Lương hưu đã và đang giúp NLĐ nghỉ hưu phần nào trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì NLĐ được truy lĩnh lương hưu và cần làm những thủ tục gì theo pháp luật quy định?
>> 4 trường hợp không bắt buộc tham gia BHXH
>> Chính sách về bảo hiểm thất nghiệp trong mùa dịch Covid-19
Truy lĩnh được hiểu là lĩnh món tiền đáng lẽ trước đó đã được lĩnh.
Truy lĩnh lương hưu là việc nhận lương hưu đáng lẽ đã nhận trước đó nhưng vì một số lý do mà chưa nhận đủ.
1. Điều kiện để được truy lĩnh lương hưu
Căn cứ vào Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (BHXH) và hướng dẫn tại Điều 23 Thông tư 59/2015/TT-BHXH quy định có 03 trường hợp được truy lĩnh lương hưu:
- Người bị dừng hưởng lương hưu do Tòa án tuyên bố mất tích:
Theo điểm b khoản 1 Điều 64 Luật BHXH 2014, người đang hưởng lương hưu hàng tháng sẽ bị tạm dừng chi trả lương hưu nếu bị Tòa án tuyên bố mất tích.
Tuy nhiên nếu người này có yêu cầu thì Tòa án sẽ ra Quyết định hủy bỏ tuyên bố mất tích. Khi đó, Quyết định hủy bỏ mất tích có hiệu lực, ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, người lao động còn được truy lĩnh tiền lương hưu trong thời gian bị dừng chi trả lương hưu nhưng không bao gồm tiền lãi.
- Người đang hưởng lương hưu hằng tháng có thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu:
Theo khoản 2 Điều 23 Thông tư 59 quy định, người đang hưởng lương hưu hằng tháng có thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu thì được nhận tiền lương hưu của những tháng chưa nhận nhưng không bao gồm tiền lãi.
- Người hưởng lương hưu mà chết trong thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu
Khoản 3 Điều 23 Thông tư 59, người hưởng lương hưu mà chết trong thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu thì thân nhân còn được nhận tiền lương hưu của những tháng chưa nhận nhưng không bao gồm tiền lãi.
Vậy NLĐ sẽ được truy lĩnh lương hưu nếu thuộc một trong nhuững trường hợp theo quy định trên.
2. Mức lương hưu được truy lĩnh là bao nhiêu?
NLĐ chỉ được truy lĩnh lương hưu của những tháng chưa nhận và không bao gồm tiền lãi theo những trường hợp được quy định trên. Theo đó, số tiền được truy lĩnh như sau:
Mức lương hưu được truy lĩnh = Lương hưu hàng tháng x Số tháng chưa nhận
Trong đó:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH
Ví dụ: Ông B đang nhận lương hưu hằng tháng với mức 3,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên do bị ốm nên ông B phải nằm viện và không kịp ủy quyền cho người khác nhận thay nên có 02 tháng không đến nhận lương hưu.
Sau khi khỏi bệnh và đến nhận lương hưu, ông B sẽ được truy lĩnh lương hưu với mức hưởng như sau: 3,5 triệu đồng x 2 = 7 triệu đồng.
3. Thủ tục truy lĩnh lương hưu hằng tháng
Tùy vào từng trường hợp mà thủ tục truy lĩnh lương hưu sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Trường hợp 1: Truy lĩnh lương hưu sau khi hủy tuyên bố mất tích.
Khi làm thủ tục hưởng tiếp lương hưu, người lao động sẽ đồng thời được chi trả tiền lương hưu được truy lĩnh. Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục hưởng tiếp lương hưu được thực hiện như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan BHXH nơi chi trả lương hưu trước khi bị tuyên bố mất tích.
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp 2: Truy lĩnh lương hưu khi có thời gian gián đoạn.
Pháp luật không quy định cụ thể về thủ tục đối với trường hợp này. Thực tế, nếu có tháng người lao động không đến nhận lương hưu theo lịch hẹn thì tháng sau đó khi đến nhận, người này sẽ được trả cả lương hưu của tháng trước đó.
- Trường hợp 3: Truy lĩnh lương hưu khi người hưởng chết trong thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu.
Số tiền lương hưu truy lĩnh trong trường hợp này được chi trả cho thân nhân của người lao động bị chết. Căn cứ Quyết định 222, để nhận tiền, thân nhân của người lao động thực hiện thủ tục như sau:
CCPL: Luật Bảo hiểm xã hội 2014