Trách nhiệm của người dùng trong hoạt động sử dụng Internet. Phân loại trang thông tin điện tử theo Nghi định 147/2024/NĐ-CP và hành vi bị cấm khi sử dụng không gian mạng.
>> Ấn định thời gian hoàn thành các tuyến kết nối với sân bay Long Thành
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 26/12/2024
Ngày 09/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, trong đó quy định về sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam. Trong đó trách nhiệm của người dùng trong hoạt động sử dụng Internet được quy định tại Điều 7 Nghị định 147/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Người dung khi sử dụng Internet cần đảm bảo những quy định sau trong quá trình sử dụng Internet:
- Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
- Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin mạng và các quy định khác có liên quan tại Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Trách nhiệm của người dùng trong hoạt động sử dụng Internet (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 147/2024/NĐ-CP về phân loại trang thông tin điện tử bao gồm:
- Báo điện tử và tạp chí điện tử.
- Trang thông tin điện tử tổng hợp.
- Trang thông tin điện tử nội bộ.
- Trang thông tin điện tử cá nhân.
- Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ chuyên ngành.
- Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội theo quy định tại Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
- Trang thông tin điện tử cung cấp thông tin dưới hình thức Cổng thông tin điện tử.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định về các hành vi bị cấm khi sử dụng không gian mạng như sau:
- Các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật An ninh mạng 2018.
- Các hoạt động tổ chức, điều hành, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo hoặc huấn luyện cá nhân, tổ chức để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực hiện hành vi xuyên tạc lịch sử, phủ nhận các thành tựu của cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc có các hành vi phân biệt đối xử dựa trên giới tính, dân tộc, hoặc chủng tộc.
- Cung cấp, lan truyền thông tin sai sự thật gây hoang mang trong cộng đồng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế - xã hội, cản trở hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc những người đang thi hành công vụ, đồng thời xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Tham gia hoặc hỗ trợ các hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải hoặc phát tán các nội dung dâm ô, đồi trụy, tội ác; thực hiện các hành vi phá hoại thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cộng đồng.
- Xúi giục, kích động hoặc lôi kéo người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc phạm tội.
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 15 Luật An ninh mạng 2018 về ứng phó và khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng như sau:
a)Phát hiện, xác định sự cố an ninh mạng;
b) Bảo vệ hiện trường, thu thập chứng cứ;
c) Phong tỏa, giới hạn phạm vi xảy ra sự cố an ninh mạng, hạn chế thiệt hại do sự cố an ninh mạng gây ra;
d) Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi cần ứng cứu;
đ) Xác minh, phân tích, đánh giá, phân loại sự cố an ninh mạng;
e) Triển khai phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
g) Xác minh nguyên nhân và truy tìm nguồn gốc;
h) Điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.