Quy định xử phạt đối với các hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài và các trường hợp người lái xe máy được chở tối đa hai người.
>> Tịch thu xe nếu cải tạo xe ô tô khác thành xe ô tô chở người từ 2025
>> Phạt tiền lên đến 20 triệu đồng nếu sử dụng giấy phép lái xe ô tô đã trừ hết điểm
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 168/2024/NĐ-CP về việc xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài cụ thể như sau:
(i) Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Giấy tờ của phương tiện không có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt theo quy định.
- Điều khiển xe chở hành khách không có danh sách hành khách theo quy định.
(ii) Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia giao thông tại Việt Nam không có văn bản chấp thuận hoặc cấp phép của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định (đối với loại xe tham gia giao thông tại Việt Nam có quy định phải được chấp thuận hoặc cấp phép).
(iii) Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển phương tiện không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia theo quy định.
- Điều khiển phương tiện không có giấy phép liên vận, giấy phép vận tải đường bộ quốc tế theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng.
- Có hành vi vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa không đúng quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (trừ những trường hợp hành vi vi phạm quy định tại khoản (iv), khoản (v) và khoản (vi) Mục này của bài viết.
(iv) Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 tiệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển phương tiện không gắn biển số tạm thời hoặc gắn biển số tạm thời không do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có quy định phải gắn biển số tạm thời).
- Điều khiển xe ô tô có tay lái bên phải tham gia giao thông mà không đi theo đoàn, không có người, phương tiện hỗ trợ, hướng dẫn giao thông theo quy định.
(v) Hành vi vi phạm hoạt động quá phạm vi, tuyến đường, đoạn đường được phép hoạt động thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng.
(vi) Đối với hành vi lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định thì bị phạt tiền từ từ 30 triệu đến 35 triệu.
(vii) Các hành vi vi phạm quy định tại khoản (ii), gạch đầu dòng thứ 2, thứ 3 của khoản (iii), gạch đầu thứ nhất của khoản (iv) và khoản (vi) Mục này ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phát người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả bắt buộc tái xuất phương tiện ra khỏi Việt Nam.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định xử phạt đối với các hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài từ 01/2025 (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 về việc người tham gia giao thông đường bộ cần chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên cụ thể như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu đường bộ;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 cề các trường hợp người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở tối đa hai người cụ thể:
- Chở người bệnh đi cấp cứu.
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Người già yếu hoặc người khuyết tật.