Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về âm học? Mô tả tiếng ồn môi trường? Thiết bị đo âm như được quy định cụ thể thế nào? Mong được giải đáp. – Minh Vương (Cà Mau).
>> Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6224:1996: chất lượng nước-Xác định tổng số canxi và magie
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7878-2:2018: Âm học - Mô tả tiếng ồn môi trường (Phần 2). Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7878-2:2018 có một số nội dung nổi bật như sau:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7878-2:2018 mô tả cách có thể xác định mức áp suất âm được dùng làm cơ sở để đánh giá các giới hạn của tiếng ồn môi trường hoặc so sánh các tình huống trong các nghiên cứu về không gian. Có thể thực hiện phép xác định bằng phép đo trực tiếp và bằng phép ngoại suy các kết quả đo theo cách tính toán. Tiêu chuẩn này chủ yếu được sử dụng ngoài trời nhưng tiêu chuẩn cũng đưa ra một số hướng dẫn đối với các phép đo trong nhà. Tiêu chuẩn được áp dụng linh hoạt và rộng rãi, người sử dụng xác định phương pháp đo và, theo đó, độ không đảm bảo đo được xác định và báo cáo trong từng trường hợp. Vì vậy, không có giới hạn cho độ không đảm bảo lớn nhất được thiết lập. Thông thường, các kết quả đo được kết hợp với các phép tính để hiệu chính các điều kiện chuẩn về vận hành hoặc truyền âm khác với các phép đo trong quá trình đo thực tế. Có thể áp dụng tiêu chuẩn này cho tất cả các loại nguồn tiếng ồn môi trường, như tiếng ồn giao thông đường bộ và đường sắt, tiếng ồn máy bay và tiếng ồn công nghiệp.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các thiết bị đo mức áp suất âm, bao gồm (các) micro, (các) dây nối, (các) chụp chắn gió, các thiết bị lưu trữ và các phụ kiện khác, nếu sử dụng thì phải đáp ứng các yêu cầu đối với thiết bị loại 1 theo TCVN 12527-1 (IEC 61672-1) đối với ứng dụng trường tự do hoặc góc tới ngẫu nhiên, nếu thích hợp. Bộ lọc phải đáp ứng các yêu cầu đối với thiết bị loại 1 theo IEC 61260. Phải sử dụng chụp chắn gió khi thực hiện các phép đo ngoài trời.
Chú thích 1: Các giới hạn dung sai cho phép của thiết bị loại 1 của TCVN 12527-1 (IEC 61672-1) áp dụng cho dải nhiệt độ từ -10 °C đến +50 °C. Nếu sử dụng thiết bị ngoài dải nhiệt độ từ -10 °C đến +50 °C, thì độ không đảm bảo đo có thể bị tăng lên.
Chú thích 2: Ngay cả đối với các chụp chắn gió, mức áp suất âm đo được có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của gió. Ví dụ, mức áp suất âm có trọng số A, Lpl cho micro 13 mm với chụp chắn gió có đường kính 90 mm tiếp xúc với tốc độ gió v m/s là khoảng -18 + 70 lg (v/1 m/s) dB với hướng gió thổi vuông góc với màng micro và -32 + 83 lg (v/1 m/s) dB với hướng gió thổi song song với màng[3].
Trước và sau từng loạt đo, toàn bộ hệ thống thiết bị đo mức áp suất âm sẽ được kiểm tra tại một hoặc nhiều tần số bằng thiết bị hiệu chuẩn âm đáp ứng các yêu cầu đối với thiết bị loại 1 theo IEC 60942. Không có bất kỳ điều chỉnh nào khác, chênh lệch giữa hai lần kiểm tra liên tiếp phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 dB. Nếu vượt quá giá trị này, kết quả thu được sau lần kiểm tra đạt yêu cầu trước đó sẽ bị loại bỏ. Để quan trắc dài hạn trong vài ngày hoặc hơn, phải áp dụng các yêu cầu của ISO 20906:2009/ Sửa đổi 1:2013.
Sự phù hợp của thiết bị đo mức áp suất âm, bộ lọc và bộ hiệu chuẩn âm phải được kiểm tra xác nhận bằng chứng chỉ hợp lệ, phù hợp với các thông số đo được quy định trong các phương pháp thử có liên quan trong TCVN 12527-3 (IEC 61672-3)[4], IEC 61260 và IEC 60942.
Tất cả các thử nghiệm xác định sự phù hợp phải được tiến hành bởi một phòng thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17025 để thực hiện các phép thử và hiệu chuẩn có liên quan và đảm bảo truy xuất nguồn gốc theo các chuẩn đo lường tương ứng. Khuyến nghị khoảng thời gian để kiểm tra tính năng hệ thống là mỗi năm một lần. Khoảng thời gian cho phép tối đa là 2 năm.
Sai số lớn nhất cho phép đối với các thiết bị sử dụng cho các phép đo khí tượng là:
- ± 0,5 K đối với thiết bị đo nhiệt độ,
- ± 5,0 % cho các thiết bị đo độ ẩm tương đối,
- ± 0,5 hPa cho các thiết bị đo áp suất khí quyển,
- ± 0,5 m/s cho thiết bị đo vận tốc gió, và
- ± 5° đối với thiết bị đo hướng gió.
Các cấp loại khí tượng được quy định.
Chú thích: Một số máy đo mức âm hiện đại phù hợp để đo trực tiếp các thông số được sử dụng để xác định các cáp loại khí tượng.