Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2025, quy định người điều khiển xe ô tô mà sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm sẽ bị phạt từ 18 – 20 triệu đồng.
>> Từ 2026 không được cho trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét ngồi cùng hàng ghế tài xế
>> Từ 2025 bổ sung trường hợp được chở tối đa 02 người trên xe mô tô 02 bánh, xe gắn máy
Căn cứ điểm b khoản 9 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô mà giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
…
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 năm trở lên;
b) Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực.
…
Như vậy, từ năm 2025, người điều khiển xe ô tô mà giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm sẽ bị phạt từ 18 – 20 triệu đồng.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Phạt tiền lên đến 20 triệu đồng nếu sử dụng giấy phép lái xe ô tô đã trừ hết điểm
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật Đường bộ 2024, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các quyền sau đây:
(i) Thu tiền vận tải.
(ii) Từ chối vận tải hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng trên xe ô tô, cản trở hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, gian lận vé.
(iii) Quyết định các chính sách ưu đãi để phục vụ khách hàng và mở rộng thị trường kinh doanh.
Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Đường bộ 2024, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các nghĩa vụ sau đây:
(i) Chấp hành và thực hiện đầy đủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải.
(ii) Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé, giá trị hợp đồng vận tải.
(iii) Thực hiện kê khai giá theo quy định của pháp luật về giá; cung cấp vé, chứng từ thu tiền vận tải.
(iv) Bồi thường thiệt hại do người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra trong quá trình vận tải theo quy định của pháp luật.
(v) Thực hiện việc miễn giảm giá vé đối với người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật.
(vi) Không được để tổ chức, cá nhân không có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô loại hình vận tải hành khách thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hành khách.
(vii) Không được sử dụng người không có giấy phép lái xe hoặc có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe, người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người đang bị tước hoặc bị thu hồi giấy phép lái xe để điều khiển phương tiện vận tải hành khách.
Xem thêm>> Đón, trả khách trên đường cao tốc bị phạt từ 10 - 12 triệu năm 2025