Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2025 quy định mức phạt đối với hành vi tổ chức đua xe trái phép là 40 – 50 triệu đối với cá nhân và 80 – 100 triệu đối với tổ chức.
>> Tịch thu xe nếu cải tạo xe ô tô khác thành xe ô tô chở người từ 2025
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi tổ chức đua xe trái phép có mức phạt như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với người đua xe trái phép, tổ chức đua xe, xúi giục, cổ vũ đua xe trái phép
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tụ tập để cổ vũ, giúp sức, xúi giục hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm tổ chức đua xe trái phép.
…
Như vậy, từ 2025 mức phạt đối với hành vi tổ chức đua xe trái phép là 40 – 50 triệu đồng đối với cá nhân và 80 – 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 35 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp, xe ô tô, xe mô tô để đua xe còn bị tịch thu xe và tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Tổ chức đua xe trái phép có thể bị phạt lên đến 100 triệu đồng từ 2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 66 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:
(i) Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác.
(ii) Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được.
(iii) Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh.
(iv) Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác.
Căn cứ Điều 67 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, các biện pháp phát hiện vi phạm giao thông bao gồm:
(i) Vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị; công trình, hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe cơ giới.
(ii) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
(iii) Khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; tiếp nhận dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe.
(iv) Khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(v) Quan sát, kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu trực tiếp của người thực thi công vụ.
(vi) Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị, dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Chính phủ.
(vii) Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.