Trợ cấp thất nghiệp là một khoản bù đắp thu nhập dành cho người lao động bị mất việc làm. Vậy khi có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến nơi khác, người lao động phải làm gì?
>> Quyết định 1303: Thủ tục tạm dừng đóng BHXH vào Quỹ hưu trí, tử tuất
>> Thủ tục nhận tiền hỗ trợ với NLĐ chấm dứt HĐLĐ không đủ điều kiện hưởng TCTN
1. Điều kiện để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, nếu đã đăng kí hưởng trợ cấp thất nghiệp ở một trung tâm dịch vụ việc làm mà muốn chuyển đến nơi khác để hưởng trợ cấp này, người lao động phải đáp ứng điều kiện tại Điều 22 Nghị định 28/2015 như sau:
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, nếu có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp tại nơi đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó.
2. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp
Để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải thực hiện thủ tục ở cả trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng và trung tâm dịch vụ việc làm ở nơi chuyển đến.
Hồ sơ nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm đang hưởng trợ cấp:
Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
Hồ sơ nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến, bao gồm:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, cụ thể:
Thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 28 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Bước 1: Người lao động nộp đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Bước 2: Người lao động nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp.
Thời gian trung tâm dịch vụ việc làm gửi hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động.
Bước 3: Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi muốn chuyển đến.
Bước 4: Nhận trợ cấp thất nghiệp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến phải gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh để tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
CCPL: Nghị định 28/2015/NĐ-CP