>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi trong Công ty Cổ Phần

Hình từ Internet

1. Giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi trong công ty cổ phần

Người lao động cao tuổi là những người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 - Đây là độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động; đồng thời, là một trong các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí của Bảo hiểm xã hội.

Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. 

2. Những vấn đề công ty cổ phần cần lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi

Có 03 vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động với những người lao động cao tuổi:

Thứ nhất, chính vì tiếp tục lao động sau độ tuổi này nên sẽ tồn tại 02 trường hợp:

(1) Trường hợp thứ nhất: người lao động cao tuổi đã đủ điều kiện và đã hưởng chế độ hưu trí (hưởng lương hưu hàng tháng);

(2) Trường hợp thứ hai: người lao động cao tuổi chưa đáp ứng được điều kiện về số năm đóng Bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí.

Sở dĩ, doanh nghiệp cần phải phân định 02 trường hợp này là vì:

Đối với trường hợp thứ hai, doanh nghiệp và người lao động cao tuổi vẫn tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên), đóng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (nếu giao kết hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên).

Còn đối với trường hợp thứ nhất, dù người lao động cao tuổi có giao kết loại hợp đồng lao động gì với thời hạn bao lâu đi chăng nữa thì họ cũng không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm y tế nữa.

Khi đó, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động cao tuổi một khoản tiền tương đương với mức đóng các loại bảo hiểm này thuộc trách nhiệm đóng của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp với mức tiền lương tính đóng các loại bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) là 5,000,000 đồng; nay, họ đã hưởng lương hưu hàng tháng nhưng vẫn tiếp tục quan hệ lao động với doanh nghiệp (trở thành người lao động cao tuổi) theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng và mức lương tính đóng các loại bảo hiểm không đổi.

Doanh nghiệp và người lao động cao tuổi này không phải tham gia các loại bảo hiểm nữa; thay vào đó, doanh nghiệp sẽ trả thêm khoản tiền tương ứng với mức đóng các loại bảo hiểm của doanh nghiệp nhân với mức lương tính đóng của người lao động này: 21.5% x 5,000,000.

Thứ hai, doanh nghiệp không được phép sử dụng người lao động cao tuổi để làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ; trừ khi bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

(1) Người lao động cao tuổi là người có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời điểm ký hợp đồng lao động;

(2) Người lao động cao tuổi là người có tay nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; doanh nghiệp phải tổ chức kiểm tra, sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động;

(3) Người lao động phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong 01 năm;

(4) Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;

(5) Phải bố trí ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc;

(6) Có Đơn của người lao động cao tuổi tự nguyện làm việc để doanh nghiệp xem xét trước khi ký hợp đồng lao động.

Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập Phương án sử dụng người lao động cao tuổi gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau đây:

(1) Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc điểm, điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng người lao động cao tuổi;

(2) Đề xuất và đánh giá từng điều kiện cụ thể nêu trên khi sử dụng người lao động cao tuổi.

Việc sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cũng phải thực hiện theo như vậy.

Thứ ba, doanh nghiệp phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Tham khảo mẫu Hợp đồng lao động với người cao tuổi đang hưởng chế độ hưu tríHợp đồng lao động với người cao tuổi chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

15,559
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: