Trả lương cho người lao động làm thêm giờ vào ban ngày trong công ty TNHH một thành viên
Làm thêm giờ vào ban ngày là việc người lao động làm thêm giờ ngoài khoảng thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau - nếu làm thêm giờ trong khoảng thời gian này thì là làm thêm giờ vào ban đêm. Đồng thời, trong cùng một ngày, nếu người lao động vừa có thời giờ làm thêm vào ban đêm, vừa có thời giờ làm thêm vào ban ngày; thì, tiền lương làm thêm giờ phải được tính tương ứng với từng thời giờ đó.
Xem chi tiết việc trả lương làm thêm giờ vào ban đêm tại công việc “Trả lương cho người lao động làm thêm giờ vào ban đêm”.
Tùy vào ngày mà người lao động phát sinh làm thêm giờ mà tiền lương làm thêm giờ của họ được tính theo các công thức tương ứng sau đây:
1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:
Ngày phát sinh làm thêm giờ |
Tiền lương làm thêm giờ |
Là ngày làm việc bình thường |
Ít nhất bằng 150% x A x Số giờ làm thêm |
Là ngày nghỉ hàng tuần |
Ít nhất bằng 200% x A x Số giờ làm thêm |
Là ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương. |
Ít nhất bằng 300% x A x Số giờ làm thêm |
Trong đó:
- A là Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường và KHÔNG bao gồm các khoản tiền sau: tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
- Cách xác định A (tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường):
* Trường hợp trả lương theo tháng:
A |
= |
Tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng |
Số giờ thực tế làm việc trong tháng |
Ví dụ:
Công nhân A có tiền lương hàng tháng theo hợp đồng lao động là 8,000,000 đồng, mỗi tuần làm 06 ngày (nghỉ hàng tuần ngày Chủ nhật), mỗi ngày làm 08 giờ.
Tháng vừa qua A có phát sinh làm thêm giờ vào ban ngày 02 giờ trong 01 ngày làm việc bình thường. Tháng đó có tổng cộng 31 ngày, trong đó có 27 ngày làm việc (do chỉ có 04 ngày Chủ nhật trong tháng).
Số giờ làm việc trong tháng là 27 x 8 = 216 giờ.
Như vậy, tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường để tính tiền lương làm thêm giờ cho A là: 8,000,000 / 216 = 37,037 đồng.
Từ đó, tiền lương làm thêm giờ của A ít nhất bằng: 150% x 37,037 x 2 = 111,111 đồng
* Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần:
A |
= |
Tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó |
Số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần |
Trong đó:
- Tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó KHÔNG bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm.
- Số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần không quá 08 giờ / ngày; 48 giờ / tuần và không kể số giờ làm thêm.
Ví dụ:
Công nhân A làm việc và được trả lương theo tuần với mức 2,000,000 đồng/tuần, mỗi tuần làm 48 giờ, mỗi ngày làm 08 giờ. Tuần vừa qua, A phát sinh phải làm thêm giờ vào ban ngày 02 giờ trong 01 ngày Chủ nhật - ngày nghỉ hàng tuần.
Như vậy, tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường để tính tiền lương làm thêm giờ cho A là: 2,000,000 / 48 = 41,667 đồng.
Từ đó, tiền lương làm thêm giờ của A ít nhất bằng:= 200% x 41,667 x 2 = 166,668 đồng
2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Ngày phát sinh làm thêm giờ |
Tiền lương làm thêm giờ |
Là ngày làm việc bình thường |
Ít nhất bằng 150% C x Số sản phẩm làm thêm |
Là ngày nghỉ hàng tuần |
Ít nhất bằng 200% C x Số sản phẩm làm thêm |
Là ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương |
Ít nhất bằng 300% C x Số sản phẩm làm thêm |
Trong đó: C là Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường và được xác định theo đơn giá mà đôi bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Ví dụ:
Công nhân C làm việc và hưởng lương theo sản phẩm với đơn giá là 20,000 đồng / sản phẩm được hoàn thành. Tháng vừa qua, C có 03 ngày phải làm thêm giờ vào ban ngày, mỗi ngày làm thêm 02 giờ được 20 sản phẩm; trong đó, 02 ngày làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường và có 01 ngày phải làm thêm giờ vào ngày Chủ nhật - ngày nghỉ hàng tuần.
Như vậy, giả sử công ty chọn các tỷ lệ % đều là tối thiểu; thì, tiền lương làm thêm giờ của C từng ngày được xác định như sau:
- Tiền lương làm thêm giờ của mỗi ngày làm việc bình thường bằng:150% x 20,000 x 20 = 600,000 đồng / ngày.
=> Tổng tiền lương làm thêm của 02 ngày là 600,000 x 2 = 1,200,000 đồng.
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày Chủ nhật bằng: 200% x 20,000 x 20 = 800,000 đồng
Lưu ý:
- Nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, mà ngày đó trùng vào ngày nghỉ hàng tuần; thì, công ty tính tiền lương làm thêm giờ theo công thức tương ứng với ngày nghỉ lễ, tết.
- Nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày nghỉ lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần; thì, công ty tính tiền lương làm thêm giờ theo công thức tương ứng với ngày nghỉ hằng tuần.
Ví dụ 1: Công nhân X hưởng lương theo tháng, có phát sinh làm thêm giờ trong ngày nghỉ lễ 30 tháng 04, mà ngày này lại trùng vào ngày nghỉ hàng tuần Chủ nhật. Khi đó, công ty phải tính trả tiền lương làm thêm giờ cho X theo công thức của ngày phát sinh làm thêm giờ là ngày nghỉ lễ, tết; tức là, bằng: ít nhất bằng 300% A x Số giờ làm thêm.
Ví dụ 2: Do ngày nghỉ lễ 30 tháng 04 trùng vào ngày nghỉ hàng tuần Chủ nhật nên công ty bố trí cho người lao động nghỉ bù vào ngày Thứ hai liền sau. Tuy nhiên, X vẫn phát sinh làm thêm giờ trong ngày Thứ hai này. Khi đó, công ty phải tính trả tiền lương làm thêm giờ cho X theo công thức của ngày phát sinh làm thêm giờ là ngày nghỉ hàng tuần; tức là, ít nhất bằng 200% A x Số giờ làm thêm.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Toàn bộ Nghị định mới có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Toàn bộ chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
- Bảng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 dành cho người lao động (dự kiến)
- Đã có File Excel tính còn bao nhiêu ngày nữa tới các dịp nghỉ Lễ, Tết
- Công cụ tính lương Gross sang Net, lương Net sang Gross năm 2024
Câu hỏi thường gặp:
- Tải file word mẫu đơn xin việc mới nhất năm 2024 tại đâu?
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Dương lịch năm 2025?
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025?
- Thời điểm bắt đầu nghỉ lễ Giỗ Tổ, ý nghĩa câu “Dù ai đi ngược về xuôi…” là gì?
- Tiền lương làm vào ngày nghỉ lễ, tết năm 2024 là 300% hay 400%?
- Đi làm ngày Lễ không trả thêm lương mà yêu cầu nghỉ bù có đúng không?
- Phạt tiền người lao động đi làm trễ, có đúng pháp luật?
- Công ty không cho người lao động tạm ứng tiền lương, có bị phạt?
- Mức trợ cấp mai táng từ ngày 01/7/2023 có gì mới?
- Khi nào cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ bị kéo dài thời gian tăng lương?
- Năm 2023, công chức, viên chức, người lao động phạm lỗi gì sẽ bị đuổi việc?
- Năm 2023, cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ còn bao nhiêu đợt nghỉ lễ?