Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 522/BC-CP Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành: 08/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 522/BC-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2023

BÁO CÁO

VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI KHÓA XIV VỀ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ, CHẤT VẤN VÀ NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ, CHẤT VẤN TỪ ĐẦU NHIỆM KỲ KHÓA XV ĐẾN HẾT KỲ HỌP THỨ 4 ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Kính gửi: Các vị Đại biểu Quốc hội

Thực hiện yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 2805/TB-TTKQH ngày 21/9/2023, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin báo cáo tình hình triển khai thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 đối với lĩnh vực ngân hàng như sau:

A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI

Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 134/2020/QH14 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII, Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, NHNN đã chủ động nghiên cứu, rà soát, phân công các đơn vị chức năng triển khai quyết liệt, có hiệu quả những nội dung có liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng.

Ngày 09/8/2022, NHNN đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 của Quốc hội để chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành Ngân hàng tập trung triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Quốc hội.

Qua rà soát, các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 62/2022/QH15 cũng bao hàm các nội dung tại Nghị quyết số 134/2020/QH14. Đến nay, về cơ bản NHNN đang triển khai đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Quốc hội. Chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, góp phần quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành tỷ giá, lãi suất linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu CSTT; thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, niềm tin vào VND được củng cố; tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng tín dụng, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực là động lực cho tăng trưởng. Công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu được triển khai theo đúng lộ trình, kế hoạch đặt ra, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục được bảo đảm. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có sự chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.

Các giải pháp đồng bộ nêu trên đã góp phần tích cực giúp nền kinh tế đạt được nhiều kết quả khả quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp hơn mục tiêu do Quốc hội đề ra, được các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao, là điều kiện để các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia1.

B. VIỆC THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI

I. Nhóm nhiệm vụ liên quan đến: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu để áp dụng khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 hết hiệu lực thi hành. Rà soát, sửa đổi các quy định về việc các TCTD chào bán, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, hạn chế rủi ro. Hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển các tổ chức tài chính vi mô an toàn, hiệu quả. (Nghị quyết số 62/2022/QH14)

1. Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Thực hiện Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, NHNN tiến hành tổng kết, lập đề nghị xây dựng Luật, xây dựng và trình Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Ngày 15/11/2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền. Ngày 22/11/2022, Chủ tịch nước đã ra Quyết định số 12/2022/L-CTN về việc công bố Luật Phòng, chống rửa tiền (có hiệu lực từ ngày 01/3/2023), NHNN đã trình Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền. Quyết định số 11/2023/QĐ-TTg ngày 27/4/2023 Quy định mức giá trị lớn phải báo cáo. Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, sự phù hợp với các điều ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Nghiên cứu, rà soát Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Bảo hiểm tiền gửi.

NHNN đã ban hành Kế hoạch nghiên cứu, rà soát Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Kế hoạch nghiên cứu, rà soát, lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm tiền gửi2. Trên cơ sở nghiên cứu, rà soát các quy định của 02 Luật, đánh giá các vướng mắc, bất cập, khó khăn trong thực tiễn triển khai và kinh nghiệm quốc tế, ngày 30/9/2022, NHNN đã có Báo cáo số 324/BC-NHNN gửi Chính phủ kết quả nghiên cứu, rà soát đối với hai Luật này. Trong đó, NHNN đề xuất cho phép kéo dài thời gian nghiên cứu, rà soát sự cần thiết sửa đổi, bổ sung 2 Luật này và thực hiện lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật trình Chính phủ trình Quốc hội vào Chương trình xây dựng Luật năm 2024 (trong trường hợp cần thiết ban hành).

3. Luật Các TCTD (sửa đổi).

Thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, NHNN đã ban hành Quyết định số 767/QĐ-NHNN ngày 19/4/2022 về Kế hoạch nghiên cứu, rà soát, tổng kết, hoàn thiện Luật các TCTD 2010 và Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2010. Trên cơ sở đó, NHNN đã xây dựng, hoàn thiện Báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát Luật các TCTD.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022, NHNN đã tiến hành xây dựng dự án Luật các TCTD (sửa đổi), thực hiện việc xin ý kiến các bộ, ngành, các TCTD, các tổ chức có liên quan, đăng tải lấy ý kiến rộng rãi trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, của NHNN, gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ hồ sơ dự án Luật các TCTD (sửa đổi)3; Chính phủ trình Quốc hội4 cho ý kiến. Ngày 05/6/2023, tại Kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã trình bày Tờ trình về dự án Luật các TCTD (sửa đổi) và ngày 10/6/2023 Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật các TCTD (sửa đổi). Hiện NHNN đang phối hợp cùng các cơ quan của Quốc hội hoàn thiện hồ sơ dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

4. Về nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc rà soát, sửa đổi bổ sung Luật các TCTD.

Thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022, NHNN đã đề xuất các nội dung luật hóa quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Luật các TCTD (sửa đổi). Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo hướng kế thừa và sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị quyết 42 đã được triển khai hiệu quả trên thực tiễn như: (i) Kế thừa các quy định: Bán nợ xấu và tài sản bảo đảm; Mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; Kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án; (ii) Sửa đổi, bổ sung một số quy định về: nợ xấu; mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; thứ tự ưu tiên thanh toán; hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, vụ việc vi phạm hành chính; chuyển nhượng tài sản bảo đảm.

5. Về các Nghị định trình Chính phủ.

5.1. Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt: Trong năm 2022, NHNN đã phối hợp với các đơn vị chức năng nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Nghị định theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định theo quy định5. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ6, NHNN đã phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện bộ hồ sơ Nghị định và trình Chính phủ ký ban hành7.

5.2. Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái8, trong thời gian qua, NHNN đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan liên quan để trao đổi, thống nhất, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định, trình báo cáo Chính phủ9 để triển khai các bước tiếp theo theo quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nghị định về Cơ chế thử nghiệm là Nghị định được xây dựng không dựa trên quy định tại cấp độ Luật, do đó, quy trình xây dựng Nghị định sẽ cần nhiều thời gian hơn, Chính phủ phải trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị định trước khi ký thông qua. Bên cạnh đó, Nghị định là cách tiếp cận pháp lý mới nên nhiều vấn đề cần được rà soát kỹ lưỡng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và cần được nghiên cứu, thiết kế để đảm bảo thúc đẩy đổi mới sáng tạo và kiểm soát rủi ro, đảm bảo ổn định tài chính. Đồng thời, trong quá trình phối hợp với các Bộ, cơ quan còn có ý kiến chưa thống nhất dẫn đến kéo dài thời gian trình Chính phủ.

6. Rà soát, sửa đổi các quy định về việc các TCTD chào bán, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, hạn chế rủi ro.

- Liên quan đến hoạt động mua, bán TPDN của TCTD: Ngày 23/4/2023, NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN (có hiệu lực từ ngày 24/4/2023). Việc ban hành Thông tư số 03/2023/TT-NHNN nhằm góp phần gia tăng thanh khoản, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường TPDN trong tình hình khó khăn hiện nay theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Liên quan đến hoạt động đại lý phát hành TPDN của TCTD: Ngày 31/12/2021, NHNN ban hành Thông tư 28/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Theo đó, NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động đại lý phát hành TPDN tại thị trường trong nước theo quy định của Luật Chứng khoán nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và để đảm bảo chặt chẽ, phản ánh đúng bản chất của hoạt động đại lý là hoạt động cung ứng dịch vụ để hưởng phí; bổ sung quy định trường hợp NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với nhà đầu tư về việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp thì phải ký hợp đồng với nhà đầu tư (trong đó nêu rõ điều kiện, điều khoản về việc mua lại trái phiếu) và phải tuân thủ quy định của NHNN về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp và các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng khi thực hiện các cam kết này.

7. Hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển các tổ chức tài chính vi mô an toàn, hiệu quả.

Một trong những giải pháp cơ cấu lại TCTD đề ra tại Quyết định 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 là “khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, từng bước phát triển các tổ chức tài chính vi mô an toàn, bền vững theo định hướng thị trường”. Hiện NHNN đang hoàn thiện việc xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018 quy định về cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển các tổ chức tài chính vi mô an toàn, hiệu quả.

8. Công tác xây dựng pháp luật trong ngành ngân hàng từ khi ban hành Nghị quyết.

Từ tháng 8/2022 đến nay, NHNN đã ban hành 29 Thông tư (bao gồm 01 thông tư mật) hướng dẫn liên quan đến nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của NHNN để tạo hành lang pháp lý cho NHNN thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: (i) triển khai các cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; (ii) Tăng cường, nâng cao hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng (iii) Điều chỉnh hoạt động ngoại hối, chuyển tiền ra nước ngoài, thanh toán...Với kết quả ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên đã hoàn thiện thêm một bước hệ thống pháp luật ngành ngân hàng, tạo cơ sở để triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; góp phần tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tạo lập khuôn khổ pháp lý quan trọng cho NHNN điều hành chính sách tiền tệ, bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại và lành mạnh hóa hệ thống các TCTD.

9. Hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân:

Thực tiễn thời gian qua, để triển khai thực hiện Nghị quyết, cần ban hành gấp các văn bản sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cho phù hợp với VBQPPL mới được ban hành hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn (các trường hợp quy định tại khoản 3, 5 Điều 146 Luật Ban hành VBQPPL). Tuy nhiên, việc ban hành thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong các trường hợp nêu trên không thực hiện được do chưa có quy định hướng dẫn về cơ quan có thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng trong trường hợp này. Cụ thể: Luật Ban hành VBQPPL (đã sửa đổi, bổ sung) có quy định về thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư thuộc khoản 1, 24 Điều 146 Luật Ban hành VBQPPL (đã sửa đổi, bổ sung); nhưng hiện chưa có quy định về cơ quan có thẩm quyền quyết định trong trường hợp cần ban hành thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thuộc khoản 3, 5 Điều 146 Luật Ban hành VBQPPL (đã sửa đổi, bổ sung) theo trình tự, thủ tục rút gọn. Điều này dẫn đến những văn bản cần ban hành gấp để đáp ứng thực tiễn nhưng do không thuộc trường hợp được áp dụng thủ tục rút gọn nên phải tuân thủ trình tự thông thường, không đảm bảo được yêu cầu kịp thời của văn bản.

Do vậy, NHNN đề xuất cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung một số quy định của Luật Ban hành VBQPPL để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, như về thẩm quyền quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong từng trường hợp cần ban hành thông tư theo quy định tại khoản 3, 5 Điều 146 của Luật Ban hành VBQPPL.

II. Nhóm nhiệm vụ liên quan đến: Điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng kịp thời với diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế. Quản lý thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng. Chỉ đạo các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu hạ lãi suất cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.

1. Điều hành đồng bộ các công cụ CSTT để điều tiết tiền tệ nhằm góp phần hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và góp phần hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng kinh tế (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14). Trong đó, từ năm 2021 đến nay, NHNN đã điều hành linh hoạt, chủ động nghiệp vụ thị trường mở để ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu CSTT, duy trì các phiên chào mua giấy tờ có giá, sẵn sàng hỗ trợ vốn cho các TCTD, góp phần hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế và trong nước, NHNN đã phát hành tín phiếu NHNN nhằm chủ động kiểm soát tiền tệ và hỗ trợ hoạt động điều hành tỷ giá. Đến nay, nguồn vốn của các TCTD được đảm bảo và có dư thừa, các giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng được thông suốt.

2. Điều hành lãi suất (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14). Chỉ đạo các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu hạ lãi suất cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. (Nghị quyết số 62/2022/QH14).

Từ năm 2021 đến tháng 9/2022, mặc dù lãi suất thế giới tăng nhanh và áp lực lạm phát trong nước tăng nhanh10, NHNN vẫn nỗ lực giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường11. Tuy nhiên, từ cuối tháng 9/2022, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu neo ở mức cao, đồng USD tăng giá mạnh, xu hướng thắt chặt CSTT nhanh và mạnh của Fed đã gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát. Để tiếp tục miến khai đồng bộ các biện pháp, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, NHNN đã điều chỉnh tăng 0,8-2%/năm trong tháng 9 và 10/202212. Đây là giải pháp kịp thời, phù hợp với xu hướng chung tăng lãi suất trên toàn thế giới để ưu tiên kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tỷ giá, tạo dư địa thích ứng mới với các biến động trên thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an toàn hệ thống. Đồng thời, NHNN khuyến khích các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh13. Trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh và áp lực lạm phát trong nước gia tăng, mặt bằng lãi suất năm 2022 có xu hướng tăng so với cuối năm 202114.

Trong các tháng đầu năm 2023, thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm 04 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 0,5-2,0%/năm15 trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao. Đồng thời, NHNN đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay như: (i) Chỉ đạo TCTD duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro; không làm ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường16; chỉ đạo TCTD kiểm soát chặt chẽ lãi suất tiền gửi để giữ ổn định mặt bằng lãi suất thị trường17; (ii) Khuyến khích TCTD tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh18; (iii) Làm việc với các NHTM đề nghị tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi và cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh; (iv) NHNN có các công văn yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai các biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới (phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm)19.

Trên cơ sở chỉ đạo, điều hành của NHNN, đến nay, mặt bằng lãi suất đã có xu hướng giảm (lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới giảm khoảng hơn 1,0%/năm so với cuối năm 2022); các TCTD đã đưa ra các cam kết giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng trong năm 2023 với mức giảm khoảng 0,5-3,0%/năm với dư nợ hiện hữu và cam kết sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng giải ngân mới trong các tháng cuối năm. Nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đã và đang được các TCTD điều chỉnh giảm lãi suất cho vay; Doanh nghiệp và người dân đang dần tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý. Với tác động của độ trễ chính sách sau những lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, các biện pháp của NHNN và cam kết giảm lãi suất cho vay của TCTD, thì dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

3. Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14).

Từ năm 2021 đến nay, thị trường ngoại tệ có những biến động trái chiều trong từng giai đoạn. Theo đó, NHNN tiếp tục áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm, điều hành theo hướng từng bước để tỷ giá biến động linh hoạt hơn, phù hợp với điều kiện thị trường và nền tảng kinh tế vĩ mô (NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay từ ±3% lên ±5% từ tháng 10/2022); qua đó tạo cho tỷ giá có thêm dư địa hấp thu được các cú sốc từ bên ngoài, tránh gây sốc thị trường, hạn chế tâm lý, kỳ vọng thị trường, từ đó giải tỏa được hành vi găm giữ ngoại tệ. Đồng thời, NHNN linh hoạt áp dụng các biện pháp mua/bán can thiệp ngoại tệ trên thị trường khi cần thiết và phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với công tác truyền thông, các công cụ CSTT khác (lãi suất, thanh khoản VND,...) cũng như các biện pháp quản lý ngoại hối nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, củng cố vị thế VND, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể: (i) Trong những giai đoạn cân đối cung - cầu ngoại tệ thuận lợi như năm 2021 và đầu năm 2023, NHNN mua ngoại tệ từ các TCTD để duy trì hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ, bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước, giúp chuyển hóa nguồn lực thành tiền đồng để hỗ trợ phát triển kinh tế; (ii) Trong những giai đoạn thị trường trong nước chịu tác động bất lợi từ các biến động mạnh trên thị trường quốc tế như năm 2022, NHNN bán ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường, ổn định tỷ giá và tâm lý thị trường, đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường.

Nhờ triển khai quyết liệt hàng loạt các giải pháp đồng bộ nêu trên, nhìn chung, từ năm 2021 đến nay, mặc dù đối mặt với thách thức lớn chưa từng có nhưng thị trường ngoại tệ vẫn duy trì ổn định. Tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả 2 chiều phù hợp với điều kiện thị trường trong và ngoài nước, góp phần hấp thu các cú sốc bên ngoài, tuy nhiên VND duy trì ổn định hơn nhiều đồng tiền khác. Thị trường ngoại tệ hoạt động thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế đều được TCTD đáp ứng, qua đó góp phần rất quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó, trước thiện chí và nỗ lực của Việt Nam cũng như các biện pháp điều hành phù hợp của NHNN, từ tháng 4/2021 - nay, NHNN đã thành công xử lý các quan ngại của phía Mỹ đối với vấn đề tỷ giá, nhờ đó, Bộ Tài chính Mỹ xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ. Tại các cuộc làm việc song phương, Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục đánh giá cao công tác điều hành CSTT, tỷ giá của NHNN thời gian qua đã duy trì được sự ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đây là kết quả có ý nghĩa rất tích cực, được Chính phủ, dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao, không chỉ giúp Việt Nam tránh được thiệt hại về kinh tế mà còn góp phần tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài.

4. Phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14): NHNN thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành về điều hành CSTT, thực hiện tốt vai trò của thành viên Tổ điều hành thị trường trong nước trong việc phối hợp kiểm soát giá một số hàng hóa dịch vụ... nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, NHNN đã điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để điều tiết tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu điều hành CSTT, nhưng vẫn duy trì mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý, tạo điều kiện cho Bộ Tài chính phát hành trái phiếu Chính phủ. Trong thực tiễn điều hành, NHNN và Bộ Tài chính cũng thường xuyên trao đổi các thông tin về thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu Chính phủ, việc điều hành ngân quỹ của kho bạc Nhà nước để tăng cường sự phối hợp giữa công tác điều hành CSTT và chính sách tài khóa.

Trong những năm gần đây, các khoản giải ngân của ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn chậm so với yêu cầu dẫn đến tồn ngân Ngân quỹ Nhà nước (là các khoản NSNN thu từ nền kinh tế qua thu thuế, thu từ phát hành trái phiếu... nhưng chưa được giải ngân) hiện nay đang ở mức cao, chiếm 6,94% tổng phương tiện thanh toán (cuối năm 2022 là 6,42%, cuối năm 2021 là 4,97%). Các khoản tồn ngân Ngân quỹ nhà nước ở mức cao, ngày càng bị tích tụ chưa được sử dụng, tồn đọng tại NSNN làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế, theo đó đã gây khó khăn cho việc huy động vốn của doanh nghiệp để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như của TCTD. Trường hợp cầu về vốn của nền kinh tế tăng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, việc cung về vốn bị đọng tại NSNN sẽ gây khó khăn cho việc giảm lãi suất của hệ thống ngân hàng.

5. Kết quả điều hành CSTT kiểm soát lạm phát (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14).

Từ năm 2020 đến nay, ngành Ngân hàng đã đóng góp tích cực vào việc đạt được một số kết quả nổi bật và rất đáng ghi nhận trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động vô cùng phức tạp: (i) Kiểm soát thành công lạm phát ở mức dưới 4% và neo giữ kỳ vọng lạm phát ổn định (Lạm phát CPI bình quân các năm: 2020: 3,23%; 2021: 1,84%; 2022: 3,15%); (ii) Đảm bảo thanh khoản hệ thống TCTD, hỗ trợ cung ứng vốn đầy đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; (iii) Thị trường tiền tệ hoạt động thông suốt, mặt bằng lãi suất cho vay sau khi tăng từ cuối năm 2022 đã có xu hướng giảm và duy trì ở mức thấp trong năm 2023 để hỗ trợ phục hồi kinh tế; (iv) Tỷ giá diễn biến phù hợp với tình hình thị trường, thị trường ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ; (v) Trong bối cảnh rủi ro toàn cầu tăng lên và nhiều quốc gia trên thế giới liên tiếp bị hạ bậc xếp hạng do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đều nâng triển vọng của Việt Nam lên “tích cực” trong năm 2021 và tiếp tục nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam trong năm 2022.

Tính đến tháng 9/2023, lạm phát mặc dù đã có dấu hiệu chậm lại nhưng lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao nên chưa thể chủ quan: Lạm phát CPI tháng 9/2023 tăng 1,08% so với tháng trước và tăng 3,66% so với cùng kỳ20, bình quân 9T2023 là 3,16%, thấp hơn mục tiêu 4,5%. Lạm phát cơ bản tháng 9/2023 tăng 0,26% so với tháng trước và 3,8% so với cùng kỳ21, bình quân 9T2023 là 4,49%.

6. Về tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP (Nghị định 24) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14).

Để phục vụ cho việc tổng kết, đánh giá Nghị định 24, trong thời gian qua, NHNN đã triển khai các công việc sau:

- Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra trên cả nước để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vàng, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền (nếu có), yêu cầu khắc phục tồn tại phát hiện sau kiểm tra, thanh tra. Cụ thể, NHNN đã tổ chức hai đợt thanh tra, kiểm tra bao gồm: (i) Đợt 1 vào tháng 5/2022, NTTNN đã chỉ đạo NHNN chi nhánh TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thành lập các đoàn kiểm tra một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng có trụ sở chính trên địa bàn; (ii) Đợt 2 vào tháng 7/2022, NHNN đã mở rộng địa bàn thanh tra, kiểm tra qua việc yêu cầu chi nhánh NHNN tại 63 tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn (Cục Quản lý thị trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an...) triển khai thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh vàng. NHNN đã báo cáo kết quả công tác kiểm tra tại cuộc họp liên ngành về tình hình thị trường vàng và chênh lệch giá vàng thế giới với giá vàng miếng SJC trong nước do Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

- Tháng 7/2022, NHNN đã tổ chức họp lấy ý kiến về chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách bao gồm: Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam và 33 tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng miếng. Các đại biểu dự họp đều thống nhất đánh giá những thành công của Nghị định 24 và chính sách chấm dứt huy động, cho vay vàng của NHNN những năm qua là bước tiến quan trọng để ổn định thị trường vàng, hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, loại bỏ tình trạng vàng hóa ra khỏi hệ thống các TCTD, qua đó ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và kinh tế vĩ mô trong nước. Đồng thời, các đại biểu cùng thống nhất việc sửa đổi Nghị định 24 là vấn đề cần cân nhắc thận trọng để đảm bảo mục tiêu chống vàng hóa và hạn chế tác động tới thị trường tiền tệ, ngoại hối.

- Trong tháng 11/2022, NHNN đã tiến hành lấy ý kiến 63 NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố về đánh giá, tổng kết Nghị định 24. Trên cơ sở đó, NHNN đã tu chỉnh dự thảo báo cáo đánh giá, tổng kết Nghị định 24. Trong tháng 2/2023, NHNN đã gửi xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan và Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam. (đến cuối Tháng 5/2023, NHNN đã nhận được đầy đủ các ý kiến). Đầu tháng 6/2023, NHNN và Bộ Tư pháp đã có buổi trao đổi trực tiếp với một số hiệp hội kinh doanh vàng để tìm hiểu kinh nghiệm quản lý thị trường vàng tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

- Cuối tháng 9/2023, NHNN đã tổ chức buổi Tọa đàm “Chính sách quản lý thị trường vàng”, trong đó có mời đại diện Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam và một số chuyên gia kinh tế - tài chính, đại biểu quốc hội quan tâm về lĩnh vực vàng. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bên, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tu chỉnh, hoàn thiện dự thảo báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 24 trình Chính phủ và đề xuất các chính sách quản lý vàng phù hợp (nếu cần thiết).

7. Khó khăn, vướng mắc.

- Lạm phát trong nước còn nhiều yếu tố tiềm ẩn rủi ro gia tăng do: (i) Áp lực tăng giá các mặt hàng Nhà nước quản lý (điện, nước, y tế, giáo dục) theo lộ trình; (ii) Lương cơ bản tăng (kể từ 1/7/2023) sau 3 năm bị hoãn sẽ làm tăng tổng cầu thông qua chi tiêu và đầu tư của hộ gia đình; (iii) Diễn biến xung đột chính trị - quân sự tại một số quốc gia, khu vực có thể gia tăng trở lại, làm gia tăng rủi ro đối với giá các mặt hàng năng lượng (xăng dầu, chất đốt) và nguyên, vật liệu khác; (iv) Giá lương thực, thực phẩm tiềm ẩn rủi ro tăng do diễn biến thời tiết, dịch bệnh khó lường, cùng với nhu cầu trong nước và Trung Quốc tăng, trong khi giá các yếu tố đầu vào (phân bón, thức ăn chăn nuôi...) vẫn ở mức cao; (v) Sản xuất của nền kinh tế suy yếu, có thể gây ra thiếu cung, giá một số mặt hàng có thể tăng.

- Quá trình triển khai chủ trương giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Quốc hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do: (i) Các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 các TCTD huy động vốn với lãi suất ở mức cao và các khoản huy động này chưa đến thời hạn thanh toán; (ii) Mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục gia tăng và vẫn ở mức cao trong các tháng đầu năm 2023; các NHTW lớn trên thế giới tiếp tục tăng lãi suất và neo giữ ở mức cao; (iii) Áp lực lạm phát trong và ngoài nước, đặc biệt là lạm phát cơ bản còn cao và dai dẳng nên vẫn tiềm ẩn rủi ro lạm phát; (iv) Thị trường vốn chưa phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng (tỷ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2022 ở mức khoảng 126%22); ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn.

- Từ năm 2022 đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất điều hành 11 lần (với 7 lần tăng trong năm 2022 và 4 lần tăng từ đầu năm 2023 đến nay), đưa lãi suất điều hành USD lên mức cao nhất trong 22 năm qua; bên cạnh đó, chỉ số đo lường sức mạnh USD quốc tế DXY cũng tăng mạnh từ mức 99 khoảng giữa tháng 7/2023 lên mức 106,7 hiện nay, gây áp lực mất giá lên các đồng tiền trong đó có đồng Việt Nam. Việc NHNN giảm mạnh lãi suất điều hành đối với VND dẫn đến tình trạng lãi suất USD cao hơn nhiều lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng, qua đó, đã và đang gây áp lực lớn lên tỷ giá USD/VND. Tính đến ngày 27/09/2023, VND mất giá khoảng 3,5% so với cuối năm 202223.

Trong thời gian tới, Fed dự kiến duy trì lãi suất USD ở mức cao, do đó, tỷ giá và thị trường trong nước tiếp tục chịu áp lực rất lớn.

8. Định hướng thời gian tới.

- Tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, thích ứng kịp thời với thị trường trong và ngoài nước. Điều tiết tiền tệ, thanh khoản thị trường hợp lý, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường và mục tiêu CSTT.

- Tiếp tục điều hành tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng trong cả năm với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT giao thông; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

III. Nhóm nhiệm vụ liên quan đến: Điều hành tín dụng

1. Xây dựng tiêu chí phương thức xác định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng TCTD, bảo đảm thống nhất, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tiêu chuẩn Basel II và các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Nghiên cứu hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD. (Nghị quyết số 62/2022/QH14)

a. Đối với nhiệm vụ xây dựng tiêu chí, phương thức xác định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

- Tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022, NHNN nêu rõ định hướng điều hành tín dụng năm 2022, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Thông báo và định kỳ xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng của từng TCTD trên cơ sở các tiêu chí như tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh; trong đó; xem xét ưu tiên đối với TCTD tham gia hỗ trợ xử lý TCTD yếu kém, TCTD giảm mặt bằng lãi suất cho vay theo chủ trương của Chính phủ và NHNN.

Ngày 21/02/2022, NHNN đã ban hành văn bản số 850/NHNN-CSTT chỉ đạo về tăng trưởng tín dụng năm 2022 và công văn thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 gửi các TCTD. Ngày 31/8/2022, NHNN đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các TCTD có đề nghị và có thông báo gửi các TCTD. Ngày 05/12/2022, NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng năm 2022 thêm 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các TCTD nhằm cung ứng thêm vốn tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho các ngành kinh tế trọng yếu, động lực tăng trưởng kinh tế như các lĩnh vực ưu tiên, xăng dầu, nông nghiệp nông thôn... theo chủ trương của Chính phủ. Việc thông báo và điều chỉnh tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD trên cơ sở kết quả xếp hạng từng TCTD và xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như: TCTD giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng kém, ... đảm bảo góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ đồng thời khuyến khích các TCTD nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, an toàn hoạt động, góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Năm 2022, NHNN đã tổ chức Hội thảo với chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội, tổ chức quốc tế và Hội nghị về công tác điều hành tín dụng với các TCTD để trao đổi và tham vấn ý kiến về chính sách tăng trưởng tín dụng của NHNN. Tại các hội nghị, hầu hết chuyên gia, đại biểu Quốc hội và TCTD đồng thuận đánh giá các giải pháp điều hành tín dụng thời gian qua của NHNN là hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, đặc thù của Việt Nam. Bên cạnh đó, đa số ý kiến cho rằng, tín dụng chỉ là một trong số các kênh vốn, không thể đáp ứng hết tất cả các nhu cầu vốn của nền kinh tế. Do vậy, Chính phủ cần phát triển các kênh khác như chứng khoán, trái phiếu, đầu tư công, thu hút vốn nước ngoài...

- Năm 2023, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng, NHNN nêu rõ định hướng điều hành tín dụng năm 2023, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Ngày 24/02/2023, NHNN đã có công văn 1079/NHNN-CSTT chỉ đạo về tăng trưởng tín dụng năm 2023 và công văn thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 gửi các TCTD. Việc thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD căn cứ một số tiêu chí cơ bản như kết quả chấm điểm xếp hạng TCTD đến thời điểm gần nhất, mức độ tập trung tín dụng, việc tham gia hỗ trợ xử lý TCTD yếu kém (ngân hàng yếu kém, quỹ tín dụng nhân dân yếu kém), tình hình thực tiễn thị trường...

Ngày 10/7/2023, NHNN đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các TCTD với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%. Việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD được NHNN thực hiện trên cơ sở đề nghị của TCTD, tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng TCTD, đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động của hệ thống TCTD. Đây là nỗ lực của NHNN để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ở mức thấp hơn dự kiến, các nguồn vốn trung dài hạn trong nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn.

b. Đối với nhiệm vụ “Nghiên cứu hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD”.

Hiện nay, áp lực lạm phát dù đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi rủi ro nợ quốc gia vẫn còn lớn đang gây thách thức cho công tác điều hành CSTT và tín dụng của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát; ổn định an toàn hệ thống TCTD24. Chính vì vậy, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Việc dỡ bỏ biện pháp này cần được tiếp cận một cách thận trọng, đảm bảo đồng bộ các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường. Hiện nay trong quá trình điều hành, NHNN đã và đang thực hiện kết hợp triển khai đồng bộ việc áp dụng các chỉ tiêu an toàn theo chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của các TCTD với việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho TCTD, qua đó ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động của các TCTD. Đồng thời, để tiến tới và kiểm soát tín dụng thông qua các chỉ số an toàn, NHNN đang chỉ đạo các TCTD thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, nâng cao chuẩn mực quản trị theo thông lệ quốc tế; tuy nhiên, điều này cũng cần song hành với việc triển khai hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao vai trò và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường vốn đáp ứng được nhu cầu vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào kênh vốn tín dụng ngân hàng.

Hiện nay, NHNN đang nghiên cứu triển khai nhiệm vụ này tuy nhiên còn một số khó khăn, vướng mắc như sau:

- Trước năm 2011, do đặc thù nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng để cân đối cho các nhu cầu vốn nên tín dụng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, và có tốc độ tăng rất nhanh25; tỷ lệ tín dụng/GDP giai đoạn này cũng tăng nhanh26. Kéo theo hệ lụy là cuộc đua lãi suất huy động giữa các TCTD để có nguồn vốn cho vay, dẫn đến lãi suất cho vay tăng tương ứng và nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng cao, nhiều TCTD có nguy cơ mất thanh khoản, gây bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát tăng cao ở mức 2 con số27. Các tổ chức quốc tế (IMF, WB và Moody’s) cảnh báo việc nới lỏng tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn này đã gia tăng nguy cơ rủi ro trọng yếu đối với ổn định kinh tế vĩ mô, đe dọa đến an toàn hệ thống, mất khả năng kiểm soát nợ xấu. Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam lại có độ mở lớn, nên tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã gây thêm ảnh hưởng kéo dài và nghiêm trọng đến nền kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp và đặc biệt là với hệ thống ngân hàng. Trước bối cảnh đó, từ năm 2011 đến nay, kết hợp với việc kiểm tra, giám sát hệ thống TCTD qua các chỉ tiêu an toàn theo chuẩn mực quốc tế, NHNN tiến hành giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD căn cứ vào năng lực tài chính, quản trị, điều hành đặc thù của từng TCTD.

Quá trình triển khai biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng từ năm 2011 đến nay cho thấy, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã giảm từ mức trên 30%/năm (cá biệt có năm tăng 53,8%) xuống còn khoảng từ 12-14%/năm trong những năm gần đây. Từ đó góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát và duy trì lạm phát ổn định dưới 4%. Đồng thời, biện pháp này đã góp phần thúc đẩy các TCTD nâng cao năng lực quản trị, điều hành, cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động, giảm mặt bằng lãi suất thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả tích cực đã đạt được thì hệ thống TCTD vẫn còn một số vấn đề như có sự phân hóa giữa các ngân hàng, tình trạng sở hữu chéo chưa được giải quyết triệt để, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng... ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung.

- Đến nay, đặc thù nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào kênh tín dụng ngân hàng để cung ứng cho các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Nhất là trong bối cảnh thị trường vốn phát triển chưa tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế và hiện đang gặp nhiều khó khăn cần hỗ trợ, nổi lên nhiều vấn đề tồn tại, thì áp lực cân đối vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung dài hạn) tiếp tục đè nặng lên vai hệ thống ngân hàng, tiềm ẩn rủi ro chênh lệch kỳ hạn, thanh khoản (khi TCTD chủ yếu huy động ngắn hạn nhưng cho vay trung dài hạn). Trong khi đó, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thị trường vốn, thị trường chứng khoán có vai trò chủ đạo cung cấp vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng chủ yếu cung cấp vốn ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, áp lực cung ứng vốn cho quá trình phục hồi kinh tế là rất lớn, nhu cầu vốn của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng nên tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện ở mức cao, tiềm ẩn rủi ro bất ổn vĩ mô như cảnh báo của một số tổ chức quốc tế. Đồng thời áp lực lạm phát dù đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro, thách thức cho công tác điều hành của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định an toàn hệ thống TCTD.

Với điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam như trình bày nêu trên, nếu TCTD tự tăng trưởng tín dụng mà không có biện pháp kiểm soát thông qua cả hệ thống các chỉ tiêu an toàn hoạt động và hạn mức tăng trưởng tín dụng, thì hệ thống TCTD có thể quay lại tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng như giai đoạn trước năm 2011, không chỉ tạo nợ xấu gia tăng và đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng, mà còn rủi ro gây bất ổn vĩ mô chung cho nền kinh tế, rủi ro lạm phát. Do vậy, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô. Việc dỡ bỏ biện pháp này cần thận trọng, đảm bảo các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường. Để triển khai nhiệm vụ được giao nêu trên, ngoài các giải pháp đã và đang thực hiện của bản thân NHNN thì cần triển khai hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để phát triển thị trường vốn đáp ứng được nhu cầu vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào kênh vốn tín dụng ngân hàng.

2. Chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn, đơn giản hóa quy trình, thủ tục vay vốn, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”. (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14)

Năm 2023, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% và lạm phát khoảng 4,5% được Quốc hội, Chính phủ đặt ra hàng năm, NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; điều hành tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chỉ đạo các TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; tiếp tục triển khai với quyết tâm cao nhất chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc một số ngành, lĩnh vực theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Đến ngày 21/9/2023, tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,62 triệu tỷ đồng, tăng 5,91% so với cuối năm 2022. Trong đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh28, lĩnh vực ưu tiên29 theo chủ trương của Chính phủ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP cả nước. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát30.

Bên cạnh các giải pháp điều hành tín dụng, để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi vay vốn TCTD, qua đó góp phần hạn chế, đẩy lùi “tín dụng đen”, thời gian qua, NHNN đã chủ động triển khai nhiều giải pháp cụ thể như:

- Chỉ đạo các TCTD thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng để tăng cường cho vay không có bảo đảm bằng tài sản;... Đặc biệt, thời gian qua, trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá cả biến động lớn và thường xuyên, NHNN đã chỉ đạo các TCTD cân đối nguồn vốn, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu; theo đó, các TCTD đã hỗ trợ tối đa về lãi suất, cân đối đủ nguồn ngoại tệ tài trợ kịp thời cho các nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.

- Ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2023). Thông tư đã bổ sung quy định về cho vay phù hợp với quá trình chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác để tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách hàng tiếp cận vốn vay ngân hàng

- Kịp thời ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 50/NQ-CP và Nghị quyết 59/NQ-CP. Đồng thời, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 23/5/2023 về tăng cường công tác tín dụng và triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN. Lũy kế từ khi triển khai Thông tư 02 đến cuối tháng 8/2023, có 123.684 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị nợ gốc và lãi được cơ cấu là gần 120.890 tỷ đồng.

- Điều hành tín dụng đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng của người dân, doanh nghiệp31; Chỉ đạo các NHTM triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của các NHTM với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5%-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường theo đúng chỉ đạo của Chính phủ đối với chủ đầu tư, người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ32; chương trình tín dụng tiêu dùng 5.000 tỷ đồng của Agribank cho khách hàng, giải ngân ngay trong ngày với số tiền cho vay tối đa 30 triệu đồng, không cần tài sản thế chấp33; Hai công ty tài chính HD Saison và FE Credit cùng phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai gói tín dụng tiêu dùng 20.000 tỷ đồng cho công nhân tại các khu công nghiệp với lãi suất ưu đãi34; Triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô vốn khoảng 15.000 tỷ đồng và lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam thấp hơn tối thiểu từ 1%-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn của chính ngân hàng cho vay và được triển khai đến hết ngày 30/6/202435...

- Triển khai mạnh mẽ, sâu rộng chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. NHNN đã có văn bản chỉ đạo36 các TCTD chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định; đồng thời, NHNN chi nhánh 63 tỉnh, thành phố đã phối hợp với các sở, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội tại địa phương tổ chức/xây dựng kế hoạch tổ chức các Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng; thành lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh, nắm bắt các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng để kịp thời xử lý, tháo gỡ. Gần đây nhất, NHNN đã có văn bản chỉ đạo37 NHNN chi nhánh 63 tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại địa phương; thành lập tổ công tác do Giám đốc NHNN chi nhánh làm Tổ trưởng (với sự tham gia của các sở, ngành) trực tiếp làm việc với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng; đồng thời, có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố38 phối hợp chỉ đạo triển khai kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Theo đó, NHNN đã tổ chức các Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại vùng ĐBSCL, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên do Thống đốc, các Phó Thống đốc NHNN đồng chủ trì với Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức tại một số vùng, địa phương trong thời gian tới.

- Kịp thời tổ chức các Hội nghị chuyên đề tín dụng, các buổi làm việc với các cơ quan liên quan nhằm nhận diện các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp đối với một số ngành, lĩnh vực như doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, bất động sản, kinh doanh xăng dầu, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực (lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long, thủy sản), lâm sản...

- Phát triển mạng lưới TCTD, các công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô phủ khắp các vùng miền nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng của người dân.

- Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã và đang tích cực triển khai 26 chương trình tín dụng chính sách để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng chính đáng và trang trải chi phí sinh hoạt, chi phí việc làm với lãi suất ưu đãi. Đến 31/8/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách tại NHCSXH đạt 306.574 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cuối năm 2022.

- Tăng cường hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách cho vay, xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục tài chính trên truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao nhận thức của người dân về các sản phẩm, dịch vụ tài chính; cảnh báo các hệ lụy để người dân phòng, tránh “tín dụng đen”.

* Khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân:

Tăng trưởng tín dụng năm 2023 thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước xuất phát chủ yếu do cầu tín dụng giảm và sự hấp thụ vốn của của doanh nghiệp và nền kinh tế khó khăn. Cụ thể:

- Thứ nhất, do tác động của cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng:

+ Cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh giảm, dẫn tới cầu tín dụng cho sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp giảm tương ứng: Nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào kinh tế quốc tế, trong khi bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; tăng trưởng toàn cầu thấp, một số quốc gia, đối tác lớn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất, gia tăng hàng rào bảo hộ; các thị trường, đơn hàng, đơn giá xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2023 sụt giảm; các doanh nghiệp chưa kịp phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, cùng với ảnh hưởng tiêu cực của suy giảm kinh tế trên phạm vi toàn cầu nên nhu cầu vay vốn và khả năng hấp thụ vốn giảm sút. Mặc dù các chỉ số kinh tế trong nước đang có xu hướng diễn biến tích cực (như: xuất nhập khẩu tháng 8 tăng 6,7% so với tháng 7, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 2,9%...) song do ảnh hưởng dồn tích từ thị trường trong những tháng đầu năm39 nên tín dụng đến cuối tháng 8 vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước.

+ Về cầu tiêu dùng: Trong những tháng đầu năm 2023, cầu tiêu dùng trong nước có xu hướng thắt chặt, đặc biệt là các khoản chi tiêu không thiết yếu; bên cạnh đó, ảnh hưởng từ thị trường bất động sản (BĐS), trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), sự sụt giảm các đơn hàng của các doanh nghiệp ở một số ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện tử... khiến cho số lượng lao động nghỉ, giãn/mất việc tăng lên, dẫn tới sụt giảm cầu tiêu dùng cũng như cầu tín dụng tiêu dùng, phục vụ đời sống. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng đang tăng trở lại, song vẫn thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước40; dẫn tới cầu tín dụng phục vụ tiêu dùng thấp hơn cùng kỳ năm trước41.

- Thứ hai, một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV): Việc tiếp cận tín dụng của nhóm này còn hạn chế42 do: (i) Quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính, quản trị điều hành hạn chế; (ii) Thiếu phương án kinh doanh khả thi, chưa có kế hoạch ứng phó với biến động thị trường, khả năng liên kết với chuỗi sản xuất còn hạn chế; (iii) Thông tin về tình hình tài chính của DNNVV còn thiếu minh bạch làm ảnh hưởng đến khả năng thẩm định của TCTD để đánh giá thực chất tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp43; (iv) Việc triển khai các giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng thông qua các cơ chế hỗ trợ của nhà nước (Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Quỹ Phát triển DNNVV...) còn chưa phát huy hiệu quả.

- Thứ ba, tác động từ khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm BĐS: Tín dụng BĐS chiếm tỷ trọng khoảng 21% so với tín dụng toàn nền kinh tế nên khi tín dụng BĐS tăng cao sẽ kéo theo tín dụng toàn hệ thống tăng. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm 2023, tín dụng BĐS chỉ tăng 4,99%. Trong đó dư nợ kinh doanh BĐS trong 7 tháng đầu năm 2023 đã tăng trưởng (18,95%) vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (10,73%) đây là mức tăng trưởng rất cao (gấp hơn 04 lần tăng trưởng tín dụng chung) nhưng dư nợ tiêu dùng, tự sử dụng BĐS chiếm đến 65% dư nợ tín dụng BĐS lại giảm 1,36% (năm đầu tiên xuất hiện xu hướng giảm trong 03 năm gần đây, cuối năm 2022 tăng 31,01%). Điều này cho thấy nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi đó cầu tín dụng để mua BĐS với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường đang sụt giảm. Diễn biến trên cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng, các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án BĐS đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, nhu cầu về mua nhà ở chưa phải là nhu cầu được khách hàng ưu tiên trong thời điểm hiện tại; cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa sản phẩm, phân khúc cao cấp, thiếu nhà ở giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của người dân; các dự án BĐS gặp khó khăn về mặt pháp lý nên không đáp ứng được điều kiện tín dụng dẫn tới khó tiếp cận nguồn vốn. Đối với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, thủ tục xây dựng các dự án nhà ở xã hội phức tạp và mất nhiều thời gian để hoàn thiện; nhiều địa phương còn đang trong quá trình tổng hợp danh mục dự án và nhu cầu của chủ đầu tư nên chưa công bố danh mục; nguồn thu nhập của khách hàng mua nhà ở bị sụt giảm do bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh khó khăn. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý về tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực BĐS đang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm cuối năm trước (tháng 7/2022 là 1,8%, tháng 7/2023 là 2,58%).

- Thứ tư, sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro bị đánh giá cao hơn, khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả (chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu giảm...); TCTD rất khó khăn trong quyết định cho vay do không hạ được chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Do đó, bên cạnh các giải pháp của ngành Ngân hàng đã và đang rất tích cực triển khai thông qua sẵn sàng nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, liên tục giảm lãi suất điều hành, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, góp phần trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, kéo dài thời gian vay và trả nợ ngân hàng, tạo điều kiện tiếp tục quay vòng vốn và tiếp cận vốn vay mới,… việc triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp là rất cần thiết để TCTD có điều kiện cung ứng vốn, mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng như: (i) Các giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế; (ii) Các giải pháp phát triển các loại thị trường (ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường TPDN, xử lý các vấn đề tồn tại của thị trường BĐS); (iii) Các giải pháp nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp (từ cả phía doanh nghiệp, cũng như các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn thông qua các Quỹ bảo lãnh DNNVV, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa)”.

3. Triển khai quyết liệt Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về chính sách tiền tệ, tài khóa hỗ trợ phục hồi kinh tế. (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14)

Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 11/NQ-CP, ngày 18/3/2022, NHNN đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Chương trình44. Tình hình thực hiện các chương trình, nhiệm vụ được giao, cụ thể như sau:

3.1. Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:

- Về việc triển khai thực hiện chính sách:

+ NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN và 14 văn bản giải đáp để hướng dẫn, cung cấp thông tin, giải đáp các vấn đề phát sinh và đôn đốc các NHTM triển khai chính sách.

+ Đã tổ chức 06 Hội nghị, cuộc họp chuyên đề HTLS toàn quốc để quán triệt, phổ biến, thống nhất triển khai chính sách, có sự tham gia của các bộ, ngành, cơ quan có liên quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước...). Gần đây nhất, ngày 19/5/2023 NHNN đã tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai chính sách để tiếp tục đôn đốc các NHTM, nhất là các NHTM chưa phát sinh HTLS đẩy mạnh triển khai chính sách.

+ Ngoài ra, công tác truyền thông đã được thực hiện rộng rãi bằng nhiều hình thức: Truyền hình, báo chí Trung ương và địa phương, tổ chức kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, Hội nghị phổ biến trực tiếp đến đối tượng thụ hưởng và các Hiệp hội ngành nghề, Hiệp hội doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố (NHNN chi nhánh đã phối hợp các sở ngành địa phương tổ chức 63 Hội nghị địa phương chuyên đề HTLS để thông tin về chính sách trên địa bàn). Theo đó, các đối tượng doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh đều nắm bắt được thông tin về chính sách.

+ Đã thành lập đường dây nóng (tại NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các NHTM và chi nhánh các NHTM) để nắm bắt thực tế phản ánh của người dân, doanh nghiệp.

+ Các Đoàn công tác liên bộ ngành đã khảo sát tình hình thực hiện chính sách HTLS tại một số địa phương, thông qua đó kịp thời đôn đốc, giải đáp thắc mắc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho NHTM và khách hàng trong thực hiện.

- Kết quả triển khai, các khó khăn, vướng mắc:

Đến cuối tháng 8/2023, doanh số HTLS đạt hơn 169.000 tỷ đồng, dư nợ HTLS đạt gần 57.000 tỷ đồng, số tiền HTLS lũy kế từ đầu chương trình đạt khoảng 781 tỷ đồng cho hơn 2.100 khách hàng.

Thực tế triển khai cho thấy, chưa có một chương trình nào được triển khai khẩn trương, quyết liệt như chính sách HTLS theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 31/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, kết quả HTLS còn thấp, chưa như kỳ vọng là do một số nguyên nhân đã được nhận diện qua quá trình triển khai thực tế và cũng được các địa phương, doanh nghiệp thừa nhận như:

+ Khách hàng đủ điều kiện nhưng từ chối nhận HTLS, chủ yếu là do tâm lý e ngại thanh tra, kiểm tra của khách hàng (nhất là các doanh nghiệp), cân nhắc giữa lợi ích từ HTLS 2% và chi phí bỏ ra khi nhận HTLS (theo dõi hồ sơ, chứng từ, tuân thủ các thủ tục hậu kiểm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Ngoài ra, khách hàng cũng lo ngại trong trường hợp sau này nếu bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định phải thu hồi số tiền HTLS thì rất khó xử lý vì lúc đó doanh nghiệp/khách hàng đã hạch toán lợi nhuận/chia cổ tức cho cổ đông. Trên thực tế, một số khách hàng đã được nhận HTLS, song hiện đã chủ động hoàn trả NHTM toàn bộ số tiền lãi đã được hỗ trợ.

+ NHTM và khách hàng khó khăn trong đánh giá việc đáp ứng quy định “có khả năng phục hồi” tại Nghị quyết 43/2022/QH15 và khoản 4 Điều 3 Nghị định 31/2022/NĐ-CP. Cụ thể, qua báo cáo và khảo sát thực tế từ NHTM và các khách hàng, bản thân khách hàng mặc dù có khả năng trả nợ, song cũng không dám khẳng định “có khả năng phục hồi” (thường được thể hiện thông qua các tiêu chí định lượng như: doanh thu/sản lượng/lợi nhuận tăng hoặc các tiêu chí định tính như đánh giá diễn biến, chiều hướng kinh doanh của khách hàng) vì đánh giá này là rất khó trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt điều kiện kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn trong khi nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào kinh tế quốc tế. Trường hợp khẳng định hoặc đánh giá các tiêu chí doanh thu, sản lượng, lợi nhuận tăng nhưng thực tế do tác động của nhiều yếu tố bất định dẫn tới các chỉ số này không tăng thì các NHTM và khách hàng e ngại sẽ bị các cơ quan thanh tra, kiểm tra sau này đánh giá trục lợi chính sách. Ngoài ra, một số khách hàng có doanh thu/lợi nhuận trong giai đoạn dịch cao hơn hiện tại nên rất khó để đánh giá đáp ứng tiêu chí “phục hồi”.

+ Nhiều hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vay vốn tại các NHTM, tuy nhiên không có đăng ký hộ kinh doanh theo quy định nên không thuộc đối tượng được hỗ trợ (như Agribank có khoản 50% dư nợ khách hàng là hộ sản xuất, kinh doanh không có đăng ký kinh doanh)45.

+ Một số nguyên nhân khác như: khách hàng xuất khẩu lựa chọn vay USD để tận dụng lợi thế về lãi suất và nguồn thu bằng ngoại tệ sẽ không thuộc đối tượng được HTLS; khó khăn trong bóc tách chi phí vay vốn đa ngành nghề; khách hàng có dư nợ hiện hữu thuộc ngành được HTLS nhưng lại đang quá hạn nên tạm thời chưa được xem xét HTLS theo quy định...

+ Ngoài ra, trong thời gian đầu triển khai chính sách (năm 2022), tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tượng, ngành, nghề được HTLS nói riêng đã có nhiều biến chuyển so với thời điểm ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 31/2022/NĐ-CP (theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2022: tăng trưởng kinh tế năm 2022 phục hồi nhanh, đạt 8,02%, trong đó, cả 3 khu vực đều phục hồi, phát triển tốt, thu ngân sách nhà nước vượt 27,76% dự toán, xuất khẩu tăng 10,6%...), nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn này đã trở lại hoạt động bình thường sau dịch nên nhu cầu hỗ trợ có thể thay đổi so với thời điểm ban hành chính sách46.

Các khó khăn, vướng mắc nêu trên đã được NHNN, các NHTM và các Bộ ngành nhận diện và đã được NHNN tổng hợp, đề xuất đầy đủ tại các Tờ trình Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ47. Trong thời gian tới, NHNN và ngành ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp các bộ, cơ quan liên quan thực hiện chính sách với quyết tâm cao nhất, tiếp tục công tác truyền thông, tuyên truyền đẩy mạnh triển khai HTLS để các đối tượng quan tâm được tiếp cận chính sách hỗ trợ từ ngân sách; tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan tạo thuận lợi và đẩy nhanh quá trình thanh toán, quyết toán HTLS; kịp thời truyền tải thông tin tới các bộ, cơ quan liên quan để phối hợp tháo gỡ các vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền và báo cáo các cấp những vấn đề vượt thẩm quyền. Đồng thời, sẽ tiếp tục chỉ đạo các NHTM dành nguồn lực của chính các ngân hàng để hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng và tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế theo đúng chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3.2. Về giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn:

Đến cuối tháng 05/2023, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn của toàn hệ thống TCTD là 25,6%. Các TCTD về cơ bản đều đáp ứng quy định này (trừ một số TCTD yếu kém, được kiểm soát đặc biệt). Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình tuân thủ tỷ lệ của các TCTD cũng như diễn biến thị trường để có định hướng xử lý phù hợp.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế cuối năm 2022 gặp nhiều khó khăn, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã ban hành Thông tư số 26/2022/TT-NHNN ngày 31/12/2022 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, cho phép tính số dư tiền gửi kho bạc Nhà nước tại TCTD vào tổng tiền gửi trong tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo lộ trình giảm dần số dư tiền gửi được tính. Điều chỉnh này là biện pháp kịp thời, căn cơ, giúp TCTD có số dư tiền gửi kho bạc Nhà nước lớn (chủ yếu 4 NHTM quốc doanh) được tiếp tục cho vay mới, hỗ trợ phục hồi kinh tế.

3.3. Triển khai chính sách hỗ trợ thông qua NHCSXH:

- NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong đó giai đoạn 1 là từ năm 2021 đến năm 2025.

- NHNN đã phối hợp: (i) Bộ Tài chính (đơn vị chủ trì) trình Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2022/NĐ-CP ngày 30/5/2022 về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để NHCSXH cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến; (ii) Bộ Giáo dục và Đào tạo (đơn vị chủ trì) trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg ngày 27/4/2022 về tín dụng đối với cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; (iii) Ủy ban Dân tộc (đơn vị chủ trì) ban hành Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 và Thông tư 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022; (iv) Bộ Y tế (đơn vị chủ trì) ban hành Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22/9/2022 hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Thông tư 12/2023/TT-BYT ngày 6/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22/9/2022.

- Kết quả thực hiện:

+ Đến ngày 31/8/2023, NHCSXH tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đạt 20.950 tỷ đồng để tạo nguồn vốn triển khai cho vay các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP (năm 2022 phát hành 16.500 tỷ đồng), hoàn thành 54,55% kế hoạch được giao năm 2022-2023. Ngày 30/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 590/QĐ-TTg phê duyệt hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của NHCSXH năm 2023.

+ Đến ngày 31/8/2023, dư nợ cho vay theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đạt 20.589 tỷ đồng, với trên 361 nghìn lượt khách hàng được vay vốn trong đó: (i) dư nợ chương trình cho vay HSSV mua máy tính đạt 834 tỷ đồng, cho 89.350 lượt khách hàng vay vốn, (ii) dư nợ chương trình cho vay Nhà ở xã hội đạt 7.790 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng hơn 20.978 căn nhà ở xã hội; (iii) dư nợ chương trình cho vay hỗ trợ việc làm đạt 10.000 tỷ đồng, với 211.082 khách hàng được vay vốn giải quyết tạo việc làm; (iv) dư nợ chương trình cho vay các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đạt 153 tỷ đồng, cho 2.620 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập vay vốn; (v) dư nợ chương trình cho vay vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 1.812 tỷ đồng với 37.014 khách hàng được vay vốn.

+ Về chính sách hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn tại NHCSXH theo quy định tại Nghị định số 36/2022/NĐ-CP của Chính phủ, ước đến 31/8/2023, NHCSXH giải ngân số vốn vay các chương trình tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất là 148.435 tỷ đồng, cho 3.538.752 khách hàng. Thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm, tổng số tiền hỗ trợ khoảng 2.390 tỷ đồng (trong đó, số tiền hỗ trợ lãi suất năm 2022 là 878 tỷ đồng).

* Khó khăn, vướng mắc:

- Tiến độ giải ngân các chính sách tín dụng theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn chậm vì một số lý do: (i) Chương trình cho vay Nhà ở xã hội nguồn cung tại các địa phương còn hạn chế, nhiều công trình chưa khởi công theo kế hoạch; nhiều đối tượng có nhu cầu nhưng qua rà soát không đủ điều kiện vay vốn; (ii) Chương trình học sinh sinh viên mua máy tính và thiết bị học tập trực tuyến: nhiều địa phương đã triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”, đã cung cấp máy tính cho các đối tượng trùng với đối tượng cho vay vốn của NHCSXH, hiện tại học sinh, sinh viên đã quay trở lại trường học trực tiếp nên nhu cầu vay vốn thấp. Hiện Bộ Tài chính đang trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định dừng triển khai chương trình tín dụng này; (iii) Chương trình cho vay các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập: mức cho vay thấp, đối với món vay lớn phải có tài sản bảo đảm thì khách hàng khó khăn về tài chính, không có tài sản để bảo đảm tiền vay hoặc giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng quá lớn so với mức cho vay của NHCSXH nên khách hàng không thực hiện thế chấp và không có nhu cầu vay vốn; (iv) Chương trình cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP: tiến độ giải ngân chưa đạt kế hoạch do các Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành, Quyết định về mức hỗ trợ và cơ chế ban hành muộn. Mặt khác một số địa phương chưa có hướng dẫn thực thực hiện và việc rà soát, phê duyệt đối tượng vay vốn của các địa phương cũng cần thời gian.

- Các khó khăn, vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP tập trung chủ yếu ở công tác rà soát, phê duyệt dự án chuỗi giá trị, dự án vùng trồng dược liệu quý, phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách tại các địa phương, cụ thể:

+ Tại các địa phương, công tác rà soát, phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách còn chậm48. Nguyên nhân do đây là Chương trình MTQG mới lần đầu triển khai, công tác ban hành văn bản hướng dẫn để thực hiện Nghị định đến tháng 9/2022 mới hoàn thành (Thông tư của Ủy ban Dân tộc có hiệu lực từ 15/8/2022, Thông tư của Bộ Y tế có hiệu lực từ 22/9/2022), các địa phương cần nhiều thời gian để rà soát, phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng làm cơ sở để NHCSXH cho vay.

+ Nhu cầu vay vốn của người dân để làm nhà ở, đất ở, đất sản xuất đã có sự thay đổi so với số liệu thống kê từ năm 2019 (thời điểm Ủy ban Dân tộc chủ trì rà soát, thống kê để xây dựng Chương trình MTQG), dẫn đến việc các địa phương phải rà soát, điều chỉnh lại nhu cầu hỗ trợ.

+ Công tác bố trí quỹ đất (đất ở, đất sản xuất) của các địa phương còn gặp khó khăn, dẫn đến người dân phải tìm mua đất ngoài thị trường, phát sinh nhiều vướng mắc về giấy tờ pháp lý và giá cả thị trường cao so với số tiền được hỗ trợ.

+ Đối với chính sách cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, công tác triển khai tại các địa phương còn chậm, nhiều địa phương chưa hình thành được chuỗi giá trị trên địa bàn, chưa phê duyệt dự án, danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách làm cơ sở cho NHCSXH thực hiện cho vay. Ngoài ra, các địa phương cũng phản ánh khó khăn trong việc tìm kiếm doanh nghiệp chủ trì chuỗi liên kết do địa bàn thực hiện của chính sách là vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chủ yếu là các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ.

+ Đối với chính sách cho vay đầu tư phát triển vùng dược liệu quý, các địa phương chưa hình thành được vùng trồng dược liệu quý hoặc mới ở công tác lập kế hoạch, khảo sát đánh giá điều kiện thổ nhưỡng; chưa hoàn thành việc ban hành nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất của địa phương theo quy định.

3.4. Các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do Covid-19

- Thực hiện tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng đối với các TCTD sau khi TCTD cho Tổng công ty hàng không Việt Nam vay theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện tái cấp vốn đối với NHCSXH 43 tỷ đồng để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc theo Nghị quyết 42/NQ-CP , Quyết định 15/2020/QĐ-TTg và tái cấp vốn 4.787 tỷ đồng để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP , Quyết định 23/2021/QĐ-TTg .

- Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và các Thông tư sửa đổi, bổ sung: Đến cuối tháng 6/2022 (thời điểm kết thúc chính sách), các TCTD đã thực hiện: (i) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế là 722.334 tỷ đồng với 1.090.725 khách hàng; (ii) Miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế là 92.425 tỷ đồng với 561.989 khách hàng. Đến 31/8/2023: (i) Dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ còn khoảng gần 56.600 tỷ đồng; (ii) Dư nợ được miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ còn trên 7.100 tỷ đồng.

Thời hạn để áp dụng chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi của các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến 30/6/2022. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá và không tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN .

Trước diễn biến kinh tế thế giới, tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước 3 tháng đầu năm 2023 và các khó khăn, thách thức tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân, triển khai chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 08/4/2023 và Nghị quyết 59/NQ-CP ngày 24/3/2023, NHNN đã kịp thời ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Chính sách này kéo dài thời gian vay và trả nợ ngân hàng, tạo điều kiện tiếp tục quay vòng vốn và tiếp cận vốn vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, tiêu dùng. Lũy kế đến 31/8/2023, có 123.684 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị nợ gốc và lãi được cơ cấu là gần 120.890 tỷ đồng.

- Miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán: Triển khai chính sách giảm phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo Thông tư 13/2021/TT-NHNN (áp dụng từ 01/9/2021-30/6/2022). Tính đến hết tháng 6/2022, tổng số phí các TCTD đã miễn/giảm cho khách hàng khoảng 13 nghìn tỷ đồng. Nhiều TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã triển khai các gói sản phẩm dịch vụ có ưu đãi về phí cho khách hàng như: áp dụng chính sách “zero fee”; khoảng 90% giao dịch chuyển tiền qua tài khoản thanh toán được miễn phí chuyển tiền trên kênh điện tử; Napas đã nhiều lần điều chỉnh giảm phí chuyển mạch xuống 70-90% đối với giao dịch thẻ nội địa và chuyển tiền nhanh 24/7, miễn phí chuyển mạch với giao dịch thanh toán qua Cổng dịch vụ công quốc gia...

4. Giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao; bảo đảm cung ứng vốn để thị trường chứng khoán, bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững. (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14)

* Tình hình triển khai:

Đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (trong đó có một số lĩnh vực kinh doanh BĐS có tính chất đầu cơ, phân khúc BĐS cao cấp đang dư thừa nguồn cung..., chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ), bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng49, NHNN đã và sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp giám sát, đảm bảo an toàn hoạt động, cụ thể:

- Giám sát thường xuyên, liên tục đối với tình hình hoạt động các đơn vị trong hệ thống và xây dựng các báo cáo giám sát an toàn vĩ mô, vi mô theo định kỳ đối với các đối tượng và nhóm đối tượng giám sát; giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao (bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp,...) qua hệ thống báo cáo thống kê và từ các nguồn thông tin khác. Trên cơ sở kết quả giám sát, ban hành các văn bản cảnh báo, khuyến nghị đối với các vấn đề cần quan tâm.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng đưa nội dung thanh tra về hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro vào kế hoạch thanh tra chuyên ngành đối với các cuộc thanh tra pháp nhân định kỳ hàng năm.

- Kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc BĐS cao cấp đang dư thừa nguồn cung/BĐS không có nhu cầu thực/kinh doanh có tính chất đầu cơ BĐS, làm giá, lũng đoạn thị trường BĐS; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của TCTD, cho vay chéo..., đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng, việc sử dụng vốn nhất là việc tập trung quá lớn tín dụng vào một số doanh nghiệp trong hệ sinh thái hoặc doanh nghiệp “nội bộ” có nguy cơ rủi ro lớn.

Tính đến cuối tháng 7/2023: (i) toàn hệ thống có 40 TCTD đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với tổng số dư là 205,4 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7% so với cuối năm 2022 và giảm 11,6% so với năm 2020. Tỷ trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trên tổng dư nợ tín dụng nhỏ, chiếm 1,67%, thấp hơn mức 2,0% cuối năm 2022; (ii) Đến tháng 7/2023, tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán chiếm 0,55%; (iii) Đến tháng 7/2023, tín dụng đối với lĩnh vực BĐS tăng 4,99% so với cuối năm 2022, chiếm 21,73% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.

* Khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân:

- Hoạt động ngân hàng là hoạt động trung gian tài chính và chịu tác động đa chiều của các yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan. Hoạt động tín dụng ngân hàng gắn với rủi ro và nợ xấu là không thể tránh được. Khả năng thu hồi vốn hay hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả kinh doanh của phía khách hàng vay vốn. Mặt khác, do đặc điểm nền kinh tế của Việt Nam là tăng trưởng thiếu bền vững, phụ thuộc quá lớn vào vốn đầu tư, đặc biệt là tín dụng ngân hàng, cho nên khi kinh tế vĩ mô gặp khó khăn tác động đến doanh nghiệp kéo theo tác động lớn đến hệ thống ngân hàng.

- Thị trường chứng khoán, trái phiếu chịu tác động mạnh mẽ, thay đổi đột ngột sau khi xảy ra các sự kiện, thông tin tiêu cực dẫn đến nhiều dự án bị đình trệ, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng; một số doanh nghiệp vừa vay vốn tại TCTD, vừa phát hành TPDN nên khi xảy ra tình trạng mất khả năng trả nợ/mất thanh khoản do việc khó khăn từ huy động vốn từ kênh trái phiếu dẫn đến không có dòng tiền để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu để trả nợ. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp/cá nhân đầu tư TPDN không được trả gốc và lãi theo cam kết nên ảnh hưởng đến nguồn thu, thiếu vốn để tiếp tục đầu tư sản xuất, ảnh hưởng đến tình hình tài chính nói chung và ảnh hưởng đến các khoản trả nợ vay TCTD nói riêng.

- Thị trường bất động sản sau thời gian phát triển nóng đã bộc lộ nhiều tồn tại, giá bất động sản sụt giảm ở nhiều phân khúc. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản và khả năng bán/cho thuê tài sản để thanh toán nợ gốc/lãi vay khi đến hạn của khách hàng; nhiều dự án bất động sản gặp vấn đề về pháp lý, khó giao dịch; việc huy động vốn của dự án khó khăn, tác động đến dòng tiền và tiến độ triển khai thực hiện dự án. Thị trường bất động sản thanh khoản thấp cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản để thu hồi nợ xấu của các TCTD. Có thể thấy, sự bất ổn của thị trường vốn cụ thể là thị trường trái phiếu và thị trường bất động sản trong thời gian qua gây ảnh hưởng tới tính thanh khoản của thị trường, góp phần làm mặt bằng huy động vốn lên cao, dẫn tới lãi suất cho vay tăng cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến khả năng, nguồn trả nợ của khách hàng, do đó gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao cũng như chất lượng tín dụng của toàn hệ thống.

- Chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao chịu ảnh hưởng từ những khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô: (i) Kinh tế toàn cầu đối diện với nhiều rủi ro đa dạng như căng thẳng tài chính, căng thẳng địa chính trị, thiên tai, an ninh lương thực và năng lượng, lạm phát cao kéo dài... dẫn tới tăng trưởng chậm lại; (ii) Các ngành sản xuất trong nước nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn thời kỳ hậu Covid-19; (iii) Áp lực vốn đối với kênh tín dụng ngân hàng còn lớn trong bối cảnh các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả; (iv) Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do các nền kinh tế phát triển đầu tàu và là đối tác thương mại lớn của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro suy thoái.

- Ngoài ra, những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng tác động đến chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, cụ thể: (i) Một số chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng thiếu ổn định do phải cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; (ii) Hệ thống pháp luật còn bất cập, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, phá sản, giải thể doanh nghiệp, thi hành án dân sự và cơ chế thực thi pháp luật; (iii) Các cơ chế, chính sách mới ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng; thiếu các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu. Thị trường mua bán nợ chưa phát triển như kỳ vọng.

IV. Nhóm nhiệm vụ liên quan đến: Công tác cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu.

1. Tổ chức triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025. Phát triển hệ thống các TCTD hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch, đáp ứng các chuẩn mực về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và tiệm cận thông lệ quốc tế, phấn đấu đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN. Tập trung xây dựng, phê duyệt; triển khai các Đề án cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém, đến năm 2025, xử lý cơ bản các ngân hàng, TCTD yếu kém, đặc biệt không để phát sinh ngân hàng yếu kém mới. (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14)

Việc tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của hệ thống các TCTD và cơ cấu lại các TCTD yếu kém trong giai đoạn 2021-2025 xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới và yêu cầu khắc phục những khó khăn, hạn chế của các TCTD trong các giai đoạn trước, đồng thời là quá trình tiếp nối và kế thừa các kết quả đạt được trong giai đoạn 2016-202150.

Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, NHNN đã xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022). Để triển khai đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Đề án, NHNN đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 1382/QĐ-NHNN ngày 12/8/2022). Trong độ, tập trung chú trọng vào: đẩy mạnh xử lý nợ xấu; triển khai chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về việc cơ cấu lại, xử lý các TCTD yếu kém, bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các TCTD này từng bước phục hồi; hướng dẫn TCTD xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 nhằm bảo đảm phù hợp với mục tiêu, định hướng nêu tại Đề án 689. Đến nay, hầu hết các TCTD đã xây dựng và gửi NHNN phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.

* Kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD:

- Các NHTM nhà nước tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các TCTD51; tích cực tham gia hỗ trợ, xử lý các TCTD yếu kém và dành nguồn lực để hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng vay gặp khó khăn do dịch Covid-19. Đối với việc cổ phần hóa Agribank, để chuẩn bị cho việc thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Agribank, NHNN đang phối hợp với Bộ Tài chính giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc ban hành quyết định cổ phần hóa, thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Agribank.

- Đối với các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt/TCTD yếu kém:

+ Đến nay, NHNN đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 04 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. Hiện, NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định. NHNN cũng đã quyết liệt chỉ đạo các ngân hàng mua bắt buộc triển khai thuê tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp và phối hợp với tổ chức tư vấn để thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp Luật. Đến nay, các tổ chức tư vấn định giá đã phát hành chứng thư thẩm định giá và NHNN đã gửi Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả.

Đối với NHTMCP Sài Gòn (SCB), được đặt vào kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, NHNN đã khẩn trương, tích cực phối hợp với các bộ, ngành triển khai các giải pháp theo quy định pháp luật để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền; đồng thời, trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt SCB, NHNN đang tìm kiếm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB theo quy định.

+ Đối với TCTD phi ngân hàng yếu kém: (i) Đối với Công ty tài chính Handico: NHNN đã trình phương án cơ cấu lại Công ty tài chính Handico; (ii) Đối với Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thủy (VFC) và Công ty cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy (VFL)52: NHNN đã có công văn số 989/NHNN-TTGSNH ngày 15/11/2022 đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng Công ty công nghiệp Tàu thủy (SBIC) khẩn trương xây dựng Phương án cơ cấu lại VFL, VFC. Trường hợp VFL, VFC không được phê duyệt phương án tái cơ cấu khả thi, đề nghị Bộ Giao Thông vận tải chỉ đạo SBIC thực hiện phá sản VFL, VFC theo thẩm quyền.

- Các NHTMCP đều đang tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện các mặt tài chính, quản trị, xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động53.

- Đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND): NHNN tiếp tục tập trung chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai các giải pháp nhằm tăng cường củng cố hệ thống QTDND54. Trong đó, chỉ đạo NHNN chi nhánh theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống QTDND; triển khai quyết liệt phương án xử lý QTDND yếu kém, QTDND được kiểm soát đặc biệt, xem xét cho phép thí điểm việc xử lý pháp nhân các QTDND yếu kém, QTDND được kiểm soát đặc biệt có quy mô nhỏ (lượng tiền gửi và người gửi tiền ít)/QTDND không còn tiền gửi hoặc có tiền gửi trong hạn mức chi trả của bảo hiểm tiền gửi thông qua phương án phá sản sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động và nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính trị và an toàn hệ thống.

- Đối với tổ chức tài chính vi mô: Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô trong thời gian qua tiếp tục khẳng định được sự cần thiết và vai trò quan trọng trong việc gia tăng mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của phân khúc người nghèo, người có thu nhập thấp và các doanh nghiệp siêu nhỏ, có những hiệu quả nhất định trong việc hỗ trợ, nâng cao đời sống của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và hạn chế tín dụng đen.

* Khó khăn, vướng mắc:

- Việc tìm kiếm, đàm phán NHTM đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu TCTD yếu kém) kéo dài, khó khăn do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các NHTM và cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc.

- Cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý TCTD yếu kém nói chung và để xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng mua bắt buộc và NHTMCP Đông Á nói riêng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài.

- Việc phối hợp, tham gia ý kiến của các bộ, ngành liên quan còn kéo dài do việc xử lý các ngân hàng yếu kém phức tạp, chưa có tiền lệ.

- Dịch Covid-19 đã và đang có tác động tiêu cực đến việc triển khai và tính khả thi của các giải pháp cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém.

- Năng lực một số cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế trong điều kiện áp lực xử lý khối lượng công việc lớn, phức tạp, yêu cầu khẩn trương về tiến độ (vừa thực hiện công tác thanh tra, giám sát vừa thực hiện công tác cơ cấu lại ngân hàng yếu kém).

* Định hướng, giải pháp:

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để xử lý cơ bản các TCTD yếu kém như:

- Triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” ban hành theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022; tập trung triển khai chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về việc cơ cấu lại, xử lý các ngân hàng yếu kém, bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các ngân hàng này từng bước phục hồi.

- Tiếp tục hoàn thiện dự án Luật các TCTD (sửa đổi), trong đó tập trung khắc phục các bất cập, hoàn thiện cơ chế xử lý các TCTD yếu kém, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, đặc biệt là quản trị rủi ro của TCTD, hạn chế, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông để thao túng hoạt động ngân hàng vì mục đích vụ lợi.

- Chỉ đạo các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc hoàn chỉnh phương án chuyển giao bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, trình Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện.

2. Nâng cao năng lực tài chính của TCTD, nhất là tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước và NHTM có vốn nhà nước chi phối. (Nghị quyết số 62/2022/QH14)

* Đối với các NHTM Nhà nước:

Thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ: (i) Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp lần thứ 5 khóa XV và tại Nghị quyết số 101/2023/QH15, Quốc hội đã chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021 - 2023 tương ứng với số lợi nhuận còn lại thực nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2023 của Agribank, tối đa là 17.100 tỷ đồng (trong đó năm 2023: 6.713 tỷ đồng; năm 2024: 10.347 tỷ đồng). Thực hiện quy trình, thủ tục đầu tư bổ sung vốn theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các Nghị định hướng dẫn, trên cơ sở Tờ trình số 115/TTr-NHNN ngày 15/8/2023 của NHNN, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1118/QĐ-TTg ngày 25/9/2023 về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank; (ii) Ngày 25/9/2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1119/QĐ-TTg phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào BIDV để duy trì tỷ lệ sở hữu nhà nước từ nguồn chi trả cổ tức cho cổ đông nhà nước (thông qua việc BIDV phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021).

Đối với các NHTM có vốn nhà nước khác (VCB và Vietinbank): NHNN đã gửi công văn55 xin ý kiến các Bộ (Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Bộ Kế hoạch và đầu tư) về dự thảo Tờ trình Chính phủ và dự thảo Tờ trình Quốc hội về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021; gửi xin ý kiến Bộ Tài chính về Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ và Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào Vietinbank thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại giai đoạn 2009-2016 và năm 2021.

Ngoài ra, để nâng cao năng lực tài chính của các NHTMNN, trên cơ sở đề xuất của NHNN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành: (i) Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 31/3/2023 phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại từ nguồn chi trả cổ tức cho cổ đông Nhà nước thông qua việc Vietcombank phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt, chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019, từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2020; (ii) Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 12/7/2023 của Chính phủ Phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại Vietinbank từ nguồn chi trả cổ tức cho cổ đông Nhà nước (thông qua việc Vietinbank phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2020)

Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ hàng năm, các ngân hàng cũng đang xây dựng phương án tăng vốn điều lệ thông qua hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ (Vietcombank, BIDV).

* Đối với các NHTM cổ phần và các công ty tài chính: trên cơ sở đề xuất của các TCTD, NHNN đã chấp thuận tăng vốn điều lệ theo quy định, trong đó, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ).

3. Ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD. (Nghị quyết số 62/2022/QH14)

Những năm qua, NHNN đã tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý và quyết liệt triển khai các giải pháp ngăn ngừa, xử lý sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo; cho vay, đầu tư không đúng quy định cùng với quá trình cơ cấu lại TCTD. Cụ thể:

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật như: (i) Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD 2010, theo đó sửa đổi, bổ sung quy định nhằm hạn chế việc sở hữu của cổ đông lớn tại nhiều TCTD, hạn chế việc lạm dụng vị trí người quản lý, người điều hành, cổ đông lớn trong việc nhận cấp tín dụng của TCTD; quy định cụ thể các trường hợp người quản lý, điều hành của TCTD không được kiêm nhiệm chức vụ tại các TCTD, doanh nghiệp khác; quy định về trường hợp được xác định là người có liên quan; (ii) ban hành các thông tư liên quan đặc biệt là Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định cụ thể về giới hạn mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa của NHTM nhằm góp phần hạn chế sở hữu chéo giữa các TCTD, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động cấp tín dụng...

Tiếp tục chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo, cho vay, đầu tư không đúng quy định. Theo đó, sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo trong hệ thống TCTD từng bước được xử lý, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng đã được hạn chế.

* Kết quả đạt được; vấn đề cần lưu ý:

- Sở hữu cổ phần vượt giới hạn, sở hữu chéo giữa TCTD, TCTD và doanh nghiệp đã được hạn chế và từng bước được kiểm soát, số cặp TCTD sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đến nay đã được khắc phục; cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định chủ yếu còn tại các Tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cần tiếp tục chỉ đạo xử lý nhằm tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh chính và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

- TCTD và người có liên quan của TCTD góp vốn, mua cổ phần tại TCTD khác vẫn là vấn đề cần quan tâm có thể tiềm ẩn rủi ro. Thời gian qua cùng với công tác quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát, NHNN đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và quan tâm chỉ đạo các TCTD xử lý các tồn tại. Do đó, tình trạng sở hữu này đã giảm đáng kể, khắc phục được tình trạng sở hữu cổ phần của NHTM tại một TCTD khác vượt tỷ lệ quy định trên 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD khác, sở hữu cổ phần của TCTD tại TCTD khác (một chiều) giảm.

- Mặc dù chủ yếu phát sinh trước khi Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực, sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo trực tiếp giữa các TCTD với nhau và giữa TCTD với doanh nghiệp dần được xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý vấn đề sở hữu vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo vẫn khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che dấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật, dẫn đến TCTD có thể bị chi phối bởi các cổ đông này, tiềm ẩn nguy cơ hoạt động thiếu công khai, minh bạch.

- Một số TCTD có mức độ tập trung sở hữu cổ phần tại một số cổ đông và người liên quan, mặc dù không vi phạm quy định của pháp luật, tuy nhiên cần quan tâm lưu ý nhằm ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

* Hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân:

- Việc sở hữu chéo liên quan đến nhiều đối tượng thuộc sự quản lý của các bộ/ngành, trong khi đối tượng quản lý của NHNN chỉ là các TCTD nên việc sở hữu giữa các công ty trong lĩnh vực khác, NHNN không có thông tin cũng như công cụ để kiểm soát. Đồng thời, việc kiểm soát sở hữu chéo giữa các công ty ngoài ngành với ngân hàng rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che dấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo/sở hữu vượt mức quy định hoặc lách quy định về giới hạn cấp tín dụng nhóm khách hàng liên quan, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông và người có liên quan. Điều này dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của tổ chức tín dụng thiếu công khai, minh bạch, đồng thời, việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua công tác điều tra, xác minh của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.

- Việc phát hiện mối liên quan giữa các doanh nghiệp còn hạn chế do thông tin để xác định tính liên quan về sở hữu của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng rất khó khăn, NHNN không chủ động được trong việc tra cứu thông tin cũng như xác định được độ chính xác, tin cậy của các nguồn thông tin; đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán, công nghệ phát triển nhanh như hiện nay.

- Bên cạnh đó, việc xử lý thoái vốn còn gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm khách hàng, về giá, đặc biệt khi nền kinh tế bị tác động do ảnh hưởng của dịch Covid-19; việc xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước cần có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền, các bộ ngành là đơn vị chủ quản, cơ quan đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp; các quy định pháp luật liên quan đến việc xử lý vốn thuộc sở hữu của nhà nước, lộ trình xử lý theo đề án của các tập đoàn...

* Định hướng thời gian tới:

- NHNN tiếp tục thực hiện giám sát an toàn hoạt động của TCTD và qua công tác thanh tra về vốn, tình hình sở hữu cổ phần của TCTD, hoạt động cho vay, đầu tư, góp vốn...trường hợp phát hiện rủi ro, vi phạm, NHNN chỉ đạo TCTD xử lý các tồn tại nhằm ngăn ngừa rủi ro. Đối với các trường hợp phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, NHNN xem xét chuyển cơ quan công an điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật (nếu có) để xử lý nhằm ngăn ngừa rủi ro. Đồng thời, các bộ, ban ngành, đơn vị chủ quản của doanh nghiệp cần quan tâm chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư, góp vốn mua cổ phần tại các TCTD tuân thủ quy định, sử dụng nguồn vốn đi vay, đặc biệt vốn vay từ các TCTD đúng mục đích, hiệu quả đảm bảo an toàn và trả nợ đúng hạn cho các TCTD.

Ngoài ra, NHNN đã đưa vào kế hoạch thanh tra năm 2023 nội dung thanh tra về chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu có thể dẫn đến việc thâu tóm, chi phối TCT; cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn (tập trung tín dụng có liên quan đến lĩnh vực bất động sản; cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông lớn của TCTD...).

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, trong đó có việc tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD, trong đó bổ sung các quy định nhằm xử lý hiệu quả tình trạng lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD.

4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, thực hiện quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Phấn đấu đến cuối năm 2025, đưa nợ xấu toàn hệ thống (không bao gồm các NHTM yếu kém) ở mức dưới 3%, bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu. (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14)

Từ năm 2012 đến nay, các TCTD đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro. Kết quả, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 1.695,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, TCTD tự xử lý ở mức cao 1.271,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 75% trong tổng nợ xấu được xử lý), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) 424 nghìn tỷ đồng, chiếm 25% trong tổng nợ xấu được xử lý.

Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2023, toàn hệ thống xử lý được 128,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 46,3% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh việc xử lý nợ xấu nội bảng56, kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 cũng đạt được kết quả tích cực. Lũy kế từ khi Nghị quyết có hiệu lực (ngày 15/8/2017) đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 425,9 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 4257.

Đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%58 (cao hơn mức 2,0% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn59 của hệ thống các TCTD là 6,16%60 so với tổng dư nợ61.

* Khó khăn, vướng mắc:

Trong thời gian tới, chất lượng tín dụng của hệ thống các TCTD có thể tiếp tục chịu áp lực từ các yếu tố như:

- Diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có nhiều điểm bất lợi62, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng63, làm gia tăng nợ xấu, gây áp lực trong việc trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu cũng như tiến độ xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu của các TCTD.

- Công tác xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn, một số nguyên nhân như: (i) Doanh nghiệp đang chịu những tác động bất lợi, tiêu cực từ môi trường bên ngoài, làm suy giảm khả năng trả các khoản nợ quá hạn của các hộ gia đình và doanh nghiệp; (ii) Khuôn khổ pháp lý liên quan đến cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu chưa được hoàn thiện; thiếu các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu; (iii) Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, thanh khoản thấp, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản; (iv) Thị trường mua, bán nợ vẫn còn nhiều hạn chế; (v) Ý thức trả nợ của một bộ phận khách hàng còn thấp, thiếu chủ động, không hợp tác, chây ỳ, chống đối trong việc trả nợ và bàn giao tài sản bảo đảm khiến quá trình thu hồi, xử lý nợ xấu của TCTD kéo dài, kém hiệu quả.

- Nguồn lực hỗ trợ công tác cơ cấu lại còn hạn chế: Việc cơ cấu lại các TCTD yếu kém còn thiếu nguồn lực và cơ chế đặc thù để xử lý triệt để. Một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thiếu nguồn lực để xử lý tổn thất và thực hiện cơ cấu lại TCTD phi ngân hàng do mình làm chủ sở hữu hoặc là cổ đông lớn.

* Giải pháp trong thời gian tới:

- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền lệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, theo thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng kèm theo Quyết định số 1382/QĐ-NHNN ngày 02/8/2022, góp phần đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các TCTD, trong đó lưu ý chất lượng tín dụng, tình hình xử lý nợ xấu của các TCTD nhằm phát hiện các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, hành vi vi phạm pháp luật để có biện pháp phòng ngừa, xử lý phù hợp (nếu cần thiết).

5. Giải pháp mở rộng quy mô, tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngân hàng phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM. (Nghị quyết số 62/2022/QH14)

Căn cứ các nội dung tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”, trong đó điểm e mục 2 phần II đề ra mục tiêu: “Phấn đấu tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM lên khoảng 16-17% vào cuối năm 2025...”, NHNN đã hướng dẫn các TCTD xây dựng, phê duyệt triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Theo đó, các TCTD có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình để thực hiện bám sát theo các mục tiêu đã được đưa ra tại Đề án 689 nêu trên.

6. Tăng cường năng lực công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD, thanh tra chuyên đề đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. (Nghị quyết số 62/2022/QH14)

* Tình hình triển khai:

Công tác thanh tra, giám sát các TCTD tiếp tục được NHNN chú trọng và tăng cường nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các rủi ro, tồn tại và sai phạm của TCTD, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng. NHNN đã ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2022, 2023, trong đó tập trung thanh tra chuyên đề đối với những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động của các TCTD; thực hiện thanh tra một số NHTM về hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp. Công tác giám sát tập trung vào các hoạt động có tiềm ẩn rủi ro cao của TCTD như cấp tín dụng đối với khách hàng, nhóm khách hàng lớn, các lĩnh vực bất động sản, tiêu dùng, trái phiếu, nợ xấu cao, các khách hàng và nhóm khách hàng có dư nợ lớn mới phát sinh, việc thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo thông báo của NHNN, các khoản lãi và phí phải thu lớn, chấn chỉnh công tác báo cáo thống kê theo quy định.

Trong năm 2022, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã triển khai 1.238 cuộc thanh tra, kiểm tra. Trong 6 tháng đầu năm 2023, NHNN đã triển khai 546 cuộc thanh tra, kiểm tra, ban hành 151 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 16,1 tỷ đồng. Qua công tác giám sát, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, cảnh báo đối với các TCTD thuộc thẩm quyền quản lý, nhằm hạn chế rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động, kết quả tái cơ cấu theo lộ trình đã được phê duyệt. Đồng thời, NHNN đang rà soát, kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

* Hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân:

Thời gian qua, công tác thanh tra, giám sát các TCTD tiếp tục được NHNN chú trọng và tăng cường nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các rủi ro, tồn tại và sai phạm của TCTD, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng. Tuy nhiên còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế như sau:

- Môi trường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng phức tạp, đối diện với nhiều tác động và rủi ro về mặt pháp lý nhưng hiện còn thiếu cơ chế hỗ trợ và chưa có văn bản pháp lý bảo vệ cán bộ thanh tra, giám sát trong quá trình thực thi công vụ (đặc biệt là khi thực hiện các nhiệm vụ có tính chất đặc biệt, phức tạp và rủi ro pháp lý cao như xử lý/cơ cấu lại TCTD yếu kém).

- Hạ tầng công nghệ, cơ sở dữ liệu, phương tiện hỗ trợ thanh tra, giám sát còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong khi hệ thống TCTD đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động, dẫn đến hiệu quả công tác thanh tra, giám sát một số nội dung hoạt động chưa cao, một số yếu tố rủi ro tiềm ẩn chưa phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý.

- Về nhân sự, một số cán bộ thanh tra, giám sát còn hạn chế về kỹ năng, thiếu kinh nghiệm trong thanh tra, kiểm tra và chưa theo kịp với tốc độ phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng.

7. Phát triển các tổ chức tài chính vi mô an toàn, hiệu quả. (Nghị quyết số 62/2022/QH14)

Về cơ bản, các tổ chức tài chính vi mô đều hoạt động kinh doanh ổn định, có lãi và đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động. Đến cuối tháng 7/2023, vốn điều lệ của hệ thống tổ chức tài chính vi mô đạt 1.065,3 tỷ đồng; huy động vốn thị trường 1 là 6.729 tỷ đồng; Tổng tài sản của hệ thống tổ chức tài chính vi mô đạt 10.158,18 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay TT1 là 8.834,9 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 0,86%. Đến nay, toàn quốc có 04 tổ chức tài chính vi mô với 65 chi nhánh và 70 phòng giao dịch thuộc 25 tỉnh, thành phố.

V. Nhóm nhiệm vụ liên quan đến: Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM); Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia; phối hợp, khai thác, sử dụng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trên thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong việc quản lý hệ thống tài khoản tại các TCTD, hạn chế hành vi gian lận, mạo danh, làm giả giấy tờ tùy thân khi thực hiện các giao dịch ngân hàng điện tử; Triển khai các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin ứng dụng nghiệp vụ ngân hàng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng.

1. Nhiệm vụ về thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt ngân hàng; Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14)

* Hoàn thiện cơ sở pháp lý:

NHNN tiếp tục rà soát khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách cho hoạt động thanh toán và tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện, tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi hơn nhằm khuyến khích phát triển TTKDTM, ứng dụng công nghệ mới và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, như:

- Trình Chính phủ hồ sơ Nghị định mới về TTKDTM, nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất khi Nghị định được ban hành. Ngoài ra, NHNN cũng nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, ứng dụng khoa học công nghệ trên cơ sở tận dụng thành tựu của CMCN 4.0.

- Tích cực nghiên cứu, rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung các vấn đề cần được Luật hóa để phù hợp với thực tiễn hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng như: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022; sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng; phối hợp tham gia ý kiến xây dựng văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyển đổi số như: dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), dự thảo Luật An ninh mạng, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định định danh và xác thực điện tử...

- Ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 13/01/2022 đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng và yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung triển khai có hiệu quả.

- Ban hành và tổ chức triển khai các Đề án, Chương trình, Kế hoạch nhằm thúc đẩy TTKDTM và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, như: Kế hoạch triển khai Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch Chuyển đổi số của NHNN năm 2022; Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của NHNN năm 2023; Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,...

- Nghiên cứu, hướng dẫn triển khai việc mở tài khoản64, phát hành thẻ65, bảo lãnh ngân hàng66, hoạt động cho vay67 của các TCTD bằng phương thức điện tử eKYC, qua đó giúp khách hàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ thanh toán mà không phải đến quầy giao dịch của ngân hàng, góp phần thực hiện quá trình chuyển đổi số của ngân hàng.

- Phối hợp với Bộ Công an và Bộ Thông tin truyền thông theo dõi tình hình triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ - Mobile Money theo Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ của các công ty68, qua đó góp phần cung ứng cho nhóm khách hàng không có tài khoản ngân hàng một kênh giao dịch, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện thay vì phải trực tiếp đến các cơ sở của ngân hàng thực hiện giao dịch, góp phần đẩy mạnh phát triển TTKDTM, thanh toán trực tuyến. Ngày 31/5/2023, NHNN đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ69.

* Kết quả đạt được:

Triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng, các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) đã ứng dụng các công nghệ số tiên tiến để tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm giao dịch khách hàng; đồng thời đánh giá, phân loại khách hàng, quyết định giải ngân và tích hợp với nhiều hệ sinh thái đối tác khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT đã đầu tư, xây dựng và phát triển được hệ thống công nghệ thông tin, nền tảng vận hành, xử lý nghiệp vụ vững mạnh, tin cậy dựa trên công nghệ, dữ liệu và có thể tiếp cận khách hàng qua các kênh số, thiết kế, cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng an toàn, tiện ích theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, hướng tới cung cấp trải nghiệm giao dịch vượt trội cho khách hàng. Bên cạnh đó, các TCTD, tổ chức TGTT tại Việt Nam đã ứng dụng nhiều công nghệ số tiên tiến như điện toán đám mây (Cloud Computing), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (RPA), trí tuệ nhân tạo/máy học (AI/ML) v.v...để tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm giao dịch khách hàng.

Năm 2022, hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. NHNN được xếp thứ 4 về an toàn thông tin mạng, thứ 3 về kiến tạo thể chế và thứ 4 về hoạt động chuyển đổi số theo Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của Bộ Thông tin và Truyền thông70. 95% TCTD đã và đang xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số tại đơn vị mình, Nhiều TCTD chuyển đổi số ở tốp đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; nhiều TCTD có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới. Bên cạnh đó, NHNN đang phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc triển khai chi trả qua tài khoản (tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản Mobile-money,...) cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước theo Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Hạ tầng thanh toán quốc gia, hạ tầng Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ vận hành ổn định, an toàn và thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Hạ tầng mạng lưới thanh toán tiếp tục được đầu tư, phát triển. So với năm 8 tháng đầu năm 2020, trong 8 tháng đầu năm 2023, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý khoảng 84,89 triệu giao dịch với giá trị đạt trên 125,87 triệu tỷ đồng, giảm 9,9% về số lượng và tăng 86,53% về giá trị; Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý gần 4,62 tỷ giao dịch với giá trị đạt khoảng 34,01 triệu tỷ đồng (tăng 544,49% về số lượng và 481,07% về giá trị). Đến cuối tháng 8/2023, số lượng ATM trên toàn thị trường đạt 21.337 máy, số lượng POS đạt 490.096 máy (tăng lần lượt 9,19% và 78,52% về số lượng).

Hoạt động TTKDTM đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến tháng 8/2023, có 82 TCTD triển khai thanh toán qua Internet và 52 TCTD triển khai thanh toán qua Mobile, có 51 tổ chức TGTT được NHNN cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT đang hoạt động trên thị trường. So với cùng kỳ 8 tháng đầu năm 2020, trong 8 tháng đầu năm 2023, giao dịch TTKDTM đạt 6,85 tỷ giao dịch với giá trị đạt 138,30 triệu tỷ đồng (tăng 348,54% về số lượng và 69,84% về giá trị); qua kênh Internet đạt 1,33 tỷ giao dịch với giá trị đạt 36,76 triệu tỷ đồng (tăng 372,91% về số lượng và 110,97% về giá trị); qua kênh điện thoại di động đạt 4,76 tỷ giao dịch với giá trị đạt 34,48 triệu tỷ đồng (tăng 598,27% về số lượng và 382,22% về giá trị); qua phương thức QR code đạt 86,50 triệu giao dịch với giá trị đạt 47,26 nghìn tỷ đồng (tăng 871,82% về số lượng và 761,93% về giá trị).

Thanh toán dịch vụ công tiếp tục được mở rộng triển khai rộng rãi, NHNN đã chỉ đạo các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT, doanh nghiệp thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile-Money tích cực tham gia thúc đẩy thanh toán lệ phí, học phí không dùng tiền mặt, hỗ trợ triển khai thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển đại học. Đến cuối năm 2022, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã phục vụ hơn 4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 3,53 nghìn tỷ đồng71; có khoảng 61%72 số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị73, trong đó: Lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đạt: 42% (tăng 5% so với năm 2021); chế độ BHXH một lần đạt: 92% (tăng 7% so với năm 2021); TCTN đạt: 96% (tăng 3% so với năm 2021). Từ 01/2023 - 5/2023, trên cả nước đã có 100 nghìn người nhận trợ cấp qua tài khoản, với giá trị gần 69 tỷ đồng74.

2. Nhiệm vụ tăng cường quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử và phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm liên quan. (Nghị quyết số 62/2022/QH14)

Trong thời gian qua, NHNN đã quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý các vi phạm liên quan, cụ thể:

- Chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (bao gồm các ngân hàng) tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn; phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lợi dụng dịch vụ thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cá độ bất hợp pháp.

- Phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong việc xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có liên quan đến hoạt động thanh toán.

- Theo dõi các vụ việc phát sinh trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán để nắm bắt thông tin và cảnh báo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về các phương thức, thủ đoạn tội phạm mới.

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với một số tổ chức trung gian thanh toán được cấp phép và tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động này nhằm bảo đảm hoạt động an, hiệu quả. Nhìn chung, các hoạt động thanh toán điện tử trong thời gian qua đã vận hành tương đối an toàn, hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số (CBDC). (Nghị quyết số 62/2022/QH14)

Trong năm 2022, NHNN đã nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nghiên cứu, triển khai dự án tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương trên thế giới qua các hình thức như: (i) tham gia các hội thảo, tọa đàm, khóa đào tạo để trao đổi, học hỏi, thảo luận với các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế (như IMF, BIS, WB,…); (ii) tham gia với vai trò Quan sát viên dự án CBDC mBridge của 4 NHTW (Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất); (iii) Nghiên cứu tài liệu, báo cáo đã công bố của các NHTW, tổ chức quốc tế về CBDC.

NHNN (Cơ quan thường trực Tổ công tác nghiên cứu, tham mưu về tiền kỹ thuật số quốc gia) đã có Báo cáo Thủ tướng Chính phủ số 02/BC-NHNN ngày 27/01/2022 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác; đã ban hành Quyết định 28/QĐ-TCTNCTMTKTSQG ngày 10/6/2022 về Kế hoạch triển khai nhiệm vụ Tổ công tác. NHNN đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu về CBDC và theo dõi, cập nhật tình hình triển khai CBDC các nước.

Bên cạnh đó, NHNN đã và đang tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nghiên cứu, triển khai dự án CBDC trên thế giới qua các hình thức như: (i) tham gia các hội thảo, tọa đàm, khóa đào tạo để trao đổi, học hỏi, thảo luận với các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế (như IMF, BIS, WB,…); (ii) tham gia với vai trò Quan sát viên dự án CBDC mBridge của 4 NHTW (Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất); (iii) Nghiên cứu tài liệu, báo cáo đã công bố của các NHTW, tổ chức quốc tế về CBDC.

4. Nhiệm vụ về phối hợp, khai thác, sử dụng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trên thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong việc quản lý hệ thống tài khoản tại các TCTD, hạn chế hành vi gian lận, mạo danh, làm giả giấy tờ tùy thân khi thực hiện các giao dịch ngân hàng điện tử. (Nghị quyết số 62/2022/QH14)

Triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06), Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 171/QĐ-NHNN ngày 18/02/2022 ban hành Kế hoạch của ngành ngân hàng triển khai Đề án 06 (Kế hoạch 171); Quyết định số 264/QĐ-NHNN ngày 02/03/2023 ban hành Kế hoạch năm 2023 của ngành Ngân hàng.

Tại Kế hoạch 171, NHNN đã đặt ra nhiệm vụ cho các TCTD75 phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an nghiên cứu kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư để phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Ngày 24/4/2023, NHNN đã phối hợp với Bộ Công an tổ chức ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 0676, trong đó có nội dung kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch dữ liệu khách hàng và phục vụ các hoạt động nghiệp của ngành ngân hàng; rà soát đối tượng nghi ngờ, giả mạo các loại giấy tờ với dữ liệu sinh trắc học của CCCD phục vụ công tác phòng, chống tội phạm. Triển khai Kế hoạch phối hợp, NHNN đã có văn bản đề nghị các TCTD xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Kế hoạch trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn, chức năng, nhiệm vụ, gắn với thời gian và lộ trình cụ thể. Hiện, NHNN đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an (C06) triển khai Kế hoạch.

Đến tháng 9/2023, việc triển khai Kế hoạch 01 đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể như: (i) Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã phối hợp với C06 Bộ Công An thực hiện 04 đợt rà soát, đối chiếu dữ liệu của 42 triệu hồ sơ khách hàng; (ii) 27 TCTD đã và đang triển khai làm sạch dữ liệu khách hàng mở tài khoản thanh toán; (iii) 42 TCTD đã và đang triển khai ứng dụng thẻ CCCD gắn chip; (iv) 11 TCTD đã và đang liên hệ C06 để ứng dụng tài khoản VNeID; (v) 19 TCTD đã liên hệ C06 để triển khai hoặc tự tổ chức đào tạo nội bộ, phổ biến kiến thức về nhận diện CCCD thật/giả; (vi) 07 TCTD đang triển khai chấm điểm tín dụng với C06;...

5. Nhiệm vụ về triển khai các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin ứng dụng nghiệp vụ ngân hàng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng. (Nghị quyết số 62/2022/QH14)

- Rà soát, ban hành các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo và kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin và phòng chống tội phạm mạng tại các TCTD.

+ Ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 21/01/2022 về đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng: đồng thời, có văn bản và email cảnh báo về các rủi ro, lỗ hổng bảo mật và chỉ đạo các TCTD triển khai các giải pháp phòng chống.

+ Định kỳ, đột xuất tổ chức các đoàn kiểm tra về an toàn hệ thống CNTT tại các TCTD để kịp thời phát hiện, kiến nghị và chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế, rủi ro về an ninh, bảo mật CNTT77.

- Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về an toàn thông tin khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử qua website, ứng dụng Internet Banking/Mobile Banking, email, tin nhắn SMS, banner, poster tại các điểm giao dịch và cảnh báo về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm mạng.

- Tiếp tục chỉ đạo các TCTD nghiên cứu, triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật để tăng cường công tác bảo đảm ATTT cho các hệ thống thông tin ứng dụng nghiệp vụ ngân hàng, trong đó trước mắt tập trung:

+ Triển khai trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) hoặc thuê dịch vụ từ các doanh nghiệp chuyên môn ATTT để chủ động giám sát, rà soát phát hiện xử lý nhanh chóng các sự kiện mất ATTT.

+ Ứng dụng các công nghệ mới như AI, Bigdata để triển khai các giải pháp giám sát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các giao dịch đáng ngờ qua hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử.

+ Phối hợp với Bộ Công an triển khai các giải pháp định danh và xác thực điện tử dựa trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; xác thực khách hàng qua thẻ CCCD gắn chip (Match on Card -MoC) và ứng dụng VNEID để nâng cao an toàn cho các dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Ban hành Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT ngành Ngân hàng78.

- Phối hợp với các cơ quan chức nâng trong công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao; bảo đảm an toàn các hệ thống thông tin; phối hợp diễn tập ứng cứu sự cố ATTT; đào tạo chuyên gia ATTT; điều tra, cung cấp thông tin truy bắt tội phạm sử dụng công nghệ cao liên quan đến ngành Ngân hàng.

6. Khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân.

- Đối với nhiệm vụ về thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt ngân hàng.

+ Ứng dụng công nghệ của Cuộc CMCN 4.0 là vấn đề mới không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới, mỗi nước có cách tiếp cận, xử lý khác nhau dẫn đến khó khăn cho quá trình nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Do đó, các quy định pháp lý tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo cần được tiếp tục rà soát, bổ sung và ban hành.

+ Hạ tầng một số ngành, lĩnh vực, hạ tầng chung còn chưa tương thích với hạ tầng của các TCTD, do đó ảnh hưởng đến kết nối liên thông, tích hợp trong quá trình chuyển đổi số của các TCTD.

+ Việc bố trí nguồn lực cho chuyển đổi số trong đó vấn đề đầu tư vốn, lựa chọn công nghệ là thách thức khi các công nghệ mới đang ngày càng thay đổi nhanh chóng. Nhân lực hiểu biết sâu về các công nghệ cuộc CMCN 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối,...vẫn còn thiếu hụt.

+ Ngành ngân hàng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định 13/2013/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đề nghị Bộ Công an hỗ trợ, giải đáp và hướng dẫn.

- Đối với nhiệm vụ về đẩy mạnh TTKDTM.

+ Thói quen tiêu dùng thanh toán bằng tiền mặt và tâm lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới, cũng như lo ngại về an ninh an toàn khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử, trực tuyến của ở một bộ phận khách hàng, người ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa có mức thu nhập thấp, mức độ hiểu biết về các dịch vụ tài chính ngân hàng chưa cao gây trở ngại cho phát triển TTKDTM.

+ Mạng lưới chi nhánh, cơ sở hạ tầng thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán còn chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, chưa phủ rộng khắp được khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng giao đại lý (trong đó có hoạt động thanh toán) cho các tổ chức khác vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện. Do đó, việc triển khai các dịch vụ TTKDTM ở những khu vực này cũng gặp khó khăn.

+ Do sự chưa sẵn sàng (về dữ liệu, kỹ thuật,..) của một số đơn vị cung ứng dịch vụ công (y tế, giáo dục, an sinh xã hội,...) để có thể kết nối, chia sẻ thông tin với các ngân hàng trong triển khai cung ứng dịch vụ TTKDTM đối với dịch vụ công khiến việc thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công như: viện phí, học phí, tiền nước ở một số tỉnh, nhất là các tỉnh miền núi còn thấp; phạm vi triển khai chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng tại khu vực thành thị, điều kiện kinh tế phát triển, thu nhập ổn định, đối tượng khách hàng là công chức, viên chức.

- Công tác phòng, chống ngăn chặn tội phạm sử dụng công nghệ cao trong thanh toán điện tử gặp một số khó khăn như: (i) Tội phạm công nghệ cao trong hoạt động thanh toán ngày càng tinh vi, với các thủ đoạn phức tạp và thay đổi liên tục; (ii) Tội phạm lợi dụng hoạt động thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp xảy ra trong một số ngành, lĩnh vực (cờ bạc, lừa đảo, gian lận thương mại, trốn thuế, ma túy, mại dâm...). Tuy nhiên, hoạt động thanh toán chỉ là khâu cuối cùng để hoàn tất một giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ; việc quản lý và xác định tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước đối với hàng hóa, dịch vụ đó. Trên thực tiễn, ngành Ngân hàng không thể xác định tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ để có thể thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn phù hợp; do đó, cần có sự phối hợp, cung cấp thông tin thường xuyên và chặt chẽ của các bộ, ngành có liên quan.

VI. Nhóm nhiệm vụ liên quan đến việc: Triển khai quyết liệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. (Nghị quyết số 62/2022/QH14)

1. Tình hình triển khai Chiến lược.

Ngay sau khi Chiến lược được ban hành, NHNN và các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan đã tích cực triển khai thực hiện. Với vai trò là Cơ quan Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện (BCĐ), NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập BCĐ và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của BCĐ. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động để tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược.

Chiến lược đề ra 6 nhóm giải pháp. Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Chiến lược, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan đã chủ động, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp. Về cơ bản, các mục tiêu đến năm 2025 đã và đang được thực hiện theo đúng định hướng Chiến lược đã đề ra. Cụ thể, các nhiệm vụ, giải pháp đã được triển khai như sau:

- Khuôn khổ pháp lý không ngừng được hoàn thiện tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện (như Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 trong đó bổ sung quy định về bảo hiểm vi mô; Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 đã quy định về nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), về cơ bản tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến chữ ký điện tử, chữ ký số79; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ngày 10/6/2021 quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 quy định về định danh và xác thực điện tử; Nghị định số 147/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương).

- Các tổ chức cung ứng dịch vụ tiếp tục phát triển mạng lưới hoạt động trên phạm vi cả nước và sắp xếp lại mạng lưới hiện có hợp lý hơn, hướng tới những địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

- Chú trọng phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính hướng tới các đối tượng mục tiêu tài chính toàn diện. Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2023, trong đó phát triển các mô hình ngân hàng số cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, thuận tiện, chi phí thấp nhằm nâng cao tiếp cận tài chính cho người dân, doanh nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng tài chính, nhất là hạ tầng thanh toán tiếp tục được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện, gia tăng kết nối nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và thương mại điện tử; triển khai tích cực và hiệu quả Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ xác minh thông tin nhận biết khách hàng.

- Các bộ, ngành, địa phương chủ động, tích cực tuyên truyền về Chiến lược và triển khai các chương trình tăng cường kiến thức tài chính cho người dân, doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

- Mục tiêu tài chính toàn diện tiếp tục được lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch hoạt động cửa các bộ, ngành, địa phương đến năm 2025, tạo sự lan tỏa cả về phạm vi và quy mô triển khai của Chiến lược.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

- Tồn tại, hạn chế: (i) Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, khuôn khổ pháp lý còn chưa bắt kịp được xu thế phát triển của thị trường tài chính; (ii) Mạng lưới điểm cung ứng dịch vụ tài chính và cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; (iii) Cần tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính đặc thù cho các đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện; (iv) Chưa có các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ khách hàng là người khuyết tật khi đến giao dịch tại TCTD.

- Nguyên nhân: Thực tiễn điều hành của các bộ, ngành, địa phương cũng như các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chưa theo kịp sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ: Địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa mật độ dân cư thưa, kinh tế chưa phát triển nên các TCTD gặp khó khăn khi mở rộng mạng lưới giao dịch; Một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, còn thiếu kiến thức, hiểu biết về tài chính toàn diện, còn e ngại sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới; Thiên tai, dịch bệnh phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược.

3. Định hướng thời gian tới.

NHNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chiến lược; trong đó tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính, phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ tài chính, tạo thuận lợi cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận dịch vụ tài chính.

Trên đây là báo cáo việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 đối với lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ xin báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch Quốc hội;
- TTgCP, các PTTgCP;
- Tổng Thư ký Quốc hội;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- VPQH: Vụ PVHĐGS;
- Ủy ban Kinh tế của Quốc hội;
- Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký của TTg và các PTTg, các Vụ: TKBT; KTTH; Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, KTTH(2)

TM. CHÍNH PHỦ
TUQ. THỦ TƯỚNG
THỐNG ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM




Nguyễn Thị Hồng



1 Năm 2021, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới được cả 03 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nâng triển vọng lên “tích cực” trong bối cảnh rất nhiều quốc gia liên tiếp bị hạ bậc xếp hạng do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh; tháng 5/2022, S&P tiếp tục nâng xếp hạng của Việt Nam từ BB lên BB+ và giữ nguyên triển vọng tích cực; tháng 9/2022, Moody's Investors Service đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, với triển vọng ổn định. Trong nửa đầu năm 2023, Fitch giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam ở mức BB, với triển vọng tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.

2 Quyết định số 2160/QĐ-NHNN ngày 31/12/2021 và Quyết định số 127/QĐ-NHNN ngày 28/1/2022.

3 Tờ trình số 140/TTr-NHNN ngày 19/12/2022; Tờ trình số 34/TTr-NHNN ngày 24/3/2023.

4 Tờ trình số 121/TTr-CP ngày 17/4/2023; Tờ trình số 270/TTr-CP ngày 22/5/2023.

5 Tờ trình 50/TTr-NHNN ngày 31/8/2022.

6 Các công văn: số 4210/VPCP-KTTH ngày 23/11/2022; số 938/VPCP-KTTH ngày 27/3/2023.

7 Các Tờ trình: số 06/TTr-NHNN ngày 22/02/2023; số 20/TTr-NHNN ngày 17/4/2023; số 32/TTr-NHNN ngày 13/62023; số 40/Tr-NHNN ngày 24/7/2023; số 48/Tr-NHNN ngày 08/9/2023.

8 Các công văn: số 7016/VPCP-KTTH ngày 18/10/2022; số 2306/VPCP-KTTH ngày 06/4/2023; số 3527/VPCP-KTTH ngày 17/5/2023; số 6092/VPCP-KTTH ngày 09/8/2023.

9 Các Tờ trình: số 07/TTr-NHNN ngày 19/01/2023; số 53/TTr-NHNN ngày 18/4/2023; số 105/TTr-NHNN ngày 7/7/2023; 117/TTr-NHNN ngày 17/8/2023.

10 Năm 2021, thế giới có 113 lượt tăng lãi suất; năm 2022 tăng 367 lượt.

11 Lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của hệ thống TCTD giảm 1%/năm trong năm 2020. Năm 2021, lãi suất tiền gửi giảm 0,6%/năm và lãi suất cho vay giảm tiếp 0,8%/năm so với cuối năm 2020.

12 Cụ thể: (i) Lãi suất tái cấp vốn tăng từ 4%/năm lên 6%/năm; Lãi suất tái chiết khấu tăng từ 2,5%/năm lên 4,5%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN tăng từ 5%/năm lên 7%/năm. (ii) Lãi suất tối đa tiền gửi bằng VND tại các TCTD: đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng tăng từ 0,2%/năm lên 1,0%/năm, kỳ hạn 1T-dưới 6T tăng từ 4%/năm lên 6%/năm. (iii) Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND tăng từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm.

13 Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022.

14 Năm 2022, lãi suất tiền gửi và cho vay VND bình quân tăng khoảng 1,51% so với cuối năm 2021.

15 Cụ thể: (i) Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6%/năm xuống 4,5%/năm; Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 3,0%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN giảm từ 7%/năm xuống 5%/năm. (ii) Lãi suất tối đa tiền gửi bằng VND tại các TCTD: đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,0%/năm xuống 0,5%/năm, kỳ hạn 1T-dưới 6T giảm từ 6%/năm xuống 4,75%/năm, (iii) Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND giảm từ 5,5%/năm xuống 4,0%/năm.

16 Các công văn: số 8798/NHNN-TTGSNH ngày 14/12/2022; số 9046/NHNN-TD ngày 22/12/2022.

17 Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/1/2023.

18 Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/1/2023.

19 Công văn số 4985/NHNN-CSTT ngày 27/6/2023 về giảm mặt bằng lãi suất và công văn số 6385/NHNN-CSTT ngày 14/8/2023 về giảm lãi suất cho vay.

20 T12/22: 4,55%; T1/23: 4,89%; T2/23: 4,31%: T3: 3,35%; T4: 2,81%: T5: 2,43%; T6: 2%; T7: 2,06%; T8: 2,96.

21 T12/22: 4,99%; T1/23: 5,21%; T2/23: 4,96%; T3: 4,88%; T4: 4,56%, T5: 4,54%; T6; 4,33%; T7: 4,11%; T8: 4,02%.

22 Tính theo GDP đánh giá lại của TCTK.

23 Đến ngày 27/09/2023 so với cuối năm 2022, so với USD, đồng Đô la Đài Loan mất giá khoảng 4,94%, Thái Baht mất giá 6,20%, Won Hàn Quốc mất giá 6,74%, Nhân Dân tệ mất giá 6%, Ringgit Malaysia mất giá 6,95%, Yên Nhật mất giá 14,46%.

24 Tỷ lệ tín dụng/GDP liên tục duy trì ở mức cao, có xu hướng gia tăng (cuối năm 2022: 125,34%, 2021: 124,35%).

25 Giai đoạn 2007-2010, tăng trưởng tín dụng bình quân cả hệ thống khoảng 36%/năm (2007: 51,54%; 2008: 23,38%; 2009: 37,53%; 2010; 31,19%).

26 Tăng từ mức 60,6% năm 2005 lên mức 106,6% năm 2010.

27 Trong giai đoạn 2005-2010, lạm phát có thời điểm cao nhất ở mức 2 con số là 19,89% vào năm 2008 và tiếp tục kéo dài mức lạm phát cao 2 con số cho đến năm 2011 sau khi NHNN phải thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để kiềm chế lạm phát trong đó có giải pháp giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đến từng TCTD để đảm bảo kiểm soát tiền tệ phù hợp thực tế; nhờ đó từ năm 2012 lạm phát đã giảm xuống mức 1 con số.

28 Đến cuối tháng 7/2023, dư nợ tín dụng đối với ngành nông-lâm-thủy sản, công nghiệp-xây dựng; thương mại-dịch vụ lần lượt tăng 2,2%, tăng 4,81%, tăng 4,7% so với cuối năm 2022; tương ứng chiếm 7,3%, 26,03% và 66,67% tổng dư nợ nền kinh tế.

29 Đến cuối tháng 7/2023, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng 3,75%, chiếm 24,57% dư nợ nền kinh tế; Doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 3,95%, chiếm 18,22%, Xuất khẩu tăng 14,09%, chiếm 2,64%; Công nghiệp hỗ trợ tăng 13,47%, chiếm 2,69%; Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 16,09%, chiếm 0,36%.

30 (i) Đến 30/6/2023, tăng dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông đạt gần 92 nghìn tỷ đồng, giảm 0,22% so với cuối năm 2022, chiếm 0,75% tổng dư nợ cấp tín dụng đối với nền kinh tế. (ii) Đến cuối tháng 7/2023, tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán là gần 69 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,55% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 62% so với cuối năm 2022, trong đó dư nợ tập trung để đầu tư, kinh doanh chứng khoán ít rủi ro (chủ yếu là trái phiếu Chính phủ) chiếm 82,7% tổng dư nợ chứng khoán và tăng 72,2% so với cuối năm 2022; (iii) Tín dụng lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 2,71 triệu tỷ đồng, tăng 4,99% so với cuối năm 2022 (chiếm 21,74% tổng dư nợ nền kinh tế).

31 Đến cuối tháng 7/2023, dư nợ cho vay phục vụ đời sống đạt 2.657.208 tỷ đồng, tăng 2,93% so với cuối năm 2022, chiếm 21,31% tổng dư nợ nền kinh tế.

32 Đến nay BIDV đã ký hợp đồng cấp tín dụng 95 tỷ đồng tài trợ 01 dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Phú Thọ, đến nay đã giải ngân 23,7 tỷ đồng. Agribank cũng đã phê duyệt cấp tín dụng đối với 02 dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Bắc Ninh, đến nay đã giải ngân 59 tỷ đồng.

33 Đến nay, Agribank đã cho 869.545 lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay đạt 79.135 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.557 tỷ đồng với 80.957 khách hàng còn dư nợ.

34 Đến nay, HDSaison và FECredit đã giải ngân khoảng 8.000 tỷ đồng (trong đó HDSaison: 5.800 tỷ đồng; FECredit: 2.200 tỷ đồng.

35 Đến nay, các NHTM đã thực hiện cho vay theo Chương trình với doanh số giải ngân đạt gần 5.500 tỷ đồng cho 2.000 lượt khách hàng vay vốn.

36 Công văn số 953/NHNN-TD ngày 21/2/2023.

37 Công văn số 6936/NHNN-TD ngày 5/9/2023.

38 Công văn số 6937/NHNN-TD ngày 5/9/2023.

39 Tính chung 8 tháng, kim ngạch XNK vẫn giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 10%, nhập khẩu giảm 16,2%, IIP ước tính giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước.

40 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng 7,6% so với cùng kỳ 2022, trong khi tháng 8/2022 tăng 50,2% so với cùng kỳ 2021.

41 Tín dụng tiêu dùng tháng 7/2023 là 4,99%, trong khi cùng kỳ năm trước tăng ở mức trên 14%.

42 Đã được nhận diện và có nhiều chính sách hỗ trợ tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.

43 NHNo&PTNT – chủ yếu cho vay khu vực NoNT và các khách hàng là hộ sản xuất, kinh doanh hiện có mức tăng trưởng tín dụng khá thấp.

44 Quyết định số 422/QĐ-NHNN ngày 18/3/2022 của Thống đốc NHNN.

45 Theo ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản 5251/BKHĐT-PTDN , trường hợp đối tượng là hộ gia đình không phải đăng ký hộ kinh doanh theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, chưa có đủ căn cứ để xác định có ngành nghề đăng ký kinh doanh thuộc một trong các ngành nghề kinh doanh quy định nêu tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 31/2022/NĐ-CP , do đó sẽ không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất. NHNN và Bộ KHĐT đã trả lời các NHTM tại các cuộc họp, Hội nghị về nội dung này.

46 Theo khảo sát vào tháng 10/2022 của Đoàn công tác liên bộ, một số doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ trực tiếp hoặc giảm thuế.

47 Các Tờ trình số: 119/TTr-NHNN ngày 11/11/2022; 151/TTr-NHNN ngày 20/12/2022; 29/TTr-NHNN ngày 20/03/2023; 61/TTr-NHNN ngày 28/4/2023; 77/TTr-NHNN ngày 28/5/2023, 85/TTr-NHNN ngày 09/06/2023, 87/TTr-NHNN ngày 13/06/2023 và 89/TTr-NHNN ngày 20/06/2023.

48 Theo báo cáo của NHCSXH, đến nay vẫn còn 3 địa phương (Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa) chưa phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng và 4 địa phương (Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai) đã rà soát nhưng không có đối tượng.

49 Các Thông tư: số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014; số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016; số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016; số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017; số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019; số 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020; số 23/2020/TT-NHNN ngày 31/12/2020.

50 Theo tổng kết, đánh giá về tình hình triển khai cơ cấu cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg , về cơ bản, 5/9 mục tiêu cụ thể đề ra đã đạt được, 04 mục tiêu đề ra chưa đạt như kế hoạch đề ra, xuất phát từ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, đòi hỏi phải tiếp tục thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

51 Đến cuối tháng 6/2023, vốn điều lệ của 04 NHTMNN (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) đạt 180,4 nghìn tỷ đồng; tổng tài sản đạt 7.586,5 nghìn tỷ đồng; huy động vốn TT1 đạt 6.230,6 nghìn tỷ đồng; dư nợ cho vay TT1 đạt 5.570,6 nghìn tỷ đồng.

52 Là các TCTD đã dừng hoạt động ngân hàng từ năm 2012.

53 Đến cuối tháng 7/2023, vốn điều lệ của các NHTMCP đạt 496,3 nghìn tỷ đồng; tổng tài sản đạt 8.381,7 nghìn tỷ đồng; huy động vốn TT1 đạt 5.952,8 nghìn tỷ đồng; dư nợ cho vay TT1 đạt 5.539,3 nghìn tỷ đồng.

54 Đến cuối tháng 7/2023, vốn điều lệ của các QTDND đạt 6.883,6 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu dạt 12.446,3 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 176.031,8 tỷ đồng; huy động vốn thị trường là 155.965,4 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng thị trường 1 là 130.486,6 tỷ đồng.

55 Công văn số 7391/NHNN-TCKT ngày 21/9/2023

56 Nợ xấu xác định theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN .

57 Không bao gồm nợ xấu xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro.

58 Trong trường hợp không bao gồm 05 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, tỷ lệ này ở mức 1,92%.

59 Nợ tiềm ẩn thành nợ xấu bao gồm: Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN , trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn thành nợ xấu, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái, nợ xấu tiềm ẩn theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), nợ xấu tiềm ẩn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN .

60 Trong trường hợp không bao gồm 03 NH mua lại bắt buộc, NHTMCP Đông Á và NHTMCP Sài Gòn, tỷ lệ này là 3,82%. Trong trường hợp không bao gồm 5 NH nêu trên và NHTMCP Quốc dân, tỷ lệ này là 2,86%.

61 Bao gồm: Tổng nợ theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-NHNN , nợ bán VAMC chưa xử lý và lãi dự thu phải thoái nhưng chưa thoái.

62 Tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động, theo đó diễn biến tình hình xung đột Nga-Ukraine trở nên phức tạp, gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng nguy cơ lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng. Các nền kinh tế phát triển đầu tàu và là đối tác thương mại lớn của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro suy thoái, đặc biệt là sau sự cố liên quan đến một số ngân hàng tại Mỹ.

63 Silicon Valley Bank, SiIvergate Bank, Signature Bank.

64 Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020

65 Thông tư số 17/2021/TT-NHNN ngày 16/11/2021

66 Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30/9/2022.

67 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023

68 Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội - Viettel, Tổng Công ty Truyền thông - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT-Media, Tổng Công ty Viễn thông - MobiFone.

69 Báo cáo số 167/BC-NHNN ngày 31/5/2023.

70 Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2022.

71 Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2022.

72 Vượt mục tiêu đề ra đến cuối năm 2025 đối với dịch vụ công (60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức TTKDTM).

73 Báo cáo thực hiện TTKDTM đối với chi trả các chế độ BHXH, TCTN năm 2022 của BHXH Việt Nam.

74 Sau thời điểm triển khai Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 25/11/2022.

75 Một số TCTD đã phối hợp với C06 - Bộ Công an triển khai thử nghiệm giải pháp ứng dụng xác thực người dân qua thẻ CCCD gắn chíp trong một số nghiệp vụ của ngân hàng.

76 Kế hoạch số 01/KHPH-BCA-NHNN ngày 24/4/2023.

77 Từ đầu năm 2022 đến nay, NHNN đã tổ chức kiểm tra về an toàn hệ thống CNTT tại 6 TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (Ngân hàng TMCP Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín, Ngân hàng Malayan Banking Berhad CN Hà Nội, CTTC Mirae Asset, CTTC Tín Việt, Tổng Công ty truyền thông (VNPT Media)).

78 Quyết định số 1377/QĐ-NHNN ngày 02/8/2022.

79 Bổ sung quy định tổ chức, cá nhân tự nguyện lựa chọn công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử để thực hiện giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, quy định cụ thể về giá trị pháp lý của việc chuyển đổi từ bản giấy sang bản điện tử và ngược lại, chỉnh lý quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, chữ ký số.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 522/BC-CP ngày 08/10/2023 thực hiện Nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 đối với lĩnh vực ngân hàng do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.146

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.255.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!