Từ khi nào pháp luật quy định người lao động được nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương? Ý nghĩa câu “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”? – Xuân Nghị (Cà Mau).
>> Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng nào trong lương tối thiểu vùng 2024?
>> Chi phí nhân công là gì? Chi phí nhân công có được trừ khi tính thuế TNDN?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Câu ca dao từ ngàn năm này với ý nghĩa như lời nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam dù đang ở trong nước hay nước ngoài, dù miền ngược hay miền xuôi (Dù ai đi ngược về xuôi) cũng đều luôn luôn ghi nhớ để báo đáp công ơn của tổ tiên nguồn cội, nhớ lại lịch sử dựng nước và giữ nước đầy hào hùng của dân tộc ta (Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba).
Hằng năm, cứ vào dịp mùng 10 tháng ba Âm lịch, cả nước lại nô nức hướng đến Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng triệu trái tim lại hướng về nơi đền thiêng – Đền Hùng, Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng cũng là lễ hội lớn và là lễ hội chung của toàn đất nước được tổ chức nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn của con dân Việt Nam đối với công lao lập nước của các đời vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Người người tham gia lễ hội Giỗ Tổ với sự thành kính tôn nghiêm và lòng biết ơn nơi cội nguồn của dân tộc. Vua Hùng là biểu tượng của linh nghiêm và tôn kính. Và dịp này, tất cả chúng ta đều cùng nhau nhớ rằng, dân tộc này, đất nước này có chung nguồn cội: nguồn cội linh thiêng, thần thánh và gắn bó với toàn dân tộc.
Mẫu đơn xin phép về sớm/đi trễ 60 phút/ngày cho lao động nữ năm 2024 |
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm 2024 với người lao động |
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
(Ảnh nguồn từ Internet)
Ngày 02/4/2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật số 84/2007/QH11, chính thức quy định ngày Giỗ Tổ Hùng Vương người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương một ngày (ngày 10 tháng 3 Âm lịch).
Trường hợp ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Như vậy, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đầu tiên người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương là ngày 10 tháng 3 năm Đinh Hợi 2007 (tức Thứ 5 ngày 26/4/2007).
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 người lao động, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 01 ngày (ngày 10 tháng 3 năm Giáp Thìn; tức Thứ 5 ngày 18/4/2024) và hưởng nguyên lương.
Quý khách hàng có thể xem thêm bài viết >> Lịch nghỉ lễ tháng 4/2024 dành cho người lao động, công chức, viên chức
Điều 111. Nghỉ hằng tuần – Bộ luật Lao động 2019 ... 3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. Điều 112. Nghỉ lễ, tết – Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). 2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. 3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này. |