa hệ thống của các bệnh viện.
|
SDMX-HD
|
Statistical Data and Metadata
Exchange - Chuẩn quốc tế hỗ trợ trao đổi các dữ liệu/thông tin thống kê và
siêu dữ liệu giữa các hệ thống thông tin y tế.
|
Access to information
|
Vùng dữ liệu truy cập
|
Operational Data store
|
Vùng dữ liệu hoạt động
|
Data marts
|
Vùng siêu dữ liệu
|
Data warehouse
|
Kho dữ liệu
|
Staging Area
|
Phân luồng dữ liệu
|
Any Source
|
Các nguồn dữ liệu
|
Chương 1
MỞ ĐẦU
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khuyến
nghị các Quốc gia, vùng lãnh thổ xây dựng và phát triển ứng dụng công nghệ
thông tin trong lĩnh vực Y tế cần chú trọng các bước như sau:
(1). Xây dựng chiến lược Quốc gia về chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân;
(2). Xây dựng chiến lược công nghệ thông
tin song hành cùng phát triển y tế;
(3). Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin trong Y tế;
(4). Xây dựng các tiêu chuẩn Y tế điện tử;
(5). Xây dựng hạ tầng, cơ sở dữ liệu Quốc
gia về Y tế;
(6). Xây dựng các ứng dụng công nghệ
thông tin trong Y tế;
(7). Quyết tâm của Chính phủ và đảm bảo
tài chính phát triển đồng bộ công nghệ thông tin trong Y tế;
(8). Lựa chọn đúng đắn, chính xác đơn vị
có năng lực toàn diện xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin trong Y tế.
Thực hiện nghị quyết số 68/2013/QH13
ngày 29/11/2013 của Quốc hội “Trước năm 2018, hoàn thành việc liên thông hệ thống
phần mềm công nghệ thông tin giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh
nhằm cải tiến thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh, nâng cao hiệu quả công
tác giám định bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế”.
Thực hiện chức năng nhiệm vụ Chính phủ
giao Bộ Y tế về bảo hiểm y tế quy định tại khoản 12 điều 2 nghị
định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 quy định về chức năng, nhiệm vụ Bộ Y tế.
Thực hiện nghị quyết 36a/NQ-CP của
Chính phủ về việc “Xây dựng các định mức chi trả cho hoạt động CNTT trong công
tác khám, chữa bệnh và thanh quyết toán bảo hiểm y tế; chủ trì, phối hợp với Bảo
hiểm xã hội Việt Nam đưa chi phí tin học hóa bệnh viện, hoạt động CNTT trong bệnh
viện và hệ thống giám sát điện tử vào trong giá dịch vụ thanh quyết toán bảo hiểm
y tế”.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại
công văn số 8933/VPCP-KGVX về việc thực hiện tin học hóa trong khám chữa bệnh
BHYT, trong đó giao trách nhiệm cho Bộ Y tế: “Bộ Y tế chịu trách nhiệm tin học
hóa trong thực hiện
khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và chuyển dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh này đến
cơ quan Bảo hiểm xã hội để giám định thanh toán”.
Việc xây dựng mô hình kiến trúc tổng
thể hệ thống thông tin khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dựa trên tình hình thực tế
về ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh có tham khảo thành
tựu đã đạt được của các nước tiên tiến tại Châu Âu, Châu Á. Ngoài ra, mô hình
kiến trúc tổng thể được xây dựng nhằm xác định rõ các kết nối, tích hợp, chia sẻ,
sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng của các hệ thống thông tin của ngành Y tế và
BHXH, đảm bảo việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hạn chế
trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai. Nâng cao tính linh hoạt của
các thành phần hệ thống thông tin khi triển khai theo điều kiện thực tế.
Mô hình kiến trúc tổng thể sẽ là cơ sở
cho việc triển khai các hoạt động công nghệ thông tin trong Bộ Y tế theo nghị
quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của chính phủ về Chính phủ điện tử và Quyết
định 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình
quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
giai đoạn 2016 - 2020.
Mô hình kiến trúc hệ thống thông tin khám,
chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ quản lý trong phạm vi của các hoạt động khám chữa bệnh
được hưởng bảo hiểm y tế. Hệ thống có khả năng kết nối, liên thông dữ liệu phục
vụ Bộ Y tế giám sát, quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế. Trong tương lai, khi
các mảng ứng dụng khác của Bộ Y tế được xây dựng, các hệ thống sẽ kết nối, chia
sẻ dữ liệu với nhau thành cơ sở dữ liệu y tế quốc gia.
Mô hình kiến trúc hệ thống được mô tả
trong tài liệu này mang tính định hướng tổng quát về các mảng ứng dụng, quy định
kết nối các mảng ứng dụng với nhau trong hệ thống tổng thể phục vụ công tác quản
lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên phạm vi toàn quốc./.
Chương 2
CƠ SỞ
PHÁP LÝ
Cơ sở nghiên cứu xây dựng mô hình kiến
trúc tổng thể Hệ thống thông tin khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế là những văn bản
pháp quy của nhà nước đã ban hành có liên quan tới nội dung ứng dụng Công nghệ
thông tin trong quản lý hành chính nhà nước và nghiệp vụ chuyên môn, bao gồm:
- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày
22/6/2006;
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày
18/6/2014;
- Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi số 46/2014/QH13
ngày 13/6/2014;
- Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của
Quốc hội khóa 13 về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y
tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân;
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của
Chính phủ về Chính phủ điện tử;
- Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của
Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y
tế;
- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam;
- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của
Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân
sách Nhà nước;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 5614/QĐ-BYT ngày 30/12/2015 của
Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin của Bộ Y tế năm 2016;
- Quyết định số 5641/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của
Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Y tế
phiên bản 1.0;
- Quyết định số 445/QĐ-BYT ngày 05/2/2016 của của
Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin của Bộ Y tế giai đoạn 2016 -2020;
- Quyết định số 803/QĐ-BYT ngày 11/3/2015 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu xây dựng và triển khai
thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh và
thanh toán bảo hiểm y tế;
- Quyết định số 848/QĐ-BYT ngày 13/3/2015 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Tổ chuyên môn nghiên cứu xây dựng và triển
khai thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và thanh
toán bảo hiểm y tế;
- Quyết định số 1581/QĐ-BYT ngày 25/4/2015 của
Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập “Văn phòng điều phối nghiên cứu
xây dựng và triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh
và thanh toán bảo hiểm y tế”;
- Kế hoạch số 193/KH-BYT ngày 17/3/2016 của Bộ
Y tế ban hành kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế năm 2016;
- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động
của cơ quan Nhà nước;
- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm
y tế;
- Công văn số 1178/BTTTT-TTH ngày 21/04/2015 của
Bộ Thông tin và truyền thông ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử;
- Công văn số 8933/VPCP-KGVX ngày 29/10/2015 của
Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện hiện tin học hóa trong khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế;
- Công văn số 1710/VPCP-KGVX ngày 16/3/2016 của
Văn phòng Chính phủ về
việc
tin học hóa trong thực hiện giám định thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT;
- Thông báo số 249/TB-VPCP ngày 01/07/2014 của
Văn phòng Chính
phủ về việc thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại
phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông
tin;
- Thông báo số 102/TB-VPCP ngày 27/03/2015 của
Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại
cuộc họp tin học hóa trong bảo hiểm y tế;
- Thông báo số 205/TB-VPCP ngày 23/06/2015 của
Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc
họp về tình hình thực hiện tin học hóa trong bảo hiểm y tế theo chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại thông báo số 102/TB-VPCP .
Chương 3
ĐƠN VỊ
LIÊN QUAN
3.1. Cơ quan chủ quản
- Bộ Y tế
3.1.1. Chức năng nhiệm vụ
Bộ Y tế là cơ quan của Chính
phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự
phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp
y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ
phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; quản lý
nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế.
Bộ Y tế thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo
nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế
hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án
theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng
quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết
định, chỉ thị và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ hoặc theo phân công.
3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị
và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương
trình mục tiêu quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo
dõi tình hình thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ.
5. Về y tế dự phòng
a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc
trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định
chuyên môn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực: Giám
sát, phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề
nghiệp, tai nạn thương tích; kiểm dịch y tế biên giới; vệ sinh sức khỏe môi trường,
vệ sinh sức khỏe lao động, vệ sinh sức khỏe trường học; vệ sinh chất lượng nước
uống, nước sinh hoạt; dinh dưỡng cộng đồng; hóa chất gia dụng và hóa chất, chế
phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
b) Ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục bệnh
truyền nhiễm thuộc các nhóm, danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vắc
xin, sinh phẩm y tế và tổ chức thực hiện việc tiêm chủng vắc xin và sinh phẩm y
tế cho các đối tượng bắt buộc theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
liên quan ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được hưởng chế độ ốm đau
và danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam;
d) Tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm, bệnh
không lây nhiễm, bệnh không rõ nguyên nhân, phát hiện sớm các bệnh
truyền nhiễm gây dịch và tổ chức thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch
theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan
cung cấp chính xác và kịp thời thông tin về bệnh truyền nhiễm;
đ) Trình cấp có thẩm quyền quyết định
hoặc quyết định theo thẩm quyền việc tổ chức thực hiện các biện pháp đặc biệt để
phòng, chống dịch bệnh; kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các đơn vị, địa phương trong
việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh;
e) Tổ chức triển khai thực hiện hoạt động
kiểm dịch y tế biên giới tại các cửa khẩu; thông tin, báo cáo kịp thời tình
hình bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm trên thế giới để chủ động phòng, chống;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn việc thẩm định báo
cáo đánh giá tác động sức khỏe đối với
các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm;
h) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện
các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại cộng đồng;
i) Tổ chức, phân cấp việc cấp, đình chỉ,
thu hồi giấy chứng nhận các cơ sở y tế đủ điều kiện sử dụng vắc xin và sinh phẩm
y tế, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học đối với các phòng xét
nghiệm theo thẩm quyền;
k) Cấp, đình chỉ, thu hồi
giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, thẩm định nội dung chuyên môn của hồ sơ đăng
ký quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt
côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo quy định của
pháp luật;
l) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các quy định chuyên môn, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước;
m) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện
và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong phạm
vi cả nước.
6. Về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức
năng
a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc
trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định
chuyên môn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các định mức kinh tế -
kỹ thuật về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, an toàn truyền máu, điều dưỡng, phục
hồi chức năng, dinh dưỡng lâm sàng, phẫu thuật thẩm mỹ, giám định y khoa, giám
định pháp y, giám định pháp y tâm thần;
b) Thẩm định và cho phép các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới lần đầu được thực hiện tại
Việt Nam theo quy định của pháp luật;
c) Cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành
nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt
động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;
d) Thẩm định nội dung chuyên môn của hồ
sơ đăng ký quảng cáo hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền theo quy định
của pháp luật;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng,
phẫu thuật thẩm mỹ, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
7. Về y dược cổ truyền
a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền
ban hành cơ chế, chính sách thực hiện việc kế thừa, bảo tồn, phát triển, hiện đại
hóa y dược cổ truyền và kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại;
b) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp
có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn,
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực y dược cổ truyền;
c) Cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy
chứng nhận bài thuốc gia truyền và giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định của pháp luật;
d) Thẩm định nội dung chuyên môn của hồ
sơ đăng ký quảng cáo hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo
quy định của pháp luật;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, quy
định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về y, dược cổ truyền, kết hợp y dược
cổ truyền với y dược hiện đại.
8. Về trang thiết bị và công trình y tế
a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền
công bố tiêu chuẩn kỹ
thuật quốc gia về trang thiết bị y tế; ban hành các quy định chuyên môn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị y tế;
b) Ban hành danh mục trang thiết bị thiết
yếu cho các đơn vị, cơ sở y tế;
c) Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy đăng ký
lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế sản xuất trong nước, giấy phép nhập khẩu
trang thiết bị y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe theo danh mục của Bộ Y
tế; thẩm định nội dung chuyên môn của hồ sơ đăng ký quảng cáo trang thiết bị
y tế theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh trang thiết bị
y tế;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn thiết kế
- thiết kế mẫu các công trình y tế.
9. Về dược và mỹ phẩm
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có
thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dược, mỹ phẩm; bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc;
ban hành Dược điển Việt Nam và Dược thư quốc gia;
b) Cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược
cho cá nhân đăng ký hành nghề dược có vốn đầu tư nước ngoài; giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh thuốc đối với các cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở làm dịch vụ
bảo quản thuốc, dịch vụ kiểm nghiệm thuốc; giấy phép lưu hành thuốc; giấy phép
xuất khẩu, nhập khẩu thuốc; giấy phép đăng ký hoạt động về thuốc tại Việt Nam của
các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc vào Việt Nam; giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thực hành tốt phòng kiểm nghiệm
thuốc (GLP), thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), thực hành tốt thử thuốc trên
lâm sàng đối với các đơn vị kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật; cấp,
hủy giấy chứng nhận hồ sơ công bố doanh nghiệp tổ chức chuỗi nhà thuốc GPP;
c) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn thực hành tốt
sản
xuất mỹ phẩm (CGMP); số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; phiếu tiếp nhận
hồ sơ công bố thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc và giấy chứng nhận
lưu hành tự do sản phẩm cho các đơn vị kinh doanh thuốc, mỹ phẩm theo quy định
của pháp luật;
d) Quản lý chất lượng thuốc và mỹ phẩm;
quyết định việc đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc, mỹ phẩm theo quy định của pháp luật;
phối hợp với các cơ quan có liên quan phòng, chống sản xuất, lưu thông thuốc, mỹ
phẩm giả, kém chất lượng
và phòng, chống nhập lậu
thuốc, mỹ phẩm;
đ) Thẩm định nội dung chuyên môn của hồ
sơ đăng ký quảng cáo thuốc;
e) Thực hiện việc quản lý nhà nước về giá
thuốc và sử dụng các biện pháp bình ổn giá thuốc trên thị trường theo quy định
của pháp luật;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
và kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;
h) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện
và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực
dược, mỹ phẩm.
10. Về an toàn thực phẩm
a) Chủ trì, xây dựng, ban hành hoặc trình
cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
thuộc lĩnh vực được phân công
quản lý của Bộ;
b) Chủ trì, xây dựng, ban hành quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với tất
cả các sản phẩm thực phẩm; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc
trực tiếp với thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Ban hành các quy định về điều kiện
chung bảo
đảm an
toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; ban hành các quy định
cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, khách sạn,
khu nghỉ dưỡng, nhà hàng,
cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố;
d) Chỉ định các tổ chức chứng nhận hợp
quy đối với các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đã có quy chuẩn
kỹ thuật được ban hành trên cơ sở tham vấn của các bộ, ngành khi cần thiết;
đ) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác
tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; giám
sát, phòng ngừa, điều tra và phối hợp ngăn chặn ngộ độc thực phẩm và sự cố về
an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
e) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt
quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu,
nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
nước uống đóng chai, nước
khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng,
dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo quy
định của pháp luật;
g) Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy tiếp nhận
bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối
với các thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ
chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
h) Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo
phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói,
chứa đựng thực phẩm và các sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
i) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc
phạm vi quản lý của Bộ;
k) Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do,
giấy chứng nhận y tế, giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ đối với sản phẩm thực phẩm thuộc
phạm vi quản lý của Bộ; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật
liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm khi tổ chức, cá nhân
có yêu cầu;
l) Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm,
chỉ định đơn vị tham gia kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước thuộc
phạm vi quản lý của Bộ; chỉ định đơn vị thực hiện kiểm nghiệm trọng tài và kết
luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm của các đơn vị kiểm
nghiệm thực phẩm trong và ngoài ngành y tế; cấp, đình chỉ, thu hồi giấy đăng ký
lưu hành bộ xét nghiệm nhanh đối với các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm;
m) Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước
về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
n) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
o) Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ,
đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở giám sát và tổng hợp
báo cáo của các bộ quản lý ngành.
11. Về dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức
khỏe sinh sản:
a) Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban
hành chính sách về sức khỏe sinh sản và dân số bao gồm: Quy mô dân số, cơ cấu
dân số và chất lượng dân số;
b) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có
thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn quốc gia về
dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản; xây dựng, ban hành
hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo về dân số và sức khỏe sinh sản; quy định
chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản,
kế hoạch hóa gia đình;
c) Quyết định cho phép thực hiện dịch vụ
tư vấn đối với các cơ sở hành nghề dịch vụ tư vấn về dân số - kế hoạch
hóa gia đình theo quy định của pháp luật;
d) Quyết định cho phép các cơ sở y tá thực
hiện việc xác định lại giới tính, thực hiện sinh con theo phương pháp khoa học
theo quy định của pháp luật;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia, chính sách, chương trình, dự án về lĩnh vực dân số - kế hoạch
hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
12. Về bảo hiểm y tế
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có
thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo
hiểm y tế;
b) Ban hành danh mục thuốc, vật tư y tế,
danh mục dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm
y tế và các quy định chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
c) Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban
hành các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện,
kiểm tra các cơ sở y tế, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định
của pháp luật về bảo hiểm y tế.
13. Về bảo vệ môi trường trong hoạt động y
tế:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Xây dựng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định,
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường trong hoạt động y
tế, bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng và chất lượng môi trường
y tế;
b) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc
thẩm quyền quyết định phê duyệt của Bộ Y tế;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện
việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành y tế; quản
lý và kiểm soát chất thải y tế; khắc
phục ô nhiễm và phục hồi môi trường y tế; thu thập, lưu trữ và cung cấp thông
tin về môi trường liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện
các biện pháp bảo vệ sức khỏe con người trước tác động của biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trường và các yếu tố môi trường bất lợi;
đ) Chủ trì, hướng dẫn tổ chức thực hiện
và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về quản lý và tiêu hủy chất thải y tế và bảo vệ môi trường
trong hoạt động y tế.
14. Về quản lý viên chức chuyên ngành y, dược,
dân số:
a) Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành y, dược, dân số;
b) Hướng dẫn việc xác định vị trí việc
làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên
quan quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều
kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của
viên chức chuyên ngành y, dược, dân số; tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên
quan xây dựng chế độ, chính sách đối với viên chức chuyên ngành y, dược, dân số;
đ) Quy định chi tiết về nội dung,
chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng viên chức chuyên ngành y, dược,
dân số theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành.
15. Về đào tạo nhân lực y tế:
a) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy
hoạch, kế hoạch đào tạo nhân lực ngành y tế và cơ chế, chính sách đặc thù
trong đào tạo nhân lực ngành y tế;
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nhân lực ngành y tế và hướng dẫn, tổ chức
thực hiện;
c) Ban hành chuẩn năng lực chuyên môn đối
với các ngành và chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực y tế và hướng dẫn, tổ chức
thực hiện;
d) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý
nhà nước về đào tạo chuyên khoa sau đại học đặc thù ngành y tế gồm: Chuyên khoa
cấp 1, chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú và đào tạo cập nhật kiến thức y khoa liên tục đối với
cán bộ, viên chức chuyên ngành y tế;
đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân lực ngành y tế;
e) Quản lý các cơ sở đào tạo nhân lực y tế
theo quy định của pháp luật.
16. Về khoa học, công nghệ:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
trong ngành y tế, thử
nghiệm lâm sàng và đạo đức nghiên cứu y sinh học trong lĩnh vực y tế;
b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và giám
sát, đánh giá việc phổ biến ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, đổi mới công
nghệ và thực hiện chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới trong y tế;
c) Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, theo dõi
việc phổ biến, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực y
tế;
d) Tổ chức thực hiện hiệp định về hàng
rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) thuộc lĩnh vực y tế.
17. Về công nghệ thông tin
a) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong ngành y tế và tổ chức thực hiện;
b) Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế;
c) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện
các quy định về hoạt động y tế trên môi trường mạng;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong ngành y tế trên phạm vi toàn quốc.
18. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện
và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe.
19. Quản lý nhà nước các dịch vụ công
trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của
pháp luật; quy định cụ thể tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp y tế công lập
phù hợp với yêu cầu quản lý của ngành y tế.
20. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan phòng, chống, cấp cứu và điều trị nạn nhân trong thiên tai, thảm họa.
21. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
dự trữ quốc gia về thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, phương tiện phòng, chống dịch bệnh,
thiên tai thảm họa theo danh mục dự trữ quốc gia đã được Chính phủ quyết định
và các quy định của pháp luật.
22. Quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi
Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo
quy định của pháp luật.
23. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
cải cách hành chính của ngành y tế theo mục tiêu và nội dung của Chương trình tổng
thể cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ.
24. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; cán bộ, công chức,
viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của
Bộ theo quy định của pháp luật.
25. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
26. Quản lý tài chính, tài sản được giao
và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
27. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan các
lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện phòng, chống tham
nhũng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
28. Xây dựng, ban hành hệ thống chỉ tiêu
thống kê và chế độ báo cáo thống kê của ngành y tế theo quy định của pháp luật;
tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý và lưu trữ thông tin thống kê
ngành y tế; xây dựng cơ sở dữ liệu ngành y tế.
29. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác
do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Danh sách các đơn vị quản lý nhà nước của Bộ
Y tế:
TT
|
Tên
|
Chức năng, nhiệm vụ
|
1
|
Vụ Truyền thông và thi đua, khen thưởng
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý,
chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác
thi đua, khen thưởng, tuyên tuyền về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ.
|
2
|
Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý,
chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và kiểm tra, giám sát các hoạt động trong
lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em.
|
3
|
Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà
nước về trang thiết bị và công trình y tế bao gồm xây dựng các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các danh mục trang thiết bị thiết yếu; quản lý
việc đăng ký nhập khẩu, sản xuất,
kinh doanh, lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế; thẩm định nội dung chuyên
môn các quảng cáo.
|
4
|
Vụ Bảo hiểm y tế
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý,
chỉ đạo việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính
sách về bảo hiểm y tế và việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo
hiểm y tế.
|
5
|
Vụ Kế hoạch - Tài chính
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý,
chỉ đạo thực hiện công tác kế hoạch, đầu tư, thống kê và thực
hiện công tác tài chính, kế toán, tài sản nhà nước đối với các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
|
6
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và
chỉ đạo thực hiện công tác tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức, viên
chức, lao động, tiền lương và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
|
7
|
Vụ Hợp tác quốc tế
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý,
chỉ đạo thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
|
8
|
Vụ Pháp chế
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý của Bộ; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật; rà soát, hệ
thống hóa, kiểm tra, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục
pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện
pháp luật; công tác bồi thường của Nhà nước; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
|
9
|
Văn phòng Bộ
|
Tham mưu giúp Bộ trưởng tổng hợp
thông tin quản lý phục vụ chỉ đạo, điều hành, điều phối chương trình làm việc
của lãnh đạo Bộ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ theo chương trình, kế hoạch công tác và
theo chỉ đạo của Bộ trưởng; quản lý, tổ chức thực
hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quốc phòng, an ninh, kế hoạch,
tài chính, tin học hóa quản lý hành
chính, quản trị công sở trong nội bộ cơ quan Bộ.
|
10
|
Thanh tra Bộ
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý,
chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
|
11
|
Cục Y tế dự phòng
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế
thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định của
pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước, bao gồm: phòng,
chống bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh xã hội; phòng, chống
bệnh không lây nhiễm; sức khỏe trường học; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y
tế biên giới; hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức
khỏe cho người dân tại cộng đồng; sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế; xét nghiệm
thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn sinh học trong xét nghiệm; quản lý nhà nước các
dịch vụ công cộng thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.
|
12
|
Cục Phòng, chống HIV/AIDS
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế
thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS trong
phạm vi cả nước.
|
13
|
Cục An toàn thực phẩm
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế
thực hiện quản lý nhà nước và tổ
chức thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ
Y tế trong phạm vi cả nước.
|
14
|
Cục Quản lý Môi trường y tế
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế
thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về các lĩnh vực Vệ
sinh sức khỏe môi trường, vệ sinh chất lượng nước uống, nước
sinh hoạt; vệ sinh sức khỏe lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp và tai
nạn thương tích; quản lý hóa chất gia dụng và hóa chất, chế phẩm diệt côn
trùng, diệt khuẩn dùng
trong gia dụng và y tế; bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế theo quy định
của pháp luật.
|
15
|
Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý,
chỉ đạo thực hiện hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo bao gồm xây dựng
quy hoạch, kế hoạch, quy chuẩn, cơ chế, chính sách đào tạo nhân lực y tế; quản lý các
cơ sở đào tạo; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ trong ngành y tế, thử nghiệm lâm sàng và đạo đức
nghiên cứu y sinh học trong lĩnh vực y tế;
|
16
|
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý,
chỉ đạo các hoạt động liên
quan
đến lĩnh vực khám, chữa bệnh bao gồm xây dựng, hướng dẫn và giám sát thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; thẩm định và
cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật, phương pháp
mới; cấp phát và quản lý chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và giấy
phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thẩm định nội dung
chuyên môn của hồ sơ đăng ký quảng cáo liên quan
|
17
|
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý,
chỉ đạo các hoạt động liên quan đến lĩnh vực y dược cổ truyền bao gồm xây
dựng, hướng dẫn và giám sát thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy
định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về lĩnh vực y dược cổ truyền; cấp phát
và quản lý chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và giấy phép hoạt động
đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; thẩm định nội
dung chuyên môn của hồ sơ đăng ký quảng cáo liên quan
|
18
|
Cục Quản lý Dược
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý,
chỉ đạo các hoạt động liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm bao gồm xây
dựng, hướng dẫn và giám sát thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy
định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về lĩnh vực dược, mỹ phẩm; cấp
phát và quản lý các loại chứng chỉ, giấy phép trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm;
quản lý chất lượng, giá cả thuốc và mỹ phẩm; thẩm định nội dung
chuyên môn của hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc.
|
19
|
Cục Công nghệ thông tin
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng thống nhất
quản lý hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ngành y
tế; tổ chức thực hiện việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong
hoạt động của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp.
|
20
|
Tổng cục Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình
|
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý,
chỉ đạo việc
xây
dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, các tiêu
chuẩn, quy định, quy chuẩn quốc
gia,
các
hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo về dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe
sinh sản; quản lý
việc cho phép thực hiện dịch vụ tư vấn, xác định giới tính, sinh con
theo phương pháp khoa học
|
3.1.2. Trách nhiệm của Bộ Y tế về Bảo hiểm y tế
Theo luật bảo hiểm y tế số
25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi số 46/2014/QH13 ngày
13/6/2014, trách nhiệm của Bộ Y tế đối với Bảo hiểm y tế như sau:
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y
tế, tổ chức hệ
thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên bảo hiểm y tế toàn dân;
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng
thể phát triển bảo hiểm y tế;
- Ban hành danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ
kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế và các quy định
chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
- Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm
bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế;
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
về bảo hiểm y tế;
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện
chế độ bảo hiểm y tế;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải
quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế;
- Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động
trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
về bảo hiểm y tế.
3.2. Cơ quan Bảo hiểm
xã hội Việt Nam
3.2.1. Chức năng nhiệm vụ
Theo nghị định số 05/2014/NĐ-CP
ngày 17/01/2014 chức năng nhiệm vụ của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định
như sau:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan
thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ
bảo hiểm thất
nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự
nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản
lý Nhà nước của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
về bảo hiểm xã hội, của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế.
Trách nhiệm và quan hệ của Bảo hiểm xã
hội Việt Nam đối với các Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
· Đối với Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội: Đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội; kiến
nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã
hội theo quy định của pháp luật; chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội; báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội;
tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội.
· Đối với Bộ Y
tế:
Đề xuất với Bộ Y tế xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm y
tế; tham gia với Bộ Y tế
trong việc xác định mức đóng, phạm vi quyền lợi, mức hưởng của người khám, chữa
bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và cơ chế chi trả chi phí khám, chữa bệnh; giá dịch
vụ y tế, danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng
của người tham gia bảo hiểm y tế; kiến nghị với Bộ Y tế thanh tra, kiểm tra các
tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế trong việc thực hiện các quy định của
pháp luật về bảo hiểm y tế; báo cáo định
kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Y tế về tình hình thực hiện chế độ,
chính sách bảo hiểm y tế; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm
y tế.
· Đối với Bộ Tài chính: Đề xuất với Bộ Tài chính xây dựng,
sửa đổi, bổ sung chế độ
tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và cơ chế tài chính áp
dụng đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam; chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài
chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với
các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo
đột xuất với Bộ Tài chính về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban
hành quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày ngày 28/01/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bảo hiểm xã hội địa phương;
· Bảo hiểm xã hội Tỉnh, Thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội Tỉnh) là cơ quan trực thuộc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) tổ chức thực hiện chế độ, chính
sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi chung là
bảo hiểm xã hội), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý các quỹ: Bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.
· Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp,
toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn
tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh.
· Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có
con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội
huyện
· Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo
hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh
tổ chức thực hiện
chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam và quy định của pháp luật.
· Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp,
toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà
nước của Ủy ban nhân dân huyện.
· Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân,
có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức
và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa
phương, gồm có:
· Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
· Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo
hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm
xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
· Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là
Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh
· 1. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội.
· 2. Phòng Giám định bảo hiểm y tế.
· 3. Phòng Quản lý thu.
· 4. Phòng Khai thác và thu nợ.
· 5. Phòng Cấp sổ, thẻ.
· 6. Phòng Tổ chức cán bộ.
· 7. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
· 8. Phòng Kiểm tra.
· 9. Phòng Công nghệ thông tin.
· 10. Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục
hành chính.
· 11. Văn phòng.
· Đối với Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Bảo
hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh:
Thành lập thêm Phòng Quản lý hồ sơ và Phòng Tuyên truyền; tách Phòng Giám định
bảo hiểm y tế thành Phòng Giám định bảo hiểm y tế 1 và Phòng Giám định bảo hiểm
y tế 2.
· Các phòng và Văn phòng trực thuộc Bảo hiểm xã
hội tỉnh có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của
Tổng Giám đốc.
· Phòng, Văn phòng chịu sự quản lý, điều hành
trực tiếp của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng
dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ của các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện
Đối với Bảo hiểm xã hội huyện có biên
chế từ 36 viên chức trở lên hoặc có chỉ tiêu dự toán thu - chi bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế hàng năm từ 1.700 tỷ đồng trở lên, được thành lập 05 Tổ Nghiệp vụ gồm:
· Tổ Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
· Tổ Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra;
· Tổ Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội;
· Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ;
· Tổ Kế toán - Chi trả và Giám định bảo hiểm y
tế.
Đối với Bảo hiểm xã hội huyện có biên
chế từ 26 đến 35 viên chức hoặc có chỉ tiêu dự toán thu - chi bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế hàng năm từ 1.000 tỷ
đồng đến dưới
1.700 tỷ đồng, được
thành lập 04 tổ nghiệp vụ gồm:
· Tổ Thu - Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra;
· Tổ Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội;
· Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ;
· Tổ Kế toán - Chi trả và Giám định bảo hiểm y tế.
Đối với Bảo hiểm xã hội huyện có biên
chế từ 16 đến 25 viên chức và có chỉ tiêu dự toán thu - chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
hàng năm từ 100 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng, được thành lập 03 Tổ Nghiệp vụ
gồm:
· Tổ Thu - Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra;
· Tổ Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và Tiếp
nhận & Quản lý hồ sơ;
· Tổ Kế toán - Chi trả và Giám định bảo hiểm y tế.
Đối với những Bảo hiểm xã hội huyện
không thuộc quy định nêu trên thì không thành lập Tổ Nghiệp vụ.
· Tổ Nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội huyện do
Giám đốc Bảo hiểm xã hội
tỉnh Quyết định thành lập sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.
· Tổ Nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc Bảo
hiểm xã hội huyện thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên
môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc.
· Tổ Nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực
tiếp của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện.
3.3. Cơ sở khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y
tế là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế
và được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.
3.4. Doanh nghiệp,
người dân
Doanh nghiệp, người dân là các tổ chức,
cá nhân trực tiếp mua bảo hiểm y tế với cơ quan BHXH.
Chương 4
HIỆN TRẠNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
4.1. Hiện trạng ứng dụng
CNTT trong bảo hiểm y tế
Trong những năm qua, số lượng người
tham gia Bảo hiểm y tế liên tục tăng tính đến hết năm 2015 có khoảng 75% dân số
tham gia bảo hiểm y tế. Quỹ BHYT liên tục tăng trong các năm gần đây.
Theo số liệu thống kê của cơ quan BHXH, tính đến tháng 7/2016 có 12.719 cơ sở
khám chữa bệnh ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan BHXH, trong đó:
1.134 Bệnh viện; 9.915 Trạm y tế; 359 Trạm y tế quận/huyện; 857 phòng khám đa
khoa khu vực và tư nhân; 319 trạm y tế chuyên quản (Bệnh xá, Ban bảo vệ sức khỏe).
Trong khi đó, toàn bộ công tác quản lý
nhà nước, giám định, chi trả, thống kê, báo cáo của Bộ Y tế, BHXH và các cơ sở
khám chữa bệnh trên toàn quốc vẫn hoàn toàn thủ công, không có công cụ hữu hiệu nào hỗ
trợ cho cán bộ trong việc quản lý, thu, chi và giám định BHYT. Trong khi đó, tại
các cơ sở KCB có đặc thù nghiệp vụ phức tạp và không thể áp dụng quy
trình chung cho tất cả cơ sở KCB.
Công tác quản lý nhà nước cũng như
giám định, chi trả BHYT đang quá tải nặng nề. Trong khi đó, các thông tin, quy trình quản
lý khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đóng vai trò quan trọng trong việc giám định
và thanh toán chưa được tin học hóa và kết nối, chia sẻ thông tin giữa các đơn
vị liên quan với nhau. Vì vậy, các đơn vị trong ngành Y tế cũng như BHXH không
thể công khai, minh bạch trong việc quản lý chi phí khám chữa bệnh và giám định
để thanh toán
cho các hoạt động khám chữa bệnh được hưởng BHYT. Cũng vì thế, Bộ Y tế
gặp nhiều khó khăn do không có số liệu báo cáo kịp thời về tình hình quỹ BHYT,
nghiệp vụ khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh. Nhiều quyết định quản
lý nhà nước về bảo hiểm y tế dựa trên số liệu lỗi thời do cơ quan Bảo
hiểm xã hội và cơ sở y tế tổng hợp báo cáo. Vấn đề lạm dụng thẻ BHYT của bệnh nhân để nhận
thuốc, hưởng dịch vụ không đúng quy định gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà
nước mà BHXH chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Nhiều cơ sở KCB do nhu cầu cấp bách đã xây dựng phần
mềm cho phép kết xuất dữ liệu thanh toán. Tuy nhiên, mức độ tin cậy dữ liệu do
các phần mềm này kết xuất không cao và chưa tuân thủ theo chuẩn nào và cũng không thể kết nối với cơ quan Bộ Y tế
và BHXH. Hiện nay, một số bệnh viện sử dụng phần mềm thống kê khám, chữa bệnh
do Cơ quan BHXH cung cấp đã đáp ứng một phần yêu cầu trao đổi dữ liệu điện tử phục vụ hoạt
động giám định BHYT. Tuy
nhiên, để
đáp
ứng đầy đủ quy trình giám định, cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH đều phải
thỏa mãn các điều kiện tiên quyết
- Đối với cơ sở KCB: toàn bộ quá trình
tiếp nhận, khám và điều trị người bệnh phải được tin học hóa, ứng dụng đầy đủ
mô hình Y tế điện tử;
- Tổng thể toàn
hệ thống: Các phần mềm quản lý khám cơ sở KCB cần liên thông dữ liệu khám, chữa
bệnh bảo hiểm y tế liên tuyến giữa các bệnh viện, Sở Y tế, Bộ Y tế và cơ quan
BHXH. Ngoài ra, phải có bộ quy tắc, từ điển giám định điện tử dùng chung giữa các đơn vị
liên quan.
Trong tình hình hình mới, Chính phủ đã
chỉ đạo Bộ y tế chịu trách nhiệm tin học hóa trong thực hiện khám, chữa bệnh bảo
hiểm y tế và chuyển dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế này đến cơ quan Bảo
hiểm xã hội để giám định thanh toán. Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu
trách nhiệm tin học hóa trong thực hiện giám định thanh toán khám bệnh, chữa bệnh
bảo hiểm y tế từ dữ liệu do các cơ sở thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y
tế chuyển đến.
Đến nay, Bộ Y tế thống nhất mô hình kiến
trúc tổng thể hệ thống thông tin khám, chữa bệnh BHYT và để sẵn sàng triển khai
trên toàn quốc. Bộ Y tế đã ban hành bộ dữ liệu đầu ra và đang hoàn thiện các bộ
Danh mục dùng chung phục vụ liên thông dữ liệu giữa các cơ sở y tế với nhau, với
Bộ Y tế và với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam để phục vụ giám định chi phí
khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cũng như giám sát thông tin thanh toán BHYT trong
tương lai.
4.2. Tình hình ứng dụng
công nghệ thông tin tại các Bệnh viện
Hiện nay, có khoảng 750/1134 Bệnh viện,
4000/11.110 Trạm y tế và Trung tâm y tế xã phường đã có phần mềm quản lý. Hầu hết các cơ sở
khám chữa bệnh sử dụng phần mềm được phát triển trong nước, một số ít các đơn vị
đầu tư mua sắm hệ thống phần
mềm nước ngoài. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, các hệ thống phần mềm của
các bệnh viện không kết nối dữ liệu được với nhau.
Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh được
trang bị hạn chế thiết bị công nghệ thông tin, thiếu về số lượng và yếu về cấu
hình. Do nhu cầu cấp bách, nhiều cơ sở y tế buộc phải đầu tư theo nhiều cách
khác nhau như: mua sắm hệ thống phần mềm nước ngoài, trong nước, xin miễn phí
hoặc tự phát triển đội ngũ nhân sự CNTT để phát triển.
Quá trình này diễn ra từ những năm 1990, nhiều đơn vị đã định hình cố định về kiến
trúc hệ thống và công nghệ phát triển.
Việc ứng dụng CNTT trong các cơ sở
khám chữa bệnh rất đa dạng nhưng cũng rất rời rạc và không tập trung, chủ yếu
dùng cho công việc tài chính, văn phòng, thống kê, báo cáo. Hạ tầng CNTT tại đa số cơ sở
KCB còn thiếu và đã
cũ
không đáp ứng được cho việc ứng dụng các phần mềm mới. Hiện tại, các đơn vị
trong ngành sử dụng các phần mềm đặc trưng ngành như:
- Phần mềm quản lý bệnh viện (chủ yếu quản lý về
mặt chi phí) từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
- Phần mềm thanh toán BHYT do BHXH cung cấp miễn phí cài đặt
tại Bệnh viện.
- Phần mềm báo cáo thống kê Medisoft 2003 của Bộ
Y tế
- Phần mềm kế toán
- Phần mềm ứng dụng: Quản lý nhân sự, quản lý
công văn....
- Nhiều bệnh viện đang cùng một lúc sử dụng 05,
06 phần mềm khác nhau cho nhiều mục đích khác nhau.
- Mặc dù việc ứng dụng CNTT tại một số
cơ sở KCB đã mang lại
một số kết quả nhất
định, nhưng còn rất nhiều hạn chế:
- Chưa có phần mềm quản lý tổng thể toàn bộ
thông tin của bệnh viện đáp ứng yêu cầu quản lý toàn diện bệnh nhân và hoạt động
khám chữa bệnh theo quy trình khép kín, liên thông giữa các phòng ban.
- Không có sự kết nối, liên thông với nhau, dữ
liệu không thống nhất, không chuẩn hóa.
- Chưa có phần mềm phục vụ các ứng dụng kỹ thuật
Y tế chuyên sâu như: Quản lý bệnh án điện tử, quản lý chẩn đoán hình ảnh, quản lý
phẫu thuật thủ thuật, đơn thuốc điện tử, phân tích mô hình bệnh tật...
- Chưa tạo một công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhất gắn bó với người
sử dụng, phục vụ đắc lực công việc chuyên môn hàng ngày.
- Khi việc ứng dụng phần mềm không thống nhất,
thiếu đồng bộ và tổng thể thì ngoài hiệu quả khai thác thấp còn tạo
thêm gánh nặng cho nhân viên y tế khi làm hai việc song song: Ghi chép sổ sách
và nhập dữ liệu vào máy tính.
4.3. Ứng dụng CNTT tại
các trạm Y tế xã phường
Hiện nay công việc báo cáo thống kê và
ứng dụng CNTT trong các tuyến Y tế xã phường ở dạng nhỏ lẻ và còn nhiều bất cập,
chưa có phần mềm quản lý nghiệp vụ và thu thập số liệu thống kê Y tế, quản lý
dân số, quản lý các
chương trình mục tiêu quốc gia. Một trong những lý do của việc này là hệ thống
biểu mẫu thống kê chưa được thống nhất, số lượng biểu mẫu có quá nhiều và còn
chồng chéo. Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế được giao là đầu mối làm nhiệm vụ
thống kê Y tế đang tiến hành rà soát biểu mẫu, giảm sự trùng lặp và nhất quán lấy
số liệu thu thập từ trung ương đến địa phương.
Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cũng đã triển khai một
dự án cho hệ thống báo cáo từ năm 1998, nhưng hiện tại rất ít nơi sử dụng
do nguồn nhân lực yếu và khả năng duy trì, hỗ trợ không tốt, đường truyền không
đảm bảo. Hiện tại hệ thống báo cáo thống kê chỉ đáp ứng các nhu cầu
cấp bách, chất lượng và tiến độ báo cáo chưa cao. Do chất lượng thông tin chưa được kiểm
soát và cập nhật kịp thời, niên giám thống kê Y tế hàng năm của Bộ Y tế thường
ra chậm.
Một cách khái quát, tại các Trạm Y tế
xã hiện đang tồn tại một số
vấn đề
chính:
- Chỉ số, chỉ tiêu y tế thu thập được có nhiều
bất cập;
- Báo cáo chồng chéo;
- Trình độ CNTT của cán bộ chưa đáp ứng
yêu cầu quản trị hệ thống;
- Không có những công cụ đơn giản, hiệu quả để
hỗ trợ cán bộ.
4.4. Ứng dụng CNTT
trong thanh toán viện phí trong Y tế
Hiện nay, về ứng dụng CNTT trong thanh
toán tại các cơ sở y tế có 02 phần mềm đang khai thác như sau:
- Phần mềm HMS:
+ Có một số chức năng hỗ trợ cho giám
định thanh toán BHYT
+ Hỗ trợ việc cấu hình nguyên tắc thanh toán
(do Bộ Y tế quy định)
+ Thực hiện theo hình thức Offline
- Phần mềm Viện phí 2.0:
+ Được sử dụng chủ yếu tại các bệnh viện
tại các địa phương
+ Mục đích phục vụ bệnh viện trong
công tác ghi nhận chi phí BHYT và hỗ trợ cho việc làm thanh quyết toán BHYT
+ Không phục vụ cho quá trình giám định
BHYT
4.5. Hạ tầng công nghệ
thông tin
Tất cả các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Tổng
Cục đã kết nối mạng nội bộ và kết nối Internet tốc độ cao. Tỷ lệ trung bình máy
tính/CBCC: 100% (trừ khối hành chính - quản trị - bảo vệ).
Bộ Y tế đã có 100% các đơn vị trực thuộc
có mạng LAN và kết nối internet tốc độ cao, bình quân mỗi mạng có
trên 110 máy tính, 43% có hệ thống bảo mật, 53% có hệ thống backup dữ liệu;
Tại các tỉnh: 95,3% Văn phòng Sở có mạng LAN
và kết nối được Internet tốc độ cao, 26% có hệ thống bảo mật và 24% có hệ thống
lưu trữ dữ liệu;
Trong các bệnh viện địa phương được điều
tra có khoảng 52,9% bệnh viện tỉnh có LAN và 81% kết nối được
Internet tốc độ cao, 37,2% bệnh viện huyện có mạng LAN và 65% kết nối internet;
Một số ít cơ sở KCB (chiếm 2%) có đường truyền
riêng, trên 70% đơn vị sử dụng
đường truyền ADSL; 100% các trường Đại học, Cao đẳng Y - Dược có mạng LAN, kết
nối Internet và Website;
Có 16% Sở Y tế có địa chỉ website trên
Internet, 27% đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có trang web, gần 80 đơn vị trực thuộc
các sở Y tế có Web site trên Internet.
Ngành Y tế chưa xây dựng được mạng WAN
kết nối Bộ Y tế với các Sở Y tế, các cơ sở khám chữa bệnh, các
Trung tâm, trạm Y tế. Điều này gây khó khăn trong hoạt động KCB và thanh toán
BHYT như việc trao đổi thông tin, liên thông dữ liệu, triển khai các dịch vụ
như hội chẩn từ xa,
telemedicine, hội nghị truyền hình...
Ngành Y tế cũng chưa có Trung tâm
tích hợp dữ liệu quy mô quốc gia lưu trữ các CSDL danh mục dùng chung, CSDL quốc
gia về người bệnh, CSDL quốc gia về bệnh án điện tử và các CSDL khác của ngành
Y tế.
4.6. Về nguồn nhân lực
về CNTT
Nhân lực CNTT dần trở nên quan trọng
trong các cơ sở khám chữa bệnh. Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến Huyện
trở lên đã có cán bộ phụ
trách về CNTT. Đối với các Bệnh viện cấp Tỉnh đều có phòng CNTT hoặc bộ phận CNTT
trực thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp.
Bình quân mỗi Sở Y tế có
1,57 người và ở các đơn vị trực thuộc là 3,68 người. Nhân lực CNTT chiếm khoảng
1% so tổng số nhân lực Y tế từ tuyến huyện trở lên.
Bộ Y tế đã có Quyết định
1191/QĐ-BYT ngày 14/4/2010 về việc phê duyệt Đề án kiện toàn hệ thống tổ chức
công nghệ thông tin trong các đơn vị sự nghiệp của ngành y tế giai đoạn từ
năm 2010 đến năm 2015. Tuy
nhiên chưa có số liệu tổng hợp tình hình thực hiện quyết định này. Hiện nay mới
có số liệu sơ bộ như sau:
- Cục Công nghệ thông tin: Tổng số 62 người,
trong đó có 11 cán bộ công chức, 45 viên chức và 6 nhân viên hợp đồng, về học vấn Cục hiện có
3 người có trình độ tiến sỹ, 11 thạc sỹ và tổng số cán bộ có chuyên môn về công
nghệ thông tin là 22 người.
- Văn phòng Bộ: Có Phòng Công nghệ thông tin, với
6 biên chế cán bộ và một số cán bộ hợp đồng. Trong số đó có 3 người có trình độ
là thạc sỹ CNTT.
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế đều có cán bộ phụ
trách về ứng dụng CNTT.
- Các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện
đã hình thành hệ thống tổ chức chuyên trách công nghệ thông tin. 95% các bệnh
viện hạng I và hạng đặc
biệt đã thành lập
phòng CNTT, các đơn vị khác đã có bộ phận, cán bộ chuyên trách CNTT.
- Các cơ sở y tế từ tuyến Tỉnh trở lên đã có
cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin có trình độ tối thiểu là Cao đẳng.
Trung bình mỗi Sở Y tế có 1,65 người
và ở các đơn vị trực thuộc là 3,8 người chuyên trách có trình độ về CNTT. Nhân
lực CNTT chiếm khoảng 1% so tổng số nhân lực y tế từ Huyện trở lên. Hầu hết các
Sở Y tế và các cơ sở trực thuộc đã có chính sách phát triển nguồn nhân lực công
nghệ thông tin cho đơn vị. Tuy nhiên, chưa có chương trình đào tạo CNTT riêng đặc
thù cho lĩnh vực y tế nên chưa có nhiều cán bộ giỏi.
Thực tế, cũng chưa có hội nghị, diễn
đàn chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm về CNTT trong y tế. Nhìn chung,
chuyên môn CNTT trong Y tế của cán bộ cần phải khắc phục về chất lượng
cũng như bổ sung số lượng và đây được coi là điểm cần sớm khắc phục.
4.7. Kết luận
Với tình trạng ứng dụng công nghệ
thông tin trong cơ sở còn nhiều hạn chế dẫn đến khó khăn trong giải quyết thủ tục hành
chính trong mọi khâu. Trong đó, cán bộ các phòng, ban, khoa của cơ sở khám chữa
bệnh tốn nhiều thời gian nhất trong việc rà soát, lập hồ sơ đề nghị thanh toán
chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế để thanh toán với cơ quan BHXH.
Bộ Y tế có chức năng quản lý nhà nước
về bảo hiểm y tế lại gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận số liệu BHYT đúng
thời điểm báo cáo. Vì vậy, số liệu tổng hợp, báo cáo về BHYT thường lạc hậu khoảng
3 tới 6 tháng so với thực tế. Trong khi đó, cơ sở khám chữa bệnh
và cơ quan BHXH cũng như Bộ Y tế chưa có hệ thống thông tin để thực hiện quản
lý nhà nước về BHYT. Hiện nay, với lượng tài chính dùng để chi trả cho hoạt động
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khoảng 70.000 tỷ/ năm (báo cáo của BHXH tại hội
nghị trực tuyến).
Vì vậy, Bộ Y tế xây dựng hệ thống
thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là rất cần thiết và cấp bách.
Chương 5
ĐỊNH
HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
5.1. Nguyên tắc xây dựng
mô hình kiến trúc hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Nguyên tắc 1: Phù hợp với khung kiến trúc điện
tử ban hành kèm theo Công văn số 1178/BTTTT-TTH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin
và Truyền thông và khung kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 1.0 của Bộ
Y tế kèm theo Quyết định số 5641/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 và các văn bản hướng dẫn
liên quan.
- Nguyên tắc 2: Phù hợp với định hướng, mục
tiêu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Quốc gia và định hướng, chiến
lược của ngành y tế.
- Nguyên tắc 3: Phù hợp với quy định tại Luật Bảo
hiểm y tế và quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Y tế đối với bảo hiểm y tế. Đảm bảo phù hợp với chiến lược, mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ.
- Nguyên tắc 4: Tích hợp và chia sẻ thông tin giữa các hệ
thống thông tin đã, đang và sẽ triển khai trong các đơn vị thuộc Bộ Y tế và giữa
các hệ thống thông tin trong Bộ Y tế với các hệ thống thống thông tin của các
đơn vị trực thuộc, Sở Y tế và các đơn vị y tế trên địa bàn Tỉnh.
- Nguyên tắc 5: Tương thích với các tiêu chuẩn
của Bộ Y tế đã ban hành tại Quyết định 2035/QĐ-BYT ngày 12/06/2013 của Bộ Y tế về việc
công bố danh mục kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế
và Thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ Y tế quy định điều kiện hoạt
động y tế trên môi trường mạng
và danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin được quy định tại Thông tư
22/2013/TT-BYT ngày 23/12/2013 của Bộ thông tin và Truyền thông.
- Nguyên tắc 6: Phù hợp với quy trình nghiệp vụ
của các đơn vị trong Bộ Y tế, thúc đẩy chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hướng đến đơn giản
hóa, hiệu quả, thống nhất và tường
minh quy trình nghiệp vụ.
- Nguyên tắc 7: Quản lý thông tin theo hướng tập
trung, thống nhất, được liên thông, chia sẻ tối đa.
- Nguyên tắc 8: Ưu tiên triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin theo các kế hoạch, chiến lược đã được ban hành của
Chính phủ và của Bộ Y tế; ưu tiên triển khai trước các thành phần ứng dụng
có tính cấp bách, đơn giản, tần suất sử dụng cao.
- Nguyên tắc 9: Không triển khai trùng lặp với
các Hệ thống thông tin/ Cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin chuyên
ngành mà cần kết nối, chia sẻ, sử dụng lại.
- Nguyên tắc 10: Đảm bảo tính an ninh,
an toàn thông tin, có khả năng phòng chống tấn công qua mạng.
5.2. Định hướng xây dựng
mô hình kiến trúc hệ thống thông tin khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
5.2.1. Định hướng xây dựng
mô hình kiến trúc
Kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin
khám, chữa bệnh BHYT là một cấu phần đồng bộ không tách rời Kiến trúc Chính phủ điện
tử của Bộ Y tế. Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành phiên bản 1.0 mô hình kiến trúc tổng
thể toàn Ngành Y tế theo quyết định số 5641/QĐ-BYT ngày 31/12/2015. Vì vậy, mô
hình kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin khám, chữa bệnh BHYT được xây dựng
phải đảm bảo các thành phần kết nối và phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện
tử phiên bản 1.0 của Bộ
Y tế và khung kiến trúc Chính phủ điện tử Quốc gia phiên bản 1.0 được
hành
tại Công văn số 1178/BTTTT-TTH ngày 21/04/2015 của Bộ Thông tin và truyền
thông.
Dựa trên tầm nhìn xây dựng cơ sở dữ liệu
y tế quốc gia, xu hướng phát triển phát triển khoa học CNTT quản lý tập trung,
thống nhất, kết nối liên thông.
Đáp ứng yêu cầu dữ liệu để thanh toán
BHYT của cơ quan BHXH Việt Nam, các Cơ sở KCB, cũng như đơn giản hóa thủ tục
hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BHYT và giám định
BHYT.
Đảm bảo khả năng kết nối và liên thông
dữ liệu giữa các ứng dụng phục vụ quản lý nhà nước về BHYT của Bộ Y tế.
Tương thích với các tiêu chuẩn của Bộ
Y tế đã ban hành tại quyết định 2035/QĐ-BYT ngày 12/06/2013 của Bộ Y tế về
việc công bố danh mục kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế
và thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ Y tế quy định điều kiện hoạt
động y tế trên môi trường mạng và danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông
tin được quy định tại thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 23/12/2013 của Bộ thông tin và
Truyền thông.
Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống
thông tin khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế xác định theo các định hướng sau:
1- Xây dựng hệ thống ứng dụng
CNTT thực hiện mục tiêu chung của Bộ Y tế nhằm tổ chức giám sát, chỉ đạo toàn bộ các
giao dịch điện tử trong công
tác khám chữa bệnh, từ đó tạo ra các kênh giao dịch và kênh thông tin trực tuyến
giữa cơ sở y tế.
Triển khai tin học hóa đầy đủ, toàn diện các hoạt
động nghiệp vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ khâu tiếp đón bệnh nhân cho đến
khi bệnh nhân ra viện tại các cơ sở y tế. Thông qua ứng dụng thu thập, việc lấy dữ liệu
cũng như truyền dữ liệu từ tất cả các cơ sở y tế diễn ra đồng bộ đảm bảo
các thông tin cập nhật chính xác, độ tin cậy cao. Trên cơ sở đó hình thành kho dữ liệu
tập trung thống nhất toàn ngành phục vụ công tác phân tích, dự báo và báo cáo thống
kê phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Y Tế nói chung và BHYT nói riêng.
2- Hình thành một hệ thống tập trung, thống nhất
và kết nối linh hoạt.
Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, những
giới hạn về không gian và thời gian không còn mang tính vật lý như trước. Chính
vì vậy, hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ được triển khai theo
mô hình tập trung, kết hợp phân tán nhằm hình thành một hệ thống tập trung kết
nối, tích hợp và thống nhất, tạo nền tảng CNTT để thực hiện các giao dịch trực tuyến, tổng hợp
số liệu nhanh chóng, tin cậy phục vụ cho công tác quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tập
trung hóa
cũng
là nền tảng để triển
khai việc tích hợp và trao đổi thông tin giữa các ứng dụng CNTT, điều chỉnh và
hình thành nên các quy trình nghiệp vụ dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT hiện đại.
Hệ thống phải đảm bảo khả năng trao đổi
thông tin giữa các đơn vị trong ngành y tế cũng như đảm bảo khả năng kết xuất
và gửi dữ liệu khám chữa bệnh phục vụ giám định, thanh toán và quản lý nhà nước
trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. Việc kết nối giữa hệ thống ứng dụng của Bộ Y tế với
các cơ sở y tế, cơ quan bảo hiểm và các đơn vị khác sẽ được thực hiện thông qua
một “trục tích hợp” và được công bố, công khai trên Cổng thông tin tích hợp dữ
liệu ngành y tế của Bộ Y tế.
Trục tích hợp làm nhiệm vụ đảm bảo kết
nối toàn bộ các hệ thống khám chữa bệnh tại các đơn vị y tế và cơ quan bảo hiểm
với nhau, hình thành một chuỗi liên thông cho phép chia sẻ, tái sử dụng các
thông tin KCB giữa các đơn vị
một cách đầy đủ, hiệu quả.
Các đơn vị đã có hệ thống ứng dụng đáp
ứng tiêu chuẩn kết xuất dữ liệu sẽ được kết nối liên thông vào trục tích hợp thống nhất.
Các đơn vị chưa có hoặc các ứng dụng chưa đạt chuẩn sẽ được chuẩn hóa và sử dụng
ứng dụng trong trục tích hợp để đảm bảo tính “đồng
bộ và thống nhất”.
Trên cơ sở hệ thống trục thống nhất, dữ
liệu của toàn bộ các đơn vị được thu thập và hình thành kho dữ liệu tập trung.
Từ đây, việc thu thập và chia sẻ thông tin dễ dàng, thuận lợi và tin cậy.
3- Tối ưu hóa hạ tầng công nghệ
Hệ thống được xây dựng trên nền tảng
công nghệ tiên tiến trên
thế giới và tận dụng tối đa nền tảng kỹ thuật CNTT hiện có tại Việt Nam. Hệ thống
phải được tối ưu hóa về mặt công nghệ nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng đầy đủ các
quy trình nghiệp vụ khám chữa bệnh, cũng như quản lý đầy đủ các thông tin, dữ
liệu phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Hệ thống phải được xây dựng trên mô
hình kiến trúc tổng thể thống nhất, mềm dẻo; đặc biệt là khả năng xử lý dữ liệu
lớn mà vẫn đảm bảo tính bảo mật, an
ninh, an toàn và toàn vẹn dữ liệu.
Các dữ liệu được kết xuất và gửi về Bộ
Y tế thông qua hệ thống mạng truyền dẫn của các nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông. Các bệnh viện lớn có thể thuê đường truyền riêng
(lease line) hoặc đường truyền riêng ảo (VPN), đối với các cơ sở y tế nhỏ có thể
sử dụng dịch vụ phần mềm ứng dụng và tài nguyên phần cứng phục vụ xử lý và lưu
trữ dữ liệu và truyền dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, điểm quan trọng trong định
hướng về tối ưu công nghệ là phải đảm bảo chi phí đầu tư thấp nhất, tuân thủ pháp
luật về thực hành tiết kiệm đối với cơ quan nhà nước. Đồng thời, thời gian triển
khai toàn bộ kế hoạch là ngắn nhất để hoàn thành sứ mệnh phục vụ xã hội.
4- Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ CNTT của ngành y tế cần
được chuyên môn hóa theo các vị trí công việc và thực hiện xây dựng, triển
khai, quản trị, vận hành hệ thống CNTT theo quy trình được chuẩn hóa; đội ngũ
cán bộ nghiệp vụ (nhân viên văn phòng, y bác sỹ, điều dưỡng) và điều hành có đầy
đủ năng lực để khai thác, sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT hiện đại. Hình
thành các bộ phận chuyên trách về hỗ trợ ứng dụng toàn ngành, bộ phận an toàn
thông tin của Bộ Y tế.
5.2.2. Tóm tắt thông tin
khám chữa bệnh
Hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế là một trong các ứng dụng chuyên ngành được xếp trong mô hình tổng
quan thông tin trong ngành Y tế. Hệ thống này sẽ tích hợp và liên thông với các
ứng dụng chuyên ngành khác của Bộ Y tế cũng như với các đơn vị khác thông qua
trục tích hợp dữ liệu.
Tóm tắt trao đổi
thông tin ngành y tế
Như mô hình trên, ngành y tế gồm các
nhóm thông tin phân loại, phân cấp theo mô hình tập trung kết hợp phân tán:
(1). Thông tin DMDC, kho dữ liệu quản lý
tập trung tại Bộ Y tế. Các thông tin tập trung tại Bộ Y tế được quản lý, xử lý
bằng nhiều ứng dụng chuyên ngành (QLKCB, KCB BHYT, Tiêm chủng...) của từng Vụ,
Cục thuộc Bộ Y tế cũng như các ứng dụng nội bộ dùng chung cho Bộ Y tế như quản
lý văn bản, thư điện tử...
(2). Thông tin khám chữa bệnh phân tán tại
các cơ sở KCB địa phương. Các thông tin này được quản lý bằng ứng dụng
công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn tại cơ sở KCB. Các cơ sở KCB địa phương
kết xuất dữ liệu báo cáo theo chu kỳ gửi Bộ Y tế;
(3). Trao đổi, kết nối thông tin
với các đơn vị ngoài ngành Y tế như: Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm y tế), các Bộ/Ngành
địa phương khác sẽ thực hiện qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu. Các thông
tin của các đơn vị
ngoài ngành sẽ kết nối với
từng ứng dụng chuyên ngành tương ứng của các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế;
Mô hình kiến trúc
Chính phủ điện tử Bộ Y tế
5.3. Mục tiêu
và phạm vi áp dụng
5.3.1. Tầm nhìn
Một hệ thống tổng thể:
Hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế là một thành phần trong kiến
trúc tổng thể của Ngành y tế. Hệ thống có đầy đủ các mảng ứng dụng quản lý khám
chữa bệnh trong phạm vi BHYT, kết nối với hệ thống của cơ sở KCB và
các hệ thống khác của Bộ Y tế (Quản lý cán bộ ngành y tế, y tế dự phòng...) được
xây dựng sau này.
Hệ thống trên nền tảng hiện đại, phù hợp
với chuẩn quốc tế.
Cùng với sự tiến bộ của ngành khoa học
công nghệ thông tin, nền tảng công nghệ phát triển phần mềm. Các thành phần trong kiến
trúc tổng thể hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được xây dựng,
phát triển trên nền tảng,
công cụ của các hãng nổi tiếng
và được đánh giá cao như Oracle, IBM, Microsoft, hoặc mã nguồn mở phổ biến và đã
được đánh giá bởi các hãng kiểm thử
uy tín.
Hệ thống có tính mở và linh hoạt.
Hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
có khả năng kết nối chia sẻ thông tin người khám bệnh BHYT giữa các cơ sở KCB
trong cùng tỉnh cũng như ngoại
tỉnh phục vụ thanh toán BHYT, chuyển tuyến và tổng hợp phân tích số liệu khám
chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Hệ thống có tính ổn định
Với quy mô triển khai trên toàn quốc
(14.000 cơ sở KCB), hệ thống phải đảm bảo hiệu năng cho phép tối thiểu 8495 người sử
dụng đồng thời mà không gặp vấn đề tắc nghẽn gói tin, xử lý dữ liệu tại Trung
tâm. Các chức năng của của hệ thống có đầy đủ thông báo lỗi, phản hồi thông
tin cho người dùng khi sai thao tác hoặc gửi nhận dữ liệu thành công.
5.3.2. Mục tiêu chung
Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống
thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được xây dựng nhằm tạo cơ sở nền tảng
đưa ra các yêu cầu, tiêu chuẩn một
cách đồng bộ, thống nhất để triển khai thiết kế sơ bộ, và thiết kế thi công đảm
bảo xây dựng và triển khai hệ thống hiện đại, phù hợp với yêu cầu quản lý của Bộ
Y tế và thực trạng công nghệ thông tin trong y tế tại các cơ sở KCB trên toàn
quốc.
5.3.3. Mục tiêu cụ thể
· Xây dựng mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống
thông tin khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế như một cấu phần đồng bộ không tách rời
Kiến trúc Chính phủ điện tử
của Bộ Y tế.
· Xác định các thành phần và mối quan hệ giữa
các thành phần của kiến trúc tổng thể của Ngành y tế với hệ thống thông tin
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
· Xây dựng hệ thống thông tin trong đó dữ liệu
khám bệnh, chữa bệnh BHYT được kết nối 04 cấp với nhau (Xã, Huyện, Tỉnh, Trung
ương). Hệ thống thông
tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ kết nối với hệ thống của cơ quan BHXH để
chia sẻ và trao đổi dữ liệu đề nghị thanh toán BHYT và kết quả giám định BHYT,
DMDC.
· Xác định lộ trình và kế hoạch tổng quát trong
việc triển khai kiến trúc kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin khám chữa bệnh
bảo hiểm y tế.
5.3.4. Phạm vi
Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống
thông tin khám, chữa bệnh BHYT có các thành phần ứng dụng, cơ sở dữ liệu, hạ tầng
kỹ thuật với phạm vi như sau:
· Các ứng dụng tập trung tại Bộ Y tế
- Cổng thông tin tích hợp dữ liệu khám chữa bệnh
bảo hiểm y tế;
- Hệ thống quản lý danh mục dùng chung;
- Hệ thống thu nhận dữ liệu và thanh toán BHYT;
- Trục tích hợp dữ liệu;
- Kho dữ liệu;
- Hệ thống phân tích, báo cáo thống kê.
· Các ứng dụng tại cơ sở KCB
- Hệ thống quản lý cơ sở KCB (HIS);
- Ứng dụng liên thông (Gateway);
· Hệ thống có liên quan ngoài phạm vi:
- Hệ thống giám định BHYT của cơ quan BHXH;
- Chức năng kiểm tra thông tin KCB BHYT của
BHXH.
· Phạm vi triển khai:
- Triển khai tại Bộ Y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội,
các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc, các đơn vị có liên quan khác.
Chương 6
MÔ HÌNH
KIẾN TRÚC
6.1. Mô hình kiến
trúc tổng thể hệ thống thông tin khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống
thông tin khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thể hiện các thành phần cần có phục vụ
quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sử dụng, vận
hành và quản lý của Bộ Y
tế, kết nối dữ liệu với hệ thống của cơ quan BHXH.
Mô hình kiến trúc thể hiện các luồng
thông tin, các thành phần mang tính định hướng cần phải đáp ứng đối với việc
thiết kế chi tiết và triển khai các mảng ứng dụng trong hệ thống thông tin khám
chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng như các ứng dụng khác của ngành y tế.
Căn cứ các yêu cầu về định hướng của
mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin khám, chữa bệnh BHYT, các nhà cung cấp
phần mềm phải đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc triển khai có tính bắt buộc
bao gồm:
· Phù hợp định hướng chiến lược phát triển ứng
dụng công nghệ thông tin
trong toàn ngành Y tế;
· Đáp ứng đầy đủ yêu cầu nghiệp
vụ khám chữa bệnh, thanh toán BHYT và yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ của ứng dụng;
· Là một cấu phần đồng bộ không tách
rời hệ thống hành chính công (chính phủ điện tử) của Bộ Y tế;
· Sử dụng, phát triển và quản lý thống nhất các
danh mục dùng chung;
· Sử dụng, phát triển và quản lý thống nhất các
chuẩn trao đổi dữ liệu giữa
các đơn vị trong Bộ Y tế và các đơn vị bên ngoài có liên quan được Bộ
Y tế ban hành.
· Đảm bảo khả năng chia sẻ thông tin với các hệ
thống thông tin khác của Bộ Y tế và các hệ thống thông tin giữa Bộ Y tế và các
hệ thống thông tin bên ngoài thông qua giao thức và tiêu chuẩn được định nghĩa
trong nền tảng tích hợp chính phủ điện tử của Bộ Y tế;
· Danh mục dữ liệu dùng chung được sử dụng như
một từ điển thống nhất về các loại dữ liệu dùng chung và ý nghĩa
thông tin được sử dụng trên toàn bộ các hệ thống thông tin của Bộ Y tế, cơ sở
khám chữa bệnh và cơ quan BHXH.
· Quản lý, lưu trữ và khai thác dữ liệu y tế tập
trung và bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu y tế trên đường truyền và lưu trữ;
· Áp dụng các công nghệ hiện đại liên quan tới liên
thông và tích hợp thông tin, dịch vụ, di động, phân tích dữ liệu lớn.
6.1.1. Thành phần mô hình kiến
trúc tổng thể hệ thống
thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế có 2 phần.
Phần 1: Tại cơ sở khám chữa bệnh
· Hệ thống các ứng dụng phục vụ cơ sở khám chữa
bệnh kết xuất dữ liệu theo Công văn số 9324/BYT-BH ;
· Ứng dụng liên thông (Gateway) là thành phần kết
nối, chuyển dữ liệu từ cơ sở KCB tới cơ quan BHXH và Bộ Y tế
Phần 2: Các ứng dụng tập trung
· Cổng thông tin tích hợp dữ liệu KCB BHYT: gồm
cổng chính của Bộ Y tế và các cổng thành phần được phân quyền (63 cổng con) cho
các Sở Y tế có thiết kế theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), tích hợp đa nền tảng.
· Cổng thông tin tích hợp dữ liệu KCB BHYT là
nơi đặt giao diện tương tác hai chiều với người dùng của các ứng dụng dịch vụ
phục vụ quản lý thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
· Các ứng dụng dịch vụ: gồm hệ thống quản lý
Danh mục dùng chung, hệ thống thu nhận dữ liệu và thanh toán KCB BHYT, hệ thống
kết xuất thông tin, phân tích, thống kê báo cáo số liệu khám chữa bệnh bảo hiểm
y
tế.
· Trục tích hợp dữ liệu cho phép điều phối dữ
liệu từ hệ thống của cơ sở y tế về Bộ Y tế và cơ quan bảo hiểm cũng như các ứng
dụng chuyên ngành khác của Bộ Y tế.
· Kho dữ liệu cho phép tiếp nhận,
lưu trữ, xử lý và khai thác tập trung các dữ liệu khám chữa bệnh và thanh toán
BHYT từ cơ sở y tế phục vụ công tác quản lý nhà nước về BHYT, báo cáo - thống
kê và dự báo của ngành Y tế.
Bộ Y tế tham gia hệ thống với vai trò
là đơn vị chủ trì thuê dịch vụ, có khả năng xem và lấy dữ liệu khám chữa bệnh
BHYT theo thời gian thực phục vụ các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế.
Cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo kết xuất dữ liệu đề nghị thanh
toán theo quy định hiện hành do Bộ Y tế ban hành. Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt
Nam nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT từ cơ sở khám
chữa bệnh để giám định, kết quả giám định sẽ trả về cho cơ sở y tế thông qua cổng
tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế (cổng giám định) của
cơ quan BHXH.
Giải pháp phần mềm tập trung tại Trung
ương cần được đảm bảo yêu cầu cao
và phải được xây dựng trên các nền tảng công nghệ tiên tiến và có điểm đánh giá
(benchmark) công bố rộng rãi trên thế giới như (Oracle/IBM/SAP/SUN hoặc tương
đương) có khả năng xử lý dữ liệu lớn, liên tục cũng như đảm bảo tính bảo mật, an toàn,
an ninh, toàn vẹn dữ liệu.
Hệ thống cần có đầy đủ
các chức năng triển khai tại cơ sở y tế và tại Bộ Y tế. Yêu cầu chung đối với
các mảng ứng dụng cơ bản như sau:
1. Các ứng dụng tập trung phục vụ tiếp nhận
và truyền tải dữ liệu đề nghị thanh toán KCB BHYT do các cơ sở y tế chuyển về.
Các phân hệ này làm nhiệm vụ tiếp nhận, bóc tách và chuyển dữ liệu được các cơ
sở y tế kết xuất theo quy chuẩn đưa vào lưu trữ tại kho lưu trữ của Bộ Y tế và
Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các cán bộ chuyên trách có khả năng giám sát,
theo dõi trạng thái hồ sơ đề nghị thanh toán KCB BHYT một cách trực quan. Có
phân hệ/hệ thống Quản lý các cập nhật về DMDC trên toàn quốc, có khả năng đồng
bộ danh mục với cơ quan BHXH và các cơ sở KCB.
2. Các ứng dụng phục vụ tích hợp cho phép
kết nối đa nền tảng đảm bảo nhiều ứng dụng khác nhau kết nối lên Cổng tích hợp dữ
liệu của Bộ Y tế; đặc biệt là khả năng tích hợp với các phân hệ phần mềm tại cơ
sở y tế và hệ thống giám định bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Các ứng dụng phục vụ khai thác, báo
cáo, thống kê, phân tích và dự báo. Phân hệ này cung cấp các công cụ hỗ trợ Bộ
Y tế và các cơ sở y tế, các đơn vị có nhu cầu có thể khai thác
các thông tin khám chữa bệnh thông qua Cổng tích hợp dữ liệu của Bộ Y tế. Các ứng dụng
cho phép tổng hợp và kết xuất các chỉ tiêu chuyên ngành y tế phục vụ công tác
quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
4. Hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT, mạng truyền
dẫn phục vụ vận hành và truyền tải dữ liệu giữa các cơ sở y tế, Cơ quan bảo hiểm
và Bộ Y tế. Đặc biệt, thiết bị máy chủ phải đồng bộ hỗ trợ tối đa cho công nghệ
nền tảng phát triển phần mềm tập trung tại
Bộ Y tế.
5. Các ứng dụng phục vụ công tác khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế như phần mềm HIS, LIS, RIS/PACS. Các phần
mềm này phải đảm bảo các chức
năng phục vụ công tác quản lý thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo đặc
thù của mỗi đơn vị, đồng thời đáp ứng khả năng kết xuất dữ liệu KCB theo khuôn
dạng chuẩn dữ liệu được Bộ Y tế và BHXH ban hành (hiện nay, khuôn dạng dữ liệu
đầu ra tuân thủ quy định tại Công văn số 9324/BYT-BH ngày 30/11/2015 và Quyết định
số 917/QĐ-BHXH ngày 20/6/2016. Trong quá trình triển khai, các cơ sở KCB thực
hiện theo văn bản hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu và quy chuẩn hồ
sơ đề nghị thanh toán chi phí KCB BHYT do Bộ Y tế ban hành về việc kết xuất hồ sơ đề nghị
thanh toán chi phí KCB BHYT).
6.1.2. Mô hình trao đổi thông tin trong Hệ thống
thông tin khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
6.1.3. Mô hình kiến trúc hệ thống khám, chữa
bệnh bảo hiểm y tế
6.2. Các yếu tố ảnh
hưởng đến kiến trúc hệ thống
6.2.1. Các yếu tố hiệu năng,
bảo mật cần đáp
ứng
· Số lượng hồ sơ đề nghị thanh toán BHYT:
1.000.000 hồ sơ/ngày.
· Số lượng người dùng truy cập đồng thời hệ thống
để chuyển dữ liệu đề nghị thanh toán: 8495 (50% số lượng truy cập kiểm tra lạm
dụng thẻ BHYT).
· Số lượng người dùng truy cập đồng thời kiểm
tra lạm dụng thẻ BHYT: 16.990 (10 người x 40 cơ sở luyến Trung ương, 5 người x
1096 cơ sở tuyến Tỉnh/Huyện, 1
người x 11.110 trạm y tế).
· Yêu cầu xử lý real time/batch: 1.000.000.
· Yêu cầu xử lý online/offline: Các cơ sở y tế
có khả năng làm việc offline.
· Bảo mật:
- Hỗ trợ cơ chế đăng nhập một lần và
tích hợp chữ ký số, thiết bị bảo mật chuyên dụng, quy chế sử dụng
- Các dữ liệu được trao đổi trên mạng
phải được nén, mã hóa và khi
có yêu cầu xác nhận
từ người gửi phải sử dụng chứng thư số CA;
- Giao thức vận chuyển phải có khả năng bảo mật
cao;
- Có phương án bảo mật tổng thể về mạng,
ứng dụng và CSDL và kho dữ liệu tập trung;
· Yêu cầu backup/sao lưu dữ liệu:
- Đảm bảo tính sẵn sàng gồm môi trường vận hành
chính, môi trường dự phòng, môi trường kiểm thử/đào tạo;
- Mô hình vận hành hệ thống lưu trữ gồm hệ thống
lưu trữ dữ liệu và hệ thống sao lưu dữ liệu. Quy trình sao lưu theo thời gian
hàng ngày, hàng tuần, tháng, năm.
6.2.2. Khả năng tích hợp
của hệ thống
- Hệ thống thông tin khám, chữa bệnh bảo hiểm y
tế là hệ thống tổng thể, trong đó Hệ thống của các cơ sở khám chữa bệnh có thể
kết nối tự động và bán tự động với Cổng thông tin tích hợp dữ liệu ngành y tế.
Việc tích hợp, kết
nối phụ
thuộc vào mức độ sẵn sàng của hệ thống được cài đặt tại cơ sở y tế. Giai đoạn đầu dữ liệu sẽ kết
nối trực tiếp với Cổng thông tin
tích hợp dữ liệu ngành y tế, trong quá trình vận hành hệ thống, các đơn vị sẽ phải đề xuất lộ trình tích
hợp tự động cho tất cả các cơ sở y tế thông qua trục tích hợp dữ liệu.
6.2.3. Khai thác dữ liệu
Hệ thống tập trung tại Bộ Y tế cho
phép kết xuất báo cáo, phân tích, dự báo phù hợp với đặc thù hoạt động của Bộ Y
tế.
Đảm bảo khả năng kết xuất các dữ liệu chỉ tiêu chuyên
ngành y tế.
Các cơ sở y tế có khả năng vận
hành hệ thống, kết xuất dữ liệu đề nghị thanh toán khi không có kết nối mạng
(offline)
· Hệ thống cho phép hoạt động trên dữ liệu
offline tại đơn vị khi không có kết nối mạng;
· Hệ thống đảm bảo tự động kết nối đồng bộ dữ
liệu offline với CSDL trung tâm ngay khi có kết nối mạng.
6.3. Nguyên tắc triển
khai
Triển khai kiến trúc tổng thể hệ thống
thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của Bộ Y tế còn cần tuân theo các nguyên
tắc cơ bản sau:
a) Chuẩn hóa: Giai đoạn này cần xác định
nhiệm vụ trọng tâm trong việc ban hành và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn
và giải pháp làm nền tảng cho việc thực thi kiến trúc. Mục đích của giai đoạn
này là thiết lập được môi trường hoàn chỉnh, phục vụ cho việc triển khai và ứng
dụng kiến trúc một cách bền vững.
Song song với việc chuẩn hóa là xây dựng
các thành phần hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của Bộ Y tế phù
hợp kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 2016 - 2020 của Bộ Y tế. Đảm bảo các
hệ thống này tương thích với các tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin
do Bộ Thông tin truyền thông và Bộ Y tế ban hành.
b) Kết nối, liên thông: Nhiệm vụ trọng tâm của
giai đoạn này là hoàn thiện các giải pháp và kết nối liên thông toàn hệ thống,
hiện thực hóa việc chia sẻ và trao đổi thông tin.
c) Tích hợp: các thành phần hệ thống
thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vào trục tích hợp của Bộ Y tế và tích hợp
các hệ thống thông tin chuyên ngành, hệ thống quản lý điều hành vào cổng thông
tin nghiệp vụ của Bộ Y tế.
d) Tối ưu: Nhiệm vụ chính
trong giai đoạn này là duy trì sự hoạt động ổn định của hệ thống, cập nhật và
triển khai các nghiệp vụ mới nhằm theo kịp với xu hướng phát triển của xã hội (bao gồm cả
công nghệ và dịch vụ).
Chương 7
CÁC
THÀNH PHẦN VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
7.1. Yêu cầu chung
Toàn bộ các hạng mục phần mềm được xây
dựng phải đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, đảm bảo đủ chức năng sử dụng cho người dùng cuối. Đối
với các thiết bị phần cứng, công
nghệ phát triển phần mềm, phần mềm hệ thống phải có điểm benchmark được công bố
rộng rãi toàn cầu (ngoại trừ các thiết bị CNTT phổ thông như máy trạm, máy in).
Các thiết bị CNTT phải được kiểm thử loại bỏ mã độc truyền tín hiệu tới địa chỉ không đúng.
Tất cả các chương trình, hệ thống ứng
dụng tham gia vào quá trình thanh toán BHYT điện tử để bảo đảm kết nối đến các
thành phần của phần mềm nền tảng thông qua trục tích hợp, các ứng dụng phải được
hỗ trợ chuẩn thông điệp (message) là XML và hỗ trợ các chuẩn về giao thức vận chuyển
(transport protocol) như: Web service, FTP, SFTP, JMS ...
Yêu cầu chung đối với việc kết xuất Hồ
sơ đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Hệ thống quản lý tại cơ sở
khám chữa bệnh đảm bảo:
· Đảm bảo kết xuất đủ dữ liệu đầu ra phục
vụ thanh toán BHYT theo quy định của Bộ Y tế và cơ quan BHXH.
· Tuân thủ hướng dẫn kết xuất dữ liệu do Bộ Y tế
ban hành thống nhất;
Các hệ thống quản lý bệnh viện, phòng
khám, trung tâm y tế, trạm y tế (đã có, phải bổ sung, cấp mới) tại
các cơ sở KCB tham gia hệ thống thanh toán BHYT điện tử, bảo đảm yêu cầu quy
trình luồng nghiệp vụ theo sơ đồ sau:
Mô hình tiến trình
khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế
Mô tả quy trình:
(1). Cơ sở khám chữa bệnh nhập thông tin
người khám, chữa bệnh;
(2). Xác thực đối tượng tham gia bảo hiểm y
tế (tình hạng thẻ, đối tượng, mức chi trả, lịch sử khám...);
(3). Truy cập chức năng kiểm tra thông
tin thẻ BHYT do cơ quan BHXH cung cấp để kiểm tra hiệu lực, lịch sử khám, chữa
bệnh;
(4). Thực hiện nghiệp vụ khám, chữa bệnh;
(5). Kết xuất dữ liệu khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế và đóng gói thành Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế (Hồ sơ);
(6). Gửi đồng thời Hồ sơ đề nghị thanh
toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế về BHXH và Bộ Y tế;
(7). Cơ quan BHXH tiếp nhận Hồ sơ, phản hồi
thông tin tiếp nhận cho cơ sở khám chữa bệnh ngay khi nhận được hồ sơ. Tiến hành giám định
và trả kết quả giám định cho cơ sở khám chữa bệnh, Sở Y tế, Bộ Y tế thông qua cổng
giám định của
BHXH.
7.2. Cổng thông tin
tích hợp dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Cổng thông tin tích hợp dữ liệu KCB
BHYT là một trong các thành phần ứng dụng tập trung tại Bộ Y tế, phục vụ quản
lý dữ liệu thông tin khám, chữa bệnh BHYT của Bộ Y tế. Cổng thông tin
tích hợp dữ liệu KCB BHYT cho phép tích hợp đa nền tảng, đa CSDL chuyên ngành của
Bộ Y tế và các ngành liên quan. Cổng thông tin tích hợp dữ liệu KCB BHYT trong
hệ thống thông tin khám chữa bệnh BHYT là điểm kết nối dữ liệu của
các ứng dụng, cần phải đáp ứng
những yêu cầu như:
· Tích hợp với Cổng thông tin điện tử đã có của
Bộ Y tế;
· Có đầy đủ các tính năng quản lý người dùng
(roles), nhóm vai trò (group roles) khác nhau và tạo ra cơ chế đăng nhập một lần;
· Cung cấp các chức năng gửi dữ liệu thanh toán
BHYT cho Cơ sở KCB chưa có phần mềm ứng dụng;
· Tích hợp các ứng dụng dịch vụ: quản lý các
Danh mục dùng chung và các thông tin liên quan; kiểm soát lạm dụng thẻ BHYT; quản
lý thông tuyến, quản lý lưu trữ hồ sơ thanh toán BHYT; quản lý hồ sơ chuyển
tuyến...
Các ứng dụng được tích hợp vào Cổng tích
hợp dữ liệu KCB BHYT đảm bảo cung cấp các yêu cầu chức năng cho người dùng như
sau:
· Giám sát được quá trình chuyển hồ sơ thanh
toán BHYT lên cổng tích hợp dữ liệu;
· Kiểm tra tính toàn vẹn và thông tin xác nhận
hồ sơ thanh toán BHYT đã gửi thành công từ cơ quan BHXH;
· Xem kết quả giám định: Hồ sơ xuất toán, hồ sơ
đã được chấp nhận thanh toán;
· Chuyển kết quả thanh toán BHYT vào kho dữ liệu
tập trung;
· Thống kê số liệu các cấp về thanh toán BHYT theo
yêu cầu;
· Bệnh viện huyện có thể xem được các hồ sơ
thanh toán BHYT của tất các Cơ sở KCB BHYT tuyến xã và tương đương (liên thông
KCB BHYT tuyến Huyện);
· Sở y tế có thể xem được các hồ sơ thanh toán
BHYT của tất các cơ sở KCB BHYT tuyến huyện và tương đương trong toàn tỉnh
(liên thông KCB BHYT tuyến Tỉnh);
· Bộ y tế có thể xem được các hồ sơ thanh toán
BHYT của tất các cơ sở KCB BHYT trên tất cả các tuyến (liên thông KCB BHYT toàn
quốc);
· Cung cấp các báo cáo thống kê, phân tích dữ
liệu nhanh, biểu thị dưới
dạng biểu đồ, đồ thị (dashboard), phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Y tế về Bảo
hiểm y tế với số liệu được tổng hợp từ 14.000 cơ sở KCB.
Các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ
phải đảm bảo các nội dung theo phụ lục yêu cầu cổng tích hợp dữ liệu.
7. 3 Hệ thống quản lý
Danh mục dùng chung
Hệ thống cơ sở dữ liệu Danh mục dùng
chung là phần mềm quản lý tập trung theo phân cấp các bộ mã danh mục dùng chung
do Bộ Y tế ban hành và quản lý nhà nước. Hệ thống cho phép cơ sở KCB đề xuất, Sở
Y tế, Bộ Y tế chuẩn hóa. Dữ liệu được khai thác chung trong ngành y tế và chia
sẻ với BHXH trên hệ thống. Hệ thống cơ sở dữ liệu Danh mục dùng chung cần đảm bảo
yêu cầu chức năng cụ thể như sau:
- Quản lý bộ mã của các danh mục dùng chung do
Bộ Y tế ban hành. Giúp Bộ Y tế chủ động tổng hợp, rà soát và quản lý nhà nước về
danh mục dùng chung.
- Có các quy trình đề xuất, chuẩn
hóa, phê duyệt, ban hành, chia sẻ bộ mã danh mục dùng chung từ cấp địa phương
lên Trung ương.
- Quản lý bộ mã danh mục dùng chung
cấp tỉnh và cho phép các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh sử dụng, đồng bộ cập nhật
về cơ sở để thực hiện áp dụng.
- Sở Y tế quản lý thông tin đấu thầu trên địa
bàn; cho phép xác định phạm vi thanh toán danh mục dùng chung do Sở Y tế hoặc
cơ sở KCB thực hiện đấu thầu.
- Tự động danh mục dùng chung đã chuẩn hóa vào
hệ thống của cơ sở KCB.
- Thống kê, giám sát theo phân cấp quá trình
chuẩn hóa bộ mã danh mục dùng chung của các cơ sở KCB, các địa phương trên toàn
quốc.
7.4. Trục tích hợp dữ
liệu (Enterprise Sevice Bus-ESB)
Khi triển khai hệ thống trục tích hợp
dữ liệu ESB, thay vì tương tác trực tiếp, các ứng dụng của Bộ Y tế sẽ giao tiếp
thông qua một kênh (bus); kênh này cung cấp các đặc tính công nghệ ảo hóa và quản
lý để triển khai thực hiện và mở rộng định nghĩa cốt lõi của SOA
(Service-Oriented Architecture - Kiến trúc định hướng dịch vụ). Trục tích hợp
là một trong các thành
phần của nhóm phần mềm nền
tảng lớp giữa (middleware) dựa trên các công nghệ IBM, Oracle, Microsoft,... Trục
tích hợp dữ liệu cung cấp các đặc tính về:
· Quản lý, phân phối dữ liệu: được sử dụng để hỗ
trợ việc tích hợp và trao đổi thông tin giữa các ứng dụng, phần mềm trong hệ thống
tổng thể có nhiều mảng
ứng dụng khác nhau. Mục đích của ESB là làm cho việc tích hợp các ứng dụng và
quy trình trở nên thuận tiện hơn bằng cách cung cấp một quy trình phân tán, điều
hướng thông minh, bảo mật và có thể tự động chuyển đổi dữ liệu.
· Quản lý quy trình: là một giải pháp mô hình
hóa, tự động hóa, quản lý và tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đem lại lợi
ích lớn nhất cho một tổ
chức, cung cấp các công cụ để mô hình hóa, thiết kế, phát triển, giả lập, triển
khai, giám sát các quy trình nghiệp vụ của tổ chức đó.
· Giám sát quy trình: cung cấp các chức năng để
theo dõi hoạt động quy trình của các thành phần trong hệ thống phần mềm nền tảng.
· Các chuẩn và kiến trúc lập trình: Theo kiến
trúc của hệ thống chính quyền điện tử, các ứng dụng sẽ kết nối đến các thành phần
của phần mềm nền tảng thông qua trục tích hợp. Hiện nay các sản phẩm trục tích
hợp được sử dụng phổ biến đều có thể tích hợp với gần như toàn bộ
các ứng dụng, kể cả các hệ thống chuyên dụng như ERP, các phần mềm tài chính với
các kết nối đặc trưng của ngành tài chính, như OFS, hoặc các ứng dụng đã được
viết từ lâu với các ngôn ngữ COBOL,...Tuy vậy để việc kết nối tích hợp
một cách dễ dàng, tốn ít thời gian và công sức nhất, các ứng dụng nên hỗ trợ
chuẩn thông điệp (message) là XML, các chuẩn trao đổi dữ liệu trong y tế như
HL7, DICOM và hỗ trợ các chuẩn về giao thức vận chuyển (transport protocol),
tiêu chuẩn báo cáo thống kê trong y tế (SDMX-HD).
· Địa điểm và nhân dạng: Các phần mềm ứng dụng
của Bộ Y tế không cần biết địa điểm hoặc nhân dạng của các phần mềm ứng dụng tham
gia khác trong cùng hệ thống. Ví dụ, ứng dụng yêu cầu lấy dữ liệu không cần phải
biết rằng một yêu cầu
có thể được phục vụ bởi bất
kỳ
một hệ thống ứng dụng cung cấp dịch vụ nào. Phần mềm ứng dụng (gồm cơ sở dữ liệu)
cung cấp dịch vụ có thể được thêm vào hoặc gỡ bỏ mà không làm đổ vỡ hệ thống.
· Giao thức tương tác: Những phần mềm ứng dụng
tham gia kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhau không cần phải chia sẻ cùng một giao thức
giao tiếp hay dạng tương tác. Một yêu cầu được biểu diễn dưới dạng SOAP/HTTP có
thể được phục vụ bởi một bên
cung cấp thứ 3.
· Giao diện: Các phần mềm ứng dụng yêu cầu dữ
liệu và phần mềm ứng dụng cung cấp dữ liệu không cần phải thống nhất về một giao
diện chung. ESB hóa giải các sự khác nhau bằng cách chuyển đổi các thông báo yêu cầu thành một
khuôn dạng mà phần mềm yêu cầu lấy dữ liệu cần thiết.
· Chất lượng (Tương tác) Dịch vụ (QoS): Các phần
mềm ứng dụng tham
gia
khai báo các yêu cầu
QoS của mình, bao gồm cả hiệu năng và độ tin cậy, quyền hạn của các yêu cầu, mã
hóa/giải mã, toàn vẹn các nội dung thông báo, kiểm tra tự động các tương tác dịch
vụ và việc định tuyến các yêu cầu
ấy như thế nào (ví dụ như đi đến bản triển khai thực hiện đang sẵn sàng, dựa
trên tiêu chí về phân tải công việc). Các chính sách mô tả các yêu cầu và khả
năng QoS của những bên yêu cầu và
bên cung cấp dịch vụ có thể
được
chính các dịch vụ thỏa mãn hoặc được
thỏa mãn bởi ESB qua
việc bù trừ các chỗ
không
ăn khớp.
Một ESB cần phải hỗ trợ nhiều loại
hình tương tác, bao gồm một chiều, yêu cầu/đáp ứng, không đồng bộ, đồng bộ và
công bố/đăng ký. Nó
cũng hỗ trợ quá
trình xử lý sự kiện phức tạp trong đó một loạt các sự kiện có thể được quan
sát để sinh ra một
sự kiện như là một hệ quả của các mối quan hệ trong loạt sự kiện.
ESB được chèn vào giữa các phần mềm ứng
dụng tham gia hệ thống tổng thể đảm bảo yêu cầu điều biến sự tương tác của
chúng thông qua một cấu kiện logic được gọi là một thành phần hòa giải
(mediation). Các thành phần hòa giải hoạt động với các thông báo đang trên đường
truyền dẫn giữa những
bên yêu cầu (consumer)
và cung cấp dịch vụ (provider). Đối với các tương tác phức tạp, các thành phần hòa giải có
thể móc nối theo tuần tự. Mục Các
mẫu hòa giải
(Mediation patterns) sẽ phải thể hiện được các mẫu hòa giải chung được triển
khai, QoS và các khái niệm quản lý này.
Ngoài ra, ESB phải đảm bảo cung cấp một
cách tiếp cận linh hoạt và dễ quản lý để triển khai thực hiện SOA. Được chèn trong suốt
giữa các điểm đầu cuối, kênh này nâng cao chất lượng dịch vụ; tạo điều kiện thuận
lợi cho các tương tác giữa phần mềm ứng dụng yêu cầu dữ liệu - phần
mềm ứng dụng cung cấp dữ liệu mặc dù các giao thức, các mẫu tương tác hay các
khả năng dịch vụ
không hoàn toàn ăn khớp và cho phép
giám sát và quản lý.
7.5. Ứng dụng liên
thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT
Tại cơ sở khám chữa bệnh sẽ được triển
khai ứng dụng liên thông (Gateway) phục vụ kết nối, chuyển dữ liệu đề nghị
thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT về cổng giám định của BHXH và về Bộ Y tế.
Ứng dụng liên thông dữ liệu là giải pháp cho
phép chuyển đồng thời dữ liệu đề nghị thanh toán từ cơ sở KCB tới cơ quan BHXH
và Bộ Y tế. Ứng dụng liên
thông dữ liệu KCB BHYT là điểm điều phối dữ liệu đề nghị thanh toán BHYT, cần
có các yêu cầu sau:
· Đồng bộ và thống nhất với cổng tích hợp dữ liệu
khám chữa bệnh BHYT của Bộ Y tế;
· Giao tiếp và chuyển đồng thời dữ liệu đề nghị
thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tới cổng tiếp nhận của Cơ quan
BHXH và Bộ Y tế.
7.6. Cơ sở dữ liệu,
kho dữ liệu
7.6.1. Kho dữ liệu
Quy mô dữ liệu trong phạm vi quản lý
KCB và thanh toán BHYT tương đối lớn (về chủng loại, số lượng...). Vì vậy,
các công nghệ lưu trữ thông thường sẽ không đem lại hiệu quả cao trong việc khai
thác, phân tích, thống kê, tổng hợp. Kho dữ liệu (Data Warehouse) được xây dựng
là rất phù hợp đối
với điều kiện hiện tại cũng như phù hợp xu hướng phát triển trong tương lai.
Dữ liệu đầu vào và đầu ra đều cần được
lưu trữ trong kho dữ liệu theo một mô hình thống nhất, đáp ứng chuẩn SDMX-HD và
đảm bảo;
- Nhất quán và chính xác.
- Xử lý được lượng dữ liệu lớn.
- An toàn.
Mô hình kho dữ liệu bao gồm các thành
phần được mô tả
ở hình
sau:
Dữ liệu từ các nguồn trước hết được tập hợp ở vùng
Persistent Staging Area. Ở vùng dữ liệu
đệm này, dữ liệu được lưu trữ với định dạng giống như dữ liệu ở hệ thống cung cấp.
Dữ liệu này sẽ được xử lý ở các bước tiếp theo thành dữ liệu có cấu trúc thống nhất, phục
vụ cho xử lý và phân tích thông
tin.
Sau bước xử lý, làm sạch, dữ liệu được
lưu ở Data Warehouse dưới dạng thông tin tích hợp, thống nhất, đơn nhất, lưu trữ
lịch sử. Đây là nguồn dữ liệu phản ánh một cách trung thực, đầy đủ phục vụ cho
mọi công tác xử lý và phân tích
dữ liệu.
Để phục vụ cho công tác khai thác
thông tin, dữ liệu sẽ được lưu ở Architected Data Marts dưới dạng đã được tạo
chỉ mục cho phân tích đa chiều. Mô hình dữ liệu được xây dựng một cách trực quan, thống
nhất, đảm bảo cho
các
chuyên viên nghiệp vụ không cần hiểu biết sâu về tin học cũng có thể khai thác
thông tin một cách dễ dàng. Khai
thác thông tin, tạo báo cáo đều làm việc trên mô hình dữ liệu ở lớp này, mà
không cần quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật của dữ liệu lưu trữ.
Dữ liệu thay đổi theo thời gian thực được chuyển đến
vùng Operational Data Store để phục vụ cho xử lý phân tích dữ liệu hoạt động. Dữ
liệu ở vùng này cũng được định kỳ chuyển sang vùng Data Warehouse để phân tích tổng
hợp theo nhiều chiều.
Trên cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế do
các cơ sở khám chữa bệnh
gửi đến, các Sở Y
tế, Bộ Y tế tiến hành phân loại, phân nhóm để đưa vào các khối (cube) dữ liệu
lưu trữ.
Các thành phần lưu trữ chính:
Kho lưu trữ ngắn hạn: Nhằm lưu trữ những
hồ sơ KCB và thanh toán BHYT đang trong thời gian truy cập thường xuyên (mỗi
module dự kiến lưu trữ dữ
liệu cho 12 triệu hồ sơ KCB). Tùy theo nhu cầu của BYT và BHXH, có thể tăng thời
gian lưu trữ trong kho ngắn
hạn bằng cách tăng số lượng
module.
Sau thời gian truy cập thường xuyên, dữ
liệu được tự động chuyển qua kho lưu trữ lâu dài.
Kho lưu trữ lâu dài: Nhằm lưu trữ những hồ sơ KCB và
thanh toán BHYT đã qua thời gian truy cập thường xuyên (mỗi module dự
kiến lưu trữ dữ liệu cho 140 triệu hồ sơ KCB). Tùy theo thời gian cần lưu trữ của Bộ Y tế,
có thể tăng số lượng module trong kho
7.6.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm dữ liệu để nghị thanh toán chi phí khám chữa
bệnh BHYT của các Cơ sở KCB, của Sở Y tế, Bộ Y tế và các cơ sở dữ liệu danh mục
dùng chung. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu để thiết lập, quản lý và vận hành dữ liệu
cho hệ thống đáp ứng các tiêu chí như sau:
· Bộ nhớ RAM không giới hạn
· Chạy trên các hệ điều hành Window, Unix,
Linux
· Hỗ trợ hệ điều hành 64bit
· Hỗ trợ lập hệ thống máy chính và máy dự phòng
· Hỗ trợ khôi phục các bảng, các giao dịch, các
truy vấn trong quá
trình phát triển
· Hỗ trợ sao lưu và quản trị sao lưu các giao dịch
· Hỗ trợ khôi phục các bản sao lưu
· Hỗ trợ cơ chế chia tải và cân bằng tải (RAC)
· Quản trị tự động các khối lượng và bộ nhớ của
các tiến trình
· Hỗ trợ bộ nhớ tạm (cache) cho các lệnh truy vấn
và các bảng dữ liệu
· Hỗ trợ các mã nguồn SQL và mã nguồn Java
· Hỗ trợ kiểm soát dữ liệu, thao tác đọc ghi dữ
liệu
· Hỗ trợ các bảo mật nâng cao quản trị theo người
dùng, nhóm người dùng, các nhóm tác nghiệp (Roles)
· Hỗ trợ các xác thực proxy cho các giao thức mạng
· Hỗ trợ các công cụ mã hóa và giải
mã dữ liệu
· Hỗ trợ lập trình ngôn ngữ SQL
· Hỗ trợ lập trình ngôn ngữ Java, Java Server
Pages (JSP)
· Hỗ trợ các phát triển các ứng dụng phát triển
và triển khai nhanh
· Hỗ trợ đa kết nối (OLE, ODBC, .net Provider)
· Quản trị tự động bộ nhớ
· Quản trị tự động các lưu trữ
· Hỗ trợ nén dữ liệu
· Hỗ trợ các công cụ phát triển và quản trị hệ
thống kho dữ liệu (Data Warehouse)
· Hỗ trợ phân vùng dữ liệu (Partitioning)
· Hỗ trợ tính năng xử lý dữ liệu theo hàng đợi
· Hỗ trợ các truy vấn và các giao dịch phân tán
· Hỗ trợ xử lý các nội dung XML, các dữ liệu
Multi Media
· Hỗ trợ tính năng tìm kiếm nâng cao
· Hỗ trợ đa ngôn ngữ
7.6.3. Phân tích, thống kê
Phân tích, thống kê: Hệ thống phân
tích, thống kê để phục vụ cho
việc lập báo cáo, thống kê, phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Dữ
liệu được lấy từ kho dữ liệu và các dữ liệu của các ứng dụng.
Yêu cầu chức năng phân tích, báo cáo
thống kê
Các chức năng phân tích, báo cáo thống
kê bao gồm các
thành phần chủ yếu sau:
- Kết nối Kho chứa dữ liệu được tổng hợp từ các
đơn vị cung cấp thông tin bao gồm dữ liệu cơ sở từ các cơ sở khám chữa bệnh.
Kho dữ liệu được
xây
dựng nhất quán, đảm bảo dữ liệu được lưu trữ, xử lý và kết xuất báo
cáo một cách thuận lợi và an toàn.
- Chức năng tích hợp số liệu đầu vào và đảm bảo
chất lượng số liệu đảm bảo thông tin thu thập từ các bên liên quan được thiết kế
mở, đáp ứng các
chuẩn trao đổi dữ liệu phổ biến, cung cấp các công cụ mạnh để thiết lập kết nối
mới, cũng như theo dõi, quản lý các kết nối dữ liệu đang hoạt động. Dữ liệu đầu
vào phải được tiến hành qua các bước kiểm tra, lọc, loại trừ các dữ liệu thừa, phát hiện
và bổ sung các dữ
liệu còn thiếu, sửa các dữ
liệu sai... Những thao tác
kiểm tra, làm sạch dữ liệu được tự động hóa một cách tối đa, giúp cho công việc
làm sạch dữ liệu trở nên nhẹ nhàng đối với người sử dụng, trong khi nâng cao được chất lượng dữ liệu đầu
vào.
- Hệ thống báo cáo đầu ra cung cấp các báo cáo được lập
trình sẵn, hơn thế nữa còn có công
cụ để các chuyên viên có thể tự khai thác dữ liệu, tạo các báo cáo mới. Hệ thống
thông tin đầu ra được trình diễn bởi nhiều hình thức giao diện hết sức
phong phú, trực quan, dễ
tiếp
cận.
- Không những chỉ là một hệ thống báo cáo đơn
thuần, chức năng Báo cáo đầu ra còn tạo ra một tiêu chuẩn mới về việc cung cấp
và tiếp cận thông tin đối với người dùng. Thông tin sẽ được truy cập từ bất kỳ đâu dưới dạng
người dùng dễ tiếp thu nhất, đảm bảo bảo mật và an toàn, những thông tin quan
trọng còn được tự động cập nhật và chuyển đến người dùng một cách nhanh nhất.
7.7. Hạ tầng mạng kết
nối
Toàn bộ việc lựa chọn phương án kỹ thuật
công nghệ cũng như thiết kế Cơ sở hạ tầng truyền thông ngành y tế cần phải tuân
thủ các nguyên tắc
cơ bản như sau:
· Phù hợp với cấu trúc, công nghệ mạng hiện có
và xu hướng phát triển công nghệ mới trên thế giới.
· Khả năng có thể nâng cấp, mở rộng.
· Đáp ứng được các yêu cầu về dịch vụ trong
công tác quản lý, điều hành.
· Chi phí khởi tạo thuê dịch vụ ban đầu, chi
phí khai thác, vận hành, bảo dưỡng thấp.
· Tận dụng triệt để cơ sở hạ tầng sẵn có của
ngành Y tế.
· Phương án kỹ thuật - công nghệ được lựa chọn
đồng thời với phương án kinh tế, sao cho công tác đầu tư có hiệu quả nhất,
không lãng phí vốn, đảm bảo giá thành phù hợp với thị trường.
· Bảo đảm tính tổng thể, tính thống nhất, tính
mở rộng, tính kinh tế và kế hoạch phát triển hợp lý:
· Tính tổng thể của hệ thống:
· Cấu hình linh hoạt, đầy đủ cho các
tính năng kỹ thuật cần thiết.
· Đảm bảo tính hiện đại của toàn hệ thống
(không bị lạc hậu).
· Phù hợp với quy mô kế hoạch thuê dịch vụ.
· Đảm bảo độ an toàn thông tin.
· Đảm bảo về tốc độ xử lý, truy nhập, .v.v...
· Tính thống nhất của hệ thống.
· Thống nhất về cơ sở hạ tầng mạng.
· Thống nhất về dữ liệu gốc, nguồn tài
nguyên.
· Thống nhất về vận hành, khai thác và quản lý.
· Thống nhất về các chương trình phần mềm, xử
lý, điều khiển.
Tính mở của hệ thống:
· Hệ thống có thể tiếp tục phát triển, nâng cấp
về mặt cấu trúc cũng như kỹ thuật khi có nhu cầu tăng cao.
· Có khả năng mở rộng về quy mô.
Tính kinh tế của hệ thống:
· Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, hiện đại,
nhưng không lãng phí khi sử dụng các thiết bị trong khi nhu cầu, trình độ
chưa cho phép sử dụng hết các tính năng.
· Đảm bảo lượng vốn đầu tư không lớn, nhưng vẫn
xây dựng được một mạng hoàn chỉnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, nhu cầu.
Kế hoạch phát triển hợp lý:
· Để hoàn thiện toàn bộ mạng là một quá trình
phát triển dần dần, không thể triển khai đầu tư ồ ạt, mà cần phải tập trung
hoàn thiện ở những khâu trọng điểm, những nơi thực sự có nhu cầu.
· Phải đầu tư các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại.
· Có kế hoạch nâng cấp, mở rộng hệ thống phù hợp
với các giai đoạn phát triển trong từng khu vực.
· Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng
lực, trình độ để quản lý, khai thác, bảo dưỡng hệ thống.
Yêu cầu vận hành hạ tầng phải đảm bảo
những yêu cầu sau:
· Đảm bảo khả năng hoạt động tin cậy
và liên tục (24x7);
· Chủ động cung cấp và kiểm soát dịch vụ;
· Hỗ trợ truyền tải cho tất cả các ứng dụng
trong hệ thống thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế;
· Kiến trúc tối ưu với các lưu lượng ứng dụng nghiệp vụ
của các phân hệ & giữa các phân hệ, các đơn vị ngoài ngành và
các ứng dụng thời gian thực;
· Linh động sẵn sàng hỗ trợ thiết bị truyền thống
hoặc cloud, kết nối DRC, IPv6;
· Ổn định cho đến thời điểm 2020, dễ dàng mở rộng
thiết bị theo nhu cầu phát triển;
· Giúp tối ưu tổng chi phí hoạt động & vận
hành xét trên nhiều mặt:
- Kênh truyền;
- Thiết bị;
- Môi trường vận hành;
- Nhân lực.
7.8. Mô hình hệ thống
hạ tầng kỹ thuật
Hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông
tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 03 môi trường:
· Môi trường hệ thống chính: Là môi trường mà hệ
thống được đưa vào khai thác, sử dụng cho các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của
các cơ quan, đơn vị;
· Môi trường dự phòng: Là môi trường cho hệ thống
dự phòng và được vận hành song song với môi trường hệ thống chính, sẽ thay thế
môi trường hệ thống chính khi cần thiết nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục,
thông suốt của hệ thống, về hiệu năng, môi trường này có hiệu năng tối thiểu bằng 70% của
môi trường hệ thống chính;
· Môi trường phát triển, kiểm thử và đào tạo là
môi trường để thực hiện việc phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa lỗi hệ thống trước khi
chuyển sang môi
trường hệ thống chính cũng như thực hiện công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ. Về hiệu năng,
môi trường này có hiệu năng tối thiểu bằng 10% của môi trường hệ thống chính;
Các môi trường được tích hợp trong hệ
thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật như hình vẽ sau:
Cả ba môi trường phải được xây dựng dựa
trên cùng một nền tảng kiến trúc
phần cứng, phần mềm hệ thống và các phiên bản phần mềm nhằm bảo đảm tính tương
thích giữa các môi trường. Hệ thống phần cứng phải được tối ưu về khả năng
tương thích với phần mềm được sử dụng làm nền tảng phát triển.
Môi trường hệ thống chính và môi trường
phát triển, kiểm thử và đào tạo được lắp đặt trong trung tâm dữ liệu do Văn
phòng điều phối chủ trì thuê.
Môi trường dự phòng lắp đặt ở
một nơi khác không cùng địa điểm với môi trường hệ thống chính và được đồng bộ
với môi trường hệ thống chính qua mạng WAN.
Người dùng truy cập vào hệ thống thực
hiện nghiệp vụ của mình thông qua các trình duyệt Web phổ biến như Microsoft
Internet Explorer, FireFox (hoặc giao diện chuyên dụng, nếu có).
Khi môi trường hệ thống chính bị ngừng
hoạt động vì lý do nào đó
(sự cố, thảm họa hoặc kế hoạch bảo trì, nâng cấp, chỉnh sửa), khi đó môi trường
dự phòng sẽ được đưa vào sử dụng thay thế và đóng vai trò như môi trường hệ thống
chính và ngược lại khi môi trường hệ thống chính đã đưa trở lại hoạt động thì
môi trường dự phòng trở lại trạng thái như cũ. Quá trình thay đổi vai trò giữa
các môi trường này là trong suốt đối với người sử dụng đầu cuối.
Các công việc liên quan đến phát triển,
nâng cấp, chỉnh sửa ...hệ
thống thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đều phải thực hiện trên môi trường
phát triển, kiểm thư và đào tạo và được chuyển sang môi trường hệ thống chính sau khi đã
được kiểm thử và đánh giá thành công.
Yêu cầu triển khai hạ tầng phục vụ hệ
thống thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là kiến trúc 3 tầng, bao gồm: tầng
trình bày (Presentation Tier), tầng nghiệp vụ (Business Tier) và tầng dữ liệu
(Data Tier). Các tầng có sự tách biệt về mặt vật lý và đảm nhiệm các chức năng
và hiệu năng cũng như an toàn thông tin.
Môi trường hệ thống chính được chia thành hai hệ
thống: Hệ thống các ứng dụng nghiệp
vụ chuyên ngành và hệ thống phân tích, báo cáo, thống kê với các cơ sở dữ liệu
riêng biệt. Trong mô
hình tích hợp được mô tả bằng hình vẽ dưới đây các ứng dụng chuyên ngành và báo cáo
được đặt trên cùng cặp máy chủ ứng dụng với tên gọi là máy chủ ứng dụng
nghiệp vụ và máy chủ ứng dụng hệ thống báo cáo, còn các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
cũng nằm trên cùng cặp máy chủ cơ sở dữ liệu với tên gọi là máy chủ cơ sở dữ
liệu nghiệp vụ và máy chủ kho dữ liệu một cách tương ứng.
Trong mô hình này, hệ thống được bảo mật
qua hai mức tường lửa: Tường lửa thứ nhất nằm giữa tầng trình bày và tầng nghiệp
vụ, tường lửa thứ hai nằm giữa
tầng nghiệp vụ và tầng dữ liệu. Mỗi tầng bao gồm những thiết bị riêng biệt như
máy chủ, tủ lưu trữ, tủ
băng từ..., cụ thể như sau:
Máy chủ ở tầng trình bày phải đảm nhận
chức năng thực hiện và hiển thị giao diện người sử dụng và quản lý các tương
tác người dùng. Hay cụ thể, với vai trò máy
chủ Web, cho phép người sử dụng thông qua trình duyệt Web phổ biến như
Microsoft Internet Explorer, FireFox (hoặc giao diện đặc thù khác, nếu
có) truy nhập vào hệ thống thực hiện công việc. Với yêu cầu phải đáp ứng:
- Số lượng người truy nhập đồng thời lớn, khoảng
8495;
- Khả năng sẵn sàng cao;
- Xử lý nhanh, không quá 5s/một giao dịch.
Nên máy chủ ở tầng này phải thuộc loại
máy chủ khối, mức tương đối cao và là một cặp chạy trên công nghệ
Cluster với
hệ
điều hành Unix, có thiết bị cân bằng tải nhằm đảm bảo tận dụng tối ưu khả năng
đáp ứng yêu cầu người dùng.
Máy chủ cần phải sử dụng là máy chủ UNIX với kiến trúc chip RISC, có hiệu suất
cao, trong bộ xử lý cần có sẵn các bộ tăng tốc mã hóa, nén. Máy chủ cần hỗ trợ
tính năng chia máy chủ vật lý thành
các máy chủ mức vùng vật lý (Physical Domain) và trên các vùng vật lý này có khả năng
chia tiếp thành các vùng logic hay còn gọi là các máy chủ ảo (VM). CPU của các
máy chủ cần có số lượng 8 luồng/lõi (core) để đảm bảo tính xử lý đồng
thời nhiều giao dịch
cho tầng này.
Máy chủ ở tầng nghiệp vụ phải thực hiện
các nhóm chức năng cốt lõi của hệ thống. Máy chủ ở tầng này phải đảm nhiệm việc
thực hiện những xử lý logic như: giao tiếp với tầng trình bày và tầng dữ liệu, xử lý hợp
lệ, sự toàn vẹn về mặt dữ liệu.. .và được tách ra hai cấu phần:
· Hỗ trợ cho các quy trình xử lý nghiệp vụ.
· Hỗ trợ cho các quy trình thực hiện hệ thống báo
cáo, thống kê, phân tích dữ liệu.
Như vậy, yêu cầu máy chủ phải đáp ứng:
· Khả năng thực hiện nhiều yêu cầu, tình huống
phức tạp;
· Khả năng sẵn sàng cao, cho phép dừng hệ thống
để thay thế CPU, Mem mà máy chủ vật lý vẫn hoạt động dựa trên khả năng chia máy chủ vật
lý thành các vùng vật lý
riêng để tách biệt CPU, bộ nhớ khi cần thay thế;
· Khả năng xử lý nhanh;
· Khả năng hỗ trợ di chuyển máy chủ ảo
từ máy chủ vật lý này sang máy chủ vật lý khác, quá trình chuyển máy áo phải được
bảo mật (live migration);
· Khả năng hỗ trợ nhiều tiến trình hoạt động đồng
thời (multi-thread);
· Tích hợp công nghệ ảo hóa được xác thực cho
cơ sở dữ liệu và ứng dụng, cho phép tối ưu hóa tài nguyên. Hỗ trợ tính năng
chia máy chủ vật lý thành các máy chỉ mức vùng vật lý (Physical Domain) và trên
các vùng vật lý này
có khả năng chia tiếp thành các vùng logic (LDOM) hay còn gọi là các
máy chủ ảo (VM);
· Khả năng tạo ra nhiều loại báo cáo phức tạp đáp ứng
một cách chính xác, kịp thời và có khả năng tùy biến.
Nên máy chủ ở tầng này phải thuộc loại
máy chú khối, cấu hình mạnh và là một cặp chạy song hành với hệ điều hành Unix
và được tách thành hai loại máy chủ: máy chủ phục vụ ứng dụng nghiệp vụ và máy
chủ phục vụ ứng dụng hệ thống báo cáo.
Máy chủ ở tầng dữ liệu thực hiện chức
năng cung cấp việc truy cập đến dữ liệu được lưu trữ trong các phạm vi của hệ
thống và thực chất là các hệ quản trị CSDL. Máy chủ cần phải sử dụng là máy chủ UNIX với
kiến trúc chip RISC. Có hiệu suất cao, trong bộ xử lý cần có sẵn các bộ tăng tốc
mã hóa, nén và hỗ trợ tăng tốc cho cơ sở dữ liệu. Máy chủ cần hỗ trợ tính năng
chia máy chủ vật lý thành các máy chỉ mức vùng vật lý (Physical Domain) và trên
các vùng vật lý này có khả năng chia tiếp thành các vùng logic (LDOM) hay còn gọi
là các máy chủ ảo (VM). Đối với cơ sở dữ liệu, lớp này thực hiện kết nối trực
tiếp với cơ sở dữ liệu và thực hiện tất cả các thao tác liên quan đến cơ sở dữ
liệu mà hệ thống yêu cầu với hai loại cơ sở dữ liệu riêng biệt:
· Cơ sở dữ liệu nghiệp vụ;
· Kho dữ liệu dùng riêng cho báo cáo.
Do đó, máy chủ ở tầng này
phải đáp ứng được các yêu cầu:
· Khả năng sẵn sàng cao, cho phép dừng hệ thống để
thay thế CPU, Memory mà máy chủ vật lý vẫn hoạt động dựa trên khả năng chia máy
chủ vật lý thành các vùng vật lý riêng để tách biệt CPU, bộ nhớ khi cần thay thế.
· Khả năng quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ lớn,
CPU của máy chủ cần hỗ trợ các bộ tăng tốc xử lý cho CSDL;
· Khả năng thực hiện được các yêu cầu đối với nhiều
tính toán lớn, phức tạp, yêu cầu chính xác, đáp ứng kịp thời; mỗi giao dịch
nhập/sửa/xóa các chứng từ nghiệp vụ tối đa không quá 10s/1 giao dịch với
các dữ liệu được lưu trữ không quá 5 năm. CPU của máy chủ cần hỗ trợ
các bộ tăng tốc xử lý
cho CSDL;
· Tích hợp công nghệ ảo hóa được xác thực cho
cơ sở dữ liệu và ứng dụng, cho phép tối ưu hóa tài nguyên. Máy chủ cần hỗ trợ
tính năng chia máy chủ vật lý thành các máy chỉ mức vùng vật lý (Physical
Domain) và trên các vùng vật lý này có khả năng chia tiếp thành các vùng logic
(LDOM) hay còn gọi là các máy chủ ảo (VM). Các máy chủ ảo và công nghệ máy chủ ảo
này phải được xác thực và hỗ trợ hệ quản trị CSDL sử dụng trong hệ thống;
· Khả năng cung cấp hệ thống báo cáo với số lượng lớn,
phức tạp về tính toán, đáp ứng nhu cầu về tính chính xác, kịp thời...
Nên các máy tầng này phải là máy chủ
khối mức rất cao Enterprise và là một cặp chạy Cluster với hệ điều hành Unix và
được phân chia thành hai loại máy chủ: máy chủ quản trị cơ sở dữ liệu nghiệp vụ và máy
chủ quản trị kho dữ liệu.
Ngoài ra các máy chủ còn phải đáp ứng được
các tính năng:
· Khả năng kiểm tra lỗi ECC với bộ nhớ
RAM và bộ nhớ đệm của bộ vi xử lý.
· Cấu hình máy chủ cho những máy chủ có yêu cầu
cao phải có kiến trúc cho phép thay nóng và mở rộng về mặt hiệu năng như: gắn
thêm các bộ vi xử lý, tăng thêm dung lượng RAM và các khe cắm mở rộng I/O cho
các thiết bị mạng và ngoại vi khác. Cho phép dừng hệ thống để thay thế CPU,
bộ nhớ mà máy chủ vật lý vẫn hoạt động dựa trên khả năng chia tài nguyên vật lý
thành các vùng riêng để tách biệt CPU, bộ nhớ khi cần thay thế.
· Các máy chủ phải có đặc tính hỗ trợ tự chuẩn
đoán để phát hiện các hỏng hóc và các ngưỡng hạn chế khác của hệ thống và báo động tự động hoặc báo
hiệu biến
cố.
· Các máy chủ phải cho phép quản trị từ xa và
việc quản trị phải sử dụng đường kết nối độc lập, không dùng chung kết nối với đường dữ
liệu ứng dụng.
Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế là rất lớn và tốc độ tăng trưởng bình quân 10% năm với yêu cầu tiến tới bảo hiểm y tế toàn
dân nên số lượng hồ sơ đề
nghị
thanh toán BHYT trao đổi hàng ngày ở
mức cao và tăng trưởng nhanh. Do đó, các yêu cầu xử lý, lưu trữ rất phức tạp với khối lượng lớn
cho hai loại cơ sở dữ liệu riêng biệt: cơ sở dữ liệu nghiệp vụ và kho dữ liệu;
thực hiện việc đồng bộ với môi trường dự phòng cũng như hỗ trợ khả năng sao lưu
hàng ngày... nên dữ liệu phải được lưu trữ trên hệ thống lưu trữ chuyên dụng
(Storagework) nằm trong mạng SAN chuyên dụng, và phải có các tính năng:
· Có khả năng hỗ trợ cả loại ổ đĩa cứng (HDD)
hoặc ổ đĩa thể rắn (SSD- Solid State Drive hoặc Flash) cũng như cơ chế cho phép
chuyển dữ liệu tự động giữa bộ nhớ, Flash và ổ đĩa. Hỗ trợ công nghệ xử lý vùng đệm
trên thiết bị Flash, cho phép tăng tốc độ truy xuất dữ liệu;
· Có tốc độ đọc/ghi cao, có khả năng nâng cấp, mở rộng
và phải có tối thiểu hai bộ điều
khiển hoạt động theo cơ chế song hành;
· Hỗ trợ khả năng quét dữ liệu tại chỗ (query
offload) để giảm tải cho máy chủ CSDL và giảm lượng dữ liệu trên đường truyền
khi sao lưu;
· Hệ thống lưu trữ ngoài cần hỗ trợ khả năng
nén theo cột dành cho hệ
quản
trị CSDL nhằm tiết kiệm dung lượng được sử dụng;
· Thiết bị lưu trữ phải hỗ trợ công nghệ RAID
hoặc tương tự, cho phép kiểm soát và phát hiện ra lỗi, phục hồi cấu hình RAID và khả năng thay thế nóng.
Hệ thống lưu trữ ngoài cần hỗ trợ khả
năng đảm bảo chất lượng dịch vụ cho ứng dụng (QoS), nhằm đạt độ ưu tiên
việc đọc/ghi cho các ứng dụng được cài đặt trên hệ thống.
• Trong mạng SAN còn có hệ thống băng từ ảo hoặc băng từ
được kết nối với máy chủ
(và thiết bị lưu trữ) để thực hiện công tác sao lưu dữ liệu (hệ thống phần mềm,
cơ sở dữ liệu) theo định kỳ nhằm bảo đảm an toàn và khôi phục lại trạng thái dữ
liệu (hệ thống) khi xảy ra những sự cố trong hệ thống máy chủ, lỗi chương
trình, hoặc lỗi do người dùng.
7.9. Yêu cầu an toàn
thông tin
Tuân thủ chính sách, điều kiện bảo đảm
an ninh, an toàn bảo mật thông tin (chi tiết tại phụ lục 8.1.2). Ngoài ra, môi
trường vận hành hệ thống cần đảm bảo dịch vụ xử lý sự cố liên quan
đến an toàn an ninh bảo mật dữ liệu trong tình huống bị tấn công qua mạng:
Quản trị an toàn, an ninh thông tin
- Có khả năng phát hiện bất thường trong vận
hành hệ thống;
- Phát hiện thiết bị, người dùng không tuân thủ
chính sách an toàn thông tin và cô lập thiết bị, người dùng để kiểm tra, xử lý
hành vi;
- Mã hóa, phân quyền truy cập dữ liệu;
- Tích hợp các giải pháp toàn diện, phục vụ việc
giám sát và bảo vệ hệ thống cũng như dữ liệu của Bộ Y tế;
- Giám sát và bảo vệ được thực hiện ở nhiều tầng,
mang tới khả năng phòng thủ sâu (Defense - in - depth) cho tổ chức, bảo vệ hệ
thống và dữ liệu ở mức cao. Thu thập dữ liệu ATTT từ nhiều nguồn: Firewall,
IPS, Antivirus, Hệ điều hành, ứng dụng;
- Phát hiện mã độc, tấn công trong vùng server
Farm;
- Hỗ trợ giám sát điều tra và xử lý sự cố 24/7.
Khả năng chống tấn công từ chối dịch vụ
- Giảm thiểu tấn công băng thông lớn như: DNS
Aplification, ICMP flood, UDP flood ...
Băng thông bảo vệ lên đến 40Gbps;
- Giảm thiểu tấn công lớp ứng dụng: sys flood,
http flood... Năng lực xử lý lên đến 100.000 request/s.
Tấn công khai thác lỗ hổng ứng dụng
Web
- Triển khai firewall ở tầng ứng dụng Web
- Phát hiện và ngăn chặn tấn công khai thác lỗ hổng ở tầng ứng
dụng Web: Top 10 OWASP như SQL Injection, XSS, Command Injection,..
- Hỗ trợ ngăn chặn cả các lỗ hổng 0-day, 1
-day
- Năng lực xử lý tối thiểu: 2.400 request/s
Khả năng chống tấn công có chủ đích của
ứng dụng phá hoại
(mã độc):
- Bảo vệ đa lớp, toàn diện cho toàn
bộ các lớp của hệ thống;
- Cập nhật liên tục thông tin các cuộc tấn công
mạng trên thế giới;
- Có các thuật toán quét hệ thống để phát hiện ứng
dụng chưa được nhận diện và có khả năng phân tích, dịch ngược ứng dụng “lạ” và
báo cáo một cách tự động.
- Cách ly, phân vùng lây nhiễm mã độc;
- Có khả năng vô hiệu hóa khả năng thi hành của
mã độc;
- Khả năng phát hiện tấn công có chủ đích:
- Khả năng cảnh báo các cuộc tấn công mục tiêu
dữ liệu, phát tán video, chuỗi ký tự.
- Có khả năng tìm địa chỉ tấn công và vô hiệu
hóa cuộc tấn công;
Đào tạo chuyên sâu về an toàn, an ninh
thông tin
- Cử cán bộ đào tạo, tập huấn tại các trung tâm
an ninh mạng
7.10. Khuyến nghị yêu
cầu cần có của Hệ thống quản lý tại cơ sở y tế
7.10.1. Yêu cầu về mức độ hoàn thiện sau khi
hoàn thành
Hệ thống quản lý cơ sở khám chữa bệnh
đáp ứng các chức năng cơ bản cho các nghiệp vụ từ khâu tiếp đón cho đến khâu kết
xuất hồ sơ bệnh án điện tử. Tham chiếu mô hình hoàn thiện của hệ thống quản lý
hồ
bệnh
án điện tử 8 mức (0-7) để đánh giá mức
độ trưởng thành hệ thống và bao phủ các chức năng, chất lượng triển khai phần mềm
HIS như sau:
Mô hình tiêu chí đánh giá mức độ trưởng thành hệ
thống quản lý bệnh viện sau khi hoàn thiện:
· Bệnh viện Trung ương: mức 5.
· Bệnh viện tỉnh: mức 3.
· Bệnh viện huyện: mức 2.
7.10.2. Yêu cầu về tiêu chuẩn
CNTT
Hệ thống phần mềm quản lý Bệnh viện đảm
bảo đáp ứng tiêu chí kỹ thuật quy định là bắt buộc được nêu tại các văn bản như
sau:
- Thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của
Bộ Y tế quy định điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng;
- Quyết định số 2035/QĐ-BYT ngày 12/06/2013 của
Bộ Y tế về việc công bố danh
mục kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế.
- Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 của Bộ
Thông tin và truyền thông ban hành về Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng
công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
7.10.3. Yêu cầu về chức năng
phần mềm
Hệ thống phần mềm quản lý Bệnh viện
đáp ứng đủ yêu cầu về quản lý được quy định tại mục I.1 phụ lục kèm
theo Quyết định số
5573/QĐ-BYT ngày 29/12/2006 và yêu cầu nội dung các phân hệ được quy định tại
mục II phụ lục kèm theo Quyết định số 5573/QĐ-BYT ngày 29/12/2006.
Ngoài việc đáp ứng yêu cầu quản lý, số lượng các chức
năng cơ bản theo quy định nêu trên, hệ thống phần mềm quản lý Bệnh
viện phải đáp ứng nhu cầu thực hiện
công việc hàng ngày của Bệnh viện, phù hợp với xu thế mới về hệ thống
quản lý tập trung, đủ chức năng hỗ
trợ trong chuyên môn cho bác sỹ, dược sỹ và các chức năng phân tích, báo cáo thống
kê khoa học y khoa và hành chính...
7.10.4. Yêu cầu về biểu mẫu
Hệ thống phần mềm quản lý cơ sở khám
chữa bệnh phải có chức năng quản lý, kết xuất các dữ liệu và biểu mẫu do Bộ Y tế
ban hành:
- Phân hệ quản lý Danh mục dùng chung;.
- Chức năng quản lý, kết xuất hồ sơ theo mẫu hồ sơ bệnh
án.
- Mẫu bảng kê chi phí khám, chữa bệnh
sử dụng tại cơ sở khám, chữa bệnh.
- Dữ liệu đề nghị thanh toán BHYT.
- Dữ liệu chuyển tuyến.
7.11. Lộ trình thực
hiện
Bộ Y tế chưa xây dựng xong hệ thống
Chính phủ điện tử. Hệ thống thông tin khám, chữa bệnh BHYT là hệ thống lớn đầu
tiên được triển khai và được chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Kết nối và liên thông
(2016)
· Xây dựng đủ các thành phần nhưng chưa xây dựng
trục tích hợp.
· Ứng dụng liên thông (Gateway) đóng vai trò,
chuyển dữ liệu đồng thời từ cơ sở khám chữa bệnh tới Bộ Y tế và BHXH.
· Các ứng dụng giao tiếp với nhau dựa trên giao
thức vận chuyển Web Service hoặc FTP.
Giai đoạn 2: Xây dựng trục tích hợp, kết
nối tự động với cơ sở KCB cấp tỉnh (30/6/2018).
· Xây dựng trục tích hợp dữ liệu kết nối dữ liệu
tự động giữa hệ thống quản lý khám chữa bệnh của các cơ sở KCB tuyến tỉnh/huyện
với hệ thống tập trung của BHXH và Bộ Y tế.
· Ứng dụng liên thông (Gateway) đóng vai trò,
chuyển dữ liệu đồng thời từ cơ sở khám chữa bệnh tới Bộ Y tế và BHXH.
· Các ứng dụng giao tiếp với nhau dựa trên giao
thức vận chuyển Web Service hoặc chuyển file theo chuẩn HL7, DICOM.
Giai đoạn 3: Xây dựng trục tích hợp, kết
nối tự động với cơ sở KCB cấp TƯ, Tỉnh (30/12/2018).
· Xây dựng trục tích hợp dữ liệu kết nối dữ liệu
tự động giữa hệ thống quản lý bệnh viện của các cơ sở KCB tuyến Trung ương
với hệ thống tập trung của BHXH và Bộ Y tế.
· Ứng dụng liên thông (Gateway) đóng vai trò,
chuyển dữ liệu đồng thời từ cơ sở khám chữa bệnh tới Bộ Y tế và BHXH.
· Các ứng dụng giao tiếp với nhau qua các File
XML dựa trên giao thức vận chuyển Web Service hoặc chuyển file theo chuẩn HL7,
DICOM, SDMXHD.
Giai đoạn 4: Hoàn thành hệ thống theo
mô hình kiến trúc tổng thể (2020).
· Xây dựng trục tích hợp dữ liệu kết nối dữ liệu
tự động giữa hệ thống quản lý của các cơ sở KCB tuyến Huyện/Xã với hệ thống tập
trung của BHXH và Bộ Y tế.
· Ứng dụng liên thông (Gateway) đóng vai trò,
chuyển dữ liệu đồng thời từ cơ sở khám chữa bệnh tới Bộ Y tế và BHXH.
· Các ứng dụng giao tiếp với nhau dựa trên giao
thức vận chuyển Web Service, truyền file đối với cơ quan BHXH. Giữa Bộ Y tế và
cơ sở khám chữa bệnh thông qua các bộ kết nối (Adapter service) của trục tích hợp
dữ liệu.
· Kết nối, tích hợp với các ứng dụng chuyên ngành khác
của Bộ Y tế hình thành kiến trúc tổng thể Ngành y tế.
· Dữ liệu chuyển tuân thủ giao thức vận chuyển
Web Service và tiêu chuẩn HL7, DICOM, SDMX-HD.
Sơ đồ lộ trình thực
hiện
Chương 8
PHỤ LỤC
8.1. Tiêu chuẩn hoạt
động y tế qua môi trường mạng
8.1.1. Điều kiện về hạ tầng
kỹ thuật công nghệ thông tin
1. Đối với hoạt động có sử dụng máy chủ
và phần mềm hệ thống:
a) Bảo đảm hạ tầng máy chủ và các thiết bị
đi kèm có đủ công suất, hiệu năng, tốc độ xử lý truy xuất dữ liệu, đáp ứng yêu
cầu triển khai các hoạt động y tế trên môi trường mạng;
b) Bảo đảm hệ thống máy chủ có tính sẵn
sàng cao, cơ chế dự phòng linh hoạt để hoạt động liên tục;
c) Bảo đảm hệ điều hành và phần mềm hệ thống
cài đặt trên các máy chủ có bản quyền hoặc xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng.
2. Hệ thống mạng:
a) Hệ thống mạng (mạng viễn thông, mạng
Internet, mạng diện rộng, mạng nội bộ, các kết nối khác) được thiết kế, triển
khai phù hợp, có băng thông đáp ứng mục đích sử dụng; trường hợp sử dụng mạng
viễn thông phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 16 của Luật viễn thông.
b) Trang thiết bị mạng, các phần mềm phân
tích, quản lý giám sát mạng phải có bản quyền hoặc xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng;
c) Có phương án dự phòng đầy đủ bảo đảm
hoạt động của hệ thống mạng.
3. Cơ sở dữ liệu:
a) Cơ sở dữ liệu sử dụng cho các hoạt động
y tế trên môi trường mạng phải ổn định; xử lý, lưu trữ được khối lượng dữ liệu
theo yêu cầu nghiệp vụ;
b) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng hoặc sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở được dùng rộng rãi
trong nước và quốc tế.
4. Máy trạm: Có đủ máy trạm, cấu hình phù
hợp cho các hoạt động y tế trên môi trường mạng.
8.1.2. Điều kiện về bảo đảm an
toàn, an ninh thông tin
1. Có chính sách về an toàn, bảo mật
thông tin phù hợp với quy định về an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin
của Nhà nước và quy chế an toàn bảo mật thông tin của cơ quan.
2. An toàn, an ninh hệ thống mạng:
a) Bảo đảm có biện pháp kỹ thuật cho phép
kiểm soát các truy cập đối với hệ thống mạng;
b) Có biện pháp phát hiện và phòng chống
xâm nhập, phòng chống phát tán mã độc hại cho hệ thống;
c) Có chính sách cập nhật định kỳ các bản
vá lỗi hệ thống, cập nhật cấu hình cho các thiết bị;
d) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin
cho các máy trạm khi kết nối với môi trường mạng;
đ) Bảo đảm an toàn, an ninh về mặt vật
lý tại vị trí đặt các hệ thống máy chủ;
e) Các trang thiết bị mạng, an ninh, bảo
mật, phần mềm chống vi rút, công cụ phân tích, quản trị mạng được cài đặt trong mạng của
cơ quan phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
3. An toàn, bảo mật thông tin đối với phần
mềm ứng dụng:
a) Có quy định ghi lại các lỗi và quá
trình xử lý lỗi, đặc biệt
là các lỗi về an toàn, bảo mật trong kiểm tra và thử nghiệm các phần mềm ứng dụng;
b) Các phiên bản phần mềm bao gồm cả
chương trình nguồn cần được quản lý tập trung, lưu trữ, bảo mật và có cơ chế
phân quyền cho từng thành viên trong việc thao tác với các tập tin;
c) Có kế hoạch định kỳ kiểm tra mã nguồn, nhằm
loại trừ các đoạn mã độc hại, các lỗ hổng bảo mật;
d) Đơn vị cung cấp phần mềm ứng
dụng phải cam kết không có các đoạn mã độc hại trong sản phẩm.
4. An toàn dữ liệu:
a) Bảo đảm có cơ chế bảo vệ và phân quyền
truy cập đối với các tài nguyên cơ sở dữ liệu;
b) Ghi nhật ký đối với các truy cập cơ sở
dữ liệu, các thao tác đối với cấu hình cơ sở dữ liệu;
c) Có phương án sao lưu dữ liệu, bảo đảm khôi phục
dữ liệu trong trường hợp cần thiết;
d) Bảo đảm có thuật toán mã hóa phù hợp
yêu cầu bảo đảm tính bí mật và khả năng xử lý của hệ thống;
đ) Rà soát, cập nhật các bản vá, các bản
sửa lỗi hệ quản trị cơ sở dữ liệu theo định kỳ và theo khuyến cáo của nhà cung
cấp;
e) Có các giải pháp ngăn chặn các hình thức tấn
công cơ sở dữ liệu.
5. Quản lý sự cố:
a) Có quy trình quản lý sự cố, trong đó phải quy định rõ
trách nhiệm của các bộ phận liên quan, chi tiết các bước thực hiện bao gồm cả
việc thông báo người sử dụng cũng như bộ phận vận hành hệ thống công nghệ thông
tin; trường hợp hạ tầng công nghệ thông tin được thuê ngoài thì đơn vị cung cấp
dịch vụ phải cung cấp quy trình xử lý sự cố.
b) Định kỳ rà soát, cập nhật các sự cố và
phương án xử lý cho quy trình quản lý sự cố;
c) Áp dụng các giải pháp kỹ thuật để phát
hiện, xử lý kịp thời các cuộc tấn công vào hệ thống mạng;
d) Có biện pháp phòng chống rủi ro và thảm
họa công nghệ thông tin một cách có hệ thống nhằm hạn chế tối đa những rủi
ro của hoạt động y tế
trên
môi trường mạng.
8.1.3. Điều kiện về nhân lực
1. Bảo đảm nhân lực chuyên trách về công nghệ
thông tin (về số lượng, trình độ) đáp ứng được yêu cầu hoạt động y tế trên môi
trường mạng của cơ quan.
2. Đối với các cơ quan sự nghiệp hạng đặc
biệt, hạng 1 và các trường đại học trong ngành y tế phải có phòng công nghệ thông tin, tối thiểu 5 người,
trong đó số
người
có trình độ từ cao đẳng chuyên
ngành công nghệ thông tin trở lên chiếm 60% tổng số nhân lực của phòng.
3. Đối với các cơ quan sự nghiệp hạng 2,
hạng 3 của ngành y tế bảo đảm phải có tổ công nghệ thông tin trở lên với nhân sự
tối thiểu là 03 người
có trình độ công nghệ thông tin từ trung cấp trở lên.
4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo
nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho nhân lực tham gia vào hoạt động y tế
trên môi trường mạng.
5. Trường hợp thuê nhân lực bên ngoài,
nhân lực tham gia hoạt động y tế trên môi trường mạng của đơn vị được thuê phải
đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; trong hợp đồng có điều khoản ghi
rõ việc thực hiện cam kết đáp ứng qui định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư này.
8.1.4. Điều kiện về ứng dụng
công nghệ thông tin
1. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật theo quy định
tại Điều 3 Thông tư này.
2. Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ bảo
đảm ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động y tế trên môi trường mạng có hiệu quả.
3. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc
tế trong quá trình xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin y tế:
a) Tiêu chuẩn HL7 (bản tin HL7 phiên bản
2.x, bản tin HL7
phiên bản 3, kiến trúc tài liệu lâm sàng CDA);
b) Tiêu chuẩn hình ảnh số và
truyền tải trong y tế: DICOM;
c) Tiêu chuẩn kết nối, liên thông và trao đổi dữ liệu giữa
các ứng dụng và thiết bị y tế: ISO/IEEE 11073;
d) Tiêu chuẩn trao đổi và chia sẻ các chỉ
số, siêu dữ liệu thống kê trong lĩnh vực y tế: SDMX-HD;
đ) Các tiêu chuẩn đã được ban hành
theo Thông tư số 22/2013/BTTTT ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông.
4. Có Quy chế quản lý và vận hành ứng dụng
công nghệ thông tin tại cơ quan.
5. Việc khai thác và sử dụng dữ liệu
thông tin y tế liên quan đến người bệnh phải bảo đảm quyền được tôn trọng bí mật
riêng tư của người bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
6. Được phép sử dụng chữ ký số, chứng thư
số theo quy định tại Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ
chứng thực chữ ký số, Nghị
định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP , Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP
và Nghị định số
106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP .
7. Việc lập, lưu trữ và khai thác hồ sơ bệnh
án điện tử phải tuân thủ quy định tại Điều 59 của Luật khám bệnh,
chữa bệnh.
8. Trường hợp thuê dịch vụ ứng dụng công
nghệ thông tin bên ngoài phải có hợp đồng với các điều khoản quy định về cam kết
về sở hữu hợp pháp thông tin, trách nhiệm của mỗi bên khi có sự cố xảy
ra.
8.2. Tiêu chuẩn kỹ
thuật ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế
8.2.1. Danh mục kỹ thuật do Bộ Y tế
ban hành
Số TT
|
Loại danh mục
|
Ký hiệu danh mục
|
Tên đầy đủ
|
Quy định áp
dụng
|
Ghi chú
|
Nguồn tài
liệu tham chiếu
|
1
|
Danh mục các xét nghiệm huyết học,
hóa sinh và vi sinh
|
|
Bảng mã các xét nghiệm Huyết học,
Hóa sinh và Vi sinh
|
Bắt buộc
|
Ban hành theo Quyết định số
4069/2001/QD-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản
cập nhật văn bản này
|
http://www.kcb.vn
http://www.moh.gov.vn
|
2
|
Danh mục các chẩn đoán Hình ảnh và Nội soi
|
|
Bảng mã các chẩn đoán Hình ảnh và Nội
soi
|
Bắt buộc
|
Ban hành theo Quyết định số 4069/2001
/QĐ-B YT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản cập nhật
văn bản này
|
http://www.kcb.vn
http://www.moh.gov.vn
|
8.2.2. Danh mục do cơ quan khác ban
hành
Số TT
|
Loại danh mục
|
Ký hiệu danh mục
|
Tên đầy đủ
|
Quy định áp
dụng
|
Ghi chú
|
Nguồn tài
liệu tham chiếu
|
1
|
Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng
dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
|
|
Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông
tin trong cơ quan nhà nước
|
Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền
thông
|
Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT
ngày 23 tháng 12 năm 2013
|
http://www.mic.gov.vn
|
2
|
Danh mục đơn vị hành chính
|
|
Danh mục đơn vị hành chính Việt Nam
|
Bắt buộc
|
Ban hành theo Quyết định số
124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và những
thay đổi đã được cập
nhật theo quy định.
|
http://moj.gov.vn
|
3
|
Danh mục các dân tộc Việt Nam
|
|
Danh mục các dân tộc Việt Nam
|
Bắt buộc
|
Ban hành theo Quyết định số 121 -
TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê và những thay đổi đã được cập nhật theo quy định
|
http://www.srem.com.vn
|
4
|
Danh mục nghề nghiệp
|
|
Bảng mã nghề nghiệp
|
Bắt buộc
|
Danh mục nghề nghiệp được ban hành
theo Quyết định số 114/1998/QĐ-TCTK ngày 29 tháng 3 năm 1998 của Tổng cục Thống
kê
|
http://www.gso.gov.vn
|
7
|
Danh mục quản lý bệnh tật theo Tổ chức Y tế thế giới
|
ICD-10-CM
|
International Classification of
Diseases -Clinical Modifications
|
Bắt buộc
|
Tổ chức Y tế Thế giới ban
hành
|
http://www.cdc.gov
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8.2.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật ứng
dụng CNTT trong các hệ thống thông tin y tế
Số TT
|
Loại danh mục
|
Ký hiệu danh mục
|
Tên đầy đủ
|
Quy định áp
dụng
|
Ghi chú
|
Nguồn tài
liệu tham chiếu
|
1
|
Giao thức trao đổi dữ liệu, thông
tin y tế HL7
|
HL7 messages
version 2.x, 3.0
|
Health Level Seven messages version
2.x, 3.0
|
Bắt buộc
|
Tổ chức HL7 ban hành
|
http://www.hl7.org
|
4
|
Chuẩn hình ảnh số và truyền
thông trong y tế
|
DICOM
|
The Digital Imaging and
Communications in Medicine - version 2.0
|
Bắt buộc
|
Hiệp hội các nhà sản xuất điện tử quốc
gia (NEMA) - Hoa Kỳ ban hành
|
http://medical.nema.org
|
5
|
Chuẩn quốc tế hỗ trợ trao đổi các dữ liệu/thông
tin thống
kê và siêu dữ
liệu giữa các hệ thống thông tin y tế
|
SDMX-HD
|
Statistical Data and Metadata
Exchange
(SDMX)-based data
exchange format for the Health Domain (HD)
|
Bắt buộc
|
Tổ chức Y tế Thế giới ban hành
|
http://www.sdmx-hd.org
|
8.3. Bảng dữ liệu kết
xuất theo công văn số 9324/BYT-BH
8.3.1. Bảng 1. Chỉ tiêu tổng
hợp khám bệnh, chữa bệnh BHYT
(Ban hành kèm theo Công văn số 9324/BYT-BH
ngày 30/11/2015 - bắt buộc kết xuất)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Kiểu dữ
liệu
|
Kích thước
tối đa
|
Diễn giải
|
1
|
ma_lk
|
Chuỗi
|
|
Mã đợt điều trị duy nhất (dùng để
liên kết giữa bảng tổng hợp (bảng 1) và các bảng chi tiết (bảng 2 đến bảng 5)
trong 1 lần khám bệnh, chữa bệnh (PRIMARY KEY)).
|
2
|
stt
|
Số
|
6
|
Từ 1 đến hết trong 1 lần gửi dữ liệu
|
3
|
ma_bn
|
Chuỗi
|
15
|
Mã số bệnh nhân qui định tại CSKCB
|
4
|
ho_ten
|
Chuỗi
|
|
Họ và tên người bệnh
|
5
|
ngay_sinh
|
Chuỗi
|
8
|
Ngày sinh ghi trên thẻ gồm 8 ký tự;
4 ký tự năm + 2 ký tự tháng + 2 ký tự ngày (nếu không có ngày sinh thì năm
sinh: 4 ký tự)
|
6
|
gioi_tinh
|
Số
|
1
|
Giới tính; Mã hóa (1 : Nam; 2 : Nữ)
|
7
|
dia_chi
|
Chuỗi
|
|
Địa chỉ ghi trên thẻ BHYT, trẻ em
không có thẻ ghi địa chỉ (xã, huyện, tỉnh) trên giấy tờ thay thế
|
8
|
ma_the
|
Chuỗi
|
15
|
Mã thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp
(trường hợp chưa có thẻ nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT, VD: trẻ em,
người ghép tạng,…thì mã theo nguyên tắc: mã đối tượng + mã tỉnh + mã huyện +
000 + số thứ tự đối tượng không có thẻ đến khám trong năm.
VD: TE1+xx (mã tỉnh)+yy (mã huyện)+000+ zzzzz (số thứ tự trẻ dưới 6 tuổi
không có thẻ đến khám trong năm)
|
9
|
ma_dkbd
|
Chuỗi
|
5
|
Mã cơ sở KCB nơi người bệnh đăng ký
ban đầu ghi trên thẻ BHYT
|
10
|
gt_the_tu
|
Chuỗi
|
8
|
Thời điểm thẻ có giá trị gồm 8 ký
tự; 4 ký tự năm + 2 ký tự tháng + 2 ký tự ngày
|
11
|
gt_the_den
|
Chuỗi
|
8
|
Thời điểm thẻ hết giá trị gồm 8 ký
tự; 4 ký tự năm + 2 ký tự tháng + 2 ký tự ngày
|
12
|
ten_benh
|
Chuỗi
|
|
Ghi đầy đủ chẩn đoán khi ra viện
|
13
|
ma_benh
|
Chuỗi
|
5
|
Mã bệnh chính theo ICD 10
|
14
|
ma_benhkhac
|
Chuỗi
|
|
Mã bệnh kèm theo theo ICD 10, có
nhiều mã ICD được phân cách bằng ký tự chấm phẩy (;)
|
15
|
ma_lydo_vvien
|
Số
|
1
|
Mã hóa đối tượng đến khám BHYT (1:
Đúng tuyến; 2 : Cấp cứu; 3 : Trái tuyến)
|
16
|
ma_noi_chuyen
|
Chuỗi
|
5
|
Mã cơ sở KCB chuyển người bệnh đến
(mã do cơ quan BHXH cấp)
|
17
|
ma_tai_nan
|
Số
|
1
|
Tai nạn thương tích; Mã hóa tham
chiếu bảng 8 (Bảng tai nạn thương tích)
|
18
|
ngay_vao
|
Chuỗi
|
12
|
Ngày giờ đến khám hoặc nhập viện
gồm: 12 ký tự; 4 ký tự năm + 2 ký tự tháng + 2 ký tự ngày + 2 ký tự giờ (24
giờ) + 2 ký tự phút
Ví dụ: ngày 31/03/2015 15:20 được hiển thị là: 201503311520
|
19
|
ngay_ra
|
Chuỗi
|
12
|
Ngày giờ ra viện gồm 12 ký tự; 4 ký
tự năm + 2 ký tự tháng + 2 ký tự ngày + 2 ký tự giờ (24 giờ) + 2 ký tự phút.
Ví dụ: ngày 05/04/2015 09:20 được hiển thị là: 201504050920
|
20
|
so_ngay_dtri
|
Số
|
3
|
Số ngày điều trị thực tế
|
21
|
ket_qua_dtri
|
Số
|
1
|
Kết quả điều trị; Mã hóa (1: Khỏi;
2: Đỡ; 3: Không thay đổi; 4: Nặng hơn; 5: Tử vong)
|
22
|
tinh_trang_rv
|
Số
|
1
|
Tình trạng ra viện; Mã hóa (1: Ra
viện; 2: Chuyển viện; 3: Trốn viện; 4: Xin ra viện)
|
23
|
ngay_ttoan
|
Chuỗi
|
12
|
Ngày giờ thanh toán gồm 12 ký tự; 4
ký tự năm + 2 ký tự tháng + 2 ký tự ngày + 2 ký tự giờ (24 giờ) + 2 ký tự
phút
|
24
|
muc_huong
|
Số
|
3
|
Ghi mức hưởng tương ứng với quyền
lợi được hưởng của người bệnh (trường hợp đúng tuyến ghi 80 hoặc 95 hoặc 100,
trái tuyến ghi mức hưởng * tỷ lệ hưởng tùy theo hạng bệnh viện)
|
25
|
t_thuoc
|
số
|
15
|
Tổng tiền thuốc đã làm tròn số đến
đơn vị đồng
|
26
|
t_vtyt
|
số
|
15
|
Tổng tiền vật tư y tế đã làm tròn số
đến đơn vị đồng
|
27
|
t_tongchi
|
Số
|
15
|
Tổng chi phí trong lần/đợt điều trị
|
28
|
t_bntt
|
Số
|
15
|
Số tiền người bệnh thanh toán (bao
gồm phần cùng trả và tự trả), định dạng số
|
29
|
t_bhtt
|
Số
|
15
|
Số tiền đề nghị BHXH thanh toán
|
30
|
t_nguonkhac
|
Số
|
15
|
Số tiền người bệnh được các nguồn
tài chính khác hỗ trợ
|
31
|
t_ngoaids
|
Số
|
15
|
Chi phí ngoài định suất
|
32
|
nam_qt
|
Số
|
4
|
Năm đề nghị BHXH thanh toán
|
33
|
thang_qt
|
Số
|
2
|
Tháng đề nghị BHXH thanh toán
|
34
|
ma_loai_kcb
|
Số
|
1
|
Mã hóa hình thức KCB (1: Khám
bệnh; 2: Điều trị ngoại trú; 3: Điều trị nội trú)
|
35
|
ma_khoa
|
Chuỗi
|
3
|
Nếu bệnh nhân điều trị ở nhiều khoa
thì ghi mã khoa tổng kết hồ sơ bệnh án
|
36
|
ma_cskcb
|
Chuỗi
|
5
|
Mã cơ sở KCB nơi điều trị (Mã do cơ
quan BHXH cấp)
|
37
|
ma_khuvuc
|
Chuỗi
|
2
|
Ghi mã nơi sinh sống trên thẻ
"K1/K2/K3"
|
38
|
ma_pttt_qt
|
Chuỗi
|
|
Mã phẫu thuật thủ thuật Quốc tế theo
ICD 9 CM Vol 3 cho phẫu thuật thủ thuật (Triển khai sau khi Bộ Y tế ban hành
bảng tham chiếu và có văn bản chỉ đạo. Nếu có nhiều PTTT thì mỗi mã cách nhau
bởi dấu chẩm phẩy (;)
|
39
|
can_nang
|
Số
|
5
|
Chỉ thu thập với các bệnh nhân là
trẻ em dưới 1 tuổi.
Là số kilogam (kg) cân nặng của trẻ em khi vào viện
Số thập phân, dấu thập phân là dấu phẩy (,)
Ghi đến 2 chữ số sau dấu thập phân (vd: 5,75 là 5,75 kg)
|
Ghi chú: Chỉ tiêu số thứ tự
30 (t_nguonkhac) tạm
thời chưa bắt buộc
8.3.2. Bảng 2. Chí
tiêu chi tiết thuốc thanh toán BHYT
(Ban hành kèm theo Công văn số
9324/BYT-BH ngày 30/11/2015 - bắt buộc kết xuất)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Kiểu dữ
liệu
|
Kích thước
tối đa
|
Diễn giải
|
1
|
ma_lk
|
Chuỗi
|
|
Mã đợt điều trị duy nhất (Dùng để
liên kết giữa bảng tổng hợp (Bảng 1) và bảng này trong 1 lần khám bệnh, chữa
bệnh).
|
2
|
stt
|
Số
|
|
Từ 1 đến hết trong 1 lần gửi dữ liệu
|
3
|
ma_thuoc
|
Chuỗi
|
|
Mã thuốc theo mã quy định tại Bộ mã
danh mục dùng chung của Bộ Y tế
|
4
|
ma_nhom
|
Chuỗi
|
4
|
Dùng để phân loại, sắp xếp các chi
phí vào các mục tương ứng tham chiếu phụ lục Bảng 6
|
5
|
ten_thuoc
|
Chuỗi
|
|
Tên thuốc ghi đúng theo danh mục
thuốc đăng ký Cục QLD công bố
|
6
|
don_vi_tinh
|
Chuỗi
|
50
|
Đơn vị tính ghi đúng theo danh mục
thuốc đăng ký Cục QLD công bố
|
7
|
ham_luong
|
Chuỗi
|
|
Hàm lượng ghi đúng theo danh mục
thuốc đăng ký Cục QLD công bố
|
8
|
duong_dung
|
Chuỗi
|
|
Đường dùng ghi theo mã quy định tại
bộ mã danh mục dùng chung của Bộ Y tế
|
9
|
lieu_dung
|
chuỗi
|
|
Liều dùng trong ngày
|
10
|
so_dang_ky
|
Chuỗi
|
|
Số đăng ký của thuốc theo danh mục
thuốc đăng ký Cục QLD công bố
|
11
|
so_luong
|
Số
|
5
|
Số lượng thực tế sử dụng làm tròn
đến 2 chữ số thập phân
|
12
|
don_gia
|
Số
|
15
|
Đơn giá thanh toán BHYT làm tròn đến
đơn vị đồng
|
13
|
tyle_tt
|
Số
|
3
|
Tỷ lệ thanh toán BHYT đối với thuốc
có quy định tỷ lệ (%); Số nguyên dương
|
14
|
thanh_tien
|
Số
|
15
|
= so_luong * don_gia * tyle_tt hoặc
số tiền đề nghị cơ quan BHXH thanh toán (làm tròn đến đơn vị đồng)
|
15
|
ma_khoa
|
Chuỗi
|
3
|
Mã khoa bệnh nhân được chỉ định sử
dụng thuốc (tham
chiếu phụ lục Bảng 7)
|
16
|
ma_bac_si
|
Chuỗi
|
|
Mã hóa theo số chứng chỉ hành nghề
của người chỉ định
|
17
|
ma_benh
|
Chuỗi
|
|
Mã bệnh chính; nếu có các bệnh khác
kèm theo ghi các mã bệnh tương ứng, cách nhau bằng dấu chấm phẩy (;)
|
18
|
ngay_yl
|
Chuỗi
|
12
|
Ngày ra y lệnh (gồm 12 ký tự, theo
cấu trúc: yyyymmddHH:mm = 4 ký tự năm + 2 ký tự tháng + 2 ký tự ngày + 2 ký
tự giờ (24 giờ) + 2 ký tự phút)
Ví dụ: ngày 31/03/2015 15:20 được hiển thị là: 201503311520
|
19
|
ma_pttt
|
Số
|
1
|
Mã phương thức thanh toán (0: Phí
dịch vụ; 1 : định suất; 2 : ngoài định suất; 3: DRG)
|
Ghi chú:
- Máu và chế phẩm của máu ghi tương tự như thuốc
- Chỉ tiêu số thứ tự 18 (ngay_yl) tạm thời chưa
bắt buộc
- Dấu * là dấu nhân
8.3.3 Bảng 3. Chỉ
tiêu chi tiết dịch vụ kỹ thuật và vật tư thanh toán BHYT
(Ban hành kèm theo Công văn số
9324/BYT-BH ngày 30/11/2015 - bắt buộc kết xuất)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Kiểu dữ
liệu
|
Kích thước
tối đa
|
Diễn giải
|
1
|
ma_lk
|
Chuỗi
|
|
Mã đợt điều trị duy nhất (dùng để
liên kết giữa bảng tổng hợp (Bảng 1) và bảng này trong 1 lần khám bệnh, chữa
bệnh).
|
2
|
stt
|
Số
|
|
Từ 1 đến hết trong 1 lần gửi dữ liệu
|
3
|
ma_dich_vu
|
Chuỗi
|
|
Mã dịch vụ quy định tại Bộ mã danh mục
dùng chung của Bộ Y tế
|
4
|
ma_vat_tu
|
Chuỗi
|
|
Mã vật tư sử dụng quy định tại Bộ mã
danh mục dùng chung của Bộ Y tế, chỉ ghi các vật tư chưa có trong cơ cấu giá
dịch vụ
|
5
|
ma_nhom
|
Chuỗi
|
4
|
Dùng để phân loại, sắp xếp các chi
phí vào các mục tương ứng
|
6
|
ten_dich_vu
|
Chuỗi
|
|
Tên dịch vụ
|
7
|
don_vi_tinh
|
Chuỗi
|
50
|
Đơn vị tính
|
8
|
so_luong
|
Số
|
5
|
Số lượng thực tế sử dụng làm tròn
đến 2 chữ số thập phân
|
9
|
don_gia
|
Số
|
15
|
Đơn giá thanh toán BHYT làm tròn đến
đơn vị đồng
|
10
|
tyle_tt
|
Số
|
3
|
Tỷ lệ thanh toán BHYT đối với dịch
vụ kỹ thuật, vật tư y tế có quy định (tỷ lệ %; Số nguyên dương)
|
11
|
thanh_tien
|
Số
|
15
|
= so_luong * don_gia * tyle_tt hoặc
số tiền đề nghị cơ quan BHXH thanh toán (Làm tròn đến đơn vị đồng)
|
12
|
ma_khoa
|
Chuỗi
|
3
|
Mã khoa nơi phát sinh dịch vụ (tham
chiếu phụ lục Bảng 7)
|
13
|
ma_bac_si
|
Chuỗi
|
|
Bác sỹ khám và chỉ định (mã hóa theo
số giấy phép hành nghề)
|
14
|
ma_benh
|
Chuỗi
|
18
|
Mã bệnh chính (theo ICD 10) được bác
sỹ chẩn đoán, nếu có các bệnh khác kèm theo ghi các mã bệnh tương ứng, cách
nhau bằng dấu chấm phẩy (;)
|
15
|
ngay_yl
|
Chuỗi
|
12
|
Ngày ra y lệnh (gồm 12 ký tự, theo
cấu trúc: yyyymmddHHmm = 4 ký tự năm + 2 ký tự tháng + 2 ký tự ngày + 2 ký tự
giờ (24 giờ) + 2 ký tự phút)
Ví dụ: ngày 31/03/2015 15:20 được hiển thị là: 201503311520
|
16
|
ngay_kq
|
Chuỗi
|
12
|
Ngày có kết quả (gồm 12 ký tự, theo
cấu trúc: yyyymmddHHmm = 4 ký tự năm + 2 ký tự tháng + 2 ký tự ngày + 2 ký tự
giờ (24 giờ) + 2 ký tự phút)
Ví dụ: ngày 31/03/2015 15:20 được hiển thị là: 201503311520
|
Ghi chú:
- Trường hợp dịch vụ có sử dụng vật tư kèm
theo: ghi mã dịch vụ tại cột (3), ghi mã vật tư tại cột (4)
- Chỉ tiêu số thứ tự 15 (ngay_yl) tạm thời chưa
yêu cầu bắt buộc
- Dấu * là dấu nhân
8.3.4. Bảng 4. Chỉ
tiêu chỉ số kết quả cận lâm sàng
(Ban hành kèm theo Công văn số
9324/BYT-BH ngày 30/11/2015)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Kiểu dữ
liệu
|
Kích thước
tối đa
|
Diễn giải
|
1
|
ma_lk
|
Chuỗi
|
15
|
Mã đợt điều trị duy nhất (dùng để
liên kết giữa bảng tổng hợp (Bảng 1) và bảng này trong 1 lần khám bệnh, chữa
bệnh).
|
2
|
stt
|
Số
|
3
|
Từ 1 đến hết trong 1 lần gửi dữ liệu
|
3
|
ma_dich_vu
|
Chuỗi
|
15
|
Mã dịch vụ kỹ thuật CLS
|
4
|
ma_chi_so
|
Chuỗi
|
|
Mã chỉ số xét nghiệm
|
5
|
ten_chi_so
|
Chuỗi
|
|
Tên chỉ số xét nghiệm
|
6
|
gia_tri
|
Chuỗi
|
|
Giá trị chỉ số (kết quả xét nghiệm)
|
7
|
ma_may
|
Chuỗi
|
|
Mã danh mục máy CLS (máy XN, máy XQ,
siêu âm…)
|
8
|
mo_ta
|
Chuỗi
|
|
Mô tả do người đọc kết quả ghi
|
9
|
ket_luan
|
Chuỗi
|
|
Kết luận của người đọc kết quả
|
10
|
ngay_kq
|
Chuỗi
|
12
|
Ngày có kết quả (gồm 12 ký tự, theo
cấu trúc: yyyymmddHHmm = 4 ký tự năm + 2 ký tự tháng + 2 ký tự ngày + 2 ký tự
giờ (24 giờ) + 2 ký tự phút)
Ví dụ: ngày 31/03/2015 15:20 được hiển thị là: 201503311520
|
8.3.5. Bảng 5. Chỉ
tiêu theo dõi diễn biến lâm sàng
(Ban hành kèm theo Công văn số
9324/BYT-BH ngày 30/11/2015)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Kiểu dữ
liệu
|
Kích thước
tối đa
|
Diễn giải
|
1
|
ma_lk
|
Chuỗi
|
15
|
Mã đợt điều trị duy nhất (dùng để
liên kết giữa bảng tổng hợp (Bảng 1) và bảng này trong 1 lần khám bệnh, chữa
bệnh).
|
2
|
stt
|
Số
|
3
|
Từ 1 đến hết trong 1 lần gửi dữ liệu
|
3
|
dien_bien
|
Chuỗi
|
|
Ghi diễn biến bệnh trong lần khám
|
4
|
hoi_chan
|
Chuỗi
|
|
Ghi kết quả hội chẩn (nếu có)
|
5
|
phau_thuat
|
Chuỗi
|
|
Mô tả cách thức phẫu thuật
|
6
|
ngay_yl
|
Chuỗi
|
12
|
Ngày ra y lệnh (gồm 13 ký tự, theo
cấu trúc: yyyymmddHHmm = 4 ký tự năm + 2 ký tự tháng + 2 ký tự ngày + 2 ký tự
giờ (24 giờ) + 2 ký tự phút)
Ví dụ: ngày 31/03/2015 15:20 được hiển thị là: 201503311520
|
8.4. Yêu cầu
kỹ thuật, công nghệ cổng tích hợp dữ liệu KCB BHYT
STT
|
Nội dung yêu cầu
|
I
|
Yêu cầu chung
|
1
|
Tuân thủ theo công nghệ xây dựng ứng
dụng trên nền giao diện web (Web-based application). Giao diện được
trình bày khoa học, hợp lý và đảm bảo mỹ thuật hài hòa với mục đích của Cổng thông
tin Bộ/Tỉnh/Huyện/Cơ sở khám chữa bệnh, sử dụng các chuẩn về truy cập thông
tin phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam và theo thông lệ quốc tế.
|
2
|
Tương thích với các trình duyệt Web
thông dụng như IE, Firefox, Opera, v.v...
|
3
|
Các chức năng quản lý dành cho lãnh
đạo Bộ Y tế có khả năng hiển thị và xử lý trên thiết bị di động.
|
4
|
Khả năng hỗ trợ tối thiểu hai ngôn
ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh để thể hiện nội dung thông tin
|
5
|
Khả năng tích hợp kênh thông tin dịch
vụ ứng dụng để trao đổi thông tin
với các ứng dụng liên quan của ngành y tế.
|
6
|
Khả năng tích hợp kênh thông tin dịch
vụ, ứng dụng cung cấp dịch vụ theo các chuẩn tương tác của phần mềm
cổng lõi (JSR168, J2EE, webservice, Web-cliping...).
|
7
|
Phương án triển khai, đào tạo chuyển
giao công nghệ rõ ràng và khả thi
|
8
|
Khả năng chịu tải lớn (1,000,000 hồ
sơ đề nghị thanh toán giao dịch thành công/ ngày và các giao dịch khác liên
quan đến kiểm tra lạm dụng thẻ BHYT, chuyển tuyến cho khoảng 400,000
lượt khám/ ngày) cho khoảng
14,000
cơ sở y tế toàn quốc hoạt động ổn định.
|
II
|
Các yêu cầu về nền tảng công
nghệ
|
1
|
Có khả năng cá nhân hóa thông tin
cho từng người dùng (Customization hay Personalization): cho phép thiết đặt
các thông tin khác nhau cho các loại đối tượng sử dụng khác nhau theo yêu cầu.
Tính năng này dựa
trên hoạt động thu thập
thông tin về người dùng và cộng đồng người dùng, từ đó cung cấp các thông tin
chính xác tại thời điểm được yêu cầu
|
2
|
Có khả năng quản lý đăng nhập một lần,
tích hợp nhiều loại thông tin theo cơ chế SSO: cho phép dịch vụ xuất bản
thông tin hoặc các dịch vụ khác của portal lấy thông tin về người dùng khi
hoạt động mà không phải yêu cầu người dùng phải đăng nhập lại mỗi khi có yêu
cầu. Đây là một tính năng rất quan trọng vì các ứng dụng và dịch vụ trong
portal sẽ phát triển một cách nhanh chóng khi xuất hiện nhu cầu, mà các ứng dụng
và dịch vụ này tất yếu sẽ có các nhu cầu về xác thực hoặc truy xuất thông tin
người dùng
|
3
|
Có khả năng hỗ trợ nhiều môi trường
hiển thị thông tin trên thiết bị
di động.
Các
chức năng dành cho lãnh đạo cơ sở y tế, Vụ/Cục, Bộ có khả năng thao tác trên
thiết bị di động (thống kê, phân tích, báo cáo): (Multidevice support): cho
phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác
nhau như: màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless
phone, PDA), sử dụng để in hay cho bản fax... một cách tự động bằng cách xác
định thiết bị hiển thị thông qua các thuộc tính khác nhau. Ví dụ: cùng một
nội dung đó, khi hiển thị trên màn hình máy tính thì sử dụng
HTML, nhưng khi hệ thống xác định được thiết hiển thị là PDA hay mobile
phone, hệ thống sẽ loại bỏ các ảnh có trong nội dung và tự động chuyển nội
dung đó sang định dạng WML (Wireless Markup Language) để phù hợp cho việc hiển thị trên
màn hình của thiết bị di động.
|
4
|
Có khả năng quản trị cổng con (Cổng dữ liệu
KCB BHYT phân cấp cho Tỉnh)
|
5
|
Có khả năng quản trị người dùng theo
chuẩn LDAP
|
6
|
Có khả năng mã hóa và giải mã thông
tin người dùng, đặc biệt là dữ liệu đề nghị thanh toán BHYT được thu nhận và
chuyển dữ liệu thông qua cổng.
|
7
|
Công cụ tìm kiếm (Search
Engine): với khả năng tìm kiếm toàn văn mạnh mẽ, công cụ tìm kiếm không chỉ
tìm kiếm trong hệ thống Portal nội bộ mà còn trên nhiều các nguồn tài nguyên
khác nhau, trên các ứng dụng trong mạng nội bộ, trên internet hay trong các
cơ sở dữ liệu có cấu trúc hay không cấu trúc đến các thư mục đâu đó trên mạng
WAN, LAN
|
8
|
Sử dụng công nghệ phát triển cổng thông
tin tin cậy như: Microsoft sharepoint Portal; Oracle WebLogic Portal; Sun
Java System Portal; IBM WebSphere Portal
|
9
|
Quản trị cổng thông tin (Portal
administration): xác
định cách thức hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Tính năng này không chỉ
đơn giản là thiết
lập các giao diện người dùng với các chi tiết đồ họa
(look-and-feel), với tính năng này, người quản trị phải định nghĩa được các
thành phần thông tin, các kênh tương tác với người sử dụng cuối, định nghĩa
nhóm người dùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau
|
10
|
Quản trị người dùng (Portal user
management): cung cấp các khả năng quản trị người dùng cuối, tùy thuộc vào
đối tượng sử dụng của portal. Tại đây, người sử dụng có thể tự đăng ký trở
thành thành viên tại một cổng thông tin công cộng (như Yahoo, MSN...) hoặc được
người quản trị tạo lập và gán quyền sử dụng tương ứng đối với các cổng thông
tin doanh nghiệp. Mặt khác, tuỳ vào từng kiểu portal mà số lượng thành viên
có thể từ vài nghìn tới hàng triệu. Hiện tại phương pháp phân quyền sử dụng dựa
trên vai trò (RoleL based security) được sử dụng như một tiêu chuẩn trong các
hoạt động xác định quyền truy cập và cung cấp thông tin cho các đối tượng
khác nhau
trong portal cũng như các ứng dụng Web
|
11
|
Nhà cung cấp dịch vụ (Services
Provider): với nền tàng phát triển mạnh mẽ, Cổng thông tin không chỉ mạnh về
cung cấp thông tin, dữ liệu, tương tác đa chiều mà còn là công cụ cung cấp
thông tin, dữ liệu dưới dạng dịch vụ. Với nền tảng ứng dụng công nghệ ESB (Enterprise
Service Bus) và BPM (Business Processes Management), cùng với các Famework
phát triển mạnh mẽ, mọi yêu cầu
đều trở thành dịch vụ mà các ứng dụng lõi, ứng dụng nền tảng có thể cung cấp một cách
nhanh nhất và bảo đảm an toàn thông tin
|
12
|
Social Content: thêm vào đó, người
dùng có thể sẽ thỏa mãn với tính năng Social Content, đây đang là xu hướng mới
và sẽ phổ biến
trong tương lai, khi mà mỗi file tài liệu không chỉ đơn giản là tải lên
server để lưu trữ, mà tài liệu sẽ là đối tượng, là chủ đề có thể chia sẻ, lưu
trữ, tìm kiếm, thảo luận, thành quy trình phục vụ công việc
|
13
|
Social for business: ngoài các ứng dụng
tương tác B2C, Portal cũng cung cấp
giải pháp mạng
xã hội đặc thù nội bộ trong đơn vị, cho phép tương tác, chia sẻ, quản lý công
việc giữa mọi nhân viên, lãnh đạo là thông suốt trên mọi vùng miền địa lý, giải
pháp này hỗ trợ video trong giao tiếp, trao đổi.
|
III
|
Yêu cầu về sao lưu,
phục hồi dữ liệu
|
1
|
Phải có cơ chế sao lưu dữ liệu định
kỳ, đột xuất đảm bảo nhanh chóng đưa hệ thống hoạt động trở lại trong trường
hợp có sự cố xảy ra.
|
2
|
Các dữ liệu cần sao lưu:
- Dữ liệu cấu hình hệ thống (Quản lý
người sử dụng; cấu hình thiết lập kênh thông tin...).
- Cơ sở dữ liệu lưu
trữ hồ sơ đề nghị thanh toán của các cơ sở y tế.
- Các dữ liệu nghiệp vụ liên quan
khác.
|
3
|
- Có cơ chế phục hồi dữ liệu khi hệ thống
gặp sự cố
|
IV
|
Yêu cầu khác của Cổng
tích hợp dữ liệu
|
1
|
Mô tả kiến trúc tổng thể của cổng thông
tin tích hợp BYT
|
2
|
Mô tả chi tiết nền tảng
công nghệ triển khai cổng thông tin tích hợp BYT gồm công nghệ phát triển,
môi trường phát triển (nếu là mã nguồn mở thì nêu rõ nguồn gốc, các thành phần
đã có, chỉnh sửa bổ sung, bản
quyền thương mại)
|
3
|
Mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật kết
nối với các cơ sở y tế, Sở Y tế, BHXH trong việc liên thông dữ liệu khám chữa
bệnh BHYT thông qua cổng tích hợp
BYT
|
4
|
Mô tả chi tiết các thành phần ứng dụng
gồm các hệ thống tiếp nhận dữ liệu; khai thác, phân tích dự báo và báo cáo thống
kê tích hợp vào cổng tích hợp BYT và các
đề xuất khác của nhà cung cấp
|
5
|
Mô tả phương án, tiêu chuẩn kỹ thuật,
quy trình sử dụng của người dùng đảm an toàn an ninh dữ liệu liên thông
|
6
|
Mô tả chi tiết phương án của nhà
cung cấp về mô hình triển khai hạ tầng (máy chủ, cân bằng tải, lưu
trữ, tường lửa, đường truyền từ các cơ sở y tế tới TTDL) cho các
thành phần môi trường vận hành chính, dự phòng, đào tạo
|
7
|
Mô tả tính toán cấu hình thiết bị phần
cứng cho mô hình triển khai hạ tầng nêu trên
|
V
|
Đáp ứng các tiêu
chí đánh giá tại Công văn số 310/CV-ƯDCNTT.
|
1
|
Bộ tiêu chí đánh giá ban đầu theo bộ
tiêu chí đánh giá cổng thông tin tại các mục I.1, I.2; I.3 và III.1,
III.2, III.4, III.5 Phần B
trong phụ lục kèm theo công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
2
|
Trước khi đưa vào sử dụng, cổng tích
hợp KCB BHYT sẽ phải tiến hành đánh giá thực nghiệm (test vận hành) chủ yếu
về bảo mật và hiệu năng. Các tiêu chí này sẽ đưa ra sau khi cổng tích hợp của
các nhà cung cấp sẵn sàng triển
khai thực tế.
|
8.5. Tham khảo
· Tham khảo tiêu chí của Gartner về các giai đoạn
phát triển Chính phủ điện tử
· Tham khảo tiêu chí công nghệ thông tin trong
y tế của tổ chức HIMSS.
· Tham khảo hướng dẫn của Joint Learning
Network và Public Health Institute
· Comparisons of Health Insurance Systems in
Developed Countries của các tác giả: Randall P. Ellis, Tianxu Chen,
and Calvin E. Luscombe Boston University, Department of Economics 270 Bay State
Road; Boston MA 02215 USA
· 2014 International Profiles Of Health Care
Systems: Australia, Canada,
Denmark, England, Trance, Germany, Italy, Japan, The Netherlands, New Zealand,
Norway, Singapore, Sweden, Switzerland, and the United States
· Đề xuất chiến lược e-Health của Vinasa
· Đề xuất mô hình quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm
y tế của NTT Data sử dụng tại Nhật bản
· Kết quả thí điểm