Từ ngày 01/7/2024, thủ tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch về tài nguyên nước được quy định như thế nào? Rất mong được giải đáp cụ thể vấn đề này! – Bảo Nguyên (Lâm Đồng).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 18 và 19/05/2024
Ngày 16/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tài nguyên nước 2023. Theo đó, thủ tục và điều chỉnh quy hoạch về tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 được quy định như sau:
Căn cứ Điều 19 Nghị định 53/2024/NĐ-CP, thủ tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch về tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 được quy định cụ thể như sau:
Trong trường hợp thay đổi yêu cầu thông tin, số liệu về tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên phạm vi cả nước để đáp ứng nhu cầu quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước. Trình tự lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch được thực hiện như việc lập Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Đối với việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật Tài nguyên nước 2023. Việc điều chỉnh cục bộ quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Tài nguyên nước 2023 được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Thay đổi về nội dung phân vùng chức năng nguồn nước.
- Bổ sung, điều chỉnh quy mô hoặc đưa ra khỏi quy hoạch đối với công trình đập, hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước, phát triển nguồn nước có quy mô thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ các hồ chứa, tích trữ nước, phát triển nguồn nước có khả năng điều tiết năm, nhiều năm.
- Thay đổi về nguồn nước, công trình dự phòng để cấp nước cho sinh hoạt.
- Bổ sung, điều chỉnh các công trình bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu tác hại do nước gây ra.
- Bổ sung, điều chỉnh khu vực, nguồn nước cần ưu tiên lập kế hoạch chi tiết về điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; nội dung về bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra.
- Thay đổi thứ tự ưu tiên để điều hòa, phân phối tài nguyên nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước cho các ngành, địa phương, đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ Quy hoạch lưu vực sông liên tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 53/2024/NĐ-CP được thực hiện như sau:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình gửi hồ sơ đề nghị điều chỉnh đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định.
- Hồ sơ đề nghị điều chỉnh gồm: văn bản đề nghị điều chỉnh quy hoạch; báo cáo thuyết minh đề nghị điều chỉnh; tài liệu khác (nếu có).
Báo cáo thuyết minh đề nghị điều chỉnh phải luận chứng, thuyết minh rõ về căn cứ, quy mô, phạm vi đề nghị điều chỉnh; thuyết minh và kèm theo thông tin, số liệu để chứng minh việc điều chỉnh không làm thay đổi quan điểm, mục tiêu, nội dung chính của Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức lưu vực sông (nếu có) và các địa phương liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định 53/2024/NĐ-CP về Hồ sơ đề nghị điều chỉnh quy hoạch. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy thêm ý kiến một số chuyên gia, tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia để cho ý kiến góp ý trước khi xem xét, quyết định việc điều chỉnh.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả sau khi phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Thủ tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch về tài nguyên nước từ 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 21 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ như sau:
(i) Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm các nguồn nước quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023.
(ii) Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023 bao gồm: hồ, ao, đầm, phá trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp có diện tích mặt nước từ 02 ha trở lên.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ, ao, đầm, phá trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp có diện tích mặt nước nhỏ hơn 02 ha.
(iii) Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023 bao gồm:
- Đoạn sông, suối, kênh, mương rạch là nguồn cung cấp nước của công trình cấp nước sinh hoạt, sản xuất.
- Đoạn sông, suối bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở.
- Sông, suối, kênh, mương, rạch liên huyện, liên tỉnh là trục tiêu, thoát nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp.
- Đoạn sông, suối, kênh, rạch bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt, cần cải tạo, phục hồi nguồn nước.
- Sông, suối, kênh, rạch gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân cư sống ven sông.