Thời gian qua, Mỹ hay gắn mác thao túng tiền tệ cho một số quốc gia. Vậy thao túng tiền tệ là gì? Khi nào Mỹ sẽ gắn mác thao túng tiền tệ? – Thị Ngự (TP. Hồ Chí Minh).
>> Ngày 08/11/2023, 1 USD bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Tỉ giá bảng Anh như thế nào?
>> Trường hợp nào phải có hệ thống phần mềm kế toán khi áp dụng hóa đơn điện tử?
Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu nên vấn đề này cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, tôi rất muốn biết rõ về vấn đề này để sớm đánh giá tác động nhằm hạn chế khó khăn, thiệt hại cho công ty.
Về vấn đề này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP giải đáp như sau:
Thao túng tiền tệ (Currency Manipulation) là thuật ngữ mà Chính phủ Mỹ thường dùng để chỉ cho một quốc gia thỏa mãn các tiêu chí sau đây:
- Thặng dư thương mại song phương với Mỹ vượt ngưỡng 15 tỉ USD.
- Thặng dư cán cân vãng lai vượt ngưỡng 3% GDP.
- Can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.
Việc Chính phủ Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ cho một quốc gia nào đó sẽ dẫn đến khó khăn cho hoạt động kinh tế của nước đó (nhất là trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu), môi trường đầu tư kinh doanh của quốc gia đó sẽ bị kém hấp dẫn…
Toàn văn cách phân biệt tiền thật với tiền giả
Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ (Ảnh chụp từ Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là thước đo kinh tế thể hiện cán cân thương mại dương, trong đó một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.
Thặng dư thương mại xảy ra khi kết quả của tính toán trên là dương. Thặng dư thương mại đại diện cho một dòng tiền từ thị trường nước ngoài chảy vào nội địa. Nó trái ngược với thâm hụt thương mại, đại diện cho một dòng tiền chảy ra, và có cán cân thương mại âm.
Cán cân vãng lai (hay còn gọi là tài khoản vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên “nợ”. Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên “có”. Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
Tài khoản vãng lai bao gồm: Cán cân thương mại hàng hóa (xuất, nhập khẩu); cán cân thương mại phi hàng hóa (vận tải, du lịch, dịch vụ, kiều hối, đầu tư); các chuyển khoản.
Thặng dư cán cân vãng lai (Current Account Surplus) khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, thâm hụt cán cân vãng lai khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn.
Báo cáo 522/BC-CP ngày 08/10/2023 của Chính phủ về việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa xv đến hết kỳ họp thứ 4 đối với lĩnh vực ngân hàng … Bên cạnh đó, trước thiện chí và nỗ lực của Việt Nam cũng như các biện pháp điều hành phù hợp của NHNN, từ tháng 4/2021 - nay, NHNN đã thành công xử lý các quan ngại của phía Mỹ đối với vấn đề tỷ giá, nhờ đó, Bộ Tài chính Mỹ xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ. Tại các cuộc làm việc song phương, Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục đánh giá cao công tác điều hành CSTT, tỷ giá của NHNN thời gian qua đã duy trì được sự ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đây là kết quả có ý nghĩa rất tích cực, được Chính phủ, dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao, không chỉ giúp Việt Nam tránh được thiệt hại về kinh tế mà còn góp phần tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài. |