Người lao động đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc thì có được tạm ứng tiền lương hay không? Số tiền được tạm ứng là bao nhiêu? – Mai Hương (Bình Định).
>> Tiền lương làm thêm giờ, có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
>> Công ty có được khấu trừ 50% tiền lương để bù vào thiệt hại do người lao động gây ra?
Người lao động đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc thì có được tạm ứng tiền lương hay không? Số tiền được tạm ứng là bao nhiêu? Trường hợp công ty không cho người lao động bị tạm đình chỉ công việc tạm ứng tiền lương thì có bị xử phạt hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, tạm đình chỉ công việc đối với người lao động được quy định cụ thể như sau:
Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
…
Như vậy, người sử dụng lao động chỉ có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp;
- Nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh;
- Chỉ được tạm đình chỉ công việc của người lao động sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
05 trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương năm 2023 |
Công ty không cho người lao động tạm ứng tiền lương, có bị phạt?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, tạm ứng tiền lương trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc được quy định cụ thể như sau:
Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
...
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
...
Theo quy định nêu trên, người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc thì được tạm ứng tiền lương. Số tiền lương được tạm ứng bằng 50% số tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Trường hợp công ty không cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc tạm ứng tiền lương thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 6, khoản 2 Điều 17 Nghi định 12/2022/NĐ-CP, hành vi này bị phạt như sau:
Số người lao động bị vi phạm |
Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân |
Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là tổ chức |
01 người đến 10 người lao động |
5 - 10 triệu đồng |
10 - 20 triệu đồng |
11 người đến 50 người lao động |
10 - 20 triệu đồng |
20 - 40 triệu đồng |
51 người đến 100 người lao động |
20 - 30 triệu đồng |
40 - 60 triệu đồng |
101 người đến 300 người lao động |
30 - 40 triệu đồng |
60 - 80 triệu đồng |
301 người lao động trở lên |
40 - 50 triệu đồng |
80 - 100 triệu đồng |
Như vậy, trường hợp công ty không cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc tạm ứng tiền lương thì có thể bị phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm.