Thủ tục cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục từ 20/11/2024 được quy định tại Nghị định 125 năm 2024 về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
>> 05 trường hợp trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024
>> Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 01/01/2025
Trường mầm non bao gồm: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non công lập hoặc cho phép thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non dân lập, tư thục (Điều 3 Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
Hoạt động giáo dục bao gồm các hoạt động tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục (khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2021/NĐ-CP).
Căn cứ Điều 6 Nghị định 125/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/11/2024) thủ tục cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục được quy định như sau:
(i) Tờ trình đề nghị cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
(ii) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường mầm non với thời hạn tối thiểu 05 năm.
(iii) Đối với trường mầm non tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư do nhà trường đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đăng ký hoạt động giáo dục.
(iv) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường.
- Tổ chức và quản lý nhà trường.
- Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
-Nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và trẻ em.
- Tài chính và tài sản của nhà trường.
- Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Tờ trình đề nghị cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục |
Tờ trình đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non tư thục |
Thủ tục cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục từ 20/11/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Bước 1: Gửi hồ sơ
Trường mầm non gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Mục 1.1 đến Phòng Giáo dục và Đào tạo qua công dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp.
Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện:
- Thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường mầm non (nếu hồ sơ không hợp lệ).
- Thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường mầm non (nếu hồ sơ hợp lệ).
Bước 3: Tổ chức thẩm định thực tế
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện để trường mầm non được hoạt động giáo dục theo quy định; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các điều kiện hoạt động giáo dục (xem chi tiết tại Mục 2).
Bước 4: Ra quyết định cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Ra quyết định cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục (nếu đủ điều kiện).
- Thông báo bằng văn bản cho trường mầm non và nêu rõ lý do (nếu chưa đủ điều kiện).
Lưu ý: Quyết định cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 125/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/11/2024), trường mầm non được hoạt động giáo dục nếu đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Đảm bảo đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(ii) Có chương trình giáo dục, tài liệu phù hợp theo quy định.
(iii) Đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng và đạt chuẩn.
(iv) Đủ nguồn lực tài chính: Trường tư thục đầu tư tối thiểu 30 triệu đồng/trẻ; với trường công lập, dân lập, nguồn tài chính do cơ quan quản lý hoặc cộng đồng đảm bảo.
(v) Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
>> Xem chi tiết tại: Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục từ 20/11/2024